Tài liệu Đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0140
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 25-29
This paper is available online at
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Đào Đức Doãn
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường
phổ thông hiện nay, gồm: (1) đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình; (2) đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; (3) đổi mới công
tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn học.
Từ khóa: Giáo dục công dân, phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên.
1. Mở đầu
Đổi mới môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông đã và đang nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu và cả xã hội. Thông qua Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức – công dân
trong giáo dục Việt Nam [3] do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2013 tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội v...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0140
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 25-29
This paper is available online at
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Đào Đức Doãn
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường
phổ thông hiện nay, gồm: (1) đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình; (2) đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; (3) đổi mới công
tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn học.
Từ khóa: Giáo dục công dân, phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên.
1. Mở đầu
Đổi mới môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông đã và đang nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu và cả xã hội. Thông qua Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức – công dân
trong giáo dục Việt Nam [3] do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2013 tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội và các nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, nhiều
vấn đề khác nhau về dạy và học môn học này đã được đặt ra. Bên cạnh nhiều nghiên cứu bổ ích về
các khía cạnh cụ thể khác nhau trong dạy học (chẳng hạn như: Đào Thị Ngọc Minh trong Vận dụng
Phương pháp dạy học theo dự án để dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông [3],
Trần Thị Mai Phương trong Một số chú ý trong dạy học những kiến thức kinh tế ở môn Giáo dục
công dân cho học sinh Trung học phổ thông [6].v.v..), đã có những nghiên cứu về xây dựng chương
trình, sách giáo khoa, chẳng hạn như: Đỗ Ngọc Thống với Định hướng đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông sau năm 2015 và môn Đạo đức – Giáo dục công dân[2], Nguyễn Dục Quang với
Một góc nhìn về dạy và học Giáo dục công dân hiện nay [2], Nguyễn Thị Toan với Đề xuất định
hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015 [5],.v.v...
Trên cơ sở các nghiên cứu có tính chất định hướng đó, để góp thêm ý kiến cho công cuộc
đổi mới môn học đang ngày một đến gần, cần có cái nhìn cụ thể hơn về giải pháp. Bài viết dưới
đây nêu một số giải pháp cụ thể về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình môn học, phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và công tác đào tạo giáo viên.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Về mục tiêu, nội dung chương trình
Hạn chế cơ bản của CT và SGK môn GDCD hiện hành là CT còn mang tính hàn lâm, nặng
về giáo dục pháp luật, chính trị, nhẹ về giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống,
Ngày nhận bài: 15/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.
Liên hệ: Đào Đức Doãn, e-mail: ddoan62@gmail.com
25
Đào Đức Doãn
coi trọng lí thuyết, nhẹ thực hành; kiến thức về pháp luật, triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã
hội khoa học ở nhiều bài học trong SGK còn khô khan, trừu tượng, khó hiểu, tạo ra áp lực cho việc
dạy và học.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là CTvà SGK hiện hành đặt ra mục
tiêu kiến thức quá cao, không phù hợp với năng lực và tâm lí nhận thức của HS phổ thông, chưa
hướng tới việc hình thành cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân
trong xã hội.
Để khắc phục hạn chế trên nhằm đổi mới dạy và học môn GDCD, trước hết cần xác định lại
mục tiêu và nội dung chương trình môn học. Căn cứ quan trọng của sự xác định này là: định hướng
về mục tiêu giáo dục phổ thông đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần
thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; tuyên
bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (“Học để biết - Học để làm -
Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình”); những ưu điểm cần kế thừa của chương trình,
sách giáo khoa hiện hành; những kinh nghiệm cần tham khảo của các nước có nền giáo dục phát
triển; yêu cầu cần đáp ứng của hội nhập quốc tế và đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội của nước ta
hiện nay;.v.v..
Theo đó, trong giai đoạn sau năm 2015, môn GDCD trong trường phổ thông phải có mục
tiêu là môn học giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục các giá trị sống, góp phần hình thành, phát triển
cho học sinh những phẩm chất đạo đức, các năng lực cần thiết của người công dân Việt Nam phù
hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật.
Đó là người công dân có phẩm chất tốt: nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, tự tin;
có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tôn
trọng và tự giác chấp hành pháp luật; có lí tưởng cách mạng cao đẹp: yêu Tổ quốc Việt Nam; tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước và có năng
lực cần thiết của người công dân Việt Nam: năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tư duy
năng động, sáng tạo; năng lực tự chủ; năng lực giải quyết hài hòa, đúng đắn các vấn đề của đời
sống thực tiễn phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với mục tiêu đó, GDCD cần được coi là môn học bắt buộc, được dạy ở cả ba cấp học: Tiểu
học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Mục tiêu chung nói trên cần được cụ thể hóa trong mục tiêu riêng cho phù hợp lứa tuổi học
sinh ở từng cấp học.
Ở cấp Tiểu học, mục tiêu môn học GDCD là giúp học sinh biết được những giá trị, nguyên
tắc cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày về đạo đức, pháp luật và hình thành cho học sinh
thói quen sống có đạo đức, có kỉ luật, hài hòa với những người xung quanh nói riêng và trong cộng
đồng nói chung.
Ở cấp Trung học cơ sở,mục tiêu môn học GDCD là giúp học sinh hiểu rõ các giá trị, nguyên
tắc cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống chung của xã hội ở Việt Nam và
thế giới về đạo đức, pháp luật và kinh doanh, từ đó giúp học sinh có thái độ đạo đức tích cực, có ý
thức tôn trọng pháp luật, có năng lực giải quyết hài hòa và đúng đắn các vấn đề của đời sống.
Ở cấp Trung học phổ thông, mục tiêu môn học GDCD là giúp cho học sinh phát triển nhân
cách công dân trên cơ sở các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; tự giác
thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa; tự chủ, tự tin hòa nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng xã hội.
Căn cứ vào mục tiêu trên, cần xác định được nội dung của chương trình đào tạo. Nội dung
này cần phù hợp với mục tiêu chung, mục tiêu riêng của môn học, hạn chế tính hàn lâm, phù hợp
26
Đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay
với đặc điểm tâm sinh lí, tình cảm và sự phát triển của học sinh ở từng cấp học và phù hợp với đặc
điểm của xã hội, thời đại.
Theo chúng tôi, CT môn GDCD cần có các mạch nội dung chủ yếu là: giáo dục hành vi và
chuẩn mực đạo đức; giáo dục pháp luật; giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống; giáo dục lí tưởng cách
mạng, những hiểu biết ban đầu về kinh doanh và giáo dục quốc phòng - an ninh (gồm những hiểu
biết ban đầu về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về nền quốc phòng toàn
dân, lực lượng vũ trang nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam, về phòng thủ dân sự, kĩ năng và
nghĩa vụ quân sự).
Các mạch nội dung trên cần được cấu trúc xoay quanh các mối quan hệ với bản thân, với
người khác, với gia đình và nhà trường, với công việc, với cộng đồng, đất nước và nhân loại, với
môi trường thiên nhiên và xuyên suốt cho cả 3 cấp học, được mở rộng, nâng cao dần qua từng cấp
học; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại, xoay quanh các trục giá
trị: giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng dân tộc và giá trị toàn cầu của nhân loại; cần tích hợp giáo
dục tinh thần trách nhiệm trước xã hội với kiến thức của các lĩnh vực khoa học đồng thời cập nhật
được những đổi thay của đất nước và thời đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ở Tiểu học, nội dung chủ yếu của môn GDCD là giáo dục những giá trị, nguyên tắc cơ bản,
cần thiết trong cuộc sống hàng ngày về đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kĩ năng sống.
Ở Trung học cơ sở, nội dung chủ yếu của môn GDCD là giáo dục các giá trị, nguyên tắc cơ
bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống chung của xã hội ở Việt Nam và thế
giới về đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kĩ năng sống và giáo dục kinh doanh.
Ở Trung học phổ thông, nội dung chủ yếu của môn GDCD là giáo dục giá trị và hành vi
sống có đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, lí tưởng cách mạng, những hiểu biết ban đầu về kinh
doanh, quốc phòng và an ninh.
2.2. Về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Hạn chế chủ yếu về PPDH và KTĐG trong dạy học GDCD ở trường phổ thông trong thời
gian qua là hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, việc đổi mới PPDH còn chậm, hiệu quả thấp,
việc KTĐG phổ biến vẫn là kiểm tra việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức, chưa chú trọng đánh giá quá
trình học tập, rèn luyện, năng lực và phẩm chất học sinh.
Do những đặc thù về mục tiêu và nội dung chương trình, để nâng cao chất lượng dạy và học
môn GDCD, cần đổi mới PPDH và KTĐG theo hướng là:
- Về PPDH, cần phát huy tính tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp
với sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực như: phân tích trường hợp điển hình, đóng
vai, dự án, giải quyết vấn đề,... và các KTDH tích cực như: động não, bản đồ tư duy, mảnh ghép,. . .
để phát triển năng lực cho học sinh.
Trong dạy học GDCD, cần đặc biệt coi trọng sử dụng các phương pháp dạy học như: dạy
học bằng xử lí tình huống thực tiễn có tính thời sự trong cuộc sống hàng ngày; dạy học bằng nêu
những tấm gương tiêu biểu về đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kĩ năng sống, an ninh – quốc phòng
và dạy học tích hợp theo chủ đề. Chúng tôi coi 3 phương pháp dạy học này là 3 phương pháp dạy
học đặc thù của GDCD, vì nội dung môn học và sức hấp dẫn của môn học này gắn liền trực tiếp
với đời sống thực tiễn hàng ngày, là hơi thở trực tiếp của đời sống thực tiễn hàng ngày.
Hiện nay, hình thức tổ chức dạy học GDCD nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu tiến hành
trong phòng học. Để thực hiện mục tiêu và khung nội dung chương trình như trên, hình thức dạy
học môn GDCD cũng cần đổi mới theo hướng chú trọng tổ chức hoạt động giúp học sinh thực
hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống thực tiễn.
- Về KTĐG, cần sử dụng các hình thức, phương pháp KTĐG năng lực công dân thông qua
27
Đào Đức Doãn
nhận thức, thái độ, hành vi, xử lí các tình hưống thực tiễn của đời sống.
Muốn vậy, phải chú trọng kết hợp các hình thức KTĐG tổng kết với KTĐG quá trình (đánh
giá thường xuyên, đánh giá định kì sau từng chuyên đề, sau từng hoạt động trải nghiệm –sáng tạo),
đồng thời, cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp KTĐG năng lực công dân như: sử dụng phiếu
đánh giá kết hợp với cho điểm, đánh giá của giáo viên kết hợp với đánh giá của gia đình, các tổ
chức xã hội, đánh giá đồng đẳng của học sinh và tự đánh giá.
2.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn GDCD
Hiện nay, công tác đào tạo giáo viên GDCD tuy có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng các
trường phổ thông vẫn thiếu rất nhiều giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Số giáo viên được
đào tạo trên chuẩn còn ít. Các trường CĐSP chủ yếu đào tạo ghép môn (Văn-GDCD, Sử-GDCD...),
trong đó GDCD chỉ chiếm 30% thời lượng trong các CT đào tạo nên những giáo viên này ra trường
chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy môn GDCD.CT đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm
chậm đổi mới,chất lượng đào tạo còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD được tiến
hành thường xuyên nhưng chưa thật hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng dạy và học GDCD trong trường phổ thông, giáo viên môn GDCD
vừa phải có những năng lực nghề nghiệp đáp ứng quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên vừa
phải có những năng lực nghề nghiệp đặc thù của người giáo viên giáo dục công dân như: có năng
lực công dân tiêu biểu (có nhân cách người công dân Việt Nam trong thời đại mới, là tấm gương
đạo đức cho học sinh noi theo); có năng lực giáo dục công dân; năng lực tổ chức hoạt động thực
tiễn;.v.v... Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên GDCD cần rà soát, xây dựng CT đào tạo đáp
ứng các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp giáo viên nói chung như: Tăng cường giáo dục đạo đức
và trách nhiệm nhà giáo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, năng lực phát triển CT giáo dục của nhà
trường phổ thông, năng lực đánh giá học sinh; các năng lực nghề nghiệp đặc thù của người giáo
viên GDCD, gắn quá trình đào tạo với thực tiễn nhà trường phổ thông; bổ sung những nội dung
mới theo chủ trương của Bộ GDĐT và yêu cầu thực tế vào CT đào tạo.
Đối với CT đào tạo giáo viên dạy 2 môn (như Văn - GDCD, Sử - GDCD...) thì phải coi cả
2 môn đều là môn chính theo tỉ lệ 50% - 50%; đối với những giáo viên đã đào tạo theo CT với tỉ lệ
70% - 30% thì phải được đào tạo bổ sung để đạt tỉ lệ 50% - 50%.
Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục công dân và các trường
phổ thông để đảm bảo sự thống nhất trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.Cần có sự phối hợp giữa
các cơ sở đào tạo giáo viên GDCD để xây dựng các CT, giáo trình dùng chung có chất lượng. Bằng
các giải pháp khác nhau, cần nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên hiện tại đang dạy GDCD
mà chưa qua đào tạo đúng chuyên môn GDCD; khắc phục tình trạng giáo viên dạy GDCD mà
không được đào tạo, bồi dưỡng về GDCD.
Việc bồi dưỡng giáo viên cần tránh hình thức; gắn liền với đòi hỏi của thực tiễn giáo dục
công dân trong nhà trường và sát với từng đối tượng. Tăng cường tổ chức các hội thi giáo viên
GDCD giỏi để khuyến khích, trao đổi kinh nghiệm và nhân điển hình tiên tiến.
3. Kết luận
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD trong trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương lần thứ 8 khóa XI, cần có nhiều giải pháp đồng bộ dựa trên tham khảo kinh
nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Ý kiến của chúng tôi mới chỉ
là những đề xuất bước đầu. Rất mong nhận được sự trao đổi của bạn đọc gần xa để việc dạy và học
môn GDCD trong trường phổ thông đạt hiệu quả giáo dục cao hơn nữa.
28
Đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (đồng chủ biên), 2009. Phương pháp dạy học dạy học
môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.
[2] Nhiều tác giả, 2013. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức – công dân trong trường
phổ thông ở Việt Nam hiện nay. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Đào Thị Ngọc Minh, 2010. Vận dụng Phương pháp dạy học theo dự án để dạy môn Giáo
dục công dân ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, số 55(8), tr.115 - 120.
[4] Đào Thị Ngọc Minh, 2011. Vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê
học tập của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân – phần Công dân với đạo đức.
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 56(4), tr.88 - 95.
[5] Nguyễn Thị Toan, 2013. Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo
dục công dân sau năm 2015. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 58(4),
tr.117-123.
[6] Trần Thị Mai Phương, 2010. Một số chú ý trong dạy học những kiến thức kinh tế ở môn Giáo
dục công dân cho học sinh Trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, số 55(4), tr.133-136.
ABSTRACT
Proposal for changes in the teaching of civic education at the high school level
The authors propose civic education at the high school level be improved by altering (1)
targets and programs, (2) teaching method assessments and (3) teacher training.
Keywords: Civic education, teaching methods, teacher training.
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3852_dddoan_3321_2178510.pdf