Tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh trong công ty vật tư bưu điện I: Mục lục
Xây dựng chiến lược kinh doanh trong công ty Vật tư Bưu điện I
Lời mở đầu
Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng…, nền king tế thế giới đang viến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt đông. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang king tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Để hoà nhịp vào sự phát triển chung đó, mỗi doanh nghiệp đều có những bước chuyển mình, phải tự thân vận động để tìn ra hướng đi đúng. Đây là một bài toán không mấy dễ dàng mà doanh nghiệp nào cũng có thể tìn ra được. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài ngành.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm tòi v...
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh trong công ty vật tư bưu điện I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Xây dựng chiến lược kinh doanh trong công ty Vật tư Bưu điện I
Lời mở đầu
Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng…, nền king tế thế giới đang viến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt đông. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang king tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Để hoà nhịp vào sự phát triển chung đó, mỗi doanh nghiệp đều có những bước chuyển mình, phải tự thân vận động để tìn ra hướng đi đúng. Đây là một bài toán không mấy dễ dàng mà doanh nghiệp nào cũng có thể tìn ra được. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài ngành.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm tòi và đưa ra các giải pháp tối ưu, chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời để bắt nhịp cùng với sự phát triển của kinh tế quốc gia cũng như thế giới. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận, càng nhiều càng tốt, để chiếm lĩnh thị phần và mở rộng. Sự tồn tại hay phá sản của công ty đều do sự lãnh đạo tốt hay kém điều đó thể hiện thông qua kết quả kinh doanh mà công ty đạt được. Đó là kết quả của công tác quản lí chiến lược.
Cùng với sự phát triển của những nghành kinh tế khác, ngành Bưu chính viễn thông cũng đang nhanh chóng điều chỉnh chiến lược của chính mình cho phù hợp với những đòi hỏi và yêu cầu của thị trường. Công ty vật tư Bưu điện I được sự thành lập với chức năng nhập khẩu thiết bị vật tư bưu điện phục vụ đắc lực cho ngành Bưu chính viễn thông. Trong thời gian qua công ty luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình đồng thời giúp cho sự phát triển chung của toàn ngành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Quý công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được thưc tập tại công ty và cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết hoàn thành chuyên đề này.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh trong công ty.
Chương II: Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư Bưu Điện I.
Chương III: Đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty Vật tư Bưu Điện
chương I: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh trong công ty.
Tổng quan về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh.
1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh được ví như là bánh lái của con tầu để nó vượt được trùng khơi về đúng đích, nó còn được ví như "cơn gió" giúp cho " diều" bay lên cao mãi. Thực tế những bài học thành công và thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có những tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng nhờ có chiến lựoc kinh doanh tối ưu và ngược lại cũng có những tỷ phú. do sai lầm trong đường lối kinh doanh của mình đã phải trao lại cơ ngơi cho địch thủ của mình trong thời gian ngắn. Sự đóng cửa của những công ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, thực sự phụ thuộc một phần đáng kể vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.
Chiến lược kinh doanh được hiểu một cách chung nhất là phương thức để thực hiện mục tiêu. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ theo góc độ và khía cạnh nghiên cứu mà ta có thể đưa ra một số quan niệm về chiến lược kinh doanh như sau:
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được coi như là một bản kế hoạch thống nhất, toàn diện mang tính chất phối hợp nhằm đảm bảo cho những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện. Điều này có nghĩa là chiến lược kinh doanh của một tổ chức là kết quả của một quá trình hợp lý, đưa ra những bản kế hoạch cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp đồng thời lựa chọn tiến trình hành động phân bổ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu đó.
Theo M. Porter cho rằng: " Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh".
Cũng có người đưa ra định nghĩa chiến lược kinh doanh là một cách thức theo đó một doanh nghiệp cố gắng thực sự để có một sự khác biệt rõ ràng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh, để tận dụng những sức mạnh tổng hợp của mình để thoả mãn một cách tốt hơn, đa dạng hơn, đúng với thị hiếu của khách hàng
Có một cách tiếp cận khá phổ biến hiện nay là: " chiến lược kinh doanh đó là tập hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái cao hơn về chất."
Theo cách tiếp cận hiện đại, chiến lược kinh doanh không nhất thiết phải gắn liền với kế hoạch hoá hợp lý mà nó là một trong những dạng thức nào đó trong chuỗi quyết định và hoạt động của công ty dạng thức này là sự kết hơp yếu tố có dự định từ trước và các yếu tố không dự định từ trước.
Qua các khái niệm trên ta thấy bản chất của chiến lược bao giờ cũng đề cập đến mục tiêu và giải pháp thực hiện mục tiêu trong khoảng thời gian dài. Nhìn chung các chiến lược kinh doanh đều bao hàm và phản ánh các vấn đề sau:
+ Mục tiêu chiến lược
+ Thời gian thực hiện
+ Quá trình ra quyết định chiến lược
+ Nhân tố môi trường cạnh tranh
+ Lợi thế và yếu điểm của doanh nghiệp
2. Vai trò và nội dung của chiến lược kinh doanh
2.1 Vai trò:
Chiến lược kinh doanh có vai trò định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, nó tạo ra những cái đích và vạch ra con đường để đi tới đó. Nó là sự kết hợp giữa quá trình đánh giá các nhân tố bên ngoài với yếu tố bên trong doanh nghiệp, quyết định những hành động nhằm tận dụng cơ hội bên ngoài bằng những ưu điểm của tổ chức, hạn chế bớt ảnh hưởng từ những nguy cơ thách thức, khắc phục những yếu điểm, tạo ra lợi thế trong quá trình cạnh tranh. Mặt khác, chiến lược kinh doanh là chất keo gắng kết các nhân viên trong tổ chức, nó làm cơ sở cho hoạt động của các thành viên tạo nên sự thống nhất trong hành động, một sức mạnh to lớn thúc đẩy doanh nghiệp tới thành công.
2.2 Nội dung
Một chiến lược kinh doanh được cấu thành từ những yếu tố sau đây:
+ Quy mô hay lĩnh vực hoạt động trong đó doanh nghiệp nỗ lực đạt được những mục tiêu của nó.
+ Những kỹ năng và nguồn lực của doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu. Đây được coi là những khả năng đặc thù của doanh nghiệp.
+ Những lợi thế mà doanh nghiệp mong muốn có để chiến thắng đổi thủ cạnh tranh trong việc bài trí sử dụng những khả năng đặc thù của nó như : kỹ năng nguồn lực.
+ Kết qủa thu được từ cách thức mà doanh nghiệp sử dụng khai thác những khả năng đặc thù của nó. Chiếc chìa khoá cho sự thành công của doanh nghiệp nằm ở giai đoạn này, quá trình lựa chọn một số yếu tố quan hệ nào đó để dựa vào đó doanh nghiệp phân biệt mình với các doanh nghiệp khác.
3. Phân loại chiến lược kinh doanh
Có rất nhiều cách phân loại chiến lược kinh doanh, tuỳ từng khía cạnh và góc độ nghiên cứu mà có những cách phân loại khác nhau, dưới đây là một trong những cách phân loại đó:
3.1 Chiến lược cấp Doanh nghiệp (công ty)
Chiến lược cấp công ty là chiến lược bao trùm toàn bộ các chương trình hành động nhằm mục đích xác định:
+ Những ngành nghề kinh doanh nào đừng nên tham gia kinh doanh
+ Xác định kế hoạch phối hợp và phân bổ các nguồn lực giữa các lĩnh vực kinh doanh.
+ Dựa vào kỹ thuật phân tích để đánh giá khả năng thực hiện chiến lược xem xét các chiến lược đang theo đuổi có phù hợp với bối cảnh hoạt động của công ty.
+ Hiện thực hoá nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu chính
Chiến lược cấp công ty có thể là:
Chiến lược tập trung
Chiến lược hội nhập theo chiều dọc
Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
Ngoài những chiến lược trên thì còn có các chiến lược như: Chiến lược cắt giảm, chiến lược liên doanh liên kết, chiến lược ổn định, chiến lược thôn tính.
Yều cầu của chiến lược cấp công ty:
_Phải đạt được sự cân bằng giữa các lĩnh vực kinh doanh
_Phải có chiến lược thích hợp cho từng đơn vị kinh doanh trong dài hạn
3.2 Chiến lược cấp doanh nghiệp bộ phận( Hay đơn vị kinh doanh)
Xác định xem công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với những đối thủ cạnh tranh trong ngành. Mỗi một đơn vị doanh nghiệp có thể được tổ chức như một đơn vị kinh doanh chiến lược(SBU_ Strategy Business Unit) chuyên kinh doanh một nhóm sản phẩm dịch vụ tương tự nhau. Ban quản trị cấp cao của công ty thường coi mỗi SBU như là một đơn vị tương đối độc lập có quyền phát triển chiến lược riêng cho mình để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp công ty.
Yều cầu:
Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong ngành mà nó đang hoạt động
Tìm ra sản phẩm và thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng của công ty
3.3 Chiến lược chức năng
Chiến lược này tìm cách sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có nhằm bổ trợ cho việc thực hiện chiến lược cấp doanh nghiệp và chiến lược cấp công ty. Nó bao gồm các chiến lược sau: Chiến lược Marketing, chiến lược nghiên cứu và phát triển , chiến lược vật tư,...
Chú ý: Ba cấp chiến lược trên hợp thành hệ thống chiến lược của công ty kinh doanh đa ngành, trong đó chiến lược cấp thấp hơn bị giới hạn bởi chiến lược cấp trên trực tiếp. Cho nên chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần được phối hợp để đảm bảo sự thành công trên bình diện cả công ty. Do đó, chiến lược cấp dưới hoạch định phải phù hợp với chiến lược cấp trên, hơn nữa nó là bước triển khai của chiến lược cấp trên.
Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh.
Hoạch định chiến lược kinh doanh là giai đoạn đầu tiên trong ba giai đoạn của quản trị chiến lược. Đó là quá trình sử dụng các phương pháp công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ xác định.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quy trình hoạch định chiến lược. Có tác giả chia quy trình hoạch định chiến lược thành nhiều bước, cũng có tác giả quan niệm quy trình hoạch định chiến lược chỉ có ít bứơc. Thực chất khác biệt về các quan niệm chỉ là ở phạm vi xác định công việc cần tiến hành để hoạch định chiến lược.
Quy trình 3 giai đoạn xây dựng chiến lược:
Hình 1.1 Quy trình xây dựng chiến lược theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Bảng đánh giá các yếu tố bên tron(IFE)
Giai đoạn 2
Bảng nguy cơ, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu
Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động
Ma trận Boston (BCG)
Bảng bên trong, bên ngoài (IFE)
Ma trận chiến lược chính
Giai đoạn 3
Giai đoạn 1: Xác lập hệ thống thông tin, số liệu tình hình từ môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp làm cơ sở cho xây dựng chiến lược. Có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích đã được tổng kết như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh,...
Giai đoạn 2: Phân tích xác định các kết hợp giữa thời cơ, cơ hội, đe doạ,...của môi trường kinh doanh với các điểm mạnh, điểm yếu,... của doanh nghiệp để thiết lập các kết hợp có thể làm cơ sở xây dựng các phương án chiến lược của doanh nghiệp. Các kỹ thuật phân tích sử dụng là ma trận SWTO, ma trận BCG,....
Giai đoạn 3: Xác định các phương án, đánh giá, lựa chọn và quyết định chiến lược. Từ các kết hợp ở giai đoạn 2, lựa chọn hình thành các phương án chiến lược. Đánh giá và lựa chọn theo các mục tiêu ưu tiên.
Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh quốc tế
Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới:
Trước đây cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế đóng, hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi đó ít chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tees thị trường mang tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một hệ thống mở của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế mà trước hết là những thay đổi chính trị thế giới.
Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là các quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực như vấn đề toàn cầu hoá hình thành, mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước đa phương và song phương, giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và từng khu vực.
Các quy định luật pháp của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế:
Luật pháp của mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh của nước đó. Các quy định luật pháp của mỗi nước tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh của nước đó.
Môi trường kinh doanh quốc tế và từng khu vực lại phục thuộc vào luật pháp và các thông lệ quốc tế. Việt Nam là một thành viên của ASEAN, tham gia vào các thoả thuận này vừa tạo nhiều cơ hội mới và cũng vừa xuất hiện nhiều nguy cơ, đe doạ hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế
Các yếu tố kinh tế như : Mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới( GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng năm,...) khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới và các thay đổi trong quan hệ mua bán quốc tế,... đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hoá toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ tác động trực tiếp đến cả việc sử dụng các yếu tố đầu vào, năng suất, chất lượng, giá thành,...nên là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp.
ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá_xã hội của đất nước
Mỗi nước đều có một nền văn hoá riêng và xu thế toàn cầu hoá tạo ra phản ứng giữ gìn bản sắc văn hoá của từng nước. Bản sắcvăn hoá dân tộc ảnh hưởng trực tiếp trước hết đến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với nước mà họ quan hệ. Mặt khác, văn hoá dân tộc còn tác động đến hành vi của các nhà kinh doanh, chính trị, chuyên môn,... của nước sở tại. điều này buộc các doanh nghiệp buôn bán với họ phải chấp nhận và thích nghi.
Môi trường kinh tế quốc dân
Các áp lực về kinh tế
4 yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô quan trọng nhất là: Tỷ lệ phát triển kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ phát triển kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP hay GNP. Tốc độ tăng trưởng càng cao chứng tỏ rằng sức sản xuất và tiêu dùng trong nước càng lớn, áp lực cạnh tranh giảm và ngược lại.
Lãi suất : Sự tăng giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu lãi suất cao thì người dân có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng và doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm để có chiến lược đầu tư vốn cho phù hợp.
Tỷ giá hối đoái: Đặc biệt tác động mạnh đến các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu . Tỷ giá hối đoái cao làm giảm giá trị đồng nội tệ, tăng cường xuất khẩu và ngược lại.
Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi xuất tăng và làm cho đầu tư bị ngừng trệ.
Các áp lực thể chế pháp lý
Tác lực thể chế pháp lý bao gồm khung pháp lý, cácluật lệ và quy định là khuôn khổ, cơ sở cho hoạt động kinh doanh và tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Sự thay đổi luật có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các áp lực từ phía xã hội
Tác lực xã hội bao gồm: Tốc độ tăng dân cư, phân bố dân cư, phân cấp tầng lớp trong xã hội,... Sự thay đổi của các tác lực này cũng tạo nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp nhưng sự thay đổi này diễn ra rất chậm chạp nên rất khó nhận biết.
Thay đổi công nghệ
Đây là tác lực ảnh hưởng rõ rệt và sâu sắc đến doanh nghiệp. Sự thay đổi công nghệ mới sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên lỗi thời và lạc hậu. Đây là vấn đề thực sự khó khăn khi quốc tế hoá nền kinh tế diễn ra ngày càng nhanh và mạnh mẽ trong khi Việt Nam lại tụt hậu so với các nước phát triển hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm.
Các nhân tố tự nhiên
Nó bao gồm các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên: Khí hậu, đất đai, địa hình, tài nguyên, khoáng sản,... Tác lực tự nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu hoạt động kinh doanh, năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,... Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động điều này cũng gây không ít phiền toái cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường cạnh tranh ngành
Thông qua mô hình năm lực lượng của M. Porter xây dựng nhằm phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe doạ với doanh nghiệp.
Các đối thủ tiềm tàng
Bao gồm những công ty hiện tại không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm tàng cao hay thấp được xác định thông qua " Hàng rào gia nhập ". Các yếu tố ảnh hưởng đến "hàng rào gia nhập" bao gồm:
_ Tính kinh tế của quy mô: Nếu có tính kinh tế của qui mô đáng kể thì một doanh nghiệp đang cân nhắc xem có gia nhập ngành hay không hoặc là xây dựng một phần thị phần ngày lập tức để đạt được quy mô cần thiết đảm bảo có chi phí thấp hoặc là chịu chi cao hơn các doanh nghiệp đang tồn tại. Do đó tính kinh tế của quy mô là nguồn gốc quan trọng của hàng rào gia nhập.
_ Sự khác biệt của sản phẩm và lòng trung thành với nhãn hiệu hàng: Nếu các doanh nghiệp đang tồn tại đã gây dựng được lòng trung thành của người mua đối với sản phẩm của họ thì người gia nhập mới sẽ đầu tư rất nhiều và sẽ mạo hiểm vào việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng để vượt qua lòng trung thành đó. Nếu sự gia nhập thất bại thì các khoản đầu tư đó là không có giá trị.
_ Đòi hỏi về vốn: Trong một số ngành , nếu muốn gia nhập cần phải có một lượng vốn rất lớn. Khi mà thị trường vốn hoạt động tốt, vốn sẵn có thì việc gia nhập được xem là một công việc mạo hiểm và người đầu tư đòi hỏi lãi suất cao để thuyết phục họ chấp nhận rủi ro.
_ Chi phí chuyển đổi với người mua: Nếu khách hàng phải chịu chi phí cao khi chuyển từ người cung ứng này sang người cung ứng khác thì họ sẽ không sẵn sàng thay đổi người cung ứng và những người gia nhập mới khó thành công nếu không đầu tư nhiều để giúp khách hàng vượt qua những chi phí chuyển này.
_ Có được các kênh phân phối: Người gia nhập mới nhất thiết phải lập các kênh phân phối riêng cho mình, thuyết phục những người bán buôn và bán lẻ giữ và bán hàng của mình cùng hoạch ưu tiên hơn sản phẩm của các sản phẩm của các doanh nghiệp đang tồn tại. Nếu các doanh nghiệp đang tồn tại đã xây dựng được các mối quan hệ tốt với các kênh phân phối thì người gia nhập mới khó mà đạt được các kênh đó hoặc đạt được với chi phí cao.
_ Lợi thế chi phí tuyệt đối: Một trong các nguồn gốc chung nhất của các hàng rào gia nhập là sự tồn tại của lợi thế chi phí tuyệt đối, nghĩa là các doanh nghiệp đang ở trong ngành có chi phí thấp hơn của những người mới gia nhập. Nếu có lợi thế này thì các doanh nghiệp đang ở trong ngành luôn luôn có khả năng giảm giá của mình đến mức mà những người gia nhập mới không thể tồn tại được, điều đó giảm ý muốn gia nhập.
_ Chính sách của chính phủ: ở một số nước thì chính sách của chinhs phủ tạo ra hàng rào gia nhập như là cấp giấy phép
Mối đe doạ của sản phẩm thay thế
Nếu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế đó nếu các doanh nghiệp đang tồn tại đặt giá cao. Vì thế mối đe doạ của các sản phẩm thay thế là một lượng thị trường quan trọng tạo ra giới hạn đối với các mức giá mà các doanh nghiệp đặt ra, Tầm quan trọng của mối đe doạ này phụ thuộc và ba yếu tố sau:
_Giá và công dụng tương đối của các sản phẩm thay thế:
Nếu các sản phẩm thay thế mà sẵn có và công dụng tương tự ở cùng một mức giá thì mối đe doạ của các sản phẩm thay thế là rất mạnh. Ngược lại, nếu các sản phẩm thay thế mà đắt hơn và có công dụng kém hơn thì đe doạ sẽ hơn nhiều.
_ Chi phí chuyển đối với kế hoạch khách hàng: Yếu tố này đã được đề cập ở trên như một nguồn gốc của hàng rào gia nhập và nó cũng xác định mối thay thế.
_ Khuynh hướng thay thế của người mua: Nếu khách hàng ít nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm thay thế và kế hoạch thì họ không thích chuyển người cung ứng thì mối đe doạ thay thế sẽ giảm.
Các công ty cạnh tranh
Các công ty cạnh tranh là các công ty hiện tại đang cạnh tranh trực tiếp với nhau trong cùng ngành nghề kinh doanh. Có hai yếu tố quan trọng tạo nên mức độ cạnh tranh giữa các công ty:
_ Cơ cấu cạnh tranh: Cơ cấu cạnh tranh là sự phân bố lực lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh. Một cơ cấu phân tán manh mún dễ phát sinh cạnh tranh hơn là một cơ cấu hợp nhất. Đặc trưng của cạnh tranh trong cơ cấu phân tán là về giá cả trong khi ở cơ cấu hợp nhất đặc trưng của nó là cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã.
_ Tình hình nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường càng tăng làm giảm áp lực cạnh tranh và ngược lại.
Sức mạnh của người mua
Sức mạnh của người mua phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản :
_ Độ nhạy cảm đối với giá: Về bản chất độ nhạy cảm đối với giá chính là co dãn của cầu mặc dù vậy trong phân tích của Porter ông cũng không lượng hoá nó. Độ nhạy cảm đối với giá là hàm số của:
+Lượng mua của ngành là một phần của tổng lượng mua: Nếu sản phẩm của ngành tạo nên một phần không đáng kể trong tổng lượng mua của những người sử dụng thì họ có xu hướng không nhạy cảm đối với giá, như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí của họ, ngược lại nếu sản phẩm tạo nên một phần đáng kể trong tổng lượng mua của người mua thì họ sẽ thận trọng hơn đối với giá.
+ Những khác biệt của sản phẩm và sự xác định nhãn mác hàng: cả hai yếu tố đều làm giảm độ nhạy cảm .
+ ảnh hưởng của sản phẩm của ngành đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng: Nếu sản phẩm của ngành là yếu tố then chốt trong việc duy trì chất lượng sản phẩm của khách hàng thì chắc chắn họ không nhạy cảm đối với giá.
+ Tỷ lệ lợi nhuận của khách hàng: Những khách hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ ít nhậy cảm đối với giá.
+ Động cơ của người ra quyết định: Những người quản lý chịu trách nhiệm về mua hàng có thể có nhiều động cơ khác nhau, một số động cơ khuyến khích hơn nhạy cảm với giá, một số khác lại khuyến khích họ chú ý hơn đến các yếu tố khác như việc giao hàng và chất lượng.
_ Về mặc cả chịu: Mức độ của người mua có thể thực hiện việc mặc cả chịu cũng phụ thuộc vào một số danh mục các yếu tố:
+ Sự tập trung của người mua và dung lượng của người mua:Những người mua mà tập trung và mua dung lượng càng lớn thì sẽ có khả năng chịu nhiều hơn.
+ Chi phí chuyển của người mua: Nếu chi phí chuyển của người mua cao thì họ sẽ ít khả năng chịu hơn, vì họ sợ rằng công việc kinh doanh cảu họ ở nơi khác sẽ có độ tin cậy thấp hơn.
+ Thông tin người mua: Người mua được thông tin tốt sẽ có nhiều khả năng chịu hơn.
+ Mối đe doạ của việc người mua liên kế dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu: Nếu người mua có khả năng đe doạ gia nhập ngành bằng việc liên kết dọc ngược thì họ sẽ có khả năng chịu lớn hơn.
+ Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế: Nếu có các sản phẩm thay thế được cho các sản phẩm của ngành ở mức độ cao thì người mua sẽ có khả năng mặc cả chịu lớn hơn.
Sức mạnh của nhà cung ứng
Nhà cung ứng là người đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp nhà cung ứng cũng là một đe doạ cho doanh nghiệp. Khả năng này được đo bằng khả năng phụ thuộc của doanh nghiệp.
Sức mạnh của nhà cung ứng được xác định bởi các yếu tố sau:
+ Sự khác biệt của đầu vào
+ Chi phí của việc chuyển sang người cung ứng khác: Nếu chi phí này càng cao thì nhà cung ứng có thể tương đối mạnh
+ Sự sẵn có của các đầu vào thay thế: Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của nhà cung ứng sễ giảm.
Tầm quan trọng của dung lượng đối với những người như cung ứng
+Chi phí tương đối so với tổng chi phí mua của ngành
+ ảnh hưởng của các đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt sản phẩm
` + Mối đe doạ của việc liên kết xuôi của những nhà cung ứng
Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi:
Sau khi phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp rút ra được những cơ hội( Opportunities_O) và đe doạ (Threats_T) chủ yếu nhất ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, để xác định xem trong hàng loạt các nhân tố trên thì nhân tố nào có tác động và ảnh hưởng lớn nhất, bé nhất sắp xếp chúng theo mức độ tác động để từ đó tập trung mọi nguồn lực theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện điểu này.
Hình 1.2 Bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố môi trường bên ngoài
Mức độ quan trọng của nhân tố đối với ngành
Mức độ tác động của nhân tố đối với DN
Xu hướng tác động
Số điểm Tổng hợp
(1)
(2)
(4)
(5)
(6)
1..............
2..............
3............
.....
Tiến trình xây dựng Bảng EFE bao gồm các bước sau:
_ Cột 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu có vai trò quan trọng nhất theo quan niệm của doanh nghiệp.
_ Cột 2: Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố môi trường bên ngoài đối với ngành sản xuất. Phương pháp đánh giá là phương pháp cho điểm. Thang điểm đánh giá theo 3 mức: cao=3, trung bình=2, thấp =1.
_Cột 3: Xác định mức độ tác động của từng yếu tố môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá là phương pháp cho điểm. Thang điểm đánh giá theo 4 mức: nhiều=3, trung bình=2, ít=1, không tác động=0
_ Cột 4: Xác định tính chất tác động của từng nhân tố theo hai hướng: Nếu nhân tố đó tác động tích cực thì biểu diễn bởi dấu(+), còn nếu nhân tố đó tác động tiêu cực thì biểu diễn dấu (-).
_ Cột 5: Xác định điểm của từng yếu tố, lấy điểm của cột (2) nhân với điểm của cột (3) và lấy dấu cột (4).
Qua biểu tổng hợp có thể xác định được thứ tự của các cơ hội cũng như đe doạ làm cơ sở hoạch định chiến lược.
Phân tích và đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố sản xuất
Sản xuất là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là một trong những lĩnh vực hoạt đọng chính yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới sự thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác.
Ta hãy xem xét những ảnh hưởng tích cực của việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương đối cao với giá thành tương đối thấp. Bộ phận Marketing có lợi vì sản phẩm có chất lượng tốt giá lại tương đối rẻ thường dễ bán hơn. Bộ phận tài chính cũng nhẹ gánh hơn vì các phương tiện sản xuất hữu hiệu tạo ra điều kiện tiết kiệm được nguồn tài chính. Khâu sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến bộ phận chức năng về nhân lực. Ngược lại, nếu sản xuất yếu kém thì hàng sản xuất ra có thể không bán được tất yếu dẫn đến thất thoát về tài chính gây nên thái độ thờ ơ trong nhân viên.
Các yếu tố tài chính kế toán
Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng một nhân viên phụ trách toàn bộ các vấn đề tài chính và kiêm thêm làm kế toán viên người giữ sổ sách kế toán, nhà quản trị hoặc nhà tài chính; Các doanh nghiệp lớn có thể tổ chức nhiều phòng như phòng tài chính, phòng kế toán. phòng thanh tra kiểm ngân,....
Cũng như lĩnh vựu khác lĩnh vực tài chính có trách nhiệm chính liên quan đến các nguồn lực như:
+Việc tìm kiếm các nguồn lực bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn tiền.
+ Việc kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính thuộc trách nhiệm của bộ phận tài chính.
Yếu tố marketing
Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc đào tạo duy trì mối quan hệ và trao đổi với khách theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nới chung nhiệm vụ của công tác quản trị Marketing là điều chỉnh mức độ , thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.
Nghiên cứu và phát triển
Chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá về trình độ kỹ thuật và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Phân tích khả năng tìm tòi và sáng tạo trong việc cải tiến sản phẩm cũ. phát triển sản phẩm mới... nhằm tạo ra ứu thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin
Trong thời đại ngày nay, thông tin vô cùng quan trọng. Đối với các nhà quản trị, đầu vào là các thông tin và đầu ra là các quyết định kinh doanh. Phân tích hệ thống thông tin về các mặt, công tác thu thập,xử lý và lưu trữ thông tin cho doanh nghiệp. Đánh giá hệ thống thông tin quản trị MIS ( Management Information System) của doanh nghiệp về khối lượng thông tin cập nhật, tốc độ xử lý thông tin, mức độ chính xác, khả năng tổng hợp và phân tích,... Kiểm tra và thiết lập hệ thống thông tin chiến lược SIS (Strategic Information System) cho doanh nghiệp.
Văn hoá tổ chức
Nền nếp văn hoá của công ty là tổng hợp các kinh nghiệp, cá tính và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phương cách ứng xử của công ty nhất là trong mối quan hệ môi trường xung quanh. Nền nếp văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp vô cùng quan trọng, nó tạo ra mối liên kết và gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm và tận tuỵ với công việc. Phân tích nền nếp văn hoá của doanh nghiệp trên các mặt ; các chế độ với công nhân viên, tinh thần và thái độ lao động , tính kỷ luật và nôi qui làm việc
Việc liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu trong doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó mà chúng ta cần phân tích mối liên hệ giữa chúng, đánh giá mức độ quan trọng và cường độ tác động của các yếu tố đó vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này người ta xây dựng Bảng đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).
Hình 1.3 Bảng đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng của nhân tố đối với ngành
Mức độ tác động của nhân tố đối với DN
Xu hướng tác động
Số điểm quan trọng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1.....
2.....
......
Xây dựng hệ thống mục tiêu
Có thể phân chia hệ thống mục tiêu thành hai loại đó là hệ thống mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong đó mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn được định nghĩa theo khoảng thời gian của một chu kỳ quyết định cụ thể thông thường của hãng. Chu kỳ quyết định là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện trọn vẹn một quyết định.
Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dài hạn là các kết quả mong muốn được để ra trong một thời gian tương đối dài. Như đã nói ở trên số năm cụ thể có thể khác nhau nhưng nhìn chung thường dài hơn một chu kỳ quyết đinh. Các mục tiêu dài hạn thường được ấn đình theo 7 lĩnh vực chủ yếu sau đây:
+ Mức lợi nhuận
+ Năng suất
+ Vị thế cạnh tranh
+ Phát triển việc làm
+Quan hệ giữa công nhân viên
+ Vị trí dẫn đầu về công nghệ
+ Trách nhiệm trước công luận
Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và phải nêu ra được các kết quả đạt được một cách chi tiết. Chẳng hạn, đầu tư 10% tổng doanh thu cho công tác nghiên cứu và phát triển hay cải thiện sức cạnh tranh về giá thành,....
Xác định các phương án chiến lược trên cơ sở tổng hợp phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu
Thông qua hai bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh đã được xắp xếp được xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố; nhưng vì mỗi cơ hội,nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu có thể xẩy ra trong twong lai với các độ chắc chắn khác nhau vì vậy việc đánh giá cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu của bản thân doanh nghịêp và gắn chúng với khả năng xuất hiện trong thời kỳ chiến lược.
Đánh giá thứ tự ưu tiên các cơ hội
Bảng 2.8 Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội.
Cao
TB
Thấp
Xác xuất có
thể tận dụng
cơ hội.
Cao TB Thấp
Tác động của cơ hội
ưu tiên cao ưu tiên TB ít ưu tiên
Ma trận đánh giá thứ tự ưu tiên các nguy cơ
Bảng 2.9 Ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ
Cao
TB
Thấp
Xác xuất xảy ra nguy cơ
Tác động của nguy cơ
ưu tiên cao ưu tiên TB ít ưu tiên
Hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở phân tích cơ hội, nguy cơ, mạnh yếu
Dựa trên các kết quả phân tích các yếu tố trong môi trường ngoại vi và nội vi, doanh nghiệp cần phải kết hợp chúng lại trong quan hệ tác động lẫn nhau hình thành nên những nguy cơ và đe doạ, những điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó căn cứ vào nguồn lực hiẹn có và tiềm năng của doanh nghiệp mà hình thành các phương án chiến lược thích hợp. Phương pháp phân tích ma trận SWOT/TOWS sẽ giúp doanh nghiệp các chiến lược khả dĩ có thể lựa chọn chức không cho doanh nghiệp biết chiến lược nào tối ưu nhất, nên thực thi nhất.
+ Những điểm mạnh_ Strengths(S). Những cơ hội _Opportunities(O)
+ Những điểm yếu_ Weakneses(W). Những đe doạ_Theats(T)
Thiết lập ma trận SWOT/TOWS cần được thực hiện qua 8 bước sau:
Bước 1 :Liệt kê các cơ hội chủ yếu bên ngoài.
Bước 2 : Liệt kê các mối đe doạ chủ yếu bên ngoài
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp
Bước 4 : Liệt kê các điểm yếu tiêu biểu trong công ty
Bước 5 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên trong ngoài để xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy hiểm mạnh để tận dụng cơ hội
Bước 6: Kết họp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng tận dụng cơ hội
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và để xuất phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh đối phó với nguy cơ đe doạ bên ngoài.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài đề xuất phương án chiến lược WT phù hợp. Chiến lược này nhằm tối thiểu hoá tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe doạ từ bên ngoài.
Ma trận cơ hội- nguy cơ/ điểm mạnh- điểm yếu (SWOT)
Các yếu tố nội bộ DN
Các yếu tố môi trường KD
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
Cơ hội (O)
OS
OW
Đe doạ (T)
TS
TW
Phân tích và lựa chọn chiến lược tối ưu
Trục tung của ma trận BCG biểu thị tỷ lệ phần trăm tăng trưởng doanh số hàng năm của mỗi ngành kinh doanh. Điểm giữa của trục tung đặt vị trí 10 % hàm ý tỷ kệ tăng trưởng trên 10% được coi là tương đối cao, dưới 10% được coi là thấp.
Trục hoành biểu thị thị phần tương đơi của mỗi BSU của công ty so với đối thủ đứng đầu mỗi ngành. Điểm giữa của trục hoành đặt vị trí 0.5 tượng trưng cho SBU chiếm phân nửa thị phần của công ty đang dẫn đầu ngành.
Bảng Ma trận BCG
Nghi vấn
Khả quan
Cao
Báo động
Sinh lời
Cao
Khả quan( stars): Là những SBU ở vị thế hàng đầu trong danh mục vốn đầu tư có thị phần lớn và nằm trong ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao. Các ngôi sao có quá trình phát triển tốt có thể dùng doanh lợi để tái đầu tư phát triển mạnh và phải duy trì một nguồn kinh phí lớn để củng cố vị thế dẫn đầu thị trường.
Nghi vấn : Là những SBU yếu kém trong điều kiện cạnh tranh có thị phần thấp. Tuy nhiên, chúng năm trong ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao nên có nhiều cơ hội ở ô khả quan . Các đơn vị kinh doanh ở ô nghi vấn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.
Sinh lời : Là những SBU nằm trong ngành kinh doanh có mức tăng trưởng thấp lại chiếm lĩnh thị phần tương đối cao so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Sinh lợi có ưu thế cạnh tranh mạnh trong ngành kinh doanh ổn định hoặc bão hoà.
báo động : Là các SBU nằm trong ngành tăng trưởng thấp có thị phần nhỏ. Vì nằm trong lĩnh vực kinh doanh kém hấp dẫn nên mang lại ít lợi nhuận cho công ty. Đây là khu vực đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nhưng lại không có triển vọng tăng doanh lợi trong tương lai.
Dựa trên việc so sánh các SBU, kỹ thuật BCG cho phép triển khai các mục đều tăng trưởng dài hạn cho từng SBU như sau:
Dùng doanh lợi của các SBU "Sinh lời"để yểm trợ cho các SBU" Nghi vấn" và củng cố cho các SBU "Khả quan ".
Mạnh dạn loại bỏ các SBU "Nghi vấn" Nếu quá trình hình thành của chúng hứa hẹn ít triển vọng tăng trưởng về doanh lợi.
Dùng chiến lược xuất ngành đối với các SBU" Báo động " càng nhanh càng tốt bằng các biện pháp gặt hái nhanh thị phần hoặc thanh lý.
Nếu công ty thiếu các SBU " sinh lợi", "Khả quan", hoặc "Nghi vấn " thì cần phải lưu ý đến các chiến lược giảm bớt chi tiêu để tạo ra một cơ cấu danh mục đầu tư cân đối hơn chứa đựng đầu đủ các" Khả quan ", "Nghi vấn" để đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh của công ty đồng thời có đủ số " sinh lợi" giúp cho công ty phát triển doanh lợi nhằm hỗ trợ kinh phí đầu tư tăng cường cho các " Khả quan " và "Nghi vấn".
Chương II: Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư thiết bị Bưu Điện I.
Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty vật tư bưu điện I.
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty vật tư bưu điện là một doanh nghiệp nhà nước là đơn vị hạch toán độc lập thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam và là một trong hai đơn vị kinh doanh vật tư chuyên nghành (đơn vị còn lại là công ty vật tư bưu điện II tại thành phố hồ chí minh ). Công ty được thành lập từ sự nhập của hai đơn vị.
* Công ty vật tư bưu điện thành lập 21/06/1990.
* Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông :thành lập 06/04/1987.
Trong đó:
Công ty vật tư bưu điện trước đó là cục vật tư bưu điện thành lập 14/1/1978theo quyết định số 564/QĐ của tổng cục bưu điện việt nam. Ngày 21/06/1978 tổng cục có quyết định số 1074/QĐ giải thể cục vật tư bưu điện thành lập công ty vật tư bưu điện có chức năng cung cấp vật tư, thiết bị thông tin cho toàn nghành bưu điện.
Công ty dịch vụ bưu chính viễn thông việt nam được thành lập 6/4/1987 theo quyết định số 564/QĐ của tổng cục bưu điện.
Ngày 30/03/1990 tổng cục bưu điện ra quyết định số 372/QĐ-TCCB hợp nhất công ty vật tư bưu điện và công ty dịch vụ kỹ thuật bưu chính viễn thông việt nam thành công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu vật tư bưu điện gọi tắt là công ty dịch vụ kỹ thuật bưu điện. Tên quốc tế là: post&telecomunicatior equipment import-export service corporation.
Ngày 3/4/1990 Tổng cục bưu điện ra quyết định số 398/QĐ-TCCB quy định về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý tổ chức cán bộ cho công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện.
Ngày 4/41990 tổng cục bưu điện ra quyết định số428/QĐ-TCCB-LĐLĐ phê duyệt bản điều lệ tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kỹ tthuaaichvaf xuất nhập khẩu trực tiếp của công ty dịch vụ vật tư kỹ thuật bưu diện.
Ngày 9/9/1996 tổng cục bưu điện có quyết định đổi tên công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện.
Công ty được phép thực hiện mọi hoạt động kinh doanh có quyết định trong đăng ký kinh doanh của công ty theo điều lệ hoạt động đã được tổng công ty bưu chính viễn thông phê duyệt trên cơ sở tuân thủ các chính sách pháp luật của việt nam và các quyết định liên quan đến luật pháp quốc tế. Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tài sản và có con dấu riêng của công ty, có nghĩa vụ phải chịu chách nhiệm vật chất về những hoạt động của mình.
Là một đơn vị thành viên của tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam, mọi hoạt động của công ty luân phải phù hợp với mục tiêu kế hoạch chung của tổng công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của tổng công ty và nhà nước cung cấp, thực hiện các công việc theo thẩm quyền do tổng công ty phân cấp hoặc giao cho. Công ty có nghĩa vụ thực hiện các báo cáo thống kê, chế độ kiểm toán theo yêu cầu của nhà nước và tổng công ty, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của tổng công ty và phải thực hiện các khoản chích nộp về tổng công ty theo quy chế tài chính của tổng công tycông ty có tổng mức vốn kinh doanh là: 4.495.000.000đ.
Trong dó:
+ Phân theo vốn ngân sách và vốn tự bổ xung:
+ Vốn do ngân sách nhà nước cấp: 3.486.000.000 đ
+ Vốn bằng tiền:2.768.000.000 đ
+ Vốn tự bổ xung: 700.000.000 đ
+ Vốn tự bổ xung: 1.009.000.000 đ
Phân tích vốn cố định , vốn lưu động:
+ Vốn cố định: 1.706.500.000 đ
+ Vốn lưu động : 2.706.500.000 đ
Chức năng, nhiệm vụ và những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vật tư bưu điện I.
Phương châm hoạt động của công ty là:
- Thực hiện nghiêm túc lãnh đạo tổng công ty,lỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngại khó khăn phối hợp cùng các đơn vị trong nghành thực hiện thắng lợi từng đề án, hợp đồng kinh tế, hạn chế rủi ro góp phần vào sự nghiệp hiện đại hoá mạng nưới BC-VTVN.
- Kinh doanh: bám sát chủ trương, kế hoạch phát triển cuart nghành, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tổ chức kinh doanh vật tư thiết bị BC-VTđạt hiệu quả kinh tế cao, giữ an toàn nguồn vốn và tiền vốn, đáp ứng yêu cầu khách hàng, giữ gìn uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.
Chức năng của công ty.
Xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bị thuộc nghành bưu chính viễn thông.Tuy nhiên do điều kiện còn hạn chế trong nước, công ty chủ yếu thực hiện ở lĩnh vực nhập khẩu.
Kinh doanh các loại vật tư thuộc nghành bưu chính viễn thông.
Nhận làm tổ chức sản xuất và làm dịch vụ các đơn vị khác nếu thấy phù hợp.
Nhiệm vụ của công ty.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, sản xuất kinh doanh, dịch vụ kể cả các kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và kế hoạch khác có liên quan đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty.
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng vật tuwcho các đơn vị mà tổng công ty bưu chính viễn thông có đề nghị để đạt mục tiêu kế hoạch kinh doanh chung phục vụ tổng công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn,ngắn hạn, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của tổng công tygiao và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Làm tốt công tác dịch vụ kỹ thuật cho khách trong việc phát triển ngày càng lớn mạnh mạng nưới thông tin liên lạc, đồng thời hướng dẫn cho khách hàng thực hiện đúng điều lệ bưu chính viễn thông.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng sản xuất kinh doanh nội địa và các dịch vụ khác mà công ty ký kết.
Đổi mới hiện đại hoá công nghệ, trang thiết bị, và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển công ty.
Thực hiện chi9nhs sách cho cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài sản tài chính, lao động tiền lương do công ty quản lý làm tốt công tác phân phối theo lao động đảm bảo đời sống công bằng và đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và cơ quan cấp trên.
Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.
Là một trong hai đơn vị lớn của nghành bưu chính viễn thông hoạt động chủ yếu của công ty bưu điện I gồm:
Nhập uỷ thác vật tư thiết bị cho các công trình của nghành bưu chính viễn thông.
Công ty vật tư bưu điện I được tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam giao nhiệm vụ thay mặt công ty ký kết và thực hiện một số hợp đồng thiết bị hoàn chỉnh nàm trong kế hoạch phát triển chung của nghành với nước ngoài theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương và làm thủ tục trực tiếp nhận hàng hoá. Đây là hoạt động quan trọng được công ty tập trung nhiều nỗ lực để thực hiện. Hoạt động này đem lại cho công ty doanh số hoạt động lớn, hàng năm từ 400- 600 tỷ đồng. Song hoạt động uỷ thác có doanh số lớn không phải là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho công ty mà là hoạt động tự kinh doanh hàng hoá của công ty. Công ty phải thực hiện nhập khẩu hay tìm kiếm nguồn hàng trong nước để bán buôn hoặc bán lẻ. Chính sự kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty, đay cũng là nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động trong công ty, là nơi thể hiện tính chủ động sáng tạo quyết đoán đẻ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn lực của chính mình nhằm khai thác vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu bưu điện các tỉnh, thành phố và các đơn vị kinh tế trong cả nước, doanh số hàng năm của hoạt đọng kinh tế này khoảng 130-150 tỷ đồng. Hoạt động này là hoạt động chính tạo ra việc làm và cuộc sống ổn định cho CBCNV trong công ty. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty:
Hàng nhập khẩu được căn cứ vào nhu cầu của thị trường và khả năng cung ứng của công ty những hàng hoá thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Hàng hoá xuất nhập khẩu là các sản phẩm thuộc nghành bưu điện và các sản phẩm thuộc nghành công nghệ thông tin do liên doanh đầu tư sản xuất và gia công chế biến. Hoạt động này mới được triển khai gần đây và sẽ được phát huy trong những năm tới.
Bộ máy quản lý và các quan hệ kinh tế trong quá trình kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I.
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Công ty vật tư bưu điện I (COKYVINA) là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông, có con dấu riêng và có tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo qui định.
Công ty có tên giao dịch là COKYVINA và có trụ sở đặt tại 178 Triệu Việt Vương.
Cơ cấu tổ chức của công ty có ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng các trung tâm kinh doanh , các cửa hàng kinh doanh. Công ty có các đơn vị kinh doanh hổ trợ bao gồm :
Các kho ở Yên Viên –Gia lâm-Hà Nội.
Trạm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu.
Hệ thống kho tại lạch chay-Hải Phòng.
Cơ sở trạm vật tư bưu điện 2 Thanh hải – Đà Nẵng.
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
Giám đốc.
Là người đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, và trực tiếp phụ trách phần nhập khẩu uỷ thác cho các công trình của nghành, công tác tổ chức, công tác tài chính của công ty.
Phó giám đốc.
Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về công tác giám đốc giao cho
Phòng tổ chức hành chính.
Giúp giám đốc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuyển dụng, đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ cho công ty, giải quyết chế độ cho người lao động, làm công tác căn thư lưu chữ, công tác hành chính của công ty, đưa đón cán bộ đi công tác, chịu sự quản lý của giám đốc và phó giám đốc.
Phòng tài chính kế toán.
Giúp giám đốc quản lý tài chính của công ty ghi chép, cân đối nguồn vốn, phân tích lỗ lãi, chiụ sự quản lý của giám đốc.
Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phòng có chức năng nhiệm vụ:
+ Tổng hợp theo dõi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty báo cáo ban giám đốc sử lý.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, thống kê các số liệu báo cáo cục thống kê thành phố hà nội.
+ Đàm phán trình giám đốc công ty ký kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị ( hàng hoá tự kinh doanh của công ty).
+ Đàm phán trình giám đốc công ty kí kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế theo hình thức nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị trong ngoài ngành.
+ Trực tiếp làm thủ tục với hải quan để tiếp nhận và bàn giao hàng hoá cho kho của công ty đối với hàng hoá công ty tự kinh doanh, cho khách hàng đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác.
Phòng nghiệp vụ pháp chế ngoại thương.
+ Phối hợp các ban chức năng của tổng công ty đàm phán với phía đối tác nước ngoài trình giám đốc công ty kí kết hợp đồng ngoại thương.
+ Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng ngoại thương với phía đối tác nước ngoài.
+ Trực tiếp làm thủ tục với hải quan để tiếp nhạn và bàn giao hàng hoá cho các chủ đầu tư hoặc vận chuyển hàng hoá tới chân công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Các trung tâm kinh doanh từ 1-5.
Là các trung tâm tại Hà Nội, cùng với các cửa hàng của trạm tiếp nhận và cửa hàng của chi nhánh tiêu thụ hàng hoá nhập vế cho các đối tác trong và ngoài nước ngành Bưu điện.
Trung tâm vận chuyển và bảo quản hàng hoá ( bao gồm hàng hoá tự kinh doanh, hàng hoá uỷ thác).
Khi hàng hoá vế cảng và sân bay, có nhiệm vụ vận chuyển đến các nơi để bảo đảm cung cấp hàng hoá và kiểm định chất lượng hàng hoá.
Trạm tiếp nhận hàng hoá tại Hải phòng.
Tiếp nhận hàng hoá về bằng đường biển tại cảng hải phòng (gồm hàng hoá tự kinh doanh và hàng hoá uỷ thác)
Chi nhánh tại Đà nẵng
Hoạt động kinh doanh chủ yếu khu vực miềm chung, tây nguyên gồm giám đốc, phó giám đốc chi nhánh có tài khoản ngân hàng, và một số phòng ban chức năng.
Đặc điểm, danh mục hàng hoá, thị trường xuất nhập khẩu, tiêu thụ của công ty.
Đặc điểm hàng hoá.
Điểm chung nhất các hàng hoá kinh doanh của công ty đều phục vụ cho mạng nưới bưu chính viễn thông, các thiết bị vật tư phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng ( thiết bị đầu cuối ) chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hàng hoá của công ty. Vật tư thiết bị hàng hoá của công ty có nhiều loại có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc điểm này yêu cầu người cán bộ kinh doanh ngoài những hiểu biết về thị trường, tiêu thụ còn phải nắm được những kỹ thuật để cung cấp sản phẩm của mình một cách tốt nhất cho khách hàng.
Danh mục hàng hoá:
Các hàng hoá của công ty đều phục vụ cho mạng nưới bưu chính viễn thông và khá đa dạng được thể hiện như sau:
Các thiết bị tổng đài công cộng: tổng đài trung tâm, tổng đài khu vực và vệ tinh tổng đài E10B Hà Nội, BOSCH…
Các thiết bị truyền dẫn:
Thiết bị truyền dẫn đầu viba đường trục 144Mb/s của siemens và alcatel.
Thiết bị đường đẫn cáp quang đường trục bắc- nam.
Thiết bị truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh: Viba DM1000, AWA, các thiết bị truyền dẫn SDH, PDH, các loại viba ít kênh khác.
Các loại cáp thông tin: là một trong những mặt hàng có doanh số lớn của công ty, chủng loại đa dạng phong phú từ loại 10 x 2 x 0.4 đến 300 x 2 x 0.5 ( loại có dây treo) và từ 100 x 2 x 0.4 đến 600 x 2 x 0.4 ( loại dùng để kéo cống).
Các loại thiết bị đầu cuối rất đa dạng phong phú thể hiện qua một số các mặt hàng sau:
Máy fax: conon 450 ( giấy nhật), CANON,B 340, B400, (giấy thường), PANASONIC KXF 580, KXF 380, KXF 780, BROTHER 290…)
Máy điện thoại kéo dài:SANYO CLT 39, CLT 6700, SANYO CLT 55, 75, 85, PANASONIC KXT 4301, 3911, SHARP CLT 25…
Tông đài điện tử cơ quan dung lượng nhỏ : PANASONIC KXT 6160D, KXT 123210B, Tổng đài SAT 20, 80, thuê bao.
Máy điện thoại các loại: siemens 802, PANASONIC KXT 2315, 2365 , NECAT1, NITSUCO ST5E…
Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Vật tư Bưu Điện I.
Hoạt động nhập khẩu uỷ thác.
Dù lợi nhuận đem lại của hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ song vẫn được công ty quan tâm, được giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp vì đây là hoạt động chính trị hàng đầu của công ty, mang nặng tình nghĩa và nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển cuả ngành là chính, ngoài ra còn phục vụ cho các đơn vị khác trong ngoài ngành.
Những hàng hoá do công ty uỷ thác thì tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu và cấp cho công ty, đồng thời tổng công ty có thể chỉ các đối tác nhập khẩu, trên cơ sở đó công ty sẽ tiến hành các hoạt động công ty cần thiết để nhập khẩu. Vời hoạt động này công ty sẽ nhận được mức phí uỷ thác công ty là:
Giá trị hợp đồng
Mức phí uỷ thác (%)
Dưới 1 triệu USD
Từ 1 đến 3 triệu USD
Từ 3 đến 10 triệu USD
0,5
0,4
0.3
Còn đối với những đơn vị có nhu công ty cầu trong và ngoài ngành không do tổng công ty chỉ đạo, mức phí uỷ thác công ty có cao hơn vì công ty coi đây là một phần hoạt động đem lại lợi nhuận cho công ty.
Giá trị hợp đồng
Mức phí uỷ thác
Dưới 100.000 USD (hàng đơn giản)
Dưới 100.000 USD (hàng phức tạp)
Từ 100.000 USD trở lên
1,5
2
1
Kết quả nhập khẩu uỷ thác công ty: Trong những năm qua công ty đã nhập khẩu cung cấp thiết bị cho hàng trăm hạng mục, công ty công trình với giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Hàng hoá của công ty nhập khẩu vì đều có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Bảng 1: Tình hình doanh số hàng uỷ thác của công ty
Năm
Doanh số (đơn vị tính : Tỉ đồng)
1998
602
1999
433,768
2000
455,5
2001
500
2002
650
2003 (KH)
653.3
Qua số liệu trên cho thấy doanh số các năm có xu hướng tăng (1999 đến 2003) tình hình kinh tế ở một số nước Đông Nam á mất ổn định và trong nước số lượng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tăng lên nhiều lần làm cho thị trường trở lên cạnh tranh rất gay gắt và hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty nhưng đem lại lợi nhuận ít cho công ty.
Hoạt động tự kinh doanh của công ty.
Trong khi hoạt động uỷ thác công ty có doanh thu cao nhưng có chiếm 20% lợi nhuận, do vậy lợi nhuận chính của công ty là do thu được từ hoạt động tự kinh doanh của mình, do khi thực hiện hoạt động uỷ thác tuy giá trị hợp đồng không lớn nhưng phí uỷ thác công ty thu được nhỏ. Có thể so sánh qua đánh giá tỷ trọng về doanh số và lợi nhuận của hàng hoá tự kinh doanh và uỷ thác như sau.
Bảng 2: Tỷ trọng về kinh doanh và số lợi nhuận của hàng tự kinh doanh và hàng uỷ thác.
Loại hàng
Doanh số
Lợi nhuận
1999
2000
2001
2002
2003(KH)
1999
2000
2001
2002
2003(KH)
Hàng uỷ thác
78,15
77,58
78,00
78,5
79
22,68
22,62
22,85
22,85
22,80
Hàng tự kinh doanh
21,85
22,42
22,00
21,5
21
77,32
77,38
77,25
77,25
77,20
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Qua bảng so sánh trên cho ta thấy hoạt động tự kinh doanh là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là nâng cao thu nhập cho CBCNV của công ty.
Trong hoạt động tự kinh doanh, Công ty hoạt động như một đơn vị thương mại, công ty tiến hành mua thiết bị vật tư bưu điện để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong ngoài nghành hay cá nhân người tiêu dùng. Do khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế, chủng loại mặt hàng mà ta sản xuất còn ít vì vậy nguồn hàng chủ yếu của công ty là nhập khẩu. Do vậy hoạt động tự kinh doanh của công ty được tiến hành như sau:
Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Đây là hoạt động đầu tiên của mọi quá trình hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường nhu cầu của thị trường dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Nhận thức đúng đắn vấn đề này công ty tích cực thực hiện nhiên cứu thị trường qua ba nhân tố cơ bản sau:
Một là: cung về vật tư bưu chính viễn thông.
Công ty vật tư bưu điện I có những thuận lợi nhất định như: có hiểu biết chuyên môn về mặt hàng kinh doanh, có mặt hàng lâu dài, đáng tin cậy … Mặc dù công ty nằm trong nghành bưu chính viễn thông được coi là nghành do nhà nước độc quyền quản lý nhưng đối với mặt hàng mà công ty đang kinh doanh là những vật tư thiết bị phục vụ cho việc phát triển mạng nưới bưu chính viễn thông hay coi là xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành bưu chính và đất nước thì nhà nước không ngăn cấm hay khống chế kinh doanh mà cho vận hành theo cơ chế thị trường để nâng cao chất lượng hàng hoá cung cấp. Với quan điểm như vậy thì việc hiện đại hoá mạng nưới, tăng hiệu năng sử dụng và khai thác mạng lưới mới cao. Nhà nước chỉ quản lý thống nhất trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ của nghành bưu chính viễn thông. Vậy những công ty có cùng mặt hàng kinh doanh và cùng cạnh tranh với công ty trên thị trường rất nhiều (trên 100 doanh nghiệp lớn và nhỏ khác nhau) chỉ cần có đủ khả năng và tư cách pháp nhân tham gia thị trường.
Đối thủ cạnh tranh của công ty gồm có:
+ Các công ty cạnh tranh trong nội bộ nghành như: công ty vật tư bưu điện II (postmace) công ty cung ứng vật tư bưu điện hà nội.
+ Các đơn vị ngoài nghành có: công ty XNK thiết bị thông tin của bộ quốc phòng, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài như Ninapeasing…
+ Ngoài ra còn có các công ty TNHH, công ty thương mại có chức năng xuất nhập khẩu cũng đứng ra nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu để tự kinh doanh kiếm lời.
Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh công ty vật tư bưu điện I có doanh số và tỷ trọng khá lớn trên thị trường, nhưng cũng thấy sự lớn mạnh lên của các đối thủ cạnh tranh cũng như cường độ cạnh tranh ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tỷ trọng một vài mặt hàng của công ty so với các đơn vị khác
Mặt hàng
Năm
Tên đơn vị
Cokyvina
Postmace
Đơn vị khác
Tổng
Cáp thông tin
1999
39,5
39,5
21
100
2000
34,5
28,9
36,6
100
2001
34,6
20,5
44,9
100
2002
33
20
47
100
Máy điện thoại
1999
20,5
28
51,5
100
2000
20
17
63
100
2001
20,5
18
61,5
100
2002
21
19
60
100
Vật tư khác
1999
40
53,5
6,5
100
2000
39,5
53,2
7,3
100
2001
38
53,4
8,5
100
2002
37
53,5
9,5
100
Nhìn chung ta thấy tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường của công ty (Cokyvina) giảm dần qua các năm. Nguyên chính của nó là do ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này, xuất hiên thêm nhiều các liên doanh tham gia sản xuất mặt hàng công ty đang kinh doanh. Vì vậy, việc giữ vững thị phần là vấn đề bức súc trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Công ty cần đưa ra một chiến lược mới để chiếm lĩnh lại những thị trường. Trong tương lai công ty có lẽ sẽ áp dụng chiến lược cắt giảm chi phí hạ giá thành trong chiến lược ngắn hạn của mình.
Hai là: cầu hàng vật tư thiết bị bưu chính viễn thông.
Thị trường mà công ty đang tham gia kinh doanh là thị trường tiềm năng. Vấn đề đối với công ty hiện nay là làm sao để khai thác thị trường một cách có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều, bưu chính viễn thông là một trông hai nghành phát triển nhất ở nước ta, hiện nay chỉ đứng sau nghành giầu khí về doanh số. Trong 4 năm từ 1995-1998 nghành bưu điện đã huy động hơn 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho mạng nưới, đây là một khoản đầu tư rất lớn, đồng thời tạo ra một số lượng lớn các cơ hội cho các đơn vị kinh doanh thiết bị vật tư bưu diịen phục vụ cho phát triển mạng lưới của công ty. Trong những năm tới , tổng công ty bưu chính viễn thông tiếp tục đầu tư vốn vào phát triển mạng nưới, trung bình hàng năm khoảng 6000 tỷ đồng nhằm dạt được mục tiêu của mình thông qua chiến lược “Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn đến năm 2010”. Đây là một thuận lợi để công ty phát triển thị trường ngày một rộng lớn và ổn định.
Đối tượng phục vụ của công ty gồm:
+ 61 Bưu điện tỉnh thành trong cả nước.
+ Các đơn vị trong nghành như VTI(công ty điện toán truyền thông quốc tế ),VDC (công ty điện toán và truyền số liệu ).
+ Các nhu cầu tiêu dùng cá nhân của người cuối cùng.
Thông qua việc xác định đối tượng phục vụ của mình, công ty nhiên cứu nhu cầu thị trường bằng những cách sau:
- Nắm bắt hướng đi của tổng công ty bưu chính viễn thông từ nhiều nguồn tin, từ chiến lược phát triển của nghành trong từng giai đoạn.
- Nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu của khách hàng bằng cách tiếp thu trực tiếp khách hàng. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty linh hoạt tiếp xúc với các bưu điện doanh nghiệp có nhu cầu để mời chào. trong năm 1999, nhờ quyết định nâng cấp cáp gốc từ 400 lên 1.200 đôi, cung cấp và mở rộng đường tuyến nội tỉnh bằng nhiều hình thức như viba, cáp quang. Công ty đã tích cực đầu tư nhiều vào những mặt hàng này và nhờ đóa lợi nhuận tăng lên ngày càng nhiều.
Nhập thăm dò: với những mặt hàng mới còn chưa quen thuộc trên thị trường công ty công ty vẫn nhập nhưng với số lượng ít để đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thu hút khách hàng muốn có sự đổi mới đồng thời khuyến khích khách hàng tiếp xúc với công nghệ mới. Nếu công ty bán được mặt hàng nào thì sẽ tiếp tục mở rộng việc kinh doanh mặt hàng đó.
Các mặt hàng về thiết bị bưu chính viễn thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi nhu cầu về mặt hàng này tăng thì cũng kéo theo việc sử dụng các vật liệu khác phục vụ nó. Khi mật độ sử dụng điện thoại ngày càng tăng cần phải có một mạng lưới các tổng đài, các loại dây cáp, thiết bị đấu mối để trang bị. Do vậy tiềm năng thị trường của công ty là rất lớn công ty có thể phát huy mọi năng lực của mình để phục vụ nó.
Ba là: Giá cả thị trường.
Giá cả của công ty là giá nhập cộng với chi phí kinh doanh khác, công ty phải tự hạch toán kinh doanh và phải tự cạnh tranh lên phải tính toán làm sao giá cả của mình không cao hơn giá cả của các mặt hàng cùng loại trên thị trường. Đây là một vấn đề khó khăn cho công ty vì công ty đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ nhiều phía.
Các liên doanh với nước ngoài sản xuất cáp, tổng đài như: Vinacleasing, LG Cable, Mactel, Nec đang ngày càng chứng tỏ thế mạnh trên thị trường.
Nguồn hàng lậu trốn thuế ngày càng nhiều gây nên tình trạng bán phá giá gây rất nhiều khó khăn cho công ty.
Các công ty cùng kinh doanh loại hàng vật tư thiết bị, bưu chính viễn thông cạnh tranh để giành khách hàng.
Do các áp lực trên, đôi khi với một số mặt hàng công ty phải giảm giá, chịu lỗ để giữ khách hàng. Nhưng nhìn chung, công tác nhiên cứu thị trường của công ty đã nắm bắt được nhu cầu khách hàng để đáp ứng cho khách hàng. Những năm tới công ty vẫn tập trung phục vụ mặt hàng cáp các loại do nhu cầu rất lớn, đây là nguồn thu lớn trong quá trình tự kinh doanh của công ty, tiếp theo đó là các loại máy điện thoại (cả thông thường và loại kéo dài) và một số loại vật tư thiết bị chuyên dùng khác. Sau khi nắm bắt nhu cầu, công ty phải tiến hành mua nàng để kinh doanh, để mua hàng có chất lượng cao, giá cả phải chăng công ty phải tạo cho được những nguồn hàng ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tạo đầu vào cho hoạt động kinh doanh là khâu mở đầu cho cả mọi quy trình.
Hoạt động tạo hàng và mua hàng của công ty.
Công ty có quan hệ bạn hàng rộng rãi trong và ngoài nước do vậy nguồn hàng của công ty chủ yếu tập trung vào nguồn nhập khẩu ngoài ra còn có một vài nguồn khác trong nước từ các công ty liên doanh.
* Nguồn hàng nhập khẩu: được chia làm hai mảng chính phục vụ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động tự kinh doanh của công ty. Có nhiều hãng khác nhau tham gia là cung cấp cho công ty kể cả những nước công nghiệp phát triển và những nước công nghiệp đang phát triển.
Tình hình thị trường nhập khẩu của công ty trong thời gian qua có nhiều thay đổi. Đặc biệt công ty đã có những nhận định và chính sách riêng với từng bạn hàng cung ứng mặt khác công ty đã và đang cố gắng tránh sự phụ thuộc và bị động khi nhập khẩu bằng cách công ty đã mở rộng thêm các mối quan hệ. Điều này tránh cho công ty bị ép giá khi tham gia giao dịch trên thị trường.
Bảng 4: Thị trường hàng nhập và tỷ trọng của chúng
Năm
Tên nước
1998
1999
2000
2001
2002
Nhật
22
22
22
24
23,5
Đức
21
22
21
23
24
Pháp
21
22
12
23
24
Hàn Quốc
12
13
14
9
10
Singapor
18
16
17
11
8
Các nước khác
8
7
6
8
10,5
Với hoạt động nhập khẩu uỷ thác, thị trường lớn công ty là nhật, đức, pháp, cùng trên các hãng nổi tiếng như: Nec, siemens, Alcatel. Phần lớn các công trình nhập khẩu uỷ thác là theo quyết định của tổng công ty và để phục vụ cho sự phát triển mạng nưới đó.
- Chủ trương của nghành bưu điện là đi thẳng, tiếp cận trực tiếp với công nghệ hiện hiện đại, công nghệ đón đầu và hơn nữa những loại vật tư thiết bị này thường có giá trị lớn, thời gian phục vụ lâu dài, không đễ thay thế trong thời gian ngắn vì vậy vấn đề chất lượng và kỹ thuật được đặt lên hàng đầu.
- Các hãng viễn thông lớn ở các nước trên thường có điều kiện tín dụng tốt, điều này rát quan trọng khi nguồn vốn của chúg ta còn hạn hẹp.
Vì vậy đây có thể là những nguồn hàng truyền thống của công ty trong lĩnh vực nhập khẩu uỷ thác. Nhưng dù nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho loại hình kinh doanh lào, khi lựa chọn đối tác để nhập công ty luôn luôn chú trọng tới danh tiếng của sản phẩm và uy tín của hãng cung cấp sản phẩm. Như mặt vhàng chủ lực cáp treo công ty có quan hệ với các hãng sản xuất cáp có uy tín, hàng hoá phù hợp về giá cả chất lượng như: LG, SHOWA, DEASUNG.
* Nguồn hàng trong nước: với những mặt hàng trong nước có khả năng cung cấp được công ty tiến hành mua để bán lại cho khách hàng, những người mua với số lượng nhỏ lẻ hơn. Hiện nay công ty đặt mua cáp của một số đơn vị sản xuất trong nước đó là hàng liên doanh như: VINA-DESAUNG, VINA S&C…
Trong thời gian tới, khi những mặt hàng này được sản xuất nhiều trong nước công ty có thể giảm lượng hàng nhập khẩu để mua trong nước.
* Ngoài ra công ty nhận làm đại lý tiêu thụ cho các đơn vị sản xuất trong nước. Các mặt hàng công ty làm đại lý cho một số loại cáp và thiết bị chuyên nghành của các đơn vị như: Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin, Công ty cáp VINADESUNG, công ty cáp SACOM, nhà máy vật liệu bưu điện …
Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển loại dịch vụ này để làm phong phú thêm nguồn hàng của công ty đồng thời tận dụng được các nguồn lực trong nước tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Hoạt động tiêu thụ của công ty.
Đây là họat động quan trọng nhất thể hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại cũng như lợi nhuận thu về của công ty và tất nhiên nó sẽ là hoạt động được quan tâm nhất.
Ngoại trừ mặt hàng nhập khẩu uỷ thác, hàng tự kinh doanh của công ty sau khi nhập khẩu được phân phối cho các trung tâm và cửa hàng kinh doanh để xuất bán trong thị trường nội địa hoặc trực tiếp cho khách hàng tại ga, cảng đáp ứng kịp thời và có hiệu quả nhu cầu của khách hàng.
Công ty áp dụng phương thức quản lý tài chính tập trung và thực hiện cơ chế khoán trong từng khâu trong hoạt động kinh doanh, XNK dựa vào kết quả đạt được. Các trung tâm và cửa hàng kinh doanh được hưởng theo tỷ lệ doanh số bán. Các đơn vị kinh doanh căn cứ vào giá thị trường và giá nhập khẩu, các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh mà quyết định mức giá bán nhưng mức giá bán chỉ xê dịch trong một biên độ để phù hợp với kế hoạch kinh doanh chung toàn công ty.
+ Phương thức tiêu thụ
Công ty thực hiện bán buôn và bán lẻ trong đó bán buôn là chủ yếu . Nguồn thu chủ yếu của hoạt động tự kinh doanh là từ hoạt động bán buôn hay cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài nghành( chiếm từ 70- 80%)
Tiêu thụ theo mặt hàng kinh doanh.
Bảng 5: Tỷ trọng của một số mặt hàng chính của công ty(%)
Năm
Tên hàng
1998
1999
2000
2001
2002
Điện thoại các loại
35,5
8,5
6,8
6,9
7,0
Cáp các loại
24,7
59
70,5
73
75
Máy fax
7,25
1,63
2,7
1,2
1,5
Vật tư khác
10,6
16,9
27,6
18,4
19,6
Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu mặt hàng và số lượng từng loại có thay đổi qua từng năm nhưng mặt hàng chủ đạo của công ty luôn là cáp các loại và điện thoại các loại.
Điện thoại các loại tiêu thụ giảm nhiều ở các năm 98, 99 nguyên nhân của việc giảm này do:
+ Khủng hoảng kinh tế châu á năm 98 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong khu vực và kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhẹ bởi cơn bão tài chính. Việc kinh doanh với các hãng của Hàn Quốc và các nước trong khu vực thuộc vùng ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đồng tiền của các nước này bị mất giá dẫn tới doanh thu thực hàng xuất khẩu thấp mặt khác lại là cơ hội cho hàng hoá cạnh tranh nhập khẩu gây rất nhiêu khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+ Mặt hàng điện thoại cung cấp và phục vụ cho các thị trường cũ đã bắt đầu chững lại vì có rất nhiều nhà cung ứng mới gia nhập vào thị trường này. Điện thoại không còn là mặt hàng tiêu thụ mạnh của công ty nên công ty đã chuyển sang đầu tư vào mặt hàng khác đem lại hiệu quả.
Cáp tiêu thụ tăng dần qua các năm và có xu hướng tiêu thụ mạnh. Đây là mặt hàng có giá trị cao, doanh thu lớn đem lại lợi nhuận cho công ty. Mặt hàng này là mặt hàng chiến lược của công ty trong thời gian tới.
Nhìn chung qua năm mặt hàng kinh doanh của công ty ta nhận thấy công ty đã rất linh hoạt trong việc tìm hiểu sự thay đổi về các loại hàng trên thị trường và chuyển đổi hướng kinh doanh kịp thời, thích nghi với nhu cầu luôn biến đổi. Điều này giúp công ty duy trì và chiếm lĩnh thị trường mới.
Phương hướng về mặt hàng kinh doanh của công ty trong những năm tới.
Tiếp tục giữ vững các mặt hàng truyền thống mà vẫn có khả năng tiêu thụ được (điện thoại : duy trì trung bình 6000 máy / năm).
Thực hiện phương án phát triển sản phẩm, tức là với thị trường hoeenj coá công ty mở rộng ngành hàng kinh doanh, cung cấp những ngành hàng có hàm lượng kĩ thuật cao, chất lượng tốt và giá cả phù hợp. Công ty sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình để tìm kiếm cơ hội, đi trước một bước trong lĩnh vực cung cấp thiết bị viễn thông nhằm tranh thủ mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Tiêu thụ theo thị trường:
Có nhiều cách phân loại khác nhau để phân loại thị trường của công ty, theo công dụng của hàng hoá kinh doanh thì thị trường của công ty chủ yếu là thị trường hàng tư liệu sản xuất hay công ty cung cấp ”đầu vào” là các vật tư thiết bị cho các công trình của nghành bưu chính viễn thông. Đây là một thị trường rộng với những đặc trưng riêng, người mua ở thị trường này thường am hiểu về hàng hoá, mua với số lượng lớn giá trị cao nên công ty rất quan tâm đến các bạn hàng ở thị trường này. Một phần nhỏ mặt hàng kinh doanh của công ty là hàng tư liệu tiêu dùng hay những hàng hoá phục vụ người tiêu dùng cuối cùng như các thiết bị đầu cuối: điện thoại …
Theo địa bàn kinh doanh: Công ty tiến hành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trụ sở chính và các trung tâm kinh doanh đều đặt ở miền bắc nhưng công ty đồng thời có trụ sở ở đà nẵng, đây là cơ sở để công ty để công ty tiếp cận thị trường miền trung và miền nam.
Bảng 6: Tỷ trọng tiêu thụ của từng miền
Miền
Năm
Bắc
Trung
Nam
1999
68
22
10
2000
65
23
12
2001
62
25
13
2002
60
27
13
Như vậy hiện nay công ty đang tiến hành kinh doanh ở miền bắc là chính đây là thị trường quen thuộc với nhiều bạn hàng truyền thống, thị trường miền trung và Nam còn chiếm tỷ trọng thấpmặc dù đây là thị trường rất nhiều tiềm năng. Công ty chú ý phát triển những thị trường này đây là nơi có lượng dân cư khá đông và có thói quen tiêu dùng nhiều khác với Miền Bắc.
Hoạt động dự trữ của công ty
Dự trữ hàng hoá là cần thiết và tất yếu để đẩm bảo liên tục cho quá trình lưu thông hàng hoá của mọi doanh nghiệp. Do vậy hoạt động náy không thể thiếu được ở công ty vật tư bưu điện I. Dự chữ chủ yếu của công ty phục vụ cho quá trình kinh doanh. Đối với hoạt động nhập khẩu uỷ thác hàn nhập về mà chưa được giao ngay thì được giữ ở kho của công ty nhưng công ty chỉ thực hiện các nghiệp vụ như vận chuyển bảo quản hàng hoá. Với hoạt động tự kinh doanh, dự chữ phải được tính toán cho vừa đủ để lưu thông liên tục đồng thời không lạm dụng vào vốn kinh doanh.
Bảng 7: tỷ trọng tồn kho qua các năm(% theo doanh thu)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Hàng tồn kho
5,7
13,2
13
12,8
12,7
Ta thấy rằng trong năm 1998 hàng tồn kho là nhỏ nhất lúc này mặt hàng công ty kinh doanh chủ yếu là điện thoại do đó hàng ít bị tồn đọng khi kinh doanh các mặt hàng cáp có giá trị lớn công ty nhập về kinh doanh do đó tồn một lượng lớn. Như vậy giá trị hàng tồn kho là tương đối lớn gây lãng phí.
Các dịch vụ sau bán hàng.
Để cạnh tranh trong cơ chế thị trường Công ty cũng thực hiện tăng cường các dịch vụ hổ trợ khách hàng để hỗ trợ và củng cố lòng tin của khách hàng. Các dịch vụ mà công ty thực hiện như:
+ Vận chuyển hàng hoá đến tận chân công trình, đến kho của nguời mua hoặc đến địa điểm mà người mua yêu cầu:
+ Thực hiện tư vấn hỗ trợ nắp đặt, bảo hành những thiết bị mà công ty bán ra do những hàng hoá này có thời gian sử dụng tương đối dài, có giá trị lớn. Đội ngú nhân viên nhân viên lành nghề phục vụ tận tình gây ảnh hưởng tốt đến khách hàng.
Phân tích đánh giá ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư Bưu Điện I
Tác động của môi trường kinh tế quốc dân và kinh tế quốc tế
Trước đây cơ chế kinh tế kinh tế nước ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn vị kinh tế ít chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới có tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ mở của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế mà trước hết là thay đổi chính trị thế giới.
Việc gia nhập khối ASEAN và khu vực mậu dịch tự do AFTA của nước ta ta đã có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và công ty Vật tư Bưu Điện I nói riêng. Đây là một thách thức cho công ty. Công ty sẽ phải đương đầu với sự tham gia của các công ty và doanh nghiệp trong khối do hàng rào thuế quan bảo hộ đã bị dỡ bỏ mà doanh nghiệp chỉ tập trung nhập khẩu hàng hoá của các nước không thuộc khu vực nên không có được các chính sách ưu tiên về thuế, rất khó để cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp, công ty trong khối.
Hiệp định về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế ATB có hiệu lực trên toàn thế giới từ 01/01/1980 xác lập các rào cản kĩ thuật trong thương mại nhằm tạo ra cơ cấu , các định chế trong doanh nghiệp, các quốc gia, các khu vực , làm giảm thiểu hoặc loại trừ dần rào cản kĩ thuật giữa các tổ chức. Vì hàng hoá của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu uỷ thác, nhà cung cấp hàng chủ yếu là các bạn hàng ở các nước: Đức, Pháp, Hàn Quốc nên hàng hoá của công ty không chứa hàm lượng công nghệ nội địa đủ để phù hợp với yêu cầu của khối AFTA nên khi xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực tham gia AFTA không được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh gia nhập thị trường mới này.
Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trinh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế.
Các thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạt động khác nhau, với nhiều mức khác nhau. Những thay đổi này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc kinh doanh nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Việc thay đổi rào cản thuế quan giữa nước ta với các nước trong khu vực vào các mốc năm 2003 và 2006 và lộ trình tiếp theo sẽ là thách thức cho công ty Vật tư Bưu Điện I. Hiệp đinh thưong mại Việt-Mỹ có hiệu lực thì thuế xuất nhập khẩu giảm khoảng 10 lần (khoảng từ 40% xuống còn 4%). Điều này sẽ tạo cơ hội cho các công ty và tập đoàn viễn thông của Mỹ nhảy vào thị trường Việt Nam cũng có nghĩa là thách thức đối với ngành Bưu chính viễn thông VN nói chung và công ty Vật tư Bưu Điện I nói riêng.
Sự thay đổi các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu của nhà nước đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhà nước đã tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ hàng trong nước là một trong các chính sách có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty Vật tư Bưu Điện I là một thành viên của tổng công ty Bưu chính viễn thông, vốn được coi là một trong những ngành độc quyền ở Việt Nam nhưng trên thực tế do việc thực hiện cơ chế mở để khuyến khích và thu hút đầu tư, quản lý nhà nước đối với ngành bưu chính có những nới lỏng nhất định. Cụ thể là sau nghị định 57CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện cho phép doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tham gia kinh doanh vào lĩnh vực mạng lưới bưu chính viễn thông. Do đó hoạt động của công ty ngày thêm khó khăn hơn. Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh của hơn 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường.
Từ 01/07/1999 đã áp dụng luật thuế mới là thuế GTGT(VAT) cũng gây khó khăn cho công ty. Nếu như trước đây có những mặt hàng chỉ chịu thuế 3% nay thành 10% trong khi đó hàng kinh doanh của công ty phần lớn là hàng nhập khẩu thì ngoài phải chịu 10% thuế nhập khẩu thì nay phải chịu thêm 15% VAT trên tổng giá trị hàng nhập khẩu. Đây là mức thuế quá cao, gây sự khó khăn trong việc cạnh tranh cho công ty trên thị trường vốn đầy hàng của các liên doanh và lậu thuế.
Tác động của môi trường cạnh tranh nội bộ ngành
khách hàng
Thị trường mà công ty đang tham gia kinh doanh là thị trường tiềm năng. Vấn đề đối với công ty hiện nay là làm sao để khai thác thị trường một cách có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều, bưu chính viễn thông là một trông hai nghành phát triển nhất ở nước ta, hiện nay chỉ đứng sau nghành giầu khí về doanh số. Trong 4 năm từ 1995-1998 nghành bưu điện đã huy động hơn 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho mạng nưới, đây là một khoản đầu tư rất lớn, đồng thời tạo ra một số lượng lớn các cơ hội cho các đơn vị kinh doanh thiết bị vật tư bưu diện phục vụ cho phát triển mạng lưới của công ty. Trong những năm tới , tổng công ty bưu chính viễn thông tiếp tục đầu tư vốn vào phát triển mạng nưới, trung bình hàng năm khoảng 6000 tỷ đồng nhằm dạt được mục tiêu của mình thông qua chiến lược “Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn đến năm 2010”. Đây là một thuận lợi để công ty phát triển thị trường ngày một rộng lớn và ổn định.
Đối tượng phục vụ của công ty gồm:
+61 bưu điện tỉnh thành trong cả nước.
+ các đơn vị trong nghành như VTI(công ty điện toán truyền thông quốc tế ),VDC công ty điện toán và truyền số liệu ).
+Các nhu cầu tiêu dùng cá nhân của người cuối cùng.
Thông qua việc xác định đối tượng phục vụ của mình, công ty nhiên cứu nhu cầu thị trường bằng những cách sau:
-Nắm bắt hướng đi của tổng công ty bưu chính viễn thông từ nhiều nguồn tin, từ chiến lược phát triển của nghành trong từng giai đoạn.
-Nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu của khách hàng bằng cách tiếp thu trực tiếp khách hàng. đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty linh hoạt tiếp xúc với các bưu điện doanh nghiệp có nhu cầu để mời chào. trong năm 1999, nhờ quyết định nâng cấp cáp gốc từ 400 lên 1.200 đôi, cung cấp và mở rộng đường tuyến nội tỉnh bằng nhiều hình thức như viba, cáp quang. Công ty đã tích cực đầu tư nhiều vào những mặt hàng này và nhờ đóa lợi nhuận tăng lên ngày càng nhiều.
Nhập thăm dò: với những mặt hàng mới còn chưa quen thuộc trên thị trường công ty công ty vẫn nhập nhưng với số lượng ít để đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thu hút khách hàng muốn có sự đổi mới đồng thời khuyến khích khách hàng tiếp súc với công nghệ mới. Nếu công ty bán được mặt hàng nào thì sẽ tiếp tục mở rộng việc kinh doanh mặt hàng đó.
Các mặt hàng về thiết bị bưu chính viễn thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi nhu cầu về mặt hàng này tăng thì cũng kéo theo việc sử dụng các vật liệu khác phục vụ nó. Khi mật độ sử dụng điện thoại ngày càng tăng cần phải có một mạng lưới các tổng đài, các loại dây cáp, thiết bị đấu mối để trang bị. Do vậy tiềm năng thị trường của công ty là rất lớn công ty có thể phát huy mọi năng lực của mình để phục vụ nó.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Giá cả hàng hóa của công ty là giá nhập cộng với chi phí kinh doanh khác, công ty phải tự hạch toán kinh doanh và phải tự cạnh tranh lên phải tính toán làm sao giá cả của mình không cao hơn giá cả của các mặt hàng cùng loại trên thị trường. Đây là một vấn đề khó khăn cho công ty vì công ty đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ nhiều phía.
Các liên doanh với nước ngoài sản xuất cáp, tổng đài như: Vinacleasing, LG Cable, Mactel, Nec đang ngày càng chứng tỏ thế mạnh trên thị trường.
Nguồn hàng nậu trốn thuế ngày càng nhiều.
Các công ty cùng kinh doanh loại hàng vật tư thiết bị, bưu chính viễn thông cạnh tranh để giành khách hàng.
Do các áp lực trên, đôi khi với một số mặt hàng công ty phải giảm giá, chịu lỗ để giữ khách hàng. Nhưng nhìn chung, công tác nhiên cứu thị trường của công ty đã nắm bắt được nhu cầu khách hàng để đáp ứng cho khách hàng. Những năm tới công ty vẫn tập trung phục vụ mặt hàng cáp các loại do nhu cầu rất lớn, đây là nguồn thu lớn trong quá trình tự kinh doanh của công ty, tiếp theo đó là các loại máy điện thoại( cả thông thường và loại kéo dài) và một số loại vật tư thiết bị chuyên dùng khác. Sau khi nắm bắt nhu cầu, công ty phải tiến hành mua nàng để kinh doanh, để mua hàng có chất lượng cao, giá cả phải chăng công ty phải tạo cho được những nguồn hàng ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tạo đầu vào cho hoạt động kinh doanh là khâu mở đầu cho cả mọi quy trình.
Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường
Xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường théo hướng mở cửa và hội nhập. Chính vì sức ép này ngành Bưu chính Viễn thông không còn là độc quyền kinh doanh của nhà nước và có nghĩa là sẽ không còn sự bảo hộ từ phía nhà nước, Bưu chính Viễn thông đã trở thành ngành mở, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước có khả năng đều có thể tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Mở đầu là sự tham gia của một số tập đoàn viễn thông kinh doanh sản xuất các mặt hàng viễn thông như: Samsungvina, LG...
Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh công ty vật tư bưu điện I có doanh số và tỷ trọng khá lớn trên thị trường, nhưng cũng thấy sự lớn mạnh lên của các đối thủ cạnh tranh cũng như cường độ cạnh tranh ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tỷ trọng một vài mặt hàng của công ty so với các đơn vị khác
Mặt hàng
Năm
Tên đơn vị
Cokyvina
Postmace
Đơn vị khác
Tổng
Cáp thông tin
1999
39,5
39,5
21
100
2000
34,5
28,9
36,6
100
2001
34,6
20,5
44,9
100
2002
33
20
47
100
Máy điện thoại
1999
20,5
28
51,5
100
2000
20
17
63
100
2001
20,5
18
61,5
100
2002
21
19
60
100
Vật tư khác
1999
40
53,5
6,5
100
2000
39,5
53,2
7,3
100
2001
38
53,4
8,5
100
2002
37
53,5
9,5
100
Rõ ràng ta thấy rằng tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường của công ty giảm dần qua các năm. Nguyên chính của nó là do ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này, xuất hiên thêm nhiều các liên doanh tham gia sản xuất mặt hàng công ty đang kinh doanh. Vì vậy, việc giữ vững thị phần là vấn đề bức súc trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Sức ép từ phía nhà cung cấp
Công ty có quan hệ bạn hàng rộng rãi trong và ngoài nước do vậy nguồn hàng của công ty hết sức phong phú và đa dạng.
* Nguồn hàng nhập khẩu: được chia làm hai mảng chính phục vụ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động tự kinh doanh của công ty. Có nhiều hãng khác nhau tham gia là cung cấp cho công ty kể cả những nước công nghiệp phát triển và những nước công nghiệp đang phát triển.
Bảng 4: Thị trường hàng nhập và tỷ trọng của chúng
Năm
Tên nước
1998
1999
2000
2001
2002
Nhật
22
22
22
24
23,5
Đức
21
22
21
23
24
Pháp
21
22
12
23
24
Hàn Quốc
12
13
14
9
10
Singapor
18
16
17
11
8
Các nước khác
8
7
6
8
10,5
Với hoạt động nhập khẩu uỷ thác, thị trường lớn công ty là nhật, đức, pháp, cùng trên các hãng nổi tiếng như: Nec, siemens, Alcatel. Phần lớn các công trình nhập khẩu uỷ thác là theo quyết định của tổng công ty và để phục vụ cho sự phát triển mạng lưới đó. Đó là những bạn hàng đã gắn bó lâu năm và đáng tin cậy của công ty.
Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vật tư Bưu Điện I.
Phân tích tổng quát kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1999-2002
Chỉ tiêu
ĐV
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003(KH)
1
2
3
4
5
1. Tổng doanh số mua vào( không thuế)
Tr.đ
561.554
515.616
534.616
541.541
568.000
_ Hàng tự kinh doanh
127.786
125.616
125.900
127.000
142.600
2. Tổng doanh số bán ra( không thuế VAT)
555.712
587.897,268
641.050
890.000
895.000
_ Hàng tự kd
121.944
132.397,268
125.050
240.000
241.700
_ Hàng uỷ thác
433.768
441.500
500.000
650.000
653.300
_ Hàng nhập khẩu
14.000
16.000
16.000
14.000
3. Tổng doanh thu ( không thuế VAT)
121.944
132.397,268
141.050
137.000
145.000
_ Doanh thu từ SX
121.944
132.397,268
141.050
240.000
245.000
+ Hàng tự KD
120.299
116.837,27
123.600
137.000
241.700
+ Hàng uỷ thác
433.768
455.500
500.000
650.000
653.300
+ Hàng XK
14.000
16.000
16.000
16.000
_ Doanh thu từ hoạt động khác
4. Tổng chi phí (không VAT)
117.112,42
128.724,27
135.000
131.000
138.2
_ Chi phí SXKD
115.624,42
127.321,27
133.540
131.00
138.2
+ Hàng tự kinh doanh
115.626.42
127.321,27
133.540
131.00
138.2
_Chi phí cho Hđ khác
1.486
1.404
1460
1.521
1.450
5. Tổng LN thực hiện trước thuế
4.831,567
3.672
6050
6.900
6.800
_ LN từ HĐSXKD
3.163,58
3.672
4.380
4.708
4950
+ Hàng tự KD
2.998,58
3.516
4190
4498
4750
+ Hàng uỷ thác
165
156
190
210
200
_LN từ Hđ khác
1668
1670
2.192
1850
6. Nộp ngân sách
14.975,002
7.553,52
4237
4.938
5.039
7. Thu nhập bình quân người/Tháng(1000đ)
1956
1781
2115
2215
2435
8. Khối lượng mặt hàng tiêu thụ
_Máy Fax
Máy
290
158
164
_ Máy điện thoại
Máy
49.000
45850
47000
47540
48000
_ Máy viba
Cặp
106
96
84
_ Cáp các loại
Km
3429
1998
2400
2870
3100
_ Phí uỷ thác
Tr.đ
1937
1800
2500
2740
2670
_ Vật tư khác
Tr.đ
17815
3152
4500
5200
5600
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp nhà nước với hoạt động chủ yếu là: nhận hàng uỷ thác thiết bị vật tư và kinh doanh hàng hoá trong công nghiệp bưu chính viễn thông. Qua số liệu trên ta thấy các hoạt động gần đây của công ty có nhiều biến động năm 2000 công ty bắt đầu tham gia xuất khẩu. Tỉ trọng về hàng hoá kinh doanh thấp hơn hàng uỷ thác nhưng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. đây là hướng chủ yếu nâng cao hoạt động tự kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Về mặt hàng kinh doanh, khối lượng mặt hàng tiêu thụ chính giữa năm 99_ 2000 giảm dần. Nguyên nhân là do công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hoá mới công nghệ cao và sự gia nhập thị trường của các các doanh nghiệp mới. Nhìn chung kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm đã tăng lên.
Thành tựu đạt được qua các nhiệm vụ kinh doanh năm 2002 của công ty Vật tư Bưu Điện I .
Thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác vật tư thiết bị cho các công trình đầu tư phát triển của Ngành.
Năm 2002 là năm ngành đầu tư nhiều dự án lớn như nâng cấp mở rộng mạng lưới điện thoại Vinaphone, nâng cấp dung lượng của các tổng đài và của mạng Internet, triển khai mạng di động nội vùng.. Công ty Vật tư Bưu Điện I là một trong số các đơn vị được giao nhiệm vụ kí cá hợp đồng cho các dự án trên với trị giá hàng chục triệu USD. Ngoài nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình của ngành, cán bộ CNV còn tích cực tìm thêm các đối tác, nguồn hàng của đơn vị trong và ngoài ngành đẻ nhập khẩu uỷ thác, ký hợp đồng tiếp nhận và vận chuyển hàng tới chân công trình cho các chủ đầu tư do đó đã đưa doanh số hàng nhập khẩu uỷ thác năm 2002 lên tới 650 tỷ đồng, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho CBCNV.
Thực hiện công tác xuất khẩu
Năm 2002 là năm thứ 3 công ty Vật tư Bưu Điện I thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước, tạo được vị thế tại thị trường nước bạn. Do thành tích đạt được trong xuất khẩu nên trong năm 2002 công ty Vật tư Bưu Điện I đã được Nhà nước và TP Hà Nội tặng bằng khen lần thứ 2 về công tác xuất khẩu.
Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vật tư thiết bị
Trong hoạt động kinh doanh của công ty đây là một nhiệm vụ quan trọng vì đây là nơi thể hiện khả năng, trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty, là nơi thu hút phần lớn lực lượng lao động tham gia vào quy trình lưu chuyển hàng hoá. Do đó năm 2002 công ty Vật tư Bưu Điện I đã tập trung cao độ mọi nguồn lực tổ chức kinh doanh vật tư thiết bị Bưu chính-Viễn thông phục vụ nhu cầu phát triển của Bưu Điện các tỉnh, thành phố và các tổ chức kinh tế nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động.
Năm 2002 có những khó khăn, thách thức trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường trong và ngoài nước; khó khăn về nguồn vốn; khó khăn về nguồn hàng truyền thống (cáp thông tin) không chủ động được như những năm trước đây đến với công ty Vật tư Bưu Điện I.
Công tác khai thác nguồn hàng và tiêu thụ hàng
Trong kinh doanh thương mại việc khai thác nguồn hàng và tiêu thụ hàng hoá là những khâu quan trọng của các doanh nghiệp vì nó tạo lập được mối quan hệ thương mại rộng rãi với nhiều đối tác kinh doanh trong nước và quốc tế, nó quyết định đến tốc độ vòng quay của vốn, hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Việc khai thác nguồn hàng và tiêu thụ hàng hoá được công ty giao cho các trung tâm kinh doanh, chi nhánh, cửa hang, phòng kế hoạch thực hiện; trong năm 2002 công ty đã gặp phải thách thức do khách quan đem lại đó là:
Lượng hàng hoá dự trữ tồn kho thấp vì việc nhập khẩu không thực hiện được do Nhà nước tăng thuế nhập khẩu bảo hộ hàng trong nước.
Việc khai thác nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu mua của các đơn vị Công nghiệp trong Ngành. Nhưng từ cuối năm 2001 và đầu năm 2002 nguồn hàng của các đơn vị Công nghiệp sản xuất trong nước cung không đủ cầu (đặc biệt là cáp thông tin) có lúc cáp thiếu cấp trả nợ cho các hợp đồng công ty đã ký với bưu điện các tỉnh, thành phố lên tới 1.200km. Đứng tình hình đó các đơn vị ddwocj giao nhiệm vụ đã cố gắng tìm nguồn hàng cấp trả nợ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạng của bưu điện các tỉnh, thành phố nhằm giảm tổn thất đến hoạt động kinh doanh của các công ty.
Việc tiêu thụ vật tư thết bị bưu chính viễn thông không qua đấu thaaufkhoong được thuận lợi vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh về giá cả, cơ chế thanh toán sau bán hàng nên CBCNV trong công ty đã phải cố gắng hết sức để bán hàng được.
Việc khai thác mặt hàng mới và các trung tâm kinh doanh đặc biệt được quan tâm. Năm 2002 các đơn vị kinh doanh tích cực nghiên cứu thị trường tiếp cân với khách hàng, nhằm bắt kịp nhu cầu thị trường về các mặt hàng mới, tìm hiểu các dự án và xin đăng ký dự thầu đã đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Hướng tìm các bạn hàng ngoài ngành được các đơn vị kinh doanh quan tâm. Năm 2002 các trung tâm kinh doanh tích cực thma gia vào nhiều gói thầu và đã đạt được những kết quả nhất định.
Công tác kế hoạch tiếp thị
Công tác xây dựng kế hoạch đã có nhiều đổi mới, thường xuyên nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, phương hướng phát triển của ngành nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch chi phí, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản có tính khả thi cao.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh tìm hiểu những loại hàng hoá khách hàng cần, tìm hiểu các dự án, cung cấp cho chủ đầu tư những thông tin cần thiết, giới thiệu những sản phẩm, hàng hoá công ty có khả năng cung cấp, để chủ động lựa chon và xin đăng kí dự thầu là nhiệm vụ hàng đầu của công ty.
Năm 2002 ngoài những hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thường xuyên cho các tổ chức trong và ngoài ngành Phòng được giao nhận thêm từ Phòng Nghiệp vụ một số hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thiết bị tổng đài của LG cho Bưu điện các tỉnh, thành phố, tham gia đàm phán kí kết hợp đồng mua bán thiết bị đầu cuối cho mạng điện thoại di động nội vùng của khu vực Hà Nội, do vậy giá trị nhập khẩu uỷ thác trong năm đạt 13.249.675 USD tăng 70,13% so với năm 2001.
Việc tạo nguồn hàng kinh doanh của công ty đặc biệt là các mặt hàng mới và cáp thông tin gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng đã cố gắng tìm nguồn hàng cấp trả nợ để đáp ứng nhu ccaauf phat triển mạng của các Bưu điện tỉnh thành phố.
Công tác quản lý kinh tế
Đứng trước những khó khăn và thử thách của thị trường CBCNV làm công tác quản lý kinh tế đã xác định được nhiệm vụ là đảm bảo kinh doanh có hiệu quả tức là mang lại lợi nhuận và đúng với chế độ quản lý tài chính Nhà nước, do vậy CBCNV làm công tác quản lý của các đơn vị như phòng kế toán tài chính, kế hoạch, nghiệp vụ và kế toán tại các đơn vị đã tạo nhịp cho hoạt động SXKD, giám sát các hoạt động kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế giúp lãnh đạo công ty trong điều hành SXKD.
Công tác tổ chức LĐTL và hành chính
Phòng tổ chức trong năm qua với một khối lượng công việc lớn, phức tạp đã cố gắng giải quyết kịp thời đáp ứng yêu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện trên các mặt:
Đã giúp GĐ xắp xếp ổn định bộ máy tổ chức: tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo nghiệp vụ , kỹ thuật bổ sung kịp thời yêu cầu về lao động cho các đơn vị trong công ty.
Xét nâng bậc lương cho CBCNV trong công ty. Xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động cho phù hợp. Giải quyết kịp thời quyền lợi và chính sách xã hội cho người lao động.
Công tác tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hoá
Năm 2002 công tác tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá tích cực được hoàn thành kịp tiến độ cho các công trình. Lượng hàng hoá về kho nhiều, Trung tâm vận chuyển bảo quản hàng hoá đã phân loại bảo quản đúng kĩ thuật và phối hợp cùng các đơn vị tổ chức phân chia vận chuyển giao hàng tới chân công trình theo yêu cầu.
Các mặt công tác khác
Năm 2002 lãnh đạo công ty đã phối hợp với các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trong CBCNV khích lệ tinh thần đoàn kết phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi thành viên.
Tồn tại
Công ty vật tư bưu điện I và II là đơn vị được Tổng công ty giao cho nhập khẩu trực tiếp vật tư thiét bị cho các công trình của ngành bằng nguồn vốn đầu tư tập trung của Tổng công ty. Những năm trước đây phần lớn việc nhập khẩu uỷ thác đều do hai công ty đảm nhiệm, mấy năm gần đây số đơn vị có vốn đầu tư lớn đã được Tổng công ty cho phép nhập khẩu trực tiếp, do đó doanh số nhập khẩu uỷ thác của công ty giảm nhiều, dẫn đến một số bộ phận lao động thiếu việc làm.
Do điều kiện lịch sử để lại bộ máy tổ chức của công ty vật tư bưu điện I chưa được gọn nhẹ, năng lực kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu cơ chế của thị trường, phần lớn cán bộ đang làm việc được đào tạo trong thời kì chiến tranh chống Mỹ trình độ kỹ thuật không còn phù hợp.
Lực lượng lao động còn quá đông, trong điều kiện kinh doanh như hiện nay công ty thừa khoảng 70 lao động, nếu cổ phần hoá lực lượng lao động còn thùa nhiều hơn. lực lượng lao động dôi dư chủ yếu là công nhân có trình độ chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo, trái nganh nghề, tuổi đởi cao về nghỉ chế độ chưa đủ điều kiện. Đây là khó khăn lớn nhất của công ty.
Thị trường bị cạnh tranh quyết liệt thiếu bình đảng, bất lợi cho những doanh nghiệp thương mại hoạt động theo đúng pháp luật, cụ thể là hàng ngàn các doanh nghiệp tham gia kinh doanh thiết bị vĩên thông , hàng thật hàng giả bầy bán kháp nơi thật khó phân biệt thật giả, gian lận và trốn thuế nên hàng giả bán với giá rất thấp gây khó khăn lớn cho doanh ngiệp. Do đó phần lớn việc mua sắm thiết bị không qua đấu thầu đều được mua của các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ.
Cơ chế tiêu thụ sản phẩm trong ngành chưa được phù hợp đã ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong thực tế các đơn vị thương mại không đủ sức cạnh tranh vì như hiện nay các doanh nghiệp thương mại không nhập khẩu được vật tư thiết bị chủ yếu như cáp, máy điện thoại vì nhà nước tăng thuế nhập khẩu lên 300%. Việc kinh doanh của các Công ty thương mại chỉ còn cách mua hàng của các đơn vị công nghiệp để đi dự thầu cạnh tranh với chính đơn vị công nghiệp đó.
Nguyên nhân của những tồn tại
nguyên nhân khách quan
Do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường gây ra khó khăn cho công ty như: Thủ tục tiếp nhận hàng hoá tại cửa khẩu còn nhiều phức tạp phiền nhiễu làm ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động kinh doanh của công ty.
Sự gian lận và trốn thuế của một vài công ty liên doanh điện thoại gần đây đã ảnh hưởng xấu tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Gây nên thất thu hàng trăm triệu đồng về mặt hàng này của công ty.
Sự tăng thuế nhập khẩu và thuế GTGT cũng làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như giảm doanh thu đối với toàn bộ mặt hàng nhập khẩu bị áp thuế.
Chính sách cổ phần hoá ngành Bưu chính Viễn thông cũng là một nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới lợi thế kinh doanh của công ty.
Nguyên nhân chủ quan
Năng lực kinh doanh tiếp thị, nghiệp vụ chuyên môn vẫn còn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển hiện nay của công ty trong cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập.
Mối quan hệ giữa các đơn vị trong công ty còn lỏng lẻo, ỷ lại.
Công tác thu hồi nợ còn chậm làm chậm vòng quay của vốn kinh doanh.
Chương III: Đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty Vật tư thiết bị Bưu Điện I.
tổng hợp ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Vật tư Bưu Điện I
Phân tích môi trường bên ngoài
Dựa vào những thông tin phân tích ở chương II ta xây dựng:
Bảng Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:
Cácnhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài
Mức độ quan trọng của nhân tố đối với ngành
Mức độ tác động của nhân tố đối với Xí nghiệp
Xu hướng tác động
Điểm tổng hợp
1. Nhu cầu tăng
3
3
+
+9
2. Nguồn hàng
2
2
+
+4
3. Xoá bỏ rào thuế quan
2
2
-
-4
4. Thuế nhập khẩu
2
3
-
-6
5. Đối thủ mới
2
3
-
-6
_Xu hướng tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng là cơ hội để công ty đáp ứng thị trường để hạn chế nguy cơ quan trọng nhất. Mức độ quan trọng đối với công ty là 3, điểm quan trọng là +9 cho thấy đây là cơ hội lớn nhất cho việc xây dựng chiến lược thị trường để từ đó giúp cho công ty có hướng đi đúng. Bằng việc nghiên cứu thị trường của từng nhóm mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra hàng loạt sản phẩm công nghệ tiên tiến, giá phù hợp. Nhưng cũng cần chú ý sự tham gia của các đối thủ tiềm ẩn, điểm quan trọng là -6, là thách thức cho công ty trong việc giữ vững thị phần.
Phân tích môi trường bên trong
Cũng từ các số liệu và thông tin ở chương II ta có bảng:
Bảng Ma trận các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong XN
Các nhân tố kinh doanh bên ngoài
Mức quan trọng của nhân tố đối với ngành
Mức độ của nhân tố đối với Xí Nghiệp
Xu hướng tác động
Điểm tổng hợp
1. Cơ cấu tổ chức hợp lý
2
2
-
-4
2. Thiết lập được mạng lưới phân phối
3
2
+
+9
3. Uy tín, kinh nghiệm kinh doanh
3
3
+
+9
4. Marketing còn yếu
3
3
-
-9
5. Tình hình tài chính ổn định
2
3
+
+6
Nhận xét chung:
_ Điểm lớn nhất thiết lập được mạng lưới kênh phân phối tương đối rộng khắp, có uy tín với bạn hàng. Mức tác động đối với công ty bằng 3, điểm quan trọng là +9 thể hiện tích cực đối với công tác xây dựng chiến lược phân phối hàng hoá công ty. Công ty cần ưu tiên thứ tự hàng đầu cho yếu tố này trong khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh.
_ Điểm yếu lớn nhất của công ty đó là hoạt động marketing còn yếu, mức độ tác động đối với công ty là 3 điểm quan trọng là -9 thể hiện đây là khó khăn lớn nhât của công ty khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh. Công ty cần giải quyết điểm yếu này bằng cách đào tạo các cán bộ có năng lực chuyên môn, tích cực tìm các kênh phân phối mới và cắt bỏ những kênh phân phối không có hiệu quả.
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Vật tư Bưu Điện I
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Thị trường đối với công ty là vấn đề hết sức quan trọng, có tính chất sống còn. Các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển trong tương lai thì phải nắm bắt được đầu đủ các thông tin về thị trường như: nhu cầu thị hiếu của khách hàng, xu hướng biến đổi nhu cầu thị trường, các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu dùng của khách hàng,... Từ đó điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phù hợp với sự biến động của thị trường, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thông qua dó nâng cao sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh trangh cho doanh nghiệp mình. Như vậy thị trường là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp. Vì vậy muốn cho công ty luôn luôn phát triển và có lợi thế cạnh tranh thì công ty cần phải thúc đẩy hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Công ty cần tích cực đầu tư để tìm bạn hàng mới, thị trường mới. Công ty đang nên mở rộng thị trường ra khỏi khu vực miền bắc vào khu vực miền trung và miền nam.
Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh công ty vật tư bưu điện I có doanh số và tỷ trọng khá lớn trên thị trường, nhưng cũng thấy sự lớn mạnh lên của các đối thủ cạnh tranh cũng như cường độ cạnh tranh ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tỷ trọng một vài mặt hàng của công ty so với các đơn vị khác
Mặt hàng
Năm
Tên đơn vị
Cokyvina
Postmace
Đơn vị khác
Tổng
Cáp thông tin
1999
39,5
39,5
21
100
2000
34,5
28,9
36,6
100
2001
34,6
20,5
44,9
100
2002
33
20
47
100
Máy điện thoại
1999
20,5
28
51,5
100
2000
20
17
63
100
2001
20,5
18
61,5
100
2002
21
19
60
100
Vật tư khác
1999
40
53,5
6,5
100
2000
39,5
53,2
7,3
100
2001
38
53,4
8,5
100
2002
37
53,5
9,5
100
Công tác xây dựng kế hoạch của công ty đã có nhiều đổi mới, thường xuyên nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, phương hướng phát triển của ngành nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch chi phí, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản có tính khả thi cao.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh tìm hiểu những loại hàng hoá khách hàng cần, tìm hiểu các dự án, cung cấp cho chủ đầu tư những thông tin cần thiết, giới t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24870.DOC