Tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020: LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trước sự gia tăng nhanh chóng của chất thải nguy hại (CTNH) nhưng công tác quản lý CTNH tại các đơn vị sản xuất còn rất yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại không an toàn đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như: các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác khơng hợp vệ sinh và các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất... Cũng như, một số cơ sở sản xuất chưa có một tầm hiểu biết sơ bộ về CTNH cho nên họ đã thải bỏ trực tiếp những chất thải như cặn keo, dầu nhớt bôi trơn động cơ, các lon mực in có chứa hàm lượng chất nguy hại với nồng độ cao. Các chất nguy hại này được thải bỏ trực tiếp theo đường thoát nước chung của khu vực nơi các cơ sở hoạt động hoặc đổ theo rác thải sinh hoạt cho các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom dưới dạng rác thải sinh hoạt bình thường. Vì vậy, quản lý và xử lý...
117 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trước sự gia tăng nhanh chóng của chất thải nguy hại (CTNH) nhưng công tác quản lý CTNH tại các đơn vị sản xuất còn rất yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại không an toàn đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như: các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác khơng hợp vệ sinh và các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất... Cũng như, một số cơ sở sản xuất chưa có một tầm hiểu biết sơ bộ về CTNH cho nên họ đã thải bỏ trực tiếp những chất thải như cặn keo, dầu nhớt bôi trơn động cơ, các lon mực in có chứa hàm lượng chất nguy hại với nồng độ cao. Các chất nguy hại này được thải bỏ trực tiếp theo đường thoát nước chung của khu vực nơi các cơ sở hoạt động hoặc đổ theo rác thải sinh hoạt cho các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom dưới dạng rác thải sinh hoạt bình thường. Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải đặc biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận 6 hiện nay. Để góp phần vào công tác quản lý, xử lý CTNH cần có cái nhìn tổng quát về hiện trạng công nghệ xử lý CTNH, kể cả phương pháp tái chế đang được sử dụng ở Việt Nam, tập trung vào các cơ sở xử lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép và xu hướng phát triển công nghệ trong thời gian tới để có thể cải thiện lại tình trạng quản lý chất thải nguy hại như hiện nay trên địa bàn quận 6. Do đó, đồ án tốt nghiệp “ Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay từ nay đến năm 2010” được lựa chọn thực hiện.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đồ án tốt nghiệp” Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020” được thực hiện nhằm mục tiêu sau:
Góp phần cải thiện môi trường thông qua việc kiểm soát chất thải nguy hại.
Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc quản lý chất thải nguy hại.
Đề xuất chương trình hành động về quản lý chất thải nguy hại cho quận 6.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTNH của thành phố nói chung và quận 6 nói riêng.
Đề xuất kế hoạch quản lý CTNH dựa trên những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn tại quận 6.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn quận 6.
Đề tài nghiên cứu chỉ được thực hiện trên địa bàn quận 6.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận:
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Bởi vì, hệ thống quản lý CTNH cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Chính vì vậy, việc đề xuất các giải pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý CTNH một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong thời gian này.
Phương pháp cụ thể:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.
Phương pháp điều tra và khảo sát xã hội học.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN
Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về chất thải nguy hại
Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của quận 6.
Chương 3: Công tác quản lý chất thải nguy hại tại quận 6.
Chương 4: Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. Định nghĩa, phân loại về chất thải nguy hại
1.1.1. Định nghĩa về chất thải nguy hại
Theo định nghĩa trong quy chế quản lý chất thải rắn của Việt Nam ban hành kèm quy định 155/QD-TTg ngày 16/07/99 “ Chất thải rắn nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có một trong các tính chất sau: gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, tính phóng xạ và các thuộc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ của con người.
Ngoài ra còn một số định nghĩa khác như sau:
Theo Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP)
Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác.
Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:
Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ theo qui ước, điều khoản, qui định riêng.
Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt.
Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA) : CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng những cách quản lý khác
nó có thể:
Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh
Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương lai
Thuật ngữ “chất rắn” trong định nghĩa được giải thích bao gồm chất bán rắn, lỏng, và đồng thời bao hàm cả chất khí.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US –EPA)
Chất thải được cho là nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:
Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng, và/hoặc độc hại.
Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nói chung từ qui trình công nghệ).
Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các nghành công nghiệp độc hại).
Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian
Là hỗn hợp có chứa một chất thải nguy hại đã được liệt kê.
Là một chất được qui định trong RCRA.
Phụ phẩm của quá trình xử lý CTNH cũng được coi là chất thải nguy hại trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại.
Định nghĩa của Philipin
Chất thải độc hại là các vật liệu vốn có tính độc hại, tính ăn mòn, chất gây kích thích, tính dễ cháy và tính gây nổ.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại
Mục đích của phân loại chất thải nguy hại là để tăng cường thông tin. Tùy vào mục đích sử dụng thông tin cụ thể mà có các cách phân loại sau:
Hệ thống phân loại chung : Đây là hệ thống phân loại dành cho những người có chuyên môn. Hệ thống phân loại nhằm đảm bảo tính thống nhất về các danh pháp và thuật ngữ sử dụng. Hệ thống phân loại này dựa trên đặc tính của CTNH. Theo cách phân loại này có hệ thống của UNEP, qui chế QLCTNH Việt Nam.
Hệ thống phân loại dành cho công tác quản lý: Nhằm đảm bảo nguyên tắc chất thải được kiểm soát từ nơi phát sinh đến nơi thải bỏ, xử lý cuối cùng. Hệ thống này tập trung xem xét con đường di chuyển của CTNH và nguồn phát sinh ra nó. Trong số này bao gồm :
Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh
Hệ thống phân loại theo đặc điểm
Hệ thống phân loại để đánh giá khả năng tác động đếùn môi trường :
Phân loại theo độc tính
Phân loại theo mức độ nguy hại
Hệ thống phân loại kĩ thuật: Đây là hệ thống phân loại đơn giản và dễ sử dụng đặc biệt cho những người không có chuyên môn về CTNH. Tuy nhiên, hệ thống này có giới hạn là không cung cấp thông tin đầy đủ về chất thải, khó sử dụng trong trường hợp chất thải không có trong danh mục.
Các hệ thống phân loại :
Phân loại theo UNEP
Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung.Dùng một số quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó.Vd: Butan, Nhóm 2, Khí dễ cháy-UN No 1011.
Nhóm 1: Chất nổ
Nhóm này bao gồm:
Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi vận chuyển hay những chất có khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác.
Vật gây nổ,ngoại trừ những vật gây nổ mà khi cháy nổ không tạo ra khói, không văng mảnh, không có ngọn lửa hay không tạo ra tiếng nổ ầm ĩ.
Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp
Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung dịch, khí hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa những khí, như tellurium và bình phun khí có dung tích lớn hơn 1 lít.
Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy
Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn hoặc bằng 61oC.
Nhóm 4 : Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
Phân nhóm 4.1 Các chất rắn dễ cháy
Gồm :
Chất rắn có thể cháy
Chất tự phản ứng và chất có liên quan
Chất ít nhạy nổ
Phân nhóm 4.2 Chất có khả năng tự bốc cháy
Gồm :
Những chất tự bốc cháy
Những chất tự tỏa nhiệt
Phân nhóm 4.3 Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo thành những hỗn hợp cháy nổ với không khí. Những hỗn hợp như thế có thể bắt nguồn từ bất cứ ngọn lửa nào như ánh sáng mặt trời, dụng cụ cầm tay phát tia lửa hay những ngọn đèn không bao bọc kĩ.
Nhóm 5 : Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ
Nhóm 5 được chia thành các phân nhóm :
Phân nhóm 5.1 : Tác nhân oxy hóa
Phân nhóm 5.2 : Các peroxit hữu cơ
Nhóm 6 : Chất độc và chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 6 được chia thành các phân nhóm :
Phân nhóm 6.1 : Chất độc
Phân nhóm 6.2 : Chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 7 : Những chất phóng xạ
Bao gồm những chất hay hợp chất tự phát ra tia phóng xạ. Tia phóng xạ có khả năng đâm xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa.
Nhóm 8 : Những chất ăn mòn
Bao gồm những chất tạo phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các mô sống, phá hủy hay làm hư hỏng hàng hóa, công trình.
Nhóm 9 : Những chất khác
Bao gồm những chất và vật liệu mà trong quá trình vận chuyển có biểu hiện mối nguy hại không được kiểm soát theo tiêu chuẩn các chất liệu thuộc nhóm khác. Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho phương tiện vận chuyển cũng như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của nhóm khác.
Phân loại theo TCVN
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải.
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm được trình bày trong bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Bảng phân loại chất thải nguy hại theo TCVN
STT
Loại chất thải
Mã số TCVN
6706-2000
Mô tả tính nguy hại
1.Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy
Chất thải lỏng
dễ cháy
1.1
Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy dưới 60 độ.
Chất thải dễ cháy
1.2
Chất thải không là chất lỏng, bốc cháy khi bị ma sát hoặc ở điều kiện áp suất, nhiệt độ khí quyển.
Chất thải có thể
tự cháy
1.3
Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
Chất thải tạo ra khí dễ cháy
1.4
Chất thải khi gặp nước, tạo ra phản ứng giải phóng khí dễ cháy hoặc tự cháy.
2. Chất thải gây ăn mòn
Chất thải có
tính axit
2.1
Chất thải lỏng có pH<2
Chất thải có tính
ăn mòn
2.2
Chất thải lỏng có thể ăn mòn thép với tốc độ > 6,35mm/năm ở 55 độ C
3. Chất thải dễ nổ
Chất thải dễ nổ
3
Là chất thải rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp rắn lỏng tự phản ứng hoá học tạo ra nhiều khí,ở nhiệt độ và áp suất thích hợp có thể gây nổ.
4. Chất thải dễ bị ôxi hoá
Chất thải chứa các tác nhân oxy hoá vô vơ
4.1
Chất thải có chứa clorat,pecmanganat,peoxit vô cơ…
Chất thải chứa peoxyt hữu cơ
4.2
Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc phân tử không bền với nhiệt nên có thể bị phân huỷ và tạo nhiệt nhanh,
5. Chất thải gây độc cho người và sinh vật
Chất thải gây
độc cấp tính
5.1
Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp xúc.
Chất thải gây
độc mãn tính
5.2
Chất thải sinh
ra khí độc
5.3
Chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc nước thì giải phóng ra khí độc.
6. Chất độc cho HST
Chất độc cho
hệ sinh thái
6
Chất thải có chứa các thành phàn có thể gây ra các tác động có hại đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học hoặc gây ảnh hưởng cho hệ sinh thái.
7.Chất thải lây nhiễm
Chất thải lây nhiễm bệnh
7
Chất thải có chứa các vi sinh vật sống hoăc độc tố của chúng có chứa các mầm bệnh .
Nguồn: Danh mục chất thải nguy hại tại Việt Nam
Phân loại theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp :
Các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại theo DOMINGUEZ, 1983.
Chế biến gỗ Chế biến cao su
Công nghiệp cơ khí Sản xuất xà phòng và bột giặt
Khai thác mỏ Công nghiệp sản xuất giấy
Sản xuất xà phòng và bột giặt Kim loại đen
Công nghiệp sản xuất giấy Lọc dầu
Sản xuất thép Nhựa và vật liệu tổng hợp
Sản xuất sơn và mực in Hóa chất BVTV
Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
Chất hữu cơ hay chất vô cơ
Nhóm hoặc loại chất ( dung môi hay kim loại nặng ).
Phân loại theo mức độ độc hại
Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50 ). Tổ chức Y tế thế giới phân loại theo bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Phân loại qua tính độc
Cấp độc
LD50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)
Qua miệng
Qua da
Dạng rắn
DạÏng lỏng
DaÏng rắn
Dạng lỏng
I A (rất độc )
I B (độc cao)
II (độc trung bình)
III ( ít độc )
<5
5-20
50-500
>500
<20
20-200
200-2000
>2000
<10
10-100
100-1000
>1000
<40
40-400
400-4000
>4000
Phân loại theo mức độ gây hại
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả năng tồn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải.
Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục đích kĩ thuật. Bảng 1.3 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống. Hệ thống này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác định các phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp.
Hệ thống này có thể mở rộng.
Bảng 1.3: Hệ thống phân loại kỹ thuật
Các loại chính
Đặc tính
Ví dụ
Nước thải chứa chất vô cơ
Thành phần chính là nước nhưng có chứa kiềm/axit và các chất vô cơ độc hại
Axit sunphuric thải từ mạ kim loại.
Dung dịch amoniac trong sản xuất linh kiện điện tử.
Nước bể mạ kim loại.
Nước thải chứa chất hữu cơ
Nước thải chứa dung dịch các chấ hữu cơ nguy hại.
Nước rửa từ các chai lpj thuốc trừ sâu.
Chất hữu cơ lỏng
Chất thải dạng lỏng chứa dung dịch hoặc hỗn hợp các chất hữu cơ nguy hại.
Dung môi halogen thải ra từ khâu tẩy nhờn và làm sạch.
Cặn của tháp chưng cất trong sản xuất hoá chất.
Dầu
Chất thải chứa thành phần là dầu
Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu dầu hoặc bồn chứa dầu.
Bùn, chất thải vô cơ
Bùn, bụi,chất rắn và các chất thải rắn chứa chất vô cơ nguy hại.
Bùn xử lý nước thải có chứa kim loại nặng.
Bụi từ quá trình xử lý khí thải của nhà máy sản xuất sắt thép và nấu chảy kim loại.
Bùn thải từ lò nung vôi
Bụi từ bộ phận đốt trong công nghệ chế tạo kim loại.
Chất rắn/bùn hữu cơ
Bùn,chất rắn và các chất hữu cơ không ở dạng lỏng
Bùn từ khâu sơn
Hắc ín từ sản xuất thuốc nhuộm
Hắc ín trong tháp hấp thụ phênol
Chất rắn trong quá trình hút chất thải nguy hại đổ tràn.
Chất rắn chứa nhủ tương dạng dầu.
Nguồn: Hazaduos Waste Management, Michael D.LaGrega
Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia theo bốn danh mục: F, K, P, U. Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F-chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng.Đó là các chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá trình tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của nghành mạ điện.
Danh mục K-chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các nghành công nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế biến gỗ, sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ cặn từ đáy tháp chưng cất aniline, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép, bụi lắng trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm này bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật.
1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải nguy hại
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
CTNH phát sinh từ các nguồn sau :
Các hoạt đôïng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Các bệnh viện, trung tâm Y tế.
Các dịch vụ đặc biệt như : các trạm xăng, dầu, các garage bảo trì xe ô tô, cửa hàng hóa chất BVTV…
Trong sinh hoạt.
Công nghiệp:
Ngành công nghiệp hoá chất (sản xuất ác quy, pin, axít, kiềm, dung môi, sơn keo, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, dược phẩm, thuốc nhuộm, phân hoá học, thuốc trừ sâu…) ngành chế biến dầu mỏ, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành chế biến gỗ, ngành luyện kim, khai khoáng,ngành xi mạ, ngành sản xuất linh kiện điện tử
Bệnh viện:
Do các hoá chất sử dụng trong bệnh viện bao gồm: formaldehit, phenols thường dùng làm các chất khử trùng, thuỷ ngân thường được dùng trong nhiệt kế, hoặc thiết bị để đo huyết áp. Có thể là do sự sử dụng một cách lãng phí (sử dụng hoá chất một cách lãng phí, vứt bỏ các dụng cụ y học như: kim tiêm, gạc, băng y tế…) các bệnh phẩm, các bộ phận, những chất lỏng của con người.
Từ sinh hoạt:
Chủ yếu là do sử dụng không đúng mức, và do sự thải bỏ của các vật dụng sau khi sử dụng từ các hộ gia đình bao gồm: những nguồn pin cũ, các hoá chất tẩy rửa, dụng cụ y tế, mĩ phẩm, các chất bảo vệ…
1.3. Tác động của chất thải nguy hại đối với con người và môi trường
Do các đặc tính dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, phản ứng, đôïc hại mà chất thải nguy hại có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, các sinh vật, gây nguy hiểm cho các công trình xây dựng và phá hủy môi trường sống tự nhiên. Các tác động lên sinh vật, con người hoặc môi trường được chia làm hai loại :
Tác động tức thời: do sự giải phóng CTNH ra môi trường bởi sự cố bất thường hoặc do tình trạng quản lý không tốt.
Tác động lâu dài: do sự xâm nhập và tích lũy của chất nguy hại trong cơ thể người.
Tác động tức thời
Các CTNH dễ cháy nổ và các chất ăn mòn, các chất phản ứng mạnh, chất có độc tính cao thuộc nhóm có tác động tức thời. Các chất dễ cháy nổ có thể dẫn đến các sự cố cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản, gây đình trệ sản xuất… Ngoài ra, các đám cháy cũng giải phóng vào môi trường một lượng lớn các chất ô nhiễm, gây nên các tác động tác động đến môi trường sống của con người và hệ sinh thái. Các sản phẩm khác của quá trình cháy có thể là mối nguy hại khác của sự cháy nổ. Một ví dụ cụ thể là CO cơ thể gây bệnh chết người hoặc nó làm cho máu mất khả năng vận chuyển oxy. Các chất độc khác như SO2, HCl… tạo ra từ quá trình đốt cháy các hợp chất có chứa lưu huỳnh hoặc Clo. Một số các chất hữu cơ khác là andehit là sản phẩm trung gian của quá trình đốt cháy không hoàn toàn, ngoài ra quá trình đốt cháy không hoàn toàn còn tạo ra các hợp chất đa vòng thơm có khả năng gây ung thư. Mối nguy hại của chất thải nguy hại được tóm tắt trong bảng 1.4
Bảng 1.4: Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường
Nhóm
Tên nhóm
Nguy hại đối với
người tiếp xúc
Nguy hại đối với môi trường
1
Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy
Hỏa hoạn, gây bỏng
Gây ô nhiễm không khí
Các loại này ở thể rắn khi cháy có thể sinh ra các sản phẩm cháy độc hại.
2
Chất ăn mòn
Ăn mòn, gây phỏng, hủy hoại cơ thể
khi tiếp xúc.
ô nhiễm không khí và nước
gây hư hại vật liệu
3
Chất thải dễ nổ
Gây tổn thương đến sức khỏe do sức ép, gây bỏng, dẫn tới
tử vong
Phá hủy công trình
Sinh ra các chất ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước
4
Chất thải dễ oxy hóa
Gây cháy nổ khi xảy
ra phản ứng hóa học
Ảnh hưởng đến da,
sức khỏe.
Gây ô nhiễm nước, đất
5,6
Chất độc
Ảnh hưởng mãn tính và cấp tính đến sức khỏe
Gây ô nhiễm nước, đất
7
Chất lây nhiễm
Lan truyền bệnh
Một vài hậu quả về môi trường
Các chất phản ứng, các chất oxy hóa mạnh tiềm ẩn các nguy cơ cho con người hơn là cho môi trường do chúng không bền, dễ bị phân hủy hoặc chuển hóa thành các chất khác. Quá trình phản ứng đó có thể phát sinh nhiệt, gây cháy nổ hoặc giải phóng các chất có tính độc vào môi trường hay tạo điều kiện cho các phản ứng cháy nổ xảy ra ở những chất khác. CTNH thường ăn mòn vật liệu gây hư hỏng các công trình, thùng chứa, nhà kho. Các chất ăn mòn còn có thể gây ra ăn mòn khi tiếp xúc với cơ thể con người đặc biệt là da. Trong các chất này có những chất gây bỏng rộp, tác động dị ứng bề mặt hoặc gây hại tới lớp biểu bì nằm sâu bên trong.
Hơi hoặc bụi hô hấp
CTNH
Xâm nhập vào cơ thể con người
Nước mặt
Hấp thụ bởi động thực vật
Chuỗi thức ăn
Uống
Nước ngầm
Không khí
Phát thải khí
chảy tràn
thấm
Nước cấp
Hình 1.1: Sơ đồ các tuyến xâm nhập chất thải nguy hại vào cơ thể con người
Tác động lâu dài
Sự phát thải các thành phần chất thải nguy hại ra môi trường bên ngoài có thể thông qua các quá trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước, thấm. Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của đất và không khí. CTNH được chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh rò rỉ gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm.
CTNH có thể ảnh hưởng trực tiếp qua con người thông qua các tuyến hô hấp, tiêu hóa hay qua da, mắt. Các tuyến mà chất thải xâm nhập vào cơ thể người được thể hiện thông qua sơ đồ 1.2 như sau:
Tieáp xuùc
Hoâ haáp Tieáp xuùc qua da Ăn uoáng
Daï daøy
Phổi Heä thoáng maùu, baïch huyeát
Chaát loûng Thaän Gan
Tuùi
phoåi Löu tröõ trong moâ Baøng quan Maät
môõ, xöông vaø caùc teá
baøo khaùc
Thôû ra ngoaøi Baøi tieát Nöôùc tieåu Phaân
khoâng khí
Loaïi boû chaát
Hình 1.2: Sự tiếp xúc và tích lũy CTNH đối với con người
Sau đây là một số chất độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cùng các tác động môi trường cụ thể :
Dung môi :
Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước. Các dung môi thân mỡ khi tan trong môi trường sẽ tích tụ trong mỡ bao gồm cả hệ thần kinh. Hơi của dung môi rất dễ được hấp thu qua phổi có nhiều loại dung môi hữu cơ gây độc tính cấp và mãn tính cho con người và động vật khi tiếp xúc.
Một số dung môi hữu cơ thường gặp là benzen, toluen, xylen, etylbenzen, xyclohexan. Các dung môi này có thể hấp thụ qua phổi và qua da. Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Benzen tích lũy trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn AND di truyền. Liều hấp thụ benzen từ 10-15 mg có thể tử vong. Các dung môi kia có tác dụng độc hại tương tự nhưng độc tính thấp hơn.
Các hydrrocacbon
Các chất halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng đều là các chát dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan thận như triclometan, tetra clorocacbon, tricloroetylen…các hợp chất phức tạp còn có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể động thực vật khi hấp thu chúng như PCBs, DDT...
Các kim loại nặng
Các kim loại nặng gây hại đáng kể cho môi trường. Với hàm lượng cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động của sinh vật. Tuy nhiên tác động nguy hại đáng quan tâm của chúng là lên sưc skhỏe con người. Do sự xâm nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó có thẻ phát hiện và ngăn ngừa.
Một số kim loại nặng tiêu biểu là Cr (VI), thủy ngân, As, Cd.
Các chất có độc tính cao
Các chất có độc tính cao gây ngộ độc hoặc gây tử vong cho người nếu xâm nhập và tích lũy trong cơ thể dù với lượng nhỏ. Dưới đây là một số độc chất thường gặp:
Chất rắn: antimon, cadmi, chì, bery, asen, selen, muối cyanua và các hợp chát của chúng.
Chấùt lỏng: thủy ngân, dung dịch các chất rắn ở trên, hợp chất vòng thơm…
Chất khí: hydrocyanua, photgen, khí halogen, dẫn xuất của halogen…
Một số chất gây đột biến ở người và động vật hữu nhũ, gây ra các tác động lâu dài lên sức khỏe con ngươiø và môi trường như carcinogens, asbetos. PCBs…
Do tác động mà chất thải gây ra cho con người và môi trường rất lớn và không thể đo lường trước được nên việc quản lý chặt chẽ CTNH là điều tất yếu.
Chất thải nguy hại trước khi xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường:
Hô hấp
Qua da
Qua hệ tiêu hóa
Chất nguy hại tồn tại trong môi trường đất, nước, khí, thực phẩm, nước uống.
CTNH trước khi xâm nhập vào cơ thể con người được biến đổi như sau:
Hướng và khoảng cách bay của bụi
Xem xét hướng và tốc độ thâm nhập vào không khí
Sự thải tiềm tàng của bụi và các hạt tạm thời
Sự bay hơi tiềm tàng của chất ô nhiễm từ địa điểm đó
Chất ô nhiễm thâm nhập vào không khí
Xem xét sự di chuyển của hóa chất vào nước ngầm
Đánh giá sự dịch chuyển vào hoa màu và vật nuôi do con người tiêu thụ
Đánh giá sự dịch chuyển vào nước bề mặt.
Đánhgiá số phận môi trường này
Nhận dạng những người tiếp xúc trực tiếp
Các chất gây ô nhiễm tác động đến trồng trọt và chăn nuôi ?
Sự thẩm thấu vào nước ngầm
Các chất gây ô nhiễm tác động đến nước mặt ?
Xác định diện tích vùng không khí bay lên và nồng độ đất
Có
không
Có
không
không
Có
Hình 3.1: Đánh giá số phận chất thải nguy hại và sự vận chuyển trong môi trường không khí
CTNH đi vào không khí thông qua sự hóa hơi từ môi trưong đất, nước, từ sự chất thải rắn hay được thải ra từ ống khói các nhà máy. Sau đó chất thải có sự biến đổi trong môi trường không khí, sự biến đổi đó có thể là sự kết hợp với bụi, hơi nước, các thành phần khác có trong khí quyển. Thời gian tồn tại cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm sẽ quyết định sự biến đổi của chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm có thể mất đi do biến đổi, sa lắng vào môi trưòng đất, nước hoặc sự hấp thụ của con người và động thực vật.
Chất nguy hại đi vào cơ thể con người thông qua việc con người sử dụng trực tiếp các thực phẩm bị nhiễm độc hoặc tiếp xúc bẵng cách hít thở. Mức độ gây độc của chất nguy hại tùy thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm và mức độ đào thải chất đôïc của cơ thể con người.
Đánh giá đường tiếp xúc với nước ngầm
Dự báo cho những người tiép xúc trực tiếp với đất bị ô nhiẽm
Chất gây ô nhiễm thâm nhập vào đất
Dự báo tốc độ thẩm thấu của hóa chất vào đất
Hóa chất có thể gay ảnh hưởng đén nước mặt
Các loại vật nuôi có tiếp xúc với đất không ?
Các chất gây ô nhiễm dễ bay hơi hoặc sinh ra bụi hay không?
Đánh giá lượng chất ô nhiễm do vật nuôi và hoa màu mà con người tiêu thụ
Đánh giá sự chuyển dịch của hóa chất vào không khí
có
không
không
không
có
có
Từ môi trường đất:
Hình 1.4: Đánh giá số phận chất thải nguy hại và sự vận chuyển trong môi trường đất
Đánh giá hướng và tốc độ thâm nhập
Đánh giá khoảng cách xuôi dòng hoặc hướng của dòng sông
Dự báo về nồng độ trong nước bề mặt.
Đánh giá cường độ thải của nguồn và mức độ phai nhạt
Dự báovề nồng độ trong trầm tích
Chất ô nhiễm thâm nhập và nước bề mặt
Nhận dạng người tiếp xúc trực tiếp với nước bề mặt và trầm tích
Sự trao đổi giữa nước mặt và nước ngầm
Chất ô nhiễm bay hơi
Nước sử dụng cho mục đích tưới, chăn nuôi, thương mại,thể thao, nuôi cá.
Đánh giá sự dịch chuyển vào nước ngầm
Đánh giá sự dịch chuyển vào không khí
Đánh giá sự dịch chuyển vào hoa màu và vật nuôi do con người tiêu thụ
có
có
có
không
không
không
Hình 1.5: Đánh giá số phận chất thải nguy hại và sự vận chuyển trong môi trường nước
Chất nguy hại trong môi trường nước tồn tại do sự sa lắng từ không khí hoặc do sự thải bỏ thẳng vào dòng nước. Chất nguy hại khi vào môi trường có sự biến đổi mà nó có thể gia tăng mức độ độc hay suy giảm. Chất nguy hại xâm nhập cơ thể người thông qua thực phẩm bị nhiễm độc hay tiếp xúc trực tiếp.
1.4. Quản lý chất thải nguy hại tại Việt nam
Quản lý chất thải nguy hại là hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại kể từ khi phát sinh đến khi được xử lý đến bước cuối cùng.
Có nhiều cách thức để lựa chọn khi thực hiện quản lý chất thải nguy hại tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì trong đa số các trường hợp thì cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp.
Các phương pháp quản lý
Cơ cấu chính sách mục đích là phát triển và tập hợp một cách toàn diện chính sách quản lý chất thải với các đối tượng chính sách có thể đạt được.
Công cụ:
Mục tiêu giảm thiểu
Chính sách chất thải đặc biệt
Khuyến khích
Hình phạt
Trợ giá và kế hoạch phát triển công nghiệp
Cơ cấu luật mục đích là tạo nên cơ sở pháp lý thống nhất, đảm bảo môi trường công bằng với các đối tượng.
Công cụ:
Luật bảo vệ môi trường
Quyết định 155 về quản lý chất thải nguy hại
Các tiêu chuẩn về phân loại, dấu hiệu cảnh báo đối với CTNH.
Công cụ hành chánh mục đích là thực hiện và hỗ trợ việc thi hành cơ cấu luật và cơ cấu chính sách.
Công cụ:
Các giấy phép
Thanh tra, giám sát
Xử phạt, thu hồi giấy phép.
Giáo dục cộng đồng mục đích là nâng cao nhận thức, nhiệm vụ và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý chất thải.
Công cụ:
Chiến dịch truyền thông chung
Chương trình truyền thanh, truyền hình
Các thông tin báo chí, tờ rơi, áp phích
Chương trình dạy trong các trường học
Cơ cấu kinh tế mục đích là tạo tình trạng kích thích về kinh tế cũng như sự ổn định về thị trường.
Công cụ:
Các loại phí, thuế
Các khoản cho vay, trợ giúp
Giấy phép xả thải
Tạo thị trường
Hệ thống kỹ thuật mục đích đảm bảo tách chất thải khỏi dòng luân chuyển và đưa về trạng thái ít độc hại sau đó sẽ được thải bỏ.
Công cụ:
Thu gom, vận chuyển.
Chế biến và xử lý.
Phục hồi năng lượng.
Thải bỏ phần còn lại.
Hệ thống thông tin mục đích là tăng cường sự hiểu biết về chất thải cũng như nắm bắt kịp thời tình trạng hiện tại.
Công cụ:
Xác định lượng thải, dạng cũng như nguồn thải.
Phân tích thành phần chất thải.
Thống kê qua từng thời kỳ.
Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại có rất nhiều khâu liên quan chặt chẽ với nhau, đòi hỏi phải được giám sát chặt chẽ bởi chủ nguồn thải và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
Thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại được ưu tiên theo thứ tự sau:
Giảm thiểu chất thải tại nguồn
Loại trừ sự phát sinh
Giảm tiểu sự phát thải
Tái chế, tái sử dụng
Biến đổi thành chất không độc hại hoặc ít độc hại
Xử lý vật lý/hoá học
Xử lý sinh học
Xử lý nhiệt
Thải bỏ an toàn
Thải vào đất
Thải vào nước
Thải vào khí quyển
Hình 1.6: Các bước của quá trình quản lý CTNH
Giảm thiểu chất thải tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kì chất thải nguy hại nào đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa ra môi trường. Thông thường, có hai biện pháp chính để giảm thiểu chất thải tại nguồn:
Thay đổi cách quản lý
Vận hành sản xuất và thay đổi quá trình sản xuất.
Những cải tiến trong quản lý, vận hành sản xuất
Cải tiến cách thức vận hành cần thực hiện
Những cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất
Cải tiến cách thức vận hành cần thực hiện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, bảo trì thiết bị, sử dụng và lưu trữ nguyên vật liệu khô, bảo quản sản phẩm, lưu trữ và quản lý chất thải.các nội dung cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất bao gồm:
Quản lý, lưu trữ nguyên vật liệu và sản xuất
Những cải tiến về điều độ sản xuất
Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn
Tách riêng các dòng thải
Huấn luyện nhân sự
Thay đổi quá trình sản xuất
Thay đổi quá trình sản xuất bao gồm thay đổi nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ và thiết bị. Tất cả những thay đổi này nhằm giảm lượng phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Thay đổi về quá trình có thể thực hiện nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn là thay đổi về sản phẩm và kỹ thuật.
Thay đổi về kỹ thuật và công nghệ
Cải tiến qui trình sản xuất
Điều chỉnh các thông số vận hành quá trình
Những cải tiến về vận hành quá trình
Những cải tiến về tự động hóa
Tận dụng chất thải: Tái chế và tái sử dụng là những giải pháp tận dụng được ưu tiên sau giải pháp giảm thiểu tại nguồn. Nó cũng được biết đến dưới nhiều tên gọi như tái sinh (recycle), tái sử dụng(reuse), tái chế (reclemation), hoặc phục hồi( recovery).
Tái sử dụng: Tái sử dụng là cử dụng lại một sản phẩm nhiều lần nếu có thể, nhằm giảm lượng chất thải và giảm các nguồn lực phải sử dụng để tạo sản phẩm mới. Tái sử dụng bao hàm cả bán cho việc sử dụng hay sửa chửa để dùng tiếp, hoặc sử dụng sản phẩm vào nhiều mục đích.
Tái sinh hoặc tái chế :Tái sinh, tái chế là quá trình biến chất thải tạo thành sản phẩm mới được sử dụng như nguyên vật liệu của sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng nhằm tạo ra hiệu quả về kinh tế, xã hội hay môi truờng…
Phục hồi: Phục hồi là quá trình tạo lại các tính năng sử dụng sản phẩm như ban đầu.
Các phương pháp phục hồi chất thải và phạm vi ứng dụng:
Để phục hồi hóa chất có ích trong chất thải người ta ứng dụng các phương pháp hóa lý dựa vào đặc điểm của hóa chất để tách hóa chất ra khỏi chất thải và thu hồi chúng sau khi tách. Mỗi phương pháp có một phạm vi ứng dụng khác nhau dựa vào nguyên lý của phương pháp và tính chất của chất thải.
Bảng 1.5: Mô tả các biện pháp tái sinh cho CTNH
Quá trình xử lý
Chất thải nguy hại
Các dạng chất thải
Chất ăn mòn
Hợp chất cyanua
Dung môi halogen
Dung môi phi halogen
Chất hữu cơ chứa clo
Chất hữu cơ khác
Chất thải nhiểm dầu
PCBs
Chất lỏng nhiễm kim loại
Chất lỏng nhiẻm bẩn hữu cơ
Chất có hoạt tính
hóa học
Đất ô nhiễm
Chất lỏng
Chất rắn ăn mòn hay bùn nhão
Chát khí
Hấp phụ bằng than hoạt tính
X
X
X
X
Trao đổi ion
X
X
X
X
Chưng cất
X
X
X
X
X
Điện phân
X
X
Thủy phân
X
X
Trích ly
X
X
X
X
X
x
Tách bằng màng
X
X
X
Tách khí,hơi
X
X
X
X
X
X
Bay hơi qua lớp film
X
X
X
X
Làm lạnh, tinh thể hóa
X
X
X
X
X
X
X
Tái sinh có phạm vi ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và trong nhiều lãnh vực do mang lại các lợi ích :
Tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn nguồn lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất
Ngăn ngừa sự phát tán chất độc vào trong môi trường
Cung cấp nguyên vật liệu có giá trị trong công nghiệp
Kích thích phát triển những qui trình sản xuất sạch hơn
Tránh phải thực hiện quá trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn chất thải.
Lựa chọn phương pháp ưu tiên dựa trên mức độ phòng tránh rủi ro:
Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy
Tái sinh bên ngoài nhà máy
Bán cho mục đích tái sử dụng
Tái sinh năng lượng
1.5. Kỹ thuật trong xử lý chất thải nguy hại
Khi chưa thực hiện được chương trình giảm thiểu CTNH tải lượng chất thải sinh ra lớn và tích lũy ngày càng nhiều. Khi triển khai các biện pháp giảm thiểu tận dụng chất thải, lượng chất thải giảm đi nhưng chúng vẫn tồn tại ngoài môi trường. Do đó chúng ta cần thải bỏ chúng một cách an toàn.
Trong thời gian nghiên cứu và triển khai các biện pháp giảm thiểu chất thải, các nhà máy vẫn sản xuất nên chất thải vẫn tiếp tục thải vào môi trường. Do vậy phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Các biện pháp được áp dụng là:
Các phương pháp hóa học và vật lý
Hai cách xử lý CTNH :
Xử lý CTNH bằng phương pháp vật lý nhằm tách các thành phần nguy hại ra khỏi CTNH bằng phương pháp tách pha.
Xử lý CTNH bằng phương pháp hóa học nhằm thay đổi tính chất hóa học của chất thải nhằm đưa nó về dạng ít nguy hại hơn hoặc không nguy hại.
Một số phương pháp xử lý hóa lý có thể áp dụng trong xử lý CTNH:
Lọc: Lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất (khí, lỏng hay dạng kem…) khi đi qua môi trường vật liệu lọc. Các hạt rắn được giữ lại ở vật liệu lọc. Quá trình lọc được thực hiện do chênh lệch áp suất do trọng lực, áp suất dư hay do chân không.
Kết tủa: Kết tủa là quá trình chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hóa học tạo tủa hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch(pH) thay đổi điều kiện vật lý (nhiệt độ) để giảm độ hòa tan của chất cần kết tủa hay kết tinh. Phương pháp kết tủa thưòng dùng kết hợp với quá trình tách chất rắn như lắng, ly tâm , lọc
Oxy hóa khử: Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng trong đó trạng thái oxy hóa của một chất tăng trong khi trạng thái oxy hóa của một chất giảm xuống. Nguời ta trộn chất thải với hóa chất xử lý để thay đổi trạng thái oxy hóa của chất cần làm giảm tính độc hại.
Bay hơi: Bay hơi là phương pháp cấp nhiệt để làm bay hơi chất lỏng. Phương pháp này dùng để thu hồi chất thải nguy hại có thể bay hơi hoặc làm giảm thể tích chất thải.
Đóng rắn và ổn định chất thải: Phương pháp này làm giảm tính lưu động của chất thải nguy ại trong môi trường; làm chất thải ổn định thể tích; giảm hoạt tính;
giảm bề mặt tiếp xúc với môi trường; tránh rò rỉ hay lan truyền.
Đóng rắn là quá trình bổ sung vật liệu vào chất thải nhằm tạo nên chất rắn.Ổn định là quá trình chuyển chất thải về dạng ổn định hóa học. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả khái niệm đóng rắn nhưng cũng bao gồm cả việc biến đổi thành phần hóa hóa học của chất thải.
Cố định hóa học là biến đổi chất độc hại thành dạng mới ít độc hại hơn.
Bao gói là quá trình bao phủ hoàn toàn hay sử dụng hàng rào bao khối chất thải bằng một chất khác.
Chất kết dính vô cơ thường dùng là ximăng, vôi, thạch cao, silicat.
Chất kết đính hữu cơ thường dùng là epoxy, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ure formaldehit.
Bảng 1.5: Trình bày các phương pháp xử lý hóa lý và các loại chất thải tương ứng
Quá trình xử lý
Chất thải nguy hại
Dạng chất thải
Chất ăn mòn
Hợp chất cyanua
Dung môi halogen
Dungmôi phi halogen
Chát hữu cơ chứa clo
Chất hữu cơ khác
Chất thải nhiễm dầu
PCBs
Chất lỏng nhiểm bẩn kim lại
Chất lỏng nhiểm bẩn hữu cơ
Chất có hoạt tính hóa học cao
Đất nhiễm bẩn
Chất lỏng
Chất rắn hoặc bùn
Chát khí
Lọc
x
X
X
X
x
x
x
x
x
Kết tủa
X
x
x
Oxy
x
x
x
Ozone hóa
x
X
x
x
x
x
Bay hơi
X
x
X
x
x
x
x
Đóng rắn
x
x
x
Ổn định
X
X
x
x
Các phương pháp xử lý sinh học
CTNH cũng có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếu khí và yếm khí như chất thải thông thường. Tuy nhiên bổ sung chủng loại vi sinh phải thích hợp và điều kiện tiến hành phải được kiểm soát chặt chẽ.
Quá trình hiếu khí: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình hoạt động của vi sinh vật chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ trong điều kiện có oxy. Sản phẩm sinh ra là CO2 và H2O.
Quá trình kị khí :Quá trình xử lý sinh học kị khí là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành các chất vô cơ trong điều kiện không có oxy. Sản phẩm của quá trình phần lớn là CH4 ngoài ra còn có H2S, N2, NH3,H2 và CO2.
Các phương pháp nhiệt
Đốt
Đốt là quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao bằng oxy không khí. Bằng cách đốt CTNH, ta có thể giảm thể tích của nó đến 80 – 90 %. Nhiệt độ phải cao hơn 850o C. sản phẩm cuối cùng là tro, CO2 , nước…
Sử dụng chất thải nguy hại làm nhiên liệu
Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với nhiên liệu nhằm tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt. Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 10 -25 % tổng khối lượng nhiên liệu.
Phương pháp xử lý bằng nhiệt được trình bày trong bảng 1.7
Bảng 1.7: Trình bày các phương pháp xử lý bằng nhiệt
Quá trình xử lý
Chất thải nguy hại
Dạng chất thải
Chất ăn mòn
Hợp chất cyanua
Dung môi halogen
Dungmôi phi halogen
Chát hữu cơ chứa clo
Chất hữu cơ khác
Chất thải nhiễm dầu
PCBs
Chất lỏng nhiểm bẩn kim lại
Chất lỏng nhiểm bẩn hữu cơ
Chất có hoạt tính hóa học cao
Chất thải lây nhiểm
Đất nhiễm bẩn
Chất lỏng
Chất rắn hoặc bùn
Chát khí
Đốt
Phun chất lỏng
X
X
X
x
x
x
x
Lò đốt thùng quay
X
X
X
x
x
x
X
x
x
x
x
Lò đốt tầng sôi
X
X
X
x
x
x
X
x
x
x
Thiêu đốt chát thải lây nhiểm
x
x
x
Đốt tận dụng nhiệt
Lò hơi
x
X
X
x
x
x
Các quá trình công nghiệp
x
X
x
x
x
x
Nhiệt phân
Nhiệt phân thông thường
x
X
X
x
X
x
x
Plasma
x
X
X
x
x
x
x
Kết hợp
Trộn với nhựa đường
x
x
X
x
x
Nung xi măng
x
x
X
x
x
x
Nấu thủy tinh
x
X
X
x
x
x
x
x
x
c. Nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình phân hủy bằng nhiệt trong điều kiện không có oxy. Giai đoạn một là quá trình khí hóa chất thải bằng cách nung nóng. Giai đoạn hai là giai đoạn đốt cháy khí đã sinh ra trước đó. Sản phẩm cuối cùng là tro và khí của quá trình đốt.
d. Thải bỏ
Sau khi xử lý, quá trình còn lại một lượng cặn không thể tiếp tục xử lý như tro của quá trình đốt. Biện pháp cuối cùng để giải quyết chất thải này là thải bỏ an toàn.
Thải bỏ an toàn nghĩa là chuyển chất thải về dạng ít nguy hại hơi, dảmm bảo khong có sự rò rỉ, di chuyển trong môi trường. Chất thải cần được làm giảm hoạt tính và cố định trước khi được đưa vào môi trường.
Đối với chất thải nguy hại, thải bỏ an toàn được coi là phương pháp lưu trữ an toàn và ít tốn kém đối với phần cặn còn lại. Các tổ chức phải chứng minh được khả năng chuyên môn cũng như thảm quyền để thực hiện công việc. Các nhà máy hay cơ sở sản xuất nhỏ lượng chất thải tạo ra tương đói ít nên việc tự tiêu hủy rất tốn kém do đó cần tập trung vào các nhà máy xử lý tập trung hoặc vào bãi chôn lấp an toàn.
Có nhiều cách thải bỏ an toàn như chôn lấp hoặc thải vào giếng sâu hay các hầm mỏ.
Chôn lấp an toàn
Hiện nay, phương pháp thải bỏ thông dụng nhất là chôn lấp an toàn. Chôn lấp là môït trong những biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường.trong quá trình thải bỏ chất thải nguy hại, người ta kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh, thực hiện giám sát môi trường, bảo trì bãi thải sau đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố xảy ra.
Thải bỏ xuống giếng sâu
Các CTNH dạng lỏng đuộc bơm qua các đường ống xuống bên dưới địa tầng xốp và khô hoặc khe nứt của các vùng đất đá bên dưới cách xa tầng nước. Chất lỏng ngấm vào tầng xốp và bị cô lập với nguồn nước. Phương pháp này không được áp dụng rộng rãi với lý do :
Chỉ áp dụng được với chất thải nguy hại dạng lỏng.
Chi phí khảo sát địa tầng khu vực lớn.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6
2.1. Điều kiện xã hội
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Quận 6
Vị trí hành chính địa lý:
Quận 6 là Quận nội thành có vị trí cửa ngõ phía tây Thành phố. Quận 6 giáp với các Quận sau:
Bắc giáp Quận Tân Phú, Quận 11
Nam giáp Quận 8
Tây giáp Quận Bình Tân
Đông giáp Quận 5
Diện tích Quận 6 là 7,14 km2 (chiếm 0,34% so với toàn thành phố), với dân số 241902 người, toàn Quận có 14 phường (gồm 49870 hộ trong đó có khoảng 5000 hộ sống trong các khu nhà lụp xụp và trên các kênh bị ô nhiễm nặng, thiếu cơ sở hạ tầng.
Địa hình:
Về vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ, Quận 6 có diện tích rộng 7,14 km2, chiếm khoảng 0,34% toàn diện tích thành phố. Diện tích của các phường không đồng đều nhau. Trong đó, phường 10 có diện tích lớn nhất là 0,21 km2.
Cao độ quận 6 thấp hơn các quận nội thành khác, với cao độ trung bình + 1m trên mực nước biển, tại khu trũng nhất chỉ là 0,5m. Khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi triều cường.
Đặc điểm khí hậu:
Là một quận nội thành của TPHCM, đặc điểm khí hậu của Quận 6 đều mang tính đặc trưng của khí hậu TPHCM, có khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là 150C với hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng năm đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.979 mm/năm, ít có mưa kéo dài. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 79,5%. Do vị trí địa lý của TPHCM thuộc nữa bán cầu bắc nên có hiện tượng tháng nắng nhiều hơn tháng mưa hoặc ngược lại. Số giờ nắng trung bình trong năm đạt từ 160 giờ đến 270 giờ/năm.
Điều kiện kinh tế - xã hội quận 6
Điều kiện kinh tế:
Quận 6 có hệ thống giao thông nối liền trung tâm với các Quận 5, 11, 8, Tân Phú, Bình Tân, có những đường xuyên Quận nên rất thuận lợi cho việc giao thông và phát triển các Khu thương mại – dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến sự hình thành các chợ lớn và khu thương mại dọc theo những trục đường chính.
Do quận 6 có vị trí chiến lược về vận chuyển, trao đổi hàng hóa, cơ cấu kinh tế của quận 6 gồm các thành phần kinh doanh, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 14%.
Các ngành chủ yếu và tốc độ phát triển: các ngành nghề chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế bao gồm: sản xuất cao su, dệt, nhựa, may mặc, sản xuất giày, túi sách…
Trên toàn quận 6 có 2.653 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh ( doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty cổ phần, các cơ sở sản xuất công nghiệp các thể ) thu hút 21.649 lao động.
Điều kiện xã hội:
Quận 6 có diện tích là 7,14 km2 với mật độ dân số khá cao ( 37.503 người/km2 ). Quận 6 thuộc khu vực hạ lưu của hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm, có nhiều chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư với nhiều chung cư – cư xá.
Dân số
Hiện nay, Quận 6 có dân số khá đông ( 251.912 người ) với mật độ dân số khá cao 35.282 người/km². Sự tăng trưởng dân số của quận 6 từ năm 2003 đến năm 2009 được thống kê trong bàng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Thống kê dân số Quận 6
Năm
Dân số (người)
Tỷlệ (%/năm)
2004
267.773
0.74
2005
265.806
1.31
2006
262.379
1.69
2007
258.014
1.37
2008
254.510
1.32
2009
251.182
1.76
2010
251.912
0.31
Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM, 2010
Trong tổng số 251.912 người, tổng số người thuộc dân tộc kinh chiếm 71,54%, số còn lại là dân tộc Hoa và các dân tộc thiểu số khác được trình bày trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Thống kê tỷ lệ dân số Quận 6 chia theo dân tộc
STT
Dân tộc
Tỷ lệ nữ trong từng dân tộc (%)
Tỷ lệ từng dân tộctrong tổng số (%)
1
Kinh
52,55
71,54
2
Tày
43,98
0,02
3
Thái
49,48
0,00
4
Hoa
50,44
28,08
5
Khơ me
49,15
0,11
6
Mường
44,53
0,01
7
Nùng
44,27
0,01
8
Chàm
39,99
0,20
9
Dân tộc khác
42,41
0,01
10
Người nước ngoài
45,52
0,02
Nguồn: Phòng Thống kê Quận 6, 2010
Giáo dục
Quận 6 có hệ thống giáo dục nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của Quận. Trường học thuộc Quận bao gồm các khối: mầm non ( 16 trường ), tiểu học ( 16 trường ), trung học cơ sở ( 9 trường ), trung học phổ thông ( 3 trường thuộc sự quản lý của Thành phố ). Ngoài ra, Quận 6 còn có 62 lớp phổ cập giáo dục ( bao gồm tiểu học và trung học cơ sở ), 1 trường bổ túc văn hóa.
Y tế
Toàn Quận có 1 bệnh viện, 1 nha học đường, 1 phòng khám, 1 đội y tế dự phòng, 14 trạm y tế cấp phường.
Trên toàn Quận 6 có 478 cơ sở y tế tư nhân, bao gồm: phòng mạch, phòng nha khoa, nhà hộ sinh, nhà thuốc tây, đông dược, sản xuất đông dược... trong đó, có 313 cơ sở đang lần lượt ký hợp đồng ( 220 cơ sở đã chính thức ký hợp đồng ), khối lượng thu gom ước chừng 100 đến 120kg/ngày. Trên cơ sở phối hợp tốt giữa công ty Dịch vụ Công ích quận với trung tâm y tế quận, phòng Quản lý Đô thị ( tổ Tài nguyên và Môi trường ), công ty Dịch vụ Công ích quận thực hiện ký hợp đồng đối với các cơ sở y tế tư nhân ngày càng nhiều hơn.
Công tác thu gom CTR y tế tại công ty Dịch vụ Công ích được giao cho 1 công nhân chuyên trách. Thời gian lấy rác được tiến hành cả ngày lẫn đêm. Phương tiện thu gom: sử dụng xe gắn máy cá nhân.
2.3. Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 6
Quận 6 có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn có nhiều chợ lớn, nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư và nhiều chung cư – cư xá, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ mang tính chất hộ gia đình tập trung khá nhiều tại Quận 6. Do những đặc điểm như trên nên các vấn đề môi trường của Quận 6 có liên quan tới các lĩnh vực sau:
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Do nền kinh tế chủ yếu của Quận 6 là tiểu thủ công nghiệp ( toàn Quận 6 có 10.135 hộ kinh doanh, 2.495 cơ sở sản xuất và 158 doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã ), hoạt động với qui mô nhỏ dạng hộ gia đình, máy móc thiết bi lạc hậu, tự chế và nguồn vốn sản xuất nhỏ, việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ rất hạn chế nên khi đưa vào sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, hiện nay trên toàn Quận 6 có 58 cơ sở, công ty trong danh sách di dời, trong đó có 50 cơ sở, công ty đã di dời và đang triển khai di dời, 8 đơn vị còn lại đang trong quá trình di dời.
b. Lĩnh vực xây dựng
Tốc độ xây dựng nhà cửa tại Quận 6 rất cao. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường trong lĩnh vực này còn có hạn chế. Tình trạng một số xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên lề đường và tập kết bừa bãi đã làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan đô thị của Quận.
Cộng đồng dân cư
Do tình hình phát triển kinh tế và dân nhập cư sống trên địa bàn ngày càng gia tăng nên lượng CTNH thải ra mỗi ngày càng lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp thu gom hợp lý và hiệu quả. Nhận thức của một số người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao nên vẫn có tình trạng đổ rác bừa bãi.
Lĩnh vực giao thông
Do giao thông Quận nối liền với vùng trung tâm của thành phố và các Quận vùng ven vì vậy một số tuyến đường chính của Quận thường xuyên bị quá tải vào các giờ cao điểm như đường Hồng Bàng, Hậu Giang, Kinh Dương Vương…Do đó, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông thải vào không khí ở các khu vực này vào giờ cao điểm thường rất cao nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cư ngụ tại đây.
e. Chất lượng môi trường chung của quận 6
Nước thải:
Nhìn chung qua đợt khảo sát và kiểm tra môi trường kết hợp giữa Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và UBND Quận 6 thì hầu hết các cơ sở công nghiệp trên địa bàn quận đều chưa chú trong đến việc xử lý nước thải sản xuất trước khi thải ra môi trường. Nước thải sản xuất tại các cơ sở thường được lắng lọc, tách cặn bằng hố ga rồi sau đó thải thẳng ra cống, các kênh rạch trong địa bàn với nồng độ các chất ô nhiễm thường vượt tiêu chuẩn nguồn loại C TCVN 5945-2005
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở, Viện Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích 6/11 cơ sở điển hình và cho kết quả ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở trên địa bàn quận 6
Thông số
Đơn vị
Kết quả phân tích nước thải
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
NT6
pH
mg/l
11,3
7,7
6,5
6,4
2,7
7,4
Cặn lơ lửng
mg/l
621
0
51
490
1.200
120
COD
mg/l
4.190
38
430
4270
24960
26
BOD
mg/l
1.280
22
180
1310
9700
14
Dầu mỡ
mg/l
1,8
0,4
1,2
2,88
0,25
1,8
Tổng P
mg/l
3,7
8,4
3,8
2,2
6,0
0,8
Tổng N
mg/l
7
2,5
4,5
23
122
3,5
Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường ngày 1/12/2010
Ghi chú:
Ký hiệu Lượng nước thải Ngành sản xuất
NT1: Công ty TNHH Lâm Hưng 3m3/ngày In ấn bao bì
NT2: Công ty Cổ phần Tân Tiến 25m3/ngày Dệt may
NT3: Công ty TNHH Hồng Phát 15m3/ngày In vải
NT4: Công ty TNHH Thái Bình 2 30m3/ngày Giấy tái sử dụng
NT5: Công ty Cổ phần thực phẩm 20m3/ngày Nước tương
Hải Nam
NT6: Công ty Cổ phần thủy tinh 15 m3/ngày Nấu thủy tinh
Nam Phát
Kết quả phân tích 6 cơ sở trên cho thấy nước thải đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, chủ yếu là hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD và COD khá cao. Có thể nói nước thải của các ngành dệt nhuộm, thực phẩm, sản xuất giấy tái sinh thì vấn đề ô nhiễm nước thải là đặc biệt nghiêm trọng nếu không được xử lý.
Không khí
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng bụi tại 11 cơ sở đo đạc thì có 10 cơ sở đã vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu dân cư, trong đó các công ty, xưởng mộc có hàm lượng bụi cao nhất (vượt 7 lần cho phép).
Các cơ sở sản xuất có giá trị nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu dân cư cần có biện pháp khắc phục.
Các chất ô nhiễm như: SO2, NO2, CO tại tất cả các điểm đo đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường xung quanh. Do đặc thù của ngành nghề sản xuất nên một số cơ sở đã có dấu hiệu ô nhiễm dung môi.
Hình 2.2: Khảo sát chất lượng mẫu không khí tại Công ty TNHH Hồng Phát
2.4. Quy hoạch và phát triển quận 6 đến năm 2020
Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn Quận 6 trong những năm qua có những bước tăng trưởng đáng kể, có chợ đầu mối Bình Tây là trung tâm buôn bán lớn của cả nước, do đó thế mạnh của Quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có đông người Hoa nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất – kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại – Dịch vụ - Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ VIII (2000-2005) đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 14%, riêng trong năm 2009 tăng 14,9% so với năm 2010. Bên cạnh đó, Quận đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh tế tư nhân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động ổn định.
Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh, tốc độ năm sau cao hơn năm trước; doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở cá thể hình thành ngày càng nhiều đã nâng tổng doanh thu mua bán hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân giai đọan 2005-2010 là 17,5% năm, riêng năm 2009 tăng 18,9% so với năm 2010 vượt 0,9% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Khóa IX đã đề ra. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đọan 2005-2010 là 15,02%; riêng trong năm 2010 tăng 10,9% so với năm 2009. Hiện nay trên địa bàn Quận có 1.606 Cty, doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 4.446,249 tỷ đồng, 26 hợp tác xã với tổng vốn điều lệ là 34,170 tỷ đổng và 14.212 hộ sản xuất – kinh doanh với vốn đăng ký hinh doanh là 314,622 tỷ đồng. quận 6 có 4 chợ trực thuộc gồm Chợ Bình Tây, Chợ Phú Lâm, Chợ Minh Phụng, Chợ Bình Tiên và Chợ Bình Phú trực thuộc Tổng Cty xây dựng Sài Gòn; 02 Coop-mart, 01 Siêu thị Metro Bình Phú; đã hình thành các Trung tâm thương mại lớn như Trung tâm thương mại Bình Tây, Trung tâm thương mại Phú Lâm, Trung tâm thương mại Bình Phú và Trung tâm thương mại Minh Phụng. Trong năm 2006, Quận đã hoàn thành công tác di dời Chợ rau Mai Xuân Thưởng về Trung tâm thương mại Bình Điền, đã hòan thành đưa vào sử dụng xây dựng mới Chợ tạm Trần Bình, Lê tấn Kế, Chợ Phú Hòa; cải tạo nâng cấp Chợ Bình Tiên…đang xúc tiến lập thủ tục triển khai các Dự án: Trung tâm thương mại Châu Hải Thành, 50 Phan Văn Khỏe. Khu hoa viên-dịch vụ phục vụ phía sau Chợ Bình Tây và sửa chữa mái ngói Chợ Bình Tây, qua việc triển khai các Dự án này sẽ tạo chuyển biến tích cực đối với Khu Trung tâm thương mại Bình Tây.
Định hướng chiến lược và chương trình hành động cho công tác quản lý bảo vệ môi trường Quận 6
Thực hiện chương trình hành động của UBND Quận 6, nhằm thực hiện đề án công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Quận. Mục tiêu kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận theo yêu cầu phát triển bền vững.
Chương trình nâng cao ý thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường.
Đưa chương trình nhận thức về mơi trường phổ cập vào các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Quận.
Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường thông qua các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về môi trường ở các khu dân cư, tổ dân phố, trường học, công sở. Từ đó dần dần tiến đến việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn ở Quận.
Tiếp tục áp dụng các nghị định, quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ để áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước.
Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích các cơ sở đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm.
Giảm bớt ô nhiễm trong sản xuất, tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đều phải có hệ thống xử lý.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các trục đường giao thông bằng cách phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn Quận.
Duy trì chất lượng không khí ở các khu dân cư cộng đồng… trong giới hạn cho phép: di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khu dân cư tập trung.
Thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ của UBND Thành phố cho các cơ sở ô nhiễm di dời vào khu công nghiệp tập trung.
Chương trình bảo vệ nguồn nước.
Xây dựng chương trình giám sát nước ngầm: xác định các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh khai thác sử dụng nước ngầm, kiểm soát việc khai thác.
Đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho mọi người dân trên địa bàn Quận.
Tăng cường việc kiểm soát các nguồn chính gây ô nhiễm nước ngầm.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Công tác đào tạo cán bộ quản lý môi trường.
Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ môi trường 14 phường trên địa bàn Quận 6 qua các buổi tập huấn do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức để có đủ kiến thức, năng lực về quản lý môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TẠI QUẬN 6
3.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần chất thải nguy hại tại quận 6
Theo thống kê từ Phòng tài nguyên và môi trường quận 6, với hơn 1.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trung bình 1 tháng tại Quận 6 phát thải một lượng lớn chất thải nguy hại ước tính khoảng từ 4 – 6 tấn/tháng. Trong quá trình sản xuất thì các cơ sở đều phát sinh chất thải nguy hại. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải nguy hại của Quận 6 rất đa dạng, các nguồn phát sinh chất thải thông thường:
Theo điều tra của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận 6, hiện có 10 hoạt động công nghiệp chính phát sinh CTNH tại Quận 6 bao gồm: ngành công nghiệp luyện kim và xi mạ, trạm biến điện, tồn trữ dầu và khí đốt, sử dụng dầu, sản xuất giấy và bột giấy, công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giày dép, công nghiệp thuộc da, công nghiệp điện tử, hoá chất, sản xuất dược phẩm, sửa chữa bảo trì xe; đó là cũng là các ngành công nghiệp chính của quận. Điều đó được thể hiện theo bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Tỷ lệ chất thải nguy hại trong chất thải công nghiệp ở quận 6
STT
Ngành
Chất thải nguy hại
Thành phần CTNH
Tỷ lệ so với thành phần không độc hại(%)
1
Chế biến thực phẩm
0
0
2
Dệt nhuộm, in vải
Thùng chứa hoá chất, mực in
39,4
3
May mặc
0
0
4
Da và giả da
Thùng chứa hoá chất
10,0
5
Thuỷ tinh
-
-
6
Giấy, in giấy
Bảng in hư, mực in
34,3
7
Gỗ, mỹ nghệ
Gòn đánh vecni
0,2
8
Điện tử
Xỉ hàn chì, bản mạch điện tử
37,9
9
Luyện kim
-
-
10
Gia công cơ khí
Giẻ lau dầu nhớt
23,9
11
Hoá chất và liên quan đến hoá chất
Xỉ kim loại nặng, các loại bao bì chứa hóa chất, hoá chất hư, cặn lắng chứa hoá chất – kim loại nặng, dược phế phẩm
75,2
12
Cao phân tử
Bao bì, cặn hoá chất
30,0
13
Ngành khác
-
-
14
Trạm xử lý nước thải
Bùn thải của cơ sở xi mạ, giấy, dệt nhuộm
46,7
Nguồn: CENTEMA – TpHCM, 2010
Có thể xem xét khả năng phát sinh CTNH ở một số ngành dựa theo bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Một số ví dụ chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất
công nghiệp tại Quận 6
Ngành sản xuất hoặc
dịch vụ
Các loại chất thải nguy hại
Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- Sơn thải có chứa kim loại nặng
- Xăng, dầu
- Các ắc quy axít chì hư hỏng
- Các chất tẩy rửa mạnh
Chế tạo và xử lý kim loại
- Sơn thải có chứa kim loại nặng
- Các chất axít và chất kiềm mạnh
- Các chất thải có chứa xyanit
- Cặn bã chứa kim loại nặng
Xử lý bốc xít
- Bùn đỏ
Sản xuất chlorine
- Thủy ngân
Công nghiệp in
- Các mực in chứa kim loại nặng
- Các chất thải từ mạ điện
- Các chất tẩy rửa mạnh
Sản xuất đồ da
- Chất thải chứa toluen và benzen
Công nghiệp giấy
- Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa
- Các chất axít và chất kiềm mạnh.
Sản xuất mỹ phẩm và chất tẩy rửa
- Bụi kim loại nặng
- Các chất tẩy rửa dễ cháy
- Các chất axít và chất kiềm mạnh.
Sản xuất đồ gỗ và nội thất
- Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa
- Các chất rửa mạnh
Công nghiệp nhuộm
- Cadmium, axit khoáng, thuốc nhuộm
Thuộc da
- Dung môi crôm
Tráng phim, rửa ảnh
- Dung môi, axit, bạc
Công nghiệp xây dựng
- Sơn thải chứa kim loại nặng, dễ bắt lửa
- Các chất tẩy rửa mạnh
- Các chất axít và chất kiềm mạnh
3.2. KHỐI LƯỢNG VÀ TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6
Theo số liệu thống kê khối lượng CTNH thu gom trên địa bàn Quận 6 từ năm 2004 đến năm 2010 được trình bày trong bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3: Thống kê khối lượng CTNH thu gom trên địa bàn Quận 6
Năm
Khối lượng(tấn/tháng)
Tỷ lệ tăng(%/năm)
2004
90
-
2005
100
12,50
2006
100
2,56
2007
120
5,26
2008
130
20,00
2009
150
12,50
2010
160
3,70
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và môi trường quận 6, 2010
Số liệu thống kê cho thấy khối lượng CTNH thu gom trên địa bàn Quận 6 tăng dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ gia tăng này không đồng đều giữa các năm và đặc biệt tăng đột ngột từ 5,26% /năm ở năm 2007 lên 20%/năm ở năm 2008. Hai năm sau đó có tỷ lệ tăng giảm dần và đạt mức tăng thấp nhất là 3,7%/năm ở năm 2010.
Qua khảo sát thực tế tình hình phát sinh CTNH tại 50 cơ sở sản xuất ở Quận 6 cho thấy khoảng giá trị có tần xuất cao nhất là 500kg/ cơ sở/ tháng, tần xuất xuất hiện nhiều nhất là 800 kg/cơ sở/tháng. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Tốc độ phát sinh chất thải nguy hại tại Quận 6
Tốc độ phát sinh CTNH
Số cơ sở
Tỉ lệ (%)
500kg/ cơ sở/ tháng
6
47.4
300kg/ cơ sở/ tháng
10
34.9
100kg/ cơ sở/ tháng
20
9.8
<100 kg/ cơ sở/ tháng
14
4.3
Tổng cộng
50
100
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Quận 6, 2010
3.3. Hiện trạng quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất tại quận 6
Do chất thải nguy hại phân bố khắp nơi, xuất hiện trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế, giao thông vận tải… và trong sinh hoạt hàng ngày, nên rất khó thu gom để xử lí. Từ trước đến nay quận 6 chưa có biện pháp để quản lí CTNH chặt chẽ và hầu hết CTNH thể rắn được thu gom cùng chất thải rắn sinh hoạt, rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng. CTNH dạng lỏng như dầu cặn, dung môi, ion kim loại nặng được thải bừa bãi vào môi trường. Rõ ràng đây là những nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho sức khoẻ của cộng đồng. Dù chúng ta chưa đánh giá được chính xác mức độ thiệt hại môi trường do các loại CTNH gây ra, nhưng cũng đã đến lúc phải thừa nhận rằng CTNH là một nguy cơ đáng lo ngại đối với con người. Nếu ngay từ bây giờ không áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ hơn, thì e rằng đến một lúc nào đó môi trường sống của chúng ta bị huỷ hoại đến mức không thể cứu vãn được nữa. Theo nguồn thống kê được cung cấp từ phòng tài nguyên môi trường quận 6 thì ước tính được rằng trong số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thì chỉ có hơn 20% cơ sở có biện pháp quản lý chất thải nguy hại. Những cơ sở thực hiện quản lý chất thải nguy hại là những cơ sở lớn còn những cơ sở nhỏ do ít được sự quan tâm của chính quyền nên đã và sẽ là mối hiểm họa nghiêm trọng về chất thải nguy hại.
3.3.1. Hiện trạng lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở tại quận 6
Hiện tại các cơ sở sản xuất thường sử dụng thùng chứa CTNH bằng nhựa, một số cơ sở sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, chủ cơ sở sử dụng các loại túi xốp, nilon chứa CTNH để tiết kiệm chi phí. Ở nhiều nơi, CTNH được bỏ vào chung với chất thải sinh hoạt hoạc đổ thành đống không có biển báo nguy hiểm hay các ký hiệu theo quy định. Các loại CTNH không có giá trị hoặc có giá trị thấp được tập trung lưu giữ trong thùng chứa hoặc trong các túi nilon. Nhìn chung, các CTNH được lưu giữ chung với rác sinh hoạt bình thường. Khi đến thời gian giao rác, thông thường họ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa để công nhân thu gom dễ dàng.
Đối với các loại chất thải có giá trị, thông thường được người dân lưu giữ trong nhà và bán cho những người mua bán phế liệu dạo. Một số cơ sở thường không lưu giữ những phế liệu này, họ thường bỏ chung vào rác sinh hoạt hàng ngày.
Chất thải công nghiệp có xu hướng được thu gom bởi các công ty môi trường địa phương hoặc công ty thu gom khác mà không được giữ lại nơi phát sinh.
Lưu giữ tại nguồn
Việc lưu giữ CTNH tại các cơ sở rất phức tạp và không thể thực hiện quản lý.
Đối với các công ty có nguồn tài chính mạnh thì việc lưu trữ được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, các công ty khác có thể do nhận thức không rõ về CTNH nên đã lưu trữ chúng như chất thải không nguy hại. Các công ty có lưu giữ CTNH, việc thực hiện lưu giữ õ không đảm bảo các điều kiện về tường bao, an ninh, dán nhãn hay tập huấn…
Hình 3.1 và 3.2: Lưu giữ chất thải nguy hại tại nguy hại tại
Công ty TNHH Lâm Hưng
Lưu giữ tại các cơ sở xử lý CTNH
Các cơ sở xử lý CTNH hiện nay có điều kiện tương đối trong quá trình thành lập và hoạt động nên việc lưu giữ theo qui định tương dễ dàng tuy nhiên cũng có một số công ty do công tác giám sát của cơ quan nhà nước không chặt chẽ nên quản lý lưu trữ có phần lơi lỏng.
Đa số các chủ nguồn thải đều không mong muốn lưu trữ chất thải tại cơ sở. Khi có chất thải phát sinh họ lưu trữ trong các thùng chứa tùy điều kiện có thể có, đó là các thùng nhựa hay các thùng gỗ, phuy sắt.
Quyết định 155 yêu cầu chất thải được lưu trữ trong các thùng chứa phù hợp tránh rò rỉ, đồng thời phải ở trong kho chứa an toàn có bờ bao chắn chống chảy tràn. Thực tế thì CTNH đã được lưu trữ tùy tiện. Một số cơ sở đã để thùng chứa ngoài trời do vậy lượng chất thải theo nước mưa xâm nhập môi trường. Một số công ty lưu trữ có nghiêm túc hơn nhưng việc chảy tràn hay rò rỉ cũng xảy ra. Việc dán nhãn không được thực hiện nơi các thùng chứa.
Một số chủ nguồn thải có lượng chất thải phát sinh thấp đổ chất CTNH chung với chất thải thông thường.
Tại công ty môi trường Việt –Úc, nhiều bao chất thải được công nhân xếp tại góc sân, khi tương đối nhiều họ cho xe đến chở đi đổ bỏ. Tại công ty này chất thải lỏng rò rỉ chảy theo hệ thống thoát nước mưa ra môi trưòng. Các phương tiện chở CTNH khi về đến nhà máy được rửa tại sân và theo đó nước chảy vào hệ thống thoát nước mưa.
Hình 3.3 và 3.4: Lưu giữ giẻ lau và lon mực in tại
Công ty TNHH Thuận Thành
3.3.2. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại tại quận 6
Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
Chất thải công nghiệp từ các cơ sở vừa và nhỏ chiếm lượng đáng kể trong tổng CTNH của quận ( chiếm 79% năm 2000 và 60% năm 2010 ). Do qui mô sản xuất và vị trí phân bố nên hiện nay chưa có biện pháp quản lý đối với các cơ sở này. Chất thải sinh ra từ các cơ sở này được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt của các khu dân cư xung quanh. Hầu hết các cơ sở không có đủ ngân sách và hoạt động với lãi suất thấp do đó họ cũng không quan tâm đến việc cải tiến cho việc giảm thiểu chất thải tạo ra.
Đây cũng là những cơ sở tạo ra nhiều CTNH đặc biệt là các cơ sở dệt nhuộm, giày da, cơ khí.
Đối với các cơ sở này trình độ nhận thức của họ rất hạn chế trong lĩnh vực quản lý CTNH. Việc phân loại tại nguồn là không thể thực hiện. Các vấn đề tràn đổ hóa chất hay rò rỉ cũng xảy ra.
Hình 3.5 và 3.6: Hình chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được
thu gom chung
Các cơ sở sản xuất qui mô
Chỉ rất ít nhà máy tổ chức tái sinh, tái chế chất thải, những chất thải được tái chế lại tập trung ở các hóa chất và một số chất thải mà chủ nguồn thải thấy được lợi ích trước mắt của nó. Hầu hết các cơ sở hiện nay kí hợp đồng với các công ty môi trường địa phương để thu gom chất thải cho họ.
Chất thải đã không được phân loại tại nguồn và không được xử lý đúng cách. Chúng được thu gom sau đó đem đổ bỏ cùng với chất thải thông thường tại bãi chôn lấp dành cho chất thải sinh hoạt. Các doanh nghiệp kí hợp đồng trực tiếp với các công ty môi trường địa phương hoặc một công ty thu gom chất thải thông thường.
Theo thống kê năm 2010, toàn TPHCM có 20 đơn vị thu gom, xử lý CTNH đang hoạt động. Phần lớn trong số họ là những cơ sở tư nhân với quy mô, công suất nhỏ và rất nhỏ. Các chủ cơ sở sản xuất vừa và nhỏ sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và sử lý với các đơn vị này. Theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoạc 1 năm thì đơn vị thu gom sẽ dùng xe chuyên dụng để vận chuyển đến CTNH đến các đơn vị có chức năng xử lý. Tuy nhiên, hầu hết phương phaùp chủ yếu là đơn vị vận chuyển đem về các kho lưu giữ hoặc chôn lắp không đúng theo quy định.
Sau đây là tình hình thu gom CTNH của các đơn vị thu gom điển hình tại quận 6:
Tình hình thu gom của IEC
Hiện tại IEC có 4 công nhân được kí hợp đồng để thu gom chất thải thời gian lao động 8 giờ mỗi ngày, với nhiệm vụ thu gom chất thải của các doanh nghiệp đã kí hợp đồng. Qua điều tra được biết số công nhân này là người địa phương, khi lao động không có trang bị găng tay, quần áo bảo hộ…
Sau khi thu gom chất thải về bãi tập trung, một số người đã tìm cách phân loại chất thải có thể đem bán.
Tuy nhiên thực tế thì bãi tập trung chỉ là một khu đất trống, không được lót nền và không có hệ thống thu gom nước rò rỉ. Rác được thu gom lại dồn vào thùng lớn khoảng 9 m3. Đây là thùng rác không có nắp đậy.
Sau 3-4 ngày khi thùng đầy rác, công nhân gọi điện cho công ty đưa xe xuống chở đến bãi chôn lấp chung của thành phố.
Hiện tại công ty thu gom cả CTNH trộn lẫn trong chất thải không nguy hại. Công ty không quan tâm đến mình có thu gom CTNH hay không.
Công ty TNHH Môi trường xanh là công ty tư nhân thành lập năm 1999 và là một trong những đơn vị quản lý CTNH lớn nhất thành phố hiện nay.Công ty đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân và tổ chức thu gom chất thải lỏng và rắn với đoàn 3 xe tải chuyên dụng chủ yếu từ các ngành công nghiệp sau thuốc bảo vệ thực vật, điện / điện tử, dược phẩm và vận tải. Công ty vận hành một lò đốt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân với công suất 2 tấn / ngày và chỉ nhận CTNH. Các thiết bị khác gồm 2 máy nghiền thuốc hỏng, một hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và một hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, đơn vị có một lượng chất thải quá tải lớn phải lưu trữ mà chủ yếu là bùn chứa kim loại nặng và tro từ lò đốt được lưu giữ tại một địa điểm gần nhà máy, công ty chưa nhận được lời than phiền nào từ phía cộng đồng địa phương.
Công ty môi trường Việt –Úc : Đây là công ty tư nhân được thành lập năm 2002. Đơn vị nhận thu gom CTNH rắn, lỏng và có 1 xe tải chuyên dụng 2,5 tấn để thu gom chất thải từ các ngành sau : dệt nhuộm, dược phẩm, điện và xi mạ. Công ty vận hành 2 lò đốt có công suất 2 tấn/ ngày và chỉ nhận CTNH. Lò còn lại chỉ nhận chất thải không nguy hại và có công suất 4 tấn /ngày. Những thiết bị khác bao gồm máy nghiền thuốc lá hỏng, hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và hệ thống xử lý nước thải 5 m3/ngày. Công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng. Họ nhận được nhiều loại chất thải ví dụ như 3.000 tấn nhựa phản quang thải và 300 kg dây kéo phế thải và hiện không có lượng chất thải đáng kể phải lưu giữ đồng thời chưa nhận được lời than phiền nào từ cộng đồng. Công nhân đã không sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc, hệ thống lò đốt cần phải thay đổi do thải nhiều khói đen khi hoạt động. Ngoài ra, công ty cũng phải xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nước riêng khi rửa các thiết bị của mình.
3.3.3. Các hình thức xử lý chất thải nguy hại tại quận 6
Sau khi chất thải được thu gom sẽ được chuyển giao cho các đơn vị xử lý. Tuy nhiên, đối với chất thải lỏng, do chưa thống kê được nên không thể thực hiện quản lý có khả năng loại chất thải này đã được thải bỏ vào nước thải, cịn chất thải rắn được xử lý tại các đơn vị trên đại bàn TPHCM.
Hiện có 12 công ty thu gom và xử lý CTNH trên địa bàn TPHCM, nếu mỗi công ty có khả năng thực hiện hết công suất xử lý của mình thì lượng CTNH được xử lý mỗi ngày khoảng 24 tấn. Con số này thực tế đã không được như vậy. Với lượng phát sinh CTNH hiện nay thì toàn thành phố mỗi ngày thải ra 122 tấn( số liệu năm 2002 ). Như vậy, 98 tấn chất thải mỗi ngày tương đương 35600 tấn mỗi năm không thể được lưu giữ toàn bộ. Việc lưu giữ CTNH an toàn cần phải có điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, CTNH còn là tác nhân dễ gây là tai nạn hay cháy nổ. Việc thải bỏ CTNH theo con đường chôn lấp như chất thải thông thường hay được đổ bỏ bất hợp pháp là điều hiển nhiên xảy ra.
* Các cơ sở có khả năng xử lý CTNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay có 12 công ty được cấp giấy phép về thu gom và xử lý CTNH, chi tiết về các công ty như sau:
Công ty TNHH Môi trường xanh là công ty tư nhân thành lập năm 1999 và là một trong những đơn vị quản lý CTNH lớn nhất thành phố hiện nay.Công ty đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân và tổ chức thu gom chất thải lỏng và rắn với đoàn 3 xe tải chuyên dụng chủ yếu từ các ngành công nghiệp sau :thuốc bảo vệ thực vật, điện / điện tử, dược phẩm và vận tải. Công ty vận hành một lò đốt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân với công suất 2 tấn / ngày và chỉ nhận CTNH.
Các thiết bị khác gồm 2 máy nghiền thuốc hỏng, một hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và một hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, đơn vị có một lượng chất thải quá tải lớn phải lưu trữ mà chủ yếu là bùn chứa kim loại nặng và tro từ lò đốt được lưu giữ tại một địa điểm gần nhà máy, công ty chưa nhận được lời than phiền nào từ phía cộng đồng địa phương.
Công ty môi trường Việt –Úc : Đây là công ty tư nhân được thành lập năm 2002. Đơn vị nhận thu gom CTNH rắn, lỏng và có 1 xe tải chuyên dụng 2,5 tấn để thu gom chất thải từ các ngành sau : dệt nhuộm, dược phẩm, điện và xi mạ. Công ty vận hành 2 lò đốt có công suất 2 tấn/ ngày và chỉ nhận CTNH. Lò còn lại chỉ nhận chất thải không nguy hại và có công suất 4 tấn /ngày. Những thiết bị khác bao gồm máy nghiền thuốc lá hỏng, hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và hệ thống xử lý nước thải 5 m3/ngày. Công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng. Họ nhận được nhiều loại chất thải ví dụ như 3.000 tấn nhựa phản quang thải và 300 kg dây kéo phế thải và hiện không có lượng chất thải đáng kể phải lưu giữ đồng thời chưa nhận được lời than phiền nào từ cộng đồng. Công nhân đã không sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc, hệ thống lò đốt cần phải thay đổi do thải nhiều khói đen khi hoạt động. Ngoài ra, công ty cũng phải xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nước riêng khi rửa các thiết bị của mình.
Công ty TNHH Kim Danh nằm trong quận Tân Bình TPHCM, đây là công ty tư nhân thành lập năm 2000 nhằm mục đích quản lý chất thải không nguy hại và được cấp giấy phép thu gom và lưu giữ CTNH năm 2001. Từ khi được cấp giấy phép đơn vị chưa nhận được hợp đồng nào về CTNH. Dự kiến mục tiêu chính về quản lý CTNH là ngành công nghiệp điện vì khả năng chính của công ty là chất thải tái sinh có chì. Tài sản của công ty bao gồm 2 cơ sở lưu giữ ở quận Thủ Đức và Tân Bình và 3 xe tải có thùng kín. Hiện tại, không có lượng chất thải đáng kể nào được lưu giữ, chủ yếu là chất thải có thể tái sinh như thùng carton, giấy…Công ty nói rằng không có tai nạn nào hay lời than phiền nào được đưa ra từ cộng đồng địa phương trong năm 2001. Tuy nhiên, hoạt động sức khỏe, an toàn và môi trường của cần được cải thiện, đặc biệt là khi công ty bắt đầu nhận CTNH.
Công ty TNHH Lê Hoàng Tuấn nằm ở quận Thủ Đức TPHCM. Đây là đơn vị được thành lập năm 1999 và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ cuối năm 2001. Công ty nhận thu gom CTNH rắn và lỏng với đoàn xe tải chuyên dụng gồm 3 chiếc có thùng kín, chủ yếu thu gom chất thải từ ngành điện. Họ vận hành một nhà máy tái sinh chì tại cơ sở. Các phương tiện khác gồm một cơ sở thu gom nước, một cơ sở xử lý nước thải, một hệ thống xử lý khí thải. Công ty hoạt động dược 3 năm và có vẻ tồn tại bền vững và hiện không có lượng chất thải quá tải phải lưu giữ. Công ty tuyên bố trong năm 2001 chưa có tai nạn hay lời than phiền nào được đưa ra. Tuy nhiên, môi trường làm việc và sức khỏe của công nhân cần được cải thiện.
CITENCO nằm ở quận 1 TPHCM. Đây là công ty nhà nước thành lập năm 1975 nhằm thu gom chất thải nguy hại rắn và lỏng với đoàn xe 225 xe tải các loại. Công ty thu gom rác thải y tế từ các bệnh viện, phòng khám có kí hợp đồng. Đồng thời thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp. Công ty vận hành một lò đốt tại Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh có công suất 7 tấn /ngày và chỉ nhận chất thải y tế nguy hại. Lò đốt đang hoạt động hết công suất. Những phương tiện khác bao gồm nhà máy xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải. Công ty cho biết đã có 18 tai nạn xảy ra trên đường đến nơi tiêu hủy/ xử lý và nhận được những lời than phiền từ cộng đồng địa phương chủ yếu là các hoạt động thu gom chậm trễ. Hoạt động an toàn và sức khỏe của công nhân cũng như vấn đề môi trường của công ty cần cải thiện nhiều.
Công ty xử lý chất thải thành phố - HOWADICO. Công ty chỉ nhận cung cấp dịch vụ tiêu hủy cho chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại.
Hợp tác xã Giao thông và Vận tải cơ khí nằm ở quận Thủ Đức TPHCM. Đây là công ty nhà nước thành lập năm 1997, đơn vị chỉ lưu giữ và xử lý cặn dầu và nước thải chứa dầu. Các khách hàng chính là công ty cung cấp dịch vụ tàu biển ngoài khơi. Công ty xác nhận rằng họ không thu gom và vận chuyển dầu ngoài khơi về xử lý. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm của công ty đóng tàu Vũng Tàu nói rằng chính công ty này là đơn vị trực tiếp thu gom và vâïn chuyển chất thải từ tàu dầu về Thành phố Hồ Chí Minh. Sự thiếu chắc chắn và rõ ràng này là vấn đề lớn, nhất là trong trường hợp có tai nanï, đổ tràn trong quá trình vận chuyển. Công ty cũng vận hành một cơ sở tách dầu khỏi nước và sản xuất 20 tấn nhiên liệu đốt từ dầu mỗi ngày. Đây làø đơn vị duy nhất trong khu vực có sản xuất nhiên liệu từ cặn dầu và nước thải. Họ bán những bánh dầu này cho các công ty sản xuất gạch men, thủy tinh. Công ty đã hoạt động 5 năm và có vẻ tồn tại bền vững. Lượng chất thải mà công ty lưu giữ gồm toàn cặn dầu khoảng 1.000 tấn. Công ty tuyên bố chưa có lời than phiền nào được ghi nhận.
Công ty xây dựng và môi trường quốc tế – IEC mới thành lập tháng 4 năm 2002. Công ty chưa đăng kí nhận thu gom CTNH.
Các công ty dưới đây cũng có giấy phép thu gom và xử lý CTNH:
Công ty TNHH thương mại và tiêu hủy chất thải Thành Lập.
Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp.
Công ty TNHH Teasung là công ty 100% vốn nước ngoài.
Cơ sở Ngọc Thu.
3.4. Một số ngành công nghiệp tạo ra nhiều CTNH tại quận 6
Ngành dệt nhuộm: Ngành dệt nhuộm sử dụng hóa chất chủ yếu ở công đoạn nhuộm sợi và vải. Các hóa chất thực hiện những chức năng công nghệ khác nhau như:
Xử lý bề mặt sợi vải làm tăng khả năng hấp thụ và giữ màu.
Tẩy trắng sợi và vải.
Trợ giúp cho quá trình khuếch tán màu vào trong các lỗ xốp của sợi và vải.
Nhuộm và in hoa.
Thuốc nhuộm vải thường có các loại sau: trực tiếp, lưu hóa, azo, bazơ, acid, hoạt tính, hoàn nguyên.
Công thức các thuốc nhuộm hầu hết đều là chất hữu cơ mạch vòng phức tạp. Ví dụ: thuốc nhuộm trực tiếp benzidine có 4 vòng benzen, loại lưu hóa thuộc loại anilin…
Các nhuộm mang màu thường là nhóm nitrozo ( -NO), nitro (-NO2), azo ( -N=N-), carbonyl (>C=O).
Các thuốc nhuộm và in hoa hầu hết đều sử dụng dung môi. Khi sử dụng dung môi sẽ gây độc đối với công nhân khi tiếp xúc. Dung môi làm tăng khả năng khuếch tán của thuốc nhuộm trong môi trường nghĩa là khả năng gây độc tăng.
Trong qui trình dệt nhuộm các qui trình phát sinh nhiều CTNH nhất là: hóa chất tẩy và trợ nhuộm, thuốc nhuộm, hơi dung môi và hóa chất khi tiến hành nhuộm ở nhiệt độ cao, khí độc phát sinh trong quá trình chuẩn bị thuốc nhuộm và mực in. Trong ngành dệt nhuộm CTNH còn phát sinh từ các chất trợ nhuộm không được biết tên cũng như công thức hóa học.
Các thùng đựng hóa chất khi thải bỏ cũng tạo ra một lượng đáng kể CTNH.
Cụ thể các chất nguy hại phát sinh được cho trong bảng 3.5 dưới dây:
Bảng 3.5: Quá trình phát sinh CTNH từ ngành dệt nhuộm
Công đoạn
Chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm nước
Cặn bã rắn, bán rắn
Nấu, tẩy, hồ
VOCs
BOD, COD, kim loại, chất tẩy rửa, hồ
Xơ vải, hồ tinh bột
Dệt
Không có
Không có
Xơ sợi, dầu thải
Giũ hồ
VOCs từ glycol ether
BOD từ hồ tan trong nước, hồ tổng hợp, chất bôi trơn,chất diệt nấm mốc
Ngâm kiềm bóng
Không có
PH cao, NaOH
Nhuộm
VOCs
Kim loại, muối, chất hoạt động bề mặt,chất độc, các chất nhuộm cation, màu, BOD, COD, sulfid, axit/kiềm, dung môi
In
Dung môi, axit acetic từ công đoạn làm khô
SS, Urea, dung môi màu, kim loại, BOD
Hoàn tất
VOCs
ĐBO, COD, SS, các chất dung môi
Vải vụn
Nguồn: Khảo sát công ty Dệt nhuộm Thái Hưng tại quận 6
Ngành điện, điện tử: ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là lắp ráp và sản xuất mạch in, chỉ một số ít cơ sở sản xuất mạch in tuy nhiên trong tương lai số lượng các cơ sở sản xuất sẽ tăng lên nhiều.
Công nghệ sản xuất mạch in sử dụng rất nhiều hóa chất, đặc biệt trong công đoạn chụp quang hóa mạch in và công đoạn ăn mòn bản đồng mạch in. Hóa chất sử dụng trong công nghệ mạch in bao gồm: FeCl2, CuCl2, H2SO4, HCl… và các dung môi hữu cơ, chủ yếu là loại dung môi mạch để tẩy dầu mỡ trên bản mạch in như xylen.
Có thể tham khảo một số công đoạn gây ô nhiễm trong ngành sản xuất mạch in được trình bày trong bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6: Quá trình phát sinh CTNH từ ngành sản xuất mạch in
Công đoạn
Chất thải khí
Chất thải lỏng
Chất thải rắn
Chuẩn bị mạch in
Bụi, hơi axit,
VOCs
Dung dịch axit và dung dịch kiềm thải
Bùn và bản mạch in hỏng
Mạ bản mạch
Dung dịch mạ chứa đồng, dung dịch xúc tác, dung dịch axit thải,nước
xúc rửa bể mạ
Bùn, cặn bể mạ và bùn xử lý nước thải
In mạch
Hơi chất hữu cơ và mù axit
Dung dịch tráng mạch thải, chất kháng, dung dịch khắc, dung dịch axit thải, nước thải có kim loại
Dung môi dùng làm sạch bản mạch, bùn xử lý nước thải
Mạ điện
Mù axit, amoniac, VOCs
Nước thải chứa chì, chất thải ăn mòn, chất phản ứng, dung dịch khắc, dung dịch mạ, dung dịch tráng
Bùn, cặn lắng bể mạ và bùn xử lý nước thải
Hàn phủ
VOCs, CFCs
Xỉ hàn
Gắn mạch và hàn
VOCs, CFCs
Bụi hàn, dung môi
Xỉ hàn, kim loại
3.5. Công cụ pháp lý hiện hành về quản lý chất thải nguy hại
3.5.1. Trình tự đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải
Chủ nguồn thải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật hổ trợ cho việc đăng ký:
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,mã số quản lý chất thải nguy hại
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Trình tự đăng ký sổ chủ nguồn thải:
Chủ nguồn thải
Phòng trả và tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ thụ lý hồ sơ
Trình duyệt cấp sổ
Theo quy trình thủ tục khi đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì đơn vị đăng ký phải nộp tới Sở Tài nguyên và Môi trường 4 loại hồ sơ, giấy tờ sau:
Đơn đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản sao hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Cục Bảo vệ môi trường cấp;
Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (nếu có)
Chủ nguồn thải CTNH sẽ nộp hồ sơ theo đúng quy định tại phòng trả và tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển giao cho nhân viên thụ lý để kiểm tra tính xác thực của đơn đăng ký về số lượng chất thải nguy hại được kê khai. Kế tiếp, hồ sơ sẽ được trình duyệt cấp sổ nếu tất cả hợp lệä.
Thời gian cấp sổ
Cấp mới: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cấp điều chỉnh, bổ sung: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5.2. Quy định pháp luật đối với chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và xử lý CTNH
* Những quy định của chủ thu gom vận chuyển và xử lý
Theo quyết định 155 về quản lý CTNH thì công ty thu gom và vận chuyển CTNH cũng như chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có trách nhiệm sau:
Trách nhiệm của chủ thu gom và vận chuyển:
Có phương tiện thu gom vận chuyển bảo đảm các an toàn kĩ thuật.
Hoàn tất thủ tục liên quan về CTNH : diền và kí tên vào phần II chứng từ CTNH, yêu cầu chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy kí tên vào phần III của chứng từ CTNH.
Báo cáo cho CQQLNNMT theo đúng thời hạn và mẫu qui định.
Khẩn trương khắc phục sự cố do CTNH gây ra, bồi thường theo qui định của pháp luật nếu gây thiệt hại cho con người và môi trường.
Trách nhiệm các chủ lưu trư,õ xử lý, tiêu hủy CTNH:
Tiếp nhận chất thải từ chủ nguồn thải, thu gom vận chuyển trên cơ sở hợp đồng kí giữa 2 bên, có đầy đủ chứng từ CTNH.
Có phương án và thiết bị phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa và ứng cứu sự cố.
Báo cáo cho Sở TNMT có thẩm quyền các thông tin có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.
Đào tạo cán bộ, nhân viên kĩ thuật đáp ứng các yêu cầu lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH.
Hoàn thiện chứng từ CTNH : lưu giữ 01 bản và gửi 02 bản cho chủ nguồn thải, 01 bản cho chủ thu gom, vận chuyển CTNH.
Không được chôn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại.
Chỉ được phép chôn trong khu vực đã được qui định.
Cấm thải CTNH vào các thành phần của môi trường như : không khí, đất, nước.
Khí thải, nước thải và bùn, tro xỉ phải được quan trắc, phân tích, và có sổ nhật kí ghi chép, theo dõi và xử lý đạt Tiêu Chuẩn Việt Nam.
Có biện pháp nâng cấp hệ thống xử lý khí thải, nước thải và bùn, tro theo thời hạn do Sở TNMT cho phép.
Khẩn trương khắc phục sự cố do CTNH gây ra, bồi thường theo qui định của pháp luật nếu gây thiệt hại cho con người và môi trường.
Tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố do CTNH gây ra, hạn chế tác động đến con người và môi trường.
Lập đề án bảo vệ môi trường sau khi công ty đã ngưng hoạt động.
3.6. Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại tại quận 6
a. Sự phát thải CTNH
Chất thải nguy hại chiếm khoản 18 – 47% lượng chất thải công nghiệp. Tại cơ sở sản xuất một số ngành: sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ, sản xuất bình ắc quy, sản xuất hóa mỹ phẩm, sản xuất các sản phẩm gỗ trang trí...
Đo lượng chất thải sinh ra
Có rất ít thông tin về lượng chất thải sinh ra. Các số liệu về chất thải thu được chỉ mang tính tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đâu là vấn đề ưu tiên trong việc lập kế hoạch quản lý.
Hiện tại các chủ nguồn thải đo lượng chất thải phát sinh không giống nhau tùy thuộc vào loại chất thải. Các công ty đo lượng chất thải có thể theo khối lượng hoặc theo thể tích, thường thì số liệu thu được chỉ dựa trên sự ước lượng của chủ nguồn thải. Điều này khiến cho việc xác định tính chính xác về lượng thải ra không thực hiện được và vì thế việc ước lượng đâu là chủ nguồn thải chính trở nên khó khăn.
Cùng chung với việc đo lượng chất thải phát sinh tại nhà máy thì việc xác định lượng chất thải sinh ra tại công ty thu gom sẽ chính xác hơn. Các công ty xử lý CTNH theo hợp đồng nên biết chính xác lượng chất thải mà họ thu gom là bao nhiêu, nhưng nếu có quá trình đổ bỏ không theo qui định thì lượng CTNH sẽ đi theo con đường khác. Hiện tại công ty có trách nhiệm thu gom chất thải trong khu công nghiệp là công ty môi trường và xây dựng quốc tế –IEC.
c. Tách riêng CTNH tại nguồn
Việc tách riêng chất thải tại nguồn nhằm làm giảm tác đôïng của chất thải đối với con người và môi trường. CTNH được tách riêng sẽ làm giảm lượng phải xử lý. Tại các doanh nghiệp đã không thực hiện tách riêng CTNH với chất thải thông thường. Họ trộn chung chất thải không nguy hại và CTNH. Tại bãi trung chuyển có rất nhiều bao bì thuốc trừ sâu và các hóa chất được tìm thấy. Điều này cho thấy rằng chủ nguồn thải đã có nhận thức không tốt về tác hại của CTNH hay đơn giản là không có động lực để khiến họ phải phân loại và tiêu hủy riêng.
Thậm chí ngay cả khi CTNH được phân loại cũng không được xử lý riêng biệt bởi chi phí xử lý đối với CTNH cao hơn nhiều so với chất thải thông thường.
Nhiều công ty đơn giản chỉ kí hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải dựa trên khối lượng chất thải phát sinh vàø không quan tâm đến sự khác biệt giữa CTNH và chất thải thông thường cũng như không quan tâm đến chất thải của mình sau khi đi ra khỏi cơ sở. Điều này xảy ra khi công tác cưỡng chế yếu và sự giám sát không chặt của CQQLNNMT.
d. Công tác thu gom, vận chuyển
Qua việc nêu lên hiện trạng thu gom, vận chuyển CTNH trên địa bàn quận 6 ta có thể thấy được rằng chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại tại một số phường trên quận 6 thì được thu gom chung sau đó được đem vào các bãi chôn lắp cũng như các vỏ hộp nếu có thể bán thì các cơ sở tập trung lại đến khi số lượng nhiều thì bán cho các vựa ve chai, thu gom phế liệu.
Chính những nguyên nhân đã nêu trên đã làm cho công tác thu gom, vận chuyển trở nên khó khăn. Điều này có thể là do các cơ sở chưa nắm vững các tác hại mà chất thải nguy hại gây ra. Một phần là do nhân viên làm công tác môi trường đã không phổ biến rõ về tầm quan trọng của khâu phân loại và lưu trữ chất thải nguy hại để thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển như thế nào.
e. Đánh giá công tác thu gom của một số đơn vị có chức năng
Đánh giá các vấn đề gây ra cho con người và môi trường do công tác thu gom của công ty IEC :
Tác động gây ra bởi bãi trung chuyển : Do không có cơ sở vật chất cho trạm trung chuyển cũng như IEC sử dụng thùng đựng rác hở nên trạm này gây ra các tác động lớn đến môi trường.
Nước rò rỉ : Chất thải để 3-4 ngày có thể phát sinh nước thải, mặc dù chất thải công nghiệp chứa lượng nước ít hơn nhiều so với chất thải sinh hoạt tuy nhiên trong quá trình lưu chứa có thể hút nước từ môi trường đặc biệt là vào mùa mưa. Nước mưa có thể đi qua chất thải và cuốn theo chất thải vào dòng nước gây hại cho môi trường. Thông thường lượng nước thải phát sinh chảy thẳng vào hệ thống thoát nước mưa hoặc chảy tràn ra bãi cỏ bên cạnh.
Khí thải : Bãi trung chuyển có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm mùi đối với môi trường xung quanh, khí thải có thể phát sinh do sự phân hủy chất thải hoặc do sự phản ứng của chất thải với chất khác.
Tác động do sự rơi vãi CTNH : chất thải rơi vãi gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt.
Tác động đến sức khỏe công nhân thu gom : Trong quá trình thu gom, công nhân không được trang bị đồ bảo hộ lao động nên là đối tượng chịu tác động trực tiếp trong quá trình thu gom, tác động này có thể là tức thời hay lâu dài do công nhân va chạm hay hít phải hóa chất, đưa chất nguy hại vào cơ thể thông qua con đường ăn uống. Việc thu gom chất thải mà không được trang bị đồ bảo hộ có thể khiến cho công nhân bị các bệnh mãn tính sau này.
Đánh giá công tác thực hiện quyết định 155 ở 02 công ty Môi trường xanh và Việt- Úc
Nhận thức của công nhân ở cả hai công ty về CTNH còn hạn chế thể hiện qua việc không sử dụng đồ bảo hộ lao động trong khi làm việc.
Các thùng xe không được dán nhãn thông báo cho biết là xe dùng cho thu gom, vận chuyển CTNH.
Việc xử lý CTNH tại 02 công ty này còn lỏng lẻo một phần do các yếu tố sau :
Hiện nay chưa có qui chế cụ thể nào về việc đốt chất thải trong các qui trình công nghiệp. TCVN 5929, 5940- 1995 nêu lên những yêu cầu về việc thải các chất hữu cơ, vô cơ, bụi vào không khí. Những tiêu chuẩn này chỉ dành cho khí thải trong quá trình đốt nói chung.
Không có qui định cụ thể nào trong việc qui định chất thải được sử dụng làm nhiên liệu và không có giới hạn nào về việc hòa tan chất lỏng để đốt trong lò công nghiệp.
Nhìn chung, việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH chưa đáp ứng được nhu cầu, các đơn vị thu gom xử lý chất thải cũng rất kén chọn chất thải được chuyển giao. Họ chỉ chọn những loại chất thải có thể tái chế được nhiều, còn những chất thải phải xử lý bằng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao thường bị từ chối…Tình trạng này đã và đang diễn ra rất phổ biến với nhiều DN trên địa bàn TPHCM. Để đối phó với giá xử lý CTNH leo cao và sự “an toàn” khi đối phó với
cơ quan chức năng, nhiều DN đã ký hợp đồng khống với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải. Theo đó, mỗi tháng công ty trả cho đơn vị xử lý một số tiền theo thỏa thuận mà không hề chuyển giao bất kỳ tấn CTNH nào hoặc chuyển giao lấy lệ. Riêng đối với đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường, khi đến kiểm tra
chỉ cần đơn vị xuất trình được chứng từ và hợp đồng chứng minh có chuyển giao CTNH là an toàn. Cũng như trong những năm tới đây, khối lượng rác thải nguy hại sẽ tăng lên nhanh chóng và hệ thống quản lý chưa thích hợp cùng với phương tiện nghèo nàn như vậy sẽ là nguyên nhân gây ô hiễm nghiêm trọng cho môi trường đất, nước không khí và vệ sinh môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Sở dĩ công tác quản lý CTNH chưa đáp ứng được là do các chủ sản xuất đã giảm chi phí vận chuyển nên đổ lẫn những chất thải nguy hại như giẻ lau có dính dầu nhớt trong ngành in ấn , dầu nhớt… Cũng như các đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt bình thường vì lợi nhận ban đầu sẵn sang thu gom CTNH cùng với rác sinh hoạt bình thường. Trong công tác tuyên truyền vận động ý thúc từ chủ cơ sở còn kém, hầu hết đều không có những thông tin cơ bản về chất thải nguy hại, chưa làm quen với việc chuyển giao CTNH cho đơn vị chuyên trách.
f. Công tác lưu giữ CTNH tại nguồn của chủ nguồn thải
- Hầu hết các cơ sở chưa có một kho lưu trữ hợp vệ sinh.
- Các dụng cụ lưu giữ CTNH chủ yếu là giỏ tre nứa do đó chất thải nguy hại bị vun vải ra bên ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Thành phần hầu hết của chất thải nguy hạii chiếm đa số là các lon mực in, giẻ lau, giấy dính chất thải nguy hại nên các cơ sở đã không tiến hành lưu giữ mà đem đi bán cho các vựa thu gom phế liệu nhằm mang lại lơi nhuận cho cong ty mà không quan tâm đến tác hại gây ra của chúng khi không được lưu giữ và xử lý đúng cách.
- Bên cạnh đó một số cơ sở đã lưu giữ và đổ CTNH chung với rác thải sinh hoạt bình thường. Chính việc này đã dẫn đến vấn đề không thể xử lý đúng quy định đối với chất thải nguy hại.
g. Công tác quản lý CTNH từ các cấp chính quyền
- Chỉ từ đầu năm 2010 các thanh tra môi trường mới tiến hành kiểm tra rà soát về vấn đề chất thải nguy hại trên địa bàn quận.
- Các thanh tra môi trường hầu hết chỉ tiến hành nhắc nhở các cơ sở về vấn đề CTNH .
- Chưa chỉ rõ cho các cơ sở thấy rõ tác hại mà chất thải nguy hại gây ra nếu lơ là trong việc quản lý.
- Sự can thiệp của chính quyền trong công tác quản lý CTNH còn khá lỏng lẻo. Dẫn chứng là hầu hết các cơ sở nhỏ, hầu hết đổ chất thải nguy hại ra môi trường hoặc thải bỏ chung với rác sinh hoạt đơn vị thu gom rác sinh hoạt .
- Cũng từ đây cho thấy rằng công tác quản lý về thu gom rác sinh hoạt tại địa phương còn chưa chặt chẽ nên các đơn vị thu gom rác sinh hoạt vẫn chấp nhận thu gom CTNH chung với rác không nguy hại.
3.7. Dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh tại quận 6
Thống kê năm 2010 hiện tại nguồn phát sinh có quận 6 có khoảng 3000 cơ sở sản xuất thì lượng chất thải nguy hại mỗi cơ sở phát sinh khoảng 500kg/ tháng trung bình mỗi tháng quận 6 thải ra lượng chất thải nguy hại như sau: 3000 * 500 = 150,000 (kg/tháng)
Theo dự báo của phòng Tài nguyênvà Môi trường quận 6 đến năm 2020 thì kinh tế quận 6 phát triển và các cơ sở sẽ tăng thêm quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của xã hội thì lượng chất thải nguy hại có thể tăng thêm 10-15%. Như vậy, lượng chất thải tăng lên vào khoảng 170 -180 (tấn/tháng)
Chính vì vậy, cần có kế hoạch quản lý CTNH thật chặt chẽ và nghiêm túc.
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI QUẬN 6 ĐẾN NĂM 2020
4.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại cho quận 6
4.1.1. Cơ sở pháp lý
Muốn thực hiện quản lý CTNH hiệu quả thì phải sử dụng các phương cách quản lý có tính hợp lý và sắc bén. Có nhiều phương cách để thực hiện như: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, các công cụ kĩ thuật, nâng cao nhận thức cộng đồng… Công cụ pháp lý dựa trên dựa trên nguyên tắc “ Mệnh lệnh và Kiểm soát” hay còn gọi là nguyên tắc CAC (Command and Control) – phương cách pháp lý, phương cách kinh tế dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” hay còn gọi là nguyên tắc 3P (Polluter Pay Principle) và nguyên tắc “Người hưởng lợi trả tiền” (Benefit Pays Principle). Các công cụ kỹ thuật là dùng những ứng dụng trong nghiên cứu vào thực tế quản lý CTNH như kĩ thuật chôn lấp, kỹ thuật sản xuất sạch hơn… Nâng cao nhận thức cộng đồng là nhờ các phương tiện truyền thông, tổ chức các chiến dịch để tăng khả năng tiếp cận thông tin về CTNH đối với cộng đồng.
Công cụ pháp lý được sử dụng rất phổ biến và chiếm ưu thế ngay từ đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường. Trình tự tiến hành phương cách pháp lý quản lý môi trường là : Nhà nước định ra pháp luật tiêu chuẩn, qui định , giấy phép…về môi trường. Các cơ quan nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, thanh tra và xử phạt nhằm cưỡng chế các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực thi đúng các qui định của luật pháp về bảo vệ môi trường đã được ban hành.
Ưu điểm chính của cơ sở pháp lý là đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách môi trường quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào quy cũ, Cơ quan nhà nước chyên trách về môi trường có thể dự đoán được mức độ hợp lý về ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết tranh chấp môi trường dễ dàng, các cơ sở sản xuất, cá nhân, tổ chức thấy rõ được mục tiêu, trách nhiệm, và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Bên cạnh các ưu điểm trên, phương cách quản lý môi trường còn có một số nhược điểm là thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp còn thiếu tính chủ động, thiếu kích thích vật chất đối với sự sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong phương án giải quyết môi trường của họ, thiếu kích thích đổi mới công nghệ đối với các cơ sở đã đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đối với các ngành công nghệ mới và đa dạng thì không đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm để định ra các tiêu chuẩn, qui định môi trường hợp lý cho từng ngành công nghiệp, công việc kiểm soát thanh tra đối với các cơ sở này đòi hỏi nhiều tiền của cũng như thời gian. Nói chung việc quản lý môi trường theo pháp lý đòi hỏi phải có bộ máy cồng kềnh và chi phí cho công tác quản lý tương đối lớn. Hơn nữa, cách quản lý này là không đủ trong một số trường hợp như quản lý nguồn thải không phải là nguồn điểm, nước thải bất hợp pháp. Những cơ sở pháp lý được vận dụng trong trong quản lý chất thải nguy hại.
a. Qui định và tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính để điều chỉnh chất lượng môi trường. Chúng xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của chất thải được thải vào môi trường nước, đất, không khí hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. Các loại tiêu chuẩn bao gồm : tiêu chuẩn nước môi trường xung quanh, tiêu chuẩn thải nước, thải khí, chất thải rắn, tiếng ồn, các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ, các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn về quy trình công nghệ. Các tiêu chuẩn cũng có thể là các qui cách kĩ thuật hay thiết kế cảu thiết bị hoặc phương tiện và sự tiêu chuẩn hóa của các phương pháp lấy mẫu, phân tích. Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng môi trường hoặc giới hạn thải bỏ đã cân nhắc đến việc chuyển một chất từ môi trường trung gian này sang một môi trường khác, cũng như sự đáp ứng của môi trường đối với chất ô nhiễm. Mỗi loại tiêu chuẩn được dùng làm qui chiếu cho cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lý. Nói chung tiêu chuẩn do chính phủ trung ương xây dựng và ban hành, trong một số trường hợp, chính phủ chỉ dặt ra qui định khung còn việc thực hiện cụ thể sẽ do chính quyền địa phương tự thực hiện.
Để thực hiện việc quản lý nhà nước về CTNH, Chính phủ Việt Nam cũng như các Ban, Ngành đã ban hành các qui định và tiêu chuẩn sau :
TCVN 3164 –1979, ban hành ngày 1/1/1981, tiêu chuẩn Việt Nam về phân loại những hợp chất độc hại và yêu cầu an toàn.
TCVN 5504 – 1991, ban hành năm 1991, tiêu chuẩn Việt Nam về hoá chất nguy hiểm. Quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
Nghị định số 92/CP, 27/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuốc trừ sâu.
Quyết định của Bộ Thương mại số 96 – TM/XNK, 14/01/1995: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Quyết định của Bộ NNPTNT số 150 – NN – BVTV/QĐ về những qui định kiểm soát thuốc trừ sâu.
Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/8/1998 của liên Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Xây dựng
Thông tư của Bộ KHCNMT số 1350/TT- KCM, 2/8/1995: Hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Chính Phủ số 02/CP, 5/1/1995 về việc buôn bán có điều kiện câc chất độc, các chất phóng xạ, chất thải và bán sản phẩm kim loại và hóa chất nguy hại trong chất thải tại thị trường trong nước.
Sắc lệnh an toàn và ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungdoan.doc