Đề xuất về lộ trình cải cách học phí đối với giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Tài liệu Đề xuất về lộ trình cải cách học phí đối với giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016-2020: 74 SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016 Đề xuất về lộ trình cải cách học phí đối với giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Hướng tới 55 năm học viện ngân hàng NCS. LÊ THỊ MINH NGỌC Tự chủ đại học là một mô hình lý tưởng được tìm kiếm sau khi hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) toàn cầu đã trải nghiệm qua nhiều thế kỉ. Phần lớn các quốc gia đều hướng đến quyền tự chủ một cách toàn diện, bao gồm cả hai khía cạnh: Tự chủ học thuật và tự chủ thủ tục, trong đó tự chủ về tài chính là một trong những nội dung quan trọng của quyền tự chủ thủ tục, thể hiện thẩm quyền của các trường đại học trong việc đưa ra các quyết định về các chính sách liên quan đến việc tạo lập nguồn thu và quản lý chi tiêu. Tự chủ tài chính đòi hỏi những cải cách về chính sách học phí theo hướng đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, người được hưởng thụ các lợi ích thì phải có trách nhiệm đóng góp. Tuy nhiên, chính sách học phí hợp lý, một mặt phải góp phần...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất về lộ trình cải cách học phí đối với giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74 SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016 Đề xuất về lộ trình cải cách học phí đối với giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Hướng tới 55 năm học viện ngân hàng NCS. LÊ THỊ MINH NGỌC Tự chủ đại học là một mô hình lý tưởng được tìm kiếm sau khi hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) toàn cầu đã trải nghiệm qua nhiều thế kỉ. Phần lớn các quốc gia đều hướng đến quyền tự chủ một cách toàn diện, bao gồm cả hai khía cạnh: Tự chủ học thuật và tự chủ thủ tục, trong đó tự chủ về tài chính là một trong những nội dung quan trọng của quyền tự chủ thủ tục, thể hiện thẩm quyền của các trường đại học trong việc đưa ra các quyết định về các chính sách liên quan đến việc tạo lập nguồn thu và quản lý chi tiêu. Tự chủ tài chính đòi hỏi những cải cách về chính sách học phí theo hướng đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, người được hưởng thụ các lợi ích thì phải có trách nhiệm đóng góp. Tuy nhiên, chính sách học phí hợp lý, một mặt phải góp phần giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước (NSNN), mặt khác giúp các cơ sở GDĐH được chủ động nguồn lực mà không làm giảm khả năng tiếp cận của người học. Bài viết phân tích thực trạng chính sách học phí, trên cơ sở đó đề xuất lộ trình cải cách học phí đối với GDĐH Việt Nam trong thời gian tới. 75 HƯỚNG TỚI 55 NĂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (1961 - 2016) THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169 Từ khóa: Học phí, chính sách học phí, giáo dục đại học 1. Thực trạng chính sách học phí đại học tại Việt Nam ại Việt Nam, học phí là một trong những nguồn tài chính quan trọng nhất cho các trường đại học công lập. Về nguyên tắc, học phí là khoản duy nhất mà người học phải trả để nhận được dịch vụ đào tạo với chất lượng và trình độ mà cơ sở đào tạo đã cam kết. Mức học phí được tính toán dựa trên chi phí thường xuyên tối thiểu của từng nhóm ngành, trình độ đào tạo trừ đi phần Nhà nước hỗ trợ cho các trường. Giai đoạn trước năm 2008: Chính sách về mức học phí đại học của Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với 20 năm trước: Trước năm 1987, tất cả các sinh viên đại học được trợ cấp hoàn toàn. Trong giai đoạn này, GDĐH theo cơ chế chỉ huy tập trung, phi thị trường chi phối, các chương trình GDĐH có mục tiêu đáp ứng nhu cầu lao động của các Bộ cụ thể. Từ 1987 đến 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép một số trường đại học công lập tuyển thêm sinh viên, với điều kiện các sinh viên được tuyển thêm phải trả học phí (đầu vào dựa vào kết quả kì thi đại học). Kể từ năm 1994, tất cả các sinh viên phải đóng học phí. Trước năm 1998, mức học phí cao nhất là 120.000 đồng/tháng. Vào tháng 3/1998, Chính phủ đặt lộ trình thu học phí cho những trường đại học công lập trong khoảng từ 50.000 đến 180.000 đồng/tháng theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ và giữ nguyên mức này đến khi ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, trong khi đã điều chỉnh lương tối thiểu 4 lần nên tỷ trọng chi tiền lương cho giáo viên tăng lên tương ứng. Do vậy, các cơ sở giáo dục thiếu kinh phí cho các hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý nhà trường. Nhiều trường đại học, cao đẳng tự quy định thêm các khoản thu khác ngoài học phí. Giai đoạn 2009- 2015: Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thay đổi chính sách học phí. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2010/ NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015. Khung học phí được quy định đối với các khối ngành khác nhau có tính đến suất đầu tư cho sinh viên, theo đó các trường đại học khối ngành khoa học cơ bản được thu học phí cao hơn so với khối ngành kinh tế. Bảng 1 cho thấy mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015. Thực tế cho thấy, mức học phí rất thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên. Căn cứ vào thẩm tra báo cáo quyết toán hàng năm của các trường thì học phí chỉ đáp ứng từ 50- 60% mức chi thường xuyên tối thiểu/ sinh viên, đến hết năm 2015 mức thu học phí chỉ đáp ứng được khoảng 40- 50% chi phí đào tạo cần thiết. Mức học phí thấp, được áp dụng đồng đều cho các cơ sở GDĐH, không phân biệt cơ sở có thương hiệu, cơ sở tự đảm bảo và đảm bảo một phần chi phí hoạt động, không theo kịp thời giá và mức điều chỉnh lương tối thiểu cho người lao động dẫn đến nhiều trường đại học không muốn chuyển sang mô hình tự đảm bảo chi phí hoạt động vì sẽ mất đi một phần hỗ trợ Bảng 1. Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo, giai đoạn 2010- 2015 Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên Nhóm ngành Năm học 2010 -2011 Năm học 2011 -2012 Năm học 2012 -2013 Năm học 2013 -2014 Năm học 2014 -2015 1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản 290 355 420 485 550 2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 310 395 480 565 650 3. Y dược 340 455 570 685 800 Nguồn: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP 76 HƯỚNG TỚI 55 NĂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (1961 - 2016) SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016 từ NSNN. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay: Ngày 02/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2015/ NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021. Bảng 2 cho thấy mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021. Nghị định 86/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 49/2010/NĐ-CP trước đây. Mức học phí đào tạo tăng hàng năm là nhằm bảo đảm tăng lương theo kế hoạch của Chính phủ, để tiền lương thực sự là phần thu nhập đủ sống chủ yếu của công chức và viên chức trong cơ sở công lập; tăng cường từng bước cơ sở vật chất, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, không tạo sự tăng đột ngột của việc đóng học phí, gây khó khăn cho người học. Tuy vậy mức học phí quy định tại Nghị định 86/2015/ NĐ-CP chỉ được điều chỉnh tăng 10% so với mức quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP, vẫn còn thấp hơn nhiều so với chi phí đào tạo cần thiết của cơ sở đại học công lập. Mức học phí Nhà nước quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động cần thiết của cơ sở đại học công lập, chưa sát với yêu cầu chi phí đặc thù của từng ngành đào tạo, chưa gắn với chất lượng, thương hiệu của từng cơ sở đại học công lập, điều đó đã gây khó khăn cho các cơ sở GDĐH trong việc đầu tư mở các chuyên ngành đào tạo mới, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao thương hiệu và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về nâng cao chất lượng giữa các cơ sở GDĐH. 2. Đánh giá chung về chính sách học phí giáo dục đại học công lập Việt Nam Khung học phí giai đoạn 2016- 2020 đã được quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ, tuy nhiên vẫn chưa sát với với chi phí đào tạo thực tế và đảm bảo tính hài hoà về mức độ chia sẻ giữa Nhà nước- Nhà trường- Người học đối với GDĐH công lập hiện nay. Chính vì vậy, Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 86 quy định: “Trong quá trình áp dụng thực hiện Nghị định này, Bộ GD&ĐT phối hợp với các cơ quan tiếp tục điều chỉnh khung học phí của các cơ sở GDĐH, giáo dục dạy nghề theo hướng có lộ trình xác định tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp”. Khi ngân sách không thể tăng, việc tăng học phí phải phù hợp với chất lượng đào tạo. Nhiều trường đại học (đặc biệt là những trường thuộc diện tự chủ tài chính) đã có những đề xuất cho phép được “tự chủ” trong vấn đề tăng học phí. Tuy nhiên, việc tăng học phí có tương đương với cải thiện chất lượng giáo dục hay Bảng 2. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các trường đại học công lập giai đoạn 2015-2021 Đơn vị tính: nghìn đồng Khối ngành, chuyên ngành đào tạo Năm học 2015- 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020-2021 Mức thu % tăng Mức thu % tăng Mức thu % tăng Mức thu % tăng Mức thu % tăng Mức thu % tăng Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản 610 11 670 10 740 10 810 9 890 10 980 10 Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 720 11 790 10 870 10 960 10 1,060 10 1,170 10 Y dược 880 10 970 10 1,070 10 1,180 10 1,300 10 1,430 10 Bình quân 737 11 810 10 893 10 983 10 1,083 10 1,193 10 Nguồn: Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ và tính toán của tác giả 77 HƯỚNG TỚI 55 NĂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (1961 - 2016) THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169 không, bởi ở một số trường đào tạo lĩnh vực có nhu cầu cao có thể vẫn tăng học phí mà không cần gắn với tăng chất lượng đào tạo. Hiện tại mức học phí đại học của Việt Nam có thể còn thấp, nhưng khả năng tài chính của người học và của xã hội cũng rất thấp. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2012, khả năng chi trả của người dân thực sự là một vấn đề. Với nhóm hộ gia đình có mức thu nhập khá (5-10 triệu đồng/tháng, 120 triệu đồng/năm) (2012), chi phí cho giáo dục chiếm tới xấp xỉ 40% tổng thu nhập gia đình. Vấn đề mấu chốt là phải cải cách học phí nhưng cải cách như thế nào phù hợp nhất? Tăng học phí phải gắn với nhu cầu của xã hội, gắn với khả năng chi trả và gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, đạt mục tiêu chung của xã hội. 3. Đề xuất về lộ trình cải cách học phí đối với giáo dục đại học Việt Nam Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực, trong đó đổi mới chính sách học phí theo hướng mở rộng khung học phí tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo là một trong những nội dung quan trọng góp phần đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở GDĐH. Chủ trương “tính đúng, tính đủ” chi phí đào tạo cần thiết đã được thể hiện rất rõ tại Điều 10 của Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về tự chủ đơn vị hành chính sự nghiệp, theo đó: (i) Đến năm 2016: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định); (ii) Đến năm 2018: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); (iii) Đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Để thực hiện được chủ trương trên, một vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam là xác định chi phí đào tạo cần thiết? Chi phí đào tạo phụ thuộc vào chất lượng đào tạo, phụ thuộc vào điều kiện nguồn nhân lực cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của đơn vị đào tạo. Nhiều trường đại học Việt Nam đã cố gắng dự tính chi phí đào tạo cần thiết, tuy vậy chỉ là con số ước tính, chưa có cơ sở rõ ràng. Dựa trên kết quả nghiên cứu về chi phí đào tạo cần thiết của WB (2012)1, thông qua việc khảo sát 50 trường đại học công lập 1 Phương pháp tính toán chi phí đào tạo cần thiết đã được WB (2012) trình bày rất chi tiết trong báo cáo. có danh tiếng tại Việt Nam, đã đưa ra kết quả về chi phí đào tạo thực tế một sinh viên đại học cho từng nhóm ngành của Việt Nam, thể hiện ở Bảng 3. Theo đó, WB phân loại GDĐH thành 8 nhóm ngành khác nhau với mục đích để tính chi phí đào tạo thực tế một sinh viên đại học cho mỗi nhóm ngành, nhằm hiểu sâu hơn hiện trạng đầu tư cho mỗi nhóm ngành. Như vậy, với thực tế tình hình đầu tư hiện tại cho GDĐH, để đạt được mức đầu tư cần thiết, qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy, thì học phí cần phải như thế nào trong giai đoạn 2016-2020? Để tính toán mức học phí 2016- 2020 này, bài viết này giả sử mức chi NSNN tính theo bình quân đầu học sinh không thay đổi, với giả thiết như trên, thì việc tính lộ trình học phí giai đoạn 2016- 2020 sẽ được thực hiện thông qua phương pháp được trình bày dưới đây: Giả sử mức tăng học phí hàng năm là X, X sẽ là nghiệm của hệ 3 phương trình sau: Chi phí thực tế = Nguồn thu học phí thực tế + Hỗ trợ của Nhà nước Bảng 3. Chi phí thực tế và chi phí hợp lý đào tạo đại học của các nhóm ngành, năm 2010 Nhóm ngành Chi phí thực tế (triệu đồng) Chi phí đào tạo cần thiết (triệu đồng) Chi phí thực tế/ chi phí đào tạo cần thiết (%) 1. Công nghệ và kỹ thuật 5,5 12,2 45,16 2. Khoa học tự nhiên 6,8 12,0 56,83 3. Khoa học xã hội và nhân văn 5,9 9,1 64,40 4. Sư phạm và quản lý giáo dục 6,5 8,3 78,31 5. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 6,0 12,9 46,67 6. Y dược 18,1 18,1 100,00 7. Kinh tế và luật 4,9 7,8 62,18 8. Nghệ thuật 10,9 12,5 87,28 Nguồn: WB (2012) 78 HƯỚNG TỚI 55 NĂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (1961 - 2016) SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016 Chi phí cần thiết = Nguồn thu học phí cần thiết + Hỗ trợ của Nhà nước Chi phí cần thiết = Chi phí thực tế × (1+x)n (1) Trong đó n là số năm học cần tăng học phí; từ đó tính ra được tốc độ tăng học phí cần thiết là: x = (Nguồn thu học phí cần thiết × Nguồn chi học phí thực tế−1)1/n − 1 (2) x = [(Chi phí cần thiết − Hỗ trợ của nhà nước) × (Chi phí thực tế − Hỗ trợ của nhà nước)−1]1/n − 1 Với các dữ liệu về chi phí trong Bảng 3, giả thiết thêm nhà nước giữ nguyên mức hỗ trợ cho GDĐH, có thể tính ra được mức tăng học phí hàng năm x. Với mức học phí giai đoạn 2011-2015 được xác định trong Nghị định 49 và tốc độ tăng học phí tại công thức (3), có thể tính ra mức học phí từng năm trong giai đoạn 2016- 2020. Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4. Dựa trên cách tiếp cận về chi phí đào tạo cần thiết, nghiên cứu trong khuôn khổ này cho kết quả, học phí GDĐH công lập giai đoạn 2016- 2020 cần tăng bình quân khoảng 13%, chưa kể yếu tố lạm phát, do quá trình tính toán đều dựa trên các số liệu net. Nếu tính mức lạm phát bình quân hiện nay khoảng 6% hàng năm, thì Bảng 4. Mức học phí giai đoạn 2016- 2020 dựa trên cách tiếp cận về Chi phí cần thiết Đơn vị tính: nghìn đồng Theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP Đề xuất của nghiên cứu Nhóm ngành Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 Năm học 2015- 2016 Năm học 2016- 2017 Năm học 2017- 2018 Năm học 2019- 2019 Năm học 2019- 2020 % tăng hàng năm 2015- 2020 Công nghệ và kỹ thuật 310 395 480 565 650 778 931 1,114 1,333 1,595 20% Khoa học tự nhiên 310 395 480 565 650 752 870 1,007 1,166 1,349 16% Khoa học xã hội và nhân văn 290 355 420 485 550 620 699 787 887 1,000 13% Sư phạm và quản lý giáo dục 290 355 420 485 550 611 678 753 836 928 11% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 290 355 420 485 550 672 821 1,004 1,227 1,593 22% Y dược 340 455 570 685 800 840 882 926 972 1,021 5% Kinh tế và luật 290 355 420 485 550 614 685 765 854 953 12% Nghệ thuật 310 395 480 565 650 671 693 716 740 764 3% Tăng bình quân hàng năm 13% Nguồn: Nghị định 49/2010/NĐ-CP và tính toán của tác giả Bảng 5. Tổng hợp các Mức học phí giai đoạn 2016-2020 được đề xuất Mức tăng học phí bình quân hàng năm của Khung học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho giai đoạn 2010- 2015 21% Mức tăng học phí bình quân hàng năm của Khung học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP cho giai đoạn 2016-2020 10% Mức tăng học phí bình quân hàng năm cho giai đoạn 2016-2020 theo đề xuất (đề xuất sửa đổi nghị định 86/2015/NĐ-CP) Trong đó: Mức tăng theo tính toán từ cách tiếp cận về chi phí đào tạo cần thiết là: 22% 19% Nguồn: Nghị định 49, Nghị định 86 và thống kê từ các phương án đã được tính toán mức học phí GDĐH sẽ cần phải tăng khoảng 19% hàng năm, mới đạt được chi phí đào tạo cần thiết vào năm 2020. Nghiên cứu trong khuôn khổ bài viết này đề xuất mức tăng học phí thực tế giai đoạn 2016- 2020 là 16%. Nếu tính thêm yếu tố lạm phát khoảng 6% hàng năm thì mức tăng học phí bình quân hàng năm sẽ vào khoảng 22%. Bảng 5 hệ thống hóa lại các giả định và kết quả tính toán. Như bảng 5, nếu Chính phủ cân nhắc cách tiếp cận về chi phí đào tạo cần thiết thì có thể cân nhắc sửa đổi Khung học phí của Nghị định 86/2015/NĐ-CP theo hướng 79 HƯỚNG TỚI 55 NĂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (1961 - 2016) THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169 học phí giai đoạn 2016- 2020 tăng bình quân khoảng 22%, thay vì chỉ có 10% như khung học phí hiện hành. Mức tăng này không quá nhiều so với mức tăng bình quân 21% của giai đoạn 2010- 2015 theo quy định trong Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Đối với nền giáo dục muốn hướng tới chất lượng đào tạo ngang bằng với các nước trong khu vực, trong khi Nhà nước ít có khả năng bao cấp thêm, thì cần chấp nhận mức tăng học phí tương đối cao. Tuy nhiên, đối với người học, mức tăng 22% hàng năm liên tục trong suốt 10 năm sẽ là một gánh nặng tương đối lớn. Do đó sự lựa chọn của Chính phủ sẽ không thuần túy dựa trên cách tiếp cận về kinh tế, tài chính mà còn phải dựa trên các cách tiếp cận về chính trị, xã hội... Khi bắt đầu cải cách chính sách học phí, học phí GDĐH năm 2010 còn rất thấp, nên xã hội có thể chấp nhận mức tăng mạnh, bình quân lên tới 21% hàng năm. Sau 5 năm cải cách, hiện học phí GDĐH đã được đẩy lên tương đối cao, nên nếu tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng 21% cho 5 năm tiếp theo, sẽ là quá sức chịu đựng của dân. Tuy nhiên mức tăng 10% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, Ủy Ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính và UNDP đồng tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2012. 2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (Nghị định 43) quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. 4. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. 5. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 04/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 6. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017. 7. World Bank, (2012), Putting Higer Education to Work, Regional Report. 8. Ngân hàng thế giới (2012), Phát huy hiệu quả của Giáo dục đại học: Kỹ năng và nghiên cứu để tăng trưởng ở khu vực Đông Á, Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Báo cáo khu vực. 9. Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012), Đổi mới cơ chế tài chính hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ. Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH, Bộ Tài chính. 10. Phùng Xuân Nhạ (2012), Đổi mới chính sách học phí và phân bổ ngân sách nhà nước cho GDĐH dựa trên cách tiếp cận hiệu quả World Bank, (2012a), Taking Stock: An Update on Vietnam’s Recent Economic Development, Report, June, p. 4. SUMMARY Proposals for the reforming process of higher education’s tuition in Vietnam during 2016-2020 The autonommy of university is an ideal model which was found after centuries experiences of the system of higher education globally. Towards a comprehensive autonomy, Most countries aim to obtains both two aspects: Academic autonomy and procedural autonomy with financial autonomy as an essential content of procedural autonomy. Financial autonomy offers universities the full right on making decisions on policies of generating revenue and managing expenditure. Financial autonomy requires tuition reforming policies ensuring social justice in education and implementing market based rules. Who get the benefits has to be responsible. How reasonable the tuition policies should be to release the pressure on the state budget moreover, help higher education institutions are actively self-financed without binding the ability to reach learners. This paper analyzes the current status of tuition policy, then suggests proposals on the reforming process of higher education’s tuition in Vietnam in coming time. THÔNG TIN TÁC GIẢ Lê Thị Minh Ngọc, Nghiên cứu sinh Đơn vị công tác: Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- ngân hàng Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tài chính, Giáo dục, Khoa học và Đào tạo Ngân hàng Email: leminhngochvnh@gmail.com như khung học phí hiện tại của Nghị định 86 thì chưa đủ bù đắp lạm phát, tăng nguồn thu không đáng kể cho các cơ sở GDĐH. Qua phân tích này cho thấy, đề xuất tăng 19% là tương đối hợp lý. Ở đây cũng cần lưu ý thêm, việc tính toán ra con số 19% đương nhiên là phải dựa trên các giả định, khi thay đổi giả định thì kết quả tính toán cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, việc thay đổi cũng không nhiều, do đó tác giả đề xuất Chính phủ có thể cân nhắc các con số xoay quanh 19% theo tính toán từ cách tiếp cận về chi phí đào tạo cần thiết. ■

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfminh_20ngoc_20t6_2016_2652_2130391.pdf
Tài liệu liên quan