Đề tài Ý nghĩa hoa sen theo quan niệm Phật giáo

Tài liệu Đề tài Ý nghĩa hoa sen theo quan niệm Phật giáo: Ý NGHĨA HOA SEN THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO I.Lý do chọn đề tài: Sen là loài hoa rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt, hầu hết ai ai cũng biết đến loài hoa này. Và hiện nay, hoa sen là loài hoa được đất nước Ấn Độ lấy làm Quốc hoa, vì nó gắn liền với bề dày lịch sử, văn hóa của xứ Ấn. Trong tâm thức Ấn Độ giáo - Hindu, hoa sen là một thứ hoa thần thánh, linh thiêng. Thần thoại Hindu đã cho ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva ngồi trên tòa sen, và một hình ảnh muộn hơn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng ngự trên tòa sen, có lẽ cũng không nằm ngoài truyền thống văn hóa này của Ấn Độ. Vì muốn biết biểu tượng hoa sen trong Phật giáo mang ý nghĩa như thế nào theo cách nhìn, quan niệm của tôn giáo này, nên tôi chọn đề tài này để thực hiện. II.Nội dung: Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tính đến nay đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, so với các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.v.v. thì đạo Phật xuất hiện khá sớm. Tuy...

doc12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ý nghĩa hoa sen theo quan niệm Phật giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý NGHĨA HOA SEN THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO I.Lý do chọn đề tài: Sen là loài hoa rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt, hầu hết ai ai cũng biết đến loài hoa này. Và hiện nay, hoa sen là loài hoa được đất nước Ấn Độ lấy làm Quốc hoa, vì nó gắn liền với bề dày lịch sử, văn hóa của xứ Ấn. Trong tâm thức Ấn Độ giáo - Hindu, hoa sen là một thứ hoa thần thánh, linh thiêng. Thần thoại Hindu đã cho ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva ngồi trên tòa sen, và một hình ảnh muộn hơn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng ngự trên tòa sen, có lẽ cũng không nằm ngoài truyền thống văn hóa này của Ấn Độ. Vì muốn biết biểu tượng hoa sen trong Phật giáo mang ý nghĩa như thế nào theo cách nhìn, quan niệm của tôn giáo này, nên tôi chọn đề tài này để thực hiện. II.Nội dung: Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tính đến nay đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, so với các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.v.v. thì đạo Phật xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi Ấn Độ thì Phật giáo ra đời hơi trễ. Vì lúc bấy giờ, xứ Ấn đã có không ít các tôn giáo, trong số đó nổi bật là Bà - la - môn giáo. Đây là một tôn giáo cực kỳ lớn mạnh, gần như thống trị cả xứ Ấn Độ thời ấy về mặt tinh thần. Bên cạnh đó còn có những tôn giáo và những trường phái triết học khác. Đạo Phật ra đời trong bối cảnh như thế, nên ít nhiều đạo Phật cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của họ. Nói như vậy không có nghĩa là Đạo Phật bắt chước một cách rập khuôn, “sao y bản chính”, mà là sự tiếp thu có chọn lọc. Tuy đạo Phật cũng sử dụng những điều mà người ta thường dùng, nói những điều người thường nói, nhưng lý giải với một góc độ rộng hơn, cao hơn. Sự kế thừa và nâng cấp đó là một tất yếu của tiến trình lịch sử nhân loại. “Sinh ra” trên đất Ấn, “lớn lên” trên đất Ấn và cũng có thể nói bị "chết đi” một cách tự nhiên trên đất Ấn, Phật giáo đã thừa hưởng rất nhiều những giá trị giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc này. Một trong những giá trị ấy là biểu tượng hoa sen. Và hoa sen là một trong tám biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen tiếng Phạn gọi là padma; tiếng Nhật gọi là renge; tên khoa học là Nelumbo nucifera; là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, tím... Các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau, mỗi màu thường tượng trưng cho một ý nghĩa, như: Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối; Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phật Bồ-tát; còn Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho tâm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát; Và sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chỉ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát. 1.1. Hoa sen trong các tông phái: Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà; Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai. Phật giáo Mật tông còn quan niệm rằng trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tánh phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các ấn Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong. 1.2.Hoa sen trong các kinh điển: Trong văn hóa Phật giáo nói chung và trong kinh điển nói riêng, hoa sen đã được nâng lên một tầng nghĩa mới. Những tầng ý nghĩa đó làm cho hoa sen trở thành một biểu tượng của Phật giáo. Khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, ví dụ như: Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...; Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn; Trong Kinh Nhật Tụng có thần chú Lục tự Đại minh: "Om Mani Padme Hum" (Án Ma Ni Bát Di Hồng) là một trong những tâm chú của Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát. Trong đó, Padme tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen, biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận. Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn, nêu lên mười ẩn dụ về hoa sen để chỉ mười thiện pháp tu hành của Bồ-tát, đó là: 1.Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở). 2.Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn), 3.Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn), 4.Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế), 5.Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết). 6.Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở), 7.Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen), 8.Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen), 9.Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen), 10.Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen), Trong Kinh Nhiếp Đại thừa luận thích, hoa sen có bốn đức: hương (thơm), tịnh (sạch), nhu nhuyễn (mềm mại) và khả ái (đáng yêu); Trong Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1.Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6.Xảo thành; 7.Quang tịnh; 8.Trang sức; 9.Dẫn quả; 10.Bất nhiệm Bên cạnh đó hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp bởi phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập - thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sắc hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn. Thêm nữa, hoa sen trong Phật học còn mang nhiều lớp nghĩa khác, như kiết già, ngồi phỏng theo thế bông sen gọi là Liên hoa toạ; Khi hai tay chắp lại làm lễ Phật, phỏng theo hình búp sen thì gọi là Liên hoa hiệp chưởng; Khi hai bàn tay chắp lại là biểu hiện cho Lý và Trí. Năm ngón tay trái là ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại tượng trưng cho Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới. Hoa sen còn có thêm những giá trị cao quý vô lường khác, như hạt sen có thể cất giữ hàng trăm năm khi gieo vẫn nẩy mầm như thường, ý muốn nói con người dù xấu ác đến đâu, khi gặp điều kiện thánh thiện thì những mầm thiện - chủng tử (hạt giống) hay nói rộng nữa đó là Phật tánh sẽ được “hồi sinh”. Đời sống của sen còn thể hiện nên ba tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước; rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không, lên với bầu khí quyển và vầng mặt trời. Quan niệm nhà Phật xem đó như biểu trưng cho ba tầng sống là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cây sen trải qua ba tầng sống đó khi nở hoa xem như sư đạt ngộ, giải thoát... Trên là những quan niệm khác nhau về hoa sen. Tuy nhiên, bên cạnh những quan niệm riêng biệt ấy, hầu hết các tông phái cũng như các kinh điển trong Phật giáo, lại cùng có một quan niệm chung về biểu tượng hoa sen với năm đặc tính cơ bản: 1.Tính vô nhiễm - thanh lọc; 2.Tính kiên nhẫn*; 3.Không bị ông bướm hút mật; 4.Không bị phụ nữ làm đồ trang sức; 5.Nhân quả đồng thời. 2.Những đặc tính của hoa sen: 1.Tính vô nhiễm - thanh lọc: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh dơ bẩn nhưng không hề nhiễm bẩn. Đặc tính này muốn chỉ cho những người sống trong hoàn cảnh xấu, gần những người ác nhưng lại không bị “nhiễm độc”, không bị chi phối bởi những điều xấu ác ấy. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều đó, chỉ có những người với ý chí mạnh mẽ, với sự hiểu biết rộng rãi đúng đắng, được giáo dục nghiêm túc mới có khả năng vượt qua những cám dỗ thử thách, mới “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Trong quan niệm nhà Phật, hình ảnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc đản sinh cho đến khi nhập diệt, luôn được chạm khắc, họa vẽ, đúc nắn qua tranh tượng, hầu hết với các tư thế (ngồi, đứng, đi) Ngài đều ngự trên tòa sen. Điều này biểu trưng cho tinh thần "Cư trần bất nhiễm trần" (sống trong trần thế nhưng không bị ô nhiễm bởi trần thế) của đấng đại giác và cũng tượng trưng cho giá trí huệ triết lý cao siêu của Phật giáo. Đức Phật dạy: Như nước giọt lá sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người không đắm nhiễm ái dục cũng như thế, Ta gọi họ là Bà-la-môn. Vì thế hoa sen có ý nghĩa biểu trưng cho người không bị đắm nhiễm bởi cuộc đời. Quan điểm này còn thấy trong ngạn ngữ Ấn Độ: Mặt trăng có từ biển sâu tăm tối, cỏ Điva mọc từ phân bò, hoa sen mọc lên từ bùn đất... Một con người đâu cần phải xem xét lai lịch hắn từ đâu. Song song với câu ngạn ngữ đó, Ca dao Việt Nam cũng có câu rằng: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Mặc dù sinh ra và lớn lên trong bùn lầy nhưng sen không những không bị ô nhiễm mà còn có khả năng thanh lọc - làm sạch nước xung quanh nơi sen mọc. Khi sen lớn lên và sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều thì sự ảnh hưởng của sen đối với môi trường nước xung quanh ngày càng lớn. Vì thân sen có một chất rất đặc biệt có khả năng thanh lọc sự vẩn đục của nước, làm cho nước ngày một trong mát tinh sạch hơn. Cũng vậy một người tốt có khả năng rất đặc biệt, sự đặc biệt ấy được bộc lộ qua cách cư xử của họ. Hình ảnh sinh sôi nẩy nở của sen muốn nói rằng hành động, lời nói tốt đẹp của những bậc thánh thiện được thực hiện càng nhiều thì sẽ cảm hóa được nhiều người xung quanh. Điều này muốn nói rằng, nếu một người tốt, một bậc vĩ nhân, một bậc thánh thiện, khi sống nơi nào thì những người nơi đó không nhiều thì ít cũng sẽ ảnh hưởng, thay đổi mình ngày một tốt hơn. 2.Tính kiên nhẫn: Hoa sen phải trải qua một giai đoạn rất lâu và khó khăn mới có thể khoe sắc tỏa hương. Từ bùn đất sen nẩy mầm đâm chòi, rồi phải vượt qua các tầng nước mới có thể vươn mình lên trên mặt nước mới xòe lá, rồi từ mặt nước hoa sen lại tiếp tục vươn lên mới trổ hoa. Sự hình thành của một bông sen là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao. Điều này muốn nói, sự thành công của một người cần phải trải qua gian khổ khó khăn mới có thể thành tựu, mới có được vẻ vang, mới có được tiếng thơm để lại đời. Ví như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trải qua một thời gian dài tầm đạo, tu tập mới có thể chứng ngộ thành bậc Đại giác; Hay Hồ Chủ Tịch mất một thời gian dài bôn ba khắp năm châu bốn biển mới tìm ra con đường cứu nước và Việt Nam phải trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao của cải máu xương mới giành lại được độc lập chủ quyền từ tay thực dân đế quốc. Thể hiện tính kiên nhẫn này Hồ chủ Tịch có nói rằng “lửa thử vàng, gian nan thử sức” hay “gian nan rèn luyện ắt thành công”. Vậy muốn thành công phải trải qua thời gian lâu xa khó nhọc, còn “ôm cây đợi thỏ” hay “nằm chờ sung rụng” thì không thể nào mà có được thành công. 3.Không bị các loài ong bướm hút mật: Hoa sen có cả sắc lẫn hương, nhưng hương sen không quá ngào ngạt cũng không quá nồng nàn. Trái lại hương sen dìu dịu, mùi hương thoang thoảng, toả lên một mùi thơm thanh khiết, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Hoa sen từ khi nở tới lúc tàn, tuy có mùi thơm nhưng hoa sen không hề bị bất kỳ loài ong bướm nào tới đậu hút mật lấy nhụy. Ong bướm dụ cho những cám dỗ quyến rủ của cuộc đời; nhụy sen dụ cho những đức tính thanh cao, những phẩm hạnh quý giá. Bậc thánh thiện không bao giờ chạy theo sự quyến rủ bên ngoài mà “đánh mất” bản thân mình. Những kẻ tiểu nhân, những điều mê hoặc bên ngoài không thể làm lay động những người thanh cao, cũng như nhụy hoa không bị ong bướm lấy đi. Trong Tăng Chi Bộ kinh Đức Phật dạy: Ta có thể là người với các lậu hoặc đã đoạn tận... Ví như bông sen xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn ra khỏi nước, đứng thẳng, không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. 4.Không bị người nữ làm đồ trang điểm: Ngày xưa phụ nữ thường lấy hoa kết thành tràng hoa để đội lên đầu hoặc mang ở cổ, nhằm tô vẽ thêm nét đẹp của mình. Và gần như các loại hoa đều được dùng để làm đồ trang sức nhưng hoa sen thì không. Nói đến hoa sen người ta thường liên tưởng đến những người có đức độ và phẩm hạnh cao thượng. Một khi đã trở thành những bậc cao quý với tâm hồn thanh thoát, thì sức mạnh của tiền tài danh vọng không có ý nghĩa gì, kể cả vẽ yêu kiều diễm lệ, sắc đẹp mặn mà của những thiếu nữ xinh xắn cũng rất khó làm những bậc cao thượng, trong sạch thanh khiết như hoa sen say đắm. Hoa sen không bị làm đồ trang điểm ý nói rằng những bậc thánh thiện không bị sắc đẹp của nhi nữ chi phối. 5.Nhân và quả cùng xuất hiện một lúc: Thật đặc biệt và khó có loài hoa nào khi vừa trổ hoa đã hình thành ngay trong nó quả như hoa sen. Sự hình thành của hoa sen hàm ẩn ý nghĩa thật sâu xa, ý nghĩa đó là “có nhân là có quả”. Theo quan niệm Phật giáo, không phải đợi trãi qua một thời gian lâu xa mới thấy được kết quả của sự tu tập, mà ngay trong lúc tu trì, thực hành pháp môn là đã đạt được sự an lạc, nhẹ nhàn của thân lẫn tâm. Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật dạy rằng: “Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc liền theo sau Như bóng chẳng rời hình.” Nói rộng ra, sự hình thành hoa quả không những hàm chứa kết quả của sự tu tập có ngay trong khi hành trì mà còn muốn nói đến nhân quả ba đời (quá khứ - hiện tại - vị lai). Trong ba đời nhân quả nối nhau liên tục không gián đoạn. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai. III.Ý nghĩa: Vì những lý do trên nên Phật giáo dùng biểu tượng hoa sen để nói lên sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên, biểu tượng của sự bất nhiễm, thanh khiết, tư tưởng sâu kín và viên mãn. Đồng thời, nó cũng tượng trưng cho sự thăng hoa trí tuệ và sự viễn ly của các hành giả. Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa tô đẹp cho của đời, chính vì thế mà loài hoa này mang những ý nghĩa đặc biệt. Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý, sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt biểu hiện cõi Chân như, yên lặng tuyệt đối, cõi không sinh, không diệt. Đức Phật đã từng nói với các đệ tử của mình: Như nước đại dương chỉ có một vị mặn, giáo lý của Như Lai cũng chỉ có một vị là giải thoát. Vị giải thoát đó chính là cởi trói cho những ràng buộc, những khổ đau, những cố chấp, bám víu .v.v… của chúng ta trong cuộc đời. Như thể hoa sen, lấy chất liệu là bùn nhơ, nước đục nhưng hương sắc của nó làm ấm áp lòng người. Chúng ta quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật, Bồ-tát cũng như các bậc Thánh Hiền, để nhắc nhở mình hãy học hỏi theo những vị ấy, để tâm mình trở nên tinh khiết như hoa sen; Quán tưởng hoa sen để thấy rằng hoa sen cống hiến hương sắc cho đời nhưng lại không ô nhiễm trước mọi sự đời. Từ đó ta phát triển lòng từ, thực hành hạnh Bi, thực hành với tâm buông xả, không mong người nhận “đền ơn đáp nghĩa”; làm với tâm thanh tịnh an vui vượt khỏi các phiền não như thị phi, đam mê, nóng giận, âu lo, phiền muộn. Có thể tóm gọn những ý trên trong bài thơ sau: Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi, Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi. Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột. Cái lý tu hành cũng thế thôi. Chú thích: *Kinh Pháp thì cho rằng: Cọng bông từ rách tách riêng không chung cành với lá. IV.Tài liệu tham khảo: 01.HT.Thích Trí Tịnh, Kinh Pháp Hoa, NXB Tôn giáo, năm 2008. 02.HT.Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú, NXB Tôn giáo, năm 1999. 03.Bàng Ẩn, Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo, Văn hóa Phật giáo, Thứ hai, 26/10/2009. 04.Triệu Tú Hiển, Triết lý Phật giáo thời Trần trong biểu tượng hoa sen, Báo đất Việt, 05.Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo, Văn hóa Phật giáo,01/02/2010 06.Hoa sen trong văn hóa Phật giáo, 07.Hoàng Vinh, Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc, 08.Theo blog của Đông A - 09.Đỗ Trọng Khơi, Hoa sen - biểu tượng sức sống mãnh liệt dân tộc Việt, 10. 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGH296A HOA SEN THEO QUAN NI7878M PH7852T GIO.doc