Tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình mô phỏng phân luồng tầu ra vào cảng: Giáo viên hướng dẫn : Th.S Bùi Danh Tuyên Giáo viên phản biện : Th.S Đặng Quang Thanh Sinh Viên : Trần Huy Hoàng Trường Đhhh Khoa CNTT ===&&=== Đề tài : Xây dựng chương trình mô phỏng phân luồng tầu ra vào cảng. Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của chương trình 1. Yêu cầu của đề tài: - Tìm hiểu về nghiệp vụ của việc phân luồng tầu. - Tìm hiểu các kỹ năng làm một bài toán mô phỏng - Bằng ngôn ngữ lập trình VB mô phỏng lại quá trình phân luồng tầu ra vào cảng. Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của chương trình 2. ý nghĩa của chương trình : Giúp các điều độ viên quản lý được các tầu đang chạy trong luồng(vận tốc, tuyến luồng, số hiệu, tình trạng tầu,...) Tìm hiểu nghiệp vụ phân luồng tầu trong hàng hải. Các yếu tố hình thành lên một tuyến luồng trong hệ thống luồng cảng. Các thủ tục phân loại và sắp xếp tầu ra vào cảng một cách hợp lý. Hệ thống phao tiêu biển báo (khúc quanh, độ nông sâu của luồng, chú ý,...). Cách điều động các tầu hoa tiêu dẫn đường cho các tầu ra vào cảng một cách an t...
19 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình mô phỏng phân luồng tầu ra vào cảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Bùi Danh Tuyên Giáo viên phản biện : Th.S Đặng Quang Thanh Sinh Viên : Trần Huy Hoàng Trường Đhhh Khoa CNTT ===&&=== Đề tài : Xây dựng chương trình mô phỏng phân luồng tầu ra vào cảng. Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của chương trình 1. Yêu cầu của đề tài: - Tìm hiểu về nghiệp vụ của việc phân luồng tầu. - Tìm hiểu các kỹ năng làm một bài toán mô phỏng - Bằng ngôn ngữ lập trình VB mô phỏng lại quá trình phân luồng tầu ra vào cảng. Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của chương trình 2. ý nghĩa của chương trình : Giúp các điều độ viên quản lý được các tầu đang chạy trong luồng(vận tốc, tuyến luồng, số hiệu, tình trạng tầu,...) Tìm hiểu nghiệp vụ phân luồng tầu trong hàng hải. Các yếu tố hình thành lên một tuyến luồng trong hệ thống luồng cảng. Các thủ tục phân loại và sắp xếp tầu ra vào cảng một cách hợp lý. Hệ thống phao tiêu biển báo (khúc quanh, độ nông sâu của luồng, chú ý,...). Cách điều động các tầu hoa tiêu dẫn đường cho các tầu ra vào cảng một cách an toàn. 1. Các yếu tố hình thành lên một tuyến luồng trong hệ thống luồng cảng. Luồng hàng hải được giới hạn bởi 2 hàng phao 2 bên được đặt thả nổi trên mặt nước. Tuỳ thuộc vào cấu tạo của luồng mà người ta đặt 2 hàng phao giới hạn luồng sao cho hợp lý. Trong một luồng được phân chia ra làm hai phần, phần dành cho các tầu ra và phần dành cho các tầu vào, các tầu dù ra hay vào đều phải chạy bám vào sát mép hàng phao bên phải một khoảng cách gần nhất có thể. Trong luồng được đặt các biển báo, phao tiêu báo hiệu đường đi cho các tầu để tránh đi sai đường ra khỏi phần luồng cho phép. 2.1 Các thủ tục phân loại và sắp xếp tầu ra vào cảng. Các tầu xin phép vào cảng cũng như ra cảng đều phải có đặt lịch xin phép trước bằng bộ đàm hoặc công văn, fax,...Qua đó các điều độ viên sắp xếp thời gian tầu ra vào cảng sao cho hợp lý. Các tầu còn được phân loại tùy theo trọng tải và mớn nước của tầu. Nếu tầu quá tải để vào cảng thì buộc phải dỡ hàng ngoài cầu cảng rồi sau đó mới cho phép nhập cảng. Các tầu vào cảng đều bị buộc áp đặt thời gian lưu bến, có nghĩa là ấn định ngày giờ rời bến, nếu có gì thay đổi phải báo ngay cho phía cảng vụ để kịp thời thay đổi lịch và điều động các tầu khác hợp lý. Việc phân loại và sắp xếp lịch tầu ra vào cảng là quyền chủ động của các điều độ viên. Nếu xét thấy đủ các yếu tố an toàn hàng hải cũng như không ảnh hưởng đến tình hình chung của toàn luồng cảng. 2.2 Sơ đồ tổng quan kế hoạch tầu vào và ra cảng 2.3 Thủ tục tầu vào cảng 2.4 Thủ tục tầu xin ra cảng 3.1 Hệ thống phao tiêu, biển báo (khúc quanh, độ nông sâu của luồng, chú ý,...) Hệ thống biển báo trong luồng giao thông hàng hải cũng có những điểm tương đồng giống hệ thống biển báo giao thông trên bờ. Nó cũng bao gồm hệ thống biển cảnh báo, biển báo nguy hiểm, biển cấm, biển báo hiệu, ... Các tầu chạy trong luồng phải luôn chú ý đến các biển báo để tránh bị mắc cạn hoặc xảy ra các sự cố đáng tiếc ở trong luồng. Trên thực tế, tất cả các tầu ra vào cảng đều có các tầu hoa tiêu dẫn đường nên việc xảy ra các sự cố là rất hiếm gặp. 3.2 Một đoạn luồng lạch huyện trong luồng cảng Hải Phòng. 4. Cách điều động các tầu hoa tiêu dẫn đường cho các tầu ra vào cảng một cách an toàn Các tầu hoa tiêu chịu sự quản lý của một phòng ban riêng. Phòng ban quản lý các tầu hoa tiêu này nhận lệnh trực tiếp từ phía cảng vụ hàng hải để xem xét và phân bổ các tầu hoa tiêu dẫn đường cho các tầu ra vào cảng nhằm đảm bảo an toàn cho các tầu ra vào cảng đó. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu Chương trình Chương trình mô phỏng một phần hoạt động phân luồng tầu ra vào cảng. Chương trình bao gồm : phần tạo bản đồ số hoá, tạo luồng ra vào cho các tầu bằng cách kích toạ độ, tạo các con tầu tượng trưng mang các thông số như vận tốc, tuyến luồng vào ra, tên tầu, số hiệu. Cơ sở dữ liệu trong chương trình là sử dụng access để lưu dữ liệu, bao gồm 2 bảng lưu trữ các thông tin của luồng và các thông tin của tầu. Ngoài các nút phóng to thu nhỏ, di chuyển để hiệu chỉnh bản đồ, chương trình có 2 nút chính là nút tạo luồng và nút thêm tầu. Sau khi đã có các tuyến luồng cùng với các con tầu như ý muốn ta ấn vào nút bắt đầu mô phỏng và các con tầu sẽ chạy trên các tuyến luồng trên. Một số hình ảnh của chương trình Một số hình ảnh của chương trình Một số hình ảnh của chương trình 5. Kết luận Chương trình chỉ mang tính chất demo và do thời gian có hạn nên chương trình còn rất nhiều thiếu xót. Em rất mong được các thầy cô chỉ bảo thêm để chương trình đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa công nghệ thông tin trường đại học hàng hải đã tận tình giúp đỡ em trong suốt những năm học qua và đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp. Em xin đặc biệt cảm ơn thầy Bùi Danh Tuyên và thầy Đặng Quang Thanh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp của em. Em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do an tot nghieps.ppt