Đề tài Vườn quốc gia Cát Tiên và dự án thủy điện

Tài liệu Đề tài Vườn quốc gia Cát Tiên và dự án thủy điện: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TM - DU LỊCH - MARKETING ----------------- QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Bài tập: GV hướng dẫn:GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân SV thực hiện: 1) Trần Thị Oanh (TM03) 2) Nguyễn Thị Quỳnh Thoa (TM03) 12)Nguyễn Tấn Việt Tú (TM04) 13)Nguyễn Thụy Phi Yến (TM03) Lớp : TM03-04 – K35 Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 9 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Hàng chục nghìn năm trước đây, rừng bao phủ khoảng một phần hai diện tích bề mặt của trái đất. Ngày nay, rừng chỉ chiếm chưa đầy một phần ba diện tích đất liền của thế giới (tức là khoảng 4 tỉ ha). Diện tích này đang thu hẹp lại rất nhanh: trên toàn thế giới, hàng tuần có hơn 400.000 ha rừng bị phát quang hoặc bị suy thoái. Cây cối rất quan trọng đối với lợi ích của hành tinh chúng ta và giữ vai trò thiết yếu trong việc điều hòa các chu trình khí hậu và nước. Lá hấp thụ khí điôxít các-bon, một loại chất khí thải ra khi các nhiên liệu như củi, dầu và xăng bị đốt cháy, góp phần dẫn đến ...

docx18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vườn quốc gia Cát Tiên và dự án thủy điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TM - DU LỊCH - MARKETING ----------------- QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Bài tập: GV hướng dẫn:GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân SV thực hiện: 1) Trần Thị Oanh (TM03) 2) Nguyễn Thị Quỳnh Thoa (TM03) 12)Nguyễn Tấn Việt Tú (TM04) 13)Nguyễn Thụy Phi Yến (TM03) Lớp : TM03-04 – K35 Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 9 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Hàng chục nghìn năm trước đây, rừng bao phủ khoảng một phần hai diện tích bề mặt của trái đất. Ngày nay, rừng chỉ chiếm chưa đầy một phần ba diện tích đất liền của thế giới (tức là khoảng 4 tỉ ha). Diện tích này đang thu hẹp lại rất nhanh: trên toàn thế giới, hàng tuần có hơn 400.000 ha rừng bị phát quang hoặc bị suy thoái. Cây cối rất quan trọng đối với lợi ích của hành tinh chúng ta và giữ vai trò thiết yếu trong việc điều hòa các chu trình khí hậu và nước. Lá hấp thụ khí điôxít các-bon, một loại chất khí thải ra khi các nhiên liệu như củi, dầu và xăng bị đốt cháy, góp phần dẫn đến sự thay đổi khí hậu. Loại khí này sau đó được chuyển thành (hoặc được quang hợp thành) các loại dinh dưỡng mà cây đang sinh trưởng sử dụng và tích lũy. Với khả năng hấp thụ khí điôxít các-bon và lọc các chất gây ô nhiễm khác, cây giúp chúng ta giữ gìn không khí trong lành và làm giảm nguy cơ nóng lên của toàn cầu. Tuy nhiên, rừng không chỉ có cây, mà nó còn được cấu thành bởi hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, mà đời sống của chúng đều liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ, loài mối làm mục lá rụng và cành gẫy, giải phóng các chất dinh dưỡng vào đất rừng và giúp cây cối phát triển. Một số loài nấm cung cấp cho rễ cây các chất khoáng và ngược lại rễ cây cung cấp cho nấm các chất đường. Nhiều loài dơi và chim ăn quả làm nhiệm vụ phân tán hạt để cho cây mới lại mọc lên. Chức năng của Rừng là như thế. Vậy tại sao lại có quyết định phá rừng để làm thủy điện? Sau đây, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu về Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tọa lạc ở rìa phía Bắc của khu Cát Lộc, cách Nam Cát Tiên khoảng 40 km qua một vùng đệm là huyện Cát Tiên là như thế nào? Lợi và hại của dự án Thủy điện này? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến Vườn Quốc gia Cát Tiên? Và nên hay không nên tiến hành dự án trên? PHẦN I: GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°21′ tới 11°48′ vĩ bắc, và từ 107°10′ tới 107°34′ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 73.878 ha. Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có đến hơn 60 loài thú trong đó có đến 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới. Tại đây có loài Tê giác Java sinh sống và sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tiệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng. Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn... Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển". Ở đây còn có cây cổ thụ hơn 500 tuổi với đường kính khoảng vài chục người ôm, cây Gõ Đỏ khoảng 700 tuổi (còn gọi là Cây Gõ Bác Đồng). Cộng với 121 loài chim thường thấy ở mọi thời điểm trong năm, có thể kể đến: Bói Cá, Le Nâu, Ó Cá, Cò Bợ, Phường Chèo, Công,… Năm 2001, UNESCO đã công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (có tên chính thức là Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên). Khi đó, 3 lâm trường: Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An (thuộc tỉnh Đồng Nai) vẫn là lâm trường sản xuất. Năm 2004, 3 lâm trường này sáp nhập thành Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, trở thành rừng đặc dụng. Năm 2008, theo quyết định của Chính phủ, hồ Trị An và một phần của hệ thống sông Đồng Nai trở thành Khu bảo tồn vùng nước ngập nội địa. Cả vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai và Khu bảo tồn vùng nước ngập nội địa được UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển mới gồm cả 3 vùng trên và có tên là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Như vậy, thực chất của Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (vừa được UNESCO công nhận tháng 7/2011) là sự hợp nhất của vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai và Khu bảo tồn vùng nước ngập nội địa, chủ yếu nằm trong tỉnh Đồng Nai, trừ 2 vùng Cát Lộc (Lâm Đồng ) và Tây Cát Tiên (Bình Phước). Địa hình cơ bản của Cát Tiên là núi thấp, có cả gò đồi lẫn vùng đất trũng ngập nước, tạo nên cho Cát Tiên một hệ sinh thái rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới khá rộng với độ cao tuyệt đối trung bình 400m. Vào mùa mưa, Cát Tiên thường xuyên bị lũ lụt, nhưng lại hay thiếu nước vào mùa khô. Theo Bách Khoa Thư Việt Nam, VQG Cát Tiên đặc trưng bằng đa dạng sinh cảnh: rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, đất ngập nước ngọt và trảng cỏ ngập nước theo mùa, rừng ngập lụt và các kiểu sinh cảnh thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cỏ... Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai hiện nay là trên 190.000 ha, trong đó vườn quốc gia Cát Tiên có 71.920 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai chiếm 67.903 ha; hồ Trị An và một phần của hệ thống sông Đồng Nai có 32.400 ha. Với sự sáp nhập trên, hiện tỉnh Đồng Nai đang có kế hoạch thành lập một Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Mặc dù trên thực tế nó là liên tỉnh. PHẦN II: DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6, 6A I/ Sơ lược về dự án Thủy điện: Dự án thủy điện Đồng Nai 6 (ĐN6) được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Văn bản số 1483/CP-CN ngày 19-11-2002, với công suất lắp máy là 180MW, sản lượng điện bình quân là 773,6 kWh/năm. Vào thời điểm phê duyệt, hệ thống thủy điện trên sông Đồng Nai có 16 dự án, gồm: 5 thủy điện đã đưa vào vận hành, 3 thủy điện đang xây dựng và chuẩn bị xây dựng, 8 thủy điện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Thủy điện ĐN6 thuộc nhóm các công trình chuẩn bị đầu tư. Dựa trên cơ sở cập nhật các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, ngày 30-12-2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long-Gia Lai (CTCPTĐ ĐL-GL) – đơn vị chủ đầu tư có tờ trình số 994/TTr-ĐLGL trình Bộ Công Thương, đề nghị xem xét điều chỉnh sơ đồ khai thác bậc thang đoạn tuyến của thủy điện ĐN6 trên sông Đồng Nai và báo cáo đầu tư xây dựng công trình thủy điện ĐN6. Theo tờ trình, bậc thang thủy điện ĐN6 được chia thành hai bậc thang thủy điện có tổng công suất là 241MW. Bậc thang thứ nhất có công suất 135MW (thủy điện ĐN6) nằm trên địa bàn hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông. Bậc thang thủy điện thứ hai - Đồng Nai 6A (ĐN6A) có công suất 106MW, nằm trên địa bàn hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Tổng sản lượng điện hằng năm của hai bậc thang là 997,2 triệu kWh (công suất tăng thêm 61MW, sản lượng điện hằng năm tăng thêm 223,6 triệu kWh so với phương án quy hoạch năm 2002). Gần đây, ngày 21-7-2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1208/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện năng quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Theo đó, thủy điện ĐN6 được đưa vào danh mục công trình vận hành vào năm 2015 và thủy điện ĐN6A được đưa vào danh mục Công trình vận hành năm 2016. Như vậy, về mặt chủ trương xây dựng thủy điện ĐN6 và ĐN6A do CTCPTĐ ĐL-GL làm chủ đầu tư đã được Chính phủ chấp thuận. Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 với công suất thiết kế 135MW sẽ nằm trên địa phận các xã: Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) và xã Hưng Bình, huyện Đăk RLấp (Đăk Nông). Phạm vi chiếm đất lâm nghiệp của công trình là 197,63ha, gồm: Khu vực ngập nước lòng hồ 150,27ha, trong đó diện tích bị ảnh hưởng của VQG Cát Tiên là 137 ha thuộc các tiểu khu 421, 422, 506 nằm trong địa giới hành chính xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên. II/ Những tác động tích cực: Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc CTCPTĐ ĐL-GL cho rằng: “Với tổng công suất 214MW, khi được đưa vào vận hành, công trình thủy điện có thể đáp ứng đủ lượng điện tiêu thụ cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông”. Cũng theo ông Dũng, mỗi năm các nhà máy này sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, vị trí xây dựng hai công trình thủy điện gần trung tâm phụ tải lớn và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, sẽ đáp ứng đáng kể nhu cầu về điện năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay. Mặt khác, trong quá trình thi công cũng như vận hành sau này của các nhà máy thủy điện ĐN6 và ĐN6A, CTCPTĐ ĐL-GL cam kết sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động là người địa phương. Việc xây dựng thủy điện ĐN6 và ĐN6A còn góp phần điều tiết lũ trên sông Đồng Nai về mùa mưa lũ, tăng mực nước ngầm cho khu vực phụ cận, giảm tác động tiêu cực của hạn hán về mùa khô, tăng diện tích mặt nước và giảm nguy cơ cháy rừng Vườn quốc gia Cát Tiên. Nhận định về hiệu quả kinh tế của thủy điện ĐN6 và ĐN6A, tại Văn bản số 8281/BCT-NL ngày 21-8-2009 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về việc hiệu chỉnh và bổ sung thủy điện ĐN6 và ĐN6A vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, nêu rõ: “Tổng vốn đầu tư thủy điện ĐN6 là 3.215 tỷ đồng và thủy điện ĐN6A là 3.232 tỷ đồng. Kết quả phân tích cho thấy cả hai dự án có tính khả thi về kinh tế, trong đó thủy điện ĐN6 có hiệu quả cao hơn thủy điện ĐN6A và cao hơn một số dự án thủy điện đang triển khai ở nước ta”. Công trình thủy điện ĐN6 được xây dựng trên địa phận xã Hưng Bình, huyện Đắc R’lấp, tỉnh Đắc Nông (thuộc bờ phải sông Đồng Nai) và xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (thuộc bờ trái sông Đồng Nai); thủy điện ĐN6A xây dựng trên địa phận xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (thuộc bờ phải sông Đồng Nai) và xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (thuộc bờ trái sông Đồng Nai). Sau khi hoàn thành, các công trình thủy điện này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắc Nông, giúp cho Vườn quốc gia Cát Tiên mở mang và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái gắn khai thác văn hóa bản địa, nhân dân các xã trong khu vực mở mang ngành nghề dịch vụ và nuôi trồng thủy sản. Vị trí công trình thủy điện ĐN6 và ĐN6A nằm ở ranh giới vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hồ chứa nhỏ, dạng dải hẹp chạy dọc theo một phần đoạn sông Đồng Nai cũng là ranh giới của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Khoảng cách của hồ chứa từ ranh giới vườn vào trong vườn xa nhất là 300m Vai trò tích cực của các dự án thuỷ điện trước hết là phát huy mọi năng lực của vùng, nhằm làm tăng khả năng đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội (KTXH) đất nước cũng như của khu vực nơi xây dựng nhà máy đặc biệt cung cấp cho vùng Đông Nam Bộ. Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện không chỉ để sản xuất điện phục vụ người dân địa phương mà còn góp phần tăng sản lượng điện của quốc gia. Về hiệu quả kinh tế, qua phân tích cho thấy, tổng công suất của Thủy điện ĐN6 và ĐN6A là 241MW, sản lượng điện hằng năm đạt 929,16 triệu kWh, nhưng tỷ lệ chiếm đất bình quân thấp (chỉ 1,545ha/1MW), tỷ lệ mất rừng (hơn 1,3ha/1MW). Các nhà máy này không ảnh hưởng đến dân cư, đất nông nghiệp và công trình công cộng khác, do đó không phải thực hiện công tác đền bù, di dân tái định cư, không gây tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân. Toàn bộ đường thi công, đường vận hành, vị trí xây dựng nhà máy, lán trại, bãi vật liệu, bãi thải đều nằm ở phía bờ phải, thuộc địa bàn các tỉnh Đắc Nông và Bình Phước, do đó cả trong quá trình thi công cũng như vận hành sau này không gây ra chia cắt sinh cảnh, hay ảnh hưởng lớn đến Vườn quốc gia Cát Tiên. Trong khi đó, mỗi năm Thủy điện ĐN6 và ĐN6A đóng góp vào ngân sách địa phương (khoản thuế tài nguyên và phí dịch vụ môi trường) bình quân 143 tỷ đồng; đồng thời tạo việc làm cho nhân dân địa phương trong thời gian thi công và suốt quá trình vận hành. Diện tích mất đất cho hai công trình là 136,98 ha, trong đó chiếm đất vĩnh viễn 128,37 ha, chiếm đất tạm thời 8,61 ha; trong diện tích này không có hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo vệ. Có thể nói, Thủy điện ĐN6 và ĐN6A đã được hiệu chỉnh để giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của môi trường. Thủy điện ĐN6 và ĐN6A là các công trình có mặt bằng bố trí các hạng mục gọn và tập trung, khối lượng xây dựng không lớn, điều kiện thi công và quản lý vận hành có nhiều thuận lợi, dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội. Về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Các tác động tích cực của dự án bao gồm các lợi ích về tài nguyên và môi trường mà dự án mang lại. Lượng điện năng do thuỷ điện mang lại là điện năng sạch. Sự có mặt của nguồn điện năng này tránh cho việc dùng nhiệt điện chạy than, dầu làm ô nhiễm môi trường hoặc điện hạt nhân với nhiều khả năng tai biến môi trường. Ngoài ra, sự có mặt của hồ chứa nước và hệ thống cơ sở hạ tầng đem lại lợi ích to lớn về tài nguyên và môi trường, như làm tăng những “kho” dự trữ nước và góp phần không nhỏ để cải tạo các điều kiện kinh tế sinh thái cho địa phương. Theo tính toán, khi Thủy điện ĐN6 và ĐN6A đi vào vận hành với tổng công suất 241MW, mỗi năm phải chi trả khoảng 20 tỷ đồng phí môi trường rừng. Đây là số tiền không phải nhỏ và trong cả vòng đời dự án thủy điện (ví dụ khoảng 50 năm), thì số tiền hai công trình này trả lại cho rừng là rất lớn. Nếu chúng ta thu đúng, thu đủ, sử dụng có hiệu quả, sử dụng đúng quy định của pháp luật, thì từ nguồn thu này hoàn toàn có thể bù đắp được 372,23 ha rừng bị mất cho xây dựng Thủy điện ĐN6 và ĐN6A bằng các công việc như: Trồng mới rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, thực hiện các đề tài nghiên cứu bảo tồn và phát triển rừng. II/ Những tác động tiêu cực: Phá vỡ hệ sinh thái Nếu dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được xây dựng, hàng loạt các vấn đề tiêu cực sẽ xảy ra tại khu vực này, những hệ lụy lâu dài khiến con người không thể khắc phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động thực vật của Vườn quốc gia Cát Tiên. Bà Phạm Thị Cẩm Nhung, điều phối viên chính sách của tổ chức WWF, cho biết xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là xâm phạm đến vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên và các khu rừng nguyên sinh, làm tăng nguy cơ săn bắt và chặt phá rừng. Chỉ riêng tiếng ồn của thuốc nổ và máy móc khi xây dựng thủy điện đã làm xáo trộn cuộc sống của các loại động vật. Tiếng ốn còn khiến động vật hoang dã quý hiếm bị căng thẳng, làm giảm khả năng sinh sản, phá vỡ hệ sinh thái của Vườn quốc gia Cát Tiên. Đó là chưa kể một khối lượng chất thải lớn từ hai nhà máy này sẽ được đẩy ra môi trường trong khi xây dựng cũng như đã vận hành. TS. Lê Anh Tuấn, trường Đại học Cần Thơ cũng cho rằng: “Tác động tiêu cực của các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai là rất lớn, nếu dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không có sự điều chỉnh lại thì không nên xây dựng”. Bởi theo ông, hai công trình này có tác động nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học, văn hóa, khảo cổ, rừng và động vật hoang dã có nguy cơ bị tiêu diệt. Là đơn vị quản lý trực tiếp trên địa bàn, ông Trần Văn Thành, giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, cho biết nên ngừng ngay việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để tiến hành điều tra, đánh giá tác động môi trường một cách khách quan, khoa học. Nhưng thực tế thì báo cáo đánh giá tác động môi trường hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã có nhiều sai sót. Trong khi đó, thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trưởng tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan không chấp thuận triển khai hoặc giảm quy mô dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để hạn chế tác động môi trường, tài nguyên động thực vật vốn đã chịu sự tác động quá lớn từ các dự án thủy điện trên con sông này. Nguy cơ mất cân bằng trong bảo tồn: Việc xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm thay đổi dòng chảy hằng ngày của sông, dẫn đến ảnh hưởng dọc theo sông Đồng Nai như xói lở bờ sông, giảm quần thể cá, thậm chí mất sinh kế của người dân ở hạ lưu dòng chảy. Về nỗi lo “dòng sông chết” Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.894,73km2, chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của miền Đông Nam Bộ, với dân số hơn 2,6 triệu người. Dòng sông Đồng Nai là nguồn nước chủ yếu để phát triển sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Trong những năm gần đây, do sự biến đổi khí hậu và những tác động của con người, nên tình trạng xâm mặn, ô nhiễm của dòng sông này đã ở mức cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Thời gian qua, với sự kiện Nhà máy bột ngọt Vedan gây ô nhiễm nặng nề cho dòng sông Thị Vải, thì người dân Đồng Nai càng rất lo lắng cho chất lượng nước của dòng Đồng Nai. Hiện nay, dọc theo hệ thống sông Đồng Nai, có rất nhiều khu công nghiệp-khu chế xuất đang hoạt động và nhiều khu sẽ được xây dựng trong nay mai. Chính nước thải chưa qua xử lý ở những nơi này, cùng với nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đã khiến sông Đồng Nai bị ô nhiễm nặng. Nếu thủy điện ĐN6 và ĐN6A được xây dựng và đưa vào vận hành mà lượng nước điều tiết về hạ nguồn không tốt, có thể gây ra tình trạng xâm mặn nặng hơn nếu nước về ít, có thể gây ngập lụt nếu nước xả nhiều. III/ Nhìn chung về báo cáo tác động môi trường: Đại diện chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng: “Trong diện tích đất bị chìm ngập (của cả hai dự án Đồng Nai 6, 6A) không có những hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo vệ và trên các diện tích đó cũng hầu như không có các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ...”. Nhưng theo TS Vũ Ngọc Long - viện phó Viện Sinh học nhiệt đới, đại diện Mạng lưới Sông ngòi VN phía Nam và là người trực tiếp dẫn đầu đoàn khảo sát, điều tra, kết luận sau chuyến thực địa: khu vực xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A là khu vực sinh cảnh rừng nguyên sinh đặc trưng của VQG Cát Tiên. “Ngay trong chuyến khảo sát, chúng tôi cũng thấy rất nhiều loại cây gỗ quý có tên trong sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại VN như cẩm lai, trắc, mun, gõ mật, sao đen, dầu, ko nia (Irvingia malayana)... Ở đây còn có tầng thảm bao phủ nhiều loài hùng lan Việt Orchidantha vietnamica (họ Lowiaceae) - một loài thực vật đặc hữu đặc trưng cho riêng khu rừng Cát Lộ. Tại đây, đoàn khảo sát đã phát hiện một loài hoa trà (Camellia sp) phân bố rất phổ biến. Đây là một phát hiện rất có ý nghĩa về mặt bảo tồn” - TS Long nói. Khi đi khảo sát, các thành viên trong đoàn bắt gặp và chụp được hình các loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam đang hiện diện tại khu vực dự kiến xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6, 6A như chà vá chân đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, cầy hương... cùng một số loài bò sát lạ. Đó là chưa kể rừng Cát Lộc thuộc vùng đệm và vùng lõi của VQG Cát Tiên nằm ngay gần khu sinh sống của loài tê giác một sừng (các nhà khoa học ước lượng còn 5-7 cá thể). Tuy nhiên, trong phần đánh giá tác động đối với các loài động vật trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam lại kết luận: “Đối với động vật quý hiếm trong khu vực này hầu như không còn do ngư dân đã thâm nhập sâu vào hầu hết các nơi của dự án”. Và chúng ta càng đau lòng hơn vì được biết nhiều nhà khoa học khi đọc bản báo cáo về tác động môi trường (bản tóm tắt) do Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam lập cho dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đều dễ dàng nhận ra không ít chi tiết được sao chép từ một số tài liệu hoặc bản báo cáo tác động môi trường ở những vùng miền khác. Cụ thể trong phần đánh giá tác động của dự án Đồng Nai 6, 6A đến môi trường trong giai đoạn thi công, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam có một câu: “Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái do việc chặt bỏ cây cối ven bờ kênh trong quá trình giải phóng mặt bằng xây dựng các hạng mục, đặc biệt là dừa nước hai bên bờ”. Qua gần một tuần đi thực địa, đoàn khảo sát nhận thấy nơi dự kiến xây dựng đập thủy điện Đồng Nai 6, 6A nằm ngay trên dòng sông Đồng Nai - một dòng sông với những thác ghềnh và dòng nước ào ào cuộn chảy - chứ không là kênh rạch như miền Tây Nam bộ. Đặc biệt, tìm mỏi mắt không có một cây dừa nước hai bên bờ sông. Tương tự, báo cáo đánh giá tác động môi trường tiếp tục nêu: “Việc đào bới lòng hồ và kênh dẫn qua vùng đất chua, lầy úng đọng sinh phèn, nước mang chất phèn muối, axit, chất độc... lan truyền rộng”. Nhận xét về đánh giá này, TS Lê Anh Tuấn (Trường ĐH Cần Thơ) nói: “Mấy từ này nông dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nghe thấy quen quen”. Thực tế cho thấy vùng đất dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A là vùng đất rừng bazan với đồi núi nối tiếp nhau cùng những con suối với nước ngọt. Trong phần kết luận về các lợi ích của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam viết: “Các lợi ích kinh tế xã hội do hai công trình thủy điện đem lại là cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống điện phía Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực, đặc biệt là các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Quảng Nam”. Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A dự kiến được xây dựng trên sông Đồng Nai, không hề dính dáng đến tỉnh Quảng Nam. Tại sao lại có bản báo cáo trái thực tế đến vậy? Khi mà họ không xem xét kỹ nơi xây dựng, không tìm hiểu rõ tác động của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến đời sống dân cư, đến điều kiện tự nhiên nơi đây…Vậy thì làm sao họ có thể tiến hành một công trình có cái tình, cái tâm, có lợi thật sự cho xã hội được? Hay đây chỉ là lợi ích kinh tế cho một nhóm người? Theo Giám đốc VQG Cát Tiên Trần Văn Thành cho rằng: “Nếu chỉ nhìn vào con số 137 ha rừng bị mất thì đúng là không đáng kể (so với diện tích rừng bị mất trong cả nước). Tuy nhiên, đây là diện tích rừng đặc dụng và việc xây dựng công trình sẽ không chỉ đơn thuần làm mất số diện tích rừng mà còn gây ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái trong khu vực, làm giảm tính đa dạng sinh học, tăng nguy cơ săn bắt thú và chặt phá cây rừng. Những điều này báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đánh giá, nhận định”. Đến lúc này thì chúng ta cần suy nghĩ: “Có nên hay không nên xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A?”. Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại VN đã đưa ra cảnh báo: “Việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái VQG Cát Tiên, đặc biệt là khu Bàu Sấu - khu hệ đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Ramsar.”. “Bàu Sấu là một trong những khu có hệ sinh thái nước ngọt nguyên sơ nhất tại VN hiện nay nên cần được bảo vệ. Theo quy mô của đập thủy điện Đồng Nai 6, 6A, có thể phải dùng khoảng 1.000 tấn thuốc nổ trong quá trình thi công. Khi đó tiếng ồn do nổ mìn và độ rung mặt đất sẽ làm xáo trộn đời sống các loài động vật trong VQG Cát Tiên, đặc biệt là đối với con người nơi gần địa điểm xây dựng đập. Điều này là mối nguy lớn cho hệ sinh thái, thậm chí gây ra nguy cơ tuyệt chủng các loài vốn dĩ đã có nguy cơ tuyệt chủng cao”. Điều này cũng giống như Bà Phạm Thị Cẩm Nhung, điều phối viên chính sách của tổ chức WWF đã nói ở trên. TS Lê Anh Tuấn còn đưa ra hàng loạt điều luật hiện hành để chứng minh rằng VQG Cát Tiên là khu bảo tồn, cần nghiêm cấm xây dựng công trình ở đây. “Theo nghị quyết của Quốc hội, những dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50ha trở lên... thì phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Như vậy hai công trình thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A chiếm dụng khoảng 137 ha đất rừng thuộc VQG Cát Tiên phải được Quốc hội quyết định chủ trương trước, bỏ qua bước này là làm trái quy định của pháp luật” - TS Tuấn nói. IV/ Biện pháp: Điều đáng lo ngại là hiện nay, đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên ngày càng bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố, Giám đốc VQG Cát cho rằng: 'Nếu không có biện pháp kịp thời, việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ tài nguyên, nhất là các khu rừng đặc dụng của vườn quốc gia. Hiện nay, chúng tôi đang gặp rất nhiều áp lực từ người dân. Đến bây giờ lại gặp áp lực từ việc xây dựng các thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Với sự tác động từ nhiều yếu tố này, trong thời gian tới, chúng tôi nghĩ rằng sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên sẽ bị ảnh hưởng.”. Đây là suy nghĩ của người gắn bó với Vườn Quốc gia Cát Tiên này. Còn chúng ta, thì sao? Ngày xưa “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” thì ngày nay chúng ta càng phải giữ gìn rừng vì giữ rừng là giữ an ninh quốc phòng. Chúng ta có thể triển khai những hình thức tăng cường năng lượng khác chứ không thể ồ ạt phát triển thủy điện mà phá rừng, khiến đời sống người dân khốn khổ. Vả lại, rừng có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa các chu trình khí hậu và nước. Khí hậu đã thay đổi do những tác động của chúng ta đến tài nguyên thiên nhiên. Do đó chúng ta phải nhìn nhận sự thật là tài nguyên là hữu hạn nên chúng ta phải tìm cách tái tạo cái đã mất, giữ gìn và phát triển cái đang có và sử dụng tiết kiệm để phát triển một cách bền vững. Trong khi đó đại diện chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng “Hai thủy điện có diện tích chiếm đất vĩnh viễn trên 320 ha, trong đó chiếm đất Vườn quốc gia Cát Tiên gần 137 ha sẽ tạo hàng rào ngăn việc phá rừng, săn thú…”. Điều này có xác thực không? Sao chúng ta không giải quyết tình trạng người dân sống ven rừng bằng cách tái định cư nhằm ổn định cuộc sống của người dân đồng thời thu hồi lại đất rừng. Đây là giải pháp thấu tình đạt lý sẽ được người dân ủng hộ bởi lẽ tại nơi định cư mới, họ sẽ được hưởng đầy đủ những quyền lợi công dân về đời sống, công ăn việc làm và nhu cầu học hành mà trước đây họ không có. Từ đó, việc xâm hại đến rừng sẽ được hạn chế. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra, bảo vệ, phát triển rừng. Bảo tồn nguồn gen các loài động vật hoang dã và đặt biệt là bảo tồn nguồn gen các loài bò hoang dã với mục tiêu duy trì nguồn gen để cải tạo đàn bò nuôi. Nhà nước cần sắp xếp, hợp lý hoá các lâm trường quốc doanh dọc theo sông Đồng Nai để đảm bảo hành lang sinh cảnh tự nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và tạo ra an toàn sinh kế cho các cộng đồng thuộc VQG Cát Tiên và khu vực xung quanh Vườn. Bên cạnh đó, cần trực tiếp mang lại lợi ích sinh kế cho các cộng đồng thí điểm ở trong và xung quanh VQG Cát Tiên và đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên. KẾT LUẬN Hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản và quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường. Đó là điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, bồi lắng và bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn. Suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu. Chúng ta cần có biện pháp bảo vệ, tái tạo rừng để không phải đến lúc quá muộn. Nhiều loại động vật quý hiếm của Vườn quốc gia sẽ bị xâm hại nếu làm thủy điện 6 và 6A. Trong ảnh: Công và hạc ở Cát Tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxrung_cat_tien_va_thuy_dien_9938.docx