Tài liệu Đề tài Vết thương xuyên nhãn cầu nặng ở trẻ em – Nguyễn Thị Thu Uyên: 97
VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU NẶNG Ở TRẺ EM
NGUYỄN THỊ THU YÊN
Bệnh viện mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương và chức năng thị giác của vết thương
xuyên nhãn cầu (VTXNC).
Đối tương và phương pháp: Nghiên cứu trên 136 mắt bị VTXNC ở trẻ em tuổi
từ 1 chiếm đa số 77,8%. Nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt chiếm 93,3% trong đó chủ -
15 bị VTXNC nặng, có rách giác, củng mạc kèm theo đục vỡ thể thuỷ tinh thoát dịch
kính (DK), tổ chức hóa DK, dị vật nội nhãn, bong võng mạc.
Kết quả: Trẻ em nam bị chấn thương yếu do que chọc (41,9%). Kích thước vết
thương: <5mm: 67,6% (92 mắt), 5-10mm: 25,7% (35 mắt). Vị trí chấn thương: giác
mạc: 83,1%-(113 mắt). Tổn thương kèm theo: bong võng mạc: 14% (19 mắt), dị vật nội
nhãn: 11% (15 mắt). Tình trạng DK bị nhiễm trùng (mủ DK) chiếm tỷ lệ cao nhất
(41,9%). Chức năng thị giác khi vào viện: 97% (132 mắt ) có thị lực < 5/200 (đếm ngón
tay <1 m).
Kết luận: Tổn thương của vết thương xuyên nhãn cầu ở tr...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vết thương xuyên nhãn cầu nặng ở trẻ em – Nguyễn Thị Thu Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97
VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU NẶNG Ở TRẺ EM
NGUYỄN THỊ THU YÊN
Bệnh viện mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương và chức năng thị giác của vết thương
xuyên nhãn cầu (VTXNC).
Đối tương và phương pháp: Nghiên cứu trên 136 mắt bị VTXNC ở trẻ em tuổi
từ 1 chiếm đa số 77,8%. Nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt chiếm 93,3% trong đó chủ -
15 bị VTXNC nặng, có rách giác, củng mạc kèm theo đục vỡ thể thuỷ tinh thoát dịch
kính (DK), tổ chức hóa DK, dị vật nội nhãn, bong võng mạc.
Kết quả: Trẻ em nam bị chấn thương yếu do que chọc (41,9%). Kích thước vết
thương: <5mm: 67,6% (92 mắt), 5-10mm: 25,7% (35 mắt). Vị trí chấn thương: giác
mạc: 83,1%-(113 mắt). Tổn thương kèm theo: bong võng mạc: 14% (19 mắt), dị vật nội
nhãn: 11% (15 mắt). Tình trạng DK bị nhiễm trùng (mủ DK) chiếm tỷ lệ cao nhất
(41,9%). Chức năng thị giác khi vào viện: 97% (132 mắt ) có thị lực < 5/200 (đếm ngón
tay <1 m).
Kết luận: Tổn thương của vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em rất đa dạng, hay
phối hợp nhiều tổn thương cùng một lúc như đục vỡ thể thuỷ tinh, dị vật nội nhãn, viêm
mủ nội nhãn (mủ dịch kính), bong võng mạc, tổ chức hoá dịch kính làm cho mắt bị
giảm chức năng trầm trọng.
Vết thương xuyên nhãn cầu
(VTXNC) là một cấp cứu hay gặp trong
nhãn khoa, hay gặp ở trẻ em và người lao
động. Đánh giá tổn thương ban đầu của
chấn thương mắt như: thị lực, vị trí và
kích thước vết thương, tổn thương kèm
theo nhằm mục đích tiên lượng cho điều
trị và kết quả điều trị. Kích thước vết
thương lớn, đục vỡ thể thuỷ tinh, dị vật
nội nhãn, xuất huyết nội nhãn, viêm mủ
nội nhãn, bong võng mạc là những yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ở trẻ em,
diễn biến bệnh thường nặng, để lại hậu
quả là thị lực giảm trầm trọng, có thể mất
chức năng hoặc phải bỏ nhãn cầu làm
ảnh hưởng rất lớn đến tương lai, nghề
nghiệp của những bệnh nhân nhỏ tuổi
này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng
và chức năng thị giác của vết thương
xuyên nhãn cầu nặng ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 135 bệnh nhân trẻ em bị
VTXNC được điều trị tại Khoa Chấn
thương Bệnh viện Mắt Trung ương từ
năm 2000 – 2002.
98
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân bị VTXNC bao gồm vết
thương xuyên có dị vật hoặc không có dị
vật nội nhãn, những VTXNC mới và các
di chứng, biến chứng của VTXNC. Tuổi
từ 1-15. Có phối hợp điều trị cắt dịch
kính.
Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu :
Có bệnh mắt bẩm sinh. Bệnh nhân có
bệnh toàn thân nặng.
2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên
cứu theo phương pháp mô tả, tiến cứu.
Các chỉ số nghiên cứu:
- Khai thác tiền sử chấn thương,
hoàn cảnh, tác nhân gây chấn thương.
Thời gian và các phương pháp đã được
điều trị.
- Khám mắt với máy sinh hiển vi,
máy soi đáy mắt, kính Volk.
- Chụp X quang, làm siêu âm, điện
võng mạc.
- Đánh giá tình trạng chức năng: đo
thị lực: Thị lực từ 0,5 trở lên được coi là
thị lực tốt, thị lực trung bình: đếm ngón
tay từ 1m - <0,5m. Thị lực xấu: đếm
ngón tay từ 1m trở xuống.
- Đo nhãn áp.
- Đánh giá tổn thương: Vị trí, kích
thước của vết thương.
- Tổn thương kết hợp: thủy tinh thể,
dịch kính, võng mạc, có hay không có dị
vật nội nhãn.
- Tình trạng nhiễm khuẩn của mắt.
Đặc biệt lưu ý đến tổn hại của DK, mức
độ đục của DK.
Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp
thống kê y học bằng chương trình SPSS
10.05. Kiểm định sự khác biệt giữa các
tỷ lệ bằng thuật toán 2 (khi bình
phương).
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành trên
136 mắt ở 135 bệnh nhân (có 1 bệnh
nhân bị mìn nổ và phải mổ 2 mắt).
1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu:
1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới:
Bảng 1.
Tuổi
Giới
<=6 7-15 Tổng số
Nam 24 81 105 (77,8%)
Nữ 6 24 30 (22,2%)
Trẻ em nam bị chấn thương chiếm
đa số (77,8%), gấp hơn 3 lần trẻ em nữ.
Tuổi hay bị chấn thương từ 7-15 tuổi,
tuổi thấp nhất là 18 tháng tuổi, cao nhất
là 15 tuổi.
99
1.2. Hoàn cảnh gây tai nạn: Do tai nạn
sinh hoạt 93,3% (126 mắt) do tai nạn lao
động 6,6% (9 mắt).
1.3. Tác nhân gây chấn thương: Tỷ lệ
chấn thương do que chọc cao nhất
(41,9%), ngoài ra còn do sắt, kéo chọc vào,
mìn nổ, cò mổ
1.4. Kích thước vết thương: <5mm:
67,6% (92 mắt), 5-10mm: 25,7%
(35mắt), >10mm: 6,6% (9 mắt).
1.5. Vị trí chấn thương: giác mạc:
83,1% (113 mắt), giác củng mạc: 10,3%
(14 mắt), củng mạc: 6,6% (9 mắt).
Chấn thương phần trước nhãn cầu:
49,3%.
Chấn thương phần sau nhãn cầu:
38,2%.
Chấn thương phối hợp cả phần
trước và phần sau nhãn cầu: 12,5%
1.6. Tổn thương kèm theo: bong võng
mạc: 14% (19 mắt), dị vật nội nhãn: 11%
(15 mắt), đục vỡ thể thuỷ tinh: 16,9% (23
mắt).
1.7. Tổn thương dịch kính khi vào viện: Bảng 2
Tình trạng
dịch kính
Mủ Máu
Lẫn với
TTT
Đục DK Tổng số
Số mắt 57 22 23 34 136
Tỷ lệ (%) 41,9 16,2 16,9 25 100
Tình trạng DK bị nhiễm trùng (mủ
DK) chiếm tỷ lệ cao nhất (41,9%).
1.8. Tình trạng nhãn áp:
- Khi vào viện nhãn áp thấp chiếm
36,8% (50 mắt), nhãn áp cao: 9,6% (13
mắt), nhãn áp bình thường: 53,7% (73
mắt).
1.9. Tình trạng thị lực khi vào viện: Bảng 3
Thị lực ST (-) ST(+)-=0,5 Tổng số
Số mắt 4 128 2 0 1 1 136
Tỷ lệ 2,9 94,1 1,5 0 0,7 0,7 100
Khi vào viện, chức năng thị lực xấu
chiếm tỷ lệ rất cao: 97% trong đó có
2,9% (4 mắt) mất nhận thức ánh sáng
(ST-), thị lực tốt và trung bình chỉ chiếm
có 2,9% (4 mắt). Các nguyên nhân gây
giảm thị lực: đục vỡ thể thuỷ tinh, tổ
chức hoá dịch kính, viêm mủ nội nhãn,
xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung:
Cũng như vết thương xuyên nhãn
cầu ở người lớn, vết thương xuyên nhãn
cầu ở trẻ em tập trung chủ yếu vào trẻ em
nam. Trẻ em nam chiếm 77,8%, nhiều
100
gấp 3 lần trẻ em nữ cũng tương tự như
nghiên cứu của các tác giả khác [1, 2,3].
Chấn thương xảy ra chủ yếu ở lứa
tuổi từ 7-15. Mouchtahide [3] và Osman
[4] cũng gặp nhiều ở lứa tuổi này từ 6-
15 tuổi. Đây là lứa tuổi đã bắt đầu đi
học, rất hiếu động, ham tìm hiểu và
khám phá.
Hoàn cảnh xảy ra chấn thương do
tai nạn sinh hoạt chiếm đa số: 93,3%,
điều này cũng phù hợp với các nghiên
cứu trong và ngoài nước khác [1,4].
Tác nhân gây thương tích hay gặp
do que chọc (41,9%), Nguyễn Thị Đợi
[1] gặp 36,18%, ngoài ra còn do kéo, que
khăng đập vào, ném đất đá vào mắt nhau,
do cò mổ vào mắt (gia đình bắt cò về
cho chơi). Phần lớn do các cháu nô đùa,
nghịch ngợm, trêu chọc nhau. Một số ít
cháu do nghịch, nhặt được các vật kim
loại (không biết đó là kíp mìn) đem đập,
đốt nên bị nổ vào mắt. Như vậy sau hơn
30 năm chiến tranh qua đi nhưng những
hậu quả do bom mìn vẫn còn đe doạ
người dân, trong nghiên cứu này có tới
10 trẻ bị mìn nổ gây TVXNC, trong đó
có 1 trẻ bị tổn thương cả 2 mắt gây bong
võng mạc cả 2 mắt dẫn đến mù loà. Vết
thương do mìn nổ thường gây nên tổn
thương toàn thân như cụt tay chân, gẫy
xương Tại mắt, vết thương xuyên nhãn
cầu do mìn nổ không những gây thủng
giác củng mạc, khuyết tổ chức mà còn
luôn mang theo nhiều dị vật vào trong
nhãn cầu. Dị vật nội nhãn do mìn nổ
thương không có từ tính, do vậy việc lấy
dị vật ra khỏi mắt tương đối khó
khăn.Trong một số mắt không lấy dược,
dị vật tồn tại trong mắt gây nên hiện
tượng nhiễm kim loại ở mắt dẫn đến mù
loà.
Thời gian đến Bệnh viện Mắt TW
của bệnh nhân trong 24 giờ đầu chiếm tỷ
lệ rất thấp, chỉ có 20,7%. Hầu hết các
cháu ở xa, đi lại khó khăn hoặc do người
nhà không phát hiện được (có một số
cháu không chịu nói với người nhà khi
mắt bị chấn thương, do vậy đã làm cho
tình trạng mắt nặng hơn).
2. Đặc điểm về vết thương xuyên
nhãn cầu:
Vết thương giác mạc chiếm đa số:
83,1%. Điều này cho thấy dù vết thương
đã được điều trị, được khâu, song hậu
quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng tới
trục thị giác, giảm thị lực cho mắt bị tổn
thương. Theo Mouchtahide [3], vị trí hay
gặp nhất là vết thương ở giác mạc.
Tổn thương của mắt trong nhóm
nghiên cứu rất đa dạng, không có mắt
nào chỉ có rách giác, củng mạc đơn thuần
mà đều phối hợp với các tổn hại khác
như: đục vỡ thể thuỷ tinh (16,9%), dị vật
nội nhãn (11%), mủ dịch kính (41,9%),
bong võng mạc. Bong võng mạc gặp
14%, đây là một trong những bệnh lý
nặng nhất của chấn thương mắt. Bong
võng mạc có thể xuất hiện sau chấn
thương đến hàng năm, do vậy cần theo
dõi lâu dài mắt bị chấn thương.
Osman [4] khi nghiên cứu về chấn
thương mắt trẻ em ở Tunisie trên 411
bệnh nhân gặp 65% chấn thương phần
trước, phần sau chỉ có 35%. Nghiên cứu
của chúng tôi gặp chấn thương có phối
hợp cả phần trước và sau cao hơn
(50,7%). Có thể do nhóm bệnh nhân của
101
chúng tôi phần lớn bệnh nhân phải cắt
dịch kính nên tỷ lệ này cao hơn, tổn
thương nặng hơn.
3. Đặc điểm về chức năng thị giác:
Chức năng của mắt chấn thương
giảm trầm trọng: 97% mắt bị mù thực tế
(đếm ngón tay <1m). Tình trạng nhiễm
trùng của mắt chiếm tỷ lệ rất cao
(41,9%), có tới gần một nửa số mắt bị
nhiễm khuẩn, có mủ trong buồng dịch
kính, viêm nội nhãn. Viêm nội nhãn là
một thảm hoạ trong nhãn khoa, kết quả
điều trị thường rất xấu, nhiều mắt bị teo
nhãn cầu, mất nhận thức ánh sáng và có
khi phải khoét bỏ. Khi phải khoét bỏ
nhãn cầu, đặc biệt ở trẻ em gây nên một
choáng mạnh về mặt tâm lý đối với các
em, nhất là ở trẻ em nhỏ tuổi sẽ có nguy
cơ xương mặt phát triển lệch, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Đợi [1], có 63,5% mắt mù ngay sau chấn
thương. Tỷ lệ mù loà trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn (97%), chúng tôi
cho rằng trong nghiên cứu của mình, tác
giả có thống kê tất cả chấn thương mắt,
kể cả trường hợp không có vết thương ở
nhãn cầu. Còn nghiên cứu của chúng tôi
tất cả các mắt đều có tổn hại nhãn cầu,
trong đó quá một nửa mắt có tổn hại
phần sau, mà chấn thương phần sau nhãn
cầu thường nặng hơn phần trước và có tỷ
lệ mù loà cao hơn.
KẾT LUẬN
Trẻ em nam bị chấn thương chiếm
đa số: 77,8%. Nguyên nhân do tai nạn
sinh hoạt chiếm 93,3% trong đó chủ yếu
do que chọc (41,9%). Kích thước vết
thương: <5mm: 67,6% (92 mắt), 5-
10mm: 25,7% (35 mắt). Vị trí chấn
thương: giác mạc: 83,1% (113 mắt).
Tổn thương kèm theo: bong võng
mạc:14%, dị vật nội nhãn: 11% đục vỡ
thể thuỷ tinh: 16,9%. Tình trạng DK bị
nhiễm trùng (mủ DK) chiếm tỷ lệ cao
nhất (41,9%). Tình trạng thị lực khi vào
viện: 97% (132 mắt) bị mù thực tế, có thị
lực < 5/200 (đếm ngón tay <1m).
KHUYẾN NGHỊ
Mặc dù có nhiều tiến bộ về điều trị
chấn thương mắt, song VTXNC ở trẻ em
vẫn còn là một nguyên nhân gây mù loà
khá cao, do vậy cần tuyên truyền giáo
dục ý thức phòng chống chấn thương mắt
cho trẻ em và cho nhân dân, đặc biệt chú
trọng vào trường học, nơi học sinh là đối
tượng hay bị chấn thương mắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGUYỄN THỊ ĐỢI (1994): “Tình hình chấn thương mắt trẻ em”, Nội san
nhãn khoa, 2000, 3, tr. 44 –49.
2. LOEWENSTEIN A., DE JUAN E. (1999): “Pediatric ocular trauma”,
Vitreoretinal surgery of the injuried eye, Edit by Alfaro D.V., Ligett P.E.,
Lippincott-Raven Publishers Philadelphia, New York, pp. 289-301.
102
3. MOUCHTAHIDE M. (1994): “Les traumatismes oculaires chez les
enfants de 0 à 15 ans. A propos de 63 dossiers cliniques”, J. Fr.
Ophtalmol, 17, 12, pp. 750-754.
4. OSMAN NB., JEDDI A. ZGHAL I. (1995): “Les traumatismes oculaires
de l’enfant en Tunisie”, Ophtalmologie, 9, pp. 402-404.
5. GUILLAUME J.B., GODDE-JOLLY D., HAUT J., et al (1991):
“Traitement chirurgical du décollement de rétine traumatique de l’enfant
de moins de 15 ans”, J. Fr. Ophtalmol, 14, 5, pp. 311-319.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_vet_thuong_xuyen_nhan_cau_nang_o_tre_em_nguyen_thi_th.pdf