Đề xuất giải pháp quản lý và kỹ thuật

Tài liệu Đề xuất giải pháp quản lý và kỹ thuật: Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC GIẢI PHÁP THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP KĨ THUẬT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ Các giải pháp quy họach, kế họach, pháp luật, chính sách Quy hoạch, kế hoạch hoá bảo vệ tài nguyên và môi trường Dựa vào Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, từ đó lập ra Kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường Quận Bình Tân: Chương trình 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường. Chương trình 2: Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Chương trình 3: Tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm, phát triển mảng xanh và chống ngập úng. Chương trình 4: Thực hiện các biện p...

doc12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất giải pháp quản lý và kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC GIẢI PHÁP THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP KĨ THUẬT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ Các giải pháp quy họach, kế họach, pháp luật, chính sách Quy hoạch, kế hoạch hoá bảo vệ tài nguyên và môi trường Dựa vào Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, từ đó lập ra Kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường Quận Bình Tân: Chương trình 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường. Chương trình 2: Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Chương trình 3: Tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm, phát triển mảng xanh và chống ngập úng. Chương trình 4: Thực hiện các biện pháp kinh tế, kỹ thuật. Chương trình 5: Hợp tác với các quận lân cận về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của kế hoạch nhằm phấn đấu đến năm 2010: Thực hiện có hiệu quả việc xử lý ô nhiễm công nghiệp: di dời 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100% lượng nước thải các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các khu chế xuất - khu công nghiệp. Xử lý chất thải rắn: xử lý 95% chất thải rắn thông thường, 100% chất thải rắn y tế, 70% chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Cải thiện chất lượng môi trường. Giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng khu vực nội thành. Phát triển diện tích cây xanh bình quân 8 - 9 m2/người. Kế hoạch bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020 với mục tiêu: Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm: 100% khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Khắc phục suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường: 80% số đơn vị sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Bảo đảm phát triển bền vững, mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định: 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 60% sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng trong nước sản xuất tại các nhà máy trên địa bàn quận Bình Tân được ghi nhãn đạt tiêu chuẩn môi trường Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp tái chế chất thải để sử dụng: 40% trở lên chất thải thu gom được tái chế Quy hoạch tổng thể quản lý tài nguyên nước quận Bình Tân đến năm 2010 có định hướng đến 2020. Về pháp luật Sau khi tiến hành điều tra trên 40 cơ sở và 20 cán bộ quản lý môi trường trên Quận Bình Tân, có được một số kết quả. Việc nắm bắt thông tin của các cơ sở sản xuất về văn bản pháp luật môi trường STT Văn bản pháp quy về môi trường Chưa Nghe Biết Hiểu 1 Luật bảo vệ môi trường 2005 25 14 1 2 Quy định xử phạt hành chính 4 29 7 3 Thu phí nước thải 3 16 19 2 4 Quy định thu gom, xử lý chất thải nguy hại 12 23 5 Đối với cơ sở sản xuất: Về Luật bảo vệ môi trường 2005: 25/40 tương đương (») 62.5% cơ sở có nghe qua; 14/40 » 35% biết, đọc qua; 1/40 » 2.5% được tập huấn, hiểu. Về Quy định xử phạt hành chính: 4/40 » 10% chưa; 29/40 » 72.5% nghe; 7/40 » 17.5% biết. Hình 5.1: Hiểu biết của cơ sở sản xuất về một vài văn bản pháp luật môi trường Về Thu phí nước thải: 3/40 » 7.5% chưa; 16/40 » 40% nghe; 19/40 » 47.5% biết; 2/40 » 5% hiểu. Về Quy định thu gom, xử lý chất thải nguy hại: 12/40 » 30% chưa; 23/40 » 57.5% nghe; 5/40 » 12.5% biết. Đối với cán bộ quản lý môi trường, về Luật bảo vệ môi trường năm 2005: 6/20 » 30% có nghe qua; 7/20 » 35% biết, đọc qua; 7/20 » 35% đọc và được tập huấn, hiểu. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại địa phương cần hỗ trợ thêm về Luật và chính sách, có:18/40 » 45% cơ sở, 12/20 » 60% cán bộ quản lý môi trường, cần đưa các tiêu chuẩn cụ thể vào luật. Nhận xét: Hầu hết các cơ sở chỉ nghe qua về các văn bản pháp luật môi trường mà chưa hiểu rõ, ta nhận thấy các cơ sở còn thiếu kiến thức pháp luật về môi trường. nguyên nhân do cơ sở chưa tham gia đầy đủ các buổi tâp huấn môi trường do phòng tổ chức. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại địa phương phần lớn cán bộ môi trường nhận định cần hỗ trợ thêm về Luật và chính sách. Đề xuất: Nhằm khắc phục tình trạng thiếu kiến thức pháp luật về môi trường của cơ sở, các cán bộ môi trường thông qua công tác kiểm tra môi trường cơ sở sẽ nhắc nhở cơ sở quan tâm hơn đến các văn bản pháp luật môi trường. Cụ thể hoá những điều khoản của Luật môi trường, quy định xử phạt hành chính về tài nguyên môi trường để gửi đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ghi rõ địa chỉ web có thể tham khảo các văn bản pháp luật môi trường. Qui định cơ sở sản xuất phải có 1 bộ tài liệu về văn bản pháp luật môi trường, bao gồm: luật bảo vệ môi trường, quy định xử phạt vi phạm về môi trường (hiện hành)… Khi kiểm tra môi trường cơ sở sản xuất, cán bộ môi trường sẽ kiểm tra xem cơ sở đã có đầy đủ tài liệu chưa. Về chính sách Công khai hoá thông tin về thực trạng môi trường doanh nghiệp là một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố, tập trung thúc đẩy quản lý môi trường ở những cơ sở vừa và nhỏ. Trên địa bàn quận Bình Tân số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn, vì vậy đề xuất áp dụng chính sách khung phân hạng xanh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh của quận. Để áp dụng chính sách này cần: Xây dựng chiến lược tăng cường quản lý thông tin môi trường. Tăng cường năng lực để xây dựng, quản lý các hệ thống thông tin môi trường. Thử nghiệm cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường thông qua phổ biến thông tin môi trường của các doanh nghiệp cho cộng đồng. Xây dựng hệ thống phân hạng theo mức từ xuất sắc, khá, đạt, chưa đạt và kém. Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp dựa trên 9 tiêu chí: Sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường. Sự khiếu nại và tố cáo của cộng đồng. Các sự cố môi trường do cơ sở sản xuất gây ra. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải. Hiện trạng quan trắc môi trường và hệ thống thông tin môi trường. Lượng nước sử dụng của cơ sở. Sự hợp tác của cơ sở trong công tác môi trường. Áp dụng sản xuất sạch hơn. Giấy chứng nhận đạt Tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên trước tiên chỉ công bố các cơ sở đạt chuẩn môi trường, các cơ sở này sẽ được đưa logo lên trang web của quận. Những cơ sở ô nhiễm nặng được quận tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ, hướng dẫn biện pháp bảo vệ môi trường. Kiểm tra, giám sát ô nhiễm công nghiệp: Giảm thiểu và xử lý ô nhiễm công nghiệp; xử lý xong các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; Kiên quyết không cho phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường; buộc các cơ sở đầu tư mới phải có đăng ký môi trường và phải thực hiện đúng yêu cầu đăng ký ; Xử lý nước thải các khu công nghiệp. Các giải pháp kinh tế Đối với các giải pháp kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường quận Bình Tân cần có sự chỉ đạo thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố. Thành lập Quỹ tái chế chất thải: hỗ trợ tài chính cho các đơn vị tái chế chất thải. Xây dựng và áp dụng Nhãn sinh thái; Công bố Sách Xanh hàng năm: Xây dựng và áp dụng nhãn sinh thái nhằm mục tiêu cấp chứng nhận cho các sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn về môi trường, Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về chất lượng môi trường có liên quan của những sản phẩm này, qua đó khuyến khích việc đưa vào sử dụng các sản phẩm có nhãn sinh thái đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao về môi trường. Sách Xanh được công bố hàng năm nhằm tuyên dương các doanh nghiệp điển hình trong công tác bảo vệ môi trường. Xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn: Xây dựng quy chế xã hội hóa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy và kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình thu gom, vận chuyển, tái chế xử lý rác, xử lý nước rỉ rác đối với mọi thành phần kinh tế; Triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại 4 phường (An Lạc, An Lạc A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông B); Chi cục Bảo Vệ Môi Trường phối hợp chặt chẽ với Quận trong việc thu phí nước thải công nghiệp, tập trung vào ngành nghề sản xuất có tải lượng ô nhiễm cao: Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp tham gia nộp phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; tuân thủ nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thêm nguồn tài chính cho chiến lược Bảo vệ môi trường của Thành phố. Nghiên cứu việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các lọai chất thải khác (khí thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế, nguy hại từ các hộ gia đình và tổ chức): Tuân thủ nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tăng thêm nguồn tài chính cho chiến lược Bảo vệ môi trường của thành phố. Các giải pháp tổ chức, quản lý Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường Thông tin, dữ liệu môi trường đóng một vai trò quan trọng giúp cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) tốt hơn. Việc thu thập và phân tích dữ liệu thông tin môi trường (TTMT) tốt hơn sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc xác định các vấn đề ưu tiên trong bảo vệ môi trường, tập trung được các khả năng thực hiện còn bị hạn chế, hình thành được các mục tiêu dựa trên các mức độ rủi ro chấp nhận được với cộng đồng có liên quan. Chia sẻ thông tin môi trường với cộng đồng, xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Phân hạn doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường: thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng và hoạt động Nhà truyền thông môi trường tại Công viên văn hóa, Khu dân cư: Tăng cường cung cấp thông tin cho cộng đồng phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng cho hoạt động tìm hiểu và tiếp cận thông tin môi trường cho học sinh tiểu học. Thực hiện các chương trình truyền thanh tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường: Tăng cường thông tin về môi trường đến cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường Phát hành trang môi trường hằng tuần vừa thông tin môi trường; vừa thông tin các đơn vị gây ô nhiễm môi trường, tác hại đến môi trường; vừa nêu những hoạt động điển hình trong bảo vệ môi trường: Tuyên truyền đến người dân những thông tin về môi trường, các chính sách mới có liên quan công tác bảo vệ môi trường. In bộ Luật Môi trường và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trường cung cấp cho các phường, cơ sở: Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, cập nhật kịp thời các thông tin pháp luật, các quy định trong lãnh vực môi trường, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả, hỗ trợ phường trong công tác bảo vệ môi trường. Lập thư viện điện tử phục vụ việc truy cập và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp: Thiết lập trang web phục vụ cho công tác quản lý môi trường và giám sát việc tuân thủ các quy định và luật lệ về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp; Tăng cường khả năng giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng. Tuyên truyền, giáo dục môi trường Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu. Theo kết quả điều tra trên 40 cơ sở có 33/40 » 82.5% cơ sở được tập huấn chuyên đề về môi trường (1 buổi), 7/40 » 17.5% không. Đối với cán bộ quản lý môi trường có 13/20 » 65% được tập huấn chuyên đề về môi trường, còn 7/20 » 35% không. Tìm hiểu thực tế qua các buổi tập huấn cho doanh nghiệp về Luật bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 80/2006/NĐ – CP, Nghị định 81/2006/NĐ – CP do Phòng tài nguyên và môi trường quận Bình Tân tổ chức phối hợp với cán bộ của Chi Cục bảo vệ môi trường thì có gần 50% doanh nghiệp không đến tham dự mặc dù tập huấn hoàn toàn miễn phí. Từ kết quả điều tra và qua thực tế cho thấy các buổi tập huấn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, một số cơ sở đến nhận tài liệu nhưng lại không tham dự tập huấn. Một phần nguyên nhân là do doanh nghiệp thiếu cán bộ chuyên trách môi trường, nên thường cử đại diện là thư ký, kế toán… đến tham dự nên thiếu quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường và một phần do chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở vắng mặt. Giải pháp: Qui định mỗi doanh nghiệp phải có 1 cán bộ môi trường, mỗi năm phải có giấy xác nhận đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn pháp luật về môi trường của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận Bình Tân. Triển khai các hoạt động liên tịch phối hợp hành động bảo vệ môi trường với các tổ chức Mặt trận và Đoàn thể: Hội Phụ nữ, Quận đoàn, Liên đoàn Lao động, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân: Huy động đông đảo lực lượng của các tổ chức đoàn thể tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh các phong trào, đợt vận động huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường với những chủ đề : “Nhà máy không ô nhiễm”, “Ngày Chủ nhật không xả rác”, “Công trường sạch”, “Đường phố không có rác”…, Tiếp tục thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền trọng điểm từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của các đối tượng trong cộng đồng về bảo vệ môi trường. Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường đưa vào chỉ tiêu thi đua của cuộc vận động "Tòan dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư": Lồng ghép, đẩy mạnh hoạt động môi trường trong chương trình “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” Xây dựng thói quen sống thân thiện với môi trường. Tổ chức bộ máy quản lý Theo điều tra thông tin về cán bộ quản lý môi trường, được kết quả 13/20 » 65% tuổi 20 – 35; 6/20 » 30% tuổi 35 – 55; 1/20 » 5% Trên 55 tuổi. Thâm niên công tác: 4/20 » 20% ít hơn 1 năm; 11/20 » 55% từ 1-3 năm; 1/20 » 5% từ 3-5 năm; 2/20 » 10% từ 5-10 năm, 2/20 » 10% trên 10 năm. Đào tạo chuyên ngành Môi Trường: 10/20 » 50% có, 10/20 » 50% không. Nhận xét và giải pháp: Phần lớn cán bộ môi trường của quận ở độ tuổi 20 -35, đã có kinh nghiệm làm việc và có kiến thức cơ bản về môi trường, như vậy quận có nền tảng cơ bản cho công tác quản lý môi trường và cần đào tạo nâng cao trình độ để công tác tốt hơn. Xây dựng, kiện toàn tổ chức phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân: Kiện toàn tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Kiện toàn tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ chuyên trách về môi trường cấp phường. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường ở địa phương; phát triển nguồn nhân lực ngành. Nâng cao năng lực hoạt động của Công ty dịch vụ công ích Bình Chánh; Đẩy mạnh chương trình phát triển mảng xanh, sạch đẹp đường phố. Đầu tư hỗ trợ lực lượng rác dân lập cho quận: Tổ chức lại hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác dân lập; xây dựng các chính sách khuyến khích. Bổ sung, hoàn thiện, xây dựng các văn bản quản lý tài nguyên nước; nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước: hoàn thiện các văn bản quản lý và nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật và công nghệ Nghiên cứu và triển khai thực hiện chứng từ quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn công ngiệp và chất thải nguy hại. Nghiên cứu mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải: Giới thiệu mô hình thích hợp nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường: Nghiên cứu, đánh giá, chọn lựa các giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch: Nghiên cứu, phổ biến các giải pháp công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu lún mặt đất và động đất: Nghiên cứu đề án quan trắc lún mặt đất và đề án phân vùng nhỏ động đất. Các giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát tài nguyên và môi trường Điều tra ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trên địa bàn: Xây dựng cơ sở dữ liệu về ô nhiễm do nguồn thải giao thông một cách có hệ thống nhằm phục vụ công tác quản lý; Lập bản đồ ô nhiễm nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm do giao thông; Dự báo sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm trên địa bàn. Điều tra dữ liệu về ô nhiễm công nghiệp: Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về ô nhiễm công nghiệp một cách hệ thống, đầy đủ nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Lập đề án quản lý, giám sát chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp: Hình thành các chương trình giám sát liên tục và lâu dài về chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp; Xây dựng ngân hàng dữ liệu; tăng cường công tác tái sinh, tái chế. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị: xây dựng dữ liệu về khối lượng và thành phần chất thải rắn đô thị của quận. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác nước dưới đất. Xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất: Tăng cường công cụ kỹ thuật cho quản lý nguồn nước. Do hiện nay qui trình thanh tra kiểm tra môi trường cơ sở sản xuất được thực hiện dựa vào cảm tính và kết quả phân tích của cơ sở. Để việc kiểm tra khách quan, Phòng phải giữ vai trò lấy mẫu. Các mẫu này được gửi phân tích ở trung tâm Sắc Ký, Viện Tài nguyên và Môi trường, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Khi nhận kết quả phân tích phòng sẽ đánh giá dựa vào tiêu chuẩn. Qui trình được xây dựng lại trên cơ sở áp dụng hệ thống quản lý tích hợp ở chương sau. Các giải pháp kĩ thuật Theo kết quả điều tra chỉ có 1/40 » 2.5% cơ sở không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, còn 39/40 » 97.5% cơ sở có thực hiện. Các biện pháp gồm: Hình 5.2: Tỷ lệ các giải pháp bảo vệ môi trường được cơ sở sản xuất áp dụng Xử lý cuối đường ống 9/46 » 20%. Sản xuất sạch hơn 15/46 » 32%. Kiểm toán chất thải 7/46 » 16%. Biện pháp khác 15/46 » 32%. Nhận xét và giải pháp: Các cơ sở có quan tâm đến các biện pháp bảo vệ môi trường, và ưu tiên lựa chọn các giải pháp vừa đem lại lợi ích cho cơ sở vừa bảo vệ môi trường do đặc trưng phần lớn cơ sở trên địa bàn có qui mô nhỏ và vừa. Aùp dụng sản xuất sạch hơn đảm bảo lợi ích về kinh tế và môi trường, còn các giải pháp khác cần chi phí lớn để xây dựng hệ thống quản lý mà không tiết kiệm được tài nguyên. Cần có các biện pháp tác động và hỗ trợ để cơ sở áp dụng tốt các biện pháp bảo vệ môi trường. Xây dựng Phòng thí nghiệm cho Phòng nhằm phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng môi trường cơ sở sản xuất và quan trắc chất lượng môi trường sống trên địa bàn quận. Trang bị trạm quan trắc không khí tự động di động phục vụ công tác triển khai nhanh công tác đo đạc khi có sự cố về môi trường, giúp đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất. Nạo vét rác bồi lấp gây ô nhiễm môi trường kênh rạch tại một số khu vực trên địa bàn: cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường kênh rạch tại một số khu vực. Tăng cường phương tiện đo đạc, phân tích môi trường phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra môi trường của các cán bộ quản lý cấp quận và phường: Tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát, thanh tra môi trường cho cán bộ quản lý môi trường Phòng Tài nguyên Môi trường quận. Các giải pháp hỗ trợ Theo điều tra để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại địa phương: 12/20 » 60% cán bộ quản lý môi trường, yêu cầu Hỗ trợ từ phía nhà nước: xây dựng các quy trình, biện pháp chế tài cụ thể. 39/40 » 97.5% cơ sở yêu cầu Hỗ trợ từ phía nhà nước. Trên thực tế một số công tác không được triển khai thực hiện do thiếu sự hỗ trợ về kinh phí, nhân sự và thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể. Để thực hiện quản lý môi trường tốt quận cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với nguồn kinh phí và cả văn bản pháp luật về môi trường. ngoài ra cần có sự hợp tác giữa các địa phương lân cận trong việc bảo vệ môi trường. Hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc thành phố và quận huyện. Hoạt động đào tạo và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm có giá trị hơn hẳn so với phương pháp quản lý truyền thống. Tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp quận và phường: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức ngành Tài nguyên và Môi trường tại quận và phường; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tổ chức các đợt tập huấn, học tập kinh nghiệm về quản lý và bảo vệ môi trường: Xây dựng và tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trường của Phòng Tài nguyên Môi trường quận thông qua đào tạo và học tập kinh nghiệm quản lý. Đầu tư Trạm phân loại rác thứ cấp: Hỗ trợ quan trọng cho sự thành công của dự án phân loại rác từ nguồn; giảm lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp, thu hồi phần lớn các phế liệu tái sinh. Phối hợp kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt đối với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất trong địa bàn lân cận các tỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 5.63-73F.doc