Tài liệu Đề thi và đáp án môn Pháp Luật Đại cương: Đề thi và đáp án môn Pháp Luật Đại Cương !!!
Câu hỏiCâu 1: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:a. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.b. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.c. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.d. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc.Câu 2: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ:a. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.b. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.c. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.d. Cả a,b,c.Câu 3: Chủ quyền quốc gia là:a. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.b. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.c. Quyền ban hành văn bản pháp luật.d. Cả a,b,c.Câu 4. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:a. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.b. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia....
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi và đáp án môn Pháp Luật Đại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi và đáp án môn Pháp Luật Đại Cương !!!
Câu hỏiCâu 1: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:a. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.b. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.c. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.d. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc.Câu 2: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ:a. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.b. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.c. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.d. Cả a,b,c.Câu 3: Chủ quyền quốc gia là:a. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.b. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.c. Quyền ban hành văn bản pháp luật.d. Cả a,b,c.Câu 4. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:a. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.b. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.c. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.d. Cả a,b,c.Câu 5: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ...... kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là .............
a. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
b. 4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
c. 4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản - XHCN
d. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN
Câu 6: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗa. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.b. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.c. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.d. Cả a,b,c.Câu 7: Nhà nước là:a. Một tổ chức xã hội có giai cấp.b. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.c. Một tổ chức xã hội có luật lệd. Cả a,b,c.Câu 8: Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ............ khía cạnh; đó là ...................a. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XHb. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trịc. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XHd. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trịCâu 9: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
Cả hai câu trên đều đúng
Cả hai câu trên đều sai
Câu 10: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:a. Giả định, quy định, chế tài.b. Chủ thể, khách thể.c. Mặt chủ quan, mặt khách quan.d. b và c.Câu 11: Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:a. Phân quyềnb. Phân công, phân nhiệmc. Phân công lao độngd. Tất cả đều đúngCâu 12: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
Câu 13: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ............ hình thức pháp luật, đó là ..................
4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
1 – văn bản quy phạm pháp luật
Câu 14: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...........................
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội
Câu 15: Chế tài có các loại sau:
Chế tài hình sự và chế tài hành chính
Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc
Câu 16: Tập quán pháp là:a. Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật.b. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật.c. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật.d. Cả a,b,c.Câu 17: Cơ quan thường trực của Quốc hội là:a. Hội đồng dân tộcb. Ủy ban Quốc hộic. Ủy ban thường vụ Quốc hộid. Cả a, b, c đều đúngCâu 18: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài:a. Dân sựb. Hình sực. Hành chínhd. Kỷ luậtCâu 19: “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Bộ phận giả định là:a. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa về dịch vụb. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọngc. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi nàyd. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.Câu 20: Tư cách thể nhân không được công nhận cho:a. Những người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Namb. Người chưa trưởng thànhc. Người mắc bệnh Downd. Tất cả đều saiCâu 21: Năng lực của chủ thể bao gồm:a. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.b. Năng lực pháp luật và năng lực công dânc. Năng lực hành vi và năng lực nhận thứcd. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.Câu 22: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:a. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướngb. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối caoc. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối caod. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởngCâu 23. Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:a. Trách nhiệm hành chính.b. Trách nhiệm hình sự.c. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.d. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.Câu 24: Chọn nhận định sai:a. Phó thủ tướng không nhất thiết phải là Đại biểu quốc hộib. Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh rac. Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổid. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.Câu 25: Trong quan hệ mua bán, khách thể là:
Quyền sở hữu căn nhà của người mua
Quyền sở hữu số tiền của người bán
Căn nhà, số tiền
A và b đúng
Câu 26: Quy định thường gặp trong pháp luật hành chính:
Quy định dứt khoát
Quy định tùy nghi
Quy định giao quyền
Tất cả đều saiCâu 27: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 28. Quyền nào sau đây của Chủ tịch nước là quyền trong lĩnh vực tư pháp:a. Công bố Luật, Pháp lệnh.b. Thực hiện các chuyến công du ngoại giao.c. Tuyên bố tình trạng chiến tranh.d. Quyền ân xá.Câu 29. Quyền công tố trước tòa là:a. Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật.b. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.c. Quyền xác định tội phạm.d. Cả a, b, c.Câu 30. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua: a. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ.b. Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.c. Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước.d. Cả a, b, c.Câu 31. Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử, có quyền:a. Tham gia xét hỏi người tham gia tố tụng.b. Tham gia bàn luận với thẩm phán về phương hướng xét xử.c. Nghị án.d. Cả a, b, c.Câu 32. Cơ quan nhà nước nào sau đây là cơ quan giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nhà nước taa. Bộ Quốc phòng.b. Bộ Ngoại giao.c. Bộ Công an.d. Cả a, b, c.Câu 33. Quy phạm pháp luật Dân sự như sau: “Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi hình thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp lý” Bao gồm:a. Giả định.b. Quy định.c. Quy định và chế tài.d. Giả định và quy định.Câu 34: Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là:a. Nhân chứngb. Vật chứngc. Vi phạm pháp luậtd. a và b đúng.Câu 35: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?a. 4 nămb. 5 nămc. 6 nămd. Tât cả đều sai.Câu 36: Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là:a. Quyền chính trịb. Quyền tài sảnc. Quyền nhân thând. Quyền đối nhân.Câu 37: Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải có:a. Ít nhất 1/2 tổng số đại biểu tán thànhb. Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thànhc. Ít nhất 3/4 tổng số đại biểu tán thànhd. Tất cả đều sai.Câu 38: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận …... giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
Bằng văn bản
Bằng miệng
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều saiCâu 39: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là:
Các quan hệ vật chất
Các quan hệ tài sản
Các quan hệ nhân thân phi tài sản
Cả câu b và cCâu 40: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật lao động là:a. Quyền uy, mệnh lệnhb. Quyền uy, thỏa thuậnc. Thỏa thuận, mệnh lệnhd. Tất cả đều sai
đề 2:
Câu hỏi
Câu 1: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ......................do ...................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...........................
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội
Câu 2: Chế tài có các loại sau:
Chế tài hình sự và chế tài hành chính
Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc
Câu 3. Pháp lệnh là một loại văn bản pháp luật do cơ quan nào sau đây ban hành:
a. Quốc hội.
b. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
c. Chính phủ
d. Cả a,b,c.
Câu 4: Chủ quyền quốc gia là:
a. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
b. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
c. Quyền ban hành văn bản pháp luật.
d. Cả a,b,c.
Câu 5: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ........... kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là .................
4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản - XHCN
4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN
Câu 6: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
a. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
b. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.
c. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
d. Cả a,b,c.
Câu 7: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:
a. Giả định, quy định, chế tài.
b. Chủ thể, khách thể.
c. Mặt chủ quan, mặt khách quan.
d. b và c.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật
a. Một người tâm thần thực hiện hành vi giết người.
b. Một người 14 tuổi điều khiển xe máy không bằng lái.
c. Một người thuê mướn trẻ em dưới 15 tuổi làm việc.
d. Cả a,b,c.
Câu 9. Một thực khách đến quán ăn dùng bữa đã dựng xe trước cửa quán ăn. Vị khách này đã chủ quan không lấy thẻ giữ xe cũng như chất vấn chủ quán về trách nhiệm trông coi xe. Xe bị kẽ trộm lấy mất và người chủ quán thoái thác trách nhiệm. Trong trường hợp này người chủ quán:
a. Có lỗi cố ý trực tiếp.
b. Có lỗi cố ý gián tiếp.
c. Vô ý vì quá tự tin.
d. Không có lỗi.
Câu 10. A là người lái đò đã già yếu, công việc thường ngày của ông là đưa học sinh qua sông đi học. Hôm đó là ngày mưa lũ nên ông không làm việc, nhưng nhìn thấy lũ trẽ không được đến trường nên ông đánh liều đưa chúng qua sông. Sóng to làm đò bị lật làm chết nhiều học sinh. Hành vi khách quan trong cấu thành vi phạm pháp luật của ông A ở đây là:
a. Đưa người sang sông trong điều kiện mưa lũ.
b. Chở quá tải.
c. Hành vi góp phần dẫn đến cái chết của những đứa trẻ.
d. Cả a,b,c.
Câu 11: Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ............ khía cạnh; đó là ...................
a. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
b. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
c. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
d. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
Câu 12: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
Cả hai câu trên đều đúng
Cả hai câu trên đều sai
Câu 13: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ
a. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.
b. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.
c. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
d. Cả a,b,c.
Câu 14: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 15: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ............ hình thức pháp luật, đó là ..................
4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
1 – văn bản quy phạm pháp luật
Câu 16: Nhà nước là:
a. Một tổ chức xã hội có giai cấp.
b. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.
c. Một tổ chức xã hội có luật lệ
d. Cả a,b,c.
Câu 17: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
Câu 18. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:
a. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
b. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
c. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.
d. Cả a,b,c.
Câu 19: Tập quán pháp là:
a. Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật.
b. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật.
c. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật.
d. Cả a,b,c.
Câu 20: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:
a. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.
b. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.
c. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.
d. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc.
Câu 21. Năng lực lập di chúc là:
a. Minh mẫn, sáng suốt vào thời điểm lập di chúc.
b. Có tài sản riêng hợp pháp.
c. 18 tuổi trở lên.
d. Cả a,b,c.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây không nằm trong các trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc?
a. Cha mẹ đã hết tuổi lao động.
b. Vợ (chồng) đã hết tuổi lao động.
c. Con đã hết tuổi lao động.
d. Con chưa thành niên nhưng có khả năng tự kiếm sống.
Câu 23. Văn bản nào sau đây kết thúc quá trình điều tra trong tố tụng hình sự?
a. Quyết định khởi tố bị can.
b. Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
c. Bản kết luận điều tra.
d. Bản cáo trạng.
Câu 24: Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm:
Đảng cộng sản – đoàn thanh niên – mặt trận tổ quốc
Đảng cộng sản – nhà nước – mặt trận tổ quốc
Đảng cộng sản – nhà nước – các đoàn thể chính trị, xã hội
Đảng cộng sản và các đoàn thể chính trị, xã hội
Câu 25. Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:
a. Trách nhiệm hành chính.
b. Trách nhiệm hình sự.
c. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
d. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 26. Hành vi vi phạm pháp luật không thể là:
a. Một lời nói
b. Một tư tưởng xấu xa
c. Một bất tác vi
d. Cả a, b, c
Câu 27: Cấp xét xử nào là cao nhất trong tư pháp hình sự nước ta?
a. Giám đốc thẩm
b. Tái thẩm
c. Phúc thẩm.
d. Không có cấp cao nhất.
Câu 28.: Nhà nước là một bộ máy ...................... do ........................ lập ra để duy trì việc thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng đối với .........................
e. Quản lý – giai cấp thống trị – toàn xã hội
f. Quản lý – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
g. Quyền lực – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
h. Quyền lực – giai cấp thống trị – toàn xã hội
Câu 29: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
Trách nhiệm hành chính.
Trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 30: Sử dụng lại tình huống của câu 29, lỗi của người thợ sửa xe ở đây là
Cố ý trực tiếp.
Cố ý gián tiếp.
Vô ý do cẩu thả
Vô ý vì quá tự tin.
Câu 31: Một người dùng súng bắn đạn hơi vào rừng săn thú. Trong lúc sơ suất đã bắn nhằm một nhân viên kiểm lâm. Mặt chủ quan trong vi phạm pháp luật này là:
Cố ý gián tiếp.
Vô ý vì quá tự tin.
Vô ý do cẩu thả.
Cố ý trực tiếp
Câu 32: Nhà nước có mấy đặc trưng; đó là:
a. 2 – tính xã hội và tính giai cấp
b. 3 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia và đặt ra pháp luật
c. 4 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế và đặt ra pháp luật
d. 5 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế, đặt ra pháp luật và tính giai cấp
Câu 33: Việc UBND Hà Nội ra quyết định yêu cầu quận Hoàng Mai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc mở rộng địa giới hành chính Tp Hà Nội là hình thức sử dụng pháp luật nào?
a. Tuân thủ pháp luật
b. Thi hành pháp luật
c. Sử dụng pháp luật
d. Áp dụng pháp luật
Câu 34: Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hình sự là:
Thương lượng
Mệnh lệnh
Quyền uy
Thỏa thuận, thương lượng
Câu 35: Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan:
Đại diện Quốc hội.
Thường trực của Quốc Hội.
Thư ký của Quốc hội.
Cả a,b,c.
Câu 36: A từng có tiền án về tội cướp giật tài sản, A ăn trộm của B con gà trị giá 50.000 đ. Vậy A phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây:
a. Hành chính
b. Dân sự
c. Hình sự
d. Kỷ luật
Câu 37: Quan hệ về bảo hiểm xã hội là đối tượng điều chỉnh của:
a. Ngành Luật lao động
b. Ngành luật hành chính
c. Ngành luật dân sự
d. Ngành luật kinh tế
Câu 36.Phân quyền
Phân công, phân nhiệm
Phân công lao động
Tất cả đều đúng
Câu 39: Độ tuổi tối thiểu mà bạn có thể tham gia ứng cử đại biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là:
a. 18 tuổi
b. 20 tuổi
c. 21 tuổi
d. 35 tuổi
Câu 40: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao
c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao
d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng
đề 3:
Câu hỏi
Câu 1: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 2: Năng lực của chủ thể bao gồm:
a. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
b. Năng lực pháp luật và năng lực công dân
c. Năng lực hành vi và năng lưc nhận thức
d. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.
Câu 3: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao
c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao
d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng
Câu 4: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ......................do ...................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...........................
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội
Câu 5: Chế tài có các loại sau là:
Chế tài hình sự và chế tài hành chính
Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc
Câu 6: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ............ hình thức pháp luật, bao gồm ..................
4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
1 – văn bản quy phạm pháp luật
Câu 7: Hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến là
Tiền lệ pháp
Điều lệ pháp
Tập quán pháp
Văn bản quy phạm pháp luật
Câu 8. Một người bán quán lẩu, sử dụng bếp gas để bàn cho khách sử dụng. Do để tiết kiệm chi phí, người chủ quán đã sử dụng bình gas mini không đảm bảo an toàn. Hậu quả là bình gas phát nổ, gây bỏng nặng cho thực khách. Lỗi ở đây là:
a. Cố ý trực tiếp.
b. Cố ý gián tiếp.
c. Vô ý do cẩu thả.
d. Không có lỗi.
Câu 9. Sử dụng lại tình huống của câu 8, hành vi khách quan ở đây là:
a. Sử dụng bình gas không đảm bảo an toàn.
b. Không tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
c. Gây thương tích cho khách.
d. Không có hành vi khách quan.
Câu 10: Sử dụng lại tình huống của câu 8, các loại trách nhiệm pháp lý ở đây là:
a. Trách nhiệm hành chính.
b. Trách nhiệm hình sự.
c. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
d. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 11: Đối tượng của nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự là:
Tài sản
Công việc phải làm
Công việc không được làm
Cả ba câu trên đều đúng
Câu 12: Hệ thống pháp luật gồm:
Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật
Tập hợp hóa và pháp điển hóa
Tất cả đều sai
Câu 13: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:
a. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.
b. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.
c. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.
d. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc.
Câu 14: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ
a. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.
b. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.
c. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
d. Cả a,b,c.
Câu 15: Chủ quyền quốc gia là:
a. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
b. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
c. Quyền ban hành văn bản pháp luật.
d. Cả a,b,c.
Câu 16. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:
a. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
b. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
c. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.
d. Cả a,b,c.
Câu 17: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ....... kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là ....................
4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản - XHCN
4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN
Câu 18: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
a. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
b. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.
c. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
d. Cả a,b,c.
Câu 19. Vai trò của thuế là:
a. Điều tiết nền kinh tế.
b. Hướng dẫn tiêu dùng.
c. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
d. Cả a,b,c.
Câu 20: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
Cả hai câu trên đều đúng
Cả hai câu trên đều sai
Câu 21: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:
a. Giả định, quy định, chế tài.
b. Chủ thể, khách thể.
c. Mặt chủ quan, mặt khách quan.d. b và c.
Câu 22: Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự
Phân quyền
Phân công, phân nhiệm
Phân công lao động
Tất cả đều đúng
Câu 23: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
Câu 24. Quyết định là văn bản pháp luật được ban hành bởi?
a. Thủ tướng chính phủ.
b. Bộ trưởng.
c. Chủ tịch UBND .
d. Cả a,b,c.
Câu 25. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo Hiến pháp 1992 là:
a. Chính phủ. b. Quốc hội.
c. Chủ tịch nước. c. Toà án nhân dân tối cao.
Câu 26. Quốc hội có quyền nào sau đây:
a. Truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật.
b. Công bố Luật, pháp lệnh.
c. Ban hành các văn bản pháp luật.
d. Cả a,b,c.
Câu 27: Tập quán pháp là:
a. Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật.
b. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật.
c. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật.
d. Cả a,b,c.
Câu 28: Chọn phát biểu sai:
a. Phó thủ tướng không nhất thiết phải là Đại biểu quốc hội
b. Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra
c. Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổi
d. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.
Câu 29: Trong quan hệ mua bán, khách thể là:
Quyền sở hữu căn nhà của người mua
Quyền sở hữu số tiền của người bán
Căn nhà, số tiền
a và b đúng
Câu 30: Quy định thường gặp trong pháp luật hành chính:
Quy định dứt khoát
Quy định tùy nghi
Quy định giao quyền
Tất cả đều sai
Câu 31. Cấp xét xử nào là cao nhất trong tư pháp hình sự nước ta?
a. Phúc thẩm.
b. Giám đốc thẩm.
c. Tái thẩm.
d. Không có cấp cao nhất.
Câu 32: Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm:
Đảng cộng sản – đoàn thanh niên – mặt trận tổ quốc
Đảng cộng sản – nhà nước – mặt trận tổ quốc
Đảng cộng sản – nhà nước – các đoàn thể chính trị, xã hội
Đảng cộng sản và các đoàn thể chính trị, xã hội
Câu 33. Quyền nào sau đây của Chủ tịch nước là quyền trong lĩnh vực tư pháp:
a. Công bố Luật, Pháp lệnh.
b. Thực hiện các chuyến công du ngoại giao.
c. Tuyên bố tình trạng chiến tranh.
d. Quyền ân xá
Câu 34. Quyền công tố trước tòa là:
a. Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật.
b. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
c. Quyền xác định tội phạm.
d. Cả a,b,c.
Câu 35: Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải có:
a. Ít nhất 1/2 tổng số đại biểu tán thành
b. Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành
c. Ít nhất 3/4 tổng số đại biểu tán thành
d. Tất cả đều sai.
Câu 36: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
Trách nhiệm hành chính.
Trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 37: Sử dụng lại tình huống của câu 36, lỗi của người thợ sửa xe ở đây là:
Cố ý trực tiếp.
Cố ý gián tiếp.
Vô ý do cẩu thả
Vô ý vì quá tự tin.
Câu 38: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?
a. 4 năm
b. 5 năm
c. 6 năm
d. Tất cả đều sai.
Câu 39. Quy phạm pháp luật Dân sự như sau: “Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi hình thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp lý” Bao gồm:
a. Giả định.
b. Quy định.
c. Quy định và chế tài.
d. Giả định và quy định.
Câu 40: Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là: Nhân chứng
Vật chứng
Vi phạm pháp luật
Bai tap luat dan su 2
Bài Tập Dân Sự 2
1/Hai vợ chồng A, B có 3 người con: C, D, K. Hai vợ chồng có tài sản là 600tr.đ.A chết để lại cho K toàn bộ di sản. Chia thừa kế cho mỗi người?
Giải:
Di sản của A: 600:2= 300 tr.đ-Theo di chúc thì di sản K nhận được là 300 tr.đ- Giả sử không có di chúc thì di sản của B=C=D=K= 300:4= 75 tr.đ / 1 suấtVì B là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên B được hưởng 2/3 1 suất, B nhận được 75.(2/3)= 50 tr.đVà K nhận được 300-50= 250 tr.đKết luận: K sẽ nhận được 250 tr.đB nhận được 50tr.đ2/Hai vợ chồng A, B có 3 người con: C, D, K. Hai vợ chồng có tài sản là 600tr. A chết để lại cho K 1/2 di sản. Chia thừa kế cho mỗi người?
Giải:
-Di sản của A là 600:2= 300 tr.đ
-Giả sử A chết không để lại di chúc: B=C=D=K= 300:4= 75 tr.đ/ 1 suất .Vì B là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên B được hưởng 2/3 1 suất,
B nhận được 75.(2/3)= 50 tr.đ -Theo di chúc thì di sản K nhận được là 300.(1/2)= 150 tr.dDi sản của A còn lại là 300-150= 150 tr.đDi sản còn lại của A được chia theo Pháp luật:B= C= D= K= 150:4= 37,5 tr.đ . B B nhận 50 tr.đDi sản mà K nhận được là 150 + 37,5 - (50-37,5)= 175 tr.đKết luận: Vậy B nhận được 50tr.đC và D nhận được 37,5 tr.đK nhận được 175 tr.đ
3. A và B là vợ chồng, có tài sản chung 600tr.B có tài sản riêng 180tr .A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi).B chết, để lại di chúc (có hiệu lực PL), rằng chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr. Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện
Giải:
- Di sản của B= 480 tr( 180 + 600/2)-Chia thừa kế theo nội dung của di chúc :Theo nội dung của di chúc thì ta có :M được hưởng 100 triệu + 90 triệu =190 triệuQuỹ từ thiện hưởng 200 triệu + 90 triệu= 290 triệu ( Vì theo di chúc "ko chia cho người trong gia đình mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện"). Mà di chúc chỉ định đoạt 300 triệu còn 180 triệu không định đoạt nên chia đôi phần này ra.)Theo quy định tại điều 669 thì A,D,E là những người thuộc diện hưởng thừa kế ko phụ thuộc nội dung của di chúc.A=D=E=2/3*480/4= 80 triệu.Số tiền này được trích từ các đồng thừa kế khác theo tỉ lệ :Quỹ từ thiện phải trích ra 145 triệu trong tổng số 290 triệu mình được hưởngM phải trích ra 95 triệu trong tổng số tiền mình được hưởngKq:Quỹ từ thiện được hưởng 145 triệuA=D=E= 80 triệu
Bài 04: Ông Đức có 3 con a. Ngọc , c.Lan , c.Phương. Anh Ngọc có vợ Bích và có một con chung Tố Linh. Ngọc Vợ và con sống chung nhà với ông Đức. Lan Phương có gia đình và ra ở riêng. Ông Đức có 03 căn nhà 1 căn đang sống chung với Ngọc, 02 căn còn lại trong cùng thành phố. Ngày 20/10/1997, ông Đức di chúc để lại một căn cho Ngọc, 1 cho Lan và 1 cho Phương . Ngày 30/10/1997 Ngọc chết trên đường đi công tác. Ngày 10/1/1998 Đức bệnh qua đời. Ngày 10/03/1998 Lan Phương yêu cầu Bích trả nhà vì cho rằng Bích và Tố Linh không thuộc diện thừa kế của ông Đức. Chị Bích phản đối vì cho rằng di chúc ông Đức là hợp pháp và khi Ngọc chết ông vẫn không thay đổi di chúc chứng tỏ ông vẫn cho Ngọc hưởng.
Vụ việc được tòa sơ thẩm xử cho Tố Linh vẫn được hưởng thừa kế thế vị phần di sản của ông Đức . Lan Phương không đồng ý kiện phúc thẩm. Theo anh chị vụ việc trên giải quyết như thế nào cho đúng luật ?
Giải
Căn cứ điều 643 thì Bích và Tố Linh không thuộc những trường hợp này và điều 677 thì Tố Linh được thay cha nhận phần di sản của ông nội. Giữ nguyên bản án tòa sơ thẩm.
Bài 5: Năm 1973 Sáu +Lâm có 2 con chung là Hoa (1975) và Hậu(1977) tài sản chung ngôi nhà 180 tr. Năm 1982 vì muốn có con trai ông Sáu + Son có 2 con chung là Tấn (1983) và Thanh (1985) .
Năm 1991 ,Lâm bệnh nặng d/c cho Hoa 2/3 di sản . Lâm mất 1993.
Năm 1998 Hoa bị tai nạn chết không để lại di chúc. Sáu lập di chúc cho Bôn 2/3 di sản.
Năm 2000 Sáu chết , bà Son mai táng hết 5 tr từ tài sản riêng của bà.
Tháng 1/2001 các con của ông Sáu khởi kiện đòi chia di sản của Sáu.
Qua điều tra : tài sản chung Sáu + Son = 80 tr , tài sản của ông sáu trước khi kết hôn không nhập vào tài sản chung với bà Son. Chia di sản ?
Giải
“ Chú ý DS= DS –NVTS, chết trước thì chia trước, tài sản trước khi kết hôn không nhập vào tài sản chung tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Tính đến thời điểm mở thừa kế con chưa thành niên thì thuộc đối tượng 2/3. Hưởng theo di chúc nhưng không mất phần khi chia theo PL. Hiệu lực di chúc phát sinh khi người lập di chúc mất“
-Chia di sản trường hợp bà Lâm mất 1993 :
Di sản của bà Lâm : 180/2= 90 tr
Nếu không có di chúc đối tượng 2/3 được hưởng 30x2/3= 20 tr.
Chia theo di chúc : Hoa = 60 tr > 1 suất 2/3. Phần còn lại chia đều cho
Sáu=Hậu=Hoa = 30/3= 10 < 1 suất 2/3
Vậy trích từ Hoa bù vào đối tượng 2/3 còn thiếu theo quy định của PL:
Sáu= 20 , Hậu = 20 và Hoa = 50 tr
=>Lúc này tài sản của ông Sáu = 90 + 20 = 110 tr
-Chia di sản trường hợp Hoa mất 1998:
Di sản của Hoa = 50 tr.
Do Hoa chết không để lại di chúc nên sẽ chia theo PL : Sáu=Bôn=Khôi= 50/3=16.6 tr
=>Lúc này tài sản của ông Sáu =110 + 16.6
- Chia di sản trong trường hợp ông Sáu mất:
Di sản của ông Sáu trong khối tài sản chung với bà Son = 80/2 = 40 tr – 5 tr tiền Son mai táng = 35 tr
=>Lúc này tài sản của ông Sáu = 110 + 35 = 145 ( Do 16.6 tr là di sản của Hoa để lại cho ông sáu trong thời kỳ hôn nhân với bà Son – đăng ký kết hôn 1997- nên nó đã được tính trong khối tài sản chung 80 tr )
- Nếu không có di chúc thì đối tượng 2/3 được hưởng = 145/5x2/3= 19.3 tr.
- Chia theo di chúc : Bôn = 145x2/3 = 96.6 tr
Tấn = Thanh = Hậu = Bôn = Son = (145 – 96.6 )/5 = 9.68 tr
-Như vậy đối tượng 2/3 Tấn = Thanh = Son=96.8 < 1 suất 2/3 nên phải lấy từ Bôn cho đủ :
+ Tấn = 9.68+ (19.3– 9.68) = 19.3 tr
+ Thanh = 19.3 tr
+ Son = 19.3 tr + 80/2 + 5 = 64.3 tr
+ Bôn = 96.6 – 9.62x3 + 9.68 = 77.4 tr
+ Hậu = 9.68tr + 20 tr = 29.68 tr
Bài 6 .Ông A bà B kết hôn 1930 có 3con chung CDE. Anh C có vợ Q và 2 con chung KT. Anh D có vợ M và 2 con chung GH. C qua đời tháng 04/2006 d/c A B hưởng chung ¼ di sản. Phần còn lại C chia điều cho QKT. Do mâu thuẫn giữa Q và AB . Q yêu cầu tòa chia di sản của C. Tài sản chung CQ là 360 triệu.
Giải:
-Di sản của C=360/2= 180 triệu
- Nếu không có di chúc thì: A=B=Q=K=T=180/5 = 36 tr . Đối tượng 2/3 được hưởng = (36x2)/3 = 24 tr
- Theo di chúc:
A=B = (180/4)/2= 22,5 tr < 1 suất 2/3 =24tr
Q=K=T= (180-45)/3= 45 tr
-Như vậy ta trích từ Q K T mỗi người 1 tr =3 tr chia đều cho AB để bằng 1 suất 2/3 =24 tr
A=22,5 + 1.5 = 24 tr
B= 22,5 +1.5 = 24 tr
Q=K=T= 45-1= 44 tr
Bài 7. AB kết hôn 1950 có 4 con chung CDEF. Vào năm 1959 AT kết hôn có 3 con chung HKP. Tháng 3/2007 AC qua đời cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm C qua đời anh đã có vợ và 02 con GN. Sau khi A qua dời d/c lại cho C ½ di sản, cho BT mỗi người ¼ di sản. Sau khi A qua đời B kiện đến tòa xin được hưởng di sản của A. Tòa xác định tài sản chung AB=720 tr , AT= 960 tr. Chia thừa kế trong trường hợp trên ?
Giải
-Di sản của A= 720/2 + 960/2= 360+480 =840 tr
-Nếu không có di chúc thì : B=C=D=E=F=T=H=K=P= 840/9= 93,3 tr và đối tượng 2/3 được hưởng theo điều 669 là = ( 93,3 x2)/3 = 62.2 tr.
- Chia theo di chúc của A:
B=T=840/4=210 tr
C=840/2=420 tr . Nhưng do C chết cùng thời điểm với A nên phần thừa kế của C vô hiệu . GN không thể thế vị cho C để hưởng phần thừa kế vì thế vị chỉ đặt ra khi chia theo pháp luật không theo di chúc .Như vậy phần của C sẽ chia theo pháp luật : 420/9 = 46.6 tr
B=T=C=D=E=F=H=K=P= 46.6
-Như vậy D=E=F=H=K=P = 46.6tr
B=T= 210 + 46.6 = 256.6 tr
G=N=46.6/2
Bài 8: AB kết hôn 1960 có 3 con chung CDE. Năm 2006 A qua đời d/c truất quyền thừa kế của bà B, để lại toàn bộ di sản cho các con mỗi người 1 suất bằng nhau. Khi A qua đời bà B mai táng cho A hết 6 tr từ tài sản chung như vậy tài sản chung của ông A và B còn lại 330 tr. Ngoài ra A còn tài sản riêng từ cha mẹ là 20 tr. Chia thừa kế trong trường hợp trên ?
Giải : “Dựa vào nguyên tắc DS còn lại = DS – NVTS “
-Di sản của A = 336/2 +20 = 188 tr – 6 tr = 182tr
- Nếu không có di chúc thì đối tượng 2/3 được hưởng là 182/4x2/3 = 30.3tr
- Chia theo di chúc : B=0 < 30.3
C=D=E= 182/3= 60.6 tr
-Như vậy B không phụ thuộc di chúc phải hưởng 2/3 của một suất theo pháp luật B=30.3 tr
C= 60.6 – 30.3/3 = 50.5 tr
D= 50.5 , E=50.5 tr
Bài 09: K+H=A, A+B có 3 con chung CDE . 1980 B mất . 1981 A sống như vợ chồng với G .1983 góp tiền với G mua nhà trị giá 250 tr theo tỷ lệ 4/1. Năm 2006 A chết d/c G=1/3 ds , 1/3 ds cho thờ cúng, 1/3 ds còn lại chia điều cho CDE. Cụ K H vẫn còn sống 1 năm sau thì mất.
Tài sản chung A B là 320 tr. Phần góp vốn mua nhà với G là tài sản riêng của A. Chia thừa kế trong trường hợp trên ?
Giải
-Trường hợp B mất :
Di sản B=320/2= 160 tr.
Do B chết không để lại di chúc nên sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất:
A=C=D=E= 160/4 = 40 tr
=>Lúc này di sản của A = 40 tr
- Trường hợp A mất :
Di sản của A= 40 + 250/2 = 165 tr.
Ở đây đối tượng 2/3 là KH không được chia vậy nếu không có di chúc thì KH= 165/6x2/3= 18.3tr
Nếu chia theo di chúc
G= 165/3 = 55 tr
C=D=E= 55/3 = 18.3 tr
DS TC = 55
K=H=0 < 1 suất 2/3
Như vậy ta sẽ giữ nguyên phần di sản dùng vào việc thờ cúng và trích từ CDEG để bù cho đối tượng 2/3
K =H = 18.3 tr
G= 55 – 27.3= 27.7 tr
C=18.3 – 3.3 = 15tr
D= 18.3 – 3.3 =15 tr
E= 18.3 – 9.1/3 = 15 tr
-Trường hợp K H mất :
Do KH mất không để lại di chúc nên sẽ chia đều theo luật .
Di sản KH = 36.6 tr . Căn cứ điều 677 về thừa kế thế vị thì CDE sẽ nhận phần thừa kế của KH thay cha
CDE=36.6/3= 12.2 tr
Vậy phần thừa kế được chia như sau :
-Di sản thờ cúng = 55 tr
-G= 27.7 tr
- C=D=E = 15 +12.2 = 27.2tr
Bài 10: A+B có 2 con chung C+D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có 2con chung là X+Y. D có chồng là N có một con chung là K. Di sản của A là 900 tr. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
a.C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X .
b.C chết trước A . D chết sau A ( chưa kịp nhận di sản )
c. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Giải
a.Di sản của A= 900 tr ( chú ý đối tượng 2/3 )
Nếu không có di chúc thì đối tượng 2/3 được hưởng là 900/3x2/3 = 200 tr
Chia theo di chúc : X= 900 tr , B= 0< 1 suất 2/3 nên ta lấy từ đối tượng di chúc cho đối tượng 2/3
Như vậy B= 200 tr và X = 700 tr
b.Di sản của A=900 tr .( chú ý thừa kế thế vị )
Trường hợp C chết trước A: A chết không để lại di chúc nên di sản A chia đều cho B=C=D = 900/3 = 300 tr
Do C chết trước A nên X Y thế vị nhận phần của C: X=Y=300/2 = 150 tr
Trường hợp D chết chưa kịp nhận di sản nên phần di sản chia đều cho bà B, vợ N và con K .
B=N=K=300/3= 100 tr
c. Di sản của A= 900 tr (chú ý thừa kế thế vị )
Nếu không có di chúc thì đối tượng 2/3 được hưởng 900/3x2/3 = 200 tr
Chia theo di chúc K= 900/2 = 450 tr. Phần còn lại không được định đoạt nên chia đều cho BCD
B=C=D= 450/3= 150
Như vậy đối tượng 2/3 B=150 < 2/3 1 suất theo pháp luật nên ta lấy từ đối tượng di chúc qua cho đủ .
=>B= 200 tr , D=150 tr
K= 450 – (200 – 150) = 400 tr
Do C chết cùng thời điểm với A nên phần di sản chia đều cho X và Y. X=Y = 150/2 = 75 tr.
Bài 11: Ông Giáp kết hôn với bà Bính và có 2 con chung là Tý, Sửu. Tý bị bại liệt từ nhỏ. Sửu có vợ là Dần và có 2 con là Ngọ và Mùi. Năm 2004 Sửu bệnh chết. Tháng 02/2006 bà Bính lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 giá trị căn nhà cho cháu nội là Mùi hưởng thừa kế. Tháng 10/2006, bà Bính chết. Sau khi bà Bính chết, các bên liên quan đã phát sinh tranh chấp.Anh chị hãy áp dụng BLDS2005 để giải quyết tranh chấp thừa kế nói trên. Biết rằng : Tài sản riêng của anh Sửu là 100 triệu đồng. Căn nhà là tài sản chung của ông Giáp bà Bính trị giá 240 triệu. Cha Mẹ bà Bính đều đã chết.Giải:
- Trường hợp Sửu chết:
+ Di sản của Sửu = 100 tr
+ Do không có lập di chúc nên di sản chia theo pháp luật :
Giáp = Bính = Dần = Ngọ = Mùi = 100/5 = 20 tr
- Trường hợp bà Bính chết :
-Di sản của bà Bính = 240/2 = 120 tr + 20 tr = 140 tr
-Giả sử nếu không có di chúc thì đối tượng 2/3 được hưởng 140/3x2/3=31.1 tr
- Chia theo di chúc :
+ Mùi = 240/3= 80tr .
Phần di sản còn lại của bà Bính = 120 – 80 =60 tr chia theo PL
+ Giáp = Tý = Sửu= 60tr/3 = 20 tr
+ Do Sửu chết trước thời điểm di chúc có hiệu lực nên di sản của Sửu chia điều cho
Ngọ = Mùi = 20/2 = 10 tr.
+ Do tý bị bại liệt từ nhỏ nên thuộc đối tượng 2/3 như vậy :
Tý= 31.1 tr . Lấy từ Mùi phần chênh lệch . Mùi= 80 – (31.1 – 20 ) = 68.9 tr
-Như vậy thừa kế được chia như sau:
+ Giáp = 20 + 20 = 40 tr
+Tý = 31.1 tr
+Dần = 20 tr
+ Ngọ = 20 tr + 10tr = 30 tr
+ Mùi= 20 tr + 10tr+ 68.9 tr = 98.9 tr
Bài 12 : Ông A kết hôn với bà B, có 2 con là C và D. Khi D được 2 tuổi, ông A và bà B đã cho đi làm con nuôi gia đình ông X. Quá trình chung sống ông bà tạo dựng được tài sản chung trị giá 220 triêu. Năm 1997 bà B chệt Ông A lo mai táng hết 20 triêu. Năm 1998, ông A kết hôn với bà M, sinh được 1 người con là N và cùng tạo lập khối tài sản chung trị giá 180 triêu. Năm 2005 ông A lập di chúc hợp pháp có nội dung: "cho N hưởng 1/2 tài sản của ông A:. Năm 2006 ông A chệt Sau đám tang ông A, chị C yêu cầu bà M cho mình hưởng thừa kệ Bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết C. Rất may, sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ bị thương nhẹ. Bà M bị toà án xử 3 năm tù giamAnh chị hãy áp dụng BLDS 2005 để giải quyết việc chia TK nói trên.(Biết rằng: Cha mẹ ông A và bà B đều đã chết trước ông A và bà B
Giải
-Trường hợp bà B chết:
Di sản của B = 220/2 – 20 = 90 tr
Do B chết không để lại di chúc nên chia đều cho A= C=D= 90/3 = 30 tr
-Trường hợp A chết :
Di sản của A = 110 tr +30 tr + 180/2 = 230 tr
Chia theo di chúc:
+ N= 230/2 = 115 tr
+ C=D=N = 115/3= 38.3 tr. (do M tìm cách giết C nên không có quyền hưởng thừa kế D643)
=>N=115 tr + 38.3tr = 153.3 tr ( hưởng thêm phần chia theo PL đối với phần di sản chưa được định đoạt theo di chúc )
Bài 13: 1. Ông A và bà B kết hôn và có 2 người con là C và D. C kết hôn với E và có 2 con là M và N. D kết hôn với F và cũng có 2 con là X và Y. Từ tháng 3/1997, ông A còn sống chung chư vợ chồng với bà H. Mẹ của ông A là bà T coi bà H như con dâu. Giữa ông A và bà H có 2 con chung là P và Q.Năm 1998 C chết không để lại di chúc. Năm 2002 ông A lập di chúc với nội dung: "Cho H, P và Q được hưởng 1/2 tài sản của A". Ông A chết năm 2006. Bà B lo mai táng hết 20 triệu. Sau đám tang, bà H đưa di chúc ra yêu cầu thực hiện. Bà B phản đối.Anh chị hãy áp dụng BLDS 2005 giải quyết các tranh chấp trên và giải thích tại sao lại giải quyết như vậy.Biết rằng tài sản chung của ông A bà B là 1,1 tỷ đồng. Tài sản chung của C và E là 100 triệu. Chị D chết sau ông A 10 ngày. Cha ông A chết trước ông A.
Giải
-Trường hợp C chết:
Di sản của C =100/2 = 50 tr . Do C chết không để lại di chúc nên chia đều cho 5 là
A=B=E=M=N= 50/5 = 10 tr.
-Trường hợp A chết :
Di sản của A = 1.1 ty/2 + 10 tr – 20 tr = 540 tr
Nếu không có di chúc thì đối tượng 2/3 được hưởng = 540/6= 90 tr ( P,Q,C,D,B,T ; H không được thừa nhận là vợ theo PL nên không được thừa kế theo PL)
Chia theo di chúc :
H=P=Q= 540/2= 270 tr
Phần di sản còn lại không được định đoạt nên chia đều 6 (do H không được xem là vợ hợp pháp của A )
T=B=P=Q=D=(M+N) do đều 667 = 270/6= 45 tr .
Theo đó ta thấy đối tượng 2/3 do 669 quy định là T và B < 2/3 1 suất theo PL nên B=T= 90 tr phần còn thiếu lấy từ đối tượng theo di chúc xâm hại tới : H=P=Q=270 – 45 = 225 tr.
Vậy H=P=Q=225/3 = 75 tr, B=T= 90 ; D= 45 tr ; M=N=45/2
-Do D chết sau A 10 ngày: nên di sản D = 45 tr chia đều cho B=F=X=Y= 11.25 tr .
Như vậy phần thừa kế được chia cho mỗi người là:
+ Mẹ ông A là bà T= 90 tr
+ Vợ chính A là bà B = 10 tr + 90 tr + 11.25 tr + 20tr = 131.25 tr + 550 tr = 681.25 tr
+ Vợ lẽ A bà H = 225 tr/3 = 75 tr
+Con của A và H: P = 75 tr + 45tr = 120 tr : Q = 75 tr + 45 tr = 120tr
+Vợ C bà E = 10 tr + 50 tr = 60 tr
+Con C M=N= 10tr + 45/2= 32.5 tr
+ Vợ D bà F= 11.25 tr
+ Con D là X = Y = 11.25 tr
Đề bài: Hậu và Lan có con là Phát và Quân. Phát lấy vợ là Như sinh được 2 con là Quỳnh và Nhung (cả 2 đều chưa thành niên).Năm 1996, Phát chết mất ngáp không kịp để lại di chúc.Năm 2006, Hậu cũng lên đường. Hậu để lại di chúc cho 2 cháu Quỳnh và Nhung mỗi cháu 1/2 tài sản của mình.Biết tài sản của Phát và Như là 800 triệu. Tài sản của Hậu và Lan là 1,2 tỉ. Quân chưa đến tuổi trưởng thành. Tiền mai táng Hậu là 20 triệu.1) Chia tài sản.2) Giả sử Phát và Hậu chết cùng lúc, chia thừa kế có ji khác không?Bài làm:1) Năm 1996 Phát chết --> mở thừa kế lần 1.- Tài sản của Phát trong khối tài sản chung của Phát và Như là:800/2 = 400 triệu.- Phát chết không có di chúc nên tài sản của Phát được chia theo pháp luật.- Hàng thừa kế thứ nhất của Phát bao gồm: Hậu, Lan, Như, Quỳnh, Nhung--> Mỗi người sẽ được nhận phần thừa kế là:400/5 = 80 triệu- Vậy: + Tài sản của Hậu = tài sản của Lan và bằng: 1,2 tỉ/2 + 80triệu = 680 triệu.+ Tài sản của Như là: 400 + 80 = 480 triệu.+ Tài sản của Quỳnh = tài sản của Nhung và bằng: 80 triệu.Năm 2006 Hậu chết --> mở thừa kế lần 2.- Tiền mai táng cho Hậu là 20 triệu --> Tài sản của Hậu còn: 680 - 20 = 660 (triệu).- Theo di chúc hợp pháp của Hậu thì Quỳnh và Nhung mỗi người được hưởng 1/2 tài sản.--> Tài sản Quỳnh và Nhung được hưởng theo di chúc là: 660/2 = 330 (triệu).- Hàng thừa kế thứ nhât của Hậu lúc này còn Lan, Quân. Theo điều 669 thì những người này thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Mỗi người sẽ được nhận phần tài sản là 2/3 của 1 suất.--> Lan, Quân mỗi người sẽ được nhận: 2/3 x 660/2 = 220 (triệu).- Số tiền trên sẽ được bù bằng tài sản của Quỳnh và Nhung, mỗi người chịu 1 nửa. --> Tài sản của Quỳnh = tài sản của Nhung và bằng: 330 - 220x2/2 = 110 (triệu).- Kết luận:+ Tài sản của Lan là: 680 + 220 = 900 (triệu).+ Tài sản của Quân là : 220 triệu.+ Tài sản của Như là : 480 triệu.+ Tài sản của Quỳnh bằng tài sản của Nhung: 110 triệu.2) Hậu và Phát chết cùng thời điểm --> Chỉ mởi 1 đợt chia thừa kế và 2 người không được nhận thừa kế của nhau.- Tài sản của Phát là: 400 triệu.- Phát chết không có di chúc nên tài sản của Phát sẽ chia theo pháp luật.- Hàng thừa kế thứ nhất hợp pháp của Phát gồm có: Lan, Như, Quỳnh, Nhung. Mỗi người sẽ được nhận phần tài sản là: 400/4 = 100 (triệu).- Tài sản của Hậu là : 600 - 20 = 580 (triệu).- Theo di chúc hợp pháp của Hậu thì Quỳnh và Nhung mỗi người được hưởng 1/2 tài sản.--> Tài sản Quỳnh và Nhung được hưởng theo di chúc là: 580/2 = 290 (triệu).- Hàng thừa kế thứ nhât của Hậu là Lan, Quân. Theo điều 669 thì những người này thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Mỗi người sẽ được nhận phần tài sản là 2/3 của 1 suất.--> Lan, Quân mỗi người sẽ được nhận: 2/3 x 580/2 = 193,33 (triệu).- Số tiền trên sẽ được bù bằng tài sản của Quỳnh và Nhung, mỗi người chịu 1 nửa. --> Tài sản của Quỳnh = tài sản của Nhung và bằng: 290 - 193,33x2/2 = 96,67 (triệu).- Kêt luận: + Tài sản của Lan là: 600 + 100 + 193,33 = 893,33 (triệu).+ Tài sản của Quân là : 193,33 triệu.+ Tài sản của Như là : 400 + 100 = 500 (triệu).+ Tài sản của Quỳnh bằng tài sản của Nhung: 96,67 triệu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề thi và đáp án môn Pháp Luật Đại cương.doc