Tài liệu Đề tài Xác định tỷ lệ lysine /me thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn 18 – 50 kg nuôi tại Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỒ THỊ BÍCH NGỌC
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LYSINE /ME THÍCH HỢP
TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO LỢN 5 MÁU
NGOẠI
GIAI ĐOẠN 18 – 50 KG NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Dương Mạnh Hùng
2. PGS. TS. Trần Văn Phùng
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Lời cám ơn
Hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ
rất tận tình và chu đáo của quý thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y,
Khoa Sau đại học, Phòng thí nghiệm trung tâm Trƣờng đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hƣớng dẫn: TS.
Dƣơng Mạnh Hùng và PGS.TS. Trần Văn Phùng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu cũng nhƣ đã đóng
góp nhiều ý kiến quý ...
92 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xác định tỷ lệ lysine /me thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn 18 – 50 kg nuôi tại Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỒ THỊ BÍCH NGỌC
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LYSINE /ME THÍCH HỢP
TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO LỢN 5 MÁU
NGOẠI
GIAI ĐOẠN 18 – 50 KG NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Dương Mạnh Hùng
2. PGS. TS. Trần Văn Phùng
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Lời cám ơn
Hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ
rất tận tình và chu đáo của quý thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y,
Khoa Sau đại học, Phòng thí nghiệm trung tâm Trƣờng đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hƣớng dẫn: TS.
Dƣơng Mạnh Hùng và PGS.TS. Trần Văn Phùng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu cũng nhƣ đã đóng
góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn:
- Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Ban chủ nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa
Sau đại học, Phòng Thí nghiệm trung tâm đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu.
- Các thầy cô giáo bộ môn Di truyền – Giống – Thức ăn đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
- Gia đình anh Dƣơng Thành Cƣơng xóm Tung –Xã Tích Lƣơng – Thành
phố Thái Nguyên đã cung cấp địa điểm, chuồng trại và giúp đỡ tôi trong quá
trình nuôi dƣỡng và chăm sóc gia súc thí nghiệm.
Cuối cùng tôi rất biết ơn các bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời thân
trong gia đình đã động viên khích lệ, giúp đỡ tận tình về mọi mặt cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2007
Học viên
Hồ Thị Bích Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực, khách quan và chƣa có ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ARC (Agriculture Research Council) Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp
(Anh)
Cs Cộng sự
Dr Duroc
His Histidine
Ileu Isoleucine
KL Khối lƣợng
Leu Leucine
Lr Landrace
Lys Lysine
ME (Metalbolizable Energy) Năng lƣợng trao đổi
Met Methionine
NRC (National Rearch Council)Hội động nghiên cứu quốc gia (Hoa Kỳ)
Phe Phenyl
Pie Pietrain
Pr Protein
TA Thức ăn
Thr Threonine
TL Tỷ lệ
TN Thí nghiệm
Tryp Tryptophan
VCK Vật chất khô
Yr Yorkshire
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Bảng Nội dung Trang
Bảng 3.1a Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm có tỷ lệ
lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18%
44
Bảng 3.1b Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm có tỷ lệ
lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
45
Bảng 3.2a Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ
lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18%
47
Bảng 3.2b Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ
lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
47
Bảng 3.3a Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ
lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18%
49
Bảng 3.3b Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ
lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
49
Bảng 3.4a Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm khi cho ăn
thức ăn có tỷ lệ protein 18%
52
Bảng 3.4b Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm khi cho ăn
thức ăn có tỷ lệ protein 17%
53
Bảng 3.5a Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đối/kg tăng khối
lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
protein 18%
Bảng 3.5b Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đối/kg tăng khối
lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
55
Bảng 3.6a Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lƣợng của lợn
thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
57
Bảng 3.6b Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lƣợng của lợn
thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
58
Bảng 3.7a
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm
khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
61
Bảng 3.7b
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm
khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
61
Bảng 3.8a
Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm khi
cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
63
Bảng 3.8b
Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm khi
cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
64
Bảng 3.9a
Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí
nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
68
Bảng 3.9b
Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí
nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Nội dung Trang
Sơ đồ 1.1 Công thức lai tạo lợn thƣơng phẩm lai 3 giống ngoại 5
Sơ đồ 1.2 Công thức lai tạo lợn thƣơng phẩm lai 4, 5 giống ngoại 6
Sơ đồ 1.3 Sử dụng axit amin trong cơ thể 15
Sơ đồ 1.4 Trao đổi lysine trong cơ thể 17
Sơ đồ 2.1 Bố trí thí nghiệm 38
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị Nội dung Trang
Đồ thị 3.1 a,b Tƣơng quan giữa tỷ lệ lysine/NLTĐ với sinh trƣởng
tích luỹ của lợn thí nghiệm trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18% và 17%
51
Đồ thị 3.2 a,b Tƣơng quan giữa tỷ lệ lysine/NLTĐ và tỷ lệ thịt nạc
của thịt lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ
protein 18% và 17%
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nƣớc ta. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là
sự tăng trƣởng nhanh về sản xuất lƣơng thực thực phẩm, nghề chăn nuôi lợn ở
nƣớc ta đã phát triển khá tốt, số lƣợng tổng đàn và chất lƣợng đàn đều tăng
khá. Chăn nuôi lợn ở nƣớc ta đã tăng trƣởng khá về tổng đàn, chất lƣợng đàn
cũng nhƣ quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001 cả nƣớc có 21,8
triệu con nhƣng đến năm 2005 có 27,43 triệu con. Sản lƣợng thịt lợn hơi năm
2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2005 là 2,29 triệu tấn tăng 10,12%/năm. Cơ cấu
giống lợn hiện nay đã đƣợc cải thiện tích cực, hầu hết các giống lợn có năng
suất và chất lƣợng cao trên thế giới đã đƣợc nhập vào nƣớc ta nhƣ Landrace,
Yorkshire, Pietrain, Duroc. Số lƣợng đàn lợn nái ngoại tăng khoảng 372 ngàn
con năm 2005. Từ năm 2001 đến 2005, bình quân mỗi năm xuất khẩu đƣợc từ
18-20 ngàn tấn/năm nhƣng khối lƣợng xuất khẩu chƣa nhiều và không ổn
định [2]. Tuy nhiên, so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này còn quá
khiêm tốn. Sản lƣợng thịt xuất khẩu chiếm khoảng 1-3% tổng sản lƣợng thịt
lợn sản xuất trong nƣớc. Sản phẩm thịt lợn xuất khẩu của ta từ trƣớc đến nay
chủ yếu là thịt lợn sữa và thịt lợn choai, một số lƣợng nhỏ thịt lợn mảnh. Bên
cạnh giống và thị trƣờng thì sản xuất và cung ứng thức ăn có vai trò quan
trọng đáp ứng cho từng giống và phƣơng thức sản xuất đặc thù, vì chất lƣợng
thịt phụ thuộc nhiều vào thức ăn chăn nuôi (cùng một loại con giống, nhƣng
chất lƣợng thức ăn khác nhau sẽ cho sản phẩm khác nhau). Thức ăn thƣờng
chiếm 60 – 70% giá thành sản xuất 1 kg thịt hơi. Nhƣng nguồn nguyên liệu để
chế biến thức ăn gia súc ở trong nƣớc còn thiếu, hàng năm vẫn phải nhập
ngoại với giá cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi leo
thang trong khi giá thịt lợn lại giảm. Thêm vào đó là dịch bệnh nhƣ bệnh lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
tai xanh, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn đã
làm cho chăn nuôi lợn gặp không ít khó khăn. Để nâng cao sức cạnh tranh và
mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm thịt lợn trong nƣớc và xuất khẩu thì có
nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng giải quyết.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại có
năng suất cao và tỷ lệ nạc cao, lai tạo giữa các giống kết hợp với những thành
công trong nghiên cứu thức ăn nhằm đảm bảo nhu cầu thịt nạc của ngƣời tiêu
dùng. Chúng ta biết rằng, thức ăn là một trong những yếu tố chính tác động
đến năng suất, phẩm chất của thịt lợn mà tác động này lại do protein, mức độ
và các tỷ lệ axit amin có trong thức ăn quyết định. Bên cạnh đó, các chất dinh
dƣỡng trong khẩu phần còn có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau, chỉ khi
đáp ứng không những đầy đủ mà còn cân đối phù hợp thì mới có thể khai thác
tối đa tiềm năng di truyền của vật nuôi. Một trong những mối quan hệ đó là
quan hệ giữa hàm lƣợng lysine và năng lƣợng trao đổi. Theo kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc, tỷ lệ giữa lysine và năng lƣợng
trao đổi, ở mỗi giai đoạn sinh trƣởng của lợn không hoàn toàn giống nhau.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ lysine/ME giảm dần theo
tuổi. Theo NRC (1988), trong điều kiện cho ăn tự do, mức năng lƣợng trao
đổi ổn định (3265 Kcal/kg TĂ) ở các giai đoạn 10 - 20; 20 - 50; 50 - 80; 80 -
120 kg thì tỷ lệ lysine trong khẩu phần tƣơng ứng là: 1,15; 0,95; 0,75 và
0,6%. Những kết quả nghiên cứu của Kaji và Cs (1987) [45] cho biết: nhu cầu
lysine cần cho 1 kg tăng khối lƣợng ở lợn con và lợn đang sinh trƣởng là 20g
và 17,3g lysine tiêu hoá và nhu cầu này không có sự khác biệt giữa các giai
đoạn sinh trƣởng. Kết quả này đƣợc các nhà dinh dƣỡng gia súc Nhật Bản sử
dụng làm căn cứ để tính toán nhu cầu lysine cho lợn con và lợn sinh trƣởng.
Mỗi nƣớc, trong những điều kiện nghiên cứu và thực tiễn cụ thể đều đƣa ra
những khuyến cáo không hoàn toàn giống nhau. Để góp phần làm sáng tỏ hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
mối quan hệ giữa tỷ lệ lysine với ME trong khẩu phần ăn của lợn ngoại giai
đoạn sinh trƣởng, trong điều kiện chăn nuôi tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Xác định tỷ lệ Lysine/ME thích hợp trong thức ăn
hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn từ 18-50 kg nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hƣởng của các khẩu phần thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ
lysine/ME khác nhau đến sinh trƣởng, năng suất và thành phần hoá học của
thịt từ đó xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến giống lợn
Trƣớc đây, trong chăn nuôi quảng canh ngƣời ta thƣờng nuôi lợn
hƣớng mỡ, tận dụng thức ăn thừa, phế phụ phẩm nông nghiệp. Khi nhu cầu về
thịt nạc tăng thì các nhà chăn nuôi chú ý đến việc lai tạo với các giống lợn
ngoại cao sản, nuôi thuần các giống lợn ngoại siêu nạc.
Những năm gần đây, nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao đã đƣợc
nhập nội vào Việt Nam. Đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả các chƣơng trình
giống tối ƣu, việc nâng cao chất lƣợng lợn giống đã và đang đƣợc tiến hành
một cách tích cực. Đàn lợn cụ kỵ nhập nội này đã đƣợc nuôi thích nghi và sử
dụng trong nhiều năm qua và nay đƣợc làm tƣơi máu nhằm nâng cao năng
suất cho đàn lợn này. Lai tạo là biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng
suất và phẩm chất sản phẩm thông qua ƣu thế lai. Hiện nay, ở nhiều nƣớc có
chăn nuôi lợn phát triển 70 – 90% lợn nuôi thịt là lợn lai.
Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều chƣơng trình lai tạo ra lợn nuôi thịt 4
- 5 giống do công ty PIC thực hiện. Với 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11
(giống Yorkshire chuyên hóa theo tăng khối lƣợng, tỷ lệ nạc). Dòng L06
(giống Landrace chuyên hóa theo khả năng sinh sản) và dòng L64 (giống
Pietran chuyên hóa theo tỷ lệ nạc cao) và 2 dòng tổng hợp là L19 và L95.
Để tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 và 5 giống, ngƣời ta thƣờng cho lợn đực
giống dòng 402 lai với lợn nái CA và C22.
Lợn đực 402 đƣợc tạo ra từ việc cho lai tạo giữa lợn đực dòng L64 và
lợn nái dòng L11.
Lợn nái C22 và CA thuộc cấp giống bố mẹ đƣợc tạo ra bằng cách cho
lai giữa lợn đực L19 với lợn nái C1050 và C1230.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Khi cho lai giữa lợn đực dòng 402 với lợn nái CA sẽ tạo ra con lai
hybrid 5 giống để nuôi thịt. Lợn lai hybrid nuôi thịt 4 hoặc 5 giống có năng
suất cao, phẩm chất tốt (tỷ lệ nạc cao), phù hợp với phƣơng thức nuôi công
nghiệp hiện nay, đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng.
* Đối với giống lợn ngoại, hiện nay đang phổ biến 3 công thức lai sau:
- Lợn lai 3 máu gồm các giống: Yorkshire – Landrace - Duroc, loại này phổ
biến ở các tỉnh phía Bắc (Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ).
+ Công thức lai tạo lợn thƣơng phẩm lai 3 giống ngoại
ông bà:
Sơ đồ 1.1: Công thức lai tạo lợn thƣơng phẩm lai 3 giống ngoại
- Lợn lai 4 máu gồm các giống: Yorkshire – Landrace – Duroc –
Pietrain, loại này phổ biến ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Lợn lai 5 máu gồm các dòng: L95 - L11 - L06 - L19 - L64. Trại giống
cụ kỵ Tam Điệp, Ninh Bình của Viện Chăn nuôi, loại này phổ biến ở một số
tỉnh Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Thái Bình, Hƣng Yên, ...).
+ Công thức lai tạo lợn thƣơng phẩm lai 4, 5 giống ngoại
Yr, Lr Lr, Yr
Dr
LrYr,
YrLr
YrLrDr
LrYrDr
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Sơ đồ 1.2: Công thức lai tạo lợn thƣơng phẩm lai 4, 5 giống ngoại
1.1.2. Dinh dưỡng axit amin ở lợn
Mặc dù protein có chứa 20 loại axit amin chính, nhƣng không phải tất cả
số đó đều là thành phần thiết yếu của khẩu phần. Một số axit amin có thể tổng
hợp đƣợc từ nguồn gốc cacbon và các nhóm amin chuyển hoá từ các axit amin
khác dƣ thừa so với nhu cầu. Những axit amin đƣợc tổng hợp theo kiểu này gọi
là axit amin không thiết yếu. Mặc dù cả hai loại axit amin này đều cần thiết cho
hoạt động sinh lý và trao đổi, các khẩu phần thông dụng của lợn đều chứa đủ
lƣợng các axit amin không thiết yếu hay các nhóm axit amin để tổng hợp nên
chúng. Điều này cũng đúng cả với các khẩu phần có lƣợng protein thấp và phải
bổ sung bằng các axit amin kết tinh (Brudboil và Souther, 1994 [6]. Nhƣ vậy,
phần quan trọng trong dinh dƣỡng cho lợn là các axit amin thiết yếu.
GP
1230
GPT
1050
CA
c
C22
z
5 máu 4 máu
L19
E,M
L19
Duroc
L06
Lr L11
Yr
L64
Pie
L95
Meishan
L64
Pietran
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Một vài axit amin không rõ ràng thuộc loại thiết yếu hay không thiết
yếu. Ví dụ nhƣ: arginine thƣờng đƣợc coi là một axit amin thiết yếu. Cơ thể
lợn có thể tự tổng hợp đƣợc arginine và sự tổng hợp arginine từ glutamin có
thể thấy ở tế bào thành ruột non trong khoảng 1 giờ trƣớc lúc đẻ (Wu và
Knable, 1995) [6]. Tuy nhiên, sự tổng hợp này không đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dƣỡng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của lợn (Souther) [6]. Vì vậy,
trong khẩu phần của lợn vỗ béo cần cung cấp arginine.
Hạt ngũ cốc nhƣ ngô, lúa mỳ, cám là thành phần chủ yếu của khẩu
phần ăn của lợn, và cung cấp từ 30 – 60% tổng nhu cầu axit amin. Nhƣng
cũng cần phải có nguồn protein khác nhƣ khô đỗ tƣơng để bảo đảm cung cấp
đủ và cân bằng các axit amin thiết yếu. Cũng có thể cung cấp axit amin tinh
thể để tăng cƣờng lƣợng ăn vào các axit amin đặc trƣng trong thức ăn. Lƣợng
protein cần thiết để cung cấp đủ với lƣợng axit amin thiết yếu ăn vào sẽ phụ
thuộc vào loại thức ăn sẽ đƣợc sử dụng. Loại thức ăn chứa những protein
chứa các axit amin với lƣợng thích ứng nhu cầu của lợn hay thức ăn hỗn hợp
trong đó sự thiếu hụt axit amin ở loại thức ăn này sẽ đƣợc bổ sung ở loại thức
ăn khác, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về axit amin thiết yếu mặc dù mức protein
khẩu phần thấp hơn so với loại thức ăn có một loại axit amin ít thích hợp.
Điều này rất quan trọng đối với mục đích giảm tối thiểu lƣợng nitrogen đào
thải. Một phƣơng pháp khác làm giảm lƣợng protein khẩu phần, nhờ đó làm
giảm lƣợng nitrogen đào thải, là việc bổ sung một lƣợng chính xác các axit
amin tinh thể. Nhu cầu axit amin của lợn choai – lợn vỗ béo trong khẩu phần
sẽ tăng khi năng lƣợng trong khẩu phần tăng
Khi khẩu phần thức ăn mất cân bằng các chất dinh dƣỡng thì sẽ gây
hoạt động căng thẳng của hệ tiêu hóa, từ đó giảm sự tiêu hoá, hấp thu các chất
dinh dƣỡng. Khẩu phần thiếu protein sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu
hóa, làm thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hóa để tạo nên nhũ chấp có tỷ lệ thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
phần nhất định. Sự thải nitơ tăng lên này có liên quan đến sự tăng cao tƣơng
đối lƣợng nitơ trao đổi theo phân, kết quả làm cho lợn bị thiếu protein.
Sự tổng hợp protein đòi hỏi sự có mặt của khoảng 20 axit amin khác
nhau. Trong số đó, có khoảng 10 axit amin đƣợc gọi là những axit amin thiết
yếu phải đƣợc cung cấp qua thức ăn vì bản thân gia súc không thể tự tổng hợp
đƣợc hoặc tổng hợp đƣợc với lƣợng rất thấp so với nhu cầu của chúng. Nếu
thiếu một trong 10 axit amin đó thì gia súc, kém ăn, chậm lớn, tỷ lệ sử dụng
thức ăn giảm. Ngƣợc lại, nếu thừa một loại axit amin thiết yếu nào đó trong
khẩu phần so với nhu cầu sẽ làm giảm khả năng sản xuất của lợn đặc biệt khi
hàm lƣợng nitơ trong khẩu phần thấp.
Khi mức protein trong khẩu phần thấp, nhu cầu protein cho việc hình
thành các tế bào mô cơ không đƣợc đáp ứng thì tăng trọng bị sẽ giảm và một
phần lớn năng lƣợng sẽ đƣợc sử dụng để tích lũy mỡ nên lợn có tỷ lệ mỡ cao
hơn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn thấp. Trích dẫn theo Phuc B.H.N (1994)
[52], khẩu phần có quá nhiều protein đối với lợn là có hại, lợn chậm lớn, khả
năng sử dụng thức ăn bị giảm rõ rệt.
Lợn chỉ có thể đạt đƣợc khả năng sản xuất cao khi khẩu phần cân bằng
dinh dƣỡng hoàn hảo. Khẩu phần có giá trị dinh dƣỡng hoàn hảo là khẩu phần
có chứa đầy đủ, cân đối và hoà hợp các yếu tố dinh dƣỡng nhƣ năng lƣợng,
protein, axit amin, lipit, gluxit, vitamin, khoáng. Vì vậy, đối với mỗi nƣớc,
mỗi vùng, tùy theo giống lợn và điều kiện thức ăn mà phân tích, tính toán
phối hợp khẩu phần để tạo ra lƣợng sản phẩm tối đa với chất lƣợng cao và giá
thành hạ (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985) [1].
Muốn làm đƣợc điều đó trƣớc hết cần phải xác định chính xác giá trị
dinh dƣỡng của từng loại thức ăn và mức protein thích hợp trong khẩu phần
cho từng đối tƣợng lợn khác nhau. Các phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa
qua phân, qua ruột non, cân bằng nitơ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
đánh giá một cách chính xác giá trị dinh dƣỡng của từng loại thức ăn, trong
đó đặc biệt chú trọng đến thức ăn giàu đạm.
* Phương thức chế biến thức ăn
Chế biến thức ăn làm tăng giá trị dinh dƣỡng của một số loại thức ăn
trong chăn nuôi gia súc. Các phƣơng pháp chế biến thức ăn thƣờng dùng là
nghiền, xử lý nhiệt, ủ, tạo viên. Tùy theo loại thức ăn, đối tƣợng gia súc mà có
phƣơng pháp chế biến thức ăn thích hợp để làm tăng khả năng ăn vào cũng
nhƣ tăng tỷ lệ tiêu hóa của chúng.
Xử lý nhiệt đối với thức ăn hạt, đặc biệt là hạt họ đậu loại bỏ đƣợc các
chất kháng dinh dƣỡng, nhờ đó làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và giá trị sinh vật học
của protein thức ăn (Vũ Duy Giảng và Cs), 1999 [4].
Ngoài các yếu tố nêu trên, trong chăn nuôi lợn ngƣời ta còn chú ý một
số yếu tố ảnh hƣởng khác nhƣ cách cho lợn ăn, phòng và trị đƣợc bệnh tiêu
hóa. Chế độ vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nƣớc uống; không sử dụng thức ăn
kém chất lƣợng, định kỳ tẩy giun, tiêu độc chuồng trại là những biện pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao sức khỏe cho con vật, tạo điều kiện tốt cho lợn ăn
nhiều, chóng lớn.
Động vật không thể hấp thu trực tiếp protein mà phải qua quá trình tiêu
hóa để biến đổi thành axit amin. Từ các axit amin, cơ thể xây dựng thành các
protein trong mô và các chất hoạt động sinh lý khác. Dinh dƣỡng axit amin
không chỉ quan tâm đến số lƣợng protein mà phải chú ý đến chất lƣợng
protein của thức ăn thông qua thành phần các axit amin không thay thế và
thay thế, cũng nhƣ tỷ lệ giữa chúng với nhau. Chất lƣợng protein càng cao thì
thành phần axit amin càng gần với thành phần axit amin của protein cơ thể
nhận nó. Trong dinh dƣỡng axit amin, quan trọng phải xác định nhu cầu của
động vật, quá trình tiêu hóa và mức độ tiêu hóa của các chất này, xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
đƣợc định mức thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dƣỡng, đảm bảo
cho vật nuôi tăng trọng nhanh, chi phí thức ăn thấp và hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2.1. Axit amin giới hạn
Axit amin giới hạn là các axit amin thiết yếu có mặt trong thức ăn hoặc
khẩu phần với hàm lƣợng thấp hơn so với nhu cầu cơ thể động vật. Điều đó
có nghĩa là trong khẩu phần có những axit amin thiết yếu bị thiếu làm giảm
hiệu quả sử dụng protein, những axit amin thiết yếu đó đƣợc gọi là các axit
amin giới hạn. Mức độ giới hạn của mỗi axit amin không phải do số lƣợng nó
ít hay nhiều so với các axit amin khác mà là do ít hay nhiều so với nhu cầu
của cơ thể gia súc.
Axit amin mà thiếu nhiều nhất so với nhu cầu đƣợc gọi là axit amin
giới hạn thứ nhất, axit amin tiếp theo đó là axit amin giới hạn thứ hai...
Công thức tính axit amin giới hạn:
Lƣợng một loại axit amin trong khẩu phần
P (%) = x 100
Nhu cầu loại axit amin đó của gia súc
Các axit amin giới hạn một, hai, ba trong một số thức ăn phổ biến cho
lợn và gà đƣợc trình bày ở bảng 2.1
Bảng 1.1: Axit amin giới hạn một, hai, ba axit amin trong một số
nguyên liệu thức ăn phổ biến ở lợn và gà (Lê Đức Ngoan, 2002) [9].
Thức ăn
Lợn Gà
Một Hai Ba Một Hai Ba
Ngô Lys Thr AAS
*
Lys Arg Ile
Lúa gạo Lys AAS* Thr Lys AAS* Thr
Cám gạo Lys AAS* Thr Lys AAS* Ile
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Khô dầu lạc Lys AAS* Thr Lys AAS* Thr
Khô đỗ tƣơng AAS* Thr Lys AAS* Thr Val
Bột cá Trp Thr AAS* AAS* Arg Thr
Bột máu Ile AAS* Thr Ile AAS* Thr
Bột thịt xƣơng Trp AAS* Ile AAS* Trp Ile
Thr AAS
*
AAS
*: Axitn amin có lưu huỳnh ( Met + Cys)
Để đảm bảo sự cân đối của axit amin trong khẩu phần trƣớc hết phải bổ
sung axit amin giới hạn thứ nhất đến mức nhu cầu của gia súc, sau đó bổ sung
các axit amin giới hạn tiếp theo. Việc sung axit amin giới hạn thứ hai trong
khi khẩu phần vẫn đang thiếu hụt axit amin giới hạn thứ nhất sẽ hạn chế kết
quả của việc bổ sung. Sau khi bổ sung axit amin giới hạn thứ nhất, tiếp tục bổ
sung axit amin giới hạn thứ hai sẽ cho kết quả cao hơn so với khi chỉ bổ sung
axit amin giới hạn thứ nhất.
1.1.2.2. Protein lý tưởng và tỷ lệ các axit amin trong khẩu phần ăn
Khái niệm protein lý tƣởng bắt nguồn từ một giả thiết cho rằng: liệu có
một vài protein hoặc một hỗn hợp protein cung cấp các axit amin theo một tỷ
lệ chính xác đúng nhƣ đòi hỏi của gia súc ở trạng thái sinh lý và sức sản xuất
nhất định. Loại protein hay hỗn hợp protein nào đạt đƣợc yêu cầu này đƣợc
gọi là protein lý tƣởng. Một đặc điểm nổi bật của việc ƣớc tính nhu cầu
protein của lợn theo hƣớng này là quan tâm đến khả năng cân bằng lý tƣởng
các axit amin. Sự cân bằng này có thể đem lại hiệu quả sử dụng protein khẩu
phần cao nhất và hiệu quả đó đƣợc đo bằng giá trị sinh vật học hoặc những
chỉ số liên quan. Theo phƣơng pháp này, việc tính toán nhu cầu axit amin của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
lợn dựa trên cơ sở lấy mức lysine làm chuẩn theo đó tính toán tỷ lệ các axit
amin khác (kể các axit amin thay thế và không thay thế).
Xác định tỷ lệ các axit amin là khái niệm cơ bản đƣợc nghiên cứu gần
đây, ở đó ngƣời ta có thể xác định đƣợc tỷ lệ các axit amin thiết yếu cân đối
tƣơng ứng với nhu cầu của động vật, làm cho khẩu phần thỏa mãn tốt nhất.
Khẩu phần tỷ lệ tối ƣu đó gọi là "protein lý tƣởng".
"Protein lý tƣởng" đƣợc ăn vào và tiêu hóa, sản phẩm của quá trình
phân giải một phần dùng cho duy trì, một phần dùng cho tích lũy protein hay
dùng cho tổng hợp sữa. Đó là 3 xu hƣớng chính trong quá trình hấp thu và
chuyển hóa axit amin từ khẩu phần thức ăn.
Quá trình tích lũy protein bị ảnh hƣởng bởi sự thiếu hụt của các axit
amin trong khẩu phần. Khi cân bằng tối ƣu axit amin (protein lý tƣởng), tất cả
các axit amin đều đạt tới hạn tới ngƣỡng nhƣ nhau. Protein lý tƣởng cung cấp
chính xác số lƣợng axit amin theo nhu cầu của gia súc. Chúng ta biết rằng,
protein của khẩu phần chỉ có thể đƣợc sử dụng cho tích lũy nitơ nếu nhƣ các
axit amin của nó đƣợc hấp thụ trƣớc khi chuyển đến phần cuối của hồi tràng.
Cole và Cs (1980) cho rằng với các giống lợn khác nhau, tính biệt, khối lƣợng
cơ thể hoặc sinh trƣởng khác nhau thì có nhu cầu về khối lƣợng protein khác
nhau nhƣng về mặt chất lƣợng (thành phần của các axit amin) của protein đó
không khác nhau.
Nếu protein của khẩu phần thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu thì
quá trình tích lũy protein chỉ đƣợc cải thiện khi bổ sung thêm các axit amin
này. Còn nếu protein của khẩu phần thiếu các axit amin không thiết yếu thì quá
trình tích lũy protein sẽ đƣợc cải thiện bằng bởi việc bổ sung bất kỳ axit amin
nào. Do đó, chúng ta có thể hiểu protein lý tƣởng là loại protein sẽ không đƣợc
cải thiện bằng việc bổ sung thêm bất kỳ axit amin nào. Và chỉ khi bổ sung đồng
thời tất cả các axit amin thì quá trình tích lũy protein mới đƣợc cải thiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Để đánh giá chất lƣợng protein của khẩu phần ngƣời ta thƣờng đánh
giá trên các mặt nhƣ sau: protein của thức ăn có chất lƣợng tốt hơn khi lợn
có tốc độ sinh trƣởng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn, tỷ lệ tích
lũy thịt nạc cao hơn, tỷ lệ thịt nạc/mỡ cao hơn, tích lũy nitơ cao hơn, quá
trình tổng hợp ure thấp hơn, nồng độ ure trong máu thấp hơn, tỷ lệ oxy hóa
axit amin thấp hơn…
Protein của khẩu phần là yếu tố duy nhất tác động đến tích lũy protein
và khi protein của khẩu phần là yếu tố duy nhất giới hạn quá trình tích lũy
protein cơ thể thì tích lũy nitơ đƣợc xác định bởi nồng độ của axit amin giới
hạn thứ nhất trong protein này.
Chúng ta có thể bổ sung thêm các axit amin cho đến khi không có axit
amin nào bị thiếu hụt trong protein đó hoặc lấy bớt đi các axit amin thừa để
tất cả các axit amin đều cùng ở mức tới hạn nhƣ nhau.
Trong protein lý tƣởng, tỷ lệ các axit amin dựa trên mối quan hệ với
lƣợng protein trong khẩu phần, ở đây lysine đƣợc tính là 100%.
Đối với lợn sinh trƣởng tỷ lệ này nhƣ sau: (Theo ARC 1981 [24],
Wang, Fuller 1989 [61], Cole 1992[38], Chung 1992) [36].
Lysine : 100
Threonine : 65
Methionine + Cystine : 55
Trytophan : 19
Arginine : 42
Isoleucine : 50
Leucine : 100
Histidine : 33
Phenylalanine + Tyrosine : 100
Valine : 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Trong đó, cystine có thể chiếm tới 50% nhu cầu của các axit amin có chứa
lƣu huỳnh và tyrosine có chứa 50% nhu cầu axit amin có chứa mạch vòng.
Methionine và phenylalanine có thể chuyển đổi thành cystine và tyrosine với
100% hoạt động. Việc chuyển đổi này theo tỷ lệ 1,2 methionine = 1 cystine.
Arginine là axit amin thiết yếu chỉ với gia súc non khi đang có cƣờng
độ sinh trƣởng mạnh, còn khi gia súc đã trƣởng thành trong cơ thể có thể tự
tổng hợp đủ nhu cầu.
Tỷ lệ lý tƣởng về các axit amin kể trên phù hợp với tất cả các loại lợn
sinh trƣởng không tính đến di truyền, tính biệt và khối lƣợng.
Theo NRC (1998) [51], tỷ lệ lý tƣởng của các axit amin đối với
lysine cho duy trì, tích lũy protein, tổng hợp sữa và mô cơ thể lợn đƣợc
trình bày ở bảng 2.2
Bảng 1.2. Tỷ lệ lý tƣởng (%) các axit amin đối với Lysine cho duy trì, tích
lũy protein, tổng hợp sữa và mô cơ thể lợn (NRC, 1998)
Axit amin Duy trì Tích lũy Protein Tổng hợp sữa Mô cơ thể
Lysine 100 100 100 100
Arginine - 200 48 66 105
Histidine 32 32 40 45
Isoleucine 75 54 55 50
Leucine 70 102 115 109
Methionine 28 27 26 27
Methionine +
Cystine
123 55 45 45
Phenylalanine 50 60 55 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Phenylalanine +
Tyrosine
121 93 112 103
Threonine 151 60 58 58
Tryptophan 26 18 18 10
Valine 67 68 85 69
Theo Lenis và Cs (1999) [46] nhu cầu về tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu
với axit amin không thiết yếu là 50 : 50, tỷ lệ này càng quan trọng hơn đối với
các khẩu phần có mức protein thấp. Có thể tăng tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu
và không thiết yếu lên 70 : 30 mà không làm giảm khả năng sử dụng nitơ ở
lợn và các axit amin thiết yếu bị khử amin đƣợc sử dụng có hiệu quả cho sự
tổng hợp các axit amin không thiết yếu.
* Trao đổi axit amin trong cơ thể
Các axit amin khi tiêu hoá và hấp thu sẽ đƣợc sử dụng theo các hƣớng
thể hiện ở sơ đồ:
Sơ đồ 1.3 : Sử dụng axit amin trong cơ thể
Tổng hợp
các chất đặc
biệt, chất có
hoạt tính
sinh học
(hormone,
enzim)
Axit amin vào máu và tế bào
Tổng
hợp
protein
Oxi hoá
khử amin
Chuyển hoá
thành sản
phẩm trao
đổi gluxit và
lipit
Thải axit
tự do
theo
nƣớc
tiểu và
phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Axit amin từ ống tiêu hoá đi vào máu, hệ bạch huyết và cùng với các
axit amin tổng hợp trong gan, trong các cơ quan và các mô khác nhau vận
chuyển đi khắp cơ thể. Cơ thể động vật sử dụng các axit amin này để tổng
hợp protein của các tế bào vừa mới hình thành trong quá trình sinh trƣởng và
phát triền, thay thế cho tế bào đã chết, tổng hợp protein huyết tƣơng, tổng hợp
các enzim, một số hormone; một lƣợng lớn axit amin đáng kể cũng đƣợc
chuyển hoá để giải phóng năng lƣợng.
Trong ống tiêu hoá, axit amin đƣợc hấp thu qua thành ruột vào máu
đƣợc vận chuyển tới các mô có khả năng tổng hợp protein mạnh mẽ. Các
axit amin đƣợc máu phân phát đi khắp các cơ quan và các mô khác nhau, sẽ
khuếch tán qua các mao quản của mô bào vào trong dịch gian bào và đƣợc
sử dụng để xây dựng nên các protein đặc trƣng của các mô. Có sự cân bằng
giữa lƣợng protein trong máu với hàm lƣợng các axit amin trong mô. Trong
mô, quá trình tổng hợp và phân giải protein diễn ra liên tục, rất mạnh mẽ,
đặc biệt là gia súc non.
Buraczewska và Cs (1980) [29], qua quá trình nghiên cứu đã đƣa ra kết
luận tỷ lệ hấp thu các axit amin thiết yếu ở phần trên của ruột lợn theo thứ tự
là Lys, Met, His, Phe, Leu, Tryp, Ileu, Thr.
Các xêto axit đƣợc tạo thành trong quá trình khử amin: một phần sử
dụng vào tổng hợp các axit amin, phần lớn bị khử cacboxyl tạo thành axit
béo, các axit béo này tiếp tục bị phân giải để cho sản phẩm cuối cùng là H2O
và CO2. Một số ít xêto axit có thể biến thành gluxit hoặc xêtonic. Sự trao đổi
protein, gluxit, lipit có quan hệ mật thiết với nhau. Các sản phẩm trung gian
của sự phân giải gluxit có thể biến thành axit amin, từ một số axit amin có thể
tổng hợp nên axit béo và ngƣợc lại.
Lysine là một axit amin không thay thế quan trọng nhất đối với cơ
thể động vật. Trong phân tử lysine có hai nhóm amin (- NH2) và một nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
axit (- COOH). Khác với axit amin khác, lysine rất trơ trong quá trình trao
đổi chất, nhóm α – amin của nó rất ít tham gia phản ứng chuyển hoá với α
– Xetoglutaric.
Khi phân giải lysine bị khử amin hoá và sau hàng loạt những biến đổi
của nó, axit glutaric sẽ đƣợc tạo thành. Axit glutaric vừa hình thành dễ dàng
tham gia vào quá trình trao đổi chất, giai đoạn đầu của phản ứng sẽ tạo thành
các dẫn xuất của Coenzim A.
Trao đổi Lysine trong cơ thể gia súc
Lysine
Chuyển hoá amin
Axit ỏ xêto.
aminocapric
H2O
Axit 3,4,5,6 Tetrahidropiridin 2 – Cacboxylic
+2H
+
Axit pipecolic
- 2H
+
Axit 2,3,4,5 - Tetrahidropiridin2 – Cacboxylic
+ H2O
Xemialdehit của α – Aminoadipic
+ H2O
- 2H
+
Axit α – Aminoadipic
NH3 + O
2-
Axit α – Xetoadipic
+ H2O - 2H
+
- CO2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Axit glutaric
Sơ đồ 1.4.: Trao đổi lysine trong cơ thể
Axit amin không đƣợc dự trữ hoặc không đƣợc cơ thể sử dụng sẽ bị
biến đổi. Sự phân giải các axit amin thƣờng bắt đầu bằng quá trình khử amin
hoá, kết quả tạo thành amoniac và axit hữu cơ. Amoniac là chất độc, nếu
trong máu và mô tích luỹ lƣợng lớn sẽ gây nguy hiểm. Cơ thể động vật có hai
hƣớng giải độc amoniac là tạo thành amit và ure.
1.1.3. Cân bằng axit amin
Cân bằng axit amin là sự cân đối axit amin giữa các axit amin, đặc biệt
là các axit amin không thay thế trong khẩu phần sao cho phù hợp với nhu cầu
cơ thể động vật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng protein một cách tối ƣu.
Giữa các axit amin trong thức ăn, ống tiêu hóa, các tổ chức luôn có cân
bằng động. Nếu axit amin dƣ thừa không dự trữ đƣợc trong tế bào sẽ bị sử
dụng chuyển hóa thành các chất hoặc làm nguồn cung cấp năng lƣợng nhƣ
gluxit dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn kém.
Cân bằng axit amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì sự thiếu hụt hoặc
vắng một axit amin không thay thế bất kỳ nào trong khẩu phần đều ảnh hƣởng
xấu đến việc sử dụng các axit amin khác cho quá trình sinh tổng hợp protein.
1.1.3.1.Sự thiếu hụt và dư thừa axit amin ở lợn
Trong thực tế chăn nuôi, chúng ta thƣờng gặp các khẩu phần không cân
đối về thành phần axit amin và tỷ lệ giữa chúng với nhau, sự không cân đối
này thể hiện ở các mức khác nhau do thiếu hụt hoặc thừa hoặc đồng thời thiếu
hoặc thừa một hay một vài axit amin hoặc sự đối kháng giữa chúng và sự có
mặt không đồng thời trong khẩu phần.
Ở một số trƣờng hợp, trong khẩu phần ăn, việc thừa hay thiếu axit amin
trong giới hạn nào đó thì cũng đồng nghĩa với việc thiếu hụt hay dƣ thừa
protein. Thiếu hụt hay dƣ thừa ở đây không chỉ bó hẹp là thừa hay thiếu tất cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
các axit amin, nó còn biểu hiện: thiếu một hay một nhóm axit amin, hoặc thừa
một hay một nhóm axit amin. Thừa hay thiếu các axit amin đều ảnh hƣởng
xấu đến đời sống, cho sản phẩm của lợn. Một vài axit amin đơn lẻ riêng biệt
thƣờng thấy thiếu hụt so với nhu cầu của lợn. Biểu hiện đầu tiên thƣờng giảm
lƣợng thức ăn ăn vào thể hiện thức ăn thừa nhiều, điều đó kéo theo tăng hao
phí thức ăn, giảm tăng trọng và không tiết kiệm.
Lợn cũng có thể chịu đƣợc lƣợng protein ăn vào cao mà ít có biểu hiện
bệnh tật đáng kể, đôi khi bị ỉa chảy nhẹ. Tuy nhiên, khi lợn ăn lƣợng protein
cao (vƣợt quá 25% đối với lợn choai) là lãng phí, gây ô nhiễm môi trƣờng và
kết quả là làm giảm tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn [6].
Lợn ăn quá nhiều một axit amin riêng lẻ có thể gây triệu chứng xấu nhƣ
tính độc, tính đối kháng hay tính mất cân bằng tùy theo bản chất của ảnh
hƣởng. Sự đối kháng thƣờng xảy ra giữa các axit amin có quan hệ về cấu trúc.
Ví dụ sự đối kháng giữa lysine - arginine ở gia cầm, khi lƣợng lysine trong
khẩu phần vƣợt quá nhu cầu sẽ làm tăng nhu cầu về arginine. Tuy nhiên, ở
lợn sự dƣ thừa về lysine quá nhu cầu không làm tăng nhu cầu arginine
(Edmond và Baker, 1987b) [6]. Sự mất cân bằng axit amin có thể xảy ra khi
khẩu phần đƣợc bổ sung thêm một hoặc nhiều axit amin không phải là axit
amin giới hạn. Trong hầu hết các trƣờng hợp đó, lƣợng thức ăn ăn vào đều
giảm. Lợn trở lại bình thƣờng nhanh chóng khi lƣợng axit amin vƣợt quá
đƣợc rút bớt khỏi khẩu phần.
Sự mất cân bằng axit amin cũng có thể xảy ra khi khẩu phần đƣợc bổ
sung thêm một hay nhiều axit amin không phải là axit amin tới hạn. Trong các
trƣờng hợp đó lƣợng thức ăn ăn vào đều giảm. Nếu chúng ta rút bớt lƣợng
axit amin vƣợt quá khỏi khẩu phần thì lợn sẽ nhanh chóng trở lại bình thƣờng.
1.1.3.2. Các biện pháp cân bằng axit amin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Để cân bằng axit amin trong khẩu phần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây
mất cân đối mà ngƣời ta thƣờng sử dụng các biện pháp sau:
- Nâng cao số lƣợng protein trong khẩu phần
Biện pháp này nhằm khắc phục sự thiếu hụt một phần các axit amin
bằng cách cho vật nuôi ăn nhiều protein có trong thức ăn cơ bản có nghĩa là
tăng lƣợng thức ăn nền trong khẩu phần. Nhƣ vậy, khẩu phần vẫn không cân
đối các axit amin, mà chỉ đáp ứng cho nhu cầu dinh dƣỡng một hoặc vài axit
amin giới hạn, nhiều khi lại quá thừa các axit amin khác. Về phƣơng diện
kinh tế, biện pháp này ít kinh tế, gây lãng phí thức ăn, chi phí cho một đơn vị
tăng trọng hoặc sản phẩm rất cao. Biện pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong
chăn nuôi gia đình khi thức ăn địa phƣơng nhiều và giá rẻ. Trong chăn nuôi
hiện đại biện pháp này thƣờng không đƣợc áp dụng.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp đã cân đối thành phần và tỷ lệ các axit amin.
Trên cơ sở tính toán các nguồn thức ăn có số lƣợng và chất lƣợng
protein khác nhau mà phối hợp làm sao để có thể bổ sung lẫn nhau nhằm có
đƣợc sự cân đối các axit amin trong khẩu phần. Chúng ta có thể dùng nguồn
protein thức vật hoặc phối hợp giữa protein thực vật với protein động vật hoặc
các sinh khối vi sinh vật.
Đối với lợn, thức ăn là ngũ cốc, các loại khô dầu, cám đều thiếu lysine
tới 30 - 50%. Các loại khô dầu, thành phần axit amin dao động lớn vì phụ
thuộc vào nguyên liệu ban đầu và kỹ thuật ép dầu. Đa số các loại bã và khô
dầu đều thiếu lysine nhƣng lại giàu tryptophan. Để khắc phục sự thiếu hụt này
chúng ta có thể dùng các nguồn protein động vật, đậu tƣơng, nấm
men…Protein của cây xanh giàu lysine, thỏa mãn nhu cầu tryptophan,
histidine nhƣng thiếu methionine. Ngô giàu methionine nhƣng ít tryptophan;
sắn giàu tinh bột nhƣng nghèo protein và các axit amin…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Thức ăn nguồn động vật có giá trị dinh dƣỡng và axit amin cao. Chúng
có đầy đủ các axit amin với thành phần và tỷ lệ cân đối, độ hòa tan cao tạo
điều kiện cho con vật tiêu hóa tốt. Tất cả những protein động vật đặc biệt là
sữa và các sản phẩm của sữa rất giàu lysine, tryptophan. Phụ phẩm của công
nghệ chế biến thịt không có thành phần axit amin ổn định, thƣờng nghèo
lysine, methionine, cystine và tryptophan. Các sản phẩm từ cá có thành phần
axit amin khá tốt.
- Bổ sung các axit amin tổng hợp
Bổ sung các axit amin giới hạn trong khẩu phần bằng các chế phẩm
tổng hợp hóa học hoặc vi sinh vật học. Đó là các dạng DL - axit amin và L -
axit amin. Về mặt dinh dƣỡng thì các axit amin tổng hợp có thể khác với các
axit amin đƣợc giải phóng từ protein thức ăn trong quá trình tiêu hóa, nhƣng
các loại axit amin tổng hợp có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu rất lớn, tạo điều kiện
để dễ dàng cho việc sản xuất một khối lƣợng lớn thức ăn có giá trị cao.
Theo Marvromichalis và Cs (1998) [47], nếu nuôi lợn bằng khẩu phần
phối trộn dựa vào bột đậu nành và ngô có chứa 13,5% protein thô đồng thời
có bổ sung thêm các axit amin gồm lysine, tryptophan, threonine, methionine,
isoleucine và valine thì kết quả về tăng trƣởng của lợn ngang bằng khẩu phần
phối trộn dựa vào bột đậu nành và ngô chứa 19,2% protein thô.
Axit amin giới hạn ở vị trí số một là lysine, vì hầu hết các nguồn
protein thực vật đều thiếu lysine. Trƣớc đây, lysine đƣợc sản xuất bằng tổng
hợp hoá học và sản phẩm ở dạng raxemic nên bị lãng phí mất một nửa sản
phẩm do động vật chỉ sử dụng đƣợc dạng L – axit amin. Giữa những năm 50 -
60 của thế kỷ XX, ngƣời ta đã tổ chức sản xuất ở quy mô công nghiệp bằng
phƣơng pháp lên men với sản phẩm dạng L – lysine. Nhƣ vậy, khác với
methionine, lysine hiện nay đƣợc sản xuất chủ yếu bằng phƣơng pháp vi sinh
vật. Các sản phẩm có tế bào vi khuẩn có khả năng thu nhận thức ăn gồm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
gluxit, nguồn nitơ, một số khoáng chất và các chất sinh trƣởng để sản sinh ra
lysine. Chính đặc tính này của vi sinh vật đã đƣợc sử dụng làm cơ sở cho
công nghiệp vi sinh vật sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học.
Axit amin giới hạn ở vị trí số hai là methionine. Sản phẩm này có dạng
raxemic D, L – methionine. Hiện nay, D – L methionine đƣợc áp dụng rộng
rãi trong thực tế nhƣ là một hợp chất của thức ăn tổng hợp chế biến cho gia
súc, gia cầm đạt hiệu quả kinh tế cao (Lƣơng Đức Phẩm, 1982 [10]) .
1.1.4. Nhu cầu protein và Lysine của lợn choai
Nhu cầu axit amin
Quá trình tổng hợp và phân giải axit amin trong cơ thể xảy ra một cách
liên tục. Có tới 60 – 80% axit amin tổng hợp thành protein cơ thể đƣợc lấy từ
protein nội sinh, 20 – 40% axit amin còn lại đƣợc cung cấp trong khẩu phần.
Các axit amin có tốc độ chuyển hóa thành protein khác nhau (lysine thấp,
methionine cao) và qua quá trình oxy hóa các axit amin bị suy hóa dần (Vũ
Duy Giảng và Cs, 1999 [4]
Xác định nhu cầu axit amin là xác định lƣợng axit amin để bù đắp mất
mát trong quá trình tổng hợp protein và lƣợng để tổng hợp nên các sản phẩm
nhƣ tích lũy trong mô cơ, sữa. Có nhiều phƣơng pháp để xác định nhu cầu của
axit amin của động vật:
- Xác định nhu cầu axit amin theo tốc độ sinh trƣởng
Tích lũy protein phụ thuộc vào lƣợng axit amin và protein trong khẩu
phần. Sự tăng khối lƣợng của cơ thể con vật liên quan chặt chẽ với sự tăng
protein trong khẩu phần. Tuy tăng trọng là tiêu chuẩn quan trọng có ý nghĩa
lớn trong sản xuất nhƣng không đặc hiệu về mức độ đầy đủ các axit amin
trong khẩu phần. Khi đánh giá các nhu cầu axit amin theo tốc độ sinh trƣởng
có thể sử dụng các thí nghiệm sinh trƣởng đơn giản, các thí nghiệm sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
các khẩu phần thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn tự nhiên
thƣờng thiếu lysine, methionine và tryptophan.
- Xác định nhu cầu axit amin theo cân bằng nitơ
Khi thiếu hụt một hay một số axit amin thì cân bằng nitơ trong cơ thể là
âm. Vì vậy, khi nghiên cứu cân bằng nitơ ở các mức khác nhau của axit amin
nào đó, ngƣời ta bố trí cho gia súc ăn những khẩu phần chứa nhiều loại
protein hoặc hỗn hợp axit amin, trong đó thiếu axit amin cần xác định. Sau đó
bổ sung axit amin cần xác định vào khẩu phần với mức độ tăng dần. Theo dõi
tốc độ sinh trƣởng và cân bằng nitơ đến khi đạt mức tối ƣu, đó chính là trị số
về nhu cầu axit amin cần xác định của gia súc.
Bằng phƣơng pháp này, Willsen, 1982 [trích trong 4] đã xác định đƣợc
mức lysine thô thích hợp nhất trong khẩu phần cho lợn từ 5 – 10 kg là 1,15%.
- Xác định nhu cầu axit amin dựa theo phân tích thành phần axit amin
của protein cơ thể con vật.
Cho con vật ăn khẩu phần có protein thích hợp, sau đó phân tích hàm
lƣợng axit amin trong các sản phẩm nhƣ thịt, sữa từ đó tính ra nhu cầu axit
amin của con vật.
Nhu cầu axit amin cho lợn
Để xác định nhu cầu axit amin cho lợn, trƣớc hết ngƣời ta tính nhu cầu
lysine (theo% của VCK), sau đó dựa trên khuôn mẫu “protein lý tƣởng” do
NRC đƣa ra (1998) [51] để tính toán cho các axit amin còn lại.
Nhu cầu protein và lysine cho lợn con và lợn thịt đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp thừa số và đƣợc xác định trên nhu cầu duy trì và nhu cầu cho
tích lũy protein:
Nhu cầu protein cho duy trì (Pm) (theo ARC 1981): [24]
Pm(g) = 0,938 x W
0,75
W: là khối lƣợng cơ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Tỷ lệ sử dụng protein trong thức ăn ăn vào bằng 53 - 35% tùy theo khối
lƣợng cơ thể.
Nhu cầu lysine hàng ngày là tổng các nhu cầu cho duy trì và tích luỹ
protein.
Nhu cầu cho duy trì: Theo Wang và Fuller (1989) [61], nhu cầu
lysine tiêu hoá hồi tràng thực hàng ngày để duy trì là 36 mg/kg khối lƣợng
trao đổi cơ thể
Nhu cầu cho tích luỹ protein : qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả,
NRC khuyến cáo sử dụng phƣơng trình:
TIDL (g) = 0,12 x PD
Trong đó: TIDL là nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng thực
PD là lƣợng protein tích luỹ đƣợc (g/ngày)
Nhu cầu lysine cho tích luỹ protein đƣợc xác định theo phƣơng trình:
LR = (0.036 x BW
0,75
)+ (0,12 x PD)
Trong đó:
LR: Nhu cầu lysine (tính bằng% trong thức ăn khô không khí)
BW
0,75
là khối lƣợng trao đổi cơ thể
PD là lƣợng protein tích luỹ đƣợc (g/ngày)
Tất cả các giá trị lysine đều đƣợc tính bằng gram của lysine tiêu hoá hồi
tràng thực. (NRC, 1998 [51]).
Nhu cầu về các axit min thiết yếu khác cũng đƣợc coi là tổng nhu cầu
cho duy trì và tích luỹ protein.
Đối với methionine + cystine theo ARC 1981 [24] là 50% so với lysine.
Tỷ lệ đó thấp hơn so với khuyến cáo gần đây của Wang và Fuller (1990) [62],
Batterham, 1992 [25]; Chung và Baker, 1992a [36] các tác giả này cho biết tỷ
lệ giữa methionine + cystein là 60 – 65% so với lysine cho tích luỹ protein
cao đối với lợn đang sinh trƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Ƣớc tính nhu cầu methionine của lợn choai, ARC (1981) [24] cho biết
bằng 60% so với lysine, ƣớc tính này thấp hơn nghiên cứu gần đây của Wang
và Fuller (1990) [62] nhu cầu threonine của lợn choai bằng 64% và 65%
lysine tổng số.
Đối với nhu cầu tryptophan Wang và Fuller (1990) [62] ƣớc tính bằng
20% so với lysine
* Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu axit amin
- Tuổi và loài
Nhu cầu về axit amin chứa lƣu huỳnh ở lợn non cao hơn lợn trƣởng
thành do diện tích trên khối lƣợng cơ thể lớn hơn và nhu cầu tạo lông, da lớn
hơn. Còn nhu cầu về lysine của lợn cụ thể:
+ Lợn có khối lƣợng 20 kg nhu cầu lysine là:6,2 g/kg chất khô
+ Lợn có khối lƣợng 40 kg nhu cầu lysine là:5,9 g/kg chất khô
+ Lợn có khối lƣợng 60 kg nhu cầu lysine là:5,2 g/kg chất khô
- Chức năng sản xuất
Lợn hƣớng nạc cần nhiều lysine hơn lợn hƣớng mỡ
- Mức năng lượng trong khẩu phần
Yếu tố chính quyết định việc tiêu thụ thức ăn của gia súc khi cho ăn tự
do là nhu cầu về năng lƣợng và nhu cầu này lại ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu về
axit amin. Vai trò của năng lƣợng và protein đối với sự tích lũy protein của cơ
thể không độc lập với nhau mà có sự tƣơng quan mật thiết (Campbell et at,
1983) [30]. Khẩu phần có năng lƣợng thấp sẽ đƣợc động vật ăn nhiều hơn
khẩu phần có năng lƣợng cao. Nếu nồng độ các axit amin là không đổi thì với
khẩu phần năng lƣợng thấp, động vật sẽ sử dụng đƣợc nhiều axit amin hơn
trong một ngày. Vì vậy nếu nồng độ năng lƣợng trong khẩu phần tăng thì nhu
cầu axit amin cũng tăng. Nếu trong 1kg thức ăn có 1900 Kcal thì nhu cầu về
lysine là 0,53%, còn 2300 Kcal thì nhu cầu về lysine là 0,71%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Ettle và Cs, 2003 [39], đã nghiên cứu trên 96 lợn để xác định tỷ lệ
lysine tiêu hóa/ME tối ƣu dựa vào mật độ năng lƣợng của khẩu phần. Kết quả
cho thấy, lƣợng ăn vào tăng hơn ở lô có nồng độ năng lƣợng khẩu phần thấp
(13MJ) so với lô năng lƣợng cao (14MJ). Đồng thời, tăng tỷ lệ lysine tiêu
hóa/ME tăng trọng cao hơn, mức tối ƣu cho tăng trọng cao nhất ở lợn cái ít
nhất 0,58 g/MJDE.
Có sự liên quan mật thiết giữa năng lƣợng với axit amin phối hợp trong
khẩu phần. Khi yêu cầu tăng tỷ lệ nạc thì đòi hỏi tăng tỷ lệ lysine/năng lƣợng
trong khẩu phần. Tỷ lệ lysine/năng lƣợng càng cao trong giai đoạn đầu sinh
trƣởng của lợn thì tỷ lệ nạc càng cao. Nhu cầu về mức lysine/năng lƣợng giảm
dần theo từng giai đọan sinh trƣởng vì khả năng tích lũy protein giảm dần.
- Mức protein thô trong khẩu phần
Nhu cầu axit amin tính theo tỷ lệ % protein thô trong khẩu phần tăng
lên khi protein thô của khẩu phần giảm đi. Mối tƣơng quan giữa lysine và
protein thô đƣợc biểu diễn qua phƣơng trình hồi quy:
Y = 7,23 – 0,131X
Y: % của Lysine
X: % protein thô của khẩu phần
Figueroa và Cs, 2003 [40] đã thí nghiệm bổ sung lysine, methionine,
tryptophan và threonine vào 2 khẩu phần chứa 12% và 11% protein thô để bù
lại lƣợng protein có trong khẩu phần chứa 16% protein thô. Việc giảm protein
khẩu phần sẽ có ý nghĩa nếu nhƣ khẩu phần đƣợc bổ sung thêm các axit amin
tổng hợp.
- Ảnh hưởng của Vitamin
Vitamin là một hợp chất hữu cơ khác với axit amin, cacbohydrate, lipit
và nhu cầu cần một lƣợng nhỏ cho sự tăng trƣởng và sinh sản bình thƣờng.
Một số vitamin không cần có trong khẩu phần vì chúng có thể đƣợc tổng hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
từ các thức ăn hoặc chuyển hoá từ các chất khác hoặc do các vi khuẩn tạo ra
trong đƣờng ruột. Vitamin đƣợc chia thành vitamin tan trong dầu và vitamin
tan trong nƣớc. Vitamin cần chủ yếu nhƣ là các đồng enzim trong đồng hoá
các chất dinh dƣỡng. Trong nguyên liệu thức ăn, vitamin chủ yếu tồn tại nhƣ
các tiền chất hoặc đồng enzim có thể đƣợc liên kết hoặc phối hợp theo một
số các. Do đó cần quá trình tiêu hoá để giải phóng hoặc chuyển hoá các tiền
chất của vitamin hoặc hợp chất thành dạng sử dụng và hấp thu đƣợc. Để
tránh sự thiếu vitamin trong khẩu phần ăn ngƣời ta đã sản xuất các premix
vitamin và thƣờng cho thêm vào khẩu phần của lợn. Thêm nhiều vitamin A
và D sẽ gây ngộ độc ở lợn. Ngƣợc lại, rất ít triệu chứng ngộ độc đối với
vitamin nhóm B hoặc E, K.
Vitamin cũng có ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu axit amin của vật nuôi bởi
vì vitamin tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất và quá trình hoạt
động của cơ thể. Vitamin là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp phân
giải các chất dinh dƣỡng (protein, gluxit, lipit). Trong cơ thể mặc dù lƣợng
vitamin vô cùng nhỏ nhƣng lại có tác dụng rất lớn nó giúp cho lợn sinh
trƣởng, phát dục, sinh sản một cách bình thƣờng nếu cung cấp đầy đủ nhu cầu
cho lợn. Nếu thiếu vitamin thì lợn sẽ bị nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nếu thiếu
một loại vitamin nào đó thì sẽ làm ngƣng quá trình hoạt động của enzim chứa
vitamin ấy và làm cho quá trình trao đổi chất bị đình trệ. Ngoài ra vitamin còn
có quan hệ với hormone. Ví dụ, thiếu vitamin B6 thì estrogen bị giảm, thiếu
vitamin C thì tuyến yên và tuyến trên thận hoạt động giảm sút. Mặt khác, nếu
hormone tăng thì nhu cầu vitamin cũng tăng. Ví dụ, tiroxine của tuyến giáp
sản sinh ra nhiều thì nhu cầu vitamin B1 cũng tăng.
Giữa các loại vitamin còn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ,
vitamin B12 có tác dụng xúc tiến quá trình tổng hợp, chuyển hóa caroten thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
vitamin A. Trong trƣờng hợp thiếu vitamin B2 nếu cung cấp vitamin C sẽ có
tác dụng làm giảm mức thiếu hụt của B2.
Coelho và Cousins (1997) [37] cho rằng vitamin làm tăng khả năng
chống chọi của lợn đối với tác nhân stress.
Vitamin E kết hợp với Selen bảo vệ màng tế bào khỏi bị phá huỷ của
các peroxit, tham gia phản ứng phosphoryl hoá, tham gia trao đổi axit nucleic,
tham gia tổng hợp ascorbic và tham gia tổng hợp ubiquinon (Lê Đức Ngoan,
2002) [9].
Choline nằm trong nhóm vitamin B. Choline cần cho tổng hợp
phospholipit (lecithin), tạo acetyl choline và metyl hoá homocysteine thành
methionine, xảy ra qua betaine, sản phẩm oxy hoá của choline.
Methionine là một trong những axit amin thiết yếu rất cần cho sự tổng
hợp protein trong cơ thể động vật, nếu trong khẩu phần thiêu choline thì một
lƣợng methionine sẽ đƣợc huy động để cung cấp các nhóm metyl cần thiết
cho tổng hợp choline. Nhƣ vậy, chỉ có thể xác định đƣợc nhu cầu methionine
khi sử dụng khẩu phần có đủ choline.
Niacin hoặc axit nicotinic là một thành phần của đồng enzym
nicotinamide-adenine dinucleotide (NAD) và nicotin – amide – adenine
dinucleotide phosphate (NADP). Các đồng enzym này cần cho quá trình trao
đổi chất của carbohydrate, protein và lipit.
Trong khẩu phần thiếu không đủ axit nicotinic thì nhu cầu về
tryptophan sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cơ thể về niaxin. Việc sử dụng các
axit amin, các dẫn xuất protein có nguồn gốc thực vật đƣợc cải thiện khi đƣa
vitamin B12 vào trong khẩu phần (Vũ Duy Giảng và Cs, 1999 [4].
Dấu hiệu thiếu niacin bao gồm giảm tăng trọng, chán ăn, nôn mửa, da
khô, lông xù xì, rụng lông, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, ruột già, thiếu máu tế
bào bình thƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Tầm quan trọng của cung cấp đủ vitamin nhóm B cũng đã đƣợc nhấn
mạnh trong nhiều tài liệu. Theo Stahly (1995) [56], khả năng tăng trọng/ngày
và tích luỹ nạc của đàn lợn giai đoạn sinh trƣởng càng cao khi tăng hàm lƣợng
vitamin nhóm B trong khẩu phần, từ đó làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng đáng kể.
Vitamin C là một chất chống oxy hoá, tan trong nƣớc, tham dự trong
quá trình oxy hoá các axit amin có hƣơng vị, tổng hợp norepinephyrine
Vitamin C cần cho hydroxy hoá proline và lysine, là các yếu tố cấu tạo toàn
phần của collagel. Collagen cần cho sinh trƣởng của sụn và xƣơng. Vitamin C
tăng cƣờng sự tạo khung xƣơng và ngà răng. Thiếu vitamin C gây huyết lấm
tấm toàn cơ thể.
1.1.5. Mối quan hệ giữa Protein và năng lượng trong dinh dưỡng lợn
Năng lƣợng trong thức ăn rất cần cho duy trì và sinh trƣởng của lợn,
nếu dƣ thừa sẽ tích lũy trong cơ thể dƣới dạng mỡ. Protein đƣợc sử dụng để
tích lũy nạc và trao đổi protein, nếu dƣ thừa sẽ bị khử amin và nitơ sẽ đào thải
qua nƣớc tiểu. Khi xây dựng khẩu phần ăn cho lợn thì phải cân bằng giữa
protein và năng lƣợng sao cho có tích lũy protein tối đa và giảm đáng kể tích
lũy mỡ. Vì vậy, cần phải xem xét cả hai trong nghiên cứu, không đƣợc tách
rời vì nếu tách rời dễ dẫn đến bế tắc trong việc ƣớc tính nhu cầu cũng nhƣ
trong nuôi dƣỡng gia súc.
Có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng, tốc độ tích luỹ protein
của lợn có thể bị kìm hãm do trong quá trình nuôi dƣỡng không cung cấp đủ
năng lƣợng và protein. Tốc độ tích luỹ protein có thể chịu ảnh hƣởng tƣơng
đối độc lập vào hàm lƣợng năng lƣợng hoặc protein mà con vật thu nhận
đƣợc hàng ngày qua thức ăn. Nghiên cứu của Campbell (1985) [31] trên lợn
cho thấy khi lƣợng nitơ tiếp nhận từ thức ăn thấp hơn so với nhu cầu thì sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
tích luỹ protein tăng theo sự tăng của lƣợng nitơ ăn vào hàng ngày mà không
phụ thuộc vào mức năng lƣợng nhiều hay ít.
Mối quan hệ giữa protein và năng lƣợng đƣợc Standing Committee
of Agriculture (SCA,1987) [57] mô tả và cho thấy mối quan hệ này bị ảnh
hƣởng bởi từng giai đoạn sinh trƣởng, tính biệt, môi trƣờng, giống, cá thể
và hormone sinh trƣởng. SCA cũng đề xuất tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa
đối với lợn con từ sơ sinh đến 5 kg là 0,7 gam; từ 5 – 20 kg là 0,67 gam và
từ 50 – 90 kg là 0,51 gam.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt
Giá trị dinh dƣỡng của thịt chủ yếu do protein quyết định. Protein thịt
là loại protein hoàn thiện chứa tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể con
ngƣời. Thịt theo nghĩa rộng bao gồm các tổ chức cơ, mỡ, xƣơng, da và các cơ
quan bộ phận khác của con vật. Theo nghĩa hẹp, thịt gồm các cơ và tổ chức,
do đó đánh giá khả năng cho thịt có liên quan đến khả năng sinh trƣởng tích
lũy của các bộ phận này.
Mô cơ là mô có giá trị thực phẩm cao nhất, nó chiếm 35 – 45% khối
lƣợng cơ thể con vật bao gồm 2 loại cơ vân và cơ trơn. Cơ cấu tạo từ các tế
bào đa nhân, co giãn theo chiều dài sợi cơ, sợi cơ có kích thƣớc từ 10 –
100
m
, chiều dài 1 cm và đƣợc chia thành 3 phần: màng cơ, cơ chất và nhân.
Thành phần hóa học của mô cơ là:
Nƣớc : 73 – 75%
Protein : 18 – 21%
Lipit : 1 – 3%
Khoáng : 1%
Trong chăn nuôi lợn thịt để đánh giá khả năng cho thịt dựa vào các tiêu
chí sau:
- Tỷ lệ thịt móc hàm (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
- Tỷ lệ thịt xẻ (%)
- Tỷ lệ thịt nạc (%)
- Tỷ lệ mỡ (%)
- Tỷ lệ xƣơng, da (%)
- Độ dày mỡ lƣng (cm)
- Độ dài thân thịt (cm)
- Diện tích mắt thịt (cm2)
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả năng cho
thịt
- Yếu tố di truyền
Giống luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến năng suất chăn nuôi. Các
giống gia súc khác nhau có khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn khác nhau,
khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trƣởng của con vật. Quá trình tích
lũy các chất mà chủ yếu là protein, tốc độ và phƣơng thức sinh tổng hợp
protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trƣởng
của cơ thể.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ tăng trọng hàng
ngày của lợn nội rất thấp. Đối với lợn Ỉ đực và lợn cái hậu bị từ sơ sinh đến
8 tháng tuổi tăng trọng lần lƣợt là 104 g và 173 g/ngày, lợn Móng Cái là
179 g và 197 g/ngày.
Các giống lợn ngoại thuần và lợn lai có khả năng tăng trọng cao hơn.
Đối với lợn Landrace bình quân 5 tháng tăng trọng 621,59 g/ngày với lợn lai
3/4 và 7/8 lần lƣợt là 522,5 – 525,39 g/ngày Phùng Thị Vân và Cs) [22]. Bên
cạnh đó phƣơng thức chăn nuôi cũng ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tăng
trọng mặc dù trong cùng một giống.
- Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dƣỡng là yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi.
Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh trƣởng của lợn. Vì vậy, bảo đảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
cân đối dinh dƣỡng thì con vật mới phát huy đƣợc tiềm năng di truyền của nó.
Nếu dinh dƣỡng kém kéo dài thì các yếu tố di truyền không những không phát
huy theo hƣớng tích cực mà thậm chí còn ngƣợc lại.
- Thời gian nuôi dưỡng
Sự thay đổi thành phần hóa học mô cơ, mô mỡ của lợn chủ yếu xảy ra
trong giai đoạn trƣớc 4 tháng tuổi trên cơ sở quy luật sinh trƣởng tích lũy các
chất dinh dƣỡng trong cơ thể lợn từ đó đƣa ra các phƣơng thức nuôi dƣỡng.
- Yếu tố chăm sóc quản lý
Các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, cƣờng độ chiếu sáng, diện tích chuồng
nuôi … đều có tác động nhất định tới khả năng sinh trƣởng tích lũy của lợn
thịt. Khi chăm sóc quản lý tốt sẽ giúp lợn tăng trọng nhanh và giảm giá thành
trên một đơn vị chăn nuôi.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và Cs, 2001 [7] đã nghiên cứu ảnh
hƣởng của tỷ lệ lysine/năng lƣợng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất
của lợn thịt giống Yorkshire và con lai Yorkshire x Thuộc Nhiêu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, đối với lợn Yorkshire có tiềm năng nạc cao, tỷ lệ lysine/
năng lƣợng của khẩu phần ảnh hƣởng có ý nghĩa đối với các tính trạng sinh
trƣởng nhƣ mức độ tăng khối lƣợng, lƣợng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức
ăn/1kg tăng khối lƣợng. Đối với tính trạng thân thịt mặc dù có ảnh hƣởng
nhƣng không có sự khác biệt. Ở cả hai đối tƣợng nghiên cứu trên, mức tăng
trọng và tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ tăng lên đạt giá trị cao nhất ở mức 0,65 – 0,55 g
lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa và sau đó tăng chậm hoặc có xu hƣớng giảm ở
mức cao hơn là 0,75 – 0,65 lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa. Từ kết quả này
các tác giả đề nghị tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa thích hợp cho lợn
Yorkshire là 0,65 – 0,55 gam lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa, của lợn lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Yorkshire x Thuộc Nhiêu là 0,55 – 0,45 g lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa cho
2 giai đoạn 20 – 50 và 50 – 85 kg khối lƣợng cơ thể. Đồng thời các tác giả
cũng cho biết không nhận thấy sự tƣơng tác giữa lysine và năng lƣợng đối với
các tính trạng sinh trƣởng và chất lƣợng thịt ở cả hai đối tƣợng đối tƣợng lợn
là Yorkshire và Yorkshire x Thuộc Nhiêu.
Các tác giả Vũ Thị Lan Phƣơng và Đỗ Văn Quang (2001) [11] đã xác
định tỷ lệ lysine/năng lƣợng thích hợp cho lợn sinh trƣởng và lợn vỗ béo
giống Yorkshire cho thấy: với các mức lysine khác nhau có ảnh hƣởng đáng
kể đến các chỉ tiêu nhƣ tiêu tốn thức ăn của lợn trong giai đoạn từ sơ sinh – 8
tuần tuổi, khả năng thu nhận thức ăn và tốc độ tăng trọng của lợn giai đoạn
cuối (8 – 16 tuần). Mức lysine là 0,65 g/MJDE đã làm giảm đáng kể tiêu tốn
thức ăn (0,3 kg) so với mức 0,95 g/MJDE. Ở giai đoạn từ 8 – 16 tuần tuổi, với
mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng là 12,5 MJDE/kg thức ăn cho
khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng cao nhất (tƣơng ứng 2,31
kg/con/ngày; 680 g/con/ngày). Mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng
12,50 MJ/kg thức ăn cho kết quả thấp nhất về các chỉ tiêu trên (1,96
kg/con/ngày; 585 g/con/ngày). Các tỷ lệ lysine/năng lƣợng khác nhau không
ảnh hƣởng rõ rệt đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt nhƣ tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng, da
và tỷ lệ thịt xẻ. Các tác giả cũng xác định đƣợc khẩu phần ăn có năng lƣợng là
13,5 – 12,5 MJDE với tỷ lệ lysine/MJDE từ 0,65 – 0,55 g tƣơng ứng với hai
giai đoạn vỗ béo có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Lã Văn Kính và Cs, 1999 [8] nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung
L – threonine vào khẩu phần cơ sở là tấm – cám hoặc ngô cho lợn thịt thu
đƣợc kết quả: mức tăng trọng đƣợc cải thiện đáng kể, hiệu quả sử dụng thức
ăn cho lợn ở giai đoạn sinh trƣởng (20 – 50 kg) đƣợc nâng cao nhƣng ít có
tác dụng đối với lợn ở giai đoạn vỗ béo (50 – 100 kg). Bổ sung L- threonine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
vào khẩu phần đã nâng cao phẩm chất thịt xẻ, giảm độ dày mỡ lƣng, tăng tỷ
lệ nạc có giá trị trong thân thịt xẻ.
Hoàng Nghĩa Duyệt và Cs (2002) [3] nghiên cứu tỷ lệ lysine/năng
lƣợng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt F1 (Yorkshire x Móng Cái) tại miền
Trung cho biết: ở giai đoạn nhỡ và lớn (31 – 90 kg), ME trung bình 3.000
Kcal/kg. Tỷ lệ lysine là 0,75 – 0,90% và 0,55 – 0,70% hoặc nuôi với mức
năng lƣợng trao đổi thấp (2.750 – 3.000) nhƣng lysine cao 0,9 – 0,7%, lợn có
tốc độ sinh trƣởng cao nhất đạt trung bình 572 – 616 g/ngày, tƣơng đƣơng với
tốc độ tăng trọng của lợn ngoại, rút ngắn thời gian nuôi 12 ngày. Khi nuôi lợn
với mức năng lƣợng và lysine cao trong khẩu phần đã giảm đƣợc tiêu tốn thức
ăn cho một kg tăng trọng (từ 3,8 – 3,25 kg thức ăn), nâng tỷ lệ nạc trong thân
thịt (từ 39 lên 45%) và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mỗi giống lợn hay loại lợn đƣợc nuôi bằng các khẩu phần ăn khác
nhau, tại mỗi địa phƣơng khác nhau đều cho kết quả tăng trọng khác nhau,
bởi tác động của các yếu tố trong thức ăn đến kiểu gen ở các môi trƣờng nuôi
dƣỡng khác nhau. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi lợn tại nhiều địa phƣơng
cần có những nghiên cứu phù hợp với giống lợn đƣợc nuôi phổ biến, nguồn
thức ăn ở địa phƣơng đó.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả Batterham và Cs, 1990 [25];
Bikker.P và Cs, 1994 [27,28] cho biết: tỷ lệ giữa axit amin dùng cho duy trì
và tích luỹ chịu ảnh hƣởng bởi tuổi, khối lƣợng cơ thể, tính biệt, kiểu gen và
thành phần dinh dƣỡng của khẩu phần.
Campbell và Cs, 1985 [31] cho rằng lợn từ 20 – 45 kg đạt tích luỹ
protein tối đa khi trong khẩu phần chứa 3,39 g lysine/Mcal DE, tỷ lệ trên cao
hơn khuyến cáo của NRC, 1988 [49] là: lợn từ 20 – 50 kg cần 2,21 g
lysine/Mcal DE nhƣng thấp hơn khuyến cáo của ARC, 1981 [24] với lợn từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
15 – 50 kg cần 3,51 g lysine/Mcal DE, tƣơng đƣơng 16 g lysine/ngày để đạt
đƣợc tăng trọng cao nhất.
Các tác giả Van Luen và Cole (1996) [63] khi nghiên cứu về ảnh hƣởng
của tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa đến sinh trƣởng và tích lũy nitơ của lợn
đực, cái lai hybrid và lợn đực thiến cho thấy: tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa
tối ƣu đối với tất cả các loại lợn trên từ 0,95 – 1,0 g/MJ. Lƣợng nitơ tích lũy
tối đa cho các loại lợn thí nghiệm từ 28 – 30 g/con/ngày (tƣơng đƣơng với
175 – 187g protein/ngày).
Mối quan hệ tƣơng tác giữa các axit amin trong khẩu phần và năng
lƣợng tiêu hóa đối với lợn có khối lƣợng từ 20 – 50 kg đƣợc Chiba và Cs
(1991) [34] nghiên cứu trên hai thí nghiệm. Trong thí nghiệm 1 tác giả sử
dụng 3 tỷ lệ lysine khác nhau là : 1,50; 2,35; 3,20 g/McalDE, đƣợc điều chỉnh
với 5 mức năng lƣợng tiêu hóa từ 3,0 đến 4,0 Mcal/kg. Trong thí nghiệm 2,
tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của mức lysine/năng lƣợng tiêu hóa (từ 1,90
đến 3,90 g/Mcal) ở hai mức năng lƣợng tiêu hóa là 3,25 và 3,75 Mcal/kg. Thí
nghiệm chỉ ra rằng, khi tăng tỷ lệ các axit amin trong khẩu phần thì cần phải
tăng mức năng lƣợng. Kết quả phân tích cho thấy tăng trọng của lợn thí
nghiệm và hệ số giữa tăng trọng/năng lƣợng tiêu hóa ở mức 3,0 g/Mcal.
Các tác giả Bikker.P (1994) [28] nghiên cứu trên 95 lợn cái có khối
lƣợng từ 20 – 45 kg để xác định ảnh hƣởng của mức năng lƣợng và protein ăn
vào đến thành phần của các axit amin trong thịt và các cơ quan của lợn sinh
trƣởng. Các tác giả đã sử dụng 2 thí nghiệm với 15 mức protein ăn vào khác
nhau từ 127 – 350 g/ngày, mức năng lƣợng tiêu hóa ăn vào từ 15,80 – 18,80
MJ/ngày. Thành phần của các axit amin trong toàn bộ cơ thể lợn thu đƣợc nhƣ
sau: lysine: 6,64; methionine: 2,21; threonine: 3,62 và tổng số axit amin thiết
yếu là 42,80. Thành phần protein trong các cơ quan nội tạng chiếm 14,8 –
15,8% tổng số protein của cơ thể tƣơng ứng với 2 mức năng lƣợng thấp nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
và cao nhất. Các tác giả rút ra kết luận rằng: hàm lƣợng các axit amin (trong
thịt, các cơ quan nội tạng và toàn bộ cơ thể) và protein tích lũy trong khoảng
từ 20 – 40 kg thể trọng bị ảnh hƣởng bởi lƣợng protein và năng lƣợng ăn vào.
Các nghiên cứu đƣợc thực hiện ở những thời điểm khác nhau cho
những kết quả không giống nhau tuỳ thuộc vào tiến bộ di truyền, điều kiện
và phƣơng pháp nghiên cứu. Nhƣng các kết quả đó đã đƣợc khuyến cáo sử
dụng ở nhiều nƣớc. Tuy vậy, trong những điều kiện cụ thể ở mỗi nƣớc, bên
cạnh việc áp dụng những tiến bộ đã đƣợc công bố cần thiết phải có những
nghiên cứu nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn và khẩu phần phù hợp với điều
kiện của mình với mục đích là nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
CHƢƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Trại lợn tƣ nhân Hƣờng Cƣơng - Tích Lƣơng – Thành phố
Thái Nguyên
Đối tƣợng nghiên cứu: Lợn ngoại 5 máu nuôi thịt giai đoạn sinh trƣởng
Thời gian nghiên cứu: 12/2005 – 10/2007
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/ME đến sinh trƣởng, khả năng sử
dụng thức ăn của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/ME đến năng suất và thành phần
hoá học của thịt lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg.
- Xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn sinh trƣởng
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô so sánh, đồng
đều về số lƣợng, giống, tuổi, tính biệt, khối lƣợng và điều kiện chăm sóc.
- Mỗi thí nghiệm đƣợc chia thành 3 lô: lô I, lô II, lô III theo nguyên tắc
đồng đều.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm (sơ đồ 2.1) đƣợc trình bày ở trang tiếp theo
- Thức ăn cho mỗi lô đƣợc phối hợp đảm bảo yêu cầu của thí
nghiệm. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm giữa các lô giống
nhau về năng lƣợng, protein, vitamin, khoáng chỉ khác nhau yếu tố thí
nghiệm là tỷ lệ lysine/ME.
* Nguyên tắc phối trộn thức ăn:
- Cố định thức ăn nguyên liệu trong quá trình thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Công thức thức ăn thí nghiệm đƣợc xây dựng trên cơ sở thức ăn
nguyên liệu đã đƣợc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng
- Công thức thức ăn đƣợc xây dựng bằng phần mềm (OPTIMIX)
- Lƣợng thức ăn trộn một lần đủ cho một tuần nuôi
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Lô I.1 Lô I.2 Lô I.3 Lô II.1 Lô II.2 Lô II.3
Tỷ lệ protein 18% 17%
Số lƣợng lợn
(con)
10 10 10 10 10 10
Giống, loại lợn Lợn lai 5 máu
Khối lƣợng bắt
đầu TN (kg)
18.200,82 17.960,49 18.101,01 18.30,78 17.930,91 18.140.93
Tuổi BĐ TN
(ngày)
56 56 56 56 56 56
Tính biệt
(♂/♀)
6/4 6/4 6/4 5/5 5/5 5/5
Yếu tố TN
lysine/ME
(g/10
3
kcal)
3,44
3,12
2,81
3,44
3,12
2,81
P 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
* Chăm sóc nuôi dưỡng:
Bố trí các lô thí nghiệm sát nhau, cùng điều kiện chuồng nuôi: nuôi sàn
có máng ăn, nƣớc uống tự động…
Cho ăn theo chế độ tự do.
Thức ăn hỗn hợp cho ăn dạng khô
Đảm bảo các yếu tố vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng.
* Phương pháp phân tích thành phần hóa học và axit amin
Phân tích thành phần hóa học của thức ăn theo tiêu chuẩn Việt Nam về
thức ăn chăn nuôi trên hệ thống máy phân tích hiện đại của phòng thí nghiệm
Trung tâm, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lấy mẫu phân tích
Việc lấy mẫu phân tích các nguyên liệu thức ăn đƣợc thực hiện theo
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325 – 86 về thức ăn chăn nuôi. [13]
- Phƣơng pháp xác định vật chất khô
Tiến hành theo phƣơng pháp sấy khô đến khối lƣợng không đổi theo
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 – 86 [14]
- Phƣơng pháp xác định protein tổng số
Xác định hàm lƣợng protein trong các loại thức ăn đƣợc tiến hành theo
TCVN 4328 – 86 [15] bằng phƣơng pháp Kjeldahl trên hệ thống phân tích
Gerhardt của Đức.
- Phƣơng pháp xác định chất xơ tổng số
Xác định hàm lƣợng xơ thô trong thức ăn gia súc theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 4327 – 86 trên máy Ankom [16].
- Phƣơng pháp xác định lipit
Xác định hàm lƣợng lipit trong thức ăn gia súc theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 4331 – 86[17] trên hệ thống phân tích bán tự động Shoxhlet của Đức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
- Phƣơng pháp xác định canxi
Xác định hàm lƣợng canxi trong thức ăn gia súc theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 1526 – 74 [18].
- Phƣơng pháp xác định photpho
Xác định hàm lƣợng photpho trong thức ăn gia súc theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 1525 – 74 [19]
- Phƣơng pháp xác định axit amin
Xác định hàm lƣợng axit amin trên máy phân tích axit amin tự động
BIOCHOROM 20. Nguyên lý cơ bản của hoạt động phân tích là các bƣớc của
phép sắc ký lỏng liên tiếp, dựa trên nguyên lý của Spackman, Moore và stein
(1958). Trên hệ thống Biochorom 20, nguyên lý này đƣợc cải tiến thành một
quy trình hoàn toàn tự động, đƣợc điều khiển bằng các phần mềm có tốc độ
cao và chính xác. Mẫu phân tích đƣợc bơm vào cột trao đổi cation, đồng thời
với các dung dịch đệm có pH khác nhau, dƣới tác động của nhiệt độ trong cột
đƣợc điều khiển với các chế độ riêng biệt để tách từng axit amin trong bộ
phận quang điện, hỗn hợp màu (do axit amin kết hợp với ninhydrin) đƣợc xác
định bằng việc đo độ hấp thụ ánh sáng ở bƣớc sóng 570 nm và 440 nm. Bằng
việc so sánh với các phƣơng trình chuẩn, lƣợng axit amin sẽ đƣợc xác định.
2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
Sinh trƣởng tích lũy của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg (kg/con).
Sinh trƣởng tƣơng đối (%) và tuyệt đối (g/con/ngày) của lợn thí nghiệm.
Tƣơng quan giữa tỷ lệ lysine/ME với sinh trƣởng tích luỹ của lợn
thí nghiệm
Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày).
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng (kg).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng (gam).
Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng (gam).
Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng (gam).
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng (đồng).
Các chỉ tiêu về mổ khảo sát năng suất thịt lợn nhƣ: Khối lƣợng hơi, khối
lƣợng móc hàm, khối lƣợng và tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng da…
Tƣơng quan giữa tỷ lệ lysine/ME với tỷ lệ nạc của lợn thí nghiệm
Các chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm nhƣ vật chất
khô, protein, lipit, khoáng tổng số…
2.4.2. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu
- Sinh trƣởng tích lũy: cân khối lƣợng lợn tại các thời điểm: bắt đầu thí
nghiệm, 15, 30 và 45 ngày sau khi thí nghiệm bắt đầu. Cân vào buổi sáng sớm
trƣớc khi cho lợn ăn. Đảm bảo cùng một chiếc cân và một ngƣời cân.
- Sinh trƣởng tuyệt đối: Xác định theo TCVN 2 – 39 – 77 (1997) [20]
- Sinh trƣởng tƣơng đối: Xác định theo TCVN 2 – 40 – 77 (1997) [21]
+ Khối lƣợng tăng trong kỳ = Khối lƣợng cuối kỳ - Khối lƣợng đầu kỳ
Khối lƣợng tăng trong kỳ (kg)
+ Khối lƣợng tăng bình quân/ngày =
Số ngày nuôi trong kỳ
- Tƣơng quan giữa tỷ lệ lysine/ME với sinh trƣởng tích lũy của lợn thí
nghiệm đƣợc tính bằng phần mềm thống kê toán học.
- Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm
Khối lƣợng thức ăn trong kỳ (kg)
TTTA/ngày =
Số ngày nuôi trong kỳ (ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
* Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
Lƣợng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL (kg) =
KL tăng trong kỳ (kg)
* Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng
Mức ME/kgTĂ x Tổng thức ăn tiêu thụ (kg)
Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) =
Tổng KL tăng trong kỳ (kg)
* Tiêu tốn protein(lysine) cho 1 kg tăng khối lượng
Mức Pr (Lys) (g)/kgTĂ x ∑TĂ tiêu thụ (kg)
Tiêu tốn Pr(Lys)/kg tăng KL (g/kg) =
Tổng KL tăng trong kỳ (kg)
* Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
Tổng TĂ tiêu thụ (kg) x Giá 1kg thức ăn (đ)
Chi phí TĂ/Kg tăng KL(đ/kg) =
Tổng khối lƣợng tăng trong kỳ (kg)
- Các chỉ tiêu về mổ khảo sát
Sau mỗi lần kết thúc thí nghiệm, mỗi lô chọn 3 con có khối lƣợng
tƣơng đƣơng với khối lƣợng trung bình của lô để mổ khảo sát, tiến hành theo
phƣơng pháp của Nguyễn Thiện và cộng sự (1998) với các chỉ tiêu sau [12]:
Khối lƣợng thịt móc hàm (kg)
+ Tỷ lệ thịt móc hàm (%) = x 100
Khối lƣợng sống trƣớc khi mổ (kg)
Trong đó: Khối lƣợng móc hàm là khối lƣợng lợn sau khi đã chọc tiết,
cạo lông, mổ lấy hết cơ quan nội tạng (trừ 2 lá mỡ và 2 quả thận).
Khối lƣợng sống là khối lƣợng lợn nhịn đói ít nhất 12 giờ
Khối lƣợng thịt xẻ (kg)
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100
Khối lƣợng thịt móc hàm (kg)
Trong đó: khối lƣợng thịt xẻ là khối lƣợng móc hàm đã cắt trừ đầu + 4
chân + đuôi + 2 lá mỡ và 2 quả thận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Khối lƣợng thịt nạc nửa trái x 2 (kg)
+ Tỷ lệ thịt nạc (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (kg)
Khối lƣợng mỡ nửa trái x 2 (kg)
+Tỷ lệ mỡ (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (kg)
Khối lƣợng xƣơng nửa trái x 2 (kg)
+ Tỷ lệ xƣơng (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (kg)
Khối lƣợng da nửa trái x 2 (kg)
+ Tỷ lệ da (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (kg)
Sƣờn 1 + Sƣờn 6, 7 + Sƣờn cuối + Thận, khum
Độ dày mỡ lƣng (cm) =
4
- Tƣơng quan giữa tỷ lệ lysine/ME với sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm
đƣợc tính bằng phần mềm thống kê toán học.
- Các chỉ tiêu về thành phần hóa học của thịt lợn đƣợc phân tích trên hệ thống
máy phân tích của Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm MINITAB, Statgrap
Version 4.0 và Excel.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/năng lƣợng trao đổi đến sinh
trƣởng, khả năng sử dụng thức ăn của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg.
3.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/năng lượng trao đổi đến sinh
trưởng của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg.
Đối với lợn nuôi thịt thì khối lƣợng cơ thể là chỉ tiêu kinh tế rất quan
trọng và đƣợc các nhà chăn nuôi quan tâm hàng đầu. Thông qua chỉ tiêu tăng
khối lƣợng có thể đánh giá khả năng sinh trƣởng và khả năng cho thịt của một
giống, một công thức lai hay chế độ nuôi dƣỡng.
Kết quả theo dõi về khối lƣợng cơ thể của lợn thí nghiệm đƣợc trình
bày sau đây :
Bảng 3.1 a. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm
có tỷ lệ lysine/ME khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Diễn giải
TN I.1 TN I.2 TN I.3
xmX
Cv (%)
xmX
Cv (%)
xmX
Cv (%)
P bắt đầu TN 18,20±0,82 14,32 17,96±0,49 8,60 18,10±1,01 17,73
P15 ngày 28,40±1.11 12,39 27,88±0,61 6,95 27,40±1,00 11,61
P30 ngày 38,99±1,54 12,46 37,83±0,74 6,21 37,05±0,80 6,84
P kết thúc 50,75a±1,71 10,64 49,21a±0,96 6,17 48,40a±1,36 8,86
So sánh (%) 100 96,97 95,37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 3.1b. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm
có tỷ lệ lysine/ME khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Diễn giải
TN II.1 TN II.2 TN II.3
xmX
Cv (%)
xmX
Cv (%)
xmX
Cv (%)
P bắt đầu TN 18,30±0,78 13,40 17,93±0,910 16,16 18,14±0,93 16,20
P15 ngày 28,30±1.07 11,94 27,29±1,47 17,08 26,83±0,98 11,40
P30 ngày 38,75±1,53 12,49 37,25±1,62 13,74 36,11±1,13 9,89
P kết thúc 50,07a±1,97 12,46 48,46a±1,39 9,08 47,15a±1,93 12,92
So sánh (%) 100 96,82 94,21
Qua kết quả ở bảng 3.1a cho thấy: cả 3 lô thí nghiệm đều tuân theo quy
luật sinh trƣởng chung của gia súc, tăng dần theo tuổi. So sánh kết quả sinh
trƣởng tích luỹ giữa các lô có tỷ lệ Lysine/ME khác nhau cho thấy: các mức
Lysine/ME khác nhau trong khẩu phần có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng tích luỹ
của lợn thí nghiệm, cụ thể khi lysine giảm dần từ lô thí nghiệm I.1 đến lô I.3 thì
sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm có xu hƣớng giảm nhẹ. Khi giảm 3,44
g xuống 3,12 g/McalME, sinh trƣởng tích luỹ giảm 1,54 kg/con (tƣơng đƣơng
3,03%). Nhƣng khi giảm đến 2,81g sinh trƣởng tích luỹ có xu hƣớng giảm là
2,35 kg/con (tƣơng đƣơng 4,63%). Tuy nhiên, về mặt thống kê toán học cho
thấy sự giảm này không có ý nghĩa (P > 0,05). Tại thời điểm 45 ngày sau thí
nghiệm khối lƣợng trung bình của lô I.1 là 50,75 kg; lô I.2 là 49,21 kg và lô I.3
là 48,40 kg. So sánh khối lƣợng trung bình giữa các lô thí nghiệm 1 chúng tôi
thấy: sự chênh lệch giữa lô I.1 và I.2 là 1,5 kg, giữa lô I.1 và I.3 là 2,35 kg, sự
sai khác này về mặt thống kê toán học là chƣa rõ rệt (P > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Qua kết quả ở bảng 3.1b cho thấy: cả 3 lô thí nghiệm đều tuân theo quy
luật sinh trƣởng chung của gia súc, tăng dần theo tuổi (tƣơng tự nhƣ kết quả ở
bảng 3.1a). So sánh kết quả sinh trƣởng tích luỹ giữa các lô có tỷ lệ lysine/ME
khác nhau cho thấy: các mức lysine/ME khác nhau trong khẩu phần có ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm. Tại thời điểm 45 ngày sau
thí nghiệm khối lƣợng trung bình của lô II.1 là 50,07 kg; lô II.2 là 48,46 kg và
lô II.3 là 47,15 kg. So sánh khối lƣợng trung bình giữa các lô thí nghiệm 2
chúng tôi thấy: sự chênh lệch giữa lô II.1 và II.2 là 1,61 kg, giữa lô II.1 và II.3
là 2,92 kg, tƣơng tự nhƣ bảng 3.1 a sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
Khi giảm tỷ lệ lysine/ME từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal ME, sinh trƣởng
tích luỹ của lợn giảm từ 50,07 – 48,46 – 47,15 kg/con. Điều này cho thấy tỷ lệ
lysine/ME có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm, nhƣng
sự sai khác này không rõ rệt. Sự sai khác này không giống nhau ở các mức
giảm lysine/ME. Khi giảm 3,44 g lysine xuống 3,12 g lysine/McalME, sinh
trƣởng tích luỹ giảm 1,61 kg/con (tƣơng đƣơng 3,22%). Nhƣng khi giảm đến
2,81 g lysine, sinh trƣởng tích luỹ giảm đáng kể 2,92 kg/con (tƣơng đƣơng
5,83%). Tuy nhiên, cũng giống nhƣ ở các lô của thí nghiệm 1, ở các lô của thí
nghiệm 2 này sự sai khác trên là không có ý nghĩa thống kê toán học.
Khi so sánh kết quả thí nghiệm giữa các lô của thí nghiệm 1 với kết quả
của thí nghiệm 2 cho thấy: ở thí nghiệm 1 ở mức protein 18% khi lƣợng
lysine giảm dần theo từng lô thí nghiệm thì kết quả thu đƣợc (khối lƣợng) có
xu hƣớng giảm nhẹ. Với thí nghiệm 2, khi giảm mức protein xuống còn 17%
và lysine cũng giảm nhƣ ở thí nghiệm 1 kết quả cho thấy khối lƣợng cũng
giảm, tuy nhiên ở thí nghiệm 2 khối lƣợng nhỏ hơn so với ở thí nghiệm 1 (so
sánh giữa các lô tƣơng ứng với nhau).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Để đánh giá chính xác hơn, chúng tôi tiến hành so sánh sự sai khác về
khối lƣợng thí nghiệm ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm, ở thời điểm kết thúc thí
nghiệm của các lô thí nhgiệm 1 với nhau, giữa các lô ở thí nghiệm 2 với nhau
và giữa các lô của thí nghiệm 1 với các lô ở thí nghiệm 2 với nhau. Kết quả
cho thấy về mặt thống kê toán học là không có sự sai khác nào về khối lƣợng
bắt đầu thí nghiệm cũng nhƣ khi kết thúc thí nghiệm (kết quả xử lý xem ở phụ
lục ở phần cuối của báo cáo).
Bảng 3.2 a Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ lysine/ME
khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Lô TN
Ngày nuôi (ngày)
TN I.1 TN I.2 TN I.3
1 - 15 680,00 661,33 620,00
16 - 30 706,00 663,33 643,33
31 - 45 784,00 758,67 756,67
Trung bình 723,33 694,44 673,33
Bảng 3.2b Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
có tỷ lệ lysine/ME khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Lô TN
Ngày nuôi
TN II.1 TN II.2 TN II.3
1 – 15 666,67 624,00 579,33
16 – 30 696,67 664,00 618,67
31 – 45 754,67 747,33 736,00
Trung bình 706,00 678,44 644,6
Số liệu ở bảng 3.2a cho thấy: sinh trƣởng tuyệt đối của cả 3 lô thí
nghiệm đều tuân theo quy luật chung về sinh trƣởng của gia súc. Sinh trƣởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
tuyệt đối tăng dần qua các giai đoạn, tăng nhanh nhất ở 31 – 45 ngày thí
nghiệm. Cả 3 lô thí nghiệm đều đạt sinh trƣởng cao nhất ở giai đoạn 31 đến
45 ngày sau thí nghiệm (tức 86 – 101 ngày tuổi). Trung bình toàn kỳ lô I.1 có
sinh trƣởng cao nhất (784 gcon/ngày). Giá trị sinh trƣởng tuyệt đối ở 31 – 45
ngày thí nghiệm của lô I.1 cao hơn lô I.2 :25,33 g/con/ngày (P > 0,05), cao
hơn lô I.3: 27,33 g/con/ngày.
Sinh trƣởng tuyệt đối trong cả thời kỳ của thí nghiệm 1 cho ta các kết
quả sau: lô I.1 723,33 g/con/ngày; lô I.2 694,44 g/con/ngày; lô I.3 673,33
g/con/ngày. Kết quả cho thấy sinh trƣởng tuyệt đối cả đợt cao nhất vẫn là lô
thí nghiệm I.1 sau đó đến I.2 và thấp nhất là lô I.3.
Khi phân tích sự sai khác này bằng thống kê toán học, chúng tôi cũng
nhận thấy rằng sự sai khác này là không có ý nghĩa.
Tƣơng tự nhƣ kết quả ở bảng 3.2a, kết quả số liệu ở bảng 3.2b cho
thấy: sinh trƣởng tuyệt đối của cả 3 lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật
chung về sinh trƣởng của gia súc. Sinh trƣởng tuyệt đối tăng dần qua các giai
đoạn, tăng nhanh nhất ở 31 – 45 ngày thí nghiệm. Cả 3 lô thí nghiệm đều đạt
sinh trƣởng cao nhất ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí nghiệm. Trung bình
toàn kỳ lô II.1 có sinh trƣởng cao nhất (706,00 g/con/ngày).Giá trị sinh trƣởng
tuyệt đối ở 31 – 45 ngày thí nghiệm của lô II.1 cao hơn lô II.2 :7,34g cao hơn
lô II.3: 18,67g. Sinh trƣởng tuyệt đối trong cả thời kỳ của thí nghiệm 2 nhƣ
sau: lô II.1 706,00 g/con/ngày, lô II.2 678,44 g/con/ngày, lô II.3 644,67
g/con/ngày. Kết quả cho thấy sinh trƣởng tuyệt đối cả đợt cao nhất vẫn là lô
thí nghiệm II.1 sau đó đến II.2 và thấp nhất là lô II.3. Tuy nhiên, sự chênh
lệch này là không có ý nghĩa thống kê toán học (P > 0,05).
Khi so sánh kết quả giữa các lô của thí nghiệm 1 với các lô tƣơng ứng
của thí nghiệm 2 cho thấy với mức protein 18% ở thí nghiệm 1 kết quả cho
thấy sinh trƣởng tuyệt đối cao hơn so với thí nghiệm 2 ở mức protein 17%.
Khi giảm mức lysine từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal/ME với khẩu phần chứa
18% protein thô và 3200 Kcal ME sinh trƣởng tuyệt đối của lợn giảm từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
723,33 – 694,44 – 673,33 g/con/ngày. Tƣơng tự nhƣ vậy với mức giảm lysine
từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/McalME 17% protein thô và 3200 Kcal ME sinh
trƣởng tuyệt đối của lợn giảm từ 706,00 – 678,44 – 644,67 g/con/ngày. Bình
quân cả 2 đợt thí nghiệm thì tăng khối lƣợng bình quân/ngày đạt từ 644,67 –
723,33 g/con/ngày. Đây là tăng trƣởng khá của lợn lai. Tuy nhiên khi xử lý
thống kê toán học thì sự sai khác của kết quả này là không có ý nghĩa.
Bảng 3.3a. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm
có tỷ lệ lysine/ME khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Lô TN
Ngày nuôi
TN I.1 TN I.2 TN I.3
1 – 30 43,78 43,28 40,88
16 – 30 31,43 30,28 29,95
31 – 45 26,21 26,15 26,57
Bảng 3.3b. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm
có tỷ lệ lysine/ME khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Lô TN
Ngày nuôi
TN I.1 TN I.2 TN I.3
1 – 15 42,92 41,40 48,65
16 – 30 31,17 30,86 29,49
31 - 45 25,49 26,16 26,52
Số liệu ở bảng 3.3a cho thấy: cả 3 lô sinh trƣởng tƣơng đối giảm dần
theo dạng đồ thị hyperbol phù hợp với quy luật phát triển của gia súc, giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
sinh trƣởng tƣơng đối giảm càng nhanh qua các giai đoạn tuổi chứng tỏ gia
súc phát triển càng tốt.
Kết quả ở bảng còn cho thấy các mức lysine khác nhau có ảnh hƣởng
đến sinh trƣởng tƣơng đối của lợn ở thí nghiệm 1: ở giai đoạn 15 ngày sau
thí nghiệm lô I.1 có sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất (43,78%) và thấp nhất
ở lô I.3 (40,88%), giai đoạn 16 – 30 ngày sau thí nghiệm cũng diễn biến
tƣơng tự, nhƣng ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí nghiệm thì ngƣợc lại lô
I.3 có giá trị sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất (26,57%) và lô I.2 là thấp nhất
(26,15%). Sự chênh lệch giữa các lô không lớn, tuy nhiên mức lysine trong
khẩu phần của lô I.2 có tác dụng sinh trƣởng cao hơn hai mức còn lại ở thời
điểm 31 – 45 ngày thí nghiệm.
Kết quả số liệu ở bảng 3.3b cho thấy: cả 3 lô sinh trƣởng tƣơng đối
giảm dần theo dạng đồ thị hyperbol phù hợp với quy luật phát triển của gia
súc, giá trị sinh trƣởng tƣơng đối giảm càng nhanh qua các giai đoạn tuổi
chứng tỏ gia súc phát triển càng tốt.
Kết quả ở bảng còn cho thấy các mức lysine khác nhau có ảnh hƣởng
đến sinh trƣởng tƣơng đối của lợn ở thí nghiệm 2: ở giai đoạn 15 ngày sau
thí nghiệm lô II.1 có sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất (42,92%) và thấp nhất ở
lô II.3 (38,65%), giai đoạn 16 – 30 ngày sau thí nghiệm cũng diễn biến
tƣơng tự, nhƣng ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí nghiệm thì ngƣợc lại lô
II.3 có giá trị sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất (26,52%) và lô II.1 là thấp nhất
(25,49%). Sự chênh lệch giữa các lô không lớn, tuy nhiên mức lysine trong
khẩu phần của lô II.1 có tác dụng sinh trƣởng cao hơn hai mức còn lại ở thời
điểm 31 – 45 ngày thí nghiệm.
Khi so sánh giữa các lô của thí nghiệm 1 với các lô tƣơng ứng của thí
nghiệm 2 ta thấy sự giảm về sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm ở 6 lô
thí nghiệm này là không giống nhau. Ở thí nghiệm 1 mức độ giảm ở lô thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
nghiệm 2 là lớn nhất, trong khi đó ở thí nghiệm 2 lô thí nghiệm 3 là lớn nhất.
Giữa các lô của thí nghiệm 1 và 2 thì mức độ giảm ở thí nghiệm 1 là lớn hơn
(trừ trƣờng hợp lô 3 của thí nghiệm 2)
Về nghiên cứu giữ nguyên mức năng lƣợng khẩu phần, chỉ thay đổi
mức lysine có một số tác giả đƣa ra kết luận nhƣ: Friesen và Cs, 1994 [41] thí
nghiệm trên lợn sinh trƣởng 34 – 72 kg với các khẩu phần có mức lysine 0,54
đến 1,04 % (2,14 đến 3,16g lysine/Mcal ME) đã kết luận khi tăng tỷ lệ
Lysine/ME trong điều kiện năng lƣợng không thay đổi trong khẩu phần đã
làm tăng khả năng tăng khối lƣợng/ ngày. Khi phân tích tƣơng quan, nhóm tác
giả cũng đã rút ra tỷ lệ tăng khối lƣợng/thức ăn đạt tối đa khi mức Lysine tiêu
hoá trong khẩu phần là 0.87% (khoảng 3.07 g Lysine tổng số/Mcal).
Campbell và cộng sự, 1988 [32] Castell và Cs, 1994 [33] cũng đã cho kết quả
tƣơng tự.
Đồ thị 3.1.a,b : Tƣơng quan giữa lysine với khối lƣợng lợn thí nghiệm
Chú thích:
Đồ thị 3.1.a Tƣơng quan giữa lysine với tăng khối lƣợng ở thí nghiệm
với khẩu phần protein 18%
Đồ thị 3.1.b Tƣơng quan giữa lysine với tăng khối lƣợng ở thí nghiệm
với khẩu phần protein 17%
y = 1.175x + 37.703
R2 = 0.0512
0
10
20
30
40
50
60
70
0 5 10 15
Lysine (g/kg)
Kg
a
y = 1.46x + 33.96
R2 = 0.0473
0
10
20
30
40
50
60
70
0 5 10 15
Lysine (g/kg)
Kg
b
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Tƣơng quan hồi quy giữa mức lysine trong khẩu phần và khối lƣợng
của lợn ở thí nghiệm 1 ta thấy tƣơng quan giữa hai đại lƣợng đó là tƣơng quan
dƣơng, mối quan hệ giữa mức lysine với tăng khối lƣợng tuân theo phƣơng
trình bậc nhất, tuyến tính y = 1,175x + 37,703 có nghĩa là khối lƣợng lợn thí
nghiệm sẽ phụ thuộc bậc nhất vào lƣợng lysine với hệ số 1,175, tuy nhiên với
R
2
= 0,0512, ta có R = 0,226 điều này có nghĩa là trong khoảng lysine nghiên
cứu (11g, 10g, 9g) có làm thay đổi khối lƣợng của lợn thí nghiệm nhƣng ở
mức thấp và không chặt chẽ.
Tƣơng tự nhƣ vậy, ở phƣơng trình hồi quy của thí nghiệm 2: y = 1,46x
+ 33,96 cho ta biết sự phụ thuộc của khối lƣợng lợn vào hàm lƣợng lysine
theo một phƣơng trình bậc nhất, phụ thuộc theo tỷ lệ thuận (tƣơng quan
dƣơng) với hệ số 1,46, tuy nhiên tƣơng tự ở thí nghiệm 1, ở thí nghiệm 2 với
R
2
= 0,0473, ta có R = 0,217 điều này có nghĩa là trong khoảng lysine nghiên
cứu (11g, 10g, 9g) có làm thay đổi khối lƣợng của lợn thí nghiệm nhƣng ở
mức thấp và không chặt chẽ.
3.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/ME (năng lượng trao đổi) đến
khả năng sử dụng thức ăn của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg.
Bảng 3.4 a: Tiêu thụ thức ăn kg/ngày của lợn thí nghiệm
khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Diễn giải TN I.1 TN I.2 TN I.3
1 – 15 ngày 0,940 0,967 0,927
16 – 30 ngày 1,253 1,245 1,240
31 – 45 ngày 1,609 1,536 1,534
Trung bình 1,267 1,249 1,234
So sánh 100 98,58 97,40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Bảng 3.4 b Tiêu thụ thức ăn kg/ngày của lợn thí nghiệm
khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Diễn giải TN II.1 TN II.2 TN II.3
1 – 15 ngày 0,927 0,945 0,940
16 - 30 ngày 1,227 1,250 1,220
31- 45 ngày 1,638 1,525 1,603
Trung bình 1,264 1,240 1,254
So sánh (%) 100 98,10 99,21
Kết quả ở bảng 3.4a cho thấy tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm
ở cả 3 lô thí nghiệm 1 đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Tiêu thụ thức ăn
sau 15 ngày thí nghiệm của lô I.3. là thấp nhất (0,927 kg/con/ngày) và lô I.2 là
cao nhất (0,967 kg/con/ngày). Tuy nhiên, ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí
nghiệm thì lô I.1 cao nhất (1,609 kg/con/ngày), còn lô I.3 thấp nhất (1,534
kg/con/ngày).
Lƣợng thức ăn tiêu thụ/ngày giữa các lô thí nghiệm có sự khác nhau.
Điều này cho thấy khi bổ sung tỷ lệ lysine/ME khác nhau liên quan đến tiêu
thụ thức ăn/ngày của lợn. Khi giảm tỷ lệ lysine/ME từ 3,44 – 3,12 – 2,81
g/Mcal ME thì thức ăn tiêu thụ/ngày ở các lô TN I.1; I.2; I.3 có xu hƣớng
giảm dần từ 1,267 – 1,249 – 1,234 kg/con. Nhƣ vậy, rõ ràng bổ sung lysine
vào trong thức ăn thì lợn ăn đƣợc nhiều hơn.
Qua bảng 3.4b cho thấy tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm ở cả 3
lô thí nghiệm 2 đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Tiêu thụ thức ăn sau 15
ngày thí nghiệm của lô II.1. là thấp nhất (0,927 kg/con/ngày) và lô II.2 là cao
nhất (0,944 kg/con/ngày). Tuy nhiên, ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
nghiệm thì lô II.1 cao nhất (1,638 kg/con/ngày) còn lô II.2 thấp nhất (1,525
kg/con/ngày).
Lƣợng thức ăn tiêu thụ/ngày giữa các lô thí nghiệm có sự khác nhau.
Điều này cho thấy khi bổ sung tỷ lệ lysine/ME khác nhau liên quan đến tiêu
thụ thức ăn/ngày của lợn. Khi giảm tỷ lệ lysine/ME từ 3,44 – 3,12 – 2,81
g/Mcal ME thì thức ăn tiêu thụ/ngày giảm xuống từ 1,264 – 1,240 – 1,254
kg/con. Nhƣ vậy, rõ ràng bổ sung lysine vào trong thức ăn với tỷ lệ khác nhau
thì tính ngon miệng của thức ăn cũng khác nhau, do đó thức ăn tiêu thụ của lô
II.1 cao hơn lô II.2.
Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm ở thí nghiệm 1 (với mức
protein 18%) lớn hơn so với so với ở thí nghiệm 2 (với mức protein 17%) là
do hàm lƣợng protein trong khẩu phần cao hơn nên kích thích tính thèm ăn
của lợn. Do vậy, lợn ăn đƣợc nhiều hơn.
Bảng 3.5a Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đối/kg tăng khối lƣợng
của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Lô TN
Ngày nuôi
TN I.1 TN I.2 TN I.3
TĂ
(kg)
ME
(Kcal)
TĂ
(kg)
ME
(Kcal)
TĂ
(kg)
ME
(Kcal)
1 - 15 1,382 4423 1,462 4678 1,495 4784
16 - 30 1,775 5680 1,876 6003 1,927 6166
31 - 45 2,053 6569 2,025 6480 2,026 6483
Trung bình 1,752 5606 1,799 5757 1,832 5862
So sánh 100 102,68 104,57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Bảng 3.5 b Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đối/kg tăng khối lƣợng
của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Lô TN
Ngày nuôi
TN II.1 TN II.2 TN II.3
TA
(kg)
ME
(Kcal)
TA
(kg)
ME
(Kcal)
TA
(kg)
ME
(Kcal)
1 – 15 1,390 4448 1,514 48454 1,623 5194
16 - 30 1,761 5635 1,883 6026 1,972 6310
31 - 45 2,170 6944 2,041 6531 2,178 6970
Trung bình 1,790 5728 1,827 58468 1,946 6227
So sánh 100 102,07 108,72
Kết quả ở bảng 3.5a cho thấy: tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng diễn
biến tƣơng tự nhau ở cả 3 lô thí nghiệm 1 và đều tăng dần qua các giai đoạn
tuổi. Trung bình tiêu tốn thức ăn toàn kỳ của lô I.1. là thấp nhất (1,752 kg) và
lô I.3 là cao nhất (1,832 kg).
Tiêu tốn thức ăn của lợn tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm. Điều
này phù hợp với quy luật sinh trƣởng chung. Khi cơ thể sinh trƣởng mạnh thì
cần cung cấp lƣợng thức ăn tăng dần. Khi bổ sung lysine vào thành phần thức
ăn hỗn hợp với tỷ lệ lysine/ME khác nhau đã có ảnh hƣởng đến tiêu tốn thức
ăn của lợn thí nghiệm. Các mức lysine/ME lần lƣợt là 3,44 – 3,12 – 2,81
g/Mcal ME thì tiêu tốn thức ăn lần lƣợt là 1,752 – 1,799 – 1,832. Nhƣ vậy khi
giảm mức bổ sung lysine/ME vào khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn lại có xu
hƣớng tăng lên. Sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm I.1 và I.2 là 0,047kg, nhƣng
sự chênh lệch giữa lô I.1 và I.3 lại lớn hơn 0,08 kg. Điều này cho thấy lô I.2
sử dụng thức ăn có hiệu quả, mang lại sinh trƣởng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng ở cả 3 lô thí nghiệm 1
cũng tăng dần theo tuổi. Trung bình toàn kỳ tiêu tốn năng lƣợng trao đổi ở lô
I.1 thấp nhất (5606Kcal/kg tăng khối lƣợng) lô I.3 tiêu thụ cao nhất (5862
Kcal/kg tăng khối lƣợng)
Qua bảng 3.5 b cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng diễn biến
tƣơng tự nhau ở cả 3 lô thí nghiệm 2 và đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi.
Trung bình tiêu tốn thức ăn toàn kỳ của lô II.1 là thấp nhất (1,790 kg) và lô
II.3 là cao nhất (1,946 kg).
Tiêu tốn thức ăn của lợn tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm. Điều
này phù hợp với quy luật sinh trƣởng chung. Khi cơ thể sinh trƣởng mạnh thì
cần cung cấp lƣợng thức ăn tăng dần. Khi bổ sung lysine vào thành phần thức
ăn hỗn hợp với tỷ lệ lysine/ME khác nhau đã có ảnh hƣởng đến tiêu tốn thức
ăn của lợn thí nghiệm. Các mức lysine/ME lần lƣợt là 3,44 – 3,12 – 2,81
g/Mcal ME thì tiêu tốn thức ăn tƣơng ứng là 1,790 – 1,827 – 1,946. Nhƣ vậy
khi giảm mức bổ sung lysine/ME vào khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn lại có xu
hƣớng tăng lên. Sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm II.1 và II.2 là 0,037 kg
nhƣng sự chênh lệch giữa lô II.1 và II.3 lại lớn hơn 0,156 kg. Điều này cho
thấy lô II.2 sử dụng thức ăn có hiệu quả hơn, vì tiêu tốn thức ăn thấp hơn
nhƣng sinh trƣởng cao hơn.
Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng ở cả 3 lô thí nghiệm 2
cũng tăng dần theo tuổi. Trung bình toàn kỳ tiêu tốn năng lƣợng trao đổi ở lô
II.1 thấp nhất (5728 Kcal/kg tăng khối lƣợng) lô II.3 tiêu thụ cao nhất (6227
Kcal/kg tăng khối lƣợng)
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng của lợn ở các lô thí nghiệm
dao động từ 1,752 – 1,946 kg/kg tăng khối lƣợng, thấp nhất ở lô I.1 (1,752
kg/kg tăng khối lƣợng) và cao nhất ở lô II.3 (1,946 kg/kg tăng khối lƣợng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm là do có sự khác nhau về các mức
lysine/ME trong cùng một mức protein trong khẩu phần, đồng thời cũng có sự
khác nhau về lƣợng thức ăn tiêu tốn trong cùng mức lysine/ME nhƣng khác
mức protein khẩu phần.
Bình quân lƣợng tiêu thụ thức ăn trong suốt thời gian nuôi ở các lô thí
nghiệm là khác nhau không nhiều. Cao nhất ở lô I.1(1,280 kg/ngày) và thấp
nhất ở lô I.3 (1,234 kg/ngày). Kết quả cho thấy khẩu phần chứa 17% và 18%
protein thô và các mức lysine/ME tƣơng tự nhau ở các lô thí nghiệm thì lƣợng
thức ăn tiêu thụ có sự sai khác ít.
Khi so sánh tiêu tốn thức ăn giữa 2 thí nghiệm với nhau rõ ràng thấy
rằng ở thí nhiệm 1 mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng thấp hơn so với
thí nghiệm 2 tƣơng ứng. Tuy nhiên sự sai khác này là không đáng kể (khoảng
1%).
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và Cs [5] nghiên cứu trên đối
tƣợng lợn ngoại (5 máu), nuôi từ giai đoạn 25 kg đến 90 kg bằng thức ăn hồn hợp
cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng đạt 2,59 kg/kg tăng khối lƣợng.
Bảng 3.6a Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng
của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Lô TN
Ngày nuôi
TN I.1 TN I.2 TN I.3
Protein
(g/kgP)
Lysine
(g/kgP
Protein
(g/kgP)
Lysine
(g/kgP)
Protein
(g/kgP
Lysine
(g/kgP)
1 - 15 248,82 15,21 263,10 14,62 269,03 13,45
16 - 30 319,55 19,53 337,75 18,76 346,94 17,35
31 - 45 369,49 22,58 364,63 20,25 364,76 18,24
Trung bình 315,43 19,28 323,77 17,99 329,76 16,49
So sánh 100 100 102,64 93,31 104,54 85,53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Bảng 3.6b Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lƣợng của lợn thí
nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Lô TN
Ngày nuôi
TN II.1 TN II.2 TN II.3
Protein
(g/kgP)
Lysine
(g/kgP
Protein
(g/kgP
Lysine
(g/kgP)
Protein
(g/kgP
Lysine
(g/kgP)
1 – 15 236,30 15,29 257,36 15,14 275,83 14,60
16 – 30 299,33 19,37 320,03 18,83 335,24 17,75
31 - 45 368,98 23,88 346,98 20,41 370,18 19,60
Trung bình 304,31 19,69 310,66 18,27 330,74 17,51
So sánh 100 100 102.09 92.79 108.69 88.93
Số liệu ở bảng 3.6a cho thấy: tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng diễn
biến tƣơng tự nhau ở cả 3 lô. Mức tiêu tốn protein tăng dần theo tuổi. Giai
đoạn bắt đầu đến 15 ngày thí nghiệm tiêu tốn protein của lô I.1 thấp nhất
(248,82 g/kg tăng khối lƣợng), lô I.3 cao nhất (269,03 g/kg tăng khối lƣợng).
Giai đoạn 31 đến 45 ngày thí nghiệm thì lô I.2 lại thấp nhất (364,43 g/kg tăng
khối lƣợng), còn I.1 cao nhất (369,49 g/kg tăng khối lƣợng).
Trung bình cả kỳ thí nghiệm tiêu tốn protein của các lô nhƣ sau: TN I.1
là 315,43 g, TN I.2 là 323,77g, TN I.3 là 329,76 g. So sánh giữa các lô ta
thấy: protein tiêu thụ của lô TNI.2 cao hơn 2,64% và lô I.3 cao hơn 4,54% so
với lô I.1. Nhƣ vậy lƣợng lysine/ME thấp trong khẩu phần có xu hƣớng làm
tăng lƣợng protein tiêu tốn.
Số liệu ở bảng trên cho thấy: lƣợng lysine tiêu tốn/kg tăng khối lƣợng
lợn thí nghiệm tăng dần theo giai đoạn tuổi. Càng về giai đoạn cuối thí
nghiệm lƣợng lysine tiêu tốn càng lớn, chứng tỏ lợn có nhu cầu lớn về lysine
giai đoạn sinh trƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Lƣợng lysine tiêu tốn trung bình qua các giai đoạn thí nghiệm lần lƣợt
nhƣ sau: 19,28; 17,99; 16,49. Lƣợng lysine tiêu tốn cao nhất ở lô I.1 với
19,28g, nếu coi lƣợng lysine tiêu tốn ở lô TNI.1 là 100% thì tiêu tốn lysine
của hai lô còn lại thấp: lô TN I.2 đạt 93,31 và lô TN I.3 đạt 85,53%. Tuy
nhiên, nếu lƣợng lysine thấp sẽ dẫn tới giảm hiệu quả hấp thu các axit amin
khác, làm tăng tiêu tốn protein/kg khối lƣợng tăng. Do vậy, khi dùng công
thức TNI.3 thì sẽ tăng chi phí protein/kg tăng khối lƣợng, làm giảm hiệu quả
kinh tế.
Với cùng mức ME và protein, giảm lysine từ 3,14 g/Mcal xuống 2,81 g/
Mcal đã làm giảm tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng từ 1,58 – 2,64% đồng thời
làm giảm tiêu tốn lysine từ 6,69 đến 14,47%.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cân đối lysine bổ sung trong
khẩu phần chăn nuôi lợn. Bổ sung lysine với tỷ lệ cao quá hoặc thấp quá đều
không mang lại hiệu quả cao. Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi có thể
kết luận là bổ sung lysine trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 3,12
g/Mcal ME là hợp lý, kết quả tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng là 17,99 g.
Theo Edmond và Baker, 1987 [6] thì ở lợn sự dƣ thừa lysine có vẻ
không làm tăng nhu cầu arginine nhƣ ở gia cầm. Sự mất cân bằng axit amin
có thể xảy ra khi khẩu phần đƣợc bổ sung thêm một hay nhiều axit amin.
Trong hầu hết các trƣờng hợp đó, lƣợng thức ăn ăn vào đều giảm. Lợn trở lại
bình thƣờng nhanh chóng khi lƣợng axit amin vƣợt quá đƣợc rút bớt khỏi
khẩu phần. Theo kết quả nghiên cứu của Kaji và Cs, 1987 [45] cho biết: nhu
cầu lysine cần cho 1 kg tăng khối lƣợng ở lợn con và lợn đang sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- d.pdf