Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp Trung học Cơ sở - Phạm Thị Bích Đào

Tài liệu Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp Trung học Cơ sở - Phạm Thị Bích Đào: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0153 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 79-88 This paper is available online at ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH THÔNG QUAMÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 1Phạm Thị Bích Đào và 2Đặng Thị Oanh 1Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực (NL) là xu thế phát triển chương trình trên thế giới và cũng là quan điểm phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết đề cập đến một trong những năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên (KHTN) – năng lực thực nghiệm (NL TN): xác định cấu trúc, các thành tố của năng lực, phác thảo đường phát triển năng lực và chuẩn năng lực thực nghiệm, minh họa cụ thể về chuẩn NL TN cho học sinh (HS - giai đoạn cuối lớp 7, cơ hội phát triển NLTN thông qua một số nội dung môn KHTN cấp trung học cơ sở (THCS), thiết ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp Trung học Cơ sở - Phạm Thị Bích Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0153 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 79-88 This paper is available online at ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH THÔNG QUAMÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 1Phạm Thị Bích Đào và 2Đặng Thị Oanh 1Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực (NL) là xu thế phát triển chương trình trên thế giới và cũng là quan điểm phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết đề cập đến một trong những năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên (KHTN) – năng lực thực nghiệm (NL TN): xác định cấu trúc, các thành tố của năng lực, phác thảo đường phát triển năng lực và chuẩn năng lực thực nghiệm, minh họa cụ thể về chuẩn NL TN cho học sinh (HS - giai đoạn cuối lớp 7, cơ hội phát triển NLTN thông qua một số nội dung môn KHTN cấp trung học cơ sở (THCS), thiết kế rubric đánh giá NL TN của HS lớp 6 thông qua môn KHTN dựa trên cơ sở chuẩn NL đã mô tả. Theo tác giả, để triển khai dạy học theo định hướng phát triển NL có hiệu quả cần tiếp tục nghiên cứu để chuẩn hóa trong việc xác định quan niệm, cấu trúc, đường phát triển một số NL cần phát triển cho HS thông qua môn KHTN. Từ khóa: Năng lực thực nghiệm, Đánh giá năng lực, Cấu trúc và đánh giá, Khoa học tự nhiên. 1. Mở đầu Trong nhà trường phổ thông, lĩnh vực Khoa học tự nhiên (KHTN) góp phần hình thành và phát triển cho người học các năng lực (NL) và phẩm chất chính như: năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo); năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khám phá khoa học tự nhiên và xã hội,...); Năng lực đặc thù môn học (NL thực nghiệm, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn,. . . ). Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về NLTN như: xác định các NL thành phần của NLTN [4]; bồi dưỡng và phát triển NLTN cho học sinh (HS) thông qua các chuyên đề thí nghiệm mở [1] hoặc sử dụng hệ thống bài tập [2]. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng NLTN cho HS ở trường phổ thông hiện nay còn chưa được chú trọng, việc vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống hay những ứng dụng khoa học và kĩ thuật còn chưa thực sự được quan tâm. Nội dung bài báo tập trung trình bày về khái niệm, cấu trúc, chuẩn NL Thực nghiệm (TN), xây dựng đường phát triển NL TN. Từ đó đề xuất cách thức đánh giá sự phát triển NL TN cho HS thông qua môn KHTN cấp THCS. Ngày nhận bài: 5/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017 Liên hệ: Phạm Thị Bích Đào, e-mail: dao311@gmail.com 79 Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuẩn năng lực Thực nghiệm thông qua môn Khoa học tự nhiên 2.1.1. Khái niệm năng lực Thực nghiệm Năng lực thực nghiệm là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn một cách phù hợp và hiệu quả. NL TN của HS phổ thông là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng TN cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và vấn đề đặt ra có liên quan đến thực tiễn một cách phù hợp hiệu quả. NL TN được thể hiện thông qua hoạt động giải thích được hiện tượng tự nhiên liên quan đến khoa học, thực hiện thành công thí nghiệm, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm hoạt động dựa trên nguyên tắc, định luật liên quan đến KHTN để phục vụ cuộc sống,... Như vậy, NL TN gắn với khả năng hành động, đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. 2.1.2. Cấu trúc năng lực thực nghiệm Hình 1. Cấu trúc năng lực thực nghiệm (4 thành tố và 16 chỉ số) Theo Schreiber, N., Theyssen, H. & Schecker, H [4], cấu trúc NL TN bao gồm các NL thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết; NL thiết kế các phương án thí nghiệm; NL tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế; NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả. Trong Chương trình GDPT một số nước [3], [5], [8], hệ thống kĩ năng tiến trình khoa học cần phát triển cho HS khi dạy học môn Khoa học bao gồm: quan sát, so sánh, suy luận, dự đoán, đặt câu hỏi, sử dụng thiết bị, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch, điều tra, giải quyết vấn đề, giải thích, trình bày,... Đây là các kĩ năng chính để hình thành NL TN. Chúng tôi đề xuất cấu trúc NL TN dự kiến phát triển ở HS bao gồm bốn thành tố: Xác định vấn đề cần TN và đề xuất phương án TN; Thiết kế phương án TN; Tiến hành TN; Xử lí, phân tích, báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận về kiến thức. Mỗi thành tố này sẽ được cụ thể hóa bằng các 80 Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên... hành vi (xem hình 1): - Xác định vấn đề và đề xuất phương án TN: Xác định câu hỏi/ mục đích TN; đề xuất các dự đoán, đề xuất giả thuyết TN; đề xuất các phương án TN. - Thiết kế phương án TN: Phân tích và xác định phương án TN; Xác định đối tượng TN và lựa chọn thiết bị, nguyên liệu, hóa chất để tiến hành TN; Mô tả/ thiết kế TN và xác định quy trình TN; - Tiến hành TN: Chuẩn bị thiết bị, nguyên liệu, hóa chất; Sử dụng thiết bị, nguyên liệu hóa chất; Thực hiện quy trình TN; Quan sát, ghi chép, thu thập thông tin; - Xử lí, phân tích, báo cáo kết quả và rút ra kết luận về kiến thức: Xử lí kết quả TN; phân tích kết quả TN; Biểu diễn, trình bày kết quả TN; Rút ra kết luận về kiến thức. 2.1.3. Đường phát triển và chuẩn năng lực thực nghiệm a) Thiết lập tiêu chí chất lượng của các hành vi Mỗi hành vi của NL TN được mô tả cụ thể ở mức độ thực hiện khác nhau, gọi là tiêu chí chất lượng. Bảng 1 trình bày tiêu chí chất lượng cho mỗi hành vi đó. Bảng 1. Tiêu chí chất lượng các hành vi của năng lực thực nghiệm Thành tố Hành vi Tiêu chí chất lượng Xác định vấn đề và đề xuất các phương án TN Đưa ra câu hỏi TN 1. Không đưa ra được câu hỏi hoặc đưa ra được câu hỏi thực nghiệm nhưng không liên quan đến vấn đề hay mục đích TN. 2. Đưa ra được câu hỏi có liên quan đến vấn đề TN nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng. 3. Đưa ra các câu hỏi về vấn đề TN một cách đầy đủ và rõ ràng. Đề xuất các dự đoán 1. Chưa đề xuất được dự đoán hoặc đề xuất dự đoán nhưng không liên quan đến vấn đề/ nội dung TN. 2. Đề xuất được dự đoán cho một vài vấn đề/ nội dung TN 3. Đề xuất được các dự đoán cho nhiều vấn đề/ nội dung TN. Đề xuất các giả thuyết TN 1. Chưa đề xuất được hoặc đề xuất giả thuyết TN nhưng chưa phù hợp hoặc chưa trả lời được câu hỏi TN. 2. Đề xuất được một vài giả thuyết phù hợp hoặc trả lời được một vài câu hỏi TN. 3. Đề xuất được các giả thuyết TN phù hợp hoặc trả lời được nhiều câu hỏi TN. Đề xuất các phương án TN 1. Đề xuất được phương án TN tìm tòi nhưng không kiểm chứng được hoặc chỉ kiểm chứng được một vài giả thuyết. 2. Đề xuất được một số phương án tìm tòi và kiểm chứng được đa số các giả thuyết TN. 3. Đề xuất các phương án tìm tòi có thể kiểm chứng được tất cả các giả thuyết TN. Thiết kế phương án TN Xác định phương án TN 1. Chưa xác định được phương án TN hoặc xác định phương án TN nhưng không khả thi. 2. Xác định được phương án TN khả thi nhưng chưa tối ưu và hiệu quả. 3. Xác định được phương án TN tối ưu và hiệu quả. 81 Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh Xác định nguyên liệu, thiết bị, hóa chất để TN 4. Xác định được một số nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị, hóa chất cơ bản cần thiết cho một phương án TN. 2. Xác định được đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị, hóa chất cần thiết cho một phương án TN. 3. Xác định được đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị, hóa chất cần thiết cho các phương án TN. Mô tả/ thiết kế TN 1. Chưa mô tả hoặc mô tả cách thức bố trí TN nhưng chưa phù hợp với thực tế. 2. Mô tả cách thức bố trí TN nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác. 3. Mô tả đầy đủ, chính xác cách thức bố trí TN. Xác định quy trình TN 1. Chưa xác định hoặc xác định chưa đầy đủ các bước tiến hành cho một phương án TN. 2. Xác định được các bước tiến hành TN nhưng chưa khả thi hoặc chưa hiệu quả. 3. Xác định được các bước tiến hành TN theo phương án khả thi và hiệu quả. Tiến hành TN; Lựa chọn nguyên liệu, thiết bị, hóa chất để tiến hành TN theo phương án đã chọn 1. Không lựa chọn được hoặc lựa chọn được một vài nguyên liệu, thiết bị, hóa chất cần thiết để tiến hành TN. 2. Lựa chọn được hầu hết nguyên liệu, thiết bị, hóa chất cần thiết để tiến hành TN nhưng chưa tìm được cách thay thế nguyên liệu, thiết bị, hóa chất còn thiếu. 3. Lựa chọn được tất cả các nguyên liệu, thiết bị, hóa chất cần thiết để tiến hành TN, tìm được cách thay thế nguyên liệu, thiết bị, hóa chất còn thiếu. Sử dụng nguyên liệu, thiết bị, đã lựa chọn 1. Sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng được một vài phương tiện, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cơ bản trong quá trình TN. 2. Sử dụng đúng mục đích và sử dụng được hầu hết các phương tiện, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cơ bản trong quá trình TN. 3. Sử dụng hiệu quả và thành thạo các phương tiện, thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong quá trình TN. Thực hiện quy trình TN 1. Chưa thực hiện được hoặc thực hiện được một vài bước theo quy trình TN đã chọn. 2. Thực hiện được các bước theo quy trình TN đã chọn nhưng chưa thành thạo (cần phải làm đi làm lại hoặc cần sự giúp đỡ của GV hay của nhóm HS khác). 3. Thực hiện thành thạo và hiệu quả các bước theo quy trình TN đã chọn. 82 Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên... Thu thập thông tin về kết quả TN 1. Thu thập được một vài thông tin và dữ liệu của quá trình TN nhưng chưa chính xác. 2. Thu thập được thông tin và các dữ liệu của quá trình TN nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác. 3. Thu thập được đầy đủ, chính xác về thông tin và các dữ liệu của quá trình TN. Xử lí, phân tích, báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận về kiến thức Xử lí kết quả TN 1. Xử lí được một vài số liệu, thông tin về kết quả TN nhưng chưa chính xác. 2. Xử lí được các số liệu, thông tin về kết quả TN nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác. 3. Xử lí được các số liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về kết quả TN. Phân tích, kết quả TN 1. Phân tích được một vài số liệu, thông tin về kết quả TN nhưng chưa chính xác. 2. Phân tích được các số liệu, thông tin về kết quả TN nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác. 3. Phân tích được các số liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về kết quả TN. Báo cáo kết quả TN 1. Biểu diễn và trình bày thông tin kết quả TN sơ lược, cấu trúc lộn xộn chưa thể hiện được nội dung chính thu được từ kết quả TN. 2. Sử dụng một số phương tiện trực quan, sơ đồ khái niệm, SĐTD, biểu bảng, hình vẽ,... để biểu diễn kết quả TN. Trình bày thông tin kết quả TN đa dạng (có minh họa hình ảnh, mẫu vật, video,...), rõ ràng nhưng chưa thể hiện rõ nội dung chính thu được từ kết quả TN. 3. Sử dụng được các phương tiện trực quan, sơ đồ khái niệm, SĐTD, biểu bảng, hình vẽ,... Trình bày thông tin kết quả TN đa dạng (có minh họa hình ảnh, mẫu vật, video,...), rõ ràng, thông tin phong phú; có cấu trúc khoa học và sáng tạo; trình bày cụ thể nội dung chính thu được từ các kết quả TN. Rút ra kết luận về kiến thức 1. Chưa rút ra được kết luận về kiến thức từ kết quả TN. 2. Rút ra được kết luận về kiến thức từ kết quả TN nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác. 3. Rút ra được kết luận về kiến thức từ kết quả TN một cách chính xác, khoa học. Trên cơ sở cấu trúc (4 thành tố, 16 hành vi) và tiêu chí chất lượng của NL TN, chúng tôi đã thiết kế công cụ để đo lường trên mẫu đại diện. Rồi sử dụng lí thuyết IRT để xác định các mức độ phát triển NL TN của HS phổ thông. Theo đó, NL TN của HS phổ thông có thể được phát triển theo 5 mức độ từ thấp đến cao: (i) Xác định được vấn đề TN, (ii) Giải thích được vấn đề và tiến hành các TN đơn giản, (iii) Triển khai TN theo quy trình cho trước, (iv) Thiết kế được quy trình và triển khai TN theo quy trình thiết kế, (v) Rút ra kết luận khoa học có thể vận dụng vào tình huống thực (xem hình 2). Trên cơ sở đường phát triển NL TN và thực tiễn dạy học các nội dung trong môn KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Địa lí tự nhiên), chúng tôi đề xuất các mức độ cụ thể của chuẩn NL 83 Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh Hình 2. Đường phát triển năng lực thực nghiệm TN thông qua môn KHTN như bảng 2. Bảng 2. Chuẩn năng lực thực nghiệm thông qua môn KHTN Các mức độ của năng lực Mô tả 5. Rút ra kết luận khoa học có thể vận dụng vào tình huống thực từ kết quả TN Thiết kế được quy trình thực hiện cho nhiều phương án đề xuất; lựa chọn quy trình tối ưu và hiệu quả để triển khai TN; khái quát hóa được kết luận khoa học có thể vận dụng vào tình huống thực từ kết quả TN. 4. Thiết kế được quy trình và triển khai TN theo quy trình thiết kế Thiết kế được quy trình TN, lập kế hoạch, lưạ chọn thiết bị, dụng cụ, hóa chất và triển khai TN theo quy trình thiết kế; đề xuất được hiện tượng/ hoạt động có thể vận dụng quy trình TN thiết kế. 3. Triển khai TN theo quy trình cho trước Sử dụng được thiết bị, dụng cụ, hóa chất để triển khai TN theo quy trình cho trước; giải thích được hiện tượng/ hoạt động diễn ra theo quy trình đó, triển khai hoạt động TN liên quan đến thực tiễn. 2. Giải thích được vấn đề và tiến hành các TN đơn giản Xác định được vấn đề TN; thu thập và kết nối được các thông tin; giải thích được thông tin; Giải thích được vấn đề và tiến hành các TN đơn giản (chỉ qua 1 bước thực hiện, không cần quy trình), quen thuộc. 1. Xác định vấn đề TN Nhận biết và sắp xếp thông tin có liên quan đến vấn đề TN 2.1.4. Chuẩn năng lực thực nghiệm của HS giai đoạn cuối lớp 7 thông qua môn KHTN Dựa vào đường phát triển và chuẩn NL TN thông qua môn KHTN nêu trên, chúng tôi phác thảo chuẩn NL TN của HS giai đoạn cuối lớp 7 (lớp 6 và lớp 7) thông qua môn KHTN (xem bảng 3). Bảng 3. Chuẩn năng lực thực nghiệm môn KHTN của HS giai doạn cuối lớp 7 Mức độ Mô tả Mức 3 Đề xuất được một số phương án TN không phức tạp, lập kế hoạch và thực hiện các vấn đề TN ít quen thuộc hoặc liên quan đến thực tiễn; Sử dụng được thiết bị, dụng cụ, hóa chất để triển khai TN theo quy trình cho trước; giải thích được hiện tượng/ hoạt động diễn ra theo quy trình đó. Mức 2 Xác định được vấn đề TN; thu thập và kết nối các thông tin; đánh giá và giải thích thông tin; Giải thích được các vấn đề đơn giản và tình huống quen thuộc; tiến hành các TN đơn giản (chỉ có một bước mà không cần quy trình); Mức 1 Nhận biết và sắp xếp thông tin có liên quan đến TN 84 Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên... 2.2. Cơ hội phát triển năng lực Thực nghiệm qua môn Khoa học tự nhiên Nghiên cứu chương trình môn Khoa học một số nước [3] cho biết, dù môn Khoa học là môn học tích hợp, hay phân môn kết hợp (Vật lí – Hóa học, Khoa học sự sống và trái đất,. . . ), hoặc các môn học độc lập (Vật lí, Hóa học, Sinh học) thì lĩnh vực KHTN đều gồm các nội dung liên quan đến Vật lí, Hóa học, Sinh học và Địa lí tự nhiên. Trong chương trình của phần lớn các nước [3], [5], [6],... lĩnh vực KHTN/ môn Khoa học tích hợp các kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học và khoa học Trái đất, Vũ trụ,. . . Ví dụ, chương trình giáo dục môn Khoa học của Singapore gồm 3 chủ đề như (1) Vật chất quanh ta: Vật chất, nước, dung dịch, kết tủa, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí; (2) Cơ thể người: Tế bào, thức ăn và dinh dưỡng, sinh sản, chăm sóc cơ thể; (3) Vật lí: Lực, năng lượng, nhiệt, điện. Chương trình môn Khoa học ở Hongkong gồm 4 chủ đề sa: (1) Thế giới vật chất; (2) Sự sống; (3) Năng lượng và sự biến đổi; (4) Trái đất và vũ trụ. Học tập kinh nghiệm các nước và kế thừa chương trình hiện hành ở Việt Nam, chúng tôi phác thảo một phần mạch nội dung môn KHTN lớp 6 ở bảng 4. Bảng 4. Mạch nội dung môn KHTN lớp 6 Sinh học Vật lí Hóa học Địa lí Kiến thức - Nêu được: cấu tạo khái quát của tế bào; một số đặc điểm khác nhau giữa mô thực vật và mô động vật;... - Mô tả khái quát: sự phân chia tế bào; cấu tạo và chức năng các cơ quan của cơ thể thực vật; - Trình bày được: các hoạt động sống xảy ra trong tế bào; hoạt động sống của cơ thể thực vật;... - Phân biệt được: một số loại mô thực vật và mô động vật; một số loại tế bào; ... - . . . .. - Nêu được: đơn vị đo nhiệt độ; cách sử dụng nhiệt kế thông dụng; dấu hiệu để nhận biết về chuyển động cơ, về tính tương đối của chuyển động cơ; ý nghĩa của tốc độ, tốc độ trung bình của một chuyển động; - Phát biểu được định nghĩa: chuyển động đều, chuyển động không đều; - Mô tả được: sự co giãn vì nhiệt của các chất, các quá trình biến đổi trạng thái; - Trình bày được cấu tạo và chức năng lực kế lò xo - Viết được biểu thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật. - . . . - Mô tả được một số dạng của vật chất; - Giải thích được sự thay đổi trạng thái của một số chất; - Đưa ra được các tình huống sử dụng vật chất thông dụng an toàn hiệu quả. -Trình bày sơ lược thành phần, tính chất và ứng dụng của: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu phổ biến; - . . . Mô tả được các thành phần cấu trúc của Trái Đất. Kĩ năng Đặt câu hỏi; đề xuất giả thuyết, phương án TN; Xác định phương án tìm tòi, nghiên cứu; Thiết kế và thực hiện thí nghiệm - tìm tòi; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra kết luận; Quan sát tranh, hình, thiết bị (kính hiển vi,...), mẫu vật, video,...; Sử dụng thiết bị, dụng cụ; Suy luận từ quan sát và dữ liệu (bảng, đồ thị); giải thích, lập luận; Thái độ Tò mò khoa học; Khách quan; Kiên trì bền bỉ; Có trách nhiệm; Trung thực; chính xác; nhận thức được ảnh hưởng; Hứng thú; tích cực; tỉ mỉ; cẩn thận; có tinh thần hợp tác; cởi mở; đánh giá ảnh hưởng,... Từ đó cho thấy, mỗi mạch nội dung đều có thể tạo ra những cơ hội để phát triển NL TN như mô tả ở bảng 5. 85 Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh Bảng 5. Cơ hội phát triển năng lực thực nghiệm thông qua nội dung KHTN lớp 6 Mạch Chủ đề Cơ hội phát triển các hành vi của năng lực thực nghiệm Hóa học Trạng thái của vật chất - Đặt câu hỏi để tìm hiểu về vật chất là gì? Chúng ta nhận biết vật chất bằng cách nào? - Quan sát và đưa ra được các ví dụ về vật chất xung quanh ta, trình bày được một số đặc điểm cơ bản về 3 trạng thái của chất. - Thực hiện thí nghiệm - tìm tòi về sự chuyển thể của vật chất và giải thích được sự chuyển thể của chất. Tính chất và ứng dụng của một số vật chất thông dụng - Đặt câu hỏi để tìm hiểu về sự phân loại vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu; - Xác định phương án tìm tòi – nghiên cứu về thành phần, tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt,. . . ) một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu . - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra kết luận về thành phần, tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu. - Lập luận để thấy được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cụ thể với việc sử dụng chúng an toàn hiệu quả trong thực tiễn. Sinh học Tế bào - Đặt câu hỏi về đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của sự sống. - Quan sát tranh hình, kính hiển vi để phân biệt các tế bào. - Quan sát để phân biệt các giai đoạn phân chia tế bào. Cơ quan/ Hệ cơ quan - Đặt câu hỏi về các cơ quan/bộ phận cấu tạo nên TV. - Quan sát mẫu vật, tranh hình chỉ ra các cơ quan/ bộ phận cấu tạo cơ thể thực vật. - Thiết kế và làm một số thí nghiệm đơn giản về chức năng các bộ phận cấu tạo TV. Vật lí Nhiệt độ và biến đổi trạng thái - Sử dụng được nhiệt kế thông dụng - Quan sát và dữ liệu (bảng, đồ thị) để rút ra kết luận - Giải thích một số hiện tượng và ứng dụng trong đời sống, kĩ thuật về sự co giãn vì nhiệt của các chất, các quá trình biến đổi trạng thái. Vận dụng được kiến thức về nhiệt để giải thích một số hiện tượng trong thế giới sinh vật (ảnh hưởng đến tập tính. . . ), sự biến đổi khí hậu. . . (tích hợp kiến thức vật lí và sinh học) Chuyển động Thực hành xác định tốc độ trung bình của người hay vật đang chuyển động. Các loại lực - Đề xuất giả thuyết, phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết về mối quan hệ giữa độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng của vật. - Sử dụng lực kế để đo một số lực, đo trọng lượng vật trong thực tế. - Xác định được loại lực ma sát trong một số tình huống thực tế và đề xuất biện pháp phát huy tác dụng cũng như hạn chế tác hại của chúng. Địa lí Thành phần cấu trúc Trái Đất Quan sát tranh, video,. . . .và mô tả được các thành phần cấu trúc của Trái Đất. 2.2.1. Thiết kế Rubric đánh giá năng lực Thực nghiệm của học sinh lớp 6 qua nội dung Khoa học tự nhiên Thiết lập Rubric đánh giá NL TN của HS lớp 6 thông qua môn KHTN dựa trên cơ sở chuẩn NL đã mô tả trên như sau (xem bảng 6). 86 Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên... Bảng 6. Rubric đánh giá năng lực thực nghiệm theo tiêu chí Thành tố Hành vi Mức 1 Mức 2 Mức 3 Xác định vấn đề và đề xuất phương án TN Đưa ra câu hỏi TN; Đề xuất dự đoán, giả thuyết TN, và phương án TN Nhận biết thông tin về vấn đề TN; Sắp xếp các thông tin liên quan Thu thập và kết nối các thông tin; Xác định được vấn đề TN Giải thích thông tin; dự đoán phương án TN cho vấn đề đơn giản Thiết kế phương án thực nghiệm; Phân tích và xác định phương án TN; Xác định nguyên liệu, thiết bị, hóa chất để TN; Mô tả, thiết kế, xác định quy trình TN Xác định một số nguyên liệu, thiết bị, hóa chất để TN Phân tích xác định phương án thực nghiệm đơn giản và mô tả thiết kế Xác định quy trình TN Tiến hành TN; Sử dụng nguyên liệu, thiết bị, hóa chất đã lựa chọn; Thực hiện quy trình TN; Thu thập thông tin, kết quả TN Sử dụng được một số nguyên liệu, thiết bị đã lựa chọn Sử dụng thiết bị, dụng cụ, hóa chất để triển khai TN theo quy trình cho trước; Ghi chép một số thông tin. Sử dụng được thiết bị, dụng cụ, hóa chất theo quy trình đã lựa chọn; Ghi chép đầy đủ thông tin Xử lí, phân tích, báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận Xử lí, phân tích, kết quả; biểu diễn và trình bày kết quả TN; Rút ra kết luận về kiến thức Hầu như không phân tích được kết quả TN để rút ra kết luận về kiến thức Giải thích kết quả TN theo đúng quy trình cho trước để rút ra kết luận về kiến thức nhưng chưa chính xác/ đầy đủ Xử lí, phân tích và trình kết quả TN; Rút ra kết luận về kiến thức một cách chính xác/ đầy đủ 3. Kết luận Trên đây mới chỉ là những phác thảo ban đầu về cách thức xác định cấu trúc, đường phát triển và chuẩn năng lực TN, minh họa cụ thể về chuẩn NL TN cho HS giai đoạn cuối lớp 7, cơ hội phát triển NLTN thông qua một số nội dung môn KHTN cấp THCS, thiết kế rubric đánh giá NL TN của HS lớp 6 thông qua môn KHTN dựa trên cơ sở chuẩn NL đã mô tả. Để triển khai dạy học theo định hướng phát triển NL có hiệu quả cần tiếp tục nghiên cứu để chuẩn hóa trong việc xác định quan niệm, cấu trúc, đường phát triển một số NL cần phát triển cho HS thông qua môn KHTN. Đối với từng NL cụ thể, ngoài việc xác định cấu trúc và đường phát triển NL cần phân tích, xác định các nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với mỗi mức độ NL và theo từng lớp, xây dựng các tiêu chí chất lượng và được minh họa bằng các ví dụ cụ thể để có thể đánh giá được các biểu hiện của NL. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Biên, 2013. Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS THPT chuyên. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 11 năm 2013, tr. 119-123 [2] Trương Xuân Cảnh, 2015. Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 Trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [3] Phạm Thị Bích Đào, 2010. Nghiên cứu kĩ năng quá trình khoa học (Science process skills) trong chương trình môn Khoa học một số nước. Đề tài cấp Viện, Mã số V2010 – 05. 87 Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh [4] Schreiber, N., Theyssen, H. & Schecker, H., 2009. Experimentelle Kompetenz messen? Physik und Didaktik in Schule und Hochschule 8, Nr. 3, S. 92-101. [5] Science Syllabus, Lower and Upper Secondary Normal (Technical), Ministry of Education, Singapore. Year of implementation: from 2014 [6] The Australian Curriculum: Science. 2009. [7] The interdisciplinary approach of teaching science in Europe. W Wilhelm and Else Heraeus Foundation; www.science-on-stage.de [8] Québec Education Program, Secondary School Education, Cycle One; Gouvernement du Québec Ministère de l’éducation, 01-00611 ABSTRACT Proposing structure and assessment of students experimental competence through lower secondary natural sciencific subjects 1Pham Thi Bich Dao and 2Dang Thi Oanh 1The Vietnam Institute of Educational Science 2Faculty of Chemistry, Hanoi National University of Education Developing competence-based general education curriculum is a trend in the educational development in the world and also Vietnam’s viewpoint of new general education curriculum development. The paper addresses one of the specific competencies of natural sciences - experimental competence: defining it’s structure, components, outlining of competence development and empirical competence standard, illustrating in details experimental competence standard for students at the end of the 7 th grade, opportunities for the development of the competence through natural sciences subjects for lower secondary, desinging Rubric for 6 grade students’ experimental competence in natural scientific subjects based on described competence standard. According to the author, in order to develop effectively competence-based teaching, further research is needed to standardize in defining the concept, structure and development way of students’ key competencies through natural scientific subjects. Keywords: Experimental competence; competence assessment; structure and evaluation, Natural science. 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4928_ptbdao_dtoanh_2696_2127485.pdf
Tài liệu liên quan