Đề tài Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (trung học phổ thông) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle

Tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (trung học phổ thông) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle: LỜI CẢM ƠN Trong quỏ trỡnh hoàn thành khúa luận tốt nghiệp, tụi đó nhận được sự ủng hộ và giỳp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đỡnh, cỏ nhõn và bố bạn. Trước hết, tụi xin bày tỏ lũng biết ơn sõu sắc đến TS Nguyễn Văn Hiền, người đó tận tỡnh hướng dẫn, chỉ bảo và giỳp đỡ tụi trong mọi mặt để tụi tiến hành khúa luận này. Tụi xin gửi lời cảm ơn chõn thành đến tập thể thầy, cụ trong Bộ mụn Phương Phỏp Dạy học Sinh Học, Khoa Sinh Học, Trường ĐHSP Hà Nội đó giỳp đỡ tạo điều kiện cho tụi học tập, nghiờn cứu và hoàn thành khúa luận. Cuối cựng, tụi xin gửi lời cảm ơn tới gia đỡnh, thầy cụ và bố bạn đó luụn giành những tỡnh cảm thõn thiết, động viờn, khuyến khớch tụi trong thời gian học tập và làm khúa luận này. Hà Nội ngày .........., thỏng .........., năm 2010 Tỏc giả PHẠM XUÂN LAM Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội - Khoa Sinh học Bộ môn Phương pháp dạy học sinh học 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ...........................................................................

pdf70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (trung học phổ thông) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đình, cá nhân và bè bạn. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong mọi mặt để tôi tiến hành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô trong Bộ môn Phương Pháp Dạy học Sinh Học, Khoa Sinh Học, Trường ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn giành những tình cảm thân thiết, động viên, khuyến khích tôi trong thời gian học tập và làm khóa luận này. Hà Nội ngày .........., tháng .........., năm 2010 Tác giả PHẠM XUÂN LAM Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 8 1.1. Hình thức tổ chức dạy học ................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 8 1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học ........................................................................................ 9 1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT .......................................... 12 1.2. Học kết hợp (Blended Learning - BL) ............................................................. 13 1.2.1. Khái niệm học kết hợp ................................................................................................... 13 1.2.2. Các phương án dạy học kết hợp .................................................................................... 17 1.2.3. Đặc điểm của học kết hợp - Blended Learning ............................................................ 18 1.2.4. Lộ trình triển khai ........................................................................................................... 19 1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở một số trường THPT ....................................................................................................................... 21 1.3.1. Mục tiêu điều tra............................................................................................................. 21 1.3.2. Kết quả tổng hợp và đánh giá ........................................................................................ 21 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP ĐỂ DẠY CHƯƠNG III "VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" (SINH HỌC 10, NÂNG CAO) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MOODLE.......................................................................... 25 2.1. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle .............................................. 25 2.1.1. PMDH và PM mã nguồn mở ........................................................................................ 25 2.1.2. Giới thiệu về Moodle ..................................................................................................... 25 2.1.3. Đặc điểm của phần mềm Moodle ................................................................................. 27 2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" ..................... 28 2.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................................... 28 2.2.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 29 2.2.3. Nội dung ......................................................................................................................... 30 Ph¹m Xu©n Lam - K56A 2 2.3. Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle ..... 30 2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay ...................................................... 30 2.3.1.1. Phân loại website dạy học hiện nay ...................................................... 30 2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm ................................................................................. 31 2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm ........................................................................... 32 2.3.1.4. Nguyên nhân ........................................................................................ 33 2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng .................................. 33 2.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp ............................................... 34 2.3.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung học kết hợp ................................ 34 2.3.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy kết hợp ...................................................... 35 2.3.3. Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" ...................................................................................................................................... 37 2.3.4.1. Thiết kế mô hình ................................................................................... 37 2.3.4.2. Vận hành: ............................................................................................ 49 CHƯƠNG 3 THAM VẤN CHUYÊN GIA ............................................................... 52 3.1. Mục đích tham vấn ........................................................................................... 52 3.2. Phương pháp tiến hành .................................................................................... 52 3.3. Triển khai ......................................................................................................... 52 3.4. Phân tích kết quả .............................................................................................. 52 3.4.1. Đánh giá về tính khả thi trong việc triển khai mô hình với điều kiện thực tế ở trường THPT ......................................................................................................................................... 52 3.4.2. Đánh giá tính hợp lý trong việc phân chia nội dung giữa dạy qua mạng và dạy trên lớp .............................................................................................................................................. 54 3.4.3. Đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc bài dạy qua mạng ................................................ 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 56 I. Kết luận ................................................................................................................ 56 II. Đề nghị ................................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 58 PHỤ LỤC Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 3 BẢNG QUY ƯỚC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Viết là Đọc là 01 CNTT Công nghệ thông tin 02 CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông 03 GV Giáo viên 04 HS Học sinh 05 PM Phần mềm 06 PMDH Phần mềm dạy học 07 PPDH Phương pháp dạy học 08 PTDH Phương tiện dạy học 09 SGK Sách giáo khoa 10 THPT Trung học phổ thông Ph¹m Xu©n Lam - K56A 4 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: 1.1. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, một nền kinh tế phát triển phải biết "Lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức" [27]. Theo cách nói của nhà tương lai học Alvin Toffler, trong thế kỷ XXI "Người mù chữ sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà chính là những người không biết cách học, cách quên và cách học lại” [25]. Mục tiêu hiện nay của giáo dục, theo khẩu hiệu UNESCO đặt ra cho giáo dục và đào tạo của thế kỷ XXI là "Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau". Nhiệm vụ của giáo dục phải "giúp cho người học đạt được những kiến thức và kỹ năng", "giúp cho con người có thể tiếp tục việc học tập trong suốt cuộc đời" [26]. Để làm được điều đó, việc học không chỉ còn giới hạn trong nhà trường mà đã được mở rộng hơn về không gian, thời gian và đa dạng hơn về hình thức tổ chức, hỗ trợ cho nhu cầu "tự học" và "học suốt đời" của mỗi người. Trong Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" của Chính phủ cũng nêu rõ: "Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập" [18]. Vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp cho vấn đề này, một trong số đó chính là học tập trực tuyến. Việc nghiên cứu phát triển những mô hình học tập trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục hiện nay. 1.2. Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong việc cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học. Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy - học. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning được xem như là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" [12] của mọi Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 5 người và trở thành một xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, E - learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học trên lớp với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay. 1.3. Kiến thức sinh học ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe, ... Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học sinh học phải gắn với thực tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình. Để làm được điều đó, ngoài việc cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn. Chúng tôi thấy rằng, dạy học qua mạng là một hướng giải quyết cho vấn đề này. Hiện nay, những giải pháp học trên mạng Internet dưới các hình thức như website, blog, ... đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle" 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng mô hình học kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Hình thức tổ chức dạy học và hình thức học kết hợp (Blended Learning). Ph¹m Xu©n Lam - K56A 6 - Cấu trúc nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 3.2. Khách thể: Giáo viên và học sinh trung học phổ thông có điều kiện tổ chức dạy học qua mạng. 4. Giả thiết khoa học: Nếu xây dựng được mô hình học kết hợp để dạy học sinh học 10 (THPT, nâng cao) phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp và giúp nâng cao hiệu quả dạy học sinh học trong trường THPT. 5. Giới hạn nghiên cứu: Đây là nội dung nghiên cứu còn khá mới trong điều kiện dạy và học ở Việt Nam. Với thời gian và điều kiện cho phép, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", Phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Hình thức tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT, hình thức học kết hợp. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác, vận dụng Internet vào hoạt động dạy và học trong trường phổ thông hiện nay. - Nghiên cứu, đánh giá một số mô hình đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm moodle vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy học sinh học THPT. - Nghiên cứu cấu trúc nội dung và xây dựng mô hình học kết hợp cho chương III Virus và các bệnh truyền nhiễm, phần ba Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT nâng cao. - Tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình học tập. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 7 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu văn bản của Chính phủ, Bộ GD & ĐT về chủ trương chính sách trong giáo dục, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục. - Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố có liên quan đến các nội dung trong đề tài. - Nghiên cứu công cụ và phương tiễn hỗ trợ dạy học qua mạng Internet như phần mềm và những ứng dụng trên mạng Internet. - Nghiên cứu chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 10 THPT nâng cao để xây dựng bài dạy qua mạng đạt hiệu quả. 7.2. Điều tra cơ bản: Điều tra tình hình sử dụng và khai thác mạng Internet vào hoạt động dạy và học cũng như thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc dạy và học qua mạng Internet. 7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các thầy, cô giáo có kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy tại một số trường THPT về nội dung, phương pháp triển khai và đánh giá tính hiệu quả của mô hình đã xây dựng. 8. Cấu trúc khóa luận: - Mở đầu, giới thiệu vấn đề nghiên cứu - Chương 1 - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài - Chương 2 - Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle - Chương 3. Tham vấn chuyên gia - Kết luận và đề nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục Ph¹m Xu©n Lam - K56A 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Hình thức tổ chức dạy học 1.1.1. Khái niệm Trong Triết Học "hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó" hình thức và nội dụng là hai mặt biểu hiện của một sự vật, hiện tượng [22, p244]. Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), hình thức là cách thức và khuôn khổ bên ngoài, khác với nội dung bên trong của sự vật, sự việc. Nội dung là cái bản chất, bất biến còn hình thức là cái bề ngoài, cái thay đổi của sự vật hiện tượng. Hình thức tổ chức dạy học là một khái niệm trong khoa học giáo dục. Theo Đặng Vũ Hoạt (2006) hình thức tổ chức dạy học là "hình thức hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy đại học đã quy định" [8, p175], trong đó, hình thức tổ chức dạy học là một chỉnh thể thống nhất giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Theo Thái Duy Tuyên (1998) "Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học" [20, p251]. Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2005) thì "Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học [13, p245]. Trong dạy học sinh học "Hình thức tổ chức dạy học được xác định bởi thành phần học sinh, vị trí bài, thời gian tiến hành bài học, trật tự các hoạt động của học sinh, sự chỉ đạo của giáo viên", (Theo Đinh Quang Báo) [1, p30] Như vậy, những cách định nghĩa trên đều thống nhất ở việc xem hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học, đặc biệt là nội dung dạy học. Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạy học, phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học và được đặc trưng bởi năm yếu tố cơ bản: (1) Nội dung dạy học; (2) Đặc điểm thành phần tham gia vào quá trình dạy học; (3) Phương pháp và phương tiện; (4) Hoạt động của giáo viên và học sinh; (5) Không Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 9 gian và thời gian diễn ra quá trình dạy học. Việc xác định hình thức tổ chức dạy học chính là đi trả lời câu hỏi: đơn vị nội dung dạy học được thực hiện ở đâu? quy mô như thế nào? thành phần tham gia là ai? Theo đó, hình thức tổ chức dạy học được xây dựng phù hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, môn học, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Hình thức tổ chức dạy học có tính "mở", "tính linh hoạt" và "tính lịch sử". Trong dạy học, các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất các bài học. Việc sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau cho phép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, ... Theo đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp được quyết định bởi nhiệm vụ dạy học (cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng - kỹ xảo, xác định vật mẫu quan sát, đặt thí nghiệm, rút ra kết luận, ...), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ chức, môi trường tự nhiên quanh trường và điều kiện trang thiết bị dạy học. Trong lý luận dạy học, quá trình dạy học được xem xét như là một hệ thống toàn vẹn của những thành tố: (1) Mục đích dạy học, nội dung dạy học, (2) Phương pháp, phương tiện dạy học, (3) Hình thức tổ chức dạy học, (4) Giáo viên và học sinh [13, p135]. Như vậy, hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Nếu mục đích và nội dung dạy học là mặt bên trong, thì hình thức tổ chức chính là mặt bên ngoài của quá trình dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học là quan hệ "nội dung" - "hình thức". Trong đó, mục đích dạy học sẽ quy định nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện, căn cứ vào đó và dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức dạy học sao cho phù hợp. 1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức dạy học có tính lịch sử. Do vậy, ứng với mỗi thời kỳ với sự khác nhau về quan điểm, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học sẽ có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Hình thức tổ chức dạy học đầu tiên được nghiên cứu trên cơ sở lý luận là hình thức học trên lớp do Cô-men-xki nhà giáo dục học lỗi lạc người Tiệp Khắc đề xuất và phát triển. Theo đó, lớp học cần được tổ chức theo những quy tắc xác định như cấu Ph¹m Xu©n Lam - K56A 10 trúc lớp học, phân phối thời gian, nội dung từng bài học, kế hoạch làm việc [4, p132]. Đây là hình thức tổ chức dạy học chính thức đầu tiên được đưa ra và vẫn được áp dụng phổ biến trong giáo dục nước ta hiện nay, các hoạt động dạy và học được tổ chức chặt theo những quy tắc nhất định. Tuy nhiên, hình thức này đôi khi còn thể hiện tính cứng nhắc, người học phải tuân theo một quy trình đào tạo đã được đề ra sẵn, không được tự do lựa chọn nội dung học tập phù hợp với mình, nhiều khi hạn chế tính sáng tạo của giáo viên và của học sinh. Đặng Vũ Hoạt [8] đã đưa ra ba nhóm hình thức tổ chức dạy học được áp dụng trong hệ thống các trường đại học, đó là: Loại 1: Hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên tìm tòi tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, bao gồm diễn giảng; thảo luận, tranh luận; xêmina; tự học; giúp đỡ riêng; làm bài tập thí nghiệm; thực hành học tập, thực hành sản xuất; bài tập nghiên cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp; dạy học chương trình hóa. Loại 2: Là hình thức dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên, bao gồm kiểm tra; sát hạch; thi các thể loại; bảo vệ khóa luận và luận văn tốt nghiệp. Loại 3: Các hình thức có tính chất ngoại khóa, bao gồm nhóm ngoại khóa theo môn học; hình thức câu lạc bộ khoa học; các hình thức nghiên cứu và phổ biến khoa học; các hoạt động xã hội; hội nghị học tập. Tác giả Thái Duy Tuyên cũng đưa ra hệ thống các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, gồm có: hình thức học tập lên lớp; hình thức học tập ở nhà; hình thức thảo luận; hình thức hoạt động ngoại khóa; hình thức tham quan học tập; hình thức bồi dưỡng học sinh kém và học sinh có năng khiếu [20, p251]. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh phân chia các hình thức tổ chức dạy học hiện nay dựa trên hai tiêu chí [13]: (1) Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hai hình thức là hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 11 (2) Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay đối với nhóm HS trong lớp mà có các hình thức: Hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm, hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân. Như vậy, việc phân chia các hình thức tổ chức dạy học đều dựa trên những cơ sở là nội dung kiến thức, các thành phần tham gia, không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy - học, đây là những thành tổ của hình thức tổ chức dạy học. Có thể nhận thấy rằng, giáo dục phát triển thúc đẩy làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động của giáo viên và học sinh, từ đó, làm tăng hiệu quả dạy học. Căn cứ theo những cách phân chia ở trên và theo khái niệm chúng tôi phân loại các hình thức tổ chức dạy học hay hình thức học như sau: Căn cứ theo địa điểm tổ chức có: Hình thức học trên lớp; Hình thức học ngoài lớp (vườn trường, phòng thí nghiệm, thực tế thiên nhiên, ...). Căn cứ theo sự giáp mặt của giáo viên với học sinh có: Hình thức học giáp mặt (F2F); Hình thức học không có sự giáp mặt giữa Gv và Hs hay còn gọi là tự học. Trong đó, có hai hình thức tự học là hình thức tự học có hướng dẫn và hình thức tự học không có hướng dẫn [17] Căn cứ theo quy mô lớp học có: Hình thức dạy học toàn lớp; Hình thức dạy học theo nhóm; Hình thức tổ chức dạy học cá nhân. Căn cứ theo nội dung dạy học có: Hình thức tổ chức dạy học lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới; Hình thức tổ chức ôn tập củng cố kiến thức; Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá. Căn cứ theo hoạt động của người dạy và người học mà có các hình thức: Seminar, thảo luận, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm. Căn cứ theo mức độ ứng dụng của CNTT & TT vào trong dạy học có: Hình thức tổ chức dạy học không có sự hỗ trợ của CNTT & TT; Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT; Hình thức tổ chức dạy bằng phương tiện CNTT & TT. Trong giáo dục và đào tạo hiện nay, đang phổ biến hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT. Ngoài ra, một hình thức tổ chức dạy học mới được chúng tôi nghiên cứu ở đây là hình thức học kết hợp (Blended Learning). Ph¹m Xu©n Lam - K56A 12 1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông là "Tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lý thông tin" [25, p6]. Yếu tố công nghệ được sử dụng ở đây bao gồm công nghệ thông tin (máy tính và Internet) công nghệ truyền thông (Radio, truyền hình, điện thoại, ...). Vai trò của CNTT & TT trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập chi tiết trong một số tài liệu [5, 6, 9], với rất nhiều nội dung được nêu ra. Trong đó, một vai trò rất quan trọng đó là CNTT & TT là góp phần tích cực vào việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tạo ra những mô hình dạy học mới. Những mô hình tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm: Học tập được trợ giúp bởi công nghệ (Technology Enhanced Learning – TEL); Học tập dựa vào công nghệ (Technology Based Learning – TBL); Dạy học với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Assisted Instruction - CAI); Đào tạo qua máy tính (Computer Based Training – CBT); Dạy học được quản lý trên máy tính (Computer Managed Instruction – CMI); Dạy học tương tác qua đa phương tiện (Interactive Multimedia Instruction – IMI); Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems – ILS); Đào tạo trên mạng (Web Based Training – WBT)… và học tập điện tử (Electronic Learning, E-learning) [6, p57] .Có thể thấy với mỗi mức độ ứng dụng của CNTT & TT lại có môt hình dạy học tương ứng. Những mức độ sử dụng ấy có thể căn cứ vào việc giáo viên sử dụng vào trong các hoạt động giảng dạy hoặc vào việc học sinh sử dụng vào trong các hoạt động học. Từ những hình thức trên có thể thấy, dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm những đặc điểm chính sau: - Không gian, thời gian và thành phần tham gia vào quá trình dạy học được bố trí hợp lý hơn so với hình thức tổ chức dạy học không có sự hỗ trợ của CNTT & TT. - Nội dung, phương pháp, phương tiện sử dụng trong các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh được nâng cao do sự hỗ trợ của công nghệ. Trong đó CNTT & TT vừa là đối tượng, vừa là công cụ và phương tiện trong giáo dục, đào tạo. Yêu cầu về kỹ năng đối với giáo viên và học sinh cũng có sự thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ và quan điểm dạy học hiện đại. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 13 - Hiêu quả dạy - học được nâng cao hơn so với dạy học truyền thống không có sự hỗ trợ của CNTT & TT vì hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh luôn luôn nhận được sự hỗ trợ của CNTT & TT giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và tiếp thu của học sinh. - Vai trò, hoạt động của giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn so với dạy học truyền thống, Trong đó, giáo viên chuyển từ vị trí là trung tâm của quá trình dạy học sang vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho các hoạt động học sinh; hoạt động dạy là hoạt động chính được thay bằng hoạt động tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, hoc sinh trở thành trung tâm của các quá trình dạy học. - Có tính linh hoạt, tính trực quan sinh động phát huy năng lực của người học. Tuy nhiên, có những yêu cầu cao hơn về mặt kỹ năng của giáo viên và học sinh khi tham gia vào các hình thức này Như vậy, các hình thức tổ chức dạy học không xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong tiến trình phát triển của lịch sử giáo dục mà được xây dựng dựa trên sự phát triển, kế thừa những ưu điểm của các hình thức đã có trước đó, cải tiến sao cho phù hợp với thực tiễn dạy học hiện tại. Căn cứ vào yêu cầu, mục đích của dạy học hiện nay có thể thấy, một hình thức tổ chức dạy học cần phải có các đặc tính sau: tính linh hoạt về thời gian và địa điểm, tính mềm dẻo về phương pháp và phương tiện, tính mở về công nghệ và nội dung đào tạo cũng như cơ hội tiếp cận cho mọi người. Xu hướng của giáo dục hiện đại là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đa dạng hóa các phương pháp dạy học nhằm tạo thuận lợi nhất cho từng người học khi tham gia vào các hoạt động học tập. Vì vậy, nếu có điều kiện áp dụng được nhiều hình thức tổ chức dạy học sẽ đem lại hiệu quả giáo dục và đào tạo. 1.2. Học kết hợp (Blended Learning - BL) 1.2.1. Khái niệm học kết hợp Học kết hợp "Blended Learning - BL" xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn" để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp "hữu cơ" của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đây là một hình thức học khá phổ Ph¹m Xu©n Lam - K56A 14 biến trên thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp, tuy nhiên có ba cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi [23]. (1) Blended Learning = kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) (Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002) (2) Blended learning = kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002) (3) Blended Learning = kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt (Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002). Theo Alvarez (2005) đã định nghĩa, học kết hợp là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể". Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning [25]. Mô hình học kết hợp có thể được mô tả theo hình 1.1. Hình 1.1: Mô hình học kết hợp Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 15 Theo hình 1.1, người học tham gia vào quá trình học tập bằng hình thức học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức học hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với mỗi nội dung, người học được học bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam, Blended Learning còn là một khái niệm mới, chưa được nghiên cứu nhiều. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [7]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Văn Hiền đã thử nghiệm rèn luyện kỹ năng về công nghệ thông tin trong dạy học sinh học cho sinh viên khoa sinh học - KTNN qua hoạt động kết hợp giảng dạy trên lớp với việc trao đổi qua lớp học ảo trên địa chỉ [7]. Đây có thể được coi là một ví dụ về học kết hợp ở bậc đại học. Hình 1.2: Mô hình lớp học trên địa chỉ (theo Nguyễn Văn Hiền) Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning" [10] Ph¹m Xu©n Lam - K56A 16 Ở đây chúng tôi lựa chọn cách định nghĩa theo tác giả Victoria L. Tinio, theo đó, học kết hợp là sự kết hợp, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp và hình thức tổ chức dạy học qua mạng. Như chúng ta đã biết, hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT đã được triển khai rộng rãi và chúng ta thường quen với một khái niệm là dạy học tích hợp CNTT & TT. Qua phân tích khái niệm, chúng tôi nhận thấy, học kết hợp và học tích hợp CNTT & TT có những điểm giống nhau và khác nhau. Về bản chất, cả hai đều là hình thức tổ chức dạy học có sử dụng CNTT & TT. Tuy nhiên, hai hình thức này lại khác nhau về mức độ và phương pháp. Trong dạy học tích hợp, vai trò của CNTT & TT chỉ là phương tiện và công cụ hỗ trợ cho phương pháp học trên lớp. Còn trong học kết hợp, CNTT & TT là môi trường tạo ra tri thức. Xét về chức năng, trong dạy học truyền thống, chức năng của CNTT & TT với các thành phần khác chỉ là thứ yếu; còn trong học kết hợp, CNTT & TT có vai trò ngang với các thành phần khác trong quá trình dạy học Hiện nay, học kết hợp đang chứng tỏ được sự ưu việt của mình so với các hình thức học khác. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu được công bố của Thomson Job Impact Study (2002), Texas Instruments and Corning Glass Works (Zemke, 2006), Results - Oriented Learning (2006) của Microsoft, Schnelle (2006), Bersin (2004) [25]. Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống học kết hợp, bao gồm: (1) sự phong phú của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương tác xã hội (4) cơ quan cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure (2003) cho thấy, đa số người dân chọn BL vì ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sư phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) tăng hiệu quả chi phí. Tác giả Victoria L. Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử, đặc biệt là những chương trình cần giáo viên giảng dạy trực tiếp từ đầu đến cuối" [27, p8]. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất. Như vậy, học kết hợp không phải là Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 17 một hình thức tích hợp CNTT & TT đơn thuần vào quá trình dạy và học. Trong dạy học kết hợp, có thể thấy vai trò của CNTT & TT là tất yếu, cái quan trọng ở đây chính là cách sử dụng như thế nào và ra sao để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện lợi nhất cho cả người dạy và người học. Theo sự phân tích ở trên và nhận định của chúng tôi qua tài liệu và số liệu thống kê cho thấy giải pháp học kết hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu bởi những lí do sau: (1) Xuất phát từ yếu tố khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, cơ sở vật chất hạ tầng trong giáo dục nước ta thấp, chưa có khả năng phục vụ dạy học hoàn toàn qua mạng. Về phía chủ quan, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong việc quản lý, khai thác cũng như sử dụng các hệ thống đào tạo trực tuyến (2) Dựa trên cơ sở khoa học của tâm lý nhận thức: con người có năm giác quan có thể tiếp thu thông tin từ môi trường, chúng ta nên tận dụng hết các phương thức tiếp cận thông tin không chỉ thông qua môi trường mạng Internet mà còn thông qua nhiều phương tiện khác để có được sự phát triển toàn diện nhất. (3) Theo lí luận giáo dục: do đặc thù môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách, trình độ của học viên và bối cảnh học tập. Phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất. 1.2.2. Các phương án dạy học kết hợp Trên thế giới, Blended Learning khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề qua mạng, Blended Learning được coi là phương án tối ưu nhất hiện nay khi mà giáo dục điện tử hay E - learning không thể thay thế được những hình thức học trên lớp. Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Theo một số nghiên cứu được công bố đã đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là kết hợp ở mức hoạt động (Activity lever); kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever) và kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever) [23]. Cách phân chia này dựa chủ yếu trên nội dung học. Theo chúng tôi còn có thêm những kiểu kết hợp khác nữa, thể hiện trong sơ đồ: Ph¹m Xu©n Lam - K56A 18 Hình 1.3: Những hình thức kết hợp Sự kết hợp còn được thực hiện trong một khâu hoặc giữa các khâu của quá trình dạy học nhằm tận dụng ưu điểm trong quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học, hoặc kết hợp giữa các phương pháp dạy học khác nhau nhằm tận dụng lợi thế từ sự hỗ trợ của công nghệ. Có thể thấy, trong học kết hợp, người dạy và người học được lựa chọn phương án làm việc thuận lợi nhất cho mình trong điều kiện hiện tại cho phép. 1.2.3. Đặc điểm của học kết hợp - Blended Learning Học kết hợp là một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ đem lại. Xét về mặt bản chất của hình thức tổ chức dạy học, học kết hợp có những đặc điểm sau: - Thứ nhất: Linh hoạt về không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy và học, sao cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính. Thời gian học được thay đổi cho phù hợp với khả năng học của cá nhân học sinh. - Thứ hai: Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay, phù hợp với nội dung dạy, tương thích với từng đối tượng học và khả năng học của học sinh. - Thứ ba: Tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện. Trong học kết hợp, ngoài những phương tiện CNNTT & TT sử dụng để hỗ trợ trong dạy học truyền thống còn có sự nâng cao và khai thác tối ưu những tiện ích từ các phương tiện hiện đại khác trong đó có máy tính và Internet. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 19 - Thứ tư: Hợp lý hóa các nội dung học. Theo đó, cấu trúc nội dung chương trình được phân chia và bố trí một cách phù hợp hơn trên cơ sở sách giáo khoa và phân phối nội dung chương trình sinh học THPT được ban hành. - Thứ năm: Hoạt động của giáo viên có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với các giáo viên khác và nhà kỹ thuật trong việc thiết kế các nội dung, đưa ra các chỉ dẫn cho người tham gia vào khóa học. - Thứ sáu: Hoạt động của học sinh là hoạt động tự học có hướng dẫn, với vai trò chủ đạo của mình, học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học trên lớp "thật" và trên lớp học "ảo". Ngoài kiến thức về chuyên môn, học sinh còn trau dồi được kỹ năng tiếp cận và làm chủ công nghệ. 1.2.4. Lộ trình triển khai Học kết hợp xuất phát từ chính yêu cầu của quá trình dạy học khi công nghệ ngày càng phát triển và thâm nhập sâu rộng vào các mặt của đời sống con người. Quá trình xuất hiện của Blended Learning có thể thấy trong hình 1.4. Hình 1.4: Mô hình sự phát triển của học kết hợp (theo Bonk, C. J. & Graham, 2004) Trong điều kiện hiện nay, việc học kết hợp còn chưa được phổ biến. Do vậy, để tiến tới dạy học qua mạng đạt hiệu quả, cần phải có một lộ trình triển khai thích hợp. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 20 Tác giả Nguyễn Danh Nam có đề xuất giải pháp kết hợp E - learning với lớp học truyền thống theo những mức độ như hình 1.5. Hình 1.5: Sơ đồ thể hiện các mức độ kết hợp E - learning với lớp học truyền thống [I.13] Chúng tôi nhận thấy, để triển khai học kết hợp một cách hiệu quả cần phải thực hiện một tuần tự theo một lộ trình thích hợp. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng và những yêu cầu cần thiết, chúng tôi đề xuất lộ trình triển khai việc học kết hợp qua ba bước như sau: Bước 1 - làm quen: Trong bước này, người dạy và người học được tiếp xúc với những yếu tố của học kết hợp. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho việc học kết hợp như sử dụng, khai thác mạng, làm việc với phần mềm, đăng ký và đăng nhập vào hệ thống. Cùng với đó là việc phát triển hệ thống các tài liệu học tập, từng bước tiếp cận hệ thống quản lý học tập điện tử. Đây là khâu chuẩn bị, tạo tiền đề cho triển khai các bước tiếp theo. Bước 2 - thử nghiệm: Tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung, xem xét kết quả, phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội dung học. Hoàn thiện dẫn hệ thống tư liệu điện tử. Bước 3 - triển khai: Áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong quá trình dạy học, thường xuyên nghiên cứu, cải tiến mô hình sao cho phù hợp. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 21 Thực tế hiện nay, bước 1 đang được triển khai trong nhà trường với các nội dung đào tạo về CNTT & TT cho giáo viên và học sinh. Do vậy, trong đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu triển khai tiếp bước hai của lộ trình tức là thí điểm xây dựng một số nội dung cụ thể nhằm đánh giá và đưa ra mô hình hợp kết hợp có tính khả thi và hiệu quả nhất. 1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở một số trường THPT Để nghiên cứu và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một mô hình dạy học qua mạng hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học với hai đối tượng là giáo viên và học sinh tại một số trường THPT. 1.3.1. Mục tiêu điều tra Đối với giáo viên: - Điều tra mức độ khai thác và sử dụng mạng Internet trong dạy học, những khó khăn gặp phải khi khai thác mạng Internet trong dạy học - Điều tra mức độ sử dụng PMDH trong hoạt động dạy học của giáo viên - Thăm dò ý kiến giáo viên về dạy học qua mạng Đối với học sinh: - Điều tra mức độ sử dụng và khai thác mạng Internet trong học tập - Điều tra những khó khăn gặp phải khi sử dụng mạng Internet trong học tập - Kỹ năng tự học của học sinh 1.3.2. Kết quả tổng hợp và đánh giá Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến trên 56 giáo viên và 133 học sinh của một số trường THPT tại khu vực Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn. Kết quả được thống kê như sau: Thứ nhất, về mức độ và sử dụng mạng Internet được thể hiện qua bảng 1.1. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 22 Bảng 1.1: Mức độ sử dụng mạng Internet của học sinh THPT Mức độ thường xuyên Tỉ lệ Không bao giờ 10% Thỉnh thoảng 44% Thường xuyên 24% Ngày nào cũng truy cập 22% Trong số được hỏi, hoạt động chủ yếu khi truy cập mạng Internet giành cho giải trí là 64%, chỉ có 30% thời gian giành cho học tập và tìm kiếm thông tin. Mức độ thường xuyên truy cập Internet để tìm thông tin liên quan đến việc học chỉ là 17%, còn lại 36% chỉ là thỉnh thoảng và 38% chỉ tìm khi cần thiết. Số học sinh được hỏi đã được nghe nhắc đến khái niệm E - learning là 45%, trong đó có 18,5% đã được tiếp xúc và 12,5% đã tham gia học trực tuyến chủ yếu là để làm thử đề thi và học ngoại ngữ Thứ hai, về những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet trong học tập được thể hiện trong bảng 1.2. Bảng 1.2: Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của học sinh Những khó khăn gặp phải Tỉ lệ Không có thời gian 24% Chưa biết cách tìm kiếm 10% Ít thông tin bằng tiếng Việt 06% Cước phí cao 13% Quá nhiều thông tin liên quan 31% Lí do khác 16% Không gặp khó khăn 03% Trong số học sinh được hỏi, số em chưa được học cách sử dụng máy tính và Internet là 26,5%, có 32% được học qua sự hướng dẫn của người khác, con số tự học qua tài liệu là 17,5%, có 24% số học sinh được học trong trường. Khi được hỏi về học qua mạng có tới 76% tỏ ra ủng hộ, có 13% nêu ý kiến phản đối vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tốn kém. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 23 Đối với giáo viên, mức độ thường xuyên sử dụng mạng Internet trong dạy học đươc tổng hợp trong bảng 1.3. Bảng 1.3: Các mức độ sử dụng Internet của giáo viên THPT Các mức độ sử dụng tỉ lệ Không bao giờ 04% Thỉnh thoảng khi cần 22% Thường xuyên 17% Tùy thuộc vào từng bài. 53% Bài nào cũng sử dụng 04% Trong các phương án sử dụng Internet, hoạt động download thông tin về bài dạy là chủ yếu chiếm tới 53%, còn lại 16% là hoạt động trao đổi thông tin, giáo án với đồng nghiệp bạn bè và 28% là hoạt động cập nhật kiến thức nâng cao trình độ. Những khó khăn gặp phải khi tìm kiến thông tin trên mạng Internet đối với giáo viên được thể hiện trong bảng 1.4. Bảng 1.4: Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của giáo viên Khó khăn gặp phải Tỉ lệ Quá nhiều thông tin không liên quan 21% Ít thông tin bằng tiếng Việt 21% Thông tin có giá trị sử dụng thấp, phải chế biến lại. 30% Thông tin có bản quyền, không thể download được thông tin 21% Không có thông tin phù hợp 07% Về kỹ năng sử dụng phần mềm, phần lớn giáo viên đều có khả năng sử dụng các phần mềm cơ bản vào việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử như MS Word, phần mềm gõ tiếng việt, phần mềm trình chiếu, chỉ có một số ít biết sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, phần mềm thiết kế Web, còn việc sử dụng phần mềm nguồn mở thì hầu như không có. Qua đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Ph¹m Xu©n Lam - K56A 24 Thứ nhất: Trong điều kiện hiện nay việc triển khai dạy học qua mạng còn gặp khó khăn do giáo viên và học sinh còn ít được làm quen với dạy học qua mạng và chưa được đào tạo đầy đủ những kỹ năng về công nghệ thông tin. Thứ hai: cả giáo viên và học sinh đều có thái độ tích cực đối với dạy học qua mạng, đây là một tín hiệu tốt cho việc triển khai các hình thức trong tương lai. Nhiệm vụ của học kết hợp hiện nay là: Trên cơ sở đã có phải tạo ra một cách tiếp cận, một thói quen với hình thức học này. Tạo cơ sở để triển khai bước hai trong thời gian tới. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 25 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP ĐỂ DẠY CHƯƠNG III "VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" (SINH HỌC 10, NÂNG CAO) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MOODLE 2.1. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle Để dạy qua mạng đạt hiệu quả, nhất thiết phải có những công cụ đủ mạnh để xây dựng các khóa học, điều hành, quản lý hoạt động dạy và học. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở xây dựng các khóa học sinh học trên mạng Internet là một giải pháp phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện thực tế nước ta hiện nay. 2.1.1. PMDH và PM mã nguồn mở Phần mềm (từ điển Hán - Việt là "nhu liệu"; tiếng Anh - "software") là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó; Một sản phẩm PM thường bao gồm: 1) Các mô tả về phân tích, thiết kế và chương trình gốc; 2) Đĩa ghi chương trình chạy được trên máy; 3) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng. Phần mềm dạy học (PMDH) là chương trình ứng dụng chạy trên máy tính được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo giúp hỗ trợ và làm tăng hiệu quả cho việc dạy và học. PMDH là công cụ và phương tiện hỗ trợ cho nhà quản lý, giáo viên và học sinh trong các hoạt động của mình. Hệ thống phần mềm ứng dụng trong dạy và học hiện nay hết sức đa dạng và phong phú được phát triển trên nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và ngày càng trở nên tiện dụng hơn cho người sử dụng Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng trên một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi, cải tiến và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi. 2.1.2. Giới thiệu về Moodle Moodle (viết tắt của Modular Object - Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System hoặc CMS - Course Management System hay VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở. Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích Ph¹m Xu©n Lam - K56A 26 tạo ra những khóa học trực tuyến có sự tương tác cao. Tính mã mở cùng độ linh hoạt của Moodle giúp người phát triển có khả năng thêm vào các module cần thiết một cách dễ dàng. Đây là thành phần quan trọng của hệ thống E - learning trong hỗ trợ học tập trực tuyến. Moodle được đánh giá là một thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Theo số liệu công bố tại địa chỉ Moodle hiện đang được sử dụng trên 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, được dịch ra 88 thứ tiếng. Có thể thấy mức độ sử dụng rộng rãi của phần mềm này qua số liệu thống kê tại bảng 2.1. Bảng 2.1 Thống kê tình hình sử dụng moodle trên thế giới tính đến tháng 02 năm 2010 (nguồn Số site đã đăng ký hợp pháp 45 904 Số quốc gia sử dụng 206 Số lượng khóa học 3 180 384 Số người sử dụng (Users) 32 417 656 Số lượng giáo viên 1 214 602 Số lượng người được kết nạp 19 278 465 Số lượng bài viết trên các diễn đàn 48 825 600 Số lượng tài nguyên 26 284 125 Số lượng câu hỏi kiểm tra 41 478 423 Tại Việt Nam, Moodle hiện là một trong các LMS thông dụng nhất. Cộng đồng Moodle đã được thành lập tháng đầu tháng 05 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trong việc triển khai Moodle. Nhiều trường đại học, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle trong các hoạt động của mình. Tính đến tháng 04 năm 2010, Việt Nam đã có tổng số 172 site trong đó có 08 site là của cá nhân. Ngoài ra còn có nhiều site khác được đăng ký dưới các tên miền của nước ngoài chứng tỏ sức lớn mạnh của cộng đồng Moodle Việt Nam. Hứa hẹn, một sự phát triển mạnh mẽ cho "giáo dục điện tử" nước ta trong tương lai gần. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 27 2.1.3. Đặc điểm của phần mềm Moodle Moodle cung cấp cho người sử dụng những module theo ba dạng (1) Các module tạo tài nguyên tĩnh như: soạn thảo một trang văn bản hoặc một trang web, hiển thị các thư mục, link tới một file hoặc một website, tạo một light books, hiển thị một thư mục, ... (2) Các module tạo tài nguyên tương tác với các nội dung học như các bài tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, cuộc khảo sát, câu hỏi thăm dò, ... (3) Các module tạo tài nguyên tương tác với người khác như chat, forum, bảng thuật ngữ, wiki, ... Với nhiều module chức năng phong phú như vậy, Moodle có thể đáp ứng được những yêu cầu trong việc xây dựng Website môn học. Đó là: § Cho phép tạo lập và quản lý người dùng (giáo viên, học viên, người quản trị, khách vãng lai, người tạo các khóa học). § Cho phép tạo lập và quản lý nhiều môn học. § Cho phép giáo viên đưa tài liệu và các bài giảng lên Website, cũng như quản lý các bài giảng của mình dưới nhiều dạng khác nhau, với nhiều mức quyền truy cập và nhiều cách bố trí khác nhau (theo chủ đề, theo thời gian, theo kiểu diễn đàn, ...). § Cho phép người học đọc và sử dụng được các bài giảng mà giáo viên đưa lên. § Có diễn đàn (với nhiều loại khác nhau) giúp dễ dàng trong việc giáo viên đưa ra thông báo, thảo luận sinh viên - sinh viên, giáo viên - sinh viên. § Cho phép giáo viên đưa ra bài tập và thu bài qua mạng, cũng như các bài kiểm tra và đánh giá trên mạng. § Cho phép giáo viên theo dõi được hoạt động của người học (thông qua thời lượng truy nhập) để đánh giá hoạt động học tập của người học. § Tối ưu hóa lượng thông tin đến người học bằng việc đa dạng hóa các hình thức thể hiện thông tin, khối lượng thông tin, cường độ thông tin, khả năng liên hệ thông tin. § Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó có những hình thức kiểm tra tiên tiến như trắc nghiệm, trả lời nhanh, áp dụng kiểm tra thường xuyên, liên tục. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 28 Qua nghiên cứu một số Website được xây dựng bằng phần mềm Moodle kết hợp thử nghiệm ứng dụng phần mềm này trong thiết kế các bài dạy sinh học, chúng tôi nhận thấy moodle có những tính chất sau: § Tính linh hoạt: Moodle có khả năng nâng cấp dễ dàng do được thiết kế trên nền ngôn ngữ PHP mã nguồn mở. § Tính dễ sử dụng: Moodle có giao diện trực quan, dễ học và làm chủ, phù hợp với trình độ tin học của giáo viên và học sinh phổ thông hiện nay. § Tính thay đổi: Là phần mềm nguồn mở được thiết kế dựa trên các module nên moodle cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa giao diện và cách trình bày theo ý đồ của mình. § Tính phổ biến: Số lượng người sử dụng lớn, tài liệu hỗ trợ nhiều. § Tính phù hợp: Moodle được thiết kế phù hợp với nhiều cấp học, bậc học, trình độ và hình thức đào tạo khác nhau, không chỉ áp dụng trong nhà trường mà có thể áp dụng trong các công ty, tập đoàn, tổ chức. Như vậy, có thể khẳng định, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Moodle là giải pháp rất hữu hiệu để phát triển các hệ thống dạy học cũng như dịch vụ hỗ trợ học trực tuyến qua mạng Internet. 2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" 2.2.1. Mục tiêu a) Kiến thức: Sau khi học xong chương này, học sinh phải hình thành được cho mình những kiến thức về các định nghĩa và khái niệm cơ bản: virus; cấu tạo và hình thái của virus; phân loại; những dạng chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ; HIV/AIDS; bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon. Hình thành những kiến thức về các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ; các giai đoạn phát triển của hội hứng AIDS. Hình thành được những kiến thức cơ bản về cơ chế lan truyền của bệnh truyền nhiễm trong đó có HIV, cơ sở khoa học điều chế dược phẩm. Hình thành được những kiến thức thực tế Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 29 b) Kỹ năng: Khi học chương này, chúng tôi đặt mục tiêu về kỹ năng thuộc hai nhóm: - Vận dụng, rèn luyện những kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá kiến thức: kỹ năng đọc sách; phân tích kênh hình; liên hệ thực tiễn, so sánh; kỹ năng làm việc theo cá nhân, theo nhóm, ... - Hình thành và rèn luyện nhóm kỹ năng về sử dụng phương tiện kỹ thuật, công nghệ khai thác kiến thức: kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm công cụ; kỹ năng sử dụng và khai thác mạng, ... c) Ý thức, thái độ: Đây là chương có nhiều kiến thức thực tế nên chúng tôi đặt mục tiêu rèn luyện cho người học ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, tích cực phòng chống bệnh truyền nhiễm, tuyên truyền lối sống lành mạnh, tích cực. 2.2.2. Cấu trúc Chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" thuộc Phần ba "Sinh học vi sinh vật" gồm có sáu bài từ bài 43 đến bài 48 chiếm thời lượng sáu tiết trong phân phối chương trình. Trong đó, có hai bài dạy kiến thức cơ bản là (bài 43, 44), hai bài trình bày những kiến thức vận dụng và liên hệ thực tế (bài 45, 46). Có một bài thực hành (bài 47) và một bài ôn tập cho cả phần ba - sinh học vi sinh vật (bài 48), đây cũng là bài khép lại chương trình sinh học lớp 10 THPT nâng cao. Chúng tôi nhận thấy cấu trúc của chương được phân phối theo tỉ lệ là 33% kiến thức cơ bản, 33% kiến thức vận dụng, 17% kiến thức thực hành và 17% kiến thức ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. Nội dung của chương được trình bày lần lượt một cách hệ thống từ những kiến thức về cấu trúc cho đến những kiến thức về chức năng, hoạt động, cuối cùng là những kiến thức thực tế, vận dụng vào cuộc sống. So với sách sinh học 10 cơ bản, nội dung chương Virus và các bệnh truyền nhiễm của sách nâng cao không có nhiều thay đổi, chỉ khác một điểm là trong chương trình nâng cao, có thêm bài thực hành được đưa vào giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 30 2.2.3. Nội dung Nội dung chính của chương bao gồm hai phần là phần kiến thức cơ bản và phần kiến thức nâng cao, trong đó, kiến thức cơ bản là chủ yếu với những nội dung khái quát về cấu trúc, hoạt động sống,vai trò, ý nghĩa của virut trong cuộc sống cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và thực tế về virus, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch. Chỉ có một phần nhỏ kiến thức nâng cao trình bày về Inteferon, ứng dụng virus vào đời sống, quá trình sản xuất vaccin. Có thể thấy, đây là chương chứa nhiều nội dung khó, kiến thức trừu tượng, không chỉ yêu cầu học sinh phải chú ý, theo sát mò còn đòi hỏi phải có sự liên hệ thực tiễn. Tuy nhiên, thời lượng giành cho chương này chưa tương xứng với khối lượng kiến thức, do vậy, nhiều kiến thức chưa được đi sâu, trình bày kỹ. 2.3. Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle 2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay 2.3.1.1. Phân loại website dạy học hiện nay E - learning và những giải pháp đào tạo trực tuyến đang phát triển khá đa dạng, phong phú về cả nội dung và cách thức thể hiện. Trong đó, chủ yếu là hình thức Website, cổng thông tin, blog. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu đánh giá một số mô hình Website trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay. Trước khi đi vào xem xét và đưa ra những đánh giá, chúng tôi đi vào phân loại các Website dạy học theo bảng 2.2. Bảng 2.2: Phân loại Website trong giáo dục và đào tạo Đặc điểm Cơ sở phân loại Nội dung Các dạng Đặc trưng thiết kế Ngôn ngữ thiết kế, tính chất của Website - Web tĩnh - Web động Đối tượng Khách hàng, người học, đối tượng chính mà các Website hướng đến - Giáo viên - Học sinh phổ thông - Sinh viên Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 31 - Người học tự do Môn học Nội dung kiến thức của Website - Chuyên ngành - Tổng hợp Chủ thể quản lý Cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng và điều hành Website - Công ty doanh nghiệp, tổ chức lớn - Các trường học và cơ sở giáo dục - Cá nhân Các khâu của quá trình dạy học Nội dung Website hướng đến thực hiện một hay một số khâu của quá trình dạy học - Học kiến thức mới - Ôn luyện, củng cố kiến thức - Kiểm tra, đánh giá Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, vì những mô hình Website dạy học hiện nay khá đa dạng. Qua việc phân loại các website, chúng tôi đưa ra một số nhận định về ưu, nhược điểm của các Website dạy học ở Việt Nam hiện nay như sau: 2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm - Về mặt nội dung: Có sự đa dạng thành phần kiến thức và học liệu thuộc nhiều môn học, cấp học, bậc học, chuyên ngành học khác nhau. Hình thức thể hiện phong phú, sinh động, hấp dẫn, thuận tiện cho việc nghiên cứu và trao đổi. - Có sự tham gia của những giáo viên giỏi, những chuyên gia hàng đầu thuộc các môn học khác nhau. - Về mặt công nghệ: Ứng dụng thành công một số giải pháp tiên tiến nhất hiện nay vào phát triển mô hình dạy học trong đó nổi bật là công nghệ phần mềm với hệ thống phần mềm trong dạy học rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra, còn sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ và tiện ích khác làm tăng tốc độ đường truyền, chất lượng âm thanh, hình ảnh. - Thực hiện khá tốt nhiệm vụ dạy học: Tăng tính tương tác, tính đa lựa chọn, tính linh hoạt và tính mở. Tạo ra được những thay đổi tích cực về mặt nội dung và phương pháp so với học truyền thống góp phần đem lại những hiệu quả và hứng thú học tập nhất định đối với một số môn học như ngoại ngữ, vật lý, toán học, ... Ph¹m Xu©n Lam - K56A 32 - Tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, liên tục và toàn diện dưới nhiều hình thức. Từ đó, nhanh chóng phân loại, nắm bắt tình hình học sinh, thu nhận thông tin ngược để có những điều chỉnh sao cho phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện học của từng cá nhân học sinh. 2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm Ngoài những ưu điểm như trên, Website dạy học hiện nay còn tồn tại một số hạn chế. Theo ThS Trương Tinh Hà, giám đốc điều hành mạng giaovien.net đã chỉ ra năm nhược điểm ở Website giáo dục Việt Nam đó là: chưa nhận định rõ trình độ và chưa xác định đúng đối tượng; chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu tính tương tác; thiếu tính cập nhật (http:/www.giaovien.net/). Đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi nhận thấy một số nhược điểm của Website dạy học qua mạng là: - Về mặt lý luận dạy học: Việc dạy học qua mạng mới thực sự chỉ được tiến hành hiệu quả ở một số khâu của quá trình dạy học (như ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá), trong khi một quá trình dạy học hoàn thiện, đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự gồm các bước: kiểm tra kiến thức đầu vào → học kiến thức mới → ôn tập củng cố → kiểm tra đánh giá. - Về phương pháp: Vận dụng phương pháp dạy học chưa được linh hoạt. Một số Website đưa lên những đoạn video quay lại bài giảng trên lớp, người học có thể mở ra và xem giống như ngồi học trên lớp. Bề ngoài tuy có vẻ là tốt, nhưng thực chất đó chỉ là một biện pháp "xem - chép" học sinh chưa có kỹ năng để tổng hợp kiến thức như học trên lớp trong khi lại không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên, không hề có sự tương tác giữa người dạy và người học - Chất lượng học liệu thấp, số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học, một số chưa được thiết kế theo chuẩn E - learning, tính cập nhật còn thấp. Đây là một trở ngại không nhỏ khi tiến hành dạy qua mạng. - Một số Website thiên về biểu diễn, cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết cho người học dẫn đến tình trạng ỷ lại, kiến thức trùng lặp quá nhiều với sách giáo Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 33 khoa, chưa tận dụng hết nguồn học liệu ngoài mạng, chưa rèn luyện được cho người học tư duy làm việc độc lập với máy tính và Internet. - Do chưa có những nghiên cứu sâu sắc về kỹ thuật dạy học qua mạng Internet nên việc xây dựng các khóa học còn chưa có những tính toán cụ thể làm sao phù hợp nhất với từng môn học, nhóm đối tượng, từng bài học, khả năng của từng học sinh, điều kiện học tập và đặc điểm của địa phương. 2.3.1.4. Nguyên nhân - Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn thiếu. Hệ thống phần mềm hỗ trợ được Việt hóa còn ít. Do vậy, gây khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng của người dạy và người học - Thứ hai: Thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến. Mặc dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tốt trong thời gian gần đây, tuy nhiên, dạy học qua mạng vẫn rất cần sự quan tâm tham gia xây dựng từ các cá nhân tập thể hay công ty lớn đặc biệt là đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. - Thứ ba: Quan điểm hiện tại về dạy và học qua mạng chưa khuyến khích được sự phát triển của những hình thức đào tạo trực tuyến xuất phát từ những lo ngại điều kiện triển khai và chất lượng đào tạo. - Thứ tư: Yếu tố con người chưa sẵn sàng cho việc tiếp cận và triển khai hình thức học này. Có thể thấy đây là yếu tố đóng vai trò nội lực quyết định phần lớn đến sự phát triển của dạy và học qua mạng Internet. 2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng Dạy học sinh học qua mạng đã được triển khai với một số địa chỉ như ... Đây là những trang thông tin tổng hợp, diễn đàn trao đổi kiến thức, bài tập sinh học được thể hiện dưới dạng trình chiếu các đoạn video quay lại bài giảng, giải đáp đề thi, giải đáp thắc mắc của học sinh và cả giáo viên, cung cấp kiến thức tham khảo, ... được lập ra phục vụ nhu cầu của số ít người học, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học sinh học trong trường phổ thông hiện nay. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 34 Sinh học là môn có nhiều kiến thức thực nghiệm, khó có thể biểu diễn trong môi trường lớp học. Dạy học qua mạng với sự hỗ trợ của công nghệ hứa hẹn sẽ khắc phục được điều này. Tuy vậy, vấn đề này đa số các website dạy học sinh học chưa thực hiện được. GV và HS hiện nay còn thiếu kỹ năng dạy và học qua mạng, không chỉ về mặt sử dụng và khai thác công nghệ mà cả về phương pháp dạy và học, đây là một trở ngại không nhỏ cho việc dạy học sinh học nói riêng và dạy học nói chung, cả ở trong nhà trường và trong đào tạo qua mạng. Bởi lẽ, một Website được xây dựng hết sức công phu, nội dung hữu ích nhưng không được khai thác hết để đem lại hiệu quả sẽ gây lãng phí. Do vậy kiến thức được đưa lên phải khắc phục được tính khô cứng, tránh những kiến thức gây nhàm chán đối với học sinh, tăng lượng kiến thức mang tính ứng dụng cao, kiến thức liên quan theo chủ đề được quan tâm, kiến thức bổ sung cho sách giáo khoa và kiến thức trên lớp, có thể dựa theo nhu cầu của người học nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung chương trình. Đặc biệt là những kiến thức mang tính thực tế, ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày như vấn đề môi trường, giáo dục giới tính, kỹ năng sống, vấn đề bệnh truyền nhiễm, công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh học, chắc chắn sẽ thu hút được người học. 2.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp Để xây dựng được mô hình học kết hợp đạt hiệu quả, cần phải đưa ra được những nguyên tắc và tiêu chí làm cơ sở cho việc xác định nội dung, vận dụng phương pháp và triển khai thực hiện sao cho phù hợp với cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn. Ở đây, chúng tôi đưa ra hai nhóm nguyên tắc sử dụng trong xây dựng mô hình học kết hợp: 2.3.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung học kết hợp Việc phân tích, đánh giá nội dung kiến thức, phân chia vai trò thực hiện các mục tiêu dạy học có ý nghĩa quan trọng trong dạy kết hợp. Nhóm nguyên tắc, tiêu chí này là cơ sở cho việc xây dựng cấu trúc cho mô hình học kết hợp. Việc này được xác định dựa trên khả năng vận dụng công nghệ của GV và HS vào dạy và học đến đâu. Đồng thời, dựa trên đặc điểm kiến thức môn học, điều kiện cơ sở vật chất và sự hỗ trợ của công nghệ. Từ đó chúng tôi xin đề xuất những tiêu chí và nguyên tắc sau: Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 35 - Cân đối về nội dung: Nội dung kiến thức và mục tiêu dạy học phải được phân chia một cách cân đối giữa việc học trên lớp và học qua mạng Internet. - Phù hợp với trình độ của người xây dựng và khả năng của người sử dụng. - Phù hợp với kiến thức môn học 2.3.2.2. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế bài dạy kết hợp Đây là cơ sở cho việc thiết kế nội dung cho mô hình học kết hợp. Bài dạy kết hợp, tùy theo mức độ, được xây dựng dựa trên cơ sở: (1) những nguyên tắc dạy học trong lí luận dạy học bao gồm hệ thống 8 nguyên tắc; (2) những nguyên tắc xây dựng bài giảng E - learning, Website dạy học; (3) những nguyên tắc thiết kế nội dung dạy học bộ môn, cụ thể trong dạy học sinh học. (1) Hệ thống các nguyên tắc dạy học trong dạy học truyền thống được thể hiện theo sơ đồ trong hình 2.1. Hình 2.1: Hệ thống các nguyên tắc dạy học [13;20] (2) Những nguyên tắc xây dựng bài giảng E - learning: Theo tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra hệ thống 8 nguyên tắc thiết kế nội dung cho E - elarning, đó là: Ph¹m Xu©n Lam - K56A 36 - Nguyên tắc 1: Kết hợp câu chữ với hình ảnh minh họa. - Nguyên tắc 2: Đặt hình ảnh cạnh câu chữ cần minh họa. - Nguyên tắc 3: Hình ảnh minh họa có thể kết hợp với giải thích bằng lời hoặc âm thanh. - Nguyên tắc 4: Với hình ảnh minh họa, không nên sử dụng đồng thời cả lời nói và câu chữ. - Nguyên tắc 5: Tạo môi trường học tập có tính tương tác cao kết hợp với rèn luyện khả năng tự học. - Nguyên tắc 6: Phong cách viết nội dung phải có cấu trúc rõ ràng. - Nguyên tắc 7: Thận trọng với sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. - Nguyên tắc 8: Đóng gói nội dung tuân theo các chuẩn quy định.[11] Dựa vào những nguyên tắc đã nêu ở trên cùng với đặc điểm của mô hình học kết hợp và những nguyên tắc xây dựng Website [16;19] chúng tôi đưa ra hệ thống nguyên tắc theo sơ đồ trong hình 2.2. Hình 2.2: Hệ thống nguyên tắc thiết kế bào giảng điện tử Những nguyên tắc hay tiêu chí trên đều là những lưu ý chung nhất cho việc thiết kế nội dung và hình thức dạy qua mạng sao cho đạt hiệu quả. Như vậy, việc đưa ra tiêu chuẩn được xét trên nhiều khía cạnh trong đó phải căn cứ vào cơ sở lý luận của dạy học qua mạng đó là tính tự học của người học, quan điểm lý thuyết thông tin và đặc trưng riêng của từng môn học. Vì vậy, ngoài những yêu cầu để đảm bảo mục tiêu Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 37 dạy học như trong dạy học truyền thông còn có những tiêu chí đặt ra về mặt công nghệ làm sao phát huy được tính ưu việt về mặt công nghệ chứ không phải gây ra tác dụng ngược lại. Đối với các Website dạy học sinh học, ngoài những nguyên tắc xây dựng trên còn phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng nội dung môn sinh học ở trường THPT là nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và hợp trình độ học sinh; nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ môn sinh học phổ thông; nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp; nguyên tắc liên môn và nội môn [I.36,tr30-35]. 2.3.3. Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" Căn cứ theo cấu trúc nội dung, mục tiêu đã đề ra cùng những nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp, chúng tôi tiên hành xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" theo hai bước: - Bước 1: Thiết kế mô hình - Bước 2: Vận hành mô hình 2.3.3.1. Thiết kế mô hình Dựa trên những tiêu chí và nguyên tắc đã đề ra, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế và xây dựng cấu trúc và nội dung cho mô hình học kết hợp như sau: Quy trình xác định cấu trúc cho mô hình học kết hợp gồm bốn bước: § Bước 1: Xác định những mục tiêu cần đạt được. § Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài, của chương học hoặc của phần học muốn dạy kết hợp. § Bước 3: Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học. § Bước 4: Đề xuất cấu trúc bài dạy học kết hợp. Ví dụ 1: Xác định cấu trúc dạy học kết hợp cho bài 45 "Virus gây bệnh, ứng dụng của virus" Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy Sau khi học xong bài này, học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: Ph¹m Xu©n Lam - K56A 38 Về kiến thức: - Học sinh trình bày được đặc điểm và lấy được ví dụ về virus ký sinh trên động vật, thực vật và vi sinh vật - Học sinh trình bày được ý nghĩa và những ứng dụng của virus trong đời sống con người, trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng lấy và phân tích ví dụ thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Rèn luyện kỹ năng thảo luận, làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng tự đánh giá. - Rèn luyện kỹ năng làm việc với máy tính và một số phần mềm thông dụng, rèn kỹ năng sử dụng và khai thác mạng vào học tập. Có ý thức, thái độ đúng đắn khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Bước 2:Phân tích cấu trúc nội dung của bài Bài này cung cấp cho học sinh những kiến thức thực tế về vai trò, tầm quan trọng của virus trong tự nhiên và trong đời sống của con người. Cấu trúc nội dung của bài được thể hiện trong bảng 2.3. Bảng 2.3: Cấu trúc nội dung bài 45 "Virus gây bệnh, ứng dụng của virus" Nội dung kiến thức Đặc điểm Virus ký sinh ở thực vật - Là những virus có bộ gen hầu hết là RNA mạch đơn - Lây truyền chủ yếu qua trung gian là côn trùng chích đốt, qua vết thương bên ngoài và qua cầu sinh chất - Gây ra những biến đổi về hình thái dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản Virus ký sinh ở vi sinh vật - Được gọi là các phage, thường có bộ gen là DNA xoắn kép, có hình thái dạng hỗn hợp. - Có vai trò quan trọng trong nghiên cứu di truyền Virus Trên côn trùng - Nhóm virus chỉ ký sinh trên côn trùng. - Nhóm virus gây bệnh trên người và động vật lấy côn Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 39 ký sinh trùng là vật trung gian truyền bệnh Trên người và động vật - Đa dạng gồm nhiều dạng có cấu trúc khác nhau. - Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trên người và độn vật Ứng dụng của virus Đối với đời sống con người - Sản xuất vaccin - Sản xuất thuốc điều trị bệnh - Sản xuất dược phẩm và một số chế phẩm sinh học Bảo vệ môi trường Sử dụng virus để giảm thiểu sự phát triển của động vật hoang dã Bảo vệ thực vật Sử dụng virus để tiêu diệt côn trùng có hại cho cây trồng bằng cách chế tạo thuốc trừ sâu sinh học. - Có thể mở rộng đối với một số kiến thức nâng cao như kỹ thuật di truyền, sản xuất vaccin, sản xuất Inteferon. Bước 3: Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học. Nội dung của bài là những kiến thức thực tế tuy nhiên bao gồm hai mức độ kiến thức. Mức độ một, là những kiến thức về vai trò của virus, đây là những kiến thức mà học sinh biết và được tiếp xúc ở những bài trước. Học sinh chỉ cần tổng hợp lại, do vậy có thể bố trí dạy trên lớp với thời gian ngắn, kết hợp cho học sinh nghiên cứu thêm qua mạng. Mức độ hai, là những kiến thức nâng cao hơn về ứng dụng virus trong thực tiễn cuộc sống. Đây là những nội dung khó, đòi hỏi phải có thời gian và tài liệu cung cấp thêm. Đây là phần kiến thức để học sinh nghiên cứu qua mạng theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bước 4: Đề xuất cấu trúc bài dạy học kết hợp Bảng 2.4. Các phương án tổ chức dạy học kết hợp bài 45 "Virus gây bệnh, ứng dụng của virus" Khâu của quá trình dạy học Đơn vị kiến thức Phương án thiết kế và thi công Kiểm tra bài cũ nội dung kiến thức bài 44. Sự nhân lên của virus trong Kiểm tra miệng trên lớp Ph¹m Xu©n Lam - K56A 40 tế bào chủ Học kiến thức mới Virus gây bệnh Virus gây bệnh trên thực vật Làm việc trên lớp. Nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi lệnh Virus ký sinh ở vi sinh vật Làm việc trên lớp. Vấn đáp tái hiện thông báo Virus ký sinh trên côn trùng Làm việc trên lớp. Lấy và phân tích ví dụ thực tế. Virus ký sinh ở người và động vật Làm việc trên lớp. Nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi lệnh, vấn đáp gợi mở Ứng dụng của virus Trong đời sống con người - Làm việc theo nhóm, sử dụng máy tính và mạng Internet theo phương pháp thảo luận - Viết báo cáo theo chủ đề với những câu hỏi liên quan đến ba nội dung chính. và nộp về cho giáo viên Trong thực tiễn sản xuất Trong bảo vệ môi trường Ôn tập, củng cố Nội dung của bài - Làm bài tập củng cố qua mạng - Nghiên cứu bài tham khảo và bài đọc thêm được cung cấp trên mạng Kiểm tra, đánh giá Nội dung của bài Làm bài kiểm tra ngắn trên mạng. Quy trình xây dựng nội dung cho dạy học kết hợp được tiến hành trên hai hướng: Xây dựng giáo án dạy trên lớp và xây dựng giáo án dạy qua mạng. Quy trình xây dựng giáo án dạy trên lớp được thực hiện giống như soạn giáo án thông thường có tính đến phân chia đơn vị kiến thức như bảng 2.4 bao gồm các bước: Phân tích cấu trúc nội dung; Xác định mục tiêu dạy học; Xác định phương pháp và phương tiện; thiết kế giáo án. Phần chi tiết hướng dẫn học trên lớp chúng tôi trình bày trong phần phụ lục. Ở đây chúng tôi xin trình bày phần giáo án được thiết kế để dạy qua mạng Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 41 Thiết kế giáo án dạy phần kiến thức qua mạng bài 45 "Virus gây bệnh, ứng dụng của virus". Đây là giáo án cho phép học sinh có thể chuẩn bị và tổ thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. Những hoạt động được thực hiện bao gồm: Học kiến thức mới phần "ứng dụng của virus"; Làm bài tập giúp ôn tập, củng cố kiến thức; Thực hiện bài kiểm tra đánh giá qua mạng. § Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức phần "ứng dụng của virus": GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 5 người, viết báo cáo về các chủ đề: - Vaccin là gì? Gồm có những loại nào? - Cơ sở khoa học và những phương pháp sản xuất vaccin? - Trình bày quy trình sản xuất Insulin sử dụng phage và E - coli? - Trình bày quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học? HS sử dụng tài liệu tham khảo được cung cấp trên mạng, Viết báo cáo ngắn không dài quá 5 trang rồi nộp cho giáo viên qua e-mail. § Ôn tập, củng cố: Hoàn thành một số bài tập sau Bài tập 1: Hoàn thành các câu sau với các từ cho sẵn người; vật nuôi; cây trồng và côn trùngcó ích; chuyển gen; vi khuẩn E.coli; insulin; gen; vi sinh ; thực vật; cây trồng; có ích; phòng trừ sinh học; vi sinh vật. 1, Hiện nay nhờ kĩ thuật .......... nên đã chuyển được đoạn .......... điều khiển tổng hợp insilin của người bình thường sang .......... để sản xuất được .......... với giá thành rất rẻ. 2, Những virut có hại cho con người là những virut gây bệnh cho .........., .........., .......... 3, Virut gây bệnh cho .........., côn trùng và .......... là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp .......... và nông nghiệp. 4, Biện pháp sử dụng virut có tính đặc hiệu cao để sản xuất thuốc trừ sâu gọi là biện pháp .......... đang được quan tâm vì có nhiều lợi ích như: Không gây hại cho người, .........., .......... và côn trùng .......... Bài tập 2: Gạch dưới từ bị sai và thay thế bằng một trong các từ cho bên dưới Ph¹m Xu©n Lam - K56A 42 Câu 1. Vách tế bào thực vật dày và có thụ thể nên virut thường không tự xâm nhập được vào tế bào, chúng xâm nhập qua các vết xây sát, vết hút chích của côn trùng, phấn hoa, tuyến trùng ăn rế hoặc nấm kí sinh. a, Mỏng b, Không có thụ thể c, Tự xâm nhập Câu 2. Virut kí sinh trên vi khuẩn đã được chuyển gen gây nhiều thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh. a, Nấm b, Phage c, Vi sinh vật Câu 3. Sử dụng virut Baculo diệt trừ sâu ăn lá là một trong những biện pháp góp phần xây dựng một nền sản xuất công nghiệp an toàn và bên vững. a, Vi khuẩn. b, Nông nghiệp. c, Tạo nên các giống cây trồng chuyển gen. § Kiểm tra, dánh giá: Thiết kế bài trắc nghiệm trên mạng để kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ của hai phần mềm Hot Potatoes và Moodle (nội dung xem trong phụ lục). Ví dụ 2: Mẫu thiết kế bài dạy trên mạng dạy bài 43 "Cấu trúc các loại virus" (đây là bài dạy hoàn toàn qua mạng Internet). Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy: - Về kiến thức: Phân tích được khái niệm virus. Trình bày được thành phần và đặc điểm cấu trúc các loại virus, từ đó, đưa ra được những cách đơn giản để phân loại virus. - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, rèn kỹ năng sử dụng một số phần mềm thông dụng và mạng Internet. Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung § Các thành phần cấu trúc virus: Đặc điểm Thành phần cấu tạo Bắt buộc Cấu tạo hóa học Vị trí Chức năng Lõi Có DNA hoặc RNA Bên trong Mang thông tin di truyền Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 43 Vỏ capsit Có Protein Bao bên ngoài lõi Bảo vệ lõi Vỏ ngoài Không Lipid kép Bao bên ngoài lớp vỏ capsit Bảo vệ Gai glicoprotein Không Glicoprotein Bề mặt của vỏ ngoài Kháng nguyên với thụ thể, giúp hấp phụ lên bề mặt tế bào chủ § Các kiểu cấu trúc của virus: Cấu trúc Đặc điểm Xoắn Khối Hỗn hợp Phức tạp Cấu trúc vỏ capsit Xếp theo chiều xoắn của lõi Xếp thành các khối đa diện Kết hợp cấu trúc xoắn và khối Sắp xếp phức tạp Có vỏ ngoài hay không Có hoặc không Có hoặc không Không Có Hình dạng Que, sợi Cầu, khối đa diện Con nòng nọc Dạng phức tạp Đại diện TMV, ... Adeno virut, ... phage T4, ... Virut đậu mùa, § Phân loại virus: Tiêu chí Các loại virus Đại diện Lõi acid nucleic Virus có DNA hoặc RNA Vd: ..... Hình dạng vỏ capsit Virus có cấu trúc Xoắn, khối, hỗn hợp hau phức tạo Vd: ..... Vỏ ngoài Có hay không có vỏ ngoài Vd: ..... Vật chủ ký sinh Vật chủ ký sinh là tế bào thực vật, động vật, vi sinh vật hay người Vd: ..... Bước 3: Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học được thể hiện trong bảng 2.5. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 44 Bảng 2.5: Phương án dạy cho từng nội dung kiến thức bài 43 "Cấu trúc các loại virus' Khâu của quá trình dạy học Đơn vị kiến thức Phương án Kiểm tra kiến thức Các giới sinh vật, những đặc trưng cơ bản của sự sống HS hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm qua mạng Học kiến thức mới Khái niệm virus HS thảo luận qua mạng Các thành phần cấu trúc của virus HS hoàn thành phiếu học tập qua mạng Những kiểu hình thái của virus HS hoàn thành phiếu học tập qua mạng Phân loại virus HS hoàn thành phiếu học tập qua mạng Ôn tập củng cố Kiến thức trong bài HS làm bài tập qua mạng Kiểm tra, đánh giá Kiến thức trong bài HS làm bài kiểm tra trên mạng Bước 4: Đề xuất cấu trúc bài dạy học kết hợp. Các phương án dạy học kết hợp bài 43. Nội dung bài học được thiết kế trên địa chỉ có thể xem một số hình ảnh minh họa dưới đây: Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 45 Hình 2.3: Thiết lập các thông số cho khóa học Hình 2.4: Soạn thảo một trang văn bản Ph¹m Xu©n Lam - K56A 46 Hình 2.5: Tải file hướng dẫn lên hệ thống Hình 2.6: Thiết lập cuộc thảo luận về khái niệm virus Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 47 Hình 2.7: Thiết lập bảng chú giải thuật ngữ Hình 2.8: Update một bài kiểm tra kiến thức được thiết kế trên phần mềm Hot Potatoes Ph¹m Xu©n Lam - K56A 48 Với quy trình xây dựng cấu trúc và nội dung như đã trình bày trong hai ví dụ trên, việc phân chia nội dung và tỉ lệ kết hợp giữa các khâu của quá trình dạy học trong dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" được tóm tắt trong bảng 2.6 và bảng 2.7 Bảng 2.6: Xác định nội dung và phương án dạy học kết hợp trong chương III Bài Tên bài Nội dung kiến thức Phương án dạy 43 Cấu trúc các loại virus Khái niệm Học sinh thảo luận qua mạng Các thành phần cấu trúc virut HS làm phiếu học tập qua mạng Những dạng cấu trúc của virus HS làm phiếu học tập qua mạng Phân loại HS làm phiếu học tập qua mạng 44 Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ. HS làm phiếu học tập qua mạng Virus sinh tan và tiềm tan HS làm phiếu học tập qua mạng HIV và AIDS GV tổ chức cho HS thi thiết kế bài tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS qua mạng 45 Virus gây bệnh, ứng dụng của virus Những bệnh thường gặp do virut gây ra trên cơ thể thực vật, động vật và vi sinh vật GV tổ chức cho HS thảo luận trên lớp theo chủ đề. Ứng dụng của virut trong đời sống con người. GV tổ chức cho HS thảo luận qua mạng theo chủ đề. 46 Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Bệnh truyền nhiễm HS làm phiếu học tập qua mạng Miễn dịch HS làm phiếu học tập qua mạng Inteferon HS viết bài tìm hiểu về Inteferon 47 Thực hành: Tìm hiểu về Tìm hiểu tác nhân, triệu chứng, phương thức lây - HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thực tế và tham Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 49 một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương truyền và cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương khảo thông tin trên mạng Internet - HS thảo luận trên lớp về các chủ đề. 48 Ôn tập phần ba Hệ thống hóa kiến thức phần ba GV tổ chức cho HS hoàn thành những bảng hệ thống hóa kiến thức trên lớp Ôn tập kiến thức HS làm bài tập ôn tập qua mạng Bảng 2.7: Phương án kết hợp trong các khâu của quá trình dạy học Khâu trong quá trình dạy học Dạy học trên lớp Dạy học qua mạng Kiểm tra kiến thức đầu vào 40% 60% Hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ mới 50% 50% Ôn lyện, củng cố kiến thức 40% 60% Kiểm tra đánh giá 60% 40% 2.3.3.2. Vận hành: Theo kết quả phân tích trong bảng 2.6 và bảng 2.7. Chúng tôi xác định phương án vận hành bài dạy học kết hợp theo ba bước là: § Tổ chức hoạt động dạy trên lớp: § Tổ chức hoạt động dạy qua mạng; § Tổ chức tổng kết, đánh giá trên lớp. Bước 1: Tổ chức hoạt động dạy trên lớp § GV: Nêu vấn đề § HS: Chú ý, tham gia vào bài học § GV: Tổ chức các hoạt động lĩnh hội tri thức mới cho học sinh viên, sử dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, với sự hỗ trợ của CNTT & TT. § HS: Tích cưc tham gia các hoạt động lĩnh hội tri thức. § GV tổ chức cho HS ôn tập củng cố kiến thức vừa mới học Ph¹m Xu©n Lam - K56A 50 § GV cho HS làm bài kiểm tra đánh giá kiến thức vừa học. § GV: Chuẩn bị thông báo các hoạt động học qua mạng cho học sinh chuẩn bị Bước 2: Tổ chức hoạt động dạy qua mạng § Giáo viên (GV) mở khóa học và yêu cầu học sinh (HS) đăng nhập vào lớp theo thời gian quy định. GV thông báo tới học sinh tiến trình, yêu cầu và những lưu ý khi tham gia bài học. § HS đăng nhập vào hệ thống, làm bài kiểm tra kiến thức đầu vào. § HS thực hiện những yêu cầu GV đã đưa ra theo trình tự trong hướng dẫn để lĩnh hội kiến thức mới như làm bài tập, trả lời câu hỏi, thảo luận chủ đề theo nhóm, tham gia diễn đàn, ... § GV chấm bài làm, trả lời thắc mắc của HS qua Chat, e-mail; giám sát hoạt động của từng HS, đánh giá và cho điểm theo cá nhân hay theo nhóm. § HS: theo dõi điểm số để biết tình hình học tập và có điều chỉnh sao cho phù hợp. Bước 3: Tổ chức tổng kết, đánh giá trên lớp § GV: Thông báo kết quả và đưa ra nhận xét cho học sinh § GV: Thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh để có điều chỉnh phù hợp hơn cho bài sau. § HS: Từ kết quả đánh giá của giáo viên, đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động học của mình. Với những bài dạy hoàn toàn qua mạng, các hoạt động được tổ chức giống như trong bước 2 Ví dụ 3: Vận hành mô hình bài dạy học kết hợp Bài 47 "Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương" Đây là dạng bài nghiên cứu thực tế chúng tôi đề xuất phương án dạy học kết hợp theo ba bước: (1) Chuẩn bị phân công trên lớp (2) Thu thập tài liệu, trao đổi và làm bài qua mạng (3) Trình bày, thảo luận, đánh giá kết quả trên lớp. Bước 1: Tổ chức hoạt động dạy trên lớp. Chuẩn bị nội dung hoạt động, phân công trên lớp (tiến hành vào cuối buổi học trước). § GV: Đưa ra bốn chủ đề thực hành: Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 51 Chủ đề 1: Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở địa phương Chủ đề 2: Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay Chủ đề 3: Những loại vaccin phòng bệnh trên người được dùng ở địa phương hiện nay. Chủ đề 4: Những loại vaccin phòng bệnh trên vật nuôi được dùng ở địa phương hiện nay. § GV: Phân chia lớp thành những nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 3 - 5 học sinh tùy theo điều kiện thực tế của lớp. § GV: Phân chia chủ đề thảo luận thực hành cho các tổ. § HS: Phân công nhiệm vụ thực hiện. Bước 2: Tổ chức hoạt động dạy qua mạng . Thu thập tài liệu, trao đổi và làm bài qua mạng § GV thông báo chia nhóm và cho học sinh đăng ký nhóm hoặc GV tự phân nhóm từ 3 - 5 người. Cho các nhóm chọn chu đề đa được đưa ra trên mạng. § HS tìm hiểu thực tế tại địa phương kết hợp với nghiên cứu tài liệu trên mạng và hoàn thành báo cáo theo mẫu trong sách giáo khoa. § Nhóm HS tiến hành nghiên cứu, thảo luận, viết báo cáo và nộp về cho giáo viên qua e-mail. Bước 3: Tổ chức tổng kết, đánh giá trên lớp. Trình bày, thảo luận, đánh giá kết quả trên lớp § GV: Tổ chức cho các nhóm tự báo cáo kết quả làm việc trên lớp, nhận xét, đánh giá và cho điểm. § HS: Trình bày báo cáo thực hành, thảo luận và tự đánh giá. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 52 CHƯƠNG 3 THAM VẤN CHUYÊN GIA 3.1. Mục đích tham vấn Học kết hợp là một hình thức tổ chức dạy học còn mới trong điều kiện Việt Nam. Vì vậy, rất cần được đánh giá tính hiệu quả và tính thực tế. Do không có điều kiện thực nghiệm nên chúng tôi đã tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia cho mô hình này nhằm những mục đích chính sau: § Đánh giá khả năng triển khai mô hình trong điều kiện dạy học thực tế ở trường THPT. § Đánh giá tính hợp lý trong việc phân chia nội dung giữa dạy qua mạng và dạy trên lớp. Cụ thể trong chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 THPT, nâng cao). § Đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc bài dạy qua mạng. Cụ thể qua hai bài "Cấu trúc các loại virus" và bài "Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương". 3.2. Phương pháp tiến hành § Gặp mặt trực tiếp và trao đổi § Tham vấn bằng e-mail và Chat qua mạng Internet. 3.3. Triển khai § Gặp mặt trao đổi trực tiếp với giáo viên có kinh nghiệm tại khu vực Hà nội: Thầy Nguyễn Văn Duệ, nguyên giảng viên Bộ môn Phương pháp dạy học sinh học, Khoa Sinh Học, Trường ĐHSP Hà Nội. § Trao đổi qua e-mail với nhóm giáo viên dạy sinh học tại trường THPT Chi Lăng, Lạng Sơn; Trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn là 10 người 3.4. Phân tích kết quả 3.4.1. Đánh giá về tính khả thi trong việc triển khai mô hình với điều kiện thực tế ở trường THPT Tất cả các ý kiến tham vấn đều cho rằng, đây là một hướng tiếp cận mới về mặt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy và học nói chung và dạy học sinh Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 53 học ở trường THPT nói riêng. Các ý kiến tham vấn nhìn nhận một số ưu của mô hình học kết hợp như sau: § Khắc phục những hạn chế do tính chất định biên về mặt thời gian của một tiết học trên lớp với yêu cầu đòi hỏi học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu nội dung bài học và hình thành nhiều kĩ năng, thái độ trong một thời gian ngắn. § Đáp ứng nhu cầu học tập của một bộ phận học sinh yêu thích khoa học và bộ môn sinh học. Giúp học sinh hình thành thói quen tự giác, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng khai thác và xử lí thông tin, tư duy năng động, sáng tạo nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm đáp ứng yêu cầu của chương trình THPT trong tình hình mới. Tất cả các ý kiến tham vấn đều nhận định, việc áp dụng mô hình vào thực tế dạy học sinh học tại trường THPT Hữu Lũng và THPT Chi Lăng, Lạng Sơn có tính khả thi chưa cao, còn tồn tại nhiều bất cập và khó thực hiện vì những lí do sau: § Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học không đáp ứng được yêu cầu của hình thức tổ chức dạy học qua mạng. Hoàn cảnh gia đình học sinh phần đa khó khăn, ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính và việc khai thác thông tin từ mạng internet. Do đó khó có thể tham gia học tập qua mạng. § Kỹ năng sử dụng và khai thác mạng của bản thân đa số giáo viên còn hạn chế, trình độ áp dụng công nghệ thông tin còn thấp, chưa đủ khả năng thiết kế và vận hành một khóa học qua mạng. § Nội dung bài dạy do giáo viên thiết kế đưa ra để dạy qua mạng có thể chưa truyền tải được nội hàm tri thức khoa học một cách chính xác vì chưa được các chuyên gia thẩm định nên cần lường trước những sự cố ngoài ý muốn gây phản cảm và mất lòng tin ở học sinh. § Hình thức này chỉ có thể áp dụng phổ biến trong trường THPT khi bản thân giáo viên THPT được đào tạo bổ sung kiến thức kĩ năng áp dụng CNTT trong dạy học tại các trường sư phạm Ph¹m Xu©n Lam - K56A 54 Một số đề xuất được đưa ra: § Cần phải triển khai thí điểm trước trên một số đối tượng trước khi đưa vào thực hiện đại trà. § Học kết hợp có thể áp dụng được với các đối tượng như: học sinh trường chuyên, lớp chọn; học sinh thành phố có học lực khá trở lên, tính tự giác cao; sử dụng với chương trình ôn luyện học sinh giỏi. § Để có thể thực hiện bài dạy kết hợp, nên có phần thiết kế dành cho HS nghiên cứu trước, vừa phát huy tính tích cực (đối với HS khá, giỏi), vừa kiểm tra sát sao thường xuyên (đối với HS yếu). 3.4.2. Đánh giá tính hợp lý trong việc phân chia nội dung giữa dạy qua mạng và dạy trên lớp (cụ thể trong chương Virus và các bệnh truyền nhiễm Sinh học 10 THPT nâng cao) Về việc phân phối nội dung: - Có 6/10 ý kiến cho rằng, khi đã sử dụng mạng như một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho việc dạy học thì tất cả các nội dung đều có thể được nghiên cứu, thảo luận qua mạng, đặc biệt là với các nội dung cần mở rộng để hiểu rõ hơn - Đối với bài 45 “Virus gây bệnh và ứng dụng của virut” có ý kiến nhận định, đây là nội dung có thể khai thác và bổ sung kiến thức qua mạng kết hợp với giảng giải và thảo luận trên lớp. Đặc biệt là nội dung ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học. Kiến thức này cần được giải thích bằng các mô hình trực quan hoặc đưa ra như một vấn đề cần giải quyết huy động học sinh tái hiện các nội dung kiến thức cũ về đặc điểm chung của virus liên kết với yêu cầu mới lợi dụng đặc tính nào của virus trong sản xuất các chất cần thiết, dùng virus trong khâu nào của quy trình và trên thực tế, ta đã sử dụng virus trong quy trình nào sản xuất ra sản phẩm gì, ở đâu và có thể còn lợi dụng được đặc tính gì của virut nữa không?... Vấn đề này có thể được học sinh tìm hiểu qua mạng và hoàn thành dựa vào kĩ năng khai thác, xử lí thông tin trên mạng cùng với tư duy sáng tạo của cá nhân và tập thể. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 55 Tỉ lệ kết hợp trong các khâu của quá trình dạy học - 6/10 ý kiến tham vấn cho rằng, đối với việc kiểm tra đánh giá qua mạng tới 80% là chưa hợp lí. Chỉ nên đánh giá khả năng hoạt động và hoàn thành yêu cầu của nhóm học sinh thông qua các báo cáo, các vấn đề được giải quyết thì nên đánh giá qua mạng. Còn đối với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng học sinh sau mỗi khóa học thì cần tổ chức kiểm tra đánh giá trực tiếp trên lớp qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay tự luận. Vì có như vậy mới đảm bảo tính trung thực, khách quan, đánh giá chính xác đối tượng có đạt được mục tiêu của chương trình hay khóa học đặt ra không. Cấu trúc nội dung dạy kết hợp được đưa ra trong dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" là tương đối hợp lý. Tuy nhiên cần thiết kế thêm một phần để giới thiệu hoặc củng cố trên lớp với những bài dạy hoàn toàn qua mạng. Nhằm hướng dẫn cho học sinh phương pháp học qua mạng. 3.4.3. Đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc bài dạy qua mạng (cụ thể qua hai bài 43 "Cấu trúc các loại virus" và bài 47 "Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương") § Tất cả các ý kiến tham vấn đều đánh giá cấu trúc đưa ra là Tương đối hợp lí § Cần thiết kế phần làm việc cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà thông qua mạng. Phần trên lớp, nên thiết kế dưới dạng trò chơi để tiết học có phần nhẹ nhàng § Cần có yêu cầu học sinh rút ra các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống chung nhất của virut từ việc nghiên cứu các đơn vị kiến thức của bài làm cơ sở dạy học các kiến thức sau. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: 1. Chúng tôi đã xây dựng được mô hình học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle. 2. Chúng tôi đã đề xuất quy trình xây dựng mô hình học kết hợp gồm bốn bước, áp dụng vào thiết kế cấu trúc và nội dung dạy học chương III “Virus và các bệnh truyền nhiễm” (Sinh học 10 THPT) bao gồm: (1) Phân tích cấu trúc nội dung của bài, của chương học hoặc của phần học muốn dạy kết hợp; (2) Xác định những mục tiêu cần đạt được tương ứng với nội dung; (3) Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học; (4) Đề xuất cấu trúc bài dạy học kết hợp. 3. Xây dựng được phương án tổ chức bài dạy theo mô hình học kết hợp chương III “Virus và các bệnh truyền nhiễm” (Sinh học 10 THPT, nâng cao) tại địa chỉ được đánh giá là có ý nghĩa về mặt lý luận, có cấu trúc tương đối hợp lý và có thể triển khai thí điểm trong thực tế. II. Đề nghị Đề tài là một hướng nghiên cứu mới trong giáo dục. Tuy nhiên, với tính chất, mức độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên còn nhiều vấn đề mà tác giả chưa thể đi sâulàm rõ. Qua đây, chúng tôi có một số đề nghị như sau: 1 Cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về hình thức tổ chức dạy học theo hướng học kết hợp để dạy sinh học nói riêng và dạy các môn học khác trong trường phổ thông nói chung góp phần đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học. 2. Cần tiếp tục nghiên cứu triển khai bước thứ hai trong lộ trình triển khai học kết hợp. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 57 3. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình đã xây dựng để áp dụng dạy chương trình sinh học lớp 10 và chương trình sinh học THPT trong nhà trường theo mô hình học kết hợp, tạo tiền đề hướng tới dạy học hoàn toàn qua mạng. Ph¹m Xu©n Lam - K56A 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 01. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học, NXB GD 02. Phạm Vũ Quốc Bình (2008) Một số nội dung quản lý nhà nước cần nghiên cứu khi áp dụng đào tạo qua mạng trong lĩnh vực dạy nghề, Tạp chí khoa học giáo dục số 37/2008. 03. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Trịnh Văn Lập (chủ biên), Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Tỵ (2006), Sinh học 10, NXB GD 04. Giáo trình giáo dục học (1971) (tủ sách đại học sư phạm Hà Nội II) 05. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng CNTT & TT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội, (172 trang) 06. Nguyễn Văn Hiền (2009), Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy sinh học, luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học sinh học, ĐHSP Hà Nội (170 trang) 07. Nguyễn Văn Hiền (2008), Tổ chức "Học tập hỗn hợp", biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học, Tạp chí giáo dục số 192 năm 2008, trang 34; 43; 44 08. Đặng Vũ Hoạt chủ biên (2006), Lí luận dạy học đại học, NXB ĐHSP Hà Nội 09. Trần Khánh (2007), Tổng quan về ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục, Tạp chí giáo dục số 161 kỳ 2 tháng 4 năm 2007, trang 14, 15 10. Nguyễn Danh Nam (2007), Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41; 42; 43 11. Nguyễn Danh Nam (2009), Một số nguyên tắc thiết kế nội dung cho E - learning, Tạp chí dạy và học ngày nay số 2 năm 2009, trang 26 - 29 Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 59 12. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003 13. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2005), Giáo trình giáo dục học, NXB ĐHSP 14. Hoàng Phê (1993), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 15. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2003), Bài giảng nhập môn Internet và E - learning, Chương trình đào tạo từ xa, Học viên Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông. 16. Ngô Quang Sơn (2009), Xây dựng website trong dạy học, Tạp chí thiết bị giáo dục số 42 năm 2009, trang 27 - 29. 17. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, NXB GD 18. Quyết định số 112/2005/QĐ - TTg ngày 18/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2005 - 2010" 19. Trần Trung (2008), Nghiên cứu ứng dụng E - learning trong dạy học ở trường dự bị đại học dân tộc, Tạp chí giáo dục số 200 - 2008, tr29-32 20. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB GD 21. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2007), Sinh học 10 nâng cao, NXB GD 22. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ biên) và tập thể tác giả (2002), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia hà nội 23. Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11. San Francisco, CA: Pfeiffer Publishing 24. Harvey Singh (2003), Building effective blended learning program, Issue of Educational Technology, Volume 43, Number 6, Pages 51-54 Ph¹m Xu©n Lam - K56A 60 25. Victoria L. Tinio, ICT in Education 26. Thornburg, David (2000), “Technology in K-12 Education: Envisioning a New Future”; available from accessed 3 July 2002. 27. US Department of Labor (1999), Quoted in EnGauge, “21st Century Skills,” North Central Regional Educational Laboratory; available from 28. 29. 30. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 61 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thăm dò thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học tại một số trường THPT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_tot_nghiep_cua_lam_35.pdf