Tài liệu Đề xuất tiêu chí đánh giá hoạt động thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm - Nguyễn Thị Nhân: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39
35
ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Nhân - Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài: 20/08/2018; ngày sửa chữa: 10/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018.
Abstract: Evaluation is an important operation that helps people control and adjust the work
towards their target in the most effective way. The basis for evaluation is the criteria system.
Therefore, studying the criteria to assess the design of lessons plans for pedagogic students will
improve the quality and efficiency for the formation and development of lesson plan design
capacity in particular and pedagogical capacity for students in general.
Keywords: Teaching theory, criteria, evaluation, lecture design, lesson plan.
1. Mở đầu
Giáo án là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên
(GV), gồm: đề tài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và
giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt
độn...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất tiêu chí đánh giá hoạt động thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm - Nguyễn Thị Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39
35
ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Nhân - Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài: 20/08/2018; ngày sửa chữa: 10/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018.
Abstract: Evaluation is an important operation that helps people control and adjust the work
towards their target in the most effective way. The basis for evaluation is the criteria system.
Therefore, studying the criteria to assess the design of lessons plans for pedagogic students will
improve the quality and efficiency for the formation and development of lesson plan design
capacity in particular and pedagogical capacity for students in general.
Keywords: Teaching theory, criteria, evaluation, lecture design, lesson plan.
1. Mở đầu
Giáo án là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên
(GV), gồm: đề tài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và
giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt
động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra, đánh giá (KT,
ĐG)..., được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra
trong giờ lên lớp. Giáo án được GV biên soạn trong giai
đoạn chuẩn bị lên lớp và quyết định phần lớn sự thành
công của bài học. Với một bài học nào đó, với những đối
tượng học sinh (HS) khác nhau, với những GV khác nhau
thì sẽ có những bản kế hoạch dạy học (giáo án) khác nhau.
Bài viết đề cập hệ thống tiêu chí đánh giá (TCĐG)
hoạt động thiết kế bài giảng cho đội ngũ sinh viên các
trường sư phạm hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
Giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của GV được
soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong 1 hoặc 2
tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích
giáo dục và giáo dưỡng; nội dung chi tiết sắp xếp theo
trình tự lên lớp; phương pháp và thủ thuật dạy - học của
GV và HS; công việc KT, ĐG; ngoài ra, còn chỉ ra những
dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng. Giáo án được chuẩn
bị tốt sẽ đảm bảo cho giờ dạy thành công; do đó, GV cần
cân nhắc, tính toán kĩ từng điểm nội dung, từng thủ thuật
dạy - học, điều kiện thời gian và thiết bị dạy học sao cho
phù hợp với đội tượng HS trong lớp. Tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy, giáo án thực hiện thành công ở lớp này không
nhất định sẽ thành công ở lớp khác.
Thiết kế bài giảng - soạn giáo án là hoạt động lập kế
hoạch để tiến hành một bài học cụ thể đảm bảo cho các tiết
dạy của bài học được thành công. Để làm được điều đó,
người thiết kế - soạn giáo án cần nghiên cứu các văn bản
quy định, điều lệ... để nắm nội dung chương trình môn học,
nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo và khảo
sát đặc điểm nhận thức, văn hóa HS trường mình giảng
dạy. Quá trình thiết kế bài giảng - soạn giáo án có thể vì
một vài lí do nào đó xuất hiện sự chệch hướng, xa rời mục
tiêu... thì cần có sự điều chỉnh. Một trong những cơ sở để
điều chỉnh đó là nắm được các TCĐG hoạt động thiết kế
bài giảng cho đội ngũ sinh viên các trường sư phạm.
2.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá
KT, ĐG kết quả học tập của người học có tác dụng
với người học, người dạy và các cấp quản lí giáo dục,
như là cơ sở thực tiễn để xác định mục tiêu chiến lược
cho quá trình học tập tiếp theo. Cụ thể:
2.2.1. Đối với học sinh
Việc KT, ĐG có hệ thống và thường xuyên sẽ giúp
HS kịp thời biết được kết quả học tập của mình để tự điều
chỉnh hoạt động học. Cụ thể: - Về mặt giáo dưỡng: Việc
KT, ĐG giúp HS thấy được mức độ lĩnh hội tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo của mình, những “lỗ hổng” cần phải bổ
khuyết trước khi bước vào một phần mới của chương
trình học tập; - Về việc phát triển năng lực nhận thức:
Thông qua KT, ĐG, HS có điều kiện để tiến hành các
hành động trí tuệ, như: ghi nhớ, tái hiện, hệ thống hoá,
khái quát hoá tri thức, phát triển năng lực tư duy, năng
lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống khác
nhau; - Về mặt giáo dục: KT, ĐG nếu được tổ chức
nghiêm túc sẽ hình thành cho HS động cơ học tập đúng
đắn, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên, củng
cố niềm tin vào bản thân, nâng cao ý thức tự giác, khắc
phục tính chủ quan trong học tập.
2.2.2. Đối với giáo viên
Việc KT, ĐG kết hợp với việc theo dõi thường xuyên
sẽ giúp GV nắm được thông tin ngược từ phía HS để tự
điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Chẳng hạn, giúp GV
nắm được chính xác và cụ thể năng lực và trình độ của
mỗi HS trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp
đỡ riêng cho phù hợp với từng đối tượng; qua đó nâng
cao chất lượng học tập chung của cả lớp.
2.2.3. Đối với cán bộ quản lí các cấp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39
36
KT, ĐG HS cung cấp cho cán bộ quản lí các cấp những
thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn
vị giáo dục, để có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo kịp
thời nhằm duy trì và phát triển chất lượng dạy học.
2.3. Yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá
2.3.1. Đảm bảo tính khách quan
Việc đánh giá kết quả học tập của người học phải
khách quan và chính xác, tạo điều kiện để mỗi người học
bộc lộ hết khả năng, trình độ của mình, ngăn chặn mọi
biểu hiện thiếu trung thực. Việc đánh giá phải sát với
hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránh những nhận định
chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ. Người KT, ĐG cần kết
hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật đánh giá khác nhau:
kết hợp đánh giá bằng định tính và định lượng, kĩ thuật
đánh giá truyền thống và hiện đại.
2.3.2. Đảm bảo tính toàn diện
Nội dung KT, ĐG cần bao quát được toàn bộ các nội
dung trọng tâm, không chỉ về mặt số lượng mà quan
trọng là chất lượng, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về
kĩ năng, thái độ, tư duy. Công cụ đánh giá cần đa dạng,
không chỉ đo lường khả năng tái hiện mà còn đánh giá
khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận.
2.3.3. Đảm bảo tính hệ thống
Việc KT, ĐG cần phải được tiến hành theo kế hoạch,
có hệ thống. Đánh giá trước, trong và sau khi học học một
phần của chương trình; kết hợp theo dõi thường xuyên với
KT, ĐG định kì và đánh giá tổng kết cuối năm học, cuối
khoá học. Số lần kiểm tra phải đủ mức để có thể đánh giá
chính xác cả quá trình học tập của người học.
2.3.4. Đảm bảo tính công khai
Việc tổ chức KT, ĐG phải được tiến hành công khai;
kết quả phải được công bố kịp thời để mỗi người học có
thể tự đánh giá, xếp hạng trong tập thể.
2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động thiết kế bài giảng cho
sinh viên sư phạm
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định chung về các
TCĐG thiết kế bài học - soạn giáo án. Với mỗi hoạt động
đánh giá thiết kế bài giảng - soạn giáo án ở các đơn vị
giáo dục khác nhau lại có một thang đo khác nhau. Trong
từng thời điểm khác nhau cũng có những thay đổi nhất
định các tiêu chí trong thang đánh giá. Do đó, thực tế hiện
nay cũng đang tồn tại nhiều hình thức đánh giá thiết kế
bài giảng - soạn giáo án khác nhau. Mỗi cách đánh giá lại
có một hệ tiêu chí riêng. Chẳng hạn:
2.4.1. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình
Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình đã đưa ra những quy định
chung về nội dung, hình thức giáo án của GV trung học; trong
đó nhấn mạnh, tất cả GV lên lớp dạy đều phải có giáo án.
Khâu soạn giáo án đóng vai trò quan trọng trong việc quyết
định chất lượng và hiệu quả của giờ dạy. Do vậy, GV phải
sắp xếp thời gian và đầu tư công sức thích đáng cho khâu soạn
bài. Mặc dù nhà trường luôn khuyến khích GV ứng dụng
công nghệ thông tin trong soạn bài và giảng dạy nhưng bài
soạn vẫn phải được in ra giấy, ghim thành tập để đáp ứng yêu
cầu công tác quản lí, kiểm tra. Người chịu trách nhiệm quản
lí việc soạn giáo án của GV là hiệu trưởng và tuyệt đối không
để xảy ra hiện tượng sao chép giáo án để đối phó.
Quy định cũng đồng thời nêu rõ, giáo án của mỗi GV
phải có các nội dung cơ bản sau: ngày, tháng, năm soạn bài;
tiết, tên bài dạy; mục tiêu; chuẩn bị của GV và HS; các
phương pháp dạy học được sử dụng cho tiết/bài học; tiến
trình giờ dạy; rút kinh nghiệm. Với giáo án thực hiện tiết
kiểm tra, Sở GD-ĐT Hòa Bình yêu cầu cần soạn theo hướng
đổi mới KT, ĐG. Với giáo án dạy nghề phổ thông và các loại
giáo án đặc thù khác, GV có thể soạn theo đặc trưng bộ môn;
tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu cơ bản trên.
Từ đó cho thấy, đây chỉ là những tiêu chí cơ bản nhất
về nội dung và hình thức của giáo án. Các tiêu chí cơ bản
đó được thể hiện ra các tiêu chí cụ thể là: - Chỉ ra thời
gian soạn giáo án; - Định vị thứ tự tiết dạy, bài dạy trong
chương trình môn học; - Tên bài dạy; - Xác định mục tiêu
môn học; - Xác định các phương pháp có hợp lí, khoa
học; - Chuẩn bị phương tiện có cẩn thận, công phu, tương
thích với nội dung, phương pháp giảng dạy không?; - Có
ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại vào
dạy học không?; - Giáo án có thể hiện được tiến trình giờ
dạy logic, khoa học hay không?.
2.4.2. Theo mẫu phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo
viên tiểu học năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(xem bảng 1 trang bên)
Theo mẫu phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy như trên, các
TCĐG việc thiết kế bài giảng - soạn giáo án của GV tiểu
học (do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2013) sẽ gồm các vấn
đề: - Xác định được mục tiêu bài học; - Giáo án thể hiện rõ
các hoạt động của GV và HS; - Đảm bảo tính đúng, logic
biện chứng, khoa học; - Liên hệ với thực tế, cập nhật kiến
thức và thấy được mối quan hệ với nhiều môn học khác (liên
môn); - Tích hợp được các nội dung giáo dục toàn diện;
- Thiết bị/tài liệu phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học;
- Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy học tối ưu.
2.4.3. Theo phiếu đánh giá hồ sơ giáo viên (xem bảng 2
trang bên)
Phiếu đánh giá hồ sơ GV cho thấy, việc thiết kế bài
giảng - soạn giáo án lại căn cứ vào các tiêu chí: - Trình bày
sạch, đẹp, đúng yêu cầu; - Soạn đầy đủ, đúng chương trình,
thời khoá biểu; - Xác định đúng mục tiêu, sự chuẩn bị của
GV và HS; - Nội dung bài soạn đầy đủ, chính xác, đảm
bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, có tích hợp các nội dung giáo
dục; - Xác định đúng phương pháp và hình thức dạy học.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39
37
Có thể thấy rằng, thiết kế giáo án là xây dựng kế
hoạch cho một bài học cụ thể, thể hiện được mối tương
tác giữa GV và HS, giữa HS với HS nhằm giúp các em
đạt được mục tiêu bài học. Có nhiều cách lựa chọn hệ
thống TCĐG, nhưng tựu chung đều phản ánh các yêu cầu
cơ bản sau: - Xác định được mục tiêu bài học căn cứ
chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong
chương trình; - Hiểu chính xác và đầy đủ những nội dung
chính của bài học; - Xác định những kiến thức, kĩ năng,
thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển của người học;
Bảng 1
Nội dung Tiêu chí
Mức độ đạt được (điểm)
1 2 3 4 5
Chuẩn bị bài
1.1. Xác định được mục tiêu bài học
1.2. Giáo án thể hiện rõ các hoạt động của GV và HS
1.3. Thiết bị/tài liệu phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học
Nội dung
bài học
2.1. Đảm bảo tính đúng, logic biện chứng, khoa học
2.2. Cơ bản có trọng tâm và phù hợp với khả năng học của mọi HS
2.3. Liên hệ với thực tế, cập nhật kiến thức và thấy được mối quan hệ với
nhiều môn học khác (liên môn)
2.4. Tích hợp được các nội dung giáo dục toàn diện
Phương pháp
và kĩ thuật
dạy học
3.1. Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy học tối ưu
3.2. Sử dụng thiết bị/tài liệu dạy học hợp lí, hiệu quả
3.3. Thu thập và xử lí được thông tin phản hồi từ HS
3.4. Linh hoạt các tình huống sư phạm, xây dựng môi trường học tập thân thiện
Hoạt động học
của HS
4.1. HS được hướng dẫn chủ động trong các hoạt động học tập
4.2. Tổ chức được các mối quan hệ tương tác trong lớp học
4.3. HS được hướng dẫn và kích thích khả năng tự học
4.4. HS được tích cực hóa hoạt động tư duy trong học tập
4.5. HS được đánh giá và sửa chữa những sai sót khi học bài
4.6. Đảm bảo thời gian, phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động
Kết quả
bài học
5.1. HS có nhận thức tốt đáp ứng yêu cầu mục tiêu bài học
5.2. HS có khả năng và biết vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế
5.3. HS tự tin, tích cực tương tác trong học tập
Cộng
Điểm tổng cộng: /100
Bảng 2
Tên loại Tiêu chí
Điểm
tối đa
Điểm
đạt được
I. Giáo án (40 điểm)
1.1. Trình bày sạch, đẹp, đúng yêu cầu
1.2. Soạn đầy đủ, đúng chương trình, thời khoá biểu
1.3. Xác định đúng mục tiêu, sự chuẩn bị của GV và HS
1.4. Nội dung bài soạn đầy đủ, chính xác, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ
năng, có tích hợp các nội dung giáo dục
1.5. Xác định đúng phương pháp và hình thức dạy học, phù hợp đối tượng HS
5
5
10
10
10
II. Sổ đánh giá kết quả
học tập của HS (15 điểm)
2.1. Trình bày sạch, đẹp
2.2. Vào điểm đúng tiến độ, đúng quy chế
5
10
III. Sổ chương trình,
báo giảng (15 điểm)
3.1. Trình bày sạch, đẹp
3.2. Thực hiện đầy đủ, đúng chương trình, thời khoá biểu
5
10
IV. Sổ dự giờ (15 điểm)
4.1. Trình bày sạch, đẹp
4.2. Dự đủ 1 tiết/tuần
4.3. Có nhận xét, xếp loại cụ thể từng tiết
5
5
5
V. Sổ chủ nhiệm, Hội
họp, thảo luận chuyên
môn và hồ sơ bồi
dưỡng thường xuyên
(15 điểm)
5.1. Trình bày sạch, đẹp
5.2. Cập nhật đầy đủ nội dung thông tin theo yêu cầu
5
10
Tổng điểm: 100
Xếp loại:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39
38
- Xác định trình tự logic của bài học; - Xác định được
những kiến thức, kĩ năng HS đã có và cần có; - Dự kiến
những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và
các phương án giải quyết; - Lựa chọn phương pháp,
phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và cách thức
đánh giá thích hợp.
Tuy nhiên, tất cả các cách đánh giá giáo án như trên
đều dành cho việc đánh giá GV, người đã có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn về dạy học và thiết kế, triển khai các
hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông. Cho nên, có
một số thành phần trong giáo án nghiễm nhiên được coi
là không cần đánh giá và không đưa vào TCĐG. Ví dụ:
- Định vị về không gian, thời gian bài dạy: là xác định bài
học mà người dạy đang thiết kế là thứ tự bài mấy? sẽ dạy
vào tuần nào trong năm học? với thời lượng bài học là
bao nhiêu tiết?; - Mức độ tương thích, phù hợp giữa
phương pháp với phương tiện dạy học mà người dạy thiết
kế xác định...; - Khả năng kết nối các văn bản quy định,
chương trình môn học, nội dung bài học với đối tượng
dạy học... làm cho thiết kế bài giảng vừa khoa học, vừa
thực tiễn vừa mang tình giáo dục.
Vì vậy, ngoài những TCĐG giáo án đối với các GV
lâu năm, việc đánh giá giáo án của sinh viên có bổ sung
thêm một số tiêu chí nữa, như: số thứ tự bài học có đúng
không; thời lượng, số tiết cho bài học đó có chính xác
không; việc phân bổ thời gian cho các đơn vị kiến thức
trong bài học có hợp lí không; bài dạy sẽ thực hiện vào
tuần thứ mấy trong năm học đã xác định được chưa?.
Từ đó, việc đánh giá kết quả thiết kế bài giảng - soạn
giáo án của sinh viên bao gồm các tiêu chí sau: - Xác định
thứ tự bài học trong chương trình môn học đúng; - Xác
định đúng tuần thực hiện bài học đó trong năm học; - Xác
định đúng thời lượng, số tiết phân phối chương trình môn
học của bài soạn; - Xác định đúng mục tiêu bài học trên
3 tiêu chí: kiến thức, kĩ năng và thái độ; - Lựa chọn
phương pháp dạy học khoa học; - Lựa chọn phương tiện
dạy học có sự tương thích với phương pháp dạy học.
Tiến trình bài học thể hiện đầy đủ, logic quá trình dạy
học, gồm: - Có chứa đựng khâu kích thích thái độ học tập
của HS không? (có hỏi bài cũ, dẫn dắt...); - Cung cấp tri
thức mới khoa học chưa? (thông qua các nhiệm vụ cho
thấy HS có tích cực hay không, nếu cột hoạt động HS
được trình bày càng nhiều chứng tỏ HS càng tích cực và
ngược lại. Nếu cột hoạt động GV trình bày càng nhiều
cho thấy GV làm thay nhiệm vụ cho trò mức độ càng
lớn); - Khâu luyện tập: Thiết kế bài học có đưa ra được
nhiều ví dụ minh họa thực hành, thực tiễn hay không? Có
vừa sức với HS không?; - Khâu củng cố bài học: Thiết
kế có đưa ra được các nhiệm vụ đòi hỏi sự vận dụng tổng
hợp các đơn vị kiến thức của bài học để xâu chuỗi kiến
thức cả bài, hay liên hệ được với bài trước không?;
- Khâu KT, ĐG: Thiết kế bài học có những nhiệm vụ
kiểm tra gì? Mức độ thực hiện các nhiệm vụ đó được
đánh giá như thế nào?; - Khâu tổng kết: Có làm nổi bật
được đại ý của bài học trong phần cuối của thiết kế hay
không? Có ra bài tập về nhà và hướng dẫn giải quyết bài
về nhà không?; - Thiết kế bài học có thể hiện được phần
viết bảng (nội dung chính của bài) một cách khoa học
không. Nếu cột “Nội dung bài học” trình bày nhiều quá
có thể cho thấy việc dạy quá mất thời gian trình bày bảng,
điều này sẽ làm giảm khả năng bao quát, quản lí điều
hành lớp học của người dạy; - Thiết kế cột Hoạt động
của thầy và Hoạt động của trò có thể hiện được việc giải
quyết mâu thuẫn của quá trình dạy học không? Hay chỉ
là những mô tả về cách làm của thầy, cách làm của trò?;
- Bài tập phần “KT, ĐG” có phản ánh được mức độ hoàn
thành mục tiêu bài học mà người thiết kế đã xác định ban
đầu không?; - Việc phân bổ thời gian bài học, các đơn vị
kiến thức của bài học có hợp lí không, đủ hay thiếu thời
lượng so với quy định không?
Như vậy, để đánh giá năng lực thiết kế bài giảng của
đối tượng là sinh viên sư phạm - người chưa có thực tiễn
giảng dạy ở nhà trường phổ thông, thì nên có khoảng 16
TCĐG như hệ thống đã đề xuất trên. Từ các TCĐG đã
có, người đánh giá (giảng viên hoặc GV THPT) có thể
chọn thang đó là 10, 15, 40 hay 100... đều được bằng
cách chia trung bình cho các tiêu chí. Với mỗi thang đo,
người đánh giá lại có một cách chia khoảng để xếp loại
hoàn thành nhiệm vụ thiết kế của sinh viên sư phạm.
3. Kết luận
Trên đây là một số TCĐG hoạt động thiết kế bài
giảng cho sinh viên sư phạm nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả quá trình hình thành và phát triển năng lực thiết
kế bài giảng nói riêng, năng lực sư phạm cho sinh viên
nói chung. Để sinh viên sư phạm hoàn thành tốt nhất
nhiệm vụ thiết kế bài học, nhà trường cần công bố TCĐG
ngay sau khi giao nhiệm vụ thiết kế. Điều đó sẽ giúp: sinh
viên sư phạm có căn cứ, có sự định hướng trong quá trình
thiết kế, có sự tự đánh giá để điều chỉnh kịp thời ngay
trong quá trình thiết kế; nếu việc mô tả các tiêu chí có
trừu tượng, khó hiểu thì sinh viên sẽ phản ánh lại với
giảng viên, với người hướng dẫn soạn để có thể kịp thời
giải đáp, làm hạn chế mức cao nhất những sai sót, hiểu
nhầm khiến bài thiết kế của sinh viên bị giảm chất lượng.
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Thành Nghị (2000). Quản lí chất lượng giáo
dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Đức Chính (2002). Kiểm định chất lượng
trong giáo dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39
39
[3] Hồ Ngọc Đại (2009). Nghiệp vụ sư phạm. NXB Đại
học Sư phạm.
[4] Nguyễn Thị Hường (chủ biên) - Thái Văn Thành -
Phạm Minh Hùng (2016). Giáo dục học. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[5] Đặng Bá Lãm (2003). Kiểm tra - đánh giá trong dạy
- học đại học. NXB Giáo dục.
[6] Mai Ngọc Luông - Lý Minh Tiên (2006). Phương
pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB Giáo dục.
[7] Nguyễn Thị Nhân - Nguyễn Trung Kiền (2017).
Mức độ vận dụng lí luận dạy học vào thực hành soạn
giáo án của sinh viên Trường Đại học Vinh. Tạp chí
Giáo dục, số 414, tr 34-36.
[8] Nguyễn Thị Nhân - Trần Hà Lan (2017). Quy trình
vận dụng lí luận dạy học vào thực hành soạn giáo
án cho sinh viên sư phạm. Tạp chí Giáo dục và Xã
hội, số 80 (141), tháng 11, tr 27-29, 45.
[9] Hoàng Thảo Nguyên (2011). Sự cần thiết của giáo
án đối với giảng viên đại học, cao đẳng. Tạp chí Đại
học Đông Á, số tháng 3, tr 51-55.
[10] Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại
(Những nội dung cơ bản). NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC...
(Tiếp theo trang 16)
lượng nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang nói riêng, của
nước nhà nói chung. Hi vọng rằng, các giải pháp và đề
xuất nêu trên sẽ được vận dụng một cách linh hoạt và
hiệu quả trong thực tiễn.
Tài liệu tham khảo
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Văn kiện đại hội
Đảng lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[2] Quốc hội (2015). Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi,
bổ sung năm 2009, 2014. NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật.
[3] Chính phủ (2011). Quyết định số 1216/QĐ-TTg
ngày 22/07/2011 về Quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
[4] Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày
13/06/2012 về Chiến lược phát triển giáo dục đào
tạo thời kì 2011-2020.
[5] Chính phủ (2012). Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày
29/05/2012 về Chiến lược phát triển dạy nghề thời
kì 2011-2020.
[6] Chương trình hành động của Tỉnh uỷ tỉnh Kiên
Giang thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII
và Nghị quyết đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang
nhiệm kì 2016-2020.
[7] Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012). Quyết
định số 401/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 về Quy
hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2011-2020.
[8] Các báo cáo tổng kết công tác năm (từ 2015-2017)
của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Sở LĐ-TB, XH tỉnh
Kiên Giang.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY...
(Tiếp theo trang 26)
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học số
08/2012/QH13 ban hành ngày 18/6/2012.
[2] Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số
70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về việc ban hành
điều lệ trường đại học.
[3] Phạm Thị Thanh Hải và cộng sự (2018). Tự chủ đại
học trong bối cảnh đổi mới giáo dục - nghiên cứu
trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[4] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học số
08/2012/QH13, ban hành ngày 18/06/2012.
[5] Chính phủ (2014). Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày
24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn
2014-2017.
[6] Anderson, D. - Johnson, R (1998). University
Autonomy in Twenty Countries. Department of
Employment, Education, Training and Youth Affairs.
[7] Ashby, Sir Eric (1966). Universities: British, Indian,
African: a study in the ecology of higher education.
Weidenfeld & Nicolson Printing House.
[8] Neave, G. (1998). On Being Economical with
University Autonomy: Being Account of the
Retrospective Joys of a Written Constitutions. In
Academic Freedom and Responsibility. Malcolm
Tight (ed.), pp. 31-48.
[9] Nguyễn Thị Thanh Hồng - Nguyễn Danh Nguyên
(2012). Thực trạng tự chủ tại các trường đại học công
lập Việt Nam trong những năm gần đây: Một nghiên
cứu thực chứng. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 180,
tr 107-112.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 08nguyen_thi_nhan_7534_2120120.pdf