Tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự đoán cho các năm 2009 – 2010: LỜI NÓI ĐẦU
Từ những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì thế chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích rất cao.
Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là một trong những công ty được thành lập tại Việt Nam dưới vốn đầu tư của người nước ngoài. Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng đã thu hút được số lượng lao động đông đảo trong nước, tạo thu nhập cho nhiều người. Nắm bắt nhanh nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng sử dụng một lượng lớn các phương tiện đi lại, công ty đã tiến hành sản xuất các loại linh kiện mô tô và xe máy nhằm hoàn thiện ngày một tốt hơn cho nhu cầu đi lại. Đây là một điểm mạnh của Ngọc Đức và cũng là một thuận lợi lớn cho Công ty trong tương lai khi mà xu hướng tiêu dùng xe máy và ôtô của xã hội ngày càng tăng.Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay C ông ty cũng đ ã không ít gặp nhiều...
93 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự đoán cho các năm 2009 – 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Từ những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì thế chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích rất cao.
Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là một trong những công ty được thành lập tại Việt Nam dưới vốn đầu tư của người nước ngoài. Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng đã thu hút được số lượng lao động đông đảo trong nước, tạo thu nhập cho nhiều người. Nắm bắt nhanh nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng sử dụng một lượng lớn các phương tiện đi lại, công ty đã tiến hành sản xuất các loại linh kiện mô tô và xe máy nhằm hoàn thiện ngày một tốt hơn cho nhu cầu đi lại. Đây là một điểm mạnh của Ngọc Đức và cũng là một thuận lợi lớn cho Công ty trong tương lai khi mà xu hướng tiêu dùng xe máy và ôtô của xã hội ngày càng tăng.Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay C ông ty cũng đ ã không ít gặp nhiều khó khăn thách thức lớn. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Ngọc Đức em đã đi sâu nghiên cứu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2005 – 2008. Đồng thời muốn dự đoán về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm tiếp theo bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê được học.
Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các phương pháp thồng kê không những cho phép đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chính xác mà còn tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng của Công ty để từ đó rút ra giải pháp giải quyết vấn đề và dự đoán chính xác cho tương lai.Vì vậy em đã chon đề tài : “Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự đoán cho các năm 2009 – 2010” cho chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Chương II: Một số phương pháp thống kê vận dụng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức .
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự báo cho các năm 2009 -2010.
Để hoàn thành chuên đề thực tập này em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tính của thấy giáo hướng dẫn cùng với Cán Bộ Công nhân viên các phòng ban đặc biệt là phòng kế toán của Công ty Ngọc Đức nơi em thực tập. Tuy nhiên giữa công việc Thống kê thực tế với những kiến thức em đã được học cũng có nhiều khoảng cách, do hạn chế về mặt kiến thức nên chuyên đề thực tập của em chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Thống Kê để em có thể hiểu sâu hơn nữa về công tác Thống kê cũng như giúp chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thống Kê trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Đặc biệt, em xin cảm ơn TS.Bùi Đức Triệu đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Chương I
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ
THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC
I. Một số vấn đề chung v ề kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1. Khái niệm và đặt điển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là việc sử dụng các yếu tố đầu vào và biến đổi nó thành các yếu tố đầu ra nhằm làm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. Cần phân biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất tự cấp tự túc đó là điều kiện cần thiết đảm bảo chính xác các thống tin thống kê . Mỗi sản phẩm đều trải qua bốn giai đoạn đó là sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Hoạt động trong giai đoạn sản xuất được gọi là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của cá nhân hoặc của xã hội. Có thể nói hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của xã hội , là cơ sở tồn tại của xã hội loài người .
Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, sản phẩm sẽ bước vào giai đoạn lưu thông . Hoạt động của doanh nghiệp trải qua giai đoạn lưu thông gọi là hoạt động kinh doanh . Hoạt động kinh doanh có thế vì các mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào các loại hình doanh nghiệp. Nhưng tất cả đều phải thoả mãn nhu cầu của đối tượng tiêu dùng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp có thể rất đa dạng, sản xuất nhiều mặt hàng, kinh doanh tổng hợp. Nhưng tựu chung lại gồn hai loại hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghiệp ( sản xuất kinh doanh chính ) và hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính quyết định việc đặt tên và thương hiệu cho doanh nghiệp, xếp doanh nghiệp đó vào một ngành công nghiệp cụ thể. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác là hoạt động kiêm về sản xuất nông nghiệp, vận tải hay thương mại…
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Cần phân biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất tự cấp , tự túc. Tuy đều là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn có những đặc điểm riêng của nó:
Là hoạt động có mục đích có thể làm thay được của con người.
Bao gồm cả hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất dịch vụ.
Nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân và của toàn xã hội.
Sản xuất vật chất hay dịch vụ trong kinh doanh không phải để tự tiêu dùng mà để cho người khác tiêu dùng.
Động cơ và mục đích làm ra sản phẩm là để phục vụ và thu lợi nhuận.
Phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh ( vật chất hay dịch vụ ) có thể cân đo đong đếm được, đó là sản phẩm hàng hoá được trao đổi , tiêu thụ
trên thị trường. Người chủ sản xuất phải luôn có trách nhiện với sản phẩm của chính mình.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn nắm bắt được thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.Trong đó các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về các chính sách kinh tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của Doanh nghiệp và về phát triển kinh tế Xã hội.
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng trao đổi giao lưu hàng hoá, tạo ra phân công lao động xã hội và các cân bằng kinh tế xã hội.
Không phải mọi hoạt động sản xuất của con người để tạo ra sản phẩm hữu ích nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội đều là hoạt động sản xuất. Mà cần phải loại trừ các hoạt động như nấu cơm giặt giũ , thầy mo, thầy cúng, hoạt động vay mượn trong gia đình … Những hoạt động này về bản chất là hoạt động sản xuất nhưng tự coi không phải là hoạt động sản xuất vì chưa có điều kiện thống kê chính xác.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trong trong xã hội góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm giàu xã hội. Do vậy ngày càng cùng cố và phát triển đồng thời tạo mọi điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được hoạt động tốt hơn.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật
Chính Xác Ngọc Đức.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là Công ty hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập bởi công ty Hữu Hạn công nghiệp chính xác Ngọc Đức, trụ sở tại số 50 – 9, tầng 4, đuờng phúc thành, huyện đào viên, thành phố Bát đức - Đài Loan do ông Huang Yih Sheng, quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), chức vụ Giám đốc làm đại diện.
Tên đầy đủ của Công ty: Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh. Yu – Te precision Technology Co, ltd.
Theo đó trụ sở tạm thời (tối đa không quá 2 năm) tại xã Biên Giang - Huyện Thanh Oai – Tỉnh Hà Tây, sau thời hạn trên, trụ sở Công ty đặt tại cụm công nghiệp thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây.
Vốn đầu tư đăng ký là 700.000 USD vốn pháp định là 210.000 USD.
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã 3 lần sử đổi giấy phép đầu tư, cụ thể là:
Giấy phép điều chỉnh lần 1 Số 41 – GPĐC1/HT ngày 17/06/2006 về việc tăng vốn đầu tư là 1.000.000 USD và tăng vốn pháp định lên là 300.000 USD.
Gấy phép điều chỉnh lần 2 Số 41 – GPĐC2/ HT ngày 24/06/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc chuẩn y thay đổi trụ sở của Công ty Hữu hạn chính xác Ngọc Đức, theo đó trụ sở tạm thời (tối đa không quá 2 năm): tại xã Biên Giang, thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây, sau thời hạn trên, trụ sở công ty đặt tại cụm CN thị trấn Phùng – huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây.
Giấy phép điều chỉnh lần 3 Số 41 – GPĐC3/HT ngày 14/09/2006 do UBND tỉnh Hà Tây cấp, chuẩn y việc tăng vốn đầu tư và thay đổi trụ sở của công ty, cụ thể:
Trụ sở đặt tại: Cụm công nghiệp thị trấn Phùng – huyện Đan phượng - tỉnh Hà Tây, CHXHCN Việt Nam.
Vốn đàu tư đăng ký là: 1.375.000 USD.
Vốn pháp định là: 300.000 USD.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cụ thể như sau:
STT
Mã
ngành
Tên ngành
1
3434
Sản xuất các linh kiện ôtô, môtô.
2
3435
Sản xuất và buôn bán các loại khuân mẫu cơ khí cho linh kiện xe ôtô, môtô.
3
3436
Gia công khuân mẫu và các loại linh kiện phụ tùng xe ôtô, môtô.
Sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp để tiêu thụ trong nước và dần hướng tới xuất khẩu.
2.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, của bộ máy Quản lý Công ty Hữu Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức tuy mới thành lập nhưng cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối rõ ràng chặt chẽ với từng phòng ban chức năng nhiệm vụ cụ thể cùng với đội ngũ Cán bộ Công nhân viên nhiệt tình và năng động. Tính đến đầu năm 2008 Công ty đã có tất cả 170 người trong đó bao gồm :
- Số cán bộ có trình độ trên Đại học là 5 người.
- Số cán bộ có trình độ Đại học là 22 người.
- Số cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp là 20 người
- Số lao động phổ thông là 123 người.
- Công ty cón có 3 cán bộ người nước ngoài với trình độ và tay nghề cao.
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty Hữu Hạn Công Nghiệp Chính Xác Ngọc Đức là công ty với 100% là vốn đầu tư nước ngoài , thực hiện chế độ một thủ truởng với mô hình cơ cấu trực tuyến. Quyền quyết định những vấn đề thuộc về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hành chính, đời sống trong phạm vi doanh nghiệp và từng bộ phậm được trao cho một người. Người đó có nhiệm vụ quản lý tòan diện các mặt hoạt động ở đơn vị mình. Tổ chức bộ máy quản trị Doanh nghiệp trong công ty thể hiện đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu:
- Đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của Doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ, toàm diện các chức năng quản lý doanh nghiệp
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng , chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thểlao động trong Doanh nghiệp.
- Phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của Doanh nghiệp.
- Đảm bảo được yêu cầu vừa tinh giản vừa gọn nhẹ trong bộ máy quản lý.
Về phân công trong bộ máy quản trị điều hành Doanh nghiệp: Công ty Ngọc Đức thực hiện chế độ phân công hợp lý đảm bảo tính thống nhất tuyệt đối, sự phục tùng kỷ luật hết sức nghiêm ngặt từ trên xuống dưới.
+ Tổng giám đốc : Là người đứng đầu Công ty, bao quát về tình hình hoạt động của Công ty. Giao trách nhiệm trực tiếp cho phó tổng giám đốc trong việc điều hành Công ty.
+ Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Công ty: Là người được giao trách nhiệm quản trị Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kỹ thuật kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp.Giao quyền chỉ huy sản xuất, kỹ thuật và quản lý tài chính cho Phó giám đốc. Đồng thời tập trung vào những vấn đề lớn có tính chiến lược.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự chỉ đạo của giám đốc là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật, có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng kỹ thuật, phòng QLSX, phòng QC làm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra. Là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do đó phó giám đốcđóng vai trò quan trọng trong bộ máy của Công ty, chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được trong Công ty.
+ Phó giám đốc tài chính: Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc là người chịu trách nhiệm về tài chính của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận có liên quan như: Phòng Kế toán, nhân sự, kinh doanh.
+ Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các định mứckinh tế kỹ thuật , tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Trước khi bắt tay vào sản xuất, phòng kỹ thuật phải thiết kế, cung cấp bản vẽ thiết kế, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước. Đồng thời phòng kỹ thuật còn có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
+ Phòng quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm về sản xuất theo các mẫu mãtheo đơn đặt hàng của khách hàng. Đảm bảo sản phẩm phải đạt chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra.
+ Bộ phận quản lý chất lượng ( QC): Có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm đầu ra trước khi tiền hành giao hàng cho khách hàng. Đảm bảo sản phẩm phải đạt chất lượng tốt.
+ Phòng kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thanh quyết toán chứng từ chi tiêu, cung cấp thông tin tài chính phục vụ yêu cầu của người quản lý.
+ Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm về việc tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực cho Công ty. Đồng thời chăm lo đời sống, công tác tư tưởng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, truyền bá công tác chính trị tư tưởng mỗi khi cấp trên giao phó và chỉ đạo. Đảm bảo công tác hành chính, hậu cần thường xuyên trong Công ty.
+ Phòng kinh doanh: Liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng trong Công ty, nhu cầu đầu vào và đầu ra đều do bộ phận này xử lý. Nhu cầu đầu vào phục vụ trong quá trính sản xuấtsản phẩm từ khâu nhập liệu chính, phụ… đến khâu tiêu thụ thành phẩmcũng do bộ phận này tham gia điều hành. Quá trình sản xuất, hay tiêu thụ sản phẩm được tốt phụ thuộc phần lớn ở bộ phận này, vì vậy những người ở phòng kinh doanh đòi hỏi phải là người năng động, nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh nhất.
Sau đây là sơ đồ tổ chức của Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính Xác Ngọc Đức:
2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
2.3.1. Đặc điển hoạt động sản xuất của Công ty.
Công ty tổ chức mô hình sản xuất khép kín gồm nhiều bộ phận mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Cụ thể như sau:
+ Bộ phận kinh doanh: Có nhiệm vụ thu hút đông đảo khách hàng, làm phong phú đơn đặt hàng cho công ty.Thống nhất giá cả với khách hang cũng như chất liệu và mẫu mã sản phẩm. Đồng thời giới thiệu sản phẩm của Công ty mình ra bên ngoài thị trường.
+ Bộ phận sản xuất chế tạo sản phẩm : Đóng vai trò quan trọng nhất trong khâu sản xuất ra sản phẩm. Từ các đơn đặt hàng của khách hang tiến hành sản xuất chế tạo ra các linh kiện theo yêu cầu của họ.Yêu cầu của bộ phận này là chính xác tỷ mỷ đến tình chi tiết.
+ Bộ phận QC: Có nhiện vụ kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng như toàn bộ khâu sản xuất, hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chế tạo sản phẩm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát hiện kịp thời các sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất để điều chỉnh kịp thời.
+ Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình hoạt động sản xuất của Công ty.Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Sảm phẩn của Công ty sau khi đuợc sản xuất ra khi được kiểm tra chất lượng đầy đủ sẽ cho xuất cho khách hành ngay tại kho của mình. Chất lượng sản phẩm cũng được các khách hàng chấp nhận và đánh giá theo thứ tự xếp hạng A, B, C. Đồng thời thanh toán cho Công ty theo xếp hạng đó, nếu loại A sẽ thanh toán sớm nhất sau đó đến loại B và sau cùng là loại C.
2.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thị trường của Công ty.
Công ty Hữu Hạn Kỷ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là Công ty sản xuất và chế tạo các loại linh kiện xe gắn máy. Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng lớn không sản xuất nhỏ lẻ. Hiện nay khách hàng chính của công ty là VMEP Đồng Nai, VMEP Hà Tây, Hong Mịng, HonDa. Đặc biệt sắp tới Công ty sẽ ký hợp đồng với Piajo của Ý. Sản phẩm của Công ty được các khách hàng nối tiếng trong nước đánh giá cao và dần sẽ hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
3. Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu do lường quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp
3.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp
Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành quả lao động do những người lao động của doanh nghiệp đó ( hoặc lao động làm thuê cho doanh nghiêp ấy) làm ra trong một khoảng nhất định.
Kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói lên thành quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng và Doanh nghiệp, phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho toàn xã hội.
Kết quả sản xuất kinh doanh gồm hai bộ phận cấu thành đó là kết quả sản xuất và kết quả kinh doanh. Kết quả sản xuất được tạo ra trong giai đoạn sản xuất, kết quả kinh doanh được tạo ra trong giai đoạn lưu thông. kết quả sản xuất kinh doanh bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ . Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có thể là đơn vị hiện vật, đơn vị quy chuẩn, đơn vị kép, đơn vị lao động và đơn vị giá trị.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tính phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải do lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp làm ra , có đủ tiêu chuẩn chất lượng pháp lý theo yêu cầu sử dụng và hưởng thụ đương thời.
- Đáp ứng được một yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng. Do vậy sản phẩm của Doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng và hưởng thụ là sản phẩm tốt. Đến lượng mình lượng giá trị sử dụng của sản phẩm lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng và của Doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. lợi ích của Doanh nghiệp thể hịên ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá giới hạn kinh doanh của sản phẩm trên thị trường. Lợi ích của người tiêu dùngthể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội. Mức tiết kiệm biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, bằng tiết kiệm chi phí tiền của, thời gian sử dụng sản phẩm, bằng giảm thiệt hại cho môi trường xã hội.
- Sản phẩm vật chất cho các ngành sản phẩm vật chất của nền kinh tế quốc dân làm ra như sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp,… những sản phẩm này góp phần làn tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.
- Sản phẩm dịch vụ không biểu hiện thành một loại sản phẩm có thể cân đo đong đếm được. Những sản phẩm náy chỉ có thể đếm được theo thang đo định danh. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ thường xảy ra cùng một thời điểm. Sảm phẩm dịch vụ đang góp phầm làm phong phú cuộc sống vật chất và tinh thần của tiêu dùng xã hội.
Quan điểm và nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh
Với hoạt động sản xuất thì kết quả của nó được tính vào vào kết quả sản xuất, còn với hoạt động kinh doanh thì kết quả của nó được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh. Để tính kết quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp thì thống kê doanh nghiệp phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
+ Kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh qua các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và nó là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy các Doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp những kết quả thuê bên ngoài làm như vận tải… những kết quả này do người làm thuê tính. Ngược lại Doanh nghiệp được tính vào kết quả sản xuất của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành ( cuối kỳ - đầu kỳ).
+ Được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự tiêu (điện, than…)dùng trong doanh nghiếp sản xuất điện thành phẩm chính và sản phẩm phụ nếu Doanh nghiệp thu nhặt được (thóc, rơm rạ trong nông nghiệp) sản phẩm kinh doanh tổng hợpcủa tất cả các công đoạn kinh doanh ( từ kết quả sản xuất đến kết quả bán lẻ sản phẩm ).
+ Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Do vậy, chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
báo cáo đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng. Những giá trị thu hồi từ phế liệu phế phẩm không được coi là sản phẩm của Doanh nghiệp nhưng lại được xem là một nội dung thu thập của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Những sản phẩm đã bán cho khách hàng bị trả lại vì chất lượng kém, chi phí sửa chữa đền bù sản phẩm hỏng còn trong thời hạn bảo hành… nếu phát sinh trong kỳ báo cáo phải trừ vào kết quả báo cáo và ghi vào thiệt hại sản phẩm hỏng trong kỳ.
3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp.
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp , thống kê thường sử dụng một hệ thống chỉ tiêu trong hệ thống gồm hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh một cách tổng hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu chi tiết phản ánh sâu về từng mặt nào đó của kết quả sản xuất kinh doanh song mức độ tổng hợp còn hạn chế.
Các chỉ tiêu là sự xác định về nộ dung và phạm vi của kết quả sản xuất kinh doanh. Mỗi chỉ tiêu có thể có nhiều giá trị tuỳ thuộc vào thời gian, địa điểm cụ thể. Những giá trị cụ thể này được gọi là trị số của các chỉ tiêu. Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đạt được là do nhiều nhân tố khácnhau. Nhân tố đó có thể là những nguyên nhân hay điều kiện ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh.
Lịch sử đo lường kết quả sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đã qua sử dụng hai hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu theo MPS và hệ thống chỉ tiêu theo SNA. Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Công nghiệp, thống kê đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau: ( theo SNA).
- Khối lượng sản phẩm hiện vật hay quy chuẩn: Là tổng số sản phẩm của từng mặt hàng do các bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ.
- Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất: Là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm công nghiệp do lao động của Doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ.
- Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT).
- Doanh thu thuần ( DT’).
- Giá trị sản xuất ( GO).
- Giá trị gia tăng (VA).
- Giá trị gia tăng thuần (NVA).
- Lợi nhuận (LN).
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức với đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng số lượng lớn, giá cả cụ thể thống nhất nên việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất cụ thể. Doanh thu bán hàng có thể cập nhật theo từng ngày.
1.Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu Thồng kê phù hợp với tình hình thực tế của công ty là một việc không dễ nhất là với công ty Ngọc Đức- một công ty mới thành lập tình hình hoạt động đang dần ổn định. Việc lựa chon hệ thống chỉ tiêu Thống kê như thế nào là phù hợp được Công ty cân nhắc kỹ và phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
1.1.Đảm bảo tính hướng đích
Trong quá trình phân tích phải phản ánh được quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Về không gian là toàn bộ các hoạt động kinh doanh diễn ra liên quan tới Doanh nghiệp. Về thời gian thường là thnág, quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh được tính quy luật, tính hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Đảm bảo tính hướng đích đáp ứng được yêu cầu của đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý.
Như vậy trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng các Doanh nghiệp tìm mọi cách để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác đó là tính hướng đích.
1.2.Đảm bảo tính hệ thống
Để đánh giá chính xác cơ sở khoa học kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu vì mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt nào đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hay nói cách khác ta phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu trong đó các chỉ tiêu cần phải có mố liên hệ với nhau. Chẳng hạn, kết quả mà Công ty cần đạt được quan trọng nhất đó là lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan trọng, là phần chênh lệch giữa tổng kết quả đạt được và tổng chi phí bỏ ra. Lợi nhuận nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp, lợi nhuận là cơ sở để nâng cao đời sống cán bộ Công nhân viên và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, do vậy chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tiên mà chúng ta chọn ở đây là lãi. Tiếp đến là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh như :Giá trị gia tăng,giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận…và các chỉ tiêu kết quả khác nữa.
Để đáp ứng những yêu cầu trên khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cần quán triệt các nguyên tắc cụ thể sau:
Thứ nhất các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh phải được quy định thống nhất, có hướng dẫn cho các Doanh nghiệp của tất cả các nghành kinh tế Quốc dân về phương pháp tính đảm bảo yêu cầu:
Nội dung tính toán phải thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp.
Phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian.
Đơn vị tính toán phải thống nhất.
Việc thống nhất phương pháp tính toán nhằm đảm bảo cho việc so sánh hoạt động của Doanh nghiệp theo không gian và thời gian,
Việc tính toán các chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với trình độ của cán bộ, điều kiện hạch toán và thu thập số liệu của Doanh nghiệp.
Thứ hai phải đảm bảo tính hệ thống, điều đó có nghĩa là các chỉ tiểu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ sắp xếp một cách khoa học. Điều này liên quan tới việc chuẩn hoá thông tin.
Phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết phản ánh từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và từng nhân tố.
1.3.Đảm bảo tính khả thi
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải đảm bảo tính khả thi tức là dựa trên khả năng nhân tài vật lực có cho phép tiến hành thu thập tổng hợp các chỉ tiêuvới chi phí ít nhất do đó đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng, xác định những chỉ tiêu cơ bản nhất đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu cần gọn và từng chỉ tiêu cần có nộ dung rõ ràng dễ thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi phù hợp với nhân lực tài lực vật lực của doanh nghiệp.
Thứ hai, phải có tính ổn định cao (được sử dụng trong thời gian dài) đồng thời phải có tính linh hoạt. Mặt khác hệ thống chỉ tiêu cần thường xuyên được hoàn thiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thứ ba, phải quy định các hình thức thu thập thông tin ( qua báo cáo thống kê định kỳ hoặc qua điều tra thống kê ) phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê các Doanh nghiệp để có thể tính toán các chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý trong Doanh nghiệp.
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kêđánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải đảm bảo được tính hiệu quả. Nghĩa là hệ thống chỉ tiêu đó phải phân tích được sát với tình hình thực tế hiện nay đang xảy ra tại Doanh nghiệp. Bất cứ một Doanh nghiệp nào thì mục đích hoạt động cũng quan tâm đến hiệu quả đạt được. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính hiệu quả.
2.Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
2.1.Tổng giá trị sản xuất GO
2.1.1. Khái niệm Tổng giá trị sản xuất
Tổng giá trị sản xuất (GO) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các Doanh nghiệp, các ngành trong nền kinh tế Quốc dân. Nó được phản ánh trực tiếp và hữu ích của kết quả mà Doanh nghiệp đó hoàn thành trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Tổng giá trị sản xuất (GO) bao gồm giá trị sản phẩm vật chất (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng), giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và của toàn xã hội.
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, phản ánh sự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cac nhân cũng như toàn xã hội trong từng thời kỳ. Và tổng giá trị sản xuất (GO) còn là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của Công nghiệp Công ty làm ra trong một thời kỳ và là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) chung của toàn Công ty.
2.1.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) trong hoạt động sản xuất Công nghiệp
- Phản ánh quy mô về kết quả hoạt động sản xuất Công nghiệp của Doanh nghiệp.
- Là cở sở để tính các chỉ tiêu VA và NVA của Doanh nghiệp.
- Là căn cứ để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Công nghiệp.
- Được dùng để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân.
GO bao gồm đủ ( C+V+M) nên có thể có sự trùng lặp về giá trị trong tính toán.
2.1.3. Nội dung của tổng giá trị sản xuất (GO)
* Theo số liệu sản xuất, GO gồm các yếu tố:
- Giá trị thành phẩm (sản phẩm chính, phụ và nửa thành phẩm ) sản xuất bằng nguyên vật liệu của Doanh nghiệp.
- Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng cộng với giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng đem chế biến.
- Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ.
- Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuất của Doanh nghiệp.
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm thên cho bên ngoài.
- Sửa chữa lớn thiết bị cho bên ngoài và cho mình.
- Giá trị sản phẩm tự chế biến dùng theo quy định, giá trị các phế liệu thu hồi. Riêng bộ phận giá trị thu hồi phế liệu về bản chất không nên tính vào kết quả sản xuất mà nên tính vào giản chi phí trung gian ( không nên xem phế liệu là sản phẩm xã hội ). Hiện nay các cơ quan thống kê các nước và Việt Nam quy định được tính vào giá trị sản xuất. Điều này không ảnh hưởng tới kết quả tính giá trị tăng thêm và GDP, nhưng có ảnh hưởng đến nội dung kinh tế và ý nghĩa chỉ tiêu giá trị sản xuất tính được.
- Chênh lệch giá trị cuối kỳ - đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang , công cụ…
* Theo số liệu tiêu thụ, GO bao gồm các khoản sau:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm ( chính, phụ và nửa thnàh phẩm ) do lao động của doanh nghiệp làm ra.
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm như trên ( làm bằng nguyên vật liệu của Doanh nghiệp ) thuê gia công bên ngoài.
- Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng.
- Doanh thu bán phế liệu phế phẩm.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ ( khi không thể hạch toán riêng về nghành phù hợp).
- Thu nhập từ hàng hoá mua vào, bán ra không qua chế biến.
- Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian và công cụ mô hình tự chế biến giữa cuối và đầu kỳ.
- Chênh lệch giá trịt thành phẩm tồn kho giữa cuối và đầu kỳ.
- Chênh lệch giá trị hàng hoá đã gửi bán chưa thu được tiền giữa cuối và đầu kỳ.
- Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của Doanh nghiệp
Kết quả tính toán GO trong hai cách trên có thể không khớp nhau, do các nguyên nhân: Mỗi cách dựa vào nguồn số liệu riêng ; ở giác độ tiêu thụ có nhiều khoản thu hơn; ở góc độ sản xuất thường tính theo giá so sánh và giá hiện hành, còn ở góc độ phâm phối chỉ tính theo giá hiện hành.
2.1.4. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ( GO)
Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức tính chỉ tiêu GO cũng đảm bảo các nguyên tắc chung khi xác định GO như sau:
- Nguyên tắc thường trú – tính theo lãnh thổ kinh tế.
- Tính theo thời điểm sản xuất: sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của thời kỳ đó. Theo nguyên tắc này , chỉ tính vào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ nửa thnàh phẩm và sản phẩm dở dang, tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của kỳ trước.
- Tính theo giá thị trường.
- Tính theo toàn bộ giá trị sản phẩm: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng.
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất: Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng.
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả sản phẩm dở dang.
2.1.5. Phương pháp xác định tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất GO của nền kinh tế là tổng hợp tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, được tính theo các phương pháp phù hợp. Có ba phương pháp tính tổng giá trị sản xuất (GO) trong pham vi toàn bộ nền kinh tếquốc dân: Phương pháp Daonh nghiệp, phương pháp ngành và phương pháp kinh tế quốc dân
Tổng giá trị sản xuât GO của ngành Công nghiệp được tính theo phương pháp Doanh nghiệp, có nghĩa là chỉ tính vào giá trị sản xuất Công nghiệp các kết quả hoạt động cuối cùng của các Doanh nghiệp, không tính các kết quả trung gian ( chu chuyển nội bộ doanh nghiệp ). Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đức cũng tính theo phương pháp này.
* Tổng giá trị sản xuất (GO) của hoạt động sản xuất Công nghiệp tính theo giá trị sử dụng cuối cùng gồm các yếu tố sau:
+ Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất Công nghiệp ( gồm doanh thu thuần bán sản phẩm hàng hoá công nghiệp và doanh thu thuần cung cấp dịch vụ sản xuất công nghiệp.
+ Trợ cấp của nhà nước.
+ Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tự chế,
+ Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho
+ Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ hàng gửi bán
+ Thuế sản xuất khác; (= )giá trị sản xuất theo giá cơ bản.
+ Thuế sản phẩm; (= )giá trị sản xuất theo giá sản xuất
+ Cước vận tải và phí thương nghiệp; (=) giá trị sản xuất theo giá cuối cùng.
2.2 .Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT)
2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu (DT)
Tổng Doanh thu là một chỉ tiêu kết quả quan trọng, nó phản ánh tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm công nghiệp của Doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh theo doanh số đã thực tế thu được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mụa tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp.
2.2.2. Công thức tính.
Chỉ tiêu Doanh thu được xác định theo công thức:
DT = ∑piqi
Trong đó : pi là giá bán đơn vị sản phẩm i
qi là lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ.
2.2.3. Nội dung của Doanh thu
* Theo hình thái biểu hiện, gồm các yếu tố:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp của Doanh nghiệp (gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nửa thành phẩm
bán ra).
- Doanh thu do chế biến thành phẩm cho người đặt hàng
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm do đơn vị khác gia công nhưng vật tư do Doang nghiệp cung cấp
- Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm.
- Doanh thu từ dịch vụ sản xuất cho bên gnoài.
- Giá trị sản phẩm hàng hoá chuyển nhựng cho các cơ sở khác trong cùng một Công ty, một hãng.
- Giá trị sản phẩm sản xuất ra để lại tiêu dùng trong Doanh nghiệp ( tính theo giá bán ra ngoài thị trường hay giá ghi trong sổ sách của Doanh nghiệp).
* Theo thời kỳ thanh toán, chỉ tiêu có các nội dung sau:
- Doanh thu sản phẩm vật chấtvà dịch vụ đã hoàn thành và tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo.
- Doanh thu sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành trong các kỳ trước được tiêu thụ và thu tiền trong kỳ này.
- Tiền thu từ việc bán sản phẩm trong nước các kỳ trước mới được thanh toán trong kỳ này.
2.3 .Doanh thu thuần (DT’)
2.3.1.Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là tổng Doanh thu tiêu thụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ khác như chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản đền bù sửa chữa hư hỏng trong thời gian bảo hành.
Doanh thu thuần là doanh thu thực của hoạt động kinh doanh trong kỳ nghiên cứu là cơ sở xác định các chỉ tiêu lợi nhuận, các chỉ tiêu lãi lỗ ròng của hoạt động Công nghiệp của Doanh nghiệp.
2.3.2. Công thức tính
Công thức tính chỉ tiêu doanh thu thuần như sau:
DT’ = DT – Các khoản giảm trừ doanh thu
2.3.3. Nội dung, phương pháp xác định doanh thu thuần (DT’)
Để xác định được chỉ tiêu Doanh thu thuần ta cần xác định các khoản giảm trừ doanh thu, gồm có:
- Thuế sản xuất ( trừ trợ cấp), gồm : Thuế sản phẩm ( các loại thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…); thuế sản xuất khác ( thuế đất, thuế môn bài, thuế tài sản, thuế đối với ô nhiễm môi trường, thuế đối với các giao dịch quốc tế; các khoản lệ phí mua của các cơ quan nhà nước).
- Giảm giá hàng bán
- Giá trị hàng bán đã bán bị trả lại, chi phí sửa chữa hàng hư hỏng còn trong thời hạn bảo hành.
Ngược lại được cộng thêm các khoản như trợ cấp giá, trợ cấp lợi tức…
2.4. Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp (M)
2.4.1. Khái niệm về lợi nhuận kinh doanh
Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà Doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh.
2.4.2. Công thức xác định lợi nhuận kinh doanh
Lợi nhuận kinh doanh được xác định bằng công thức sau:
M = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh
2.4.3. Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp
Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận:
2.4.3.1. Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , dịch vụ của Doanh nghiệp.
2.4.3.2. Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính, gồm:
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mới thành lập nên lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là lợi nhuận gửi tiết kiệm Ngân hàng
2.4.3.3. Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường
Là các khoản lợi nhuận thu được trong năm mà đơn vị cơ sở không dự tính được trước hoặc những khoản lợi nhuận thu được bất thường không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên trong năm, bao gồm :
- Lợi nhuận do nhượng bán , thanh lý tài sản cố định.
- Tiền thu được do bên kia vi phạm hợp đồng (đã trừ đi các khoản chi phí liên quan).
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.
- Thu các khoản nợ không xác định được chủ
- Các khoản lợi nhuận kinh doanh năm trước bị bỏ sót
- Hoàn nhập dự phòng giản giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi…
Mỗi bộ phận Lợi nhuận nói trên đều được tính theo Công thức tổng quát ( bằng Doanh thu hay thu nhập – Chi phí). Trong đó với Công ty ngọc đức thì lợi nhuận thu từ từ kết quả sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức theo dõi 3 chỉ tiêu lợi nhuận như sau:
* Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần - tổng giá vốn hàng bán( hay tổng giá thành sản phẩm bán không gồm chi phí quản lý đơn vị cơ sở và chi phí bán hàng).
* Lợi nhuận thuần trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp - Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý đơn vị cơ sở
* Lợi nhuận thuần sau thuế = Lợi nhuận thuần trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp .
Công ty Ngọc Đức trong các năm 2005 và 2006 tình hình hoạt động sản xuất chưa ổn định, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn vì vậy chi phí đầu tư còn rất lớn. Doanh thu chưa bù đắp lại được do đó các chỉ tiêu lợi nhuận thuần trước thuế của Doanh nghiệp đều bị lỗ vỉ vậy Công ty chưa phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp. Sang năm 2007, tình hình hoạt động của Công ty dần bước vào ổn định bước đầu đã coa lợi nhuận tuy nhiên lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được còn tương đối thấp.
3.Thống kê nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
3.1. Khái niệm về nguồn lực của Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đức
Nguồn lực bao gồm cả thể lực và trí lực của tất cả những người lao động có mặt trong công ty. Bao gồm những người lao động có trong danh sách của Công ty, đã được ghi tên vào danh sách lao động của Công ty, do Công ty trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương
3.2.Phân loại nguồn lực của Công ty
Phân loại nguồn lực của Công ty thực chất là phân loại nguồn lao động của Công ty theo các tiêu thức khác nhau.
3.2.1. Theo tính chất của lao động
Công ty Ngọc Đức chia lao đông theo tiêu thức này thành hai bộ phận:
Số lao động không được trả công: Số lượng lao động này chiến số ít trong Công ty. Chỉ bao gồm chủ Công ty và một số thành viên trong ban quản trị. Những người này họ tham gia làm việc trong Công ty nhưng Công ty không phải trả lương, không nhận tiền lương. Bộ phận này còn bao gồm những người đến xin làm việc tại Công ty nhưng không nhận lương của Công ty cũng như sinh viên mới tốt nghiệp xin vào thực tập tại Công ty
Số lao động làm công ăn lương: Bộ phận này chiếm phần lớn trong Công ty – là những người lao động được Công ty trả lương theo ngày công thực tế đã làm việc. Họ đóng vai trò quan trọng trong Công ty.
3.2.2.Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty chia làm hai bộ phận là:
Lao động trực tiếp sản xuất: Bao gồm Công nhân , những người học nghề gắn với quá trình sản xuất.
Lao động làm công khác : Bao gồm các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật, nhân viên văn phòng. bảo vệ …
3.2.3. Theo giới tính
Hiện nay, Công ty bao gồm số lao động nam giới là 123 người và nữ giới là 47 người. Tuy nhiên con số này sẽ thay đổi vì Công ty sẽ tiếp tục tuyển mộ và tuyển chọn thên nguồn lực nhất là nam giới.
3.2.4. Theo trình độ lao động.
Công ty hiện có 170 lao động, trong đó trên đại học là 5 người chiếm 2.94%, Đại học là 22 người chiếm 12.94%,Cao đẳng và trung cấp là 20 người chiếm 11.79%, cón lại là lao động phổ thông 123 người chiếm 72.33%.
3.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đức thường sử dụng các chỉ tiêu thống kê sau để đánh giá tình hình lao động của Công ty
- Số lao động hiện có bình quân.
Số lượng lao động có mặt bình quân trong năm.
Tổng thời gian làm việc theo lịch ( Giờ-người và ngày-người).
Số lao động làm việc thực tế bình quân kỳ nghiên cứu.
3.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
3.4.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ( H)
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó biểu hiện trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Hiệu quả là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất, kinh doanh ( yếu tố đầu ra ) với chi phí ( yếu tố đầu vào) cho quá trình sản xuất , kinh doanh đó. Có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ.
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằng phèo chia.
3.4.2.Công thức và phương pháp xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong thực tế hiện nay, các đơn vị cơ sở thường mới tính hiệu quả kinh tế dưới dạng hiện.
Công thức tính hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ có dạng:
H = KQ/ CP ( chỉ tiêu hiệu quả thuận)
H’ = CP/ KQ ( Chỉ tiêu hiệu quả nghịch)
* Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán
- Số lượng sản phẩn sản xuất được trong kỳ tính toán quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn.
- Doanh thu
- GO
- VA
- NVA
- Lợi nhuận
Nói chung khi sử dụng chỉ tiêu kết quả để đo hiệu quả thì các chỉ tiêu sau tính tổng hợp cao hơn các chỉ tiêu xếp trên nó.
* Về chi phí sản xuất có thể chia ra:
+ Xét theo quan hệ của chi phí sản xuất với sản phẩm làm ra chia thành:
Chi phí thường xuuyên.
Chi phí nguồn lực
+ Xét theo nội dung của các loại chi phí sản xuất, chia thành:
Chi phí về lao động sống.
Chi phí về vốn
Chi phí về đất đai
Bảng dưới đây sẽ thể hịên một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị và sử dụng tổng vốn của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức năm 2007 so với năm 2006 .
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị sử dụng tổng vốn Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Chỉ tiêu
Công thức
tính
Đơn vị
tính
Năm
2006
Năm
2007
Tốc độ phát
triển i
(lần )
Tổng giá trị sản xuất( GO)
Trđ
14281
20162
1.412
Doanh thu (DT)
Trđ
12116
17363
1.433
Lợi nhuận (M)
Trđ
-697
1508
3.32
Số lao động có bình quân trong
năm ()
Người
79.82
158.79
1.989
Tổng vốn ( TV)
Trđ
24539
32834
1.338
Năng suất lao động bình quân1 lao
động tính theo GO
GO/
Trđ/người
178.91
126.97
0.71
Năng suất lao động bình quân 1 lao
động tính theo DT
DT/
Trđ/người
151.79
109.35
0.72
Năng suất lao động bình quân một lao động tính theo lợi nhuận
M/
Trđ/người
-
9.496
Năng suất sử dụng tổng vốn theo GO
GO/TV
Trđ/Trđ
0.582
0.614
1.055
Năng suất sử dụng tổng vốn theo DT
DT/TV
Trđ/ Trđ
0.494
0.529
1.070
Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn
M/TV
Trđ/Trđ
-
0.064
Mức trang bị tổng vốn trên một lao động
TV/
Trđ/người
307.43
206.776
0.673
Ta thấy năng suất lao động bình quân một lao động trong năm 2007 giảm so với năm 2006 điều này là do số lượng lao động trong năm 2007 tăng gấp đôi năm 2006. Số lao động này chủ yếu còn trong giai đoạn học việc nên chưa quen với công việc do đó kết quả sản xuất chưa cao.
Chương II
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC
I.Lựa chọn phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1.Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê.
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê thích hợp là một khâu rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu thống kê, giúp cho công việc nghiên cứu đi đúng hướng đạt hiệu quả chính xác hơn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải sản xuất kinh doanh có lãi. Muốn vậy phải nghiên cứu tình hình thực tế của Doanh nghiệp đặt trong bối cảnh thực tế để từ đó xác định phương hướng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh và tìm ra giải pháp trong mỗi vấn đề cụ thể. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê thích hợp chính là mô hình hoá toán học trong các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê, chỉ bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điều khiển, lý thuyết dự đoán…Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biệ pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nhân tài vật lực. Muốn vậy Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng biến động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của việc phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, muốn việc phân tích đạt kết quả cao thì phải lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phù hợp, thoả mãn các yêu cầu sau:
1.1.Đảm bảo tính hướng đích
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phải hướng tới mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, vì vậy phương pháp phân tích được lựa chọn phải phản ánh được nhiệm vụ nghiên cứu, đó là phải phản ánh được xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc, đo mức độ biến động của hiện tượng tìm ảnh hưởng của các nhân tố, vai trò các nhân tố và tiến hành dự báo.
Đảm bảo tính hướng đích là hướng tới nhiệm vụ cần nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải xoay quanh nhiệm vụ nghiên cứu. . Từ nhiệm vụ phân tích để tìm ra đối tượng phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, công cụ phân tích…
Xác định rõ nhiệm vụ phân tích thì mới giải quyết được các vấn đề cần thiết liên quan tới đề tài. Vì vậy, đảm bảo tính hướng đích trong lựa chọn phương pháp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê đạt hiệu quả cao.
1.2.Đảm bảo tính hệ thống
Việc phân tích nghiên cứu càng đi sâu càng phong phú nên thường muốn phân tích kỹ một vấn đề nào đó cần phải sử dụng một số phương pháp khác nhau. Các phương pháp thống kê được lựa chọnkhi đã đảm bảo tính hướng đích thì phải đảm bảo tính hệ thống. Như ta thấy một phương pháp phân tích thống kê đưa ra không thể một lúc có thể giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng và chỉ giải quyết được những nhiệm vụ tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phải đảm bảo tính hệ thống tức là phương pháp này bổ xung cho phương pháp kia để cùng giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu.
1.3.Đảm bảo tính khả thi
Căn cứ vào nguồn tài liệu, số liệu kết hợp với phương pháp phân tích đã lựa chọn phải làm sao để đảm bảo rằng phân tích theo các phương pháp đó là thực hiện được khả năng đi đúng hướng.
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả
Ngiã là các phương pháp phân tích đã được lựa chọn phải làm sao cho kết quả chính xác mà đạt mục đích nghiên cứu.
2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
2.1.Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Hiện nay, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận quản lý của đơn vị có thể kiểm soát được tính hình sản xuất kinh doanh đang phát triển với tiến độ như thế nào, từ đó để đề ra những chính sách phù hợp kịp thời.
Để có thể hoạch định được phương hướng, chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tiếp theo thì doanh nghiệp cần phải biết được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng tới biến động đó?Trong đó những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít. Từ đó doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích và có thể dự đoán được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kế hoạch hoạt động của Doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
Con số thống kê là những con số biết nói vì vậy với những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh được báo cáo và phân tích bằng các phương pháp thống kê một cách rõ ràng thì kế hoạch đưa ra sẽ có sức thuyết phục hơn, có độ tin cậy cao hơn.
2.2.Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý của Công ty, chúng ta cần vận dụngnhững phương pháp thống kê để phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian và theo xu thế phát triển, cần phân tích lý giải những nhân tố ảnh hưởng đền kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự đoán cho những năm tiếp theo. Cụ thể:
Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó rút ra xu hướng biến độngchung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.Vận dụng phương pháp này cho phép chúng ta biết được xu hướng biến động và tíhn quy luật phát triển của kết quả sản xuất kinh doanhtheo thời gian đồng thời dự đoán cho những năm tiếp theo.
Phương pháp hồi quy theo thời gian là một phương pháp dùng để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượngcòn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng này được biểu hiện là một sự tiến triển nào đó kéo dài theo thời gian. Phương pháp hồi quy theo thời gian dựa trên cơ sở dãy số thời gian từ đó tìm ra một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy )phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian , qua hàm xu thế đó có thể dự báo cho thời gian tới. Vận dụng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra hàm xu thế của kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự báo kết quả cho những năm tiếp theo.
Phương pháp chỉ số cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng biến động từng nhân tố đến biến động chung của toàn bộ hệ thống phức tạp. Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá trị sản xuất ( GO), Doanh thu (G)và lợi nhuận (M). Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp, chính sách thích hợp để phát huy những nhân tố tích cực và đẩy lùi những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý.
II.Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1.Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm về dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm…Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số bình quân.Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số.
Căn cứ vào mật độ của dãy số có thể chia dãy số thời gian ra các loại sau:
- Dãy số số tuyệt đối
- Dãy số số tương đối.
- Dãy số số bình quân.
1.1.1. Dãy số số tuyệt đối:
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tuyệt đối.
Dãy số tuyệt đối chia làm hai loại:
- Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng) thời kỳ nhất định.Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các trị số của các chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng.
1.1.2. Dãy số số tương đối
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tương đối.
Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của một địa phương từ năm 2000 đến 2005.Hay cơ cấu sản xuất công nghiệp của địa phương qua các năm.
1.1.3.Dãy số bình quân
Là dãy số mà các mức độ của nó là những số bình quân.
Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của địa phương A qua các năm từ 2000 đến 2005.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian.Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (đặc biệt đối với dãy số thời kỳ).
1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian
Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian cần nghiên cứu.
1.2.1.1. Đối với dãy số thời kỳ.
Gọi yi (i=1,2,3…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau:
=
Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là dãy số thời kỳ, vì vậy áp dụng công thức trên ta có thể tính mức độ bình quân theo thời gian đối với các chỉ tiêu GO, DT, LN. Kết quả trên sẽ cho ta biết mức độ đại biếu của tất cả các mức độ GO, DT, LN trong giai đoạn mà chúng ta nghiên cứu.
1.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm.
- Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Ta giả thiết là các lượng biến biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian của dãy số có công thức để tính mức độ trung bình theo thời gian là một dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là:
=
Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
- Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây:
=
Vì dãy số thời gian về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mà chúng ta thu thập được là dãy số thời kỳ nên với các công thức trên chúng ta không áp dụng tính toán và phân tích.
1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-).
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có:
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch giữa mức độ của một thời kỳ nào đó với mức độ của thời kỳ liền trước nó.
∂i = yi – yi-1
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài, hay là chênh lệch giữa mức độ đầu của một thời kỳ nào đó và mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định.
∆i = yi – y1 ( i = 1,2 …, n)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Đại diện cho các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối từng kỳ .
= =
Ta vận dụng các công thức trên để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, định gốc, lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân cho các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức và từ đó có thể thấy được mức độ tăng giảm tuyệt đối của kết quả sản xuất kinh doanh giữa các năm với nhau, cụ thể ở đây chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch của GO, DT, LN giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
1.2.3. Tốc độ phát triển
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể là bao nhiêu ( nhanh hay chậm và xu hướng sự phát triển như thế nào?).
1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ)
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở thời gian i so với thời gian i-1.
ti = yi / yi-1
1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian dài.
Ti = yi /y1
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và phát triển định gốc có mối liên hệ sau đây :
Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc.
t2t3…tn = Tn hay = Ti
Thứ hai: Thương của các tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó
Ti / Ti-1 = ti
1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân
Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn hay nhịp điệu phát triển điển hình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Xuất phát từ quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân thì phải dùng bình quân nhân:
t = = =
Chú ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng qua thời gian phát triển theo xu hướng nhất định.
Khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta vận dụng các công thức trên để tính tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, tốc độ phát triển bình quân cho các chỉ tiêu GO, DT, LN…Từ đó có thể thấy được tốc độ và xu hướng phát triển của kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian nghiên cứu.
1.2.7. Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã tăng (giảm ) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.
- Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
ai = =
Tốc độ tăng ( giảm) định gốc: Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm ) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.
Ai = = = Ti - 1
(i = 2,3,…,n)
- Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu.
= ( lần ) -1
hoặc = (%) -100
Vận dụng các công thức trên trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta tính tốc độ tăng (giảm) định gốc và bình quân, từ đó có thể thấy được GO, DT, LN… giữa các thời kỳ tăng hay giảm và tăng hay giảm bao nhiêu lần.
1.2.8. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn )
Tức là cứ 1 % tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) tương ứng với nó một quy mô cụ thể là bao nhiêu.
gi = i / ai = yi-1/100
Chú ý: - Chỉ tính chỉ tiêu này cho tốc độ tăng (giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (giảm ) định gốc vì nó luôn là một số không đổi.
- Xét về dấu: Trong trường hợp giảm chú ý về dấu của gi.
Dãy số thời gian về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức thường nói về tổng giá trị sản xuất (GO), doanh thu (DT),và lợi nhuận (M)… Vận dụng phương pháp dãy số thời gian khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bằng các chỉ tiêu đã nêu trên cùng với số liệu thu thập được trong thời gian thực tập cho phép chúng ta phân tích mức động biến động của Go, DT, M của công ty giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy theo thời gian vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở dãy số thời gian người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau :
= f(t, b0, b1,…bn)
Trong đó:
: Mức độ lý thuyết
b0, b1,…bn : các tham số
t: Thứ tự thời gian.
Dựa vào tăng (giảm )tuyệt đối để lụa chọn đúng đắn các dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời phải kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như: Dựa vào đồ thị, dựa vào tốc độ phát triển…
Các tham số bi (i =1,2,3…n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
∑(yt –) = min
Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng:
- Phương trình đường thẳng:
= b0 + b1t
Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn ( còn gọi là sai phân bậc 1 ) xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau dây để xác định giá trị của tham số b0 và b1:
∑y = nb0 + b1∑ t
∑ty = b0∑t + b1∑t2
- Phương trình parabol bậc 2
= b0 + b1t +b2t2
Phương trình parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian , đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian.Các tham số b0 ,b1 , b2 được xác định bởi hệ phương trình sau:
∑y = nb0 + b1∑t +b2∑t2
∑ty = b0∑t + b1∑t2 + b2∑t3
∑t2y = b0∑t2 + b1∑t3 + b2∑t4
-Phương trình mũ:
yt^ = b0.b1t
Được sử dụng khi các tốc dộ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây bể tìm các giá trị của hệ số b0 và b1:
lgy = n. lgb0 + lgb1∑t
∑t. lgy =lgb0.∑+ lgb1.∑t2
Giải hệ phương trình trên ta sẽ được lnb0, lnb1 tứ đó ta sẽ suy ra được giá trị của b0 và b1.
Vận dụng phương pháp này vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cho phép chúng ta tìm được hàm xu thế tốt nhất qua thời gian của tổng giá trị sản xuất GO,daonh thu (DT), lợi nhuận (M)…Sử dụng hàm xu thể vừa tìm được để dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.
3.Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp dãy số thời gian mà ta vừa nghiên cứu chỉ cho ta thấy được xu thế biến động của hiện tượng và đo lường mức độ biến động của hiện tượng trong thời gian nhất định. Còn phương pháp chỉ số không chỉ cho phép biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian mà còn cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng của biến động của từng nhân tố đến biến động toàn bộ của hệ thống phức tạp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích tổng giá trị sản xuất GO, doanh thu DT, lợi nhuận M.
Thực hiện việc phân tích nhân tố theo phương phápnày cầm phải tuân thủ hai điều kiện mang tính giả định như sau:
Một là, phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, thứ tự sắp xếp các nhân tố phải theo trính tự: từ nhân tố chất lượng đến nhân tố số lượng, hoạc ngược lại.
Hai là, khi xác địng mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ảnh hưởng nào đó đến sự biến động ( tương đối và tuyệt đối) của chỉ tiêu phân tích thì ta cho nhân tố cần nghiên cứu biến động và cố định các nhân tố còn lại: nhân tố số lượng đối với nhân tố đang nghiên cứu được cố định ở kỳ báo cáo (theo cách của Paasche), còn nhân tố chất lượng đối với nhân tố đang được nghiên cứu được cố định ở kỳ gốc ( theo cách của Laspeyres).
3.1. Vận dụng hệ thống chỉ số vào phân tích tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Trong phân tích tổng giá trị sản xuất (GO), tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà có thể áp dụng các mô hình nghiên cứu khác nhau.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới GO của doanh nghiệp Công nghiệp ta có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Với công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đứcchúng ta có thể vận dụng được một số mô hình sau:
Ký hiệu : 0 - Kỳ gốc
1 - Kỳ nghiên cứu
W – Năng suất lao động
L - Số lao động
Mô hình 1: Biến động của GO do ảnh hưởng của hai nhân tố là năng suất lao động bình quân và tống số lao động của Công ty.
IGO = =*
Mô hình 2 : Biến động của GO do ảnh hưởng của hai nhân tố : Năng suất lao động cá biệt (W) và số lao động (L)
IGO = =*
Mô hình 3: Biến động của GO do ảnh hưởng của ba nhân tố :năng suất lao động cá biệt(W), kết cấu lao động(dT), tổng số lao động ()
IGO ==**
Mô hình 4: Biến động GO do ảnh hưởng của hai nhân tố : Hiệu năng tài sản cố định (HK) và nguyên giá tài sản cố định có bình quân trong kỳ ()
IGO = =
Mô hình 5: Biến động của GO do ảnh hưởng của ba nhân tố: Năng suất dử dụng phân phối lần đầu của lao động theo GO (Hv = GO/V) , Thu nhập bình quân một lao động (=V/) và số lao động có trung bình ()
IGO = = **
Với V là tổng quỹ phân phối lần đầu của lao động.
Với số liệu về GO thu thập được từ Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007, áp dụng một trong các mô hình trên để tính toán, kết quả tính toán sẽ cho phép chúng ta thấy đâu là nhân tố có ảnh hưởng tích cực làm tăng GO và đâu là nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt làm giảm GO trong kỳ nghiên cứu để từ đó có phương hướng thích hợp nhằm phát huy những nhân tố tích cực hạn chế những nhân tố tiêu cực. Đây là một việc làm không thể thiếu đối với mọi Doanh nghiệp nói chung và Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức nói riêng.
3.2.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu của một Doanh nghiệp, do đó mà có nhiều hệ thống chỉ số để phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp Công nghiệp. Tuy nhiên, với những số liệu thu thập được ở công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta có thể áp dụng một trong những hệ thống chỉ số sau để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu của Công ty.
Mô hình 1: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hai yếu tố là năng suất lao động bình quân ()và tổng số lao động của Công ty ()
IDT = = *
Mô hình 2: Biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của hai nhân tố là hiệu suất của Tổng vốn ( HV = DT/) và tổng vốn bình quân ()
IDT = =*
Mô hình 3: Biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố là năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động theo Doanh thu, thu nhập bình quân một lao động và số lao động có bình quân.
IDT = = **
Cũng như phân tích GO, việc phân tích Doanh thu bằng phương pháp chỉ số theo các mô hình trên cũng cho ta thấy được các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến Doanh thu của Công ty từ đó giúp cho Công ty có những biện pháp cụ thể để điều chỉnh cho hợp lý.
3.3.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích Lợi nhuận (M) của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Việc phân tích lợi nhuận của Công ty theo phương pháp chỉ số cũng cần phải được lựa chọn mô hình phân tích phù hợp. Đối với Công ty Ngọc Đức việc tìm hiểu rõ những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận lại càng quan trọng vì trong những năm đầu Công ty chưa đạt được lợi nhuận. Bước sang năm 2007 Công ty bắt đầu mới thu được lợi nhuận.Ta sẽ đi phân tích một số mô hình kinh tế sau:
Mô hình 1: Biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (RTV =M/) và tổng vốn bình quân trong kỳ ().
IM = =*
Mô hình 2: Biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 nhân tố là tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu cảu lao động (RV = M/V), thu nhập bình quân một lao động (), số lao động bình quân ()
IM = =**
Mô hình 3: Biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của ba nhân tố là tỷ suất lợi nhuận ( hay mức doanh lợi) (RDT = M/DT), vòng quay của tổng vốn (LTV = DT/), tổng vốn bình quân ()
IM = **
III.Lựa chọn một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn dự doán kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngày nay, dự đoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc ra quyết định cả trong thời gian dài lẫn trong một khoảng thời gian ngắn, nó được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp dự báo ngắn hạn, nó giúp chúng ta có cơ sở để lập các kế hoạch ngắn hạn cung cấp những thông tin để từ đó có thể điều chỉnh và ra các quyết định đúng đắn. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, các nhân tố ít có sự thay đổi do đó người ta thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong việc dự báo thống kê ngắn hạn.
Sau đây là một vài phương pháp đơn giản nhất của dự đoán thống kê ngắn hạn.
1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Phương pháp này được áp dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Ta có mô hình dự đoán: = yn +.h
Trong đó : : lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân
=
yn: mức dộ cuối cùng của dãy số thời gian
y1: mức độ đầu tiên của dãy số thời gian
h: tầm xa của dự đoán
2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Phương pháp này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình của dự đoán:
= yn .()h
Trong đó:
= : Tốc độ phát triển bình quân.
3.Dựa báo dựa vào phương pháp ngoại suy hàm xu thế
Nội dung phương pháp này chính là dựa vào hàm xu thế tốt nhấttheo thời gian,phản ánh sự biến động của hiện tượng theo thời gian và trên cơ sở đó chúng ta thực hiện dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Đối với công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức dod iều kiện mới thành lập ta không thể tiến hành dự báo dựa vào số liệu các năm vi kết quả dự báo cho ra sẽ không chính xác do đó ta sẽ tiến hành dự đoán kết quả hoạt động sản xuất của công ty theo phương pháp này nhưng dựa vào số lượng theo các tháng của các năm.
Mô hình dự đoán:
= f (t+h)
Trong đó : h =1,2,3…,n
t = 1,2,3…,m
- là mức độ dự đoán ở thời gian t
Dựa vào sai số chuẩn của hàm xu thế:
SE =
Trong đó : p là số lượng tham số của mô hình
n-p : Bậc tự do của mô hình
Chương III
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC GIAI ĐOẠN 2005-2007
VÀ DỰ BÁO CHO CÁC NĂM 2008-2010
I.Tổng quan về Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
1.Thực trạng, đặc điểm hoạt động và kết quả Công ty đạt được trong các năm 2005-2008
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là Công ty được xây dựng trên cở sở vốn đầu tư nước ngoài, lớn lên trong cơ chế kinh tế thời mở cửa.Vì vậy, bên cạnh những khó khăn thử thách mà Công ty phải đương đầu như cơ sở hạ tầng mời bc đầu đi vào ổn định, trang thiết bị phải nhập khẩu tử bên ngoài vào…nhưng Công ty cũng có nhiều thuận lợi và có những thánh quả đáng kể. Trong 4 năm đi vài hoạt động ( 2005 -2008) Công ty đã có rất nhiều thay đổi lớn.
1.1.Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị của Công ty
Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là đơn vị xản xuất linh kiện, máy móc, thiết bị ôtô, xe máy nên máy móc, thiết bị của Công ty chủ yếu là máy tiện máy mài máy làm răng, máy nén khí, máy cưa, máy ép, máy đóng dấu… nhiều máy có giá trị lớn. Thời gian đăng ký khấu hao của máy móc lớn (96 tháng), cụ thể:
Bảng2: Một số máy móc của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
STT
Tên máy móc
Nguyên giá
(VNĐ)
Số đã
khấu hao
(VNĐ)
Năm sử
dụng
1
Máy tiện CNC vi tính (Ex - 106)
1.316.135.146
419.118.524
2005
2
Máy tiện CNC vi tính
1.020.003.821
340.413.636
2005
3
Máy tiện CNC vi tính (loại nhỏ)
773.228.670
279.346.093
2005
4
Máy làm răng
477.098.456
120.630.112
2005
5
Máy mài
937.745.384
317.504.832
2005
6
Máy ép
57.580.826
15.355.553
2005
7
Máy hàn CO2
143.437.965
40763.785
2005
8
Máy nén khí
285.436.545
66.205.421
2005
9
Máy cưa
49.355.062
11.447.632
2005
10
Máy tiện bàn
50.126.292
12.626.515
2005
11
Dưỡng kiểm
53.500.000
8.802.083
2005
12
Máy đo độ Nhám
166.304.593
36.646.790
2005
Ngoài những loại máy móc đã kể trên Công ty còn có nhiều loại máy móc có giá trị lớn như máy làm bóng (thép); máy đo độ lệch tâm, dụng cụ đo độ nhám bề mặt … Bên cạnh đó những nhân viên văn phòng cũng như quản lý sản xuất đều được trang bị một máy tính, tính năng xử lý nhanh, giúp cho việc thực hiện công việc của mỗi người được nhanh chóng và thuận tiện hơn, trong thời gian tới Công ty sẽ đầu tư thêm nhiều máy móc hơn nữa để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh đáp ứng đầy đủ đơn đặt hàng của khách hàng.
Nhìn chung máy móc của công ty được trang bị đa dạng nhiều chủng loại với nhiều chức năng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo thuận tiện dễ dàng hơn.Công ty . Máy móc sản xuất của Công ty hầu hết được nhập khẩu từ bên nước ngoài về. Hiện nay công ty có nhiều loại máy giá trị lớn công suất cao.
Bảng 3: Tổng giá trị máy móc công ty trong đầu những năm 2005,2006,2007
và 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
Tổng giá trị
7579
15329
21636
23707
Đồ thị biểu thị sự phá t triển vể tổng giá trị máy móc của Công ty
Ngọc Đức qua các năm
Qua biểu đồ ta có thể thấy tổng giá trị máy móc đầu năm 2008 gầm gấp ba lần đầu năm 2005. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào việc trang bị máy móc để sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.Đặc điểm về lao động
Công ty mới thành lập 3 năm (năm 2005) nên số lượng lao động còn ít, tuy nhiên trình độ lao động có xu hướng ngày càng tăng cụ thể:
Năm
Số lượng lao động
(người)
Chia theo trình độ
Nam
Nữ
Tổng
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
LĐPT
S L
(người)
T.trọng
%
S L
(người)
T.trọng
%
S L
(người)
T.trọng
%
S L
(người)
T.trọng
%
2005
50
20
70
1
1.43
2
2.86
17
24.28
50
71.43
2006
52
28
80
2
2.50
10
12.5
18
22.50
50
62.50
2007
86
30
116
2
1.72
12
10.34
20
17.24
82
70.70
Đầu 2008
123
47
170
5
2.94
22
12.94
20
11.79
123
72.33
Nhận thấy trong năm 2008 xu hướng có trình độ trên đại học và đại học tăng lên. Số lao động phổ thông giảm đi tuy nhiên do đặc điểm sản xuất của công ty thiên về kỹ thuật nhiều hơn nên số lượng lao động nữ thường ít hơn nam. Công ty cũng đã thường xuyên mở các lớp huấn luyên để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho công nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty cũng liên tục thu hút và tuyển chọn thêm nguồn nhân lực, ưu tiên, những người có trình độ đại học và trên đại học ngoài những người lao động trong nước Công ty còn mời thêm những chuyên gia kỹ thuật giỏi nước ngoài. Hiện Công ty có 3 cán bộ kỹ thuật giỏi Đài Loan. Dự kiến lực lượng lao động đến cuối năm 2008 sẽ là 220 người .
1.3. Đặc điểm về vốn của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động là yếu tố cơ bản, doanh nghiệp cần có tư liệu sản xuất và đối tượng lao động.Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với bầt kỳ một doanh nghiệp nào.Tư liệu lao động được chia làm hai bộ phận đó là: tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản cố định (TSCĐ). Phần TSCĐ chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đồng thời, nó có ành hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Tính đến cuói năm 2007 tổng vốn của công ty là 32834 triệu đồng trong đó vốn cố định là 24902 triệu đồng chiếm 75.8% tổng vốn,còn lại là vốn lưu động.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Vốn cố định
17693
13810
24902
Vốn lưu động
10321
10729
7932
Tổng vốn
28014
24539
32834
Biếu đồ so sánh cơ cấu nguồn vốn của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác
Ngọc Đức(2005-2007)
Từ biểu đồ cho ta thấy thực trạng là tình hình nguồn vốn của Công ty không được ổn định.Năm 2006 tổng vốn cố định cũng như tổng vốn của Công ty đã giảm xuổng tấp hơn cả so với năm 2005.Nguyên nhân này ta cũng dễ dàng lý giải được tại sao.Trong năm 2006 Công ty đã nhường quyền sử dụng đất của mình tại cụm Công nghiệp Phùng thị trấn Đan Phượng cho một công ty khác điều này làm giảm đáng kể nguồn vốn cố định của Công ty dẫn tới tổng nguồn vốn cũng bị giảm so với năm 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn của Công ty đã tăng lên nhanh do Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị mới để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
1.4.Đặc điểm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.4.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Từ khi thành lập, Công ty Ngọc Đức đã tiến hành sản xuất các loại linh kiện ôtô và xe máy với uy tín và chất lượng cao. Công ty đã thu hút được số lượng các đơn đặt hàng lớn của các khách hàng. Đặc biệt với Ngọc Đức các Công ty VMEP Đồng Nai, VMEP Hà Tây và Hong Ming là các bạn hàng đáng tin cậy nhất ngoài ra còn có các hãng nổi tiếng như Honda, Yamaha … cũng là những khách hàng tiềm năng lớn của Công ty Hữu hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức. Doanh thu về bán hàng của Ngọc Đức ngày càng tăng. Sau đây là bảng tổng hợp Doanh thu bán hàng qua các tháng
của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. Qua bảng tổng hợp Doanh thu này ta có thể thấy được tốc độ sản xuất cũng như tốc độ bán hàng của công ty
qua các năm 2005-2007.
Bảng 5: Bảng tổng hợp Doanh thu bán hàng theo các tháng của công ty
Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Đơn vị tính:VNĐ
Năm
Tháng
2005
2006
2007
1
0
553.849.660
600.792.879
2
0
403.254.579
1.762.669.343
3
0
508.601.915
879.243.506
4
0
759.280.723
903.792.674
5
0
688.862.974
1.679.774.632
6
0
924.509.734
1.771.069.302
7
21.727.020
522.761.350
1.452.791.637
8
196.141.842
1.544.541.540
1.596.739.643
9
353.414.640
1.507.967.350
1.374.647.707
10
422.000.610
1.520.960.297
1.802.691.032
11
372.636.762
1.409.742.804
1.800.723.321
12
460.198.619
1.771.279.979
1.737.749.692
Cộng doanh thu
1.826.119.493
12.115.693.888
17.362.685.378
1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Vì Doanh nghiệp mới thành lập,phần lớn nguyên vật liệu phải nhập từ bên ngoài nên giá vốn hàng bán tương đối cao. Cũng như chi phí sản xuất tương đối lớn nên trong hai năm đầu 2005 và 2006 Doanh nghiệp vẫn còn bị lỗ. Sang năm 2007 Công ty đã dần đi vào ổn định và làm ăn có hiệu quả hơn. Cụ thể dưới đay là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức qua các năm 2005, 2006, 2007.
Bảng 6: Báo cáo tài chính các năm của Công ty hữu hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.826.119.493
12.115.693.888
17.362.685.378
2
Các khoản giảm từ doanh thu
-
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.826.119.493
12.115.693.888
17.362.685.378
4
Giá vốn bán hàng
1.637.299.278
9.270.494.427
9.370.626.747
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
186.820.215
2.845.199.453
7.992.058.623
6
Doanh thu hoạt động tài chính
3.751.409
10.612.250
15.749.692
7
Chi phí tài chính
463.605.433
807.902.268
810.763.362
8
Chi phí bán hàng và quản lý DN
784.187.559
2.727.002.566
5.102.692.111
9
Lợi nhuận thuần tư hoạt động KD
(1.057.221.368)
(679.093.131)
2.094.352.842
10
Chi phí khác
-
-
-
11
Lợi nhuận khác
-
-
-
12
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(1.057.221.368)
(679.093.131)
2.094.352.842
13
Thuế TNDN
-
-
586.418.796
14
Lợi nhuận sau thuế
(1.057.221.368)
(679.093.131)
1.507.934.046
(Số liệu được lấy từ báo cáo tài chính 2005, 2006, 2007 của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức)
1.5.Đặc điểm về thị trường
Trong thời gian gần đây, nhu cầu đi lại của người dan ngày càng tăng, các phương tiện gắn máy ngày càng thu hút họ hơn đặc biệt là thu nhập ngày càng cao nên các phương tiện đi lại như ôtô, xe máy lại càng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng, lợi dụng điểm mạnh này, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật Chính Xác Ngọc Đức đã tiến hành sản xuất ra nhiều loại linh kiện xe gắn máy để phục vụ ngày càng tốt hơn và hoàn thiện hơn phương tiện đi lại cho khách hàng. Hiện sản phẩm của Công ty Ngọc Đức đã được tiêu thụ nhiều nơi trong nước. Dự kiến đến cuối năm 2008 Ngọc Đức sẽ tung sản phẩm của mình ra xuất khẩu bên ngoài.
Sản phẩm chính của Công ty Ngọc Đức là linh kiện xe máy như: Pillon skpin; Rocker arm shaft; Piston pin; Gcar shilt spindle comp; RR Axlecollar; Contact prive plate com; Crankpin.
2.Phương hướng nhiệm vụ trong năm tới
Luôn cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các đơn hàng của khách hàng. Đồng thời tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới.
Cải tiến công nghệ kỹ thuật, trang bị nhiều loại máy móc, trang thíêt bị hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất tốt hơn.
Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý chặt chẽ hơn nữa, tiến hành tuyển mộ tuyển chọn đầu vào nhân sự tốt hơn.
Xây dựng và củng cố bộ phận quản lý đảm bảo cho sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Nâng cao mức thu nhập của cán bộ công nhân viên để khuyến khích họ làm việc tốt hơn trong Công ty.
II.Đặc điểm nguồn dữ liệu và cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích thống kê kết quá sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Do nhu cầu ngày càng tăng của Xã hội, đời sống nhân dân càng tăng thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng lớn. nếu trước kia phương tiện đi lại của họ là đi bộ hoặc đi xe đạp thì ngày nay tối thiểu mỗi nguời cũng cần có một chiếc xe gắn máy. Thị truờng ôtô xe máy lúc nào cũng sôi động hơn bao giờ hết. Nhung đế có được một chiếc xe tốt đảm bảo an toàn thì còn tuỳ thuộc vào nhà sản xuất ra nó. Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là Công ty chuyên sản xuất các loại linh kiện cho xe gắn máy với phương châm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho xe. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng phát triển, cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng. Mặt khác để sản phẩm ngày càng tốt hơn và kết quả Công ty đạt được ngày càng tối ưu hơn, Công ty đã tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bằng các phương pháp thống kê đã nói để thấy được xu hướng biến động từ đó tiến hành dự báo cho tương lai và có những biện pháp thích hợp, cụ thể. Công ty đã tiến hành tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh theo tháng, theo quý và theo năm. Nhưng thường báo cáo cho từng năm một.
Ta có bảng sổ liệu thống kê các chỉ têu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ thuật chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2008
Bảng7: Bảng cơ sở dữ liệu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
giai đoạn 2005-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Kếhoạch 2008
Vốn cố định
17693
13810
24902
38720
Vốn lưu động
10321
10729
7932
15632
Tổng giá trị sản xuấtGO
2302
14281
20162
30020
Doanh thu
1827
12116
17363
27393
Doanh thu thuần
1827
12116
17363
27393
lợi nhuận
-1057
-679
1508
2897
Nhận xét chung:
Qua bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Côngt y Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức qua các năm 2005, 2006, 2007 tăng lên tương đối. Đặc biệt trong năm 2007 lợi nhuận của Công ty đã đạt được, điều này có thể nói lên tình hình hoạt động sản xuất của công ty dã dần đi vảo ổn định. Doanh thu của Công ty tăng nhanh , chắc chắn trong tương lai con số này sẽ tiếp tục tăng lên và nó sẽ kéo theo lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên. Điều này có được là do sự lỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên Công ty hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Nguồn số liệu trên là cơ sở để chúng ta sử dụng các phương pháp thống kê đã lựa chọn để phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và dự báo cho thời gian tới.
II.Phân tích biến động của kết quá sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức theo thời gian - Dự báo dựa vcào lượng tăng (giảm) bình quân và tốc độ phát triển bình quân.
1.Biến động của tổng giá trị sản xuất GO theo thời gian
Từ các số liệu về tổng giá trị sản xuất của Công ty ta đưa ra bảng kết quả tính toán sau:
Bảng8: Biến động của tổng giá trị sản xuất của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật
Chính xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm
GO (trđ)
Lượng tăng
giảm tuyệt
đối(trđ)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng giảm
(%)
GT tuyệt
đối 1%
tăng giảm
yi
δi =
yi-yi-1
Δ =
yi-y1
ti =
yi/yi-1
Ti =
yi/y1
ai =
ti - 100
A=
Ti -100
gi =
yi-1 / 100
2005
2302
-
-
-
-
-
-
-
2006
14281
11979
11979
620.37
620.37
520.37
520.37
23.02
2007
20162
5881
17860
141.18
875.84
41.18
775.84
142.81
*Tổng giá trị sản xuất (GO) bình quân giai đoạn 2005-2007 của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là:
= = = 12248.33 trđ
Qua kết quả tính toán trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất (GO) tăng nhanh qua các năm. Từ năm2005 ( 2302trđ) đến năm 2006 (14281trđ) chỉ sau một năm con số này đã tăng lên tới 11979 triệu đồng gấp 6.2 lần so với năm 2005. Tổng giá trị sản xuất của Công ty còn tiếp tục tăng nhanh trong năm tiếp theo 2007.Con số tăng lên cũng không kém so với năm 2006 Nếu so với năm 2006 thì năm 2007 ( GO=20162trđ) tăng lên 5881 triệu đồng gấp 1.42 lần và tăng 17850 triệu đồng (8.76 lần) so với năm 2005. Đặc biệt ta có thể thấy được tổng giá trị sản xuất của năm 2007 tăng so với năm 2005 còn lớn hơn cả tổng giá trị sản xuất của năm 2006. Các tốc độ phát triển không những lớn hơn 100% mà còn lớn hơn rất nhiều cho thấy tổng giá trị sản xuất GO năm sau đạt được so với năm trước nó là rất cao.Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng cho thấy cứ 1% tăng lên của năm 2006 so với năm 2005 thì tương ứng 23.02 triệu đồng.Và cứ 1% tăng lên của năm 2007 so với năm 2006 thí tương ứng 142.81 triệu đồng- con số này tương đối cao …Như vậy ta có thể thấy được hoạt động sản xuất của Công ty ngày một nâng cao về số lượng, phản ánh phần nào hiệu quả của hoạt động sản xuất. GO tăng lến sẽ kéo theo sự tăng lên của Doanh thu và lợi nhuận, đây là tiền đề cho sự phát triển đi lên hơn nữa của Công ty trong những năm tiếp theo.
* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của tổng giá trị sản xuất(GO) giai đoạn 2005-2007 là:
= = ===8930 trđ
Con số này cho biết trung bình hàng năm tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty tăng 8930 triệu đồng.Ta thấy lượng tăng này khá cao.
Từ lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân trên ta dự báo cho tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty giai đoạn 2008-2010 bằng mô hình dự đoán sau:
=yn +.h
Với: yn - mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
H - tầm xa của dự đoán
Thay số vào mô hình ta có:
Tổng giá trị sản xuất năm 2008 là:
y2008 = y2007 +*1 =20162+8930*1 =29092 trđ
Tổng giá trị sản xuất năm 2009 là:
y2009 = y2007 +*2 =20162+8930*2= 38033 tr đ
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là:
y2010= y2007 +*3= 20162 +8930*3 = 46963 tr đ
Như vậy, dựa vào lượng tăng ( giảm) tuyệt đối bình quân ta dự đoán được tổng giá trị sản xuất (GO) năm 2008 có thể là 29092 triệu đồng và năm 2009 có thể là 38033 triệu đồng,năm 2010 GO của Công ty có thể đạt được là 46963 triệu đồng, phù hợp với xu hướng ngày một tăng lên trong những năm qua của Công ty
* Tốc độ phát triển bình quân của tổng giá trị sản xuất (GO) giai đoạn 2005-2007 của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức:
= === 2.9594 lần = 295.94%
Con số này cho ta biết bình quân mỗi năm tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty phát triển với tốc độ 395.94%
Dựa vào tốc độ phát triển bình quân trên ta dự báo cho tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty giai đoạn 2008-2010
=yn *()h
Thay số vào mô hình ta có kết quả sau:
Tổng giá trị sản xuất năm 2008 là:
=y2007 *()1 = 20162*2.95941 = 59667.42 trđ
Tổng giá trị sản xuất năm 2009 là:
=y2007 *()2 = 20162*2.95942 = 176579.77 trđ
Tồng giá trị sản xuất năm 2010 là:
= y2007 * ()3 = 20162*2.95943 = 522570.17 trđ
Như vậy,dựa vào tốc độ phát triển bình quân ta dự đoán được tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức năm 2008 là 59667.42 triệu đồng, năm 2009 là 176579.77 triệu đồng và năm 2010 là 522570.17 triệu đồng.
Ta nhận thấy kết quả dự báo cho GO bằng phương pháp dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân và bằng phương pháp dựa vào tốc độ phát triển bình quân có sự chênh lệch tương đối lớn. Điều này là do GO giai đoan 2005-2007 tăng nhưng lượng tăng không đều giữa các năm nên dự báo theo hai phương pháp trên sẽ cho kết quả không chính xác. Để lập kế hoạch cho những năm tới chúng ta không nên sử dụng hai phương pháp đã nói trên.
2. Biến động của Doanh thu bán hàng của Công ty theo thời gian
Từ các số liệu về Doanh thu bán hàng của Công ty ta đưa ra bảng kết quả tính toán sau:
Bảng9: Biến động của Doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật
Chính xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm
DT (trđ)
Lượng tăng
giảm tuyệt
đối(trđ)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng giảm
(%)
GT tuyệt
đối 1%
tăng giảm
yi
δi =
yi-yi-1
Δ =
yi-y1
ti =
yi/yi-1
Ti =
yi/y1
ai =
ti - 100
A=
Ti -100
gi =
yi-1 / 100
2005
1827
-
-
-
-
-
-
-
2006
12116
10289
10289
663
663
563
563
18.27
2007
17363
5247
15536
143
950.3
43
850.3
121.16
*Tổng giá trị sản xuất (DT) bình quân giai đoạn 2005-2007 của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là:
= = = 15653 trđ
Qua kết qủa tính toán trên cho ta thấy Doanh thu của Công ty tăng khá nhanh đặc biệt từ năm 2005 đến 2006 Doanh thu tăng lên tới 10289 triệu đồng (từ 1827 trđ lên 12116 trđ) tưc tăng 563%. Sang năm 2007 Doanh thu tuy không tăng nhanh như năm 2006 nhưng nhìn chung tỷ lệ tăng cũng rất nhanh, nếu so với năm 2006 thìnăm 2007 Doanh thu đã tăng 5247 trđ tức tăng 43%, còn so với năm 2005 thìcon số này lên tới 15536 triệu đồng tức tăng 850.3%. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) cho ta thấy cứ 1%Doanh thu tăng lên của năm 2006 so với năm 2005 thì tương ứng là 18.27 triệu đồng và cứ 1% Doanh thu tăng lên của năm 2007 so với năm 2008 thì tương ứng là 121.16 triệu đồng. Điều này thể hiện sự phát triển mạnh của Công ty Ngọc Đức. Tốc độ sản xuất của Công ty tương đối cao và hiệu quả. Nếu với tốc độ phát triển như hiện nay thì trong một vài năn tới chắc chắn Công ty sẽ có nhiều sự thay đối lớn, sản phẩm của Công ty sẽ chiếm lĩnh nhiều trên thị trường Việt Nam nói chung.
* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của Doanh thu giai đoạn 2005-2007 là:
= = ===7768 trđ
Con số này cho biết trung bình hàng năm Doanh thu bán hàng của Công ty tăng 7768 triệu đồng.Ta thấy lượng tăng này khá cao.
Từ lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân trên ta dự báo cho Doanh thu bán hàng của Công ty giai đoạn 2008-2010 bằng mô hình dự đoán sau:
=yn +.h
Với: yn - mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
H - tầm xa của dự đoán
Thay số vào mô hình ta có:
Doanh thu bán hàng năm 2008 là:
y2008 = y2007 +*1 =17363+7768*1 = 25131 trđ
Doanh thu bán hàng năm 2009 là:
y2009 = y2007 +*2 =17363+7768*2= 32899 tr đ
Doanh thu bán hàng năm 2010 là:
y2010= y2007 +*3= 17363 +7768*3 = 40667 tr đ
Như vậy, dựa vào lượng tăng ( giảm) tuyệt đối bình quân ta dự đoán được Doanh thu bán hàng năm 2008 có thể là 25131 triệu đồng và năm 2009 có thể là 32899 triệu đồng,năm 2010 Doanh thu bán hàng của Công ty có thể đạt được là40667 triệu đồng, phùhợp với xu hướng ngày một tăng lên trong những năm qua của Công ty
* Tốc độ phát triển bình quân của Doanh thu bán hàng giai đoạn 2005-2007 của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức:
= === 3.082 lần = 308.2%
Con số này cho ta biết bình quân mỗi năm Doanh thu bán hàng của Công ty phát triển với tốc độ 308.2%
Dựa vào tốc độ phát triển bình quân trên ta dự báo cho Doanh thu bán hàng (DT) của Công ty giai đoạn 2008-2010
=yn *()h
Thay số vào mô hình ta có kết quả sau:
Doanh thu bán hàng năm 2008 là:
=y2007 *()1 = 17363*3.0821 = 53512.755 trđ
Tổng giá trị sản xuất năm 2009 là:
=y2007 *()2 = 17363*3.0822 = 164926.31 trđ
Tồng giá trị sản xuất năm 2010 là:
= y2007 * ()3 = 17363*3.0823 = 508302.89 trđ
Như vậy,dựa vào tốc độ phát triển bình quân ta dự đoán được Doanh thu bán hàng của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức năm 2008 là 53512.755 triệu đồng, năm 2009 là 164926.31 triệu đồng và năm 2010 là 508302.89 triệu đồng.
Nhận thấy dự báo Doanh thu bán hàng của Công ty theo hai cách trên cho ta các kết quả rất khác nhau. Điều này là do Doanh thu của các năm 2007 và 2006 tăng không đều nhau vì vậy mà dự báo Doanh thu cho các năm 2008-2010 theo hai phương pháp này srx cho ta kết quả không chính xác.
III.Hồi quy theo thời gian các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật Chính Xác Ngọc Đức và dự báo dựa vào ngoại suy hàm xu thế
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, ta xác định được hàm xu thế tốt nhất của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh bằng cách chọn hàm hồi quy có sai số chuẩn SE bé nhất và hệ số tương quan R lớn nhất
1.Hồi quy theo thời gian chỉ tiêu tổng giá trị sán xuất GO
Xử lý số liệu tổng giá trị sản xuất GO của Công ty Hữu Han Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2007-2008 bằng phần mềm SPSS. Ta có bảng số liệu sau
Bảng10: Bảng so sánh kết quả các dạng hàm hồi quy theo thời gian của
chỉ tiêu GO
Kết quả
Dạng hàm
Dạng hàm xu thế
Hệ số
tương
quan (R)
Sai số
mô hình
(SE)
Hàm tuyến tính
= -5611.667 +8930*t
0.98112
2489.498
Hàm parabol
=-15775+21126*t-3049*t2
1
0
Hàm Hyperbol
=28220.615-26136.46/t
0.99627
1110.8
Hàm bậc 3
=-12726+15536.167*t-508.167*t3
1
0
Nhận thấy hàm parabol và hàm bạc 3 là hai hàm có hệ số tương quan R=1 lớn nhất và sai số mô hình bé nhất SE =0 nên ta sẽ chon hai mô hình này để dự đoán Tổng giá trij sản xuất GO của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2008-2010.
*Dự đoán GO 2008-2010 theo hàm xu thế Parabol: Chạy phần mềm SPSS ta
kết quả dự đoán các năm 2008-2010 như sau:
Năm
2008
2009
2010
GO (trđ)
19945
13630
1217
* Dự đoán GO giai đoạn 2008-2010 dự vào hàm xu thế bậc 3: Cũng chạy phần mềm SPSS ta có kết quả dự báo như sau:
Năm
2008
2009
2010
GO (trđ)
16896
1434
-29273
Nhận thấy dự báo theo dạng hàm xu thế này lại cho ta kết quả giảm dần, không đúng với xu hướng phát triển của Công ty.Nguyên nhân là do dãy số liệu quá ít do vậy dự báo không được chính xác.
Đồ thị biểu hiện xu hướng biến động GO của công ty giai đoạn 2005-2007
2.Hồi quy theo thời gian chỉ tiêu doanh thu của Công ty
Để việc xác định hàm hồi quy và dự báo chính xác Doanh thu của Công ty giai đoạn 2008-2010 được chính xác ta sẽ dựa vào tài liệu Doanh thu các tháng của Công ty đã thu thập được. Cho chạy với phần mền SPSS ta có bảng kết quả sau:
Bảng11: Bảng so sánh kết quả các dạng hàm hồi quy theo thời gian của chỉ tiêu DT
Kết quả
Dạng hàm
Dạng hàm xu thế
Hệ số
tương
quan (R)
Sai số
mô hình
(SE)
Hàm tuyến tính
= -185.599+57.063*t
0.90141
292.848
Hàm parabol
=-289.18+73.39*t-0.442*t2
0.903
293.9
Hàm Hyperbol
=1100.62-1992.595/t
0.5379
570.186
Hàm bậc 3
=-109.098+18.697*t+3.203*t2-0.065*t3
0.907
292.137
Ta sẽ lựa chọn hàm tuyến tính để dự đoán Doanh thu cho các năm tiếp theo.Cũng ứng dụng phần mềm SPSS ta có kết quả dự đoán sau.
Bảng12: Bảng dự đoán Doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2008-2010.
Đơn vị : triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
Tháng
Cận dưới
Cận trên
Cận dưới
Cận trên
Cận dưói
Cận trên
1
1296.057
2553.406
1939.209
3279.118
2566.476
4020.715
2
1350.344
2613.191
1992.04
3340.359
2618.140
4083.122
3
1404.499
2673.108
2044.762
3401.709
2669.72
4145.614
4
1458.523
2733.156
2097.378
3463.164
2721.217
4208.189
5
1512.42
2793.331
2149.89
3524.725
2772.634
4270.844
6
1566.19
2853.633
2202.3
3586.387
2823.972
4333.579
7
1619.836
2914.059
2254.6
3648.149
2875.23
4396.39
8
1673.359
2974.607
2306.82
3710.01
2926.417
4459.277
9
1726.762
3035.276
2358.936
3771.967
2977.528
4522.238
10
1780.047
3096.064
2410.957
3834.017
3028.568
4585.271
11
1833.215
3156.968
2462.886
3896.16
3079.536
4648.374
12
1886.268
3217.987
2514.725
3958.393
3130.437
4711.546
Cộng DT
19107.524
34614.79
26734.518
43414.163
34189.882
52385.165
Như vậy dự đoán theo phương pháp này cho ta kết quả tương đối chính xác, phù hợp với xu hướng phát triển của Công ty.Theo phương pháp này cho ta kết quả dự báo năm 2008 Doanh thu bán hàng của Công ty có thể dao động trong khoảng từ 19107.524 triệu đồng đến 34614.79 triệu đồng, năm 2009 Doanh thu dao động trong khoảng từ 26734.518 triệu đồng đến 43414.163 triệu đồng và năm 2010 Doanh thu này có thể dao động trong khoảng là từ 34189.882 triệu đồng đến 52385.165 triệu đồng.
Đồ thị biểu hiện xu hướng phát triển Doanh thu bán hàng của Công ty Hữu
Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007
III.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Như phần trên đã trình bày ta sẽ sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ngọc Đức.Qua đó ta có thể thấy được nhân tố nào ảnh hưởng tích cực,nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời từ đây Công ty sẽ có các biện pháp thích hợp để hạn chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực và phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực. Chọn năm nghiên cứu là năm 2007 và năm gốc để so sánh là năm 2006, ta sẽ đi phân tích một vào yếu tố sau:
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất GO
Để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức em sẽ sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích cùng với một số dữ liệu thu thập được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TK-01.docx