Tài liệu Đề xuất tiêu chuẩn khung đánh giá văn hóa chất lượng trường Đại học: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 107-110
107
ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN KHUNG ĐÁNH GIÁ
VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Trường Đại học Trà Vinh
Lê Đức Ngọc - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 15/03/2019; ngày sửa chữa: 02/04/2019; ngày duyệt đăng: 13/04/2019.
Abstract: Quality culture plays an important role for the sustainable development of educational
institutions, that will help higher education institutions easily adapt to changes of the national and
international quality standard system; it clearly demonstrates quality commitment to society;
forming a quality management environment; there is a clear orientation in developing human
resources. In this study, we propose a framework for assessing university quality culture to help
universities identify the development stages of the quality culture of the universities, and then
develop a plan for developing quality culture of the university.
Keywords: Standard framewor...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất tiêu chuẩn khung đánh giá văn hóa chất lượng trường Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 107-110
107
ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN KHUNG ĐÁNH GIÁ
VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Trường Đại học Trà Vinh
Lê Đức Ngọc - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 15/03/2019; ngày sửa chữa: 02/04/2019; ngày duyệt đăng: 13/04/2019.
Abstract: Quality culture plays an important role for the sustainable development of educational
institutions, that will help higher education institutions easily adapt to changes of the national and
international quality standard system; it clearly demonstrates quality commitment to society;
forming a quality management environment; there is a clear orientation in developing human
resources. In this study, we propose a framework for assessing university quality culture to help
universities identify the development stages of the quality culture of the universities, and then
develop a plan for developing quality culture of the university.
Keywords: Standard framework, evaluation of quality culture, universities.
1. Mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi các trường đại
học cần phải xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng
(VHCL). Đây là thành tố rất quan trọng tác động đến toàn
bộ hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL). Xây dựng
VHCL để giúp mọi người nhận thức được vai trò và
nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc đóng góp vào chất
lượng tại đơn vị. Qua đó, có thể hiểu rằng xây dựng và
phát triển VHCL là để đơn vị truyền thông nội bộ một
cách có hiệu quả nhất trách nhiệm của mình trong công
tác ĐBCL và phát triển bền vững hiện nay.
Bài viết đề xuất tiêu chuẩn khung đánh giá VHCL
trường đại học nhằm giúp cho các trường đại học xác
định giai đoạn phát triển VHCL của nhà trường; từ đó,
xây dựng kế hoạch phát triển VHCL.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cách tiếp cận xây dựng văn hóa chất lượng trường
đại học
Tham khảo các cách tiếp cận xây dựng VHCL và các
mô hình về VHCL, chúng tôi nhận thấy,
tiếp cận theo giá trị và lí thuyết hệ thống
tổ chức khi xây dựng VHCL trường đại
học là phù hợp; đồng thời, lựa chọn mô
hình VHCL cơ sở giáo dục đại học của
Lê Đức Ngọc và cộng sự (2012) gồm 5
lĩnh vực, trong đó 4 lĩnh vực (Xã hội,
Nhân văn, Văn hóa và Cảnh quan và Cơ
sở vật chất) đều là đặc trưng cho hệ giá
trị VHCL của tổ chức và 1 lĩnh vực
(Học thuật) là đặc trưng cho giá trị
VHCL của trường đại học [1]. Mô hình
VHCL khi đó được mô tả có cấu trúc và
nội hàm như hình 1.
Cơ sở để xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá VHCL là
mô hình ĐBCL của AUN- QA, mô hình VHCL của Lê
Đức Ngọc (2012), tiếp cận VHCL trong ngữ cảnh văn
hóa tổ chức của Ehlers (2009), quan niệm VHCL của
Ahmed (2008), Lanarès (2008) và bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT gồm
các quan điểm sau [1], [2], [3], [4]:
- Mô hình ĐBCL của AUN-QA đang được triển khai
thực hiện và giám sát, phù hợp với tình hình tiếp cận trong
hoạt động ĐBCL trong các trường đại học Việt Nam.
- Việc xác định các giá trị về văn hóa hướng đến chất
lượng cùng hoạt động ĐBCL là cơ sở hướng đến các lĩnh
vực giá trị VHCL trong nhà trường.
- Cơ sở giáo dục đại học là một tổ chức đặc biệt với
chức năng bảo tồn, lưu truyền và phát triển tri thức và
văn hóa dân tộc, nhân loại.
- Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học muốn phát
triển bền vững thì phải thực hiện trong một hệ thống các
lĩnh vực giá trị của VHCL.
Hình 1. Mô hình cấu trúc VHCL trường đại học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 107-110
108
- Mô hình được xây dựng trên nội hàm VHCL của
một cơ sở giáo dục đại học chính là văn hóa của một
tổ chức với các tiêu chí chất lượng bên trong được đồng
thuận chấp nhận thực hiện để không ngừng nâng cao
chất lượng.
- Giá trị là văn hóa và là nền tảng của văn hóa tổ chức
trường đại học.
- VHCL được hình thành và phát triển dựa trên nền
tảng văn hóa tổ chức hay VHCL là một khía cạnh của
văn hóa tổ chức, VHCL là một thành phần của văn hóa
tổ chức tổng thể. Tùy thuộc mỗi tổ chức nhà trường xây
dựng VHCL phù hợp với những nét văn hóa riêng và cần
gắn kết chặt chẽ với hoạt động ĐBCL bên trong nhà
trường nhằm liên tục cải tiến để phát triển bền vững.
- Mô hình cấu trúc VHCL trường đại học mang tính
chất khung (không phản ánh VHCL cho một trường có
tầm nhìn, sứ mệnh, và hệ giá trị cụ thể) gồm 3 tầng:
I) Tầng 1: Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị của trường đại
học, là nền tảng để tạo nên văn hóa tổ chức hay hệ giá trị
thể hiện của văn hoá tổ chức (nhà trường); II) Tầng 2:
Văn hóa tổ chức gắn kết các hoạt động ĐBCL hình thành
VHCL, VHCL là thành phần của văn hóa tổ chức tổng
thể được nâng lên thành tầng cao hơn; III) Tầng 3: VHCL
gồm 5 lĩnh vực chất lượng của trường đại học, được tạo
nên từ tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị trường đại học
gồm: Lĩnh vực học thuật, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực văn
hóa, lĩnh vực nhân văn, lĩnh vực cảnh quan và cơ sở vật
chất. Đây là các lĩnh vực xây dựng VHCL của trường đại
học. Mỗi lĩnh vực VHCL mang những giá trị cốt lõi của
một nhà trường đại học nói chung, các tiêu chí gợi ý
trong đó là định hướng nội dung các giá trị cốt lõi để các
trường căn cứ vào tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của mình
mà chọn lọc hoặc bổ sung các tiêu chí mới (giá trị mới)
để xây dựng VHCL có sắc thái riêng cho trường mình.
Phát triển VHCL có liên quan chặt chẽ với các giá trị,
niềm tin và yếu tố văn hóa trong cơ sở giáo dục đại học.
Tất cả các thành phần gắn kết một cách hữu cơ với nhau
hình thành VHCL trường đại học.
2.2. Cấu trúc mô hình văn hóa chất lượng trường đại học
Dựa vào mô hình VHCL trường đại học (hình 1), có
thể thấy cấu trúc gồm 05 lĩnh vực VHCL đặc trưng cho
hệ giá trị VHCL trường đại học:
- Lĩnh vực học thuật: Thể hiện giá trị cốt lõi như tự
do, sáng tạo học thuật, khách quan trung thực, tôn trọng
chân lí, đạo đức khoa học.
- Lĩnh vực xã hội: Định hướng giá trị xã hội của nhà
trường, các hoạt động ĐBCL, các quy tắc xã hội, cam
kết, cấu trúc tổ chức nhà trường.
- Lĩnh vực nhân văn: Thể chế dân chủ trong quản lí
điều hành, các giá trị cơ bản của con người, các mối quan
hệ giữa người với người, các điều kiện đảm bảo cuộc
sống được quan tâm chăm lo.
- Lĩnh vực văn hóa: Xác lập hệ thống các chuẩn mực,
giá trị văn hóa, niềm tin, quy tắc ứng xử của các thành
viên trong nhà trường.
- Lĩnh vực cảnh quan và cơ sở vật chất của trường đại
học hỗ trợ thực hiện các hoạt động ĐBCL bên trong nhà
trường.
Nói cách khác, VHCL được xây dựng và phát triển
trên nền tảng của văn hóa tổ chức và các hoạt động
ĐBCL, tinh thần trách nhiệm cá nhân rất quan trọng và
là nền tảng để hình thành các loại hình văn hóa trong
trường đại học như văn hóa tổ chức, văn hóa đại học.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng VHCL, các giá trị
của một tổ chức luôn bị chi phối các yếu tố ảnh hưởng
và tác động như văn hóa tổ chức, phẩm chất, năng lực
của các thành viên, các cá nhân (theo Đỗ Đình Thái,
2015) [5].
Khi xây dựng VHCL theo định hướng của Bộ tiêu
chuẩn khung, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng sau:
+ Văn hóa tổ chức truyền thống: Hệ thống các giá trị
chung (cốt lõi) đã tồn tại trong tổ chức/nhà trường (về vật
chất và con người); những quy ước, điều lệ, biểu tượng,
hành vi, thái độ.
+ Phẩm chất các thành viên: Tuân thủ chuẩn mực các
mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ xã hội, chấp hành
nội quy, quy định đơn vị, quy trình làm việc, sự phát triển
của đơn vị, cảm xúc trong công việc, niềm tin, tâm lí, đời
sống bản thân, biểu hiện trách nhiệm, chất lượng qua
công việc, phong cách riêng.
+ Đồng thuận của các thành viên: Tất cả các thành
viên chung sức đồng lòng thực hiện giá trị nhà trường
tuyên bố.
2.3. Tiêu chuẩn khung đánh giá văn hóa chất lượng
trường đại học
2.3.1. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn đánh giá văn hóa chất
lượng trường đại học
Bộ tiêu chuẩn đánh giá VHCL hình thành trên nền
tảng giá trị văn hóa tổ chức (nhà trường) và các yêu cầu
chất lượng có cấu trúc như sau:
- Tiêu chuẩn: là sự cụ thể hóa nội hàm của từng lĩnh
vực VHCL trường đại học được trình bày trong mô hình
nghiên cứu VHCL trường đại học.
- Tiêu chí là những yêu cầu chi tiết, thể hiện hệ giá trị
cốt lõi thuộc VHCL của một lĩnh vực/của một tiêu chuẩn.
- Chỉ báo là những thông tin định tính hay định lượng
cho thấy yêu cầu của tiêu chí phải được thực hiện.
- Minh chứng là những bằng chứng cho thấy các chỉ
báo đã được thực hiện đến mức nào.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 107-110
109
2.3.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn, tiêu chí khung đánh giá
văn hóa chất lượng trường đại học
Tích hợp các quan niệm về VHCL trên, căn cứ vào
các bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD-ĐT, bộ tiêu
chuẩn của AUN-QA, từ mô hình cấu trúc VHCL trường
đại học, chúng tôi phác họa nội hàm chính của 05 lĩnh
vực của VHCL trường đại học bao gồm: Giá trị thuộc
lĩnh vực học thuật (tiêu chuẩn 1), Giá trị thuộc lĩnh vực
xã hội (tiêu chuẩn 2), Giá trị thuộc lĩnh vực nhân văn (tiêu
chuẩn 3), Giá trị thuộc lĩnh vực văn hóa (tiêu chuẩn 4),
Giá trị thuộc lĩnh vực cảnh quan và cơ sở vật chất (tiêu
chuẩn 5).
Trên cơ sở cấu trúc VHCL với tầm nhìn, sứ mệnh và
hệ giá trị tổng quát của trường đại học, mỗi lĩnh vực trong
mô hình thể hiện giá trị cốt lõi của VHCL trường đại học
nói chung và cụ thể hóa nội hàm các lĩnh vực (tiêu chuẩn,
tiêu chí) mang tính chất KHUNG như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Giá trị thuộc lĩnh vực học thuật là
những giá trị trong đó diễn ra hoạt động học thuật: bao
gồm các hoạt động nghiên cứu, trao đổi, lưu truyền học
thuật, theo những quan điểm và phương pháp tiên tiến,
tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
+ Tiêu chí 1.1: Tự do sáng tạo trong hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu khoa học;
+ Tiêu chí 1.2: Trung thực trong nghiên cứu và công
bố các sản phẩm khoa học;
+ Tiêu chí 1.3: Coi trọng việc thực hiện lưu truyền
học thuật trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Tiêu chí 1.4: Đề cao tinh thần hợp tác, chia sẻ kết
quả nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
- Tiêu chuẩn 2: Giá trị thuộc lĩnh vực xã hội là giá trị
trong đó xác lập các mối quan hệ xã hội; bao gồm tổ
chức, quản lí và những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định,
ước định xã hội; định hướng cho hoạt động, hành vi của
nhà trường và các thành viên theo một khuôn khổ ước
định, tạo nên sức mạnh tập thể và bổ sung nguồn lực cho
sự phát triển để không ngừng nâng cao chất lượng của
nhà trường.
+ Tiêu chí 2.1: Khẳng định tầm nhìn, sứ mệnh và các
giá trị cốt lõi của nhà trường được xác lập;
+ Tiêu chí 2.2: Đề cao tính tự chủ và trách nhiệm xã
hội của nhà trường;
+ Tiêu chí 2.3: Hoạch định cơ chế đánh giá chất
lượng công việc của các cá nhân và đơn vị ở nhà trường;
+ Tiêu chí 2.4: Đảm bảo sự công khai, minh bạch
trong quản lí tài chính.
- Tiêu chuẩn 3: Giá trị thuộc lĩnh vực nhân văn là giá
trị trong đó quyền và nghĩa vụ của các thành viên và các
bên liên quan của nhà trường được xác lập tường minh
và tuân thủ thực hiện đem lại nguồn lực để không ngừng
nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.
+ Tiêu chí 3.1: Dân chủ trong quản lí điều hành các
hoạt động nhà trường;
+ Tiêu chí 3.2: Đảm bảo các quyền lợi theo chế độ
chính sách cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và
người học;
+ Tiêu chí 3.3: Đề cao trách nhiệm của cán bộ, giảng
viên, nhân viên và người học đối với nhà trường và xã
hội;
+ Tiêu chí 3.4: Nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân
tương ái trong đơn vị, giữa các đơn vị, cá nhân và với xã
hội.
- Tiêu chuẩn 4: Giá trị thuộc lĩnh vực văn hóa là giá
trị trong đó xác lập hệ thống các chuẩn mực, các giá trị
văn hóa, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và
được các thành viên trong nhà trường đồng thuận và thực
hiện, tạo nên sức mạnh cho các hoạt động có chất lượng
và không ngừng nâng cao chất lượng của nhà trường.
+ Tiêu chí 4.1: Cán bộ viên chức và sinh viên có niềm
tin sâu sắc vào các giá trị được thiết lập trong tổ chức và
tích cực thực hiện các giá trị văn hóa đó;
+ Tiêu chí 4.2: Tạo lập các quy tắc ứng xử, hợp tác,
hỗ trợ, tôn trọng và nếp sống văn minh, văn hóa;
+ Tiêu chí 4.3: Tôn vinh truyền thống tốt đẹp của của
nhà trường kết hợp với bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Tiêu chí 4.4: Chú trọng các hoạt động văn hóa trong
nhà trường; giao lưu văn hóa, hợp tác, hội nhập với cộng
đồng trong và ngoài nước.
- Tiêu chuẩn 5: Giá trị thuộc lĩnh vực cảnh quan và
cơ sở vật chất là giá trị về môi trường cảnh quan, cơ sở
vật chất góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng các
hoạt động của nhà trường.
+ Tiêu chí 5.1: Đảm bảo kiến trúc, cảnh quan nhà
trường xanh, sạch, đẹp;
+ Tiêu chí 5.2: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị,
giảng đường, lớp học cho việc dạy, học và nghiên cứu
đầy đủ về số lượng, chất lượng và các chuẩn mực mĩ
thuật;
+ Tiêu chí 5.3: Đảm bảo văn hóa thư viện (môi
trường, ứng xử, giao tiếp, văn hóa đọc...);
+ Tiêu chí 5.4: Chăm lo cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở,
vui chơi sinh hoạt văn hóa cho các thành viên của nhà
trường.
2.3.3. Sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá văn hóa chất
lượng trường đại học
Bộ tiêu chuẩn đánh giá VHCL trường đại học, từng
trường có thể dùng để tự đánh giá hoặc đánh giá ngoài
tiến trình xây dựng VHCL của trường mình. Cụ thể hóa
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 107-110
110
nội hàm của từng tiêu chí là các chỉ báo và xây dựng
minh chứng tương ứng với nội hàm của chỉ báo. Sử dụng
các phiếu đánh giá tiến trình xây dựng VHCL theo tiêu
chí với các quy ước sau đây:
- Quy ước mức độ thực hiện bộ tiêu chuẩn đánh giá
VHCL trường đại học:
Bảng 1. Tiêu chí xác định mức độ thực hiện
bộ tiêu chuẩn của các mức thực hiện
Mức
đạt
Mức độ thực hiện các tiêu chí
Mức 1
1-Nhà trường chưa triển khai, không có kết
quả nào về hoạt động tại thời điểm hiện nay
Mức 2
2-Hoạt động này còn đang trong giai đoạn
lập kế hoạch, chưa có kết quả
Mức 3
3-Nhà trường đã triển khai, chưa có kết quả
rõ rệt
Mức 4
4-Nhà trường đã triển khai, có kết quả bước
đầu
Mức 5
5-Nhà trường đã triển khai, có bằng chứng
rõ ràng, kết quả tốt
- Quy ước thang 5 giai đoạn xây dựng VHCL trong
trường đại học:
Bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá tiến trình xây dựng
VHCL của một trường đại học được xác định theo thang
5 giai đoạn xây dựng, mức đạt về việc thực hiện bộ tiêu
chuẩn theo chỉ báo hay theo minh chứng ở bảng 2.
Bảng 2. Giai đoạn xây dựng VHCL
Mức đạt tương ứng Giai đoạn xây dựng VHCL
1,0-1,9 1 - Sơ khởi
2,0-2,9 2 - Tiến triển
3,0-3,9 3 - Triển vọng
4,0-4,4 4 - Phát triển
4,5-5,0 5 - Hoàn thiện
Bảng 2 phân biệt 5 giai đoạn xây dựng VHCL dựa
vào mức điểm trung bình trong quá trình tự đánh giá
hay đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn đề xuất, các giai
đoạn đầu từ Sơ khởi đến giai đoạn Triển vọng thường
gắn với hoạt động ĐBCL đã được triển khai trong mỗi
đơn vị nhà trường nên khoảng cách mức đạt trung bình
dài hơn, với 2 mức Phát triển và Hoàn thiện đòi hỏi cao
hơn, khó đạt hơn.
3. Kết luận
Qua kết quả tự đánh giá tại trường đại học theo bộ
tiêu chuẩn đề xuất thì hiện trạng về xây dựng và phát triển
VHCL của nhà trường chỉ ở giai đoạn xác định nào đó
trong thang 5 giai đoạn. Khi đó, nhà trường cần xây dựng
kế hoạch chiến lược theo kết quả đánh giá trong thời gian
tới để phát triển VHCL đạt giai đoạn cao hơn, và liên tục
phấn đấu cho đến đạt ở giai đoạn cao nhất là “hoàn thiện”
- mức 5 của thang tiến trình xây dựng VHCL trường đại
học. VHCL được xây dựng và phát triển theo từng giai
đoạn, từ công việc đơn giản đến phức tạp, hình thành thói
quen dẫn đến nhận thức đúng đắn.
VHCL trong một trường đại học thể hiện sự coi trọng
chất lượng, coi trọng người học, giá trị văn hóa tổ chức,
mọi hoạt động điều hướng về chất lượng, bởi vì chất
lượng giáo dục là sự kết tinh của các giá trị văn hóa, đạo
đức, trí tuệ của toàn thể các thành viên trong nhà trường.
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Đức Ngọc - Trịnh Vũ Lê - Nguyễn Thị Ngọc
Xuân (2012). Bàn về mô hình văn hóa chất lượng
trường đại học. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 34,
tr 13-15.
[2] Ehlers U.D. (2009). Understanding quality culture.
Quality Assurance in Education, Vol. 17 (4), pp.
343-363.
[3] Ahmed, S. M. (2008). Quality Culture. An
instructional power point at College of Engineering
& Computing Florida International University,
Miami, Florida.
[4] Lanarè, J. (2008). Developing a Quality culture. In
Froment E., Kohler J., Purser L., Wilson L. (eds),
EUA Bologna Handbook, article C.2.1-1, Berlin,
Raabe Verlag.
[5] Đỗ Đình Thái (2015). Văn hóa chất lượng trong
trường đại học: Các mô hình và loại hình. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, số 8 (74), tr 129-139.
[6] Hofstede G. - Neuijen B. - Ohayv D. - Sanders G.
(1990). Measuring organisational cultures: a
qualitative and quantitative study across twenty
cases. Administrative Science Quarterly, Vol. 35
(2), pp. 286-316.
[7] Ehlers, U.-D. - Schneckenberg, D. (2010).
Changing Cultures in Higher Education: Moving
Ahead to Future Learning. Springer, New York.
[8] European University Association (2005).
Developing an internal Quality Culture in European
Universities. Report on the Quality Culture project
2002-2003, EUA Publications.
[9] European University Association (2006). Quality
Culture in European Universities: a bottom-up
approach. Report on the three rounds of the quality
culture project 2002-2006, EUA Publications.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23nguyen_thi_ngoc_xuan_le_duc_ngoc_5608_2148359.pdf