Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Tài liệu Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị: MỤC LỤC MỞ ĐẦU KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC HÌNH Hình 11. Sơ đồ ranh giới đới bờ [15] 9 Hình 12. Mối quan hệ giữa đới bờ và tài nguyên đới bờ [17] 10 Hình 13. Tỷ lệ dự án trên nhóm mục tiêu thực hiện [5] 14 Hình 14. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt Nam 15 Hình 15. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt Nam 16 Hình 16. Mười (10) đơn vị tài trợ lớn nhất 17 Hình 17. Sơ đồ về xác định phạm vi của Kinh tế sinh thái. [23] 20 Hình 18. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường [23] 20 Hình 19. Mô hình hệ kinh tế sinh thái [12] 22 Hình 21. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 28 Hình 22. Sơ đồ địa mạo xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 31 Hình 23. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình các tháng trong năm [13] 32 Hình 24. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm [13] 32 Hình 26. Sơ đồ thổ nhưỡng khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 37 Hình 2...

doc87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC HÌNH Hình 11. Sơ đồ ranh giới đới bờ [15] 9 Hình 12. Mối quan hệ giữa đới bờ và tài nguyên đới bờ [17] 10 Hình 13. Tỷ lệ dự án trên nhóm mục tiêu thực hiện [5] 14 Hình 14. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt Nam 15 Hình 15. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt Nam 16 Hình 16. Mười (10) đơn vị tài trợ lớn nhất 17 Hình 17. Sơ đồ về xác định phạm vi của Kinh tế sinh thái. [23] 20 Hình 18. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường [23] 20 Hình 19. Mô hình hệ kinh tế sinh thái [12] 22 Hình 21. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 28 Hình 22. Sơ đồ địa mạo xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 31 Hình 23. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình các tháng trong năm [13] 32 Hình 24. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm [13] 32 Hình 26. Sơ đồ thổ nhưỡng khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 37 Hình 27. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hải An năm 2008, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 40 Hình 28. Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất xã Hải An năm 2008 41 Hình 29. Bản đồ mật độ dân số hữu hiệu huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 45 Hình 210. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hải An năm 2008 46 Hình 211. Bản đồ cảnh quan khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 50 Hình 212. Chú giải bản đồ cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 51 Hình 31. Các bước tiến hành đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế người dân 55 Hình 32. Quy trình xây dựng mô hình số độ cao xã Hải An 60 Hình 33. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 0,5 mét 61 Hình 34. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 01 mét 62 Hình 35. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 2 mét 62 Hình 36. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 0,5 mét; Diện tích ngập là 140 ha. 65 Hình 37. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 1 mét; Diện tích ngập là 215 ha. 66 Hình 38. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 2 mét; Diện tích ngập là: 361 ha 67 Hình 39. Bản đồ định hướng không gian phát triển xã Hải An 73 Hình 310. Bản đồ quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải An 76 Hình 311. Hiện trạng vị trí trước khi xây dựng mô hình (10/2008) 80 Hình 312. Sơ đồ mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng 81 Hình 313. Hiện trạng mô hình sau khi xây dựng 85 DANH MỤC BẢNG Bảng 11. Lịch sử quản lý đới bờ [16] 7 Bảng 21. Nhiệt độ trung bình (Ttb), độ ẩm trung bình (rtb) và lượng mưa trung bình (Rtb) các tháng trong năm (2000-2007) 33 Bảng 22. Thống kê đơn vị hành chính thuộc huyện Hải Lăng 42 Bảng 23. Hệ thống phân loại cảnh quan xã Hải An 49 Bảng 31. Các hoạt động sinh kế chính ở xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 56 Bảng 32. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 0,5 mét 63 Bảng 33. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 1 mét 63 Bảng 34. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 2 mét 64 Bảng 35. Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan xã Hải An 70 Bảng 36. Hiệu quả kinh tế của mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng 84 THUẬT NGỮ VIẾT TẮT QLTHĐB Quản lý tổng hợp đới bờ BĐKH Biến đổi khí hậu NSNN Ngân sách nhà nước DANIDA Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch CIDA Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế Canada IDRC Trung tâm phát triển tài nguyên quốc tế NETGOV Chính phủ Hà Lan JICA Quỹ hỗ trợ quốc tế Nhật Bản SIDA Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế Thụy Điển UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ADB Ngân hàng phát triển Châu Á WB Ngân hàng thế giới BCS Đất bằng chưa sử dụng CHN Đất làm nhà tạm, lán trại DGT Đất giao thông NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt OTC Đất ở nông thôn RPT Đất trồng rừng phòng hộ SMN Đất sông ngòi, kênh rạch UB Đất trụ sở nhà nước MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, và đây là khu vực sinh sống, nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Vùng ven biển nước ta có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm khoảng 30% tổng dân số của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 10,2 triệu người. Dự báo đến năm 2010 dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó gần 18 triệu người ở độ tuổi lao động. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển Tp. Hồ Chí Minh GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế vùng ven biển đạt khoảng 26 – 27%. Dự báo trong tương lai, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, sẽ có mức gia tăng nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay. Biển là di sản của nhân loại, là kho dự trữ cuối cùng của loài người nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, về lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên liệu. Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển kinh tế khu vực biển và ven biển. Khai thác biển đã đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực biển và ven biển chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Là một xã ven biển miền trung, xã Hải An thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có đặc điểm ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (đất cát nghèo dinh dưỡng), khí hậu khô nóng khắc nghiệt, nhiều đụn cát, bãi cát rộng, chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng sa mạc hoá, và thiếu nước vào mùa khô. Lợi thế của khu vực nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng là nằm trên hành lang kinh tế đông – tây, cầu nối kinh tế bắc – nam, là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế hướng ra Biển Đông và đảm bảo an ninh quốc phòng nước ta. Khu vực ven biển Quảng Trị thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực ven biển. Người dân xã Hải An, sống chủ yếu vào đánh bắt hải sản và sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu đánh bắt cao cùng với gia tăng dân số, làm cho nguồn lợi ven bờ cạn kiệt dần, bên cạnh đó quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ có hạn. Tuy vậy, nếu xây dựng các khu bảo tồn biển để bảo vệ tài nguyên biển và giảm bớt đánh bắt ven bờ lại có khả năng ảnh hưởng xấu tới sinh kế của người dân ven biển do chúng không thể mang lại lợi ích tức thì. Vậy làm thế nào để vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, đặc biệt là trước tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra như hiện nay? Để phần nào giải quyết bài toàn này, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá nhằm xây dựng mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với mục đích giảm sức ép đến khai thác tài nguyên thiên nhiên và bước đầu đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương đã được tiến hành thực hiện. Đây cũng chính là nội dung của đề tài “Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” đặt ra để nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp đới bờ và hệ kinh tế sinh thái; (ii) Phân tích các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực; (iii) Bước đầu đánh giá, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương. (iv) Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững dải ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (i) Phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu: khu vực ven biển huyện Hải Lăng gồm hai xã là Hải An và Hải Khê; tuy nhiên do địa bàn nghiên cứu rộng, nội dung nghiên cứu bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, đề tài tập trung nghiên cứu trên quy mô lãnh thổ là toàn bộ xã Hải An, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị. (ii) Phạm vi khoa học: nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện thực tiễn tại xã Hải An. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tổng hợp đới bờ Lịch sử nghiên cứu quản lý đới bờ Mặc dù việc khai thác nguồn tài nguyên ở đới bờ đã có từ lâu đời, nhưng hầu hết các quốc gia ven biển chỉ mới thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn tài nguyên quý giá này từ sau những năm 1960. Lịch sử phát triển của quản lý đới bờ trải qua bốn giai đoạn, được thể hiện trong bảng sau: Bảng 11. Lịch sử quản lý đới bờ [16] Giai đoạn 1 Giai đoạn chuẩn bị Thời gian Cuối những năm 1960 Mục tiêu Tăng cường việc sử dụng tài nguyên Công tác quản lý Sử dụng mang tính đơn ngành hoặc có sự kết hợp của một vài ngành nào đó Phạm vi quản lý Vùng biển nông ven bờ hoặc một dải hẹp phần đất ven biển Giai đoạn 2 Giai đoạn bắt đầu Thời gian Vào những năm 1970 Mục tiêu Quản lý việc sử dụng tài nguyên mang tính cục bộ và bảo vệ môi trường Công tác quản lý Mang tính đa ngành Phạm vi quản lý Quản lý theo ranh giới hành chính hoặc theo tiêu chuẩn Giai đoạn 3 Tiến tới giai đoạn trưởng thành Thời gian Vào những năm 1980 Mục tiêu Quản lý việc sử dụng đới bờ một cách toàn diện, bảo vệ môi trường và duy trì các vùng nhạy cảm Công tác quản lý Mang tính tổng thể Phạm vi quản lý Về phía đất liền: giới hạn theo các tiêu chuẩn khác nhau. Về phía biển: trùng với phạm vi vùng hoạt động hàng hải thuộc chủ quyền của quốc gia Giai đoạn 4 Giai đoạn trưởng thành Thời gian Vào những năm 1990 Mục tiêu Quản lý thống nhất đới bờ, bao gồm cả việc sử dụng và các hệ sinh thái Công tác quản lý Quản lý tổng hợp Phạm vi quản lý Về phía đất liền: giới hạn theo các tiêu chuẩn khác nhau. Về phía biển: trùng với phạm vi vùng hoạt động hàng hải thuộc chủ quyền của quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế Công tác quản lý đới bờ có sự phát triển liên tục cả về mục tiêu, quy mô cũng như phạm vi quản lý. Quản lý từ mang tính đơn ngành trong một phạm vi hẹp cho đến đa ngành trên phạm vi toàn bộ đới bờ. Trên thực tế, quan điểm tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) xuất hiện đầu tiên tại Mỹ vào đầu những năm 1970, và đã đạt được một số những thành tựu nhất định trong việc quản lý tài nguyên đới bờ. Sau đó, một số quốc gia có biển đã theo cách tiếp cận như vậy để thực hiện hoặc thử nghiệm một số công việc cụ thể liên quan đến công tác quản lý đới bờ. Cho đến đầu những năm 1980, QLTHĐB đã được sử dụng khá rộng rãi, chương trình QLTHĐB không chỉ thực hiện đơn lẻ ở mỗi quốc gia, mà còn tiến hành trên một khu vực rộng hơn như cho cả khối ASEAN, hoặc cho toàn bộ các quốc gia có biển ở khu vực Nam Á, Châu Âu, Caribe và khu vực các nước Mỹ La Tinh. Những bài học rút ra từ thực tiễn của công tác quy hoạch và thực thi dự án liên quan đến đới bờ là những kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia có biển nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Khái niệm về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ a) Đới bờ Đới bờ (Coastal Zone) là một bộ phận đặc biệt và quan trọng của bề mặt Trái Đất, là nơi tiếp xúc giữa các quyển: thạch quyển, sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển. Đới bờ cũng là nơi chứa đựng các hệ sinh thái có năng suất cao, tính đa dạng sinh học lớn. Rất nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực khác nhau quan tâm đến đới bờ theo hướng cụ thể của mình và có cách nhìn nhận khác nhau, sau đây là một số định nghĩa về đới bờ: Định nghĩa mang tính khái quát nhất và được sử dụng khá rộng rãi là định nghĩa đới bờ trong mối tương tác giữa môi trường biển và lục địa: “Đới bờ là một vùng chuyển tiếp mà ở đó môi trường biển và môi trường lục địa tương tác lẫn nhau và hình thành một môi trường thống nhất”[15]. Về mặt lý thuyết, định nghĩa này thể hiện một cách đầy đủ bản chất của đới bờ, là một không gian cụ thể mà ở đó môi trường tự nhiên mang tính đặc thù riêng bởi sự kết hợp giữa môi trường biển và môi trường lục địa, đồng thời mang tính tổng quát cao. Đây cũng là định nghĩa được khá nhiều công trình về môi trường tự nhiên của đới bờ sử dụng. Chương trình quản lý tài nguyên và môi trường của Malaysia năm 1996 lại cho rằng “Đới bờ là một hệ sinh thái giàu có về thực vật cũng như các quá trình vật lý, có động lực mạnh và là môi trường nhạy cảm hơn bất cứ nơi nào trên Trái Đất, là vùng đất và biển, mở rộng về phía biển 10 km và về phía đất liền cũng 10 km”. Trên quan điểm tổng hợp và hệ thống, Lymarev V.I đã định nghĩa “Đới bờ (hay còn gọi là đới tương tác hiện tại giữa lục địa và biển) là một dải tiếp giám đất - biển không rộng lắm có bản chất độc đáo tạo nên một hợp phần lớp vỏ cảnh quan của Trái Đất và là nơi xảy ra mối tác động tương hỗ phức tạp và đối lập giữa thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển”. Theo phạm vi không gian của đới bờ Việt nam có thể được xác định là toàn bộ các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam phù hợp với Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và bao gồm cả một dải đất liền ven biển (mà hiện nay chưa thể xác định được chiều rộng chính xác của nó). Nội dung của định nghĩa này trên thực tế chỉ thuần tuý mang tính pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của các quốc gia có biển. §íi bê Cửa sông Rừng ngập mặn Rạn san hô Sông Vùng ngập triều Vùng đất thấp Vùng đất cao Vùng núi Hình 11. Sơ đồ ranh giới đới bờ [15] Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể xác định về phạm vi và ranh giới của đới bờ. Trong một số nghiên cứu hiện nay, việc lựa chọn dựa trên đối tượng hành chính cơ bản là các tỉnh có ranh giới biển làm phạm vi quan tâm, khảo sát và thu thập số liệu. Khu vực đới bờ là nơi có môi trường sống đa dạng, với nhiều hệ sinh thái phong phú như cửa sông, cỏ biển, san hô, đầm phá, vũng vịnh, bãi triều v.v. Các sản phẩm tự nhiên của khu vực này trở thành tài nguyên thực sự khi có tác động của con người. Các hành vi này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển hoặc thông qua mối quan hệ giữa hệ thống ven biển với các hệ thống xung quanh. Các mối quan hệ này có khi là tích cực và cũng có khi là tiêu cực, vì vậy nó tạo nên các dạng môi trường khác nhau ở khu vực ven biển. Hình 12. Mối quan hệ giữa đới bờ và tài nguyên đới bờ [17] Do vậy, việc định nghĩa và xác định ranh giới cho đới bờ phục vụ mục đích quản lý phải hết sức linh hoạt và đa dạng, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nó, với ý nghĩa nhằm quy hoạch và quản lý để đạt được sự phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên nơi đây. Xác định theo mục đích và nhiệm vụ của các chương trình quản lý: không gian của đới bờ thường được xác định theo bốn cách thức sau: (1) Xác định theo một khoảng cách cố định: trong đó yếu tố tự nhiên của đới bờ được quan tâm, được tính theo một ranh giới nào đó giữa biển và lục địa - thường là theo mực triều trung bình, ranh giới về phía biển thường lấy theo phạm vi chủ quyền của quốc gia.(Chương trình quản lý tài nguyên và môi trường của Malaysia năm 1996, Luật biển quốc tế). (2) Xác định theo các khoảng cách thay đổi: không gian của đới bờ lấy theo cách thức khoảng cách biến đổi được xác định theo một đường ranh giới nào đó giữa lục địa và biển, nhưng khoảng cách đường bao tính từ ranh giới này thay đổi phụ thuộc vào việc lựa chọn theo: đặc điểm tự nhiên; theo đặc điểm sinh học; theo các mốc công trình; hoặc theo ranh giới hành chính. (3) Xác định theo mục đích sử dụng: Các tổ chức quốc tế và quốc gia có diện tích biển lớn thường xác định giới hạn của đới bờ theo những vấn đề quản lý cụ thể (Hội nghị về khai thác và sử dụng tài nguyên đới bờ tháng 6 năm 1972 tại Woods Hole, Văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Ngân hàng Thế giới 1989). (4) Xác định theo kiểu lồng ghép: Các nhà quản lý cho rằng, ranh giới của đới bờ được xác định theo mục đích và nhiệm vụ quản lý là phù hợp hơn cả. Đới bờ là nơi có môi trường sống hết sức đa dạng và bao gồm nhiều các hệ sinh thái phong phú khác nhau. Các sản phẩm tự nhiên của đới bờ trở thành tài nguyên thực sự khi nó có sự tác động của con người. Về mặt quản lý, cũng như nhiều nước trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng đã tuyên bố về đới bờ biển bao gồm các vùng biển của mình phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các thông lệ quốc tế, nhằm mục đích chính khẳng định về mặt chủ quyền và hoạch định chiến lược, các chính sách lâu dài của quốc gia cho việc quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên. Trong quá trình triển khai các chương trình, dự án của quốc gia, của các bộ, ngành, không gian đới bờ lại được xác định lại một cách cụ thể cho phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu cũng như khả năng đáp ứng về mặt tài chính và kỹ thuật công nghệ. Các tiêu chí để xác định đới bờ biển ở nước ta là tài nguyên thiên nhiên, quản lý xã hội và hành chính pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất nào giữa các bộ ngành về ranh giới của đới bờ biển Việt Nam. Đối với khu vực nghiên cứu xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC.09.08/06-10 [8], ranh giới đới bờ được xác định theo các tiêu chí sau: (i) Xác định theo cách thức "khoảng cách thay đổi”; (ii) Việc xác định không gian nghiên cứu được kế thừa kinh nghiệm của các dự án quản lý đới bờ đã được thực hiện thành công trên thế giới và ở Việt Nam; (iii) Dễ triển khai dự án theo các cấp quản lý; (iv) Khu vực nghiên cứu bao chứa được các tài nguyên nguyên thiên nhiên của dải ven bờ như: bãi biển, bãi triều, cửa sông, đầm phá, thềm cát biển, các đụn cát ven biển...; (v) Tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế và dân sinh trong mối tương tác đất biển (quan tâm đến các huyện không giáp biển, nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến phần giáp ranh/hạ lưu). Từ đó, đề tài đã xác định các ranh giới đất liền và ranh giới biển như sau: - Ranh giới phía đất liền: đề tài xác định các tài nguyên thiên nhiên đới bờ của khu vực nghiên cứu là các dạng tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các thành tạo địa hình được hình thành bởi mối tương tác lục địa-biển trong suốt thời gian từ Đệ Tứ đến nay, đang hiện hữu và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kết hợp với việc giải quyết khó khăn trong triển khai dự án theo các cấp quản lý, đề tài đã lựa chọn phương án tích hợp giữa hai đường ranh giới tự nhiên (theo đường bình độ 25m) với ranh giới hành chính của các xã. Với cách tích hợp như vậy, phạm vi nghiên cứu về phía đất liền của đề tài gồm có 207 xã thuộc đồng bằng ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với tổng diện tích 5.106 km2 , chiếm 29% tổng diện tích của cả 3 tỉnh (17671 km2). - Ranh giới phía biển: Ranh giới phía biển được xác định trên cơ sở đường cơ sở thẳng của chính phủ công bố năm 1982 tính từ nam đảo Cồn Cỏ và theo đề xuất của đề tài KHCN 06-05 năm 1999 đã được Hội đồng Khoa học Nhà nước thông qua ở phần phía bắc đảo Cồn Cỏ. Do đó, phạm vi nghiên cứu về phía biển của đề tài: (i) nằm trong giới hạn của đới bờ theo luật biển quốc tế (200 hải lý tính từ bờ đến hết vùng đặc quyền kinh tế); (ii) thuộc vùng nước nội thuỷ của quốc gia, nơi chính phủ Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền, thuận lợi cho công tác quy hoạch và đưa ra các chính sách quản lý; (iii) chủ yếu nằm trong giới hạn từ 0 đến 50m nước, có thể tham khảo và kế thừa nhiều tài liệu của các đề tài nghiên cứu trước đó. Theo đó, ranh giới về phía biển được xác định cơ bản theo đường đẳng sâu 30m nước. Riêng khu vực đảo Cồn Cỏ, ranh giới được lấy rộng ra đến đường đẳng sâu 50m (giới hạn độ sâu phân bố hệ sinh thái san hô) bao lấy toàn bộ đảo. Tổng diện tích nghiên cứu phía biển của đề tài sẽ là 4.731 km2, bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ. Như vậy, khu vực nghiên cứu của đề tài KC 09.08/06-10 tính từ đất liền ra phía biển gồm có các tiểu vùng: (1) dải địa hình gò đồi ; (2) dải cát nội đồng; (3) dải cồn cát ven biển (bãi ngang); (4) dải cát nằm giữa mực triều thấp trung bình và mực triều cao trung bình; và (5) vùng biển đảo. Trên cơ sở ranh giới đới bờ đã được xác định ở phần trên, toàn bộ khu vực nghiên cứu của đề tài nằm trong phạm vi của tiểu vùng (3) - dải cồn cát ven biển (bãi ngang). b) Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) Có khá nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về QLTHĐB. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), QLTHĐB được định nghĩa là một quy trình mềm dẻo đối với công tác quản lý tài nguyên phục vụ cho sự phát triển bền vững ở đới bờ, có nghĩa là các nguồn tài nguyên ở đây phải được duy trì và bảo vệ cả về khối lượng và chất lượng không chỉ để cung cấp cho những lợi ích kinh tế và môi trường hiện tại mà còn phải cho tương lai. Theo Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), QLTHĐB là một quá trình mang tính pháp chế, nó bao gồm hệ thống các ban ngành chức năng và hệ thống luật pháp cần thiết để bảo đảm cho tính thống nhất trong các kế hoạch quản lý và phát triển đới bờ với mục tiêu bảo vệ môi trường (bao gồm cả xã hội) và được thiết lập trên cơ sở đã tính toán đến những ảnh hưởng này. Có thể thấy, các định nghĩa đều nhấn mạnh bản chất linh hoạt của quá trình QLTHĐB và tầm quan trọng của nó đối với sự thống nhất của chính phủ, các ban ngành và cộng đồng dân cư trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển đới bờ, nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Trong báo cáo của Hội nghị quốc tế GESAMP (năm 1996) về vấn đề định hướng khoa học cho việc bảo vệ môi trường biển [26] đã định nghĩa QLTHĐB như sau QLTHĐB là một quá trình linh hoạt và liên tục trong đó các cấp chính quyền và người dân, các nhà khoa học và các nhà quản lý, các ban ngành và cả cộng đồng cùng chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch thống nhất cho mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên đới bờ. Định nghĩa này nêu một cách đầy đủ về sự vận hành của quá trình quản lý, người và phương thức quản lý và mục tiêu của việc quản lý. Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam – thành công và hạn chế Hiện nay đã có rất nhiều dự án, đề tài (sử dụng nguồn vốn trong nước và ngoài nước) về lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở khu vực các tỉnh ven biển Việt Nam. Việc đánh giá nội dung, phạm vi và kết quả đạt được của các dự án này là vô cùng quan trọng. Nó cho phép các nghiên cứu sau đó kế thừa kết quả đã đạt được cũng như tránh chồng chéo hoặc lặp lại các nội dung đã thực hiện. Do vậy, đề tài đã tiến hành thống kê các dự án, đề tài liên quan đến lĩnh vực tài nguyên – môi trường đã thực hiện ở khu vực ven biển. Nội dung, mục tiêu thực hiện trên số dự án Trong tổng số 294 dự án thống kê được tại 29 tỉnh ven biển Việt Nam từ năm 1995 trở lại đây, các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên chiếm 22,71% trên tổng số dự án; 40% dự án/đề tài liên quan đến môi trường; 21,69% liên quan đến quản lý và xã hội; 15,59% dự án/đề tài về phát triển kinh tế. Hình 13. Tỷ lệ dự án trên nhóm mục tiêu thực hiện [5] Trong bốn lĩnh vực nêu trên, môi trường là lĩnh vực có số lượng dự án, đề tài thực hiện cao nhất, chiếm 40% tổng số. Như vậy, có thể nhận thấy mối quan tâm đến vấn đề môi trường tại các tỉnh ven biển rất lớn. Vấn đề môi trường chủ yếu đề cập đến việc đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên, từ đó xác định nguyên nhân, xây dựng mô hình quản lý và giải pháp khắc phục. Cụ thể trong nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, hoạt động khai thác than. (Ví dụ: Các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thái Bình, xem dự án số 38, phụ lục 1). Phạm vi thực hiện Tất cả các tỉnh ven biển đều có dự án. Tuy nhiên, số lượng dự án/đề tài phân bố không đồng đều. Miền bắc có số dự án/đề tài tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định (chiếm 26.1% tổng số dự án), miền trung có số dự án/đề tài tập trung ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam (chiếm 14.2% tổng số dự án), miền nam tại Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh và Cà Mau (chiếm 12.2% tổng số dự án), hình 1-4 và 1-5. Hình 14. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt Nam Hình 15. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt Nam Kinh phí thực hiện Sau khi tổng hợp và phân tích, mười (10) đơn vị tài trợ nhiều nhất cho các dự án/đề tài thuộc khu vực ven biển Việt Nam từ năm 1995 đến nay được thể hiện ở hình 1-6. Hình 16. Mười (10) đơn vị tài trợ lớn nhất Tóm lại, hiện nay nhiều dự án đã và đang được triển khai ở khu vực ven biển. Những dự án này không chỉ nhận được đầu tư từ nhà nước mà còn từ các tổ chức quốc tế. Nhưng qua đây có thể nhận thấy, nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài trợ cao nhất phục vụ cho hoạt động của các dự án/ đề tài tại khu vực đới bờ Việt Nam, điều này nói lên sự quan tâm rất lớn của chính phủ đối với khu vực này. Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam vẫn chưa có một chương trình quản lý thống nhất nào trên khu vực này. Điều này dẫn đến nhiều đầu tư chồng chéo, gây xung đột trong sử dụng, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở khu vực ven biển. Các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế sinh thái Lịch sử nghiên cứu kinh tế sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam Khi kinh tế học trở thành một ngành khoa học vào năm 1776, Adam Smith (1723 - 1790) xuất bản tác phẩm “Quốc phú luận (The Wealth of Nations)”. Câu hỏi về bản chất và nguyên nhân của phát triển kinh tế với luận điểm nổi tiếng về “Bàn tay vô hình” trong học thuyết của Smith. Ông là một trong nhiều nhà kinh tế thuộc nhóm những nhà kinh tế học cổ điển mà tư tưởng của họ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế học trong một thời gian dài cho đến 25 năm cuối thế kỷ XIX. Kinh tế học cổ điển được biết đến rộng rãi với tên gọi: Kinh tế Chính trị. Quan điểm này dựa trên lý luận là quỹ đất nông nghiệp không tăng lên trong khi quy mô dân số ngày lớn. Theo các nhà kinh tế học cổ điển, môi trường tạo ra giới hạn cho sự mở rộng hoạt động kinh tế với chiều hướng trong thời gian dài là lương công nhân sẽ giảm tới mức vừa đủ để tồn tại. Đây như là một lời tiên đoán rằng tình trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra trong tương lai. Cho đến nay, thực tế cho thấy điều này hoàn toàn sai. Nền kinh tế Tây Âu từ đầu thế kỷ XIX cho thấy rằng dân số tăng và mức sống cũng được nâng cao theo thời gian. Sự giải thích thông thường cho sự sai lầm của Malthus là ông đã bỏ qua sự phát triển của khoa học và công nghệ. Malthus và các nhà kinh tế học cổ điển đã cho rằng công nghệ không thay đổi; trong khi trên thực tế khoa học và công nghệ đã biến đổi rất nhanh cùng với sự ra đời của các cuộc Cách mạng Công nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế Tây Âu không đem lại hiệu quả với quỹ đất nông nghiệp không đổi trong suốt thời kỳ này. Sự thất bại này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của kinh tế học cổ điển. Bắt đầu từ những năm 1870, kinh tế học bắt đầu phát triển lên từ kinh tế học cổ điển theo hướng “kinh tế học tân cổ điển”. Vào khoảng những năm 1950, khi môi trường tự nhiên đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, phần lớn trong số họ đã bỏ qua mối quan hệ giữa việc quản lý hộ gia đình về mặt tự nhiên và quản lý hộ gia đình về mặt nhân văn. Vào thập kỷ 60, nhiều nhà kinh tế học đã phát triển những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, trong đó vai trò của môi trường tự nhiên hoàn toàn không được đề cập đến. Những lý thuyết này đã mặc nhiên cho rằng sự quản lý kinh tế theo đúng quy tắc đưa ra sẽ làm cho mức sống có thể tăng liên tục vô hạn định. Sự theo đuổi tăng trưởng kinh tế đã trở thành mục tiêu lớn nhất của chính sách phát triển - kinh tế. Một lý do quan trọng lý giải cho điều này là tăng trưởng kinh tế dường như đem lại triển vọng của nhiều quốc gia giúp giảm bớt đói nghèo. Bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 70, kinh tế học tân cổ điển bắt đầu bày tỏ mối quan tâm về môi trường tự nhiên cho tới nay đã phát triển thành hai chuyên ngành quan trọng là kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế môi trường chủ yếu quan tâm đến sự lồng ghép kinh tế vào môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường. Kinh tế tài nguyên thì chủ yếu quan tâm đến sự khai thác của kinh tế từ môi trường và những vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều chương trình kinh tế ở các trường đại học đưa ra những khoá chuyên sâu về một hoặc hai chuyên ngành này. Kinh tế sinh thái dựa trên quan điểm cho rằng những nghiên cứu đúng quy tắc về sinh kế của con người bao gồm nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với môi trường hữu cơ và vô cơ. Trong khi các nhà kinh tế học tân cổ điển coi nghiên cứu về quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và môi trường là một phần thêm vào không bắt buộc thì đối với kinh tế sinh thái. Kinh tế sinh thái là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành tương đối mới. Trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học nhận thức được rằng hoạt động kinh tế của con người đã và đang tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và điều này gây ra những tác động có hại tới phương diện kinh tế của các thế hệ tương lai. Thành lập năm 1989, Hội Kinh tế sinh thái Quốc tế với sự ủng hộ của nhiều học giả ở các chuyên ngành khác nhau, cho rằng việc nghiên cứi mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và môi trường và các vấn đề liên quan cần có sự tiếp cận liên ngành bao gồm những lĩnh vực nghiên cứu truyền thống của kinh tế học và sinh thái học. Kinh tế sinh thái là một khoa học liên ngành, không đơn giản là nó có liên quan tới những hiện tượng kinh tế và sinh thái hay là nó thu hút sự tham gia của các chuyên ngành kinh tế học và sinh thái học. Khi một vấn đề vượt quá hay nằm ngoài ranh giới của chuyên ngành thì cần có một quan điểm chung bao trùm cả hai chuyên ngành. Khi nghiên cứu mối tương quan giữa kinh tế và môi trường, quan điểm kinh tế học truyền thống cần phải thay đổi để trở thành cơ sở hữu hình cho hoạt động kinh tế. Quan điểm sinh thái học truyền thống cần phải nhận ra vai trò của xã hội loài người trong các hệ sinh thái. Sự thay đổi quan điểm này sẽ dẫn đến việc nhận thức về sự hữu ích của công cụ và phương pháp phân tích lịch sử kết hợp với nhiều khoa học khác. Có hai quan điểm về vấn đề này: Thứ nhất, những nghiên cứu cụ thể về mối tương tác kinh tế – môi trường liên quan đến nhiều chuyên ngành, trong đó kinh tế sinh thái phải là chuyên ngành đi trước. Thứ hai, có nhiều hiện tượng và vấn đề kinh tế hay sinh thái mà chỉ có từng chuyên ngành mới giải quyết được. Nếu chúng ta chỉ ngiên cứu về thị trường chứng khoán thì không cần quan tâm đến sinh thái. Hay như chúng ta nghiên cứu về chuỗi thức ăn thì không cần nghĩ nhiều về kinh tế. Tuy nhiên, khi chúng ta muốn hiểu kinh tế thế giới như một hệ thống phục vụ nhu cầu của con người hay hệ sinh thái toàn cầu như là hệ thống phong phú các loài sinh vật thì chúng ta cần nghiên cứu liên ngành để kết nối hai mảng kiến thức chuyên ngành này với nhau. Khái niệm về kinh tế sinh thái Tiền tố “eco” trong từ “ecology” hay “economics” bắt nguồn từ “oikos” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hộ gia đình. Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về việc quản lý hộ gia đình về mặt tự nhiên và kinh tế học nghiên cứu việc quản lý hộ gia đình trong các cộng đồng dân cư. Sinh thái học có thể được định nghĩa là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường hữu cơ và vô cơ. Kinh tế học nghiên cứu phương thức sinh kế của con người, phương thức làm thoả mãn nhu cầu cơ bản và khát vọng của con người [22]. Kinh tế sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa việc quản lý hộ gia đình về mặt tự nhiên và nhân văn. Nói theo cách khác, nó nghiên cứu về mối tương tác giữa các hệ thống kinh tế và các hệ thống sinh thái. Theo định nghĩa này, con người là đối tượng nghiên cứu của cả kinh tế học và sinh thái học. Tuy nhiên, loài người được đặc trưng bằng quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Hoạt động lao động của con người là điểm hoàn toàn khác biệt so với các động vật khác. Ta có thể thấy kinh tế học và sinh thái học là những chuyên ngành có chung một số lĩnh vực nghiên cứu và phần chung đó là kinh tế sinh thái (hình 1-7). Hình 17. Sơ đồ về xác định phạm vi của Kinh tế sinh thái. [23] Hình 18. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường [23] Bản chất của mối tương tác giữa các hệ thống kinh tế và sinh thái được mô tả tổng quát trong hình 1-8. Các nền kinh tế trên thế giới được xem như là một hệ thống kín và môi trường là toàn bộ môi trường tự nhiên trên Trái đất. Các nền kinh tế nằm trong môi trường và trao đổi vật chất, năng lượng với nó. Để phục vụ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của mình, con người đã khai thác nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản, gỗ,… từ môi trường. Mặt khác, con người còn thải ra môi trường rất nhiều loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh sống và sản xuất như SO2, CO2. Môi trường của con người - Trái đất - bản thân nó cũng có một môi trường bao quanh: đó là vũ trụ rộng lớn. Trái đất và vũ trụ chỉ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất. Hoạt động kinh tế của con người luôn liên quan đến nguồn vật chất và năng lượng trao đổi với môi trường (hình 1-7, và 1-8). Trong lịch sử loài người, mức độ tác động của con người tới chức năng của môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên, trong vòng ba thế kỷ gần đây, mức độ tác động của con người tới tự nhiên ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hoạt động kinh tế quy mô toàn cầu hiện tại đã ảnh hưởng tới khả năng cung cấp tài nguyên của môi trường. Ở Việt Nam, theo tác giả Phạm Quang Anh (1983): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống cấu trúc và chức năng về mối quan hệ biện chứng và nhất quán giữa xã hội và tự nhiên trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài nguyên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất - năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (giàu có, trung bình, nghèo đói) và cùng với một bậc trạng thái môi trường (ô nhiễm khắc nghiệt, bình thường, và trong sạch, dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về vật chất và nơi sống”[1]. Theo tác giả Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (1999): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ”[12]. Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định, bao gồm các thành phần, cấu trúc, chức năng (đầu vào, đầu ra và các quá trình sản xuất quan hệ với nhau thông qua dòng vật chất, năng lượng, thông tin). Hệ kinh tế sinh thái Đầu vào (Input) Đầu ra (Output) T, K,M... U(t) X(t) T: các yếu tố tự nhiên K : các yếu tố kinh tế xã hội M : các yếu tố môi trường U(t) : vai trò điều khiển của con người tại thời điểm t. X(t) : sản phẩm kinh tế - xã hội - môi trường tại thời điểm t. Hình 19. Mô hình hệ kinh tế sinh thái [12] Đầu vào của hệ thống là các nhân tố tự nhiên (bao gồm các hợp phần của lớp vỏ địa lý được đưa vào mô hình dưới dạng nhiệt, vật chất vô cơ, hữu cơ và các thông tin di truyền); các nhân tố kinh tế xã hội (bao gồm nguồn lực lao động, phương thức sản xuất và chính sách xã hội). Các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó các yếu tố tự nhiên là nền tảng của nhân tố xã hội và chịu sự chi phối của nhân tố kinh tế. Đầu ra là các sản phẩm kinh tế - xã hội và môi trường. Đầu ra của hệ thống, ngoài chức năng là tạo thu nhập cho hộ gia đình và xã hội mà còn thải vào môi trường một lượng lớn chất thải, do đó cần đảm bảo tính bền vững không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo tính bền vững về mặt môi trường. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm hệ thống và tổng hợp Xã Hải An là một xã ven biển điển hình của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, khu vực này chịu sự tác động tương hỗ của nhiều yếu tố, hợp phần cấu tạo khác nhau, và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi dòng vật chất năng lượng, thông tin. Khi tác động vào một thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần hay bộ phận khác cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, khi nghiên cứu và khảo sát, cần xem xét, nhìn nhận các yếu tố một cách đầy đủ, chi tiết trong một hệ thống thống nhất, qua đó, thấy được mối quan hệ giữa các hợp phần với nhau, cùng với đặc điểm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của khu vực nghiên cứu. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân hoá cảnh quan, vì vậy phải tiến hành nghiên cứu lãnh thổ một cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên khu vực ven biển. Quan điểm lịch sử Các hợp phần tự nhiên tồn tại, phát triển theo quy luật riêng của chúng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Việc nghiên cứu tự nhiên trên quan điểm này cần xuất phát từ lịch sử phát sinh, phát triển của chúng trong mối tương quan giữa các yếu tố với nhau, từ đó, có biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. "Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng; nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa...), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt). Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái cũng phải tính đến tính bền vững này. Một mô hình hệ kinh tế sinh thái nào cũng chỉ được coi là bền vững khi sử dụng một cách hợp lý đầu vào (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội) và phân phối đúng đắn đầu ra (các sản phẩm kinh tế, xã hội, môi trường). Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tài liệu Các tài liệu được thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chuyên ngành: Khoa Địa lý - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Viễn thám quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hải Lăng, UBND xã Hải An. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo còn được tổng hợp từ kết quả điều tra thực địa và điều tra xã hội học tại xã Hải An của sinh viên khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên các khoá 48 (tháng 4/2007), khoá 49 (tháng 4/2008), khoá 50 (tháng 12/2008). Tài liệu thu thập được bao gồm hệ thống số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan: hệ thống tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thuỷ văn, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, số liệu thực địa điều tra kinh tế hộ gia đình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình… Phương pháp khảo sát thực địa Trong quá trình thực hiện, đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại xã Hải An từ ngày 27/3 đến ngày 3/4/2009. Tuyến khảo sát được thực hiện dọc theo bờ biển (theo hướng bắc - nam) từ thôn Thuận Đầu đến thôn Mỹ Thuỷ và theo hướng đông -tây từ khu vực nội đồng ra biển. Trong hai tuyến khảo sát này, các nội dung nghiên cứu bao gồm: khảo sát đặc điểm địa hình, xác định vị trí các dòng chảy mặt tạm thời và thường xuyên. Ngoài ra, tại một số điểm khảo sát được lựa chọn, tác giả đã tiến hành đào phẫu diện thổ nhưỡng, đo đạc các thông số vi khí hậu, mô tả các quá trình địa mạo, đặc điểm thuỷ văn, thực vật. Đây là cơ sở tự nhiên xây dựng bản đồ cảnh quan cũng như xác lập vị trí xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng. Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Nền tảng GIS cho phép gắn liền thông tin địa lý với nội dung thuộc tính của nó thành những bản đồ chính xác, có thể chồng ghép hoặc tách rời từng phần, lưu trữ dữ liệu thuộc tính mềm dẻo, dễ dàng tổng hợp và truy cập số liệu. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các dữ liệu đã có quản lý trong hệ thống có thể tính toán nhằm đưa ra các kết luận, các quyết định chính xác, kịp thời, đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động. Đây là phương pháp rất quan trọng, thể hiện nội dung nghiên cứu của đề tài trên bản đồ. Phần mềm chính được sử dụng là phần mềm ArcGIS để biên tập bản đồ như các bản đồ thành phần, bản đồ cảnh quan, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan… PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Vị trí địa lý Xã Hải An nằm ở phía đông huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, phía bắc giáp huyện Triệu Phong, phía tây giáp xã Hải Ba, phía nam giáp xã Hải Quế và Hải Khê. Với đường bờ biển kéo dài hơn 6 km, chạy dọc phía đông của xã theo hướng tây bắc - đông nam (hình 2.1), xã Hải An có tiềm năng tự nhiên phát triển ngành khai thác hải sản và du lịch. Tuy vậy, do nhu cầu và thời gian khai thác, hiện nay nguồn tài nguyên hải sản đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, do dân cư đông đúc, tập trung thành cụm dọc ven biển nên sức ép tới tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất là rất lớn. Vì vậy, việc xác định các cơ sở đặc trưng về điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đặc điểm địa chất, địa hình Đặc điểm địa chất Khu vực nghiên cứu bao gồm ba thành tạo địa chất Đệ tứ. Trầm tích Holocen giữa muộn (QIV 2-3): Đây là các thành tạo được hình thành sau đợt biển tiến Flandrian, đóng vai trò cấu tạo nên bề mặt thềm cao 4 - 6m, các dải cát, đụn cát cao phân bố từ trung tâm tới phần phía tây nam lãnh thổ nghiên cứu. Với thành phần vật chất đặc trưng bởi các tập cát trắng xám, khi phong hoá chúng thường tạo ra đất cát nghèo dinh dưỡng. Những đặc trưng này là cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, từ đó hình thành nên những mô hình kinh tế sinh thái. Trầm tích hiện đại ( QIV 3 ): Với thành phần vật chất chủ yếu là cát hạt trung và nhỏ màu vàng nhạt, trầm tích này nằm ở độ cao 0 - 2m, thành tạo nên bãi biển khá bằng phẳng có chiều rộng thay đổi từ 40 - 50m đến 100 - 150m, phân bố thành dải dọc ven bờ, thuận lợi cho việc xây dựng các khu dân cư, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác hải sản hoặc xây dựng các bãi biển phục vụ du lịch. Thành tạo này có tuổi hiện đại khoảng 1000 năm trở lại đây. Hình 21. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu Ngoài ra, các hoạt động khai thác trên của con người còn chịu ảnh hưởng của trầm tích biển - gió, thành phần chủ yếu là cát hạt mịn. Đây là các thành tạo trẻ đang được hình thành và hiện đang chịu tác động mạnh của gió tạo nên các cồn cát di động chạy song song với đường bờ. Những cồn cát di động này đang góp phần làm giảm dần diện tích đất canh tác trong khu vực nghiên cứu. b) Đặc điểm địa hình: Địa hình khu vực nghiên cứu được chia thành 2 nhóm dạng địa hình chính do hoạt động của biển và hoạt động của gió. (i) Nhóm dạng địa hình được thành tạo do hoạt động của biển: Thềm tích tụ bậc I (cao 4 - 6m): bề mặt thềm (do các bề mặt tích tụ nâng lên trong Holocen giữa muộn) khá bằng phẳng, hơi nghiêng thoải từ tây sang đông, nằm trên độ cao 4 - 6m, phân bố ở phần trung tâm và phía tây nam của xã, có điều kiện khá phù hợp cho người dân sinh sống, từ đó tiến hành các hoạt động sản xuất như trồng rừng hay trồng trọt, chăn nuôi. Đây là địa bàn tương đối phù hợp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hình thành các mô hình kinh tế sinh thái. Bãi biển tích tụ: bề mặt này phân bố thành dải hẹp chạy dọc theo bờ biển hiện đại khu vực nghiên cứu, rộng khoảng 40 - 50m, cũng là một địa bàn có điều kiện tương đối thuận lợi cho dân cư sinh sống cũng như phát triển các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp hay thủ công nghiệp. Ngoài ra, với vị trí gần biển và có bãi biển rộng, những hoạt động du lịch và khai thác hải sản có thể phát triển trên địa hình này. (ii) Nhóm dạng địa hình được thành tạo do hoạt động của biển - gió: do chịu tác động mạnh của gió kết hợp với yếu tố về vị trí, độ cao, thành phần vật chất cấu tạo, yếu tố nhiệt ẩm, nhóm dạng địa hình này hầu như không thuận lợi, hoặc gây khó khăn cho hoạt động sinh sống cũng như sản xuất của người dân địa phương Đụn cát tích tụ: dạng địa hình này phân bố thành dải song song với đường bờ, tập trung ở phần trung tâm lãnh thổ nghiên cứu, tiếp giáp ngay với bề mặt đồng bằng, có đặc điểm ít thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hay cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất (nhất là khi các đụn cát là đụn cát di động) như: nằm ở độ cao từ 5 đến 10m, bề mặt lượn sóng, dưới dạng các dãy đụn nối tiếp nhau, sườn bất đối xứng (dốc ở phía tây và thoải ở phía đông). Những dạng địa hình còn lại bao gồm máng trũng thổi mòn và dải cồn cát phôi thai đang di động mang những đặc điểm bất lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong xã. Trong đó, máng trũng thổi mòn phân bố rải rác trên các bề mặt tích tụ cát ở Mỹ Thuỷ và xen giữa các khu dân cư của xã. Đặc biệt, dải cồn cát phôi thai di động rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu (nhiều nhất ở khu vực thôn Thuận Đầu) với độ cao trung bình từ 1 đến 2m, thậm chí 3 - 4m, bề rộng thay đổi từ vài mét đến vài chục mét, thành phần vật chất cấu tạo là cát trắng xám, hạt mịn đến trung, phân bố theo hướng song song dọc bờ biển nên khi có tác động của gió, chúng di động về phía đất liền gây vùi lấp đồng ruộng, thu hẹp diện tích đất canh tác của người dân nơi đây. Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan Lãnh thổ nghiên cứu thuộc vùng khí hậu Bình - Trị - Thiên của miền khí hậu Đông Trường Sơn, do đó khí hậu khu vực mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở phía bắc và khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía nam. Đặc biệt khu vực này lại là nơi thường xuyên xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. (i) Thuận lợi: Về chế độ nhiệt: nền nhiệt cao, mùa đông ấm hơn so với các vùng phía bắc và tương đối lạnh so với các vùng phía nam với một số biểu hiện như: tổng lượng nhiệt năm trên 90000C, số giờ nắng trung bình đạt 1800 - 2000 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 – 260C (nhiệt độ tháng thấp nhất (I, XII) khoảng 200C, nhiệt độ tháng cao nhất (V-VII) có thể lên tới 350C), nhiệt độ mùa đông thường thấp hơn 1 – 20C so với Đà Nẵng, Quảng Nam hoặc 3 – 40C so với Bình Định, Khánh Hoà, biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khá cao, khoảng 9 đến 100C. Chế độ nhiệt này là một trong những điều kiện tương đối phù hợp cho sự phát triển của các loại cây nhiệt đới. Về chế độ ẩm: khu vực thuộc loại có nhiều tháng ẩm, quá nửa số tháng trong năm (7 - 8 tháng) có độ ẩm không khí trung bình lớn hơn 85%. Chỉ số ẩm ướt từ tháng I đến tháng VII từ 0.5 - 0.7. Về chế độ mưa: chế độ mưa tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm trên 2400mm/năm, mùa mưa bắt đầu vào tháng VIII, kết thúc vào tháng XII hoặc tháng I năm sau, lụt tiểu mãn vào tháng V, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến cuối tháng VII đầu tháng VIII. Đây là nguồn cung cấp nước khá dồi dào (trừ một số tháng ít mưa hoặc chịu ảnh hưởng của gió Lào) cho sinh vật cũng như các hoạt động sống tại đây. Hình 22. Sơ đồ địa mạo xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Về chế độ gió: hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Tây Nam gây khô nóng về mùa hạ, gió mùa Đông Bắc gây mưa về mùa đông. Ngoài ra, trong khu vực còn có một số dạng hoàn lưu nhỏ như: gió đất - biển, gió tây khô nóng. Nhờ chế độ gió và dạng hoàn lưu nhỏ này, khu vực nhận được lượng mưa tương đối lớn trong mùa mưa (chủ yếu do sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc), có sự điều hoà lưu thông không khí (nhờ vào hoạt động của gió đất - biển dọc ven biển). Hình 23. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình các tháng trong năm [13] Hình 24. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong nămHình 25. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm [13] (ii) Khó khăn: Bão và lũ lụt: lượng mưa tuy khá phong phú nhưng lại tập trung trong một số tháng (lượng mưa trung bình từ tháng 9 đến tháng 12 hơn 300mm/tháng với số ngày mưa từ 15 đến 29 ngày/tháng). Điều kiện khí hậu này kết hợp với những đặc điểm thuỷ văn tạo ra tình trạng thường xuyên ngập úng vào mùa mưa ở một số khu vực trong xã. Đặc biệt, khu vực nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của những đợt bão, kèm theo mưa to, gió lớn (các tháng nhiều bão nhất tập trung từ tháng 9 đế tháng 11 với tốc độ gió bão ven biển có thể đạt tới 40m/s), gây thiệt hại lớn về người và hoạt động sản xuất. Vì vậy, khi xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái cần kết hợp với các biện pháp thủy lợi (xây dựng kênh mương thoát nước) phù hợp nhằm hạn chế thiệt hại do bão lũ gây ra. Hạn hán: Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan do gió tây khô nóng, thường xuất hiện vào mùa hè, chủ yếu vào tháng V, VI, VII, gây ra. Loại gió khô nóng này khi hoạt động khiến cho nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm không khí giảm xuống rất thấp (Khi hoạt động mạnh, vận tốc gió xấp xỉ đạt từ 5 - 10 m/s làm cho nhiệt độ không khí trong ngày có gió có thể đạt tới 370C - 400C, độ ẩm không khí giảm xuống dưới 45%. Khi tốc độ gió tây khô nóng vừa phải, khoảng 2 - 3 m/s, nhiệt độ không khí có thể là 340C - 350C và độ ẩm thấp dưới 55%). Nền nhiệt cao kết hợp với gió tây khô nóng khiến cho đất đai trở nên khô cằn, thiếu ẩm nghiêm trọng, thực vật khó phát triển. Đây là một nét đặc trưng đáng lưu ý khi lựa chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi có khả năng chịu hạn, tăng khả năng bền vững cho các mô hình kinh tế sinh thái. Cát di động: đây là một hiện tượng tự nhiên cực đoan do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu (gió, mưa) kết hợp điều kiện thổ nhưỡng gây ra. Do các dạng di chuyển của cát (cát bay, cát chảy), mặt cát luôn xáo trộn trung bình từ 30 - 35cm, làm cho cây cối bị lấp vùi và không sống được trên cát. Đối với hiện tượng này, để có thể hình thành và phát triển mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp, cần thiết phải có sự nghiên cứu và lựa chọn hợp lý nhằm hạn chế được hiện tượng cực đoan này, chẳng hạn trồng rừng chống cát di động. Thuỷ văn Hệ thống nước mặt và nước ngầm là nguồn cung cấp nước cho mọi hoạt động sinh sống và sản xuất của người dân. Đây là nhân tố tự nhiên then chốt, quyết định sự tồn tại của các mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình, là cơ sở cho việc xác định vị trí các mô hình phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống nước mặt: bao gồm dòng chảy thường xuyên và dòng chảy tạm thời có vai trò rất quan trọng đối với khu vực nghiên cứu. Trong đó, dòng chảy thường xuyên gồm những con suối bắt nguồn từ các xã Hải Ba, Hải Quế, chảy qua trung tâm vùng cát theo hướng vuông góc với đường bờ biển. Các con suối này thường không sâu (độ sâu khoảng 10 - 20cm), rộng trung bình khoảng 5m, lưu lượng nước vào mùa khô đạt 0,18m3 /s. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước, những con suối này còn có vai trò tiêu, thoát lũ vào mùa khô. Hệ thống nước ngầm: dạng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu là nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ. Lượng nước ngầm khá dồi dào với mực nước nông. Mùa mưa mức nước đó cách mặt cát từ 0,8 - 1,5m. Tầng nước đó được chứa trong tầng cát, thuộc phụ thống Holocen thượng nguồn gốc sông - gió - biển. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô, mài mòn và chọn lọc tốt, có chiều dày từ 20 - 30m và được ngăn cách bởi tầng trầm tích thuộc phụ thống Holocen giữa là tầng trầm tích không thấm nước, vì thế mà lượng nước ngầm nhiều năm của tầng dưới không tràn lên tầng nước ngầm trên cùng. Nhìn chung, nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, yếu tố thuỷ văn này cũng tồn tại những đặc điểm không thuận lợi cho cuộc sống cũng như quá trình sản xuất của người dân trong xã Hải An. Cụ thể, lượng dòng chảy mặt nhỏ, tập trung lượng lớn vào một số tháng trong năm (từ tháng IX đến tháng XI), suối có lưu vực nhỏ, ngắn, dốc nên khả năng giữ nước kém, vì vậy, các suối có thể là phương tiện để mang cát về lấp đồng ruộng, nhà cửa và đường sá, tăng thêm lượng lũ (nhất là các tháng X và XI) và hạn chế phù sa về bón ruộng. Bên cạnh đó, do có quan hệ thủy lực với dòng nước mặt nên nước ngầm dễ bị nhiễm bẩn. Thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật Thổ nhưỡng Nhóm đất cát thuộc lãnh thổ nghiên cứu bao gồm: đất cồn cát biển (đất cồn cát trắng, đất cồn cát vàng) và bãi cát ven biển. Đặc điểm chung của nhóm đất này là đất khô, thiếu ẩm, nghèo chất dinh dưỡng, và đặc biệt rất nghèo mùn. Tuy đất cát có tuổi thành tạo trẻ nhưng lại có xu hướng thoái hoá nhanh do thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt là khả năng giữ nước kém. Trong đó, mỗi nhóm đất có đặc điểm riêng như: - Đất cồn cát biển có thành phần cơ giới thịt nhẹ, chủ yếu là cát. Đất có phản ứng từ trung tính đến hơi chua. Độ phì tự nhiên của đất cồn cát vàng (Cv) thấp nhưng cao hơn đất cồn cát trắng (Cc). Đạm tổng số và các chất dễ tiêu lân, kali đều nghèo, tổng cation trao đổi thấp. Hàm lượng mùn trong đất thấp, từ 0,1 - 0,2% trong đất cồn cát trắng tới 0,2 - 0,5% trong đất cồn cát vàng. Đất cồn cát trắng có địa hình cao hơn so với đất cồn cát vàng, độ dốc thường 3 - 50, chúng có thể di chuyển và san lấp những dải đất canh tác nông nghiệp khi mưa to, gió lớn hoặc chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. - Đối với bãi cát biển, nhóm đất này nằm trên địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ phì thấp, thành phần cơ giới tuy có nặng hơn đất cồn cát biển nhưng tỷ lệ sét nhỏ hơn, mùn trong đất nghèo, các chất tổng số như đạm, lân, kali đều thấp. Hiện nay, bãi cát biển chịu ảnh hưởng của triều nên bị mặn ít (Cm). Ngoài ra nguyên nhân triều, đất tại khu vực thôn Thuận Đầu cũng bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của đầm nuôi tôm của doanh nghiệp Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm đất cát này vẫn có thể cải tạo được thành đất trồng trọt nếu đảm bảo được cả ba yếu tố: cát phải ổn định không bị xáo trộn, cát có độ ẩm thích hợp và cát phải có lượng dinh dưỡng nhất định. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra khi xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình trong khu vực, sao cho phối hợp đồng bộ ba giải pháp sau: biện pháp thủy lợi, biện pháp lâm nghiệp và biện pháp nông nghiệp. Hình 26. Sơ đồ thổ nhưỡng khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Lớp phủ thực vật Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chu trình sinh - địa - hóa. Đặc biệt trên các vùng đất cát, thực vật lại càng đóng vai trò quan trọng, giúp giảm bớt hiện tương cát di động, cải tạo điều kiện vi khí hậu, tính chất cơ lý, tăng lượng hữu cơ trong đất, cải tạo đất. Khu vực nghiên cứu hiện có các thảm thực vật chính: - Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu gồm các loài thực vật chịu hạn như: (i) Trảng cây cỏ trên các đụn cát với ưu thế là loài cỏ chông, cao dưới 1,5m; che phủ kín. (ii) Trảng cỏ và cây bụi chịu ngập thấp dưới 10 - 20cm, với ưu thế là Rau ngổ trâu, Rau dừa nước, Cỏ dùi trống, Mua thường, Hoàng đầu hẹp, Hoàng đầu ít hoa… (ii) Các trảng cỏ chịu hạn (chỗ đất chưa được canh tác) như Bời lời Nha Trang, Cói quăn láng, Cói quăn lông tơ, Cỏ lông bò, Cỏ may đông cao 0,5 - 1m, che phủ thưa. (iv) Ngoài ra, dọc bãi biển hiện đại còn gặp loài Rau muống biển mọc ở nơi mép triều, về phía bãi triều và cửa lạch. Ở cửa lạch nơi nước chảy ra biển và vẫn chịu ảnh hưởng của triều cao có quần xã Rau đắng biển cao 5cm. (v) Trảng cây bụi thứ sinh nhân tác: thảm thực vật này hình thành do hậu quả của quá trình canh tác lâu dài và của chiến tranh, gồm một số loài cây chịu được hạn và sống được trên đất nghèo dinh dưỡng như sim, mua. - Thảm thực vật nhân tác - thảm thực vật nuôi trồng nhân tạo bao gồm: Thảm thực vật nuôi trồng nhân tạo gồm thảm rừng trồng và cây trồng hàng năm. Trong đó, thảm rừng trồng chủ yếu là phi lao, keo và tràm hoa vàng. Dải phi lao được trồng thành dải ở khu vực đụn cát ven biển và xen kẽ trong các khu dân cư. Tràm hoa vàng được trồng tập trung ở phần tây nam của xã, hình thành dải rừng phòng hộ rộng 1 - 2km. Bên cạnh đó, cây trồng hàng năm chủ yếu là khoai lang, sắn, đậu, lạc, các loại rau màu… Tóm lại, thảm thực vật ở đây chủ yếu là thảm thực vật trồng nhân tạo, với các loại cây phù hợp với đất cát, có tác dụng chắn gió, có tác dụng về kinh tế và cải tạo đất tốt như cây phi lao, tràm hoa vàng, cây dứa dại và cây dứa gai. Ngoài ra, cây hàng năm cũng đã được người dân trồng trọt nhưng diện tích canh tác rất nhỏ và manh mún, tập trung trong vườn nhà, trong khi đó, trên những diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng chỉ có lớp phủ thực vật tự nhiên nghèo nàn. Vì vậy, khi xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái, ngoài việc lựa chọn và kết hợp những loại cây trồng hiện tại, còn cần có biện pháp thuỷ lợi phù hợp để cải tạo đất phục vụ sản xuất, giúp mở rộng diện rộng đất canh tác. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Dân số và lao động Tổng số dân của xã Hải An là 5009 người, với 1.051 hộ gia đình (theo số liệu điều tra đến tháng 4 năm 2008), được chia thành bốn thôn gồm thôn Thuận Đầu, thôn Tây Tân An, thôn Đông Tân An và thôn Mỹ Thuỷ. Tốc độ gia tăng dân số trung bình năm là 0,99%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% dân số, đây là nguồn lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ không nhiều (khoảng 30%) do phần lớn lao động hiện đang làm việc tại các địa phương khác. Bên cạnh đó, đời sống còn khó khăn, trình độ người lao động chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, đánh bắt hải sản gần bờ. Lao động trong các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ và không ổn định, chủ yếu là lao động thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch và làm thuê ở các tỉnh khác. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 21,1%. Mật độ dân số trung bình là 429 người/km2. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không đều (tập trung chủ yếu dọc theo đường quốc phòng ven biển), với diện tích đất canh tác nhỏ, manh mún, đa phần là ở vườn nhà. Hiện trạng sử dụng đất xã Hải An Tổng diện tích xã Hải An là 1120,53 ha (theo số liệu thống kê của xã tính đến ngày 1/1/2008). Trong đó, theo mục đích sử dụng, quỹ đất của xã bao gồm các loại đất sau: Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 173,44ha, chiếm 15,5% tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân trên đầu người vào khoảng 0,035 ha/người. Đất nghèo dinh dưỡng kết hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và tình trạng “cát bay”, “cát nhảy” đã khiến cho hệ số sử dụng đất thấp, năng suất cây trồng thấp. Một đặc điểm nữa của loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã là không có đất trồng lúa mà chủ yếu là đất trồng các cây hàng năm như khoai lang, sắn, đậu, lạc, một số cây rau màu và cây gia vị. Các nông sản chưa mang tính sản xuất hàng hoá, chủ yếu phục vụ chăn nuôi và đáp ứng một phần nhu cầu lương thực thực phẩm của xã. Đất lâm nghiệp: Diện tích loại đất này là 686,15ha, chiếm 61,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Rừng phòng hộ phân bố thành hai khu vực: dải rừng hẹp chạy sát bờ biển với thành phần chủ yếu là phi lao và một diện tích lớn ở phần tây nam trồng tràm hoa vàng và phi lao. Diện tích rừng phòng hộ lớn đã làm giảm đáng kể hiện tượng cát di động lấp ruộng, vườn, nhà cửa, đường giao thông. Hình 27. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hải An năm 2008, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Đất nuôi trồng thuỷ sản: Loại đất này tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ, khoảng 0,3% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng đáng quan tâm về mặt kinh tế và môi trường, có thể mở rộng trong tương lai cùng với các mô hình kinh tế sinh thái. Đất chuyên dùng: Theo số liệu thống kê của UBND xã năm 2007, tổng diện tích đất chuyên dùng là 61,25 ha, chiếm 5,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng nhỏ, với diện tích đất dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 0,9% diện tích đất chuyên dùng, chứng tỏ đây là một xã còn nghèo, cần có sự đầu tư các dự án nhằm khai thác lãnh thổ phát triển kinh tế. Đất thổ cư: Diện tích đất ở là 20,09 ha, chiếm 1,8% diện tích đất tự nhiên. Dân cư phân bố dọc theo tuyến đường ven biển, với mật độ dân cư cao, vì vậy cần thiết thực hiện chính sách giãn dân và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp. Đất chưa sử dụng: Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 116,61 ha, chiếm 10,4% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại ven biển. Chính quyền các cấp cần có những nghiên cứu, giải pháp cụ thể để khai thác có hiệu quả diện tích đất này, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Cơ cấu sử dụng đất xã Hải An được thể hiện ở bảng và hình sau: Hình 28. Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất xã Hải An năm 2008 Sức ép dân số tới tài nguyên đất Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, nhưng đất có khả năng canh tác tốt thì gần như không còn. Mặt khác, sự gia tăng dân số nhanh, do vậy hiện tượng thiếu đất cho sản xuất đang xảy ra, gây sức ép đáng kể tới tài nguyên đất, đặc biệt là đất canh tác tại xã Hải An. Theo số liệu điều tra của huyện Hải Lăng năm 2007, nếu chia mật độ dân số trung bình năm của các xã theo ba mức độ: thấp (50 - 260 người/km2 ), trung bình (260 - 440 người/ km2) và cao (440 - 910 người/ km2), Hải An là một trong những xã có mật độ dân số trung bình. Bảng 22. Thống kê đơn vị hành chính thuộc huyện Hải Lăng TT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (km2) Dân số tính đến 31/12/2006 (người) Mật độ dân số trung bình năm (người/km2) Diện tích đất canh tác (km2) 1 Xã Hải An 11,62 4536 390 4,57 2 Xã Hải Khê 8,43 3093 367 3,63 3 Xã Hải Dương 24,13 4940 205 14,98 4 Xã Hải Quế 14,99 3800 254 8,59 5 Xã Hải Ba 22,23 5997 270 14,08 6 Xã Hải Vĩnh 10,98 5083 462 6,68 7 Xã Hải Xuân 8,23 4417 537 4,85 8 Xã Hải Quy 7,08 4710 665 3,56 9 Xã Hải Phú 17,43 4287 246 13,68 10 Xã Hải Lệ 66,66 4236 64 45,51 11 Xã Hải Thuợng 16,61 5294 319 7,43 12 Xã Hải Lâm 82,06 4371 53 71,37 13 Xã Hải Thọ 22,27 6578 295 13,17 14 Xã Hải Thành 5,88 2206 375 3,87 15 Xã Hải Thiện 12,73 3802 299 8,34 16 Xã Hải Trường 45,05 6369 141 28,58 17 Xã Hải Sơn 55,36 4629 84 38,24 18 Xã Hải Tân 7,69 5373 699 4,77 19 Xã Hải Chánh 35,38 7601 215 21,3 20 Xã Hải Hoà 11,82 5262 445 9,52 21 Thị trấn Hải Lăng 2,81 2538 903 0,7 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng 2007) Tuy vậy, sự phân bố này không đồng đều, chủ yếu tập trung tại những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp, không cần đầu tư nhiều công nghệ kỹ thuật để cải tạo đất đai, cụ thể là dọc hai bên đường quốc phòng ven biển. Chính vì vậy, diện tích đất canh tác của xã Hải An vốn đã nhỏ hẹp nay lại càng giảm dần. Sức ép của dân số tới tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, thể hiện rõ nét thông qua chỉ số mật độ hữu hiệu. Mật độ hữu hiệu được tính bằng công thức: MĐHH Trong đó: - MĐHH: Mật độ dân số hữu hiệu - DS(n): Tổng số dân tại năm thứ n - Snn(n): Tổng diện tích đất nông nghiệp tại năm thứ n - n: năm đánh giá Kết quả tính toán mật độ hữu hiệu của huyện Hải Lăng năm 2006 cho thấy các xã trong huyện được chia thành 3 nhóm: Nhóm có áp lực dân số cao: 760 - 3630 người/km2. Nhóm này bao gồm các xã: Hải An (993 người/km2), Hải Khê (852 người/km2), Hải Xuân (911 người/km2), Hải Quy (1323 người/km2), Hải Tân (1126 người/km2), thị trấn Hải Lăng (3626 người/km2), Hải Vĩnh (761 người/km2). Nhóm có áp lực dân số trung bình: 430 - 760 người/km2. Nhóm này bao gồm các xã: Hải Thượng (713 người/km2), Hải Quế (442 người/km2), Hải Thọ (500 người/km2), Hải Thành (570 người/km2), Hải Thiện (456 người/km2), Hải Hoà (553 người/km2). Nhóm có áp lực dân số thấp: 60- 430 người/km2. Nhóm này bao gồm các xã: Hải Ba (426 người/km2), Hải Dương (330 người/km2), Hải Phú (313 người/km2), Hải Lệ (93 người/km2), Hải Lâm (61 người/km2), Hải Trường (223 người/km2), Hải Sơn (121 người/km2), Hải Chánh (357 người/km2). Theo cách đánh giá này, Hải An nằm trong nhóm xã có áp lực dân số cao với mật độ 993 người/km2, cao gấp gần 3 lần so với mật độ dân số trung bình năm của xã. Số liệu này cũng cho thấy sự thiếu hụt diện tích đất canh tác tương đối lớn, đặc biệt đối với một xã thuần nông như Hải An, do đó cần thiết phải mở rộng thêm diện tích đất canh tác bằng cách cải tạo và đưa vào sử dụng diện tích đất chưa sử dụng hoặc kém hiệu quả (chủ yếu là đất cát ven biển) hoặc tiến hành giãn dân nhằm giảm bớt sức ép tới tài nguyên đất. Trước yêu cầu thực tế này, các mô hình kinh tế sinh thái là một trong những giải pháp mang ý nghĩa thiết thực. Các mô hình không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân, cung cấp thêm kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho người dân trong xã mà cũng là một trong những phương thức giúp cải tạo đất đai, tăng thêm diện tích cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời góp phần cải thiện môi trường, hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan như cát di động, hạn hán, hình 2-9. Hình 29. Bản đồ mật độ dân số hữu hiệu huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Hiện trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng Theo số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, tổng thu nhập xã Hải An là khoảng 35 tỷ đồng, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 triệu đồng/người/năm. Trong cơ cấu kinh tế xã Hải An năm 2008, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm ưu thế nhất là 63,4%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,9%, dịch vụ 2,7%, và các ngành khác 20% (hình 2.10). Hình 210. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hải An năm 2008 (a) Nông – lâm – ngư nghiệp Nông nghiệp Hiện trạng phát triển của ngành nông nghiệp là một trong những cơ sở cho việc lựa chọn giống cây, con phù hợp cho hợp phần vườn, chuồng trong xây dựng mô hình kinh tế sinh thái của xã. Trong đó: Về trồng trọt: Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích đất trồng trọt phân tán, người dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật canh tác có hiệu quả trên đất cát nên khu vực hiện tại chưa thể trồng lúa, chủ yếu trồng một số cây hoa màu vào vụ đông xuân như khoai lang, đậu, sắn, lạc. Vì diện tích canh tác ít, nhỏ lẻ nên sản xuất còn chưa mang tính hàng hoá, sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình và phục vụ chăn nuôi. Về chăn nuôi: So với các xã lân cận, Hải An có thế mạnh về chăn nuôi trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn và hầu hết chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình. Do thức ăn của lợn chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp (rau khoai lang, bã rượu sau khi nấu và những thức ăn khác), lợn ít bị dịch bệnh nên trung bình mỗi gia đình trong xã đều nuôi 1 đến 2 lứa lợn trong năm. Hiện nay trang trại vùng cát ở thôn Tây Tân An đã đầu tư 120 triệu đồng để xây dựng trang trại giống chăn nuôi, đã thả nuôi 40 con lợn, trên 200 con gà, nuôi 3 hồ cá nước ngọt, diện tích 0,5 ha gồm 11.000 con cá giống và các loại cây lâm nghiệp khác. Lâm nghiệp Diện tích trồng cây lâm nghiệp của khu vực tương đối lớn. Đây là thảm thực vật giúp điều hòa sinh thái, cải tạo môi trường và cũng là nguồn cung cấp nhiên liệu cho khu vực. Những loại cây lâm nghiệp như phi lao, keo lá tràm (tràm hoa vàng)… là cơ sở cho hợp phần rừng trong mô hình kinh tế sinh thái, tuy nhiên vẫn cần ưu tiên chức năng sinh thái của rừng phòng hộ nhằm ngăn chặn hiện tượng cát di động cũng như điều hoà không khí. Trong năm 2008, địa phương đã khai thác 1.986 m3 (củi phi lao: 812m3, gỗ keo lá tràm: 1174 m3). Nhóm hộ ông Nguyễn Đình Thả nhận trồng rừng theo dự án 661 với diện tích 100 ha, số lượng cây đã trồng 28 vạn cây. Nhân dân địa phương sau khi khai thác đã trồng lại 3 vạn cây phân tán. Ngư nghiệp Ngư nghiệp gồm hai loại hình chính là đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng là một trong những hợp phần hình thành nên mô hình kinh tế sinh thái, tuy điểm hạn chế của loại hình đánh bắt hải sản là nguồn hải sản ven bờ đang suy giảm, còn loại hình nuôi trồng thủy sản là vấn đề ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Về đánh bắt hải sản, người dân địa phương tập trung khai thác hải sản ven bờ với công cụ đánh bắt thô sơ, nguồn thu nhập bấp bênh, không ổn định. Cụ thể, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, biển động kéo dài nên sản lượng toàn xã khai thác được 13.388 tấn, đạt 95,6% so với kế hoạch đề ra, xuất khẩu 84,8 tấn đạt 40,2%. Nhìn chung, hình thức đánh bắt này nếu kéo dài gây nguy cơ cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. Về nuôi trồng thuỷ sản: (i) Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: trong xã có hơn 30 hộ nuôi cá nước ngọt. Đây là loại hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, công lao động tốn không nhiều, nhưng do chưa có quy hoạch cụ thể nên chưa được nhân rộng. (ii) Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Trên địa bàn xã hiện tại có một doanh nghiệp Thái Lan đầu tư nuôi tôm nước lợ trên cát. Doanh nghiệp trên đã đầu tư nuôi trồng trên diện tích mặt nước là 50 ha với năng suất trung bình khoảng 18 tấn/ha. Hàng năm loại hình này đã tạo việc làm cho khoảng 35 lao động trong xã với mức thu nhập cao, ổn định so với các ngành nghề khác. Ngoài ra, trong năm 2008, nhóm hộ ở Tây Tân An đầu tư 420 triệu đồng để nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích gần 1 ha, vụ đầu đã thu hoạch và thu lãi ròng 190 triệu (gồm 6 hộ) và đã thả nuôi vụ thứ 2, tôm phát triển tốt. Tuy nhiên, loại hình nuôi tôm trên cát nếu không có biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải hợp lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường khu vực, tác động xấu đến các loại hình kinh tế khác. (b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp So với sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, thu nhập từ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thấp hơn rất nhiều, chỉ chiếm 13,9% tổng thu nhập toàn xã, với hai loại hình chính là làm nước mắm và nấu rượu, vì vậy cần phải có sự tính toán đến hiệu quả kinh tế khi lựa chọn làm hợp phần trong mô hình hệ kinh tế sinh thái. Trong đó, lợi nhuận từ nghề nấu rượu không đáng kể, nếu tính cả công lao động thì hầu như không có lãi. Mục đích người dân làm nghề này là để lấy bã rượu sau khi nấu phục vụ chăn nuôi lợn, giảm bớt tiền thức ăn chăn nuôi. Nghề làm nước mắm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông nghiệp nhưng do sản lượng đánh bắt không đủ nên trong xã chỉ có một phần nhỏ số hộ làm nghề mắm, thậm chí nhiều hộ phải đi mua cá ở nơi khác. Mô hình nước mắm đóng chai Thanh Thủy ở thôn Mỹ Thủy đầu tư 60 triệu (dự án hỗ trợ 20 triệu), bình quân mỗi tháng bán ra thị trường 2.100 lít nước mắm, thu lãi ròng mỗi tháng trên 5 triệu đồng, hiện đang duy trì hoạt động tốt. Năm 2008, toàn xã đã chế biến, bán ra thị trường 563.900 lít, đạt 102,5% kế hoạch đề ra. (c) Thương mại, dịch vụ và du lịch Khu vực nghiên cứu hiện còn một số di tích lịch sử chiến tranh và một số cảnh quan đẹp như bãi biển Mỹ Thủy có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa được khai thác phù hợp. Do Hải An là một xã thuần nông, đời sống người dân còn thấp nên chưa thể tập trung vốn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ cho du lịch. Trong đó, khu vực bãi biển Mỹ Thủy tuy đã có một số cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch nghỉ mát, nhưng cơ sở vật chất còn kém, hình thức dịch vụ chưa phong phú nên không thu hút được khách du lịch, lượng khách du lịch chủ yếu là người dân ở huyện lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Do vậy, thu nhập từ dịch vụ du lịch ở đây chưa nhiều, không đủ để bù vào tiền đầu tư ban đầu. Vì vậy, trong những năm tới đây, chính quyền và nhân dân địa phương cần có sự đầu tư thoả đáng và tổ chức quản lý tốt để thúc đẩy phát triển du lịch khu vực. Bên cạnh đó, cần phát triển các loại hình dịch vụ ngành nghề khác của xã, bao gồm các cơ sở kinh doanh xăng dầu, ngư luới cụ, tạp hoá, sửa chữa xe máy, xe đạp, điện tử. (d) Hiện trạng cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông: Cơ sở hệ thống phục vụ giao thông tương đối hoàn chỉnh, khu vực hiện có hai con đường liên xã trải nhựa chạy từ quốc lộ 1A ra tới biển và một con đường nhựa chạy dọc ven biển ra tới cảng Cửa Việt. Những con đường này có ý nghĩa quan trọng đối với việc lưu thông hàng hóa, thu mua và phân phối sản phẩm với các xã trong huyện và với các tỉnh. Tuy nhiên, cần đầu tư hơn nữa cho đường liên thôn phục vụ cho nhu cầu phát triển. Hệ thống điện: Do các khu dân cư đều nằm trên các trục đường chính nên hầu hết các gia đình đều có điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Trên địa bàn xã có lưới điện nối từ lưới điện quốc gia với các trạm biến áp từ 50 – 180 KVA. Đặc điểm cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam, cảnh quan khu vực nghiên cứu đã được tiến hành phân loại thành 4 cấp chính với các dấu hiệu tương ứng như sau: Bảng 23. Hệ thống phân loại cảnh quan xã Hải An STT Cấp Dấu hiệu đặc trưng 1 Hạng cảnh quan Đặc điểm địa hình và các quá trình địa lý tự nhiên hiện tại 2 Loại cảnh quan Mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với các loại đất 3 Diện cảnh quan Đặc trưng bởi một quần thể sinh vật và một biến chủng thổ nhưỡng (địa thế là nhân tố chủ yếu) Nguồn: Nguyễn Thành Long (1993) Hình 211. Bản đồ cảnh quan khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Hình 212. Chú giải bản đồ cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị a) Hạng cảnh quan Khu vực nghiên cứu thuộc phụ kiểu cảnh quan nhiệt đới ẩm có mùa đông ấm, phụ lớp cảnh quan đồng bằng: tương đối bằng phẳng, dễ bị ngập nước. Hình thái phát sinh địa hình và các quá trình ngoại sinh cùng với nền địa chất đã phân hoá lãnh thổ thành 2 hạng cảnh quan: Hạng cảnh quan đồng bằng nguồn gốc biển (phân bố chủ yếu trên bề mặt thềm Holocen giữa muộn, tương ứng với phần giữa lãnh thổ) và hạng cảnh quan nguồn gốc biển - gió (phân bố dọc theo đường bờ biển và ranh giới tây nam lãnh thổ). Trong đó, hạng cảnh quan đồng bằng nguồn gốc biển phân bố chủ yếu trên bề mặt thềm Holocen giữa muộn, tương ứng với phần giữa lãnh thổ, với đặc trưng địa hình lượn sóng, phân cắt yếu và quá trình bóc mòn - tích tụ chiếm ưu thế. Hạng cảnh quan nguồn gốc biển - gió, với dạng địa hình chủ yếu là cồn cát kéo dài dọc bờ biển và ranh giới phía tây nam lãnh thổ, có quá trình ưu thế là quá trình thổi mòn - tích tụ. b) Loại cảnh quan Khu vực nghiên cứu gồm 3 loại đất: đất cồn cát trắng, đất cồn cát vàng và đất cát mặn, 5 nhóm quần xã thực vật: quần xã thực vật tự nhiên, thảm rừng trồng, quần xã cây nông nghiệp hàng năm, vườn trong khu dân cư, quần xã sinh vật thuỷ sinh trong các đầm nuôi trồng thuỷ sản. Dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với các loại đất, khu vực nghiên cứu được chia ra làm 13 loại cảnh quan sau: - 3 loại cảnh quan rừng trồng gồm các loài thực vật chiếm ưu thế là phi lao và keo lá tràm, được hình thành do hoạt động trồng rừng của người dân địa phương, nhằm mục đích bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiện tượng cát di động và gió Lào, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế nhờ khai thác nguyên liệu làm chất đốt. Trong đó: (i) Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên đất cồn cát trắng: Loại cảnh quan này phân bố dọc ven biển, xung quanh khu dân cư (với thảm thực vật ưu thế là rừng phi lao) và phân bố ở phía tây nam địa bàn xã Hải An (với rừng keo lá tràm chiếm ưu thế). (ii) Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên đất cồn cát vàng: loại cảnh quan này có thảm thực vật chiếm ưu thế là rừng keo lá tràm, phân bố tại phía tây và tây nam lãnh thổ. (iii) Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên đất cát mặn: thảm thực vật chiếm ưu thế là rừng tràm hoa vàng, phân bố chủ yếu tại thôn Thuận Đầu nằm ở phía tây bắc xã Hải An. - 3 loại cảnh quan quần xã cây nông nghiệp hàng năm gồm các loài thực vật chiếm ưu thế là khoai lang, sắn, đậu các loại do người dân trồng để phục vụ nhu cầu trong gia đình, do đó chủ yếu phân bố quanh khu dân cư, hay trong vườn nhà của các hộ gia đình, bao gồm: (i) Loại cảnh quan quần xã cây nông nghiệp hàng năm phát triển trên đất cồn cát trắng; (ii) Loại cảnh quan quần xã cây nông nghiệp hàng năm phát triển trên đất cồn cát vàng; (iii) Loại cảnh quan quần xã cây nông nghiệp hàng năm phát triển trên đất cát mặn. - 2 loại cảnh quan quần cư hình thành do quá trình định cư lâu đời của người dân trong xã, trong đó: (i) Loại cảnh quan quần cư phát triển trên đất cồn cát trắng: phân bố chủ yếu dọc theo đường quốc phòng ven biển; (ii) Loại cảnh quan quần cư phát triển trên đất cát mặn: phân bố trong thôn Thuận Đầu, ở phía tây bắc của xã. - 3 loại cảnh quan quần xã thực vật tự nhiên gồm các loại thực vật chịu hạn chiếm ưu thế như cỏ chông, cỏ may đông, cỏ dùi trống, rau đắng biển, rau muống biển... chủ yếu phân bố dọc theo các con suối. Trong đó: (i) Loại cảnh quan quần xã thực vật tự nhiên phát triển trên đất cồn cát trắng: thảm thực vật ưu thế là các loài cỏ thấp chịu hạn (Cói quăn láng, Cói quăn lông tơ); (ii) Loại cảnh quan quần xã thực vật tự nhiên phát triển trên đất cồn cát vàng: ưu thế là cỏ thấp chịu hạn, cỏ chông, rau ngổ trâu, trong đó cỏ chông phân bố trên các cồn cát; (iii) Loại cảnh quan quần xã thực vật tự nhiên phát triển trên đất cát mặn: thực vật chiếm ưu thế là rau đắng biển tại cửa lạch giáp biển, rau muống biển. - 2 loại cảnh quan quần xã sinh vật thuỷ sinh phân bố tại những nơi nuôi trồng thuỷ sản, tập trung tại thôn Thuận Đầu ở phía tây bắc khu vực nghiên cứu: (i) Loại cảnh quan quần xã sinh vật thuỷ sinh trên đất cồn cát trắng; (ii) Loại cảnh quan quần xã sinh vật thuỷ sinh trên đất cát mặn. c) Diện cảnh quan Diện cảnh quan là đơn vị phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan của khu vực nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, khu vực xã Hải An được chia thành 28 diện cảnh quan. Mỗi diện cảnh quan mang những đặc trưng riêng về sự phân bố, hình thành. Đây là cơ sở tự nhiên quan trọng trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, 12 diện cảnh quan (N1, N2, N3, N4, R1, R2, R3, R4, R5, H1, H2, T1) được hình thành trên địa hình thềm tích tụ cát biển Holocen giữa (4 - 8m). XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN HẢI LĂNG Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương Khái niệm sinh kế Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới và đang được áp dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cơ hội thoát nghèo, khả năng thích nghi các điều kiện tự nhiên, xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo. Sinh kế được hiểu là: • Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ • Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (4) Vốn tài chính; (5) Vốn xã hội. Bên cạnh đó, cũng xem xét đến khái niệm sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện sinh sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ khác. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai – trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai (theo Chambers and Conway, 1992). Sinh kế và bảo vệ môi trường Môi trường tự nhiên tạo ra nguồn sinh kế lớn cho con người. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng, con người làm phát sinh ra một lượng lớn chất thải xả vào môi trường và có tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài nguyên, môi trường một cách tự phát, thiếu tổ chức, thiếu quy hoạch rõ ràng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Khi môi trường bị ảnh hưởng lại tác động ngược đến sinh kế của người dân, gây nên tình trạng đói nghèo, tạo thành vòng luẩn quẩn giữa môi trường, sinh kế và đói nghèo. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân khu vực ven biển Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã bước đầu đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương. Các bước tiến hành đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế được thực hiện theo sơ đồ sau (hình 3-1): Hình 31. Các bước tiến hành đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế người dân (a) Đánh giá hiện trạng sinh kế của người dân khu vực ven biển khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng Như đã trình bày ở phần trên, tổng dân số xã Hải An là 5.009 người với 1.051 hộ (năm 2008), trong đó hai phần ba số hộ có nguồn thu nhập chính từ đánh bắt hải sản. Vậy có thể thấy, đánh bắt hải sản là một trong các hoạt động sinh kế chính và cực kỳ quan trọng đối với người dân địa phương. Các hoạt động sinh kế chính được tác giả xác định và thể hiện trong bảng sau: Bảng 31. Các hoạt động sinh kế chính ở xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị TT Các hoạt động sinh kế chính Ghi chú 1 Đánh bắt hải sản Tổng số thuyền toàn xã: 384 chiếc. Đánh bắt được khoảng: 1.265 tấn. Có xuất khẩu hải sản (chủ yếu xuất sang Trung Quốc). Đạt 101,2% so với kế hoạch năm 2008. 2 Nuôi trồng thủy sản (1) Mới chỉ một nhóm hộ ở thôn Tây Tân An nuôi gần 01 ha tôm thẻ chân trắng (đầu tư 420 triệu đồng, thu lãi ròng 190 triệu đồng/06 hộ); và (2) Công ty Hoàng Anh Long đã nuôi 3,3 ha (đã thu hoạch được 6 tấn). Hai đối tượng trên đều đã thu hoạch và có lãi sau vụ nuôi tôm và thả nuôi các vụ tiếp theo. Hiện nay có 04 nhóm hộ làm đơn đề nghị nuôi tôm. 3 Trồng trọt Diện tích trồng rau màu: 32,2 ha. Đã đầu tư, thành lập trang trại theo mô hình kinh tế sinh thái ở thôn Tây Tân An. Mỗi trang trại được UBND xã hỗ trợ 05 triệu đồng. 4 Lâm nghiệp Đã trồng 3 vạn cây phân tán (sau khi khai thác), chủ yếu là dương liễu và tràm hoa vàng. Tiêu biểu là nhóm hộ ông Nguyễn Đình Thả (chủ tịch hội nông dân) đã nhận trồng rừng theo dự án 661 với diện tích 100 ha. 5 Chăn nuôi Số lượng lợn xuất chuồng toàn xã năm 2008 là 6.157 con. Đạt 85,5% kế hoạch (do ảnh hưởng của dịch bệnh và rét đậm) 6 Chế biến nước mắm Toàn xã bán ra thị trường 563.900 lít nước mắm. Mô hình nước mắm đóng chai Thanh Thủy ở thôn Mỹ Thủy mỗi tháng bán 2.100 lít nước mắm (lãi ròng 5 triệu đồng/tháng) và hiện vẫn đang duy trì hoạt động tốt. 7 Du lịch – Dịch vụ ngành nghề Mang tính tự phát, mới chỉ dừng lại ở việc kinh doanh ở bãi tắm biển. Lượng khách du lịch chủ yếu là dân địa phương và khu vực lân cận. Việc tăng nhanh dân số ở khu vực ven biển đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sử dụng các diện tích đất hoang hóa và các tài nguyên khác nhau ở dải đất này. Đồng thời việc tăng cường số lượng định cư và sự hấp dẫn của nền kinh tế nông nghiệp ở khu vực ven biển đã lôi cuốn con người vươn ra biển để đánh bắt hải sản. Đánh giá vai trò của sinh kế: Thực tế cho thấy, hầu hết những người sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản là những người tách xa các hoạt động nông nghiệp. Đặc biệt là đối với các cộng đồng ven biển nói chung và dân cư xã ven biển Hải An nói riêng. Phần lớn các hộ gia đình có thu nhập từ nghề đánh bắt cá, và gần như toàn bộ đời sống của họ đều dựa vào đánh bắt cá, họ có ít đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đời sống của ngư dân rất dễ gặp rủi ro bởi thời tiết thay đổi theo mùa, các cơn bão tàn phá và sự di cư. Từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa khô, lúc này nhiệt độ cao và gió tây khô nóng là kiểu thời tiết đặc trưng, nguyên nhân chính gây khô hạn và ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Ngược lại, khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 (trong vài năm gần đây, mưa bão kéo dài đến tận tháng 11) thường xuyên xảy ra mưa lớn và bão lũ. Đây là nguyên nhân bất ổn đối với sinh kế của các ngư dân. Đối với ngư dân, chỉ có thể khai thác thuận lợi trong khoảng 5 đến 6 tháng đầu năm. Trong tháng chín năm nay (2009), cơn bão số 9 đã đánh vào xã Hải An, gây thiệt hại lớn về người và của. Đánh giá vai trò của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân khu vực ven biển: Rất nhiều nơi nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với sự đe dọa của hiện tượng thoái hóa môi trường, sự khai thác quá mức và thực tiễn quản lý lỏng lẻo. Chẳng hạn như Bộ Kế hoạch và Đầu tư/UNDP (1999) đã đề cập tới sự xuống cấp của môi trường vùng ven biển, những mối đe dọa tới các nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt. Và cũng có thể thấy rõ rằng ngư dân có xu hướng nghèo đi. Sự giảm sút nguồn lợi thủy sản có thể nhìn thấy, rõ ràng là có những tác động tới ngư dân. Việc đánh bắt cá tự nhiên cũng cần thành lập một mạng lưới an toàn quan trọng và một nguồn lợi cho những người không có đất, người di cư, việc suy giảm mạnh sẽ ảnh hưởng càng lớn tới sinh kế của những đối tượng này. Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng ở Hà Tĩnh (Action Aid 1999) đã cho thấy một số dấu hiệu về mức độ rủi ro của các hộ ngư dân. Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản đã bị cạn kiệt hiện nay là một nguyên nhân của sự nghèo đói đối với các cộng đồng ven biển, do vậy cần phải tìm ra một nguồn thu nhập thay thế như việc xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái ở xã Hải An hiện nay cũng là một cách để thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập và không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lợi thủy sản ven bờ. (b) Xây dựng mô hình số độ cao khu vực xã Hải An Mô hình số độ cao (DEM) đóng vai trò quan trọng trong các phân tích và mô hình hóa không gian địa lý. DEM thường được thể hiện bằng một trong các mô hình sau: Mô hình dạng raster: Dữ liệu raster là sự biểu thị một ma trận các phần tử, mỗi phần tử có giá trị hàng - cột và giá trị thuộc tính. Mỗi phần tử biểu thị một vùng vuông trên bề mặt trái đất và lưu trữ một giá trị thống nhất trên toàn phần tử đó. Một bề mặt có thể được biểu thị như là dữ liệu raster khi mỗi phần tử trong dữ liệu thể hiện một số giá trị về thông tin thực thể. Nó có thể là: dữ liệu địa hình, các cấp độ sâu mực nước biển, v.v…. Mô hình địa hình là một ví dụ về mô hình bề mặt raster. Một điểm cố định có thể là một điểm độ cao thu được từ phương pháp trắc địa ảnh, nội suy giữa các điểm độ cao giúp tạo ra mô hình số độ cao (DEM). Khi các bề mặt raster được lưu trữ trong khuôn dạng grid với các phần tử phân bố đồng nhất, kích thước phần tử càng nhỏ, độ độ chi của grid càng lớn. Ưu điểm của dạng dữ liệu này gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện trong các phân tích địa lý. Nhược điểm là khó chỉnh sửa. Mô hình TIN: bao gồm các nút (node) lưu giá trị Z, nối với nhau bởi các cạnh (edge) tạo ra các bề mặt tam giác liên tục và không chồng chéo. Các cạnh trong TIN có thể được sử dụng để đưa ra vị trí của các đối tượng tuyến tính đóng vai trò quan trọng trong bề mặt như các đường phân thủy, tụ thủy. Các đối tượng đưa vào tạo TIN được giữ nguyên tại cùng một vị trí như nút hoặc cạnh trong TIN. Điều này cho phép TIN giữ lại được hết độ chính xác của dữ liệu đầu vào khi mô hình hóa các giá trị giữa các điểm một cách liên tục. Ta cũng có thể tính cả các đối tượng khác nằm trên bề mặt như đỉnh núi, đường giao thông, sông suối bằng việc dùng chúng như các đổi tượng đầu vào cho các nút TIN. Các mô hình TIN thường được sử dụng cho mô hình hóa chi tiết các vùng nhỏ (Vd: quy hoạch chi tiết) thì thích hợp hơn vì chúng cho phép tính toán diện tích phẳng, diện tích mặt và khối lượng. Ưu điểm của mô hình này là thể hiện chi tiết địa hình, có thể chỉnh sửa và chi tiết hóa một cách nhanh chóng. Nhược điểm là dung lượng lưu trữ thường lớn hơn mô hình dạng raster, xử lý mất nhiều thời gian hơn. Các mặt địa hình (Terrain): thể hiện địa hình dưới dạng các mặt. Dữ liệu địa hình thu được từ viễn thám, như dữ liệu LiDAR và các thiết bị đo sâu, được thu nhận với số lượng từ hàng nghìn đến hàng triệu điểm. Quản lí và xử lí những dữ liệu dạng này là thử thách với hầu hết các hệ thống phần cứng và phần mềm hiện có. Dữ liệu địa hình cho phép một loạt các luật và điều kiện được tạo ra để đưa dữ liệu vào tạo ra một loạt các TIN trong GIS. Ưu điểm của mô hình này là thể hiện trực quan địa hình, có áp dụng dễ dàng vào viêc thành lập các mô hình khác. Nhược điểm của mô hình này là dung lượng lưu trữ lớn, xử lý mấy nhiều thời gian. Việc xây dựng DEM cho phân tích không gian có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: đo đạc trực tiếp, công nghệ trắc địa ảnh, viễn thám, từ bản đồ địa hình, v.v…. Độ chính xác và chi tiết của DEM càng cao thì các kết quả phân tích càng chính xác, thông thường yếu tố phụ thuộc vào các phương pháp xây dựng dữ liệu đầu vào. Để xây dựng mô hình số độ cao cho khu vực nghiên cứu, đề tài đã sử dụng bản đồ địa chính cơ sở (có yếu tố địa hình) tỷ lệ 1: 10.000 theo quy trình dưới đây: Hình 32. Quy trình xây dựng mô hình số độ cao xã Hải An Dữ liệu bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10 000 được thành lập theo phương pháp trắc địa ảnh số phục vụ cho công tác kiểm kê và quản lý đất đai, có độ chính xác cao theo quy phạm của Bộ tài nguyên và Môi trường. Các yếu tố địa hình được thành lập theo phương pháp đo vẽ lập thể, khoảng cao đều các đường bình độ là 5m, khu vực bằng phẳng bổ sung đường bình độ phụ 2,5m. Đặc biệt, các điểm độ cao có độ phân giải 0,1m được đo vẽ dày đặc với khoảng cách khoảng 250m mỗi điểm. (c) Xây dựng bản đồ theo các mức dâng Sau khi xây dựng xong mô hình số độ cao (DEM), sử dụng các công cụ của GIS đặt các mức nước dâng là 0,5 mét; 1 mét và 2 mét từ đó sẽ cho kết quả là các bản độ ngập nước tương ứng. Sau đó, chồng ghép với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ thống kê được: (1) diện tích ngập nước; (2) loại hình sử dụng đất bị ngập nước. (d) Mô hình hóa tác động của nước biển dâng tới sinh kế người dân Các chuyên gia đã cảnh báo, riêng việc nước biển dâng cao có thể khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể bị ngập lụt do nước biển dâng. Để có cái nhìn trực quan, đề tài đã tạo ra các mô hình ngập lụt cho khu vực xã Hải An. Và thực hiện nhiệm vụ này đề tài sử dụng phần mềm ArgGIS, trong đó các công cụ được ứng dụng gồm: công cụ 3D Analyst dùng để nội suy các mô hình độ cao, tạo mô hình, chuyển đổi dạng vùng (polygon) sang dạng raster; công cụ ArcScene dùng để hiển thị các mô hình 3D; ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các công cụ khác trong ArcGIS để biên tập bản đồ, xuất (export) dữ liệu sang dạng bảng để thống kê diện tích ngập lụt. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng một số định nghĩa để chồng xếp các lớp bản đồ, cụ thể là chồng xếp bản đồ ngập lụt lên các bản đồ sử dụng đất, bản đồ nền. Giả sử khi nước biển dâng lên 0,5 mét, 1 mét và 2 mét, diện tích đất bị ngập, được thể hiện cụ thể trên các biểu đồ và bản đồ sau: Chú thích: Mã Loại đất BCS Đất bằng chưa sử dụng CHN Đất làm nhà tạm, lán trại DGT Đất giao thông NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt OTC Đất đô thị RPT Đất trồng rừng phòng hộ SMN Đất sông ngòi, kênh rạch UB Đất trụ sở nhà nước Hình 33. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 0,5 mét Hình 34. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 01 mét Hình 35. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 2 mét Từ kết quả tính toán diện tích đất ngập nước và căn cứ theo quyết định 45/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành giá các loại đất và phân loại đường phố thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2009, đề tài đã lượng hóa sơ bộ thiệt hại thành tiền do nước biển dâng làm ngập lụt trên khu vực nghiên cứu như bảng 3-2, 3-3, 3-4 sau: Bảng 32. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 0,5 mét STT Mã Loại đất Diện tích bị ngập (m2) Đơn giá (đồng/ m2) Thành tiền (đồng) 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 407,284.10 30,000.00 12,218,522,925.59 2 CHN Đất làm nhà tạm, lán trại 98,469.02 30,000.00 2,954,070,475.86 3 DGT Đất giao thông 75,545.49 30,000.00 2,266,364,607.81 4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,460.02 30,000.00 43,800,730.52 5 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0.00 5,440.00 0.00 6 OTC Đất đô thị 247,469.92 80,000.00 19,797,593,445.10 7 RPT Đất trồng rừng phòng hộ 473,263.45 1,740.00 823,478,398.99 8 SMN Đất sông ngòi, kênh rạch 93,864.70 1,740.00 163,324,571.28 9 UB Đất trụ sở nhà nước 0.00 50,000.00 0.00 Tổng cộng 1,397,356.69 38,267,155,155.16 Bảng 33. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 1 mét STT Mã Loại đất Diện tích bị ngập (m2) Đơn giá (đồng/ m2) Thành tiền (đồng) 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 518,329.49 30,000.00 15,549,884,637.47 2 CHN Đất làm nhà tạm, lán trại 156,235.07 30,000.00 4,687,052,102.78 3 DGT Đất giao thông 142,147.58 30,000.00 4,264,427,534.78 4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,705.85 30,000.00 381,175,594.10 5 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0.00 5,440.00 0.00 6 OTC Đất đô thị 479,084.82 80,000.00 38,326,785,854.07 7 RPT Đất trồng rừng phòng hộ 673,843.62 1,740.00 1,172,487,893.90 8 SMN Đất sông ngòi, kênh rạch 167,368.17 1,740.00 291,220,607.17 9 UB Đất trụ sở nhà nước 0.00 50,000.00 0.00 Tổng cộng 2,149,714.60 64,673,034,224.27 Bảng 34. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 2 mét STT Mã Loại đất Diện tích bị ngập (m2) Đơn giá (đồng/ m2) Thành tiền (đồng) 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 669,635.91 30,000.00 20,089,077,200.71 2 CHN Đất làm nhà tạm, lán trại 240,494.12 30,000.00 7,214,823,598.94 3 DGT Đất giao thông 347,141.64 30,000.00 10,414,249,217.50 4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 26,217.12 30,000.00 786,513,644.61 5 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0.00 5,440.00 0.00 6 OTC Đất đô thị 979,293.41 80,000.00 78,343,473,098.05 7 RPT Đất trồng rừng phòng hộ 987,997.80 1,740.00 1,719,116,171.66 8 SMN Đất sông ngòi, kênh rạch 355,724.13 1,740.00 618,959,992.92 9 UB Đất trụ sở nhà nước 2,687.03 50,000.00 134,351,456.35 Tổng cộng 3,609,191.17 119,320,564,380.72 Như vậy, căn cứ theo các kịch bản nước biển dâng của quốc gia, áp dụng khả năng mô hình hóa của GIS nhằm đánh giá khả năng ngập lụt của khu vực nghiên cứu tương ứng với các mực nước biển dâng: 0,5; 1 và 2m. Kết quả đánh giá và mô hình hóa cho thấy: dù mực nước biển dâng ở mức nào thì đều có tác động mạnh mẽ tới khu vực nghiên cứu. Trong đó, có một số loại hình sử dụng đất chịu ảnh hưởng lớn như đất ở, đất trồng rừng, đất giao thông... Hình 36. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 0,5 mét; Diện tích ngập là 140 ha. Hình 37. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 1 mét; Diện tích ngập là 215 ha. Hình 38. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 2 mét; Diện tích ngập là: 361 ha (e) Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang được xem là vấn đề nóng bỏng hiện nay – yếu tố quan trọng, có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. Do ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ sảy ra với tần suất nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ tăng mạnh hơn, làm trầm trọng thêm mức độ ảnh hưởng của thiên tai. Ước tính hàng triệu hecta đất bị ngập, hàng chục triệu người Việt Nam có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe dọa an ninh lương thực của đất nước. Có sáu lĩnh vực chính là đối tượng chịu ảnh hưởng của BĐKH nhiều nhất gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp và hạ tầng nông thôn. Tác động của Biến đổi khí hậu, mà cụ thể là hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau: Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản; Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi. Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật; Một số loài di chuyển lên phía Bắc giảm hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu. Quá trình quang hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật; Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo; Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ đặc biệt là nguyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò …) bị chết hàng loạt do không chịu nổi khi nồng độ muối thay đổi. Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4_Thesis_V.doc