Đề tài Xây dựng phần mềm luyện thi TOEIC

Tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm luyện thi TOEIC: NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hưng Yên, ngày ....... tháng ...... năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Đào Anh Hiển NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hưng Yên, ngày ....... tháng ...... năm 2011 Giáo viên phản biện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hưng Yên, ngày ....... tháng ...... năm 2011 Giáo viên phản biện LỜI CẢM ƠN Với sự cố gắng nỗ lực của nhóm chúng em, niềm tâm huyết với đề tài đã giúp nhóm hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn. Để có được kết quả đó nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Đặc biệt, cho phép nhóm chúng em được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Đào Anh Hiển trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tận tình hướng dẫn, động viên để nhóm chúng em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Chúng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ủng hộ, giúp đỡ...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm luyện thi TOEIC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hưng Yên, ngày ....... tháng ...... năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Đào Anh Hiển NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hưng Yên, ngày ....... tháng ...... năm 2011 Giáo viên phản biện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hưng Yên, ngày ....... tháng ...... năm 2011 Giáo viên phản biện LỜI CẢM ƠN Với sự cố gắng nỗ lực của nhóm chúng em, niềm tâm huyết với đề tài đã giúp nhóm hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn. Để có được kết quả đó nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Đặc biệt, cho phép nhóm chúng em được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Đào Anh Hiển trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tận tình hướng dẫn, động viên để nhóm chúng em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Chúng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, ngày 04 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện đề tài Bùi Thanh Chung MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Một số loại Pocket PC thông dụng 16 Hình 1.2: Start page được hiển thị khi chạy Visual Studio .NET 18 Hình 1.3: Hộp thoại tạo một Visual Basic Smart Device Application 19 Hình 1.4: Thiết kế form xuất hiện sau khi dự án được tạo 20 Hình 1.5: Hộp công cụ Toolbox cho dự án Smart Device Application 21 Hình 1.6: Sau khi một số điều khiển vào forms 22 Hình 1.7 : Cửa sổ properties của một điều khiển textbox 23 Hình 1.8: Mã Code của chương trình thử nghiệm 24 Hình 1.9 : Trước khi triển khai ứng dụng trên thiết bị, VB đưa ra hộp thoại 24 Hình 3.1: Biểu đồ UseCase tổng quan . 29 Hình 3.2: Biểu đồ UseCase đăng nhập . 30 Hình 3.3: UseCase thay đổi mật khẩu. 31 Hình 3.4: UseCase quản lý đề thi. 32 Hình 3.5: Usecase quản lý thống kê thí sinh dự thi. 33 Hình 3.6: UseCase nhập thông tin dự thi. 34 Hình 3.7: UseCase thực hiện test. 35 Hình 3.8: Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng dự thi. 36 Hình 3.9: Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng nhập câu hỏi. 37 Hình 3.10: Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa câu hỏi. 37 Hình 3.11: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa câu hỏi. 38 Hình 3.12: Biều đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập. 38 Hình 3.13: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thay đổi mật khẩu. 39 Hình 3.14: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thay đổi thống kê thí sinh. 39 Hình 3.15: Biều đồ lớp 40 Hình 4.1: Biều đồ mô tả cơ sở dữ liệu. 48 Hình 5.1: Giao diện form đăng nhập hệ thống 49 Hình 5.2: Giao diện form chính của chương trình. 50 Hình 5.3: Giao diện form quản lý đọc hiểu 51 Hình 5.4: Giao diện form quản lý phần hoàn thành câu. 52 Hình 5.5: Giao diện form quản lý tìm lỗi sai. 54 Hình 5.6: Giao diện form quản lý phần nghe. 55 Hình 5.7: Giao diện form quản lý phần picture description. 56 Hình 5.8: Giao diện form đăng ký dự thi. 57 Hình 5.9: Giao diện chính. 58 Hình 5.10: Giao diện dự thi phần đọc hiểu. 60 Hình 5.11: Giao diện thi phần hoàn thành câu. 61 Hình 5.12: Giao diện dự thi phần tìm lỗi sai. 63 Hình 6.1: Kiến trúc phần mềm. 65 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử, công nghệ thông tin cũng được những công nghệ có đẳng cấp cao và lần lượt chinh phục hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị hết sức lớn lao và ngày càng trở nên một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu. Bằng internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc đẩy sự khai sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên khắp thế giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn đời sống xã hội giảm thiểu được sức lao động của con người, tăng hiệu học tập của con người. Luyện thi Tiếng Anh cũng là lĩnh vực được quan tâm. Trong phạm vi của đồ án tốt nghiệp chúng em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng phần mềm luyện thi TOEIC”. Nội dung của đồ án đi vào việc tìm hiểu nghiệp vụ của bài toán luyện thi trắc nghiệm. Chúng em sẽ phân tích thiết kế cho bài toán luyện thi trắc nghiệm đồng thời đưa ra cài đặt cho hệ thống luyện thi TOEIC. 2. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng em tập trung vào các nội dung : Tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ lập trình C# (2008). Phân tích và thiết kế hệ thống bằng UML. Tìm hiểu các thao tác xử lý dữ liệu trên Webservice. Nghiên cứu và lập trình trên thiết bị Pocket PC Tìm hiểu hình thức thi TOEIC (Format của các bài test). Tìm hiểu các công cụ xây dựng chương trình: sử dụng Visual Studio 2008 để thiết kế giao diện và xây dựng phần mềm, sử dụng SQL Server 2005 để thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong một khoảng thời gian có hạn, chúng em chỉ tập trung vào nghiên cứu bài toán luyện thi trắc nghiệm và tìm hiểu nghiệp vụ quản lý đề thi của bài thi TOEIC. Tìm hiểu các công cụ để xây dựng “Phần mềm luyện thi TOEIC”. 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết giúp chúng ta: Hiểu được cách sử dụng của ngôn ngữ C#, trong đó có các đối tượng, phương thức, thuộc tính… Biết cách phân tích thiết kế hệ thống bằng UML, sử dụng công cụ STAR UML để thiết kế. Biết các thao tác với Webservice, giúp cho mọi client có thể kết nối được đến nó. Biết cách sử dụng hệ quản trị CSDL bằng SQL Server 2005 Nghiên cứu thực tiễn, công nghệ nhằm : Thiết kế được phần mềm luyện thi cho một trường học, một cơ sở giáo dục. Giải quyết và tối ưu hóa quá trình thi cử từ mọi client trong hệ thống. Đưa ra các báo cáo, thống kê tổng hợp và phân tích. 5. Phương pháp nghiên cứu Do đây là một sản phẩm phần mềm ứng dụng, nên chúng em đã áp dụng phương pháp nghiên cứu: Khảo sát nhu cầu thực tế từ các bạn sinh viên (sự quan trọng khi có một phần mềm luyện thi). Tham khảo hình thức tính điểm của bài thi TOEIC. Tham khảo phần mềm TOEIC Mastery. Tham khảo tài liệu về webservice, sau đó lập trình thành phần mềm trên Visual Studio 2008 và hoàn thiện chương trình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Như vậy, nếu thực hiện thành công đề tài này sẽ mang lại ý nghĩa to lớn về cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Ý nghĩa lý luận của đề tài: Chương trình cùng với thuyết minh sẽ trở thành một tài liệu học tập, tham khảo, dễ hiểu, rất hữu ích cho sinh viên khi nghiên cứu về kiến trúc hướng dịch vụ, cụ thể là Webservice trong Dotnet. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài là một sản phẩm mang tính ứng dụng cao phục vụ luyện thi TOEIC của các trung tâm ngoại ngữ. Là một công cụ giúp người tự học TOEIC làm quen và luyện tập trước khi bước vào kỳ thi TOEIC chính thức. 7. Cấu trúc của báo cáo Báo cáo của chúng em gồm có 4 phần: Phần I: Mở đầu Giới thiệu tổng quan về đề tài “Xây dựng phần mềm luyện thi TOEIC” Phần II: Nội dung Trong phần này bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống Chương 3: Thiết kế cơ sở dữ liệu Chương 4: Thiết kế và đặc tả giao diện Chương 5: Cài đặt và thử nghiệm chương trình. Phần III: Kết luận Kết quả và hướng phát triển của đề tài Phần IV: Tài liệu tham khảo PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ LẬP TRÌNH TRÊN POCKET PC 1.1. Giới thiệu về POCKET PC (PPC) 1.1.1. Khái niệm chung Pocket PC là một thiết bị điẹn tử không dây nhỏ, gọn. Nó như một chiếc máy vi tính nhỏ có nhiều chức năng tiện lợi cho người dùng. Khi nói về Pocket PC ta cần phân biệt hai khái niệm. Đó là hệ điều hành Pocket PC (Pocket PC Operating System) và thiết bị Pocket PC (Pocket PC– device). Hệ điều hành Pocket PC: là một phiên bản của hệ điều hành Windows CE cho các thiết bị di động được Microsoft giới thiệu vào đầu năm 2000. Thiết bị Pocket PC: là một PDA, là một thiết bị cầm tay (palm–size) sử dụng hệ điều hành Pocket PC. Một thiết bị Pocket PC luôn đi kèm với một phiên bản của hệ điều hành Pocket PC. 1.1.2. Ứng dụng PPC là thiết bị điện tử ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện tại. Có người dùng PPC như là một sổ tay cá nhân có chức năng ghi chép, soạn thảo văn bản, bảng tính, lập lịch. Có người sử dụng PPC như máy điện thoại di động. Không những vậy, PPC là thiết bị điện tử không dây có thể truy cập Internet tìm kiếm thông tin, chat, email. Ngoài ra nó còn có thể kết nối với điện thoại di động, máy vi tính vv...PPC có rất nhiều tính năng, do dó mà tuỳ vào mỗi nhu cầu sử dụng và trình độ của mỗi người mà sử dụng PPC vào công việc gì và sử dụng như thế nào. 1.1.3. Đặc điểm kĩ thuật - Ưu điểm PPC là thiết bị không dây nhỏ, gọn, tiện sử dụng. Nó có nhiều tác dụng. Nó có thể kết nối điện thoại hay máy vi tính. Trong lai không xa PPC có thể thay thế PC. - Nhược điểm Ngoài những ưu điểm trên, PPC còn có các nhược điểm như: dung lượng bộ nhớ ít, màn hình nhỏ, tốc độ còn hạn chế và nhiều chức năng khác mà PPC không thể bằng PC được. Mặc dù có những nhược điểm về kích thước và pin nhưng đó có thể được xem như là cái giá phải trả cho những tính năng thuận tiện của PPC phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Với tính năng mạnh và sự phát triển của cả phần cứng và phần mềm, có thể trong tương lai không xa PPC sẽ đủ sức thay thế PC! 1.1.4. Hệ điều hành Pocket PC Hệ điều hành Pocket PC được thiết kế với các tính năng và giao diện dành riêng cho các thiết bị hỗ trợ cá nhân PDA và máy tính cầm tay (handheld PC). Có thể hiểu hệ điều hành Pocket PC là một phiên bản của hệ điều hành Windows CE hoặc Windows Mobile được cài đặt nhằm tối ưu cho các thiết bị này. Hệ điều hành Pocket PC giải quyết được nhiều thiếu sót đã làm giảm thành công của hệ điều hành Windows CE, như giao diện quá phức tạp, tốc độ chậm, khả năng lưu trữ kém, nguồn cung cấp năng lượng không tốt,…Phiên bản mới nhất là hệ điều hành Pocket PC 2003, một thể hiện của hệ điều hành Windows Mobile . 1.1.5. Bộ nhớ trong PPC Bộ nhớ (memory) sẵn có trong PPC gồm ROM và RAM. Ngoài ra, ta có thể dùng Card để làm bộ nhớ ngoài. RAM là từ viết tắt của từ Random Access Memory chỉ bộ nhớ có thể đọc/ghi được. Khi ngắt nguồn nuôi (hết pin hoặc Hard Reset) thì thông tin lưu trữ trên RAM sẽ bị mất. ROM là viết tắt của từ Random Only Memory. Hầu hết các PPC hiện nay đều sử dụng FLASH ROM, có thể đọc/ ghi được. Do đó có thể UP ROM mà không cần mang đến nhà sản xuất. Khi ngắt nguồn nuôi hoặc hard Reset thì thông tin lưu trữ trên ROM không bị mất. ROM gồm HDH, Radio, Extended ROM. Máy chạy càng nhiều RAM thì chạy càng tốt và lưu trữ data, cài đặt software càng dễ dàng. Nói chung, PPC tổ chức bộ nhớ thành 3 phần: Main memory(gồm storage: dùng để cài đặt software trong Main memory và program: dành để chạy soft ware) Storage Storage Card Đối với Main memory, máy sẽ tự quản lý việc phân chia lại giữa storage và program nhưng ta có thể can thiệp trực tiếp qua Start/ Settings/ System memory. 1.1.6. Phần mềm chạy trên PPC Phần mềm cho PPC hiện có khá nhiều với đủ chủng loại và có tốc độ phát triển rất nhanh. Số lượng phần mềm miễn phí của PPC cũng khá phong phú, giao diện đẹp, thân thiện với người dùng. Riêng về nhu cầu đọc các tài liệu trên PPC hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau như: Word, Excel, Acrobat... 1.1.7. Thiết bị Pocket PC Ra đời vào những năm 90 của thế kỉ 20, thiết bị Pocket PC là một dạng thiết bị PDA sử dụng hệ điều hành Pocket PC. Với thiết bị Pocket PC thì mục đích của Microsoft là tạo ra một máy tính đa năng mà có thể đặt trong lòng bàn tay. Các thiết bị Pocket PC do nhiều hãng như Compack, HP, Casio sản xuất. Thiết bị Pocket PC có tốc độ và bộ nhớ gấp vài lần so với các thiết bị sử dụng hệ điều hành PalmOS. Chúng cũng có độ phân giải màn hình lớn hơn (320x240) và gần như hiển thị được tất cả các màu. Khả năng thể hiện và ghi âm đã trở thành chuẩn. Hơn nữa, thiết bị Pocket PC sử dụng các chuẩn cắm công nghiệp, có tính tương thích và có một số hình thức thêm các phần (module) mở rộng (thường dưới hình thức các thẻ Compact Flash) như các thẻ nhớ (storage card), hay modem kết ,nối Internet, …Tất cả các hệ thống có thể giao tiếp qua cổng hồng ngoại (IR–Infrared), và chúng cũng có thể kết nối với desktop qua cổng USB dùng cáp nối. Microsoft đã thêm các tính năng mới cho thiết bị Pocket PC với hệ điều hành Pocket PC (lưu trong ROM) chứa phiên bản thu gọn của một số phần mềm như: Pocket Internet Explorer, Pocket Word và Excel, Outlook, Microsoft Reader, Media Player, File Manager, Notepad và Calculator, …cũng như gói phần mềm ActiveSync giữa thiết bị Pocket PC và các máy trạm. Các phần mềm khác phải được lưu trong Systems RAM (đóng vai trò là sự kết hợp giữa hệ thống tập tin và bộ nhớ hỗn tạp). Microsoft cũng cung cấp một số phần mềm miễn phí như: Pocket Streets, Transcriber (bộ giải mã chữ viết tay) và Games (như Freecell). Nhiều phần mềm khác của hãng thứ ba cũng được tích hợp sẵn như: Databases, Picture Viewers, … Với tất cả những tính năng trên thì Pocket PC thực sự là một trong những thiết bị PDA được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, cũng như trong tương lai. Nhưng do điều kiện không cho phép nên ứng dụng Từ điển chỉ được phát triển trên Pocket PC 2002. hoặc mới hơn. Các hãng sản xuất Pocket PC : O2, Hewlett-Packard, Dell … Hình 1.1 : Một số loại Pocket PC thông dụng Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu lập trình cho thiết bị di động PPC trên nền Windows mobile. 1.2. Lập trình cho thiết bị di động PPC trên nền Windows Mobile. 1.2.1. Thiết lập môi trường. Yêu cầu của hệ thống Smart Device Extensions là môi trường phát triển tích hợp ( IDE) mà các nhà phát triển nhằm vào .NET Compact Framework. Nó là một thành phần của Visual studio .NET 2005. Để chạy được các công cụ trên, yêu cầu tối thiểu về cấu hình tối thiểu như sau: Lĩnh vực Yêu cầu tối thiểu Operatinh system and RAM Windows Profession 2000, 256 MB hoặc các phiên bản mới hơn đồng thời có cấu hình RAM lớn hơn tùy từng bản win. Hard disk space Ít nhất 900MB trên ổ cứng có hệ điều hành khoảng 1.1GB để cài VisualBasic.Net Processor speed Tối thiểu Pentium III 600MHz Device connectivity Activesync 3.5 hoặc mới hơn. Bạn cần phải có thiết bị để chạy thử chương trình .NET Compact Framework tương thích với tất cả các thiết bị có khả năng chạy hệ điều hành POCKET PC. b. Sử dụng Smart Device Extensions trong quá trình phát triển Cách dễ nhất để phát triển .NET Compact Framework là sử dụng Smart Device Extensions trong Visual Studio .Net 2005. Nó đơn giản là mở rộng của Visual Studio 7.1, Smart Device Extensions đưa ra các kiểu tạo ứng dụng, cho phép chúng ta tập trung vào các thiết bị sử dụng Windows CE hỗ trợ .NET Compact Framework, như là PPC. Điều này có nghĩa là sử dụng Smart Device Extension để phát triển các ứng dụng trên windows CE như phát triển các ứng dụng trên Windows 2000 hoặc XP. 1.2.2. Tạo một ứng dụng cho các thiết bị PPC Chúng ta sẽ tạo một ứng dụng đơn giản “Hello world” bằng ngôn ngữ C# Bước 1: Khi chúng ta chạy Visual Studio .NET lần đầu, sẽ hiển thị Start page, như hình 1. Để tạo ứng dụng mới, bấm vào nút có nhãn New project gần phía dưới của màn hình. Hoặc vào menu File ---> New ---> project hoặc sử dụng Ctrl + Shift + N. Hình 1.2: Start page được hiển thị khi chạy Visual Studio .NET Bước 2: Sau khi chọn New project, một hộp thoại xuất hiện ra cho phép chúng ta chọn kiểu dự án. Lựa chọn mục Visual C# ---> Smart Device sẽ cho phép ta chọn kiểu thiết bị mà chúng ta muốn phát triển trên nó. Chúng ta sẽ chọn nền tảng Pocket PC, điều này có nghĩa là ứng dụng của chúng ta sẽ chạy trên tất cả các thiết bị hỗ trợ hệ điều hành Pocket PC, bao gồm cả Smart phones. Ở mục Templates chúng ta chọn Device Application như hình 2. Điền tên dự án vào mục Name, và nơi chứa dự án vào mục location . Hình 1.3: Hộp thoại tạo một Visual Basic Smart Device Application Bước 3: Sau khi lựa chọn như hình trên, bấm OK Visual Studio tự động kích hoạt Smart Device Extension và đưa đến phần thiết kế form, như hình sau. Thiết kế form giống như thiết kế được sử dụng trong các dự án desktop. Hình 1.4: Thiết kế form xuất hiện sau khi dự án được tạo Bên trái của phần thiết kế forms là nhãn Toolbox. Bấm vào đó cho chúng ta hộp công cụ Toolbox như hình sau: Hình 1.5: Hộp công cụ Toolbox cho dự án Smart Device Application Bước 4: Tất cả các điều khiển trong hộp công cụ đều có thể sử dụng trong các dự án .NET Compact Framework. Kéo một số điều khiển vào form như hình sau: Hình 1.6: Sau khi một số điều khiển vào forms Bên phải của phần thiết kế forms là cửa sổ thuộc tính chứa đựng tất cả các thuộc tính public của điều khiển đang lựa chọn trong cửa sổ Form Designer.Bạn có thể thay đổi thuộc tính của các điều khiển bằng cách đưa giá trị vào điều khiển TextBox bên cạnh các tên thuộc tính. Nếu thuộc tính có giưói hạn số lượng giá trị, sau đó hộp thả xuống được hiển thị bên cạnh tên thuộc tính đó. Nếu giá trị của thuộc tính là một tập hợp các đối tượng hoặc một đối tượng phức tạp, có thể đặc tính đó ở bên cạnh tên thuộc tính. Chọn vào đặc tính đó sẽ hiển thị một hộp thoại cho phép chúng ta sửa đổi giá trị của thuộc tính. Hình 1.7 : Cửa sổ properties của một điều khiển textbox Bước 5 : Bấm đúp vào nút có nhãn Button1, IDE đưa đến phần soạn thảo mã nguồn và con trỏ sẽ nhấp nháy ở trong phương thức btStart_Click. Chúng ta sẽ đưa vào một số dòng lệnh như hình sau: Hình 1.8: Mã Code của chương trình thử nghiệm Bước 6: Bây giờ chúng ta có thể biên dịch và triển khai trên thiết bị. Để triển khai trên thiết bị và chạy ứng dụng chọn Start Debugging. Trước tiên Visual Studio biên dịch mã nguồn và đưa cho chúng ta hộp thoại Deploy Hello world như hình. Hình 1.9 : Trước khi triển khai ứng dụng trên thiết bị, VB đưa ra hộp thoại Bước 7: Để chạy thử ứng dụng trên máy tính Desktop, chúng ta chọn Pocket PC 2003 SE Emulator. Nếu muốn chạy thử trên thiết bị thực, chúng ta chọn Pocket PC 2003 Device. Phải đảm bảo rằng thiết bị đã được kết nối thông qua đường ActiveSync trước khi triển khai ứng dụng trên thiết bị. Sau đó chọn Deploy. Bước 8: Visual Studio cài đặt .NET Compact Framework và chạy ứng dụng. Nếu chúng ta bấm vào nút Start, chúng ta nhận được thông báo "Hello world". CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM LUYỆN THI TOEIC 2.1 Giới thiệu đề tài TOEIC, viết tắt của Test of English for International Communication, là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm không phải là người sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ. Ngày nay những doanh nghiệp dựa vào điểm số TOEIC làm tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên và quyết định thăng chức hay tiến cử một nhân viên nào đó tu nghiệp nước ngoài. Các trường đại học và các trường ngoại ngữ dùng bài kiểm tra TOEIC để đánh giá sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với các sinh viên của họ, kì thi xếp lớp và cấp cho sinh viên một chứng chỉ có giá trị quốc tế. Trong thời gian gần đây người Việt Nam ta bắt đầu quan tâm tới chứng chỉ TOEIC và để theo kịp nhu cầu của thị trường nên đã có nhiều người là sinh viên sắp ra trường và những người đang đi làm hay chuẩn bị xin việc đều luyện thi chứng chỉ TOEIC. Theo quyết định chính thức của trường ĐHSPKT Hưng Yên, những sinh viên tốt nghiệp năm 2012 trở đi buộc phải có chứng chỉ TOEIC. Vì vậy chúng em làm phần mềm này để giúp các bạn sinh viên có thể rèn luyện kiến thức cho chính mình. 2.2 Hình thức thi TOEIC Phần thi Thời gian Số câu Tổng điểm Đọc hiểu Hoàn thành câu 100 phút 100 câu hỏi 495 điểm Phát hiện lỗi Đọc hiểu Nghe hiểu Trả lời theo tranh 100 phút 100 câu hỏi 495 điểm Hỏi đáp Hội thoại ngắn Phát biểu ngắn 2.3. Nghiệp vụ của phần mềm luyện thi TOEIC Yêu cầu về hoạt động của hệ thống . Nhập mới đề thi hoặc nhập mới các câu hỏi trong một đề thi cho trước. Sửa đề thi với sửa các câu hỏi trong một đề thi cho trước. Xóa một đề thì hoặc xóa các câu hỏi trong một đề thi cho trước. Thí sinh có thể đăng ký làm bài thi với một đề thi cho trước. 2.3. 1 Phần dành cho thí sinh. Người sử dụng làm bài test, mỗi câu hỏi có 4 phương án A, B, C, D. Hiển thị nội dung câu hỏi. Hiển thị nội dung 4 phương án A, B, C, D quan đó thí sinh có thể chọn. Với mỗi bài test, sẽ có đồng hồ đếm ngược thời gian, qua đó người thí sinh có thể nhìn thấy thời gian còn lại để xác định tốc độ làm bài. Người sử dụng chọn một trong bốn phương án rồi nhấn “Submit” để hoàn thành một câu hỏi. Nhấn “Next” để sang câu hỏi tiếp theo. Trong phần nghe, hệ thống sẽ tự động cung cấp file media để người nghe có thể nghe. Hiển thị hình ảnh trong phần Picture Description (xem tranh nghe câu hỏi và trả lời) Nghe đoạn hội thoại: người sử dụng nghe một đoạn hội thoại có trong file media, đây là một đoạn hội thoại gồm nhiều câu hỏi. Nghe một đoạn văn và trả lời: Tương tự như nghe một đoạn hội thoại. Trong phần đọc, hệ thống hiển thị từng câu hỏi theo một trình tự cho trước. Với mỗi câu hỏi riêng lẽ có một câu trả lời. Với bài đọc có nhiều câu hỏi, điểm lưu ý nhất là hệ thống sẽ hiển thị nội dung bài đọc lên một khung, câu hỏi và 4 đáp án được hiển thị lên một khung. Khung chứa nội dung bài đọc được giữ nguyên cho đến khi các câu hỏi của bài đọc đó được kết thúc. Trong phần xem lại đề, người sử dụng biết được tổng số điểm của bài thi, kết quả của bài thi được hiển thị trên một Report. 2.3.2 Phần dành cho người quản trị. Đăng nhập. Soạn mới một đề thi: Nhập đoạn văn dài với bài đọc hiểu với mỗi bài đọc hiểu phải nhập số câu hỏi và nội dung tương ứng 4 đáp án. Trong phần nghe, nhập nội dung câu hỏi và file media, riêng phần picture description phải nhập tệp tin jpg, hoặc file jpeg có lưu trữ hình ảnh . Xem người sử dụng nào đang test, thống kê kết quả, số thi sinh nào đạt, trượt. Thống kê những thí sinh đạt, trượt trong tháng, năm. Tìm kiếm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu công nghệ Microsoft.NET. Nghiên cứu ADO.NET để thao tác với cơ sở dữ liệu SQL server. Nghiên cứu ASP.NET webservice. Nghiên cứu lập trình trên thiết bị di động với Windows Mobile 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp phân tích: Phân tích cấu trúc của bài test TOEIC. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi và tham khảo ý kiến của các trung tâm luyện thi TOEIC với yêu cầu hệ thống. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1. Biểu đồ UseCase 3.1.1 Xác định các tác nhân và UseCase Qua khảo sát hiện trạng thực tế, kết hợp với việc tham khảo tài liệu và phân tích ý kiến của người quản trị, phần mềm luyện thi TOEIC có các tác nhân sau: STT Tác nhân UseCase 1 Administrator, Candidate UseCase tổng quan 2 Administrator Đăng nhập 3 Administrator Thay đổi mật khẩu 4 Administrator Quản lý, thống kê Candidate 5 Administrator Quản lý đề thi 6 Candidate Nhập thông tin dự thi 7 Candidate Thực hiện test. 3.1.2 Biểu đồ UseCase tổng quan. Hình 3.1: Biểu đồ UseCase tổng quan . 3.1.3 UseCase mô tả phần đăng nhập. Hình 3.2: Biểu đồ UseCase đăng nhập . Mô tả: Tác nhân: người quản trị. Cho phép người quản trị đăng nhập để thao tác với hệ thống. Dòng sự kiện : Các dòng sự kiện chính. Chức năng này bắt đầu khi người quản trị muốn đăng nhập để sử dụng hệ thống. Hệ thống yêu cầu người quản trị nhập tên đăng nhập, mật khẩu. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập. Các dòng sự kiện phụ. Nếu trong dòng sự kiện chính người quản trị cung cấp một tên đăng nhập, mật khẩu hoặc nhóm người quản trị không hợp lệ hệ thống sẽ xuất hiện một thông báo lỗi trên màn hình. Người quản trị có thể chọn tiếp tục đăng nhập lại theo dòng sự kiện chính hoặc hủy bỏ việc đăng nhập để kết thúc chức năng đăng nhập. Yêu cầu đặc biệt: NA Tình trạng trước: NA Tình trạng sau: Nếu đăng nhập thành công, người quản trị sẽ bắt đầu sử dụng các chức năng tiếp theo với vai trò đã đăng nhập. Nếu không, trạng thái của hệ thống không đổi. 3.1.4 UseCase mô tả phần thay đổi mật khẩu. Hình 3.3: UseCase thay đổi mật khẩu. Mô tả: Tác nhân: người quản trị. Cho phép người quản trị thay đổi một khẩu cũ bằng một mật khẩu mới. Dòng sự kiện : Các dòng sự kiện chính. Chức năng này bắt đầu khi người sử dụng đã đăng nhập được vào hệ thống. Hệ thống yêu cầu người quản trị nhập tên mật khẩu mới. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của mật khẩu mới qua đó cho phép người quản trị có thể sử dụng hệ thống với mật khẩu mới. Các dòng sự kiện phụ. Nếu trong dòng sự kiện chính người quản trị cung cấp mật khẩu mới không hợp lệ hệ thống sẽ xuất hiện một thông báo lỗi trên màn hình. Yêu cầu đặc biệt: NA Tình trạng trước: NA Tình trạng sau: Nếu thay đổi mật khẩu thành công, hệ thống sẽ cho phép người quản trị sử dụng mật khẩu đó cho đến khi nào người quản trị lại muốn thay đổi bằng một mật khẩu khác. 3.1.5 UseCase mô tả phần quản lý đề thi. Hình 3.4: UseCase quản lý đề thi. Mô tả: Cho phép người quản trị sau khi đăng nhập hệ thống có thể quản lý (nhập, sửa, xóa) đề thi. Với mỗi đề thi có 2 dạng câu hỏi: Dạng câu hỏi đọc và dạng câu hỏi nghe. Dòng sự kiện : Các dòng sự kiện chính. Chức năng này bắt đầu khi người quản trị lựa việc quản lý đề thi. Hệ thống show form cho phép người quản trị có thể tùy chọn phần thi để quản lý. Người quản trị thực hiện các thao tác thêm mới hay cập nhật và có lưu hoặc hủy thay đổi. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu và thực hiện việc lưu thay đổi. Các dòng sự kiện phụ: Nếu trong sự kiện chính người quản trị cung cấp những dữ liệu không hợp lệ: dữ liệu cung cấp không hợp lệ (thêm mới, cập nhật) hệ thống sẽ xuất hiện thông báo lỗi trên màn hình. Người quản trị có thể lựa chọn tiếp tục thực hiện các thao tác theo dòng sự kiện chính hoặc hủy bỏ chức năng này. Yêu cầu đặc biệt: NA Tình trạng trước: NA Tình trạng sau: Các thay đổi về đề thi được cập nhật. 3.1.6 UseCase quản lý thống kê thí sinh dự thi. Hình 3.5: Usecase quản lý thống kê thí sinh dự thi. Mô tả: Cho phép người quản trị hệ thống có thể quản lý được tình test của thí sinh, xem xét thí sinh đang test hay đã nộp bài. Người quản trị hệ thống có thể thống kê thí sinh theo điểm. Những thí sinh có nhu cầu cấp chứng chỉ sẽ được người quản lý in chứng chỉ theo một mẫu cho trước. Dòng sự kiện. Các dòng sự kiện chính: Chức năng này bắt đầu khi người dùng quyền quản trị chọn việc quản lý và thống kê thí sinh. Hệ thống yêu cầu người quản trị chọn tiêu chí để thống kê. Hệ thống yêu cầu người quản trị chọn thí sinh để cấp chứng chỉ. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu người dùng nhập vào. Các dòng sự kiện phụ: NA. Yêu cầu đặc biệt: NA. Tình trạng trước: Người dùng đã đăng nhập hệ thống. Tình trạng sau: Hệ thống hiển thị danh sách thí sinh theo tiêu chí thống kê. Hệ thống in chứng chỉ với tên của thí sinh được nhập vào. 3.1.7 UseCase nhập thông tin dự thi. Hình 3.6: UseCase nhập thông tin dự thi. Mô tả: Cho phép người thí sinh nhập thông tin dự thi. Dòng sự kiện Các dòng sự kiện chính. Chức năng này bắt đầu khi người dự thi thực hiện thao tác dự thi. Hệ thống show form cho phép người dự thi thao tác đăng ký tài khoản hay đăng nhập với một tài khoản cho trước. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu và thực hiện việc lưu thay đổi. Các dòng sự kiện phụ: Nếu trong sự kiện chính người dùng cung cấp những dữ liệu không hợp lệ: dữ liệu cung cấp không hợp lệ, hệ thống sẽ xuất hiện thông báo lỗi trên màn hình. Thí sinh có thể lựa chọn tiếp tục thực hiện các thao tác theo dòng sự kiện chính hoặc hủy bỏ chức năng này. Yêu cầu đặc biệt: NA Tình trạng trước: NA Tình trạng sau: Các thay đổi về thông tin thí sinh được cập nhật. 3.1.8 UseCase thực hiện test. Hình 3.7: UseCase thực hiện test. Mô tả: Cho phép thí sinh làm bài test. Dòng sự kiện: Các dòng sự kiện chính. Hệ thống hiển thị 2 phần thi là đọc và nghe, qua đó thí sinh có thể làm bất cứ phần nào trước. Các dòng sự kiện phụ: Nếu thí sinh không thực hiện test, điểm của bài thi sẽ là 0 điểm. Thí sinh làm đúng đến đâu, được cộng điểm đến đó. Yêu cầu đặc biệt: NA Tình trạng trước: NA Tình trạng sau: Các thay đổi về điểm của thí sinh được cập nhật. 3.2. Biểu đồ tuần tự. 3.2.1. Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng dự thi. Hình 3.8: Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng dự thi. 3.2.2 Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng nhập câu hỏi. Hình 3.9: Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng nhập câu hỏi. 3.2.3 Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng sửa câu hỏi. Hình 3.10: Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa câu hỏi. 3.2.4 Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng xóa câu hỏi. Hình 3.11: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa câu hỏi. 3.2.5 Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng đăng nhập. Hình 3.12: Biều đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập. 3.2.6 Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng thay đổi mật khẩu. Hình 3.13: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thay đổi mật khẩu. 3.2.7 Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng thay thống kê thí sinh. Hình 3.14: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thay đổi thống kê thí sinh. 3.3. Biểu đồ lớp. Biểu đồ lớp mô tả các lớp, là các viên gạch để xây dựng bất kì hệ thống hướng đối tượng nào. Khả năng cộng tác giữa chúng, bằng cách truyền thông điệp, được chỉ ra trong các mối quan hệ giữa chúng. Biểu đồ lớp cho ta một khung nhìn tĩnh của các lớp trong mô hình hoặc một phần của mô hình. Nó chỉ cho ta thấy các thuộc tính và các thao tác của lớp, cũng như các loại quan hệ giữa các lớp. Biểu đồ lớp giống như một tấm bản đồ, với các lớp là các thành phố còn các mối quan hệ là các đường nối giữa chúng. Từ việc phân tích biểu đồ UseCase ta có các đối tượng sau: Hình 3.15: Biều đồ lớp Candidate Lưu chi tiết thông tin của những thí sinh đến test. Bao gồm các trường họ tên, ngày sinh, quê quán, điểm của các phần đã thi. SerialNumber Lưu chi tiết số serial người quản trị cung cấp để cho phép thí sinh làm bài thi. Perform Dựng lên khung các thao tác với cơ sở dữ liệu.Các lớp liên quan đến việc update, delete, insert được kế thừa từ giao diện này. Test Lưu thông tin về các bài test. MediaForListening Lưu trữ các thông tin cần thiết để hỗ trợ các phần nghe. TestListen Lưu nội dung các câu hỏi của các phần: Question&Respond, Short Talk, Short Conversation. Error_Recognition Lưu thông tin phần Error_Recognition. PictureDescription Lưu thông tin kiểm PictureDescription. Passage Lưu thông về các bài đọc hiểu. ReadingComprehension Lưu thông tin chi tiết các câu hỏi của bài thi đọc hiểu. Admin Lưu thông tin chi tiết của người quản lý đề thi. CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 4.1. Các bảng dữ liệu Thông qua kết quả khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống luyện thi TOEIC, chúng em thiết kế những bảng sau: Chú thích cho các bảng: Số TT: Số thứ tự các trường trong bảng CSDL Tên trường: Tên trường trong bảng CSDL Kiểu DL: Kiểu dữ liệu trong bảng CSDL Ràng buộc: Cho phép trường đó rỗng hay không rỗng (NA: không cho phép rỗng, A: cho phép rỗng) Mô tả: Mô tả về trường dữ liệu Ghi chú: Ghi chú về dữ liệu 4.2. Chi tiết các bảng trong CSDL 4.2.1. Bảng User: Lưu thông tin dự thi của thí sinh. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú UserID int NA Mã thí sinh đăng ký dự thi. Khoá chính Name Nvarchar (50) NA Tên thí sinh PlaceOf Birth Nvarchar (200) A Nơi sinh DateOf Bith Datetime A Ngày sinh Serial Nvarchar (100) NA Số serial để test Khóa ngoại Status Bit A Tình trạng Đang test hay ngừng test testid int A Bài thi số DateTest DateTime A Ngày test. Reading Compreh-ension int A Điểm bài thi ReadingComprehension SentenceComplete int A Điểm bài thi SentenceComplete Picture-Description int A Điểm bài thi Picture-Description ShortTalk int Điểm bài thi ShortTalk ShortConversation int Điểm bài thi Short-Conversation QuestionRespond int Điểm bài thi QuestionRespond 4.2.2 Bảng TestListen: Lưu chi tiết thông tin của các phần nghe. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú questionid int NA Mã câu hỏi Khoá chính question nvarchar(200) A Nội dung câu hỏi A nvarchar(200) A Phương án A B nvarchar(200) A Phương án B C nvarchar(200) A Phương án C D nvarchar(200) A Phương án D answer nvarchar(5) NA Đáp án của câu type nvarchar(20) NA Thể loại nghe mediaid int NA Mã file audio liên quan đến bài nghe. Khóa ngoại 4.2.3 Bảng Test: Lưu trữ thông tin đề thi. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú testid int NA Mã bài test. Khóa chinh name nvarchar(200) A Tên bài test 4.2.4 Bảng SingleQuestionOfReading: Lưu trữ thông tin của phần thi Sentence Completion STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú questionid int NA Mã câu hỏi Khoá chính question nvarchar(max) NA Nội dung câu hỏi A nvarchar(200) NA Phương án A B nvarchar(200) NA Phương án B C nvarchar(200) NA Phương án C D nvarchar(200) NA Phương án D answer nvarchar(5) NA Đáp án của câu testid int NA Mã đề thi Khóa ngoại 4.2.5 Bảng SerialNumber: Lưu trữ thông tin serial. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú Serial Int NA Mã bài test. Khóa chinh Status Bit NA Tình trạng kích hoạt 4.2.6 Bảng ReadingPassage: Lưu trữ thông tin bài đọc. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú passageid int NA Mã bài đọc Khóa chính detail nvarchar(Max) NA Nội dung chi tiết testid int NA Mã bài test Khóa ngoại 4.2.7 Bảng PictureDescription: Lưu trữ thông tin của phần thi PictureDescription. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú questionid int NA Mã câu hỏi Khoá chính picture nvarchar(50) NA Tên file hình ảnh mediafile nvarchar(50) NA Tên file audio answer nvarchar(5) NA Đáp án của câu hỏi testid int NA Mã đề thi FK 4.2.8 Bảng PassageQuestion: Lưu trữ thông tin các câu hỏi của bài thi Reading Comprehension. STT Tên trường Kiểu dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú questionid int NA Mã câu hỏi Khoá chính question nvarchar(MAX) NA Nội dung câu hỏi A nvarchar(200) NA Phương án A B nvarchar(200) NA Phương án B C nvarchar(200) NA Phương án C D nvarchar(200) NA Phương án D answer nvarchar(5) NA Đáp án của câu passageid int NA Mã bài đọc hiểu Khóa ngoại 4.2.9 Bảng MediaForListening: Lưu trữ thông tin file audio cho các bài thi nghe. Số TT Tên trường Kiểu Dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú mediaid int NA Mã file audio Khóa chính filemedia nvarchar(max) NA Tên file audio testid int NA Mã bài test Khóa ngoại 4.2.10 Bảng Error_Recognition: Lưu trữ thông tin của phần thi sửa lỗi sai. Số TT Tên trường Kiểu Dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú questionid int NA Mã câu hỏi Khoá chính question nvarchar(max) NA Nội dung câu hỏi A nvarchar(200) NA Phương án A B nvarchar(200) NA Phương án B C nvarchar(200) NA Phương án C D nvarchar(200) NA Phương án D answer nvarchar(5) NA Đáp án của câu testid int NA Mã đề thi Khóa ngoại 4.2.11 Bảng Administrator: Lưu trữ thông tin người quản lý đề thi, có thể thực thi mọi thao tác với cơ sở dữ liệu. STT Tên trường Kiểu Dữ liệu Ràng buộc Mô tả Ghi chú username nvarchar(15) NA Tên đăng nhập Khóa chinh password nvarchar(15) NA Mật khẩu 4.3 Biểu đồ mô tả cơ sở dữ liệu (Database Diagram). Hình 4.1: Biều đồ mô tả cơ sở dữ liệu. CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ VÀ ĐẶC TẢ GIAO DIỆN 5.1. Giao diện phía quản trị hệ thống (Adminstrator). 5.1.1 Giao diện đăng nhập hệ thống. Hình 5.1: Giao diện form đăng nhập hệ thống Các Control chính: STT Name Control Chức năng 1 txtUserName TextBox Dùng để nhập username 2 txtPassWord TextBox Dùng để nhập password 3 btnVerify Button Dùng để kiểm tra thông tin username và password 4 btnEnterSystem Button Để vào giao diện chính 5 btnNewUser Button Thêm mới một Admin 6 btnChangePass Button Thay đổi password 7 btnClose Button Đóng cửa sổ và kết thúc chương trình Người quản lý đăng nhập với thông tin là username và password. Nhấn Verify info để kiểm tra thông tin, nếu thông tin về usernane và password không tồn tại trong cơ sở dữ liệu, hệ thống sẽ đưa ra thông báo “Sai username hoặc password”. Nếu đăng nhập thành công các button “Enter system” ,”New user”, “Change password” ở trạng thái Enable. 5.1.2 Giao diện chính của chương trình. Hình 5.2: Giao diện form chính của chương trình. Phần này bao gồm menu hiển thị chức năng chính của hệ thống . Mỗi lần click vào một menu con, hệ thống sẽ gọi đển chức năng cần thiết. Một listbox user để hiển thị thông tin người nào đang test, hoàn thành bài test hoặc đã thoát . 5.1.2 Giao diện quản lý phần đọc hiểu (Reading comprehension). Hình 5.3: Giao diện form quản lý đọc hiểu Các Control chính: STT Name Control Chức năng 1 richPassage RichTextBox Dùng để nhập thông tin đoạn văn 2 cbTest Combobox Dùng để chọn bài test. 3 btnSavePassage Button Lưu thông tin đoạn văn vào cơ sở dữ liệu 4 txtQuestion TextBox Dùng để nhập thông tin câu hỏi 5 txtA TextBox Dùng để nhập phương án A 6 txtB TextBox Dùng để nhập phương án B 7 txtC TextBox Dùng để nhập phương án C 8 txtD TextBox Dùng để nhập phương án D 9 cbAnswer Combobox Dùng để chọn đáp án đúng 10 btnSaveQuest Button Dùng để lưu câu hỏi và đáp án 11 btnCreateNew Button Xóa rỗng các textbox để nhập câu hỏi mới Theo trình tự, người sử dụng sẽ nhập nội dung đoạn văn vào richpasssage, sau đó nhấn vào button “Save passage” để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu . Người dung nhấn vào button “New passage để thêm mới một đoạn văn mới. Với mỗi đoạn văn thì sẽ có nhiều câu hỏi với 4 phương án trả lời và 1 đáp án đúng. Người sử dụng nhập nội dung câu hỏi và 4 đáp án trên các textbox txtQuestion, txA, txtB, txtC, txtD. Sau đó chọn đáp án đúng bằng combobox cbAnswer . Combobox chỉ có 4 item là A, B, C, D. Click vào button “Save” để lưu thông tin câu hỏi, 4 phương án, và đáp án đúng vào cơ sở dữ liệu. 5.1.3 Giao diện quản lý phần hoàn thành câu (Sentence completion). Hình 5.4: Giao diện form quản lý phần hoàn thành câu. Các control chính: STT Name Control Chức năng cbTest Combobox Dùng để chọn bài test. txtQuestion TextBox Dùng để nhập thông tin câu hỏi txtA TextBox Dùng để nhập phương án A txtB TextBox Dùng để nhập phương án B txtC TextBox Dùng để nhập phương án C txtD TextBox Dùng để nhập phương án D cbAnswer Combobox Dùng để chọn đáp án đúng. btnSaveQuest Button Dùng để lưu câu hỏi và đáp án btnUpdate Button Dùng để sửa một câu hỏi. Người sử dụng nhập mới một câu hỏi và bốn phương án, chọn đáp án, chọn đề sau đó click vào button “Save” để lưu vào trong database . Người sử dụng Click vào button “Update” để sửa nội dung của câu hỏi. 5.1.4 Giao diện quản lý phần tìm lỗi sai (Error Recognition). Các control chính: Hình 5.5: Giao diện form quản lý tìm lỗi sai. STT Name Control Chức năng cbTest Combobox Dùng để chọn bài test. txtQuestion TextBox Dùng để nhập thông tin câu hỏi txtA TextBox Dùng để nhập phương án A txtB TextBox Dùng để nhập phương án B txtC TextBox Dùng để nhập phương án C txtD TextBox Dùng để nhập phương án D cbAnswer Combobox Dùng để chọn đáp án đúng. btnSaveQuest Button Dùng để lưu câu hỏi và đáp án btnUpdate Button Dùng để sửa một câu hỏi. Người sử dụng nhập mới một câu hỏi và bốn phương án, chọn đáp án, chọn đề sau đó click vào button “Save” để lưu vào trong database . 5.1.5 Giao diện quản lý phần nghe (Listening question). Hình 5.6: Giao diện form quản lý phần nghe. Các control chính: STT Name Control Chức năng cbTest Combobox Dùng để chọn bài test. txtQuestion TextBox Dùng để nhập thông tin câu hỏi txtA TextBox Dùng để nhập phương án A txtB TextBox Dùng để nhập phương án B txtC TextBox Dùng để nhập phương án C txtD TextBox Dùng để nhập phương án D cbAnswer Combobox Dùng để chọn đáp án đúng. btnSaveQuest Button Dùng để lưu câu hỏi và đáp án btnUpdate Button Dùng để sửa một câu hỏi. btnNewMedia Button Gọi mới một file media. rdConversatio_n RadioButton Lựa chọn phần để nhập nội dung: Short Conversation, Short Talk, Question Respond. rdShortTalk RadioButton rdQues_Resp RadioButton axMedia1 Media Player Kiểm tra nội dung file media. 5.1.6 Giao diện quản lý phần picture description (Listening question). Hình 5.7: Giao diện form quản lý phần picture description. Các control chính. STT Name Control Chức năng cbTest Combobox Dùng để chọn bài test. txtMedia TextBox Dùng để nhập thông tin câu hỏi txtPicture TextBox Dùng để nhập phương án A cbAnswer Combobox Dùng để chọn đáp án đúng. btnSaveQuest Button Dùng để lưu câu hỏi và đáp án btnUpdate Button Dùng để sửa một câu hỏi. btnNewMedia Button Gọi mới một file media. btnNewPic Button Gọi mới một file hình ảnh. axMedia1 Media Player Kiểm tra nội dung file media. picImg PictureBox Kiểm tra nội dung hình ảnh. Người quản trị chọn đề thi để nhập: - Người quản trị nhập dữ liệu từ một file audio và một file hình ảnh trong máy của cục bộ, sau đó chọn đáp án. - Người quản trị click “Save” để chuyển 2 file audio và file hình ảnh đến thư mục trên webserver, sau đó đáp án và mã đề thi được lưu vào cơ sở dữ liệu. - Người sử dụng click vào “Update” để lưu sự thay đổi thông tin file dữ liệu và đáp án với một câu hỏi cho trước. 5.2 Giao diện phía thí sinh dự thi (Candidate). 5.2.1 Giao diện đăng ký dự thi. Hình 5.8: Giao diện form đăng ký dự thi. STT Name Control Chức năng cbTest Combobox Chọn một đề thi để test txtSerialNumber TextBox Dùng để nhập số serial được định dạng dưới dạng password với ký tự password là ‘*’ btnValidate Button Kiểm tra số serial đã tồn tại hay không,nếu như tồn tại và chọn được đề thi thì hệ thống sẽ sang giao diện chính 5.2.2 Giao diện chính. Hình 5.9: Giao diện chính. STT Name Control Chức năng. btnReading Comprehensin Button Chọn phần Reading Comprehension để test. btnSentence Completion Button Chọn phần Sentence Completion để test. btnError Recognition Button Chọn phần Error Recognition để test. lblName Label Hiển thị tên thí sinh lblTestID Label Hiển thị thông tin mã đề btnSummit Button Nút thực hiện chức năng kết thúc bài thi. Thí sinh dự thi sẽ chọn các button được gắn nhãn là các phần thi, thí sinh có thể test bất kỳ phần nào trước. Thí sinh không thể test lại phần đã chọn. Thí sinh nhấn Submit để nộp bài. 5.2.3 Giao diện dự thi phần đọc hiểu (Reading comprehension). Hình 5.10: Giao diện dự thi phần đọc hiểu. STT Name Control Chức năng. rdA RadioButton Chọn đáp án A. rdB RadioButton Chọn đáp án B. 3. rdC RadioButton Chọn đáp án C. 1. rdD RadioButton Chọn đáp án D. 5. btnSubmit RadioButton Kết thúc. 6 btnNext RadioButton Bấm để đi đến câu kế tiếp. 7 rctPassage RichTextBox Hiển thị nội dung đoạn văn. 8 lblQuestion Label Hiển thị nội dung câu hỏi. Thí sinh chọn một trong 4 đáp án A, B, C, D. Nhấn “Confim” để xác thực đáp án đó, và đi đến câu hỏi tiếp theo. Nhấn “Summission and Exit” để kết thúc phần thi. 5.2.4 Giao diện dự thi phần hoàn thành câu (Sentence completion). Hình 5.11: Giao diện thi phần hoàn thành câu. STT Name Control Chức năng. rdA RadioButton Chọn phương án A. rdB RadioButton Chọn phương án B. rdC RadioButton Chọn phương án C. rdD RadioButton Chọn phương án D. btnSubmit Button Kết thúc. btnNext Button Đi đến câu hỏi tiếp theo. lblQuestion Label Hiển thị câu hỏi. Thí sinh chọn một trong 4 đáp án A, B, C, D. Nhấn “Confim” để xác thực đáp án đó, và đi đến câu hỏi tiếp theo. Nhấn “Summission and Exit” để kết thúc phần thi. 5.2.5 Giao diện dự thi phần tìm lỗi sai (Error Recognition). Hình 5.12: Giao diện dự thi phần tìm lỗi sai. STT Name Control Chức năng. rdA RadioButton Chọn phương án A. rdB RadioButton Chọn phương án B. rdC RadioButton Chọn phương án C. rdD RadioButton Chọn phương án D. btnSubmit Button Kết thúc. btnNext Button Đi đến câu hỏi tiếp theo. lblQuestion Label Hiển thị câu hỏi. Thí sinh chọn một trong 4 đáp án A, B, C, D. Nhấn “Confim” để xác thực đáp án đó, và đi đến câu hỏi tiếp theo. Nhấn “Summission and Exit” để kết thúc phần thi. CHƯƠNG 6: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH 6.1. Kiến trúc của phần mềm. Hình 6.1: Kiến trúc phần mềm. 6.2. Mô tả các thành phần để cài đặt. 6.2.1 Thành phần Webservice. Thể hiện các phương thức kết nối đến database. OpenConnection (): Phương thức này dùng để mở một kết nối đến DataBase. CloseConnection (): Phương thức này dùng để đóng một kết nối đang mở. UploadAFileToWebserver (): Phương thức này dùng để Upload một file lên thư mục của Webserver. InsertData (): Phương thức này dùng để thêm một bản nghi vào trong một bảng trong DataBase. UpdateData: Phương thức này dùng để update thông tin một bản ghi trong một bảng DataBase DeleteData () Phương thức này dùng để xóa đi một bản ghi trong một bảng trong DataBase. GetData (): Phương thức này dùng để lấy dữ liệu của một cậu truy vấn ‘select’, rồi chuyển vào DataSet. Webservice trung chuyển dữ liệu từ các client đến database server. 6.2.2 Thành phần Client dành cho người dự thi. Kết nối đến Webservice: Ở đây MS.Net hỗ trợ chúng ta tham chiếu đến những đối tượng mới, cụ thể ở đây là tham chiếu đến dịch vụ web đã có sẵn Gửi dữ liệu lên Service: Dữ liệu ở đây là một xâu, hoặc thông tin một cá nhân. Lấy dữ liệu từ Webservice về, hiển thị dữ liệu lên các Control, cụ thể là RadioButton 6.2.3 Thành phần Client dành cho người quản lý. Kết nối đến Webservice Phần này tương tự giành cho người dự thi Gửi dữ liệu lên Service: Các file media, file hình ảnh, xâu text. Lấy dữ liệu từ Webservice về, hiển thị dữ liệu lên các Control, cụ thể là DatagridView và Combobox 6.2.4 Thử nghiệm chương trình. Yêu cầu hệ thống: Có cài đặt VS2008 và SQLServer 2005. Bước 1: Mở Solution ToeicService nhấn F5 để chạy dịch vụ web. Bước 2: Mở Solution ForAdmistrator nhấn F5 để kiểm tra ứng dụng dành cho người dự thi. Mở solution ForAdmistrator nhấn F5 kiểm tra ứng dụng giành cho Bước 3: Mở Solution ForCandidate, cài đặt ActiveSync ,sau đó chọn config device trong VS 2008 để kết nối đến thiết bị giả lập, nhấn F5 để kiểm tra ứng dụng dành cho người dự thi. Mở PHẦN III: KẾT LUẬN Sau một khoảng thời gian làm việc nghiêm túc và hiệu quả, đến nay đề tài “Phần mềm luyện thi TOEIC” của nhóm đã hoàn thành về cơ bản theo đúng những yêu cầu về nội dung và thời gian đã định. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài với quyết tâm cao nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên đề tài của nhóm chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm đề tài rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng một lần nữa nhóm chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới quý thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin trường ĐH SPKT Hưng Yên. Đặc biệt nhóm thực hiện xin chân thành cám ơn thầy Đào Anh Hiển - người đã hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài này. Kết quả đạt được: Hiểu được cơ chế hoạt động của webservice để phát triển các ứng dụng phân tán. Lập trình thành thạo với ADO.NET để kết nối với cơ sở dữ liệu SQL server. Lập trình với các thiết bị di động Pocket PC, đặc biệt là Windows Mobile. Đã triển khai hệ thống trong mạng cục bộ. Hạn chế của đề tài: Chưa khắc phục được tính chịu tải của hệ thống ví dụ: khi số lượng thí sinh dự thi quá lớn. Chưa hỗ trợ nhập đề thi một cách linh hoạt. Chưa xử lý được phần thi nghe, lấy file âm thanh từ Webservice. Hướng phát triển : Phát triển hệ thống học tiếng Anh qua Internet một cách hoàn chỉnh. Trong đó có cả tài liệu, bài tập, bài thi để thí sinh có thể rèn luyện trước khi bước vào test. Khắc phục tính chịu tải của hệ thống. Phát triển ứng dụng luyện thi trên các thiết bị di động khác như Windows Phone 7 và Iphone Nhóm đề tài rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của quý thầy cô và nhà trường để nhóm có thể mở rộng đề tài này. PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Huỳnh Văn Đức, Hoàng Đức Hải, Đoàn Thiện Ngân,”Giáo Trình Nhập Môn UML”, NXB Lao Động Xã Hội, 2003. Phạm Hữu Khang,“Lập trình cơ sở dữ liệu với C# ”, NXB Lao Động Xã Hội, 2007. Tiếng Anh: Andrew TroelSen,“Pro C# 2008 and the .Net 3.5 Platform”,Cambrige Universtiy Publisher, 2008. Andrew Krpwczyk, Ashish Banerjee:“ Building Web Services With .Net Remoting and Asp.Net”, Wrox Press, 2001. Trên Internet: http:// c-sharpcorner.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD003.doc