Tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An: LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý du lịch nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các chuyến du lịch mạo hiểm. Nước ta với ba phần tư địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các dãy núi đá vôi địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển, nếu biết phát huy chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách ưa mạo hiểm, khám phá.
Mấy năm gần đây, ngành du lịch, văn hóa đã tổ chức một số cuộc khảo sát các tuyến điểm du lịch để đánh giá thực trạng và cơ hội mở tuyến du lịch mới. Tuy nhiên, v...
85 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý du lịch nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các chuyến du lịch mạo hiểm. Nước ta với ba phần tư địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các dãy núi đá vôi địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển, nếu biết phát huy chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách ưa mạo hiểm, khám phá.
Mấy năm gần đây, ngành du lịch, văn hóa đã tổ chức một số cuộc khảo sát các tuyến điểm du lịch để đánh giá thực trạng và cơ hội mở tuyến du lịch mới. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ. Và hiện nay cũng còn rất ít doanh nghiệp lữ hành tham gia tổ chức các tours du lịch mạo hiểm. Mới có một vài công ty du lịch mạnh dạn “tấn công” vào lĩnh vực này với chương trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, chinh phục đỉnh Bạch Mã, đèo Pren,đỉnh Lang Bian, đỉnh Phan Xi Păng, chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... Tuy nhiên, do không có được tiếng nói chung, nên nhìn chung du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều.
Điều cần làm hiện nay để giúp du lịch mạo hiểm có được bước đột phá, đón lấy cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế là các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch sao cho phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác kinh doanh, phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch thể thao mạo hiểm.
Hội An – di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung cũng như cả nước, lượng khách quốc tế đến Hội An ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. Cùng với sự phát triển vượt bậc của thành phố Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, cả về lượng và chất. Uy tín, thương hiệu của Công ty ngày càng được nâng cao với hệ hống cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, nhiều dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, thực tế ở Hội An hiện nay, việc khai thác tour của các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn, rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú là thành một tuyến du lịch. Do đó, có những chương trình vẫn còn nghèo nàn, không hấp dẫn du khách và gây sự nhàm chán cho những ai quay lại. Bên cạnh đó, cùng với số lượng đối thủ cạnh tranh không ngừng gia tăng, sự xâm nhập của nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài đã tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt ở Hội An nói riêng và khu vực Miền Trung nói chung. Xây dựng nên những sản phẩm mới, làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của công ty cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ở Hội An là một trong những vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư. Đó là những lý do mà em thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN”.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tạo ra một sản phẩm mới cho Trung tâm lữ hành Hội An, cụ thể là xây dựng nên những chương trình du lịch mạo hiểm để làm phong phú thêm sản phẩm cho Trung tâm. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm ở Hội An còn làm cho du khách có một cái nhìn mới mẻ về đô thị cổ này, không chỉ là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng mà còn là nơi có thể tham gia những hoạt động mạo hiểm thú vị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch và các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể tổ chức được các hoạt động mạo hiểm.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: nghiên cứu các tuyến, điểm du lịch; khả năng và cách thức xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm.
- Không gian: trên địa bàn thành phố Hội An và các vùng lân cận
Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn ngoài danh mục các bảng biểu; danh mục các sơ đồ, đồ thị; danh mục các từ viết tắt; danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục thì gồm có 3 phần chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận
Nhắc lại một số kiến thức về các bước thiết kế một chương trình du lịch, đưa ra những khái niệm về loại hình du lịch mạo hiểm.
Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An và Trung tâm lữ hành Hội An, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
Phần III: Xây dựng CTDL mạo hiểm cho Trung tâm lữ hành Hội An
Xây dựng một số chương trình du lịch mạo hiểm trong phạm vi xung quanh Hội An và đưa ra mức giá cho các chương trình đó.
Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trong thời gian thực tập tại Trung tâm lữ hành Hội An (thuộc Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An), dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thống Nhất và sự giúp đỡ của các anh chị làm việc tại Trung tâm lữ hành Hội An. Do thời gian thực tập hạn chế và kinh nghiêm thực tế chưa nhiều, luận văn sẽ còn nhiều thiết sót. Vì thế, em mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Khương Thanh Thúy
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các loại hình du lịch.
Khái niệm về loại hình du lịch
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được sắp xếp chung theo một mức giá bán nào đó”.
Phân loại các loại hình du lịch
Dựa vào động cơ chuyến đi
Du lịch văn hoá
Du lịch lịch sử
Du lịch sinh thái
Du lịch vui chơi giải trí
Du lịch thuần tuý về nhu cầu thể chất và tinh thần
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch hành hương tôn giáo
+ Du lịch hoài niệm
Du lịch công vụ
Du lịch mang tính chất xã hội
Dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
Du lịch quốc tế: Bao gồm trong đó những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau. Trong đó, chúng ta phân biệt:
+ Du lịch quốc tế chủ động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với khách du lịch quốc tế đến nước ta.
+ Du lịch quốc tế bị động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với việc đưa khách du lịch nước ta ra nước ngoài.
Du lịch trong nước: Bao gồm những chuyến du lịch mà nơi đến du lịch và nơi cư trú của khách du lịch ở trên cùng một quốc gia.
Dựa vào nơi tham quan du lịch
Du lịch nghỉ biển
Du lịch nghỉ núi
Du lịch nông thôn
Du lịch tham quan thành phố
Dựa vào phương tiện vận chuyển
Du lịch bằng ôtô
Du lịch bằng tàu thuỷ
Du lịch bằng đường hàng không
- Du lịch bằng các phương tiện vận chuyển khác (môtô, xe đạp…)
Dựa vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày
Dựa vào khả năng chi trả của du khách
- Du lịch hạng sang:
- Du lịch quần chúng
Dựa vào cách tổ chức
Theo số lượng
+ Du lịch theo đoàn
+ Du lịch đi lẻ
Theo tính chất tổ chức
+ Du lịch theo giá trọn gói
+ Du lịch theo từng loại dịch vụ tự chọn lựa
Loại hình du lịch mạo hiểm
Loại hình du lịch mạo hiểm là gì?
Khái niệm
- Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch mà với nó ta có thể tham gia vào những hoạt động vô cùng thú vị. Thay vì chỉ đi xem các phong cảnh thiên nhiên, chúng ta thật sự tham gia vào việc khám phá những điều mới lạ và lý thú. Theo cách đó, du lịch mạo hiểmagrong nh làm cho kỳ nghỉ càng trở nên đáng nhớ hơn.
- Có rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm khác nhau, chính vì thế, ai cũng sẽ tìm thấy được loại du lịch mạo hiểm phù hợp với mình. Sự thật là mọi cá nhân đều có cách suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của từ “mạo hiểm”, khái niệm “du lịch mạo hiểm” trở thành một khái niệm rất rộng lớn. Hơn nữa, quan trọng là phải hiểu rằng, không phải là gây nguy hiểm cho chính mình trong chuyến du lịch đó mới gọi là du lịch mạo hiểm. Có thể một số người cho rằng cắm trại ở một nơi kỳ lạ, quái đản là mạo hiểm, nhưng số khác có thể cảm thấy chèo xuồng kayak hoặc vượt thác mới đúng ý nghĩa… Một cách hiểu khác, nếu sự mạo hiểm không phù hợp với bản thân mình thì cũng không cần phải lo lắng. khái niệm mạo hiểm khác nhau đối với mỗi người. Do vậy, chúng ta vẫn có thể thực hiện một hoạt động nào đó mà trước giờ ta chưa từng thực hiện, đó cũng có thể xem như là một loại du lịch mạo hiểm. Chẳng hạn đến thăm Tây Ban Nha hoặc đi châu Phi, thậm chí là đến Pháp…là những việc mà bạn chưa từng thực hiện trước đây. Như vậy, để xác định rõ du lịch mạo hiểm nghĩa là gì đối với bạn, bạn cần xác định được cảm giác của bản thân mình về khía cạnh của từ “mới lạ”, “thú vị” và “táo bạo”.
- Một tour du lịch mạo hiểm có bao gồm các hoạt động như: leo núi (hiking), đi bộ đường dài (trekking), đạp xe (bicycling), chèo xuồng kayak, bơi thuyền (boating), đi thuyền buồm (sailing), lặn biển (scuba diving), leo dốc núi (mountain climbing), nhảy dù (sky diving) và còn nhiều hoạt động khác nữa. Một lần nữa, du lịch mạo hiểm được định nghĩa bởi các cá nhân tham gia vào hoạt động mạo hiểm, mà giới hạn cho sự mạo hiểm lại tuỳ thuộc vào mỗi người nên mức độ liều lĩnh cho chuyến du lịch của mỗi cá nhân cũng tuỳ thuộc vào cá nhân đó. Do đó, sẽ không bao giờ ta bị buộc phải tham gia vào bất kỳ những cái gì mà mình cảm thấy là vượt quá mức an toàn hoặc làm mình khiếp sợ. Thật ra, sự hấp dẫn của một chuyến du lịch mạo hiểm có thể hiểu đơn giản đó là sự hấp dẫn của những cái mới lạ mới vừa trải qua.
- Mọi lứa tuổi khác nhau đều thích du lịch mạo hiểm và nó không chỉ dành riêng cho những người trẻ tuổi. Thực tế là, nó không phải là không phổ biến cho những người đã về hưu tham gia vào du lịch mạo hiểm. Sau một quãng thời gian dài làm việc mệt nhọc, họ muốn có những trải nghiệm mới mẻ hoặc là muốn thay đổi cuộc sống nhàn rỗi hiện tại để làm những việc mà họ chưa bao giờ tưởng tượng sẽ làm trước đó và du lịch mạo hiểm sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ. Du lịch mạo hiểm còn phù hợp cho nhiều gia đình, những cặp yêu nhau hoặc cho bất cứ một người độc thân nào. Thường thường những tour như vậy là sự pha trộn giữa ngắm cảnh và các hoạt động mạo hiểm, một phần của chương trình mọi người sẽ được ngắm cảnh thành phố hoặc đồng quê mà họ dự định đến và phần còn lại được gói gọn trong những hoạt động mạo hiểm – là những hoạt động đã được quy định sẵn trong chương trình.
- Tóm lại, du lịch mạo hiểm giống như một điểm nhấn trong cuộc sống. Bằng việc biến kỳ nghỉ của mình thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú, chúng ta sẽ mang lại cho chính mình và cuộc sống những ký ức tuyệt vời. Thêm vào đó, khi tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, chúng ta sẽ có thêm cơ hội để gặp gỡ những người mới, và có thêm những kiến thức mới về các nền văn hoá. Cuối cùng, sẽ không bao giờ biết trước được những gì sẽ đến trong một chuyến du lịch mạo hiểm và đó là điều làm mọi người cảm thấy hồi hộp và thú vị nhất.
(Dịch từ www.essentialtips.net)
Các loại hình du lịch mạo hiểm
Leo núi (Hiking)
Là một hình thức đi bộ với chủ định chính là khám phá và thưởng thức cảnh vật. Thường thì nó được thực hiện ở các con đường mòn trong vùng nông thôn hay khu vực rừng núi hoang dã.
Nhiều nơi có cảnh đẹp chỉ có thể đi tới đó bằng cách đi bộ, và những người nhiệt tâm xem đây là cách tốt nhất để ngắm cảnh thiên nhiên. Đi bộ là cách du ngoạn tốt hơn so với bằng các loại xe vì cảm nhận của người đi không bị những thứ khác xâm nhập làm phân tâm, thí dụ như cửa kiếng xe, tiếng máy xe, bụi và hành khách đi chung xe. Đi bộ trên những khoảng đường dài hoặc trên những địa hình khó khăn đòi hỏi một số cấp độ hiểu biết và năng lực cơ thể.
Đi bộ (Trekking/backpacking)
Đi bộ đường dài là một sự kết hợp giữa leo núi và cắm trại. Thường người ta đi bộ ở những vùng thưa người, có nhiều cảnh đẹp và ngủ đêm lại đó, hành lý mang theo chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu ăn và ngủ.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, người ta cho tất cả vào một túi xách bao gồm thức ăn, nước và lều. Một chuyến đi như vậy phải có ít nhất một đêm ngủ lại trong rừng. Có những chuyến đi chỉ kéo dài trong vài ngày (1 hoặc 2 đêm ngủ lại) nhưng cũng có những chuyến đi kéo dài trong vài tuần, thậm chí và vài tháng; những chuyến đi như thế tất nhiên sẽ nhận được sự viện trợ về lương thực và thuốc men.
Việc dựng lều trại trong trường hợp này đơn giản hơn rất nhiều so với thông thường. Đối với những người đã có kinh nghiệm thì lều trại thường kèm theo lửa, bản tin nhỏ bằng gỗ với một bản đồ và những lưu ý hay các ký hiệu về thông tin cần thiết. Có một điều nên biết rằng, những vùng đất trống, là những nơi mà không có các bụi rậm hoặc cây tầng thấp nhiều hơn số lều mà mọi người dựng lên. Vì vậy, cắm lều ở những vùng hoàn toàn biệt lập là đều không thể tránh khỏi, và mọi người phải tự chọn cho mình vùng thích hợp nhất để dựng trại
Chèo xuồng kayak (Kayaking)
Kayaking là một hình thức di chuyển trên mặt nước bằng cách chèo xuồng kayak. Chèo xuồng kayak có một vài điểm khác với chèo xuồng thông thường, bởi vì xuồng kayak thì có một cái buồng lái đóng, còn xuồng bình thường thì có một buồng lái mở. Tuy nhiên, cả hai loại đều sử dụng loại mái chèo 2 đầu để hoạt động.
Kayak được phân loại bởi ý định sử dụng chúng. Có 5 sự phân loại chính: vượt thác, vượt sóng, đi thám hiểm, những chuyến đi nhanh và nhẹ nhàng, và đi giải trí thông thường. Từ những hình thức chính đó, người ta phân ra thành nhiều loại nhỏ nữa. Ví dụ, đi câu cá bằng xuồng kayak là một hình thức đơn giản của đi giải trí đơn thuần, và chiếc xuồng sẽ được trang bị thêm những đồ phụ tùng và sửa lại cho phù hợp với việc câu cá.
Đạp xe (Bicycling)
Du lịch bằng xe đạp là một hoạt động du lịch đi theo đoàn, thường là đi để thám hiểm hoặc ngắm cảnh bằng xe đạp. Du lịch bằng xe đạp giống như một cuộc đi du lịch ba lô trên xe đạp vậy.
Khoảng cách của các chuyến đi hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào sự phù hợp của mỗi người, tốc độ đi và số điểm dừng, người lái thường đi được khoảng từ 50 – 150 km/ngày. Một chuyến đi ngắn cỡ vài ngày có thể đi được khoảng 200km còn xa hơn thì có thể đi trong phạm vi một nước hay vòng quanh thế giới.
Những chuyến đi du lịch xa cần phải được chuẩn bị tốt, đặc biệt xe đạp phải có khả năng chở được những hành lý nặng. Mặc dù có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để sử dụng, xong loại xe đạp thích hợp nhất phải là loại chở được vật nặng và làm cho ta cảm thấy thoải mái khi di chuyển trong một thời gian dài.
Lặn biển (Scuba diving)
Lặn biển là một hoạt động bơi lặn diễn ra dưới lòng nước và sử dụng các dụng cụ thở cá nhân chuyên dụng. Bằng cách mang theo một bình khí gas (thường là khí nén), người lặn có thể ở dưới nước một thời gian dài với kỹ thuật duy trì sự hô hấp đơn giản là sử dụng ống thở và sự tự do bơi lặn dưới nước mà không bị gây cản trở vì đã được cung cấp đủ nguồn khí. Người lặn di chuyển dưới nước thường là sử dụng đuôi cá gắn ở bàn chân, đôi khi cũng có sự trợ giúp của bộ truyền động, thường gọi là “scooter”.
(Dịch từ www.wikipedia.org)
Các điều kiện để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm
Yêu cầu đối với du khách
Yêu cầu hàng đầu đối với những du khách muốn thực hiện một chuyến du lịch mạo hiểm, đó là sức khoẻ. Vì du lịch mạo hiểm đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào những hoạt động mang tính nguy hiểm, vì vậy, nếu không có sức khoẻ và tinh thần tốt thì bạn sẽ không thể thực hiện được chuyến du lịch của mình và cũng sẽ không tìm thấy được cảm giác thích thú, vui sướng khi chinh phục được thiên nhiên.
Thứ hai, vì đặc điểm của mạo hiểm là mang tính nguy hiểm, chính vì thế, mỗi người khách phải trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ cần thiết; ngoài những thiết bị mà công ty lữ hành sẽ chuẩn bị cho du khách thì vẫn nên có thêm những thiết bị bảo hộ khác phù hợp với nội dung của hoạt động mạo hiểm mà mình sắp phải tham gia vào. Đó là điều kiện cần để được tham gia vào một tour du lịch mạo hiểm
Cuối cùng, vì một chuyến du lịch mạo hiểm cần chi phí cho rất nhiều lĩnh vực như khảo sát địa hình, thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm cho mỗi du khách,… nên giá cho một tour du lịch mạo hiểm cao hơn nhiều so với một tour du lịch bình thường, nên du khách tham gia vào loại hình này thường là những người có mức sống cao.
Yêu cầu đối với tài nguyên du lịch
Một chuyến du lịch mạo hiểm muốn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì phải nơi đến phải được khảo sát kỹ càng. Tài nguyên du lịch để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm thì rất nhiều, nhưng phải xem xét nó có phù hợp hay không. Nó phải đạt những yêu cầu như: không quá khó để tiếp cận, không quá nguy hiểm khi thực hiện các hoạt động mạo hiểm… Nước ta có rất nhiều khu vực có địa hình thích hợp để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm nhưng chưa được khảo sát và đưa vào chương trình. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của loại hình này thì tài nguyên du lịch trong nước cũng sẽ được khai thác hợp lý.
Yêu cầu đối với công ty tổ chức
Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức tour, vì nó liên quan trực tiếp đến an toàn cho du khách. Điều quan trọng nhất đối với một công ty tổ chức du lịch mạo hiểm là phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và phải luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. Điều này đòi hỏi công ty lữ hành phải được trang bị kỹ càng. Doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương khi tổ chức tour để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Ngoài ra, các công ty cần phải có một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiêp, vừa có sức khoẻ, sự khéo léo, lòng dũng cảm, vừa có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và phải có sự quản lý tốt.
Chương trình du lịch mạo hiểm
Khái niệm CTDL và CTDL mạo hiểm
Chương trình du lịch là gì?
Khái niệm:
- Các chương trình du lịch là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. nội dung của chương trình thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
Đặc điểm
Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch đặc biệt. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
+ Nó là sản phẩm du lịch nên chứa các đặc điểm của sản phẩm du lịch
+ Nó là sản phẩm tổng hợp của tất cả các dịch vụ riêng lẻ
+ Nó là phương án tối ưu hoặc một sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất gữa các giá trị sử dụng để tạo ra chuyến du lịch trọn gói.
+ Thể hiện tính hấp dẫn và khả năng sinh lời.
Nội dung
Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó cũng xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu của du khách có tính chất quyết định. Về cơ bản nó bao gồm:
+ Tên chương trình – mã chương trình
+ Thời điểm tổ chức chương trình
+ Tổng quỹ thời gian của chương trình du lịch (n ngày, n-1 đêm)
+ Chi tiết hoạt động từng ngày
+ Giá của chương trình du lịch
+ Các dịch vụ khác (nếu có)
+ Các điều khoản của chương trình
Chương trình du lịch mạo hiểm.
Có thể nói, chương trình du lịch mạo hiểm là một khái niệm khá mới mẻ, cùng với những đặc điểm chung của một chương trình du lịch như đã nói ở trên, nó còn có những điểm cần chú ý sau:
Có rất nhiều loại chương trình du lịch mạo hiểm để ta có thể tham gia. Dù cho thị hiếu, sở thích của mỗi người là khác nhau, những ai cũng sẽ tìm được cho mình một chương trình du lịch mạo hiểm phù hợp với bản thấn mình.
Trước khi dự định tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, có những việc ta cần phải nhớ như sau. Thứ nhất, tour du lịch mạo hiểm có rất nhiều giá khác nhau tùy thuộc vào địa điểm đến và những tiện nghi và dịch vụ bao gồm trong đó. Do đó, chúng ta phải xem xét thật kỹ, bàn bạc những ý định của mình với một đại lý du lịch có đủ tư cách pháp lý hoặc một trung tâm lữ hành chuyên về loại hình này để tìm ra một chương trình phù hợp. Thứ hai, ta sẽ phải tham gia tour mạo hiểm không chỉ một mình mà là với một nhóm người. Vì vậy, nếu bạn không thích hợp với một đám đông thì du lịch mạo hiểm cũng không phải dành cho bạn.
Nếu bạn không thích đi với một đám đông xa lạ thì bạn vẫn có thể mang theo bạn bè hoặc người thân bên cạnh mình. Về mặt này, du lịch mạo hiểm hoàn toàn không thích hợp để đi một mình, trong trường hợp có sự việc khẩn cấp xảy ra thì có người bên cạnh vẫn luôn là tốt nhất. Thực tế, một tour du lịch mạo hiểm luôn tồn tại những nguy hiểm đặc biệt, trong trường hợp một tai nạn xảy ra, bạn sẽ cần một ai đó gần bên để có thể giúp đỡ bạn khi bạn cần đến.
(Dịch từ www.essentialtips.net)
Ý nghĩa và yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm
Ý nghĩa
Một chương trình du lịch, đặc biệt là chương trình du lịch mạo hiểm được thiết kế một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp sẽ là cơ sở mang lại sự hài lòng và an tâm cho du khách và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Yêu cầu
Yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm.
- Phù hợp với đối tượng khách: là những người có sức khoẻ tốt, muốn tìm những cảm giác hồi hộp, mới lạ thông qua các hoạt động có tính chất nguy hiểm, thách thức
- Khai thác tối đa tài nguyên du lịch của vùng: một chương trình du lịch hấp dẫn phải khám phá được hầu hết các tài nguyên của khu vực đó. Việc kết hợp tốt các tài nguyên du lịch trong vùng sẽ cho du khách cái nhìn tổng quát hơn về khu vực đó.
- Khai thác tốt nhất hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng.
Yêu cầu bảo đảm tính hấp dẫn của một CTDL mạo hiểm.
- Một chương trình du lịch mạo hiểm không nên có quá nhiều các hoạt động mạo hiểm, phải có một sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động
- Không phải lâm vào những tình thế nguy hiểm mới được gọi là du lịch mạo hiểm, trên hết, du lịch mạo hiểm phải bảo đảm được sự an toàn tối đa cho du khách.
- Trong chương trình du lịch lưu ý bố trí những buổi nhẹ nhàng đan xen những buổi vất vả. Thỉnh thoảng có những giờ tự do cho du khách.
Quy trình thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm
Công tác chuẩn bị
Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Mục đích đi du lịch của du khách
Mỗi người đi du lịch vì những thúc bách nhất định. Điều này ảnh hưởng đến việc họ sẽ lựa chọ điểm đến này hay điểm đến khác, chương trình du lịch này hay chương trình du lịch khác. Bên cạnh động cơ chính, mỗi người đều có những động cơ phụ, bổ sung
- Đối với loại hình du lịch mạo hiểm, động cơ của đa số du khách là muốn tìm một cảm giác mới lạ, thích thú thông qua các hoạt động mạo hiểm. Họ muốn được chinh phục thiên nhiên, hoặc là thay đổi cuộc sống đơn tẻ hàng ngày của họ…Nắm bắt được mục đích du lịch của du khách tiềm năng là cơ sở quan trọng trong định hướng xây dựng chương trình du lich.
Nghiên cứu khả năng thanh toán của du khách
- Là cơ sở để chúng ta xác định điều kiện tiện nghi về phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống của khách.
- Trước hết cần nghiên cứu về thu nhập của du khách ở các thị trường du lịch tiềm năng và quan trọng nhất là chi tiêu cho du lịch trong tổng thu nhập đó, tuỳ theo từng dân tộc, cư dân của các quốc gia khác nhau mà khả năng dành cho chi tiêu du lịch cũng khác nhau. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay, du khách ngày càng dành cho chi tiêu du lịch nhiều hơn. Do đó các tổ chức lữ hành cũng cần phải xem xét cơ cấu chi tiêu của du khách, điều này rất quan trọng cho việc xây dựng mức giá của chương trình du lich và xây dựng cơ cấu dịch vụ cung ứng sao cho đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng của du khách.
- Loại hình du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch đặc biệt chính vì thế giá của một chương trình du lich thường rất cao. Yêu cầu chung cho du khách muốn tham gia loại hình này phải là những người có thu nhập cao.
Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho du lịch của du khách
- Trước hết cần phải nghiên cứu quỹ thời gian rỗi của du khách ở thị trường tiềm năng, đó là khoảng thời gian trong năm du khách không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ dành nó vào việc thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc.
- Việc nắm bắt được chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc hoạch định độ dài thời gian cho một chương trình du lich, từ đó có kế hoạch sắp xếp các tuyến điểm tham quan, nghỉ ngơi phù hợp.
Nghiên cứu không gian du lịch muốn khám phá
- Là cơ sở để xác định vùng du lịch mà chương trình muốn giới thiệu. Tuỳ theo nội dung của mỗi chương trình du lich mà không gian du lịch có thể thay đổi
- Đối với chương trình du lich mạo hiểm, không gian du lịch ở đây có thể là khu vực núi non trùng điệp, có khi là một thác nước hũng vĩ, lại có lúc chuyển sang một khu rừng nào đó….
Nghiên cứu khả năng về sức khỏe của du khách
- Sức khoẻ của mỗi du khách trong chương trình du lich mạo hiểm là cơ sở để xác định mức độ căng thẳng của chương trình du lịch, theo đó là xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyến đi mỗi ngày
- Nguyên tắc là việc phân tích phải căn cứ trên người có điều kiện sức khỏe thấp nhất.
- Du lịch mạo hiểm không những đòi hỏi sức khoẻ tốt mà còn phải có lòng dũng cảm, sự dẻo dai. Để trang bị tốt nhất cho mỗi du khách, các công ty lữ hành còn tổ chức các buổi tập huấn đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn cho du khách.
Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ
- Nghiên cứu thói quen tiêu dùng và yêu cầu chất lượng đối với các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán tiêu dùng của du khách
- Việc nghiên cứu này làm cơ sở để kết hợp các thành phần yếu tố dịch vụ theo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của du khách về cấp hạng, chủng loại, tính chất… của các dịch vụ
Nghiên cứu thời điểm nghỉ ngơi và có nhu cầu du lịch của du khách
- Nghiên cứu nội dung này cho phép doanh nghiệp lữ hành nắm bắt mùa vụ du lịch của một thị trường du lịch. Từ đó, công ty lữ hành sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch và xúc tiến các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho việc tiêu thụ sản phẩm tổ chức thực hiện chương trình du lịch.
Nghiên cứu nguồn cung
Nghiên cứu tài nguyên du lịch
- Kiểm kê tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên nhân tạo
- Lựa chọn tài nguyên du lịch
Để lựa chọn tài nguyên du lịch đưa vào chương trình du lich mạo hiểm, người ta thường căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Giá trị của tài nguyên du lịch (uy tín và sự nổi tiếng).
+ Sự phù hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích của CTDL
+ Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự, độ an toàn và môi trường tự nhiên, xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch.
Nghiên cứu điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách
Điều kiện đón tiếp khách ở đây được hiểu là hệ thống các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tại tất cả các tuyến điểm trên tuyến hành trình. Đó là mạng lưới du lịch với hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch như: cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống, các phương tiện vận chuyển
- Cơ sở hạ tầng xã hội cho dịch vụ du lịch
+ Mạng lưới giao thông
Hệ thống giao thông bao gồm các công trình đầu mối (phi trường, bến cảng, nhà ga, bến xe…) và mạng lưới đường sá kể cả đường bộ, đường sắt và hệ thống sông ngòi.
+ Các cơ sở hạ tầng khác (hệ thống điện, nước, y tế…)
è Để một chương trình du lich mạo hiểm được thành công, điều kiện giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết. Doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức các chuyến mạo hiểm bằng nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với khoảng cách và khả năng tiếp cận điểm du lịch, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho chương trình.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch
+ Các cơ sở lưu trú
+ Các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống
Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, vấn đề phân tích mạng lưới phân bố của chúng rất quan trọng trong quá trình kiểm kê và đánh giá cơ sở vật chất.
+ Các phương tiện chuyên chở
Bao gồm tất cả các phương tiện đưa khách từ nhà đến điểm du lich, giữa các điểm du lịch và đi lại bên trong điểm du lịch. Bao gồm máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ôtô vận chuyển và cho thuê đến môtô, xích lô.
è Cùng với sự phát triển về kinh tế, du khách ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng và điều kiện phục vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, đáp ứng nhu cầu, tâm lý và khả năng thanh toán của họ. Do đó, sự chuẩn bị trước về điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách càng trở nên quan trọng, yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành phải có sự chuẩn bị tốt ở khâu này.
Thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm
Lập bảng phác thảo cung đường.
- Tập hợp các điểm thu hút chính thể hiện trên bản đồ: Điểm thu hút chính là những điểm thu hút phù hợp với chủ đề chính, các điểm thu hút phụ và bổ sung có sức hấp dẫn cao
- Phác thảo cung đường:
+ Trên bản đồ, tìm những cung đường đi qua những điểm thu hút chính.
+ Luôn coi cung đường là một bộ phận quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của chương trình du lịch
+ Hết sức cố gắng tránh việc đi và về trên cùng một cung đường.
Lập bảng kỹ thuật.
- Bảng kỹ thuật là sự phát triển của bảng phác thảo
- Phân bố tuyến hành trình một cách chi tiết theo từng ngày
Một số điểm cần lưu ý
Chương trình du lịch phải có sự cân đối và hợp lý khi thực hiện: các hoạt động không nên quá nhiều gây mệt mỏi cho du khách, cần có sự nghỉ ngơi thích hợp.
Đa dạng hoá các loại hoạt động, không nên thực hiện nhiều hoạt động có cùng bản chất trong một ngày, cần có những hoạt động chính làm điểm nhấn có giá trị hấp dẫn du khách.
Lưu ý đến các hoạt động giải trí cho du khách về ban đêm, tránh sự đơn điệu, gây cảm giác nhàm chán cho du khách.
Chú trọng đến hoạt động đón tiếp khách đầu tiên (long trọng, lịch sự, vui vẻ) và các hoạt động đưa tiễn cuối cùng (họp mặt, chia tay, tặng quà, ghi sổ lưu niệm…)
Dành cho du khách một khoảng thời gian tự do trong hành trình để thực hiên các hoạt động cá nhân.
Phải có sự cân đối, hài hoà, khả năng về thời hạn, tài chính của du khách với nội dung, chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo mục tiêu của hãng lữ hành và đáp ứng nhu cầu của khách.
Khi lựa chọn tuyến đường đến điểm tham quan ngoài khả năng giao thông cần lựa chọn tuyến đường có nhiều cảnh đẹp để có thể chọn điểm dừng cho khách tham quan xen kẽ. Bên cạnh đó, việc ngắm cảnh đẹp trên đường đi trước khi đến điểm tham quan cũng mang lại cho du khách cảm giác thú vị trước khi bước vào một chuyến du lịch đầy mạo hiểm.
Định giá cho chương trình
- Dựa vào các phương pháp định giá và đánh giá mức độ hấp dẫn của chương trình để đưa ra một mức giá thích hợp
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày thành lập : Ngày 09 tháng 04 năm 1990
Giấy phép thành lập số : 189/QĐUB
Địa chỉ : 10/Trần Hưng Đạo - Thị xã Hội An - Quảng Nam
Điện thoại : (84.0510) 910911 - 910885
Fax : (84.0510) 911099
E-mail : marketing-ha@dng.vnn.vn / qlclha@vnn.vn
Website : www.hoiantourist.com
: www.hoiantravel.com
Hệ thống chi nhánh của công ty gồm có:
+ Khách sạn Hội An (««««)
+ Khu du lịch biển Hội An (««««)
+ Trung tâm lữ hành Hội An
+ Nhà hàng Hội An
« Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hoá – nơi có hai Di sản văn hoá Thế giới Hội An và Mỹ Sơn - lại ở khu vực trung tâm của đô thị cổ, Công ty Du lịch – Dịch vụ Hội An có cơ hội khai thác tốt lợi thế và tiềm năng của một vùng du lịch năng động.
Được thành lập từ tháng 4/1990, nhưng chính thức hoạt động từ ngày 15/08/1991, trên cơ sở bổ sung chức năng kinh doanh từ Công ty ăn uống dịch vụ Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An nay là một doanh nghiệp cổ phần thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức các tour lữ hành trong nước, quốc tế và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Khi mới thành lập (15/08/1991), công ty đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, cơ sở vật chất ban đầu hầu như không có gì. Cùng với sự trợ giúp từ nguồn vốn vay ngân hàng, công ty đã đầu tư, nâng cấp thành khách sạn mini với 8 buồng phòng. Đây là khách sạn đầu tiên trên địa bàn Hội An lúc bấy giờ.
Từ năm 1996 đến năm 2001, đặc biệt là từ năm 1999, khi quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận “Di sản văn hóa thế giới”, công ty đã tận dụng tối đa cơ hội này, vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, cải tiến chất lượng dịch vụ, kết quả là công ty đã có 118 buồng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, nhà hàng 2 tầng với quy mô 200 chỗ ngồi, một hội trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, bể bơi, sân tenis, vũ trường, đội xe du lịch… Năm 2000, công ty tiếp tuc đầu tư vào dự án: “Hội An Beach resort” với 102 phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao, đa dịch vụ với số vốn hơn 35 tỷ đồng.
Đến nay, bên cạnh việc đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất, Công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển và hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung, trong đó đặc biệt là sự ra đời của Trung tâm lữ hành quốc tế và các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí trên biển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Sau hơn 15 năm đổi mới và phát triển, Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tổng giá trị tài sản hơn 100 tỷ đồng, gồm 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao với 270 buồng phòng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ đa dạng, đạt chất lượng cao như các thiết bị phuc vụ trò chơi trên biển, lặn biển, tham quan làng nghề… Công tác quảng bá tiếp thị được tiến hành có hiệu quả thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện khác nhau cả trong và ngoài nước. Cùng với việc xây dựng 40 tour – tuyến nội địa, Công ty đã xúc tiến quan hệ đối tác với trên 200 hãng lữ hành thông qua 12 trang website. Uy tín, thương hiệu ngày càng được khẳng định và phát triển vững mạnh khi công ty chính thức trở thành thành viên của các Hiệp hội chuyên ngành trên thế giới như: Hiệp hội lữ hành Bắc Mỹ (ASTA), Hiệp hội lữ hành Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội lữ hành Nhật Bản (JATA).
Công ty được cổ phần hóa vào tháng 10 năm 2006, đánh dấu một bước phát triển mới của công ty, một hướng đi hoàn toàn hợp lý khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa dang ngày càng sâu rộng, sự thay đổi để thích ứng là cần thiết không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai.
Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, trong đó nổi bật là:
Được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III (1999), Huân chương lao động hạng II (2004)
Nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ luân lưu xuất sắc
Tổng cục Du lịch tặng cờ luân lưu xuất sắc trong 10 năm đổi mới
Bộ Công an tặng cờ luân lưu xuất sắc trong phong trào QCBVATTQ (Quần chúng bảo vệ an toàn tổ quốc)
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
5 năm liền (2000 – 2004) Khách sạn Hội An được Tổng cục Du lịch Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam
Chức năng kinh doanh, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Chức năng kinh doanh
Hiện nay, chức năng kinh doanh của Công ty bao gồm:
Kinh doanh khách sạn
Kinh doanh nhà hàng
Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển
Kinh doanh các dịch vụ thư giãn, vui chơi giải trí lành mạnh khác.
Tuy nhiên, chức năng kinh doanh chính của Công ty vẫn là kinh doanh khách sạn và lữ hành. Trong thời gian đến, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như cơ cấu doanh thu của Công ty.
Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
Kinh doanh đúng mục đích ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp.
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của các nhà đầu tư.
Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ do Nhà nước quy định.
Đảm bảo phân chia lợi tức công bằng cho các nhà đầu tư dựa trên hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công ty.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa cho người lao động.
Thực hiện các công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự - chính trị, phòng cháy chữa cháy, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu kế hoạch của nhà nước, kế hoạch của ngành, địa phương và nhu cầu của thị trường, công ty xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng thời kỳ, đảm bảo mục đích và hiệu quả kinh doanh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
- BGĐ: Ban giám đốc
- Phòng TC – KH: Phòng Tài chính – Kế hoạch
- PTDA – ĐTTC: Phát triển dự án – Đầu tư tài chính
- KDL: Khu du lịch
- T.trường cơ sở: Thị trường cơ sở
- Kh. cung ứng: Kế hoạch cung ứng
- XDCB: Xây dựng cơ bản
- Q.cáo tiếp thị: Quảng cáo tiếp thị
- LĐ – TL – ĐT: Lao động – Tiền lương – Đào tạo
- Qlý chất lượng: Quản lý chất lượng
- VT – TK – KT: Văn thư – Thủ kho – Kế toán
Qua sơ đồ trên, có thể nhận thấy tuy quy mô bộ máy tổ chức của công ty khá lớn, nhưng quyền hạn và nhiệm vụ đối với mỗi phòng ban vẫn được phân chia rất rõ ràng. Tất cả moi hoạt động của Công ty đều dựa trên cơ sở các mối quan hệ trực tuyến – chức năng, trong đó chế độ quản lý một thủ trưởng đặt dưới sự kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban giám sát sẽ tránh sự chồng chéo trong thực hiện công việc, rút ngắn thời gian và chi phí không cần thiết. Đứng đầu và quản lý trực tiếp các phòng ban chức năng là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, điều này giúp làm giảm áp lực cho tổng giám đốc cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý các bộ phận. Các phòng ban chức năng có quan hệ mật thiết với nhau sẽ thuận tiện hơn trong việc hỗ trợ và trao đổi thông tin lẫn nhau. Tuy nhiên, với bộ máy tổ chức tương đối lớn như vậy thì việc truyền thông tin giữa các bộ phận sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là Hội An Beach resort do nằm khá xa so với trụ sở chính của công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban
Hội đồng quản trị
Quản trị công ty theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty, quy chế tài chính và các quy định nội bộ khác
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những sai phạm trong quản lý – vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương cho Tổng giám đốc. Điều hành, quản lý Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc.
Giám sát Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý, xem xét những cá nhân và tập thể sai phạm gây thiệt hại cho công ty và có biện pháp khắc phục
Ban kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Yêu cầu công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra.
Thẩm định báo cáo tài chính trước khi trình Hội đồng quản trị. Kiểm tra các vấn đề cụ thể có liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết
Thảo luận những vấn đề khó khăn và những tồn tại yếu kếm. Kiểm tra các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như các vẫn đề mà bộ phận kế toán muốn bàn bạc.
Tổng giám đốc
² Đại diện theo pháp luật của công ty, quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần có quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao dộng, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc
Được quyết định vượt thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt.. chịu trách nhiệm về những quyết định này và báo cáo cho Hội đồng quản trị.
Thiết lập Chính sách chất lượng: mục tiêu chất lượng, chỉ đạo, giám sát đối với hệ thống chất lượng công ty và đơn vị phu trách; tiến hành việc xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết đẻ duy trì hệ thống chất lượng, phê duyệt các tài liệu, văn bản trong hệ thống ISO của công ty.
Phó Tổng giám đốc
Hỗ trợ cho Tổng giám đốc, điều hành những công việc được Tổng giám đốc phân công, phụ trách hoặc ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật về sự phân công hay ủy quyền đó.
Tổ chức, quản lý, điều hành, khai thác các nguồn lực, đầu tư dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiền lương được ban giám đốc giao hàng năm.
Quản lý các công tác tài chính, kế toán tại đơn vị phụ trách, đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật, quy chế của công ty. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phòng tài chính – kế hoạch
Lập kế hoạch đầu tư tài chính, kế hoạch hoạt động, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển của công ty trong từng thời kỳ.
Theo dõi, cập nhật, báo cáo đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình sử dụng, quản lý các quỹ, tài sản, vật tư nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Quản lý mọi khoản thu chi theo đúng chế độ, chính sách nhà nước và quy định của công ty, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động kinh doanh.
Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và những nghĩa vụ khác theo quy định. Thanh toán, thu hồi đúng các khoản nợ, các khoản phái trả.
Phòng tổ chức
Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân sự, quản ý toàn bộ hồ sơ của người lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động.
Cung cấp thông tin cho việc sắp xếp, bố trí và sử dụng lao động. Giúp Tổng giám đốc đánh giá, nhận xét người lao động theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Quản lý, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, đảm bảo đời sống vất chất và tinh thần cho người lao động theo quy định.
Phòng thị trường
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch về công tác thị trường trong phạm vi toàn công ty.
Nghiên cứu thị trường, thu thập thống kê, phân tích dữ liệu thị trường, khách hàng, sự thỏa mãn của khách hàng, yêu cầu của khách hàng, của đối tác và đối thủ cạnh tranh để tham mưu cho Ban giám đốc và các bộ phận có liên quan trong công ty khi khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu, đề xuất, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chính sách giá cả, các hình thức khuyến mãi, ưu đãi theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng và đối tác.
Phòng Phát triển dự án – Đầu tư tài chính
Nghiên cứu, tìm kiếm và hoạch định các dự án
Xem xét tính khả thi, lập kế hoạch dự án
Tìm kiếm các nguồn đầu tư
Kiểm tra quá trình đầu tư, quá trình hoạt động của dự án.
Chịu trách nhiệm quản lý dự án.
Trung tâm lữ hành Hội An
Chức năng, nhiêm vụ của Trung tâm
Chức năng của Trung tâm
- Kết hợp các sản phẩm riêng lẻ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ khác thành một chương trình du lịch phục vụ khách nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch cho du khách.
- Ngoài việc thông tin cho khách hàng về những sản phẩm, chương trình du lịch cho khách, công ty còn cung cấp các hoạt động trung gian khác như bán vé máy bay, thủ tục Visa, đổi ngoại tệ, cho thuê xe…
Nhiệm vụ của Trung tâm
- Tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh tại Trung tâm lữ hành, đảm bảo đạt hiệu quả và đúng pháp luật theo các ngành nghề đã được cấp phép: kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, vận chuyển du lịch bằng đường bộ, đường sông, dịch vụ bán vé máy bay.
- Phối hợp với phòng thị trường thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn khách nhằm tiêu thụ có hiệu quả sản phẩm du lịch của Trung tâm.
- Quản lý, khai thác các nguồn lực, tài sản, phương tiện, trang thiết bị một cách có hiệu quả.
- Quản lý, điều hành, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trong phạm vi quản lý.
- Nghiên cứu, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển mới các loại hình sản phẩm dịch vụ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm lữ hành Hội An
BP tour desk
GĐ TTLH
Kế toán
Tổ điều hành
BP Trà Quế
Tổ thị trường
BP vận chuyển
BP thị trường cơ sở
BP vé máy bay
BP hướng dẫn
BP điều hành tour
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Với sơ đồ trên, ta thấy cơ cấu của Trung tâm cũng được phân chia rất rõ ràng như bộ máy của công ty mẹ, mọi hoạt động cũng đều dựa trên mối quan hệ trực tuyến – chức năng. Vì các bộ phận của Trung tâm không nhiều lại được phân chia rất rõ ràng nên việc quản lý trở nên đơn giản hơn, và thông tin lưu truyền cũng nhanh chóng. Điều này làm cho Trung tâm trở nên linh hoạt hơn và xử lý các vấn đề cũng dễ dàng hơn. Đây có thể coi là một trong những ưu điểm của Trung tâm lữ hành Hội An
Các lĩnh vực hoạt động
Hoạt động kinh doanh lữ hành
Hoạt động chính của Trung tâm lữ hành Hội An là kinh doanh lữ hành cả khách quốc tế và khách nội địa, trong xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay thì nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa lịch sử…cũng trở nên phổ biến hơn do thu nhập của người dân ngày càng tăng.
Tổ chức hội thảo, hội nghị
Hướng dẫn du lịch cho khách tham quan
Hoạt động kinh doanh vận chuyển
Với sự trang bị đầy đủ về các loại phương tiện vận chuyển, Trung tâm lữ hành Hội An không chỉ cung cấp phương tiện vận chuyển trong các tour du lịch của mình mà còn là đơn vị cho thuê phương tiện vận chuyển cho các nơi khác. Và đây cũng là một trong những hoạt động mang về nguồn lợi lớn cho công ty. Với sự đa dạng về chủng loại và chất lượng cao nên đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Đặt phòng khách sạn cho khách
Bán vé tàu, vé máy bay trong nước và quốc tế
Công ty là đối tác tin cậy của hãng hàng không Vietnam Airline và hãng Pacific Airline, được 2 hãng hàng không này chọn làm đại lý bán vé chính thức. Với thương hiệu và uy tín của công ty trên thị trường cũng như trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán vé cho khách tham gia chương trình du lịch. Chính nhờ việc kinh doanh có hiệu quả mà trong năm tới, Trung tâm sẽ mở rộng mang lưới đại lý cấp một tại thành phố Tam Kỳ.
Đặc biệt công ty còn có sự liên kết với các hãng hàng không khác trong khu vực để nâng cao yếu tố cạnh tranh thu hút khách của Công ty như PB air, Silkair, QAtar Airways. Ngoài ra, công ty còn có dự định đăng ký đại lý vé máy bay cho các hãng hàng không giá rẻ như Air Asia, Nok Air, Thai airways.
Các hoạt động kinh doanh khác
. Ngoài các hoạt động trên, trung tâm còn có các dịch vụ khác như đổi ngoại tệ, làm giấy tờ xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu, cung cấp các thông tin, thực hiện bảo hiểm du lịch, dịch vụ internet… những hoạt động này ngoài việc mang tính chất hỗ trợ còn mang lại doanh thu cho công ty, đáp ứng cao nhu cầu của du khách. Đây là 1 lợi thế trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín đối với khách hàng
Các nguồn lực của Trung tâm.
Lực lượng lao động
Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng trong việc quyết định tính sống còn của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, được trang bị đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao.
Bảng 2.1: SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN TẠI TTLH HỘI AN NĂM 2007
ĐVT: người
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Tổng
BP gián tiếp
3
0
0
3
BP điều hành
5
0
0
5
BP tour desk
4
0
0
4
BP vé máy bay
3
0
0
3
BP lái xe, thuyền
0
10
10
BP hướng dẫn
1
0
0
1
Tổng
16
0
0
26
Nguồn: phòng sales
Qua bảng trên ta thấy nhân viên ở các bộ phận chủ chốt đều có trình độ Đại học. Điều này tạo ra một lợi thế rất lớn cho Trung tâm trong hoạt động kinh doanh, vì với trình độ như thế, ngoài khả năng xử lý tốt công việc và linh hoạt trong nhiều trường hợp, nhân viên cũng sẽ phát huy tốt năng lực bản thân trong những tình huống khó khăn, giúp cho Trung tâm ngày càng phát triển. Thực tế, trong những năm trước, Trung tâm vẫn có tuyển dụng nhân viên trình độ Cao đẳng vì lúc bấy giờ, Hội An đang tăng mạnh về nhu cầu du lịch dẫn đến nhu cầu về lực lượng lao động tăng mà trên thị trường nguồn cung lại không đáp ứng đủ. Sau này, khi đã đi vào ổn định, Trung tâm đã chủ trương chỉ tuyển dụng nhân viên có bằng Đại học mà thôi.
Trong tất cả các bộ phận thì bộ phận hướng dẫn viên là ít nhất (1 người). Sở dĩ như vậy vì trong xu hướng hiện nay, rất ít hướng dẫn viên chấp nhận làm việc cho một công ty duy nhất mà họ muốn được tự do tìm kiếm công việc cho mình. Theo đó, các công ty lữ hành cũng chỉ giữ lại cho mình 1 hoặc 2 hướng dẫn có thâm niên, trình độ cao, còn lại là hợp tác với các hướng dẫn viên tự do. Mặc dù sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý những người này nhưng ta lại có thể chủ động trong việc tìm kiếm nhân lực, linh hoạt hơn vào mùa cao điểm hay thấp điểm.
Đội xe
Tại Trung tâm lữ hành Hội An thì vốn đầu tư cho phương tiện vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn lực mang lại doanh thu cao nhất của toàn Trung tâm. Hiện nay Trung tâm đang quản lý 2 xe 45 chỗ, 1 xe 30 chỗ, 3 xe 16 chỗ, 1 xe 7 chỗ, 2 xe 4 chỗ và 3 thuyền du lịch, gồm 1 thuyền lớn (18 chỗ ngồi), 2 thuyền nhỏ (10 chỗ ngồi) cùng những phương tiện khác. Tổng đầu tư cho đội xe và thuyền này khoảng gần 9 tỷ đồng. Với sự đầu tư lớn về phương tiện vận chuyển như trên, Trung tâm lại thường xuyên đầu tư, sữa chữa, bảo trì và thanh lý những xe không thể sử dụng được, nhờ thế, chất lượng của đội xe luôn luôn cao và đảm bảo an toàn, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Bộ phận lái xe và lái thuyền của Trung tâm gồm 10 người, tuy chỉ có trình độ sơ cấp nhưng họ đều được trang bị đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, mặc dù luôn bận rộn và thường xuyên xa nhà nhưng đội ngũ này luôn tự rèn luyện ngoại ngữ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, bảo quản xe tốt, duy trì thái độ phục vụ tốt với khách hàng, cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra. Điều này cho thấy tinh thần tự giác rất cao của họ và thể hiện cung cách làm việc chuyên nghiệp.
Trang thiết bị khác
Ngoài những phương tiện vận chuyển được nêu trên thì Trung tâm còn trang bị cho mình những thiết bị khác; bao gồm mạng lưới internet, hệ thống máy vi tính, điện thoại liên lạc giữa các phòng ban, máy in, máy fax, máy photocopy… Những trang máy móc thiết bị này tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của Trung tâm, làm cho công việc được thuận tiện hơn, ngoài ra nó còn mang lại một phần doanh thu cho Trung tâm từ việc kinh doanh internet. Chính vì vậy, Trung tâm luôn có kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới để phục vụ việc kinh doanh tốt hơn.
Phân tích môi trường kinh doanh.
Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị - pháp luật
Trong những năm gần đây, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho ngành du lịch nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Về pháp luật, Nhà nước đã sửa chữa, bổ sung nhiều văn kiện luật cho phù hợp với tình hình mới, tiến đến hoàn thành hệ thống pháp luật Việt Nam. Một vấn đề đặc biệt được toàn ngành du lịch chờ đợi đó là Luật du lịch đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Với nội dung quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch. Luật du lịch Việt Nam ra đời là một điều quan trọng trong việc tạo ra một hành lang pháp lý định hướng cho sự hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp làm du lịch có thể cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả. Mặc khác, Nhà nước cũng có những chủ trương chính sách như: cấp thị thực tại cửa khẩu; miễn thị thực song phương cho 6 nước thuộc ASEAN: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonexia và Singapore. Miễn thị thực đơn phương đối với công dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu: Nauy, Thụy Điển, Đức, Hà Lan. Miễn thị thực cho du khách quốc tế đến Việt Nam trong vòng 15 ngày. Ngoài ra, trong thời gian đến Cục du lịch cũng sẽ kiến nghị, trình Chính phủ xem xét một số điều khoản ưu đãi khác dành cho khách du lịch.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động du lịch, làm chuyển biến nhận thức và hành động của cộng đồng, đạt hiệu quả về mặt kinh tế, chính trị - xã hội… Trong đề án phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010, Đảng và Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên cao cho các dự án thuộc các địa phương ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề, mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm các nước có du lịch phát triển hàng đầu khu vực. Vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch – lữ hành, đặc biệt là doanh nghiệp ở Miền Trung sẽ có nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh vốn có của mình.
Một điều đáng nói là Tổng cục Du lịch trong mấy năm qua đã thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành và báo chí đi khảo sát các tuyến điểm du lịch ở hầu khắp cả nước để phát hiện những địa điểm có tiềm năng và thế mạnh hình thành các tour du lịch mạo hiểm đầy hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới đã nói lên sự quan tâm đặc biệt của cấp trên trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ,… Còn một phần rất lớn tài nguyên du lịch phong phú và quý giá để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm vẫn chưa được đẩy mạnh khai thác.
Để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch mạo hiểm ở nước ta, tăng cường thu hút khách du lịch mạo hiểm vào Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm dựa trên những định hướng và giải pháp sau:
1. Tập trung khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm, trên cơ sở đó nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng và có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, hình thành các tuyến, các khu vực tổ chức du lịch mạo hiểm thường xuyên cho khách du lịch.
2. Tổ chức cung cấp các dịch vụ tại các địa điểm tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho khách du lịch mạo hiểm như dịch vụ ăn uống, lưu trú, mang vác hành lý, cung cấp trang thiết bị để thực hiện tour mạo hiểm như thiết bị leo núi, lặn biển,… đáp ứng tốt và kịp thời nhu cầu của khách du lịch mạo hiểm.
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định được các đoạn thị trường và đối tượng khách mục tiêu để có chiến lược quảng bá, thu hút khách du lịch phù hợp. Những thị trường khách du lịch mạo hiểm cần nhắm tới là Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. Tổng cục Du lịch cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch xúc tiến, quảng bá về du lịch Việt Nam nói chung, du lịch mạo hiểm nói riêng trên thị trường du lịch quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch mạo hiểm. Tổ chức các đoàn FAMTRIP cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài chuyên viết về du lịch mạo hiểm để đến tìm hiểu, làm quen với các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Cục Xúc tiến Du lịch cần nghiên cứu, phát hành ấn phẩm riêng và phim quảng cáo riêng về loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.
4. Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng, phát triển và chào bán các chương trình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam cho khách du lịch thông qua việc tổ chức các chương trình khảo sát các tuyến điểm du lịch có tiềm năng tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm. Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tăng cường quan hệ với các tổ chức nước ngoài chuyên tổ chức các chương trình du lịch thể thao mạo hiểm trên thế giới để thu hút các cuộc đua du lịch thể thao mạo hiểm có quy mô lớn vào Việt Nam, qua đó quảng bá mạnh mẽ về du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.
5. Đổi mới, hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch mạo hiểm của nước ta nhằm tăng cường thu hút khách du lịch mạo hiểm vào Việt Nam trong thời gian tới. Đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép con, giải quyết thủ tục tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm theo hướng một cửa, tức là một cơ quan cấp phép, các ngành, địa phương hữu quan phối hợp hỗ trợ triển khai thực hiện, không được có biểu hiện cản trở doanh nghiệp trong quá trình tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho khách tại Việt Nam.
6. Tổ chức đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm vừa có sức khoẻ, có nghiệp vụ, kỹ năng, vừa thông thạo ngoại ngữ, yêu nghề nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lượng khách này trong thời gian tới.
7. Chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cảnh quan tại các khu vực tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm. Cần có các bản quy định và chỉ dẫn cụ thể cho khách tại địa điểm tổ chức du lịch mạo hiểm. Giữ gìn vệ sinh, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch trong quá trình tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại những khu vực nguy hiểm.
Môi trường kinh tế
Hiện nay kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, quan hệ với các nước trên thế giới rộng mở, môi trường đầu tư thông thoáng. Đó là điều kiện khích lệ các đối tượng đến thị trường Việt Nam tìm hiểu và xúc tiến các hoạt động đầu tư kinh doanh. Đây là nguyên nhân khiến thị trường khách quốc tế tăng lên trong những năm vừa qua và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và tăng trưởng ổn định về kinh tế của các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia… mà đặc biệt là Trung Quốc lại là mối đe dọa đối với ngành du lịch Việt Nam bởi tính cạnh tranh thu hút khách của các quốc gia này ngày càng được nâng cao do có điều kiện để đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, quảng cáo.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, trong đó, tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 70% cơ cấu GDP và bước đầu đã thu được nhiều tín hiệu khả quan. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp và thủy sản
Giai đoạn 2001 – 2005, nhà nước đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch với tổng vốn đầu tư là 2.146 tỷ đồng. Trong đó, đường trong khu du lịch được đầu tư 1933,3 tỷ đồng, chiếm 90% tổng vốn đầu tư, còn lại được đầu tư sữa chữa điện nước, bảo vệ môi trường. Đây là những yếu tố mang tính nền tảng giúp cho ngành du lịch nói chung và các công ty du lịch – lữ hành nói riêng có cơ hội để phát triển, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến một ngành kinh tế đầy tiềm năng này.
Mặt khác, theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), triển vọng kinh tế Việt Nam rất khả quan và tiếp tục thuận lợi trong trung hạn. Đáng chú ý việc gia nhập WTO đã tạo nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm 2006. Những thông số trên là tín hiệu đầy lạc quan đối với ngành du lịch cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác tốt hơn nguồn khách nội địa.
Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có nghĩa áp lực cạnh tranh toàn cầu nhiều hơn, tạo ra thử thách cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhiều hơn do sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Hơn nữa du lịch Việt Nam là ngành kinh tế non trẻ, xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh còn yếu so với một số nước trong khu vực. Tính chủ động, thích ứng và nhạy bén của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trên trường thế giới còn thấp. Đầu tư để quảng cáo, xúc tiến, nghiên cứu thị trường chưa nhiều. Trong 6 năm từ 2001- 2005, Nhà nước đã đầu tư cho chương trình hành động Quốc gia về du lịch là 112 tỷ đồng tương đương với 8 triệu USD nhưng con số này quá thấp nếu so với Thái Lan là 60 triệu USD/năm, Singapore là 50 triệu USD/năm. Quan trọng hơn, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế, đặc biệt là những du khách có khả năng chi trả cao. Hơn 60% lao động hiện nay đang làm trong ngành du lịch không được đào tạo một cách chính quy các nghiệp vụ du lịch.
Với những phân tích trên, mặc dù không ít khó khăn nhưng nền du lịch ở Việt Nam vẫn có nhiều dấu hiệu khả quan. Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển như thế sẽ tạo ra các yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch. Kinh tế phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng của du lịch cũng sẽ phát triển, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng nâng cao. Du khách sẽ thuận tiện hơn trong vấn đề đi lại, ăn uống, mua sắm, đổi ngoại tệ… Đó cũng là một trong những yếu tố để thu hút khách du lịch. Không những thế, đời sống càng nâng cao thì xu hướng du lịch của trong nước cũng tăng mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch cần phải nắm bắt được thời cơ, tận dụng các cơ hội và khắc phục điểm yếu để nền du lịch nước nhà vững mạnh hơn.
Môi trường tự nhiên
Tại khu vực miền Trung, bên cạnh lợi thế về cảnh quan, môi trường và 4 di sản thế giới, du lịch miền Trung được du khách nước ngoài yêu thích bởi vẻ nguyên sơ chưa khám phá hết, nền văn hóa phong phú và một cuộc sống thanh bình, sâu lắng. Miền Trung hiện là nơi dẫn đầu cả nước về những di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, quốc tế, những bãi biển đẹp, những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (50 resort đạt tiêu chuẩn 4-5 sao). Thích hợp để tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch cho nên lượng khách đến miền Trung không ngừng tăng lên. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch… nhờ đó mà trở nên đa dạng hơn, độc đáo hơn.
Bên cạnh đó, khu vực miền Trung với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp nguyên sơ, bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc miền Trung Tây Nguyên là địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại đây. Tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kom Tum, từ Hội An đến Mỹ Sơn là những tuyến đường có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và thích hợp cho việc tổ chức những tour du lịch mạo hiểm mô tô, xe đạp. Với lợi thế có những bờ biển dài và hòn đảo đẹp và đầy tiềm năng như Cù Lao Chàm chúng ta có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch mạo hiểm dưới biển và trên đảo như lặn biển, đua thuyền kayak, đua thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển,… Hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một trong những lợi thế để tổ chức loại hình này
Mặc dù tiềm năng phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm ở nước ta là rất lớn nhưng thời gian qua, việc triển khai các chương trình du lịch mới, mạo hiểm còn gặp nhiều trở ngại. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào về du lịch mạo hiểm ở Việt Nam được công bố, trong khi đó các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm đã và đang được khai thác nhìn chung còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm cho khách thường là tự phát, thiếu định hướng. Hơn nữa, để tổ chức được các tour du lịch mạo hiểm như ô tô, mô tô, đua thuyền, leo núi, lặn biển,…, các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục cho khách du lịch, phải xin giấy phép ở nhiều bộ ngành chức năng ở trung ương và địa phương nên tạo ra tâm lý e ngại, không dám bán các chương trình du lịch mạo hiểm để thu hút khách. Thực tiễn cho thấy, để hoàn thiện đầy đủ các thủ tục này, doanh nghiệp thường mất một vài tháng, thậm chí hàng năm mới có được đầy đủ giấy phép. Ngay cả khi có giấy phép rồi thì do thủ tục hành chính còn rườm rà nên các doanh nghiệp lữ hành còn gặp nhiều khó khắn trong quá trình triển khai các hoạt động khảo sát để hoàn tất chương trình du lịch mạo hiểm cho khách. Điều đó thực sự làm nản lòng doanh nghiệp du lịch khi muốn tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm và đã hạn chế lượng khách du lịch mạo hiểm đến Việt Nam cho dù tiềm năng là rất lớn.
Môi trường văn hóa – xã hội
Theo điều 1 Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc”. Văn hóa là yếu tố tạo nên nét dị biệt trong sản phẩm du lịch. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, với truyền thống văn hóa lâu đời, người dân hiền hòa, thân thiện và hiếu khách. Đồng bằng sông Hồng là một trong những cái nôi của văn minh châu Á cùng với những nét khác lạ về nền văn hóa trống đồng Đông Sơn đang là một sức hút lớn đối với các du khách trên toàn thế giới đến nghiên cứu và tìm hiểu.
Xu hướng hiện nay ở nước ta là tất cả các doanh nghiệp du lịch đều ý thức được rằng muốn kinh doanh có hiệu quả, bền vững phải dựa vào khâu trọng yếu là đẩy mạnh du lịch văn hóa. Điều đó không chỉ giới hạn đối với kinh doanh lữ hành mà còn bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Việt Nam có nhiều di tích lịch sử văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới: nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha Kẻ Bàng… Các di sản này phần lớn đều nằm ở khu vực Miền Trung. Ngoài ra, nền văn hóa về một đất nước đã hoàn toàn biến mất, văn hóa Chămpa là đề tài nghiên cứu của không ít các chuyên gia trên thế giới góp phần làm cho chương trình du lịch trở nên hấp dẫn và độc đáo.
Di sản cha ông để lại không chỉ là những kiến trúc, đền chùa, lăng tẩm mà còn có những làng nghề dân gian nổi tiếng. tại Đà Nẵng có làng đá Non Nước nổi tiếng, Quảng Nam có làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng đúc đồng Phước Kiều, Huế có làng nón… Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển thông qua chương trình hỗ trợ làng nghề của Chính phủ góp phần phục vụ du lịch và thương mại. Chính những bí quyết, sự sáng tạo trong công việc cộng với bản tính tỉ mỉ, cần cù của người lao động cũng góp phần lôi kéo các nhà đầu tư sang tìm hiểu để kết nối công việc kinh doanh. Với nền tảng văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú hình ảnh Việt Nam đã tạo nên một sức hút lớn với khách du lịch quốc tế. Xét về văn hóa, Quảng Nam có hàng trăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nền văn hóa ẩm thức đa dạng với nhiều món ăn ngon, ngoài ra còn nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú khác như hát tuồng, hò bài chòi, võ thuật…
Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là tình hình an ninh xã hội ở nước ta. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia an toàn nhất khu vực, không chiến tranh, không bạo loạn, không nhiều đảng phái. Công tác an ninh ở các điểm du lịch nổi tiếng cũng được kiểm soát rất kỹ càng, trong đó có Hội An. Tại Hội An, chính quyền địa phương đặt công tác an ninh là một trong những công tác hàng đầu. Việc lập lại trật tự trong mấy năm gần đây được làm rất chặt chẽ, nổi bật nhất là đã cơ bản dẹp được nạn “cò mồi” và chèo kéo khách, một trong những vấn đề bức bối tại các điểm du lịch. Bên cạnh đó, các hàng quán rong cũng được chính quyền địa phương sắp xếp hợp lý và quy định giờ giấc rõ ràng đã phần nào đem lại cho Hội An một diện mạo tốt đẹp hơn. Đây là điểm mạnh rất lớn của Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng, tạo thành một yếu tố để thu hút khách du lịch.
Môi trường công nghệ
Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch: cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày càng hiện đại và tiện ích, giúp khách du lịch đi nhanh hơn, xa hơn, thoải mái và an toàn hơn, nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử… ra đời đã rút ngắn khoảng cách, sự phức tạp trong công việc.
Các chương trình phầm mềm máy tính phục vụ trong quản lý khách sạn, quản lý tour, thiết kế tour, việc đăng ký vé du lịch qua mạng… tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa hãng lữ hành với nguồn khách du lịch đồng thời giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là công nghệ wifi – internet không dây là phương tiện giúp các nhà quản lý có thể nắm bắt thông tin, nhận các báo cáo của cấp dưới hay các nhân viên của doanh nghiệp có thể làm việc bất kỳ đâu, quản lý công việc bất kỳ một cách dễ dàng mà không phải có mặt ngay tại nơi làm việc.
Vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông… ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cả phù hợp. Đáng kể là sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của viễn thông đã tạo nên các cuộc tọa đàm, hội họp trực tuyến thành công, là điều kiện để đi đến các quyết định thương mại. Đây là một trong những nhân tố tạo nên nhiều nguồn khách khác nhau.
Việc đi lại của con người ngày càng dễ dàng hơn, khoảng cách giữa các châu lục ngày càng được rút ngắn thông qua việc cải tiến các phương tiện đi lại. Trên địa bàn Miền Trung hiện nay có nhiều phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Các hãng hàng không trong và ngoài nước mở nhiều đường bay đến các nước làm tăng lượt khách inbound và outbound của các doanh nghiệp du lịch. Sân bay Đà Nẵng hiện nay đã trở thành sân bay quốc tế lớn thứ ba trong cả nước, được trang bị hiện đại phục vụ các chuyến bay an toàn, kể cả việc hạ cánh vào ban đêm, hàng tuần trung bình có trên 100 chuyến bay nội địa và 7 chuyến bay quốc tế. Ngoài ra, cảng Tiên Sa là một trong cảng biển sâu, kín gió với công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch biển, thu hút những con tàu du lịch cỡ lớn như Star Cruise, Saga Rubi, Sapphire, Amacade…
Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đối thủ cạnh tranh được xem là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khoảng 10.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa với đội ngũ hướng dẫn viên gần 5000 người.
Riêng địa bàn Miền Trung, có hơn 100 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng, Huế, Hội An. Trong đó có rất nhiều chi nhánh của các công ty lớn như Saigontourist, Vietravel, Vitour và các công ty khác. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, Trung tâm lã hành Hội An xác định cho mình những đối thủ cạnh tranh trọng yếu:
Với đội ngũ nhân viên chất lượng cao cùng với nguồn lực dồi dào và kinh nghiệm lâu năm, Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng – Vitour thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn của Trung tâm. Điểm mạnh của Vitour là khả năng tự khai thác và chất lượng phục vụ khách. Hiện nay Vitour có 3 phòng thị trường chuyên biệt phục vụ 3 mảng thị trường khác nhau. Vitour có mối quan hệ sâu rộng với các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan.
Đối thủ thứ hai phải kể đến đó là chi nhánh công ty Vietravel với điểm mạnh về khai thác khách đường bộ. Một điểm thuận lợi của Vietravel là công ty mẹ có nhiều uy tín và kinh nghiệm trong việc đón và phục vụ khách du lịch, có quan hệ với nhiều hãng lữ hành và đại lý du lịch ở nước ngoài và nằm trong top 10 các hãng lữ hành có uy tín do khách du lịch bình chọn. Chi nhánh Vietravel tại Đà Nẵng được công ty mẹ tạo điều kiện giúp đỡ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong công tác khai thác khách và sản phẩm. Tuy nhiên, chi nhánh Vietravel cũng có mặt hạn chế nhất định đó là còn yếu trong việc tự khai thác khách, lượng khách chủ yếu vẫn là do công ty mẹ đưa đến.
Tiếp theo còn phải kể đến Hương Giang Tourist ở Huế, đây là công ty có nguồn khách tương đối ổn định, nguồn khách của công ty này chủ yếu đến từ Pháp và một số nước châu Âu. Đội ngũ hướng dẫn viên của Hương Giang Tourist có trình độ cao.
Trung gian phân phối
Đây là những đối tác mà Trung tâm quan hệ để tìm kiếm nguồn khách cũng như phân phối khách ở các địa phương khác trong nước và ngoài nước. Trung tâm hợp tác với các công ty lữ hành lớn như Saigontourist, Diethelm, Exotissimo, Vidotour… để thực hiện việc nối tour và cung ứng dịch vụ du lịch. Trong đó, Saigontourist là đối tác lớn nhất, số lượng khách chủ yếu của Trung tâm khai thác là từ hợp tác nối tour với hãng này và ngày càng tăng qua các thời kỳ.
Năm 2007, Trung tâm đã ký kết hợp đồng với công ty du lịch Vĩnh Tân tại Tp. Hồ Chí Minh về việc công ty này chính thức làm đại diện Trung tâm lã hành Hội An tại Tp. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là lợi thế lớn trong việc quảng bá, tuyên truyền, tạo thêm uy tín trong việc điều hành tour với các đối tác nước ngoài và điều kiện để khai thác mạnh nguồn khách inbound vào phía Nam được chu đáo và chuyên nghiệp trong thời gian đến.
Bên cạnh đó, Trung tâm vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đối tác uy tín để hợp tác mở đại diện văn phòng tại thủ đô Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi hoàn thiện hệ thống văn phòng của Trung tâm xuyên suốt trong cả nước: Tp. Hồ Chí Minh (miền Nam) – Hội An (miền Trung) – Hà Nội (miền Bắc), là điều kiện trong việc quảng bá và khai thác khách inbound vào Việt Nam, nhằm thuận lợi trong việc chăm sóc và điều hành tour thông suốt các tuyến điểm trong những năm đến.
Nhà cung cấp
Trung tâm lữ hành Hội An cung cấp rất nhiều dịch vụ, và mỗi dịch vụ đều có nhà cung cấp riêng của nó. Trong đó, nổi bật nhất là các dịch vụ lữ hành, tổ chức hội nghị, vận chuyển, đặt phòng khách sạn vì đây là các hoạt động có mối liên hệ chung với nhau. Tại Hội An, nhà cung cấp lớn nhất của Trung tâm chính là Khách sạn Hội An và KDL biển Hội An, đây là 2 khách sạn cùng trực thuộc Tổng công ty với Trung tâm nên được hưởng nhiều quyền lợi và ưu đãi. Còn tại các tỉnh thành khác, Trung tâm cũng hợp tác với nhiều khách sạn và nhà hàng có uy tín và quy mô lớn. Chọn lựa nhà cung cấp là một trong những vấn đề rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng dịch vụ của Trung tâm, vì thế, Trung tâm luôn rất thận trọng trong việc này và hàng năm đều có điều tra đánh giá lại để loại bỏ những nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng và tìm thêm những nhà cung cấp mới. Riêng về dịch vụ vận chuyển, Trung tâm được trang bị đội xe quy mô khá lớn với chất lượng cao nên đối với dịch vụ này, Trung tâm không có nhà cung cấp mà ngược lại còn trở thành nhà cung cấp cho các công ty khác.
Khách hàng
Đối với TTLH Hội An, khách hàng mà Trung tâm phục vụ chủ yếu là những khách tham gia các tour du lịch mà Trung tâm tổ chức. Khách hàng của Trung tâm thường đến từ các chương trình nối tour ở các công ty khác, đây đa số là khách nước ngoài nên trên thực tế, khách hàng trung thành là rất ít. Trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch đôi lúc cũng sẽ xảy ra một số sai sót, đối với những trường hợp như thế, Trung tâm sẽ nhanh chóng kiểm tra lại thông tin, ghi nhận lỗi của mình và sẽ gởi thư xin lỗi trực tiếp đến khách hàng. Nhờ vậy mà hình ảnh về Trung tâm trong mắt khách sẽ không trở nên xấu hơn mà ngược lại còn tạo thêm các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Riêng với khách nội địa, Trung tâm cũng thường xuyên liên lạc, gởi các chương trình du lịch mới trong kỳ sắp đến cho những khách hàng đã từng hợp tác với Trung tâm và đưa ra mức giá ưu đãi cho những khách hàng lớn. Điều này thể hiện sự quan tâm của công ty và tạo động lực cho khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An thông qua các chỉ tiêu: tổng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để biết được tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong những năm vừa qua
Bảng 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TTLH HỘI AN (2004–2007)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2005 / 2004
2006 / 2005
2007 / 2006
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
Tổng doanh thu
3850
4284
5162
7130
434
11.3
878
20.5
1968
38.1
+ Vận chuyển
2315
2523
2793
3430
208
9
270
10.7
637
22.8
+ Hướng dẫn
120
62
232.5
231
-58
-48.3
170.5
275
-1.5
-0.6
+ Sales tour
1074
1185
1578
2672
111
10.3
393
33.2
1094
69.3
+ Internet
48
71.2
56.3
425
23.2
48.3
-14.9
-21.9
368.7
654.9
+ Vé máy bay
191
289.2
288
78.9
98.2
51.4
-1.2
-0.4
-209.1
-72.6
+ Dịch vụ khác
102
153.6
214.2
293.1
51.6
50.6
60.6
39.5
78.9
36.8
Tổng chi phí
3702
4108
4945
6550
406
11
837
20.4
-495
-10
Tổng lợi nhuận
148
167
214
580
19
12.8
47
28.1
2466
1152.3
LN/DT (%)
3.84
3.9
4.15
37.59
LN/CP (%)
4
4.07
4.33
60.22
Biểu đồ 2.1: TỔNG DOANH THU QUA CÁC NĂM
Biểu đồ 2.2: TỔNG CHI PHÍ QUA CÁC NĂM
Biểu đồ 2.3: TỔNG LỢI NHUẬN QUA CÁC NĂM
Qua bảng và các biểu đồ trên chúng ta có thể thấy nguồn doanh thu chính của Trung tâm đến từ việc vận chuyển khách, kế đến là bán các chương trình du lịch. Còn doanh thu từ hướng dẫn, bán vé máy bay, internet và các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặc dù doanh thu trong 3 năm đầu đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí cũng không kém, gần như là có một mức tăng tương ứng so với tốc độ tăng của doanh thu. Hệ quả là lợi nhuận đạt được không cao. Có thể thấy rõ nhất là trong 3 năm 2004, 2005, 2006, tỷ lệ giữa Lợi nhuận/Doanh thu và Lợi nhuận/Chi phí là xấp xỉ nhau và xấp xỉ 4%. Đây là một kết quả không mấy khả quan, nó cho thấy sự không hiệu quả trong quá trình kinh doanh của Trung tâm. Nguyên nhân là trong thời kỳ này có những biến động bất thường về giá cả. Đầu tiên là sự biến động của giá xăng dầu và nó làm kéo theo sự biến động của giá nhiều mặt hàng khác. Mặt khác, tình hình dịch bệnh với một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng ảnh hưởng rất xấu đến ngành du lịch. Năm 2006 cùng với sự biến động giá cả là sự tàn phá của thiên tai làm cho tình hình trở nên ngày càng xấu, đó là lý do mà chi phí hoạt động ngày càng cao.
Trước tình hình đó, Trung tâm đã có nhiều nỗ lực để khắc phục, hạn chế sự gia tăng chi phí, quản lý chặt chẽ các nguồn thu chi, loại bỏ những chi phí phát sinh không cần thiết. Có thể thấy rõ năm 2007 là năm làm việc có hiệu quả nhất từ khi Trung tâm thành lập đến nay. Tuy tình hình xăng dầu vẫn có chiều hướng tăng cao, dịch bệnh vẫn còn xảy ra ở một số nơi nhưng nhờ quản lý việc chi tiêu có hiệu quả đồng thời với việc lượng khách đến Việt Nam tăng cao, hơn 4,2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam và hơn 1 triệu lượt khách đến Quảng Nam là nguyên nhân dẫn đến thành công trong năm này. Đặc biệt, chính sách giao khoán toàn trung tâm đã tạo ra “đòn bẩy” năng suất thi đua trong người lao động, là “công cụ” hiệu quả, kịp thời trong chính sách lãnh đạo và điều hành của toàn Trung tâm. Và kết quả là cùng với sự tăng mạnh của doanh thu, tăng 38% so với năm 2006 và việc chi tiêu hợp lý, chỉ bằng 90%/2006 đã làm cho lợi nhuận tăng vọt một cách đáng ngạc nhiên. Đây là một kết quả rất đáng được khích lệ.
Phân tích tình hình khai thác khách
Tổng lượt khách
Trước hết, ta cần xem xét một cách khái quát tình hình khai thác khách của Trung tâm trong 4 năm qua để xác định thế mạnh của Trung tâm nằm ở thị trường nào
Bảng 2.3: TỔNG LƯỢT KHÁCH (2004 – 2007)
ĐVT: lượt khách
Nguồn khai thác
2004
2005
2006
2007
2005 / 2004
2006 / 2005
2007 / 2006
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
Tổng lượt khách
16438
22749
29598
38487
6311
38.4
6849
130.1
8889
130
Khách inbound
14090
21685
25491
36792
7595
53.9
3806
17.6
11301
44.3
Khách outbound
69
82
57
36
13
18.8
-25
-31.5
-21
-36.8
Khách nội địa
2279
1206
4050
1659
-1073
-47.1
2844
235.8
-2391
-59
Nguồn: phòng sales
Biểu đồ 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH CỦA TRUNG TÂM
Ở Miền Trung, khách đến tham quan chủ yếu là khách quốc tế, chính vì vậy mà lượng khách khai thác chính của các hãng lữ hành ở Miền Trung bao giờ cũng là khách quốc tế, và Trung tâm lữ hành Hội An cũng không ngoại lệ. Số lượt khách quốc tế chiếm gần như tuyệt đối và đều tăng qua các năm. Nếu như năm 2006 chỉ tăng 17,6%/2005 thì đến năm 2007 đã tăng 44,3%/2006. Đều này cho ta thấy công tác quảng bá của Trung tâm đã có hiệu quả nhất định và hình ảnh của Trung tâm ngày càng được nhiều du khách biết đến và chọn lựa. Tuy nhiên, lượt khách outbound và khách nội địa lại có xu hướng giảm vào năm 2007, đặc biệt là khách nội địa. Có thể khách du lịch tại địa phương vẫn chưa quen với việc đi du lịch thông qua một hãng lữ hành mà chủ yếu là tự túc. Đây là lý do mà trong năm nay Trung tâm tập trung phát triển mảng khách này và đã đặt ra một chỉ tiêu nhất định cho khách outbound và khách nội địa chứ không dựa vào chỉ tiêu chung như mọi năm nữa.
Khai thác khách theo quy mô
Quy mô khai thác ở đây là số lượng khách phục vụ trong một chương trình du lịch. Phân tích khía cạnh này để có thể biết được Trung tâm thường phục vụ khách ở quy mô nào và lượng khách đó chủ yếu được khai thác ra sao.
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ
ĐVT: lượt khách
2004
2005
2006
2007
2005 / 2004
2006 / 2005
2007 / 2006
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
Tổng lượt khách
16438
22749
29598
38487
6311
38.4
6849
30.1
8889
30
Khách đoàn nối tour
7722
13990
18520
23862
6268
81.2
4530
32.4
5342
28.8
Khách đoàn đặt trực tiếp
831
397
1035
924
-434
-52.2
638
160.7
-111
-10.7
Khách lẻ đặt trực tiếp
7885
8362
10043
13701
477
6
1681
20.1
3658
36.4
Nguồn: phòng sales
Biểu đồ 2.5: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ
Với cách phân khách theo hình thức này, có thể thấy rất rõ rằng khách mà Trung tâm phục vụ chủ yếu là khách đoàn nối tour, nghĩa là khách được các hãng lữ hành khác, chủ yếu là Saigontourist, chuyển nhượng lại cho Trung tâm để phục vụ ở chặng Miền Trung. Phục vụ khách đi theo đoàn đòi hỏi phải có sự quản lý tốt, đoàn càng có số lượng khách lớn thì yêu cầu này càng cao. Đây là vấn đề đặt ra cho Trung tâm trong việc tìm kiếm những hướng dẫn viên có sự nhạy bén và kinh nghiệm. Số lượng khách đoàn đặt trực tiếp tại Trung tâm rất ít, trong cả 4 năm chưa có năm nào vượt quá 5% tổng số khách. Nguyên nhân ở đây có thể là do Trung tâm còn thiếu kỹ năng tiếp cận với nguồn khách quốc tế nên không được nhiều công ty nước ngoài đặt tour trực tiếp. Tình hình khách lẻ đặt trực tiếp tại Trung tâm thì có vẻ khả quan hơn và đều gia tăng qua mỗi năm. Chính điều này cho thấy Trung tâm có sự hợp tác rất tốt với các hãng lữ hành trên cả nước, tuy nhiên lại chưa tạo được vị thế lớn mạnh trên thị trường. Trung tâm sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để quảng bá hình ảnh của mình cho du khách trong và ngoài nước, từ đó tạo niềm tin và trở thành sự chọn lựa của khách hàng.
Cơ cấu khách theo quốc tịch
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, qua đây, ta có thể biết được thị trường khách chính của Trung tâm tập trung vào khu vực nào, đâu là khu vực có lượng khách tiềm năng để từ đó có hướng khai thác thích hợp.
Bảng 2.5: CƠ CẤU LƯỢT KHÁCH THEO QUỐC TỊCH
ĐVT: lượt khách
Quốc tịch
2004
Tỷ lệ ( %)
2005
Tỷ lệ (%)
2006
Tỷ lệ (%)
2007
Tỷ lệ (%)
Tổng
Tỷ lệ (%)
Pháp
1769
20.7
3192
20.7
4059
24.8
6502
26.6
15522
24.0
Anh
1121
13.1
3513
22.8
2255
13.8
3798
15.6
10687
16.5
Thái Lan
638
7.5
836
5.4
887
5.4
1010
4.1
3371
5.2
Australia
1324
15.5
2302
15.0
3107
19.0
4252
17.4
10985
17.0
Đức
429
5.0
60
0.4
54
0.3
59
0.2
602
0.9
Nhật Bản
379
4.4
824
5.4
560
3.4
632
2.6
2395
3.7
Isarel
60
0.7
10
0.1
14
0.1
21
0.1
105
0.2
Mỹ
1221
14.3
2306
15.0
2058
12.6
3068
12.6
8653
13.4
Việt Nam
676
7.9
852
5.5
1686
10.3
2675
11.0
5889
9.1
Tây Ban Nha
904
10.6
1463
9.5
1605
9.8
2131
8.7
6103
9.4
Đài Loan
0
30
0.2
97
0.6
251
1.0
378
0.6
Đan Mạch
32
0.4
0
0
0
32
0.05
Tổng
8553
100
15388
100
16382
100
24399
100
64722
100
Nguồn: phòng sales
Biểu đồ 2.6: CƠ CẤU KHÁCH THEO QUỐC TỊCH TRONG 4 NĂM
Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy là khách Pháp chiếm tỷ lệ cao nhất, gần ¼ tổng lượt khách, tiếp đến là khách Anh, Úc, Mỹ. Đây đều là những nhóm khách ở các quốc gia phát triển, có khả năng chi trả cao. Lý giải cho vấn đề này có thể có các nguyên nhân sau: thứ nhất, nhu cầu đi du lịch ở nhóm khách này dần trở thành một nhu cầu tất yếu, không chỉ là du lịch trong nước mà du lịch nước ngoài cũng trở nên phổ biến, đây là các nước thuộc ôn đới nên để thay đổi không khí, họ chọn các nước nhiệt đới là điểm đến, trong đó Việt Nam được xem là một điểm đến hấp dẫn vì không những tài nguyên du lịch phong phú mà còn là một quốc gia an toàn. Bên cạnh đó, ở đây có những quốc gia trước đây đã từng xâm chiếm Việt Nam, ngày nay, họ và những người thân của họ quay trở lại để hồi tưởng lại những gì đã xảy ra và bù đắp những lỗi lầm ngày xưa. Có thể đó là những lý do mà nhóm khách này chiếm tỷ trọng cao như thế. Khách Tây Ban Nha, Việt Nam cũng là những nhóm khách đáng lưu ý, mặc dù số lượt khách không cao nhưng ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượt khách đến với trung tâm. Khách du lịch trong nước ngày càng nhận thấy những lợi ích của việc đi du lịch thông qua các hãng lữ hành, chính vì thế mà lượng khách đặt tour ngày càng tăng lên. Khách Thái Lan và Nhật Bản vẫn chưa nhiều, một phần vì Trung tâm vẫn chưa tập trung vào thị trường này, một phần nó bị các hãng lữ hành lớn trong nước thao túng. Đây là thị trường khách đầy tiềm năng trong tương lai, Trung tâm cần tận dụng các cơ hội để tập trung nhiều hơn vào việc thu hút nhóm khách này.
Phân loại theo mục đích chuyến đi
Theo thống kê của Trung tâm thì trong tổng lượt khách tham gia có khoảng 80% khách đi du lịch với mục đích du lịch thuần túy, khoảng 12% có mục đích đi nghỉ dưỡng và 8% còn lại là những cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. Kết quả như thế rõ ràng sẽ là một thuận lợi lớn cho Trung tâm trong việc khai thác khách nếu phát triển loại hình du lịch mạo hiểm vì đây là loại hình du lịch với mục đích giải trí thuần túy. Những du khách đi du lịch vì những mục đích còn lại sẽ không có động lực hoặc không có đủ thời gian để tham gia du lịch mạo hiểm nữa.
Phân tích tình hình khai thác tour
Các chương trình du lịch của Trung tâm được khai thác qua 2 phương thức: hoặc là được khai thác trực tiếp hoặc là hợp tác với các đối tác ở các tỉnh thành khác. Với bảng số liệu và biểu đồ dưới đây, ta sẽ biết rõ hơn về tình hình khai thác tour của Trung tâm trong những năm qua.
Bảng 2.6: TỔNG SỐ TOUR KHAI THÁC (2004 – 2007)
ĐVT: số tour
Nguồn khai thác
2004
2005
2006
2007
2005 / 2004
2006 / 2005
2007 / 2006
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
CL
TĐPT (%)
Khai thác trực tiếp
2665
3244
3647
4285
579
21.7
403
12.4
638
17.5
Tour trọn gói
55
65
71
86
10
18.2
6
9.2
15
21.1
Vận chuyển khách lẻ
2371
2883
3167
3771
512
21.6
284
9.9
604
19.1
Thuyền du lịch
130
175
229
236
45
34.6
54
30.9
7
3.1
Hướng dẫn
109
121
180
192
12
11.0
59
48.8
12
6.7
Hợp tác khai thác
1360
1569
1768
2012
209
15.4
199
12.7
244
13.8
Nối tour
153
172
189
221
19
12.4
17
9.9
32
16.9
Vận chuyển du lịch
376
418
465
539
42
11.2
47
11.2
74
15.9
Thuyền du lịch
410
490
585
634
80
19.5
95
19.4
49
8.4
Hướng dẫn
421
489
529
618
68
16.2
40
8.2
89
16.8
Nguồn: phòng sales
Biểu đồ 2.7: TÌNH HÌNH KHAI THÁC TOUR QUA CÁC NĂM
Về khai thác trực tiếp
Qua bảng số liệu ta thấy khả năng khai thác tour trực tiếp của Trung tâm hiệu quả hơn so với việc hợp tác khai thác, số lượng các tour tăng liên tục qua 4 năm, trong đó chủ yếu là vận chuyển khách lẻ. Vận chuyển khách là một trong những hoạt động mang lại doanh thu chính cho Trung tâm nên đây cũng là một điều tất nhiên. Thế nhưng việc khai thác các tour trọn gói lại rất kém, điều này cũng đã được lý giải ở trên, chính là do Trung tâm chưa có một vị thế lớn mạnh trên thị trường nên chưa tạo được niềm tin nơi khách hàng để họ có thể đặt một chương trình du lịch trọn gói tại Trung tâm.
Về hợp tác khai thác
Dựa trên nền tảng mối quan hệ bền vững với các đối tác là các Công ty lữ hành ở hai đầu đất nước, số lượng tour được cung cấp bởi các hãng này luôn ổn định và tăng trưởng qua mỗi năm. Nếu nói về số lượng tour hợp tác thì hướng dẫn và thuyền du lịch gần xấp xỉ nhau, tốc độ tăng cũng tương tự. Nối tour chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Giai đoạn 2004 – 2007 là giai đoạn mà Trung tâm lữ hành Hội An được đầu tư rất nhiều cả về con người lẫn phương tiện, cùng với những thuận lợi của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Nam nói riêng, Trung tâm đã hoạt động rất có hiệu quả. Mặt khác, Trung tâm cần tiếp tục liên kết chặt chẽ với các hãng lữ hành lớn ở miền Bắc lẫn miền Nam nhằm thu hút nhiều hơn nữa số lượng tour, đặc biệt là các tour trọn gói. Cần tập trung khai thác và phát huy hết tất cả lợi thế sẵn có như phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân viên để khai thác tốt nhất, trực tiếp mang nhiều lợi nhuận cho công ty.
2.4.4. Hệ thống các CTDL của Trung tâm
Trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ các hãng lữ hành lớn và việc thực tế khảo sát tình hình điểm đến, phòng thị trường và phòng điều hành kết hợp với các phòng ban liên quan tiến hành thảo luận, xây dựng và đưa ra những tour du lịch chất lượng cao. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình du lịch của Trung tâm cũng như các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành khác chỉ mới dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú làm thành một tuyến du lịch. Do đó, một vài chương trình cò nghèo nàn, không có nét gì độc đáo để thu hút khách. Với những tuyến như vậy, du khách chỉ là những người thụ động tham quan, ngắm cảnh chứ không có hoạt động gì tích cực và hấp dẫn để khám phá. Đó cũng chỉ mới là sự giới thiệu sơ lược về Việt Nam đối với du khách, thỏa mãn sự tò mò của họ, chứ chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo họ quay trở lại.
Sản phẩm du lịch của Trung tâm bao gồm:
Phân theo độ dài chương trình du lịch ta có:
- Chương trình du lịch ngắn ngày: chủ yếu là các chương trình du lịch cuối tuần, thường mang tính chất nghỉ ngơi giải trí. Các tour chủ yếu là tham quan khu vực Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Huế, Quảng Bình… Bao gồm các tour:
Bảng 2.7: Chương trình du lịch ngắn ngày
Tuyến đi
Điểm đến
Độ dài
Hội An – Trà Kiệu – Mỹ Sơn
Quảng Nam
1 ngày
Hội An – Huế
Huế
1 ngày
Hội An – Non Nước – Bảo tàng Chăm
Đà Nẵng
1 ngày
Hội An – Cửa Đại – Cù Lao Chàm
Quảng Nam
2 ngày 1 đêm
Thăm các làng nghề ở Hội An
Quảng Nam
1 ngày
- Chương trình du lịch dài ngày: dành cho khách du lịch có nhu cầu tham quan trên diện rộng hơn, chủ yếu là các tour liên tỉnh.
Bảng 2.8: Chương trình du lịch dài ngày
Tuyến đi
Độ dài
Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – Hội An – Mỹ Sơn – Huế - Mỹ Tho – Củ Chi – TP Hồ Chí Minh
12 ngày 11 đêm
Hà Nội – Hạ Long – Sapa – Đà Nẵng – Hội An – Huế - Mỹ Tho – Củ Chi – TP Hồ Chí Minh
12 ngày 11 đêm
Hà Nội – Hạ Long – Hội An – Đà Nẵng – Huế - Củ Chi – TP Hồ Chí Minh
9 ngày 8 đêm
Hà Nôi – Ninh Bình – Hạ Long – Hà Nội
5 ngày 4 đêm
Hà Nội – Hạ Long – Sapa – Hà Nội
7 ngày 6 đêm
TP Hồ Chí Minh – Củ Chi – Cần Thơ – Châu Đốc – TP Hồ Chí Minh
6 ngày 5 đêm
Đà Nẵng – Hội An – Huế - Hạ Long – Hà Nội
6 ngày 5 đêm
Huế - Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn – Nha Trang – TP Hồ Chí Minh
6 ngày 5 đêm
Hội An – Mỹ Sơn – Huế
4 ngày 3 đêm
Theo mục đích chuyến đi có các tour
- Du lịch công vụ: Trung tâm chào bán cho khách công vụ những sản phẩm trọn gói bao gồm: vé luân chuyển, thông dịch viên, tổ chức và cung cấp đầy đủ dịch vụ lưu trú và hội nghị… kết hợp với các chương trình du lịch phù hợp.
- Du lịch thuần túy: Trung tâm đưa ra những chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách (khách nội địa, khách quốc tế) trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, sở thích, phong tục tập quán của khách. Các chương trình du lịch thuần túy bao gồm các chương trình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.
- Mục đích khác: ngoài các chương trình du lịch thiết kế sẵn, Trung tâm còn thiết kế và phục vụ chương trình du lịch theo yêu cầu riêng của khách.
Các chương trình du lịch còn được phân chia theo khu vực, vùng miền:
- Chương trình du lịch miền Trung
- Chương trình du lịch miền Bắc
- Chương trình du lịch miền Nam
Hay
- Chương trình du lịch đi trong nước (inbound)
- Chương trình du lịch ra nước ngoài (outbound)
Một số tour ra nước ngoài: Bắc Kinh (6 ngày 5 đêm), khám phá hành lang xuyên Á (5 ngày 4 đêm), Thái Lan (5 ngày 4 đêm), Singapore – Malaysia (6 ngày 5 đêm)…
Sản phẩm du lịch là thế mạnh của Trung tâm. Mục đích của Trung tâm là cung cấp cho khách du lịch một sản phẩm với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Các sản phẩm của Trung tâm ngày càng có sự cải tiến và nâng cao. Tuy nhiên, so với các sản phẩm khác trên thị trường du lịch thì những sản phẩm này không phải là mới, đặc biệt là đối với du khách quốc tế nó vẫn chưa thực sự tạo được ấn tượng cho họ. Trung tâm cũng đã có nhiều cố gắng, ví dụ như một bữa ăn trong chương trình, việc ăn uống không chỉ cho no, đảm bảo chất lượng mà bữa ăn đó phải thể hiện được nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Thay vì ngồi ăn một cách đơn điệu, ta có thể tái hiện lại bữa ăn theo kiểu chợ quê với những gánh hàng rong, ăn trong khung cảnh sông nước trên những chuyến đò, trong khung cảnh nhà vườn với những món ăn được giấu trong hốc cây hay treo trên cành… hoặc ngồi ăn tại những chiếc bàn làm bằng chất liệu thô như dừa, mây tre… Đó là những nét riêng, ấn tượng mà du khách rất thích thú.
Một trong những chương trình du lịch được du khách lựa chọn nhiều nhất và cũng có thể nói là đặc sắc nhất của Trung tâm là chương trình: Con đường di sản văn hóa thế giới Hội An – Mỹ Sơn – Huế (4 ngày 3 đêm). Đây không chỉ là chương trình đặc sắc nhất của riêng Trung tâm lữ hành Hội An mà có thể nói đây là chương trình du lịch đặc sắc nhất của du lịch Miền Trung vì hầu hết du khách đến Miền Trung đều chọn chương trình này. Nó hấp dẫn không chỉ ở chỗ đi qua 3 di sản thế giới mà còn tập trung khai thác đề tài văn hóa của cả 3 điểm trên. Đây là một điểm đặc biệt mà không nơi nào trên đất nước có được. Du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa Hội An xưa và nay, văn hóa Chămpa từ thế kỷ thứ 9 và lịch sử triều đại nhà Nguyễn của dân tộc Việt Nam. Chính vì tập trung khai thác những đề tài văn hóa hấp dẫn đó mà đây được xem là chương trình du lịch tiêu biểu của du lịch Miền Trung nói chung và của Trung tâm nói riêng.
Qua đây, ta có thể thấy tuy số lượng các chương trình du lịch của Trung tâm không nhiều nhưng chúng đều tập trung vào những điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Điều này mang lại sự hấp dẫn cho các chương trình du lịch của Trung tâm. Tuy nhiên, số lượng các chương trình ít cũng sẽ làm giảm sự phong phú, đa dạng trong phổ sản phẩm. Nó sẽ làm giảm khả năng khai thác khách so với các hãng lữ hành khác. Bổ sung thêm các chương trình du lịch, đưa ra những tour mới lạ hấp dẫn khách là vấn đề cần thiết hiện nay.
KẾT LUẬN
Qua phân tích về nguồn lực công ty, những ảnh hưởng của môi trường đến tình hình hoạt động kinh doanh trong 4 năm vừa qua, ta có thể rút ra các nhận xét như sau:
Về nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân viên chính của công ty đều có trình độ Đại học, trẻ trung và năng động, có trình độ chuyên môn cao. Đây là điểm mạnh rất lớn của Trung tâm và sẽ không mấy khó khăn nếu Trung tâm triển khai thực hiện chương trình du lịch mạo hiểm vì với những con người năng động này họ sẽ nhanh chóng thích nghi và hoàn thành tốt công việc
Về nguồn lực tài chính: Trung tâm lữ hành Hội An là một trong những chi nhánh của Công ty cổ phẩn Du lịch – Dịch vụ Hội An – một công ty có thâm niên trong hoạt động du lịch và có nguồn lực tài chính vững mạnh trên thị trường miền Trung hiện nay. Đây sẽ là hậu phương vững mạnh cho Trung tâm về nguồn lực tài chính.
Về tình hình hoạt động: từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có rất nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả rất khả quan trong những năm gần đây (đặc biệt là 2007), tình hình khai thác khách tốt, có mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với những công ty giao khách ở 2 đầu đất nước… với thành tựu đó, Trung tâm hoàn toàn có khả năng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang những khía cạnh mới – tổ chức thực hiện các chương trình du lịch mạo hiểm.
Về những ảnh hưởng của môi trường: ngành du lịch Việt Nam đang phát triển vượt bậc nhờ sự phát triển kinh tế, lượng du khách đến Việt Nam ngày một gia tăng nhanh chóng. Điều này mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch. Hội An cũng là một trong những điểm thu hút du khách nhiều nhất. Tuy nhiên, các chương trình du lịch hiện nay ở Hội An không có gì mới mẻ đã khiến cho không ít du khách khi trở lại cảm thấy nhàm chán. Đưa ra những chương trình du lịch mới lạ đang là vấn đề cấp bách hiện nay ở Hội An.
Trong những loại hình du lịch mới có xu thế phát triển mạnh hiện nay thì loại hình du lịch mạo hiểm được Tổng cục du lịch quan tâm rất nhiều và khuyến khích phát triển. Hội An có những lợi thế về sông, núi, biển và các di sản văn hóa thế giới, đây là những yếu tố rất cần thiết để xây dựng một chương trình du lịch mạo hiểm, chính vì vậy, việc xây dựng một chương trình du lịch mạo hiểm ở Hội An là một điều hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
Chương III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Những căn cứ tiền đề
Những xu hướng phát triển du lịch hiện nay trên thế giới
Châu Á chiếm dần vị thế của châu Âu trên bản đồ du lịch
Trung Quốc chiếm vị trí số 1 trong danh sách những điểm du lịch “nóng” (đắt khách) nhất hành tinh, theo bình chọn của tạp chí Lonely Planet trong năm 2007. Trung Quốc cũng chiếm hàng đầu về hiệu quả của đồng đô la khi đi du lịch (số liệu của Hiệp hội các Nhà lữ hành Mỹ U.S.T.O.A.). U.S.T.O.A. chọn Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là điểm nóng du lịch trọn gói. Thứ 2 là Trung Quốc, Ấn Độ và Croatia cùng xếp vị trí thứ 3. “Du lịch trọn gói ở Đông Nam Á vượt lên vị trí đầu là nhờ những người xa xứ về thăm nhà và du lịch doanh nghiệp khi các nhà đầu tư đến đây để làm ăn” - Sandi Hughes, Phó chủ tịch công ty du lịch AAA Travel nói. Ngoài ra còn các du khách phương Tây quan tâm đến văn hóa, lịch sử và đền đài châu Á. “Sự suy yếu tiếp tục của đồng USD so với đồng Euro và đồng bảng Anh cũng tạo điều kiện cho du khách Mỹ tìm kiếm những điểm du lịch mới, thay cho các nước châu Âu truyền thống” - Rick Garlick, Giám đốc tư vấn chiến lược của tập đoàn nghiên cứu Maritz Hospitality Research Group nói.
Những nơi như Việt Nam, Campuchia đã đạt được vị trí nhất định trên bản đồ du lịch trong vài năm trở lại đây. Lượng công dân Mỹ chọn điểm đến du lịch là châu Á tăng 7% so với năm 2005 (số liệu của cơ quan du lịch thuộc Bộ Thương mại Mỹ) trong khi số công dân Mỹ đến châu Âu chỉ tăng có 4%. Pháp, Ý và Đức vẫn nằm trong danh sách top 10 điểm đến du lịch nước ngoài của người Mỹ. Nhưng số người du lịch đến Nhật, nước chiếm vị trí thứ 7, tăng đến 40%.
Du lịch hướng về cộng đồng và môi trường
Du lịch thời hiện đại còn mang tính nhân bản và bảo vệ môi trường. Theo thăm dò của Hiệp hội công nghiệp du lịch Mỹ có tên gọi "Tiếng nói của du khách" thì có đến 24% số người được hỏi ý kiến sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội khi đi du lịch. “Có những du khách sẵn sàng bỏ tiền ra để đến một thành phố, góp tay xây dựng lại sau một cơn bão hay thảm họa nào đó. Có người giúp trẻ mồ côi hay dạy tiếng Anh”. Những hoạt động xã hội được nhắc đến nhiều nhất là tham gia khắc phục hậu quả của thảm hoạ thiên nhiên, giúp đỡ trẻ mồ côi, dạy tiếng Anh… Do đó, năm 2006, công ty lữ hành Hiking của Mỹ đã bắt đầu tổ chức cho du khách ham thích mạo hiểm tham gia hoạt động xây dựng lại công viên quốc gia tại New Orleans (bị tàn phá nặng nề bởi bão Katrina). Tour du lịch Global Volunteers và Cross-Cultural Solutions thì chuyên giúp đỡ những cộng đồng nghèo hoặc lạc hậu trên thế giới. Ngoài các hoạt động mang tính cộng đồng, du lịch sinh thái cũng được quan tâm. Hơn một phần ba số người tham gia thăm dò trên mạng Internet do Viện Garlick tổ chức cho biết rất quan tâm đến các chương trình du lịch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, dự kiến sẽ xuất hiện một số du khách có yêu cầu sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, các nguồn năng lượng tự nhiên và không gây hại cho môi trường.
Sống trong một thế giới có ý thức môi trường ngày càng tăng thì du lịch sinh thái (du lịch xanh) đã trở thành điều bình thường. Có rất nhiều du khách ý thức được công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường khi chọn điểm đến. Họ sẵn sàng tẩy chay những nơi cò hành vi “ngược đãi” với môi trường và chấp nhận sử dụng những phương tiện không thải ra nhiều khí độc hại, cho dù có mất thêm thời gian. Có du khách chọn nghỉ tại những nơi có thức ăn làm từ nguyên liệu gieo trồng tại chỗ, hoặc sử dụng năng lượng điện lấy từ gió.
Những xu hướng du lịch “hot” nhất
Không còn hứng thú với những khu resort yên bình và những bữa buffet đơn điệu, du khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tot_nghiep_701.doc