Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hệ thống xuất nhập khẩu của công ty may Chiến Thắng

Tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hệ thống xuất nhập khẩu của công ty may Chiến Thắng: Lời mở đầu Trong những năm gần đây công nghệ thông tin đã trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích và có những tính năng to lớn trong việc trợ giúp con người thực hiện các công việc tưởng chừng như rất khó khăn. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một đất nước là phát triển hay không là dựa vào tiêu chuẩn công nghệ. Do vậy, trong lĩnh vực này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đã mang lại nhiều phát minh sáng chế và những cải tiến vượt bậc. Do những phần mềm quản lý đang dần trở nên một nhân tố không thể thiếu được của nền kinh tế nên các doanh nghiệp đã bắt đầu khởi động việc ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp mình. Nhưng thực tế tại công ty May Chiến Thắng lại chưa hoàn toàn được tin học hoá trong quản ly kinh doanh và xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động chính của công ty. Qua quá trình tìm hiểu công ty May Chiến Thắng tôi đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hệ thống xuất nhập khẩu của công ty may Chiến Thắng” làm đề tài ...

doc31 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hệ thống xuất nhập khẩu của công ty may Chiến Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm gần đây công nghệ thông tin đã trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích và có những tính năng to lớn trong việc trợ giúp con người thực hiện các công việc tưởng chừng như rất khó khăn. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một đất nước là phát triển hay không là dựa vào tiêu chuẩn công nghệ. Do vậy, trong lĩnh vực này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đã mang lại nhiều phát minh sáng chế và những cải tiến vượt bậc. Do những phần mềm quản lý đang dần trở nên một nhân tố không thể thiếu được của nền kinh tế nên các doanh nghiệp đã bắt đầu khởi động việc ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp mình. Nhưng thực tế tại công ty May Chiến Thắng lại chưa hoàn toàn được tin học hoá trong quản ly kinh doanh và xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động chính của công ty. Qua quá trình tìm hiểu công ty May Chiến Thắng tôi đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hệ thống xuất nhập khẩu của công ty may Chiến Thắng” làm đề tài của mình. Do thời gian hạn hẹp và kiến thức còn hạn chế nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo và các bạn cùng góp ‎ y kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn Em chân thành cảm ơn thầy giáo Cao Đình Thi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này! Chương I tổng quan và giới thiệu về công ty Công ty may Chiến Thắng là một trong những công ty may mặc thời trang thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Công ty ra đời trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968) từ chỗ nhà xưởng đơn xơ dột nát, phân tán, các cơ sở cách nhau đến hàng chục km, thiết bị cũ lạc hậu, số lượng công nhân không nhiều. Ngày nay công ty may Chiến Thắng đã trở thành một doanh nghiệp may lớn, có bề dày truyền thống, được trang bị nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại, nhà xưởng khang trang sạch sẽ thoáng mát. Sản phẩm chủ yếu ban đầu chỉ là các quần áo bảo hộ lao động, trang phục cho quân đội, đến nay đã rất phong phú về chủng loại, đẹp, đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao và được xuất sang nhiều thị trường có uy tín như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản… Hàng năm doanh thu của công ty đạt khoảng 45, 445 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 2 tỷ đồng, sản lượng ước đạt khoảng 1.510.000 sản phẩm may mặc các loại, 4.214 m2 thảm len, 1.050.000 đôi găng tay. Đối với công ty may Chiến Thắng thì hàng xuất nhập khẩu may mặc được chú trọng hàng đầu. Hàng năm công ty đã ký kết được hàng trăm hợp đồng gia công xuất khẩu ra nước ngoài. Sau đây là quá trình ký kết hợp đồng thực hiện quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng gia công: Đầu tiên, công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng, trong đó quy định đơn giá, yêu cầu chất lượng, điều kiện thanh toán và thời gian xuất hàng sang nước bạn. Đồng thời đây là mặt hàng gia công nên công ty sẽ nhập nguyên phụ kiện như: vải, cúc, khoá, mác,… từ chính các công ty đặt hàng này mà không phải tự mua ở bên ngoài. Sau khi ký kết hợp đồng, công ty sẽ dựa vào tài liệu kỹ thuật do khách hàng đưa ra như: kích cỡ quần áo, màu sắc và các loại vải phụ liệu để đưa ra một bản định mức về số lượng phụ kiện cần có để phía bên bạn giao phụ kiện cho mình. Sau đó qua quá trình tiến hành sản xuất, công ty sẽ đưa ra một bản định mức thực tế để so sánh với bản định mức dự kiến xem thừa hay thiếu bao nhiêu nguyên phụ liệu để báo cho khách hàng để huỷ hoặc trả lại nếu thừa hoặc nhập thêm nếu thiếu. Do đây là hình thức gia công cho nước ngoài nên khi nhập nguyên phụ liệu về công ty không phải chịu bất cứ một khoản tính thuế nào nên việc tính toán để xây dựng bảng định mức dự kiến là rất quan trọng. Việc quản lý xuất nhập khẩu này, công ty quản lý chủ yếu trên các đơn đặt hàng của từng khách hàng và quản lý dựa trên các chứng từ. ở công ty, bộ phận này việc tin học hoá chỉ dừng lại ở mức sử dụng các phần mềm tin học như Word hoặc Excel nên việc có một phần mềm để quản lý việc xuất nhập khẩu một cách chuyên nghiệp là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. CHương II Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận của đề tài Hiện nay, ngành quản lí kinh doanh nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng, vấn đề áp dụng công nghệ thông tin đang được đặt lên hàng đầu nhằm hoàn chỉnh hệ thống giao dịch và quản lí hàng hoá của công ty, nhằm tăng khả năng hoạt động, giảm bớt số lượng nhân viên quản lí, nhằm bảo đảm chính xác và khả năng bảo mật, an toàn dữ liệu cao. Vì những lí do trên nên việc thay thế và nâng cấp hệ thống quản lí kinh doanh chính là vấn đề cấp bách cho ngành kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu này, em phải vận dụng những kiến thức về phân tích, thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu Microsoft Access Phân tích thiết kế và cài đặt một HTTT 1. Sự cần thiết và phương pháp phát triển một HTTT 1.1.Sự cần thiết phải phát triển một HTTT Mong muốn của tất cả các nhà nhà quản lý sáng suốt là có được một HTTT có chất lượng tốt đảm bảo tiêu chuẩn. Thực tế đặt ra cho tổ chức những thách thức vô cùng khó khăn. Đăc biệt khi sự cạnh tranh đã trở nên khốc liệt thì yếu tố quản lý từ cấp chiến lược đến cấp chiễn thuật đều trở nên vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó là các tác động của nhiều yếu tố kỹ thuật cũng như phi kỹ thuật. Có thể tổng hợp và đưa ra các nhân tố chính như sau: Những vấn đề về quản lý Những yêu cầu mới của nhà quản lý Sự thay đổi của công nghệ Thay đổi sách lược chính trị Tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tiễn của các mối quan hệ của các nhân tố kể trên đối với một HTTT mà người có trách nhiệm sẽ đi đến quyết định cuối cùng. 1.2. Phương pháp phát triển HTTT Khi đã có những yêu cầu cấp thiết về phát triển HTTT thì cần phải có một phương pháp phát triển cho phù hợp với tổ chức để tránh được những dủi do không đáng có. Có thể hiểu Phương pháp như là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển một hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp được đề nghị thông thường dựa vào ba nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình Là việc mô sử dụng các thực thể đã được mô hình hoá một cách trực quan hơn do đó có thể nắm bắt được tinh thần của hệ thống một cách tốt hơn và dễ hiểu hơn rất nhiều. Mặt khác trên thực tế thì có những việc chúng ta không thể tác động trực tiếp trên đối tượng mà phải thông qua mô hình. Phương pháp sử dụng các mô hình cũng những ưu điểm nổi bật của nó. Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng Tinh thần của phương pháp này là đi từ cái tổng thể đến cái bộ phận. Như chúng ta đã biết muốn tìm hiểu một tổ chức hoặc một doanh nghiệp chúng ta cần phải hiểu biết được những hoạt động chung nhất cuả tổ chức sau đó chúng ta mới đi vào từng bộ phận từng chi tiết. Nói theo ngôn ngữ của triết học thì nếu không thấy được rừng thì không thể đến đó mà xem xét từng cây được. Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình lôgic khi phân tích và chuyển từ mô hình lôgic sang mô hình vật lý khi thiết kế. Như chúng ta đã biết thì khi phân tích chúng ta phải vận dụng những kiến thức và hiểu biết về đối tượng cần xác định để biến một loạt các sự kiện các công việc rời rạc phi lôgic thành những sự kiện những công việc có cấu trúc lôgic hợp lý và chặt chẽ. Sẽ là dễ dàng hơn cho phân tích nếu như chúng ta đi từ mô hình vật lý sang mô hình lôgic. Ngược lại khi thiết kế chúng ta lại cần cụ thể hoá các mô hình lôgic đã được xây dựng. Khi đó thì việc thực thi mô hình lôgic sẽ diễn ra đơn giản hơn rất nhiều. Vòng đời phát triển của một HTTT HTTT được xây dựng là sản phẩm của hàng loạt các hoạt động được gọi là phát triển hệ thống. Quá trình phát triển một HTTT kể từ khi nó sinh ra cho đến khi lụi tàn gọi là vòng đời phát triển hệ thống. Để xem xét một cách trực quan một vòng đời của một HTTT chúng ta xem xét mô hình được xắp xếp theo hình bậc thang (hay còn gọi là mô hình thác nước) Khởi tạo và lập kế hoạch Phân tích Thiết kế Triển khai Vận hành bảo trì Thời gian Mô hình thác nước của vòng đời hệ thống 2.1. Khởi tạo và lập kế hoạch dự án Trong giai đoạn này cần chú ý đến hai khía cạnh đó là khởi tạo và lập kế hoạch. đó là những bước đầu cơ bản vạch ra cho hướng phát triển tiếp theo. Qua đây chúng ta có thể biết được dự án có thể xây dựng trong bao lâu và các nguồn lực cần cho phát triển hệ thống. Trong đó chúng ta phải xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ cũng như vai trò và tầm quan trọng của HTTT. Cần phải xem xét về tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật, thời gian, tính pháp lý và nguồn lực con ngừời. 2.2. Phân tích hệ thống Phần này nhằm xác định yêu cầu của hệ thống một cách chi tiết hơn. Nó phải đảm bảo cung cấp các dữ liệu cơ sở cho HTTT sau này. Phân tích phải đảm bảo xác định được các yêu cầu, nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc của nó và tìm giải pháp cho thiết kế ban đầu. 2.3. Thiết kế hệ thống Từ các khía cạnh đã được xem xét và phân tích chúng ta tiến hành thiết kế bao gồm: thiết kế logic và thiết kế vật lý. 2.4. Triển khai hệ thống Bao gồm hai công việc lớn và cụ thể là: Tạo lập các chương trình và cài đặt và chuyển đổi hệ thống. 2.5. Vận hành và bảo trì Bắt đầu vận hành và bước đầu khai thác hệ thống. Lúc này chuyên viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn. việc sử dụng hệ thống hoàn toàn do người sử dụng tiến hành. Trong quá trình vận hành hệ thống luôn được bảo trì theo kế hoạch định trước và khi có nhu cầu. 3. Khái quát các giai đoạn phát triển HTTT Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu Đánh giá yêu cầu giúp cho việc cung cấp cho lãnh đạo tổ chức những dữ liệu đích thực đề ra những quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Giai đoạn đánh giá yêu cầu bao gồm các công đoạn sau: + Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu. + Làm rõ yêu cầu. + Đánh giá khả năng thực thi. + Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu. Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết Sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là làm rõ các vấn đề về hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, làm rõ những ràng buộc và những áp dụng đối với hệ thống đồng thời xác định rõ mục tiêu của hệ thống mới đặt ra. Thông qua nội dung của báo cáo chi tiết sẽ quyết định việc tiếp tục tiến hành hay ngừng phát triển một hệ thống mới. Giai đoạn phân tích chi tiết gồm những công việc cụ thể sau: + Lập kế hoạch phân tích chi tiết. + Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. + Nghiên cứu hệ thống thực tại. + Chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. + Đánh giá lại tính khả thi. + Thay đổi đề xuất của dự án. + Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết. Giai đoạn 3: Thiết kế logic Giai đoạn thiết kế logic được thực hiện nhằm xác định tất cả các thành phần logic của hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ đợc các vấn đề của hệ thống thực tế và được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao gồm các thông tin mà hệ thống mới sản sinh, nội dung của các tệp cơ sở dữ liệu, các xử lý sẽ phải thực hiện và các dữ liệu được nhập vào. Mô hình logic sẽ phải được nưgời dùng xem xét và chuẩn y. Giai đoạn thiết kế logic bao gồm các công đoạn sau: + Thiết kế cơ sở dữ liệu. + Thiết kế xử lý. + Thiết kế các luồng dữ liệu vào. + Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic. + Hợp thức hoá mô hình logic. Giai đoạn 4: Đề xuất phương án và giải pháp Mô hình logic của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì các phân tích viên phải nghiêng về phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình logic. Mỗi một phương án là một phác hoạ của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng phải là một mô tả chi tiết. Tất nhiên là người sử dụng sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết nhưng chi phí tạo ra chúng là rất lớn. Vì vậy, để cho người sử dụng lựa chọn các mục tiêu đã định trước phân tích viên phải đánh giá các phương án: những lợi ích và chi phí của từng phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Những ngời sử dụng sẽ lựa chọn phơng án tối ưu. Các công đoạn của của giai đoạn đề xuất phương án và giải pháp: + Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức. + Xây dựng các phương án của giải pháp. + Đánh giá các phương án của giải pháp. + Chuẩn bị và trình bầy các báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài Sau khi đã lựa chọn được phương án giải pháp giai đoạn tiếp theo là thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn này gồm 2 tài liệu cần có: Một tài liệu bao gồm tất cả đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật và tiếp đó là tài liệu cần cho ngời sử dụng nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài gồm: + Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài. + Thiết kế chi tiết các giao diện. + Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá. + Thiết kế các thủ tục thủ công. + Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống Kết thúc giai đoạn này kết quả đạt đợc là phần tin học hoá của hệ thống thông tin đó chính là phần mềm được xây dựng. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp tài liệu mô tả về hệ thống. Các giai đoạn của quá trình triển khai kĩ thuật là như sau: + Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật. + Thiết kế vật lý trong. + Lập trình. + Thử nghiệm hệ thống. + Chuẩn bị tài liệu. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Đây là giai đoạn cuối cùng của một dự án phát triển một hệ thống thông tin mới. Cài đặt hệ thống có nghĩa là phải chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Để việc chuyển đổi này thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này gồm các công đoạn sau đây: + Lập kế hoạch cài đặt. + Chuyển đổi. + Khai thác và bảo trì. + Đánh giá. Các quá trình thiết kế của một HTTT a. Khảo sát b. Xác định yêu cầu (Mô hình nghiệp vụ) Biểu đồ ngữ cảnh Danh sách các thực thể dữ liệu Biểu đồ phân rã chức năng Các ma trận phân tích Từ điển dữ liệu Danh sách thực thể dữ liệu rút gọn Biểu đồ phân rã chức năng rút gọn chi tíêt Biểu đồ ngữ cảnh miền nghiên cứu Mô tả chi tiết chức năng Hồ sơ tài liệu khảo sát tổng hợp Sơ đồ tổng quát các bước phân tích thiết kế a c. Phân tích yêu cầu d. Thiết kế logic e. Thiết kế vật lý Mô tả chi tiết tiến trình Từ điển dữ liệu Mô hình E- R Biểu đồ luồng dữ kiệu vật lý Đặc tả lo gic mỗi tiến trình Từ điển dữ liệu Mô hình dữ liệu quan hệ Thiết kế biểu mẫu báo cáo Biểu đồ luồng dữ liệu logic các mức Từ điển dữ liệu Đặc tả CSDL vật lý đặc tả tương tác giao diện Xác định luồng hệ thống Đặc tả modul mỗi tiến trình, Sơ đồ tổng quát các bước phân tích thiết kế b ChươngII: Phân tích thiết kế chương trình I. Phân tích hệ thống Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) dùng để mô tả hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ đơn thuần mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu : Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu, dòng dữ liệu. Tên bộ phận Nguồn hoặc đích Dòng dữ liệu Tên tiến trình xử lý Tiến trình xử lý Tệp dữ liệu Kho dữ liệu Sơ đồ DFD có nhiều mức trong đó sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Để mô tả chi tiết hơn ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh phân rã ra thành sơ đồ mức 1, tiếp sau là mức 2… SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG Hệ thống quản lý xuất nhập khẩu quản lý nhập nguyờn phụ liệu quản lý hàng xuất thống kờ và bỏo cỏo tỡm kiếm Quản lý nhập nguyờn phụ kiện lập định mức nhập lập phiếu nhập nguyờn phụ kiện cập nhật danh mục nguyờn phụ kiện khớp với nguyờn phụ kiện về Quản lý hàng xuất ghi nhận khỏch hàng mới giải quyết đơn đặt hàng lập phiếu xuất hàng giải quyết xuất hàng cập nhật danh mục hàng thanh toỏn Thống kờ và bỏo cỏo thống kờ nguyờn phụ kiện nhập về thống kờ hàng xuất đi thống kờ nguyờn phụ kiện tồn thống kờ nhập xuất chi tiết Tỡm kiếm tỡm kiếm phiếu nhập nguyờn phụ kiẹn tỡm kiếm phiếu hàng xuất tỡm kiếm phiếu thu Sơ đồ ngữ cảnh Hệ thống quản lý xuất nhập khẩu Khỏch hàng Yờu cầu đặt hàng Nguyờn vật liệu Khỏch hàng Hợp đồng Hàng húa Ban quản lý Yờu cầu tỡm kiếm Ban quản lý Yờu cầu Tkờ, Bcỏo Kết quả tỡm kiếm Tkờ, Bcỏo Húa đơn Sơ đồ mức 0 danh mục phụ kiện danh mục hàng hoỏ 1.0 Quản lý nhập nguyờn phụ kiện 2.0 Quản lý xuất hàng khỏch hàng phiếu nhập xuất phiếu thanh toỏn 4.0 Tỡm kiếm 3.0 Tkờ, Bcỏo Ban quản lý hoỏ đơn hợp đồng hợp đồng hoỏ đơn yờu cầu tkờ, bcỏo yờu cầu tỡm kiếm Phụ kiện DM khỏch hàng Hàng húa KQ tỡm kiếm TKê, BCáo Sơ đồ phõn ró mức 1(Quản lý nhập nguyờn phụ kiện) Khỏch hàng 1.1 Kiểm tra phụ kiện Phiếu nhập xuất 1.2 Nhập nguyờn phụ kiện Phụ kiện Phụ kiện đó kiểm tra Danh mục PK Hợp đồng Húa đơn Sơ đồ phõn ró mức 1 (Thống kờ và bỏo cỏo) Ban quản lý 3.1 Tkờ, bcỏo phụ kiện 3.2 Tkờ, bcỏo hàng xuất Phiếu nhập xuất Yờu cầu tkờ, bcỏo phụ kiện yờu cầu thống kờ Tkờ, bcỏo phụ kiện Yờu cầu tkờ, bcỏo hàng xuất Tkờ, bcỏo hàng xuất Phiếu thanh toỏn DM Khỏch hàng Sơ đồ phõn ró mức 1 (Tỡm kiếm) Ban quản lý 4.1 Tỡm kiếm phụ kiện nhập Phiếu nhập xuất 4.2 Tỡm kiếm hàng xuất Yờu cầu tỡm kiếm phụ kiện nhập Yờu cầu tỡm kiếm hàng xuất DM Khỏch hàng Kết quả tỡm kiếm hàng xuất Kết quả tỡm kiếm phụ kiện nhập Kết quả tỡm kiếm hàng xuất II. Thiết kế cơ sở dữ liệu 1. Sơ đồ ERD Đơn đặt hàng chi tiết Phụ kiện chi tiết Phụ kiện Đơn đặt hàng Khách hàng Nước Gồm Gồm Của Của Gồm N N N N N 1 1 1 1 1 # Mã phụ kiện - Tên phụ kiện - Đơn vị - Khổ vải - Đơn giá # Mã phụ kiện # Mã đơn đặt hàng CT - Số lượng DK - Ngày nhập DK - Số lượng TT - Ngày nhập TT # Mã đơn đặt hàng CT - Mã Đơn đặt hàng - Mã hàng - Số lượng hàng # Mã Đơn đặt hàng - Mã khách hàng - Ngày đặt hàng - Ngày hẹn - Địa điểm - Trạng thái TH # Mã khách hàng - Mã nước - Họ Tên - Địa chỉ # Mã nước - Tên nước Hàng hoá Có 1 N # Mã hàng - Tên hàng - Đơn vị - Đơn giá 2. Sơ đồ DSD Phụ kiện #Mã Phụ kiện Tên phụ kiện Đơn vị … Đơn giá Phụ kiện chi tiết #Mã đơn đặt hàng chi tiết Số lượng DK Ngày nhập DK … #Mã Phụ kiện Đơn đặt hàng chi tiết #Mã đơn đặt hàng Số lượng hàng Mã hàng #Mã đơn đặt hàng chi tiết Đơn đặt hàng Mã khách hàng Ngày đặt hàng Địa điểm … #Mã đơn đặt hàng Khách hàng #Mã nước Tên khách hàng Địa chỉ #Mã khách hàng Nước Tên nước #Mã nước 3. Các bảng trong cơ sở dữ liệu a. Bảng PhuKien Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_PK Text 50 Mã phụ kiện No Ten_PK Text 50 Tên phụ kiện No Don_vi Text 50 Đơn vị tính No Kho_vai Text 50 khổ vải No Don_gia Number Long Integer Đơn giá b. Bảng Phu_kien_chi_tiet Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_PK Text 50 Mã phụ kiện No Ma_ DDHCT Text 50 Mã đơn đặt hàng chi tiết No So_luong_DK Number Long Integer Số lượng dự kiến No Ngay_nhap_DK Date/Time Ngày nhập dự kiến No Ngay_nhap_TT Date/Time Ngày nhập thực tế No So_luong_TT Number Long Integer Số lượng thực tế c. Bảng Don_dat_hang_chi_tiet Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_DDHCT Text 50 Mã đơn đặt hàng chi tiết No Ma_DDH Text 50 Mã đơn đặt hàng No So_luong_hang Number Long Integer Số lượng hàng No Don_gia Number Long Integer Đơn giá d. Bảng Don_DH Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_DDH Text 50 Mã đơn đặt hàng No Ma_KH Text 50 Mã khách hàng No Ngay_DH Date/Time Ngày đặt hàng No Ngay_giao_hang Date/Time Ngày giao hàng No Dia_diem Text 50 Địa điểm No Trang_thai_TH Text 50 Trạng thái thực hiện e. Bảng Khach_hang Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_KH Text 50 Mã khách hàng No Ma_nuoc Text 50 Mã nước No Ten_KH Text 50 Tên khách hàng No Dia_chi Text 50 Địa chỉ f. Bảng Nuoc Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_nuoc Text 50 Mã nước No Ten_nuoc Text 50 Tên nước g. Bảng Hang_hoa Khoá Tên trường Kiểu Kích cỡ Mô tả Yes Ma_hang Text 50 Mã hàng No Ten_hang Text 50 Tên hàng No Don_vi Text 50 Đơn vị tính No Co Text 50 Cỡ No Mau Text 50 Màu 4. Sơ đồ quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu 5. Các giao diện chính a. Form chính b. Form nhập hàng hoá c. Form nhập mới khách hàng c. Form sửa xoá hoá đơn d. Form chọn tiêu thức Tìm kiếm e. Form tìm kiếm phụ kiện nhập về theo từng khách hàng f. Form chọn Báo cáo g. Báo cáo lượng hàng xuất đi h. B áo cáo Lượng phụ kiện nhập về Kết luận Đề án môn học với đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin quản ly hệ thống xuất nhập khẩu của công ty may Chiến Thắng” là một đề tài hấp dẫn và có tính ứng dụng cao. Đề án đặt ra như một bài toán với đầu bài không quá dài nhưng nó lại hàm chứa một khối lượng cần nghiên cứu thực tiễn tương đối lớn. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: Cao Đình Thi, các cô các chú trong công ty may Chiến Thắng, các bạn lớp Tin học 43A cùng với sự lỗ lực, cố gắng của bản thân Đề án đã giải quyết được cơ bản những gì mà đầu bài đặt ra. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và thực hiện Đề án tron thời gian ngắn cộng với khối lượng công việc nhiều cho nên Đề án vẫn cần được cải tiến, nâng cấp để hoà thiện hơn phục vụ cho công tác quản lý trong thực tiễn thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, em đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho bản thân. Không chỉ về mặt chuyên môn mà còn về công tác quản lý tổ chức một chương trình cùng với các kỹ năng xã hội khác. Đây sẽ là hành trang hết sức quan trọng để em có thể tự tin trên con đương sự nghiệp sau này. Phụ lục Tài liệu tham khảo TS. Trương Văn Tú, TS. Trần Thị Song Minh, Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB : Hà Nội , năm 1999 ThS. Trần Công Uẩn. Giáo trình cơ sở dữ liêu NXB Thống kê, năm 2000 TS. Trương Văn Tú Bài giảng hệ thống thông tin của., Năm 2004 Bài giảng về HTTT của chương trình cao học của viên quản trị kinh doanh.Năm 2004. Nguyễn Văn Vị Phương pháp luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Năm2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc77223.DOC