Tài liệu Đề thi lớp 6 môn ngữ văn: ủy ban nhân dân quận hải an
đề kiểm tra chất lượng học kỳ i
Phòng giáo dục và đào tạo
Năm học 2010 - 2011
Môn : Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề lẻ ( đề có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Nhóm truyện nào trong các nhóm dưới đây cùng một thể loại ?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Sọ Dừa; Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Em bé thông minh.
D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Thánh Gióng.
Câu 2. Nhóm truyện vừa chọn ở câu 1, thuộc thể loại nào ?
A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết
C. Truyện ngụ ngôn D. Không phải các đáp án trên.
Câu 3. Điểm nổi bật của truyền thuyết là gì ?
A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
B. Có những chi tiết hoang đường.
C. Có yếu tố kì ảo.
D. Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo.
Câu 4. Truyền thuyết ...
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lớp 6 môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủy ban nhân dân quận hải an
đề kiểm tra chất lượng học kỳ i
Phòng giáo dục và đào tạo
Năm học 2010 - 2011
Môn : Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề lẻ ( đề có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Nhóm truyện nào trong các nhóm dưới đây cùng một thể loại ?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Sọ Dừa; Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Em bé thông minh.
D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Thánh Gióng.
Câu 2. Nhóm truyện vừa chọn ở câu 1, thuộc thể loại nào ?
A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết
C. Truyện ngụ ngôn D. Không phải các đáp án trên.
Câu 3. Điểm nổi bật của truyền thuyết là gì ?
A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
B. Có những chi tiết hoang đường.
C. Có yếu tố kì ảo.
D. Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo.
Câu 4. Truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ?
A. Có yếu tố kì ảo. B. Có yếu tố hiện thực.
C. Có cốt lõi là sự thực lịch sử. D. Thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân.
Câu 5. Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích
là gì ?
A. Đấu tranh giữa người nghèo và người giàu.
B. Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân.
C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
D. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Câu 6. Trong truyện cổ tích, cái thiện luôn luôn được khẳng định, người hiền lành tuy có lúc thiệt thòi nhưng cuối cùng được sống cuộc sống tươi đẹp, được hưởng hạnh phúc; kẻ xấu bao giờ cũng phải trả giá. Đó là lối kết thúc gì ?
A. Bất ngờ. B. Đúng như thực tế.
C. Không thực tế D. Có hậu.
Câu 7. Sách Ngữ văn lớp 6 – Tập I giải thích:
Sơn Tinh: Thần núi; Thủy Tinh: Thần nước là giải thích nghĩa của từ theo cách nào ?
A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
D. Không theo ba cách trên.
Câu 8. Gạch chân từ dùng không đúng trong câu văn sau:
Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
iI. Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1. (2đ)
Viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng cụm danh từ.
Câu 2. (6đ)
Tưởng tượng mình là Mị Nương, em hãy kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
============== Hết ================
ủy ban nhân dân quận hải an
đề kiểm tra chất lượng học kỳ i
Phòng giáo dục và đào tạo
Năm học 2010 - 2011
Môn : Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề chẵn (Đề có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ?
A. Có yếu tố kì ảo. B. Có yếu tố hiện thực.
C. Có cốt lõi là sự thực lịch sử. D. Thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân.
Câu 2. Điểm nổi bật của truyền thuyết là gì ?
A. Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo.
B. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
C. Có những chi tiết hoang đường.
D. Có yếu tố kì ảo.
Câu 3. Trong truyện cổ tích, cái thiện luôn luôn được khẳng định, người hiền lành tuy có lúc thiệt thòi nhưng cuối cùng được sống cuộc sống tươi đẹp, được hưởng hạnh phúc; kẻ xấu bao giờ cũng phải trả giá. Đó là lối kết thúc gì ?
A. Bất ngờ. B. Có hậu.
C. Không thực tế D. Đúng như thực tế.
Câu 4. Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?
A. Đấu tranh giữa người nghèo và người giàu.
B. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
D. Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân.
Câu 5. Gạch chân từ dùng không đúng trong câu văn sau:
Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
Câu 6. Sách Ngữ văn lớp 6 – Tập I giải thích:
Sơn Tinh: Thần núi; Thủy Tinh: Thần nước là giải thích nghĩa của từ theo cách nào ?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
D. Không theo ba cách trên.
Câu 7. Nhóm truyện nào trong các nhóm dưới đây cùng một thể loại ?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Sọ Dừa; Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Em bé thông minh.
D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Thánh Gióng.
Câu 8. Nhóm truyện vừa chọn ở câu 7, thuộc thể loại nào ?
A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết
C. Truyện ngụ ngôn D. Không phải các đáp án trên.
iI. Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1. (6đ)
Tưởng tượng mình là Mị Nương, em hãy kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Câu 2. (2đ)
Viết đoạn văn từ 5- 7 câu có sử dụng cụm danh từ
============== Hết ================
M a trận đề - đáp án và biểu điểm
(cho cả đề chẵn và đề lẻ)
1. Ma trận đề:
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn
Văn bản
2
0,5
2
0,5
4
1,0
Bối cảnh lịch sử
1
0,25
1
0,25
2
0,5
Tác giả
Tiếng Việt
Nghĩa của từ
1
0,25
1
0,25
2
0,5
Biện pháp tu từ
1
2,0
1
2,0
Tập làm văn
1
6,0
1
6,0
Tổng : Số câu
: Số điểm
4
1,0
4
1,0
1
2,0
1
6,0
10
10
Đáp án và biểu điểm:
I. Phần trắc nghiệm
(8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 2 điểm)
Đề Lẻ
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
D
C
D
D
A
tản mạn
Đề CHẵN
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
B
tản mạn
B
A
B
II. phần tự luận (8 điểm)
Câu 1. (2đ)
1. Hình thức: (0,75)
- Đúng hình thức đoạn văn.
- Đủ số câu theo yêu cầu từ 5 đến 7 câu.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không sai chính tả.
2. Nội dung: (1,25đ)
- Đoạn văn thể hiện rõ chủ đề đã chọn.
- Thể hiện được phương thức biểu đạt: tự sự hoặc miêu tả khuyến khích bài làm có sử dụng kết hợp cả hai phương thức trên.
- Bố cục đoạn văn rõ ràng, liên kết câu chặt chẽ.
- Sử dụng đúng cụm danh từ (cụm danh từ được sử dụng một cách tự nhiên hợp lý)(0,25đ)
Câu 2. (6đ)
1. Về kĩ năng:
- Bố cục bài viết rõ ràng.
- Sử dụng đúng ngôi kể.
- Kể chính xác các sự việc.
- Diễn đạt mạch lạc.
2. Về nội dung : Yêu cầu nêu được các sự việc :
* Mở bài : Giới thiệu lí do Sơn Tinh, Thủy Tinh gặp nhau.
* Thân bài :
- Hai thần thi tài
- Vua Hùng thách cưới.
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước tôi về núi.
- Thủy Tinh không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh.
- Hai thần giao tranh.
* Kết bài: Kết thúc truyện.
3. Thang điểm:
* Điểm 6:
- Đảm bảo các yêu cầu trên, sử dụng đúng ngôi kể.
- Diễn đạt trôi chảy, súc tích, trong sáng, hấp dẫn người đọc.
- Không mắc lỗi văn phạm.
* Điểm 5:
- Đảm bảo các yêu cầu trên, sử dụng đúng ngôi kể.
- Diễn đạt trôi chảy, súc tích, trong sáng
- Không mắc lỗi văn phạm.
* Điểm 4
- Đảm bảo các yêu cầu trên, sử dụng đúng ngôi kể.
- Diễn đạt trôi chảy, súc tích, trong sáng
- Có thể mắc 1, 2 lỗi văn phạm.
* Điểm 3
- Đảm bảo các yêu cầu trên, sử dụng đúng ngôi kể.
- Diễn đạt tương đối trôi chảy.
- Có thể mắc 5 lỗi văn phạm.
* Điểm 2. Kể sơ sài.
* Điểm 1. Dưới mức điểm 2.
============== Hết ================
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUVAN6HKI.doc