Tài liệu Đề tài Xác định đột biến gen CYP21A2 trên bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu 21-Hydroxylase thể mất muối – Vũ Chí Dũng: TCNCYH 117 (1) - 2019 39
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN CYP21A2
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH
THIẾU 21-HYDROXYLASE THỂ MẤT MUỐI
Vũ Chí Dũng1,2, Trần Huy Thịnh1, Nguyễn Thanh Bình1,2,
Tạ Thành Văn1 Trần Vân Khánh1
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Nhi Trung ương
Tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu hụt enzym 21-OH là bệnh lý di truyền lặn nhiễm sắc thể
thường xảy ra do giảm hoặc mất chức năng của enzyme 21-Hydroxylase, được mã hóa bởi gen CYP21A2.
Bệnh được chia thành 3 thể bệnh lâm sàng chính là thể mất muối, thể nam hóa đơn thuần và thể không cổ
điển, trong đó thể mất muối chiếm tỉ lệ cao nhất. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu (1) Xác định tỉ lệ
bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh thể mất muối (2) xác định đột biến trên bệnh nhân tăng sản
thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt enzym 21- hydroxylase thể bệnh mất muối. Phương pháp: 40 bệnh nhân
tăng sản thượng thận bẩm sinh được chẩn đoán và được xác định đột biến gen...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định đột biến gen CYP21A2 trên bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu 21-Hydroxylase thể mất muối – Vũ Chí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 117 (1) - 2019 39
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN CYP21A2
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH
THIẾU 21-HYDROXYLASE THỂ MẤT MUỐI
Vũ Chí Dũng1,2, Trần Huy Thịnh1, Nguyễn Thanh Bình1,2,
Tạ Thành Văn1 Trần Vân Khánh1
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Nhi Trung ương
Tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu hụt enzym 21-OH là bệnh lý di truyền lặn nhiễm sắc thể
thường xảy ra do giảm hoặc mất chức năng của enzyme 21-Hydroxylase, được mã hóa bởi gen CYP21A2.
Bệnh được chia thành 3 thể bệnh lâm sàng chính là thể mất muối, thể nam hóa đơn thuần và thể không cổ
điển, trong đó thể mất muối chiếm tỉ lệ cao nhất. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu (1) Xác định tỉ lệ
bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh thể mất muối (2) xác định đột biến trên bệnh nhân tăng sản
thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt enzym 21- hydroxylase thể bệnh mất muối. Phương pháp: 40 bệnh nhân
tăng sản thượng thận bẩm sinh được chẩn đoán và được xác định đột biến gen CYP21A2; áp dụng kỹ thuật
MLPA và giải trình tự gen. Kết quả xác định được 30/40 (75%) bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh
với thể mất muối. Nghiên cứu phát hiện được 8 kiểu gen, trong đó kiểu gen phổ biến nhất là Del/Del
(33,33%), tiếp đến là I2g/I2g (20%), các kiểu gen còn lại có tỉ lệ thấp hơn từ 3,3-13,3%. Đột biến đồng hợp
tử chiếm 66,6%, đột biến dị hợp tử chiếm 33,3%. Allele đột biến chiếm tỉ lệ cao nhất là Del (46%), tiếp theo
là I2g (29%) và p.R356W (20%), p.L307FfsX6 (3%) và p.Q318X (2%).
Từ khóa: tăng sản thượng thận bẩm sinh thể mất muối, CYP21A2, MLPA, giải trình tự gen
Địa chỉ liên hệ: Trần Vân Khánh, Trung tâm Nghiên cứu
Gen-Protein, Trường Đại học Y Hà Nội,
Email: tranvankhanh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 10/10/2018
Ngày được chấp thuận: 12/12/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu
21-hydroxylase xảy ra do một phần hoặc hoàn
toàn của enzym 21-hydroxylase tham gia tổng
hợp cortisol từ cholesterol ở tuyến thượng
thận. Mức độ nặng và biểu hiện lâm sàng của
bệnh phụ thuộc vào hoạt độ 21-Hydroxylase
còn lại của bệnh nhân [1; 2]. Tăng sản thượng
thận bẩm sinh được phân loại thành hai thể
bệnh chính là thể cổ điển (thể nặng) và thể
không cổ điển (thể nhẹ). Thể cổ điển được
chia ra thành thể mất muối (salt wasting) và
nam hóa đơn thuần (simple virilizing) phản
ánh mức độ thiếu hụt aldosterone [3; 4]. Thể
mất muối chiếm 75% các ca mắc thể cổ điển
[4], ở thể này bệnh nhân thiếu hụt hoàn toàn
hoạt độ enzym 21-Hydroxylase gây nguy hiểm
đến tính mạng và tử vong do mất nước, hạ
natri máu. Trẻ trai mắc thể cổ điển không có
triệu chứng khi sinh ngoại trừ xạm da kín đáo
và dương vật có thể có kích thước lớn hơn.
Do vậy, tuổi chẩn đoán ở trẻ trai thể cổ điển
mất muối khác nhau tùy theo mức độ thiếu hụt
aldosterone. Các trẻ trai mắc thể mất muối
thường xuất hiện triệu chứng từ 7 - 14 ngày
sau sinh với các biểu hiện nôn, sụt cân, li bì,
mất nước, hạ natri, tăng kali huyết thanh và
sốc gây nguy hiểm đến tính mạng. Các trẻ gái
mắc thể mất muối nếu không được điều trị
sớm sau sinh có thể xuất hiện các triệu chứng
suy thượng thận cấp, mất muối trong giai
đoạn sơ sinh.
Các nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện
40 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
được một số dạng đột biến liên quan đến tăng
sản thượng thận bẩm sinh, trong đó phát hiện
allele đột biến có tỉ lệ cao nhất ở các bệnh
nhân thể mất muối bao gồm đột biến xóa đoạn
(Del), đột biến vùng Intron 2 (I2g) và đột biến
điểm p.R356W [5; 6]. Nghiên cứu của Krone
và cộng sự phát hiện trên 91,3% các allele
của bệnh nhân thể mất muối có các đột biến
xóa đoạn, I2g, I172N, R356W và Q318X. Việc
xác định đột biến có ý nghĩa trong sàng lọc sơ
sinh, chẩn đoán sớm bệnh và đưa ra phác đồ
điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Nghiên cứu
được thực hiện với mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ bệnh nhân mang thể mất
muối trên các bệnh nhân tăng sản thượng
thận bẩm sinh.
2. Xác định đột biến trên bệnh nhân tăng
sản thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt enzym
21- hydroxylase thể bệnh mất muối.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
40 bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm
sinh thiếu enzym 21-hydroxylase, bệnh nhân
được chẩn đoán và phân loại thể bệnh lâm
sàng bởi các bác sĩ tại khoa Khoa Nội tiết -
Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung
ương.
2. Phương pháp
2.1. Kỹ thuật tách chiết DNA
DNA được tách chiết từ bạch cầu máu
ngoại vi theo quy trình phenol/chloroform. Tất
cả các mẫu DNA sẽ được tiến hành đo nồng
độ và độ tinh sạch, chỉ có mẫu DNA đạt giá trị
≥ 1,8 mới đạt yêu cầu về tinh sạch và được
sử dụng để phân tích.
2.2. Kỹ thuật giải trình tự gen
Toàn bộ chiều dài gen CYP21A2 được
khuếch đại bằng phản ứng PCR với các cặp
mồi đặc hiệu theo quy trình đã được mô tả
trước đây [5].
- Thành phần phản ứng: thể tích 20 µl
gồm: 100 - 150 ng DNA, 5 pmol primer, 200
µmol/l dNTP, 2 đơn vị enzym Taq polymerase
và 2 µl GeneAmp 10 x buffer.
- Chu trình nhiệt: 94oC/5phút, [94oC/1phút,
60oC/1phút, 72oC/1phút] x 35 chu kỳ, 72oC/
2phút, giữ ở 15oC. Sản phẩm PCR được điện
di trên gel agarose 1%, 90V trong 30 phút.
- Sản phẩm PCR sau khi điện di trên gel
agarose được tinh sạch bằng Gel purification
Kit trước khi tiến hành giải trình tự gen. Để
giải trình tự được toàn bộ gen CYP21A2, sử
dụng các mồi như đã mô tả ở bảng 2.1. Quy
trình được thực hiện theo phương pháp Big-
Dye terminator sequencing (Applied Biosys-
tems, Foster city, Hoa Kỳ).
Kết quả giải trình tự gen được phân tích
bằng phần mềm CLC Main Workbench. Mẫu
DNA của bệnh nhân được so sánh với mẫu
DNA đối chứng và trình tự của CYP21A2 trên
GeneBank (Accession number NM_0005002)
2.3 Kỹ thuật MLPA
Sử dụng kit MLPA P050B2 (MRC- Holland)
để phát hiện đột biến xóa đoạn trên bệnh
nhân và người lành mang gen bệnh. Thành
phần của kit gồm các đầu dò (probe) để
khuyếch đại gen CYP21A2, mỗi đầu dò tương
ứng với một vùng gen, ngoài ra còn có các
đầu dò đặc trưng cho gen của người cũng
được sử dụng để làm đối chứng và 2 đầu dò
cho nhiễm sắc thể X và Y để xác định giới
tính. Sản phẩm khuếch đại sẽ được điện di
mao quản trên máy giải trình tự. Số lượng sản
phẩm khuếch đại của mỗi đầu dò sẽ tỷ lệ
thuận với số bản copy của đoạn DNA đích đặc
hiệu với đầu dò đó.
TCNCYH 117 (1) - 2019 41
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ tuyệt đối các quy định
về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Bệnh
nhân hoàn toàn tự nguyện tham gia vào
nghiên cứu. Bệnh nhân hoàn toàn có quyền
rút lui khỏi nghiên cứu khi không đồng ý tiếp
tục tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân sẽ
được thông báo về kết quả xét nghiệm gen để
giúp cho các bác sỹ tư vấn di truyền hoặc lựa
chọn phác đồ điều trị phù hợp. Các thông tin
cá nhân sẽ được đảm bảo bí mật.
III. KẾT QUẢ
Kết quả phân tích phát hiện 30/40 (75%)
bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh
mắc thể mất muối. Đột biến gen CYP21A2
được phát hiện trên tất cả các bệnh nhân thể
mất muối. Trong đó đột biến đồng hợp tử
chiếm 66,6%, đột biến dị hợp tử chiếm 33,3%.
Nghiên cứu phát hiện được 8 kiểu gen, trong
đó kiểu gen phổ biến nhất là Del/Del
(33,33%), tiếp đến là I2g/I2g (20%), các kiểu
gen còn lại có tỉ lệ thấp hơn từ 3,3 - 13,3%
(hình 1).
Bảng 1. Kết quả phát hiện đột biến gen CYP21A2 của bệnh nhân
Kiểu gen Đồng/Dị hợp tử n %
Del/Del Homozygous 10 33,3
Đồng hợp tử
66,6%
I2g/I2g Homozygous 6 20,0
p.R356W/p.R356W Homozygous 4 13,3
Del/I2g Heterozygous 4 13,3
Dị hợp tử
33,3%
Del/p.R356W Heterozygous 2 6,7
Del/p.L307FfsX6 Heterozygous 2 6,7
I2g/p.R356W Heterozygous 1 3,3
I2g/p.Q318X+p.R356W Heterozygous 1 3,3
Tổng cộng 30 100%
Biểu đồ 1. Tỉ lệ các allele đột biến
42 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biểu đồ 1 mô tả các allele đột biến phát hiện được trong nghiên cứu và tỉ lệ tương ứng. Allele
có tỉ lệ xuất hiện cao nhất là Del (46%), tiếp theo là I2g (29%) và p.R356W (20%), p.L307FfsX6
(3%) và p.Q318X (2%).
g.655A/C
g.655A/C > G
IVS2-13A/C > G
Người bình thường Bệnh nhân
Hình 1. Kết quả giải trình tự gen CYP21A2
- Hình ảnh đột biến đồng hợp tử IVS2 - 13A/G > C (I2g)
Kết quả giải trình tự của bệnh nhân trong hình 1 cho thấy bệnh nhân có đột biến tại vị trí g.655
(A/C > G), vị trí này nằm trên Intron 2 và nằm tại vùng cắt nối intron-exon (splice site). Đột biến
gây ảnh hưởng đến quá trình phiên mã, làm mất chức năng của protein 21-Hydroxylase.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu này đã phát hiện 30/40 (75%)
bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh có
kiểu hình mất muối. Krone và cộng sự (2000)
nghiên cứu trên 155 bệnh nhân tăng sản
thượng thận bẩm sinh phát hiện thể mất muối
chiếm 59,4% (92/155) tổng số bệnh nhân; thể
nam hóa đơn thuần chiếm 33,5% (52/155) và
thể không cổ điển 7,1% (11/155) [3]. Một số
nghiên cứu khác phát hiện thấy tỉ lệ thể không
cổ điển cao hơn: 63,2% các bệnh nhân Tây
Ban Nha; 54,7% các bệnh nhân Hy Lạp và
24,6% các bệnh nhân Ý mắc thể không cổ
điển [6]. Dolzan V và cộng sự (2005) đã công
bố kết quả lâm sàng cho 348 bệnh nhân ở các
nước Trung Âu bao gồm: Áo, Cộng hòa Séc,
Hungary, Slovakia và Slonenia và nhận thấy
63,5% các bệnh nhân có kiểu hìnhmất muối;
26,4% có kiểu hình nam hóa đơn thuần và
10,1% có kiểu hình không cổ điển. Nghiên
cứu hồi cứu số liệu 100 năm tại Thụy Điển
cho thấy trong tổng số 606 bệnh nhân tăng
sản thượng thận bẩm sinh thì thể cổ điển
chiếm 75,4% (457 bệnh nhân); thể không cổ
điển là 12,7% và chưa rõ kiểu hình là 11,9%.
Trong số 457 bệnh nhân kiểu hình thể cổ điển
thì thể mất muối chiếm 61,1% (279 bệnh
nhân) [7]. Sự khác nhau về phân bố kiểu hình
có thể do yếu tố chủng tộc, ngoài ra có giả
thiết là các bệnh nhân mắc thể không cổ điển
xuất hiện các triệu chứng lâm sàng muộn và
không điển hình do vậy ít tìm đến các cơ sở y
tế hơn.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử
dụng các kỹ thuật MLPA, và giải trình tự gen
để phát hiện các đột biến của gen CYP21A2.
Với kỹ thuật MLPA chúng ta có thể phát hiện
các xóa đoạn, lặp đoạn dị hợp tử, còn kỹ thuật
giải trình tự sẽ phát hiện được các đột biến
điểm. Các dạng đột biến được phát hiện bao
TCNCYH 117 (1) - 2019 43
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
gồm: Del, I2g, p.R356W, p.L307fsX6, Q316X.
Nghiên cứu đã phát hiện được 8 kiểu gen,
kiểu gen thường gặp nhất là Del/Del
(33,33%), đứng thứ hai là I2g/I2g (20%), tiếp
đó là các kiểu gen p.R356W/p.R356W, Del/
I2g, Del/p.R356W. Các kiểu gen này đều trùng
hơp với các kiểu gen được dự đoán trong các
nghiên cứu in silico và in vitro nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của đột biến lên chức
năng của 21-hydroxylase, trong đó các đột
biến nặng như I2g và R356W gây mất hoàn
toàn chức năng của 21-OH do vậy gây nên
thể mất muối, các kiểu gen dị hợp tử với
p.I172N, p.401L, V281L sẽ bảo tồn được 1
phần hoạt độ của 21-OH do đó gây ra thể
bệnh nhẹ hơn như nam hóa đơn thuần hoặc
thể không cổ điển [3]. Nghiên cứu của Krone
và cộng sự cũng cho thấy đột biến xóa đoạn,
I2g, I172N, R356W và Q318X xuất hiện trên
91,3% các allele của bệnh nhân thể mất muối.
Kết quả này có ý nghĩa trong dự báo kiểu hình
của các bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm
sinh, giúp định hướng chẩn đoán và đưa ra
phác đồ điều trị phù hợp.
Nghiên cứu này đã áp dụng kỹ thuật MLPA
và giải trình tự gen để xác định đột biến gen
CYP21A2 trên 40 bệnh nhân tăng sản thượng
thận bẩm sinh thiếu enzym 21-hydroxylase.
Việc xác định đột biến có ý nghĩa trong sàng
lọc sơ sinh, chẩn đoán sớm bệnh và đưa ra
phác đồ điều trị kịp thời cho bệnh nhân [8 -
12].
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã phát hiện được đột biến
điểm gen CYP21A2 trên 30/40 bệnh nhân
tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu 21-OH
thể mất muối. Trong số 8 kiểu gen được phát
hiện, kiểu gen có tỉ lệ cao nhất là Del/Del
(33,33%), đứng thứ hai là I2g/I2g (20%), các
kiểu gen còn lại có tỉ lệ từ 3,3-13,3%. Đột biến
đồng hợp tử chiếm 66,6%, đột biến dị hợp tử
chiếm 33,3%. Allele đột biến có tỉ lệ xuất hiện
cao nhất là Del (46%), tiếp theo là I2g (29%)
và p.R356W (20%), p.L307FfsX6 (3%) và
p.Q318X (2%).
Lời cám ơn
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ
kinh phí bởi Đề tài cấp Bộ Y tế: “Nghiên cứu
quy trình phát hiện người mang gen bệnh và
chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng
thận bẩm sinh bằng kỹ thuật sinh học phân tử”
và sự giúp đỡ của các cán bộ của Trung tâm
nghiên cứu Gen- Protein, Bộ môn Nhi, Trường
Đại học Y Hà Nội; Khoa Nội tiết - Chuyển hóa
- Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. White P.C (2000). Congenital Adrenal
Hyperplasia due to 21-Hydroxylase Defi-
ciency. Endocr Rev, 21(3), 245 - 291.
2. Gonçalves J., Friães A., Moura L
(2007). Congenital adrenal hyperplasia: focus
on the molecular basis of 21-hydroxylase defi-
ciency. Expert Rev Mol Med, 9(11), 1 - 23.
3. Krone N., Braun A., Roscher A.A et al
(2000). Predicting phenotype in steroid 21-
hydroxylase deficiency? Comprehensive ge-
notyping in 155 unrelated, well defined pa-
tients from southern Germany. J Clin Endocri-
nol Metab, 85(3), 1059 - 1065.
4. New M.I. (2003). Inborn errors of adre-
nal steroidogenesis. Mol Cell Endocrinol, 211
(1-2), 75 - 84.
5. Lee H.H., Chao H.T., Lee Y.J et al
(1998). Identification of four novel mutations in
the CYP21 gene in congenital adrenal hyper-
plasia in the Chinese. Hum Genet, 103(3), 304
– 310.
44 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
6. White P.C., Tusie-Luna M.T., New M.I
et al (1994). Mutations in steroid 21-
hydroxylase (CYP21). Hum Mutat, 3(4), 373 -
378.
7. Wedell A., Thilén A., Ritzén E.M et al
(1994). Mutational spectrum of the steroid 21-
hydroxylase gene in Sweden: implications for
genetic diagnosis and association with dis-
ease manifestation. J Clin Endocrinol Metab,
78(5), 1145 - 1152.
8. Speiser P.W., Azziz R., Baskin L.S et
al (2010). Congenital Adrenal Hyperplasia
Due to Steroid 21-Hydroxylase Deficiency: An
Endocrine Society Clinical Practice Guideline.
J Clin Endocrinol Metab, 95(9), 4133 - 4160.
9. Parsa A.A. và New M.I (2017). Steroid
21-hydroxylase deficiency in congenital adre-
nal hyperplasia. J Steroid Biochem Mol Biol,
165, 2 - 11.
10. Su L., Yin X., Cheng J., Cai Y et al
(2018). Clinical presentation and mutational
spectrum in a series of 166 patients with clas-
sical 21-hydroxylase deficiency from South
China. Clin Chim Acta, 486, 142 - 150.
11. Simonetti L., Bruque CD2, Fernández
CS., Nadra AD., Dain L et al (2018)
CYP21A2 mutation update: Comprehensive
analysis of databases and published genetic
variants. Hum Mutat, 39(1), 5 - 22.
12. Nordenström A., Ahmed S., Jones J
et al (2005). Female preponderance in conge-
nital adrenal hyperplasia due to CYP21 defi-
ciency in England: implications for neonatal
screening. Horm Res, 63(1), 22 - 28.
Summary
MUTATION IDENTIFICATION IN PATIENTS WITH SALT WASTING
CONGENITAL ADRENAL HYPERPLASIA
Congenital adrenal hyperplasia (CAH) due to 21-hydroxylase deficiency is an autosomal
recessive disorder commonly caused by CYP21A2 gene mutation. The disease is classified into
three major clinical subtypes: salt wasting, simple virilizing and non-classical; salt wasting type is
the most common and poses a high mortality rate. The study was conducted with these
objectives: (1) Determining the percentage of patients with salt wasting CAH (2) Identifying muta-
tions in patients with congenital adrenal hyperplasia due to 21-hydroxylase deficiency. Methods:
40 patients with CAH were clinically diagnosed and molecular analysis identified mutations in the
CYP21A2 gene. MLPA and sequencing methods were applied to detected mutations. Results: We
identified 30 of the 40 patients with Salt wasting CAH. Among Salt wasting CAH patients, we iden-
tified 8 genotypes, the most common genotypes were Del/Del (33.33%), I2g/I2g (20%), and the
remaining genotypes accounted for 3.3 - 13.3%. Homozygous mutations accounted for 66.6%,
heterozygous mutations accounted for 33.3%. Mutation allele with highest incident were Del
(46%), followed by I2g (29%), p.R356W (20%), p.L307FfsX6 (3%) and p.Q318X (2%).
Keywords: Congenital Adrenal Hyperplasia with Salt wasting, CYP21A2, MLPA,
sequencing
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_xac_dinh_dot_bien_gen_cyp21a2_tren_benh_nhan_tang_san.pdf