Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm

Tài liệu Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0032 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 89-99 This paper is available online at ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Vũ Thị Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là một trong những năng lực quan trọng có tác động trực tiếp lên chất lượng giáo viên sau này. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu ra nói riêng cũng như chất lượng đào tạo ngành sư phạm nói chung. Bài viết trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cũng như thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Từ khóa: Năng lực, phát triển nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, tiêu chí, đánh giá. 1. Mở đầu ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0032 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 89-99 This paper is available online at ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Vũ Thị Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là một trong những năng lực quan trọng có tác động trực tiếp lên chất lượng giáo viên sau này. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu ra nói riêng cũng như chất lượng đào tạo ngành sư phạm nói chung. Bài viết trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cũng như thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Từ khóa: Năng lực, phát triển nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, tiêu chí, đánh giá. 1. Mở đầu Thách thức lớn nhất trong việc cải tiến chất lượng của hệ thống giáo dục là phải đảm bảo tất cả giáo viên đều được chuẩn bị tốt (Sylvia Chong, 2014) [11]. Các nghiên cứu có liên quan đều chỉ ra rằng giáo viên là nhân tố then chốt dẫn tới sự thành công của học sinh (Bransford, 2005; Harford, 2010; Sacilotto-Vasylenko, 2013) [8]. Haycock và Huang (2001) nhận định những người giáo viên giỏi nhất và hiệu quả nhất trong một nhà trường có tác động nhiều gấp 6 lần so với 1/3 số giáo viên còn lại [6]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực phát triển nghề nghiệp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của giáo viên trong tương lai (Kontovourki và Campis, 2010; Rose 2011; Kathry Saynes, 2013) [7]. Do vậy, việc nghiên cứu năng lực phát triển nghề nghiệp cùng với các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên là một phần không thể thiếu để đánh giá khả năng phát triển kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ nghề nghiệp và các đặc điểm cá nhân khác cũng như khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo sinh [10] và đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên. Điều này được minh chứng bằng việc trong hầu hết hệ thống chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm tốt nghiệp ở các nước trên thế giới năng lực phát triển nghề nghiệp được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng và xuyên suốt các Bang ở Mỹ [9], là tiêu chuẩn thứ 4 trong 5 tiêu chuẩn mà giáo sinh phải đạt được ở Đức [3], thuộc lĩnh vực Cam kết/ràng buộc chuyên môn ở Úc [4]. Ở Việt Nam, năng lực phát triển nghề nghiệp được coi là một trong 5 năng lực thuộc năng lực nghiệp vụ sư phạm (Kim Dung, 2013) và thuộc nhóm thứ Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 19/3/2018. Liên hệ: Vũ Thị Hồng, e-mail: hongvu@hnue.edu.vn 89 Vũ Thị Hồng 5 trong số 5 nhóm năng lực dành cho sinh viên sư phạm nằm trong Cấu trúc chương trình thuộc chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho sinh viên của trường Đại học Sư phạm [4] và là tiêu chuẩn thứ 6 trong Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên trung học ở Việt Nam [2]. Điều này cho thấy, năng lực phát triển nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo giáo viên. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta mới chỉ ban hành chính thức Chuẩn nghề nghiệp dành cho giáo viên mà chưa có Chuẩn nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp sư phạm. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp dành cho sinh viên sư phạm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm 2.1.1. Khái niệm năng lực phát triển nghề nghiệp Năng lực là một thuật ngữ đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, với mỗi cách tiếp cận khác nhau lại có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực. Trong từ điển tiếng Anh có 3 từ chỉ năng lực: (1) Ability: là năng lực theo nghĩa có khả năng cho phép cá nhân thực hiện hoạt động về thể chất và tinh thần; (2) Capacity: là năng lực theo nghĩa có khả năng tạo ra cái gì, làm được, hiểu được, học được trong điều kiện khó khăn; (3) Competence: là năng lực theo nghĩa có khả năng thực hiện công việc thực sự hay còn được gọi là năng lực thực hiện. Mỗi một tác giả khác nhau ở mỗi một quốc gia khác nhau và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà quan niệm về năng lực cũng khác nhau. Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể (tháng 7/2017) giải thích “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,. . . thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể” [1]. Nguyễn Thị Kim Dung và nhóm tác giả (2013) quan niệm: “Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội và cá nhân” [4]. Từ những định nghĩa trên có thể thấy năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng, thái độ và những thuộc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công. Trong khi đó, phát triển nghề nghiệp giáo viên là sự thay đổi làm gia tăng về kiến thức, kĩ năng và sự gắn bó với nghề [9]. Đây là một hoạt động tất yếu và lâu dài đối với mỗi giáo viên. Thứ nhất, đó là một hoạt động tất yếu là vì để tồn tại và duy trì nghề nghiệp song song với những yêu cầu của đổi mới giáo dục cũng như những thay đổi không ngừng của đời sống xã hội thêm vào đó là những đòi hỏi ngày càng cao của người học thì người giáo viên phải không ngừng học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của bản thân để tích lũy cho mình kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, gia tăng sự thích ứng nghề và gắn bó lâu dài với nghề. Thứ hai, đây là một hoạt động lâu dài bởi việc phát triển nghề nghiệp bắt đầu ngay khi người giáo viên bước vào 90 Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm quá trình đào tạo ở nhà trường sư phạm cho đến khi tốt nghiệp ra trường và tham gia vào quá trình giảng dạy ở các nhà trường và chỉ kết thúc cho đến khi họ về hưu. Quá trình đó là quá trình liên tục và lâu dài. Từ những lí giải trên, chúng tôi cho rằng: Năng lực phát triển nghề nghiệp là năng lực chuyên môn của người GV, nhà giáo dục hay sinh viên sư phạm, là khả năng phát triển các kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ nghề nghiệp và các đặc điểm cá nhân khác đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới của thực tiễn giáo dục. Hay có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: năng lực phát triển nghề nghiệp cá nhân là khả năng gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. 2.1.2. Yêu cầu của thời đại và yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam đối với năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm * Yêu cầu của thời đại Bối cảnh mà con người đang sống là một xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp với các phương tiện truyền thông hiện đại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, robot, internet kết nối vạn vật, công nghệ sinh học, các thiết bị tự động hóa với trí thông minh siêu việt. . . với tốc độ phát triển ở cấp số nhân và đang làm biến đổi nền kinh tế ở mọi quốc gia. Trong xu thế đó, bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại thì toàn thể nhân loại phải đối mặt với những mặt trái, những vấn đề nảy sinh như biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, vấn đề sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các bệnh liên quan đến biến đổi gen, ung thư,... Những vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải luôn cập nhật thông tin, phải có khả năng phát triển các kiến thức, kĩ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các nội dung khác của nghề sư phạm hay nói cách khác là phải có năng lực phát triển nghề nghiệp để giúp cho người học, giúp cho thế hệ tương lai có thể tham gia thành công vào quá trình toàn cầu hóa và có khả năng thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế-xã hội. Thêm nữa, sứ mệnh của nhà trường phổ thông hiện nay là phải đảm bảo quyền được đi học của mọi người học, người học phải được học trong một môi trường khuyến khích, sáng tạo và phát triển tiềm năng cá nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện sứ mệnh đó lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sư phạm của người giáo viên bởi chất lượng học tập của học sinh luôn chịu tác động và có tương quan tỉ lệ thuận với chất lượng dạy học của giáo viên. Chất lượng dạy học của giáo viên có tốt hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sư phạm của người giáo viên đó. Mà năng lực sư phạm không phải là thứ sẵn có hay dễ dàng có được mà nó phải được tôi luyện và trải qua một quá trình lâu dài, gian nan với nhiều thách thức. Để có được năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu đặt ra, ngay từ khi còn là sinh viên sư phạm, người giáo viên phải trải qua một quá trình học tập và thực hành nghề một cách kĩ lượng và tích cực, đồng thời phải trải qua những kì thi đánh giá sát hạch rất nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, sau khi được tốt nghiệp ra trường, người giáo viên vẫn phải tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá, phải tham gia học tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn thường xuyên để có thể thích ứng, duy trì, phát triển, thành công và thăng tiến với nghề. Tất cả những yếu tố đó là tập hợp của năng lực phát triển nghề nghiệp. Do vậy, năng lực phát triển nghề nghiệp vô cũng quan trọng và cần phải được đào tạo, hình thành và phát triển ngay từ giai đoạn đào tạo ban đầu ở các cơ sở đào tạo giáo viên. Trong nhà trường, việc giáo viên quan sát, dự giờ 91 Vũ Thị Hồng các tiết học của nhau, cùng nhau phân tích các diễn biến học tập của học sinh dưới các tác động sư phạm và trao đổi với nhau để tìm ra phương pháp, biện pháp, cách thức khắc phục hạn chế, khó khăn. . . là phương thức để học tập lẫn nhau rất có hiệu quả. Hơn nữa, việc học tập, phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên không chỉ là nhu cầu tự thân, muốn được khẳng định mình mà còn là yêu cầu của hoạt động quản lí ngành để đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường nói riêng và của toàn ngành nói chung. Để phát triển và thành công với nghề, đặc biệt là nghề giáo thì không thể nào là học một lần, mà phải là học liên tục, học suốt đời, tự học, tự rèn luyện, tự phát triển bản thân và phát triển cộng đồng nghề và nó chỉ kết thúc khi người giáo viên nghỉ hưu. Người học trong thế kỉ 21 và trong giai đoạn hiện nay phải ở vị trí trung tâm của nhà trường, của quá trình dạy học và giáo dục. Trong nền giáo dục mới, người học không phải chỉ đòi hỏi được biết thêm nhiều tri thức mà chủ yếu mong muốn có thêm được nhiều năng lực để tự tìm kiểm, tự khám phá và tự tạo ra tri thức. Khối lượng tri thức nhân loại đang lớn lên từng giây từng phút, sự cạnh tranh diễn ra khắp nơi, để sinh tồn thì khối lượng tri thức mà người học đang và sẽ phải cần đến cho tương lai bản thân là rất lớn, mà hoạt động trường - lớp không thể truyền tải hết được, do vậy, yếu tố quan trọng của quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trường là phát triển trí tò mò, thái độ hoài nghi khoa học, nuôi dưỡng ý chí, tự chủ bản thân, độc lập và sáng tạo,. . . cho người học. Để thực hiện được điều này, bản thân giáo viên phải là chuyên gia về “học và tự học”, giáo viên phải là người học tập suốt đời để vừa nâng cao hiểu biết xã hội và khoa học trong lĩnh vực công tác của mình, vừa phát triển tiềm năng cá nhân và năng lực nghề nghiệp, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. * Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29-NQ/TW) xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời,...”. Mục tiêu này đặt ra những yêu cầu phức hợp về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên (GV) và sinh viên sư phạm (SVSP) sau tốt nghiệp. Bên cạnh chức năng cơ bản là dạy học (DH) và giáo dục (GD) thì chức năng nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp ngày càng trở nên là một trong những chức năng quan trọng của người GV trong nhà trường hiện đại. Những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng vốn tri thức và kinh nghiệm loài người không chỉ đòi hỏi người GV phải thường xuyên học hỏi, tiếp cận và nắm bắt chúng để mở rộng vốn tri thức và năng lực nghề nghiệp của mình, đồng thời chính họ với tư cách là một tầng lớp tri thức cần nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm lao động nghề nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn của mình. Hơn nữa, chính công tác nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của người GV có tác động trực tiếp quá trình nâng cao trình độ và năng lực nghề nghiệp của họ. Để đáp ứng được yêu cầu này, chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm cần phải được điều chỉnh cho phù hợp nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra cho ngành giáo dục-đào tạo những người thầy có đủ trình độ và năng lực vận hành có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời cũng phải xây dựng lại chuẩn đầu ra đánh giá sinh viên tốt nghiệp sao cho đáp ứng được 92 Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm những yêu cầu và đòi hỏi đó. Một trong những năng lực cần thiết phải được các cơ sở đào tạo giáo viên quan tâm đó là năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực này sẽ giúp người giáo viên tương lai khả năng thích nghi cao với sự phát triển không ngừng cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong việc giáo dục con người. Mối quan tâm này phải được thể hiện rõ trong chương trình đào tạo và các hoạt động đào tạo của nhà trường sư phạm nhằm giúp giáo sinh nắm bắt được những yêu cầu, hướng dẫn họ tự học, tự rèn luyện nghề, không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng, hiểu biết và dần dần nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp càng sớm càng tốt để tránh tình trạng khi ra trường giáo viên chậm cập nhật, lạc hậu hơn so với thực tế công tác giáo dục ở trường phổ thông dẫn đến hoang mang, bế tắc và bỏ nghề. Điều này cũng đồng nghĩa với việc năng lực phát triển nghề nghiệp sẽ là một tiêu chí quan trọng để các nhà trường sư phạm hay các cơ sở đào tạo giáo viên sử dụng để đánh giá sinh viên sư phạm tốt nghiệp. 2.1.3. Tổng quan nghiên cứu về năng lực phát triển nghề nghiệp * Trong nước ⋆Các văn bản pháp quy liên quan đến năng lực phát triển nghề nghiệp - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học: Năng lực phát triển nghề nghiệp là một tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên nằm trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trong đó, năng lực phát triển nghề nghiệp là tiêu chuẩn thứ 6 gồm 2 tiêu chí [2], cụ thể như sau: Tiêu chí 24: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Tiêu chí 25: Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục. - Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Năng lực phát triển nghề nghiệp là một trong 5 nhóm năng lực (thuộc năng lực thứ 5) với 5 năng lực thành phần nằm trong Cấu trúc của năng lực sư phạm thuộc chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho sinh viên sư phạm được Ban hành trong Quyết định 4063/QĐ-ĐHSPHN-ĐT về việc ban hành chương trình đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Quyết định này dựa trên kết quả nghiên cứu của chương trình Khoa học giáo dục cấp Bộ về “Đổi mới đào tạo giáo viên trong trường Đại học Sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Cụ thể: Nhóm 5: Năng lực phát triển nghề nghiệp, gồm 5 năng lực thành phần: Năng lực 1: Năng lực học; Năng lực 2: Năng lực giao tiếp; Năng lực 3: Năng lực hợp tác; Năng lực 4: Năng lực thích ứng môi trường; Năng lực 5: Năng lực nghiên cứu khoa học. ⋆ Nghiên cứu liên quan đến năng lực phát triển nghề nghiệp Trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, đã có một số nghiên cứu trong nước về năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên tuy nhiên năng lực này không được nghiên cứu riêng lẻ mà nghiên cứu 93 Vũ Thị Hồng nó với vai trò là một phần của nhóm năng lực sư phạm hay năng lực chuyên môn cần phải có của người giáo viên. Cụ thể có đề tài: “Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ mới” thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp Bộ “Đổi mới đào tạo giáo viên trong trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Nguyễn Thị Kim Dung chủ nhiệm. Trong đó, năng lực phát triển nghề nghiệp nằm trong năng lực sư phạm được thể hiện ở hai tiêu chuẩn: (1) Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội; (2) Năng lực phát triển cá nhân. Cụ thể như sau: [4] Tiêu chuẩn 1: Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội, có (1) Năng lực phát triển cộng đồng nghề; (2) Năng lực công tác xã hội. Tiêu chuẩn 2: Năng lực phát triển cá nhân, có: (1) Năng lực học; (2) Năng lực hợp tác; (3) Năng lực giao tiếp sư phạm: (4) Năng lực thích ứng môi trường; (5) Năng lực nghiên cứu khoa học. Với mỗi tiêu chuẩn lại có những tiêu chí kèm theo những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà sinh viên cần được hình thành trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, năng lực phát triển nghề nghiệp còn được nhắc đến trong các nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm” của Đặng Thị Thuận An, “Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên ở trường Đại học Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Tịnh,... * Trên thế giới Năng lực phát triển nghề nghiệp được thể hiện rõ nhất trong chuẩn tốt nghiệp đối với sinh viên sư phạm ở một số nước. Cụ thể: - Ở Hoa Kỳ, các Bang được tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và tiêu chí đánh giá sinh viên sư phạm tốt nghiệp. Trong đó, tiêu chuẩn về năng lực phát triển chuyên môn được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng và xuyên suốt các Bang. Theo đó, để đạt được tiêu chuẩn này thì người giáo viên hay sinh viên sư phạm phải đạt được các tiêu chí sau: + Tự phát triển chuyên môn, thực hiện cũng như lôi cuốn sự tham gia của bản thân với tư cách cá nhân và tư cách là thành viên của cộng đồng học tập. + Có kế hoạch phát triển nghề nghiệp. + Bố trí đủ thời gian nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nghề nghiệp. + Có khả năng tự đánh giá bản thân. - Ở Anh, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp sư phạm là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên, ở từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp khác nhau lại có những đòi hỏi khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, việc đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp dựa trên các tiêu chí sau: + Đánh giá sự thực hiện của bản thân và cam kết nâng cao thực tế giảng dạy của mình thông qua sự phát triển chuyên môn phù hợp. + Có phương pháp tiếp cận sáng tạo, phê phán mang tính xây dựng với những đổi mới. + Sẵn sáng cải tiến thực tiễn của mình khi mà những tác dụng và tiến bộ đã được xác định. + Hành động dựa trên lời khuyên, sự phản hồi và luôn cởi mở cho việc giảng dạy và tư vấn. 94 Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm - Ở Đức, tiêu chuẩn về phát triển nghề nghiệp là tiêu chuẩn thứ 4 trong 5 tiêu chuẩn mà giáo viên phải đạt được trong đó tiêu chí đo là: + Sự liên tục phát triển các năng lực nghề nghiệp của mình. + Tận dụng mọi cơ hội để theo kịp các nước phát triển trong hoạt động nghề nghiệp [3]. - Ở Úc, trong chuẩn sinh viên tốt nghiệp sư phạm của Viện Nghiên cứu giảng dạy Victoria-Úc, năng lực phát triển nghề nghiệp được thể hiện ở lĩnh vực Cam kết/ràng buộc chuyên môn với 2 tiêu chí: + Giáo viên phản hồi lại, đánh giá và nâng cao kiến thức và thực tiễn chuyên môn của mình. + Giáo viên là những thành viên tích cực trong nghề nghiệp của mình. - Ở New Zealand, chuẩn sinh viên tốt nghiệp có quy định những tiêu chí liên quan đến năng lực phát triển nghề nghiệp như: + Thúc đẩy văn hóa học tập nhằm thu hút mọi người học tập một cách hiệu quả. + Làm việc hợp tác với những người cùng chia sẻ trách nhiệm về quá trình học và vì hạnh phúc của người học. Như vậy, có thể thấy ở các nước trên thế giới năng lực phát triển nghề nghiệp là một trong những năng lực sư phạm quan trọng của giáo sinh và được sử dụng làm tiêu chí để đánh giá sinh viên sư phạm tốt nghiệp. 2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm 2.2.1. Đề xuất khung năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Trên cơ sở phân tích lí luận và thực tiễn về tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của GV cũng như sinh viên sư phạm, chúng tôi đề xuất khung năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm gồm 5 tiêu chí. Cụ thể: Tiêu chí 1: Năng lực tự học và tự rèn luyện nghề. Tiêu chí 2: Năng lực tự đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của bản thân. Tiêu chí 3: Năng lực xây dựng hồ sơ phát triển nghề nghiệp. Tiêu chí 4: Năng lực hợp tác tích cực trong phát triển cộng đồng nghề (tổ, nhóm, trường,. . . ). Tiêu chí 5: Năng lực thu hút sự tham gia của đồng nghiệp với vai trò là một thành viên của cộng đồng nghề. 2.2.2. Yêu cầu của các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp cá nhân * Tiêu chí 1. Năng lực tự học và tự rèn luyện nghề (i) Trình bày được những nội dung cơ bản của việc học với tư cách là phương thức phát triển cá nhân (mục tiêu, bản chất, quy luật, vai trò, nội dung, phương thức, phương pháp, kĩ thuật, quy trình, điều kiện và các phẩm chất tâm lí cần thiết của việc học); (ii) Trình bày được những nội dung cơ bản của tự học, tự rèn luyện nghề với tư cách là phương thức phát triển nghề nghiệp; (iii) Xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân để phát triển nghề nghiệp; 95 Vũ Thị Hồng (iv) Xác định được mục tiêu tự học và tự rèn luyện rõ ràng, cụ thể; (v) Bố trí hợp lí thời gian tự học và tự rèn luyện phát triển nghề nghiệp; (vi) Lựa chọn, sử dụng phù hợp các phương pháp, kĩ thuật học tập và tự học để triển khai kế hoạch học tập; (vii) Sử dụng được ngoại ngữ trong việc tham khảo các tài liệu chuyên môn nước ngoài phục vụ cho việc học tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp; (viii) Sử dụng hiệu quả CNTT vào học tập, tự học và tự bồi dưỡng; (ix) Rút kinh nghiệm trong công việc và học tập rèn luyện và kịp thời điều chỉnh hoạt động tự học và tự rèn luyện nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tiêu chí 2. Năng lực tự đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của bản thân (i) Phân tích được các yêu cầu nghề nghiệp tương lai và yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông để làm cơ sở cho việc tự đánh giá; (ii) Trình bày được những nội dung cơ bản của tự đánh giá trong học tập, tự học và rèn luyện phẩm chất, năng lực nghề nghiệp (vai trò, bản chất, nội dung, phương pháp, phương tiện, quy trình tự đánh giá. . . ); (iii) Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đánh giá để tự đánh giá bản thân trong hoạt động học tập và trong tự học, tự bồi dưỡng từ đó rút ra những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; (iv) Đưa ra các thông tin phản hồi và sử dụng thông tin phản hồi của người khác để phát triển năng lực nghề nghiệp. Tiêu chí 3. Năng lực xây dựng hồ sơ phát triển nghề nghiệp (i) Trình bày được vai trò và các loại minh chứng cần có trong hồ sơ phát triển nghề nghiệp cá nhân; (ii) Lựa chọn, xây dựng được các loại giấy tờ, minh chứng, các loại hình thông tin cần thiết để xây dựng hồ sơ phát triển nghề nghiệp cá nhân; (iii) Hoàn thiện, cập nhật các chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ thiết yếu để phát triển nghề (chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ NCKH. . . ) vào hồ sơ; (iv) Khai thác các thông tin trong hồ sơ cá nhân để xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp tiếp theo. Tiêu chí 4. Năng lực hợp tác tích cực trong phát triển cộng đồng nghề (tổ, nhóm, trường. . . ) (i) Trình bày được những nội dung cơ bản của hợp tác trong học tập, trong hoạt động nghề sư phạm... (nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện, kĩ thuật hợp tác v.v) nhằm phát triển cộng đồng nghề; (ii) Tham gia hợp tác tích cực với bạn bè, đồng nghiệp trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp; (iii) Biết thu thập, xử lí, khai thác và trao đổi thông tin nghề nghiệp với các đồng nghiệp; (iv) Thường xuyên chia sẻ các kết quả nghiên cứu, phát hiện của cá nhân về khoa học sư phạm với cộng đồng nghề; (v) Tích cực hỗ trợ cộng đồng nghề một cách hiệu quả. 96 Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Tiêu chí 5. Năng lực thu hút sự tham gia của đồng nghiệp với vai trò là một thành viên của cộng đồng nghề (i) Là thành viên tích cực trong cộng đồng nghề nghiệp rộng lớn; (ii) Thuyết phục, lôi cuốn các đồng nghiệp và các nhà khoa học, các tổ chức tham gia hoạt động phát triển chuyên môn của tổ, trường. 2.2.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của năng lực phát triển nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm Để đánh giá mức độ cần thiết của năng lực phát triển nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng bằng cách sử dụng sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, trong đó sử dụng bảng hỏi dành cho đối tượng giảng viên và sinh viên sư phạm. của 3 trường Đại học sư phạm là ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh, ĐHSP Đà Nẵng. Bảng hỏi được tiến hành với tổng số lượng 53 giảng viên và 140 sinh viên về năng lực phát triển nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm. Kết quả thu được như sau (Bảng 1). Bảng 1. Mức độ cần thiết của năng lực phát triển nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp (Trong đó: 0- Không cần; đến 4- Rất cần) Stt Các tiêu chí Sinh viên Giảng viên Chung TB SD TB SD TB SD 1 Năng lực tự học và tự rèn luyện nghề 3,45 0,640 3,71 0,498 3,52 0,614 2 Năng lực tự đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của bản thân 3,37 0,650 3,52 0,577 3,41 0,633 3 Năng lực xây dựng hồ sơ phát triển nghề nghiệp 3,08 0,703 3,31 0,544 3,14 0,670 4 Năng lực hợp tác tích cực trong phát triển cộng đồng nghề (tổ, nhóm, trường. . . ) 3,36 0,681 3,23 0,546 3,32 0,648 5 Năng lực thu hút sự tham gia của đồng nghiệp với vai trò là một thành viên của cộng đồng nghề 3,14 0,830 3,15 0,607 3,15 0,774 (Nguồn. Câu hỏi 1 phiếu hỏi dành cho giảng viên và câu hỏi 1 phiếu hỏi dành cho sinh viên) Bảng số liệu cho thấy điểm trung bình đánh giá ở hai nhóm đối tượng giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết của năng lực phát triển nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp sư phạm đều cao hơn 3. Điều đó có nghĩa là năng lực phát triển nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp được đánh giá đa số ở mức độ cần và rất cần. Có sự thống nhất cao ở giảng viên và sinh viên về tiêu chí quan trọng nhất. Cụ thể, tiêu chí có điểm trung bình cao nhất là “Năng lực tự học và tự rèn luyện nghề” là 3,52, trong đó điểm TB ở giảng viên là 3,71; sinh viên là 3,45. Tiếp theo là “Năng lực tự đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của bản thân” chiếm vị trí quan trọng thứ 2 với điểm TB: 3,52 97 Vũ Thị Hồng đối với giảng viên và 3,37 đối với sinh viên. Tuy nhiên, với các tiêu chí còn lại thì thứ tự có sự thay đổi. Đối với giảng viên, năng lực thu hút sự tham gia của đồng nghiệp với vai trò là một thành viên của cộng đồng nghề có vị trí quan trọng thấp nhất với điểm TB: 3,15, vị trí quan trọng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là Năng lực xây dựng hồ sơ phát triển nghề nghiệp và Năng lực hợp tác tích cực trong phát triển cộng đồng nghề (tổ, nhóm, trường. . . ), ngược lại, đối với sinh viên, tiêu chí được đánh giá quan trọng thấp nhất là Năng lực hồ sơ phát triển nghề nghiệp với điểm TB: 3,08; đứng thứ 3 là Năng lực hợp tác tích cực trong phát triển cộng đồng nghề (tổ, nhóm, trường. . . ) với điểm TB: 3,36 và đứng thứ 4 là Năng lực thu hút sự tham gia của đồng nghiệp với vai trò là một thành viên của cộng đồng nghề với điểm TB: 3,14. Như vậy, với bảng số liệu và phân tích ở trên có thể thấy, năng lực phát triển nghề nghiệp là một trong những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm tốt nghiệp. Trong đó tiêu chí được đánh giá quan trọng nhất là năng lực tự học và tự rèn luyện nghề. 3. Kết luận Năng lực phát triển nghề nghiệp là khả năng phát triển các kĩ năng, kiến thức, chuyên môn và các đặc điểm cá nhân khác của nghề sư phạm. Các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp cá nhân bao gồm 5 tiêu chí: (1) Năng lực tự học và tự rèn luyện nghề; (2) Năng lực tự đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của bản thân; (3) Năng lực xây dựng hồ sơ phát triển nghề nghiệp; (4) Năng lực hợp tác tích cực trong phát triển cộng đồng nghề (tổ, nhóm, trường,. . . ); (5) Năng lực thu hút sự tham gia của đồng nghiệp với vai trò là một thành viên của cộng đồng nghề. Với mỗi một tiêu chí sẽ có những yêu cầu riêng để đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) và nhóm tác giả, 2017. Phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Tài liệu Tập huấn Triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT, Dự án PT Giáo viên THPT&TCCN, Cục Nhà giáo và CBQLCSGD, Dự án PT giáo dục THCS II, tháng 3 năm 2010 [4] Nguyễn Thị Kim Dung, 2013. Đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong các trường sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề nghiệp. Tạp chí Giáo dục, số 308, kì II tháng 4, 2013. [5] Crane, R.S., Kuyken, W., Williams, J.M.G,. Hastings, R.P., Cooper, L., Fennell, M.J.V, 2012. Competence in teaching mindfulness-based courses: Concepts, development and assessment. Mindfulness, Volume 3, Issue 1, pages 76-84 [6] Haycook, K. and Huang, S., 2001. Are today’ high school graduates ready?, Thinking K-16, Vol.5, No. 1, pp 3-17. [7] Kathryn Saynes, 2013. Small College Teacher Preparation Program Evaluations: A Multiple Case Study. ProQuest LLC Publishing, America. 98 Đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên sư phạm [8] Kovalenko, L.A., Yakovlev, B.P., Kovalenko, A.I., 2014. Intergrated assessment of professional competence of teachers-trainers of children’s sport school. Teoriya i Praktika Fizicheskoy Kultury, Issue 7, 2014, Pages 83-86. [9] Lawrence Ingvarson, Kate Reid, Sarah Buckley, Elizabeth Kleinhenz, Geoff N. Masters, 2014. Best Practice Teacher Education Programs and Australia’s Own Programs. Australian Council for Educational Research, Australia. [10] Sidorkin, A., 2013. Professional teacher training in the US: Lessons for Russia. Voprosy Obrazovaniya, Volume 2013, Issue 1, Pages 136-157. [11] Sylvia Chong, 2014. Academic quality management in teacher education: a Singapore perspective. Quality Assurance in Education, Vol. 22, No.1, 2014, pp.53-64. ABSTRACT Proposal of the criteria for assessing the professional development competence of educational students Vu Thi Hong Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education The professional development competence of student teachers is one of the key competencies that have a direct impact on the quality of teachers. Therefore, the development of criteria for assessing the professional development of pedagogical students is essential to ensure the quality of the output in particular and the quality of training in the pedagogy sector in general. The paper presents the scientific basis for the development of criteria for assessing the professional development of student teachers as well as the development of criteria for assessing the professional development of student teachers. Keywords: Competencies, professional development, student teacher, criteria, evaluation. 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5108_vthong_7129_2123652.pdf
Tài liệu liên quan