Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên Đại học Sư phạm

Tài liệu Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên Đại học Sư phạm: 38 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0022 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 38-49 This paper is available online at ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NĂNG LỰC SƯ PHẠM 4.0 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cách mạng công nghiệp 4.0 với những đặc trưng của nó đang có những tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dục và các cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có các trường đại học sư phạm (ĐHSP). Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra rất nhiều khái niệm mới: nguồn nhân lực 4.0, học sinh 4.0, giáo viên 4.0, Đứng trước những vấn đề ảnh hưởng do cách mạng 4.0 mang lại, các trường ĐHSP phải xây dựng và thiết kế lại nguồn lực nhà trường để hướng tới đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm đương được trách nhiệm giáo viên 4.0 phục vụ mục tiêu giáo dục 4.0. Bài báo đề cập đến việc xây dựng và đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên ĐHSP dựa trên các tha...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0022 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 38-49 This paper is available online at ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NĂNG LỰC SƯ PHẠM 4.0 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cách mạng công nghiệp 4.0 với những đặc trưng của nó đang có những tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dục và các cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có các trường đại học sư phạm (ĐHSP). Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra rất nhiều khái niệm mới: nguồn nhân lực 4.0, học sinh 4.0, giáo viên 4.0, Đứng trước những vấn đề ảnh hưởng do cách mạng 4.0 mang lại, các trường ĐHSP phải xây dựng và thiết kế lại nguồn lực nhà trường để hướng tới đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm đương được trách nhiệm giáo viên 4.0 phục vụ mục tiêu giáo dục 4.0. Bài báo đề cập đến việc xây dựng và đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên ĐHSP dựa trên các tham chiếu: kĩ năng thế kỉ 21, bản đồ hướng nghiệp 4.0, năng lực nguồn nhân lực 4.0, khung nănglực chuyển đồi cho khung trình độ quốc gia do UNESCO đề xuất và vai trò của giáo viên nhà trường thế kỉ XXI. Từ việc đề xuất khung này, các trường ĐHSP sẽ hướng tới việc phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo cũng như xây dựng nguồn lực và vật lực hướng tới sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm được vai trò của giáo viên 4.0; giúp cho đổi mới giáo dục 4.0 thành công và theo kịp các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, năng lực sư phạm 4.0, giáo viên 4.0, nguồn nhân lực 4.0, sinh viên đại học sư phạm. 1. Mở đầu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi cơ bản xã hội. Quy mô về tác động và tốc độ của những thay đổi đang diễn ra tạo nên những biến đổi khác biệt với tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp khác trong lịch sử loài người. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo; hàng loạt các khái niệm mới sẽ xuất hiện như giáo dục 4.0, lao động 4.0, học sinh 4.0, giáo viên 4.0, quản lí 4.0 Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng này, sẽ xuất hiện một số phẩm chất, năng lực, kĩ năng mềm của người học để đáp ứng yêu cầu của lực lượng lao động 4.0. Vậy nên, vai trò của người giáo viên đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập [4, 8]. Giáo viên phải cố vấn giúp học sinh điều chỉnh chất lượng và độ giá trị nguồn thông tin, Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019. Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương. Địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm 39 kiến thức mới; phải là nhà chuyên môn có đầu óc mở, biết phê phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích cực và điều giải giữa người học với những gì họ cần biết; là người cung cấp cách hiểu theo kiểu “dàn giáo bắc cầu” [10]. Đứng trước vấn đề này, các cơ sở đào tạo giáo viên đều phải đang phải đối diện với những cơ hội và thách thức do tác động và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Các cơ sở đào tạo giáo viên hay chính các trường ĐHSP bắt buộc phải thay đổi vì các chính các cơ sở này đang phải tìm ra con đường đào tạo giáo viên để họ đối diện với nhiệm vụ mới một cách linh hoạt hơn và họ cần được đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn bị cho vai trò mới này. Vậy nên, bước vào thời kì cách mạng 4.0, phải xây dựng khung phát triển năng lực cho các trường sư phạm hướng tới việc phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Về vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của các giáo sư ở các trường đại học hàng đầu châu Á là Cher Ping Lim (Đại học Giáo dục Hồng kông), Ching Sing Chai (Học viện Giáo dục quốc gia Singapore) và Daniel Churchill (Đại học Hồng Kông) đã giới thiệu một khung phát triển năng lực cho giáo sinh sư phạm về sử dụng công nghệ để tăng cường việc dạy và học. Họ tập trung vào việc xây dựng năng lực các cơ sở đào tạo giáo viên (TEI) dựa trên sáu khía cạnh chiến lược: (a) Tầm nhìn và Triết lí; (b) Chương trình (c) Việc học nghiệp vụ của các trưởng khoa, nhà giáo dục sư phạm và nhân viên hỗ trợ; (d) Kế hoạch Công nghệ thông tin và Truyền thông, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ; (e) Truyền thông và quan hệ đối tác; (f) Nghiên cứu và đánh giá. Nghiên cứu này [5] mô tả từng chiều trong sáu khía cạnh chiến lược này và tổng hợp chúng vào khung tổng thể để phát triển năng lực sinh viên sư phạm giúp việc nâng cao chất lượng dạy và học bằng công nghệ đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề đặt ra cho các trường ĐHSP Việt Nam ngay từ bây giờ phải nhận thức được tầm quan trọng, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục; thay đổi tầm nhìn, mục tiêu, triết lí giáo dục; phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo để sinh viên sau khi tốt nghiệp có những năng lực để sau khi ra trường có thể đào tạo được học sinh hướng tới đáp ứng nguồn nhân lực lao động 4.0. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến giáo dục đại học Việt Nam 2.1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những đặc trưng Cách mạng công nghiệp thế hệ thứ tư, gọi tắt là Cách mạng 4.0 hay Công nghiệp 4.0, là một giai đoạn phát triển mới của nền công nghiệp nói riêng và xã hội loài người nói chung. Đó là một môi trường mà trong đó máy tính, tự động hóa và con người nói chung sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới [1]. Bản chất của cách mạng 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ tác động lớn nhất (công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, người máy,); trong một hệ thống không gian mạng, internet vạn vật và điện toán đám mây. Qua đó người ta tạo ra những nhà máy thông minh với những hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Đây là cuộc cách mạng số, không phải là cuộc cách mạng “vật chất” như 3 cuộc cách mạng trước; sử dụng Hà Thị Lan Hương 40 trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm máy móc kết nối với nhau. Các từ khóa như IOT (Internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), VR (thực tế ảo), AR (tương tác thực tại ảo), social (mạng xã hội), điện toán đám mây, di động, big data (dữ liệu lớn), là các công nghệ số đại diện cho cuộc cách mạng này [1]. Đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0: + Khả năng tương tác: Các vật thể, máy móc và con người cần có khả năng giao tiếp thông qua Internet of Things và Internet of People. Đây là nguyên tắc thiết yếu nhất tạo ra một nhà máy thông minh. + Hệ thống thực ảo (CPS): CPS phải có khả năng mô phỏng và tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực. CPSs cũng phải có khả năng giám sát các vật thể hiện có trong môi trường xung quanh. Nói cách khác, phải có một bản sao ảo của tất cả mọi thứ. + Phân quyền: Khả năng làm việc độc lập của CPSs. Điều này tạo ra chỗ cho các sản phẩm tùy biến và giải quyết vấn đề. Điều này cũng tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt hơn. Trong trường hợp thất bại hoặc có các mục tiêu mâu thuẫn, vấn đề được chuyển lên cho cấp cao hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi những công nghệ này được áp dụng,việc đảm bảo chất lượng vẫn là một điều cần thiết cho toàn bộ quá trình. + Khả năng thời gian thực: Một nhà máy thông minh cần có khả năng thu thập dữ liệu thời gian thực, lưu trữ hoặc phân tích nó, và đưa ra các quyết định dựa trên các phát hiện mới. Điều này không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu thị trường mà còn cho các quy trình nội bộ như sự hỏng hóc của một chiếc máy trong dây chuyền sản xuất. Các đối tượng thông minh phải có khả năng xác định khuyết điểm và phân công lại các nhiệm vụ cho các máy điều hành khác. Điều này cũng góp phần rất lớn vào sự linh hoạt và tối ưu hóa sản xuất. + Định hướng dịch vụ: Sản xuất theo định hướng khách hàng. Con người và các đối tượng/thiết bị thông minh phải có khả năng kết nối hiệu quả qua Internet Dịch vụ để tạo ra các sản phẩm dựa trên các yêu cầu của khách hàng. Đây là nơi mà Internet dịch vụ trở nên thiết yếu. + Tính mô đun: Trong một thị trường năng động, năng lực thích ứng với một thị trường mới của nhà máy thông minh là điều cần thiết. Trong một trường hợp điển hình, có lẽ phải mất một tuần để một công ty trung bình nghiên cứu thị trường và thay đổi sản xuất theo thị trường đó. Mặt khác, các nhà máy thông minh phải có khả năng thích nghi nhanh chóng và thuận lợi với những thay đổi theo mùa và xu hướng thị trường. 2.1.2. Tác động của cách mạng 4.0 đến giáo dục và đào tạo giáo viên Cách mạng 4.0 sẽ ảnh ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, xã hội toàn cầu trong đó có nền giáo dục. Nó đặt ra những vấn đề cấp bách cho nền giáo dục, và vì giáo dục là bước chuẩn bị hành trang cần thiết cho người học tự tin bước vào cuộc sống nên nhà trường cần trang bị một cách đầy đủ những kĩ năng cần thiết cho họ trong hiện tại và tương lai phía trước. Cách mạng 4.0 đặt ra các yêu cầu mới đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực dẫn đến nhiều thay đổi trong hệ thống giáo dục để thích ứng với sự đổi mới này. Mục tiêu giáo dục là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, công nghiệp 4.0 với các ưu tiên về các năng lực và phẩm chất như năng lực sáng tạo, sáng nghiệp, công dân kĩ thuật số, các năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ thực ảo, làm việc trong môi trường thực ảo, công dân toàn cầu, năng lực tự học, hợp tác và xúc cảm xã hội [4]. Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm 41 Giáo dục 4.0 là một hệ quả tất yếu từ nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0, nơi con người và công nghệ được liên kết để giúp tạo ra các khả năng, năng lực mới. Giáo dục 4.0 đòi hỏi có các chương trình mở, thích ứng nhanh chóng với các nhu cầu mới của thị trường lao động và việc làm, chương trình học cho phép người học học trên các thiết bị di động, lưu trữ và truy cập từ mọi nơi trên các phần mềm điện toán đám mây, học bằng các trò chơi để hấp dẫn người học. Các nhà giáo dục và lãnh đạo giáo dục nhấn mạnh một trong những thay đổi quan trọng của giáo dục 4.0 là dạy học tích hợp liên môn - kết hợp hai hoặc ba chuyên ngành, môn học để phát triển học sinh năng lực kết nối kiến thức xuyên các lĩnh vực; cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực ngành nghề mới; đào tạo và nuôi dưỡng tài năng (BIAC, 2016; WEF, 2016). Các doanh nghiệp, các trường đại học phối hợp cùng nhau để mở các ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực các ngành nghề CPS. Đặc biệt giáo dục 4.0 phục vụ cho nền kinh tế sáng tạo, sẽ được đánh dấu bởi thay đổi lớn trong mục tiêu đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực, và động lực) đồng thời trao quyền sáng tạo (empowering innovation) cho từng cá nhân. Trong khi việc cá nhân hóa đào tạo ngày càng nâng cao thì sứ mệnh của đào tạo vượt khỏi ranh giới quốc gia để phục vụ cho nhân loại. Giáo dục 4.0 với đặc điểm nêu trên tất yếu đòi hỏi đội ngũ giáo viên phục vụ cho nó cũng cần phát triển năng lực sư phạm tương ứng. Theo đó, vai trò giáo viên đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Giáo viên 4.0 đuợc kì vọng phải định hướng vào công nghệ và chịu trách nhiệm không chỉ với việc dạy của mình mà còn với việc học của trò nữa. Họ phải quan tâm đến nhu cầu của từng học sinh trong lớp học không đồng nhất, tạo môi trường học tập lấy học sinh làm trung tâm để nỗ lực học xuất sắc và có cơ hội học tập theo lối truy vấn, năng động. Người thầy cần đáp ứng các chuẩn chương trình đào tạo đòi hỏi tăng cường sức sáng tạo, tính tò mò ham hiểu biết và động cơ học tập của trò. Giáo viên cần tạo môi trường giáo dục an toàn và duy trì mối quan hệ với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Giáo viên 4.0 cần được trang bị các kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ để thực hiện việc dạy học và giáo dục 4.0: các kiến thức liên môn, dạy học tích hợp, các kiến thức khoa học công nghệ mới, các kĩ năng sử dụng các công cụ dạy học tích hợp, hiện đại như sử dụng các công cụ ICT để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học; đặc biệt có các kiến thức và kĩ năng về sáng tạo, sáng nghiệp để đào tạo các năng lực này ở người học. Cách mạng 4.0 kéo theo vai trò của giáo viên sẽ thay đổi, quá trình đào tạo giáo viên thay đổi, đến lượt mình các trường ĐHSP cũng phải đổi mới mô hình đào tạo giáo viên, chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo sinh viên sư phạm để trở thành giáo viên 4.0. Mô hình đào tạo giáo viên mới này phải nhấn mạnh đến việc xây dựng tầm nhìn và triết lí giáo dục theo định hướng 4.0; xây dựng chuẩn sinh viên sư phạm 4.0 từ đó phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo; phát triển chuyên môn cho các giảng viên và nâng cao nghiệp vụ cho các trưởng bộ môn, trưởng khoa; nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ và các tài nguyên hỗ trợ; tạo ra các mảng truyền thông và phát triển các quan hệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước; tổ chức các nghiên cứu đánh giá hiệu quả định kì và thường xuyên đối với tất cả các mặt của quá trình đào tạo. Cũng theo mô hình này, việc gắn kết giữa các trường ĐHSP với các cơ sở giáo dục là yêu cầu bức thiết được đặt ra để đào tạo sinh viên sư phạm 4.0. Hà Thị Lan Hương 42 2.2. Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên Đại học Sư phạm 2.2.1. Một số tham chiếu để xây dựng năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên Đại học Sư phạm a) Khung tham chiếu cho kĩ năng thế kỉ XXI Khung tham chiếu cho kĩ năng thế kỉ XXI được phát triển bởi tổ chức Đối tác cho giáo dục thế kỉ XXI (Partnership for 21 st century learning) [1, 7] với các thành viên sáng lập là các tập đoàn hàng đầu như Apple Computer, Cisco System, Microsoft, AOL Time Warner, và là đối tác của Bộ Giáo dục Hoa Kì trong việc xác định những kĩ năng cần thiết. Các kĩ năng được chia thành các nhóm như sau: - Nhóm kĩ năng về thông tin, công nghệ và truyền thông: tiếp cận, sử dụng, quản lí và đánh giá thông tin; sử dụng và sản xuất những sản phẩm truyền thông đa phương tiện; sử dụng và áp dụng công nghệ hữu ích trong học tập và cuộc sống. - Nhóm kĩ năng về học tập và đổi mới: tư duy sáng tạo và đổi mới; tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác. - Nhóm kĩ năng về nghề nghiệp và cuộc sống: linh hoạt, thích ứng trong nghề nghiệp và cuộc sống; chủ động và tự định hướng; những kĩ năng xã hội tương tác trong môi trường đa văn hoá; trách nhiệm và hiệu suất bản thân; khả năng lãnh đạo. Hiện nay khung tham chiếu cho kĩ năng thế kỉ XXI đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức và hệ thống giáo dục của Mỹ mang tính định hướng cho việc phát triển chương trình; giúp trang bị những kĩ năng cần thiết cho học sinh thế kỉ XXI. b) Bản đồ hướng nghiệp 4.0 Cách mạng 4.0 sẽ tác động đến giới trẻ, cho nên bản đồ hướng nghiệp 4.0 giúp cho học định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bản đồ hướng nghiệp sắp xếp hệ thống hoá theo quản trị nghề nghiệp, giúp người học có một bộ công cụ phát triển nghề nghiệp của chính mình [1]. Cụ thể có 7 cụm yếu tố chính tác động đến nghề nghiệp. - Cụm 1 gồm 3 yếu tố: năng lượng tinh thần, tri thức, kĩ năng. - Cụm 2: tâm thế, thái độ, tư duy. - Cụm 3: kết nối, chia sẻ, nền tảng. - Cụm 4: tri thức về công nghệ - Cụm 5: công nghệ thay đổi cách thức mỗi cá nhân làm việc trong môi trường 4.0. - Cụm 6: cách thức lao động làm việc với nhau như thế nào trong môi trường 4.0. - Cum 7: cộng đồng, bền vững, xanh. Ở đây, 3 cụm 1, 2, 3 thể hiện nội tại của mỗi cá nhân trong phát triển nghề nghiệp mà giới trẻ phải cần hoàn thiện phần nội tại trước khi hướng ra bên ngoài để phát triển nghề nghiệp của chính mình. Bản đồ hướng nghiệp 4.0 rất đơn giản và giúp cho mỗi cá nhân nắm bắt được cái gì đã có, cần phát triển những gì và cuối cùng là cá nhân muốn được như thế nào. Bản đồ hướng nghiệp 4.0 còn giúp cho các bạn trẻ xác định kế hoạch để đạt được mục tiêu nghề nghiệp thông qua các yếu tố hệ thống trong bản đồ. c) Năng lực cần có của nguồn nhân lực 4.0 Dưới tác động của cách mạng 4.0, một số năng lực quan trọng của nguồn nhân lực được tổng hợp thành 5 nhóm năng lực quan trọng [1]. Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm 43 - Năng lực thông tin: làm thế nào để tiếp nhận thông tin, tìm kiếm nguồn thông tin hiệu quả và chính xác, lưu giữ và xử lí thông tin để tạo ra các giá trị gia tăng. - Năng lực kết nối: làm thế nào để xác định các đối tượng kết nối, chúng ta tạo ra được những giá trị gì cho hệ thống kết nối, làm thế nào để khai thác và tạo giá trị cho bản thân và cộng đồng kết nối của chúng ta. - Năng lực lãnh đạo bản thân: làm thế nào để thấu hiểu bản thân, làm thế nào để xác định được giá trị mang lại cho xã hội và bên ngoài, phát triển những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nhằm phù hợp với thế giới bên ngoài. - Năng lực học – đào thải và tái học: biết được cá nhân thiếu những gì, niềm tin về những giá trị lâu dài, nghị lực để vượt qua thách thức và trở ngại, nắm được phương pháp học và tự học hiệu quả cho bản thân. - Năng lực xã hội, có nhiều mức độ để một cá nhân thể hiện năng lực xã hội trong cuộc sống: bày tỏ ủng hộ cho những hành động vì xã hội, thực hiện các hành động đó, thúc đẩy bạn bè và người xung quanh thực hiện hành động, sẵn sàng phản ứng những người có hành vi vi phàm lợi ích của xã hội, tự đưa ra những hành động và chương trình nhằm tạo ra những giá trị xã hội. d) Khung trình độ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương UNESCO đã xây dựng khung năng lực chuyển đổi cho khung trình độ quốc gia, hiện nay cho đến năm 2030, cần dạy và rèn luyện cho người học các phẩm chất vả năng lực sau đây [3, 9]: - Năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo: khả năng sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, tháo vát, kĩ năng vận dụng, tư duy phản biện, ra quyết định hợp lí. - Năng lực xã hội: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, làm việc nhóm, cộng tác, hoà đồng, tinh thần đồng đội, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn. - Năng lực cá nhân: kỉ luật tự giác, khả năng độc lập trong học tập, linh hoạt và thích ứng, biết mình, kiên trì, tự tạo động lực, nhất quán, tự trọng. - Công dân toàn cầu: ý thức, khoan dung, cởi mở, trách nhiệm, tôn trọng sự đa dạng, hiểu biết về đạo đức, hiểu biết đa văn hoá, khả năng giải quyết mâu thuẫn, tham gia dân chủ, giải quyết xung đột, tôn trọng môi trường, bản sắc dân tộc, ý thức mình thuộc về một nơi nào đó. - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: khả năng thu thập và phân tích thông tin, khả năng phản biện và đánh giá nội dung thông tin, sử dụng thông tin và truyền thông phù hợp đạo đức. - Lối sống, giá trị và tôn giáo: tôn trọng lối sống lành mạnh, các giá trị tôn giáo. e) Vai trò của giáo viên trong nhà trường thế kỉ XXI Nhà trường thế kỉ XXI đứng trước nhiều thách thức đặt ra từ chính môi trường xã hội đang biến đổi nhanh chóng, từ chính người học rất khác nhau trong xã hội phát triển, từ những tiến bộ của khoa học về sự phát triển nhận thức, khoa học sư phạm và khoa học quản lí cộng đồng – giáo dục [2]. Người giáo viên phổ thông trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI phải đảm trách 4 vai trò của nhà sư phạm, nhà nghiên cứu hành dụng, người học suốt đời và nhà canh tân xã hội để không chỉ tồn tại, phát triển của bản thân, cùng nghề dạy học mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội [6]. Hà Thị Lan Hương 44 Ở đây vai trò của nhà sư phạm nhấn mạnh đến những đòi hỏi cách ứng xử sư phạm chuyên nghiệp trong việc thực hiện các chức năng dạy học và giáo dục trong nhà trường theo quan điểm người học là chủ thể độc đáo, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, phát triển sức mạnh người. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm tổ chức cho học sinh hoạt động với nhiều dạng, hình thức, môi trường khác nhau để người học có cơ hội được tham gia vào các loại tương tác với đối tượng học, với bạn học và với chính tư duy, kinh nghiệm, hoạt động của bản thân, qua đó phát triển tư duy nhận thức phản ánh và hành động trong thực tiễn. Như vậy, để thực hiện vai trò của nhà sư phạm chuyên nghiệp giáo viên cần những năng lực cốt lõi và chuyên biệt như năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và định hướng phát triển của họ, năng lực giáo dục, năng lực môn học, năng lực dạy học phù hợp với bối cảnh và người học và năng lực thích ứng nghề nghiệp. Bên cạnh đó những năng lực cơ bản như giao tiếp, năng lực học tập, năng lực nghiên cứu khoa học là nền tảng cho các sự phát triển của các năng lực chuyên biệt. Vai trò của nhà nghiên cứu hành dụng ở giáo viên có hàm ý nói đến những yêu cầu ứng xử của giáo viên một cách linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn nhà trường đa dạng và biến động trên cơ sở phân tích, tổng hợp, suy ngẫm những dữ kiện, số liệu, biểu hiện thu thập được một cách chủ động từ các nguồn thông tin phong phú để nhận biết, đánh giá tính chất, đặc điểm của đối tượng, môi trường cũng như cái chưa được trong hoạt động của bản thân, của nhà trường; khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề để thực tiễn dạy học luôn được hoàn thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của các cá nhân học sinh, đóng góp vào phát triển lí luận và kinh nghiệm sư phạm. Như vậy, để thực hiện vai trò của nhà nghiên cứu hành dụng giáo viên cần những năng lực cốt lõi và chuyên biệt như năng lực giải quyết vấn đề (tìm kiếm, thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp thông tin,...), năng lực nghiên cứu khoa học và nhu cầu đổi mới, phát triển bản thân. Đề cập đến vai trò người học liên tục, suốt đời là nhấn mạnh đến yêu cầu đối với giáo viên không ngừng làm phong phú hiểu biết khoa học sư phạm và khoa học chuyên ngành cũng như các lĩnh vực khoa học có liên quan để hoàn thiện nhân cách, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của nghề nghiệp cũng như phát triển tình yêu, lòng say mê và trách nhiệm với việc học của bản thân, của học sinh của mình và của các đồng nghiệp. Hơn nữa, giáo viên còn phải biết cách đúc rút kinh nghiệm về cách học hiệu quả, đặc biệt trong học tập nâng cao năng lực nghề nghiệp và tư vấn cho học sinh của mình về cách học phù hợp. Giáo viên cần trau giồi năng lực học tập của bản thân qua các con đường, môi trường, hoàn cảnh khác nhau, làm tấm gương học tập tích cực cho học sinh, những người khác về giá trị của việc học. Bên cạnh đó trong thời đại ngày nay việc học tập để có thể sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ngoại ngữ đã trở thành một đòi hỏi rất thiết yếu đối với giáo viên. Như vậy, để thực hiện vai trò của người học suốt đời giáo viên cần những năng lực cốt lõi và chuyên biệt như năng lực tổ chức, quản lí và đánh giá học tập của bản thân phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu phát triển được đặt ra. Vai trò của nhà canh tân xã hội của giáo viên nhấn mạnh đến những đòi hỏi về sự tham gia của giáo viên vào công cuộc xây dựng cộng đồng và xã hội văn minh, tiến bộ. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm đóng góp của giáo viên trong cộng đồng nơi cư trú Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm 45 và cộng đồng nghề không chỉ như một công dân mà như một nhà văn hoá, tạo được lòng tin và gương mẫu trong tác phong, lối sống, mối quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Như vậy, để thực hiện vai trò của nhà canh tân xã hội giáo viên cần những năng lực cốt lõi và chuyên biệt như năng lực công tác xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp. Việc chuẩn bị cho các sinh viên những điều kiện cần thiết để tham gia vào môi trường lao động nghề nghiệp đòi hỏi các trường ĐHSP phải xem 4 vai trò mà người giáo viên phải đảm trách là định hướng cho việc xác định những yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp (còn được gọi là chuẩn đầu ra). 2.2.2. Khung năng lực sư phạm 4.0 cho sinh viên Đại học Sư phạm Muốn xác định khung năng lực sư phạm 4.0 cho sinh viên ĐHSP, chúng tôi căn cứ vào hai khía cạnh chủ yếu: - Vai trò của giáo viên trong nhà trường hiện đại thế kỉ XXI. - Khung tham chiếu về nguồn nhân lực 4.0, hướng nghiệp 4.0, kĩ năng người học thế kỉ XXI, Như vậy, năng lực sư phạm 4.0 cần được phát triển ở các giáo sinh trong quá trình đào tạo ban đầu gồm các năng lực (bảng dưới) để có thể đáp ứng 4 vai trò cốt lõi của giáo viên của nhà trường thế kỉ XXI, nhà trường hiện đại Bảng 1. Khung năng lực sư phạm 4.0 cho sinh viên đại học sư phạm 1. Năng lực công nghệ và truyền thông - Tiếp cận thông tin kiến thức về giáo dục, dạy học trên cơ sở tư duy phản biện - Khai thác, thu thập, sử dụng và phân tích thông tin về giáo dục và dạy học một cách hệ thống - Quản lí và đánh giá thông tin liên quan đến giáo dục và dạy học - Sử dụng và sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện trong dạy học - Sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, quản lí hồ sơ học tập, học tập,... sáng tạo và phù hợp với đạo đức 2. Năng lực sáng tạo - Nắm vững kiến thức, kĩ năng chuyên ngành sư phạm - Tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, hài hước, tò mò - Độc lập, tự chủ, đam mê theo đuổi cái mới - Kết nối, hợp tác và chia sẻ - Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và phát triển sự sáng tạo cho bản thân và học sinh - Sẵn sàng thử nghiệm cái mới, không sợ thất bại 3. Năng lực thích ứng với sự thay đổi - Thích ứng với các yếu tố mới, khác biệt của môi trường côngn ghệ - Thích ứng với các mối quan hệ xã hội trong thời đại công nghệ số - Tiếp nhận cái mới và tạo ra sự thay đổi 4. Năng lực giao tiếp và hợp tác - Xây dựng mối quan hệ tốt dựa trên hiểu biết và tôn trọng quan điểm người khác - Thừa nhận sự khác biệt bằng cách tích cực khuyến khích người khác chia sẻ quan điểm của họ Hà Thị Lan Hương 46 - Đưa ra ý kiến lập luận với lí lẽ và có sự liên kết phù hợp - Đưa ra được kết quả tốt nhất dựa trên việc thương lượng những quan điểm khác nhau và tạo được sự đồng thuận - Xây dựng tinh thần đồng đội, tạo một nền văn hoá học tập hợp tác và tập hợp mọi người hướng đến mục tiêu chung - Thúc đẩy và tận dụng thế mạnh các thành viên trong nhóm đạt mục tiêu chung - Xây dựng mối quan hệ bền vững với người khác 5. Năng lực lãnh đạo - Xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn của bản thân và đội nhóm - Xây dựng/cải tiến kế hoạch của bản thân và nhóm dựa trên hiểu biết rất rõ về thực tiễn vấn đề - Hỗ trợ trong việc lập kế hoạch công việc dựa trên thực tế khung thời gian và nguồn lực - Thực hiện kế hoạch học tập có hiệu quả - Giám sát chương trình, hoạt động giảng dạy - Đánh giá tiến độ công việc đảm bảo bám sát mục tiêu và chỉ tiêu - Điều chỉnh sáng tạo kế hoạch công việc - Thúc đẩy văn hoá học tập tích cực 6. Năng lực phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo - Trình bày được các nguyên tắc phát triển chương trình quán triệt dạy học tích hợp - Phân tích được môn học sẽ giảng dạy ở trường phổ thông; cách thức thiết kế và phát triển chương trình môn học - Thiết kế được chủ đề môn học của một lớp sẽ được phụ trách ở trường phổ thông - Xác định được hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện học tập của học sinh ứng với chương trình (môn, bài, tiết học và các mục học tập trong tiết); các điều kiện học sinh thực hiện chương trình này - Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển chương trình môn học - Phân tích chỉ ra mối liên kết giữa chương trình môn học cụ thể và các tài liệu giáo khoa có liên quan 7. Năng lực dạy học tích hợp - Phân tích được bản chất của dạy học tích hợp - Phân tích được tầm quan trọng của dạy học tích hợp từ đó nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp các khoa học ở nhà trường - Phân tích nội dung, chương trình dạy học tích hợp của môn học/lĩnh vực học tập - Lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn học - Thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài có ứng dụng CNTT&TT - Triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài có ứng dụng CNTT&TT Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm 47 - Đánh giá được sự phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy học chủ đề tích hợp 8. Năng lực dạy học phân hoá - Phân tích được bản chất của dạy học phân hoá - Phân tích được tính tất yếu của phân hóa trong dạy học - Phân tích được nội dun,g chương trình tổ chức dạy học phân hóa – phân ban định hướng nghề nghiệp - Biên soạn và triển khai kế hoạch dạy học có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức của học sinh có ứng dụng CNTT&TT - Nêu được các hình thức, phương pháp dạy học phân hóa theo đặc điểm tâm lí – nhận thức của học sinh và nguyên tắc lựa chọn các hình thức, phương pháp đó phù hợp từng loại đối tượng - Thiết kế được các chương trình dạy học môn học phân hóa các đối tượng theo các tiêu chí và theo mức độ phân hóa - Thiết kế được một kế hoạch bài học có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức của học sinh có ứng dụng CNTT&TT - Triển khai được một kế hoạch bài học có ứng dụng CNTT&TT - Đáng giá được sự phát triển của năng lực cá nhân học sinh 9. Năng lực phát triển nghề nghiệp - Tìm kiếm và tham gia các khoá học trực tuyến để phát triển nghề nghiệp - Chia sẻ thông tin, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm về các khoá học trực tuyến phát triển nghề nghiệp với bạn bè và đồng nghiệp - Thử nghiệm những phương pháp dạy học sử dụng công nghệ, các hình thức học tập trực tuyến trong thực tiễn giảng dạy - Tham gia hợp tác phát triển chuyên môn của nhóm, tổ, trường thông qua hình thức học tập trực tuyến - Tự học, tự trau dồi và hoàn thiện kiến thức của bản thân để nâng cao trình độ 3. Kết luận Tác động của cách mạng 4.0 đối với giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng nhất là các trường ĐHSP là không hề nhỏ. Cách mạng 4.0 tạo tiền đề cho các cơ sở giáo dục đại học, các trường ĐHSP tập trung các ngành nghề để có thể đào tạo nguồn nhân lực 4.0 đáp ứng yêu cầu xã hội nhưng nó cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi các trường phải nâng cao năng lực của mình từ việc xây dựng tầm nhìn, triết lí; phát triển chương trình; tạo dựng nguồn lực nhà trường, Chính vì vậy, việc xác định năng lực sư phạm 4.0 cho sinh viên ĐHSP thực sự là việc làm cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Các năng lực này sẽ được tích hợp cùng với các năng lực sư phạm đã được xác định trong chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp ĐHSP để từ đó xác định mục tiêu và phát triển chương trình đào tạo hướng tới sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể dạy và phát triển học sinh 4.0 Hà Thị Lan Hương 48 hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực 4.0. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn và phức tạp, nó đòi hỏi các trường ĐHSP phải có kế hoạch chiến lược và giải pháp đồng bộ, sự quan tâm, đầu tư thích đáng của các cấp ngành có liên quan. Nếu thực hiện thành công việc đào tạo ra thế hệ sinh viên trở thành người giáo viên có năng lực dạy học và giáo dục 4.0 thì đây là yếu tố then chốt giúp cho các trường ĐHSP hoàn thiện sứ mệnh trọng đại của mình và thu hẹp với khoảng cách với các cơ sở đào tạo giáo viên tiên tiến trên thế giới. Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2018, mã số B2018-SPH-01HT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Tuấn Anh, Đào Trung Thành, 2018. Hướng nghiệp 4.0. Nxb Thanh niên. [2] Ngô Thị Kim Dung, 2018. Phương thức tổ chức dạy và học đại học trong kỉ nguyên kỹ thuật số. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Nxb Đà Nẵng. [3] Lê Đức Ngọc, 2018. Phát triển chương trình đào tạo và hoạt động dạy học đại học đáp ứng thời đại và cách mạng công nghiệp 4.0. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Nxb Đà Nẵng 2018. [4] Nghiêm Đình Vỳ, Mai Văn Tỉnh, 2016. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xác định vai trò giáo viên trong thế kỉ XXI. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Fframework for developing preservice teachers’ competencies in using technologies to enhance teaching and learning; Article in Educational Media International. June 2011. DOI: 10.1080/09523987.2011.576512; https://www.researchgate.net/publi cation /2332 00446. [6] NIE (National Institute of Education), 2009. A teacher education model for 21st century. A report by the National institute of education, Singapore. [7] Partnership for 21 st century learning . [8] Shah, 2014. The Future of classroom: the role of teachers needs a relook in digital era. Retrieved from the-role-of-teachers-needs-a-relook-in-digital-era/99/print/ [9] UNESCO, 2018. Guidelines on Developing and Strengthening Qualifications Frameworks in Asia and the Pacific. [10] Weinberger, Fischer, & Mandl, 2002. Fostering individual transfer and knowledge convergence in text-based computer-mediated communication. In G. Stahl (Ed.), Computer support for collaborative learning: Foundations for a CSCL community. Proceedings of CSCL 2002. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum. Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm 49 ABSTRACT Proposing a number of professional capabilities of teacher 4.0 for education students Ha Thi Lan Huong Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education Characteristic of the Industrial Revolution 4.0 have a strong impact on education and teacher training institutions. This revolution will bring tremendous changes in education and new concepts emerge in this area: human resources 4.0, students 4.0, teachers 4.0, etc. Facing the issues of influence due to the 4.0 Industrial Revolution, the educational universities must build and supplement resources in order to train their students to be able to assume the responsibility of teachers 4.0 for the purpose of education 4.0. This article discusses the development and proposes some of the teacher professional capabilities based on references such as: 21st century skills, career orientation 4.0, human resource capabilities 4.0, UNESCO’s national teacher framework, and the role of teachers in the 21st century school. From the proposed framework, educational universities will focus on program development and organation of training process as well as building resources towards graduates who can take on the role of teacher 4.0; to help successfully 4.0 education and keep up with advanced countries in the world. Keywords: Industrial revolution 4.0, teacher professional capacity 4.0, teacher 4.0, human resources 4.0, students of education university.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5509_0022_6_ha_thi_lan_huong_1_1317_2132659.pdf
Tài liệu liên quan