Đề thi 1 tiết môn kinh tế vĩ mô

Tài liệu Đề thi 1 tiết môn kinh tế vĩ mô: Đề thi môn KINH TẾ VĨ MÔ - LỚP Đ2K17 – Ca 01 ngày 13/04/2008 GV: Mr Trương Quang Hùng. (thi đề đóng) Câu 1: Dựa vào cơ sở nào mà Kent bác bỏ lập luận của các nhà kinh tế cổ điển về mối quan hệ tự động giữa tiết kiệm và đầu tư và cho rằng tiết kiệm là nguyên nhân của suy thoái kinh tế. Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi trong lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Do vậy ông cho rằng chính sách tiền tệ - dựa vào việc thay đổi lượng cung tiền để điều khiển nền kinh tế - sẽ không hiệu quả. Câu 2: Thực tế NHTW kiểm soát tiền tệ như thế nào, dựa vào bài đọc “Điều gì đang diễn ra” trong tạp chí Economist 07/06/07, hãy giải thích vì sao ngày nay các NHTW không còn kiểm soát tiền để ổn định giá. TL: - Nền kinh tế phải được điều hành thông qua các mục tiêu tiền tệ, tiền phải được chuyển theo vòng xoay cố định (tỷ lệ GDP danh nghĩa/ tổng lượng tiền), thực tế tốc độ này có biến động cao, không chỉ thế người ta không rõ mục tiêu ch...

doc14 trang | Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi 1 tiết môn kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn KINH TẾ VĨ MÔ - LỚP Đ2K17 – Ca 01 ngày 13/04/2008 GV: Mr Trương Quang Hùng. (thi đề đóng) Câu 1: Dựa vào cơ sở nào mà Kent bác bỏ lập luận của các nhà kinh tế cổ điển về mối quan hệ tự động giữa tiết kiệm và đầu tư và cho rằng tiết kiệm là nguyên nhân của suy thoái kinh tế. Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi trong lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Do vậy ông cho rằng chính sách tiền tệ - dựa vào việc thay đổi lượng cung tiền để điều khiển nền kinh tế - sẽ không hiệu quả. Câu 2: Thực tế NHTW kiểm soát tiền tệ như thế nào, dựa vào bài đọc “Điều gì đang diễn ra” trong tạp chí Economist 07/06/07, hãy giải thích vì sao ngày nay các NHTW không còn kiểm soát tiền để ổn định giá. TL: - Nền kinh tế phải được điều hành thông qua các mục tiêu tiền tệ, tiền phải được chuyển theo vòng xoay cố định (tỷ lệ GDP danh nghĩa/ tổng lượng tiền), thực tế tốc độ này có biến động cao, không chỉ thế người ta không rõ mục tiêu chính xác phải như thế nào? Vì tiền được xác định theo nhiều cách, như: khi tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn được giữ trong các NHTM, kể cả tiền gửi tiết kiệm ở các tổ chức tài chính khác. Và nếu NHTW tìm cách kiểm soát tiền, bằng cách nhắm mục tiêu cho cơ sở tiền tệ - là tiền mặt lưu thông và dự trữ của NHTM gửi ở NHTW, thì họ mất kiểm soát đối với lãi suất ngắn hạn, mà lãi suất ngắn hạn có thể chuyển dịch mạnh và gây thiệt hại cho nền kinh tế, do đó việc ấn định mục tiêu lạm phát tỏ ra có hiệu quả, thay vì tìm cách kiểm soát lạm phát gián tiếp, NHTW công khai nhắm đến ổn định giá, nhằm đảm bảo cân đối dàn trải giữa tổng cung và tổng cầu trong trung hạn. - Nhưng trong dài hạn, khi các thị trường Tài chính ngày càng kết nối hơn, giá cả tài sản ngày càng do các nhà đầu tư quốc tế định đoạt và do đó phản ánh điều kiện tiền tệ toàn cầu. Do vậy, NHTW ngày càng lo lắng rằng tác động của các chính sách tiền tệ quốc gia có thể góp phần làm cho thị trường thế giới ngày càng phù phiếm hơn và điều này có thể dẫn đến lạm phát cao hơn. Câu 3: Giải thích tại sao có sự hoảng loạng trên thị trường tín dụng của Mỹ gần đây, tại sao Cục Dự trữ liên bang Mỹ lại ra tay cứu các nhà đầu tư và ngân hàng trong khi họ là những nhà kinh doanh trên thị trường với mục tiêu lợi nhuận. - Do sự suy giảm mạnh mẽ của cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự hoảng loạng tiền trên thị trường tín dụng. Cung ứng tiền tệ bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn, và được quyết định bởi 3 yếu tố: Cơ sở tiền mặt, tỷ lệ dự trữ/tiền gửi và tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi. Sự gia tăng cơ sở tiền tệ dận tới sự gia tăng tỷ lệ thuận trong cung ứng tiền tệ. Sự suy giảm trong tỷ lệ dự trữ/tiền gửi hoặc tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi làm tăng nhân tử tiền tệ và qua đó làm tăng cung ứng tiền tệ. - Vị Fed muốn thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách sử dụng 3 công cụ chính sách: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ chiết khấu. Nó có thể làm tăng cơ sở tiền tiện bằng cách mua trái phiếu qua thị trường mở hoặc giảm tỷ lệ chiết khấu. Nó có thể giảm tỷ lệ dự trữ/tiền mặt bằng cách nới lỏng yêu cầu dự trữ bắt buộc. Câu 4: Tiết kiệm đi vào đầu tư bằng cách nào, tại sao tồn tịa trung gian tài chính. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa “mất khả năng thanh khoản – illiquidity” và “mất khả năng thanh toán – insolvency”. Liệu bơm tiền vào nền kinh tế có giải quyết được vấn đề mất khả năng thanh toán của các tổ chức trung gian tài chính. TL: - Tiết kiệm đi vào đầu tư bằng cách kinh doanh tiền tệ và chênh lệch giá, bằng cách cho vay ngắn và trung hạn thông qua các NHTM. - Tại sao tồn tại trung gian tài chính? Vì Trung gian tài chính là thị trường hoàn hảo, thông tin mất cân xứng, rủi ro. Đồng thời, trung gian tài chính có chức năng huy động tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cho vay hoặc đầu tư. - Sự khác biệt giữa “mất khả năng thanh khoản” và “mất khả năng thanh toán”. Mất khả năng thanh khoản nghĩa là có các tài sản, tiền tệ nhưng lại không có tiền mặt để thanh toán. Mất khả năng thanh toán nghĩa là không có tài sản, ko có tiền để thanh toán. Câu 5: Những yếu tố nào quyết định lãi suất thực trong nền kinh tế nhỏ và mở. Tại sao thực tế có sự khác biệt lãi suất trong nước và lãi suất trên thị trường thế giới ngay cả đối với nền kinh tế mở. TL: - Lãi suất thực trong nền kinh tế nhỏ và mở quyết định bởi yếu tố cung (tiết kiệm) và cầu (đầu tư) quỹ cho vay trên thị trường quốc tế. Khi tiết kiệm hoặc đầu tư trong nền kinh tế thế giới thay đổi sẽ làm thay đổi lãi suất thế giới. - Tại sao ? Do thay đổi chi tiêu trong nước và ngoài nước, chính sách tài khoá, đầu tư, Tiết kiệm trong và ngoài, chính sách thuế đánh vào NK. Câu 6: Trong dài hạn yếu tố nào quyết định khối lượng vốn và quy mô sản xuất. tại sao các chính sách lại phải chọn mức vốn ở trạng thái hoàng kim. Điều kiện để đạt được mức vốn ở trạng thái này là gì. Muốn đạt được trạng thái này cần làm gì. TL: - Trong dài hạn tỷ lệ tiết kiệm (s’) quyết định khối lượng vốn và quy mô sản xuất. Tỷ lệ tiết kiệm càng cao thì khối lượng vốn và quy mô sản xuất càng cao. - Tại sao các c/s lại chọn mức vốn ở trạng thái hoàng kim, nhằm xem nền kinh tế có đạt hiệu quả Pareto không và sử dụng hết nguồn lực từ đó XD mức tiêu dùng và phúc lợi kinh tế cao nhất. - Điều kiện để đạt được mức vốn ở trạng thái hoàng kim là: Đầu tư thực tế = Cầu đầu tư vừa đủ để giữ K không đổi (s’y* = (б + n)k*). - Muốn đạt được trạng thái hoàng kim cần: điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm (s’) + Nếu k* > kg: nền kinh tế không đạt hiệu quả Pareto, do đó cần điều chỉnh s giảm xuống sẽ mang lại lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. + Nếu k* < kg: nền kinh tế không đạt hiệu quả Pareto, do đó cần điều chỉnh s tăng lên thế hệ tương lai tiêu dùng nhiều hơn nhưng thế hệ hiện tại tiêu dùng ít hơn. Câu 7: Một số các nhà kinh tế cho rằng khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế của Châu Á 1997 thực chất là khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư về tương lai của những nền kinh tế này khi mà hệ thống ngân hàng của họ tài trợ cho những dự án mang tính cính trị hơn là kinh tế. Khủng hoảng làm tăng chi phí bù rủi ro của những tài sản tài chính Châu Á kéo theo sự gia tăng lãi suất và sự sụp đỗ giá trị của đồng tiền trong nước. Hãy giải thích kết hợp đồ thị tại sao khủng hoảng niềm tin lại làm sụp đỗ giá trị của đồng tiền. Đề thi Kinh tế vĩ mô Lớp Cao Học Đêm 4 Thời gian 120 phút Đề thi gồm 3 câu hỏi. Đề nghị các học viên trả lời ngắn gọn Hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia (4đ): Hãy viết các đồng nhất thức liên quan đến cán cân tài khoản vãng lai và giải thích mối quan hệ trong đồng nhất thức đó ? Thông qua đồng nhất thức, hãy cho biết nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai và chỉ ra nguồn tài chính bù đắp ? Tiền trong nền kinh tế được đo lường như thế nào ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong nền KT ? Ngân hàng nhà nước VN có thể hoàn toàn kiểm soát được lượng cung tiền trong nền kinh tế không ? Hãy giải thích ? Hãy phân biệt các khái niệm sau đây trong cán cân thanh toán: Giao dịch vãng lai Giao dịch vốn Chuyển giao Thâm hụt ngân sách là gì ? Nguyên nhân nào có thể dẫn đến sự thâm hụt ngân sách ngoài dự tính ? Nguồn tài chính nào được sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách ? Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở (4 điểm) Trong bối cảnh luồng vốn nước ngoài vào VN khá lớn trong những năm gần đây, để duy trì tỉ giá VND/USD ổn định. Ngân hàng NN phải phát hành thêm tiền để mua USD(tốc độ dự trữ ngoại tệ VN bình quân những năm gần đây là 20,3%). Anh/chị hãy đánh giá tác động của chính sách ổn định tỉ giá đối với giá cả, lãi suất trong nước, tình trạng xuất khẩu và thất nghiệp? Đề cập đến hậu quả của sự tăng giá VND, một số các nhà kinh tế cho rằng: “ Sự bất nhất giữa mục tiêu của chính sách tiền tệ và diễn biến thực tế của cán cân thanh toán quốc tế đã làm tăng áp lực lên giá của VND so với USD trong thời gian qua. VND lên giá so với USD đã góp phần hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, dẫn đến việc tài khoản vãng lai tiếp tục thâm hụt, ở trong khoảng từ 1,7% đến 4,9% trong 3 năm qua” (Thời báo kinh tế Việt Nam, Phan Minh Ngọc, Đại học Kyuhu, Nhật Bản) Anh chị hãy bình luận phát biểu trên. Kinh tế vĩ mô trong dài hạn (2 điểm) Giả sử rằng lãi suất danh nghĩa ở VN là 8,4 % và ở hoa kỳ là 4,85% trong khi đó lãi suất thực giữa VN và Hoa kỳ là như nhau và lý thuyết ngang bằng sức mua đúng. A/C có thể rút ra kết luận gì về lạm phát dự tính giữa VN và Hoa kỳ ? Trong dài hạn, a/c có dự kiến gì về sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa VND và USD? Có người đề nghị với các a/c rằng nên vay tiền ở NH Hoa Kỳ với lãi suất 4,85% và cho vay ở các NHVN với lãi suất là 8,4% để thu được lợi nhuận 3,55%. A/c suy nghĩ như thế nào ? Nếu a/c kỳ vọng USD trong tương lai giảm giá so với VND, đầu tư vào đồng tiền nào là có lợi hơn hiện nay ? SỰ THẤT BẠI CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Đại khủng hoảng năm 1929-1933 Thị trường phi lý Giá trị thị trường không phản ánh đúng do hành vi phi lý của các nhà đầu tư Tăng trưởng phi lý, trong 8 năm chỉ số Dow Jones tăng tới 500% Sự tự tin khi đánh giá về tương lai, khi I. Fisher cho rằng thị trường chứng khoán đạt tới mức bình ổn cao, khi không thấy được sự bất ổn trong đó. Cảm xúc và tâm lý đám đông, khi thấy mọi người kiếm tiền quá dễ dàng, vay tiền đầu tư chứng khoán quá dễ dàng kích thích họ vay tiền nhiều hơn, rủi ro cao hơn. Thông tin bất cân xứng giữa những người vay và các tổ chức cho vay Những người đầu tư thuộc mọi thành phần, từ công nhân cổ xanh tới người đánh giày, họ chưa bao giờ đầu tư, họ chưa hề biết hoặc biết rất ít về những công ty mà họ đầu tư. Những nhà môi giới hay ngân hàng thì không cung cấp thông tin đầy đủ cho những người đầu tư, mà chỉ nói rằng nên làm gì để có được lợi nhuận. Dĩ nhiên là họ luôn làm sao để có lợi cho bản thân, bằng cách đầu tư rất rủi ro, tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên tới 19/1, các ngân hàng thúc đẩy người ta đầu tư chứng khoán bảo chứng đầy rủi ro, bất chấp sự nguy hiểm tiềm tàng. Sai lầm của các chính sách chính phủ trong cuộc đại suy thoái Nới lỏng chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền rẻ hình thành nên cầu tiền lớn, bất chấp rủi ro, hình thành nên bong bóng chứng khoán. Hệ thống ngân hàng yếu kém, các ngân hàng mang tính địa phương, không liên kết với nhau Chính sách giảm phát. Vào tháng 09/1931, FED nâng lãi suất chiết khấu để ngăn cản không cho vàng chảy ra ngoài khi Anh chấm dứt chế độ bản vị vàng. Hệ quả là một loạt các ngân hàng bị phá sản khi cung tiền bị giảm mạnh mãi tới tận tháng 03/1933. Khủng hoảng tiết kiệm và cho vay của Hoa Kỳ những năm 1980 Các quỹ tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm của người dân và đem tiền đó cho vay thế chấp. Mức lãi suất tiết kiệm danh nghĩa thường thấp, chẳng hạn chỉ 3% vào thập niên 1970, nhưng những khoản tiết kiệm này được chính phủ Liên bang bảo lãnh. Còn khi cho vay, các quỹ tín dụng có thể cho vay thế chấp với kỳ hạn tới 30 năm và lãi suất có thể cao gấp đôi mức họ trả cho người gửi. Các chương trình tiết kiệm và cho vay như vậy được chính quyền Carter và Reagan khuyến khích nhằm cung cấp tài chính cho xây dựng các khu ngoại ô. Chính phủ đã nâng mức bảo hiểm tiền gửi từ 40 ngàn đô-la lên 100 ngàn đô-la cho mỗi tài khoản và nới lỏng các quy định về đối tượng cho vay. Nhưng các nhà kinh doanh quỹ tín dụng đã lợi dụng sự bảo lãnh của chính phủ để đầu tư tài chính vào các dự án bất động sản như những khu mua sắm, khu vui chơi, khu liên hợp, du thuyền, sân golf, các tòa nhà văn phòng. Năm 1987, Hoa Kỳ có 3.600 quỹ tín dụng và các quỹ này có tài sản lên đến 1.500 tỷ đô-la Mỹ. Khi Paul Volcker lên làm Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, ông đã tiến hành một chương trình chống lạm phát tích cực thông qua nhiều biện pháp trong đó có liên tục nâng lãi suất ngắn hạn. Các quỹ tín dụng buộc phải nâng mức lãi suất huy động danh nghĩa (ngắn hạn) lên cao. Trong khi đó, lãi suất cho vay (dài hạn) đối với các khoản tín dụng đã đầu tư trước đó vẫn phải giữ ở mức thấp như thỏa thuận. Hậu quả là tới năm 1989, đa số các quỹ này đều mất khả năng trả nợ. Có tới 747 quỹ tín dụng đã bị phá sản. Tổng số thiệt hại lên tới 160 tỷ đô-la. Sự đổ vỡ hàng loạt của các quỹ tín dụng đã góp phần gây ra cuộc suy thoái kinh tế thập niên 1990. Khủng hoảng tương tự ở Nhật Bản vào những năm 1990 Ngân hàng Nhật Bản không ngừng nỗ lực kìm hãm sự giảm giá của đồng yên trong nửa cuối thập niên 1980 đã dẫn đến nguồn cung tiền và tín dụng tăng nhanh. Các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn bất động sản và cổ phiếu, vì vậy giá bất động sản và cổ phiếu tăng khiến giá trị cổ phiếu ngân hàng tăng. Các ngân hàng thường xuyên yêu cầu người đi vay phải thế chấp bất động sản, giá bất động sản tăng có nghĩa là giá của tài sản thế chấp cũng tăng, các ngân hàng sẵn sàng cho vay nhiều hơn vì họ muốn mở rộng quy mô và khẳng định tầm vóc. Sự đổ vỡ bắt đầu từ tháng 1/1990, giá bất động sản giảm mạnh đồng nghĩa với việc có nhiều người đi vay không thể chi trả các khoản vay bất động sản. Giá trị các khoản cho vay của ngân hàng dành cho các hợp tác xã tín dụng và các loại hình tổ chức tài chính giảm mạnh vì các tổ chức này đã có nhiều khoản vay dưới chuẩn đầu tư vào bất động sản. Giá bất động sản giảm dẫn đến tình trạng các ngân hàng suy giảm vốn nghiêm trọng vì họ đang sở hữu các lô bất động sản lớn. Sau đó tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi người ta phát giác vụ việc một số ngân hàng lớn bị thua lỗ nặng nề từ các khoản nợ xấu và gian lận sổ sách nhằm che giấu hành động này. Hậu quả của sự sụt giảm giá trị tài sản là rất nhiều thể chế tài chính bị thiếu vốn, song chúng có thể tồn tại là nhờ sự trợ giúp ngầm từ chính phủ. Đề thi Vĩ Mô K18-Ngày 2 1. Hạch toán thu nhập quốc gia a. Tỷ lệ lạm phát đo lường như thế nào? Tại sao một số nước sử dụng lạm phát cơ bản như là mục tiêu của chính sách tiền tệ? Tại sao Mervyn King, thống đốc ngân hàng Anh, cho rằng việc loại bỏ một số hàng hóa ra khỏi rỗ hàng hóa khi tính lạm phát cơ bản là một “sai lầm lớn”? b. Điền vào ô trống 2008 Mar June 1. Tiền tiêu chuẩn M1 Tiền mặt lưu hành ngoài ngân hàng 173,900 170,300 Tiền gởi không kỳ hạn 654,700 721,300 Tiền gởi vãng lai nước ngoài 202,200 225,700 2. Tiền mở rộng M2 Trong đó tổng tiền gởi 856,900 947,000 Lượng tài sản nước ngoài ròng NFA 341,400 381,300 Tài sản có nước ngoài 387,000 430,800 Tài sản nợ nước ngoài -45,600 -49,500 Lượng tài sản trong nước ròng NDA 689,400 735,900 2. Kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn a. Chính sách tài khóa chủ động là gì? Trong thực tế khi nào chính phủ sử dụng chính sách này? Hãy sử dụng mô hình IS-LM để chỉ ra tác động của chính sách tài khóa chủ động đến sản lượng và lãi suất trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay? b. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Mỹ, một số nhà kinh tế cho rằng cần phải kích thích nền kinh tế thông qua các khoảng chi tiêu để gia tăng sản lượng theo mô hình số nhân. Trong khi đó RJ Barro, một giáo sư kinh tế Đại học Harvard, trong bài viết có tựa “chi tiêu chính phủ không phải là bữa ăn trưa miễn phí” lại lập luận rằng khi chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ có một bộ phận khác trong tổng cầu, chi tiêu tiêu dung tư nhân hoặc đầu tư, giảm xuống và tổng cầu không tăng. Anh chị hãy bình luận về lập luận này. c. Gần đây một số nhà kinh tế lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ tái xuất hiện khi mà nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái. Anh chị hãy cho biết tại sao các nhà kinh tế lại lo ngại về vấn đề này (HD: sử dụng mô hình số nhân chính sách tài khóa giải thích). d. Hãy cho biết tại sao các nước đang phát triển như VN thường cột đồng tiền của mình vào đồng tiền mạnh như đô la Mỹ mà không thả nổi như Mỹ hay Nhật bản? Điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế VN khi mà đồng đô la Mỹ giảm? 3. Kinh tế vĩ mô trong dài hạn a. Sử dụng mô hình Solow để giải thích hiện tượng sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức và Nhật nhanh hơn so với Anh, Pháp, Mỹ. b. Để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, cần phải thiết kế một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô như thế nào trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam? Đề thi kinh tế vi mô K14-Đêm 1 Câu 1: Phần lớn SV chuyên ngành kinh tế tỏ ra bận tâm khi đọc thông tin trên báo cho rằng đồng đô la mất giá và tình trạng thâm hụt mậu dịch kéo dài của Mỹ có nguy cơ làm cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái. A/c hãy cho lời giải thích về vấn đề này với những câu hỏi cụ thể như sau: (1) Tại sao nền kinh tế Mỹ thâm hụt mậu dịch ? Tại sao đồng đô la lại mất giá mà cán cân mậu dịch Mỹ không được được cải thiện ? Tại sao nền kinh tế toàn cầu suy thoái chỉ do sự mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế Mỹ? Câu 2: Nước cộng hòa Grance đang phải đối diện với vấn đề kinh tế vĩ mô đầy khó khăn. Thâm hụt ngân sách là 5% GDP mức cao chưa từng có trong một thập niên qua. Hầu như các nhà kinh tế đều nhất trí rằng thâm hụt như vậy là đáng báo động và cần phải làm gì đó để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên vấn đề không dựng lại ở đó, nền kinh tế Crance lại vừa mới trải qua một cuộc suy thoái kinh tế 2003-2004 và đang còn là nổi ám ảnh đến người tiêu dung và nhà đầu tư trong nước, lãi suất và giá cả trong những qua giảm liên tục. Cho dù năm nay tốc độ tăng sản lượng là dương song nỗi lo suy thoái đối với vẫn chưa chấm dứt, nhất là khi nhìn vào tình trạng ngân sách thâm hụt. Thực trạng đó đặt các nhà chính sách trước vấn đề là làm sao giảm được thâm hụt ngân sách song vẫn phải duy trì và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng. A/c cho biết bằng chính sách nào Grance có thể vượt qua vấn đề khó khăn này? HD sử dụng mô hình IS-LM. Câu 3: Hãy cho biết mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong mô hình Keynesian và mô hình cổ điển. Có ý kiến cho rằng tiết kiệm đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng. Có tiết kiệm mới có tích lũy vốn và mở rộng khả năng sản xuất. Song cũng có ý kiến cho rằng tiết kiệm sẽ làm giảm tổng cầu và làm cho nền kinh tế bị suy thoái. Những ý kiến này có mâu thuẫn với nhau ko ? Hãy giải thích. Câu 4: Hãy cho biết cơ chế tác động đến lãi suất giá cả, tỷ giá và dự trữ ngoại tệ khi chính phủ và ngân hàng nhà nước nơi lỏng sự kiểm soát tài khoản vốn? Theo các anh chị những gì cần phải làm để giảm áp lực lên tỷ giá , lãi suất và dự trữ ngoại tệ khi chính phủ thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn ? Hãy giải thích tại sao các nhà kinh tế cho rằng trong nền kinh tế chính sách tiền tệ độc lập không thể duy trì được trong bối cảnh chế độ tỷ giá cố định cùng với tài khoản vốn trong cán cân thanh toán mở ? Câu 5: Hãy tóm tắt các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái trong ngân sách ? Giải thích nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tỷ giá tăng quá mức (overshooting exchange rule) trong nền kinh tế. Trong các nước đang phát triển người ta quản lý tỷ giá như thế nào nếu người muốn sử dụng nó như một công việc cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ? Câu 6: Hãy trình bày các đồng nhất thức liên quan đến cán cân tài khoản vãn lai và chỉ ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt trong cán cân tài khoản vãn lai ? Phân tích tác động kinh tế vĩ mô của các nguồn tài trợ cho sự thâm trong cán cân tài khoản vãng lai ? Trong những trường hợp nào sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai có nguy cơ dẫn đến khủng hoãng trong thanh toán quốc tế ? Câu 7: Sử dụng mô hình Solow để giải thích về sự hội tụ mức thu nhập bình quân đầu người giữa các nước như Đức, Nhật so với Mỹ từ sau giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II ? Tại sao trong thực tế không có khuynh hướng hội tụ về mức sống vật chất giữa các nước nghèo và nước giàu ? Câu 8: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình tăng trưởng Solow và mô hình tăng trưởng nội sinh ? Dựa vào lý thuyết tăng trưởng, a/c hãy đưa ra lời giải thích tại sao có sự tăng trưởng thần kỳ trong các nước Đông Á ? Câu 9: Trong công cuộc cải cách ngoại thương theo hướng tự do, một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô mà chính phủ Việt Nam lo ngại là tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch khi mà các rào cản thương mại giảm xuống diều này có thể đẩy nền kinh tế đi vào bất ổn và làm nả lòng các nhả cải cách. Hãy cho biết những trở ngại này có phù hợp với những tiên liệu trong mô hình kinh tế vĩ mô không ? Hãy giải thích ? Câu 10: Hãy giải thích tại sao chính sách tiền tệ tác động đến khu vực sản xuất trong ngắn song lại trung lập trong dài hạn ? Đề kiểm tra Vĩ mô 2 giữa kỳ khóa 35 Sử dụng mô hình của I.Fisher để chỉ ra tác động của sự gia tăng lãi suất thực và gia tăng thu nhập kỳ vọng đối với chi tiêu tiêu dùng hiện tại. Tại sao R.Hall trong giả thiết bước đi ngẫu nhiên cho rằng sự thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng là ngoài dự đoán ? Trong một bài báo gần đây của Feldstein, Giáo sư kinh tế học của Mỹ cho rằng nếu các nhà cầm quyền châu Âu đi đến thỏa thuận là mức thâm hụt ngân sách không được được vượt quá 3.5% GDP và khi thỏa thuận này thực hiện có thể đẩy nền kinh tế châu Âu tới tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Về lý thuyết, khi ngân hàng thương mại được kiểm soát rủi ro, động cơ duy trì tỷ lệ nợ cao và cho vay bất đối với các dự án. Các bạn nghĩ gì về việc ngân hàng nhà nước cam kết sẽ không để một ngân hàng thương mại nào phá sản. Cung tiền được đo lường như thế nào? Hãy chỉ ra 3 biến số trong mô hình số nhân tiền ảnh hưởng đến cung tiền. Bằng chứng cho thấy khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm cung tiền giảm 29%. Hãy giải thích tại sao khủng hoảng Ngân hàng dẫn đến cùng tiền giảm. Hãy viết các đồng nhất thức liên quan tới cán cân vãng lai và giải thích các mối quan hệ trong các đồng nhất thức đó. Thông qua đồng nhất hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và chỉ ra nguồn tài chính bù đắp. Câu 1. Sự lựa chọn tiêu dùng liên thời gian: Max U = U (C0, C1) St: C0+C1/(1 +r) = Y0 + Y1/(1 + r) = PV U = U (C0, C1) là hàm hữu dụng của người tiêu dùng C0 là chi tiêu tiêu dùng hiện tại C1 là chi tiêu tiêu dùng trong tương lai Y0 là thu nhập kỳ vọng trong tương lai r là lãi suất thực Hiện giá thu nhập = Y0 + Y1/(1 + r) 1. Giả định người tiêu dùng là người tiết kiệm Khi lãi suất thực gia tăng, sẽ hình thành 2 hiệu ứng thu nhập và thay thế. Hiệu ứng thu nhập là do sự thay đổi của lãi suất, người tiêu dùng giả định dùng tiền tiết kiệm để tiêu dùng do đó khi lãi suất tăng họ trở nên giàu hơn. Khi đó họ có xu hướng lựa chọn tiêu dùng nhiều hơn trong cả hai thời kỳ, nghĩa là hiện tại cũng tiêu dùng nhiều hơn. Đối với hiệu ứng thay thế, sự thay đổi giá tương đối của tiêu dùng ở thời kỳ 2 là giá rẻ tương đối so với thời kỳ 1 làm họ tiêu dùng ít hơn ở hiện tại và nhiều hơn ở tương lai. Như vậy trong hiện tại nếu người tiêu dùng là người tiết kiệm thì lãi suất tăng có thể làm tăng hoặc giảm tiêu dùng trong hiện tại. 2. Giả định người tiêu dùng là người vay để tiêu dùng Khi lãi suất thực tăng, người tiêu dùng đi vay trở nên nghèo đi, do đó họ có xu hướng cắt giảm chi tiêu ở hiện tại và tương lai. Đối với hiệu ứng thay thế, tiêu dùng ở tương lai đắt tương đối so với tiêu dùng hiện tại, do đó có sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng. Người vay tiêu dùng tăng tiêu dùng ở hiện tại, và giảm tiêu dùng ở tương lai. Như vậy, lãi suất tăng, tùy vào tình huống mà người tiêu dùng tăng hoặc giảm chi tiêu ở hiện tại, chưa thể kết luận được. 3.Đối với tình huống gia tăng thu nhập kỳ vọng ở tương lai sẽ làm hiện giá thu nhập tăng lên, C0+C1/(1 +r) = Y0 + Y1/(1 + r) = PV. Tức là khi Y1/(1 + r) tăng lên, dẫn tới hàm C0+C1/(1 +r) cũng tăng lên. Như vậy tiêu dùng hiện tại sẽ tăng lên khi kỳ vọng thu nhập trong tương lai tăng. R.Hall trong giả thiết bước đi ngẫu nhiên cho rằng sự thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng là ngoài dự đoán vì: Người tiêu dùng nhìn về tương lai để quyết định tiêu dùng Chi tiêu tiêu dùng trong hiện tại phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng trong tương lai Tuy nhiên, người tiêu dùng có khuynh hướng lặp lại sai lầm trong quá khứ Không biết được sự thay đổi này bắt nguồn từ đâu, do đó không thể dự đoán được cách thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng, giả thuyết bước đi ngẫu nhiên. Câu 2. Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01 năm 2010, lên 9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào tháng 07 năm 2011. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Khi các quốc gia trong khu vực châu Âu thông qua cam kết thỏa thuận là mức thâm hụt ngân sách không được được vượt quá 3.5% GDP đồng nghĩa với việc chính sách tài khóa và tiền tệ theo kiểu thắt lưng buộc bụng. Nền kinh tế của các quốc gia châu Âu đang trong tình trạng khủng hoảng, Đầu tiên, Chính phủ các nước dễ tổn thương trước những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ trong hành vi của nhà đầu tư, và hệ quả là những chính sách cũng bị thay đổi theo để kịp thời thích nghi. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn hoặc từ chối cho vay mượn trước nỗi lo về khả năng vỡ nợ ở các quốc gia rủi ro cao. Hiện ba nước trong khu vực eurozone là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đang phải gánh chịu áp lực này; tuy nhiên  các nước lớn khác trong khu vực eurozone và IMF đã cho các nước này vay mượn để tránh nguy cơ vỡ nợ. Thứ hai, sự cạnh tranh vốn của chính phủ cho những khoản nợ vay sẽ đẩy lãi suất lên cao, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân. Thứ ba, mức nợ công cao sẽ hạn chế khả năng ứng phó với những khủng hoảng không mong muốn, ví dụ như thảm họa thiên nhiên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục nhanh và bền vững của nền kinh tế trong nước. Nhưng việc các quốc gia đã vỡ nợ, muốn khôi phục kinh tế thì chính phủ cần đóng vai trò là người mua cuối cùng bởi trong giai đoạn khủng hoảng, thất nghiệp tăng cao, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, doanh nghiệp cắt giảm sản xuất mà chính phủ cũng thắt lưng buộc bụng thì kết quả là nợ công giảm nhưng nền kinh tế cũng lâm vào khủng hoảng sâu. Việc cắt giảm chi tiêu và thắt chặt kinh tế sẽ làm cho các quốc gia đã vỡ nợ không thể khôi phục được. Câu 3. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh có mục tiêu lợi nhuận, vì thế việc chính phủ cam kết không để cho bất kỳ một ngân hàng nào phá sản sẽ dẫn tới tình trạng rủi ro đạo đức, các ngân hàng không tuân thủ các nguyên tắc cho vay, các khoản vay rủi ro cao tăng, mục tiêu tăng lợi nhuận không bị đánh đổi bởi rủi ro phá sản, do đó các ngân hàng mặc sức gia tăng tỷ suất sinh lợi bằng các khoản mục đầu tư mạo hiểm. Kết quả là gia tăng các khoản nợ xấu, mất khả năng thanh khoản hay mất luôn khả năng thanh toán. Khi ngân hàng được chính phủ cam kết, lợi nhuận thì ngân hàng thu, còn thiệt hại thì chính phủ bù đắp. Cuộc chơi không công bằng, trong khi dân chúng phải đóng thuế cho chính phủ, thì chính phủ lại lấy tiền trợ cấp cho ngân hàng. Làm vậy chẳng khác nào đem của người nghèo chia cho người giàu. Điều này rất nguy hiểm, dễ dẫn tới những biến động trong chính trị, gây nên bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng giống như việc người dân Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, đã xuống đường biểu tình đòi chiếm, phá phố Wall, khi mà các đại gia ngành ngân hàng, tài chính hưởng mức lương cao ngất ngưởng, thì một bộ phận dân nghèo phải đóng thuế thu nhập cá nhân đễ hỗ trợ khi những người giàu có gặp khó khăn. Điều đó là không công bằng. Khi được chính phủ đảm bảo, với tình trạng thông tin bất cân xứng, các ngân hàng có thể dễ dàng qua mặt các tổ chức kiểm tra và đánh giá tính minh bạch của hoạt động cho vay, đơn giản chỉ bằng hành động lobby cho chính phủ, các chủ ngân hàng đã có thể kiếm một khoản lợi rất lớn bất chấp rủi ro bởi suy cho cùng người gánh chịu rủi ro là dân chúng đang đóng thuế chứ không phải các chủ ngân hàng. Câu 4. Cung tiền được đo lường bằng lượng tiền mặt trong dân chúng và lượng tiền gửi không kỳ hạn trong các ngân hàng mà người gửi có thể sử dụng trong thanh toán như séc. Cung tiền = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn M = C + D (M1) Theo định nghĩa rộng, tiền còn bao gồm cả tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm (M2) Mô hình số nhân tiền : M= H*(1+c)/(r+c) M là cung tiền c là tỷ lệ tiền mặt r là tiền dự trữ H là cơ sở tiền mm là số nhân tiền Khủng hoảng năm 1929-1933 làm cung tiền giảm 28%, trên thực tế cơ sở tiền H tăng 18%. Cung tiền giảm chủ yếu do sự sụt giảm của tỷ lệ dự trữ/tiền gửi, tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi. Khi các ngân hàng phá sản, tâm lý lo lắng làm người gửi tiền rút tiền ra khỏi ngân hàng vì họ thích tiền mặt hơn tiền gửi, khi rút tiền gửi, họ hút hết dự trữ của ngân hàng, làm cho c trong mô hình tăng lên. Mặt khác, khi các ngân hàng lo lắng bị phá sản, họ tăng tỷ lệ dự trữ lên vượt mức quy định nhiều lần làm cho r trong mô hình tăng lên. Kết quả là mẫu số tăng nhanh hơn tử số ( (1+c)/(1+r)), nên số nhân tiền giảm mạnh, do đó làm cung tiền trong giai đoạn này giảm mạnh. Câu 5. Tài khoản vãng lai ghi chép những giao dịch về hàng hóa dịch vụ và chuyển giao giữa một nước với các nước khác trong một khoản thời gian bao gồm: Xuất nhập khẩu ròng hàng hóa dịch vụ (NX) Thu nhập ròng từ đầu tư (NIA) Chuyển giao ròng (NTR) CA = NX + NIA + NTR CA = GNDS – (C + I + G) CA phản ánh chênh lệch giữa tổng thu nhập quốc gia khả dụng với chi tiêu trong nước CA phản ánh chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư Tài khoản vãng lai thâm hụt do công dân của nước sở tại tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn, nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu. Mặt khác do các khoản chuyển tiền đơn phương ra nước ngoài cũng làm cho cán cân bị thâm hụt. Nếu một quốc gia sử dụng tiền đầu tư cho nước ngoài quá nhiều so với dòng tiền đầu tư từ nước ngoài chảy vào trong nước cũng dẫn đên tình trạng thâm hụt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctailieu.doc