Đề tài Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực

Tài liệu Đề tài Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực: MỞ ĐẦU Tên đề tài: Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực Lý do chọn đề tài: Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản: thiết kế và thi công. Trong đó giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng, cần xác định rõ đầu vào (mục tiêu giảng dạy) và đầu ra (kết quả học tập của học sinh). Thiết kế bài dạy là soạn thảo một văn bản về qui trình tiến hành bài dạy cho một hoặc vài tiết lên lớp, trong đó nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian dạy học cho từng nội dung và kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy. Đặc biệt phải nêu rõ sự phân vai và phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong từng hoạt động cụ thể. Kết quả hay sản phẩm của giai đoạn này chính là giáo án. Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những cách để cải cách phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính chủ động của học sinh trong giờ học, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập củ...

doc54 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tên đề tài: Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực Lý do chọn đề tài: Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản: thiết kế và thi công. Trong đó giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng, cần xác định rõ đầu vào (mục tiêu giảng dạy) và đầu ra (kết quả học tập của học sinh). Thiết kế bài dạy là soạn thảo một văn bản về qui trình tiến hành bài dạy cho một hoặc vài tiết lên lớp, trong đó nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian dạy học cho từng nội dung và kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy. Đặc biệt phải nêu rõ sự phân vai và phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong từng hoạt động cụ thể. Kết quả hay sản phẩm của giai đoạn này chính là giáo án. Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những cách để cải cách phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính chủ động của học sinh trong giờ học, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, qua việc thực hiện đề tài này, chúng em mong muốn xây dựng được một giáo án sử dụng phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lý, giúp học sinh chủ động hơn trong tiết học và hình thành niềm say mê khoa học ở các em. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết được sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tin học, nắm được đặc tính, vai trò của máy tính khi ứng dụng các thành tựu Tin học, có hiểu biết về quá trình Tin học toàn diện, từ đó ý thức được tầm quan trọng của môn học, có thái độ học tập nghiêm túc. Trọng tâm: đặc tính, vai trò của máy tính. Phương pháp dạy học: Tạo ra những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị: Giáo viên: tư liệu về lịch sử ra đời của máy tính, một số hình ảnh về các thế hệ máy tính. Học sinh: xem trước bài học. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp. Hoạt động 2: vào bài mới Câu hỏi: Trong cuộc sống hôm nay của chúng ta có rất nhiều thứ mà các thế hệ trước không có. Đó là những vật dụng, những phương tiện làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn. Em hãy cho một vài ví dụ về những thứ đó? Dự kiến trả lời của học sinh: xe máy, điện thoại, máy giặt, máy vi tính,… Nhận xét của giáo viên: cuộc sống hiện nay không thể thiếu máy vi tính, chúng rất có ích trong nhiều công việc, nhưng máy vi tính là gì mà lại làm được nhiều việc như vậy, và máy vi tính xuất hiện từ khi nào, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết những điều đó. Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh chiếc máy tính đầu tiên (Hình 1) và hình ảnh chiếc máy tính thế hệ mới (Hình 2), cho học sinh đưa ra nhận xét. Học sinh: máy tính hiện nay đẹp hơn, gọn nhẹ hơn, tính toán nhanh hơn. Nếu học sinh không nói được ý “tính toán nhanh hơn” thì giáo viên bổ sung thêm hoặc nhắc học sinh về khả năng tính toán của máy tính thế hệ hiện nay. Câu hỏi: Máy tính xuất hiện chưa lâu, nhưng lại phát triển, thay đổi rất nhanh, tại sao nó lại có tốc độ phát triển nhanh như vậy? Học sinh: do khoa học phát triển, … Giáo viên gợi ý: nhu cầu khai thác thông tin của con người ngày càng lớn nên đòi hỏi máy tính cũng phải hiện đại hơn. Hoạt động 4: Giáo viên nói sơ lược về cấu trúc máy tính. Đặc tính của máy tính. Hoạt động 5: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về sự cần thiết của học vấn tin học: khi đi xin việc cần phải có trình độ tin học, làm việc ở đâu cũng cần biết sử dụng máy tính,… Tác hại của máy tính: gây hại cho sức khỏe, nếu sử dụng không đúng mục đích (không phục vụ việc học) sẽ làm phân tán tư tưởng, ảnh hưởng đến việc học. Hoạt động 6: Cho hai nhóm học sinh lên bảng và liệt kê những ứng dụng của máy tính trong cuộc sống, những ưu điểm của máy tính, nhóm nào liệt kê được nhiều hơn là thắng. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC Sự hình thành và phát triển của Tin học: Máy vi tính – máy tính điện tử xuất hiện trên thế giới chưa lâu. Chiếc máy tính điện tử đầu tiên được chế tạo vào năm 1943 – 1945 tại Mỹ với kích thước khổng lồ (30 tấn, 1393 m2), thực hiện được 5000 phép cộng trong 1 giây (Hình 1) . Máy tính xuất hiện nhằm phục vụ nhu cầu của con người về khai thác thông tin. Máy tính điện tử là công cụ của nền văn minh thông tin, ra đời sau năm 1920 và là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp. Ngành khoa học máy tính được xây dựng để đáp ứng yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin. Khi nghiên cứu đưa ra một ứng dụng nào đó của Tin học, người ta sử dụng công cụ là máy vi tính. Khi đưa ứng dụng đó vào sử dụng, người ta cũng thông qua máy vi tính. Như vậy, việc nghiên cứu và triển khai các ứng dụng của Tin học không tách rời việc sử dụng máy tính. Đặc thù của ngành Tin học là các nghiên cứu và việc triển khai các ứng dụng không tách rời việc sử dụng máy tính. Để Tin học ngày càng phục vụ nhiều hơn cho cuộc sống, người ta tìm cách cải tiến máy tính sao cho nó luôn phát triển theo các khoa học khác và ngày càng hoàn thiện hơn. Việc nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống máy tính cũng là một nội dung của Tin học. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử: Lúc mới xuất hiện, máy tính là một công cụ trợ giúp con người trong những công việc tính toán thuần túy. Thế giới hiện đại chứa đựng lượng thông tin khổng lồ, con người muốn khai thác hiệu quả lượng thông tin này thì cần phải cải tiến hệ thống máy tính. Do vậy mà máy tính có thể phục vụ con người lưu trữ thông tin cũng như tìm kiếm, xử lí thông tin một cách có hiệu quả. Sự góp mặt của máy tính trong đời sống con người là vô cùng rộng rãi, nó giúp ích cho con người trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Máy tính là công cụ giúp khai thác thông tin tiện lợi và nhanh chóng, có thể hỗ trợ hoặc thay thế con người trong nhiều việc. Có thể làm việc trong thời gian dài. Tốc độ xử lí thông tin nhanh và không ngừng được nâng cao. Độ chính xác cao trong tính toán. Khả năng lưu trữ thông tin lớn. Giá thành ngày càng hạ thấp. Khả năng liên kết thành hệ thống lớn. Học vấn tin học phổ thông: Xã hội loài người đang từng bước được Tin học hóa, do đó việc có kiến thức phổ thông về tin học là yêu cầu cấp bách của mỗi con người hiện đại. Phần biết: Biết ngành khoa học máy tính, vai trò của nó. Ý thức được tầm quan trọng của tin học, mặt hữu ích cũng như tác hại. Phần hiểu: Một số kiến thức cơ bản, sơ lược về cấu trúc, hoạt động của máy tính. Khả năng trợ giúp của máy tính. Phần kỹ năng: Biết làm một số công việc thông thường trên máy tính. Thuật ngữ tin học: Hiện nay có nhiều định nghĩa về tin học nhưng về thực chất thì các định nghĩa này không khác nhau nhiều. Tiếng Pháp: Informatique. Tiếng Anh: Informatics. Tiếng Mỹ: Computer Science. Hình 1:Máy tính đầu tiên Hình 2: Một máy vi tính đơn giản Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin và dữ liệu. Kỹ năng: hình dung rõ hơn về hoạt động của máy tính. Trọng tâm: đơn vị đo thông tin, mã ASCII, biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề. Chuẩn bị: Giáo viên: đĩa mềm, đĩa CD, một số bức ảnh. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới: Tạo tình huống có vấn đề: trong bài học trước có nói rằng máy tính giúp ích cho con người rất nhiều trong việc khai thác, xử lí thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vậy thông tin là gì? Học sinh thảo luận, đưa ra câu trả lời. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giới thiệu bài mới. Hoạt động 3: Giáo viên cho ví dụ để học sinh có thể phân biệt được thông tin và dữ liệu: “Một học sinh mới chuyển vào lớp, tên và ngày sinh của em đó là thông tin về em đó đối với các học sinh trong lớp, nhưng khi phòng giáo vụ nhập tên, ngày sinh của học sinh đó vào máy tính thì nó trở thành dữ liệu”. Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ về thông tin và dữ liệu, giáo viên nhận xét ví dụ học sinh đưa ra. Hoạt động 4: Đặt vấn đề: thông tin có thể đo được hay không? Nếu được thì đo bằng gì? Nếu không thì tại sao? Giáo viên đưa ví dụ: trong bảng danh sách học sinh, người ta kí hiệu giới tính nam là 1, giới tính nữ là 0, như vậy ta có bit 1 ghi nhận “nam”, bit 0 ghi nhận “nữ”. Hoạt động 5: Giáo viên đưa ra các ví du minh họa cho các dạng thông tin. Đặt câu hỏi: có còn dạng thông tin nào khác? Hoạt động 6: Xét việc mã hóa thông tin dạng văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm thông tin dạng văn bản, nhận xét về một văn bản (cách viết, hệ thống ký hiệu). Sau đó giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng. Giáo viên đặt câu hỏi: tìm mã ASCII thập phân của ký tự F? Ký tự M? Gợi ý: ký tự A có mã thập phân là 65. Hoạt động 7: Giáo viên đặt câu hỏi: ngày tháng năm sinh là dữ liệu kiểu gì? (nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra đáp án là kiểu date – time). Giáo viên cho ví dụ để học sinh phân biệt giữa hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Giáo viên và học sinh cùng làm một ví dụ chuyển đổi số từ cơ số bất kỳ sang cơ số 10. Giáo viên đặt câu hỏi: số nguyên là số như thế nào, số tự nhiên có phải là số nguyên không? Giáo viên đặt câu hỏi: số thực là số như thế nào? Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò: học các thuật ngữ, các hệ đếm, cách biểu diễn dữ liệu. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Khái niệm thông tin và dữ liệu: Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính, máy tính có thể nhận biết thông tin đó để xử lí thông tin cho các mục đích khác nhau. Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một sự vật, sự việc, hiện tượng. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. Đơn vị đo thông tin: Người ta đo lượng thông tin bằng đơn vị bit, đơn vị này cho ta biết trạng thái của một sự kiện nếu sự kiện đó chỉ xảy ra một trong hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit. 8 bit = 1 byte. Các bội số của byte: KB, MB, GB,…. 3. Các dạng thông tin: Dạng văn bản. Dạng hình ảnh. Dạng âm thanh. 4. Mã hóa thông tin trong máy tính: Muốn máy tính xử lí được thông tin thì cần phải tìm cách biến đổi thông tin thành “ngôn ngữ” của máy tính, tức là biến thành một dãy bit, việc biến đổi đó là mã hóa thông tin. Thông tin phải được mã hóa để máy tính xử lí được. Người ta đánh số các ký tự từ 0 – 255, đây là mã ASCII thập phân của ký tự, và ta gọi 256 ký tự đó là bảng mã ASCII. Các số đó được gọi là số hiệu của ký tự, nếu chuyển số hiệu đó thành số nhị phân thì ta có mã ASCII nhị phân. Sau khi được đánh số ta nói các ký tự thường dùng đã được mã hóa. Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) dùng để mã hóa các ký tự, gồm 256 ký tự được đánh số từ 0 đến 255. 5. Biểu diễn dữ liệu trong máy tính: Khi nhập tên học sinh vào máy tính cùng với điểm thi các môn của học sinh đó ta sẽ được dữ liệu về các học sinh có tên trong danh sách. Tên học sinh là dữ liệu kiểu xâu ký tự (dãy), điểm thi là dữ liệu kiểu số. Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa. Kiểu xâu ký tự: Máy tính dùng 1 byte để ghi nhận độ dài xâu và mỗi byte tiếp theo để ghi 1 ký tự (theo thứ tự từ trái sang phải). Kiểu số: Hệ đếm là tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Hệ đếm không phụ thuộc vị trí: ký hiệu có giá trị không đổi tại mọi vị trí. Hệ đếm khác: có thể chọn một số bất kỳ lớn hơn 1 để làm cơ số, và số lượng các ký tự được sử dụng của mỗi hệ đếm bằng cơ số của nó, các ký tự này có giá trị từ 0 đến b – 1, với b > 1 là cơ số. N = (dn dn-1 dn-2 … d1 d0 d-1 d-2 … d-m)b (số N trong hệ đếm cơ số b) Ta có: N = dn bn + dn-1 bn-1 + … + d0 b0 + d-1 b-1 + …+ d-m b-m 0 ≤ di < b n + 1: số các chữ số bên trái dấu phẩy. m: số các chữ số bên phải dấu phẩy. Các hệ đếm thường dùng trong tin học: Hệ thập phân (cơ số 10). Hệ nhị phân. Hệ thập lục phân (Hexa - hệ đếm cơ số 16), sử dụng các ký hiệu 0, 1, 2,… , 9, A, B, C, D, E, F, các ký hiệu này nhận giá trị tương ứng từ 0 – 15. Cách biểu diễn số nguyên: Số nguyên có thể có dấu hoặc không có dấu. Việc dùng bao nhiêu byte bộ nhớ để ghi nhận giá trị của một số là tùy thuộc vào phạm vi giá trị tuyệt đối của số đó. Dùng bit cao nhất làm bit thể hiện dấu (1: dấu âm, 0: dấu dương). Cách biểu diễn số thực: Dùng dấu “.” thay cho dấu “,” dùng để ngăn cách phần nguyên và phần phân. Dấu phẩy động: số thực được biểu diễn duy nhất dưới dạng ± M.10k. 0 ≤ M < 1: phần định trị. k Î Z: phần bậc. Trong toán học ta viết 3,14 nhưng để máy tính hiểu ta phải nhập vào 3.14. Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết được cấu trúc chung của một máy tính, sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống đồng bộ. Trọng tâm: cấu trúc máy tính. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan và phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo cụ trực quan là một máy tính, hình ảnh có liên quan, các loại đĩa. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới Tình huống gợi vấn đề: máy tính trợ giúp cho con người trong nhiều việc, tại sao máy tính có thể làm như thế, cấu trúc, cách thức hoạt động của nó như thế nào? Câu hỏi: một chiếc máy vi tính tự nó có là một hệ thống tin học chưa? Nếu chưa thì thiếu thành phần gì? Dự kiến trả lời của học sinh: một chiếc máy vi tính là một hệ thống tin học. Giáo viên sẽ bổ sung hoặc gợi ý cho học sinh khác bổ sung: nó chỉ là hệ thống tin học khi nó được điều khiển bởi chúng ta và trong nó đã được cài đặt các phần mềm. Nếu học sinh trả lời là chưa thì giáo viên cũng dẫn dắt học sinh trả lời đúng những thành phần còn thiếu. Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh đưa ra nhận xét về việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận của máy tính (bộ phận nào chỉ nhận thông tin, bộ phận nào chỉ truyền thông tin, bộ phận nào có thể làm cả hai chức năng đó?) Hoạt động 4: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh của CPU hoặc có thể trực tiếp tháo máy ra cho học sinh xem. Hoạt động 5: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh ROM, RAM hay xem trực tiếp trên máy. Hoạt động 6: Giáo viên cho học sinh xem đĩa cứng trên máy hoặc hình ảnh của nó. Cho học sinh xem đĩa A và đĩa CD. Hoạt động 7: Giáo viên đặt câu hỏi: khi tắt máy, các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài có bị mất đi không? Nếu không thì chúng sẽ mất đi khi nào? Giáo viên đặt câu hỏi: thiết bị nào khác có chức năng như là bộ nhớ ngoài? (USB). Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý: thiết bị nào khác đĩa A, đĩa CD mà có chức năng lưu trữ dữ liệu. Máy nghe nhạc MP3 bỏ túi có chức năng ghi nhớ dữ liệu từ máy tính không? Hoạt động 8: Giáo viên thực hiện một số thao tác bàn phím để học sinh thấy được chức năng của các phím. Giáo viên làm ví dụ: sử dụng phím tắt và sử dụng chuột cho cùng một thao tác, cho học sinh nhận xét cách nào nhanh hơn hay tiện lợi hơn. Cho học sinh xem ảnh máy in, máy scan, modem,… Hoạt động 9: Giáo viên cho học sinh nhận xét: màn hình máy tính có giống một cái TV không? Khác ở chỗ nào? Giáo viên đặt câu hỏi: ý nghĩa độ phân giải cao? Hoạt động 10: Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK và ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Khái niệm về hệ thống tin học: Máy tính là một công cụ lao động giúp con người khai thác tài nguyên thông tin. Với loại tài nguyên này, khi khai thác cần phải thực hiện các công việc sau: nhận thông tin, xử lí, đưa ra, truyền, lưu trữ. Ta có thể thực hiện được các công việc đó bằng một hệ thống tin học. Như vậy, hê thống tin học là một phương tiện dựa trên máy tính để làm các thao tác như nhận, xử lí, lưu trữ thông tin,… Khái niệm: SGK trang 14. Một hệ thống tin học gồm các thành phần: phần cứng, phần mềm, và một thành phần không thể thiếu là sự điểu khiển, quản lí của con người. Phần cứng (Hardware): những thiết bị của máy tính, ta có thể thấy tận mắt như: ổ đĩa cứng, ổ CD,… Phần mềm: các chương trình chỉ dẫn máy tính làm những việc ta muốn máy tính làm. Chương trình gồm nhiều chỉ dẫn, mỗi chỉ dẫn hướng dẫn máy tính làm một thao tác, mỗi chỉ dẫn đó gọi là một lệnh. Một hệ thống tin học bao gồm các thành phần sau: Phần cứng. Phần mềm. Sự quản lí, điều khiển của con người. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính: Hình vẽ SGK trang 15. Các loại máy tính khác nhau đều có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau gồm các bộ phận chính sau:CPU (bộ xử lí trung tâm), bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, ra. Bộ xử lí trung tâm: điều khiển hoạt động của máy tính, gồm có bộ điều khiển và bộ số học/logic. Bộ nhớ ngoài: đĩa mềm, đĩa CD. Bộ nhớ trong: ROM, RAM. Thiết bị vào: bàn phím, chuột. Thiết bị ra: màn hình. Máy tính hoạt động dựa trên nguyên lý J. Von Neumann, tức là hoạt động của máy tính được điều khiển bằng chương trình lưu trữ trong bộ nhớ, ở đó có các ô nhớ với địa chỉ phân biệt, việc truy nhập vào bộ nhớ được thực hiện thông qua địa chỉ ô nhớ. Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit): CPU là nơi điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình, nó chỉ điều khiển các bộ phận khác làm việc đó. Khi đang xử lí dữ liệu, CPU dùng một vùng nhớ là register để lưu tạm thời các dữ liệu, các lệnh. Vùng nhớ này có tốc độ truy nhập nhanh. CPU: Central Processing Unit. CU: Control Unit - bộ điều khiển. ALU: Arithmetic / Logic Unit - bộ số học / logic, thực hiện các phép toán số học, logic. Register: thanh ghi – vùng nhớ lưu trữ tạm thời của CPU. Bộ nhớ chính (Main Memory): Bộ nhớ chính còn gọi là bộ nhớ trong. Trong ROM có chứa các chương trình hệ thống, ta chỉ được đọc chứ không thay đổi nội dung trong đó được, điều này đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của hệ thống. Khi khởi động máy, các chương trình trong ROM tiến hành kiểm tra máy (kiểm tra tình trạng của các thiết bị, báo lỗi nếu có trục trặc xảy ra), giao tiếp với các chương trình do người dùng đưa vào, thực hiện xong thì máy vào trạng thái bắt đầu làm việc. Vì chứa các chương trình hệ thống nên khi tắt máy, các chương trình trong ROM sẽ không bị xóa đi. RAM cũng là bộ nhớ trong nhưng có thể ghi thông tin, xóa thông tin, và các thông tin đó sẽ bị xóa đi lúc tắt máy, nó chỉ tồn tại trong lúc máy tính hoạt động. RAM gồm có các ô nhớ được đánh số thứ tự (còn gọi là địa chỉ ô nhớ). Máy tính sẽ truy nhập nội dung thông tin ghi trong các ô nhớ thông qua địa chỉ của ô đó. Có thể truy nhập bất cứ ô nào mà không cần phải theo thứ tự, nên nó được gọi là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên. Mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte, một thanh RAM có dung lượng 128MB, 256MB,… Bộ nhớ chỉ đọc: ROM (Read – Only Memory), chứa một số chương trình hệ thống, chỉ đọc được chứ không sửa đổi được. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: RAM (Random Access Memory), có thể ghi, xóa thông tin trong lúc làm việc. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): Đĩa được chia thành những hình quạt bằng nhau gọi là các sector, trên mỗi sector thông tin được ghi trên các rãnh (là các đường tròn đồng tâm) gọi là track. Đĩa cứng có dung lượng lớn, tốc độ đọc nhanh. Đĩa A (đĩa mềm) có dung lượng nhỏ hơn đĩa CD (1.44 MB so với 700 MB). Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong cần phải trao đổi thông tin với nhau, việc đó được thực hiện bởi hệ điều hành - một chương trình hệ thống. Hệ điều hành cũng điều khiển việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ ngoài còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp. Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng (gắn trong máy), đĩa mềm, đĩa CD,… Hệ điều hành điều khiển việc trao đổi thông tin giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài, việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài. Thiết bị vào (Input device): Bàn phím: gồm có nhóm phím ký tự và nhóm phím chức năng. Các chức năng của nhóm phím chức năng được quy định bởi phần mềm có sử dụng phím đó hoặc chức năng mặc định. Đưa hình ảnh vào văn bản với nhiều mục đích: lưu trữ, đưa vào một văn bản, một trang web, chỉnh sửa,… Bàn phím: khi ta gõ một phím thì mã tương ứng của nó được truyền vào máy. Chuột: chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó, có thể thay cho một số thao tác bàn phím. Máy quét (Scanner): đưa hình ảnh vào máy tính. Thiết bị vào: ổ đĩa CD, ổ đĩa mềm,… Thiết bị ra (Output device): Màn hình máy tính có cấu tạo vật lí tương tự màn hình TV. Khi ta nhìn thấy một hình ảnh trên màn hình thì lúc đó trên màn hình sẽ có các điểm có màu sắc, độ sáng, vị trí khác nhau tập hợp lại thành hình ảnh chúng ta đang thấy. Như vậy nếu càng nhiều điểm hợp lai cho một chi tiết nhỏ thì hình ảnh càng rõ nét. Các điểm đó chính là các điểm ảnh, mật độ các điểm ảnh trên màn hình là độ phân giải của màn hình. Màn hình cho hình ảnh đẹp hơn nếu chế độ màu của màn hình cho nhiều màu (16 bit, 32 bit,…). Dùng modem để kết nối một máy tính với đường dây điện thoại, dùng để truy cập Internet, gọi điện thoại (Internet phone). Màn hình. Máy in: in thông tin ra giấy. Modem: hỗ trợ cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra từ máy tính 8. Hoạt động của máy tính: Ở mỗi thời điểm máy tính chỉ thực hiện một lệnh, nhưng vì nó thực hiện rất nhanh nên trong 1 giây nó có thể thực hiện rất nhiều lệnh. Một lệnh muốn máy tính thực hiện được thì phải có địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ, mã của thao tác cần thực hiện và địa chỉ các ô nhớ có liên quan. Như vậy, khi ta ra lệnh cho máy tính thực hiện một lệnh nào đó thì nó sẽ đi tìm địa chỉ của lệnh đó trong bộ nhớ, đến ô nhớ chứa lệnh đó, xem mã thao tác, thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có liên quan đến ô nhớ nào khác thì nó sẽ truy nhập đến ô nhớ đó. Máy tính hoạt động theo chương trình. Mỗi thời điểm máy tính chỉ thực hiện một lệnh. Máy tính xử lí đồng thời 1 dãy bit gọi là từ máy. Các bộ phận của máy tính nối với nhau bằng các dây dẫn gọi là các tuyến (bus), số đường dẫn dữ liệu trong tuyến tương đương với độ dài từ máy. Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm thuật toán, bài toán. Kỹ năng: phân biệt được thuật toán và bài toán, xây dựng được thuật toán bằng sơ đồ khối, bằng ngôn ngữ tự nhiên. Trọng tâm: thuật toán. Phương pháp: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị: Giáo viên: sơ đồ khối. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Giáo viên đưa ra 2 thí dụ, một là bài toán theo quan niệm toán học, một là bài toán theo quan niệm tin học, từ đó dẫn dắt học sinh đến khái niệm bài toán trong tin học. Cho các thí dụ khác SGK và yêu cầu học sinh tìm Input, Output của các thí dụ đó. Hoạt động 3: Với ví dụ 1 đầu bài thì giải quyết như thế nào? Ví dụ 2? Học sinh thảo luận theo nhóm và lên bảng ghi ra cách giải quyết 2 bài toán đó. Đưa ra khái niệm thuật toán. Giáo viên nêu các quy tắc khi diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối. Cho học sinh xem sơ đồ khối một thí dụ giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Chuyển thuật toán của 2 ví dụ đầu sang sơ đồ khối. Hoạt động 4: Giáo viên đưa ra một ví dụ khác, học sinh sẽ phân tích Input, Output, đưa ra thuật giải. Giáo viên sẽ đưa ra sơ đồ khối của thuật toán đó nhưng đã bị cắt rời từng thành phần, yêu cầu học sinh sắp xếp lại. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Khái niệm bài toán: Ví dụ 1: tìm nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0. Ví dụ 2: xếp loại học sinh dựa trên bảng điểm. Bài toán là việc ta muốn máy tính thực hiện. Hai thành phần cơ bản của bài toán: Input: các thông tin đã có (giả thiết – thông tin vào). Output: các thông tin cần tìm từ Input (kết luận – thông tin ra). Khái niệm thuật toán: Khái niệm: SGK trang 25. Muốn máy tính làm được công việc ta yêu cầu, ta cần hướng dẫn cho máy các thao tác cần làm để thực hiện công việc đó. Có nghĩa là khi đặt ra cho máy tính một bài toán thì phải hướng dẫn cho máy thực hiện lần lượt các thao tác đế đến được kết quả cuối cùng. Các cách diễn tả thuật toán: Liệt kê dãy các thao tác cần tiến hành. Diễn tả bằng sơ đồ khối. Hình thoi: thao tác so sánh. Hình chữ nhật: các phép toán. Hình ôvan: nhập, xuất dữ liệu. Các mũi tên: trình tự thực hiện các thao tác. Khi được diễn tả theo một trong các cách trên, máy tính vẫn chưa thực hiện được công việc ta cần, vì đó chưa phải là ngôn ngữ của máy tính. Muốn máy tính làm được ta cần phải chuyển thuật toán đó sang một ngôn ngữ mà máy có thể hiểu và làm theo được. Thuật toán sau khi được “chuyển ngữ” như vậy gọi là chương trình, và ngôn ngữ đó là ngôn ngữ lập trình. Chương trình là thuật toán đã được diễn tả bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được bài toán đó. Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ lập trình. Ví dụ về thuật toán: Các ví dụ trong SGK. Hình vẽ sơ đồ khối. Hình 3 Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh thấy được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn máy tính thực hiện, hiểu được cơ bản thế nào là ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao, các chương trình dịch. Trọng tâm: ngôn ngữ bậc cao. Phương pháp: Dùng sách giáo khoa kết hợp với giáo cụ trực quan. Chuẩn bị: Giáo viên: một số đoạn chương trình Pascal đơn giản, một số đoạn code của các ngôn ngữ lập trình khác. Học sinh: học bài cũ, xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Hoạt động 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi: chức năng của chương trình dịch? Dự kiến trả lời của học sinh: dịch ngôn ngữ khác thành ngôn ngữ máy. Câu hỏi tiếp theo: ngôn ngữ khác là ngôn ngữ như thế nào, có phải là ngôn ngữ như ta đang nói không, hay là một loại ngôn ngữ đặc biệt? Ngôn ngữ khác là ngôn ngữ lập trình có cách viết khác. Hoạt động 4: Câu hỏi: chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có phụ thuộc vào máy không? Tại sao? Câu trả lời đúng là có, vì mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ riêng của nó. Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý là: mỗi loại máy đều có ngôn ngữ riêng, vậy chương trình viết cho máy này thì đem sang máy khác nó có hiểu và làm được không? Hoạt động 5: Giáo viên cho học sinh xem code của một số ngôn ngữ lập trình, có thể cho chạy thử một vài đoạn chương trình đơn giản. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ khối của thuật toán giải phương trình bậc nhất tổng quát ax + b = 0. Đặt vấn đề: với sơ đồ khối như vậy làm sao cho máy tính có thể thực hiện được? Có cách viết nào mà cả người viết và máy cùng hiểu không? Và không những hiểu mà máy tính còn giải được phương trình đó? Ở bài học trước đã có nêu khái niệm về ngôn ngữ lập trình, trong bài này sẽ đi sâu hơn về nội dung này. Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Ngôn ngữ máy: Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ của nó, tất cả những gì ta muốn máy thực hiện đều phải chuyển thành ngôn ngữ mà nó có thể hiểu, đó là ngôn ngữ máy. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy là các dãy các ký tự 0 hay 1, hoặc biến thể của nó theo cơ số 16. Ta có thể viết chương trình bằng các loại ngôn ngữ khác, sau đó chuyển qua ngôn ngữ máy, việc đó được thực hiện thông qua một chương trình dịch. Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể hiểu. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy là chương trình máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được. Chương trình viết bằng các ngôn ngữ khác được chuyển qua ngôn ngữ máy bằng chương trình dịch. Ưu điểm: khai thác triệt để và tối ưu khả năng của máy tính. Nhược điểm: chương trình cồng kềnh, khó hiệu chỉnh, khó cải tiến, câu lệnh khó nhớ, khó hiểu. Hợp ngữ: Hợp ngữ là ngôn ngữ khắc phục được các nhược điểm của ngôn ngữ máy, nó dễ viết và ít phụ thuộc vào máy, nhưng vẫn khai thác được đặc điểm riêng của từng máy. Hợp ngữ gần với ngôn ngữ máy, nhưng nó sử dụng các từ (viết tắt tên thao tác bằng tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện. Để một chương trình viết bằng hợp ngữ thực hiện được trên máy tính, nó cần phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng một chương trình mà ta gọi là chương trình hợp dịch. Hợp ngữ sử dụng các từ viết tắt tên thao tác (thường là tiếng Anh) để thể hiện các lệnh. Chương trình hợp dịch là chương trình giúp chuyển từ hợp ngữ sang ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ bậc cao: Hợp ngữ khắc phục được các nhược điểm của ngôn ngữ máy, nhưng vẫn còn gây khó khăn với phần đông những người sử dụng. Nó thích hợp cho các nhà lập trình chuyên nghiệp, còn người dùng khác tìm cách phát triển một loại ngôn ngữ khác là ngôn ngữ lập trình bậc cao, gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn nên dễ sử dụng hơn. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc vào máy, cùng một chương trình có thể thực hiện ở nhiều loại máy khác nhau. Chương trình trở nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp hơn. Ngôn ngữ lập trình bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao không phụ thuộc vào máy, nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp hơn. Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cần có một chương trình để dịch nó sang ngôn ngữ máy. Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: PASCAL, Visual Basic, C++, Visual C,… Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh có ý niệm rõ hơn về các khái niệm bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình. Kỹ năng: giải được bài toán trên máy tính theo đủ các bước. Phương pháp: Dùng giáo cụ trực quan để qua đó học sinh rút ra được những kiến thức trong bài học.. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị một máy vi tính có hỗ trợ lập trình Pascal. Học sinh: xem lại kiến thức về bài toán, thuật toán, ngôn ngữ lập trình. Tiến trình dạy học: Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Đặt vấn đề: những việc cần làm để giải một bài toán hình học. Trả lời của học sinh: xác định giả thiết, kết luận, vẽ hình, chứng minh, tính toán. Vậy giải một bài toán trên máy tính thì cần phải làm những gì? Hoạt động 3: Câu hỏi: nhắc lại những thành phần cơ bản của bài toán. Đây là kiến thức cũ nên yêu cầu học sinh nhắc lại chính xác. Hoạt động 4: Sau khi xây dựng thuật toán cho ví dụ và diễn tả bằng sơ đồ khối, giáo viên cho học sinh xem thuật toán đó được thực hiện như thế nào trên máy tính, bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Hoạt động 5: Giáo viên cho học sinh xem việc báo lỗi của Pascal và trực tiếp sửa lỗi rồi cho chạy lại chương trình. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH Học cách sử dụng máy tính là học cách điều khiển máy tính làm việc theo ý muốn của mình, tức là biết giao cho máy tính làm những việc ta muốn nó làm. Như vậy nếu người sử dụng càng có hiểu biết rộng thì càng khai thác được nhiều những tính năng của máy tính, vì khi có hiểu biết rộng thì người ta sẽ biết giao cho máy làm những việc lớn hơn, thay thế được con người nhiều hơn. Muốn máy tính giải được một bài toán nào đó thì ta cần phải làm những việc sau: Xác định bài toán. Lựa chọn và xây dựng thuật toán. Viết chương trình. Hiệu chỉnh. Viết tài liệu. Làm theo những bước trên tức là ta đã biết cách giao cho máy tính những việc cần làm để giải một bài toán. Xác định bài toán: Một bài toán có hai thành phần đặc trưng là Input và Output. Xác định bài toán là xác định hai thành phần này. Đây là bước cần có sự phân tích kỹ càng để có thể lựa chọn cấu trúc dữ liệu, thuật toán, ngôn ngữ phù hợp. Xác định bài toán là xác định và phân tích hai thành phần Input và Output. Lựa chọn và xây dựng thuật toán: Lựa chọn thuật toán: Lí do phải lựa chọn thuật toán: một bài toán thông thường có thể có nhiều cách giải, mỗi cách có ưu điểm riêng của nó. Bài toán trong tin học cũng có thể có nhiều cách giải, mỗi cách đó tạo nên một thuật toán. Ta phải lựa chọn trong số đó để có được thuật toán tối ưu. Thuật toán tối ưu là thuật toán tốt. Khi máy tính thực hiện một chương trình thì nó cần đến các tài nguyên như giờ CPU, số lượng ô nhớ,… Chương trình dùng nhiều tài nguyên chứng tỏ thuật toán có độ phức tạp cao. Thuật toán tốt còn phải là thuật toán mà khi thực hiện cần ít thời gian. Việc xây dựng và lựa chọn thuật toán để giải một bài toán cụ thể cần phải căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên thực tế cho phép. Cần lựa chọn thuật toán tốt để giải bài toán đã cho. Thuật toán tốt nếu chương trình tương ứng dùng ít tài nguyên. Diễn tả thuật toán: Xét ví dụ. Viết chương trình: Sau khi lựa chọn thuật toán và xây dựng thuật toán ta sẽ chuyển thuật toán đó sang ngôn ngữ lập trình thích hợp. Như vậy, viết chương trình là sự tổng hợp giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán. Khi viết chương trình cần lựa chọn ngôn ngữ thích hợp và phải tuân theo đúng quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Hiệu chỉnh: Khi đã có chương trình ta cần phải thử nghiệm độ tin cậy, độ chính xác của chương trình với một số bộ Input tiêu biểu gọi là Test. Ở bước này nếu phát hiện sai sót thì ta phải sửa chương trình rồi thử lại. Ta có thể viết lại chương trình bằng ngôn ngữ khác trong bước hiệu chỉnh, cũng như có thể thay đổi thuật toán. Trong bước hiệu chỉnh ta có thể có được sự trợ giúp của chương trình dịch trong phát hiện và sửa chữa sai sót, tuy nhiên sự trợ giúp này là tùy theo ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch mà ta đang dùng. Khi viết xong chương trình phải thử lại với một số bộ Input, nếu có sai sót thì sửa và thử lại. Có thể thay ngôn ngữ lập trình hoặc thuật toán trong bước hiệu chỉnh. Sai sót về mặt ngữ pháp sẽ được báo lỗi, nhưng chương trình có thể còn lỗi khác chưa phát hiện được. Viết tài liệu: Mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng sẽ giúp ích cho người dùng và cho việc nâng cấp, hoàn thiện chương trình. Bài 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm phần mềm, sơ lược về các loại phần mềm và chức năng của từng loại. Kỹ năng: phân biệt được các loại phần mềm, thấy được muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính (phần cứng), còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể khởi động máy tính và làm một số việc. Phương pháp: Dùng giáo cụ trực quan để minh họa cho những khái niệm trong sách giáo khoa, kết hợp với phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: một máy tính có cài thêm một số phần mềm ứng dụng. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới Giáo viên giới thiệu một số hệ điều hành. Hoạt động 3: Cho học sinh thảo luận theo nhóm với câu hỏi “ Người ta hay dùng máy tính để làm việc gì”, sau đó từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Câu hỏi: nhờ đâu mà máy tính có thể làm những việc đó? Trả lời của học sinh: do có chương trình cho phép làm việc đó. Hoạt động 4: Sau khi giới thiệu một số phần mềm, giáo viên cho học sinh sắp xếp các phần mềm cho đúng với loại của nó, yêu cầu học sinh cho thêm ví dụ về các phần mềm và tự phân loại phần mềm đó. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Sau khi giải một bài toán trên máy tính theo các bước như ở bài 6 thì ta thu được một chương trình; cách tổ chức dữ liệu; tài liệu về chương trình. Chương trình đó có thể thực hiện được với nhiều bộ Input, tức là có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu khác nhau. Khi đó ta nói chương trình như thế là một phần mềm máy tính. Bài 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH Phần mềm hệ thống: Có những chương trình luôn phải có sẵn trong máy vì mọi chương trình khác đều cần đến nó, trong mọi thời điểm của cả quá trình hoạt động của máy. Như thế, nó trở thành môi trường làm việc cho các phần mềm khác và được gọi là phần mềm hệ thống. Phần mềm hệ thống là môi trường làm việc cho các phần mềm khác. Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quan trọng nhất. Phần mềm ứng dụng: Những phần mềm giúp chúng ta giải quyết những công việc hàng ngày, những hoạt động nghiệp vụ, được gọi là phần mềm ứng dụng. Do nhiều người có nhu cầu chung về giải quyết cùng một công việc nên có những phần mềm đáp ứng nhu cầu đó. Đó là những phần mềm đã được viết hoàn chỉnh, người dùng chỉ cần cài đặt lên máy tính của mình và thiết lập các chế độ làm việc phù hợp là có thể sử dụng được. Nó được gọi là phần mềm đóng gói. Phần mềm ứng dụng: giải quyết các công việc hàng ngày, các hoạt động nghiệp vụ. Phần mềm đóng gói: được viết hoàn chỉnh. Phần mềm công cụ: hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm, còn gọi là phần mềm phát triển. Phần mềm tiện ích: trợ giúp, nâng cao hiệu quả công việc. Sự phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối vì có phần mềm vừa là ứng dụng vừa là phần mềm hệ thống. Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: giới thiệu được một cách tổng thể các ứng dụng đa dạng của Tin học trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Kỹ năng: thấy được tầm quan trọng của môn học và sự cần thiết phải có những kiến thức cơ bản về môn học này. Trọng tâm: ứng dụng của Tin học Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề. Chuân bị: Giáo viên: tư liệu về các ứng dụng của Tin học. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới: Tạo tình huống có vấn đề: như các em thấy ngày nay tin học được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, hãy kể những ứng dụng tin học mà em biết? Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi. Dự kiến trả lời: gõ văn bản, chat, gửi mail…. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giới thiệu bài mới. Hoạt động 3: Giáo viên đưa ra các ví dụ về các phần mềm ứng dụng của Tin học. Yêu cầu: học sinh kể những phần mềm ứng dụng mà em biết? Hoạt động 4: Giáo viên giới thiệu về tự động hoá và điều khiển, truyền thông vì đây là khái niệm mới đối với học sinh. Yêu cần học sinh mạnh dạn đưa ra vấn đề còn thắc mắc để cả lớp cùng thảo luận. Giáo viên nhận xét và giải thích. Hoạt động 5: Giáo viên đặt vấn đề: Tin học được ứng dụng rất nhiều trong công tác giáo dục như các phần mềm quản lí, các phần mềm dạy học,... Thế em biết gì về phần mềm dạy học? Có những tiện ích gì? Em có thích đươc dạy và học bằng các phần mềm dạy học không? Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét và giải thích vấn đề. Hoạt động 6: Đặt vấn đề: các em thấy các phương tiện giải trí mà Tin học cung cấp cho chúng có đủ đáp ứng nhu cầu giải trí của chúng ta chưa? Hãy kể những phần mềm trò chơi mà em thích? Vì sao? Học sinh thảo luận và trả lời. Giáo viên giới thiệu cho học sinh những phần mềm giải trí mới. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò: học sinh ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC Giải các bài toán khoa học kĩ thuật: Các bài toán phát sinh từ thực tế như lĩnh vực thiết kế kĩ thuật, xử lý số liệu thực nghiệm, quy hoạch và tối ưu hóa với những số liệu phức tạp và khối lượng rất lớn các tính toán. Nếu không có máy tính ta không thể thực hiện được các tính toán đó trong phạm vi thời gian cho phép. Giải các bài toán quản lí: Các hoạt động quản lí rất đa dạng nhưng đều có một đặc điểm chung là phải xử lí một khối lượng thông tin rất lưu trữ lớn. Bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng như bảng tính điện tử (EXCEL, QUATTRO…), các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (FOXPRO, ACCES…) máy tính sẽ trợ giúp đắc lực cho chúng ta. Một quy trình ứng dụng Tin học để quản lí thường gồm các bước: Tổ chức lưu trữ các dữ liệu trên máy và sắp xếp chúng một cách hợp lí để tiện dùng. Xây dựng các chương trình tiện dụng để cập nhật (bổ sung, sửa chữa, loại bỏ, …) dữ liệu. Khai thác thông tin theo các yêu cầu khác nhau: tìm kếm, thống kê,… Tự động hoá và điều khiển: Con người có được những qui trình công nghệ tự động hoá, linh hoạt, chuẩn xác, rẻ, hiệu quả và đa dạng nhờ sự trợ giúp của máy tính. Ví dụ: con người không thể phóng được các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ nếu không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính mạnh. Truyền thông: Cùng với sự phát triển của kĩ thuật truyền thông, Tin học cũng góp phần không nhỏ trong việc đổi mới bộ mặt của lĩnh vực khoa học – công nghệ này, nhất là các dịch vụ của nó. Những hệ thống thông tin tự động hoá làm cho con người dễ dàng truy nhập kho tài nguyên tri thức của nhân loại. Mạng máy tính toàn cầu được sử dụng rộng rãi hiện nay là Internet. Đây là mạng thông tin - dịch vụ toàn cầu đã và đang được triển khai trên diện rộng. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng: Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, Tin học đã giúp cho việc biên soạn các văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư, công nghiệp in ấn,... ngày càng thuận tiện và phổ biến. Trí tuệ nhân tạo: Đây là lĩnh vực đầy triển vọng của Tin học. Mục tiêu của hướng nghiên cứu này là thiết kế các máy tính có thể đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ con người, hoặc những hoạt động đặc thù của con người. Các thành tựu đạt được: robot, máy phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh... Giáo dục: Với việc áp dụng các thành tựu của Tin học, ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập, như các phần mềm dạy học, làm cho việc dạy và học sinh động hơn, gây hứng thú cho người học, giúp người học có thể tự học. Việc học còn có thể thông qua Internet với các hình thức đào tạo từ xa. Giải trí: Sự phát triển nhanh chóng của Tin học đã tạo ra cho con người nhiều phương tiện giải trí mới, phong phú như chương trình trò chơi, phim ảnh, âm nhạc... Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: vai trò to lớn của Tin học đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội. Nhận thức được cân thiết phải tôn trọng các quy định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên chung. Trọng tâm: vai trò của Tin học. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị một số tranh ảnh về các ứng dụng rộng rãi của Tin học trong xã hội. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Đặt vấn đề: bây giờ giả sử không có Tin học, thì các hoạt động trong nhiều lĩnh vực của xã hội có bị ảnh hưởng không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Cho học sinh chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời. Giáo viên nhận xét, cho học sinh thấy được vai trò của Tin học, dẫn dắt học sinh vào bài mới. Hoạt động 3: Đặt vấn đề: Tin học ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Em thấy việc ứng dụng Tin học sẽ mang lại cho con người những lợi ích gì? Cho một ví dụ cụ thể. Dự kiến học sinh trả lời: các phần mềm quản lí, robot thay thế con người làm việc ở nơi nguy hiểm. Giáo viên nhận xét, ý kiến của học sinh, giải thích vấn đề theo hướng gợi mở cho học sinh. Hoạt động 4: Đặt vấn đề: Thông tin là nguồn tài sản chung của mọi người, vậy chúng ta cần phải bảo vệ tài sản chung đó như thế nào? Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi. Giáo viên: nhận xét. Hoạt động 10: Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK và ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội: Các thành tựu của Tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại các hiệu quả to lớn. Không nên đồng nhất việc sử dụng trong phạm vi rộng các thành tựu của Tin học với việc có một nền Tin học phát triển. Nền quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới. Xã hội Tin học hóa: Các hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại Tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính có các hệ thống thông tin lớn. Cùng với việc phát triển các phương tiện kĩ thuật với hàm lượng Tin học cao ngày càng hiện đại, năng suất lao động sẽ tăng vọt. Robot sẽ thay thế con người làm việc trong các môi trường nguy hiểm như trong lòng đất, dưới nước sâu, trên cao... Rất nhiều thiết bị dùng cho mục đích sinh hoạt và giải trí như: máy giặt, máy điều hòa, các thiết bị âm thanh... hoạt động theo các chương trình điều khiển làm cho con người có được nhiều tiện nghi sống thoải mái hơn. Văn hóa và pháp luật trong xã hội Tin học hóa: Con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hoạt động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội. Ví dụ: truy nhập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung vào mạng các virus... Tin học phát triển với nhịp độ vũ bão, mọi người cần phải có phong cách sống, làm việc khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và khả năng thực hành tốt, phải học tập thường xuyên để nâng cao sự hiểu biết và tri thức. Để bảo vệ lợi ích chung, xã hội phải có những quy định, những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lý các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau. Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: nắm được khái niệm hệ thống, phân biệt vai trò và chức năng phần mềm trong hệ thống . Kỹ năng: chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể. Trọng tâm: khái niệm hệ điều hành, phân loại hệ điều hành. Phương pháp dạy học: Tạo ra những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị: Giáo viên: tư liệu về các hệ điều hành. Học sinh: ôn lai kiến thức chương I và xem trước bài học. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp. Hoạt động 2: vào bài mới Đặt vấn đề: ngày nay chiếc máy tính đã trở nên khá gần gũi và cần thiết cho chúng ta, vậy máy tính hoạt động như thế nào? Để sử dụng được thì máy tính cần trang bị gì? Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi. Dự kiến trả lời: cần nguồn điện, cần màn hình, cần chuột… Giáo viên: máy tính chỉ có thể được sử dụng, khai thác có hiệu quả khi có hệ điều hành. Hoạt động 3: Câu hỏi: Hãy kể những hệ điều hành mà em biết? Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Học sinh trả lời. Giáo viên: nội dung kiến thức chúng ta nghiên cứu chỉ liên quan chủ yếu tới việc khai thác, sử dụng một hệ điều hành đang phổ biến nhất trong môi trường cụ thể của ta hiện nay. Đó là hệ điều hành WINDOWS của hãng Microsoft Office. Bản thân hệ điều hành WINDOWS cũng có nhiều phiên bản:WINDOWS 95, WINDOWS 98, WIN DOWS XP,… Hoạt động 4: Giáo viên liên hệ thực tế: Trong lớp mình nhà em nào có máy tính? Em cho biết máy tính nhà mình sử dụng hệ điều hành nào? Học sinh trả lời. Hoạt động 5: Đặt câu hỏi: Trên một máy tính có thể cài nhiều hệ điều hành được không? Học sinh trả lời: theo sự hiểu biết của bản thân. Dự kiến: đa số các em trả lời không được. Giáo viên giải đáp. Hoạt động 6: Giáo viên giới thiệu về các chức năng của hệ điều hành. Các thành phần chủ yếu của máy tính. Hoạt động7: Yêu cầu học sinh nhắc lại: máy tính gồm những phần chính nào? (kiến thức chương I). Giáo viên: lưu ý học sinh chú ý mối quan hệ giữa máy tính, hệ điều hành và chương trình. Hoạt động 8: Giáo viên nói sơ về phân loại các hệ điều hành vì phần này chỉ mang tính chất giới thiệu. Hoạt động 9: Củng cố, dặn dò: ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH Khái niệm về hệ điều hành: Chúng ta sử dụng các chương trình ứng dụng để thực hiện các công việc, giải quyết các bài toán… Tuy nhiên các chương trình ứng dụng thường được viết để chạy trên một hệ điều hành cụ thể nào đó. Chẳng hạn như: bộ chương trình Microsoft Office của công ti Microsoft chạy trong môi trường của hệ điều hành Windows. Cần phải cài đặt trên máy tính một hệ điều hành để chạy các phần mềm ứng dụng trên hệ điều hành đó. Hệ điều hành là tập hợp có tổ chức các chương trình thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo quan hệ giữa người sử dụng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để người sử dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. Có nhiều hệ điều hành như: MS DOS, WINDOWS, LINUX,…Mổi hệ điều hành còn có nhiều phiên bản ngày càng được nâng cấp, cải tiến. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành: Chức năng: Chức năng của hệ điều hành được xác định dựa trên các yếu tố: Loại công việc mà hệ điều hành phải đảm nhiệm. Đối tượng mà hệ thống tác động. Hệ điều hành có các chức năng: Tổ chức đối thoại giữa người dùng và hệ thống. Cung cấp bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,… cho các chương trình cần thực hiện và tổ chức thực hiện các chương trình đó. Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy nhập thông tin được lưu trữ. Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả. Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành: Các máy tính từ thế hệ thứ III trở đi, các thiết bị ngoại vi hoạt động độc lập với nhau và với bộ xử lí trung tâm. Như vậy trong việc khai thác máy tính có 5 thành phần độc lập. Yếu tố kết nối 5 thành phần độc lập đó lại thành một hệ thống có tổ chức là hệ điều hành. Hệ điều hành gồm các thành phần chủ yếu: Chương trình nạp hệ thống. Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người dùng và hệ thống. Chương trình quản lí tài nguyên. Chương trình phục vụ và tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài. Chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích hệ thống. 3. Phân loại hệ điều hành: Có các loại chính: Đơn nhiệm một người sử dụng: Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống. Đa nhiệm một người sử dụng: Có một người được đăng kí vào hệ thống, nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Đa nhiệm nhiều người sử dụng: Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, người sử dụng có thể cho người sử dụng thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Bài 11: TẬP TIN VÀ QUẢN LÝ TẬP TIN Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: nắm được khái niệm tập tin và thư mục, biết nguyên lí hệ thống tổ chức lưu trữ tập tin, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp. Kỹ năng: biết cách đặt tên tệp, đường dẫn, tên đầy đủ, đường dẫn đầy đủ. Trọng tâm: cách tổ chức quản lí tệp, vai trò và chức năng của hệ thống quản lí tệp. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề. Chuẩn bị: Giáo viên: một số hình ảnh về sơ đồ cây thư mục dưới dạng bảng biểu. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới: Tạo tình huống có vấn đề: trong thực tế ta có rất nhiều thông tin cần lưu trữ, ta cần phải sắp xếp, lưu trữ chúng như thế nào cho khoa học, để thuận tiện cho việc sử dụng, tìm kiếm thông tin? Học sinh thảo luận, đưa ra câu trả lời. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giới thiệu bài mới. Hoạt động 3: Giáo viên cho ví dụ để học sinh có thể biết cách đặt tên tập tin, sau đó cho nhiều ví dụ lên bảng để học sinh nhận xét đúng, sai? Giáo viên sửa bài. Hoạt động 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tự cho một số ví dụ đặt tên tập tin, cho các học sinh khác nhận xét đúng, sai. Qua đó giáo viên kiểm tra xem học sinh đã nắm được phần kiến thức này chưa. Cần phải hướng dẫn kĩ vì đây là kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm được. Hoạt động 5: Đặt vấn đề: Đối với một cuốn sách, để việc tìm kiếm các đề mục trong sách được dễ dàng ta sử dụng mục lục, còn đối với máy tính ta cũng có thể tìm kiếm dữ liệu như vậy nếu chúng được lưu trữ dưới dạng thư mục và cây thư mục. Thế thư mục là gì? Cây thư mục là gì? Giáo viên đưa ra các hình ảnh về cây thư mục giới thiệu cho học sinh. Hoạt động 5: Giáo viên đưa ra các ví dụ và yêu cầu 4 học sinh lên vẽ cây thư mục lên bảng. Giáo viên cho các học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên sửa bài. Hoạt động 6: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đưa ra một vài ví dụ thực tế và vẽ cây thư mục. Lưu ý học sinh phân biệt thư mục gốc với thư mục con. Hoạt động 7: Giáo viên giới thiệu về hệ thống quản lí tập tin, các chức năng chính của hệ thống quản lí tập tin. Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò: ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 11: TẬP TIN VÀ QUẢN LÝ TẬP TIN Tập tin và thư mục: Tập tin và đặt tên tập tin: Tập tin (file) còn gọi là tệp, là một tập hợp các thông tin ghi trên đĩa từ, băng từ,… tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tập tin có một tên gọi để truy nhập. Tên tập tin gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi hay phần đặc trưng – Extention). Khi viết, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm. Trong DOS, tên tập tin bao gồm chữ số Ả rập, chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh hoặc các ký tự đặc biệt $, %, #,… Phần tên không quá 8 ký tự. Phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không quá 3 ký tự. Trong WINDOWS, tên tập tin không dài quá 255 ký tự. Ví dụ: các tệp đúng trong DOS và WINDOWS: AFGH NAM.IN EGE.PAS AB.DEFG Eb.c.D My Data Các tệp chỉ đúng trong WINDOWS: AB.DEFG Eb.c.D My Data Một số phần mở rộng thường được sử dụng với ý nghĩa riêng, ví dụ: PAS - tệp chương trình nguồn trên ngôn ngữ PASCAL. DOC - tệp văn bản do hệ soạn thảo WINWORD tạo ra… Lưu ý: trong tên tập tin không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Thư mục: Thư mục được dùng để quản lý các tập tin. Thư mục đóng vai trò như mục lục để tìm các chương, các mục trong một quyển sách. Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động, gọi là thư mục gốc. Trong mỗi thư mục có thể tạo các thư mục gọi là thư mục con. Trừ thư mục gốc, các thư mục đều phải được đặt tên. Tên thư mục được đặt theo quy cách đặt tên tập tin. Trong mỗi thư mục có thể chứa cả tập tin và thư mục con. VD: hình trang 44 Để chỉ ra đúng tập tin cần thiết, ta phải chỉ các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới tập tin và sau cùng là tên tập tin. Các tên thư mục và tên tập tin phân cách nhau bởi ký tự “\”. Mỗi chỉ dẫn như vậy được gọi là đường dẫn (Path). Trong trường hợp cần thiết, có thể chỉ tên ổ đĩa, tên ổ đĩa được phân cách với đường dẫn bởi dấu”:”. Một đường dẫn có cả tên ổ đĩa, bắt đầu đi từ thư mục gốc gọi là tên đầy đủ hay đường dẫn đầy đủ của tập tin. Ví dụ: C:\pascal\bt1.pas Hệ thống quản lí tập tin: Hệ thống quản lí tập tin là thành phần của hệ điều hành, có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên đĩa từ, cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể dễ dàng đọc, ghi thông tin trên đĩa và đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tập tin. Nhờ hệ thống quản lí tập tin, hệ điều hành có thể: Đảm bảo độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí. Đảm bảo sử dụng bộ nhớ trên đĩa từ một cách hiệu quả. Tổ chức bảo vệ thông tin ở nhiều mức, hạn chế tối đa ảnh hưởng của các lỗi kỹ thuật hoặc chương trình. Hệ thống quản lí tập tin cho phép người sử dụng thực hiện một số phép xử lí như: xem nội dung thư mục, nội dung tập tin, sao, xóa, kết nội tập tin,... Bài 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: nắm được cách giao tiếp với hệ điều hành. Kĩ năng:biết các thao tác nạp và ra khỏi hệ thống, biết thực hiện một số thao tác cơ bản xử lí chuột. Trọng tâm: thao tác ạp và ra khỏi hệ thống. Phương pháp: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan và phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo cụ trực quan là hình ảnh có liên quan, các bảng biểu. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới Tình huống gợi vấn đề: máy tính trợ giúp cho con người trong nhiều việc, làm việc với máy tính là làm việc với hệ thống và chương trình của máy. Như đã biết ở bài trước: máy tính chỉ được sử dụng khi có hệ điều hành.Vậy ta sẽ tiếp xúc với hệ điều hành như thế nào? Học sinh trả lời theo sự hiểu biết. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời, dẫn dắt học sinh vào bài mới. Hoạt động 3: Câu hỏi: Hệ diều hành chỉ dược khởi động từ ổ cứng đúng hay sai? Dự kiến: đa số học sinh trả lời đúng. Giáo viên giải đáp. Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa yêu cầu cho hệ thống bằng cách ra lệnh và cách dùng bảng chọn. Cho một vài ví dụ. Cho học sinh so sánh, nhận xét về ưu nhược điểm của từng cách. Hoạt động 5: Giáo viên cho học sinh xem hình một bảng chọn dưới dạng một bảng biểu để học sinh hình dung được một bảng chọn là như thế nào. Hoạt động 6: Giáo viên cho học sinh xem các bảng biểu về sơ đồ khối các thao tác nạp hệ thống, ra khỏi hệ thống. Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò: ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH Nạp hệ điều hành: Để làm việc với máy tính, hệ điều hành cần phải được nạp vào bộ nhớ trong: Có đĩa khởi động Thực hiện một trong các thao tác sau: Bật nguồn (áp dụng khi trước đó máy ở trạng thái tắt). Ấn nút RESET (nếu máy đang ở trạng thái hoạt động và trên máy có nút này). Ấn đồng thời ba phím CTRL – ALT – DEL (nếu máy đang ở trạng thái hoạt động). Trong mọi trường hợp, phải có đĩa khởi động trong ổ đĩa. Hệ thống có thể khởi động trên đĩa cứng C hoặc từ đĩa trên ổ A hoặc trên ổ đĩa Compact. Qui trình nạp hệ điều hành: Trước khi nạp hệ điều hành, hệ thống sẽ kiểm tra các thiết bị đang được kết nối, đưa tất cả các thiết bị về trạng thái ban đầu và kiểm tra khả năng làm việc của chúng, sau đó mới kích hoạt chương trình khởi động để bắt đầu hệ điều hành. Cách làm việc với hệ điều hành: Hệ thống thông báo cho người sử dụng biết kết quả thực hiện, các bước thực hiện, các lỗi gặp khi thực hiện chương trình, hướng dẫn các thao tác thực hiện trong từng trường hợp cụ thể. Có 2 cách để người sử dụng đưa yêu cầu hoặc thông tin cần thiết cho hệ thống: Cách ra lệnh: Ưu điểm: hệ thống biết chính xác công việc cần làm nên lệnh được thực hiện ngay lập tức. Nhược điểm: người dùng phải biết câu lệnh và phải mất nhiều thời gian để gõ câu lệnh. Ví dụ: trong hệ điều hành MS DOS để xem trên thư mục gốc đĩa A có những tập tin nào và đưa ra tên tập tin theo thứ tự bảng chữ cái, ngưòi dùng phải gõ câu lệnh: DIR A:\ /P/ON Cách dùng bảng chọn: Người sử dụng dễ dàng thao tác hơn, không cần biết quy cách các câu lệnh, ngưòi dùng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp trên bảng chọn . Để chọn người sử dụng có thể di chuyển các phím mũi tên đến mục muốn chọn và gõ ENTER hoặc di chuyển chuột đến mục cần chọn rồi click phím trái chuột. Ra khỏi hệ thống: Trước khi tắt máy phải báo cho hệ điều hành biết để hệ thống dọn dẹp các tập tin trung gian, lưu tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng,... những công việc đó hết sức cần thiết để tránh mất mát tài nguyên. Các hệ điều hành hiện nay xác lập hai chế độ ra khỏi hệ thống: Tắt máy (Shut down hoặc Turn off); Tạm ngưng (Stand by). Chọn chế độ Tắt máy, hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và sau đó tắt nguồn. Khi cần tạm ngưng làm việc với máy trong một khoảng thời gian, ta chọn chế độ Tạm ngưng, hệ thống sẽ lưu các trạng thái cần thiết để có thể khôi phục lại hoạt động của hệ điều hành một cách nhanh chống, sau đó tắt các thiết bị tốn năng lượng và hoạt động nhiều thì mau hỏng như màn hình, đĩa cứng,...Khi cần làm việc trở lại, ta chỉ cần dịch chuyển chuột hoặc gõ một phím bất kì. Bài 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: nhằm mở rộng hiểu biết và nâng cao kiến thức về về các hệ điều hành khác nhau. Kỹ năng: nắm được đặc điểm của một số hệ điều hành thông dụng. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: tư liệu về các hệ điều hành để giới thiệu nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Đặt vấn đề: các em đã được học về hệ điều hành ở bài trước, hãy nhắc lại khái niệm hệ điều hành là gì? Và nêu một số hệ điều hành mà em biết. Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài mới. Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh nhắc lại các chức năng chính của hệ điều hành. Dự kiến: một số học sinh trả lời chưa đầy đủ. Giáo viên nhắc lại để cũng cố kiến thức cho học sinh. Hoạt động 4: Đặt câu hỏi: các em hãy cho biết hệ điều hành nào đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Các em có biết đến hệ điều hành LINUX chưa? Dự kiến học sinh trả lời: WINDOWS, chưa biết hệ điều hành LINUX. Giáo viên nhận xét, sau đó giới thiệu về đặc điểm của từng hệ điều hành. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK và ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG Hệ điều hành MS DOS: Là hệ điều hành đầu tiên của hãng Microsoft trang bị cho máy tính cá nhân IBM PC. Là hệ điều hành đơn nhiệm một người sử dụng. Tuy nhiên từ phiên bản nâng cấp 4.01 trở đi, trong MS DOS cho phép người sử dụng có thể thực hiện nhiều chương trình đồng thời. Hệ điều hành WINDOWS: Hiện nay nhiều máy tính sử dụng hệ điều hành WINDOWS với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau. Các đặc trưng chung của WINDOWS: Chế độ đa nhiệm. Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa hình và lời giải thích. Có các công cụ xử lý phong phú trong môi trường đồ họa, đảm bảo nguyên lý “Bạn nhìn thấy gì thì bạn nhận cái đó” (What You See Is What You Get – WYSIWYG) Cung cấp nhiều công cụ xử lý đa phương tiện (Multimedia) đảm bảo khai thác có hiệu quả hai loại dữ liệu mới – Âm thanh và hình ảnh. Đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường mạng. Các phiên bản nâng cấp của WINDOWS tiến bộ hơn ở mức độ thể hiện các đặc trưng chung nói trên. Hệ điều hành UNIX và LINUX: Hệ điều hành UNIX: Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người sử dụng, có khả năng đảm bảo một số lượng lớn người sử dụng đồng thời khai thác hệ thống. Các mô đun hệ thống được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao C, vì vậy nó dễ dàng được thay đổi bổ sung để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, hoặc chuyển đổi từ loại máy này sang loại máy khác có hệ lệnh không giống nhau. Khả năng chuyển đổi đó được gọi là tính khả chuyển (mobility) của hệ thống. Tính chất này làm cho UNIX được triển khai ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại máy khác nhau và hệ thống trở nên mạnh hơn, linh hoạt hơn; mặt khác, nó làm cho các phiên bản khác nhau của UNIX có quá nhiều sự khác biệt cơ bản mất tính kế thừa đồng bộ. Các nét đặc trưng cơ bản của UNIX: Là hệ thống đa nhiệm nhiều người sử dụng. Tồn tại hệ thống tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc sửa đổi, nâng cấp, phát triển hệ thống. Có hệ thống quản lý tập tin đơn giản và hiệu quả. Có một hệ thống phong phú các mô đun và chương trình tiện ích hệ thống. Hệ điều hành LINUX: Trên cơ sở của UNIX, Linus Torvalds đã phát triển một hệ điều hành mới cho máy tính cá nhân là LINUX. LINUX cung cấp chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, làm cho nó có tính mở rất cao, tức là mọi người có thể đọc, hiểu các chương trình hệ thống, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp và sử dụng mà không bị vi phạm bản quyền tác giả. Do đó LINUX đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên toàn thế giới. Hệ điều hành LINUX có tính mở nên không thể có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực thống nhất. Còn ít phần mềm ứng dụng chạy trên LINUX so với trên WINDOWS nên việc sử dụng LINUX trên quy mô lớn còn hạn chế. Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 14: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến trình bày văn bản, các vấn đề liên quan đến xử lí tiếng Việt trong soạn thảo văn bản. Trọng tâm: các chức năng của hệ soạn thảo văn bản. Phương pháp dạy học: Vấn đáp gợi mở kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan và phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: một số văn bản mẫu được soạn thảo bằng máy đánh chữ và máy tính. Học sinh: xem trước bài học. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp. Hoạt động 2: vào bài mới Câu hỏi: Sự khác nhau giữa soạn thảo văn bản bằng máy chữ và bằng máy tính? Dự kiến học sinh trả lời: soạn thảo bằng máy tính đẹp hơn... Nhận xét của giáo viên: nêu lên những khác nhau cơ bản của việc soạn thảo bằng máy chữ và máy tính: cho phép tách rời việc gõ văn bản và trình bày văn bản. Hoạt động 3: Đưa văn bản mẫu minh họa việc trình bày văn bản. Hoạt động 4: Câu hỏi: Em hãy nêu ra sự khác nhau giữa bàn phím máy chữ và bàn phím máy tính? Giáo viên đưa ra gợi ý: bàn phím máy tính được chế tạo không phảo để gõ tiếng Việt, do đó chúng ta phải được trang bị thêm các công cụ phần mềm thì mới có thể gõ tiếng Việt. Hoạt động 5: Cho hai nhóm học sinh lên bảng và ghi lại một đoạn văn theo cách gõ VNI hoặc TELEX. VD: văn bản (theo cách gõ VNI là: va8n ba3n), nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì thắng. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 14: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khái niệm chung: Văn bản soạn thảo trên máy tính mang một nghĩa rộng hơn văn bản theo nghĩa thông thường. Ngoài phần chữ, văn bản còn có thể chứa hình ảnh minh họa,... Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm máy tính cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến các công việc làm văn bản: gõ (đánh máy) văn bản, sửa đổi, trình bày, kết hợp với các văn bản khác, lưu trữ, in văn bản. Gõ và lưu trữ văn bản: Các hệ soạn thảo văn bản cho phép ta đánh máy văn bản nhanh chóng, tự động chuyển dòng trong khi ta gõ. Ở dạng này, văn bản có thể được in ra giấy và có thể lưu trữ để tiếp tục hoàn thiện. Sửa đổi văn bản: Sửa đổi các kí tự và các từ: xóa, chèn thêm hoặc thay thế một kí tự hoặc một từ hay nhóm từ nào đó. Sửa đổi cấu trúc chung của văn bản: xóa, đổi chỗ một đoạn văn bản, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh có sẵn. Trình bày văn bản: Hệ soạn thảo văn bản cung cấp cho chúng ta các chức năng để trình bày văn bản: Khả năng định dạng kí tự: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân...), màu sắc... Khả năng định dạng đoạn văn: vị trí lề trái, phải của đoạn văn, canh thẳng (trái, phải, giữa, đều hai bên) so với lề của đoạn, khoảng cách đến đoạn văn trên, dưới... Khả năng định dạng trang: kích thước trang giấy, chiều nằm ngang hay thẳng đứng... Một số chức năng khác: Tìm kiếm và thay thế Lập các bảng biểu và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong các bảng. Vẽ hình trong văn bản. Chèn kí hiệu đặc biệt và hình ảnh vào văn bản. .... Các hệ soạn thảo văn bản mang lại những gì? Dùng máy tính có thể sửa chữa sai sót ngay trong khi hoặc sau khi gõ. Văn bản được trình bày đẹp, làm nổi bật những điều cần nhấn mạnh. Ngoài việc in ra giấy, văn bản sau khi gõ còn có thể lưu trữ lâu dài và được dùng lại nhiều lần với nhiều mục đích khác nhau. Việc sử dụng các hệ soạn thảo văn bản cũng rèn luyện một cách thức làm việc mới, hợp lí và qui củ hơn. Một số qui ước trong việc gõ văn bản: Các dấu . , ) } ] ” được gõ ngay sau từ bên trái chúng, không có dấu cách ở giữa. Đi liền sau các dấu này là một dấu cách, rồi mới đến từ tiếp theo. Các dấu ( [ { và “ được phân cách bởi dấu cách với từ bên trái nó nhưng lại đi liền với từ tiếp theo bên phải. Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản: Các công đoạn xử lí chữ Việt trên máy tính: Một số công đoạn chính có liên quan tới thao tác xử lí của người và máy tính: Con người đưa thông tin chữ Việt vào máy tính. Máy tính lưu trữ và xử lí chữ Việt bên trong phục vụ thuận tiện cho việc trao đổi, truyền những thông tin này cho máy tính khác qua mạng máy tính. Máy tính đưa thông tin đã lưu ra cho người sử dụng. Gõ chữ Việt: Khi ta gõ chữ Việt trên bàn phím, máy tính tự động đặt tương ứng các tín hiệu do phím bấm tạo nên và các giá trị mã số ứng với kí tự đó. Môi trường tiếng Việt đảm bảo cho máy tính diễn giải đúng cáhc gõ trên bàn phím và tạo ra các mã chữ Việt. Các cách gõ chữ Việt: Gõ theo kiểu TELEX. Gõ theo kiểu VNI. (Xem SGK trang 66) Bộ mã cho chữ Việt: Trước đây chúng ta sử dụng bộ kí tự mã hóa 8 bit dựa theo bộ mã ASCII của Mĩ, vốn không đủ chỗ mã hóa cho chữ Việt và đã gây ra sự không thống nhất. Ngày nay cùng với toàn thế giới, chúng ta chuyển sang dùng bộ mã UNICODE và thống nhất mọi việc xử lí chữ Việt. Bên cạnh bộ mã UNICODE, ở Việt Nam vẫn còn 2 bộ mã thông dụng, đó là TCVN3 (ABC) và VNI. Bộ phông chữ Việt: Để hiển thị và in ra chữ Việt, chúng ta cần các bộ chữ Việt tương ứng với từng bộ mã. Ví dụ: bộ phông cho mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ .Vn như: .Vn Time, .VnArial,... Với bộ mã UNICODE là Times New Roman, Arial, Tahoma... Để dùng được tiếng Việt trong soạn thảo văn bản, chúng ta cần có: chương trình gõ tiếng Việt, bộ mã hỗ trợ tiếng Việt và bộ phông chữ Việt tương ứng. Các phần mềm xử lí chữ Việt: Chương trình kiểm tra chính tả Chương trình nhận dạng chữ Việt ... Bài 15: SOẠN THẢO VĂN BẢN TRÊN MICROSOFT WORD Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh nắm được cách khởi động và kết thúc WORD, biết được ý nghĩa của các đối tượng trên màn hình làm việc của WORD. Kỹ năng: biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản. Trọng tâm: biết sử dụng Word để soạn thảo một văn bản đơn giản. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan và phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo cụ trực quan (màn hình làm việc của word) Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới: Giới thiệu phần mềm soạn thảo văn bản MICROSOFT WORD. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn các thành phần trong màn hình soạn thảo của WORD; các nút lệnh trên thanh công cụ, trong bảng chọn, một số phím nóng. Hoạt động 4: Giáo viên phân biệt cho học sinh “con trỏ soạn thảo” với “con trỏ màn hình”. Hoạt động 5: Giáo viên đưa ra các lưu ý khi gõ văn bản. Hoạt động 6: Giáo viên đặt câu hỏi: Để hiệu chỉnh (biên tập) một văn bản viết tay em thường phải làm gì? Dự kiến học sinh trả lời: kiểm tra lỗi chính tả, sửa những chỗ sai... Giáo viên giới thiệu các thao tác biên tập văn bản trên máy tính. Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò: học sinh ôn lại các kiến thức đã được học, có thể về tự làm thử một văn bản đơn giản với những gì đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 15: SOẠN THẢO VĂN BẢN TRÊN MICROSOFT WORD Làm quen với Word: Khởi động Word: Click hoặc double click vào biểu tượng Word trên màn hình. Màn hình làm việc của Word: (hình 1, 2) Bảng chọn (Menu) Thanh công cụ Vùng soạn thảo Kết thúc phiên làm việc với Word: File, Save / Save As File, Close (đóng file) File, Exit (đóng cửa sổ Word) Soạn thảo văn bản đơn giản: Mở một file văn bản: File, New (Mở file mới) File, Open (Mở file có sẵn) Nút New, Open trên thanh công cụ Ctrl + N / Ctrl + O Con trỏ soạn thảo và di chuyển con trỏ soạn thảo: Con trỏ soạn thảo chỉ xuất hiện của kí tự gõ vào, muốn chèn kí tự hay bất kì đối tượng vào văn bản, phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí đó. Di chuyển con trỏ: Chuyển chuột sao cho con trỏ chuột có dạng I, đưa con trỏ tới vị trí cần thiết và nhấp chuột. Sử dụng phím mũi tên, Home, End… trên bàn phím. Gõ văn bản: Khi ta gõ văn bản, máy tính sẽ tự động xuống dòng khi tới cuối dòng. Phím Enter được dùng để kết thúc một đoạn văn bản. Lưu ý: lần đầu tiên ta chỉ nên gõ văn bản, chưa cần quan tâm đến việc trình bày vì các công việc đó có thể thực hiện dễ dàng sau này. Các thao tác biên tập văn bản: Đánh dấu văn bản: Đặt con trỏ soạn thảo vào nơi bắt đầu đánh dấu, giữ phím Shift, đặt con trỏ soạn thảo vào nơi kết thúc. Nhấp con trỏ chuột tại nơi bắt đầu cần đánh dấu, giữ và kéo trên phần văn bản cần đánh dấu và thả chuột tại nơi kết thúc. Xóa văn bản: Xóa một vài ký tự: dùng phím Backspace hay Delete. Xóa một đoạn văn bản: đánh dấu văn bản cần xóa, nhấn phím Delete. Sao chép văn bản: Đánh dấu văn bản Edit/ Copy Chọn vị trí cần sao chép Edit/ Paste Di chuyển văn bản: Đánh dấu văn bản Edit/ Cut Chọn vị trí cần di chuyển đến Edit/ Paste Bài 16: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết được khi nào nên tổ chức thông tin dưới dạng bảng, nắm được các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng. Trọng tâm: các thao tác với bảng. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan và phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo cụ trực quan là một bảng thời khóa biểu để làm ví dụ, hướng dẫn học sinh cách tạo và làm việc với bảng. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới Câu hỏi: ở nhà, để tạo ra một bảng ghi thời khóa biểu thì em thường phải làm như thế nào? Dự kiến trả lời của học sinh: kẻ khung, viết nội dung. Giáo viên nhận xét: thời khóa biểu là một hình ảnh của bảng và giới thiệu các cách tạo bảng và thao tác với bảng trên WORD; đưa ví dụ là một bảng thời khóa biểu được tạo bằng WORD. Hoạt động 3: Giáo viên đặt câu hỏi muốn tạo thành một hàng ngang “Thời khóa biểu” và định dạng như trong ví dụ thì phải làm như thế nào? Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: học sinh ôn lại các kiến thức đã được học, về tự làm thử một bảng thời khóa biểu của riêng mình. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 16: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG Tạo bảng: Các cách tạo bảng: Cách 1: Nhấp chuột ở nút (Insert Table) trên thanh công cụ. Kéo chuột xuống dưới và sang phải để chọn số hàng và cột rồi nhấp chuột. Cách 2: Table/Insert Table, nhập số cột và số hàng cần tạo trong hộp thoại Insert Table Chọn bảng: Để xử lí các thành phần trong bảng, ta phải đánh dấu (chọn) chúng. Để đánh dấu ô, hàng hoặc cột có những cách sau: Table/Select, chọn tiếp Table (Column,Row, Cell). Nhấp chuột trái tại cạnh trái của ô cần chọn. Nhấp chuột bên trái một hàng để đánh dấu cả hàng đó. Nhấp chuột ở đường biên trên của ô trên cùng một cột để đánh dấu ô. Thay đổi kích thước cột (hàng): Table/ Cell Height and Width. Trỏ chuột vào đường biên của cột (hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ có dạng hai vạch đứng (ngang) song song với hai mũi tên và kéo đường biên về phía cần mở rộng hoặc thu hẹp. Hiệu chỉnh bảng: Chèn, xóa ô (hàng, cột): Đánh dấu ô (hàng, cột) cần thay đổi. Table => Insert Cells (Row, Columns) Table => Delete Cells (Row, Column) Tách một ô thành nhiều ô: Table/Split Cells, nhập số hàng (cột) cần chia. Trộn các ô liên tiếp thành một ô: Chọn các ô cần trộn Table/Merge Cells Định dạng văn bản trong ô: Văn bản trong ô được định dạng như bình thường. Để canh chỉnh văn bản trong ô so với các đường biên ta sử dụng nút lệnh Cell Alignment trên thanh công cụ Table and Border. Tính toán trong bảng: Địa chỉ các ô trong bảng: Các cột được ngầm định đánh số từ trái sang phải là A, B, C... Các hàng được ngầm định đánh số từ trên xuống dưới là 1, 2, 3,... Địa chỉ của ô: A1, B3,... Các bước thực hiện tính toán: Đưa con trỏ soạn thảo tới ô chứa kết quả. Chỉ ra công thức tính toán như: SUM (tổng), AVERAGE (trung bình)... trong Table/Formula. Công thức phải có dấu “=” ở phía trước. Liệt kê các địa chỉ tham gia tính toán. VD: = SUM (A1, A2, B1) Nếu các ô nằm cùng hàng ta có thể dùng = SUM (LEFT), cùng cột = SUM (ABOVE) THỜI KHÓA BIỂU Ngày Môn Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật 7h30 – 9h30 9h30 – 11h30 11h30 –13h30 NGHỈ 13h30 – 15h30 15h30 – 17h30 Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 17: MẠNG MÁY TÍNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết được các tiện ích nhờ nối mạng máy tính, các mô hình kết nối máy tính, khái niệm mạng máy tính, các kiểu cấu trúc của mạng máy tính, phân loại các mạng máy tính. Trọng tâm: sự cần thiệt của mạng máy tính. Phương pháp: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị: Giáo viên: một số hình ảnh về mô hình và cấu trúc mạng. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Giáo viên đưa ra câu hỏi: để chia sẻ tập tin với nhau, các em thường làm gì? Dự kiến học sinh trả lời: chép bằng đĩa mềm. Giáo viên nhận xét: nếu khối lượng thông tin lớn thì việc chép như vậy sẽ mất nhiều thời gian và công sức và giới thiệu mạng máy tính. Hoạt động 3: Giáo viên giới thiệu hình ảnh các cấu trúc mạng: Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: học sinh ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài mới. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 17: MẠNG MÁY TÍNH Kết nối các máy tính: Là việc tổ chức truyền thông giữa các máy tính. Lợi ích của việc kết nối máy tính: Sử dụng chung trên nhiều máy các thiết bị, các phần mềm hoặc các tài nguyên đắt tiền như: bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn... Truyền tải được một khối lượng thông tin lớn từ máy này sang máy kia trong thời gian ngắn mà việc truyền tải thông qua đĩa mềm hoặc đĩa CD không đáp ứng được. Khái niệm mạng máy tính: Khái niệm: Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một mạng máy tính gồm 3 thành phần: Mạng truyền tin (bao gồm các kênh truyền tin và các phương tiện truyền thông) Các máy tính được kết nối với nhau. Hệ điều hành mạng. Cấu trúc tôpô: Là kiểu bố trí vật lí các máy tính trên mạng. Một số cấu trúc tôpô: Mạng đường thẳng: hình 1 Mạng vòng: hình 2 Mạng hình sao: hình 3 Phân loại các mạng máy tính: Mạng cục bộ: (LAN – Local Area Network): là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau. Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network): là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn.Mạng WAN thường liên kết các mạng LAN. Truyền thông trong mạng: Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc cụ thể phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị truyền dữ liệu. Có các giao thức đối với tốc độ truyền, khuôn dạng dữ liệu, kiểm soát lỗi,… Một số mô hình truyền thông thường gặp trong mạng máy tính Mô hình khách – chủ (Client-Server): Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bổ các tài nguyên với mục đích sử dụng chung. Máy khách là máy sử dụng các tài nguyên do máy chủ cung cấp. Mô hình ngang hàng (Peer to Peer): Tất cả các máy tính đều bình đẳng với nhau. Bài 18: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm mạng INTERNET, các tiện ích của INTERNET, cách kết nối mạng INTERNET, giao thức truyền tin trên mạng INTERNET. Phương pháp: Dùng sách giáo khoa kết hợp với giáo cụ trực quan. Chuẩn bị: Học sinh: học bài cũ, xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Hoạt động 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi: ở nhà các em có kết nối INTERNET không? Nếu có thì em thấy là dùng cách gì để kết nối? Dự kiến trả lời của học sinh: có, dùng đường dây điện thoại. Giáo viên nhận xét: đó chỉ là một trong những cách kết nối INTERNET và giới thiệu những cách kết nối INTERNET. Hoạt động 4: Giáo viên giới thiệu cách truyền tin trên mạng. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: học sinh ôn lại kiến thức đã được học và xem trước bài mới. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 17: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET Khái niệm mạng Internet: Internet là mạng máy tính toàn cầu với rất nhiều máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới. Công dụng của nó là đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập thường trực đến nhiều nguồn thông tin. Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như là vô tận, các chỉ dẫn bổ ích, giúp học tập, vui chơi giải trí, tạo khả năng tiếp xúc với những nhân vật nổi tiếng, dịch vụ mua bán, truyền tập tin, thư điện tử và nhiều khả năng khác nữa. Internet đảm bảo một phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con người. Kết nối Internet: Sử dụng mô đem qua điện thoại: Cách kết nối: Máy tính cần được cài đặt mô đem và kết nối qua đường dây điện thoại. Hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP –Internet Service Provider). VD: VNN, FPT, …VNN: vnn1260, vnn1260-P, vnn1269... Sử dụng đường truyền riêng: Cách kết nối: Người dùng thuê một đường truyền riêng. Một máy tính – gọi là máy ủy quyền (proxy) - trong mạng LAN được dùng để kết nối với ISP. Mọi yêu cầu truy cập Internet của các máy trong mạng LAN đều được thông qua máy ủy quyền. Truyền tin theo giao thức TCP/IP: Bộ giao thức TCP/IP: Bộ giao thức TCP/IP hiện nay được sử dụng rộng rãi để liên kết các máy tính và mạng máy tính. Giao thức TCP/IP gồm nhiều giao thức, trong đó có 2 giao thức chính: giao thức TCP và giao thức IP. Giao thức TCP (Transmission Control Protocol): Là giao thức điều khiển việc truyền nhận tin. Giao thức IP (Internet Protocol): Là giao thức tương tác trong mạng. Cách thức truyền tin: Giao thức TCP chia thông tin thành các gói nhỏ và đánh số các gói tin. Giao thức IP truyền gói tin đến máy nhận. Giao thức TCP kiểm tra và sắp xếp các gói tin lại thành thông tin ban đầu. Bài 19: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh có nắm được khái niệm mạng toàn cầu WWW, khái niệm siêu văn bản, các trang WEB, trình duyệt WEB, thư điện tử. Phương pháp: Dùng giáo cụ trực quan kết hợp phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: một số hình ảnh về trang WEB Học sinh: xem bài cũ, chuẩn bị bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới. Giới thiệu cách tổ chức và tìm kiếm thông tin trên INTERNET, các khái niệm siêu văn bản, WWW,WEBsite, trình duyệt WEB. Hoạt động 3: - Đặt câu hỏi: các em đã có địa chỉ mail chưa? Nếu rồi em biết mail là gì? Sau đó giới thiệu khái niệm thư điện tử và một số nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử. Hoạt động 5: Học sinh ôn tập, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 19: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET Tổ chức và tìm kiếm thông tin: Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản. Siêu văn bản là tổng thể trong đó tích hợp: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và một số liên kết với các siêu văn bản khác. Để tìm kiếm các siêu văn bản nói riêng, các tài nguyên Internet nói chung, người ta sử dụng hệ thống WWW. Hệ thống này được xây dựng trên giao thức truyền tin đặc biệt: giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP và được cấu thành từ các trang WEB. Trang WEB đặt trên một máy chủ tạo thành WEBsite. Mỗi WEBsite có thể có nhiều trang, trang đầu tiên gọi là trang chủ (homepage). Trình duyệt WEB là chương trình giúp người sử dụng thực hiện đối thoại với WWW: duyệt các trang WWW, tương tác với các máy chủ trong WWW và các tài nguyên khác của Internet. Các trình duyệt WEB thông dụng: Internet Explorer, Netscape Navigator. Thư điện tử: Thư điện tử là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử. Sử dụng dịch vụ này ngoài nội dung thư có thể truyền kèm các tập tin âm thanh, hình ảnh... Khi sử dụng hộp thư điện tử, mỗi thuê bao có một địa chỉ riêng: @ VD: minhanh@yahoo.com Thông tin truyền đến theo E-mail sẽ được cất giữ ở máy chủ và thuê bao có thể mở thư của mình để xem nhờ chương trình chuyên dụng. Một số nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử: www.vnn.vn, www.fpt.vn, www.yahoo.com, www.hotmail.com... MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoko.vnXaydunggiaoanTinhoclop1.doc
Tài liệu liên quan