Tài liệu Đề xuất giải pháp thích ứng cho cộng đồng dân cư vùng ven biển Bắc Bộ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn - Phạm Thị Hoài: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 1
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
VÙNG VEN B IỂN BẮC BỘ BỊ ẢNH HƯỞNG XÂM NHẬP MẶN
ThS. Phạm Thị Hoài, ThS Vũ C hí Linh, KS Võ Tuấn Anh
Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo
Tóm tắt: Ven biển Việt Nam là khu vực dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm
nhập mặn đang lấn ngày càng sâu vào đất liền. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên các lĩnh
vực, ngành nghề truyền thống như sản xuất nông nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước sinh
hoạt chịu nhiều tác động trực tiếp, gây khó khăn cho phát triển sản xuất và kinh tế xã hội vùng
ven biển. Trên cơ sở phân tích, bài viết nêu nên hiện trạng, nguyên nhân cũng như dự báo ảnh
hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ. Đồng thời nêu được
cơ sở khoa học đề xuất giải pháp thích ứng, từ đó đề xuất được ha i nhóm giải pháp thích ứng đó
là giải pháp công trình và giả i pháp phi công trình.
Từ khóa:...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất giải pháp thích ứng cho cộng đồng dân cư vùng ven biển Bắc Bộ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn - Phạm Thị Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 1
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
VÙNG VEN B IỂN BẮC BỘ BỊ ẢNH HƯỞNG XÂM NHẬP MẶN
ThS. Phạm Thị Hoài, ThS Vũ C hí Linh, KS Võ Tuấn Anh
Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo
Tóm tắt: Ven biển Việt Nam là khu vực dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm
nhập mặn đang lấn ngày càng sâu vào đất liền. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên các lĩnh
vực, ngành nghề truyền thống như sản xuất nông nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước sinh
hoạt chịu nhiều tác động trực tiếp, gây khó khăn cho phát triển sản xuất và kinh tế xã hội vùng
ven biển. Trên cơ sở phân tích, bài viết nêu nên hiện trạng, nguyên nhân cũng như dự báo ảnh
hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ. Đồng thời nêu được
cơ sở khoa học đề xuất giải pháp thích ứng, từ đó đề xuất được ha i nhóm giải pháp thích ứng đó
là giải pháp công trình và giả i pháp phi công trình.
Từ khóa: Xâm nhập mặn, ven biển Bắc Bộ, giải pháp thích ứng, giải pháp công trình, phi
công trình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ *
Vùng ven biển Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng rất
lớn vận hành của các hồ chứa thượng nguồn :
Việc điều tiết nước ở các hồ chứa lớn (Hòa
Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) mùa khô còn
chưa phù hợp với nhu cầu dùng nước hạ du,
bên cạnh đó, việc trữ nước của các công trình
thủy điện, hồ chứa vùng thượng nguồn sông
Thao, sông Đà thuộc lãnh thổ Trung Quốc
làm suy giảm dòng chảy mùa khô tại Việt
Nam dẫn đến mực nước sông Hồng liên tục
xuống thấp là một trong những khó khăn cho
việc đánh giá dự báo ảnh hưởng của xâm mặn
đến hạ du các sông. Tình trạng khai thác cát
tràn lan, thiếu quy hoạch làm gia tăng quá
trình hạ thấp lòng dẫn. Hậu quả là mặn càng
có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào trong các
Người phản biện: PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng
Ngày nhận bài : 05/01/2015
Ngày thông qua phản biện: 09/4/2015
Ngày duyệt đăn g: 24/4/2015
vùng cửa sông, quá trình XNM ngày càng diễn
biến phức tạp.
Để ứng phó với các tác động bất lợi dưới tác
động của BĐKH, cụ thể ở đây là XNM cho
một số hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ngọt) và tận
dụng những cơ hội thuận lợi do XNM mang
lại cho việc phát triển các hoạt động sản xuất
khác (như nuôi trồng thủy sản nước mặn hoặc
mặn lợ, khai thác vùng bãi bồ i ngập mặn),
rất cần có một kế hoạch hành động căn cơ lâu
dài về các giả i pháp thích ứng cho từng giai
đoạn. Vì vậy, việc “Đánh giá ảnh hưởng của
XNM đến sinh kế của cộng đồng cư dân vùng
ven biển Bắc Bộ, đề xuất giải pháp th ích ứng”
là việc làm cấp thiết và quan trọng nhằm hạn
chế và giảm thiểu sự XNM tại vùng ven biển
Bắc Bộ, nhất là trong điều kiện biến đổ i khí
hậu nước biển dâng.
Hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang được
các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, đặc
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 2
biệt khi xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng
lớn đến các ngành nghề sản xuất của cộng
động cư dân ven biển. Các nghiên cứu xâm
nhập mặn thường được kết hợp trong các báo
cáo đánh tác động của biến đổi khí hậu, trong
các quy hoạch về cấp nước, hệ thống thủy lợi,
nuôi trồng thủy sản, ... Nội dung chủ yếu của
của các nghiên cứu này là khảo sát xác định
ranh giới mặn trên các sông, thực hiện quan
trắc độ mặn vùng cửa sông, đánh giá tác động
của hiện tượng đến hệ thống thủy lợi, đến
nguồn nước mặt và nước ngầm,... cũng như đề
cập đến một số biện pháp và mô hình sinh kế
nhằm thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do xâm
nhập mặn gây ra. Một số ngh iên cứu tiêu biểu:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên
nhân, đề xuất giả i pháp ứng phó với xâm nhập
mặn trong điều k iện Biến đổ i khí hậu ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long (Cục Quản lý Tài
nguyên nước)
+ Nghiên cứu đề xuất các giả i pháp thủy lợ i
kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán
và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng
bằng sông Hồng. Báo cáo h iện trạng hạn hán,
xâm nhập mặn và các tác động đến sản xuất
nông nghiệp và thủy sản. (Viện khoa học thủy
lợi Việt Nam)
+ Nâng cao năng lực ứng phó xâm nhập mặn
do biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ
(Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi
trường thành phố Cần Thơ).
+ Ảnh hưởng nước biển dâng đến xâm nhập
mặn vào hệ thống thủy lợi nội đồng Nam Thái
Bình. (Viện khoa học thủy lợ i Việt Nam)
+ Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát
triển kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long
- Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2004)
+ Mô phỏng xâm nhập mặn đồng bằng sông
Cửu Long dưới tác động nước biển dâng và sự
suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn (Đại học
Cần Thơ, 2012)
+ Nhiều quy hoạch thủy lợ i (vùng đồng bằng
sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu long,
vùng duyên hải miền Trung) trong điều kiện
BĐKH đã được triển khai thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận theo kịch bản biến đổi khí hậu (theo
kịch bản B2 tháng 7/2012 của Bộ Tài nguyên
môi trường); Tiếp cận theo tổng hợp đa ngành ;
Tiếp cận trên quan điểm phát triển bền vững.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Ngành nghề của cộng đồng dân cư ven biển
Bắc Bộ: Sản xuất nông nghiệp ; nuôi trồng thuỷ
sản. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới công
trình thủy lợi; công trình đê điều cửa sông ven
biển; các công trình cấp nước ven sông.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin:
Thu thập, khảo sát các số liệu kinh tế, xã hội,
các định hướng phát triển kinh tế, hiện trạng
công trình thuỷ lợi, công trình cấp nước sinh
hoạt và nuôi trồng thuỷ sản tại 5 tỉnh; thu thập
số liệu đo mặn ở 30 trạm đo mặn và công trình
thuỷ lợi ở 09 cửa sông, phỏng vấn ở 576 hộ
gia đình, 24 xã, 08 huyện để thu thập thông tin
cần thiết phục vụ cho đánh giá phân tích
- Phương pháp phân tích: Phân tích, đánh giá,
kế thừa các kết quả số liệu nghiên cứu trước
đây có liên quan đến XNM. Các phương pháp
đã được sử dụng: Phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp phân tích so sánh, phương
pháp phân tích định tính, phân tích những khó
khăn, tồn tại, cơ hội và thách thức (SW OT).
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 3
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên
gia về phương pháp triển khai, phiếu điều tra,
phương pháp tính toán, dự báo; các các giả i
pháp pháp thích ứng và các MHSK cộng đồng
bền vững
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham
vấn của các chuyên gia, chuyên gia quản lý ở
trung ương, địa phương, cộng đồng nông dân
và dân cư địa phương về nội dung thực hiện và
khả năng tiếp nhận của các giải pháp, mô hình.
III. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO ẢNH
HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN
SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN
BIỂN BẮC BỘ
3.1. Hiện trạng xâm nhập mặn ở ven biển
Bắc Bộ
a) Ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở ve n bi ển
Bắc Bộ
Trong những năm gần đây ở ven biển Bắc Bộ
nước mặn xâm nhập sớm hơn và lấn sâu vào nội
đồng theo hệ thống sông nội đồng với những
diễn b iến phức tạp. Nước mặn sẽ làm giảm năng
suất nhiều loạ i cây trồng như lúa, cây ăn trái.
Diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi lên đến hàng
ngàn hect a ở các địa phương như Hải Hậu, Giao
Thuỷ, Nghĩa Hưng, Thái Thuỵ, Tiền Hải
Tiêu biểu như tại huyện ven biển Ngh ĩa Hưng
tỉnh Nam Định có 2500 - 3000 ha ảnh hưởng
mặn nên diện tích trên thường xuyên giảm
năng suất từ 20 - 30% so vớ i diện tích không
bị nhiễm mặn. Trong vụ đông xuân năm 2009,
toàn bộ đoạn sông Ninh Cơ trên địa bàn huyện
Nghĩa Hưng bị mặn xâm nhập làm thiệt hại
hơn 1000 ha diện tích lúa khu vực bãi bồ i
vùng cửa sông. Tại xã Nam Điền nhiều vụ
xuân gần đây bị nhiễm mặn nặng gây chết lúa,
có vụ 100% diện tích lúa cấy bị tác động của
mặn, nhiều vụ có những nơ i phải cấy lại 2 - 3
lần do lúa bị chết. Xã Nghĩa Thắng 35 ha đất
trồng lúa ở xóm 7 bị nhiễm mặn không thể
canh tác và phải pháp phun cát nâng cao cốt
đất để trồng các loạ i cây màu. Vụ đông xuân
năm 2010 huyện Nghĩa Hưng có 1148 ha phải
cấy lại do ở các xã ven biển bị hạn, mặn bốc
lên làm chết lúa.
Các cống ven sông phải đóng để ngăn mặn và số
giờ lấy nước bị giảm xuống, một số cống không
lấy được nước do phải đóng cống ngăn mặn nên
một số nơi lịch thời vụ sản xuất phải thay đổi.
Thống kê của Sở NN&PTNT Nam Định cho
thấy do bị mặn nên số giờ lấy nước g iảm, năm
2010 diện tích bị hạn khoảng 39.970 ha. Hiệu
quả sản xuất nông nghiệp ở các vùng nhiễm mặn
thấp, năng suất lúa suy giảm và nguy cơ bị thiếu
nước thường xuyên xẩy ra trong mùa khô. Các
chân ruộng cao, xa nguồn nước phải chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Nguồn nước ngọt khan
hiếm cũng làm quá trình thau chua rửa mặn gặp
khó khăn hơn, tăng diện tích tưới không đảm
bảo và tăng diện tích thau chua rửa mặn không
đảm bảo. Một số địa phương ở vùng cửa sông
Bắc Bộ như vùng Hà Nam - Quản g Ninh, Thuỷ
Nguyên - Hải Phòng, Nghĩa Hưng - Nam Định,
... được bao bọc xung quanh bởi biển, hệ thống
sông và sông nhánh ở hạ lưu nên mức độ ảnh
hưởng của xâm nhập mặn lớn hơn.
Nguồn: Chi cục thủy lợi Quảng Ninh, Hả i
Phòng, Thái Bình, Nam Định cung cấp.
b) Ảnh hưởng của xâm nhập mặn theo địa
giới hành chính
Vùng duyên hải Bắc Bộ là vùng đất thấp, hiện
nay xâm nhập mặn ảnh hưởng đến toàn bộ các xã
ven biển và các xã ven sông trong giới hạn xâm
nhập đều bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Theo
nghiên cứu, vùng ven biển Bắc Bộ có 36 quận,
huyện với 289 xã phường, thị trấn bị ảnh hưởng
của xâm nhập mặn, trong đó có 59 xã, phường bị
ảnh hưởng xâm nhập mặn với độ mặn 1‰ ÷ 4‰;
124 xã phường, thị trấn bị ảnh hưởng xâm nhập
mặn với độ mặn lớn hơn 4‰ và 106 xã phường
ven biển bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của nhiệm
vụ “Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn
đến sinh kế của cộng đồng cư dân vùng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 4
duyên hải ven b iển Bắc Bộ, đề xuấ t giả i
pháp thích ứng”.
c) Ảnh hưởng của xâm nhập đến các ngành
nghề sản xuất
- Sản xuất nông nghiệp: Mặc dù hầu hết các
tỉnh đều có hệ thống đê sông, đê biển làm
nhiệm vụ bảo vệ diện tích canh tác. Tuy nhiên
xâm nhập mặn vẫn ảnh hưởng đến diện tích
canh tác đất nông nghiệp trong đồng. Nguyên
nhân chủ yếu do mùa khô nước sông cạn kiệt
khiến nước biển theo các sông, các cống, kênh
và công tác kiểm soát mặn không chặt chẽ nên
tháo nước lợ vào trong đồng dẫn đến diện tích
đất canh tác bị nhiễm mặn. Đồng thời khi bị
mặn, các cống đã được đóng lại nhưng nước
mặn ngoài sông vẫn rò r ỉ qua cống và tràn vào
trong đồng gây nhiễm mặn diện tích canh tác ở
khu vực lân cận. Ngoài ra các vùng đất sản
xuất nông nghiệp ven biển còn bị nhiễm mặn
do mưa bão gây sạt lở đê khiến nước mặn tràn
vào, do thẩm thấu và do các hoạt động sử dụng
nước mặn khác.
Bảng 1. Hiện trạng diện tích lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn năm 2011
TT Tên tỉnh
Toàn tỉnh (ha) Các xã ảnh hưởng mặn (ha) Tỷ lệ DT
lúa bị
mặn (%) DT tự nhiên DT trồng lúa DT tự nhiên DT trồng lúa
Tổng cộng 7.568.600 279.508 338.466 75.187 26,90%
1 Quảng Ninh 1.163.700 26.600 183.609 9.281 34,89%
2 Hải Phòng 1.878.500 44.782 57.832 20.111 44,91%
3 Thái Bình 1.786.000 82.400 38.604 18.184 22,07%
4 Nam Định 1.833.500 80.250 40.622 18.670 23,26%
5 Ninh Bình 906.900 45.476 17.800 8.941 19,66%
Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của nhiệm vụ “Đánh g iá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sinh kế của cộng đồng cư dân vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ, đề xuấ t giải pháp thích ứng”.
- Công trình cấp nước: Vùng ven biển Bắc Bộ
có 496 công trình cống dưới đê, trạm bơm bị ảnh
hưởng của xâm nhập mặn tưới cho 1661.189 ha
diện tích canh tác, trong đó có 321 công trình bị
ảnh hưởng độ mặn lớn hơn 4‰, 175 công trình
bị ảnh hưởng của độ mặn từ 1-4‰. Nếu không
vận hành hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến hơn 166
ngàn ha canh tác trên bị ảnh hưởng của mặn.
Bảng 2. Số công trình và diện tích phụ trách bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
TT Tên sông
Độ mặn S ≥ 4‰ Độ mặn 1‰ ≤ S < 4‰ Tổng cộng
Số c.trình DT tưới (ha) Số c.trình DT tưới (ha) Số c.trình DT tưới (ha)
Tổng cộng 321 78.869 175 82.320 496 161.189
1 Quảng Ninh 11 0 24 0 35 0
2 Hải Phòng 173 19.389 61 9.809 234 29.198
3 Thái Bình 59 32.997 42 35.905 101 68.902
4 Nam Định 54 12.971 42 36.006 96 48.977
5 Ninh Bình 24 13.512 6 600 30 14.112
Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của nhiệm vụ “Đánh g iá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sinh kế của cộng đồng cư dân vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ, đề xuấ t giải pháp thích ứng”.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 5
- Nuôi trồng thủy sản: Từ kết quả điều tra
khảo sát, nuôi trồng thuỷ sản một số năm gần
đây khó khăn hơn nhiều so với một năm trước,
đặc biệt từ năm 2004 trở lại đây thuỷ hải sản bị
dịch bệnh, chậm lớn, năng suất thấp thậm chí
bị mất trắng không được thu hoạch, thuỷ hả i
sản bị bệnh. Một trong những nguyên nhân cơ
bản là do biến đổi khí hậu, bên cạnh đó mặn
xâm nhập vào sâu trong lục địa, mặn thẩm
thấu vào trong đồng nuôi thuỷ sản nước lợ, do
không được kiểm soát độ mặn trước kh i tháo
qua cống lấy nước vào các ao, mặn làm cho cá
mất chất nhớt và chết.
Bảng 3. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng xâm nhập mặn
TT Tỉnh, thành phố
Toàn tỉnh (ha) Các xã ảnh hưởng mặn
(ha)
Tỷ lệ DT bị mặn (%)
Tổng Mặn lợ Ngọt Tổng Mặn lợ Ngọt Tổng Mặn lợ Ngọt
Tổng 71.807 33.766 38.042 40.955 33.182 7.774 57,0% 98,3% 20,4%
1 Quảng Ninh 19.267 16.276 2.992 16.836 15.723 1.113 87,4% 96,6% 37,2%
2 Hải Phòng 13.847 4.424 9.423 7.322 4.393 2.929 52,9% 99,3% 31,1%
3 Thái Bình 13.490 4.845 8.645 6.412 4.845 1.567 47,5% 100% 18,1%
4 Nam Định 15.782 6.157 9.625 7.539 6.157 1.382 47,8% 100% 14,4%
5 Ninh Bình 9.421 2.064 7.357 2.846 2.064 782 30,2% 100% 10,6%
Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của nhiệm vụ “Đánh g iá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sinh kế của cộng đồng cư dân vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ, đề xuấ t giải pháp thích ứng”.
3.2. Nguyên nhân xâm nhập mặn do
BĐKH-NBD
- Do mực nước biển dâng cao: Theo Kịch bản
biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam năm 2012 của Bộ Tài nguyên và môi
trường thì mực nước biển dâng ngày càng cao
do đó xâm nhập mặn càng lấn sâu vào trong
đất liền.
- Do giảm lưu lượng và hạ thấp mực nước sông:
Do biến đổi khí hậu, các đợt kiệt xuất hiện với số
lượng tăng hơn, giá trị lưu lượng kiệt của các đợt
cũng nhỏ hơn trước đây, thời gian kéo dài gây
nên cạn k iệt nước trong sông. Xu thế hạ thấp
mực nước của trạm thủy văn ở vùng hạ lưu một
số sông ở Bắc Bộ trong những năm gần đây rất
rõ rệt, đặc biệt là trong mùa cạn.
- Do b iến đổ i kh í hậu: Lượng mưa mùa xuân
có xu hướng giảm trên hầu hết diện tích ở
duyên hả i Bắc Bộ, lưu lượng dòn g chảy trên
sông suy giảm nên không đủ lưu l ượn g đẩ y
mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa.
- Do gia tăng nhu cầu dùng nước : Do gia tăng
dân số kéo theo quá trình phát triển của các
ngành kinh tế cũng làm tăng mức độ phức tạp
và nhu cầu sử dụng nước.
- Khai thác quản lý vận hành các công trình
đầu nguồn chưa hợp lý: Sự phát triển các hồ
chứa phía thượng nguồn làm quy luật dòng
chảy trên sông ở Bắc Bộ thay đổi. Bên cạnh
đó, việc các hồ tích nước muộn cũng là
nguyên nhân làm cho các hồ không tích được
đủ nước trong mùa khô đang gây khó khăn cho
sản xuất và phát điện trong mùa khô. Dòng
chảy thượng nguồn tới các vùng hạ lưu có khả
năng suy giảm và mùa kiệt có khả năng đến
nhanh hơn do đó vùng hạ lưu mặn sẽ xâm
nhập sâu hơn và sớm hơn.
- Xâm nhập mặn do thẩm thấu: Bờ biển Bắc
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 6
Bộ dài hơn 510 km và theo tính toán hiện nay
mặn đã lẫn sâ u vào các cửa sông đến 40 km,
các vùng đất sản xuất phía trong được bảo vệ
bở i hệ thống đê sông và đê biển , tuy nhiên
nước mặn vẫn thẩm thấu qua chân đê.
- Xâm nhập mặn do các nguyên nhân khác như:
Do sạt lở công trình ven biển, xâm nhập mặn
qua hệ thống công trình lấy nước. Do suy giảm
rừng ngập mặn, cường độ bốc hơi nước tăng,
làm cho độ mặn của nước và đất tăng theo.
3.3. Dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sinh kế cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ
Bảng 4. Dự báo chiều sâu xâm nhập mặn theo đỉnh mặn trên các sông (km)
TT Tên sông
Mức mặn 1‰ Mức mặn 4‰
Hiện tại N2020 N2030 Hiện tại N2020 N2030
1 Bạch Đằng 26,2 27,0 27,8 24,1 25,1 25,9
2 Cấm 30,0 31,0 31,8 26,8 28,0 28,8
3 Lạch Tray 30,0 30,8 31,5 25,0 26,0 26,7
4 Văn Úc 34,4 35,3 36,0 17,9 19,0 19,7
5 Thái Bình 24,0 25,3 25,9 20,2 21,7 22,3
6 Hóa 29,0 29,9 30,5 19,0 20,1 20,7
7 Trà Lý 40,0 40,9 41,4 24,0 25,1 25,6
8 Hồng 36,0 36,8 37,3 20,0 21,0 21,5
9 Ninh Cơ 46,0 46,8 47,4 29,0 30,0 30,6
10 Đáy 32,0 32,7 33,4 21,0 21,9 22,6
Nguồn: Phân tích kết quả chạy mô hình thủy lực của dự án “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng
bằng sông Hồng có xét đến BĐKH-NBD” do Viện Quy hoạch thủy lợi lập, đã được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt. Đồng thời tham khảo các đề tài ngh iên cứu về mặn trên các sông. Kết quả
tính toán được kiểm chứng qua so sánh với các kết quả đo đạc giám sát m ặn tại các cửa sông
vùng ven biển ĐBSH của Tổng cục thủy lợi thực hiện.
Bảng 5. Dự báo ảnh hưởng của XNM đến diện tích lúa các tỉnh ven biển Bắc Bộ
TT Thời gian
Toàn vùng Vùng ảnh hưởng mặn
Tỷ lệ bị
mặn D.tích tự
nhiên (ha)
D.tích
trồng
lúa (ha)
D.tích tự
nhiên (ha
D.tích
trồng
lúa (ha)
1 Năm 2020 1.232.753 256.600 353.658 70.559 27,50%
2 Năm 2030 1.232.753 237.358 356.206 66.112 27,85%
Kế t quả tính toán dựa vào dự báo khoảng cách XNM trên các sông và diện tích lúa quy hoạch
của các tỉnh ven b iển Bắc Bộ thuộc nhiệm vụ “Đánh g iá ảnh hưởng của xâm nhập m ặn đến sinh
kế của cộng đồng cư dân vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ, đề xuấ t giải pháp thích ứng”.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 7
IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH
ỨNG
4.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp
thích ứng
a) Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Phân tích các nguyên nhân của XNM vùng
duyên hả i Bắc Bộ.
- Các yêu cầu về nguồn nư ớc và chất lượng
nước, ngưỡng chịu mặn của đối tượng bị ảnh
hưởng ở t rong vùng ngh iên cứu, các quy luật
và kinh nghiệm về diễn biến XNM hằng năm
ở vùng cử a sông ven biển Bắc Bộ.
- Kịch bản BĐKH-NBD cho Việt Nam
(2012) : Các kịch bản đã đưa ra các dự báo
xu hướng dâng cao của mực nước biển và sự
thay đổi cực đoan của khí hậu. Các giải pháp
đề xuất phải phù hợp vớ i các xu hướng và dự
báo để giảm thiểu tác động của XNM.
- Các giả i pháp đề xuất để thíc h ứng với xâm
nhập mặn cũng phải phù hợp với mục tiêu,
định hướng của ngành, quy hoạch vùng liên
quan đến các tỉnh ven biển Bắ c Bộ .
- Thực tế ảnh hưởng của xâm nhập mặn và
điều k iện cụ thể của lưu vực sông trong vùng
duyên hả i Bắc Bộ .
b) Định hướ ng cho đề x uấ t các giải pháp
- Nguyên nhân chính l à do thiếu n guồn nước
nên bị mặn xâm lấn sâu vào nội đồng, cơ sở
hạ tầng các công tr ình lấy nước, trữ nước và
chuyể n nước chưa đầy đủ, đồng bộ. Vì thế
cần đề xuất giải pháp côn g trình nhằm từng
bước khắc phục tồn tại trên, từng bước hoàn
chỉnh cơ sở hạ tầng các công trìn h để đảm
bảo nguồn nước.
- Sự phân bố lưu lượng nước trên các sông ở
Bắc Bộ vào mùa kiệt và nhu cầu dùng nước
của từng vùng sản xuất, từng thời điểm, từng
đối tượng không giốn g nhau do đó cần có
những giả i ph áp để vận hành phân phố i
nguồn nước hợp lý .
- Trong m ùa khô hạn trong khi nguồn nước
và chất lượng nước và năng lực c ác công
trình cấp nước còn hạn chế, cần có các giả i
pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước, giảm
thất thoát từ nguồn nước đến đối tượng sử
dụng.
- Đố i vớ i các vùng ven biển, nước mặn sẽ
xâm lấn mạnh khi cá c công trình đê bao bị
hư hỏng do nước biển dâng cao trong gió
bão, do đó cần có các giả i pháp cô ng trình và
phi công trình để bảo vệ đê bao v ùng cửa
sông ven biển.
- Với c ác b iện pháp công t rình, nguồn vốn
còn hạn chế nên cần thực hiện từng bước. Do
đó cần chú trọng tới các biện phá p nhằm
nâng cao năng lực của người quản lý vận
hành các công trình cấp nước và kết hợp vớ i
người dân trong c ông tác bảo vệ nâng cấp và
vận hành các công trình.
- Các giải pháp cần th ích ứng vớ i hiện tượng
XNM như: thay đổ i m ùa vụ canh tác, chuyể n
đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất .
- Các biện pháp cầ n chú trọng đến nâng cao
nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của
XNM, để cộng đồng ven biển có hành động
tự giác ứng phó .
4.2. Đề xuất giải pháp công trình
a) Giải pháp công trình ngăn mặn trữ ngọ t:
Năm 2012, Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án
“Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng bằng
sông Hồng có xét đến BĐKH-NBD đến năm
2020 và định hướng đến năm 2050”, theo đó
có 10 công trình ngăn mặn, trữ ngọt được
nghiên cứu và đề xuất :
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 8
Bảng 6. Bảng tổng hợp đề xuất xây dựng công trình trữ ngọt ngăn mặn
TT Tên công trình Địa điểm (xã, huyện, tỉnh) Lưu vực
1 Cống đập sông Hoá Vĩnh Tiến-Vĩnh Bảo-H.Phòng
Thuỵ Dũng-Thái Thụy-T.Bình sông Thái Bình
2 Cống đập Đò Hàn Kiến Thiết-Tiên Lãng-H.Phòng
Hòa Bình-Vĩnh Bảo-H.Phòng sông Thái Bình
3 Cống đập sông Đào Nam Phong-Nam Trực-N.Định
Mỹ Tân-Mỹ Lộc-Nam Định sông Hồng
4 Cống Quần Liêu Nghĩa Sơn-Nghĩa Hưng-N.Định sông Hồng
5 Âu Kim Đài Thượng Kiệm-Kim Sơn-N.Bình
Kim Chính-Kim Sơn-N.Bình sông Đáy
6 Cống đập Lạch Tray Cửa sông Lạch Tray, Hải Phòng sông Thái Bình
7 Cống đập sông Mới Ngã ba sông Mới và sông Văn Úc sông Thái Bình
8 Cống đập sông Đáy Phà Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng-N.Định và Kim
Sơn-Ninh Bình. sông Hồng
9 Cống đập sông Hồng
Phà Cồn Nhất thuộc Hồng Tiến-Kiến Xương
và Ngô Đồng- Giao Thuỷ sông Hồng
10 Cống đập S.Ninh
Cơ
Phà Thịnh Long thuộc Nghĩa Bình-Nghĩa
Hưng và Hả i Châu-Hải Hậu-Nam Định sông Hồng
Nguồn: QH hệ thống thủy lợ i tỉnh Nam Định; QH thủy lợi vùng ĐBSH gia i đoạn 2012 - 2020
b) Giả i pháp công trình cấp nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
- Nâng cấp , cải tạo các công trình hiện có:
+ Công trình nuô i trồng thủy sản : Hệ thống
công trình ph ục vụ NTT S đã được đầu tư trong
những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu sản
xuất, mở rộng quy mô và các mô hình nuô i
trồng bền vững, các công trình cần được cả i
tạo nâng cấp thường xuyên để giảm thiểu các
rủi ro và thiệt hại.
+ Công trình cấ p nước sản xuất nông nghiệp :
Kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị cơ
khí, thiết bị điện ; sửa chữa nâng cấp các hạng
mục công trình.
- Xây dựng m ới cơ sở hạ tầng:
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản:
Hiện nay các địa phương ven biển Bắ c Bộ đã
quy hoạch NTTS trên cơ sở khai thác, sử dụng
hiệu quả lợi thế tiềm năng của từng vùng. Tuy
nhiên chưa có quy hoạch công trình thủy lợi
phục vụ NTTS. Đề nghị Bộ NN&PTNT, trên cơ
sở quy hoạch ngành NTTS đã được phê duyệt
cho xây dựng qui hoạch thuỷ lợi phục vụ NTTS
trong điều kiện BĐKH-NBD, đề xuất công trình
phù hợp với quy trình nuôi thuỷ sản.
+ Bổ sung xây dựng mới công trình lấy nước:
Kết quả ngh iên cứu của các dự án quy hoạch
do Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, các dự
án do các tỉnh thực hiện, toàn vùng dự kiến
xây dựng mới 13 công trình cấp nước, danh
mục và thông số xem bảng sau.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 9
Bảng 7. Xây mới công trình cấp nước các tỉnh duyên hải Bắc Bộ
TT Hạng mục Triền đê Địa điểm Diện tích (ha)
Giai đoạn 2014-2020 7,905
1 Cống Kim Hả i Hữu Hồng Ninh Bình 2,000
2 Cống Bắc Câu, Cống số 7 Hữu Hồng Nam Định 600
3 Cống Xuân Tân, C. Hạ Miêu 2 Hữu Hồng Nam Định 4460
4 Cống Phú Lạc Tả Hồng Thái Bình 1,695
5 Cống Đồng Bàn Tả Hồng Thái Bình 500
6 Cống Lý Xá Tả Hồng Thái Bình 400
7 Cống Thôn Đông Tả Hồng Thái Bình 250
Giai đoạn sau 2020 8,593
8 Cống Tràng An, Cống Rồng Hữu Hồng Ninh Bình 165
9 Cống Phú Gia Hữu Hồng Ninh Bình 50
10 Cống Chẹm Hữu Hồng Ninh Bình 78
11 Cống Tiên Yên Hữu Hồng Ninh Bình 100
12 Cống Si, Vũ Đông, Ô Mễ Tả Hồng Thái Bình 3500
13 Cống Thuỵ Bích, Văn Lang Tả Hồng Thái Bình 4700
Nguồn: Quyế t định 1554/QĐ-TTg ngày 17 /10/2012 của Thủ tướng Chính phủ
c) Giải pháp nâng cấp hệ thống đê và công
trình trên đê:
Nước biển dâng sẽ làm cho quy mô các tuyến đê
sông, đê biển hiện tại có thể không đủ để đảm bảo
nhiệm vụ ngăn mực nước cao nhất của thủy triều.
Theo quyết định số 58/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng về Chương trình đầu tư nâng cấp đê biển từ
Quảng Ninh đến Quảng Nam, cần nâng cấp sửa
chữa một số đoạn đê trải dài từ đê Hà Nam (TX
Quảng Yên – Quảng Ninh) đến đê Bình Minh I
(Kim Sơn – Ninh Bình) với chiều dài 540km, có
nhiệm vụ bảo vệ cho 159.771 ha với quy mô đảm
bảo chống được bão gió cấp 9 đến 12 với tần suất
mực nước triều trung bình 5%.
4.3. Đề xuất các giải pháp phi công trình
a) Giải pháp vận hành hợp lý công trình lấy
nước phục vụ sản xuấ t nông nghiệp và nuô i
trồng thuỷ sản nước ngọ t
- Tận dụng tối đa lượng nước ngọt từ các hồ
thượng lưu xả để lấy nước phục vụ sản xuất và
trữ nước vào các hệ thống tưới: Tuỳ theo tình
hình thực tế và diễn biến của thời tiết, tình
hình hạn hán, các hồ chứa đều có lịch xả nước
chống hạn. Do nguồn nước trong vụ đông
xuân khan hiếm nên phải tận dụng tối đa lịch
xả nước các hồ trên thượng lưu để những công
trình hạ lưu lấy nước tích trữ vào hệ thống.
- Vận hành hợp lý các công trình lấy nước
phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ven biển: Cần
tách biệt hai nguồn cấp và thoát nước khác
nhau đồng thời có quá trình vận hành các công
trình lấy nước hợp lý. Các khu nuôi trồng thuỷ
sản tập trung gần cửa sông và ven biển cần mở
cống thải nước khi triều xuống, quá trình thải
nước sẽ thuận lợi hơn và các chất thải đều
được thủy triều xuống mang đi hòa loãng. Khi
triều lên, mở cống lấy nước vào kênh dẫn, lúc
này nguồn nước sẽ đảm bảo chất lượng.
b) Giải pháp tự động hóa giám sát mặn và
cảnh báo, nâng cao năng lực và quản lý vận
hành công trình
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 10
Hệ thống giám sát nồng độ mặn tự động là các
thiết bị quan trắc độ mặn tại cửa cống, hoạt
động trên nguyên tắc cảm ứng với độ mặn của
nước, phân tích và truyền số liệu qua mạng về
máy chủ và điện thoại của người phụ trách.
Trên cơ sở số liệu báo về tại thực địa, ngườ i
quản lý có thể quyết định thời điểm đóng, mở
cửa cống để lấy nước phục vụ sản xuất. Hiện
tại trên hệ thống thủy nông Xuân Thủy- Nam
Định đã lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tại 8
cửa cống. Số liệu quan trắc tức thời như độ
mặn và xu thế biến thiên lượng mưa, độ mở
cống, mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu
tại các cống này luôn được cập nhật tục trên
trang Do đó cán bộ
cũng như ngườ i dân luôn cập nhật thông tin để
có biện pháp quản lý và sản xuất phù hợp.
Hệ thống g iám sát mặn tự động tại HTTN
Xuân Thuỷ - Nam Định
Giao diện trang web cập nhậ t số liệu
quan trắc mặn
Trên cơ sở thực nghiệm, đề xuất lắp đặt hệ
thống giám sát mặn và đóng mở tự động cho
35 cống có quy mô tưới từ 500 ha trở lên trên
các lưu vực sông Cấm; Lạch Tray, Văn Úc,
Hóa, Hồng, Ninh Cơ, Đáy.
c) Giải pháp đổi mới quy trình công nghệ trong
nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn
* Giải pháp trong sản xuất nông nghiệp
- Điều chỉnh thờ i vụ sản xuất: Thực tế cho
thấy, điều chỉnh thời vụ sản xuất là một trong
những biện pháp hiệu quả để đối phó với các
tác động của xâm nhập mặn và hạn hán. Kinh
nghiệm của nhiều năm cho thấy, các địa
phương cấy trà xuân muộn thường tránh được
những diễn biến bất thường của thời tiết nên
được mùa.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp: Vớ i
các địa phương ven biển, tuỳ theo điều k iện cụ
thể và sự ảnh hưởng của nước mặn, cần lựa
chọn một số giống chủ lực, các giống có khả
năng chịu mặn trong vụ đông. Đồng thời cần
kết hợp với ứng dụng công nghệ sạch vào sản
xuất trong các mô hình sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao, nhằm nâng cao giá trị sản xuất
và bảo vệ môi trường. Được sự giúp đỡ của tổ
chức MCD, vụ mùa năm 2013, tại Nam Định
Thái Bình đã có 447 hộ lựa chọn và tình
nguyện sử dụng giồng lúa RVT (có quy trình
hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc kèm
theo). Kết quả sản xuất cho thấy giống lúa có
các ưu điểm nổi trội: chịu mặn tốt, chống đổ
tốt, ít sâu bệnh, là giống ngắn ngày nên hạn
chế được rủi ro từ mưa - bão cuối vụ và tăng
hệ số sử dụng đất.
* Giải pháp trong nuô i trồng thuỷ sản: Các
giải pháp khoa học công nghệ trong nuôi trồng
thuỷ sản được phát triển theo các hướng như:
công nghệ sản xuất giống nhân tạo, công nghệ
tạo giống thuỷ sản đơn tính, nâng cao chất
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 11
lượng giống, di nhập thuần hoá giống mới,
phát triển công nghệ nuô i, kiểm soát phòng trừ
dịch bệnh, ... Phát triển khoa học công nghệ,
đặc biệt phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản sẽ
mang lại nhiều h iệu quả cao.
d) Giải pháp kha i thác và sử dụng hợp lý bãi
bồi cửa sông ven biển
- Xây dựng khung pháp lý về quản lý sử dụng
đất bãi bồi: Để khai thác hợp lý và hiệu quả
cần quy định rõ quyền quản lý, quyền sử dụng,
quyền sở hữu đất bãi bồi đồng thời xây dựng
khung pháp lý rõ ràng để ngăn chặn sự t ùy tiện
bao chiếm, sử dụng đất bãi bồi sai mục đích.
- Giao quyền sử dụng đấ t cho các tổ chức, cá
nhân: Tổ chức cắm mốc phân định ranh giớ i
bãi bồ i, quy hoạch đất bãi triều, cắm mốc phân
vùng nuôi trồng thuỷ sản và vùng khai thác tự
nhiên và giao đất hoặc cho thuê đất để khai
thác cho tổ chức, các hộ dân theo quy định của
pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để các tổ
chức, cá nhân yên tâm đầu tư, khai thác tốt
nhất tiềm năng đất bãi bồi ven biển.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:
Thường xuyên kiểm tra tình trạng sử dụng đất để
phát hiện kịp thời ngăn chặn những trường hợp
lấn chiếm sử dụng đất không đúng mục đích.
- Hỗ trợ các mô hình sản xuất hiệu quả, phá t
triển nguồn nhân lực: Nghiên cứu xây dựng
những mô hình sản xuất sử dụng hợp lý tài
nguyên đất bãi bồi đồng thời bảo vệ môi
trường sinh thái, phát triển bền vững, khai thác
tối ưu các nguồn lợi tài nguyên thiên nh iên.
- Tuyên truyền, phố biến các quy định về quản
lý, kha i thác và sử dụng đấ t bãi bồi: Chính
quyền các cấp cần thực hiện tuyên truyền, phổ
biến c ác quy định về sử dụng khai thác đấ t bãi
bồi đế n các các ngành, ngườ i dân địa phương
và chỉ đạo thực h iện nghiêm túc các quy định
trong quá trình sản xuất.
e) Giải pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi
- Áp dụng những giống cây trồng phù hợp:
Các giống lúa được tuyển chọn phải đảm bảo
chịu mặn khá, giống lúa ngắn ngày, có năng
suất chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh.
Đồng thời xây dựng các giải pháp kỹ thuật
thâm canh lúa tại vùng đất nhiễm m ặn ven biển.
Các giải pháp này nhằm hỗ trợ thâm canh lúa,
tiến hành các biện pháp giữ nước không cho
mặn bốc lên, không thực hiện rút nước lộ ruộng
ở vùng nhiễm mặn và quy trình sử dụng phân
và chế phẩm bón phù hợp để hỗ trợ và làm tăng
sức chịu mặn của cây lúa, giúp cây lúa phục hồi
nhanh, góp phần tăng năng suất. Hiện nay các
giống lúa chịu mặn đã được tiến hành trồng thử
nghiệm mô hình ở một số hợp tác xã ven biển,
bước đầu các tỉnh ven biển Bắc Bộ như Ninh
Bình, Nam Định, Thái Bình.
- Áp dụng các giống nuôi m ới trong NTTS:
Nghiên cứu, tạo các giống thuỷ sản nước ngọt
có khả năng chống chịu tốt với điều k iện môi
trường khắc nghiệt và môi trường nước bị
nhiễm mặn nhẹ. Trên các vùng có nguy cơ
nhiễm mặn hoặc nhiễm mặn nhẹ có thể phát
triển nuô i một số loài nước ngọt có khả năng
sống trong môi trường nước lợ.
Với NTTS mặn lợ, trong thời gian tới cần xây
dựng thực hiện đề án phát triển tổng thể những
loài thủy sản mặn lợ có giá trị cao cho mục
tiêu lâu dài theo hướng bền vững, đa dạng hoá
sản phẩm, chọn giống theo hướng tăng trưởng
nhanh, kháng bệnh và gia tăng sức chịu đựng
trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt,
thích ứng với biến đổi khí hậu.
f) Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuấ t
ngành nghề cho một số cộng đồng dễ b ị tổn
thương do b iến đổi khí hậu
Tuỳ thuộc những đặc điểm riêng của cộng
đồng dễ bị tổn thương cần có kế hoạch chuyển
đổi và phát triển một số ngành nghề thay thế
hoặc bổ trợ cho các ngành nghề h iện hiện tại.
Giúp người dân giảm bớt sự phụ thuộc cũng
như tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên
nhiên và làm giảm tính dễ bị tổn thương trước
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 12
những thay đổi từ bên ngoài như các cú sốc,
các khuynh hướng, tính mùa vụ do biến đổ i
khí hậu. Chính quyền và địa phương cần hỗ trợ
để phát triển các ngành nghề liên quan đến
nước lợ và nước mặn như NTTS, du lịch sinh
thái, chế biến thuỷ sản, trồng rừng ngập mặn,
... đồng thời nâng cao hiệu quả các ngành nghề
hiện tại, phát triển bền vững, thích ứng vớ i
biến đổi khí hậu.
g) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý vận
hành công trình
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồn g để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản
xuất nông nghiệp, áp dụng rộng rãi mô hình
quản lý sản xuất cánh đồng lúa lớn. Ứng ứng
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học và
thiết bị hi ện đại trong quản lý vận hành công
trình nhằm phát huy năng lực và trách nhiệm
của cộng đồng để quản lý vận hành các công
trình, giúp tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí
quản lý, bảo dưỡng. Hoàn thiện cơ chế ch ính
sách về quản lý, khai thác công trình, xây
dựng kế hoạch phân phối nước trong đó có
những biện pháp dự phòng để đối phó với các
mức độ hạn hán, xâm nhập mặn khác nhau.
h) Giả i pháp đào tạo nâng cao nhận thức
cộng đồng
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh
hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế của
người dân do biến đổi khí hậu: Để cộng đồng
ven biển có hành động tự giác ứng phó sự gia
tăng xâm nhập mặn và các ảnh hưởng của nó đế
sinh kế, cần thực hiện các giải pháp nâng cao
nhận thức của người dân và thông thường các
giải pháp này thường mang lại hiệu quả thực
tiễn và ít tốn kinh phí nhất, cụ thể như sau:
+ Hoạt động tuyên truyền: Xây dựng các
chương tr ình phát thanh, truyền hình về vấn đề
ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế, các
hoạt động thích hợp cho sinh kế bền vững.
+ Hoạt động tập huấn: Tổ chức các lớp tập
huấn với đối tượng là những cán bộ phường
xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến
binh, người dân Nội dung tập huấn gồm các
kiến t hức cơ bản về hiện tượng xâm nhập mặn,
ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các lĩnh vực
ngành nghề sản xuất ở địa phương; công tác
phòng chống, ứng phó và giảm thiểu thiệt hại
đến hoạt động sinh kế kh i có hạn hán, xâm
nhập mặn; cả i thiện các nguồn lực sinh kế hiện
tạ i, các sinh kế mới thay thế hoặc bổ trợ thích
ứng với h iện tượng xâm nhập mặn .
+ Hoạt động giáo dục: Xây dựng các chương
trình, khóa huấn luyện nâng cao kiến thức về
hiện tượng xâm nhập mặn, các tác động đến
sinh kế của cư dân địa phương cho cá c nhà
hoạch định chính sách, giáo viên địa phương
và đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực
liên quan. Phát hành một số ấn phẩm, sổ tay về
biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn có nội dung
phù hợp, nâng cao hiểu biết cho giáo viên và
học sinh.
+ Tổ chức hội thảo: Hội thảo các sinh kế hỗ
trợ, bổ sung hoặc sinh kế mới giúp cộng đồng
thích ứng với xâm nhập mặn, tổ chức các buổ i
hội thảo về các giống cây trồng ch ịu mặn, các
giống vật nuôi có khoảng chịu mặn rộng và
các kỹ thuật canh tác nuôi trông mớ i để phát
triển các sinh kế tron g điều k iện môi trường
ngày càng bị ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn .
+ Hoạt động phong trào: Tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu, các hoạt động trồng r ừng ngập mặn,
các chiến dịch bảo vệ môi trường, tham quan
các mô hình sinh kế thích ứng với xâm nhập
mặn đã phát huy hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng
của xâm nhập m ặn do biến đổi khí hậu và các
tác động đến sản xuất nông nghiệp: Tổ chức
các cuộc hội thảo, diễn đàn để cộng đồng tham
gia để nâng cao sự hiểu biết về xâm nhập mặn
và sự ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp . Hỗ
trợ chi phí, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nuô i
trồng và tổ chức tham quan các mô hình nuô i
trồng đã thành công ở các tỉnh khác.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 13
- Nâng cao nhận t hức cộng đồng về ảnh hưởng
của xâm nhập m ặn do b iến đổi khí hậu và các
tác động đến nuôi trồng thuỷ sản: Các xã,
phường, thị trấn sử dụng các phương tiện
truyền thông thông tin thường xuyên cho nhân
dân bi ết diễn biến tình hình xâm nhập mặn và
tổ chức thống kê đầy đủ chính xác mức độ
thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản thủy sản do
xâm nhập mặn và cảnh báo các vùng có nguy
cơ nhiễm mặn. Cần bố trí hệ thống quan trắc,
cảnh báo nhanh về diễn biến độ mặn trên các
sông chính và công bố để người dân có thể
truy cập dễ dàng nhanh chóng hoặc thông báo
qua hệ thống phát thanh, qua tin nhắn điện
thoại, ...
i) Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến,
như: công nghệ ảnh vệ tinh, công nghệ thông
tin, nâng cao năng lực dự báo trong phòng,
chống thiên tai, phòng, chống lũ cho hạ lưu,
quản lý khai thác công trình thủy lợ i.
- Ứng dụng những vật liệu phù hợp vớ i môi
trường m ặn: Nguyên nhân hư hỏng của van và
các bộ phận chi tiết của các cống vùng cửa
sông ven biển là do bị ăn mòn, do đó cần
nghiên cứu, sử dụng vật liệu mới để thay thế
các chi tiết hạng mục công trình.
- Nghiên cứu, tích hợp thiết bị, tăng cường
năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ, m ặn, hạn.
- Nghiên cứu, nâng cao năng lực quản lý lũ
tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thá i Bình, xây
dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ hiểm họa,
bản đồ sụt lở bờ nghiên cứu xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm cho các lưu vực sông.
Tuyên truyền ứng phó BĐKH tại thị trấn
Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định
Sản xuất cửa van composite chống
xâm nhập mặn
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Do tính chất bất khả kháng c ủa xu thế nóng lên
toàn cầu và mực nước biển dâng cũng như v ị
trí địa lý khiến khu vực ven biển Bắc Bộ chịu
tác động mạnh của hiện t ượn g xâm nhập mặn.
Từ kết quả của một số nghiên cứu xâm nhập
mặn kết hợp với quá trình khảo sát thực địa và
các thống kê, đánh giá của nghiên cứu này đã
xác định được ranh giới xâm nhập mặn theo
các độ mặn khác nhau, cơ chế và xâm nhập
mặn, xu hướng xâm nhập mặn trong tương lai
cũng như các ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng
cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng, khắc
phục dần ảnh hưởng xâm nhập mặn các lĩnh
sản xuất của cộng đồng cư dân Bắc Bộ .
Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu
nói chung cũng như hiện tượng xâm nhập mặn
nói riêng phải được lồng ghép có hiệu quả vào
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP C HÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 14
các chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội ở t ất cả các ngành, lĩnh vực, địa
phương. Hoạt động thích ứng với biến đổi khí
hậu tại các vùng ven biển được triển khai với
phương châm cơ bản và tổng quát là bảo đảm
quản lý tổng hợp, pháp triển bền vững, đảm
bảo an ninh lương thực, an toàn cho nhân dân
và các giá trị văn hóa trong đ iều kiện phả i
gánh chịu tác độn g ngh iêm trọng của biến đổ i
khí hậu - nước biển dâng nói chung và xâm
nhập mặn nói riêng..
5.2. Kiến nghị
Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sinh kế của cộng đồng cư dân vùng duyên hả i
ven biển Bắc Bộ, đề xuất giải pháp thích ứng
cần tiếp tục được triển khai nhằm thu thập
thêm thông tin, đánh giá chính xá c cá c tác
động và ảnh hưởng do mặn xâm nhập đến các
ngành n ghề, từ đó đưa ra g iải pháp và mô hình
sinh kế đúng đắn, phù hợp nhất cho từng vùng
khu vực. Xây dựng các kịch bản xâm nhập
mặn để công tác dự báo được chính xác hơn,
chủ động ứng phó kh i có mặn xâm nhập và
phải được triển khai trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra cần tăng cường công tác điều tra cơ
bản nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm,
đặc biệt chú trọng việ c đánh giá nước ngầm
qua việc nghiên cứu địa chất, địa hình, các
phương án khai thác phù hợp để hạn chế mặn
xâm nhập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012).Kịch bản biến đổi kh í hậu, nước biển dâng cho Việ t
Nam, NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nộ i;
[2] Đoàn Thanh Hằng và nnk (2010), Nghiên cứu xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn cho
khu vực đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội;
[3] Nhiệm vụ “ Giám sát mặn đồng bằng sông Hồng phục vụ dự báo cho lấy nước sản xuất” do
Viện Nước tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thuỷ lợi VN thực hiện
[4] Phạm Quang Vũ, KS. Phí Thị Hằng (2012), Tình h ình xâm nhập mặn trên các sông ven biển
Đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây, Tạp chí KHCN thủy lợi, số 11, tháng
11/2012;
[5] Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011), “ Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác
động của biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển h ình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, số 171, tháng 9/2011;
[6] Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2009). Ngh iên cứu ảnh hưởng của mực
nước biển dâng do biến đổ i khí hậu đến xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Hồng –
Thái Bình.
[7] Viện Quy hoạch thủy lợ i: “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng có xét đến
BĐKH-NBD đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050” thực h iện năm 2009-2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ths_pham_thi_hoai_6437_2217981.pdf