Đề tài Xây dựng thị trường upcom lên thành OTC thực sự ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Xây dựng thị trường upcom lên thành OTC thực sự ở Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG UPCoM LÊN THÀNH OTC THỰC SỰ Ở VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương thức thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market - OTC) là một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, sự ra đời của thị trường UPCoM là một khởi đầu cho sự phát triển thị trường OTC. Bài nghiên cứu phân tích và đưa ra các giải pháp để phát triển UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam hiện nay. o Mục tiêu nghiên cứu Phát triển thị trường UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam. o Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo, Internet. Sử dụng số liệu thống k...

pdf62 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng thị trường upcom lên thành OTC thực sự ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG UPCoM LÊN THÀNH OTC THỰC SỰ Ở VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương thức thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market - OTC) là một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, sự ra đời của thị trường UPCoM là một khởi đầu cho sự phát triển thị trường OTC. Bài nghiên cứu phân tích và đưa ra các giải pháp để phát triển UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam hiện nay. o Mục tiêu nghiên cứu Phát triển thị trường UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam. o Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo, Internet. Sử dụng số liệu thống kê đã có sẵn trên Internet. o Nội dung nghiên cứu Thị trường UPCoM ở Việt Nam, khó khăn, thuận lợi. Giải pháp phát triển UPCoM, xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam. o Đóng góp của đề tài Tạo nền tảng về cơ sở lý luận. Có cái nhìn bao quát về thực trạng thị trường UPCoM. Từ đó có giải pháp khắc phục nhược điểm, tạo tiền đề cho việc xây dựng thị trường OTC sau này. o Hướng phát triển của đề tài Hoàn thiện thêm về mặt cơ sở lý luận, để đề tài trở thành nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc áp dụng sau này. 2 MỤC LỤC 1. Lý luận chung về thị trường OTC và thị trường UPCoM: ..........................................5 1.1. Khái quát thị trường OTC các nước trên thế giới:...............................................7 1.1.1. Thị trường OTC của Mỹ:................................................................................7 1.1.2. Thị trường OTC của Nhật Bản: ...................................................................10 1.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc: .........................................................................10 1.2. Khái quát về thị trường UPCoM tại Việt Nam:..................................................11 2. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua các năm..................................14 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. .........14 2.1.1. Sự ra đời các sở giao dịch chứng khoán.......................................................14 2.1.2. Quy mô niêm yết tại các sở giao dịch. ..........................................................15 2.1.3. Quy mô hoạt động: ........................................................................................16 2.2. Tình hình hoạt động thị trường phi tập trung ở Việt Nam................................20 2.2.1. Quy mô thị trường .........................................................................................20 2.2.2. Đặc điểm: ........................................................................................................21 2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM: ..................................................22 2.3.1. Tình hình hoạt động ......................................................................................22 2.3.2. Những đóng góp của thị trường UPCoM ....................................................35 2.3.2.1. Thị trường UPCoM tạo sự an toàn hơn trong giao dịch ........................35 2.3.2.2. Quy định minh bạch giá trên thị trường UPCoM bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư 36 2.3.2.3. UPCoM tạo bước đệm để doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn..........37 2.3.3. Những hạn chế và thiếu sót của thị trường UPCoM: .................................38 2.3.3.1. Hàng hóa trên thị trường UPCoM chưa đa dạng, thanh khoản thấp...38 2.3.3.2. Những quy định đối với UPCoM chưa tạo được cơ chế linh hoạt trong giao dịch - vốn là một đặc trưng hấp dẫn nhất của thị trường tự do.....................40 2.3.3.3. Hạn chế khác ..............................................................................................42 3. Giải pháp phát triển Thị trường UpCoM thành OTC thực sự ở Việt Nam..............43 3 3.1. Biện pháp xây dựng cải thiện thị trường UpCoM ..............................................43 3.1.1. Thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia UpCoM ....................................43 3.1.1.1. Mở rộng thị trường giao dịch xuống các công ty chứng khoán .............43 3.1.1.2. Nâng cấp kĩ thuật công nghệ.....................................................................43 3.1.2. Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia UpCoM................................................44 3.1.2.1. Tăng biên độ giao động giá: ......................................................................44 3.1.2.2. Tăng tính thanh khoản bằng cách thực hiện thanh toán T+1 hoặc T+2 45 3.1.2.3. Các thông tin trên thị trường UpCoM phải được minh bạch hóa ........46 3.1.2.4. Cần có cơ chế nghiêm ngặt hơn ................................................................46 3.1.3. Cần có các nhà tổ chức và tạo lập thị trường ..............................................46 3.1.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán Việt Nam ....47 3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường UPCoM lên thành thị trường OTC chính thức tại Việt Nam: ..............................................................................................................48 3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..........................................................48 3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp ...................................................................................................................48 3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ..........49 3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp51 3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường OTC tại Việt Nam:....................................51 3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..........................................................51 3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp ...................................................................................................................53 3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ..........53 3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp55 3.2.5. Cơ chế giao dịch hấp dẫn: .............................................................................56 KẾT LUẬN.............................................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................60 4 LỜI MỞ ĐẦU Với tư cách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn đối với cả người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư. Bên cạnh đó, Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế và được ví như phong vũ biểu của nền kinh tế, cung cấp thông tin để Chính phủ điều chỉnh và định hướng phát triển kinh tế kịp thời. Từ thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam và tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với hoạt động nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp để hoàn thiện và phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam phù hợp các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới. Hiện nay, một trong những giải pháp trước mắt để hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam là cần phải từng bước đưa thị trường UPCoM lên thành OTC thực sự. Đó cũng là nội dung mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu và trình bày trong đề tài này. 5 1. Lý luận chung về thị trường OTC và thị trường UPCoM: Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp hơn thị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro hơn, song cũng có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Một số đặc trưng cơ bản: - Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư: việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. - Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt. - Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường. - Phương thức mua bán, giao dịch: + Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam . + Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường 6 thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua - bán. - Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu: để mua chứng khoán trên thị trường OTC, NĐT thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như: + Thông tin từ các báo cáo tài chính : nhìn chung, các công ty cổ phần chưa niêm yết không có báo cáo tài chính được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông tin từ doanh nghiệp qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu nhà đầu tư không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. + Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao. + Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà đầu tư có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao. + Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong doanh nghiệp… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác 7 để nhà đầu tư ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động. 1.1. Khái quát thị trường OTC các nước trên thế giới: 1.1.1. Thị trường OTC của Mỹ: Thị trường giao dịch qua quầy (OTC - Over the Counter): ở thị trường OTC bạn có thể thấy hàng nghìn cổ phiếu được bán chủ yếu là cổ phiếu của các công ty mới và nhỏ. Thị trường OTC lớn nhất là NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotation). Những hoạt động kinh doanh trên OTC không phải thông qua những địa điểm trung tâm mà thông qua điện thoại và hệ thống định giá bằng máy tính. Điểm khác biệt rõ ràng giữa thị trường giao dịch tập trung và thị trường OTC là giá cổ phiếu tăng giảm. Thị trường giao dịch tập trung là thị trường bán đấu giá. Cung và cầu tạo nên giá của chứng khoán. Cổ phiếu được bán cho người trả cao nhất và được mua với giá thấp nhất. OTC là thị trường thương lượng: Giá cả được thương lượng giữa người mua và người bán. Giá chứng khoán của OTC có thể thay đổi từ nhà tạo thị trường này đến nhà tạo thị trường khác ( Nhà tạo thị trường là một hãng sở hữu một số lượng cổ phiếu đáng kể được bán trên thị trường). Tên thị trường này được sinh ra bởi những người mua, bán cổ phiếu qua mạng. Ngày nay, giao dịch trên OTC thông qua một mạng máy tính được gọi là NMS. Cổ phiếu niêm yết trên NASDAQ phân chia thành hai loại: ♣ Thị trường NASDAQ quốc gia, bao gồm hơn 3,500 công ty lớn hơn và giao dịch năng động hơn. ♣ Thị trường Smallcap NASDAQ, bao gồm hơn 1,300 công ty với sự phát triển thấp hơn. OTC và NASDAQ: Đôi khi những thuật ngữ này có thể hoán đổi cho nhau. NASDAQ, nguyên văn là National Association of Securities Dealers Automated Quotation System là một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là sàn giao dịch 8 điện tử lớn nhất tại Hoa Kỳ hiện nay. Với khoảng 3.200 giao dịch hàng ngày tại sàn, NASDAQ hiện là sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Sàn này được lập năm 1971 bởi (tạm dịch) Hiệp hội Quốc gia các Nhà buôn Chứng khoán. Điều kiện để được niêm yết trên NASDAQ: • Niêm Yết trên Thị Trường NASDAQ • Tài sản hữu hình thuần tối thiểu: $US 6 Triệu • Lợi tức sau thuế: $US 1 Triệu, hoặc • Tài sản hữu hình thuần: $US 75 Triệu • Thu nhập: $US 75 Triệu • Giá trị thị trường: $US 75 Triệu • Giá bán cổ phần tối thiểu: $US 5 • Số cổ đông: 400 • Vốn cổ đông: $US 15 Triệu • Giá thị trường công cộng: $US 8 Triệu • Market Makers: 3 • Quá trình hoạt động: không bắt buộc Khi được mở ra vào năm 1971, Thị trường cổ phiếu Nasdaq là thị trường cổ phiếu điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, hàng chục thị trường trên khắp thế giới đều hoạt động thông qua các màn hình, bao gồm các thị trường ở London, Paris, Tokyo và Hồng Kông. Các giao dịch trên thị trường Nasdaq được thực hiện thông qua một thị trường mở, qua một hệ thống các nhà kinh doanh đa chức năng và qua rất nhiều nhà tạo lập thị trường (market maker) cạnh tranh với nhau nhằm giành được các giao dịch của từng loại cổ phiếu. Đó là một điểm tương phản với hệ thống được áp 9 dụng trong các thị trường truyền thống, nơi mà các lệnh đặt mua và đặt bán đối với một loại cổ phiếu nào đó phải được thực hiện thông qua một chuyên gia duy nhất. Và bởi vì có rất nhiều nhà tạo lập thị trường nên cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch hơn. Thị trường Nasdaq đang cố gắng xây dựng một mạng giao dịch toàn cầu, tập trung vào việc báo cáo các giao dịch theo thời gian thực. - Kể từ năm 1992, các chứng khoán chuyển sang được giao dịch vào buổi sáng sớm, đó là lúc thị trường London mở cửa. - Đến năm 1997, ECN tên đầy đủ là mạng giao tiếp điện tử (electronic communication network) được áp dụng, cho phép các nhà tạo lập thị trường và các tổ chức trên khắp thế giới có thể đấu giá kín với nhau (ẩn danh) Mạng này sẽ kiểm tra các cặp lệnh khớp nhau -- việc khớp lệnh này có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Nếu không thấy cặp lệnh nào khớp nhau, giá chào bán và giá chào mua sẽ được công bố trên thị trường. Đọc bảng Thông tin Thị trường của Nasdaq Các cổ phiếu Nasdaq được giao dịch nhiều nhất và khối lượng lớn nhất sẽ được liệt kê trong Bảng Kết quả Thị trường Quốc gia Nasdaq và được phát hành trong mỗi ngày giao dịch. Bảng này có định dạng tương tự như danh sách các cổ phiếu sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX). Nhưng các ký hiệu giao dịch trong danh sách của NASDAQ có 4 hoặc 5 chữ cái, khác với danh sách của Thị trường NYSE và AMEX, chỉ có 1 đến 3 chữ cái. Đây là do rất nhiều công ty niêm yết trên Nasdaq là các công ty nhỏ, hoặc công ty mới xuất hiện, những công ty này thường muốn đầu tư lại tiền lãi thu được vào hoạt động kinh doanh, ngày càng ít công ty trả cổ tức cho cổ đông. Ký hiệu giao dịch Tất cả các chứng khoán đều được thể hiện bằng các ký hiệu giao dịch - đó là những chữ viết tắt từ 1 đến 5 chữ cái, (ví dụ: cổ phiếu Lycos (LCOS) ) được dùng để nhận dạng một loại cổ phiếu nào đó trên thị trường mà cổ phiếu đó được giao dịch, và trên các bảng biểu và báo giá cổ phiếu. Được phát triển ngay từ lúc đầu vào thế kỷ 19, những ký hiệu chỉ có một chữ cái là đặc biệt có danh tiếng bởi vì đó là ký hiệu được đặt ra cho những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất. Ngày nay, 10 các ký hiệu giao dịch được chỉ định theo tính sẵn có của cổ phiếu. Không có ký hiệu nào là giống nhau -- thậm chí kể cả ở những thị trường khác nhau. 1.1.2. Thị trường OTC của Nhật Bản: Bên cạnh các Sở giao dịch chứng khoán, tại Nhật Bản còn có các thị trường chứng khoán phi tập trung, tiêu biểu đó là Nhật Bản có hai thị trường OTC cùng hoạt động đồng thời, đó là thị trường Jasdaq và thị trường J-net. Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Nhật Bản (JSDA) quản lý. Luật chứng khoán sửa đổi năm 1983 đã đưa thị trường OTC này vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước, cơ chế thương lượng giá tay đôi giữa các công ty chứng khoán và giữa công ty chứng khoán với khách hàng được đổi sang cơ chế đấu giá tập trung qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên thị trường Jasdaq, có 449 công ty làm vai trò tạo lập thị trường. Thị trường J-net mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Osaka (OSE), được tổ chức dành cho các chứng khoán không được niêm yết trên sở giao dịch nhằm đáp ứng yêu cầu thời gian và chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương lượng giá. Thành viên của OSE, người đầu tư và trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện cho các đối tượng này có thể chia sẻ thông tin thị trường. 1.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc: Thị truờng OTC truyền thống của Hàn Quốc được thành lập tháng 04/1987 nhằm tạo môi trường hạot động cho các chứng khoán không đựoc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE), thị trường chịu sự kiểm soát của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc (KSDA) thành lập năm 1953. Tháng 04/1997, Chính phủ Hàn Quốc quyết định tổ chức lại và thúc đẩy phát triển thị trường này bằng việc thành lập thị trường mạng máy tính điện tử (Kosdaq – Korean Securities Dealers Automated Quotation) nhằm tạo điều kiện cho các công ty 11 mạo hiểm, công ty công nghệ cao, quỹ tương hỗ và các công ty vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường tập trung có thể huy động vốn trực tiếp. Thị trường được xây dựng theo mô hình thị trường Nasdaq, tiến hành giao dịch qua mạng điện tử có sự kiểm soát của trung tâm. Các tổ chức niêm yết trên thị trường Kosdaq phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản như mức vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ phát hành ra công chúng... Tuy nhiên, việc đấu giá được thực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung tương tự như Sở giao dịch. 1.2. Khái quát về thị trường UPCoM tại Việt Nam: • Hàng hoá Là tất cả các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc huỷ bỏ niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán đăng ký giao dịch tại UPCoM. • Phương thức giao dịch - Thoả thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch - Thoả thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này. • Tỷ lệ ký quỹ - Đối với lệnh mua: Phải có đủ số dư tiền trong tài khoản chứng khoán tại thời điểm đặt lệnh mua (bao gồm tiền mua chứng khoán, phí). - Đối với lệnh bán: Phải có đủ số dư chứng khoán trong tài khoản chứng khoán tại thời điểm đặt lệnh bán. • Thời gian giao dịch Giao dịch thoả thuận: - Đợt 1 từ 10h00’ đến 11h30’ 12 - Đợt 2 từ 13h30’ đến 15h00’ Vào tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong tuần trừ các ngày nghỉ theo Qui định của Luật Lao động. • Đơn vị yết giá - Đối với cổ phiếu:100 đồng. - Đối với trái phiếu: không quy định. • Đơn vị giao dịch Khối lượng giao dịch tối thiểu là mười (10) cổ phiếu hoặc mười (10) trái phiếu. • Mệnh giá chứng khoán - Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng (mười nghìn đồng)/cổ phiếu. - Mệnh giá trái phiếu: 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng)/trái phiếu • Biên độ dao động - Đối với giao dịch cổ phiếu là ± 10%. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu được thực hiện theo quy định của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo từng thời kỳ, được Uỷ ban Chứng khoán thay đổi theo tình hình thị trường. - Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu. • Hiệu lực của lệnh Lệnh chào mua, chào bán thỏa thuận điện tử có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch cho đến khi kết thúc thời gian giao dịch trên hệ thống đăng ký giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị sửa hoặc huỷ bỏ. • Các loại lệnh áp dụng - Lệnh mua/bán theo phương thức Thoả thuận điện tử; - Lệnh mua/bán theo phương thức Thoả thuận thông thường. 13 • Hủy và sửa lệnh - Sửa và huỷ lệnh về giá, khối lượng chỉ có hiệu lực đối với lệnh giao dịch gốc chưa được thực hiện. - Giao dịch thoả thuận đã thực hiện không được phép huỷ • Giá tham chiếu - Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất. - Đối với các cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ nhận lệnh giao dịch thỏa thuận điện tử và không áp dụng biên độ dao động giá. Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch được xác lập trên hệ thống. - Trường hợp giao dịch cổ phiếu không hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo. - Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu. • Thời hạn thanh toán bù trừ: T + 3 • Xử lý lệnh sai trong giờ giao dịch - Nếu phát hiện ra sai sót lệnh so với lệnh gốc chưa khớp trong giờ giao dịch, Đại diện giao dịch từ xa và Cán bộ Kiểm soát Môi giới sẽ phối hợp với trung tâm đấu giá chứng khoán Hà Nội tiến hành huỷ lệnh sai và đặt lại lệnh theo lệnh gốc của nhà đầu tư 14 - Nếu phát hiện ra sai sót lệnh so với lệnh gốc đã khớp trong giờ giao dịch, công ty chứng khoán sẽ tiến hành thoả thuận với các đối tác và thực hiện việc sửa lệnh theo đúng qui trình sửa lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. • Xử lý lệnh sau giờ giao dịch - Trường hợp phát hiện lệnh sai sau giờ giao dịch hoặc không thoải thuận thành công với đối tác, Bên gây ra sai sót sẽ phải bồi thường thiệt hại cho thành viên đối ứng. • Bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi giao dịch Hai bên tự thoả thuận nhưng không vượt quá 10% (mười) giá trị của giao dịch lỗi. 2. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua các năm. 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.1.1. Sự ra đời các sở giao dịch chứng khoán Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động được gần mười năm. Qua gần một thập kỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi những dấu ấn tích cực trong chặng đường phát triển kinh tế sau 35 năm đất nước thống nhất đất nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển thị trường vốn Việt Nam. Sau hơn 3 năm chuẩn bị về khuôn khổ pháp lý, hàng hóa, tổ chức trung gian, cơ sở vật chất, ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) đã được thành lập và đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là bước đi rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện sự hội nhập tất yếu của nền kinh tế Việt Nam với thế giới. Với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 11/5/2007, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). 15 Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là bước đi quan trọng trong việc xây dựng thành công thị trường sơ cấp, phục vụ có hiệu quả hoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu; tổ chức thành công các thị trường giao dịch thứ cấp hiện đại, công bằng và minh bạch. Đến ngày 24/6/2009, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đổi tên thành Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngày 24/6/2009, thị trường UPCoM - sàn giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết đã được đi vào hoạt động. 2.1.2. Quy mô niêm yết tại các sở giao dịch. Bảng 1: Quy mô niêm yết thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 01/06/2010. Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số chứng khoán niêm yết 881 298 509 74 Tổng khối lượng niêm yết 6.685.613.070 4.240.501.775 1.676.760.000 768.351.295 Tổng giá trị niêm yết 217.764.530.700 .000 42.405.017.750 .000 167.676.000.000 .000 7.683.512.950. 000 www.hnx.vn 16 Bảng 2: Quy mô niêm yết thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) ngày 01/06/2010. Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ Số chứng khoán niêm yết 298 236 58 4 Tổng khối lượng niêm yết 11.366.480,06 11.000.943,44 252.055,53 113.481,09 Tổng giá trị niêm yết 123.878.090,67 110.009.434,37 2.520.555,30 11.348.109,00 www.hsx.vn 2.1.3. Quy mô hoạt động: Từ quy mô nhỏ bé ban đầu với hai công ty niêm yết (REE và SAM) có vốn điều lệ tổng cộng khoảng 270 tỷ đồng thì đến ngày 02/06/2010, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 531 mã chứng khoán được niêm yết. Đảo qua hai Sở Giao dịch chứng khoán, có thể thấy, số lượng Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin niêm yết vẫn không ngừng gia tăng. • Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán. Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 17 28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%. • Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của Thị trường chứng khoán. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn"các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Năm 2006, Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số VN-Index tại sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (HASTC) tăng 152,4% Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. • Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 18 1 năm hoạt động VN-Index đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Thị trường chứng khoán qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăng trầm nhất định khi thị trường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm. • Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, Thị trường Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Lần đầu tiên chỉ số giá chứng khoán giảm gần 70% trong một năm. Năm 2008, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam xấu nhất trong suốt hơn tám năm hoạt động. Chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn giảm mạnh, đặc biệt HASTC-Index ở dưới mức 100 điểm vào ngày 27/11. So với thời điểm đầu năm 2008, HASTC-Index và VN-Index giảm tương ứng 67,2% và 66,9%. • Giai đoạn 2009: Năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng. Tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58% so với năm 2008. Theo Bộ tài chính, mức vốn hóa của Thị trường chứng khoán Việt Nam đầu tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng, tương đươgn 55% GDP cả năm 2008. So với cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa đã tăng gấp 3 lần. Tính trong cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423.299 tỷ đồng và trên HNX là 197.524 tỷ đồng. 19 Bảng 3: Quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán 4 năm gần đây (Trích Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán 2009 và dự báo năm 2010 – Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt ngày 04/01/2010) • Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010: Diễn biến thị trường chứng khoán quí 1/2010 phản ánh tình hình tương tự như những năm trước, đó là thời kỳ nghỉ ngơi kéo dài, các doanh nghiệp đang quyết toán năm 2009 và xây dựng kế hoạch cho năm 2010. Ngoài ra, Thị trường chứng khoán quí 1 năm nay còn chịu tác động của những yếu tố khác. Cụ thể là, ngoại trừ GDP quí 1 tăng 5,83% so cùng kỳ năm 2009, hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đạt thấp, tổng thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 20% dự toán năm. Vì thế, Thị trường chứng khoán 2006 2007 2008 2009 Khối lượng CP (triệu) 538,5 1.817 2.978 10.432 Giá trị tỷ VNĐ 35.742 217.835 124.576 423.299 HOSE Giá TB 1 CP (VNĐ) 66.370 119.900 41.832 40.577 Khối lượng CP (triệu) 95,6 612 1.531 5.765 Giá trị tỷ VNĐ 3.917 63.442 57.122 197.524 HNX Giá TB 1 CP (VNĐ) 40.970 103.630 37.310 34.263 Khối lượng CP (triệu) 634.1 2.426 4.509 16.197 Giá trị tỷ VNĐ 39.389 281.258 181.698 620.823 TOÀN THỊ TRƯỜNG Giá TB 1 CP (VNĐ) 62.118 115.935 40.296 38.329 20 Việt Nam nhìn chung là đứng yên nếu không nói là giảm so với cuối năm 2009, điều này trái ngược với xu thế vận động trên Thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong thời gian tới, Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục tăng do triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, nhất là nền kinh tế Mỹ làm tăng thêm sự lạc quan về tốc độ phục hồi kinh tế. Do đó, Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của đà phục hồi này. Mặc dù sẽ còn có nhiều thách thức trước mắt nhưng năm 2010 được dự đoán sẽ là năm hứa hẹn nhiều triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2. Tình hình hoạt động thị trường phi tập trung ở Việt Nam Ở Việt nam, Luật công ty ra đời vào năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Nhưng sau đó 10 năm, trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Việt nam mới đi vào hoạt động. Sau 5 năm khai trương, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, mới có 26 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty. Nhưng ngoài, 26 công ty nêu trên, còn hàng nghìn cổ phiếu của các công ty khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung. 2.2.1. Quy mô thị trường Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001-2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Theo kế hoạch, giai đoạn 2008 - 2010 sẽ thực hiện cổ phần hóa 948 doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, mới chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp được cổ phần hóa trong năm 2008, còn lại 868 doanh nghiệp sẽ phải cổ phần hóa trong 2 năm 2009 và 2010. Như vậy, kế hoạch sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp mà Chính phủ 21 đưa ra các năm gần đây đều không hoàn thành. Nếu như năm 2007 chỉ có 116 doanh nghiệp được cổ phần trong khi kế hoạch là 600 (đạt 19.3%) thì 2008 là 80 trong khi kế hoạch là 262 (30.1%). Liên tiếp 2 năm không hoàn thành kế hoạch thì việc phải cổ phần hóa 868 doanh nghiệp trong 2 năm 2009 và 2010 là điều được cho là không khả thi, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. . Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường phi tập trung. 2.2.2. Đặc điểm: - Không có thị trường OTC, cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường tự do + Theo quy định, chỉ có HNX hay HOSE mới có chức năng tổ chức giao dịch chứng khoán song từ trước đến nay thị trường tự do vẫn giao dịch chứng khoán tự phát theo kiểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí,không được thanh toán tập trung, không theo một khung pháp lí nào. Điều đó gây ra nhiều bất cập, rủi ro cho nhà đầu tư. + Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu + Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, phát hành cổ phiếu giả,.. + Không có biên độ giá +Thổi phồng lớn hơn giá trị thực của cổ phiếu nhiều lần + Không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài. Nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro mất tiền, mất hàng, bị lừa đảo…mà không hề được pháp luật bảo vệ. - Số công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn + Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ 22 phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động. + Năm 2008, trong 963 tập đoàn công ty và ngân hàng đăng kí là công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, mới chỉ có 361 công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, hơn 3600 doanh nghiệp còn lại đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do. Rõ ràng với một thị trường tự do với quy mô quá lơn như vậy thì nhà nước đã tìm nhiều cách khác nhau để thu hẹp thị trường tự do và một trong số đó là thành lập Thị trường UpCoM là thị trường cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt nam chưa có thị trường OTC và Việt nam đang đặt mục tiêu xây dựng đến năm 2010 sẽ có thị trường này như một số người thường nói. 2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM: 2.3.1. Tình hình hoạt động Ngày 24.6.2009, sàn giao dịch dành cho công ty đại chúng chưa niêm yết chính thức hoạt động với mục tiêu từng bước đưa vào kiểm soát thị trường chứng khoán tự do. Ra đời từ tháng 6-2009, với 10 doanh nghiệp niêm yết, đến nay thị trường UPCoM đã thu hút được 76 doanh nghiệp. Mặc dù chưa sôi động, nhưng sàn UPCoM được đánh giá là "sân chơi an toàn" giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro trên thị trường giao dịch tự do… Bên cạnh thị trường tập trung do Nhà nước quản lý được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giao dịch trên thị trường OTC hiện vẫn diễn ra khá phổ biến với quy mô lớn. Nguồn hàng hóa trên thị trường này là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, công ty cổ phần do các tổ chức 23 kinh doanh và đầu tư tư nhân thành lập. Thị trường OTC thực tế là thị trường "chợ đen". Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, cổ phiếu không được lưu ký, việc mua bán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép... nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch trên không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Do vậy, khi thị trường UPCoM hoạt động, nhiều nhà đầu tư khá hồ hởi, bởi những giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết được quản lý chặt chẽ. Trên thị trường này, nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết trên HOSE và HNX. Sàn UPCoM là môi trường giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn giảm rủi ro cho nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp. Với thị trường UPCoM, nhà đầu tư giao dịch tại công ty chứng khoán theo phương thức thỏa thuận. Kết quả giao dịch được chuyển qua hệ thống UPCoM để chuyển đến trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thanh toán. Theo lãnh đạo HNX, thị trường UPCoM đã góp phần đạt mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức và quản lý của Nhà nước. - Sau 6 tháng chính thức đi vào hoạt động, thị trường UPCoM đã đón nhận 30 thành viên tham gia niêm yết với tổng giá trị đăng ký giao dịch 2.950 tỷ đồng và mức vốn hóa đạt 3.800 tỷ đồng. Trong bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi, thị trường này được đánh giá sẽ có những bước phát triển mạnh. Trong thời gian tới, các công ty đã đăng ký lưu ký tập trung sẽ có kế hoạch đăng ký niêm yết trên HNX hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 40% công ty trong tổng số hơn 1.000 công ty đại chúng có kế hoạch niêm yết. Khi số lượng công ty đại chúng tham gia thị trường này tăng lên, chắc chắn đây là một thị trường giàu tiềm năng. - Tính đến hết tháng 2-2010, sàn UPCoM đã có 43 doanh nghiệp niêm yết, với tổng khối lượng đăng ký hơn 634 triệu cổ phiếu; tổng khối lượng giao dịch toàn thị 24 trường đạt hơn 50 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 691 tỷ đồng. Sự ra đời của thị trường UPCoM cùng với việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố lộ trình đưa cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết vào đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng là động lực khiến nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án niêm yết, đưa số lượng công ty niêm yết tại hai sở giao dịch chứng khoán tăng lên 461 công ty. - Sau gần một năm giao dịch, tính đến 19-6-2010 số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCoM là 76 cổ phiếu. DANH SÁCH VÀ THÔNG TIN CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH (UPCoM) TẠI SỞ GDCK HÀ NỘI Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ ABI Bảo hiểm phi nhân thọ CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp 16/07/2009 160,000,000,000 ACC Xây dựng & Vật liệu xây dựng BECAMEX ACC CTCP Bê Tông BECAMEX 22/12/2009 60,000,000,000 ACE Xây dựng & Vật liệu xây dựng ACECO Công ty Cổ phần Bê tông Ly tâm An Giang 10/11/2009 23,000,000,000 ADP Xây dựng & Vật liệu xây dựng Công ty Cổ phần Sơn Á Đông 02/02/2010 API Dịch vụ tài chính APEC INVESTME NT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương 26/10/2009 500,000,000,000 25 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ BMJ Khai khoáng BECAMEX BMC Công ty Cổ phần Khoáng sản Becamex 22/12/2009 60,000,000,000 BTC Công nghiệp cơ khí/công nghiệp sản xuất máy BTC Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu 17/01/2002 13,512,860,000 BTG Các ngành Công nghiệp chung TIGIPACK Công ty Cổ phần Bao bì Tiền Giang 24/03/2010 11,900,000,000 BTW Gas, nước & công ty dịch vụ tiện ích đa ngành BENTHAN H WASUCO JSC Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Thành 93,600,000,000 BWA Gas, nước & công ty dịch vụ tiện ích đa ngành CTCP Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc 27,000,000,000 CFC Nuôi trồng & Chế biến thực phẩm CAFICO VIETNAM Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam 24/06/2009 16,291,200,000 CHP Điện CHP Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung 1,200,000,000 26 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ CLS Dịch vụ tài chính CLSC Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ Lớn 24/06/2009 90,000,000,000 CT3 Xây dựng & Vật liệu xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 3 21,812,090,000 DAP Thiết bị điện & điện tử DOPACK Công ty Cổ phần Đông Á 04/05/2010 12,000,000,000 DBM Dược phẩm & Công nghệ sinh học BAMEPHA RM Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y tế Đăc Lăk 17/12/2009 12,943,920,000 DDN Dược phẩm & Công nghệ sinh học DAPHARC O Công ty Cổ phần Dược Thiết bị Y tế Đà Nẵng 24/06/2009 28,000,000,000 DGT Xây dựng & Vật liệu xây dựng CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai DNS Xây dựng & Vật liệu xây dựng Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng 59,537,470,000 DNT Du lịch & Giải trí DONATOU RS Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai 14/08/2009 64,300,000,000 27 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ DPP Dược phẩm & Công nghệ sinh học DONAIPH ARM Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai 19,854,470,000 GDW Gas, nước & công ty dịch vụ tiện ích đa ngành Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định 95,000,000,000 GER Đồ dùng cá nhân Công ty Cổ phần Thể thao Ngôi sao Geru 22,000,000,000 GTH Xây dựng & Vật liệu xây dựng HCTC CTCP Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế 28/10/2009 19,000,000,000 HDM Đồ dùng cá nhân HUEGATE X Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 21/01/2010 30,000,000,000 HFC Thiết bị, dịch vụ và phân phối dầu khí CTCP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội HIG Phần cứng và thiết bị phần cứng HIPT Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT 24/06/2009 96,090,620,000 HPL Công nghiệp vận BXCT CTCP Bến xe Tàu phà Cần Thơ 26/01/2010 20,000,000,000 28 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ tải HPT Công nghệ Phần mềm & Dịch vụ tin học Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT 38,476,550,000 HU1 Xây dựng & Vật liệu xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 25/05/2010 50,000,000,000 IHK Các dịch vụ hỗ trợ AVIPRINT. , JSC CTCP In Hàng không 04/03/2010 17,000,000,000 IME Công nghiệp cơ khí/công nghiệp sản xuất máy IMECO JSC Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp Công nghiệp 01/12/2009 30,000,000,000 IMT Các ngành Công nghiệp chung Imexco Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh 30,000,000,000 IN4 Truyền thông Công ty Cổ phần In số 4 12,000,000,000 ITD Phần cứng và thiết bị phần cứng CTCP Công nghệ Tiên Phong 04/12/2009 116,103,990,000 29 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ JSC Xây dựng & Vật liệu xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu đường Hà Nội 15,500,000,000 KBE Truyền thông CTCP Sách - Thiết bị Trường học Kiên Giang 12,310,600,000 KMT Kim loại công nghiệp CEVIMET AL Công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung 10/08/2009 88,708,000,000 KSC KHASACO Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa 17,111,700,000 LCC Xây dựng & Vật liệu xây dựng CTCP Xi măng Lạng Sơn 49,000,000,000 MAS Các dịch vụ hỗ trợ MASCO CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng 09/09/2009 15,500,000,000 NBW Gas, nước & công ty dịch vụ tiện ích đa ngành Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè 109,000,000,000 NDC Dược phẩm & Công nghệ sinh học Nam Duoc JSC. Công ty Cổ phần Nam Dược 56,800,000,000 30 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ NT2 Điện CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 PDN Công nghiệp vận tải Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai 51,450,000,000 PFV Bất động sản PFV JSC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PFV 600,000,000,000 PPP Dược phẩm & Công nghệ sinh học PP.Pharco Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong phú 24/06/2009 22,000,000,000 PSB Các ngành Công nghiệp chung PVSB Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Sao Mai - Bến Đình 500,000,000,000 PSL Nuôi trồng & Chế biến thực phẩm Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn 45,000,000,000 PSP Công nghiệp vận tải PTSC DINH VU Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ 10/11/2009 225,000,000,000 PTG Đồ dùng cá nhân PHANTHIE T GAMEXCO Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết 04/01/2010 15,165,400,000 31 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ PTH Công nghiệp vận tải Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây 23/03/2010 16,000,000,000 PTP Dịch vụ viễn thông cố định CTCP Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện 10/12/2009 68,000,000,000 PTT Công nghiệp vận tải Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương 100,000,000,000 REM Các dịch vụ hỗ trợ VINAREM ON ., JSC Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích và Thiết bị Văn hóa Trung ương 22/02/2010 11,486,000,000 SPD Nuôi trồng & Chế biến thực phẩm Seaprodex Danang Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung 75,600,000,000 SSF Đồ dùng cá nhân Sashoco Công ty Cổ phần Giầy Sài Gòn 16,000,000,000 STS Công nghiệp vận tải Tranaco Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Sài Gòn 20,822,000,000 SVS Dịch vụ tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Sao Việt 135,000,000,000 32 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ TBT Xây dựng & Vật liệu xây dựng BTWC CTCP Xây dựng Công trình Giao thông BẾN TRE 16,564,700,000 TCO Công nghiệp vận tải TASA DuyenHai Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức Duyên Hải 24/09/2009 90,900,000,000 TGP Phần cứng và thiết bị phần cứng Truongphu Corp Công ty Cổ phần Trường Phú 24/06/2009 100,000,000,000 TMW Đồ gia dụng Công ty Cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai 23/12/2009 46,623,500,000 TNB Xây dựng & Vật liệu xây dựng NBST JSC Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè 100,000,000,000 TNM Xây dựng & Vật liệu xây dựng TRANIME XCO J.S.C CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công trình 27/10/2009 38,000,000,000 TTG Đồ dùng cá nhân HAPROSI MEX-GMF Công ty Cổ phần May Thanh Trì 20,000,000,000 TTR Du lịch & Giải trí Tracotour CTCP Du lịch Thương mại và Đầu tư 04/12/2009 19,933,930,000 TVG Xây dựng & Công ty Cổ phần Tư 17,200,000,000 33 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ Vật liệu xây dựng vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải UDJ Bất động sản BECAMEX UDJ Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị 22/12/2009 165,000,000,000 VHF Xây dựng & Vật liệu xây dựng Vinh Ha Food JSC Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 43,000,000,000 VIA Nuôi trồng & Chế biến thực phẩm Công ty Cổ phần Vian 12,000,000,000 VKD Đồ uống VIKODA Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hoà 12/04/2010 21,600,000,000 VNX Truyền thông VINEXAD Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại 10,500,000,000 VPC Dịch vụ tài chính V- Power CTCP Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam 07/10/2009 56,250,000,000 VQC Khai khoáng Quacontrol CTCP Giám định TKV 26/02/2010 14,000,000,000 VT1 Các dịch vụ SUNIMEX MATERIA Công ty Cổ phần Vật 20,000,000,000 34 Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp Ngày niêm yết Vốn điều lệ hỗ trợ L tư Bến Thành Nguồn: www.fpts.com.vn Các chuyên gia nhận định, quy mô thị trường UPCoM hiện nay vẫn nhỏ, hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng, do vậy tính thanh khoản chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường mới ra đời, sự quan tâm và hiểu biết của các công ty và nhà đầu tư chưa đầy đủ. Nhiều công ty đại chúng còn quan niệm thị trường UPCoM là thị trường của các công ty chất lượng thấp, do đó không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh chứng khoán của đơn vị. Ngoài ra, các công ty chứng khoán chưa tận dụng được ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận một cách hiệu quả, nên chưa phát huy vai trò trung tâm của mình trong việc giao dịch cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường. Vì thế, trong nhiều phiên liên tiếp, chỉ số UPCoM giảm điểm, với khối lượng giao dịch đạt ở mức thấp. - Sau gần 8 tháng họat động, UPCoM đạt đỉnh cao nhất là 100,64 điểm ngày 17.8 và thấp nhất là 49,77 điểm ngày 29.12.2009. Báo cáo của HNX cho biết, đã thực hiện chuyển 17.878 kết quả giao dịch sang hệ thống của Trung tâm lưu ký để thực hiện bù trừ, thanh toán với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 497 tỉ đồng, bình quân đạt 4,4 tỉ đồng/phiên.(Nguồn: Lao Động, 8/1) - Sau gần một năm hoạt động, chỉ số UPCoM-Index không những không tăng điểm, mà còn giảm tới hơn 50%. Đóng cửa phiên ngày 17-3, chỉ số UPCoM-Index đạt 44,29 điểm, với khối lượng giao dịch chỉ đạt 341.031 cổ phiếu, tương đương giá trị 4,268 tỷ đồng. Sau đó, chỉ còn 46,69 điểm vào ngày 22-4, giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ dừng ở vài trăm ngàn cổ phiếu. Các chuyên gia chứng khoán khẳng định UPCoM đã thực sự thất bại vì những mục tiêu ban đầu đề ra hầu như chưa thực hiện được nhiều. 35 Đồ thị 1: Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường UPCoM 2009-2010 Nguồn: www.stocknews.vn Một yếu tố khiến thị trường này chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư là trên 2 sàn chính thức là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hàng hóa có tính thanh khoản cao, nên lựa chọn của nhà đầu tư vẫn dành cho những cổ phiếu trên 2 sàn này chứ không phải trên UPCoM. Lãnh đạo của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội khẳng định, thời gian tới sẽ áp dụng phương thức giao dịch mới linh hoạt hơn để cải thiện tính thanh khoản và thu hút nhà đầu tư. 2.3.2. Những đóng góp của thị trường UPCoM 2.3.2.1. Thị trường UPCoM tạo sự an toàn hơn trong giao dịch Giao dịch tự phát, không thanh toán tập trung, cổ phiếu không lưu ký, việc mua bán thông qua các môi giới tự do... sẽ mang lại nhiều rủi ro. Do vậy, khi thị trường UPCoM đi vào hoạt động, đã góp phần hạn chế những rủi ro của việc giao dịch cổ phiếu tự phát. Tham gia thị trường UPCoM cũng có nghĩa là nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết sẽ không còn phải mua bán theo kiểu trao tay, qua điện thoại, tin nhắn…, thiếu khung pháp lý như hiện nay. Độ an toàn khi giao dịch trên thị trường UPCoM thể hiện ở chỗ nhà đầu tư phải có tiền trong tài khoản mới thực hiện được 36 lệnh mua và phải có chứng khoán trong tài khoản thì mới thực hiện được lệnh bán. Đặc biệt, tại thị trường UPCoM, với sự có mặt của các công ty chứng khoán với vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ, đơn vị trung gian kết nối giữa nhà đầu tư, công ty với HNX, nhà đầu tư sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm đối tác, giảm thiểu các rủi ro, tiết kiệm chi phí giao dịch, đảm bảo công khai giá và khối lượng giao dịch. Với thị trường UPCoM, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ có được một sân chơi chuẩn với khung pháp lý chặt chẽ, tránh tình trạng bị lừa đảo, bị làm giá trên chợ giao dịch tự do OTC. 2.3.2.2. Quy định minh bạch giá trên thị trường UPCoM bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư Những thay đổi cơ bản nhất của thị trường UPCoM so với thị trường tự do hiện tại là sự minh bạch thông tin, minh bạch về giá và đảm bảo xác thực giao dịch. Các cổ phiếu Cty đại chúng trên sàn UpCOM đều được lưu ký tập trung, nhà đầu tư giao dịch thông qua tài khoản mở tại công ty chứng khoán. Do đó tất cả các giao dịch đều được xác thực tại Trung tâm lưu ký. Các giao dịch, thanh toán chứng khoán được thực hiện trên một hệ thống tập trung, có quản lý nên quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật. Các mâu thuẫn, xung đột, thậm chí là lừa đảo luôn là rủi ro lớn nhất khi giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do. Những trường hợp gần đây về giao dịch cổ phiếu ngân hàng Quân đội là ví dụ rõ ràng nhất. Không chỉ có vậy, giá chứng khoán trên thị trường tự do không hề tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào, thậm chí hoàn toàn nằm trong tay các môi giới. Các giao dịch trong ngày của một loại cổ phiếu thậm chí có thể hoàn toàn là giao dịch khống, không cần chuyển quyền sở hữu và không cần chuyển tiền mua. Nhà đầu tư hoặc môi giới có thể mua đi bán lại một thỏa thuận viết tay (đi kèm tiền đặt cọc) liên tục trong ngày để hưởng chênh lệch giá và giá càng biến động mạnh thì cơ hội lợi nhuận càng lớn. Ngay cả với các công ty chứng khoán, báo giá giao dịch cũng có sự khác biệt mà không có căn cứ nào để xác thực. Một ví dụ đơn giản, nhà đầu tư thông qua môi giới 37 mua cổ phiếu A với giá 10.000đ/cổ phiếu nhưng môi giới có thể "ép" được một nhà đầu tư khác bán với giá 5.000đ/cổ phiếu. Khoản lợi chênh lệch đó không thuộc về người mua mà lại thuộc về người môi giới. Theo quy định của UPCoM, cổ phiếu đăng ký giao dịch tại đây sẽ có một mức giá tham chiếu và biên độ ± 10%. Giá tham chiếu là giá bình quân gia quyền của các giao dịch thỏa thuận điện tử. Khi nhà đầu tư muốn chào mua/bán một loại cổ phiếu, công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh đó vào hệ thống của HNX và lựa chọn lệnh đối ứng tốt nhất sẵn có để thực hiện giao dịch. Nhờ có UPCoM mà trong một ngày, nhà đầu tư có một khoảng thời gian nhất định từ 10h-15h để biết được giá tổng thể của toàn thị trường, các giá mua giá bán tốt nhất. Từ đó hạn chế tối đa giao dịch khống, hiện tượng làm giá. Trao đổi về sự tự phát tổ chức các sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết của một số công ty chứng khoán gần đây, một lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước cho biết cũng rất khó hạn chế hoạt động này vì nhu cầu giao dịch cổ phiếu OTC là có thực và nhà đầu tư có quyền đến giao dịch với công ty chứng khoán. Mặt khác, khi chưa ra đời một thị trường dành riêng cho cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết thì cũng không có cơ sở để "ép" các công ty chứng khoán không được mở "sàn". Do đó, việc ra đời thị trường UPCoM không chỉ mang ý nghĩa về tổ chức thị trường, mà còn là một tín hiệu đối với định hướng ổn định và thu hẹp thị trường tự do vốn đang nảy sinh rất nhiều vướng mắc và xung đột lợi ích. 2.3.2.3. UPCoM tạo bước đệm để doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn Thị trường UPCoM là một bước đệm quan trọng đối với các công ty đại chúng vì theo quy định của Luật Chứng khoán, hai sàn niêm yết (HOSE và HNX) có những tiêu chuẩn nhất định, khiến nhiều công ty đại chúng không đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhu cầu giao dịch thứ cấp, huy động vốn của bộ phận công ty đại chúng còn lại cũng rất lớn và UPCoM sẽ tạo điều kiện thuận lợi. 38 UPCoM đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Về phía doanh nghiệp, cổ phiếu được nâng cao tính thanh khoản, quảng bá được hình ảnh thương hiệu, tiếp cận với nguồn vốn dài hạn phục vụ kinh doanh. UPCoM hoàn toàn có thể là một bước đi quan trọng để doanh nghiệp thực hiện việc niêm yết trên HOSE và HNX, nhất là làm quen về nghĩa vụ công bố thông tin. Về phía công ty chứng khoán, đây là một mảng dịch vụ có tiềm năng phát triển. Ông Đỗ Minh Hoàng, quyền Tổng giám đốc công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp cho biết, công ty đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ niêm yết trên sàn chính thức. Trong thời gian ngắn hồ sơ chuẩn bị lên sàn chính thức chưa hoàn tất nên đã lựa chọn sàn. Đại diện Tập đoàn HiPT cũng cho biết công ty đã có kế hoạch lên sàn từ lâu. Nhân dịp khai trương UPCoM, HiPT cũng thấy cơ hội để đưa cổ phiếu của công ty lên sàn. "Đã là công ty đại chúng thì việc đăng ký giao dịch hay niêm yết là việc không sớm thì muộn cũng sẽ thực hiện. Công ty cũng muốn đưa hình ảnh của mình đến gần hơn với các nhà đầu tư, kể cả cá nhân và tổ chức" - đại diện này cho biết. Việc xác định được giá chuẩn của cổ phiếu trên UPCoM cũng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá trị thực, thuận lợi hơn trong việc huy động vốn. 2.3.3. Những hạn chế và thiếu sót của thị trường UPCoM: 2.3.3.1. Hàng hóa trên thị trường UPCoM chưa đa dạng, thanh khoản thấp Tính đến ngày 7.1, sàn UPCoM mới có 35 công ty đại chúng đưa cổ phiếu lên giao dịch. Đây là một con số rất khiêm tốn so với mục tiêu 200 công ty của giai đoạn hai sau khi “thử nghiệm” với dưới 10 công ty lúc sàn mới đi vào hoạt động. Nếu so với mục tiêu lớn nhất là thu hẹp thị trường tự do thì có lẽ còn xa mới đạt được vì chỉ riêng số công ty đại chúng đã đăng ký cũng vào khoảng 1.000 doanh nghiệp. Theo đánh giá của HNX, một số công ty đại chúng, nhất là các ngân hàng thương mại – những tổ chức trong “tầm ngắm” khả thi nhất khi mới vận hành thị trường này – chưa muốn tham gia vì còn có một số lợi ích cục bộ khác. 39 Dễ thấy điều này khi các công ty chứng khoán hiện tham gia quản lý sổ cổ đông và tổ chức giao dịch cổ phiếu cho doanh nghiệp hay chính các công ty đại chúng đặc biệt là ngân hàng tự quản lý sổ cổ đông cũng không muốn tham gia vì phải từ bỏ một số lợi ích thu được từ hoạt động chuyển nhượng. Các ngân hàng cũng muốn hướng tới các sàn lớn hơn như HOSE hay HNX. Ngay cả với nhóm công ty chứng khoán là những đối tượng “nòng cốt” của sàn UPCoM cũng chưa nhiệt tình. Mặc dù Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã gửi công văn từ ngày 22.4.2009 yêu cầu các công ty chứng khoán phải đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM nhưng hiện tại mới chỉ có 6/12 công ty chứng khoán là công ty đại chúng đăng ký giao dịch. Mặc dù thủ tục lên sàn UPCoM được giảm thiểu tối đa nhưng các công ty chứng khoán vẫn chưa tích cực trong vai trò hỗ trợ doanh nghiệp. HNX cho biết một số công ty chứng khoán đóng vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ cũng không thực hiện tốt vai trò của mình trong việc hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp này lại tự liên hệ để sở hỗ trợ hoàn tất các thủ tục. Đối với nhà đầu tư, sàn UPCoM được đánh giá là rất thiếu thông tin về doanh nghiệp và rất ít công ty chứng khoán hỗ trợ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đa số nguồn lực của công ty chứng khoán hiện vẫn tập trung cho hai sàn niêm yết, nhất là trong bối cảnh thị trường này ấm lên. Trong khi doanh nghiệp trên sàn UPCoM rất đa dạng về tiêu chuẩn, khả năng “đãi cát tìm vàng” hoàn toàn phụ thuộc vào phân tích thông tin. Rất hiếm công ty chứng khoán cung cấp các bản phân tích cơ bản cho khách hàng trong khi những bản phân tích như vậy có thể dễ dàng tham khảo đối với công ty trên sàn niêm yết. Mặt khác, về cơ chế giao dịch, UPCoM cũng kém linh hoạt hơn nhiều. Các công ty chứng khoán chưa tận dụng ưu thế của phương thức giao dịch thoả thuận một cách hiệu quả. Nhiều công ty đã không chủ động trong việc chia lệnh để thực hiện lệnh với khách hàng, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường. Ở chiều ngược lại, để UPCoM có thêm hàng hóa, doanh nghiệp phải chủ động lên sàn. Trên thực tế, doanh nghiệp này nhìn doanh nghiệp kia, chờ đợi, càng khiến 40 sàn UPCoM thiếu hàng hóa. Không có cổ phiếu nổi trội dẫn dắt thị trường, giao dịch tại sàn không sôi động là điều dễ hiểu. Việc lần lượt đưa các loại hàng hóa tốt lên sàn như lời hứa của nhà tổ chức thị trường có vẻ như không có hiệu quả, vì cho đến nay, những cổ phiếu có vốn hóa lớn của các ngân hàng sau khi có dự định lên sàn UPCoM đã bỏ lời hứa. Trong khi đó, các cổ phiếu đã từng niêm yết trên UPCoM cũng đã rời khỏi sàn này (như APEC), hoặc chuẩn bị rời khỏi (như Rồng Việt). Chủ trương các công ty đại chúng buộc phải lưu ký chứng khoán và chọn sàn để lên giao dịch của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm tăng hàng hóa cho UPCoM đã không mang lại nhiều hiệu quả khi đa phần các công ty đại chúng sau khi lưu ký thường chọn 2 sàn niêm yết của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để giao dịch. 2.3.3.2. Những quy định đối với UPCoM chưa tạo được cơ chế linh hoạt trong giao dịch - vốn là một đặc trưng hấp dẫn nhất của thị trường tự do. Ông Đỗ Hướng Dương, Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận, cho biết công ty sẽ niêm yết cổ phiếu tại sàn HOSE thay vì sàn UPCoM. Theo kế hoạch ban đầu, dự kiến tháng 12/2009, công ty sẽ niêm yết cổ phiếu tại UPCoM, nhưng sau một thời gian xem xét tình hình hoạt động của sàn này, ban lãnh đạo công ty quyết định tiến hành mọi thủ tục để kịp đưa cổ phiếu của mình lên sàn HOSE vào đầu năm 2010. Hiện công ty đang xin phép tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng và hoàn tất hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu. Cũng trong tâm trạng ngại lên UPCoM, đại diện công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực (PIST), cho biết đã nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán nhà nước xin niêm yết cổ phiếu tại sàn UPCoM nhưng nay đã có kế hoạch chuyển hướng, niêm yết tại sàn HOSE. Hiện PIST đã đủ điều kiện để niêm yết tại HOSE như có vốn pháp định trên 80 tỷ đồng, hoạt độn có lãi trong 3 năm, đã hoàn tất bản cáo bạch... Công ty đang chờ kỳ đại hội cổ đông tới xin ý kiến chọn thời điểm thích hợp, có lợi nhất để niêm yết cổ phiếu. Tất nhiên không phải tại sàn UPCoM. Trong thế phải chọn sàn chính thức và sàn UPCoM, Ban lãnh đạo công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa quyết định chọn niêm yết tại sàn chính 41 thức. Với vốn điều lệ 173 tỷ đồng, Tín Nghĩa chọn niêm yết cổ phiếu tại HOSE và đang hoàn tất mọi thủ tục để có thể lên sàn trong thời gian sớm nhất. “Chọn niêm yết tại sàn chính thức đang là lựa chọn hàng đầu của những công ty đại chúng. Thời gian tới 2 sàn chính thức sẽ có thêm nhiều hàng hóa mới” - ông Nguyễn Năng Cương, Trưởng phòng Phát triển kinh doanh công ty chứng khoán Gia Quyển, cho biết. Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp vấn “né” sàn UPCoM: ™ Mặc dù có kết quả đáng khích lệ, nhưng với điều kiện giao dịch hiện nay (thanh toán T+3; nhà đầu tư cá nhân không được cùng mua, cùng bán trong phiên; giờ giao dịch không thực sự thuận tiện: Đợt 1 từ 10h00’ đến 11h30’, Đợt 2 từ 13h30’ đến 15h00’;...) đã tước đi tính linh hoạt, vốn là điểm hấp dẫn của thị trường OTC. Đó cũng là lý do khiến công ty đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết không thực sự mặn mà khi đăng ký giao dịch tại đây, việc lưu ký chứng khoán tập trung không được công ty đại chúng hào hứng thực hiện. ™ Sàn UPCoM có tính thanh khoản thấp nên chưa thu hút được doanh nghiệp. ™ Thanh khoản chỉ là một trong số những nguyên nhân. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu không chỉ ở sàn UPCoM mà cả sàn chính thức. Nhưng vẫn do dự chưa lên sàn. Phần nhiều những doanh nghiệp này sợ phải minh bạch thông tin hơn là sợ tính thanh khoản. Khi còn hoạt động ngoài sàn, doanh nghiệp không bắt buộc phải minh bạch thông tin, có thể ém nhẹm những thông tin xấu. Có thực tế đối với một số doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận một cách minh bạch cũng ngại phơi bày kế hoạch kinh doanh cho đối thủ. Chính vì điều đó, doanh nghiệp ngại lên sàn. ™ Một số doanh nghiệp thích để cổ phiếu giao dịch tại thị trường tự do vì tại đây không phải minh bạch thông tin. Còn người môi giới có cách truyền đạt thông tin của công ty đến nhà đầu tư nhanh chóng, công ty không cần quảng cáo. Bên cạnh đó, việc mua bán tại chợ OTC đã tạo thành thói quen cho nhà đầu tư vì tính tiện lợi, thỏa thuận rất nhanh. ™ Vì thị trường UPCoM thanh khoản quá kém, cổ phiếu dao động trong biên độ hẹp là 10%, cơ chế giao dịch thỏa thuận không mang lại sức hút so với 2 sàn niêm yết; 42 trong khi đó, để là một thị trường thay thế OTC thì lại vướng phải việc mua bán phải chờ T+3 (nghĩa là 3 ngày sau khi giao dịch thì chứng khoán hay tiền mặt sẽ về đến tài khoản của khách hàng) như sàn niêm yết, trong khi nếu giao dịch OTC nhà đầu tư được áp dụng T+0 (tức là tiền hoặc chứng khoán sẽ về tài khoản ngay trong ngày). Nhiều công ty đại chúng dù muốn lên sàn cũng ngần ngại vì quy định công bố thông tin vẫn phải thực hiện, trong khi thương hiệu không được biết đến nhiều và cổ phiếu ít được mua bán. 2.3.3.3. Hạn chế khác - Cơ chế giao dịch của thị trường UPCoM còn mới, chưa nhận được sự ủng hộ tích cực của các đối tượng tham gia thị trường. Thị trường UPCoM chỉ mới ra đời từ 24/06/2009 và hoạt động chưa đầy một năm, chưa có những thành quả rõ rệt trong khi các thị trường giao dịch chứng khoán khác như HOSE, HNX, thị trường chợ đen đã phát triển cách đây khá lâu và được nhiều người biết đến nên việc điều chỉnh qua thị trường UPCoM còn khá khó khăn. Nhiều nhà đầu tư có quan niệm thị trường UPCoM là thị trường của các doanh nghiệp chất lượng thấp nên không muốn tham gia. Trong khi đó, kỳ vọng các công ty chứng khoán sẽ là nhà tạo lập thị trường, làm cho thị trường UPCoM sôi động hơn đã không như ý. Theo giám đốc một công ty chứng khoán thì thực ra lợi nhuận của các công ty chứng khoán hiện nay phụ thuộc nhiều vào hoạt động môi giới trên hai sàn niêm yết chứ không phải từ UPCoM nên hẳn nhiên là việc quan tâm đến thị trường UPCoM là một điều không hợp lý. - Với công tác điều hành yếu, chưa chuyên nghiệp, Cơ quan quản lý không có động thái hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp thấy an tâm khi niêm yết tại sàn UPCoM. Vì thế nhiều doanh nghiệp chọn niêm yết trên sàn chính thức. UPCoM là thị trường giao dịch cổ phiếu có tổ chức ở mức độ thấp. Những quy định về cơ chế báo cáo, công bố thông tin ít bị ràng buộc hơn so với 2 sàn niêm yết HOSE và HNX. Nhà đầu tư tham gia UPCoM muốn có cơ chế giao dịch thông thường nhưng quy định về giao dịch về UpCoM lại dường như nặng nề về công tác quản lý, khiến tính thanh khoản trên thị trường quá yếu làm nản lòng nhiều doanh nghiệp có ý định đăng ký giao dịch tại đây. 43 3. Giải pháp phát triển Thị trường UpCoM thành OTC thực sự ở Việt Nam 3.1. Biện pháp xây dựng cải thiện thị trường UpCoM 3.1.1. Thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia UpCoM - Theo quy trình của HNX: ƒ Giai đoạn 1 (tháng 6-2009) có khoảng 18-20 công ty đại chúng đăng ký tham gia giao dịch. ƒ Giai đoạn 2 (đến 30-9-2009) có khoảng 186 công ty đại chúng ƒ Giai đoạn 3 (đến 31-12-2009), các công ty đại chúng còn lại trong khoảng 1000 công ty đã đăng ký với UBCKNN sẽ tham gia giao dịch. - Hiện nay chỉ có 76 công ty tham gia niêm yết trên thị trường UpCoM, thực sự vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn về hàng hóa, mà tâm lý nhà đầu tư là luôn cần có sự phong phú về sản phẩm, hàng hóa bày bán để có sự so sánh, lựa chọn. Do đó, cần thu hút thêm doanh nghiệp tham gia giao dịch 3.1.1.1. Mở rộng thị trường giao dịch xuống các công ty chứng khoán Cho phép các công ty chứng khoán cùng được tổ chức thị trường với UpCoM của HNX. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp đăng ký lên UpCoM thì sẽ thực hiện theo quy định hiện hành, còn các công ty đại chúng sau khi thực hiện lưu ký chứng khoán cũng sẽ được giao dịch tại sàn do các công ty chứng khoán tổ chức và chỉ phải gửi báo cáo về HNX để tổng hợp, chuyển sang Trung tâm lưu ký chứng khoán để thanh toán bù trừ. Điều này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. 3.1.1.2. Nâng cấp kĩ thuật công nghệ - Phải có hạ tầng Internet tốt, với đường truyền có tốc độ cao có khả năng phục vụ cho người đầu tư truy nhập vào các trang web thông tin của các công ty chứng khoán một cách nhanh chóng, tránh được hiện tượng tắc nghẽn trên đường truyền. 44 - Xây dựng một hệ thống mạng lớn để có thể liên kết tất cả các thành viên thị trường trên cả nước để có thể truy cập hệ thống, kết nối thông tin, các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin thị trường kịp thời. - Một hệ thống quản lý mạng là cần thiết để cho phép phát hiện ra lỗi của hệ thống và kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng. Hệ thống mạng nội bộ trong từng công ty chứng khoán và Thị trường giao dịch chứng khoán OTC phải được thiết lập và có độ bảo mật, an toàn cao. Mỗi một công ty chứng khoán phải có một đường truyền trực tiếp có tốc độ cao, có độ an toàn và bảo mật tốt. Có như vậy doanh nghiệp mới yên tâm khi tham gia thị trường và cảm thấy thuận lợi. 3.1.2. Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia UpCoM Khi đã có một khối lượng các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UpCoM thì việc thu hút thêm nữa sự tham gia của các nhà đầu tư là một vấn đề cần phải có sự điều chỉnh về: 3.1.2.1. Tăng biên độ giao động giá: - Nếu so sánh với thị trường tự do thì UpCoM mang lại sự an toàn hơn. Độ an toàn khi giao dịch trên thị trường UpCoM thể hiện ở chỗ: • Nhà đầu tư phải có tiền trong tài khoản mới thực hiện được lệnh mua và phải có chứng khoán trong tài khoản thì mới thực hiện được lệnh bán. • Nhà đầu tư sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm đối tác, giảm thiểu các rủi ro, tiết kiệm chi phí giao dịch, đảm bảo công khai giá và khối lượng giao dịch với sự có mặt của các công ty chứng khoán với vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ, đơn vị trung gian kết nối giữa nhà đầu tư, công ty với HNX • Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ có được một sân chơi chuẩn với khung pháp lý chặt chẽ, tránh tình trạng bị lừa đảo, bị làm giá trên chợ giao dịch tự do OTC. - Nếu so sánh với thị trường tập trung thì những điều kiện về các quy đinh ràng buộc khi niêm yết là không chặt chẽ bằng 45 Theo Công văn số 163/UBCK-PTTT về việc xử lý các trường hợp không đủ điều kiện niêm yết theo quy định tại Nghị định 14/2007/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng mà không có kế hoạch tăng vốn thì phải đăng ký kế hoạch và chuyển sang niêm yết tại HNX trong vòng 3 tháng, kể từ ngày 8/2/2009. doanh nghiệp đang niêm yết tại HNX nếu đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại HOSE, HNX có thông báo để doanh nghiệp đăng ký kế hoạch chuyển vào niêm yết tại HOSE. Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết tại HNX phải chuyển sang niêm yết tại UPCoM. Nếu hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày 8/2/2009 mà UPCoM chưa triển khai thì các cổ phiếu này vẫn được giao dịch tại HNX, nhưng có quy định chứng khoán thuộc diện cảnh báo để nhà đầu tư biết là cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết tại HNX. Vậy để tạo được lợi thế cạnh tranh , tăng tính hấp dẫn của UpCoM thì không nên quy định biên độ giao động giá là 10% (HoSE 5%,HNX 7%, trong khi đó thị trường tự do là không có biên độ giao động giá). UpCoM giao dịch các loại cổ phiếu chưa niêm yết, các nhà đầu tư cho rằng, khi chấp nhận đầu tư vào những cổ phiếu đó, tức là họ đã chấp nhận mạo hiểm thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ phải cao hơn. Do đó, tăng biên độ dao động giá từ 30% trở lên là hợp lý. Nếu không, không thể cạnh tranh với thị trường tự do với biên độ giá cao, lợi nhuận nhiều. 3.1.2.2. Tăng tính thanh khoản bằng cách thực hiện thanh toán T+1 hoặc T+2 - Giao dịch trên các chợ OTC tự do hiện nay đang thực hiện với thời gian T+0, cũng như áp dụng phổ biến các hình thức mua bán khống, tuy rủi ro cao nhưng luôn đi kèm với lợi nhuận hấp dẫn.Nhà đầu tư luôn muốn thu được lợi nhuận sớm nhất và tiền về là lớn nhất. Do đó những lo ngại về tính thanh khoản của cổ phiếu OTC sau khi lên sàn UpCoM là hoàn toàn có cơ sở, vì vậy để tạo lợi thế cạnh tranh so với chợ OTC cần phải tăng tính thanh khoản của cổ phiếu trên UpCoM lên T+1,T+2, thậm chí có thể là T+0 - Để góp phần tăng thêm tính thanh khoản cho UpCoM nên thực hiện phương thức xé lẻ lệnh 46 VD: với lệnh bán 10000 cổ phiếu A, trong khi lệnh mua chỉ có 5000 cổ phiếu A thì lệnh mua vẫn được khớp 3.1.2.3. Các thông tin trên thị trường UpCoM phải được minh bạch hóa Quy định của UPCoM yêu cầu các công ty có cổ phiếu giao dịch phải công bố thông tin định kỳ và bất thường theo yêu cầu của HNX. Các công ty này còn phải công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch của thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và những người có liên quan…Tuy nhiên hiện nay, thông tin trên thị trường UpCoM vẫn chưa tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư. Do đó các thông tin trên thị trường UpCoM cần phải minh bạch hơn nữa. 3.1.2.4. Cần có cơ chế nghiêm ngặt hơn Giám đốc một công ty chứng khoán khác cũng cho rằng, không có cơ chế ràng buộc các công ty đại chúng chưa niêm yết lên sàn này, nên nhà đầu tư sẽ đánh đồng giá trị cổ phiếu của sàn UpCoM và thị trường OTC. Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Phân tích đầu tư SMES, đơn vị có cổ phiếu sắp chuyển từ sàn UpCoM sang sàn Hà Nội cho rằng, giá trị giao dịch của sàn UpCoM mỗi ngày khá ít, chưa bằng giá trị của một cổ phiếu có vốn hóa trung bình trên sàn chính thức nên chắc chắn sẽ không thu hút được nhà đầu tư. Do đó, cần có một cơ chế bắt buộc tất cả các công ty đại chúng đủ điều kiện đều phải lên sàn UpCoM; và có những quy định chặt chẽ hơn về công bố thông tin, giao dịch cũng như về cách tính chỉ số UpCoM để sàn này thu hút nhà đầu tư hơn. 3.1.3. Cần có các nhà tổ chức và tạo lập thị trường Để tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung của các nhà đầu tư tham gia: + Khuyến khích, ưu đãi cho các công ty Chứng khoán trở thành nhà tạo lập thị trường 47 Hiện nay thị trường niêm yết đang khá sôi động nên các công ty Chứng khoán có vẻ thờ ơ với UpCoM. Vì vậy có thể đưa ra thêm các khuyến khích và ưu đãi cho các công ty Chứng khoán + Cho phép các công ty Chứng khoán bán khống, kí quỹ theo tỉ lệ có kiểm soát. Nghiệp vụ bán khống và kí quỹ là những hoạt động có thể đem lại lợi nhuận lớn cho công ty chứng khoán đồng thời rất hấp dẫn nhà đầu tư nhưng rủi ro cũng khá lớn. Nên xem xét cho phép các công ty Chứng khoán thực hiện nghiệp vụ này với tỉ lệ có kiểm soát để hạn chế rủi ro + Xem xét thay đổi yêu cầu về vốn điều lệ của 1 công ty Chứng khoán với từng nghiệp vụ. Hiện nay với các công ty Chứng khoán, vốn điều lệ tối thiểu với hoạt động tự doanh la 155 tỉ ,môi giới là 25 tỉ. Với việc Thị trường Chứng khoán ngày càng phát triển, đặc biệt với vai trò là nhà tạo lập thị trường thì năng lực về tài chính là điều bắt buộc phải có. Vì vậy nên xem xét thay đổi giới hạn vốn điều lệ với các nghiệp vụ của công ty Chứng khoán 3.1.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán Việt Nam Hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ làm tăng tính minh bạch hiệu quả cho thị trường UpCoM + Bổ sung Luật doanh nghiệp về quản lý nghĩa vụ kiểm toán định kỳ đối với tất cả các doanh nghiệp. + Bổ sung quy định về quản trị công ty, thâu tóm, sáp nhập, mua lại cổ phiếu, bỏ phiếu tích luỹ nhằm tăng cường tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi cổ đông. + Bổ sung Luật hình sự các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán, hạn chế hoạt động cò mồi bất hợp pháp trên thị trường tự do, giảm thiểu rủi ro. 48 + Xây dựng hành lang pháp lý cho công ty định mức tín nhiệm, đặc biệt là các quy định liên quan đến vấn đề chất lượng kế toán, kiểm toán, quy định về bảo vệ quyền lợi người đầu tư. 3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường UPCoM lên thành thị trường OTC chính thức tại Việt Nam: Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam: Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức cần thiết. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển: 3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường Để thị trường phát triển lành mạnh, cần phải có các nhà tổ chức thị trường. Có như vậy, mới tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung các nhà đầu tư tham gia. Ở nhiều nước, các nhà tổ chức thị trường thường là hiệp hội của các nhà đầu tư chứng khoá lập nên, tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhà đầu tư này (trường hợp của Hoa Kỳ, Đài Loan). Đối với Việt Nam, nhà nước đang triển khai kế họach xây dựng thị trường phi tập trung. Chúng ta cùng xem xét trường hợp trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thị trường phi tập trung ở Việt Nam. Như vậy, cũng như thị trường chính thức, Nhà nước đã đứng ra làm nhà tạo lập và tổ chức thị trường OTC. Tuy nhiên, giải pháp này có tạo động lực cho sự phát triển của thị tường OTC hay không cần phải có thời gian để trả lời. 3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp Đối với các công ty niêm yết chính thức, việc công bố thông tin phải tuân theo các quy định hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với các công ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc mà chỉ được khuyến khích. Chính điều này, cộng với những 49 vấn đề mập mờ trong công tác thuế, đã khuyến khích các doanh nghiệp làm cho hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán của mình trở nên không minh bạch là rào cản để việc phát triển thị trường. Có một hệ thống kế toán và các yêu cầu kiểm toán nhằm thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết trong việc phát triển thị trường OTC. Khi các thông minh bạch, rõ ràng, các nhà đầu tư sẽ cso khả năng đáinh giá thực trạng công ty một cách tốt nhất. 3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp Có một khác biệt rất lớn giữa các công ty niêm yết trên thị trường chính thức và các công ty mua bán trên thị trường phi chính thức là yêu cầu công khai thông tin. Tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp niêm yết đều phải được công bố kịp thời, trong khi đối với các ông ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc. Do đó, để có thể đánh giá các công ty không niêm yết (cũng như niêm yết) cần phải có một tổ chức đánh giá xếp loại độc lập đảm bảo các điều kiện sau: - Tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời theo những thay đổi về tình hình tài chính. Để được các cơ quan chủ quản ngân hàng công nhận, phương pháp đánh giá đối với mỗi khu vực thị trường, trong đó có việc đối chiếu lại một cách chặt chẽ (rigorous back testing), cần phải được sử dụng trước đó ít nhất một năm và nên là ba năm - Tính độc lập: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải độc lập và không chịu các sức ép về kinh tế hoặc chính trị có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Quá trình đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của hội đồng quản trị hoặc cơ cấu cổ đông của công ty gây ra càng tốt. - Khả năng tiếp cận quốc tế/ Tính minh bạch: Các kết quả đánh giá cần được cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước để sử dụng trong các mục đích hợp pháp và với các điều kiện cung cấp tương đương nhau. Ngoài ra, phương pháp luận chung để đánh giá tín dụng của các tổ chức đánh giá cần phải được công khai, hầu hết các dự án vay vốn từ WB hoặc ADB đều công khai trên web rõ ràng phương pháp 50 luận cụ thể để đánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được những che đậy thông tin từ bên phía khách hàng đặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá. - Về việc cung cấp thông tin: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần cung cấp các thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trả được nợ trong thực tế ứng với mỗi nhóm xếp hạng; và xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá, ví dụ khả năng từ xếp hạng AA xuống xếp hạng A theo thời gian. - Các nguồn lực: Một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quả đánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm, có nghĩa là bản thân ngân hàng cũng nên có những chuyên gia độc lập thẩm định từ phía nước ngoài nhằm áp dụng cho những dự án qui mô lớn. - Tính tin cậy: Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quả đánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của các tổ chức độc lập (nhà đầu tư, nhà bảo hiểm, các đối tác kinh doanh) đối với các kết quả đánh giá của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng là bằng chứng của độ tin cậy của các kết quả đánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng thể hiện ở việc các tổ chức này sử dụng các quy trình nội bộ nhằm tránh không cho các thông tin mật được sử dụng sai mục đích. Để được công nhận, một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập không nhất thiết phải đánh giá các công ty ở hai quốc gia trở lên. Được biết hiện nay đã có một số tổ chức đứng ra thực hiện việc phân đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các công ty chứng khoán, trung tâm xếp hạng tín dụng của Vietnamnet. Nhưng những số liệu các tổ chức này đưa ra mới chỉ là bước đầu. Ngoài ra uỷ ban chứng khoán nhà nước đang triển khai kế hoạch hình thành tổ chức này (có thể là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cũng đang lập kế hoạch thành lập công ty cổ phần xếp hạng tín dụng độc lập. 51 3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp Việc có được một hệ thống kế toán và báo cáo tài chính tốt, một tổ chức đánh giá xếp loại mức độ tín nhiệm độc lập và có các nhà tổ chức thị trường là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển thị trường OTC nói riêng, thị trường tài chính dài hạn nói chung là cần phải có văn hoá công khai và minh bạch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp, công chúng, không có thói quen chấp nhận việc công khai, minh bạch tình hình hoạt động của mình sẽ là một rào cản rất lớn để áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán tốt, có thông tin đủ độ tin cậy cho các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm xếp loại một cách chính xác doanh nghiệp. Khi đó, khả năng không thể phát triển hoặc bị sụp đổ của thị trường là điều rất khó tránh khỏi. Mặt khác, còn một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần cần phải chú ý đó là nâng cao hiệu quả của việc quản trị công ty. Khi mà quy mô của công ty ngày càng lớn, các chủ sở hữu không còn đồng thời là những người điều hành trực tiếp doanh nghiệp thì việc xử lý xung đột giữa người sở hữu và người điều hành cần được đặc biệt quan tâm. 3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường OTC tại Việt Nam: Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam: Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức cần thiết. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển: 3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường UPCoM là sơ khai của thị trường OTC đúng nghĩa. Thị trường OTC là thị trường phân tán, giao dịch nằm ở các công ty chứng khoán và sau đó chuyển về một hệ thống 52 thống nhất. Chính vì vậy, vai trò của các công ty chứng khoán rất quan trọng trong việc hướng tới là những nhà tạo lập thị trường. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường cổ phiếu chưa niêm yết rất tiềm năng, chỉ cần khoảng 50 doanh nghiệp có thanh khoản tốt lên UPCoM sẽ tạo cơ hội rất lớn cho công ty chứng khoán. So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới nói trên thì thị trường UPCoM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là có các công ty chứng khoán môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định về việc công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC chuẩn. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở dĩ chưa thể xây dựng một thị trường OTC chuẩn ngay, trong đó đề cao vai trò tạo lập thị trường của các công ty chứng khoán là do năng lực của công ty chứng khoán còn kém. Thị trường UPCoM được tổ chức trước tiên là để quản lý giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng và công ty chứng khoán thực hành vai trò tạo lập thị trường ở bước đi ban đầu. Vai trò tạo lập thị trường của công ty chứng khoán thể hiện ở việc thu hút được nhiều nhà đầu tư cổ phiếu OTC và xác định tỷ lệ ký quỹ hợp lý, đồng thời kiểm soát được rủi ro. Theo quy chế về thị trường UPCoM, có hai phương thức giao dịch là giao dịch thỏa thuận thông thường và giao dịch thỏa thuận điện tử. Với giao dịch thỏa thuận thông thường, nhà đầu tư tự thỏa thuận với nhau hoặc công ty chứng khoán kết nối để khách hàng thỏa thuận giao dịch. Kết quả giao dịch được công ty chứng khoán chuyển vào hệ thống đăng ký giao dịch UPCoM. Công ty chứng khoán thu phí ở cả hai đầu, người mua và người bán. Còn nếu giao dịch thỏa thuận điện tử, tức Công ty chứng khoán đưa lệnh lên hệ thống để tìm lệnh đối ứng ở các công ty chứng khoán khác, thì một công ty chứng khoán chỉ thu được phí với một lệnh mua hoặc bán. Như vậy, nếu thu hút được nhiều nhà đầu tư đến giao dịch, tạo được cung - cầu lớn, công ty chứng khoán sẽ thu được nhiều phí. Điều này đòi hỏi công ty chứng khoán phải chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhất là chăm sóc bằng các sản phẩm dịch vụ phái sinh, sử dụng đòn bẩy tài chính mà nhà đầu tư OTC hiện đang ưa thích. Để thị trường phát triển lành mạnh, cần phải có các nhà tổ chức thị trường. Có như vậy, mới tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung các nhà đầu tư tham 53 gia. Ở nhiều nước, các nhà tổ chức thị trường thường là hiệp hội của các nhà đầu tư chứng khoá lập nên, tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhà đầu tư này (trường hợp của Hoa Kỳ, Đài Loan). Đối với Việt Nam, nhà nước đang triển khai kế họach xây dựng thị trường phi tập trung. Chúng ta cùng xem xét trường hợp trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thị trường phi tập trung ở Việt Nam. Như vậy, cũng như thị trường chính thức, Nhà nước đã đứng ra làm nhà tạo lập và tổ chức thị trường OTC. Tuy nhiên, giải pháp này có tạo động lực cho sự phát triển của thị tường OTC hay không cần phải có thời gian để trả lời. 3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp Đối với các công ty niêm yết chính thức, việc công bố thông tin phải tuân theo các quy định hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với các công ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc mà chỉ được khuyến khích. Chính điều này, cộng với những vấn đề mập mờ trong công tác thuế, đã khuyến khích các doanh nghiệp làm cho hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán của mình trở nên không minh bạch là rào cản để việc phát triển thị trường. Có một hệ thống kế toán và các yêu cầu kiểm toán nhằm thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết trong việc phát triển thị trường OTC. Khi các thông minh bạch, rõ ràng, các nhà đầu tư sẽ cso khả năng đáinh giá thực trạng công ty một cách tốt nhất. 3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp Có một khác biệt rất lớn giữa các công ty niêm yết trên thị trường chính thức và các công ty mua bán trên thị trường phi chính thức là yêu cầu công khai thông tin. Tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp niêm yết đều phải được công bố kịp thời, trong khi đối với các ông ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc. Do đó, để có thể đánh giá các công ty không niêm yết (cũng như niêm yết) cần phải có một tổ chức đánh giá xếp loại độc lập đảm bảo các điều kiện sau: - Tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời 54 theo những thay đổi về tình hình tài chính. Để được các cơ quan chủ quản ngân hàng công nhận, phương pháp đánh giá đối với mỗi khu vực thị trường, trong đó có việc đối chiếu lại một cách chặt chẽ (rigorous back testing), cần phải được sử dụng trước đó ít nhất một năm và nên là ba năm - Tính độc lập: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải độc lập và không chịu các sức ép về kinh tế hoặc chính trị có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Quá trình đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của hội đồng quản trị hoặc cơ cấu cổ đông của công ty gây ra càng tốt. - Khả năng tiếp cận quốc tế/ Tính minh bạch: Các kết quả đánh giá cần được cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước để sử dụng trong các mục đích hợp pháp và với các điều kiện cung cấp tương đương nhau. Ngoài ra, phương pháp luận chung để đánh giá tín dụng của các tổ chức đánh giá cần phải được công khai, hầu hết các dự án vay vốn từ Ngân hàng thế giới (WB – World Bank) hoặc Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB – Asian Development Bank) đều công khai trên web rõ ràng phương pháp luận cụ thể để đánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được những che đậy thông tin từ bên phía khách hàng đặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá. - Về việc cung cấp thông tin: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần cung cấp các thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trả được nợ trong thực tế ứng với mỗi nhóm xếp hạng; và xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá, ví dụ khả năng từ xếp hạng AA xuống xếp hạng A theo thời gian. - Các nguồn lực: Một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quả đánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm, có nghĩa là bản thân ngân hàng cũng nên có những chuyên gia độc lập thẩm định từ phía nước ngoài nhằm áp dụng cho những dự án qui mô lớn. 55 - Tính tin cậy: Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quả đánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của các tổ chức độc lập (nhà đầu tư, nhà bảo hiểm, các đối tác kinh doanh) đối với các kết quả đánh giá của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng là bằng chứng của độ tin cậy của các kết quả đánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng thể hiện ở việc các tổ chức này sử dụng các quy trình nội bộ nhằm tránh không cho các thông tin mật được sử dụng sai mục đích. Để được công nhận, một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập không nhất thiết phải đánh giá các công ty ở hai quốc gia trở lên. Được biết hiện nay đã có một số tổ chức đứng ra thực hiện việc phân đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các công ty chứng khoán, trung tâm xếp hạng tín dụng của Vietnamnet. Nhưng những số liệu các tổ chức này đưa ra mới chỉ là bước đầu. Ngoài ra uỷ ban chứng khoán nhà nước đang triển khai kế hoạch hình thành tổ chức này (có thể là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cũng đang lập kế hoạch thành lập công ty cổ phần xếp hạng tín dụng độc lập. 3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp Việc có được một hệ thống kế toán và báo cáo tài chính tốt, một tổ chức đánh giá xếp loại mức độ tín nhiệm độc lập và có các nhà tổ chức thị trường là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển thị trường OTC nói riêng, thị trường tài chính dài hạn nói chung là cần phải có văn hoá công khai và minh bạch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp, công chúng, không có thói quen chấp nhận việc công khai, minh bạch tình hình hoạt động của mình sẽ là một rào cản rất lớn để áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán tốt, có thông tin đủ độ tin cậy cho các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm xếp loại một cách chính xác doanh nghiệp. Khi đó, khả năng không thể phát triển hoặc bị sụp đổ của thị trường là điều rất khó tránh khỏi. Mặt khác, còn một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần cần phải chú ý đó là nâng cao hiệu quả của việc quản trị công ty. Khi mà quy mô của công ty ngày càng lớn, các chủ sở hữu không còn đồng thời là những người điều hành 56 trực tiếp doanh nghiệp thì việc xử lý xung đột giữa người sở hữu và người điều hành cần được đặc biệt quan tâm. 3.2.5. Cơ chế giao dịch hấp dẫn: Theo số liệu từ HNX, đến nay, đã có 83 công ty công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên hệ thống UPCoM, nhưng các công ty này chưa thật sự quan tâm đến thị trường do chưa có lợi ích thiết thực trước mắt. Điều này là do tính thiếu linh hoạt, không hấp dẫn của thị trường UPCoM hiện nay. Theo phản ánh của nhiều công ty chứng khoán và nhà đầu tư, một số quy định trên thị trường UPCoM chưa linh hoạt để thu hút nhà đầu tư, ví dụ như biên độ giao dịch thấp (10%), thời gian thanh toán T+3 là khá dài, nhà đầu tư không được vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư, công ty chứng khoán và công ty đại chúng lựa chọn giao dịch trên thị trường tự do. Trong khi đó, cơ chế giao dịch của thị trường UPCoM còn mới, chưa nhận được sự ủng hộ tích cực của các đối tượng tham gia thị trường. Theo phương án tổ chức thị trường UPCoM, phương thức giao dịch thoả thuận là phương thức cần thiết để có thể tổ chức thị trường theo mô hình tạo lập thị trường. Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm và chú trọng đầu tư cần thiết nên hầu hết các công ty chứng khoán đều chưa tận dụng ưu thế của phương thức giao dịch thoả thuận một cách hiệu quả. Nhiều công ty đã không chủ động trong việc chia lệnh để thực hiện lệnh với khách hàng, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường. Thời gian gần đây, nhà đầu tư đã dần quen với phương thức giao dịch này và khối lượng giao dịch cũng đã tăng lên so với trước, tuy nhiên, vẫn còn rất khiêm tốn so với thị trường niêm yết. Theo các công ty chứng khoán, để UPCoM thực sự sôi động, thu hút các doanh nghiệp lên sàn và nhà đầu tư tham gia giao dịch, cần tạo ra sự khác biệt với hai sàn niêm yết hiện nay. Nếu không, nhà đầu tư sẽ chỉ chú tâm vào hai sàn niêm yết, nơi có 57 các doanh nghiệp hoạt động tốt, công bố thông tin minh bạch hơn hoặc tham gia thị trường tự do bởi không bị giới hạn biên độ giao dịch, không bị hạn chế về thời gian thanh toán. Theo các công ty chứng khoán, về mặt nghiệp vụ, cần cải tiến phương thức giao dịch. Trước mắt, cần cải tiến hình thức thỏa thuận điện tử sang hình thức khớp lệnh liên tục để tăng tính thanh khoản của thị trường, giúp thành viên tiết kiệm được nhân lực phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán UPCoM. Về lâu dài, HNX nghiên cứu để có thể áp dụng một số phương thức giao dịch mới, phù hợp với cơ chế nhà tạo lập thị trường khi thị trường đã có đầy đủ điều kiện để triển khai. Để tăng tính hấp dẫn của thị trường UPCoM, khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường, Ủy ban chứng khoán cần nới lỏng biên độ giao dịch từ 10% lên 20%, rút ngắn thời gian thanh toán vào sáng ngày T+3 (tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể giao dịch vào chiều ngày T+3); cho phép nhà đầu tư được đồng thời vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch. Bên cạnh đó, cho phép HNX mở rộng thời gian giao dịch hàng ngày từ 10h00 đến 15h00 thành từ 8h30 đến 15h00, thời gian nghỉ giữa phiên từ 11h30 đến 13h30. Một thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành chứng khoán năm 2010 vừa qua, bên cạnh việc tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, Ủy ban chứng khoán sẽ xây dựng phương án đại lý chuyển nhượng, quản lý sổ cổ đông chứng khoán chưa niêm yết tại các thành viên lưu ký để có thể kết nối với Trung tâm lưu ký chứng kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXay dung upcom len thanh OTC.pdf