Tài liệu Đề tài Xây dựng nhà máy nước cam ép: Mục lục
A. Tóm tắt dự án:
1. Giới thiệu tổng quan
Tên dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất nước cam ép
Chủ dự án: Công ty cổ phần Thiên Minh (TMC)
Giám đốc: Ông Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 79 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 04 3822 079 Fax: 04 3822 979.
Website: www.tmc.com
Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước cam ép đóng hộp 1229250 hộp/năm (dung tích thực 1 lít/hộp), sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương và trong nước nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu (700000 hộp/năm), mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho công ty và nhà nước.
à Thực hiện chủ trương thay thế hàng nhập khẩu và hạn chế xuất thô.
2. Những căn cứ để xác định đầu tư
2.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội:
Với nguyên liệu đầu vào: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi có diện tích lớn cùng với khả năng dễ thích nghi của cây cam tạo điều kiện cho những vùng trồng c...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng nhà máy nước cam ép, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A. Tóm tắt dự án:
1. Giới thiệu tổng quan
Tên dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất nước cam ép
Chủ dự án: Công ty cổ phần Thiên Minh (TMC)
Giám đốc: Ông Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 79 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 04 3822 079 Fax: 04 3822 979.
Website: www.tmc.com
Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước cam ép đóng hộp 1229250 hộp/năm (dung tích thực 1 lít/hộp), sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương và trong nước nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu (700000 hộp/năm), mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho công ty và nhà nước.
à Thực hiện chủ trương thay thế hàng nhập khẩu và hạn chế xuất thô.
2. Những căn cứ để xác định đầu tư
2.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội:
Với nguyên liệu đầu vào: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi có diện tích lớn cùng với khả năng dễ thích nghi của cây cam tạo điều kiện cho những vùng trồng cam phát triển, là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định cho dự án.
Với sản phẩm đầu ra: Thời tiết cả nước nhìn chung nóng, nhiệt độ trung bình cao (khí hậu cận nhiệt và cận Xích đạo). Thêm vào đó, thu nhập và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên thị trường có xu hướng chuyển dần sang những loại nước giải khát giàu dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
à Nhu cầu nước giải khát cao và tương đối ổn định.
2.2 Thị trường về sản phẩm của dự án:
Nước cam ép tuy không phải là sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường nhưng nghiên cứu thị trường về cung, cầu sản phẩm dự án cho thấy
Thị trường trong nước dư cầu khoảng 530000 lít mỗi năm
Thị trường xuất khẩu dư cầu khoảng 700000 lít mỗi năm
Số lượng đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường ước lượng là không có trong 10 năm.
3. Khía cạnh kỹ thuật của dự án
3.1 Hình thức đầu tư
Đầu tư mới
3.2 Chương trình sản xuất và các yếu tố đáp ứng
Công suất thiết kế của dự án là 300lít/h, tương đương 1440000l/năm
Công suất thực tế 90% công suất thiết kế, tức 1296000l/năm
Nguồn nguyên vật liệu: bao gồm NVL chính là cam quả tươi và các NVL phụ như đường, chất tạo màu thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm,… được thu mua tại thị trường địa phương.
Năng lượng chính là điện và nước cung cấp bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại địa phương và Xí nghiệp sản xuất nước sạch địa phương.
3.3 Phương án địa điểm:
Dự án xây dựng 2 nhà máy, một ở địa điểm A, một ở địa điểm B hoặc C. Kết quả nghiên cứu trên cơ sở tối thiểu hoá chi phí vận chuyển từ A, B, C tới 3 thị trường tiêu thụ là tại Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương cho thấy phương án địa điểm tối ưu là A và C.
3.4 Phương án kỹ thuật công nghệ
Dây chuyền sản xuất công nghệ Hàn Quốc được nhập khẩu với tổng chi phí (gồm VAT và thuế nhập khẩu) là 5400 triệu đồng, khấu hao đều trong 9 năm.
Công suất thiết kế dây chuyền là 300l/h.
3.5 Các giải pháp xây dựng
Tổng diện tích khu vực dự án 1500m2 bao gồm:
Tại địa điểm A: tổng diện tích 600m2 bao gồm văn phòng, xưởng sản xuất, hệ thống kho bãi.
Tại địa điểm C: tổng diện tích 900m2 bao gồm văn phòng, xưởng sản xuất, hệ thống kho bãi.
3.6 Thời gian khởi công, hoàn thành
Thời gian lập dự án bắt đầu từ tháng 1 năm 2011
Thời gian hoàn thành xây dựng là cuối tháng 12 năm 2011
Thời gian dự án bắt đầu vận hành khai thác ( bắt đầu sản xuất kinh doanh) là đầu tháng 1 năm 2012
4. Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án
4.1 Hình thức tổ chức quản lý:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4.2 Nhân sự
Giai đoạn thực hiện đầu tư: nhân sự bao gồm Chủ đầu tư đồng thời Chủ trực tiếp quản lý dự án, bên dưới có các bộ phận tài chính, thiết kế kỹ thuật, thi công, mua sắm máy móc thiết bị và đào tạo. Chi phí cho đội ngũ nhân sự thực hiện đầu tư được tính trong tổng đầu tư ban đầu.
Giai đoạn vận hành khai thác: chia làm 2 khu vực A và C, trong đó có 1 Tổng giám đốc quản lý cả 2 khu vực. Khu vực A có 3 trưởng phòng, mỗi phòng có 4 nhân viên. Khu vực B có 3 trưởng phòng, mỗi phòng có 8 nhân viên. Sơ đồ tổ chức nhân sự sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
5. Khía cạnh tài chính
5.1 Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn huy động
Tổng vốn đầu tư 15000 triệu đồng, trong đó:
8000 triệu đồng vốn tự có
7000 triệu đồng vay ngân hàng ACB, thời gian ân hạn 2 năm
5.2 Hiệu quả tài chính:
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án:
NPV = 20596,59 triệu đồng
IRR = 24%
T = 7 năm
6. Khía cạnh kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội
_ Thoả mãn nhu cầu sản phẩm giải khát, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
_ Đóng góp cho ngân sách tỉnh
_ Thúc đẩy phát triển các ngành liên quan như trồng cam, năng lượng (điện), nước,…
_ Xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân thương mại và hạn chế xuất thô
B. Phần thuyết minh và thiết kế cơ sở
1. Nghiên cứu thị trường
Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy cầu sản phẩm nước cam ép phụ thuộc cơ bản ba yếu tố:
Giá nước cam ép
Giá bình quân các sản phẩm thay thế
Mức độ quan tâm tới dinh dưỡng trong sản phẩm nước giải khát của người tiêu dùng
Số liệu thống kê và dự báo các chỉ tiêu trong thời kỳ 2001 tới 2010 được cho trong bảng sau:
Năm
Giá sp thay thế (đ/lít)
Giá nước cam ép (đ/lít)
Mức độ quan tâm tới dinh dưỡng trong sản phẩm giải khát của NTD
Cầu với sản phẩm dự án (Dư cầu hàng năm) (lít)
2001
61000
64000
0.38
1100000
2002
61800
63800
0.42
1146000
2003
62200
63500
0.45
1168000
2004
62800
63200
0.49
1183800
2005
63200
63000
0.52
1198000
2006
63500
60000
0.54
1205000
2007
63800
60000
0.58
1219000
2008
64200
61500
0.59
1220000
2009
64400
61000
0.62
1228000
2010
64000
60000
0.64
1229000
Kết quả hồi quy và tương quan bằng phần mềm MS Excel như sau:
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.980937
R Square
0.962237
Adjusted R Square
0.943356
Standard Error
9893.591
Observations
10
ANOVA
df
SS
Regression
3
14965117109
Residual
6
587298891.4
Total
9
15552416000
Coefficients
Standard Error
Intercept
-956813
769947.5377
X Variable 1
33.80327
13.39008426
X Variable 2
-0.0458
3.957878304
X Variable 3
31902.32
192427.065
Năm 2012 dự án bắt đầu hoạt động, dự báo giá trung bình SP thay thế là 64100đ/l, giá bán sản phẩm dự án là 60000đ/l, mức độ quan tấm tới dinh dưỡng trong sản phẩm giải khát của NTD là 0,69 thì:
à Kết quả dự báo cho cầu sản phẩm của DA cho năm 2012 là:
-956813 + 33.80327 * 64100 - 0.0458* 60000 + 31902.32 * 0.64 1229250 (lít)
Nghiên cứu cụ thể từng thị trường cho kết quả như sau:
Thi trường
Chỉ tiêu
Hà Nội
Hải Phòng
Hải Dương
Số lượng người tiêu thụ
1500
950
800
Mức tiêu thụ bình quân (lít/ngày)
0,5
0,4
0,4
Trong đó, dư cầu xuất khẩu là 700000 lít/năm, xuất khẩu tại cảng ở Hải Phòng nên xét về vận chuyển tiêu thụ thì xem như 700000 lít này được vận chuyển tới Hải Phòng.
Kết quả nghiên cứu dự báo cung sản phẩm của dự án: nguồn cung ổn định trong 10 năm tới (không có sự gia nhập thêm đáng kể của đối thủ cạnh tranh).
2. Nghiên cứu kỹ thuật
2.1 Mô tả sản phẩm của dự án
Sản phẩm được đóng hộp với kích thước 50x100x205mm, dung tích thực 1lít.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1lít nước cam ép:
Vitamin C
1000mg
Vitamin D3
30mcg
Vitamin B1
20mg
Vitamin B2
25mg
Vitamin B3
280mg
Vitamin B5
100mg
Vitamin B6
30mg
Vitamin B12
15mg
Vitamin E
20mg
Folic Acid
3mg
Carbonhydrate
100g
Nước cam ép với vị chua mát giàu vitamin có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể, giải khát sau khi làm việc căng thẳng hoặc chơi thể thao, bổ sung lượng nước và các vitamin cần thiết, giúp tăng cường sức để kháng.
Cách sử dụng: Pha loãng 100ml nước cam ép với 100ml nước hoặc uống liền. Ngon hơn khi uống lạnh.
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khi đã mở hộp, cần bảo quản lạnh.
2.2 Lựa chọn hình thức đầu tư
Đầu tư mới, bao gồm các nội dung:
Xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, kho bãi, văn phòng
Mua sắm, lắp đặt hệ thống điện, nước, chiếu sáng đồng bộ
Mua sắm, lắp đặt dây chuyền sản xuất nước cam ép
2.3 Xác định công suất
Cầu thị trường là
1500.0,5.365 + 950.0,4.365 + 800.0,4.365 + 700000 = 1229250 (l/năm)
Cầu thị trường có tính đến đặc điểm của sản xuất (mức hao hụt bốc dỡ vận chuyển và sản xuất lưu kho là 10%)
= 1365833,33(l/năm)
Xét đặc điểm riêng của nhà máy:
Công nhân nghỉ không theo quy định 5%
= 1437719,30(l/năm)
Xét đặc điểm riêng của dự án:
= 299,52 (l/h)
à Lựa chọn thiết bị với công suất 300 l/h
Công suất thiết kế của dự án:
300.300.16 = 1440000 (l/năm)
Công suất thực tế của dự án:
1440000.90% = 1296000 (l/năm)
2.4 Lựa chọn công nghệ kỹ thuật
Phương án
Chỉ tiêu
1
2
3
Suất vốn đầu tư mua máy (1000đ)
30
40
50
Chi phí sử dụng máy trên 1lít (1000đ)
1,5
1,0
0,5
Chi phí lao động sống trên 1lít (1000đ)
2,0
1,5
1,0
Tuổi thọ máy (năm)
5
10
10
Mức tự động hoá
0,4
0,5
0,8
Mức an toàn lao động
0,8
0,9
0,9
B1: Làm đồng hướng các chỉ tiêu
STT chỉ tiêu
Phương án
Chỉ tiêu
1
2
3
1
Suất vốn đầu tư mua máy (1000đ)
30
40
50
2
Chi phí sử dụng máy trên 1lít (1000đ)
1,5
1,0
0,5
3
Chi phí LĐ sống trên 1lít (1000đ)
2,0
1,5
1,0
4
Tuổi thọ máy (năm)
1/5
1/10
1/10
5
Mức tự động hoá
1/0,4
1/0,5
1/0,8
6
Mức an toàn lao động
1/0,8
1/0,9
1/0,9
Hàm mục tiêu: tiến tới min
B2: Làm mất đơn vị đo các chỉ tiêu:
P11 = x100%= 25% P12 = 33,33% P13 = 41,67%
P21 = x100%=50% P22 = 33,33% P23 = 16,67%
P31 = 44,44% P32 = 33,33% P33 = 22,22%
P41 = 50% P42 = 25% P43 = 25%
P51 = 43,48% P52 = 34,78% P53 = 21,74%
P61 = 36% P62 = 32% P63 = 32%
B3: Xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu theo phương pháp ma trận vuông dựa trên kết quả hỏi ý kiến chuyên gia:
Ý kiến chuyên gia: Suất vốn đầu tư mua máy quan trọng hơn chi phí sử dụng máy cho 1l, quan trọng hơn nhiều so với chi phí lao động sống trên 1l, quan trọng hơn mức tự động hoá, quan trọng hơn tuổi thọ máy và quan trọng tương đương với mức an toàn lao động.
BKp
BKi
1
2
3
4
5
6
Wi =
1
2
3
4
3
3
2
17
0,236
2
1
2
3
2
2
1
11
0,153
3
0
1
2
1
1
0
5
0,069
4
1
2
3
2
2
1
11
0,153
5
1
2
3
2
2
1
11
0,153
6
2
3
4
3
3
2
17
0,236
Tổng
72
1
Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo:
Cho PA 1 (j=1): Q1 = = 39,41
Cho PA 2 (j=2): Q2 = = 31,96
Cho PA 3 (j=3): Q3 = = 28,62
à Vì Q3 min nên chọn 3 là PA tối ưu.
2.5 Nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên vật liệu (NVL) chính là cam quả tươi, thu mua trực tiếp từ các vườn trồng cam với chi phí cho hoạt động thu mua, vận chuyển về xưởng sản xuất (không kể tiền mua trả cho người bán) đã tính vào chi phí vận chuyển và kinh doanh hàng năm.
Theo kết quả nghiên cứu, bình quân 1,4 kg cam quả tươi sau khi được chế biến sẽ cho ra 1lít nước cam ép (tương đương 1 hộp nước cam ép).
à Tổng khối lượng cam quả tươi cần thu mua mỗi năm (90% công suất thiết kế):
1,4 . 1440000 . 90% = 1814400 (kg)
Giá cam bán buôn trên thị trường ước tính khoảng 25000đ/kg và ổn định ít nhất là tới năm 2020 (cả đời dự án). Do đó, chi phí NVL chính hàng năm (không gồm phí vận chuyển) là:
1814400 . 25000 = 45360000000 (đồng) = 45360 triệu đồng
Sản lượng cam thu hoạch các vườn cam tương đối ổn định, đủ cung cấp NVL cho suốt đời dự án.
NVL phụ bao gồm đường tinh luyện, chất tạo độ chua thực phẩm, chất tạo màu thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Chi phí thu mua NVL phụ ước tính = 15% chi phí mua NVL chính hàng năm
à Chi phí thu mua NVL phụ hàng năm (90% công suất thiết kế) là:
45360 . 15% = 6804 (triệu đồng)
2.6 Cơ sở hạ tầng
2.6.1 Năng lượng
Năng lượng sử dụng cho dự án là điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp.
Đường dây điện 6kV sẵn có qua khu vực xây dựng nhà máy của dự án. Nguồn cung cấp điện tương đối ổn định. Chi phí thiết kế hệ thống điện đã được tính vào tổng đầu tư ban đầu, hạng mục Xây dựng nhà xưởng.
Lượng điện sử dụng ước tính:
Dây chuyền sản xuất: 100KWh mỗi giờ hoạt động, giá điện sản xuất trung bình 1500đ/KWh. Vì công suất dây chuyền 300l/h nên tỉ lệ lượng điện sử dụng tương đương 1/3 sản lượng tạo ra.
Văn phòng và sử dụng điện khác: khoảng 10000KWh mỗi năm
à Chi phí điện hàng năm (90% công suất thiết kế) là:
(10000 + 1296000/3) . 1500 = 663 (triệu đồng)
2.6.2 Nước
Nhu cầu sử dụng nước:
Xưởng sản xuất: bao gồm nước cho quá trình rửa, lọc và phối chế sản xuất sản phẩm, ước tính trung bình tiêu thụ 0,1m3 nước cho 1lít sản phẩm tạo ra.
Khu vực văn phòng và khu vực khác: khoảng 1200m3/năm
Nguồn cung cấp nước: Xí nghiệp sản xuất nước sạch tại địa bàn đặt địa điểm dự án. Nguồn cung cấp ổn định cả đời dự án. Giá nước sản xuất khoảng 4000đ/m3
Chi phí về nước: Chi phí nước dự kiến hàng năm (90% công suất thiết kế) là:
4000 . (0,1 . 1440000 . 90% + 1200) = 523200000 (đồng) = 523,2 triệu đồng
2.6.3 Cơ sở hạ tầng khác:
Cơ sở hạ tầng khác bao gồm hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý chất thải. Chi phí cho các hệ thống này được tính gộp trong tổng đầu tư ban đầu và chi phí xây dựng nhà xưởng.
Riêng chi phí xử lý các chất thải phụ thuộc quy mô sản xuất từng năm nên được tính riêng trong phần đánh giá tác động môi trường của dự án.
2.7 Địa điểm thực hiện
Dự án dự kiến xây dựng 2 nhà máy:
Nhà máy đặt tại A: Công suất 412450 l/năm
Nhà máy đặt tại B hoặc C: Công suất 816800 l/năm
Áp dụng bài toán vận tải tìm địa điểm xây dựng nhà máy (chọn B hay C)
Nhà máy
Chi phí vận chuyển tới thị trường tiêu thụ (1000đ/l)
Hà Nội
Hải Dương
Hải Phòng
A
1,1
0,8
0,9
B
0,9
0,5
1,2
C
1,1
0,9
0,8
Nếu chọn địa điểm là B:
B1:
Nhà máy
Chi phí vận chuyển tới thị trường tiêu thụ (1000đ/l)
Cung
Hà Nội
Hải Dương
Hải Phòng
A
1,1
0,8
0,9
412450
412450
B
0,9
273750
0,5
138700
1,2
404350
816800
Cầu
273750
138700
816800
1229250
B2: Kiểm tra tính tối ưu của phương án phân bổ trên:
Ô A1: 1,1 – 0,9 + 1,2 – 0,9 = 0,5 > 0
Ô A2: 0,8 – 0,5 + 1,2 – 0,9 = 0,6 > 0
à Cách thức phân bổ trên là tối ưu.
à Nếu chọn địa điểm B, tổng chi phí vận chuyển hàng năm là:
CPB = 273750.0,9 + 138750.0,5 + 412450.0,9 + 404350.1,2 = 1172150 (nghìn đồng)
Nếu chọn địa điểm là C:
B1:
Nhà máy
Chi phí vận chuyển tới thị trường tiêu thụ (1000đ/l)
Cung
Hà Nội
Hải Dương
Hải Phòng
A
1,1
273750
0,8
138700
0,9
412450
C
1,1
0,9
0,8
816800
816800
Cầu
273750
138700
816800
1229250
Do tổng số ô được phân hàng là 3 < 2 + 3 – 1 = 4
à Thêm một ô có phân hàng với lượng hàng ε rất nhỏ vào ô A3
B2: Kiểm tra tính tối ưu
Ô C1: 1,1 – 1,1 + 0,9 – 0,8 = 0,1 > 0
Ô C2: 0,9 – 0,8 + 0,9 – 0,8 = 0,2 > 0
à Cách thức phân bổ tối ưu
Tổng chi phí vận chuyển hàng năm nếu chọn địa điểm C là:
CPC = 273750.1,1 + 138700.0,8 + 816800.0,8 = 1065525 (nghìn đồng)
Vì CPB = 1172150 > CPC = 1065525
à Chọn địa điểm đặt nhà máy ở C.
2.8 Giải pháp xây dựng công trình
2.8.1 Giải pháp quy hoạch và kiến trúc
Tổng diện tích khu vực dự án 1500m2 bao gồm:
Tại địa điểm A: tổng diện tích 600m2 bao gồm
Văn phòng: 80m2
Xưởng sản xuất: 240m2
Kho lưu trữ: 180m2
Bãi đỗ: 100m2
Tại địa điểm C: tổng diện tích 900m2 bao gồm:
Văn phòng: 100m2
Xưởng sản xuất: 350m2
Kho lưu trữ: 250m2
Bãi đỗ: 200m2
2.8.2 Thông số và kỹ thuật xây dựng các hạng mục công trình
a. Khu vực A:
Đối với văn phòng:
Đạt tiêu chuẩn văn phòng hạng A gồm các hạng mục:
Tầng 1: Phòng kinh doanh 25m2; Phòng hành chính tổng hợp 25m2
Tầng 2: Phòng marketing 25m2; Phòng Phó giám đốc 20m2
Tầng 3: Phòng Tổng giám đốc 25m2
Tầng 4: Phòng thể thao trong nhà cho cán bộ công nhân viên
Hệ thống công trình phụ 20m2 tại mỗi tầng
Hệ thống hành lang rộng 1m, lan can cao 1,2m
Đối với xưởng sản xuất:
Diện tích 240m2 trang bị đầy đủ hệ thống điện, nước, chiếu sáng, quạt, thiết bị phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động
Công trình phụ 20m2
Đối với kho lưu trữ: diện tích 180m2 trang bị hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, hệ thống làm mát trong kho (bảo quản sản phẩm)
Đối với bãi đỗ xe: có mái che, chiều cao 2m với khu đỗ xe máy, xe đạp và mái che cao 4m với khu đỗ ô tô, xe chở hàng.
b. Khu vực C:
Đối với văn phòng:
Đạt tiêu chuẩn văn phòng hạng A gồm các hạng mục:
Tầng 1: Phòng kinh doanh 35m2; Phòng hành chính tổng hợp 35m2
Tầng 2: Phòng marketing 40m2; Phòng Phó giám đốc 30m2
Tầng 3: Phòng Tổng giám đốc 30m2
Tầng 4: Phòng thể thao trong nhà cho cán bộ công nhân viên
Hệ thống công trình phụ 20m2 tại mỗi tầng
Hệ thống hành lang rộng 1m, lan can cao 1,2m
Đối với xưởng sản xuất:
Diện tích 350m2 trang bị đầy đủ hệ thống điện, nước, chiếu sáng, quạt, thiết bị phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động
Công trình phụ 30m2
Đối với kho lưu trữ: diện tích 250m2 trang bị hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, hệ thống làm mát trong kho (bảo quản sản phẩm)
Đối với bãi đỗ xe: có mái che, chiều cao 2m với khu đỗ xe máy, xe đạp và mái che cao 4m với khu đỗ ô tô, xe chở hàng.
2.8.3 Tổ chức xây dựng
Lựa chọn nhà thầu EPC dựa trên các căn cứ sau:
Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao
Đề xuất các biện pháp thi công hiệu quả, đảm bảo chất lượng, an toàn, tiết kiệm và đúng tiến độ
Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu thuộc các công trình tương tự
Thiết bị máy móc, công nghệ thi công hiện đại
Mức giá thi công hợp lý
2.9 Đánh giá tác động môi trường
Quá trình sản xuất nước cam ép có sản sinh một lượng nhỏ tạp chất, cặn bã và một số loại hoá chất hoà tan trong nước gây ô nhiễm ở mức nhẹ tới môi trường. Nước thải được thu gom tập trung tại khu vực riêng đặt ngay sau xưởng sản xuất, có trang bị hệ thống xử lý chất thải thích hợp. Bình quân 1000 lít nước cam ép sản xuất ra sản sinh 0,01 m3 nước thải.
Chi phí xử lý chất thải dự kiến 10 triệu đồng/1m3.
2.10 Lịch trình thực hiện
BẢNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
STT
Các hạng mục
Năm 2010
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A - Chuẩn bị đầu tư
1
Lập và báo cáo dự án
2
Thẩm định và quyết định đầu tư
3
Làm thủ tục và đền bù giải phóng mặt bằng
4
Tìm kiếm đối tác, thống nhất PA hợp tác
5
Nghiên cứu thị trường, PA kinh doanh
6
San lấp và chuẩn bị thi công
7
Thiết kế kỹ thuật thi công giai đoạn I
8
Thiết kế kỹ thuật thi công giai đoạn II
9
Trình hồ sơ dự án để thẩm định vay vốn
B – Xây dựng cơ bản và hoàn thiện
1
Hệ thống văn phòng
2
Xưởng sản xuất
3
Kho, bãi
4
Mua sắm, lắp đặt và chạy thử dây chuyền SX
3. Tổ chức quản lý và nhân sự
3.1 Giai đoạn thực hiện đầu tư
Chủ đầu tư đồng thời là chủ dự án
Gói thầu EPC – tư vấn thiết kế, xây dựng và cung cấp thiết bị đồng bộ nên nhân sự trong giai đoạn thực hiện đầu tư là nhân sự của nhà thầu EPC.
3.2 Giai đoạn vận hành khai thác
Sơ đồ tổ chức lao động
Tổng giám đốc
Giám đốc khu vực A
Giám đốc khu vực C
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng marketing
Đội ngũ nhân viên cấp dưới
Tổng giám đốc: quản lý chung toàn bộ hoạt động của Công ty
2 giám đốc khu vực: quản lý chung hoạt động tại từng khu vực A và C
Phòng hành chính tổng hợp: gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên (với khu vực A) hoặc 8 nhân viên (với khu vực C) phụ trách mảng hành chính, thủ tục.
Phòng marketing: gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên (với khu vực A) hoặc 8 nhân viên (với khu vực C) phụ trách mảng quảng cáo, xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Phòng kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên (với khu vực A) hoặc 8 nhân viên (với khu vực C) phụ trách mảng lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, lịch phân công sản xuất, vận hành máy móc thiết bị.
Nguồn lao động:
Đối với các vị trí quan trọng, đòi hỏi trình độ cao như Tổng giám đốc, các Giám đốc khu vực và các Trưởng phòng được tuyển chọn từ các công ty thuộc chủ đầu tư hoặc lao động địa phương có trình độ.
Đối với các lao động khác được tuyển dụng từ lao động địa phương
Chi phí nhân công (bao gồm lương + các khoản trích theo lương + chi phí khác):
Tổng giám đốc: 18 triệu đồng/ tháng
Giám đốc khu vực: 12 triệu đồng/ tháng
Trưởng phòng: 7 triệu đồng/ tháng
Nhân viên: 3 triệu đồng/ tháng
à Tổng quỹ lương hàng năm (đã bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ):
[18 . 1 + 12 . 2 + 7 . (3 + 3) + 3 . (4 . 3 + 8 . 3)].12 = 2034 (triệu đồng)
4. Phân tích tài chính
4.1 Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động
Bảng dự tính tổng mức vốn đầu tư (đơn vị: Triệu đồng)
Hạng mục công trình
Thành tiền
A. Vốn cố định
I. Chi phí ban đầu về đất (khấu hao đều trong 20 năm)
1. Quyền sử dụng đất
2. Đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng
6000
1500
4500
II. Chi phí xây lắp (khấu hao đều trong 9 năm)
1. Văn phòng
2. Xưởng sản xuất
3. Kho bãi
4. Chi phí khác
2700
1200
900
500
100
III. Vốn thiết bị (khấu hao đều trong 9 năm)
1. Dây chuyền sản xuất
2. Chi phí lắp đặt chạy thử
6300
5400
900
B. Vốn dự phòng (khấu hao đều trong 9 năm)
1000
Tổng vốn đầu tư ban đầu
16000
Nguồn vốn huy động cho đâu tư ban đầu gồm:
9000 triệu đồng vốn tự có, chi phí cơ hội của vốn tự có là 12%/năm
7000 triệu đồng vốn vay ngân hàng ACB, lãi suất tiền vay là 14%/năm
4.2 Báo cáo tài chính dự kiến
4.2.1 Lập các báo cáo tài chính
a. Dự kiến doanh thu hàng năm
Doanh thu hàng năm của dự án gồm 2 nguồn cơ bản:
Doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm chính: sản lượng (90% công suất thiết kế) tức 1296000 l/năm, hay tương đương 1296000 hộp/năm, giá bán cả VAT là 55000đ/hộp cho 3 năm đầu, và 60000đ/hộp cho 6 năm còn lại.
Doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm phụ: sản phẩm phụ là vỏ cam, sản lượng ước tính cứ 10lít nước cam ép được sản xuất cùng cho ra 1kg vỏ cam. Giá bán 100đ/kg vỏ.
Thu thanh lý cuối đời DA: dây chuyền SX: 200 triệu đ, nhà xưởng: 300 triệu đ
b. Dự kiến chi phí hàng năm
Chi phí hàng năm cho dự án được tổng hợp từ các khoản chi phí sau:
Biến phí: bao gồm
Chi phí nguyên vật liệu chính
Chi phí nguyên vật liệu phụ
Chi phí vận chuyển và kinh doanh (gồm chi phí vận chuyển thu mua NVL, chi phí vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ, chi phí bảo quản và chi phí khác liên quan)
Chi phí nhân công
Chi phí gián tiếp: bao gồm
Chi phí quản lý
Chi phí điện
Chi phí nước
Chi phí khấu hao: bao gồm khấu hao nhà xưởng, khấu hao dây chuyền sản xuất và khấu hao chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất
Chi phí lãi vay: bao gồm lãi vay đầu tư và lãi vay vốn lưu động
Chi phí cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng
Chi phí dự phòng
Chi phí xử lý nước thải
Các khoản chi phí được dự tính chi tiết tại Bảng chi phí dự kiến hàng năm (lập và tính toán bằng phần mềm MS Excel).
c. Dự tính lợi nhuận ròng hàng năm
Lợi nhuận trước thuế hàng năm = Tổng doanh thu năm đó - Tổng chi phí năm đó - Tổng thuế VAT phải nộp
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x thuế suất 25%
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận ròng hàng năm được chi tiết trong Bảng lợi nhuận ròng dự kiến hàng năm ( lập và tính toán bằng phần mềm MS Excel).
4.2.2 Xác định dòng tiền của dự án
Dòng tiền của dự án được xác định theo Bảng dòng tiền của dự án (lập và tính toán bằng phần mềm MS Excel).
4.3 Xác định tỷ suất chiết khấu của dự án
Nguồn vốn huy động cho đâu tư ban đầu gồm:
9000 triệu đồng vốn tự có, chi phí cơ hội của vốn tự có là 12%/năm
7000 triệu đồng vốn vay ngân hàng ACB, lãi suất tiền vay là 14%/năm
à Tỉ suất chiết khấu của dòng tiền dự án là:
i = = = 12,875%
BẢNG DOANH THU DỰ KIẾN HÀNG NĂM (Đơn vị: Triệu đồng)
STT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Tỉ lệ tiêu thụ SP
so với CS thiết kế
50%
75%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
2
SL tiêu thụ
SP chính (l/năm)
720000
1080000
1296000
1296000
1296000
1296000
1296000
1296000
1296000
3
DT từ tiêu thụ
SP chính
39600
59400
71280
77760
77760
77760
77760
77760
77760
4
SL tiêu thụ
SP phụ (kg/năm)
72000
108000
129600
129600
129600
129600
129600
129600
129600
5
DT từ tiêu thụ
SP phụ
7.2
10.8
12.96
12.96
12.96
12.96
12.96
12.96
12.96
6
Tổng DT
39607.2
59410.8
71292.96
77772.96
77772.96
77772.96
77772.96
77772.96
77772.96
BẢNG CHI PHÍ DỰ KIẾN HÀNG NĂM (Đơn vị: Triệu đồng)
(Phần 1/2)
STT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
1
Tổng ĐT ban đầu
16800
2
Tổng biến phí
29530
44295
53154
53154
NVL chính
25200
37800
45360
45360
NVL phụ
3780
5670
6804
6804
CP vận chuyển và KD
550
825
990
990
3
CP nhân công
2304
2304
2304
2304
4
CP gián tiếp
1027.8
1531.8
1834.2
1834.2
CP quản lý
360
540
648
648
CP điện
375
555
663
663
CP nước
292.8
436.8
523.2
523.2
5
Chi phí khấu hao
1500
1500
1500
1500
KH máy móc thiết bị
700
700
700
700
KH nhà cửa, vật kiến trúc
300
300
300
300
KH quyền sử dụng đất
300
300
300
300
KH vốn dự phòng
200
200
200
200
6
Lãi vay đầu tư
980
980
980
784
588
7
Lãi vay Vốn LĐ
1240.26
1860.39
2232.468
2232.468
8
CP quảng cáo, xúc tiến BH
2400
2400
2400
2400
9
CP xử lý chất thải
72
108
129.6
129.6
10
Tổng CP
16800
980
39054.06
54979.19
64338.27
64142.27
BẢNG CHI PHÍ DỰ KIẾN HÀNG NĂM (Đơn vị: Triệu đồng)
(Phần 2/2)
STT
Năm
Chỉ tiêu
6
7
8
9
10
1
Tổng ĐT ban đầu
2
Tổng biến phí
53154
53154
53154
53154
53154
NVL chính
45360
45360
45360
45360
45360
NVL phụ
6804
6804
6804
6804
6804
CP vận chuyển và KD
990
990
990
990
990
3
CP nhân công
2304
2304
2304
2304
2304
4
CP gián tiếp
1834.2
1834.2
1834.2
1834.2
1834.2
CP quản lý
648
648
648
648
648
CP điện
663
663
663
663
663
CP nước
523.2
523.2
523.2
523.2
523.2
5
Chi phí khấu hao
1500
1500
1500
1500
1500
KH máy móc thiết bị
700
700
700
700
700
KH nhà cửa, vật kiến trúc
300
300
300
300
300
KH quyền sử dụng đất
300
300
300
300
300
KH vốn dự phòng
200
200
200
200
200
6
Lãi vay đầu tư
392
196
0
0
0
7
Lãi vay Vốn LĐ
2232.468
2232.468
2232.468
2232.468
2232.468
8
CP quảng cáo, xúc tiến BH
2400
2400
2400
2400
2400
9
CP xử lý chất thải
129.6
129.6
129.6
129.6
129.6
10
Tổng CP
63946.27
63750.27
63554.27
63554.27
63554.27
BẢNG TÍNH LÃI VAY ĐẦU TƯ VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ (Triệu đồng)
STT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
7
1
Dư Nợ (đầu năm)
7000
7000
7000
5600
4200
2800
1400
2
Lãi phải trả
980
980
980
784
588
392
196
3
Gốc phải trả
0
0
1400
1400
1400
1400
1400
4
Tổng phải trả
980
980
2380
2184
1988
1792
1596
5
Nguồn trả nợ
595.382
1868.786
2706.328
4988.919
5062.419
5135.919
6
Tỉ số Nguồn trả nợ/Trả nợ gốc
1.334847
1.933091
3.563513
3.616013
3.668513
THUẾ VAT PHẢI NỘP HÀNG NĂM (Triệu đồng)
STT
Năm
Chỉ tiêu
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
VAT đầu ra
3600
5400
6480
7069.091
7069.091
7069.091
7069.091
7069.091
7069.091
2
VAT đầu vào (được khấu trừ)
2634.545455
3951.818
4742.182
4742.182
4742.182
4742.182
4742.182
4742.182
4742.182
3
VAT phải nộp
965.4545455
1448.182
1737.818
2326.909
2326.909
2326.909
2326.909
2326.909
2326.909
BẢNG LỢI NHUẬN RÒNG DỰ KIẾN HÀNG NĂM (Triệu đồng)
STT
Năm
Chỉ tiêu
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Tổng doanh thu
39607.2
59410.8
71292.96
77772.96
77772.96
77772.96
77772.96
77772.96
77772.96
2
Tổng chi phí
39054.06
54979.19
64338.27
64142.27
63946.27
63750.27
63554.27
63554.27
63554.27
3
VAT phải nộp
965.4545455
1448.182
1737.818
2326.909
2326.909
2326.909
2326.909
2326.909
2326.909
4
Lợi nhuận trước thuế
-412.314545
2983.428
5216.874
11303.78
11499.78
11695.78
11891.78
11891.78
11891.78
5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-103.078636
745.857
1304.218
2825.946
2874.946
2923.946
2972.946
2972.946
2972.946
6
Lợi nhuận sau thuế
-309.235909
2237.571
3912.655
8477.837
8624.837
8771.837
8918.837
8918.837
8918.837
BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (Triệu đồng)
(Phần 1/2)
STT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
PHẦN CHI
1
Đầu tư ban đầu
16800
2
Vốn LĐ ban đầu
8859
13288.5
15946.2
15946.2
15946.2
3
Bổ sung vốn LĐ
8859
4429.5
2657.7
0
0
4
Dòng tiền ra
16800
8859
4429.5
2657.7
0
0
PHẦN THU
1
Lợi nhuận sau thuế
-309.235909
2237.571
3912.655
8477.837
2
Khấu hao
1500
1500
1500
1500
3
Lãi thuê Ngân hàng (Vay VLĐ và vốn đầu tư)
980
2220.26
2840.39
3016.468
2820.468
4
Thu thanh lý và phần chưa khấu hao
5
Thu hồi vốn LĐ
6
Dòng tiền vào
980
3411.024091
6577.961
8429.123
12798.31
NPV
1
Hiệu số thu chi hàng năm
-16800
-7879
-1018.47591
3920.261
8429.123
12798.31
2
Hệ số chiết khấu
1
0.885936
0.784882188
0.695355
0.61604
0.545772
3
NPV hàng năm
-16800
-6980.29
-799.3836
2725.974
5192.678
6984.956
4
NPV hàng năm cộng dồn
-16800
-6980.29
-7779.67153
-5053.7
138.98
7123.936
BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (Triệu đồng)
(Phần 2/2)
STT
Năm
Chỉ tiêu
6
7
8
9
10
PHẦN CHI
1
Đầu tư ban đầu
2
Vốn LĐ ban đầu
15946.2
15946.2
15946.2
15946.2
3
Bổ sung vốn LĐ
0
0
0
0
4
Dòng tiền ra
0
0
0
0
0
PHẦN THU
1
Lợi nhuận sau thuế
8624.837
8771.837
8918.837
8918.837
8918.837
2
Khấu hao
1500
1500
1500
1500
1500
3
Lãi thuê Ngân hàng (Vay VLĐ và vốn đầu tư)
2624.468
2428.468
2232.468
2232.468
2232.468
4
Thu thanh lý và phần chưa khấu hao
3675
5
Thu hồi vốn LĐ
15946.2
6
Dòng tiền vào
12749.31
12700.31
12651.31
12651.31
32272.51
NPV
1
Hiệu số thu chi hàng năm
12749.31
12700.31
12651.31
12651.31
32272.51
2
Hệ số chiết khấu
0.483519
0.428367
0.379505
0.336217
0.297867
3
NPV hàng năm
6164.53
5440.387
4801.238
4253.588
9612.914
4
NPV hàng năm cộng dồn
13288.47
18728.85
23530.09
27783.68
37396.59
4.4 Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
Giá trị hiện tại của thu nhập ròng NPV = 20596,59 triệu đồng
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 24 % (xấp xỉ)
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư ban đầu T= 7 năm
Các chỉ tiêu trên được tính toán bằng phần mềm MS Excel.
4.5 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính
4.5.1 An toàn về vốn đầu tư
Hệ số vốn tự có/Vốn đi vay = 9000/7000 = 1,29 > 1
Tỷ trọng vốn tự có/Tổng mức vốn đầu tư ban đầu = 9000/16000 = 56,25% > 50%
à Như vậy nguồn vốn đầu tư của dự án được đảm bảo bằng tiềm lực tài chính của chủ đầu tư.
4.5.2 An toàn về khả năng trả nợ của dự án
Hàng năm nguồn trả nợ của dự án được lấy từ 50% lợi nhuận thuần và quỹ khấu hao để trả nợ. Nguồn trả nợ hàng năm của dự án đều lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả. Điều này chứng tỏ dự án có khả năng trả nợ (Bảng khả năng trả nợ của dự án).
4.5.3 An toàn cho các chỉ tiêu hiệu quả (tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính):
Trong trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án như: lãi suất vay tăng, cung cầu thị trường của các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động không có lợi cho dự án… Dựa vào việc phân tích rủi ro thường xảy ra đối với các dự án tương tự và dự báo ảnh hưởng của chúng trong tương lai cho thấy:
Doanh thu của dự án có thể giảm 3%
Chi phí của dự án có thể tăng 3%
Thời gian hoạt động của dự án có thể giảm xuống còn 8 năm
Lãi suất vay tín dụng tăng là tỷ suất chiết khấu của dự án tăng lên 14,5%
Trong trường hợp rủi ro này, các chỉ tiêu hiệu quả của dự án chỉ đạt được như sau:
Giá trị hiện tại của thu nhập ròng NPV = 3490,039 triệu đồng
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 15,3%
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư ban đầu T = 8 năm
Như vậy, trong trường hợp có rủi ro, các chỉ tiêu trên vẫn thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả.
à Dự án có độ an toàn cao về mặt tài chính.
5. Phân tích kinh tế - xã hội
Dự án ngoài tính khả thi về mặt tài chính và mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư còn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn.
Thoả mãn nhu cầu về nước giải khát, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, góp phần phục hồi, tái sản xuất sức lao động của người dân.
Góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là bộ phận lao động có trình độ tay nghề, khả năng vận hành máy móc hay trình độ quản lý, vì nguồn lao động của dự án tuyển dụng tuy số lượng không lớn nhưng ưu tiên lao động địa phương
Góp phần xoá đói giảm nghèo bằng cách tạo ra thu nhập cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách của địa phương thông qua thuế, tạo điều kiện để địa phương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ nhân dân. Đóng góp cho ngân sách địa phương hàng năm bao gồm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2327 triệu đồng/ năm (90% công suât thiết kế)
Xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, góp phần tạo thu nhập và tăng nguồn ngoại tệ trong nước, cải thiện cán cân thương mại và thực hiện chiến lược hạn chế xuất thô.
Thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng cam địa phương và các tỉnh lân cận do cam là nguyên liệu chính cho dự án.
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan khác như năng lượng (điện), nước,… do đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tác động tích cực tới phân phối thu nhập và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đáp ứng mục tiêu chiến lược của tỉnh, của ngành công nghiệp chế biến cũng như của cả nước.
C. Kết luận và kiến nghị
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước cam ép do công ty cổ phần Thiên Minh là chủ đầu tư có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả cao về tài chính cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội. Dự án đã đưa ra nhiều phương án khác nhau và dùng những phương pháp khoa học để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Các chỉ tiêu về mặt tài chính đều đảm bảo tính hiệu quả cũng như sự an toàn tài chính.
Trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như giai đoạn vận hành khai thác, những khó khăn có thể gặp phải bao gồm:
Biến động giá cả vật liệu xây dựng
Biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào
Kính mong các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương có những biện pháp bình ổn giá cả, thị trường để dự án được thực hiện bình thường theo kế hoạch và phát huy tối đa hiệu quả tài chính cho chủ đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cho vùng, địa phương và cả nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_kha_thi_9_1483.doc