Tài liệu Đề tài Xác định hiện tượng mất nhịp ngày đêm huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ - Cao Trường Sinh: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
146
Bảng 3: CPM trên ống nhựa Eppendotf và trong
dịch nổi (20 giây)
Nhận xét:
- Tỉ lệ CPM trong ống cặn cao hơn dịch nổi từ 2-4
lần (tỉ lệ A/C) ở tất cả các ống nghiệm.
- Rửa ống chứa cặn 3 lần bằng dung dịch PBS làm
giảm không đáng kể CPM còn lại trong thành ống
nhựa (tỉ lệ B/A), với lượng còn lại đạt từ 90% CMP
trước khi rửa ống.
- CMP trên ống nhựa sau rửa vẫn cao hơn CMp
trong dịch nổi từ 2-4 lần (tỉ lệ B/C).
Như vậy, thành ống nhựa có gắn một lượng đáng
kể phức hợp 131I –ANA, điều này sẽ làm sai lệch rất
lớn tới kết quả thí nghiệm.
KẾT LUẬN
So sánh hai loại ống nghiệm được sử dụng có thể
nhận thấy tỉ lệ phức hợp 131I –ANA bám trên thành ống
nhựa là cao hơn nhiều lần so với thành ống thủy tinh
trước rửa cũng như sau khi rửa. Để tránh sai số trong
quá trình đếm số đếm phóng xạ còn trong dịch cặn
sau li tâm, nên sử dụng ống nghiệm thủy tinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burvenich I, Schoonooghe S, Cornelissen B...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định hiện tượng mất nhịp ngày đêm huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ - Cao Trường Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
146
Bảng 3: CPM trên ống nhựa Eppendotf và trong
dịch nổi (20 giây)
Nhận xét:
- Tỉ lệ CPM trong ống cặn cao hơn dịch nổi từ 2-4
lần (tỉ lệ A/C) ở tất cả các ống nghiệm.
- Rửa ống chứa cặn 3 lần bằng dung dịch PBS làm
giảm không đáng kể CPM còn lại trong thành ống
nhựa (tỉ lệ B/A), với lượng còn lại đạt từ 90% CMP
trước khi rửa ống.
- CMP trên ống nhựa sau rửa vẫn cao hơn CMp
trong dịch nổi từ 2-4 lần (tỉ lệ B/C).
Như vậy, thành ống nhựa có gắn một lượng đáng
kể phức hợp 131I –ANA, điều này sẽ làm sai lệch rất
lớn tới kết quả thí nghiệm.
KẾT LUẬN
So sánh hai loại ống nghiệm được sử dụng có thể
nhận thấy tỉ lệ phức hợp 131I –ANA bám trên thành ống
nhựa là cao hơn nhiều lần so với thành ống thủy tinh
trước rửa cũng như sau khi rửa. Để tránh sai số trong
quá trình đếm số đếm phóng xạ còn trong dịch cặn
sau li tâm, nên sử dụng ống nghiệm thủy tinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burvenich I, Schoonooghe S, Cornelissen B,
Blanckaert P, Coene E, Cuvelier C, Mertens N, Slegers G
(2005). In vitro and in vivo targeting properties of iodine-
123- or iodine-131-labeled monoclonal antibody 14C5 in a
non-small cell lung cancer and colon carcinoma model.
Clin Cancer Res.;11(20):7288-96.
2. Dias CR, Jeger S, Osso JA Jr, Müller C, De
Pasquale C, Hohn A, Waibel R, Schibli R (2011).
Radiolabeling of rituximab with (188)Re and (99m)Tc
using the tricarbonyl technology. Nucl Med Biol. 2011
Jan;38(1):19-28.
3. Smith-Jones PM, Vallabahajosula S, Goldsmith SJ,
Navarro V, Hunter CJ, Bastidas D, Bander NH (2000). In
vitro characterization of radiolabeled monoclonal
antibodies specific for the extracellular domain of prostate-
specific membrane antigen. Cancer Res;60(18):5237-43.
4. Steffens MG, Oosterwijk E, Kranenborg MH,
Manders JM, Debruyne FM, Corstens FH, Boerman OC
(1999). In vivo and in vitro characterizations of three
99mTc-labeled monoclonal antibody G250 preparations. J
Nucl Med.;40(5):829-36.
5. Tran L, Baars JW, de Boer JP, Hoefnagel CA,
Beijnen JH, Huitema AD (2011). The pharmacokinetics of
¹³¹I-rituximab in a patient with CD20 positive non-Hodgkin
Lymphoma: evaluation of the effect of radioiodination on
the biological properties of rituximab. Hum
Antibodies;20(1-2):37-40.
XÁC ĐỊNH HIỆN TƯỢNG MẤT NHỊP NGÀY ĐÊM HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
GIAI ĐOẠN CẤP CÓ TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG THEO DÕI HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ
CAO TRƯỜNG SINH - Đại học Y khoa Vinh
TÓM TẮT
Mục đích: Xác định tỷ lệ có trũng, không trũng, quá
tải huyết áp, vọt huyết áp sáng sớm ở bệnh nhân nhồi
máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp bằng theo dõi
huyết áp lưu động 24 giờ.
Đối tượng và phương pháp: 140 bệnh nhân nhồi
máu não có tăng huyết áp (tuổi trung bình 65,5 ± 10,4)
được đo huyết áp lưu động 24 giờ trong 7 ngày đầu
khoảng cách đo 30 phút /lần vào ban ngày và 60
phút/lần vào ban đêm, từ tháng 5/2009 đến tháng
7/2012 tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Đa
khoa Nghệ An và Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện TW
Huế.
Kết quả: Tỷ lệ không trũng huyết áp ban đêm, quá
tải huyết áp tâm thu, quá tải huyết áp tâm trương và
vọt huyết áp sáng sớm ở bệnh nhân nhồi máu não lần
lượt là: 92,1%, 75%, 60,2% và 57,4%.
Kết luận: Huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não bị
mất nhịp ngày đêm, tỷ lệ quá tải cao và tỷ lệ vọt huyết
áp sáng sớm ở mức cao. Cần đo huyết áp lưu động 24
giờ trong giai đoạn cấp ở bệnh nhân nhồi máu não có
tăng huyết áp để làm căn cứ điều trị và tiên lượng.
Từ khóa: Huyết áp, nhồi máu não, huyết áp lưu
động.
SUMMARY
DETERMINING LOSS CIRCADIAN RHYTHM OF
BLOOD PRESSURE IN PATIENTS WITH CEREBRAL
ISCHEMIC STROKE WITH HYPERTENSION
DURING ACUTE PHASE BY 24 HOURS BLOOD
PRESSURE MONITORING
Aim: Determining dipper and non-dipper rate, blood
pressure overload rate, early morning surge rate of
blood pressure in cerebral ischemic stroke patients
with hypertension during the acute phase by 24 hours
ambulatory blood pressure monitoring.
Subjects and Methods: 140 patients with cerebral
ischemic stroke with hypertension (mean age 65.5
10.4) were measured 24-hour ambulatory blood
pressure in first 7 days with 30 minutes/times during
the daytime and 60 minutes/times on nighttime, from
May/2009 to July/2012 in the Department of Neurology
of Nghe An Friendship General Hospital and Hue
Central hospital Cardiology.
Results: The non-dipper rate, the overload rate of
the systolic blood pressure, the overload rate of
diastolic blood pressure and the rate of early morning
surge of blood pessure in patients with cerebral
ischemic stroke, respectively: 92.1%, 75%, 60%, 2%
and 57.4%.
Conclusion: Blood pressure in patients with
cerebral ischemic stroke lost circadian rhythms, high
overload rate and the rate early morning surge of blood
pressure are sharply higher. It should measure 24-
hour ambulatory blood pressure in the acute phase of
cerebral ischemic patients with hypertension as a basis
for treatment and pronostic.
Keywords: ABPM (ambulatory blood pressure
monitoring), hypertension, dipper, non-dipper,
overload, early morning surge of blood pressure,
cerebral ischemic stroke.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ tim
mạch quan trọng, đang là mối đe dọa lớn đối với sức
khỏe nhân dân các nước trên thế giới, là nguyên nhân
gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với người lớn
tuổi ở các nước phát triển cũng như các nước đang
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
147
phát triển [1]. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân
gây tử vong 7,1 triệu người trên thế giới và chiếm
4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [4].
Nhồi máu máu não do một số nguyên nhân gây ra
nhưng chủ yếu là do tăng huyết áp và vữa xơ động
mạch. Tăng huyết áp là nguy cơ chính chiếm trên 50%
số bệnh nhân trong tổng số 21 yếu tố nguy cơ [2].
Huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp
thường có thay đổi, mất nhịp ngày đêm ảnh hưởng
đến tiên lượng và kết quả điều trị bởi vậy chúng tôi tiến
hành đề tài trên nhằm mục đích: Xác định tỷ lệ có
trũng, không trũng, quá tải huyết áp, vọt huyết áp sáng
sớm ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng
huyết áp bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: 140 bệnh nhân nhồi
máu não có tăng huyết áp (tuổi trung bình 65,5
10,4, 77 nam và 63 nữ) được đo huyết áp lưu động
24 giờ trong giai đoạn cấp 7 ngày đầu của nhồi máu
não khoảng cách đo 30 phút /lần vào ban ngày và
60 phút/lần vào ban đêm, từ tháng 5/2009 đến
tháng 7/2012 tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu
nghị Đa khoa Nghệ An và Khoa Nội Tim mạch Bệnh
viện TW Huế.
Loại trừ: Bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát,
bệnh nhân hôn mê sâu và nhồi máu não sau 1 tuần,
có cơn THA phải điều trị cấp cứu, có vòng cánh tay
quá nhỏ < 25 cm
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang chọn
mẫu thuận tiện.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
Máy đo huyết áp lưu động 24 giờ nhãn hiệu
Suntech Oscar 2 của Mỹ kèm theo phần mềm phân
tích huyết áp AccuWinProv3.
2.3. Cách thức tiến hành
- Đo HA lưu động 24 giờ: Bệnh nhân được đo HA
24 giờ bằng máy lưu động trong tuần đầu (từ sau khi
vào cho đến 6 ngày). Trước 1 ngày và trong ngày đo
HA lưu động bệnh nhân không dùng thuốc hạ HA.
- Chương trình đo: Đo liên tục 24 giờ, ban ngày 30
phút 1 lần, ban đêm 60 phút một lần để tránh cho BN
mất ngủ và gây hiện tưởng giả dipper. Thời gian khởi
phát ban ngày từ 6 giờ sáng (6am) và ban đêm từ 22
giờ (10pm).
- Ngưỡng HA lưu động: Được cài sẵn trong phần
mềm, theo Hội THA châu Âu (ESH): HA 24h < 130/80
mmHg; ban ngày <135/85mmHg, ban đêm <120/70
mmHg [5].
- Tiêu chuẩn các biến số:
+ Trũng huyết áp ban đêm (dipper): HATT và
HATTr ban đêm giảm > 10% so với ban ngày.
+ Không trũng HA ban đêm (non-dipper): HATT và
HATTr giảm 10% [5].
+ Vọt HA sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên ít
nhất 20/15mmHg tính từ HA thấp nhất trong quá trình
ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc [8].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ phần trăm trũng, tỷ lệ bệnh nhân không
trũng, đảo ngược HA ban đêm
Bảng 1. Giá trị HA, phần trăm trũng huyết áp và TS
tim ban đêm
Huyết áp
(mmHg)
TB
ngày TBđêm ng-đ p
% trũng
BĐ
HA tâm thu 153,0 ± 20,4
148,4±2
2,1
4,6
±10,9
0,071
4
0,32
±6,8
HA tâm
trương
88,4 ±
12,2
86,7±13
,3
1,7±7,
9 0,266
- 0,67
±8,1
TS tim
(ck/ph)
76,6 ±
12,5
71,4 ±
12,5
5,2 ±
6,5
0,000
6
6,6 ±
7,9
( ng-đ: Hiệu số huyết áp ngày-đêm)
HA ban ngày cao hơn ban đêm 4,6 mmHg nhưng
< 10%. Sự khác biệt giữa ngày và đêm không có ý
nghĩa. HA ban đêm tương đương ban ngày do đó tỷ
lệ % trũng HA ban đêm rất thấp (0,32 6,8% đối với
HATT) và HATTr ban đêm có xu hướng đảo ngược
(dipper - 0,67 8,1%).
Tần số tim ban đêm thấp hơn ban ngày có ý nghĩa
(p=0,0006) nhưng cũng không trũng > 10% so với ban
ngày, tức là không giảm TS tim ban đêm
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân không trũng, có trũng, đảo
ngược HA ban đêm
Biến số n % p(c-k)
Không trũng
HABĐ 129 92,1 < 0,001
Có trũng HABĐ 11 7,9
Tổng 140 100,0
Đảo ngược HA 46 32,9
< 0,001 Không đảo ngược
HA 94 67,1
Tổng 140 100,0
Tỷ lệ không trũng HABĐ ở bệnh nhân nhồi máu
não rất cao, hầu hết đều không trũng HABĐ (92,1%
với CI 95% tỷ lệ này từ 86,3%-96%), chỉ có 7,9% (11
BN) có trũng HABĐ. Gần 1/3 số bệnh nhân có đảo
ngược HABĐ (dipper -).
2. Tỷ lệ quá tải huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu
não
Bảng 3. Tỷ lệ qỳa tải chung và theo giới
Quá tải
huyết áp
Nam Nữ Tổng p
(nam-
nữ) n TB% n TB% n TB%
Tâm thu
(%) 77
77,6 ±
24,5 63
71,9 ±
29,3 140
75,0 ±
26,8 0,212
Tâm
trương
(%)
77 63,4 ± 26,9 63
56,3 ±
29,1 140
60,2 ±
28,0 0,137
Tỷ lệ quá tải HA ở bệnh nhân nhồi máu não cao
trên 70% đối với HATT và trên 60% đối với HATTr. Tỷ
lệ quá tải HA đối với HATT và HATTr ở nam và nữ
trên bệnh nhân nhồi máu não khác biệt không có ý
nghĩa.
3. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm
Bảng 4. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm chung, theo
giới, theo độ tăng huyết áp
Biến số Tổng Vọt HA SS p(1-2)
Tỷ lệ
chung 140 81 57,8
Nam(1) 77 43 55,8
2=0,28; p=0,594 Nữ(2) 63 38 60,3
Độ THA p(I-III)
Độ I 55 27 49,1 2=8,31;p=0,0156
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
148
Độ II 43 22 51,2
Độ III 42 32 76,2
Tổng 140 81 57,8
Phần lớn số bệnh nhân nhồi máu não có vọt HA
sáng sớm (CI 95%: 49,2%-66,1%).
Tỷ lệ có vọt HA sáng sớm giữa nam và nữ tương
đương nhau (p=0,594).
Tỷ lệ xuất hiện vọt HA sáng sớm ở THA độ III là
cao nhất (p<0,05).
Bảng 5. Liên quan giữa vọt HA sáng sớm và thời
điểm khởi phát nhồi máu não
Biến số
1h -12h
(1)
12.01h-
24h (2)
Tổn
g OR (CI 95%) n % n % n
Có vọt HA sáng
sớm 60 74,1 21 25,9 81
3,89
(1,79-
8,51)
2 =
14,38;
p=0,0001
49
Không vọt HA
sáng sớm 25 42,4 34 57,6 59
Tổng 85 60,7 55 39,3 140
Ở bệnh nhân có vọt HA sáng sớm tỷ lệ khởi phát
nhồi máu não xảy ra vào thời gian 1h sáng -12h trưa
(74,1%) nhiều hơn vào buổi chiều-tối 12,01h-24h
(p<0,001).
Ở bệnh nhân có vọt HA sáng sớm, xảy ra đột quỵ
nhồi máu não vào các giờ buổi sáng cao gấp gần 4 lần
không có vọt HA sáng sớm (2 = 14,38; p < 0,001).
BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ có trũng, không trũng huyết áp ban đêm
Hiện tượng giảm hay không giảm (dipper hay non-
dipper) đã được nhiều nghiên cứu trong nước và
ngoài nước đề cập.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cộng sự [3]
cho thấy ở người bình thường, tỷ lệ có trũng HABĐ là
56,7%, không trũng là 43,3%; ở người THA tỷ lệ này là
60% và 40%, kết quả so sánh thống kê cho thấy không
có sự khác nhau giữa tỷ lệ có trũng và không trũng HA
ban đêm trên cùng một đối tương nghiên cứu; không
có sự khác nhau của 2 tỷ lệ trên giữa người bình
thường và người THA.
Nghiên cứu của Hatem Fahan và cộng sự [6]: "So
sánh theo dõi HA lưu động 24 giờ và đo HA phòng
khám trong đánh giá nguy cơ và điều trị THA" tại
Oman năm 2010 trên 104 bệnh nhân THA cho thấy, tỷ
lệ không giảm HABĐ ở người THA là 64,4%.
Gregory Lip và cộng sự tại Birmingham (Anh) tiến
hành dự án đột quỵ (1997), nghiên cứu trên 86 BN,
tuổi TB 64,2 9,2 vào viện với khởi phát tai biến trong
vòng 12 giờ tại bệnh viện đa khoa huyện. Kết quả cho
thấy, không có sự khác biệt giữa TB HATT ngày và
đêm (TB 1,9 mmHg, p =0,08), tuy nhiên TBHATTr
ngày cao hơn đêm (TB 2,4 mmHg; p = 0,01). Bởi vậy,
BN đột quỵ có biểu hiện mất nhịp HA ngày đêm và có
thể được coi như là nondippers và cũng có khuynh
hướng đảo ngược HA ở những BN XHN.
S Jain và cộng sự (2004) tại Ấn Độ nghiên cứu "rối
loạn nhịp ngày đêm của huyết áp trong đột quỵ não
cấp" trên 50 bệnh nhân (26 nam, 24 nữ, tuổi trung bình
57 11,5), đo HA lưu động trong vòng 120 giờ sau
khởi phát đột quỵ với khoảng cách đo 15 phút/lần cho
thời gian ban ngày (6.00 am-6.00 pm) và 20 phút/lần
ban đêm (6.00 pm-6.00 am) cho thấy, tỷ lệ không trũng
HABĐ là 88% (44 BN), có trũng là 12% (6 BN). Tỷ lệ
dipper ở bệnh nhân xuất huyết não và nhồi máu não
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong số 44 BN
(88%) không giảm HA ban đêm có 23 BN dipper đảo
ngược nghĩa là HA ban đêm cao hơn ban ngày [9].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: TBHA
ban ngày cao hơn ban đêm 4,6/1,7 mmHg, tuy nhiên
TBHA ban đêm giảm < 10% so với ban ngày (0,32%
đối với HATT và - 0,67% đối với TTr). Tỷ lệ BN không
trũng HABĐ cao hơn có trũng HA BĐ (92,1%, 129 BN
> 7,9%, 11 BN; p < 0,001). Hai tỷ lệ này không khác
biệt giữa nam và nữ, không khác biệt giữa các giai
đoạn THA. Trong số BN không trũng HABĐ có 32,9%
(46 BN) đảo ngược HA và tỷ lệ này không có sự khác
biệt giữa nam và nữ. HATTr ban đêm có xu hướng
đảo ngược.
2. Tỷ lệ quá tải huyết áp 24 giờ
Quá tải HA là tỷ lệ số lần đo có THA (HA trên
ngưỡng) trong tổng số lần đo tự động trong 24 giờ,
chu kỳ ngày, đêm.
Ở người bình thường tỷ lệ quá tải HA <25% nghĩa
là dưới 25% số lần đo có HA cao trên ngưỡng.
Tỷ lệ quá tải HA có liên quan đến tiên lượng của
THA đặc biệt là đến biến cố tim mạch ở người THA
như phì đại thất trái, tổn thương thận, mắt và não.
Theo K. Madin và cộng sự ở Bệnh viện Hoàng gia Anh
[8] các yếu tố tiên lượng tim mạch của 24 H- ABPM
như sau (7 yếu tố):
+ HATT, HATTr ngày; HATT, HATTr đêm; áp lực
mạch.
+ Có hay không có giảm HA ban đêm; Có hay
không có vọt HA hay THA buổi sáng.
Các yếu tố tiên lượng xấu trên ABPM (7 yếu tố):
+ HATT ban ngày cao ≥ 135 mmHg
+ HATTr ban ngày cao ≥ 85 mmHg
+ HATT ban đêm cao ≥ 120 mmHg
+ HATTr ban đêm cao ≥ 75 mmHg (≥70 mmHg
theo ESH)
+ Giảm ban đêm ≤ 10% HATT
+ THA buổi sáng ≥ 140/90 mmHg
+ Áp lực mạch cao ≥ 50 mmHg
Nghiên cứu của Ohkubo và cộng sự tại Ohasama,
Nhật Bản [5] theo dõi 4,1-9,2 năm cho thấy tình trạng
tử vong tim mạch có liên quan đến quá tải HA trong
suốt 24 giờ, cứ tăng 5% HATT hoặc tỷ lệ ngày đêm
của HATTr thì tăng 20% nguy cơ tử vong tim mạch.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, ở bệnh nhân nhồi máu
não có THA, tỷ lệ quá tải tăng cao nghĩa là hầu như
HA tăng thường xuyên trong ngày (75% số lần đo có
THA TT và 60,2% có THA TTr), cùng với không trũng
HABĐ, đảo ngược HA là một dấu hiệu chứng tỏ ở
bệnh nhân nhồi máu não có hiện tượng mất nhịp sinh
học HA và một trong những yếu tố tiên lượng xấu. Tỷ
lệ quá tải HATT cao hơn TTr liên quan đến đặc trưng
HA ở người cao tuổi là thường có THA tâm thu đơn
độc.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
149
3. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm
Số liệu nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 4, 5 cho
thấy ở bệnh nhân nhồi máu não có THA đa số là có
vọt HA sáng sớm (57,9% -81 BN). Tỷ lệ vọt HA sáng
sớm khác nhau gữa các giai đoạn THA không có ý
nghĩa. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm cao hơn không có hiện
tượng này (p=0,008). Điều này cho thấy, vọt HA sáng
sớm là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân nhồi
máu não có THA.
Hiện tượng vọt HA sáng sớm có thể là nguyên
nhân gây đột quỵ nhồi máu não hay chảy máu não,
điều này giải thích đột quỵ thường xảy ra vào sáng
sớm cho nên bệnh nhân nhập viện từ 6 giờ-12 giờ
chiếm 47% [6].
Ở đa số người bình thường, huyết áp biến đổi theo
thời gian trong ngày, cao nhất vào lúc 17-18 giờ và
thấp nhất vào lúc nửa đêm từ 1-2 giờ. Từ 2 giờ sáng
trở đi HA tăng nhẹ cả HATT và TTr, bắt đầu tăng dần
từ 4 giờ để đạt đến mức độ ban ngày, trong đa số
trường hợp đều tăng cả HATT và TTr ít nhất
20/15mmHg và hiếm khi quá 140/90 mmHg. Vọt HA
sáng sớm được xác định là HA tăng lên từ lúc thấp
nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên
sau khi thức giấc.
Nghiên cứu của K.Madin và cộng sự tại Anh [8]
trên 1187 đối tượng, tuổi trung bình 59,3 cho thấy, tỷ lệ
vọt HA sáng sớm là 47,09% (559 BN).
Kario và cộng sự ở Nhật Bản [10] đã chỉ ra rằng
những người cao tuổi có vọt HA sáng sớm có tỷ lệ cao
nhồi máu não đa ổ (57% so với chứng 33%. p=0,001)
và có tỷ lệ đột quỵ cao (19% so với 7,3%, p = 0,004).
Nghiên cứu của Redon và cộng sự [8] đã chỉ ra
rằng, ở BN được điều trị, THA buổi sáng chiếm tỷ lệ từ
52-72%. Vọt HA sáng sớm và THA buổi sáng là yếu tố
làm tăng tình trạng tử vong và tỷ lệ tử vong tim mạch
trong những giờ đầu của buổi sáng.
Liên quan đến hậu quả của vọt HA sáng sớm gây
đột quỵ nhồi máu não, qua nghiên cứu chúng tôi ghi
nhận có 60,7% (85 BN) khởi phát nhồi máu não vào
khoảng thời gian buổi sáng từ 1 am – 12 am. Trong
nhóm 81 BN có vọt HA sáng sớm có 74,1% (60 BN)
khởi phát nhồi máu não vào khoảng thời gian buổi
sáng và ngược lại ở nhóm 59 BN không vọt HA sáng
sớm chỉ có 42,4% (25BN) khởi phát nhồi máu não
vào các giờ buổi sáng. Sự khác biệt này có ý nghĩa
(p = 0,000149).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ không trũng huyết áp, quá tải huyết áp ở
bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp luôn ở mức
cao, chứng tỏ huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não bị
mất nhịp sinh học. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm liên
quan đến nhồi máu não vào buổi sáng. Bởi vậy cần
phải áp dụng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ ở
bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp để đánh giá
tình trạng huyết áp của bệnh nhân phục vụ điều trị,
kiểm soát huyết áp và tiên lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, NXB
Y học, Hà Nội, tr 3-22, 29-45.
2. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não,
NXB Y học, Hà Nội, tr 11-23, 93.
3. Huỳnh Văn Minh và cs (2007), Nghiên cứu áp dụng
kỹ thuật theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ (ABPM) từ
2003-2006 tại bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế,
Tạp chí Tim mạch Việt Nam số 47/2007, trang 428-437.
4. Huỳnh Văn Minh và cs (2008), Khuyến cáo của Hội
Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng
huyết áp ở người lớn, NXB Y học, Hà Nội, tr 235-250.
5. Eoin O' Brien (2007), Is the Case for ABPM as a
Routine Investigation in Clinical Practice Not
Overwhelming? Hypertension, AHA; 50:284-286.
6. Hatem Farhan et al (2010), Comperative study of
ambulatory blood pressure monitoring and blood pressure
measurement in the risk assessement and management
of hypertension, Sultan Qaboos University Medical
Journal, Oman, 10(3): 370-376.
7. Gupta. A, H. Shetty (2005) Circadian Variation in
Stroke a Prospective Hospital-Based Study, Int J Clin
Pract. 2005;59(11):1272-1275.
8. Madin. K, P. Iqbal (2006), Twenty four hour
ambulatory blood pressure monitoring: a new tool for
determining cardiovascular prognosis, The Fellowship of
Postgraduate Medicine; 82:548-551.
9. Jain. S et al (2004), Loss of cicardian rhythm of
blood pressure following acute stroke, BioMed Central
Neutrol, p 1-6.
10. Kario K (2006), Caution for Winter Morning Surge
in Blood Pressure: A Possible Link With Cardiovascular
Risk in the Elderly, Hypertension; 47:139-140.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_xac_dinh_hien_tuong_mat_nhip_ngay_dem_huyet_ap_o_benh.pdf