Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức thuộc phần “ Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 trung học phổ thông chương trình nâng cao

Tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức thuộc phần “ Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 trung học phổ thông chương trình nâng cao: mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Nó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò. Đối với thầy giáo kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết trò của mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động lực thúc đẩy họ chăm lo học tập. Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan hơn để từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình cũng như ...

doc141 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức thuộc phần “ Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 trung học phổ thông chương trình nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Nó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò. Đối với thầy giáo kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết trò của mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động lực thúc đẩy họ chăm lo học tập. Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan hơn để từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình cũng như về cách thức tổ chức đào tạo. Nhưng làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và có thể nói rằng đây là một vấn đề mang tính thời sự. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm nhất định, không có một phương pháp nào là hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục. Thực tiễn cho thấy, dạy học không nên chỉ áp dụng một hình thức thi, kiểm tra cho một môn học, mà cần thiết phải tiến hành kết hợp các hình thức thi kiểm tra một cách hợp lí mới có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học. Đối với loại luận đề, đây là loại mang tính truyền thống, được sử dụng một cách phổ biến trong một thời gian dài từ trước tới nay. Ưu điểm của loại kiểm tra này là nó cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, có thể dùng để Mức độ nhận thức: tư duy ở mức độ cao. Song loại bài luận đề cũng thường mắc phải những hạn chế rất dễ nhận ra là: Nó chỉ cho phép khảo sát một số ít kiến thức trong thời gian nhất định. Việc chấm điểm loại này đòi hỏi nhiều thời gian chấm bài, kết quả thi không có ngay, thiếu khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và do đó trong một số trường hợp không xác định được thực chất mức độ của học sinh. Trong khi đó phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể dùng kiểm tra đánh giá kiến thức trên một vùng rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính xác; nó cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học; giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh hoàn thiện phương pháp dạy để nâng cao hiệu quả dạy học. Những việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một bộ môn là một công việc không đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm và mất nhiều thời gian. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ ở trên, qua thực tiễn giảng dạy môn Vật lí ở THPT chúng tôi lựa chọn đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức thuộc phần “ Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 THPT chương trình nâng cao. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh phần “Thấu kính mỏng” ở lớp 11 THPT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu có một hệ thống câu hỏi TNKQNLC được soạn thảo một cách khoa học phù hợp với mục tiêu dạy học nội dung kiến thức phần “Thấu kính mỏng” của lớp 11 THPT để sử dụng trong kiểm tra đánh giá thì có thể đánh giá chính xác, khách quan mức độ nắm vững kiến thức phần “Thấu kính mỏng” của học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi TNKQNLC sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập một số kiến thức thuộc phần “Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏi sử dụng trong kiểm tra đánh giá chất lượng một số kiến thức thuộc phần “Thấu kính mỏng” của học sinh lớp11THPT và thực nghiệm trên một số lớp 11 ở trường THPT của tỉnh Bắc Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Nghiên cứu nội dung phần trình vật lí 11 nói chung và phần “Thấu kính mỏng” nói riêng; trên cơ sở đó xác định mức độ của mục tiêu nhận thức chung ứng với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được. - Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho một số kiến thức thuộc phần “Thấu kính mỏng” lớp 11THPT. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp điều tra. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Đóng góp về mặt khoa học. Đề tài nghiên cứu hệ thống lại phương pháp kiểm tra đánh giá. Đặc biệt nghiên cứu sâu cách soạn một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập một số kiến thức thuộc phần “Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 THPT phần trình nâng cao hiện hành. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá. - Làm tài liệu tham khảo về kiểm tra đánh giá trong bộ môn Vật lí ở trường phổ thông. - Mặt khác, bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn này có thể xem như là một hệ thống bài tập mà thông qua đó người học có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học của mình. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. Chương 2: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho một số kiến thức thuộc phần “Thấu kính mỏng” lớp 11THPT chương trình nâng cao. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Chương 1 Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học ở nhà trường phổ thông 1.1. Cơ sở lý luận về việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá. "Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp thông tin thu thập được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu xác định nhằm đưa ra quyết định nào đó" (J.M.Deketle). Quá trình đánh giá gồm các khâu: - Đo: theo định nghĩa của J.P.Gưuilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến cố theo một quy tắc được chấp nhận một cách logíc. Trong dạy học đó là việc giáo viên gắn các số (các điểm) cho các sản phẩm của học sinh. Cũng có thể coi đó là việc ghi nhận thông tin cần thiết cho việc đánh giá kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của học sinh. Để việc đo được chính xác thì phải đảm bảo:[ 16] + Độ giá trị: Đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng được đo ( cho phép đo được cái cần đo). + Độ trung thực: Đó là khả năng luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng một đại lượng đo với dụng cụ đo. + Độ nhậy: Đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt được khi hai đại lượng chỉ khác nhau rất ít. -Lượng giá: Là việc giải thích các thông tin thu được về kiến thức kĩ năng của học sinh, làm sáng tỏ mức độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của tập thể hoặc mức độ của học sinh so với yêu cầu của quá trình học tập. + Lượng giá theo chuẩn: Là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình chung của tập hợp. + Lượng giá theo tiêu chí: Là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra. - Đánh giá: Là việc đa ra những kết luận nhận định, phán xét về mức độ của học sinh. Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để Kiểm tra kiến thức:kĩ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng. 1.1.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá - Việc kiểm tra đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ trường hợp. Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:[ 16] + Kiểm tra kiến thức:kĩ năng để đánh giá mức độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn học, một học phần sắp bắt đầu. + Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy. + Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học. - Mục đích đánh giá trong đề tài này là: + Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra. + Xác định xem khi kết thúc một phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn . + Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của kiểm tra giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí. 1.1.3.Chức năng của kiểm tra đánh giá. Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm tra đánh giá. Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau . GS. Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học. Theo GS -TS. Phạm HữuTòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thì chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành 3 chức năng: Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học. + Chức năng chuẩn đoán: Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thể sử dụng nhiều phương tiện thu lượm thông tin cần thiết cho việc đánh giá hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học. Nhờ việc xem xét kết quả kiểm tra đánh giá kiến thức, ta biết rõ mức độ xuất phát của người học để điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho phù hợp, cho phép đề xuất định hướng bổ xung những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy. Dùng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một học phần để thực hiện chức năng chuẩn đoán. + Chức năng định hướng hoạt động học. Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra trong quá trình dạy học có thể được sử dụng nhiều  phương tiện, phương pháp dạy học. Đó là các câu hỏi kiểm tra từng phần, kiểm tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học. Các bài trắc nghiệm được soạn thảo công phu, nó là một cách diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định. Nó có tác dụng định hướng hoạt động học tập tích cực của học sinh. Việc thảo luận các câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nó trở thành phương pháp dạy học tích cực giúp người học chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy có hiệu quả. + Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra sau khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận mức độ kiến thức, kĩ năng của người học. Với chức năng này đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục đích dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kĩ năng. Các bài kiểm tra trắc nghiệm như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy học. [16] 1.1.4. Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Vấn đề kiểm tra đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo chỉ có tác dụng khi thực hiện các yêu cầu sau: 1.1.4.1. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá: - Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu phần trình quy định. - Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu phần trình quy định. - Tổ chức thi phải nghiêm minh. Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề, tổ chức thi tới khâu cho điểm; xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp. 1.1.4.2. Đảm bảo tính toàn diện Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức. 1.1.4.3. Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống - Cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi tiết học, sau mỗi phần kiến thức. - Các câu hỏi kiểm tra cần có tính hệ thống. 1.1.4.4. Đảm bảo tính phát triển - Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó. - Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh. 1.1.5. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng thì việc đó phải được tiến hành theo một quy trình hoạt động chặt chẽ. Quy trình này gồm:[ 13] - Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá. - Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu . Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học. - Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợp với đặc điểm của nội dung kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra. Cần nhận rõ ưu nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra để có thể sử dụng phối hợp và tìm biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức đó. - Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định. - Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin (chấm), xem xét kết quả và kết luận đánh giá. - Chấm điểm các bài kiểm tra căn cứ theo một thang điểm được xây dựng phù hợp với các tiêu chí đánh giá đã xác định. Xem xét kết quả chấm thu được, rút ra các kết luận đánh giá tương ứng với mục đích kiểm tra đánh giá đã xác định. 1.1.6. Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản Luận đề và trắc nghiệm khác quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm (test) theo nghĩa Hán "trắc nghĩa là đo lường", "nghiệm là suy xét, chứng thực". Danh từ "luận đề" ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi các bài "Luận văn" mà nó bao gồm các hình thức khảo sát khác thông thường trong lối thi cử, chẳng hạn như những câu hỏi lý thuyết, những bài toán. Các chuyên gia đo lường gọi chung là hình thức kiểm tra này là "trắc nghiệm loại luận đề" (essay-type test) cho thuận tiện để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là "trắc nghiệm khách quan" (objective test). Thật ra việc dùng danh từ "khách quan" này để phân biệt 2 loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm "chủ quan" và trắc nghiệm khách quan không phải là hoàn toàn "khách quan". Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương đồng; song quan trọng là cả 2 đều là những phương tiện khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết miễn là ta nắm vững phương pháp soạn thảo và công dụng của mỗi loại. Với hình thức luận đề việc kiểm tra thường bộc lộ nhiều nhược điểm là không phản ánh được toàn bộ nội dung, phần trình, gây tâm lý học tủ và khi chấm bài giáo viên còn nặng tính chủ quan. Vì thế để nâng cao tính khách quan trong kiểm tra đánh giá nhiều tác giả cho rằng nên sử dụng trắc nghiệm khách quan. Nhìn chung Nếu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì góp phần vào khắc phục những hạn chế của hình thức kiểm tra, thi tự luận. 1.2. Mục tiêu dạy học 1.2.1. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dạy học. Việc xác định các mục tiêu dạy học, có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm:[16] - Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. - Có được ý tưởng rõ ràng về cái cần kiểm tra đánh giá khi kết thúc mỗi môn học, học phần hay trong quá trình giảng dạy từng kiến thức cụ thể. - Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học là gì? Điều này giúp họ tự tổ chức công việc học tập của mình. - Có được ý tưởng rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có của giáo viên. 1.2.2. Cần phát biểu mục tiêu như thế nào? Các câu phát biểu mục tiêu cần:[12] - Phải rõ ràng, cụ thể - Phải đạt tới được trong khoá học hay đơn vị học tập. - Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học. - Phải quy định rõ kết quả của việc học tập, nghĩa là các khả năng mà người học sẽ có được khi họ đã đạt đến mục tiêu. - Phải đo lường được. - Phải chỉ rõ những gì người học có thể làm được vào cuối giai đoạn học tập. [12] 1.2.3. Phân biệt bốn mức độ của mục tiêu nhận thức Có rất nhiều cách phân loại mục tiêu nhận thức những chúng tôi sử dụng cách phân loại của GS.TS. Phạm HữuTòng. 1.2.3.1.Mức độ nhận biết, tái hiện, tái tạo Mức độ này thể hiện ở khả năng nhận ra được, nhớ lại được, phát biểu lại được đúng sự trình bày kiến thức đã có, giải đáp được câu hỏi thuộc dạng: "A là gì? Thế nào? Thực hiện A như thế nào?". 1.2.3.2. Mức độ hiểu, áp dụng (giải quyết tình huống tương tự như tình huống đã biết ) Mức độ này thể hiện ở khả năng giải thích, minh hoạ được nghĩa của kiến thức, áp dụng được kiến thức đã nhớ lại, hoặc đã được gợi ra để giải quyết được những tình huống tương tự với tình huống đã biết, theo cùng một mẫu như tình huống đã biết; giải đáp được câu hỏi thuộc dạng:“A giúp giải quyết X như thế nào?” ( Kiến thức A giúp bạn giải quyết vấn đề này thế nào?) 1.2.3.3. Mức độ vận dụng linh hoạt (giải quyết được tình huống có biến đổi so với tình huống đã biết) Mức độ này thể hiện ở khả năng lựa chọn, áp dụng tri thức trong tình huống có biến đổi so với tình huống đã biết, nhận ra rằng có thể giải quyết tình huống đã cho bằng cách vận dụng phối hợp các cách giải quyết các tình huống theo các mẫu đã biết; giải đáp được câu hỏi thuộc dạng : ‘‘Các A nào giúp giải quyết X và giải quyết như thế nào?’’(Bạn biết gì về cái sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này và giải quyết như thế nào?) [16]. 1.2.3.4. Mức độ sáng tạo ( đề xuất và giải quyết vấn đề không theo mẫu có sẵn) Mức độ này thể hiện ra khả năng phát biểu và giải quyết những vấn đề theo cách riêng của mình bằng cách lựa chọn, đề xuất và áp dụng kiến thức để giải quyết được các vấn đề không theo các mẫu ( Angôrit ) đã có sẵn; Đề ra và giải quyết được câu hỏi thuộc dạng: “ Có vấn đề gì?; “ Đề xuất ý kiến riêng, cách giải quyết riêng thế nào?”. ( Bạn thấy vấn đề đặt ra là gì và bạn có thể đi tới kết quả thoả mãn như thế nào? ). Các câu hỏi nêu ở mỗi bậc trên đây có thể xem như những tiêu chí chung để phân biệt các mức độ nắm tri thức khi kiểm tra đánh giá. Dựa theo các dạng chung đó của các câu hỏi , có thể soạn thảo các câu hỏi hoặc các đề bài kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng cụ thể phù hợp với mục tiêu dạy học đã xác định và phù hợp với mục đích kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng đã đề ra. 1.3. Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 1.3.1. Các hình thức trắc nghiệm khách quan 1.3.1.1. Trắc nghiệm đúng - sai Loại này được trình bày dưới dạng một phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách chọn (Đ) hay sai (S). - Ưu điểm: Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm về những sự kiện. Nó giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi ngắn. - Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đoán mò khó dùng để thẩm định học sinh yếu, có độ tin cậy thấp. 1.3.1.2. Trắc nghiệm cặp đôi (xứng hợp) Trong loại này có hai cột danh sách, những chữ, nhóm chữ, hay câu. Học sinh sẽ ghép một chữ, một nhóm chữ hay câu của một cột với một phần tử tương ứng của cột thứ hai. Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau . Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng trong một lần hoặc nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi . - Ưu điểm: Các câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, ít tốn giấy hơn khi in - Nhược điểm: Muốn soạn câu hỏi đo các mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. 1.3.1.3. Trắc nghiệm điền khuyết Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn. - Ưu điểm: Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến, luyện trí nhớ. - Nhược điểm: Cách chấm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm. Đặc biệt nó chỉ kiểm tra được khả năng nhớ, không có khả năng kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh. [13] 1.3.1.4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Dạng trắc nghiệm khách quan hay dùng nhất là loại trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Đây là loại câu hỏi mà chúng tôi sử dụng trong hệ thống phần sau . - Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần: Phần "gốc" và phần "lựa chọn" + Phần gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt ra một vấn đề hay đa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu hỏi ấy muốn đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. + Phần lựa chọn: (thường là 4 hay 5 lựa chọn) gồm có nhiều giải pháp có thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng, hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những "mồi nhử". Điều quan trọng là làm sao cho những "mồi nhử" ấy đều hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài học. Trong đề tài, chúng tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn vì theo chúng tôi Nếu ít lựa chọn hơn thì không bao quát được sai lầm của học sinh, nhiều lựa chọn hơn sẽ có những mồi thiếu căn cứ. [13] - Ưu điểm: + Độ tin cậy cao hơn + Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi + Tính chất giá trị tốt hơn + Có thể phân tích được tính chất "mồi" của câu hỏi + Đảm bảo tính khách quan khi chấm. - Nhược điểm: + Khó soạn câu hỏi + Thí sinh nào có óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đã cho, nên họ có thể sẽ không thoả mãn. + Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ. + Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác. [4] Một số nguyên tắc soạn thảo những câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Câu hỏi thuộc dạng này gồm 2 phần: Phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng. Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hoặc 5) câu trả lời hay câu bổ sung để lựa chọn.Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém - Đối với phần gốc: Dù lại một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng. + Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải in đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh khỏi nhầm. + Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa trọn vẹn, tuy nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho: ã Phần lựa chọn được ngắn gọn ã Người đọc thấy nội dung cần kiểm tra - Đối với phần lựa chọn: + Trong 4 hay 5 phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng. + Nên tránh 2 lần phủ định liên tiếp. + Câu lựa chọn không nên quán gây ngô. [13] 1.3.2. Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm là liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường (trả lời câu hỏi : Cần khảo sát những gì ở học sinh?) hay nói cách khác là xác định rõ mục đích của bài trắc nghiệm. Một sự phân tích về nội dung sẽ cho ta một bản tóm tắt ý đồ phần trình giảng dạy được diễn đạt theo nội dung: Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào? Những lĩnh vực nào trong các nội dung đó nên đưa vào trong bài trắc nghiệm đại diện này. Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất và mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm đến đâu. 1.3.2.1. Mục đích của bài trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, những bài trắc nghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho mục đích chuyên biệt nào đó. - Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì nhằm xếp hạng học sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém. - Nếu bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh đều đạt được điểm tối đa. - Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp, thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm về môn học Nếu chưa học kĩ. Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục đích tập luyện giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với lối thi trắc nghiệm. Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo được bài trắc nghiệm giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài . [13] 1.3.2.2. Phân tích nội dung môn học - Tìm ra những nội dung kiến thức quan trọng tương ứng cần đạt được theo các mục tiêu. + Biết: Là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì học sinh cần nhớ. + Hiểu: Những thông tin nhằm giải nghĩa hay minh hoạ. + Vận dụng linh hoạt: Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới. [13] 1.3.2.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm. Lập một bảng quy hoạch 2 chiều, một chiều biểu thị nội dung và chiều kia biểu thị các quá trình tư duy (mục tiêu) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Số câu hỏi cần được đa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi các câu hỏi trắc nghiệm được viết ra. Một mẫu dàn bài: Mục tiêu nhận thức Nội dung kiến thức Nhận biết (số câu) Hiểu (số câu) Vận dụng (số câu) Tổng cộng Nội dung 1 5 4 3 12 Nội dung 2 4 6 7 17 Nội dung 3 5 9 7 21 Tổng cộng 14 19 17 50 1.3.2.4. Lựa chọn số câu hỏi và soạn các câu hỏi cụ thể. Số câu hỏi được bao gồm trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có. Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho nó, nhiều bài trắc nghiệm được giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn. Yêu cầu chính xác các điểm số, nghĩa là làm sao mẫu nghiên cứu mang tính chất đại diện cho quần thể. [13] 1.4. Cách trình bày và cách chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 1.4.1. Cách trình bày Có 2 cách thông dụng: - Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh rồi chiếu lên màn ảnh từng phần hay từng câu. Mỗi câu mỗi phần ấy được chiếu lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có thể trả lời được. Cách này có ưu điểm: + Kiểm soát được thời gian + Tránh được sự thất thoát đề thi + Tránh được phần nào gian lận. - Cách 2: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng với số người dự thi. Trong phương pháp này có 2 cách trả lời khác nhau : + Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thẳng ở phía bên phải hay ở phía bên trái. + Mẫu phiếu làm bài: Bài trắc nghiệm (Mã đề SCH 01) Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường THPT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian làm bài: . . . . . . . . . . . . . . . Ngày làm bài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Qui ước: Chọn: Huỷ chọn: Chọn lại: Đánh dấu vào bảng sau cho phương án chọn: (BT: Bỏ trống) P. án Câu A B C D BT Ghi chú P. án Câu A B C D BT Ghi chú 1 26 2 27 3 28 4 29 5 30 6 31 7 32 8 33 9 34 10 35 11 36 12 37 13 38 14 39 15 40 16 41 17 42 18 43 19 44 20 45 21 46 22 47 23 48 24 49 25 50 + Bài học sinh phải trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu: Câu1 A B C D E Bỏ trống Câu2 A B C D E Bỏ trống ........ ......... ......... ........ ......... ......... ........ ........ ......... ......... ........ ......... ......... ........ - Lưu ý khi in bài trắc nghiệm. + Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót. + Cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc. + Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn, cần xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc. + Để tránh sự gian lận của học sinh ta có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi bị đảo lộn. [13] 1.4.2. Chuẩn bị cho học sinh - Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, cách thức, nội dung thi. Huấn luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm , nhất là trong trường hợp họ dự thi lần đầu. - Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài: + Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm. + Học sinh phải được biết về cách tính điểm. + Học sinh phải được nhắc nhở rằng họ phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách rõ ràng, sạch sẽ. Nếu có tẩy xoá thì cũng phải tẩy xoá thật sạch. + Học sinh cần được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi , dù không hoàn toàn chắc chắn. - Học sinh bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm không nên lo ngại quá. 1.4.3. Công việc của giám thị - Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài. - Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn quay cóp. - Phát đề thi xen kẽ hợp lý. - Cấm học sinh đem tài liệu vào phòng thi. [13] 1.4.4. Chấm bài - Cách chấm bài thông dụng nhất của thầy giáo ở lớp học là dùng bảng đục lỗ. Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời đúng hiện qua lỗ. - Dùng máy chấm bài. - Dùng máy vi tính chấm bài. 1.4.5. Các loại điểm của bài trắc nghiệm Có 2 loại điểm: - Điểm thô: Tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm Trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính 1 điểm và câu sai là 0 điểm. Như vậy điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm. - Điểm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau . Công thức tính điểm chuẩn: Trong đó: x: Điểm thô : Điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy Bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là: + Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính toán. + Tất cả các điểm Z đều là số lẻ. Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi: + T = 10.Z + 50 ( Trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10 ) + V = 4.Z + 10 ( Trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4 ) + Điểm 11 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nớc ta hiện nay, đó là cách biến đổi điểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là 2 nên V = 2.Z + 5. - Cách tính trung bình thực tế và trung bình lý thuyết: + Trung bình (thực tế):Tổng số điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất cả mọi người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người. Điểm này tuỳ thuộc vào bài làm của từng nhóm. + Trung bình lí tưởng: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi có thể làm đúng (số câu chia số lựa chọn). Điểm này không thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định. [13] Ví dụ: Một bài có 54 câu hỏi , mỗi câu 4 lựa chọn, ta có: Điểm may rủi: Trung bình lý tưởng: 1.5. Phân tích câu hỏi 1.5.1. Mục đích của phân tích câu hỏi - Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp, lề lối làm việc. - Việc phân tích câu hỏi là để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, từ đó sửa lại các câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách hữu hiệu hơn. [4] 1.5.2. Phương pháp phân tích câu hỏi . Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm thành quả học tập chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung toàn bài. Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi . Nếu kết quả không như vậy, có thể câu hỏi viết cha chuẩn hoặc vấn đề cha được dạy đúng mức. Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát chúng ta có thể lấy 25- 30% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 25- 30% học sinh có nhóm điểm thấp nhất. Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm. ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn sai, bao nhiêu học sinh không trả lời. Khi đếm sự phân bố các câu trả lời như thế ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ suy ra: - Mức độ khó của câu hỏi - Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi . - Mức độ lôi cuốn của các câu mồi. Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau đây: - Sắp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp. - Chia tập bài ra 3 chồng: + Chồng 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao. + Chồng 2: 50% hoặc 46% bài trung bình. + Chồng 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp. Lập 1 bảng có dạng như sau : Câu hỏi số Câu trả lời để chọn Số người Tổng số người chọn Số giỏi trừ số kém Nhóm giỏi Nhóm TB Nhóm kém 1 A B C D Bỏ trống Tổng cộng + Ghi các số đã thống kê được trên bài chấm vào bảng với từng nhóm và từng câu. + Hoàn thiện bảng đã lập. + Cột số giỏi trừ số kém có thể có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng 0 * Giải thích kết quả - Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi Phân tích xem câu mồi có hiệu nghiệm không. Nếu cột cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay. Nếu cột cuối bằng 0 cần xem xét lại câu mồi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém. Câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao. Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy không. - Tính các chỉ số thống kê: +Độ khó của một câu hỏi Số học sinh trả lời đúng P = (0 Ê P Ê 1) Tổng số học sinh tham dự Nếu P = 0 thì câu hỏi quá khó Nếu P = 1 thì câu hỏi quá dễ +Độ khó vừa phải của một câu hỏi : là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kì vọng: 100 + ( 100/ số lựa chọn) PVP = 2 Ví dụ: Một trắc nghiệm có bốn phương án lựa chọn, độ khó vừa phải là: PVP = Một bài có giá trị và đáng tin cậy thường là bài gồm những câu có độ khó xấp xỉ bằng độ khó vừa phải. +Độ phân biệt của một câu hỏi H: Số người trả lời đúng nhóm điểm cao L: Số người trả lời đúng nhóm điểm thấp n: Số người trong mỗi nhóm Dương Thiệu Tống đã đa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây: Chỉ số D Đánh giá câu Từ 0,4 trở lên Rất tốt Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn Từ 0,20 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh Dưới 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại + Tiêu chuẩn để lựa chọn câu hỏi hay Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những câu có các tính chất sau : - Hệ số khó vào khoảng 40 - 62,5% - Hệ số phân biệt dương khá cao - Các câu trả lời mồi có tính chất hiệu nghiệm (lôi cuốn được học sinh ở nhóm kém). Chú ý: + Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh có đủ thời gian làm mọi câu hỏi . + Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm của câu hỏi hoặc thiếu sót trong công việc giảng dạy. + Thông thường tính chất có thể phân biệt được học sinh giỏi và kém của một câu hỏi không phải là tính chất cần thiết. Vậy quá trình phân tích câu hỏi chỉ còn tìm ra loại câu hỏi soạn quá kém. [13] 1.6. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chỉ số thống kê 1.6.1. Độ khó của bài trắc nghiệm Độ khó = : Điểm trung bình thực tế c: Điểm tối đa (số câucủa bài) 0 Ê Độ khó Ê 1 1.6.2. Độ lệch tiêu chuẩn Một trong các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn, là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố. Trong phần nghiên cứu, chỉ cần tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn phân bố đơn và đẳng loại. Độ lệch chuẩn tính trên mỗi nhóm học sinh làm thực tế nên có thể thay đổi. Để tính nó ta có thể sử dụng công thức: Trong đó: n là số người làm bài d = xi - Với: xi : điểm thô của mẫu thứ i : điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu. Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người làm được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho điểm trung bình ta có từng độ lệch d, bình phương từng độ lệch ta có d2. Hoặc: Trong đó x : điểm số của từng học sinh n : số người làm [13] 1.6.3. Hệ số tin cậy Công thức căn bản để phỏng định hệ số tin cậy: K: số câu di2: độ lệch chuẩn bình phương của mỗi câu trắc nghiệm i. d : biến lượng điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn bài trắc nghiệm Hoặc có thể dùng công thức khác của Kưuder Richardson cũng suy ra từ công thức căn bản trên, với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc nghiệm khác nhau : K: số câu p : tỉ lệ số trả lời đúng cho một câu hỏi q : tỉ lệ số trả lời sai cho một câu hỏi d2: biến lượng của bài. Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được là: 0,60 Ê r Ê 1,0 1.6.4. Sai số tiêu chuẩn đo lường Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối nhờ hệ số tin cậy đã nêu. Công thức: Trong đó: SEm: sai số tiêu chuẩn đo lường Sx : độ lệch tiêu chuẩn của bài rtc : hệ số tin cậy của bài 1.6.5. Đánh giá một bài trắc nghiệm Đánh giá một bài là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó. Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải. Khi đánh giá giá trị, sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê. Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số chuẩn của phép đo. Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài phải phù hợp với mục tiêu dạy học. 1.7. Hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí ở một số trường THPT 1.7.1. Phương pháp điều tra Chúng tôi đã điều tra gần 120 học sinh của hai trường THPT Yên Dũng số 1 và trường THPT Yên Dũng số 3 thuộc tỉnh Bắc Giang theo mẫu( gắn ở phụ lục). Với giáo viên chúng tôi đã điều tra một số giáo viên giảng dạy bộ môn Vật Lí ở các trường THPT tại Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo mẫu ( gắn ở phụ lục). 1.7.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá bộ môn Vật Lí Hiện nay tại một số trường THPT tại Yên Dũng đối với các khối 10 và 11 kết hợp cả hai hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Trong một khoảng thời gian ngắn giáo viên cần kiểm tra nhiều kiến thức thì dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Bài kiểm tra một tiết thường có hai phần: trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Đối với khối lớp 12 đa số dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra được lượng kiến thức rộng để trang bị cho học sinh phương pháp làm bài trắc nghiệm khách quan phục vụ cho những kì thi tiếp theo. 1.7.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh khi học xong phần thấu kính. - Chưa phân biệt rạch ròi giữa khái niệm ảnh thật và ảnh ảo. - Còn nhầm lẫn giữa giá trị tiêu cự của các thấu kính . - Nhầm lẫn các đường truyền của tia sáng đặc biệt khi qua thấu kính. - Thường gặp khó khăn khi phải lập công thức liên hệ. - Còn quan niệm sai lầm trong công thức tính độ tụ của thấu kính chiết suất n là chiết suất của thấu kính , còn lúng túng khi xác định các giá trị bán kính mặt cầu . - Còn nhầm lẫn khi phải chỉ ra đúng các trường hợp ảnh thật, ảnh ảo kéo theo trong từng bài toán cụ thể để áp dụng công thức và vận dụng quy ước xác định tính chất của ảnh và loại thấu kính. - Thường lúng túng khi giải một số phương trình toán học . Kết luận chương 1 Trong phần I, chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Trong đó, những vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm : + Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá. Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm. + Lí luận về phân tích nội dung môn học sẽ kiểm tra để xây dựng các nội dung cơ bản cần kiểm tra và mức độ cần đạt theo mục tiêu dạy học cần đạt. +Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu. Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng , sâu sắc về các mục tiêu dạy học. + Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học.Vì để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và viết các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này. + Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh giá; ở phần này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá; trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là: - Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn. - Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng một số kiến thức thuộc phần “Thấu kính mỏng” của học sinh lớp 11 THPT mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau . Chương 2 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho một số kiến thức về phần “Thấu kính mỏng” Lớp 11 thpT chương trình nâng cao 2.1. Đặc điểm cấu trúc phần “Thấu kính mỏng ” ở lớp 11 THPT chương trình nâng cao 2.1.1. Đặc điểm nội dung của phần “ Thấu kính mỏng” Bài thấu kính mỏng thuộc phần của quang học ở vật lí lớp 11 THPT. Những kiến thức về “Thấu kính mỏng ”đã được đề cập sơ bộ ở chương trình Vật lí lớp 9 THCS. ở lớp 11 các kiến thức về thấu kính được mở rộng và hoàn thiện thêm. Cụ thể là các cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính được xây dựng từ những nguyên lí đường truyền ánh sáng qua thấu kính , các công thức của thấu kính được xây dựng dựa vào nguyên tắc hoạt động của thấu kính và kiến thức hình học. Việc nắm vững kiến thức về các loại thấu kính và nguyên lí các đường truyền của tia sáng qua thấu kính sẽ giúp học lĩnh hội các kiến thức sau hoàn thiện hơn về phần thấu kính mỏng và biết được vai trò của thấu kính trong đời sống và trong khoa học. 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc lôgíc nội dung về phần thấu kính mỏng: * Diễn giải sơ đồ logíc của phần thấu kính Khi nghiên cứu thấu kính mỏng ở vật lí lớp 11xây dựng 4 nội dung kiến thức: + Định nghĩa thấu kính là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. Thấu kính mỏng nghĩa là các thấu kính có bề dày ở tâm rất nhỏ. + Phân loại thấu kính đường truyền tia sáng qua thấu kính, có hai loại: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. + Tìm hiểu các đặc trưng của thấu kính như: các khái niệm quang tâm, tiêu điểm, trục, tiêu cự, tiêu diện, độ tụ. + Nghiên cứu đường truyền của tia qua thấu kính. Tìm được cách vẽ ảnh của 3 tia sáng đặc biệt và tia sáng bất kì. - Trên cơ sở tìm hiểu đường truyền tia sáng và việc xây dựng khái niệm vật khái niệm ảnh tìm được nguyên tắc tạo ảnh của một vật qua thấu kính, đưa ra được các bước vẽ ảnh của một vật qua thấu kính. Sau đó dùng hình vẽ và kiến thức hình học phẳng để xây dựng được các công thức mô tả sự phụ thuộc vị trí ảnh vào tiêu cự và vị trí vật . Đồng thời đưa khái niệm độ phóng đại ảnh và xây dựng được công thức tính độ phóng đại và - Nghiên cứu các ứng dụng của thấu kính trong khoa học và trong đời sống cụ thể giải thích được sự tạo ảnh của máy ảnh. - Xét về phương diện quang học mắt có cơ chế tạo ảnh giống như một thấu kính hội tụ tạo ra ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật nằm trên màng lưới của mắt. Khai thác điều kiện để mắt nhìn rõ vật, chỉ ra các tật cận thị, viễn thị, mắt lão và tìm cách khắc phục giúp những loại mắt này nhìn rõ vật. - Xuất phát từ điều kiện nhìn rõ của mắt và nguyên tắc truyền ánh sáng qua thấu kính tiếp tục nghiên cứu kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ giúp mắt quan sát các vật nhỏ hơn góc phân li sau đó là kính thiên văn giúp mắt nhìn vật ở rất xa. 2.2. Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học 2.2.1. Nội dung kiến thức Sau khi học xong phần “thấu kính mỏng ” học sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức sau : 2.2.1.1. Định nghĩa thấu kính - Thấu kính là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu . - Thấu kính mép mỏng hay thấu kính hội tụ và thấu kính mép dày hay thấu kính phân kì. - Thấu kính mỏng nghĩa là các thấu kính có bề dày ở giữa rất nhỏ - Đường thẳng nối hai tâm mặt cầu( hoặc đi qua tâm mặt cầu và vuông góc với mặt phẳng) gọi là trục chính của thấu kính. - O là giao điểm của trục chính với thấu kính, gọi là quang tâm - Đường thẳng bất kì đi qua O gọi trục phụ của thấu kính . - Đường kính khẩu độ của thấu kính hay đường kính mở - Tính chất của quang tâm: Một tia sáng bát kì qua quang tâm thì truyền thẳng. 2.2.1.2. Tiêu điểm. Tiêu diện. Tiêu cự. O F’ F y x Hình vẽ 2.2 O F F’ y x Hình vẽ 2.1 * Tiêu điểm + Tiêu điểm ảnh chính F gọi tắt là tiêu điểm ảnh. + Tiêu điểm vật chính F’ gọi tắt là tiêu điểm vật. + Có OF = OF’. y O F’’ F x P P’ Hình vẽ 2.4 y O F F’ x P’ P Hình vẽ 2.3 * Tiêu diện. + Mặt phẳng P gọi là tiêu diện vật. + Mặt phẳng P’ gọi là tiêu diện ảnh. * Tiêu điểm phụ + Giao điểm của một trục phụ bất kì với tiêu diện vật hay tiêu diện ảnh được gọi là tiêu điểm vật phụ hay tiêu điểm ảnh phụ. Nếu ta chiếu một chùm tia song song với một trục phụ thì các tia ló ( hoặc đường kéo dài ) sẽ cắt nhau tại một tiêu ảnh phụ. Ngược lại, Nếu đặt một nguồn sáng điểm tại một tiêu điểm phụ thì chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính là một chùm tia song song với trục phụ đi qua tiêu điểm phụ đó. * Tiêu cự: - Tiêu cự là độ dài đại số, được kí hiệu là f, có trị số tuyệt đối bằng khoảng cách từ các tiêu điểm chính tới quang tâm của thấu kính . = OF = OF’ + Quy ước : f > 0 với thấu kính hội tụ f < 0 với thấu kính phân kì 2.2.1.3. Đường đi của tia sáng qua thấu kính * Các tia đặc biệt - Tia tới song song với trục chính, tia ló tương ứng ( hoặc đường kéo dài) đi qua tiêu điểm ảnh chính F’ - Tia tới ( hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính F, tia ló tương ứng song song với trục chính. - Tia tới qua quang tâm O thì truyền thẳng. * Cách vẽ tia ló tương ứng với một tia tới bất kì. - Xét một tia tới bất kì SI (I là giao điểm của tia sáng với thấu kính ), ta có thể vẽ tia ló tương ứng theo hai cách sau  : Cách 1 : - Vẽ trục phụ song song với SI. - Vẽ tiêu diện ảnh, cắt trục phụ nói trên tại một tiêu điểm phụ là F1’. - Từ I, vẽ tia ló đi qua F1’. Cách 2 : - Vẽ tiêu diện vật cắt tia tới SI tại một tiêu điểm vật phụ là F1. - Vẽ trục phụ đi qua F1. - Vẽ tia ló đi song song với trục phụ trên. 2.2.1.4. Xác định ảnh bằng cách vẽ đường đi của tia sáng - Xét một vật nhỏ, phẳng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính . Giả sử A thuộc trục chính. Trước hết ta xác định ảnh B’ của B, sau đó, từ B’ hạ đoạn thẳng A’B’ vuông góc với trục chính ( A’ thuộc trục chính) ta được ảnh A’B’ của AB qua thấu kính . - Để xác định B’, từ B ta vẽ hai trong các tia sáng đặc biệt . ảnh B’ là giao điểm của các tia ló. - ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ: + Khi vật nằm ngoài tiêu điểm, ảnh A’B’ là ảnh thật ( thu được trên màn chắn), ngược chiều với vật. + Khi vật ở tiêu điểm, ảnh ở vô cực. + Khi vật trong tiêu điểm, ảnh A’B’ là ảnh ảo ( nhìn vào thấu kính và ở phía bên kia thấu kính so với vật thấy ảnh), cùng chiều với vật, lớn hơn vật. - ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì: + ảnh A’B’ luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 2.2.1. 5. Độ tụ + Các thấu kính mép mỏng có tác dụng làm hội tụ chùm tia sáng đi qua ( vì thế được gọi là thấu kính hội tụ). + Các thấu kính mép dày có tác dụng làm phân kì chùm tia sáng đi qua ( nên được gọi là thấu kính phân kì). + Để xác định khả năng làm hội tụ chùm tia sáng nhiều hay ít, người ta dùng một đại lượng là độ tụ, kí hiệu là D được định nghĩa là : + Đơn vị của độ tụ là điôp (dp) ( với tiêu cự f tính ra mét). - Với thấu kính hội tụ : D > 0 - Với thấu kính phân kì : D < 0 + Công thức tính độ tụ của thấu kính  : trong đó : ntk là chiết suất của vật liệu làm thấu kính nmt là chiết suất của môi trường xung quanh thấu kính . R1, R2 là bán kính của các mặt cầu thấu kính , - Quy ước : R1, R2 > 0 với các mặt lồi R1, R2 < 0 với các mặt lõm R1( hay R2) = ∞ với mặt phẳng 2.2.1. 6. Công thức thấu kính * Công thức liên hệ giữa các vị trí của ảnh và vật d > 0 với vật thật d’ 0 với ảnh thật. f > 0 với thấu kính hội tụ. f < 0 với thấu kính phân kì. * Công thức liên hệ giữa các độ lớn của ảnh và vật Hay ta có: + Nếu ảnh và vật cùng chiều: k > 0. + Nếu ảnh và vật ngược chiều: k < 0. 2.2.2. Các kỹ năng cơ bản học sinh cần rèn luyện - Kỹ năng vẽ đường truyền một tia sáng qua thấu kính . - Kỹ năng vẽ ảnh của vật qua thấu kính. - Kỹ năng dùng phép dựng ảnh tìm vị trí ảnh khi biết vị trí vật, hoặc tìm vị trí vật khi biết vị trí ảnh. - Kỹ năng nhận biết thấu kính và tính chất ảnh tạo bởi thấu kính đó. - Kỹ năng xây dựng các công thức: Và - Kỹ năng vận dụng công thức : để tìm một đại lượng còn lại khi biết hai đại lượng kia. - Kỹ năng vận dụng các công thức: và tính được k khi biết d và d’ hoặc d khi biết k và d’ hoặc tìm d’ khi biết k và d. - Tìm được AB khi biết k và A’B’ hoặc A’B’ khi biết k và AB. - Kỹ năng nhận ra được tính chất ảnh từ vị trí tương hỗ giữa vật và ảnh từ đó suy luận được loại thấu kính đã sử dụng. - Kỹ năng giải các bài tập về các thấu kính khi cho biết mối quan hệ giữa ảnh và vật cho bởi thấu kính hoặc hệ thấu kính. - Tính được D khi biết f và ngược lại vì - Tính được bán kính của mặt cầu khi cho biết các đại lượng khác. - Kỹ năng giải bài toán hệ hai thấu kính mỏng đặt cách nhau khoảng l hoặc ghép sát. - Kỹ năng vận dụng các công thức, tính chất ảnh của thấu kính vào các bài toán : sửa tật của mắt( mắt đeo kính) và mắt quan sát ảnh của vật qua kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. - Kỹ năng đổi các đơn vị các đại lượng trong đề bài cho thích hợp. - Kỹ năng vận dụng các kiến thức toán học như: giải phương trình, phép cộng phân số. 2.3. Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho một số kiến thức về phần “ Thấu kính mỏng” Vật lí 11. ở đây chúng tôi soạn thảo một hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho một số kiến thức về phần “ Thấu kính mỏng” với mỗi kiến thức cần kiểm tra sẽ có nhiều câu hỏi thể hiện các mức độ từ dễ đến khó, từ định tính đến định lượng nhằm kiểm tra một cách sâu sắc và toàn diện mức độ của học sinh theo các mức độ mục tiêu đã đề ra. Hệ thống các câu hỏi này có thể dùng để làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh trong khi học hoặc sau khi học xong các kiến thức về thấu kính thuộc phần “ Quang hình học”. Tuỳ mục đích kiểm tra và đối tượng kiểm tra mà giáo viên chọn số lượng và câu hỏi cụ thể nào. Thậm chí có thể dùng hệ thống câu hỏi như là các bài tập giao cho học sinh, giúp họ tự kiểm tra đánh giá kết quả học của bản thân. Đề tài chúng tôi chỉ quan tâm đến ba mức độ nắm vững tri thức : nhận biết, hiểu, vận dụng linh hoạt các kiến thức về thấu kính và các công thức liên hệ giữa vị trí của ảnh và vật, công thức tính độ tụ, công thức liên hệ độ lớn của ảnh và vật, nguyên lí đường truyền của tia sáng qua thấu kính để làm bài tập về phần thấu kính thuộc phần “Quang hình học” ở lớp 11. 2.3.1. Bảng ma trận hai chiều Chúng tôi xét các kiến thức liên quan tới các câu hỏi cần soạn thảo thuộc sáu phần sau : Khái niệm về thấu kính . Đường truyền của tia sáng qua một thấu kính . Sự tạo ảnh qua thấu kính Các công thức về thấu kính . Hệ thấu kính đồng trục. ứng dụng của thấu kính . Bảng ma trận dưới đây trình bày những mục tiêu nhận thức mà học sinh cần đạt được sau khi học các kiến thức tương ứng. Mục tiêu nhận thức Nội dung Nhận biết ( Nhớ ) Hiểu (áp dụng tình huống quen thuộc ) Vận dụng (Vận dụng linh hoạt giải quyết vấn đề mới) 1.Khái niệm về thấu kính *Nhớ định nghĩa của thấu kính . *Nhớ được: + Thấu kính hội tụ chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló hội tụ. + Thấu kính phân kì chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló phân kì. *Nhớ được các khái niệm quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện, trục, tiêu cự và độ tụ. *Phân biệt được hai loại thấu kính . * Biểu diễn được quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu cự, trục chính, trục phụ của mỗi loại thấu kính trên hình vẽ. *Vận dụng các khái niệm để phân biệt thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì. * Phân biệt được tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật, tiêu điểm thật, ảo với mỗi loại thấu kính 2.Đường truyền của tia sáng qua một thấu kính . *Nhớ được đường truyền các tia sáng đặc biệt qua thấu kính: + Tia sáng tới qua quang tâm thì truyền thẳng. + Tia sáng tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi song song với trục chính. + Tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính. *Phân biệt được đường truyền của các tia đặc biệt khi đi qua thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì. *Phân biệt được các tia tới đặc biệt khi đi qua các loại thấu kính *Phân biệt được thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì khi cho biết đặc điểm của tia tới và tia ló. * Xác định được quang tâm O của thấu kính. * Xác định được tiêu điểm chính F và F’ nhờ phép vẽ đường truyền tia sáng qua thấu kính. *Từ một tia tới cho trước biết xác định tia ló khi đi qua một thấu kính . *Xác định được đặc điểm ảnh của vật khi biết được đường truyền của các tia sáng khi qua thấu kính . 3. Sự tạo ảnh qua thấu kính . *Nhớ được khái niệm vật, khái niệm ảnh. * Nhớ nguyên tắc tạo ảnh của vật qua thấu kính. * Nhớ cách vẽ ảnh của một vật điểm hoặc một vật sáng nhỏ qua thấu kính. * Phân biệt khái niệm vật thật vật ảo, ảnh thật ảnh ảo. *Tìm được mối quan hệ giữa vị trí, tính chất ảnh qua mỗi loại thấu kính khi biết vị trí thấu kính và vị trí vật. *Xác định được tính chất của ảnh khi biết vị trí của ảnh tạo bởi thấu kính . * Xác định đúng tính chất của ảnh khi biết trước thấu kính và vị trí đặt vật trước thấu kính. * Vẽ được ảnh của một vật điểm hoặc vật nhỏ AB qua thấu kính. * Biết vị trí vật và vị trí ảnh xác định loại thấu kính và các đặc trưng của thấu kính như: quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu cự. * Biết được vị trí vật và loại thấu kính tìm được vị trí ảnh. * Biết được vị trí ảnh và loại thấu kính tìm được vị trí vật. 4. Các công thức của thấu kính . *Nhớ được công thức tính độ tụ của thấu kính : * Nhớ được công thức : *Quy ước dấu: R1, R2 > 0 với các mặt lồi. R1, R2 < 0 với các mặt lõm. *Nhớ được công thức: và các quy ước dấu d > 0 với vật thật. d’ 0 với ảnh thật. f > 0 với thấu kính hội tụ. f < 0 với thấu kính phân kì. * Nhớ được công thức: hay: + Nếu k > 0 ảnh và vật cùng chiều. + Nếu k < 0 ảnh và vật ngược chiều. * Sử dụng đúng đơn vị tính D. * Hiểu được D và f phụ thuộc vào cấu tạo của thấu kính( các bán kính mặt cầu) và chiết suất của thấu kính với chiết suất môi trường xung quanh. * Hiểu được với một thấu kính nhất định ( f không đổi) vị trí ảnh phụ thuộc vào vị trí vật. * áp dụng để tính một đại lượng chưa biết khi biết đại lượng còn lại ở công thức * Hiểu được độ phóng đại k cho biết ảnh cao hơn vật bao nhiêu lần. * Hiểu được: k 0 và k > 1 hoặc k < 1 hoặc k = 1. * Hiểu được: + ảnh thật k < 0 và ảnh ngược chiều với vật. + ảnh ảo k > 0 và ảnh cùng chiều với vật. * Biết được D tính f và biết f tính được D. * Xác định được độ tụ hoặc tiêu cự thấu kính trong các môi trường có chiết suất khác nhau. * Xác định được điều kiện bán kính cong của các mặt cầu để tạo thành thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì. *Tìm một đại khi biết hai đại lượng còn lại. Từ đó có thể xác định loại thấu kính hoặc loại vật hoặc loại ảnh nhờ dấu. * Khảo sát vị trí của ảnh theo sự dịch chuyển của vật khi thấu kính đứng yên. * Tìm vị trí đặt thấu kính khi biết trước vị trí đặt vật và vị trí hiện ảnh. * Xác định được d và d’ khi cho biết các lại lượng khác liên quan. *Kết hợp các công thức: và để giải bài tập về một thấu kính và hệ thấu kính. 5.Hệ thấu kính đồng trục. *Nhớ được khái niệm về hệ thấu kính đặt đồng trục. *Viết được sơ đồ tạo ảnh của một vật đặt trước hệ hai thấu kính đồng trục. *Nhớ được độ phóng đại ảnh cho bởi hệ hai thấu kính : k = k1.k2 *Nhớ được biểu thức liên hệ: l = d1’ + d2. * Hiểu được hai thấu kính có trục chính nằm trên cùng một đường thẳng là hệ hai thấu kính đồng trục. * Hiểu được ánh sáng đi qua lần lượt từng thấu kính và qua mỗi thấu kính lại tạo thành một ảnh do đó ảnh của thấu kính trước trở thành vật của thấu kính sau. * Hiểu được có thể áp dụng được nguyên lí thuận nghịch về chiều truyền ánh sáng( ảnh và vật có thể đổi chỗ cho nhau) đối với mỗi thấu kính trong hệ và cả hệ thấu kính. * Hiểu được chiều cao ảnh tạo bởi hệ hai thấu kính đo bằng tích độ phóng đại ảnh của hệ thấu kính và chiều cao vật. * Hiểu được khoảng cách giữa hai thấu kính trong hệ được tính theo biểu thức: l = d1’ + d2. *Biết được cách ghép hệ hai thấu kính đồng trục. *Xác được vị trí đặt vật để hệ cho ảnh thật hoặc ảo. * Xác định được chiều cao ảnh khi biết được độ phóng đại ảnh của các kính và chiều cao vật hoặc chiều tính được chiều cao vật khi biết được độ phóng đại ảnh của các kính và chiều cao ảnh. * Dựa trên sơ đồ tạo ảnh cùng các công thức thấu kính và l = d1’ + d2 để giải bài toán tìm d’ hoặc tính chất ảnh tạo bởi hệ. * Sử dụng các công thức thấu kính và l = d + d’ để tìm điều kiện đặt vật hoặc thấu kính sao cho thoả mãn một điều kiện nào đó. 6.ứng dụng của thấu kính * Nhớ được một số ứng dụng của thấu kính trong thực tế như: + Máy ảnh: nhớ được sự tạo ảnh trong máy ảnh. + Mắt, biết được về phương diện quang học mắt giống như một thấu kính hội tụ. + Kính lúp: phân biệt được các cách ngắm chừng. + Kính hiển vi: nhớ được cấu tạo. + Kính thiên văn: nhớ được cấu tạo. * Hiểu vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn vật cần chụp cách kính lớn hơn tiêu cự của thấu kính, ảnh của vật cần chụp ngược chiều và nhỏ hơn vật * Hiểu về phương diện quang nguyên tắc sự tạo ảnh qua mắt giống như qua một thấu kính hội tụ. Điều kiện mắt nhìn rõ vật, ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới của mắt và vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt đồng thời góc trông vật lớn hơn năng suất phân li. + Do cấu tạo của mắt có những loại mắt tiêu điểm thuỷ tinh thể khi dẹt nhất không nằm trên màng lướicủa mắt do vậy có các tật của mắt như: tật cận thị( fc OV). Kết hợp với bài toán hệ thấu kính đưa ra được các kính cần đeo để khắc phục tật. * Hiểu nguyên tắc hoạt động của kính lúp là: đặt vật trong khoảng OF, đặt mắt sau đón chùm sáng phân li sẽ nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. + Xây dựng được công thức tính độ bội giác. * Hiểu được cơ chế tạo ảnh của kính hiển vi. + Nhận xét được ảnh cuối cùng của kính là ảnh ảo và ngược chiều với vật. * Viết được cơ chế tạo ảnh nhận ra được ảnh tạo bởi vật kính luôn hiện ở trên tiêu diện ảnh của vật kính, ảnh cuối cùng của kính sẽ trở thành vật của mắt người quan sát nên là ảnh hiện trong giới hạn mhìn rõ của mắt. Muốn đạt được điều này phải thay đổi độ dài của ống kính. * Vận dụng công thức thấu kính giải bài toán về nguyên tắc chụp ảnh với các máy ảnh cơ. * Vận dụng công thức của thấu kính để giải bài tập về mắt không đeo kính, trong đó chú ý d’ không thay đổi ( d,f thay đổi). + Giải bài tập mắt đeo kính, ảnh của kính là vật đối với mắt ảnh này là ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ thì ảnh hệ kính – mắt mới hiện rõ trên màng lưới. * áp dụng các công thức hay: trong đó chú ý d’min=- (OCc + l) d’max=- (OCv + l) để tìm một đại lượng có mặt trong công thức khi biết các đậi lượng kia vận dụng trong thực tế lựa chọn kính lúp phù hợp với điều kiện sử dụng. *Giải bài tập về kính hiển vi như một bài tập về hệ hai thấu kính đồng trục với chú ý về độ bội giác G. * Vận dụng giải bài tập về quang hệ đặt đồng trục với chú ý d’1= f1, d1= ∞ với chú ý d’2min=- (OCc + l) d’2max=- (OCv + l) + áp dụng được các công thức tính độ bội giác. 2.3.2. Bảng phân bố số câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy Mụctiêu (nhậnthức) Nội dung Nhận biết ( câu số) Hiểu (câu số) Vận dụng (câu số) Tổng cộng 1. Khái niệm về thấu kính 2 (Câu số 1,2) 0 2 (Câu số 5,7) 4 2.Đường truyền của tia sáng qua một thấu kính. 1 (Câu số 9) 2 (Câu số 10,12) 5 (Câu số 11,13,14,15,16) 8 3.Sự tạo ảnh qua thấu kính. 2 (Câu số 17,18) 4 (Câu số 19,20,21,22) 5 (Câu số 23,24,25,26,27) 11 4 Các công thức của thấu kính. 3 (Câu số 28,29,30) 3 (Câu số 3,4,6) 11 (Câu số 8, 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 ) 17 5.Hệ thấu kính đồng trục. 2 (Câu số 41,42) 1 (Câu số 43) 2 (Câu số 44,45) 5 6.ứng dụng của thấu kính. 1 (Câu số 46) 0 4 (Câu số 47,48,49,50) 5 Tổng cộng 11 10 29 50 2.3.3. Hệ thống câu hỏi TNKQNLCcủa một số kiến thức, khái niệm về thấu kính thuộc phần “ Quang hình học” lớp 11 chương trình nâng cao. Câu1: Một khối chất trong suốt không trở thành thấu kính khi A. được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi. B. được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm. C. được giới hạn bởi một mặt cầu và một mặt phẳng. D. được giới hạn bởi hai mặt phẳng Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Cấu tạo thấu kính. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Học sinh nhớ được đặc điểm cấu tạo của thấu kính thấy các phương án A, B, C đều là các đặc điểm để tạo thành thấu kính sẽ chọn phương án đúng D. Nếu học sinh không đọc kĩ câu hỏi chọn các phương án để tạo thành thấu kính có thể chọn ngẫu nhiên phương án A, B hoặc C.Do vậy chọn ngẫu nhiên phương án A, B hoặc C. Có trường hợp đọc không kĩ chọn ngay phương án A.. Câu2: Một thấu kính hội tụ đặt trong không khí thì thấu kính đó phải có: A. hai mặt cầu lõm. B. mép dày hơn ở giữa. C. một mặt phẳng và một mặt cầu lồi. D. một mặt cầu lõm và một mặt phẳng. Đáp án: Chọn C Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Cấu tạo thấu kính hội tụ. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Học sinh nhớ được cấu tạo của thấu kính hôi tụ sẽ chọn phương án đúng C, Nếu chỉ nhớ được thấu kính được giới hạn bởi hai mặt cầu thì chon phương án A, Nếu nhầm sự so sánh bề dày ở mép kính với ở giữa kính thì chọn phương án B, Nếu chỉ nhớ được thấu kính có thể là một mặt phẳng và một mặt cầu thì chọn phương án D. Câu3: Vật sáng đặt vuông góc với trục chính thấu kính hội tụ cho ảnh thật. Nếu cho vật ra xa thấu kính thì khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao ảnh h’ sẽ thay đổi thế nào? A.tăng và độ lớn của ảnh giảm. B.tăng và độ lớn của ảnh tăng. C.giảm và độ lớn của ảnh tăng. D. giảm và độ lớn của ảnh giảm. Đáp án: Chọn D. Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức: Mối liên hệ vị trí tính chất ảnh với tính chất vật. Mức độ nhận thức: Hiểu. Học sinh hiểu được ảnh và vật qua một thấu kính luôn chuyển động cùng chiều. Trong trường hợp thấu kính hội tụ tạo ra ảnh thật của vật thì khi vật ra xa thấu kính ảnh sẽ tiến lại gần thấu kính. Tức là d tăng thì giảm do vậy chiều cao của ảnh sẽ giảm, chọn phương án đúng D. Nếu học sinh hiểu nhầm ảnh và luôn chuyển động ngược chiều qua thấu kính, tức là d tăng thì cũng tăng đồng thời ảnh càng xa thấu kính thì chiều cao của ảnh càng giảm sẽ chọn phương án A, học sinh hiểu nhầm ảnh của vật tạo bởi thấu kính luôn chuyển động ngược chiều qua thấu kính, tức là d tăng thì cũng tăng đồng thời khi ảnh ra xa thấu kính thì chiều cao của ảnh cũng tăng, sẽ chọn phương án B, Nếu học sinh hiểu được ảnh và vật chuyển động cùng chiều tức là tức là d tăng thì giảm nhưng lại cho rằng khi khoảng cách từ ảnh đến thấu kính giảm thì chiều cao của ảnh tăng lên , chọn phương án C. Câu 4: Vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f cho ảnh thật. Di chuyển vật dọc theo trục chính theo hướng ra xa dần thấu kính khi đó khoảng cách ngắn nhất từ ảnh đến thấu kính là A. = 0. B. = ∞. C. =f. D. = - f. Đáp án: Chọn C Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức: Công thức thức thấu kính. Học sinh biết khảo sát sự phụ thuộc của d’ theo d khi tiêu cự thấu kính không đổi. Mức độ nhận thức: Hiểu Học sinh đọc phần dẫn và hiểu được khi dịch chuyển vật ra xa thấu kính thì ảnh thật của nó tiến lại gần tháu kính nên ảnh sẽ ở vị trí gần thấu kính nhất khi vật ở xa nhất (vô cực). Sử dụng kiến thưc về vị trí tương đối với thấu kính hội tụ cho ảnh thật chọn được phương án đúng là C. Nếu hiểu khi vật ở vô cực ảnh ở sát thấu kính, chọn phương án sai là A. Nếu học sinh hiểu ảnh và vật chuyển động cùng chiều vật ở rất xa thì ảnh cũng ở rất xa sẽ chọn phương án sai B. Nếu học sinh hiểu khi vật ở rất xa thì ảnh của nó sẽ hiện tiêu diện ảnh nhưng quan niệm khoảng cách từ tiêu diện ảnh đến thấu kính f < , sẽ chọn phương án sai D. Câu5: Nhận xét nào sau đây không đúng về thấu kính ? A. Là một khối chất trong suốt. B. Là một khối chất trong suốt và có các mặt phẳng nhẵn. C. Có mép dày hoặc mỏng hơn ở giữa. D. Có khả năng cho ánh sáng truyền qua nó. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Cấu tạo thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Học sinh nhớ được cấu tạo của thấu kính hội tụ và phân kì từ đó tìm được dấu hiệu chung về cấu tạo của hai loại thấu kính này. Đọc kĩ câu dấn "nhận xét không đúng" về thấu kính sẽ lựa chọn được phương án đúng B là dấu hiệu không đúng về cấu tạo thấu kính. Nếu không đọc kĩ câu dẫn hoặc chọn ngẫu nhiên có thể chọn các phương án A, C, D. Câu 6: Hai thấu kính có cùng chiết suất và đều có hai mặt cầu giống nhau được đặt trong không khí. Thấu kính thứ nhất có bán kính mặt cầu R1, tiêu cự f1. Thấu kính thứ hai bán kính mặt cầu 2R1 và tiêu cự f2, thì A. f2 = 4f1. B. f2 = C. f2 = D. f2 = 2f1. Đáp án: Chọn D Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức: Công thức để tính tiêu cự của thấu kính khi biết chiết suất tỉ đối và biết bán kính mặt cầu. Mức độ nhận thức: Hiểu Khi đọc câu dẫn học sinh biết hai thấu kính có chiết suất tỉ đối với không khí như nhau và đều có hai mặt cầu giống nhau nên công thức tính tiêu cự được biến đổi về dạng . Sau đó suy luận toán học R2 = 2R1 nên f2 = 2f1, chọn phương án đúng là D. Khi học sinh suy luận toán hiểu tiêu cự tỉ lệ nghich với bán kính, tức là R tăng hai lần thì f giảm hai lần chọn phương án sai C. Nếu học sinh hiểu do có hai mặt giống nhau và suy luận toán học sẽ chọn phương án B. Nếu học sinh hiểu do có hai mặt giống nhau và suy luận toán học sẽ chọn phương án A. Câu7: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các tiêu điểm phụ của thấu kính nằm trên cùng một đường thẳng. B. Hai tiêu điểm chính của thấu kính đối xứng nhau qua quang tâm. C. Quang tâm của thấu kính thuộc đường thẳng nối hai tiêu điểm chính. D. Các tiêu điểm vật nằm trong cùng mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm chính. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Tiêu điểm, quang tâm và tiêu diện của thấu kính . Mức độ nhận thức: Vận dụng. Học sinh phải vận dụng việc hiểu đúng, hiểu rõ về các khái niệm quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu diện của thấu kính vào các mệnh đề A, B, C, D sẽ lựa chọn được mệnh đề A không đúng. Nếu học sinh vận dụng kiến thức không vững và cho rằng thấu kính có tiêu điểm vật chính và tiêu điểm ảnh chính là hai tiêu điểm khác nhau do đó khoảng cách từ hai tiêu điểm này đến quang tâm cũng khác nhau sẽ chọn phương án B. Nếu học sinh không hiểu điểm đặc biệt quang tâm của thấu kính sẽ chọn phương án C. Nếu không thông hiểu được đặc điểm của tiêu diện của thấu kính chọn phương án D. Câu8: Một thấu kính khi đặt trong chân không có chiết suất n = 2 có độ tụ D1. Khi đặt thấu kính này trong môi trường có chiét suất 1,5 thì độ tụ của nó là A. 3D1. B. 2D1. C. D. 0,5D1. Đáp án: Chọn C. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức Mức độ nhận thức: Vận dụng. Học sinh thấy cấu tạo thấu kính không đổi tìm từ đó suy luận toán chọn được phương án đúng C. Nếu học sinh biến đổi toán học sai thì chọn phương án sai A. Nếu học sinh hiểu độ tụ tỉ lệ thuận với hiệu chiết suất của thấu kính với môi trường xung quang sẽ chọn phương án sai D. Nếu học sinh hiểu độ tụ tỉ lệ nghịch với hiệu chiết suất của thấu kính với môi trường xung quang sẽ chọn phương án sai B. Câu9: Đường truyền của tia sáng nào trong các hình sau đúng? . . O F B Hình 2.6 . . A O F Hình 2.5 . . F O C Hình 2.7 . . O F D Hình 2.8 Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Muốn trả lời thì học sinh nhận ra được thấu kính sử dụng là thấu kính gì. Sau đó phải tìm hiểu F là tiêu điểm ảnh hay tiêu điểm vật đồng thời nhớ kiến thức tia tới song song với trục chính tia ló qua tiêu điểm ảnh chính và tia tới qua tiêu điểm vật chính tia ló song song với trục chính, sẽ chọn được phương án đúng D. Nếu nhớ mang máng theo hình vẽ không phân biệt được tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật thấu kính phân kì chọn phương án B. Học sinh chỉ học thuộc tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song không phân biệt tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật sẽ chọn phương án A. Chỉ nhớ máy móc tia tới qua tiêu điểm tia ló song song với trục chính, không chú ý tiêu điểm xét cho tia tới phải là tiêu điểm vật và tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ phải nằm trước thấu kính sẽ chọn phương án sai C. Câu10: Tia sáng truyền tới một thấu kính sẽ không đổi hướng khi tia tới A. đi qua ( hoặc hướng tới) tiêu điểm vật chính. B. đi qua quang tâm của thấu kính . C. đi song song với đường thẳng nối hai tiêu điểm chính. D. đi qua (hoặc hướng tới) tiêu điểm ảnh chính. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Đường truyền của tia sáng qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Hiểu. Học sinh phải nhận ra được dấu hiệu của câu dẫn tia sáng không đổi hướng tức là truyền thẳng và liên hệ với kiến thức đường truyền tia sáng qua thấu kính sẽ chọn được phương án đúng B. Từ câu dẫn và phương án của câu hỏi Nếu học sinh không hiểu sẽ chọn ngẫu nhiên phương án trả lời là A, C hoặc D. Câu11: Thấy tia sáng ló đi song song với trục chính của thấu kính, khi đó tia tới A. đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ. B. đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì. C. đi hướng tới tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì. D. đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ. Đáp án: Chọn C Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Đường truyền tia sáng qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng Khi đọc câu dẫn học sinh phải phát hiện được kiến thức vận dụng là:tia ló đi song song với trục chính của thấu kính khi tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính đó chọn được phương án đúng C. Nếu học sinh không phân biệt được tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ hoặc nhầm tiêu hai tiêu điểm này của thấu kính hội tụ sẽ chọn phương án sai A. Nếu học sinh không phân biệt được tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì hoặc nhầm tiêu hai tiêu điểm này của thấu kính phân kì sẽ chọn phương án sai B. Nếu học sinh không nhớ gì sẽ chọn ngẫu nhiên và chọn phương án D. Câu12: Tia sáng truyền theo đường thẳng F’O của thấu kính hội tụ ( với F’ là tiêu điểm vật chính, O là quang tâm của thấu kính) thì nhận định nào sau đây không đúng? A. Tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính. B. Tia ló và tia tới cùng nằm trên một đường thẳng. C. Tia ló đi song song với trục chính. D. Tia sáng tới không bị đổi hướng truyền. Đáp án: Chọn C Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức:đường truyền tia sáng qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Hiểu Khi đọc phần dẫn học sinh dùng hình vẽ biểu diễn được tia F’O sau đó đọc các phương án lựa chọn sẽ nhận ra ngay nhận định " tia ló đi song song với trục chính" là sai do đó chọn được phương án là C. Khi học sinh không vẽ được tia F’O mà suy luận : cho rằng tia tới qua tiêu điểm chính rồi thì tia không thể qua được tiêu điểm chính còn lại sẽ chọn phương án A. Hoặc cho rằng tia sáng truyền qua thấu kính thì phải đổi hướng truyền sẽ chọn phương án D. Hoặc không chú ý phần dẫn yêu cầu chọn nhận định không đúng sẽ chọn phương án B. . . 0 F B Hình 2.10 Câu13: Tia sáng tới đi song song với trục chính của thấu kính hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đường đi của tia sáng ló? A . . O F Hình 2.9 . . 0 F Hình 2.12 . . O F Hình 2.11 D C Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Đường truyền tia sáng khi cho biết tia ló của tia sáng. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc câu dẫn học sinh xác định tia sáng tới đi song song với trục chính của thấu kính thi tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính. Sau đó quan sát các hình vẽ xác định : loại thấu kính, tiêu điểm ảnh chính của thấu kính đó. Vận dụng thấy được phương án D biểu diễn đúng đường truyền của tia sáng qua một thấu kính, phương án đúng D. Khi không quan sát kĩ chiều chuyền ánh sáng có học sinh vừa quan sát song đã chọn ngay phương án sai A. Nếu học sinh nhầm tiêu điểm ảnh chính của thấukính hội tụ nằm sau kính sẽ chọn phương án sai B. Khi học sinh hiểu nhầm tiêu điểm ảnh của tháukính hội tụ nằm trước kính và không xác định được gốc của tia ló sẽ chọn phương án sai C. Câu14: Đường truyền của một tia sáng qua thấu kính hội tụ được mô tả như hình 2.13. Tiêu cự của thấu kính là đoạn F1 F2 F3 F4 O Hình vẽ 2.13 A. OF1 B. OF2. C. OF4 . D. OF3. Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Đường truyền tia sáng bất kì qua thấu kính hội tụ và cách mô tả các đại lượng tiêu cự, tiêu điểm, trục phụ, tiêu điểm phụ trên hình vẽ. Kiểm tra mức độ: Hiểu. Nhìn vào hình vẽ học sinh nhận ra được hình vẽ mô tả đường truyền của một tia sáng bất kì qua một thấu kính hội tụ rồi áp dụng kiến thức tia tới đi song song với trục phụ của thấu kính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh phụ. Tìm được F1 tiêu điẻm phụ. Từ kiến thức tiêu diện ảnh là mặt phẳng chứa tất cả các tiêu điểm ảnh và vuông góc với trục chính tại tiêu điểm ảnh chính tìm được F3 là tiêu điểm ảnh chính. Vận dụng kiến thức tiêu cự là khoảng cách từ quang tâm đén tiêu điểm chính. Chọn được f = OF3 tức là phương án đúng D. Nếu học sinh nhầm tia tới song song với trục phụ thì tia ló cắt tia ló cắt trục chính tại tiêu điểm ảnh chính sẽ chọn phương án sai B. Nếu học sinh nhớ được tia tới song song với trục thấu kính thì tia ló cắt trục của thấu kính tại tiêu điểm chọn phương án sai A. Có thể học sinh không hiểu bài chọn ngẫu nhiên, có thể chọn C. Câu15: Các hình vẽ dưới đây mô tả đường truyền của tia sáng qua một thấu kính. Trường hợp nào thấu kính sử dụng là thấu kính hội tụ? O A. Hình 2.14 O F B. Hình 2.15 O F C. Hình 2.16 O F D. Hình 2.17 Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:đường truyền tia sáng qua thấu kính, nhận biết thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng.. Từ việc quan sát hình vẽ học sinh nhận ra những dấu hiệu đặc trưng như : tia tới, tia ló. Đồng thời nhận ra F là tiêu điểm vật chính hay tiêu điểm ảnh chính. Vận dụng kiến thức tia tới đi song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính và tia tới đi qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi song song với trục chính chọn được phương án đúng của thấu kính hội tụ là B. Khi học sinh nhớ được đường truyền của tia sáng tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ thì truyền thẳng đã chọn ngay phương án A nhưng phương án này vẫn có thể là thấu kính phân kì, nên chọn đáp án sai. Nếu học sinh không hiểu tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ phải nằm trong miền tới của ánh sáng, hoặc nhầm thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì sẽ chọn phương án C. Nếu học sinh không nhớ được tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ phải nằm sau miền ánh sáng tới hoặc nhầm thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì chọn phương án sai D. Câu16: Nhận xét về các đặc điểm chung của thấu kính hội tụ và phân kì có bạn nêu ra hai đặc điểm như sau : 1.Có khả năng cho ánh sáng truyền thẳng qua nó. 2.Có khả năng tạo ra tia sáng ló đi song song với trục chính. Theo em thì A. chỉ có nhận xét 1 đúng. B. chỉ có nhận xét 2 đúng. C. cả hai nhận xét đều đúng. D. cả hai nhận xét đều sai. Đáp án: Chọn C Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Đường truyền tia sáng qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng . Học sinh nhớ được kiến thức đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì rút ra các đặc điểm chung là tia tới đi qua quang tâm đều" truyền thẳng" và tia tới qua tiêu điểm vật chính thì" tia sáng ló đi song song với trục chính" sẽ chọn được phương án đúng C. Khi học sinh để ý tới đặc điểm của tia tới đi qua tiêu điểm chính hoặc hướng tới tiêu điểm chính cho tia ló đi song song với trục chính sẽ chọn phương án B. Khi phân biệt thấu kính hội tụ và phân kì là hai loại thấu kính có đặc điểm cấu tạo khác nhau nên chúng sẽ cho đường truyền của tia sáng ló hoàn toàn khác nhau chọn phương án D là sai. Nếu học sinh chỉ quan tâm đến cùng một dạng tia tới sẽ thấy đối với hai thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì để có tia ló giống nhau chọn phương án A, phương án này chưa đầy đủ.Hoặc học sinh chỉ quan tâm tới đường truyền của tia sáng tới qua quang tâm của thấu kính cũng chọn phương án A. Nếu học sinh chỉ chú ý tới đặc điểm của tia sáng tới đi qua tiêu điểm vật chính sẽ cho tia sáng ló đi song song với trục chính sẽ chọn phương án B. Khi học sinh không tìm ra được dấu hiệu chung về đường truyền tia sáng của hai loại thấu kính sẽ chọn phương án D. Câu17: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây đúng về tính chất ảnh của một vật thật? A. ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. C. ảnh thật cùng chiều nhỏ hơn vật. D. ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Về sự tạo ảnh và tính chất ảnh qua thấu kính phân kì. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Trong bài này học sinh có thể dùng phương pháp loại suy.Khi đọc câu dẫn nhớ được khảo sát với thấu kính phân kì. Đồng thời ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì bao giờ cũng khác tính chất với vật. Do vậy loại được trường hợp C và D. Mặt khác thấukính hội tụ có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo nhưng với thấu kính hội tụ thì ảnh ảo của vật thật bao giờ cũng lớn hơn vật. Vì vậy khi vật thật trước thấu kính phân kì phương án đúng là A. Câu18: Vật thật đặt vuông góc với trục chính và trước một thấu kính hội tụ, nhận xét nào sau đây đúng về tính chất ảnh của vật? A. ảnh thật cùng chiều và lớn hơn vật. B. ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.. C. ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật cùng chiều và nhỏ hơn vật.. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Tính chất ảnh của vật thật trước thấu kính hội tụ. Mức độ nhận thức:Nhận biết. Học sinh nhớ được đối với thấu kính hội tụ : khi vật thật đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính có thể là ảnh thật hoặc là ảnh ảo. Nhưng với trường hợp vật thật ảnh thật thì ảnh thật có thể lớn hơn hặc nhỏ hơn vật nên các phương án A, D chưa đầy đủ.Đồng thời học sinh nhớ được thấu kính hội tụ vật thật có thể cho ảnh ảo nhưng ảnh ảo bao giờ cũng cùng chiều và lớn hơn vật sẽ chọn được phương án B là đúng. A. O B A B’ A’ Hình 2.19 Câu19: ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính được mô tả theo các hình sau. Hình nào đúng? Hình 2.20 O B. B A B’ A’ C. A’ A B’ O B Hình 2.21 D. O B A B’ A’ Hình 2.22 Đáp án: Chọn D Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức:Mối liên hệ về vị trí tính chất ảnh và vị trí tính chất vật đối với thấu kính. Mức độ nhận thức: Hiểu. Nhìn vào hình vẽ cần nhận ra được thấu kính sử dụng là thấu kính gì và ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo. Vận dụng kiến thức về mối quan hệ vị trí, tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính với vị trí tính chất của vật sẽ chọn được đáp án đúng D. Nếu học sinh hiểu sai ảnh thật cùng chiều với vật sẽ chọn phương án A. Nếu học sinh hiểu thấu kính hội tụ cho ảnh thật cùng phía thấu kính, nhỏ hơn vật sẽ chọn phương án sai B. Nếu học sinh hiểu thấu kính phân kì cho ảnh thật và xa thấu kính hơn vật sẽ chọn phương án sai C. Câu20: Có vật sáng trước thấu kính , ảnh của vật cùng phía thấu kính và lớn hơn vật. Nhận xét nào sau đây đúng? A.Thấu kính phân kì, ảnh ảo. B.Thấu kính phân kì, ảnh thật . C.Thấu kính hội tụ, ảnh ảo. D.Thấu kính hội tụ, ảnh thật. Đáp án: Chọn C Mục tiêu:Kiến thức kiểm tra sự tạo ảnh của các thấu kính và tính chất ảnh. Mức độ nhận thức: Hiểu. Khi đọc câu dẫn học sinh xác định ảnh và vật cùng phía thấu kính nên đây là ảnh ảo. Đồng thời xác định ảnh lớn hơn vật dựa vào trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ chọn được phương án đúng C. Nếu hiểu ảnh và vật cùng phía thấu kính thì ảnh đó là ảnh ảo nhưng không chú ý ảnh lớn hơn vật sẽ chọn phương án sai A. Nếu quan niệm thấu kính phân kì luôn cho ảnh cùng phía thấu kính với vật và ảnh thật lớn hơn vật sẽ chọn phương án sai B. Nếu khi đọc câu hỏi không chú ý ảnh và vật cùng phía sẽ chọn phương án D. Câu21: Khi có vật sáng đặt vuông góc với trục chính, trước thấu kính . Hãy chỉ ra nhận xét đúng về ảnh của nó? A. ảnh thật cùng chiều với vật nằm trước thấu kính . ảnh thật ngược chiều với vật nằm trước thấu kính . ảnh ảo cùng chiều với vật nằm trước thấu kính . ảnh ảo ngược chiều với vật nằm trước thấu kính . Đáp án: Chọn C. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Tính chất ảnh và vật cho bởi thấu kính. Mức độ nhận thức: Hiểu. Học sinh nhận ra được kiến thức ảnh và vật cùng tính chất thì ngược chiều, khác tính chất thì cùng chiều. Khi đọc các lựa chọn thấy tất cả các phương án ảnh đều nằm trước thấu kính tức đều là ảnh ảo. Do đó Nếu học sinh không hiểu về vị trí của ảnh thật luôn giống vật và có thể nhỏ hơn vật thì sẽ chọn phương án A, B. Khi học sinh hiểu ảnh ảo luôn ngược chiều với vật chọn được phương án sai D. Câu22: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Hãy chọn phát biểu sai? A. ảnh thật nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật Nếu thấu kính hội tụ. B. ảnh thật ngược chiều vật Nếu thấu kính hội tụ. C. ảnh ảo nhỏ hơn vật Nếu thấu kính phân kì. D. ảnh ảo lớn hơn vật Nếu thấu kính phân kì. Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Sự tạo ảnh của thấu kính. Mức độ nhận thức: Hiểu. Dựa vào kiến thức của mỗi loại thấu kính, khi đọc các lựa chọn học sinh sẽ lựa chọn kiến thức sai là thấu kính phân kì cho ảnh ảo lớn hơn vật do đố chọn phương án đúng là D. Nếu không đọc kĩ câu dẫn thì học sinh có thể chọn phương án đúng A, B, C. Câu23: Vật sáng đặt vuông góc tại tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì. ảnh của vật là A. ở vô cực. B. ảnh ảo cùng chiều với vật. C. ảnh thật ngược chiều với vật. D. ảnh ảo ngược chiều với vật. Đáp án: Chọn B Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức:sự tạo ảnh của thấu kính phân kì. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Học sinh vận dụng được kiến thức vật thật trước thấu kính phân kì ở bất kì vị trí nào đều cho ảnh ảo cùng chiều sẽ chọn phương án đúng là B. Nếu học sinh hiểu vật ảo qua thấu kính phân kì cho ảnh thật và tiêu điểm ảnh của thấu kính phân kì nằm sau thấu kính sẽ chọn phương án sai C. Nếu học sinh vận dụng được kiến thức vật thật trước thấu kính phân kì ở bất kì vị trí nào đều cho ảnh ảo nhưng hiểu ảnh ảo ngược chiều với vật sẽ chọn phương án sai D. Học sinh chỉ nhớ đối với thấu kính khi vật đặt tại tiêu diện cho ảnh ở vô cực sẽ chọn phương án A. Câu24: Vật sáng đặt vuông góc với trục chính, trước thấu kính cho ảnh khác phía thấu kính với vật. Chọn nhận xét đúng về thấu kính và ảnh? A.Thấu kính hội tụ, ảnh thật cùng chiều với vật. B. Thấu kính hội tụ, ảnh thật ngược chiều với vật. C. Thấu kính hội tụ, ảnh ảo cùng chiều với vật. D. Thấu kính phân kì , ảnh ảo cùng chiều với vật. Đáp án: Chọn B Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức: Sự tạo ảnh của một vật thật qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng . Học sinh đọc câu dẫn nhận ra được ảnh khác phía với vật nên là ảnh thật. Vận dụng kiến thức về sự tạo ảnh qua thấu kính chọn được phương án đúng B. Nếu nhầm ảnh khác phía là ảnh ảo có thể chọn phương án sai C, D. Nếu nhận ra được ảnh là ảnh thật nhưng nhầm ảnh thật cùng chiều với vật sẽ chọn phương án A. Câu25: Vị trí ảnh và vật đối xứng với nhau qua quang tâm của thấu kính. ảnh của vật là A. ảo, ngược chiều , bằng vật. B. thật, ngược chiều, bằng vật. C. ảo, cùng chiều, bằng vật. D. thật, cùng chiều, bằng vật. Đáp án: Chọn B Mục tiêu :Kiểm tra kiến thức: Mối liên hệ tính chất ảnh của vật. Mức độ nhận thức: Vận dụng . Khi đọc câu dẫn nhận ra được ảnh và vật đối xứng với nhau qua quang tâm của thấu kính thì ảnh đó nằm sau thấu kính nên ảnh đó là ảnh thật đối xứng ( bằng vật), chọn được phương án đúng B. Nếu hiểu ảnh đối xứng với vật qua quang tâm là ảnh ảo thì chọn phương án sai C. Tiếp tục hiểu sai ảnh ảo ngược chiều với vật sẽ chọn A. Nếu nhận ra được ảnh thật nhưng nhầm ảnh thật cùng chiều với vật chọn phương án sai D. Câu26: Một điểm sáng đặt trước thấu kính hội tụ tạo ảnh thật. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Chùm tia ló là chùm tia song song. B. Chùm tia ló là chùm hội tụ, điểm hội tụ tại tiêu điểm ảnh. C. Chùm tia ló là chùm hội tụ, điểm hội tụ tại điểm ảnh. D. Chùm tia ló là chùm phân kì. Đáp án: Chọn C Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Khái niệm ảnh. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Học sinh hiểu ảnh của vật điểm là giao điểm của chùm tia sáng ló và chùm tia sáng ló chùm hội tụ sẽ tạo ảnh thật và chọn được phương án đúng C. Nếu nhận ra được ảnh thật chùm tia ló là chùm hội tụ nhưng nhầm điểm hội tụ tại tiêu điểm ảnh sẽ chọn phương án sai B. Nếu hiểu nhầm ảnh thật là giao điểm của chùm tia sáng phân kì sẽ chọn phương án sai D. Khi không xác định được phương pháp xác định ảnh chọn ngẫu nhiên và chọn A là phương án sai. Câu27: Vật sáng đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo, ở cách xa thấu kính hơn vật. B. Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo , ở gần thấu kính hơn vật. C. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo, ở cách xa thấu kính hơn vật. D. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo, ở gần thấu kính hơn vật. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:sự tạo ảnh của thấu kính, xác định loại kính và mức độ định tính vị trí tương đối của vật và ảnh trước kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng . Vận dụng về kiến thức tạo ảnh sẽ chọn được phương án đúng A. Nếu cũng nhận ra ảnh ảo nhưng không nhẩna được mối liên hệ chiều cao của ảnh với vị trí tương đối giữa vật và ảnh sẽ chọn phương án sai B. Nếu nhận ra được khi ảnh lớn hơn vật sẽ ở xa thấu kính hơn vật nhưng nhầm thấu kính sẽ chọn phương án C. Nếu nhầm ảnh lớn hơn vật ở gần thấu kính hơn vật đồng thời nhầm thấu kính sẽ chọn phương án sai D. Câu28: Chọn công thức mô tả đúng mối liên hệ giữa vị trí của vật và ảnh qua một thấu kính?  B. D. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức liên hệ vị trí ảnh và vật, kiểm tra kĩ năng biến đổi toán học. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Học sinh nhớ công thức và biết biến đổi sẽ chọn phương án đúng là B. Không nhớ chọn ngẫu nhiên hoặc biến đổi toán học bị sai chọn vào A, C, D. Câu29: Cần tính độ tụ của một thấu kính đặt trong không khí khi biết cấu tạo và chiết suất của thấu kính thì chọn công thức nào? A. B. C. D. Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức tính độ tụ của thấu kính. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Học sinh nhớ công thức chọn phương án đúng là D. Khi không nhớ chọn ngẫu nhiên và chọn vào các đáp án sai A, B, C. Câu30: Cần tính độ phóng đại của ảnh qua một thấu kính dùng công thức nào? A. B. C. D. Đáp án: Chọn D Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức: Công thức độ phóng đại ảnh qua thấu kính. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Học sinh nhớ công thức chính xác phương án đúng là D. Khi không nhớ chọn ngẫu nhiên và chọn vào các đáp án sai A, B, C. Câu31: Thấu kính phân kì tiêu cự là 20cm. Vật sáng đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính 30cm. Độ phóng đại của ảnh là A. k = -1/ 2 B. k = -2 C. k = 2,5 D. k = 0.4 Đáp án: Chọn D Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức . Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc phần dẫn phát hiện được các dấu hiệu đã cho là tiêu cự của thấu kính (f). Vận dụng công thức tìm được độ phóng đại ảnh k, chọn phương án đúng D. Nếu nhầm dấu tiêu cự của thấu kính thì chọn phương án sai B Nếu nhầm dấu tiêu cự của thấu kính và nhầm công thức tính chọn phương án sai A. Nếu xác định đúng giá trị tiêu cự của thấu kính nhưng nhầm công chọn phương án sai là C. Câu32: Thấu kính có tiêu cự 10cm. Vật sáng đặt vuông góc với trục chính thấu kính có ảnh tạo bởi thấu kính cùng chiều và cao bằng hai lần vật. Gọi d là khoảng cách từ vật đến kính, d’ là khoảng cách từ kính đến ảnh. Chọn kết quả đúng? A. d= 15cm, d’ = 30 cm. B. d = 15cm, d’ = -30cm. C. d= 5cm, d’ = 10 cm. D. d= -5cm, d’ = 10 cm. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Các công thức của thấu kính và Mức độ nhận thức: Vận dụng. Học sinh đọc câu dẫn xác định ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo do đó ảnh cùng chiều vói vật, có độ lớn bằng 2 lần vật tức là ảnh ảo, lớn hơn vật thấu kính sử dụng là thấu kính hội tụ ( f = 10cm) vật nên k =2 áp dụng đúng công thức toán và giải có phương án đúng B. Nếu học sinh đúng k = 2 và công thức nhưng sai công thức sẽ chọn phương án sai C. Nếu học sinh sai k = -2 đúng công thức và đúng công thức sẽ chọn phương án sai A. Nếu học sinh sai k = -2, sai công thức và sai công thức sẽ chọn phương án sai D. Câu33: Thấu kính có chiết suất n= 1,5 có hai mặt lồi giống nhau bán kính là 10cm đặt trong không khí. Độ tụ và tiêu cự của thấu kính là A. D = 2,5dp; f = 0,4m. B. D = 10dp; f = 10cm. C. D = 5dp; f = 0,2m. D. D = -10dp; f = - 10cm. Đáp án: Chọn B Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức: Công thức tính độ tụ và tiêu cự theo định nghĩa của thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Nhớ công thức tính độ tụ tiêu cự của thấu kính và chú ý hai mặt cầu giống nhau R1 =R2 và biến đổi toán học có : trong môi trường không khí thì nmt= 1 sẽ được kết quả đúng, phương án B. Nhưng học sinh nhầm bán kính R có giá trị âm sẽ chọn phương án sai D. Nếu biến đổi toán học sai kết quả chọn phương án sai A. Nếu quan niệm sai lầm thấu kính có bán kính hai mặt cầu giống nhau chọn phương án sai C. Câu34: Thấu kính có một mặt lồi bán kính 10cm và mặt lõm có bán kính 20cm chiết suất 1,5 đặt trong không khí. Tiêu cự thấu kính là A. f = 40cm. B. f = 0,025cm. C. f = -40cm. D. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức để tính tiêu cự thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi học sinh vận dụng đúng công thức áp dụng đúng và áp dụng đúng về dấu của các mặt cầu sẽ chọn phương án đúng là A. Nếu học học sinh nhầm công thức tính tiêu cự và áp dụng đúng dấu của các mặt cầu sẽ chọn phương án sai B. Khi học sinh vận dụng đúng công thức và áp dụng sai về dấu của các mặt cầu sẽ chọn phương án sai là C. Nếu học sinh nhớ sai công thức và áp dụng đúng dấu của các mặt cầu sẽ chọn phương án sai D. Câu35: Vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách kính 15cm cho ảnh ngược chiều và cao bằng nửa vật . Độ tụ thấu kính là A. D = 20dp B. D = 10 dp C. D. . Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Các công thức của thấu kính. và Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi học sinh đọc câu dẫn biết được khoảng cách từ vật đến thấu kính d = 15 cm và ảnh ngược chiều tức là ảnh và vật cùng tính chất, bằng nửa vật. Từ đó xác định được . Giải toán học đúng chọn được phương án đúng A. Nếu khi học sinh giải bài toán với giá trị của có kết quả sai và chọn phương án D. Nếu học sinh xét với k= 2 tức là ảnh của vật là ảnh ảo, vật cao bằng nửa ảnh có kết quả sai và chọn phương án C. Nếu xét giá trị của k = -2 tức là ảnh của vật là ảnh thật, vật cao bằng nửa ảnh có kết quả sai sẽ là phương án B. Câu36: Chọn công thức đúng để tính độ phóng đại của ảnh qua thấu kính A. B. C. D. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức về độ phóng đại ảnh. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Công thức này được suy ra từ hai công thức độ phóng đại ảnh và công thức liên hệ về vị trí ảnh và vị trí của vật qua một thấu kính Học sinh biến đổi toán học chính xác chọn được phương án đúng B. Nếu biến đổi toán học nhầm sẽ chọn các phương án sai A, C, D. Câu37: Thấu kính có hai mặt cầu bán kính lần lượt là R1, R2 và chiết suất n đặt trong không khí. Chọn công thức đúng để tính tiêu cự thấu kính ? A. B. C. D. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức tính tiêu cự của thấu kính theo chiết suất tỉ đối và bán kính cong của các mặt cầu. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi học biến đổi công thức với chú ý trong môi trường không khí nmt = 1 biến đổi toán học chính xác sẽ chọn dược phương án đúng B. Nếu biến đổi toán học nhầm sẽ chọn các phương án sai A, C, D. Câu38: Một vật sáng ban đầu đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cách kính một khoảng d1. Người ta di chuyển vật tịnh tiến dọc theo trục chính đến vị trí cách kính d2 thì thấy kích thước ảnh của vật ở hai vị trí này bằng nhau. Biết rằng hai vị trí xét vật cùng phía thấu kính. Chọn nhận xét đúng? A. thấu kính hội tụ và f = d1 + d2 . B. thấu kính phân kì và f = d1 +d2. C. thấu kính hội tụ và . D.thấu kính phân kì và. Đáp án: Chọn C Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức của thấu kính. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc câu dẫn học sinh xác định được dấu hiệu của sự phụ thuộc k vào d và dấu hiệu sự phụ thuộc của hai độ phóng đại ảnh k1 = -k2. Do vậy có công thức liên hệ k, d, f (). Vận dụng công thức tính k vào hai vị trí d1 và d2 với chú ý k1 = -k2 biến đổi toán học chính xác chọn được phương án đúng C. Nếu học sinh không biết cách giải như thế nào chọn ngẫu nhiên và chọn vào phương sai A, B, D. (Trong bài này tìm được k1= - k2 và xác định được đây là thấu kính hộii tụ vì chỉ có thấu kính hội tụ khi vật ở hai vị trí khác nhau có thể cho ảnh ở hai vị trí bằng nhau. Tương ứng hai vị trí đó một trường hợp ảnh thật và một trường hợp ảnh ảo.) Câu39: Một điểm sáng nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm và cách kính 30cm di chuyển theo phương vuông góc với trục chính. Biết rằng vận tốc của vật là v. Khi đó ảnh của vật chuyển động A. ngược chiều với vật và vận tốc 2v B. cùng chiềuvới vật và vận tốc 2v. C. ngược chiều với vật và vận tốc v. D. cùng chiều với vật và vận tốc v. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Mối liên hệ giữa ảnh và vật theo phương vuông góc với trục chính. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc bài toán học sinh nhận ra được khi vật di chuyển vuông góc với trục chính thì ảnh cũng di chuyển vuông góc với trục chính. Biểu diễn trên hình vẽ các vị trí của vật và ảnh tương ứng trong cùng một khoảng thời gian ở thời điểm đầu, thời điểm sau chuyển động. Với khoảng cách từ vật đến thấu kính d = 30cm > f ( f = 20cm) thì ảnh của vật là ảnh thật. Khi vật chuyển động thì ảnh và vật nhận trục chính của thấu kính là bờ do đó ảnh và vật luôn ở khác phía nhau. Khi biểu diễn đúng và kết hợp với kiến thức hình học tìm được đáp án đúng A. Nếu học sinh không biết cách làm sẽ chọn ngẫu nhiên khi đó có thể chọn phương án sai B, C, D. Từ việc xác định vị trí của ảnh và vị trí của vật trước kính sẽ xác định được quan hệ về độ dời của vật và độ dời của ảnh so với trục chính trong cùng một thời gian nhờ độ phóng đại ảnh k. Từ đó tìm được tốc độ chuyển động của ảnh khi biết tốc độ của vật nhờ độ phóng đại ảnh k. Câu40: Vật sáng đặt vuông góc với trục chính thấu kính hội tụ tiêu cự f. Tại các vị trí vật cách kính d1và d2 thì độ phóng đại ảnh lần lượt là k1, k2. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt vật là A. B. C. D. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức thấu kính và độ phóng đại ảnh từ đó xác định một đại lượng mới liên quan. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc phần dẫn xác định được khoảng cách của hai vị trí đặt vật là đồng thời khi đọc các phương án trả lời xác định biểu thức liên hệ các dại lượng k, f và d nhờ biểu thức biến đổi toán học ta được từ đó áp dụng vào hai vị trí d1 và d2 khác nhau. Lập biểu thức biến đổi toán học có phương án đúng là A. Nếu không biết cách làm sẽ chọn ngẫu nhiên vào các phương án B, C, D là các phương án sai. Hoặc biết cách làm nhưng biến đổi toán học sai sẽ chọn các phương án sai. Câu41: Hai thấu kính đặt đồng trục, có vật sáng đặt trước hệ khi đó độ phóng đại ảnh của hệ là A. B. C. D. Đáp án: Chọn A Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Công thức độ phóng đại ảnh của hệ hai thấu kính đặt đồng trục. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Để chọn được phương án đúng của câu hỏi học sinh cần phải biết biến đổi toán học từ công thức k =k1.k2. Nếu học sinh nhớ chính xác công thức và chia 2 vế cho k1.k2 có phương án đúng của câu hỏi là phương án A. Nếu không nhớ sẽ chọn ngẫu nhiên vào các phương án sai B, C, D. Hoặc biết cách làm nhưng biến đổi toán học sai vào các phương án sai B, C, D khi đó sẽ chọn đáp án sai. Câu42: Vật sáng đặt trước hệ thấu kính đồng trục có ảnh tạo bởi hệ theo sơ đồ sau : Gọi l là khoảng cách giữa hai thấu kính L1 và L2 . Chọn phương án đúng? A.. B.. C. . D.. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Hệ hai thấu kính đặt đồng trục. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Từ việc xây dựng công tức của giáo viên học sính nhớ được sẽ chọn phương án đúng B. Nếu không nhớ sẽ chọn ngẫu nhiên vào các phương án sai A, C, D. Câu43: Vật sáng đặt trước hệ và vuông góc với trục chính của hệ hai thấu kính đồng trục gồm một thấu kính phân kì, một thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là f1 =-10cm, f2 = 30cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ lần lượt là là 10cm, 35cm. Khoảng cách từ ảnh tạo bởi hệ đến thấu kính hội tụ là A. 60cm. B. ∞ . C. -60cm. D. 30cm Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:Sự tạo ảnh của một vật qua hệ 2 thấu kính đặt đồng trục. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc phần dẫn học sinh biểu diễn hệ trên hình vẽ, xác định vị trí các thấu kính , vị trí đặt vật trước hệ d1= 10cm và xác định khoảng cách hai thấu kính l = 30cm. Viết cơ chế tạo ảnh của hệ thấu kính. Xác định khoảng cách từ ảnh tạo bởi hệ đến thấu kính hội tụ là d’2. Lần lượt vận dụng công thức của hệ hai thấu kính chú ý l = d’1+ d2, chọn được phương án đúng là B. Nếu học sinh vội vàng nhận thấy vật sáng đặt tại tiêu diện của thấu kính thứ nhất cho ảnh ở vô cực ( d’1 =∞), nên d2= ∞ suy luận đối với thấu kính thứ hai khi vật ở vô cực qua thấu kính hội tụ cho ảnh tại tiêu diện ảnh d’2 = f2 chọn phương án sai D. Nếu học sinh vận dụng đúng công thức của thấu kính nhưng nhầm l=d1 +d2 sẽ có kết quả sai d’2 = -60 cm, chọn phương án C. Nếu học sinh vận dụng đúng công thức của thấu kính nhưng nhầm l=d1 +d2 nhưng biết khoảng cách không có giá trị âm sẽ có kết quả sai , chọn phương án A. Câu44: Hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là f1 =10cm, f2 = 15cm được đặt đồng trục sao cho Nếu có tia sáng tới đi song song với trục chính thì sau khi đi qua hệ tia ló lại đi song song với trục chính. Khoảng cách giữa hai thấu kính là A. 0 B. 25cm. C. 10cm. D.15cm. Đáp án: Chọn B Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Hệ hai thấu kính đặt đồng trục. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Khi đọc phần dẫn học sinh nhận ra được hệ hai thấu kính đặt đồng trục và chú ý tia tới hệ là tia đi song song với trục chính. Tia sáng tới đi song song với trục chính thì tia ló phải đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính thứ nhất, đồng thời khi tia sáng đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló đi song song với trục chính vì vậy tia sáng ló qua thấu kính thứ nhất đồng thời phải đi qua tiêu điểm ảnh chính của của nó và qua tiêu điểm vật chính của kính thứ hai,nên khoảng cách h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_thac_sy_giao_duc_thau_kinh_mong_cua_hoc_sinh_lop_11__9992.doc
Tài liệu liên quan