Tài liệu Đề tài Vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000: TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
ĐỀ TÀI
“VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRONG VĂN
XUÔI NGHỆ THUẬT 1945- 2000”
- Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
- Mã số: 62.22.34.01.
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Văn Vũ
- Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Hữu Tá
- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí
Minh.
+ Tóm tắt nội dung luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề Văn hóa và Con người
Tây Nguyên được thể hiện trong mảng văn xuôi nghệ thuật từ 1945 đến 2000.
Trong đó các giá trị văn hóa và vẻ đẹp con người được phân tích, đánh giá một cách
thấu đáo để người đọc hiểu hơn về một mảng văn xuôi có giá trị trong toàn bộ tiến
trình văn học Việt Nam.
+ Những kết quả của luận án:
1. Luận án đã làm nổi bật vẻ đẹp cũng như sự phong phú của các giá trị văn hóa
Tây Nguyên được thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi.
2. Luận án cũng đã phân tích những yếu tố tiêu cực của các sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng của người Tây Nguyên.
3. Lu...
219 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
ĐỀ TÀI
“VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRONG VĂN
XUÔI NGHỆ THUẬT 1945- 2000”
- Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
- Mã số: 62.22.34.01.
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Văn Vũ
- Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Hữu Tá
- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí
Minh.
+ Tóm tắt nội dung luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề Văn hóa và Con người
Tây Nguyên được thể hiện trong mảng văn xuôi nghệ thuật từ 1945 đến 2000.
Trong đó các giá trị văn hóa và vẻ đẹp con người được phân tích, đánh giá một cách
thấu đáo để người đọc hiểu hơn về một mảng văn xuôi có giá trị trong toàn bộ tiến
trình văn học Việt Nam.
+ Những kết quả của luận án:
1. Luận án đã làm nổi bật vẻ đẹp cũng như sự phong phú của các giá trị văn hóa
Tây Nguyên được thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi.
2. Luận án cũng đã phân tích những yếu tố tiêu cực của các sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng của người Tây Nguyên.
3. Luận án nêu lên thực trạng biến đổi văn hóa ở Tây Nguyên theo hướng tích cực
lẫn tiêu cực
4. Luận án cũng đã làm hiện lên hình ảnh người Tây Nguyên với những phẩm chất
tốt đẹp của họ trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống thường nhật.
5. Luận án cũng đã phân tích sự thay đổi về phẩm chất con người Tây Nguyên
trong thời buổi hòa nhập với các dân tộc khác.
6. Luận án đã khái quát được vể đẹp văn hóa và con người Tây Nguyên mà các tác
giả văn xuôi đề cao và ca ngợi. Đó như là một sự cảnh tỉnh về hiện trạng đang
mất dần đi vẻ đẹp đó trong hiện tại và tương lai.
+ Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ
cần tiếp tục nghiên cứu:
1. Với sự độc đáo và phong phú của văn hóa và con người, Tây Nguyên là mảnh
đất màu mỡ của văn chương, nghệ thuật; luận án như là một động lực cho sáng
tác văn chương, nghệ thuật về đề tài Tây Nguyên.
2. Tây Nguyên có một vị thế quan trọng đối với cả nước, luận án sẽ giúp nhiều
người hiểu hơn về văn hóa và con người Tây Nguyên, từ đó sẽ giúp họ- nhất là
những người gánh vác trách nhiệm phát triển Tây Nguyên- ứng xử đúng đắn hơn
với Tây Nguyên.
3. Luận án như là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu sâu hơn về nhiều nội
dung quan trọng khác được thể hiện trong văn xuôi nói riêng và văn học nói
chung.
4. Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong mảng văn
xuôi nên dù sao cũng chưa thật toàn vẹn, đầy đủ. Người viết sẽ tiếp tục nghiên
cứu vấn đề trên (và nhiều nội dung khác) trong văn học viết về Tây Nguyên.
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh
PGS. TS TRẦN HỮU TÁ ĐẶNG VĂN VŨ
THESIS INFORMATION PAGE
TOPICS
"CULTURE AND PEOPLE OF THE HIGHLANDS IN PROSE 1945 - 2000"
- Major: Vietnamese Literature
- Code: 62.22.34.01.
- Name of graduate students: Dang Van Vu
- The Instructor: Associate Professor. Dr. Tran Huu Ta
- Name of institution: University of Social Sciences and Humanities City Ho Chi
Minh.
+ Dissertation abstracts: The thesis studied the issue of Culture and People of
Highland in the prose from 1945 to 2000. In which cultural values and human
beauty are analyzed and evaluated thoroughly so that readers can out more
about an a valuable section of the prose literature in the Vietnamese.
+ Results of the thesis:
1. The thesis highlights the beauty and cultural richness of the Highlands.
2. The thesis also analyzed the negative elements of the cultural Highlands
3. Thesis highlight the cultural changes Highlands positively and negatively.
4. The thesis depict people of Highlands with their good qualities in combat as
well as in daily life.
5. The thesis also analyzed the changes in the human qualities in the
Highlands in integration with other nations.
6. Thesis Essential beauty of human culture and the Highlands that the authors
of fiction highly praised. As a warning that the current situation is that beauty
fades in the present and future.
+ Applications / ability in practical applications or matters left open to further
study:
1. With the unique and rich culture and people, the Highlands are fertile ground
for literature and art the thesis can be considered a motivation for the creation
of literature and art on this theme.
2. Highland has an important geographical position. Dissertation help people
better understand the culture and people of the Highlands to may develop in
the right direction Highlands.
3. The thesis is an important premise for the study of deeper and more literary
the Highlands.
4. The thesis only study the issue of culture and human the Highland in prose
should not full. Future, we will continue to research this issue (and other
problems more) in the literature Highland.
Science Instructor Graduate students
TRAN HUU TA DANG VAN VU
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
P. Dourisboure, Jacques Dournes, Geores Condominas, Henri Maitre,
Albert Maurice được xem là những người đầu tiên khám phá miền đất cao
nguyên Trung phần mà ngày nay chúng ta gọi là Tây Nguyên. Bằng sự trải
nghiệm cả tuổi thanh xuân, những nhà dân tộc học người Pháp này đã đem đến
không những cho người Việt, người Pháp mà cả thế giới biết đến một miền đất
được coi là “hoang sơ” nhất hành tinh này. Chính tại nơi đây, họ đã gặp lại thời
thơ ấu của loài người, và họ nhận ra rằng nền văn minh vật chất đã làm thoái
hóa lương tri con người, nơi heo hút và mông muội nhất lại là nơi con người
sống với nhau đẹp đẽ nhất. Sống với người Tây Nguyên họ như được trở về với
tuổi thơ trong sáng. Mọi sự cám dỗ về danh vọng họ đều xem nhẹ, thậm chí như
Jacques Dournes sẵn sàng từ bỏ tôn giáo của mình để “qui y” “Tôn giáo Tây
Nguyên”. Geores Condominas sau khi từ Tây Nguyên trở về Paris, giữa thủ đô
hoa lệ, ông vẫn cởi trần đóng khố và khắc khoải nỗi nhớ về làng Sar Luk xa xôi.
Đến tận tám mươi tuổi ông vẫn tìm về thăm lại Tây Nguyên. Tại sao những
người đến từ nền văn minh hàng đầu thế giới lại hành động như vậy?
Nguyên Ngọc, Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy là
những người Việt đến với Tây Nguyên từ thời chống Pháp và chống Mỹ, lúc ấy
họ chưa tiếp cận được với những nghiên cứu về Tây Nguyên của người Pháp.
Họ chỉ hiểu Tây Nguyên qua sự lăn lộn trong cuộc sống chiến đấu của mình.
Và họ cũng bị Tây Nguyên hấp dẫn. Nguyên Ngọc đến tuổi “thất thập” mà vẫn
luôn đau đáu với Tây Nguyên, vẫn luôn thấy mình còn mắc nợ với đất và người
Tây Nguyên. Trung Trung Đỉnh thì “yêu Tây Nguyên như chính quê hương
mình”, năm nào cũng dành thời gian về với buôn làng để “gội rửa linh hồn”
khỏi bụi bẩn thị thành. Tại sao họ bị Tây Nguyên mê hoặc như vậy?
2
Có ai một lần đến với Tây Nguyên mà không khỏi ngạc nhiên với nền
văn hóa độc đáo và con người thân thiện trên mảnh đất thấm đẫm chất huyền
thoại này. Sự kỳ lạ của văn hóa và con người, vẻ đẹp nên thơ và hùng vĩ của
thiên nhiên Tây Nguyên luôn có một sức hút mãnh liệt với những ai thích khám
phá. Và đã khám phá rồi thì sẽ bị nó hút lấy, như Jacques Dournes, Geores
Condominas, Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh…
Vậy thỏi nam châm ấy là gì?
Jacques Dournes – người đến với đất và người Tây Nguyên từ rất sớm,
đắm mình trong cuộc sống của họ hơn hai mươi năm để đi đến một kết luận:
Con người Tây Nguyên hôm nay là nhân chứng về quá khứ
của nhân loại, chỉ cho chúng ta biết ngày xưa chúng ta là như thế
nào; chỉ riêng một điều đó thôi, họ cũng đã đáng cho chúng ta
chăm chú và yêu quí rồi. Quan sát họ, ta thấy hiện lên một bức
tranh độc nhất và hấp dẫn về chính chúng ta trong quá khứ [82, tr.
10].
Nguyên Ngọc- người đầu tiên gieo hạt giống văn học viết trên mảnh đất
Tây Nguyên, đã có lần tâm sự:
Nói đến Tây Nguyên người ta thường hay nghĩ, nói ngay đến
thiên nhiên, núi non, rừng rú, cảnh quan lạ lùng của nó. Tất nhiên
cái đó là đúng và cũng tác động đến người mới bước chân đến
đây. Nhưng còn quan trọng hơn nhiều, theo tôi là nền văn hóa của
nó. Các dân tộc Tây Nguyên đã “cấy trồng” trên đất đai núi rừng
của mình một nền văn hóa lớn, cực kỳ độc đáo và đặc sắc, lâu đời
và bền vững [119, tr. 9].
Như vậy chính yếu tố “con người quá khứ của nhân loại”, “nền văn hóa
lớn” của họ mới là nét mới lạ độc đáo làm nên sức hấp dẫn để Nguyên Ngọc,
3
Vũ Hạnh, Y Điêng, Thu Bồn, Anh Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Phạm Kim Anh,
Khuất Quang Thụy, H’Linh Niê, Thu Loan…khám phá.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà văn là bắc những nhịp cầu
để người đọc đến với những miền đất xa lạ mà do sự ràng buộc về không gian
và thời gian họ không thể đến được. Hiện nay, khoảng cách không gian giữa
các vùng miền khác nhau đã trở nên gần gũi hơn nhờ sự phát triển của giao
thông và khoa học công nghệ. Nhưng đối với nhiều người, Tây Nguyên vẫn xa
lạ, hoang dã, “rừng rú”. Để Tây Nguyên gần gũi, thân thương hơn trong mắt
mọi người, nhiều nhà văn đã khai phá mảnh đất này bằng thái độ trân trọng và
tình cảm yêu thương. Là người sống và làm việc tại Tây Nguyên, chúng tôi
muốn khái quát toàn bộ sáng tác văn xuôi tiêu biểu nhất về Tây Nguyên dưới
góc độ văn hóa và con người để có thể xác định vị thế cũng như sắc thái độc
đáo của văn hóa, văn học Tây Nguyên trong bức tranh chung của văn hóa dân
tộc. Qua đó, có thể giúp cho mọi người hiểu và yêu mến hơn một vùng đất kỳ
ảo Tây Nguyên.
Một số tác phẩm viết về Tây Nguyên đã được đưa vào nhà trường và
được nhiều người phân tích, đánh giá. Song sự phân tích ấy chỉ nặng về tìm
hiểu giá trị hiện thực cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thực ra, trong
tác phẩm văn xuôi về Tây Nguyên có một dòng chảy văn hóa mà ngọn nguồn
của nó là cuộc sống của con người trên một vùng đất thấm đẫm chất huyền
thoại, vùng đất của cổ tích và sử thi. Nghiên cứu văn hóa và con người trong
văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên không chỉ giúp hiểu thêm về một mảng
sáng tác trong văn chương dân tộc, thấy được vẻ đẹp độc đáo về cuộc sống con
người và văn hóa nơi đây, mà còn phục vụ cho việc giảng dạy, học tập môn văn
trong nhà trường được đúng hướng hơn, toàn diện hơn.
Những chính sách về kinh tế của nhà nước nhằm phát triển Tây Nguyên
cũng có hai mặt của nó. Một mặt, đời sống của đồng bào được cải thiện đáng
kể, họ được tiếp xúc với các nền văn minh trước đây vốn rất xa lạ với họ, thế
giới quan thần linh chủ nghĩa không còn ngự trị một cách tuyệt đối như xưa nên
nhiều hủ tục được xóa bỏ. Nhưng mặt khác, sự phát triển này dẫn đến sự biến
đổi văn hóa cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Hướng tiêu cực có nguy cơ
phát triển mạnh hơn làm thay đổi cả hệ thống luật tục mà từ ngàn đời nay vẫn
duy trì sự ổn định cuộc sống của họ. Việc khai thác rừng một cách tàn nhẫn, sự
4
phát triển ồ ạt của các công trình thủy điện, ưu tiên mở rộng diện tích các loại
cây công nghiệp v.v…đã dẫn đến sự rối loạn trong nhịp điệu của tự nhiên, xã
hội ở Tây Nguyên. Trong sự rối loạn của cuộc sống đó, các tôn giáo ở nước
ngoài đã nhanh chóng giành lấy một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần
của người Tây Nguyên. Hệ quả là rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
đã bị biến mất. Nghiên cứu vấn đề văn hóa và con người trong văn học cũng là
góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của các dân
tộc Tây Nguyên đang có nguy cơ mai một trước sức tấn công ồ ạt của các dòng
chảy văn hóa khác.
Trong thời gian gần đây, Tây Nguyên rất được chú ý cả về chính trị, kinh
tế lẫn văn hóa. Về chính trị, càng ngày người ta càng nhận ra tầm quan trọng
của Tây Nguyên, vì nó nằm ở vị trí là “mái nhà” của Đông Dương. Về kinh tế,
vị thế của cây cà phê, hồ tiêu Tây Nguyên trên thế giới và đặc biệt là sự kiện
khai thác bô-xit ở Tân Rai và Nhân Cơ đã hướng sự chú ý của tất cả các tầng
lớp xã hội về Tây Nguyên. Về văn hóa, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại cũng đã dấy lên một phong trào tìm hiểu Tây Nguyên. Trong phong
trào có vẻ ồ ạt đó, đã xuất hiện nhiều cách ứng xử chưa thật đúng với văn hóa
Tây Nguyên. Một thực tế khác, những người làm công tác văn hóa (phần lớn là
người Kinh) nhiều khi đã không tìm hiểu thấu đáo về đời sống Tây Nguyên nên
vô tình họ đã làm nhòa đi màu sắc văn hóa Tây Nguyên. Những điều này đã
làm cho những nhà Tây Nguyên thực thụ như Nguyên Ngọc, Nguyễn Tấn
Đắc… rất bức xúc. Trước thực tế đó, chọn đề tài này chúng tôi cũng mong góp
một tiếng nói của mình để có thể hiểu đúng hơn về Tây Nguyên và có những
cách ứng xử phù hợp hơn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như trên đã nói, hiện nay Tây Nguyên là vùng đất thu hút sự chú ý của
các nhà nghiên cứu văn hóa, của giới văn nghệ sĩ. Nghiên cứu về văn hóa Tây
Nguyên, các học giả tập trung sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc. Và họ
đã thu thập được một số lượng rất lớn các tác phẩm văn học dân gian Tây
5
Nguyên, trong đó nhiều nhất là các bộ sử thi. Qua công tác điều tra sưu tầm, có
thể nhận thấy rằng nền văn chương bình dân ở Tây Nguyên đa dạng, phong phú
không hề thua kém bất kỳ vùng đất nào.
Không như văn học dân gian, không như văn học viết về Tây Bắc; văn
học viết ở Tây Nguyên vẫn còn khá khiêm tốn về số lượng tác giả, tác phẩm.
Ngoài số ít nhà văn với những tác phẩm gây được tiếng vang, còn lại các nhà
văn địa phương cũng viết khá nhiều nhưng chưa đủ sức vươn ra khỏi “biên
giới” Tây Nguyên. Nhìn chung, văn học viết về Tây Nguyên ít gây được sự chú
ý của giới nghiên cứu. Theo đó, việc nghiên cứu về nó cũng chưa thật sự được
quan tâm, mặc dù ít nhiều nó cũng đã tạo ra một diện mạo riêng.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì đến nay, ở Việt Nam chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về mảng văn học viết về Tây Nguyên.
Vấn đề nghiên cứu văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn học cũng đang
còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, do có một số tác phẩm đã gây được tiếng vang nên cũng
có nhiều công trình nghiên cứu về nó ở cấp độ tác giả, tác phẩm. Trong số đó,
nghiên cứu về Nguyên Ngọc là nhiều nhất. Những nhà văn như Y Điêng, Trung
Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Thu Loan, H’Linh Niê thì chỉ có một số bài
giới thiệu, bình luận tổng quát in rải rác trên các báo và tạp chí.
Trong khoảng ba mươi bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc, chỉ có một số ít
bài viết tìm hiểu một cách tổng quát, còn phần lớn các tác giả tập trung phân
tích tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu, qua đó khái quát
đặc điểm văn chương Nguyên Ngọc.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nguyên Ngọc, con người lãng mạn đã
khẳng định vẻ đẹp độc đáo trong sáng tác nghệ thuật và quan niệm về con
người của nhà văn. Ông cho rằng tâm hồn Nguyên Ngọc bắt rất nhạy những gì
dữ dằn, quyết liệt và có một vẻ hoang dã như sự sống thời nguyên thuỷ. Ông
nhấn mạnh:
6
Văn của anh cuốn hút người ta không phải bởi chỉ cách trần thuật
bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức
hồn nhiên ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von rất ngộ nghĩnh, mà bằng
cả tâm hồn cũng rất Tây Nguyên...Nguyên Ngọc đích thực là một tri thức
của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên [176, tr.58].
Phong Lê trong một đánh giá khái quát về những tác phẩm tiêu biểu của
Nguyên Ngọc đã chỉ ra rằng trong sáng tác của Nguyên Ngọc, “con người gắn
bó với đất nước quê hương, gắn với truyền thống cha ông, và truyền cho đất
nước sức sống của mình”, “vẻ đẹp con người đã truyền đến cho thiên nhiên, và
thiên nhiên góp phần tô điểm con người”[168, tr.32]. Trong bài Nguyễn Trung
Thành và những trang viết về miền Nam đất lửa, Phong Lê cũng đã chỉ ra tính
chất biểu tượng trong cách miêu tả nhân vật già làng, và “cụ thể, độc đáo, hiện
thực khi miêu tả lớp con trẻ như những mạch nối của văn hóa truyền thống”
[169, tr. 48].
Trần Đăng Khoa trong bài báo Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định sự
thống nhất trong phong cách nghệ thuật của tác giả chính là ở việc thể hiện
người thật việc thật, người tốt việc tốt; và nhà văn đã tìm đến một hình thức
nghệ thuật phù hợp, nhất quán. Tác giả nhấn mạnh: “Văn Nguyên Ngọc là một
dạng văn hay, giản dị, chắt lọc và trong veo” [152, tr. 6].
Nguyễn Văn Long trong những bài viết ngắn về Nguyên Ngọc cho rằng
ông sáng tác không nhiều về số lượng nhưng vẫn được độc giả chú ý, “Nguyên
Ngọc là một trong số hiếm hoi những cây bút gắn bó và am hiểu Tây Nguyên-
một xứ sở vô cùng phong phú và đầy sức hấp dẫn cả thiên nhiên cũng như bản
sắc văn hóa độc đáo mà hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn” [42, tr.14]. Tác
giả khái quát: “Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa trọng đại
lịch sử của dân tộc và cách mạng cùng với niềm say mê những tính cách anh
7
hùng khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất hùng tráng lại đậm
nét trữ tình và chất lý tưởng”[171, tr.62].
Đỗ Kim Hồi xem Nguyên Ngọc là người đầu tiên trong số những nhà
văn cách mạng thành công trên một mảng đề tài mà bốn thập kỷ trước đây đang
còn hoàn toàn mới lạ: Tây Nguyên. Ông nói: “Trong ký ức của chúng ta,
Nguyên Ngọc sẽ được nhớ như nhà văn của Tây Nguyên, hiểu trên hai nghĩa:
người viết hay nhất về Tây Nguyên cho tới hôm nay, và người mà- cũng cho tới
hôm nay- những sáng tác về Tây Nguyên cũng làm nên phần hay nhất, tiêu biểu
nhất trong sự nghiệp văn chương của mình” [286, tr. 582 ].
Trong lời giới thiệu cuốn Đất nước đứng lên của Nhà xuất bản Giáo dục
Giải phóng, có nhận xét: “Qua tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc
muốn giới thiệu cho người đọc rõ thêm về đất nước, về con người ở vùng núi
rừng Tây Nguyên. Đất nước ấy hùng vĩ mà hiền hoà, giàu đẹp và nên thơ.
Những con người ở đây yêu nước nồng nàn, cần cù lao động”[26a, tr.4].
Khi Đọc lại Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Trường Lưu cho rằng
thành công của việc miêu tả hình tượng Núp là thành công hai mặt: kết cấu
nhân vật và tính dân tộc lồng vào trong kết cấu. Hai mặt này cũng xuyên suốt cả
hệ thống hình tượng trong tác phẩm. Ông nhấn mạnh:
Nguyên Ngọc đã đi sâu nghiên cứu tính dân tộc của Tây
Nguyên, vận dụng những bài dân ca, những câu chuyện dân gian
Tây Nguyên đưa vào tác phẩm, tìm hiểu hoàn cảnh dân tộc đã sinh
ra một con người như Núp. Trong Đất nước đứng lên, nếu tác giả
không nắm vững tính dân tộc của Tây Nguyên thì tác phẩm chỉ có
cái lõi của sự việc chứ không có linh hồn Tây Nguyên [173, tr.28].
Hà Văn Thư trong bài viết Con người dân tộc thiểu số qua một số tác
phẩm của mấy nhà văn miền xuôi đã nêu lên những nét đặc sắc của con người
trong Đất nước đứng lên và kết luận về Nguyên Ngọc: “Thành công của
8
Nguyên Ngọc theo tôi là do lòng yêu thương thiết tha đồng bào Tây Nguyên mà
anh đã gần gũi trong những tháng ngày kháng chiến”[267, tr.44].
Như vậy đa số những bài nghiên cứu đều thừa nhận Nguyên Ngọc đã gặt
hái được nhiều thành tựu đáng kể trong những sáng tác về Tây Nguyên. Sở dĩ
có được thành công này là nhờ những hiểu biết phong phú và sâu sắc về văn
hóa và con người nơi đây, như ông đã từng kể: “Tôi đã sống trong các làng
đồng bào Ê-đê, được cùng đồng bào đi làm rẫy, làm nương, đi săn, đi bắt cá,
cùng ăn, cùng ở, cùng bàn bạc công tác, cùng đi đánh du kích, cùng dự các
cuộc vui và được nghe đồng bào kể những sự tích về núi rừng, sông suối, về
truyền thống bất khuất lâu đời của dân tộc”[197, tr.59]. Các bài nghiên cứu chủ
yếu đánh giá một cách tổng quát sáng tác của Nguyên Ngọc, nếu đi vào phân
tích cụ thể từng tác phẩm thì cũng chỉ đi tìm hiểu nội dung tư tưởng và giá trị
nghệ thuật chứ chưa đi vào nghiên cứu tác phẩm của ông như một giá trị văn
hóa, dưới góc nhìn văn hóa. Chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một
cách tổng thể có hệ thống vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác
phẩm của Nguyên Ngọc.
Sau Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh cũng có nhiều tác phẩm hay về
Tây Nguyên cho nên có một số bài viết có tính chất khái quát về chất Tây
Nguyên trong văn của Trung Trung Đỉnh chứ chưa có bài viết nào tìm hiểu sâu
về văn hóa Tây Nguyên trong tác phẩm của ông. Nguyễn Xuân Hải nhận xét
một cách khái quát về những trang viết của Trung Trung Đỉnh: “Nói đến Trung
Trung Đỉnh, bạn đọc nghĩ ngay đến những trang viết đầy ắp hơi thở Tây
Nguyên từ thời chống Mỹ cho đến nay”. Nguyễn Ngọc Thiện trong “Tuyển tập
văn học dân tộc và miền núi” cũng có nhận xét khái quát: “Là người Kinh,
nhưng sống và hoạt động nhiều năm ở Tây Nguyên, do thành thạo tiếng Bana
và được đào tạo chu đáo về nghề văn, tác giả đã có được những trang viết sinh
động, sắc sảo về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nơi đây, những phong tục tập
9
quán và và các giá trị văn hóa cổ truyền còn được lưu giữ” [42, tr. 39]. Và tác
giả cho rằng, với truyện ngắn Chớp trên đỉnh Kon Từng cùng với hàng loạt
truyện khác cùng đề tài, đã đưa Trung Trung Đỉnh vào hàng những tác giả tiêu
biểu viết về vùng đất Tây Nguyên vài chục năm gần đây. Trong bài viết Nhà
văn “Lạc rừng”, Văn Công Hùng khẳng định: từ sau năm 1975 trở lại đây,
Trung Trung Đỉnh là người viết thành công nhất về Tây Nguyên, bởi anh có
vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.
Là bậc “trưởng lão” trong làng văn hóa, văn học Tây Nguyên; Nguyên
Ngọc đã dành cho Trung Trung Đỉnh những ngôn từ đầy trang trọng, những
cảm nhận thú vị. Ông viết:
Trung Trung Đỉnh không viết về Tây Nguyên. Đối với Trung
Trung Đỉnh, Tây Nguyên không phải là “chất liệu”, cũng không
phải là “vốn sống”…Trung Trung Đỉnh xa lạ với tất cả những thứ
đó. Thậm chí đối với anh, Tây Nguyên cũng không phải là “đề
tài”, là văn chương, là nghề nghiệp. Sâu xa mà đơn giản hơn
nhiều, đối với anh, Tây Nguyên là tất cả. Là cuộc đời anh. Là nỗi
ám ảnh, là sự mê hoặc, là cuộc sống, là sự rơi chìm, sự nhấn chìm,
trùm lên toàn bộ cuộc đời anh, mê mẩn suốt đời, không cách gì rứt
ra được, thoát ra được, cho đến chết [6, tr. 6-7].
Là nhà văn người Ê đê, Y Điêng có khoảng mười tác phẩm văn xuôi về
Tây Nguyên, nhưng nghiên cứu về ông thì chỉ có vài bài, trong đó các tác giả đã
nhìn thấy những giá trị văn hóa làm nền tảng cho văn Y Điêng. Triệu Lam
Châu cho rằng truyện của Y Điêng trong trẻo, tự nhiên như trời đất. Và ông
khái quát: “Đọc truyện của Y Điêng, tôi thấy hiện lên biết bao là ánh núi. Ánh
núi hiện lên từ tiếng cồng chiêng âm vang cả núi rừng và lòng người. Ánh núi
hiện lên từ ánh mắt nao lòng của người con gái Ê đê khi trao chiếc công cho
người yêu…”.
10
Mã A Lềnh nhận xét văn phong Y Điêng:
Truyện dài Hơ Giang với lối kết cấu theo mạch thời gian
giản dị truyền thống, không cầu kỳ sắp đặt, không xen cài, không
phức tạp hóa những cảnh ngộ, không cố tạo dựng những tình
huống bất ngờ, những thử thách quyết liệt. Đó là một bức tranh
phẳng, thật thà tựa như những tượng gỗ trong khu nhà mồ của
người Tây Nguyên. Lối diễn đạt, giọng điệu nguyên xi như người
dân tộc nói, tạo nên hiệu quả đến thẳng với người đọc, không cần
suy nghĩ vòng vo, không cần vận nhiều triết tự, không quá ư triết
luận về nghệ thuật cao siêu. Đó là con đường ngắn nhất đến với
bạn đọc, mà bạn đọc trước hết là dân tộc mình[294, tr. 69].
Khuất Quang Thụy có một thời gian dài sống ở Tây Nguyên. Với tư cách
là một người lính, anh chủ yếu viết về những chặng đường của cuộc chiến tranh
chống Mỹ ở Tây Nguyên. Về đề tài văn hóa, con người Tây Nguyên, anh chỉ có
một số truyện ngắn, vì vậy nghiên cứu về Khuất Quang Thụy cũng chưa được
chú ý. Văn Giá trong Tuyển tập Văn học dân tộc và miền núi có nhận xét khái
quát về một vấn đề mà ông cho rằng Khuất Quang Thụy khá thành công, đó là
lẽ công bằng của người Tây Nguyên:
Nhà văn đã cố gắng khám phá và định danh cái cá tính ưu
trội nổi bật mang ý nghĩa phổ quát của con người Tây Nguyên, đó
là lẽ công bằng. Phẩm chất này có lẽ hình thành rất sớm từ thời
công xã nguyên thủy, một phẩm chất cộng đồng mà các buôn, plây
Tây Nguyên còn giữ được và trong suốt trường kỳ lịch sử những
người dân Tây Nguyên luôn coi phẩm chất này như là một giá trị
cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền thống của mình [42,
tr.151]
11
Vốn là một nhạc sĩ, nhưng H’Linh Niê cũng khá thành công trong lĩnh
vực văn chương, chị có khoảng hai mươi truyện ngắn về các dân tộc Êđê,
M’Nông, Jrai, Bana… Tuy nhiên chưa có cồng trình nào nghiên cứu về văn của
chị. Chỉ có Lê Minh Khuê trong lời giới thiệu sách “Gió đỏ” đã nhận xét khái
quát về văn hóa, con người Tây Nguyên trong văn của H’Linh Niê:
Bằng lối viết nhẹ nhàng tinh tế, chị kể về những mối tình đôi
lứa, về những tình cảm của con người với nhau, về một gia đình,
về một buôn làng, về những làng này làng kia với những phong tục
tập quán riêng, vẻ đẹp riêng. Con mắt phụ nữ của chị như nhìn
thấy nét đẹp run rẩy của lá rừng mùa xuân, nhìn thấy ánh mắt của
chàng trai khi yêu, nhìn thấy sự can trường của con người của núi
rừng. Đọc truyện ngắn của H’Linh, ta như được du ngoạn qua cả
một vùng đất con nhiều bí ẩn [20, tr.197].
Thu Loan là nhà văn sống ở Tây Nguyên khá lâu, chị có nhiều truyện
ngắn viết về cuộc sống của người bản địa Tây Nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu
về văn xuôi của chị chưa nhiều. Trong chuyên đề Tìm hiểu các sáng tác của
nhà văn Thu Loan, nhóm tác giả của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai cho rằng
Thu Loan đã phản ánh sinh động và chân thực hiện thực đời sống văn hóa, đặc
điểm con người Tây Nguyên, các tác giả viết:
“Đọc các tác phẩm văn xuôi của Thu Loan, người đọc cảm
giác đang sống chính trong không khí của buôn làng, núi rừng Tây
Nguyên với những con người dân dã, bình dị. Trong các truyện
ngắn của Thu Loan, đâu đâu cũng gặp những con người chất
phác, đầy nét nguyên sơ, hoang dã. Đâu đâu cũng ngập tràn không
khí Tây Nguyên: rừng đó, núi đó, suối sông đó, làng bản đó”[285,
tr.12].
12
Văn Công Hùng trong bài viết Đa mang Thu Loan cũng cho rằng Thu
Loan rất thành công trong mảng sáng tác về đề tài dân tộc Tây Nguyên, trong
sáng tác của chị hiện lên “những người đàn bà Tây Nguyên, buôn làng Tây
Nguyên, trẻ con Tây Nguyên, tâm thức Tây Nguyên, giá trị Tây Nguyên. Chị
như một sứ giả mộng du trong ấy và gặp biết bao điều mới lạ, cả ngang trái và
tốt đẹp, cả phiền não và hoang mang”[285, tr.17].
Một số nhà văn địa phương khác như Phạm Kim Anh, Phạm Minh Mẫn,
Nguyễn Ngọc Hòa… cũng có những tác phẩm hay về Tây Nguyên nhưng chưa
tạo được ấn tượng mạnh nên cũng chưa thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu.
Như vậy tình hình nghiên cứu văn học viết về Tây Nguyên chỉ “xôn xao”
với tác phẩm của Nguyên Ngọc, còn với các tác giả khác thì khá lặng lẽ và thưa
thớt. Tuy nhiên những gì có được cũng rất quí và đáng trân trọng .
Trên cơ sở tiếp thu những nhận xét, đánh giá quí báu của người đi trước,
chúng tôi xác lập hướng nghiên cứu có tính chất tổng thể nhằm tìm ra hệ thống
những giá trị văn hóa cũng như tính cách con người Tây Nguyên để khám phá
những thành tựu nổi bật trong sáng tác về đề tài Tây Nguyên trong văn xuôi
Việt Nam 1945-2000. Từ đó khẳng định tính độc đáo mới lạ làm nên đặc trưng
Tây Nguyên trong các sáng tác, qua đó thấy được những đóng góp to lớn của
các nhà văn đối với việc gìn giữ và phát huy nền văn hóa của một vùng miền
vẫn còn nhiều bí ẩn cần khám phá và truyền bá nhiều hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng
Trước năm 1945, ở Tây Nguyên hầu như chỉ có văn học dân gian. Văn
học viết về Tây Nguyên chỉ thật sự được định hình từ năm 1945 với sự xuất
hiện của Nguyên Ngọc. Vì vậy, đối tượng khảo sát của luận án là những tác
phẩm văn xuôi nghệ thuật đặc sắc viết về Tây Nguyên từ năm 1945 đến 2000,
phần lớn l tc phẩm của Nguyn Ngọc. Sau đó là sáng tác của Vũ Hạnh, Trung
13
Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Đỗ Tiến Thụy, Thu Loan và một số nhà văn
khác. Về tác giả là người dân tộc Tây Nguyên, người viết tìm hiểu các sáng tác
của Y Điêng, H’Linh Niê (Linh Nga Niê Kđăm), Kim Nhất.
Người viết chỉ tập trung khảo sát các tác phẩm phản ánh văn hóa và con
người bản địa Tây Nguyên (trong không gian năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng). Các tác phẩm viết về người Kinh ở Tây Nguyên
không thuộc phạm vi khảo sát của luận án.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học khá đa dạng. Đề tài chỉ tập
trung tìm hiểu những vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác phẩm
văn xuôi nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm ký giàu tính
nghệ thuật) từ năm 1945 đến năm 2000.
Ngoài ra người viết còn tham khảo văn học dân gian Tây Nguyên, nhất là
sử thi để có được một cái nhìn hệ thống và biện chứng các giá trị văn hóa trong
văn học. Và người viết cũng sẽ xem xét những tác phẩm văn xuôi viết về Tây
Nguyên sau năm 2000 để cảm nhận đầy đủ hơn một diện mạo văn học. Đồng
thời cũng sẽ tìm hiểu tất cả những công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa
Tây Nguyên từ xưa đến nay nhằm xác định hướng đi mới của mình, tránh sự
trùng lặp. Để tiện so sánh, người viết cũng tham khảo những tác phẩm viết về
miền núi phía Bắc và các vùng miền khác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp xã hội học
Được vận dụng để nhìn nhận cơ sở xã hội của sáng tác và tiếp nhận, từ
đó phân tích hiệu quả nghệ thuật của mối quan hệ tương tác giữa xã hội và văn
học. Cơ sở xã hội của văn học viết về Tây Nguyên chính là xã hội Tây Nguyên
14
trong một khung thời gian nhất định làm nền cho những giá trị văn hóa và con
người trong văn học.
4.2 Phương pháp hệ thống
Để có được cái nhìn cụ thể và lôgíc về vấn đề văn hóa và con người Tây
Nguyên, người viết sẽ đặt các nội dung một cách hệ thống theo trục dọc trong
các tác phẩm, từ đó mà phân tích khái quát nhằm làm nổi rõ vấn đề.
4.3 Phương pháp liên ngành
Để vấn đề được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo, người viết vận
dụng những kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lịch sử, tôn giáo, chính
trị…để giải mã, cắt nghĩa các hiện tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu,
phân tích những giá trị văn hóa và đặc điểm con người, người viết không tách
rời tác phẩm văn chương với môi trường, thời đại và đặc trưng thẩm mỹ của
văn học.
4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh tác phẩm viết về Tây Nguyên với tác phẩm viết về các vùng đất
khác. So sánh sáng tác của các tác giả với các tác phẩm văn học dân gian tiêu
biểu. Đối chiếu với đời sống văn hóa và con người trong thực tế để thấy được
giá trị hiện thực cũng như giá trị biểu hiện của hình tượng.
4.5 Thao tác phân tích, tổng hợp
Người viết chủ yếu đi vào phân tích những biểu hiện văn hóa cũng như
tính cách con người Tây Nguyên để làm hiện lên một cách rõ ràng các giá trị về
văn hóa và con người trong văn học. Từ đó khái quát đặc trưng văn hóa con
người Tây Nguyên trong hệ thống văn hóa, con người Việt Nam.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Như đã nói ở trên, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn đem đến một
cái nhìn tổng thể toàn bộ sáng tác văn xuôi về Tây Nguyên. Và nó có tính chất
15
mở đường cho nghiên cứu về văn học viết về Tây Nguyên một cách có hệ
thống.
Luận án góp phần làm nổi lên bức tranh văn hóa Tây Nguyên từ nhiều
đường nét, màu sắc độc đáo để có thể khẳng định giá trị của một nền văn hóa có
thể sẽ một đi không trở lại nếu không được hiểu đúng và ứng xử đúng về nó.
Luận án cũng góp phần vào việc phân tích tính cách và đặc điểm hình
tượng con người Tây Nguyên thông qua cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến
đấu của họ để từ đó có thể rút ra được những ý nghĩa sâu xa về sự tồn sinh, về
nhân sinh quan tốt đẹp mà con người càng văn minh càng dễ bị đánh mất.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được triển khai như sau:
Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000.
Chương 2: Con người Tây Nguyên trong xuôi nghệ thuật 1945-2000.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa con người Tây Nguyên trong văn
xuôi nghệ thuật 1945-2000.
CHƯƠNG 1
VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT 1945 - 2000
1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Có rất nhiều định nghĩa
về văn hóa khác nhau bởi mỗi người đứng dưới một góc độ để xem xét. Tuy
nhiên dù ở phương diện nào cũng không nằm ngoài việc xác định văn hóa là
toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong trường kỳ lịch sử để phục
16
vụ cho sự tồn tại của mình. Trong hàng trăm định nghĩa về văn hóa, có nhiều
định nghĩa đã làm nổi rõ điều đó. Như định nghĩa của E.B. Tylor: “Văn hóa là
một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên
của xã hội đã đạt được”[80, tr.10]. Định nghĩa của UNESCO:”Văn hóa là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ
hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền
thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân
tộc”[80, tr. 10]. Từ những quan niệm về văn hóa, chúng ta thấy văn hóa có mặt
trong toàn bộ đời sống của xã hội loài người. Mọi sự sáng tạo có giá trị của con
người đều là văn hóa. Tuy nhiên cũng cần phải khu biệt khái niệm để cho công
việc nghiên cứu văn hóa tránh sự trùng lặp với nhiều ngành khoa học khác. Văn
hóa, theo cách hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vật chất của
xã hội. Văn hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác. Văn hóa
phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc. Muốn tìm hiểu bản sắc của một
dân tộc thì không có cách nào khác hơn là phải đi khảo sát văn hóa của dân tộc
đó. “Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc bắt nguồn từ trong sức sống, khả năng
sinh tồn của dân tộc ấy. Văn hóa là cái có tính chất nội sinh, vì vậy bản sắc văn
hóa cũng là vẻ đẹp tự nhiên, là thuộc tính của mỗi nền văn hóa”[99, tr.45]. Văn
hóa là sản phẩm của một cộng đồng người được hình thành và phát triển trong
suốt chiều dài lịch sử. Trong ý nghĩa đó, mỗi một dân tộc dù ở trình độ văn
minh nào thì cũng đều có nền văn hóa riêng của dân tộc mình. “Không có dân
tộc nào lại không có văn hóa và cũng không có văn hóa nào lại không gắn liền
với cuộc sống của một dân tộc cụ thể. Dân tộc là cội nguồn vĩnh cửu, là mảnh
đất vô biên của văn hóa” [270, tr. 56]. Nền văn hóa ấy biểu hiện cụ thể trong
đời sống vật chất cũng như tinh thần, trong cuộc sống lao động và chiến đấu
của họ trước sức mạnh của tự nhiên, trước sự khống chế của dân tộc khác.
17
Là nhân tố quan trọng bậc nhất, văn học của một dân tộc góp phần làm
nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Dòng chảy của văn học có nguồn mạch từ
những giá trị văn hóa dân tộc, cho nên: “Văn học nếu có chức năng phản ánh
hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh
thông qua lăng kính văn hóa, thông qua “bộ lọc” của cá giá trị văn hóa [258,
tr.67]. Văn học, trong ý nghĩa chung nhất là sản phẩm tinh thần dân tộc. Khi nói
đến văn học của một dân tộc người ta hay nghĩ đến văn hóa của dân tộc đó. Và
khi nói đến văn hóa của dân tộc người ta cũng quan tâm hàng đầu đến văn học.
Những tác phẩm văn học có giá trị, được cộng đồng chấp nhận, trường tồn cùng
thời gian thì đó cũng là sản phẩm văn hóa của dân tộc. Một tác phẩm văn học
độc đáo, vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, có tính nhân loại thì trước hết tác
phẩm ấy phải có tính dân tộc sâu sắc. Như vậy, văn hóa chính là cái nôi nuôi
dưỡng cho văn học, tạo cho văn học một sắc thái riêng, mang đậm hơi thở của
dân tộc mình. Về phần mình, văn học lại góp phần quan trọng trong việc tôn
tạo, bổ sung những giá trị văn hóa làm cho đời sống văn hóa ngày càng phong
phú hơn. Văn học luôn có những tác động tích cực đến văn hóa. Văn học như
một tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Các tác phẩm
văn học có thể giúp người ta nhận thức rõ hơn về hiện thực cuộc sống, ý thức
sâu sắc hơn về cộng đồng, về dân tộc, về truyền thống lịch sử…Văn học cùng
với các hình thức nghệ thuật khác cũng là nơi giữ gìn các giá trị văn hóa cổ xưa.
Nhà văn bao giờ cũng có công lớn trong việc xây dựng các giá trị văn hóa, định
hướng những chuẩn mực thẩm mỹ để hình thành tính nhân văn trong phẩm chất
con người của dân tộc mình.
Văn học là một bộ phận của văn hóa, nó nằm trong cái tổng thể văn hóa.
Quan hệ giữa văn học với văn hóa là quan hệ có tính biện chứng giữa cái tổng
thể và cái bộ phận. Mà cái tổng thể bao giờ cũng chi phối cái bộ phận, cái bộ
phận chịu sự qui định của cái tổng thể. Cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó
18
liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.
Nói như thế không có nghĩa là văn học không có những qui luật riêng của mình,
không có con đường đi riêng của mình. Cũng như cây xanh bám rễ từ đất để
vươn lên bầu trời cao rộng, văn học có gốc rễ từ văn hóa dân tộc nhưng nó có
xu hướng vươn tới những giá trị mới để hình thành những chuẩn mực thẩm mỹ
mới. Nhưng những ngả đường dù có phong phú đến đâu nó cũng không vượt ra
ngoài “khoảng trời văn hóa” mà nó tồn tại. Giá trị văn hóa là kết quả của quá
trình hoạt động có ý thức của con người được thời gian gạn lọc, một khi được
hình thành thì nó bao giờ cũng tác động tích cực đến ý thức cũng như hành
động của con người, khi đó mọi hoạt động của con người đều bị chi phối bởi
giá trị ấy.
Với phạm vi khái quát đời sống rộng lớn của mình: tâm hồn, tư tưởng,
tình cảm, khát vọng, ý chí…của con người; phong tục, đạo đức, pháp luật,
truyền thống, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo…của xã hội; văn học là một bộ
phận quan trọng bậc nhất của văn hóa. Vai trò to lớn đó đã khẳng định rằng,
nghiên cứu văn hóa không thể không quan tâm đến văn học, đặc biệt là những
nền văn hóa trong đó văn học đóng vai trò trung tâm như văn hóa Việt Nam.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa ở nước ta khi khái quát đặc điểm, bản sắc văn
hóa dân tộc đã lấy cơ sở từ nhiều cứ liệu văn học, nhất là từ kho tàng tục ngữ,
ca dao và những tác phẩm cổ điển của văn học thành văn của dân tộc. Xem các
giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ thấy rõ điều đó.
Ở phía ngược lại, nghiên cứu văn học bao giờ cũng làm nổi bật các giá trị
văn hóa mà nó chứa đựng, có như vậy mới có thể khám phá một cách đầy đủ và
có chiều sâu một tác phẩm văn học, và quan trọng hơn là tránh được xu hướng
đơn giản hóa, dung tục hóa tác phẩm. Dù muốn hay không, có ý thức hay không
có ý thức phản ánh, thì văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong văn học. Bởi nhà văn
bao giờ cũng là một con người cụ thể của một giai tầng và dân tộc, một thời đại
19
cụ thể; bởi thế giới nghệ thuật của anh ta bao giờ cũng tồn tại dưới một “bầu
trời” văn hóa cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học với
nhiều yếu tố khác có liên quan, trong đó văn hóa là một cơ sở quan trọng.
Không thể hiểu một cách sâu sắc và đúng đắn tác phẩm văn học nếu không đặt
nó vào cơ sở văn hóa.
Ngành nghiên cứu văn hóa ra đời và phát triển sau ngành nghiên cứu văn
học rất lâu. Khi lý luận về nghiên cứu văn hóa được du nhập vào nước ta, thì
đồng thời với nó lý luận về sự giao thoa giữa văn hóa và văn học cũng được
giới thiệu. Và với mối liên hệ nội tại của văn hóa và văn học, nghiên cứu văn
học ở phương diện văn hóa đã nhanh chóng phát triển nhờ vào ưu thế nổi bật
của nó trong việc khám phá nhiều giá trị sâu sắc và phong phú của văn chương.
Nếu con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội thì văn chương là tổng hòa
các hình thái ý thức của con người. Nếu con người luôn có ý thức vượt thoát
những giới hạn của sự hiểu biết thì nghiên cứu văn học cũng luôn có xu hướng
thoát khỏi những ràng buộc có tính truyền thống của mình để khám phá nhiều
chiều kích mới, đó là cơ sở để chúng ta tiếp nhận nhiều trường phái lý luận văn
học mới. Nghiên cứu văn học không chỉ giới hạn trong tính nghệ thuật, chức
năng thẩm mỹ, cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, hệ thống thi pháp, cá tính sáng tạo,
tư duy hình tượng v.v… mà luôn mở rộng phạm vi của lý thuyết hệ thống để đi
vào những chân trời mới. Nghiên cứu văn hóa trong văn học nằm trong xu
hướng ấy.
Trong các thể loại văn học thì văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết có sức
khái quát đời sống xã hội vô cùng rộng sâu, cho nên nó có ưu thế rất lớn trong
việc đi vào các nguồn mạch văn hóa, phản ánh các giá trị văn hóa một cách toàn
diện và đầy đủ nhất. Tất nhiên, văn hóa trong văn học thường được thể hiện
một cách “nghệ thuật” chứ không phải chỉ là sự miêu tả ở phạm vi “hiện thực”
của nó. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm, các giá trị văn hóa- nhất là phong tục,
20
tập quán của người Tây Nguyên- chỉ được “sao chụp” lại. Bên cạnh đó cũng có
nhiều truyện ngắn phản ánh văn hóa Tây Nguyên chỉ với mục đích là truyền bá
hơn là biểu hiện nên người đọc tiếp nhật các giá trị ấy như là trong một tác
phẩm ký. Nhưng dẫu sao văn hóa Tây Nguyên đã đem đến cho các tác phẩm
văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên nhiều màu sắc sinh động, hấp dẫn
người đọc bởi tính kỳ lạ độc đáo và đậm chất nguyên sơ. Ngược lại, chính các
tác phẩm ấy đã làm hiện lên một cách khá hoàn chỉnh bức tranh văn hóa Tây
nguyên đa sắc màu và đậm chất nhân văn để độc giả có thể hiểu và mến yêu
cuộc sống của con người nơi đây. Tác phẩm văn xuôi của Nguyên Ngọc, Trung
Trung Đỉnh, Y Điêng...chính là chiếc cầu nối để người đọc có thể đến với một
vùng văn hóa đặc sắc ở Việt Nam. Sự đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên được
thể hiện khá đầy đủ trong các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật. Ở đó chúng ta sẽ
được tiếp xúc với một nền văn hóa vô cùng phong phú: sự hiền minh của rừng,
niềm kiêu hãnh của làng, sự huyền hoặc của cồng chiêng, sự linh thiêng của
lửa, sự “ngọt ngào” của nước, tính đa chức năng của nhà rông, cái độc đáo của
rượu cần, sự đa dạng của lễ hội, sự kỳ lạ của những đêm kể khan v.v…
1.2 Rừng, bản nguyn của sự sống Tây Nguyên
Mỗi cộng đồng người đều gắn bó với những không gian sống cụ thể.
Không gian hay môi trường tự nhiên ấy có ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm
tính cách của con người, từ đó mà góp phần hình thành nên diện mạo văn hóa.
Văn học phản ánh đời sống qua những hình tượng cụ thể, và thông qua các hình
tượng ấy mà khái quát một vấn đề nhân sinh nào đó. Trong quá trình tái hiện
đời sống, nhà văn luôn chọn không gian cho nhân vật hoạt động. Sự chọn lựa ấy
phụ thuộc vào ý đồ biểu hiện của nhà văn, đồng thời cũng phụ thuộc vào môi
trường trực tiếp. Đối với người Tây Nguyên, môi trường sống của họ là rừng.
Rừng là bản nguyên của sự sống nên rừng cũng là cội nguồn của văn hóa nơi
đây.
21
Tại sao nói rừng là bản nguyên của sự sống Tây Nguyên?
Khác với người Chăm phần lớn định cư ở vùng duyên hải nam Trung bộ,
người Khơ-me định cư ở hạ lưu sông Mêkông; các dân tộc Tây Nguyên sống ở
miền rừng núi - một vùng “rừng thiêng nước độc” đối với người Kinh. Ở Tây
Nguyên, trừ những khoảng đất của làng ra còn lại là rừng, rừng mênh mông bất
tận. Sự phong phú của rừng đã tạo dựng cho cư dân nơi đây một cuộc sống lấy
rừng làm điểm tựa, cả vật chất lẫn tinh thần. Người Tây Nguyên bước ra khỏi
làng là đến rừng. Về cơ bản, làng là văn hóa, rừng là tự nhiên. Cái thế giới tự
nhiên ấy vừa thân tình vừa bí hiểm, vừa hiền lành vừa dữ dội, vừa hiện thực
vừa huyền thoại. Nhà dân tộc học Jacques Dournes trong Rừng, đàn bà, điên
loạn có viết: “Con người đứng trên một thế cân bằng kỳ lạ, và kỳ diệu: họ đứng
“mấp mé”giữa làng và rừng, giữa văn hóa và hoang dã, giữa “cô gái làng” và
“cô gái rừng”[82, tr.11]. Nói chung, rừng Tây Nguyên là tài nguyên vật chất,
đồng thời là cội nguồn tâm linh. Rừng luôn ám ảnh con người nên rừng luôn
hiện hữu trong các tác phẩm văn chương viết về Tây Nguyên. Do ra đời vào
“thời thơ ấu của loài người” nên trong thần thoại sử thi, rừng là một thế giới
huyền bí linh thiêng, là nơi ngự trị của thần linh ma quái với một sức mạnh dữ
dội sẵn sàng đe dọa bất cứ ai. Trong văn học viết, rừng được phản ánh một cách
khoa học và biện chứng hơn, nhưng các tác giả cũng không thể không quan tâm
tâm đến tính linh thiêng của rừng; tức là “cô gái rừng” trong huyền thoại Tây
Nguyên vẫn không thể không ám ảnh các nhà văn, nhất là những nhà văn đã
từng sống nhiều với cư dân bản địa. Vì thực tế, người Tây Nguyên vẫn rất “sợ”
rừng, vì rừng già chứa đầy bí ẩn: “Càng đi vào trong, cây cối càng rậm dày
hơn, nhiều thân cây cao vút thẳng, che rợp bóng xuống thâm u, lá cành đều
mọc một lớp lông dài để chống khí lạnh quanh năm bốc tỏa từ trong thớ đất ẩm
ướt tuôn đầy lá mục. Một chất meo mốc quánh dẻo đóng vàng bên ngoài làm
cho hình dáng cây cối trở nên cổ quái và kinh dị” [15, tr.33]. Dẫu vậy, họ vẫn
22
rất yêu rừng: “Già Đinh Lao hít một hơi thật mạnh cảm nhận mùi hương từ
rừng như mùi hoa, trong như nước suối, tinh khiết như hơi sương tràn đầy lồng
ngực”[17, tr. 46]. Yêu, vì rừng đã sinh ra, đã tạo dựng nên cuộc sống Tây
Nguyên (theo quan niệm của người Tây Nguyên). Có thể nói rừng là nơi bắt
đầu của mọi giá trị văn hóa. Nếu không hiểu rừng thì không hiểu gì về Tây
Nguyên, con người Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên.
Trập trùng núi cao và hun hút thung sâu làm nên vẻ đẹp riêng của núi
rừng Tây Bắc: “…Đường đi trên các sống núi, ngước lên thăm thẳm màu xanh
biên thùy, nhìn xuống thung sâu hun hút, lác đác những bản làng nhỏ xíu phơi
mình trong nắng chói chang”[27, tr.110]. Khác với địa hình Tây Bắc, Tây
Nguyên, trừ vùng cực bắc và cực nam có địa hình hiểm trở, còn lại là những
cao nguyên mênh mông nối tiếp nhau nên rừng hiện lên trong những trang văn
trước hết là một thế giới đầy thơ mộng và trữ tình. Những cánh rừng già bạt
ngàn màu xanh, dập dìu mây trắng đã làm nên chất thơ trong những trang văn
xuôi: “Chúng tôi dừng chân ngang sườn núi Chư Sao. Dưới chân chúng tôi,
mùa thu rộng rãi và ngơ ngác phủ lên tất cả cao nguyên Buôn Hồ một màu
xanh non pha vàng, êm dịu và buồn rười rượi”[30, tr.320]. Rừng cũng vang lên
bản hòa âm độc đáo của các loài chim: “Lũ chim bắt đầu rời tổ ríu rít gọi đàn
đi kiếm mồi, những con chim họa mi, chim chào mào, chim pơ rơ tơk, lại thi
nhau hót vang rừng. Một đàn chim amră xòe đuôi, đôi chân bước uyển chuyển
như một diễn viên múa thực thụ. Lũ chim tơ pơk, chim grăch, xơ rông, chim pơ
liêu, pơ lang cũng bị thu hút vào vũ điệu”[19, tr.13]. Rừng Tây Nguyên hiện
lên không chỉ như là bức tranh êm dịu mà con như một bản nhạc rộn rã âm
thanh. Nhưng cái man mác trữ tình, hài hòa như một bài thơ ấy chỉ là ở mùa
khô. Khi mùa mưa đến thì rừng Tây Nguyên trở thành một con thú hung dữ,
lồng lộn, gầm thét: “Mùa mưa rừng Tây Nguyên ai đã nếm qua hẳn nhớ
đời…Từng trái núi khổng lồ đổ ập xuống, và từng dãy núi dài cao vút mọc lên,
23
những hố sâu hun hút đột nhiên toác ra ở chỗ mới hôm trước là đất bằng, rừng
già”[26, tr.168]. Núi rừng Tây Nguyên vào mùa mưa là thế, luôn mang phẩm
chất của gã khổng lồ hung dữ sẵn sàng gây gổ với bất cứ ai. Có lẽ sự thâm u, bí
hiểm và “gầm thét” của rừng già là nguồn gốc của nỗi sợ hãi làm nên “tín
ngưỡng rừng”, làm nên các huyền thoại Tây Nguyên. Bên cạnh đó, vẻ hiền hòa
của nó đã hình thành tình yêu rừng, bồi đắp tâm hồn phong phú, đầy chất nghệ
sĩ của người Tây Nguyên. Trong văn xuôi viết về Tây Nguyên, các tác giả “khai
thác” rừng chủ yếu dưới khía cạnh thân tình với con người. Vì trong thực tế,
rừng không bao giờ đứng ở thế đối lập với con người, nhất là người Tây
Nguyên rất hiểu rừng. Rừng chỉ hung dữ và trừng phạt khi con người đối xử tàn
nhẫn đối với nó. Người Tây Nguyên luôn quan niệm: “Có rừng, có trảng, có đá
là có thần”[7, tr. 54]. Rừng là thế giới của thần linh nên luôn bí hiểm. Tuy
nhiên, sự bí hiểm của rừng không ngăn được con người đến với nó, bởi vì rừng
là không gian sống chủ yếu, làng chỉ là một lát cắt của rừng, không gian làng
vẫn bị nhấn chìm bởi không gian rừng, nhất là về đêm.
Đời sống của người Tây Nguyên gắn bó mật thiết với rừng. Họ yêu rừng
như ngư dân yêu biển. Họ trở về rừng như đứa con đi xa về với mẹ. Rừng là
người mẹ chở che, rừng là người bạn tâm tình, rừng là người yêu chung thủy...
Trong chiến đấu, người dân Tây Nguyên luôn dựa vào rừng để chống lại kẻ thù.
Ở tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Núp cùng với dân làng Kông Hoa đã tận dụng
mọi khả năng của rừng để có thể trường kỳ kháng chiến và đã làm cho giặc
Pháp nhiều phen kinh hồn bạt vía. Người Tây Nguyên lấy cái ăn, cái uống từ
rừng, khi gặp hiểm nguy thì họ cũng nhờ rừng chở che. Chính địa thế hiểm trở
của rừng là một địa bàn lý tưởng cho chiến tranh du kích. Đội du kích của Núp
đã lợi dụng từng con dốc, từng hòn đá, từng gốc cây để làm vũ khí chống lại kẻ
thù. Họ dựa vào đồi dốc để làm bẫy đá, lấy cây rừng để làm “chông trên trời”
và chông dưới đất. Họ lấy chất độc từ mủ cây tang-nang để tẩm vào mũi chông,
24
mũi tên. Họ lấy trái lô-pang ăn thay muối chờ ngày thắng lợi có muối Bok Hồ
v.v...Đoạn văn sau đây là một chiến công ngoạn mục từ “vũ khí rừng”: “Giàng
ơi! Đá chạy xuống, đá chạy xuống! Nó vụt chạy. Đá đuổi theo. Nó chạy chừng
nào đá đuổi chừng ấy. Đá cứ chạy theo đường mòn, nhảy tưng tưng. Pháp sợ
quá. Nó la um sùm. Nó chạy vô núi. Nó vấp một cái dây. Cái dây đứt phựt, bốn
cái lao dài, nhọn, sáng phóng ra trúng thằng Pháp ở giữa ngực” [26, tr. 435] .
Những trận đánh như thế này chỉ có ở núi rừng. Khi con người với rừng gắn bó
máu thịt với nhau thì giặc dù có xe tăng, tàu bay, đại bác cũng không thể nào
tiêu diệt được. Sức mạnh của con người Tây Nguyên bắt nguồn từ sức mạnh
của rừng, rừng là nguồn năng lượng bất tận tiếp sức cho họ. Cuộc chiến đấu của
Núp cùng với dân làng Kông Hoa thu được những thắng lợi quan trọng là nhờ
họ biết tận dụng ưu thế của rừng.
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, rừng là biểu tượng cho tinh thần cách
mạng của những thế hệ con người nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu bảo vệ dân
làng. Rừng xà nu gắn bó sâu sắc với cộng đồng Xô man. Tnú và Mai học bằng
cái bảng xông khói xà nu. Dân làng Xô man tập trung tại nhà ưng cũng dưới
ngọn đuốc xà nu. Tnú bị bọn thằng Dục đốt mười đầu ngón tay bằng vải tẩm
dầu xà nu. Cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú trong đêm anh về thăm làng dưới ngọn
đuốc xà nu bập bùng v.v… Những lớp cây xà nu tương ứng với các thế hệ
người dân Xô Man kiên cường: cụ Mết- cây xà nu già, Tnú- cây xà nu lớn, bé
Heng- cây xà nu con. Sức sống của rừng xà nu là sức sống của của các thế hệ
con người mà không một sức mạnh nào có thể tàn phá nổi: “Trong rừng ít có
loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã
có bốn năm cây con mọc lên ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên
bầu trời...”[26, tr. 133]. Trùng trùng lớp lớp cây xà nu gợi sức mạnh tiềm tàng,
bất diệt của con người Tây Nguyên. Có ai đọc Nguyên Ngọc mà không bị ám
25
ảnh bởi rừng xà nu. Hình ảnh rừng xà nu là biểu trưng cho câu chuyện về anh
Tnú và làng Xô Man quật cường, là sự trường tồn của cuộc sống Tây Nguyên.
Vũ Hạnh trong truyện ngắn Núi rừng bất khuất đã ngợi ca tinh thần bất
khuất của dân làng Chò. Trước sự đe dọa của lính Pháp, người làng Chò “theo
rừng” để không theo giặc: “Ông Dô và dân làng đi mãi vào rừng sâu. Bàn tay
kẻ thù không đủ chiều dài để với tới họ, viên đạn kẻ thù không đủ sức mạnh để
ngăn chặn họ. Họ ở nơi này ít lâu, họ lại dời đi nơi khác. Chỗ nào trong núi
rừng này chẳng nuôi sống được những con người bất khuất”[12, tr.249]. Và địa
thế hiểm trở đã giúp họ thiêu cháy quân Pháp trong cơn lửa rừng ngút ngàn thù
hận.
Điểm tựa rừng còn được tác giả Trung Trung Đỉnh thể hiện rất rõ trong
tiểu thuyết Lạc rừng. Khi đội du kích làng Đê Chơ Rang thất thế, thì rừng là nơi
che giấu họ một cách kín đáo nhất, bởi vì “Rừng già có khả năng yên tĩnh tới
mức, chiến tranh chừng như cũng không khuấy động nổi nó”[5, tr. 105]. Và,
cũng như đội du kích Kông Hoa, đội du kích Đê Chơ Rang cũng dựa vào rừng
để đánh địch. Trong thế chênh lệch về trang bị và lực lượng, rừng là địa bàn lí
tưởng cho chiến tranh du kích. Nhờ đó mà các dân tộc Tây Nguyên thu được
nhiều thắng lợi quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, góp
phần to lớn vào chiến thắng chung của dân tộc.
Trong cuộc sống hòa bình, thế ứng xử của con người Tây Nguyên trước
rừng luôn uyển chuyển, họ luôn tôn trọng rừng không phải chỉ do quan niệm
rừng là vị thần toàn năng mà còn do chính giá trị của rừng trong đời sống con
người: “Cái rừng cái núi nó nuôi chúng ta” là câu văn được lặp lại rất nhiều lần
trong các sáng tác về Tây Nguyên của Vũ Hạnh. Con người Tây Nguyên từ
ngàn đời nay đã xây dựng một nền văn hóa trong mối tương tác với rừng. Rừng
không chỉ có giá trị to lớn trong chiến đấu chống kẻ thù, rừng còn là môi trường
sống chính yếu đối với họ, cho nên người bản địa Tây Nguyên không bao giờ
26
tàn phá rừng một cách tàn nhẫn, mặc dù họ sản xuất bằng cách đốt rừng làm
rẫy. “Núi rừng che chở cho chúng ta, chúng ta phải bảo vệ núi rừng”[12,
tr.241]. Lời của già Dô tuyên bố trước dân làng Chò trong tiểu thuyết Lửa rừng
của Vũ Hạnh đã thể hiện rõ ý thức và hành động của người Tây Nguyên với
rừng.
Khó có thể tìm được trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của
người Tây Nguyên một thứ gì mà lại không liên quan đến rừng. Hạt gạo cũng
được làm từ một khoảng đất của rừng. Thức ăn cũng từ rau rừng, thú rừng. Cái
khố để mặc cũng từ vỏ cây rừng. Nhà sàn để ở, nhà rông để sinh hoạt đều làm
từ cây rừng. Chất men rượu cần được chế từ những loại thảo mộc trong rừng.
Các loại nhạc cụ phần lớn cũng đều được làm từ những sản vật rừng...Trong
Đất nước đứng lên, Núp nói với dân làng: “Trong rừng Bana cái gì cũng quí.
Sợi mây làm nhà, ngọn rau ăn no bụng, cây to làm cột, cây nhỏ làm củi”[26, tr.
425]. Có thể khẳng định: rừng gần như là tất cả đời sống của người Tây
Nguyên. Người Tây Nguyên đi vào rừng như đi vào bản nguyên tâm linh của
mình, cho nên họ rất thích lang thang trong rừng. Chỉ khi sống với rừng thì con
người Tây Nguyên mới bộc lộ tất cả phẩm chất của mình: “Bơn cũng là nhân
vật lạ. Anh ta chậm cả đôi chân lẫn chậm cái đầu. Chỉ lúc cầm súng vào rừng
săn thú, anh mới thực sự là anh Bơn khác. Cái anh Bơn ủ dột, yếm thế lúc nào
cũng gườm gườm không còn nữa, mà rõ là anh Bơn của núi, của rừng”[6, 93].
Đối với anh hùng Núp thì còn hơn thế nữa, sức mạnh của Núp là sức mạnh của
rừng, thiếu rừng, Núp liền ngã bệnh. Thiếu rừng, người Tây Nguyên họ sẽ trở
nên lạc lõng, sẽ không còn là chính họ nữa, và vì thế sẽ không còn văn hóa Tây
Nguyên.
Trong đời sống hàng ngày, người Tây Nguyên có thể suốt ngày đi lang
thang trong rừng mà không sợ bị lạc hay thú dữ. Họ đi tìm niềm vui và lẽ sống
trong chính người bạn rừng, họ xa rừng như cá xa nước: “Càng đi Dinh càng
27
nhận thấy anh không thể nào thiếu được Y Kla giữa chốn núi rừng. Y Kla là sự
dẫn lối, là sức chở che, Y Kla rẽ lá, vạch cây, xuống dốc, lên đồi, trầm tĩnh
khôn ngoan. Y Kla đi giữa núi rừng như các lội trong sóng nước”[12, tr.193].
Y Kla (Lửa rừng- Vũ Hạnh) lấy chồng người Kinh, cô được chồng đưa về đồng
bằng. Xa rừng cô chịu không nổi, nên chỉ được một ngày cô bỏ chồng trở về
với núi rừng thân yêu của mình. Làm sao có thể xa được rừng, vì con người Tây
Nguyên sinh ra và lớn lên với rừng, rừng làm nên khí chất và tính cách của họ;
tâm hồn của họ là những cánh rừng ngút ngàn, trái tim của họ luôn hướng về
rừng:
Y Kla muốn vươn mình lên trên những ngọn núi xa kia như
bắt chộp lấy hồn mình ở đấy. Phải tìm trở lại những gì làm nên
sức mạnh, làm nên sự sống, làm nên máu tủy của mình. Phải đòi
lấy nó, ôm ghì được nó, đắm mình trong nó, lăn lộn từng hồi, uống
ngợp từng dòng, no nê vì cái núi rừng, đau khổ vì cái núi rừng, sao
cho đá núi cào tuôn máu ở đôi chân, gai rừng đâm nát mấy lần da
thịt, khói núi mờ mịt che mù đôi mắt [12, tr.202].
Tâm trạng da diết nhớ rừng của Y Kla cho thấy rằng núi rừng chính là cuộc đời
của người Tây Nguyên. Một cuộc đời như vậy đối với người sống ở đồng bằng
có lẽ là hơi buồn tẻ vì môi trường tiếp xúc ấy chỉ là thiên nhiên. Nhưng ở một
khía cạnh nào đó, nó chính là một lẽ sống tinh khiết, trong sạch. Con người
càng hiện đại, họ càng khát khao được trở về với tự nhiên. Bây giờ người ta
chẳng phát triển loại hình du lịch sinh thái đó sao? Các dân tộc khác họ thường
có tôn giáo của mình để gội rửa linh hồn được trong sạch và tạo dựng niềm tin
cho cuộc đời. “Tôn giáo” của người Tây Nguyên đó là rừng. Có thể trong thời
hiện đại nhiều tôn giáo của phương Tây như Thiên Chúa, Tin Lành đã du nhập
vào Tây Nguyên và họ cũng rất sùng đạo, nhưng ở phương diện truyền thống,
rừng vẫn giữ một vai trò không thể thay thế. Ngày nay, một bộ phận người Tây
28
Nguyên theo đạo có thể sám hối trước Chúa, nhưng họ sẽ trở về với rừng khi từ
biệt cõi đời. Lễ Bỏ mả tức là nghi lễ giao con người lại cho rừng, trả về lại với
mẹ rừng.
Khi sáng tác về Tây Nguyên, các tác giả luôn có ý thức xây dựng bức
tranh văn hóa lấy rừng làm nền. Rừng hiện lên khá phong phú, sinh động, hấp
dẫn và trong sự gắn bó thiết thân với con người. Dường như rừng không phải là
đối tượng miêu tả tồn tại bên ngoài mà luôn đồng hiện trong ý thức nghệ thuật
của các nhà văn, bên cạnh ý thức về con người. Bởi vậy rừng luôn là “nhân vật
chính” trong thế giới nghệ, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong nội dung tư
tưởng của tác phẩm. Rừng không phải chỉ như là một phương tiện nghệ thuật để
làm nổi bật con người; rừng còn là biểu tượng cho khát vọng tự do, cho sức
mạnh vô biên của con người Tây Nguyên. Nhưng cao hơn và quan trọng hơn,
rừng là biểu tượng cho sự trong sạch và cao quí mà con người luôn khát khao
đạt đến.
Nhưng giá trị cao đẹp ấy sẽ đi về đâu khi rừng Tây Nguyên đã bị tàn phá
nặng nề. Người Tây Nguyên chỉ biết “ngơ ngẩn” nhìn rừng thân yêu bị những
phương tiện hiện đại tàn phá. Trong truyện ngắn Làng Mô, nhà văn Thu Loan
chua xót: “Cánh rừng thâm u xưa kia giờ chói chang nắng, chỉ còn những vạt
cỏ dày, những đám cây dại thấp lè tè, không một tiếng động của rừng, nhịp sinh
sôi của muông thú, mùi hương của cỏ cây”[41, tr. 274]. Rừng chảy máu, rừng
oằn oại cùng những âm thanh thảng thốt của tiếng máy cưa, máy ủi:
- Hỡi lũ làng! Các người phạm tội chết. Ta nghe rừng đang
nổi giận ầm ầm kia.
- Không phải đâu già ơi. Người ta ngả cây. Cây đổ đằng
đông, đằng tây, cây đổ đằng nam, đằng bắc, cây to cây nhỏ, cây
lớn cây bé, chặt tuốt, đổ tuốt [41, tr.274].
29
Là một người con của núi rừng, nhà văn H’Linh Niê cũng đau đớn nhìn
những khu rừng bị chặt phá. Tâm trạng ấy được nhà văn gửi gắm qua nhân vật
Y Thoan trong truyện ngắn Chim Kơrao lại hót: “Ông đã đến đó chiều nay.
Trông mà xót ruột. Chỉ có trong hai ngày mà gần 6 ha rừng già cổ thụ bị những
chiếc rìu chặt đổ nằm ngổn ngang, như vừa qua một trận động đất”[20, tr.53].
Sự xót xa của những nhà văn chỉ thể hiện trên những trang viết, nó làm
nhói đau những người yêu rừng, yêu văn hóa Tây Nguyên. Nhưng cuộc sống cứ
cuồn cuộn đi tới cuốn phăng rừng Tây Nguyên, biến những dải rừng xanh thẳm
và hun hút thành những vạt đất đỏ ngầu trơ trọi gốc cây.
Rừng Tây Nguyên từ Nguyên Ngọc, Vũ Hạnh đến Thu Loan, H’Niê đã
biến đổi từ một cây cổ thụ thành cây cao su, cà phê. Từ ông Mết (Nguyên
Ngọc), ông Chúp (Vũ Hạnh) quắc thướt, vững chãi, thăm thẳm huyền thoại biến
thành thằng Nhí, thằng Gíp (Thu Loan) ốm yếu, xanh xao, đau đáu thị thành.
Những nhà văn như Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy…
rất bức xúc trước tình trạng tàn phá rừng khốc liệt hiện nay. Qua những trang
viết đầy tinh thần trách nhiệm, họ đã chỉ ra rằng, tàn phá rừng chính là tàn phá
môi trường văn hóa tồn tại hàng ngàn đời nay ở đây.
Làm sao để giữ được rừng Tây Nguyên? Đó là câu hỏi, cũng là những
trăn trở, những nỗi niềm của các nhà văn để lại trên những trang văn.
1.3 Làng, môi trường văn hóa chính yếu của người Tây Nguyên
Tây Nguyên là khu vực cư trú của nhiều tộc người. Mỗi tộc người quần
tụ thành những làng riêng biệt. Làng là những khoảnh đất được cắt ra từ rừng.
Làng thường nằm ở ven sông, suối hay trên các triền núi. Nguồn nước tốt là ưu
tiên hàng đầu cho việc lập làng. Làng là cách gọi của người Kinh. Các dân tộc
bản địa thường gọi là plây. Ngoài ra, người Êđê, Mơnông gọi là buôn, người
Jrai gọi là pơlơi, người Bana gọi là kon... Mỗi làng có một khu vực trồng trọt,
luân canh rộng lớn nên khoảng cách giữa làng này với làng kia khá xa. Và toàn
30
bộ đời sống của người Tây Nguyên gói gọn trong không gian buôn làng. Giáo
sư Nguyễn Tấn Đắc cho rằng: “Vì chưa có một tổ chức xã hội trên làng nên
trong quá khứ, người Tây Nguyên chỉ biết có làng mà không có ý niệm về quốc
gia, cho dù ở mức độ thấp và nhỏ bé”[95, tr.256]. Làng là một khối cộng đồng
thống nhất bền chặt, chính sự bền chặt ấy là yếu tố quan trọng nhất để người
Tây Nguyên tồn tại trước sự dữ dội của tự nhiên, trước sự xâm chiếm lại của
rừng. Sự hoang vu lạnh lẽo của rừng, sự nguy hiểm của thú dữ, sự đe dọa của
các tộc người khác đã cố kết các thành viên trong làng lại với nhau. Tình cảm
buôn làng là một nét đẹp tạo nên một cuộc sống đầy tình thân ái, tạo nên văn
hóa làng. Văn hóa Tây Nguyên khởi nguyên từ rừng và tồn tại ở làng. Làng là
không gian văn hóa gần như là duy nhất, hiếm có sinh hoạt văn hóa nào vượt
khỏi biên giới làng. Làng có một vị trí đặc biệt trong đời sống và trong ý thức
của người dân Tây Nguyên. Bởi vậy, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “Đối
với người Tây Nguyên, làng là tất cả. Là đất nước, là quê hương, là xã hội, là
cộng đồng khắng khít nhất và duy nhất. Con người gắn chặt với làng, hoà tan
trong làng, bị đồng nhất và tự đồng nhất mình với làng. Toàn bộ đời sống của
con người Tây Nguyên, vật chất và tinh thần, toàn bộ số phận con người đều
gắn liền sinh tử với làng”[27, tr.69]. Do đời sống kinh tế tự cấp tự túc, môi
trường lao động của người Tây Nguyên chủ yếu là ở trong rừng, ít tiếp xúc với
thế giới bên ngoài nên văn hóa của họ là văn hóa làng. Không gian sống của họ
là: sáng lên rẫy, trưa nghỉ tại căn chòi ở rẫy, tối về làng. Khi thu hoạch mùa
màng xong, đến mùa “ăn năm uống tháng” thì họ la cà trong làng, hội hè đình
đám suốt ngày suốt đêm.
Vẻ đẹp làng được tái hiện khá rõ trong tác phẩm văn xuôi viết về Tây
Nguyên. Những câu chuyện về cuộc sống, chiến đấu của người Tây Nguyên
đều xảy ra trong làng. Người đọc sẽ dễ dàng nhận ra đặc trưng của làng Tây
Nguyên. Không rải rác như ở Tây Bắc, không theo từng xóm nhỏ như ở đồng
bằng; làng ở đây tập trung theo từng cụm nhà ở các sườn núi, ven sông hoặc
ven suối. Làng Tơ Trá treo lơ lửng trên sườn núi Ngọc Linh, làng Kông Hoa
31
nằm dưới chân núi Chư Lây, làng Xô Man nằm ẩn dưới cánh rừng xà nu, cạnh
con nước lớn v.v... Hình ảnh làng Tây Nguyên đã in đậm dấu ấn trong lòng
người đọc bởi diện mạo riêng của nó: “Những ngôi nhà sàn xúm xít bên nhau,
nhìn xa xa như những bầy voi khổng lồ quần tụ bên bìa rừng. Mái nhà rông cao
vút lộng gió như con voi đầu đàn đầy dũng khí”[41, tr. 241]. Lấy hình ảnh đàn
voi để so sánh những ngôi nhà sàn, đoạn văn đã để lại một dấu ấn riêng trong
lòng người đọc. Ấn tượng làng không chỉ ở những ngôi nhà sàn, nhà dài, nhà
rông mà nó còn nằm giữa những bức tranh núi rừng tươi đẹp. Trong truyện
ngắn Làng Mô của Thu Loan, hình ảnh làng Tây Nguyên hiện lên với những
nét đặc trưng: “Làng nằm gọn trong thung lũng, có con suối chảy qua, xung
quanh làng là rừng, xa xa, những đỉnh núi mờ xanh bao phủ…Ở làng Mô không
có tiếng cãi cọ, chỉ có tiếng gọi nhau ơi ới ra suối lấy nước, tiếng hò hát và giã
gạo trong những ngày bỏ mả, những đêm trăng”[41, tr 268]. Vẻ đẹp của tự
nhiên là đối tượng yêu thích của nghệ thuật, vẻ đẹp của cuộc sống là đối tượng
khám phá của văn chương. Văn xuôi viết về Tây Nguyên không thể không
hướng đến vẻ đẹp làng với dáng vẻ rất riêng của nó. Và chính vẻ đẹp ấy mà nhà
văn đã khái quát nên nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp gắn liền với cuộc sống buôn
làng.
Cuộc sống sinh hoạt làng buôn Tây Nguyên trong những trang văn luôn
để lại những cảm xúc ngọt ngào của tình làng nghĩa xóm và thường làm dấy lên
những tình cảm yêu thương. Yêu thương vì ta được tiếp xúc với một cuộc sống
thật đầm ấm, yên vui, thắm đợm tình người. Và đôi khi cũng xót xa trước nỗi
buồn hủ tục.
Ở làng, người ta thường tổ chức những cuộc đi săn đầy lý thú để phục vụ
cho các lễ hội, để dân làng sống lại thời nguyên sơ, và để tình cảm cộng đồng
càng gắn bó nhau hơn:“Cuộc đi săn sắp được tổ chức…Núi rừng sống lại thời
nguyên sơ cùng với những tiếng reo tiếng hú, tiếng chó sủa và ánh đuốc, gợi
cho ta cảm hứng tuyệt vời về tự nhiên”[6, tr. 244]. Những cuộc đi săn như vậy
luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên. Sau những cuộc săn
bắt ấy, phụ nữ tất bật cùng nhau nấu nướng, thanh niên sửa soạn rượu cần, các
cụ già so chiêng (chỉnh thang âm của chiêng) chuẩn bị cho cuộc vui thâu đêm
suốt sáng. Và sau đó là sự thăng hoa của tình làng: “…Những cánh váy hoa
nhiều tua cùng với những khuôn ngực rắn chắc, săn mẩy tất bật gùi nước, gùi
32
củi, gùi niềm vui ào ào quanh những đống lửa…”[6, tr. 246]. Còn gì đẹp hơn
một cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng nồng ấm tình người, mặn mà tình làng
như thế. Một cuộc sống ít tính toán thiệt hơn, luôn hết mình với nhau, dìu nhau
vào tận cùng của niềm vui, để rồi sau đó lại miệt mài nương rẫy. Có thể nói,
mùa “ăn năm uống tháng” là mùa mà người Tây Nguyên có một cuộc sống
khác hẳn, hoàn toàn xa lạ với sự thiếu thốn trước đó. Điều này cho thấy vì sao
người Tây Nguyên sống gắn bó với làng, họ ít khi đi khỏi làng: “Con gái lớn
lên lo dệt vải, lấy củi, múc nước, sau đó lo chồng con. Con trai khi lớn bằng
cha lo phát rẫy, đan gùi, đi săn bắt, có ai đi xa nhà đâu”[8, tr.30]. Khi phải đi
xa, trái tim họ luôn “thắt lại” với buôn làng: “Bây giờ đã cách xa rồi, rừng núi
kia ơi! Y Kla tưởng như lòng mình thắt lại. Khói đã về chiều, cánh chim đầu
núi, máng nước chênh vênh từ lòng hố thẳm dẫn về chân buôn…Tất cả, tất cả
xa cách từ đây, nhớ nhiều lắm, khổ sở cái thân không biết chừng nào”[12,
tr.202]. Nỗi niềm của cô gái Y Kla khi phải theo chồng về xuôi cũng chính là
tâm trạng chung của người Tây Nguyên, vì toàn bộ cuộc sống của họ gói gọn
trong làng. Và chính cuộc sống ấy đã làm nên tình yêu làng thắm thiết: “Cũng
vừa lúc này, những gì quen thuộc với buôn làng đến với Hơ Giang, từ con suối,
đường rẫy, cây đổ kiến vàng. Những bóng cây trên đường rẫy sau khi đi làm cỏ
về cùng bạn bè ngồi thổi kèn đinh tút đinh năm. Cứ từng mùa, từng mùa chúng
nó về với Hơ Giang, trói Hơ Giang lại với buôn làng của mình”[7, tr.62].
Không phải chỉ có người Tây Nguyên mới có tình yêu làng, nhưng khác với
người Kinh, làng là máu thịt của người Tây Nguyên nên họ không thể bỏ làng
của mình. Anh hùng Núp (Gặp lại anh hùng Núp- Nguyễn Khắc Trường), nhạc
sĩ Y Dơn (Người hát rong giữa rừng- Nguyên Ngọc), ca sĩ H’Ben (Người về
Kông Ch’ro-Nguyên Ngọc), họa sĩ Xu Man (Cuộc đời họa sĩ Xô Man- Trung
Trung Đỉnh) đều nhẹ nhàng từ bỏ cuộc sống tiện nghi chốn thị thành để trở về
với buôn làng. Vì sao vậy? Vì ở đó là máu thịt của họ, là tình yêu: “Tình yêu
33
trai gái, yêu rừng, yêu con suối đầu làng, yêu trái núi muôn đời cô quạnh, yêu
con nai tơ ra ăn chồi tranh buổi sớm mờ sương…”[26, tr.198]. Đó là kỷ niệm,
là sự đùm bọc nhau: “Ở đó có làng Kông Hoa nghèo khổ đốt đi làm lại không
biết mấy lần rồi, nhưng cũng ở đó mới có vui, mới có tiếng đờn tơ rưng của
Ghíp, tiếng kèn đing nam hòa lẫn với tiếng phụ nữ hát ở rẫy. Ở đó người làng
biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau. ”[26, tr.341]. Tiếng đờn tơ rưng, kèn đing
nam, tiếng cồng chiêng, tiếng suối róc rách, tiếng í ới gọi nhau đi lấy nước vào
các buổi sáng của các cô gái… tất cả những âm thanh đó của buôn làng đã trở
thành miền ký ức đẹp đẽ của người Tây Nguyên. Âm thanh gợi nhớ của chốn
thị thành là tiếng chuông nhà thờ đổ hay tiếng rao đêm; của làng đồng bằng là
tiếng mái chèo đuổi cá, là tiếng sáo diều vi vút thinh không; âm thanh da diết
của làng miền núi là tiếng cồng chiêng vang vọng đêm đêm, là tiếng chày giã
gạo chuyên cần của người phụ nữ mỗi sớm: “Bây giờ anh chợt hiểu ra rằng,
hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day dứt lòng anh suối ba năm
nay chính là tiếng chày đó, tiếng chày chuyên cần rộn rã của những người đàn
bà, cô gái Strá, của mẹ anh ngày xưa…”[26, tr.137]. Vậy đó, người Tây
Nguyên có một mối ràng buộc đặc biệt với làng. Làng lọt thẳm giữa mênh
mông rừng già. Mà rừng già bao giờ cũng ẩn chứa sự bí ẩn của tự nhiên, sự linh
thiêng của Yàng (Thần thiện), sự ghê gớm của Caa (Thần ác) nên con người tồn
tại trong ý thức tựa lưng vào nhau, trong sự kết dính đặc biệt với làng. Làng là
cả thế giới của người Tây Nguyên. Nói như thế không có nghĩa là người dân
không biết gì về cuộc sống của các làng bên ngoài. Trong những hoàn cảnh
nhất định, họ cũng biết liên minh giữa các làng trong một vùng cư trú nhất định
để tăng thêm sức mạnh. Trong tác phẩm Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,
làng Kông Hoa dưới sự lãnh đạo của Núp đã đoàn kết với các làng Đê Ta, Ta
Lung, Ba Lang, Hà Ro tạo thành một thế đứng vững chãi trước kẻ thù. Trong
Lửa rừng của Vũ Hạnh, buôn Nước Chò đã dựa vào buôn Nước Ràng để có đủ
34
lương thực trường kỳ kháng chiến với lính Pháp…Tuy nhiên làng vẫn là tổ
chức xã hội chung nhất, duy nhất, cao nhất và rõ nét nhất đối với mọi dân tộc
Tây Nguyên trước đây.
Nói đến văn hóa làng là nói đến tập quán của làng. Cũng như rất nhiều
dân tộc khác, trong các làng vẫn thường tồn tại những tập quán tốt lẫn tập quán
xấu. Tập quán tốt là chủ yếu, nhưng cũng không ít tập quán xấu mang tính chất
chung của người miền núi. Không giống như Tô Hoài, Cao Duy Sơn, Đoàn
Lư… viết nhiều về cuộc sống tối tăm của người Tây Bắc; Nguyên Ngọc, Trung
Trung Đỉnh, Y Điêng…rất ít phản ánh những tục lệ đen của người Tây Nguyên
mà chủ yếu nói lên mặt tốt đẹp trong đời sống làng của họ mà thôi. Qua những
trang viết của Tô Hoài ở Vợ chồng A Phủ, chúng ta thấy hiện lên một cách khốc
liệt những hủ tục của các làng miền núi Tây Bắc dưới thời phong kiến thuộc
địa, như tục cho vay nặng lãi, tục cúng trình ma tàn nhẫn… Đọc những sáng tác
về Tây Nguyên, chúng ta rất ít thấy những hủ tục tàn nhẫn và cảnh bất công
ngang trái của những người có chức quyền gây ra cho người dân. Trong Đất
nước đứng lên, Nguyên Ngọc có đề cập sơ lược đến tình trạng cúng bái của
người dân Kông Hoa. Trong Mùa xuân hoa trắng, tác giả có nói đến một tập
tục trả thù mù quáng. Khi bị xúc phạm, người thanh niên Bana cầm giáo lên
ngồi trên một con dốc từ sáng sớm. Người đầu tiên đi qua dốc sẽ bị đâm, nhiều
khi đâm trúng cả người thân của mình. Còn trong truyện ngắn Hơ Lan, anh du
kích Y Thao bị giặc bắn chết, tập tục lạc hậu của người Ê đê cho rằng những
cái chết như của Y Thao là trái tự nhiên, là do bị Yàng phạt nên không được
đưa vào nhà để liệm.
Khác với những tác phẩm viết trước năm 1990 với cảm hứng ngợi ca, các
tác phẩm viết từ những năm 1990 trở về sau với khuynh hướng phê phán nên đã
phán ánh nhiều hơn những tập tục lạc hậu của người Tây Nguyên. Phạm Minh
Mẫn trong truyện ngắn Người của buôn làng phản ánh tục chôn chung của
35
người Jrai: “Nếu bếp nào có người chết, khi mai táng người ta phải mở nắp
quan tài cũ để chèn thêm xác mới vào. Nhiều trường hợp vì quan tài hẹp, xác cũ
chưa kịp tiêu hủy, những người khỏe mạnh phải đứng trên thi thể người mới
chết nhấn xuống…”[41, tr.285]. Truyện ngắn Du kích núi Đănghil của Hoàng
Ngọc Châu cũng đem đến cho người đọc biết tục sinh đẻ lạc hậu K’Ho: “Con
ma lai rất thích ăn máu của người đàn bà sanh, nên phải che cái chòi ngoài rẫy
hoang cho người đàn bà sinh để con ma lai không vào nhà được”[39, tr.90]. Vì
sinh ngoài chòi rẫy không ai chăm sóc nên rất nhiều bà mẹ đã qua đời sau khi
sinh. Vấn nạn ma lai cũng là nỗi kinh hoàng ở các buôn làng Tây Nguyên.
Kpuih Vêl (Anh hùng cuối vận lên ngàn- Nguyễn Ngọc Tấn) vì một câu nói vô
tình mà dân làng kết tội ông là ma lai. Cả làng kéo đến đập phá tan tành nhà
Puih Vêl: “Cái tin Puih Vêl là con ma lai lan ra như lửa cháy tranh khô lúc gió
to. Cả làng rầm rầm kéo đến…Vợ con Vêl ôm nhau run như con chim chưa biết
bay bị hất ra khỏi tổ”[41, tr.361]. Ma Lai là máu và nước mắt. Đến tận hôm
nay nó vẫn không thôi chảy trên những buôn làng Tây Nguyên.
Bên cạnh những tập tục lạc hậu ấy, những trang văn viết về Tây Nguyên
đem đến cho chúng ta nhiều phong tục lạ của các làng. Tục nối dây (chuê nuê)
được biết đến nhiều nhất. Trong sử thi Đăm San, người anh hùng Đăm San lấy
cô H’Nhi và H’Bhi là vì tục nối dây. Và cũng nhờ lấy hai cô gái này mà Đăm
San trở thành một tù trưởng giàu mạnh, có nhiều chiêng núm chiêng bằng. Tuy
nhiên đó là trong thời của sử thi. Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh những ý
nghĩa tích cực, tục nối dây đã đem đến cho con người biết bao điều trái khoáy,
phiền muộn, như một thanh niên phải lấy một phụ nữ có năm bảy đứa con, một
cô gái phải lấy một ông già, thậm chí ba chị em phải tiếp nối lấy một người
chồng già: “Rơ mah H’Đênh lấy hắn không phải vì tình yêu mà vì hai chị cô đã
lấy hắn và đã qua đời. H’Đài, chị cả của H’Đênh chết vì ăn phải quả độc.
H’Lim lấy hắn thay chị rồi chết sau khi sinh hai đứa con sinh đôi. Thế là
36
H’Đênh phải ưng hắn”[6, tr.255]. Dù chưa thật phong phú những các trang văn
cũng đã đem đến cho người đọc những cảm nhận riêng về tục lệ này.
Hôn nhân của người Tây Nguyên cũng có nhiều điều thú vị. Dù được thể
hiện qua văn học, nhưng các nhà văn đã tái hiện rất sát với thực tế. Có thể do
phong tục nên không thể hư cấu được chăng? Với truyện Hơ Giang, tác giả Y
Điêng đã đem đến cho chúng ta biết một điều lạ trong phong tục hôn nhân của
người Ê đê, đó là con cô con cậu có thể lấy nhau: Hơ Giang, con của cô, lấy Ma
Soa, con của cậu. Khi nhà gái rước chàng rễ về nhà mình, cứ mối lần đi qua
một khu rừng hay một con suối thì đám thanh niên làng của chàng trai sẽ chặn
đường không cho đi để đòi nhà gái các món lễ vật: “Nếu Ma Năng tán thành
cho trai làng này một con gà mái ấp thì chúng tôi sẽ cho người làng tôi đi qua
khu rừng. Bằng không chúng tôi lại kéo về thôi”[7, tr.233]. Lần thứ hai họ đòi
con dê đực và ché rượu, cứ thế… Khi làm lễ cưới “ trai thì chân trái, gái chân
phải đè lên chiếc rìu sắt [7, tr.237-238]. Chiếc rìu sắt tượng trưng cho sự chắc
chắn, vững bền. Với hành động ấy, họ mong cho tình cảm đôi lứa luôn bền
vững. Tuy nhiên, hôn nhân ở đâu cũng vậy, nhiều khi đôi lứa phải chia tay
nhau. Đối với nhiều dân tộc văn minh thì phải ra tòa để ly hôn, đối với các dân
tộc Tây Nguyên thì rất đơn giản. Trong truyện ngắn Làng bên kia sông, Phạm
Đức Long viết: “Khi bắt chồng bắt vợ, được gia đình ưng thuận, được già làng
cho phép thế là làm lễ cưới nhau. Khi bỏ nhau, già làng chỉ cần bắt hai người
cầm căng hai đầu một sợi dây, rồi dùng dao cắt đứt đôi là xong”[41, tr. 247-
248]. Đây là một điều thú vị trong quan niệm về hôn nhân của người Tây
Nguyên.
Người Tây Nguyên trong truyền thống có tục cà răng căng tai. Cà răng
căng tai là dấu hiệu của một con người trưởng thành, có bản lĩnh. Dù rất đau
đớn nhưng phải làm, bởi nếu không sẽ bị người làng khinh bỉ. Nhân vật BDên
là một cô gái rất đẹp, nhưng khi “cô cười phô cái lợi đỏ vì cô đã cà hết dãy
37
hàm răng trên, theo phong tục, nên nom cô cứ ngồ ngộ thế nào”[5, tr.106].
Phạm Kim Anh trong truyện Chung dòng máu đỏ cũng phản ánh điều này: “Bà
Haly đuổi theo nắm lấy tay, kéo ông ra trước mọi người…Bà tươi cười để lộ
hai hàm răng cà sát tận lợi”[39, tr.74]. Tục kết nghĩa anh em cũng là một
phong tục khá đẹp của người Tây Nguyên: “Đồng bào Ê đê ở vùng này có tục
kết bạn. Đã kết bạn thì không bao giờ phản lại bạn.”[8, tr. 104]. Câu chuyện
kết nghĩa của nhân vật Bình trong tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh
thật ấn tượng. Bình là bộ đội chính qui, sau trận đánh bị lạc đồng đồng đội. Anh
lạc vào đội du kích làng Đê Chơ Rang. Để có thể cùng sống và chiến đấu với
đội, già Phới đã yêu cầu Bình ăn thề bằng cách đưa cho Bình một gộc củi đỏ
rực và hỏi: “Anh Bìn! Anh có dám cho lửa ăn chỗ đùi này không?”. Bình không
thể từ chối. Sau buổi ăn thề để kết nghĩa ấy, Bình trở thành người của làng.
Có thể thấy bao điều kỳ thú trong những buôn làng bé nhỏ của người Tây
Nguyên. Ở đó có tình yêu thương mộc mạc, chân thành. Ở đó có sự tương trợ
nhau một cách vô tư trong cuộc sống. Ở đó có sự thăng hoa của tình làng trong
mùa lễ hội. Ở đó có bao nhiêu phong tục độc đáo. Cũng không thiếu những câu
chuyện đau lòng từ hủ tục. Nhưng bao trùm nhất vẫn là những mối quan hệ tốt
đẹp chan hoà giữa người với người. Tính cộng đồng đã trở thành nếp sống
truyền thống, chi phối hành vi ứng xử của mọi người, mọi gia đình. Nó cũng trở
thành chuẩn mực đạo đức, nhân cách mà mọi thành viên trong cộng đồng tuân
theo và hướng tới. Như vậy có thể thấy rằng, cộng đồng làng là một tổ chức
thống nhất bền chặt. Trong đó mỗi cá nhân luôn là một thành viên gắn bó mật
thiết với cộng đồng. Ý thức, hành vi con người cộng đồng chi phối mạnh mẽ cá
nhân. Điều này là cơ sở tạo dựng tính ổn định bền vững của đơn vị làng ngay cả
trong đời sống hiện đại, dù có nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đã bị phai nhạt ít
nhiều.
1.4 Nhà Rông, hồn của làng
38
Tây Nguyên hùng vĩ và thơ mộng là rừng, duyên dáng và trữ tình là làng,
uy nghi và kiêu hãnh là nhà rông. Giữa núi rừng trùng điệp, giữa những mái
nhà sàn nhỏ nhắn, khiêm nhường; nhà rông nổi bật lên sừng sững hiên ngang
giữa làng như một chàng trai khổng lồ trong các bản trường ca bất tận. Mái nhà
hình lưỡi rìu cao vút uyển chuyển và thâm trầm, nhẹ nhàng và sâu lắng, xôn
xao và lặng lẽ cùng bao thế hệ con người kiên trì bám đất, bám rừng. Cột nhà,
sàn nhà vững chãi cùng với bếp lửa không bao giờ tắt, cùng với những ché rượu
cần không bao giờ vơi, cùng với những bản trường ca miên man năm tháng đã
ôm ấp tình người Tây Nguyên với ngôi làng thân yêu của mình.
Nếu làng ở vùng đồng bằng có Đình thì làng ở vùng Tây Nguyên có nhà
Rông. Nhà Rông là ngôi nhà chung hay ngôi nhà làng của các dân tộc ở phía
bắc Tây Nguyên. Tùy theo mỗi tộc người, nhà rông có các tên gọi khác nhau:
người Bana gọi là Rông, người Xê đăng gọi là Jơng, người Giẻ triêng gọi là
Ưng v.v...Khi lập làng mới, công việc đầu tiên là dựng nhà rông, những người
già của làng sẽ chọn đất, thường là trên một bãi đất đẹp ở giữa làng. Và công
việc cất nhà rông được tiến hành nhanh chóng trong vòng một tuần với những
lễ thức hết sức thiêng liêng. Sống giữa đại ngàn hùng vĩ, cũng như nhiều thứ
khác, nhà rông được làm bằng nguyên liệu tốt nhất trong rừng: cột nhà, sàn nhà
làm bằng gỗ quí, vách phên là cây lồ ô, mái lợp bằng tranh săng, dây buộc bằng
song mây; và chỉ bằng một dụng cụ duy nhất là cái rìu, tuyệt đối không dùng
một cây đinh nào, cũng không cần đến đục, cưa, bào. Trước khi đi kiếm gỗ quí,
cả làng không đi làm ba ngày, người ngoài không được vào làng; trên đường
vào rừng nếu nghe tiếng chim bồ chao, tiếng mang tác, thấy rắn bò qua đường,
cành cây rơi trước mắt… là điềm xấu, đoàn người phải quay về chờ hôm sau đi
lại. Trước khi dựng nhà rông, già làng làm lễ chọn đất nền. Già làng đến nơi đất
chọn khấn xin Yàng. Khấn xong già làng bỏ xuống bãi đất ấy bảy hạt gạo. Sáng
hôm sau nếu còn đúng bảy hạt tức là Yàng đã đồng ý. Sau khi đã chọn được
39
đất, họ làm lễ dựng nhà rông. Dựng xong thì làm lễ ăn mừng nhà rông mới, đây
là một nghi lễ trong đại bậc nhất của mỗi làng. Khi đã có nhà rông thì làng mới
ra làng, tức nhà rông sẽ thổi hồn vào làng, làng mới trở thành văn hóa. Nhà
rông được xem là linh hồn của làng bởi vai trò to lớn của nó trong cộng đồng
làng. Trong bút ký Nhà rông, hồn của làng, Nguyên Ngọc viết:
Nhà rông, đấy là nơi diễn ra toàn bộ đời sống cộng đồng.
Nơi ngay từ tấm bé, đứa trẻ đã được theo cha hay mẹ đến dự
những buổi tụ hội cả làng quanh bếp lửa, ở đó những thế hệ con
người Tây Nguyên truyền cho nhau, từ đời này sang đời khác, tiếp
nối không ngừng kinh nghiệm sống và làm người giữa chốn rừng
núi vừa bao dung vừa dữ dội và khắc nghiệt này: cách đi săn con
thú trong rừng, cách tỉa lúa trên rẫy, cách sống với rừng và với
người… [27, tr.70].
Người Tây Nguyên có tính cộng đồng rất cao. Tính cộng đồng ấy chủ
yếu được thể hiện dưới mái nhà rông. Sự thân thiết, gắn bó của dân làng với
nhà rông còn hơn cả đình hay chùa của người Kinh vì tính đa chức năng, nhưng
quan trọng hơn là trầm tích huyền ảo đầy linh thiêng của nó.
Đến những buôn làng ở bắc Tây Nguyên chúng ta có thể gặp những ngôi
nhà sàn tuềnh toàng của dân làng, nhưng nhà rông thì bao giờ cũng uy nghi, bề
thế. Nó là biểu tượng cho sức mạnh và sự phát triển của cộng đồng trong ngôi
làng. Các tộc người ở Tây Nguyên có nhà rông đều coi đây là nơi linh thiêng,
nơi con người có thể tiếp xúc với các vị thần bảo hộ làng thông qua các nghi lễ,
lễ hội chung của làng.
Nhà rông xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm văn xuôi viết về Tây
Nguyên. Trong hiện thực cuộc sống, nhà rông là nơi diễn ra những sự kiện
trọng đại của buôn làng, của đời người. Nhận ra tầm quan trọng của nhà rông,
các nhà văn thường khai thác tối đa không gian nhà rông để phản ánh cuộc sống
40
chiến đấu và sinh hoạt của người Tây Nguyên, qua đó mà gửi gắm một thông
điệp, khái quát một vấn đề nhân sinh hay một giá trị văn hóa nào đó. Mà cũng
không thể không nói đến nhà rông khi viết về Tây Nguyên. Không gian nghệ
thuật phải lấy điểm tựa từ không gian hiện thực. Nhiều khi, hai không gian ấy
thống nhất với nhau, nhất là những tác phẩm mang tính hiện thực. Các sự kiện
trong truyện về Tây Nguyên đều diễn ra ở buôn làng, mà nhà rông là hồn của
làng nên không gian nhà rông được khái quát với rất nhiều ý nghĩa.
Nhà rông trong thực tế đã rất đẹp, khi nó trở thành hình tượng văn học thì
cái đẹp ấy được tôn lên rất nhiều. Các nhà văn thường có cảm hứng đặc biệt khi
miêu tả nhà rông. Nhà rông hiện lên trên những trang văn với dáng vẻ uy nghi
của nó: “Mái nhà rông cao vút như con voi đầu đàn đầy dũng khí”[41, tr.241].
Uy nghi nhưng cũng đầy vẻ trữ tình: “Nhà rông cao lớn, đẹp đẽ, đúng kiểu:
toàn thân như một nét nhạc, một tiếng chim vút lên giữa rừng, chỉ chực bay lên,
uy nghi mà nhẹ nhõm, trang nghiêm mà gần gũi”[27, tr. 11]. Hình ảnh ngôi nhà
rông với mái hình lưỡi rìu cao vút cùng những nét chạm trổ khéo léo sừng sững
ngay đầu làng hoặc giữa làng là niềm tự hào của dân làng.
Nhà rông là trái tim của làng, là hồn làng nên phải luôn có người canh
giữ. Nhà rông là nơi ngủ bắt buộc của thanh niên chưa vợ trong làng, vì đó là
lực lượng xung kích sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ làng. Không phải ngẫu nhiên
mà hành động bắn thằng Pháp chảy máu của Núp lại diễn ra ở nhà rông:
“Chúng nó đi vào nhà rông hết rồi....Con cọp tới gần rồi. Một bước nữa thì nó
thấy Núp. Cái mũi súng của nó hỉnh lên, đánh hơi. Núp chỉ còn thấy cái bụng
nó. Pựt! Núp bắn rồi”[26, tr. 241]. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng, nó
đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong nhận thức của người Kông Hoa về kẻ
thù của mình. Cũng như vậy, cụ Mết (Rừng xà nu) dẫn thanh niên của làng
chém bọn thằng Dục ngay tại nhà ưng: “Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”
Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm
41
dưới lưỡi mác của cụ Mết”.[26, tr. 161]. Nhà rông là nơi bất khả xâm phạm đối
với người Tây Nguyên, họ thà chết chứ không để mất nhà rông, bởi vì mất nhà
rông là mất làng, là cộng đồng bị tiêu diệt. Sức mạnh của thanh niên làng Xô
Man, Kông Hoa, Đê Chơ Rang, Rê Băk… là sức mạnh của ý chí cộng đồng hun
đúc từ truyền thống được truyền lại qua những đêm dài kể chuyện của già làng.
Tại nhà rông, Bok Sung (Đất nước đứng lên- Nguyên Ngọc) không biết bao
nhiêu lần kể chuyện gươm ông Tú cho thanh niên làng nghe để khơi dậy tinh
thần đoàn kết và bất khuất trước kẻ thù. Cũng trong ngôi nhà rông, cụ Xớt
(Người dũng sĩ sưới chân núi Chư Pông) thường xuyên kể cho thanh niên làng
nghe về “cuộc đời” của quê hương. Tại nhà rông, cụ Xớt đã trao cho Kpa Kơ
Lơng những bí mật về mũi tên A-kam gia truyền để anh trả thù cho dân tộc
v.v...Ai cũng biết nhà rông là biểu tượng của uy quyền tuyệt đối, là biểu hiện
linh thiêng nhất của cộng đồng dân tộc, là truyền thống bất khuất hội tụ trong
sự huyền bí tâm linh được truyền qua ngọn lửa không bao giờ tắt ở nơi đây. Vì
vậy, những hành động có tính chất bước ngoặt: Núp bắn Pháp chảy máu, cụ
Mết chém thằng Dục, cụ Xớt trao mũi tên A-kam gia truyền cho Kpa Kơ
Lơng… diễn ra ở nhà rông như là sự tiếp nối của sức mạnh truyền thống, sức
mạnh của truyền thuyết Gươm ông Tú, của những sử thi Đăm San, Xinh Nhã,
Đăm Di, Khinh Dú... đêm đêm vẫn sống dậy trong nhà rông. Hành động ấy diễn
ra ở nhà rông cũng có ý nghĩa biểu hiện cho dũng khí và lòng yêu chuộng tự do
của cộng đồng làng. Dấu ấn của người anh hùng Tây Nguyên được soi sáng bởi
ngọn lửa nhà rông. Văn hóa nhà rông là cội rễ, là ngọn nguồn của mọi thắng lợi
của dân làng, giúp họ tồn tại và phát triển không ngừng trong môi trường có
phần khắc nghiệt của tự nhiên.
Nhà rông không chỉ là nơi truyền bá và thực hành những giá trị văn hóa
truyền thống, nhà rông còn là nơi dân làng tiếp nhận những giá trị văn hóa mới.
Tại nhà rông những đêm mưa to gió lớn, bok Sung thường kể cho con cháu
42
nghe những câu chuyện về núi, rừng, trời, đất, sông, nước...Nhưng cũng tại nhà
rông, Núp giảng giải cho dân làng nghe về về bản chất xảo quyệt của kẻ thù, về
cuộc kháng chiến của dân tộc, về vị lãnh tụ kính yêu, về Đảng, về Chính phủ.
Tại nhà ưng, cụ Mết đã bao lần kể cho dân làng nghe câu chuyện bi tráng của
anh Tnú như là một truyền thuyết của làng Xô Man. Và cũng tại nhà ưng, Tnú
đã kể cho dân làng những câu chuyện đánh giặc của anh trong ba năm đi lực
lượng. Có một sự vận động tiếp nối không ngừng diễn ra ở nhà rông. Tất cả đã
chứng minh rằng, sự bảo lưu hay biến đổi văn hóa làng chủ yếu diễn ra ở nhà
rông.
Nhà rông là sự kết tụ truyền thống bất khuất của dân làng, nó cũng là nơi
để người ta thể hiện nghĩa tình với nhau. Núp đã biết tận dụng không khí nhà
rông để thức tỉnh dân làng Đê Ta không đi xâu cho Pháp, phân tích kỹ cho làng
Ba Lang hiểu âm mưu thâm độc của Pháp trong việc chúng phát súng cho dân
làng. Ngọn lửa nhà rông có sức truyền mạnh mẽ tình cảm dân làng được kết tụ
từ ngàn đời, nó khơi dậy tinh thần dân tộc cùng ý thức tự do. Tư tưởng đoàn kết
của Bok Hồ được Núp thực hiện thành công là nhờ vào sự kiên trì của anh,
nhưng quan trọng hơn là nhờ vào “khí thiêng” của nhà rông.
Trong buổi chia tay với dân làng để ra Bắc tập kết, nhà rông là nơi Núp
và dân làng lưu luyến tiễn biệt nhau: “Hôm nay ngồi trong nhà rông, lũ làng
vui một bữa tiễn Núp và Thế. Ngày mai sớm hai người đi rồi. Núp muốn nói
chuyện nhiều nhưng không biết nói gì. Anh Thế cũng vậy. Núp nhìn Ghíp, bok
Pa, Xíp, Du, bok Sung, bok Sring…[26, tr. 476]. Sau thời gian đi tập kết ra Bắc,
ngày anh hùng Núp trở về, dân làng mừng vui khôn xiết, và sau đó làng tưng
bừng mở hội tại nhà rông: “Khi mọi người ăn uống xong, kéo nhau đến nhà
rông để đốt lửa, nhảy múa nữa, thì đã nửa đêm; nhưng không ai muốn ngủ.
Đêm hôm sau, cả làng lại đến nhà rông, nhưng không hát, không múa, mà nghe
Núp kể chuyện mười một năm đi xa của mình”[38, tr. 512]. Nhà rông là nơi dân
43
làng Hà Tam chào đón ông Núp về thăm: “Ông Núp kéo tôi lên nhà rông. Chỉ
một lúc sau, bà con ở các nhà nghe tin ông Núp về, cũng lục tục kéo đến. Chào
hỏi xôn xao...Một đống lửa đốt lên giữa nhà”[27, tr.11]. Cũng như ngọn lửa
không bao giờ tắt trong nhà rông, tình cảm của đồng bào biểu hiện đẹp nhất là ở
không gian nhà rông. Có thể nói nhà rông, qua những trang văn, là không gian
thực sự quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn người, trong việc hình thành
bản chất tốt đẹp cũng như khí phách hiên ngang của người dân Tây Nguyên.
Trong tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên, chúng ta không thấy bóng
dáng của điều xấu xuất hiện trong nhà rông, nếu có thì đó là việc nghiêm trị
những ai vi phạm luật tục, như trai gái quan hệ trước hôn nhân dẫn đến có thai:
“Hội đồng già làng ngồi quanh chiếc ché Tuk lớn trong gian nhà khách Ama
Lâm (Ở vùng Nam Tây Nguyên không có nhà rông mà chỉ có nhà dài, gian
khách của nhà dài có chức năng như nhà rông). Nét mặt ai nấy đều căng thẳng
ưu tư. Cũng phải thôi, lần đầu tiên trong buôn có chuyện trai gái vụng trộm
khiến củ sắn phải mọc chồi, củ khoai đã nhú lên, cái lưng con gái đã cong
vào”[24]. Và hình phạt cho tội ấy là chụp lên đôi trai gái cái bao vẽ mặt heo,
chỉ hở hai con mắt và miệng rồi bắt bò tới ăn cám heo trong máng, sau đó đuổi
vào rừng. Thường sau hình phạt như thế này, người ta sẽ chọn cái chết. Nhà
rông cũng là nơi hội đồng già làng trừng phạt tội trộm cắp bằng cái chết, vì
trong các tội, ăn cắp là tội nặng nhất. Nhí (Làng Mô- Thu Loan) dù là con trai
của già làng, nhưng vì mắc phải tội ăn cắp nên bị giải đến nhà rông để làng trị
tội: “Họ trói tay Nhí lại rồi khiêng đi, tiếng chinh chiêng nổi lên trầm trầm
buồn bã. Dân làng cúi đầu đi theo. Không ai nói với ai. Họ đi về thượng nguồn
sông Ayun, nơi ấy thác gầm gào, nơi ấy mọi rác rưởi bị cuốn phăng đi để
nguồn nước mãi mãi trong sạch.”[41, tr. 265]. Có thể nói, không gian nhà rông
là nơi thanh lọc tâm hồn con người, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn đối
với bà con thân tộc; và trở nên gan góc mạnh mẽ hơn trước kẻ thù. Cái xấu
44
không thể tồn tại trong nhà rông. Không khí nhà rông rất linh thiêng và luôn ấm
áp tình làng thông qua các lễ hội của làng. Các lễ hội có qui mô làng đều diễn ra
ở nhà rông. Trong các lễ hội như vậy, con người hòa nhập tuyệt đối vào không
khí nhà rông. Nhà rông uy nghiêm sừng sững như một vị thần khổng lồ đứng
canh giữ cho thần dân của mình đắm chìm trong ánh lửa bập bùng huyền ảo
trong miền thần thoại, trong tiếng chinh chiêng vang vọng đến tận thuở hồng
hoang, trong những vòng xoang mê đắm không còn phân biệt già trẻ gái trai,
trong mùi thịt nướng thơm lừng và những ché rượu cần miên man bất tận đưa
mọi người vào thế giới “quên”. Quên đi mọi lo toan đói khổ, quên đi phiền
muộn, quên đi mọi cách ngăn để chỉ còn lại niềm hạnh phúc nguyên sơ.
Nhà rông như vậy, là nơi hội tụ diện mạo văn hóa Tây Nguyên. Linh
thiêng trong việc dựng nhà và lưu giữ báu vật, nhà rông là nơi thực hành tín
ngưỡng. Biểu tượng cho sự trường tồn của cộng đồng, nhà rông là nơi giữ gìn
luật tục. Hội tụ sức mạnh của làng, nhà rông là nơi truyền khí anh hùng cho trai
làng chiến đấu. Trung gian giữa quá khứ và hiện tại, nhà rông là nơi truyền bá
giá trị văn hóa truyền thống. Nhịp cầu nối giữa hiện tại và tương lai, nhà rông là
nơi tiếp nhận những giá trị văn hóa mới…Làng là “thế giới” của người Tây
Nguyên. Thế giới ấy kết tinh ở nhà rông.
1.5 Cồng chiêng, hồn thiêng của núi rừng
Nếu nói nhà rông là hồn của làng thì cồng chiêng là hồn thiêng của núi
rừng Tây Nguyên. Không thể hình dung được con người Tây Nguyên, văn hóa
Tây Nguyên sẽ như thế nào nếu thiếu cồng chiêng. Cồng chiêng là từ của người
Kinh, đối với người Tây Nguyên, mỗi tộc người có cách gọi khác nhau, người
Jrai, Ê đê, H’rê gọi là ching, người Bana gọi là ching chêng, người Sê đăng gọi
là goong chiêng, người Mơ nông gọi goong reng, người K’ho gọi là goong kla,
người Chăm H’roi gọi là kcheng v.v… Hầu hết các tộc người ở Tây Nguyên
đều có cồng chiêng với rất nhiều chủng loại và số lượng. Dẫu vậy, họ không tự
45
làm ra cồng chiêng mà đi mua của người Lào, Campuchia, Chăm, Kinh…Tuy
nhiên, khi mới mua, nó chưa phải là cồng chiêng thực sự, chỉ khi nào được
nghệ nhân thổi vào nó âm thanh của núi rừng, buôn làng thì nó mới sống dậy và
có tiếng nói của riêng mình. Tiếng nói của cồng chiêng chính là tiếng nói tâm
linh, điệu thức, tiềm thức, niềm tin và cả sự sợ hãi của con người Tây Nguyên.
Mỗi tộc người có một không gian tâm linh riêng nên cồng chiêng có một âm
sắc riêng. Ta như nghe được cả âm thanh của núi rừng từ đoạn văn của H’Linh
Niê:
Hãy lắng nghe trong gió tiếng chinh cheng Bana trầm hùng
như dòng Sêsan mạnh mẽ dạt dào tuôn chảy. Chiêng arap Jrai
phóng khoáng như đàn ngựa hoang tung vó và rộn ràng khiến
chân tay con người muốn lắc lư động đậy. Những chàng trai Sê
đăng dây xa tích bạc đeo ống trầu bên hông leng keng cùng nhịp
chinh cheng náo nức đưa tâm hồn con người bay lên theo biến tấu
diệu kỳ của nhịp điệu bài dân ca Chim Jil đi tắm. Còn mạnh mẽ,
ào ạt như những cơn gió thổi qua đồng cỏ cao nguyên là tiếng
chinh char Ê đê. Khom xuống mà lắng nghe lời thủ thỉ, bụp xòa,
đôi lúc lại lanh lảnh tiếng vòng đồng và các khớp ngón tay gõ lên
mặt chinh K’ho, M’nông, Mạ…[24]
Trong mỗi tộc người, tùy theo tính chất của sự kiện, cồng chiêng có một thông
điệp riêng. Tại nhà rông hay nhà sàn, khi có tiếng chiêng vang lên là dân làng
sẽ biết ở đó có chuyện gì. Gắn bó suốt một đời người nên cồng chiêng đã trở
thành gió núi mây ngàn “lang thang" trên khắp núi rừng Tây Nguyên. Trên
vùng đất cao nguyên mênh mông gió là mênh mang tiếng chiêng cồng, thâu
đêm suốt sáng, suốt cả hai mùa mưa nắng, đậm đặc là mùa “ăn năm uống
tháng”. Tiếng cồng chiêng như lời thì thầm của núi rừng, lời giục giã của thác
nước, lời thôi thúc mời gọi của suối chảy, tiếng ru da diết của người mẹ, tiếng
46
réo rắt của lứa đôi, tiếng nỉ non cho một linh hồn vừa thoát… Tất cả như khuấy
động lòng người, xao xuyến một điều gì đó vừa cụ thể vừa mơ hồ, vừa gần gũi
vừa xa xăm đến đến tận miền sâu ký ức. Nhiều người đến với Tây Nguyên đã
cảm nhận được điều này, nhất là những tâm hồn đa cảm. Có lẽ vì vậy mà trong
các tác phẩm văn xuôi về Tây Nguyên, các tác giả đã thể hiện văn hóa cồng
chiêng với đầy đủ giá trị, chức năng và cung bậc của nó. Tiếng cồng chiêng đã
độc đáo, nhưng nó càng tuyệt diệu hơn trong tác phẩm văn chương nhờ tài năng
ngôn ngữ của nhà văn, nhờ vào khả năng truyền cảm của không khí truyện.
Làm sao có thể tái hiện được “không khí” Tây Nguyên nếu không nói
đến cồng chiêng? Nó là diện mạo văn hóa nổi bật của từng tộc người và của cả
Tây Nguyên. Không phải chỉ ở Tây Nguyên mới có cồng chiêng. Nhưng chỉ có
ở Tây Nguyên cồng chiêng mới có sứ mệnh vô cùng lớn lao như vậy. Từ đời
sống văn hóa thực tế và từ sự khái quát của các nhà văn, ta thấy tiếng chiêng
không chỉ nhằm giao lưu với các thần linh, phương tiện thông tin đến họ hàng
bè bạn, mà còn chính là tiếng nói tâm linh, là tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình
và cháy bỏng khát vọng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Người Tây Nguyên
xem cồng chiêng là báu vật thiêng liêng của mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi buôn
làng. Báu vật vì tính đa giá trị, đa chức năng của nó. Cồng chiêng trước hết là
một thứ tài sản rất quí. Nếu ở các dân tộc khác, sự giàu sang được tính bằng
vàng, tiền thì đối với người Tây Nguyên là cồng chiêng. Có nhiều bộ chiêng
trong nhà, đặc biệt là chiêng cổ thì gia đình ấy không chỉ giàu sang mà còn đầy
quyền uy. Bởi vì người Tây Nguyên quan niệm mỗi bộ chiêng đều có Yàng trú
ngụ, chiêng càng lâu năm thì Yàng ấy càng mạnh. Yàng chiêng càng mạnh thì
tiếng nói của con người với thần linh càng hiệu lực, vì chức năng lớn nhất của
cồng chiêng là giao lưu với thế giới siêu nhiên. Tất nhiên, giá trị của cồng
chiêng không chỉ ở khía cạnh vật chất mà quan trọng hơn là ở giá trị tinh thần,
tức là ở chức năng làm chiếc cầu nối giữa con người với thần linh. Để có thể
47
giao tế với thần linh, trước tiên người ta phải thổi hồn cho chiêng, tức “lên dây”
cho chiêng, còn gọi là chỉnh chiêng, so chiêng. Người có khả năng chỉnh chiêng
không nhiều, mỗi làng thậm chí dăm ba làng mới có một vài người. Những
người ấy luôn cho rằng chỉnh chiêng là nhiệm vụ của thần giao phó, phải chăm
lo cho chiêng không bị lạc âm, sai âm bởi vì như vậy sẽ sai ý thần. Chỉ khi việc
chỉnh chiêng hoàn thành, thì chiếc chiêng ấy mới thật sự có giá trị. Và từ lúc đó,
mỗi khi cồng chiêng được tấu lên là con người có thể nghe được những điều
không thể nói ra bằng ngôn ngữ, thần linh có thể thấu hiểu được tâm nguyện
của con người; con người có thể thấy được những cái vô hình, thần linh có thể
nhìn được diện mạo tinh thần của mỗi người, họ tin như vậy. Không gian, thời
gian sẽ ngưng đọng khi cồng chiêng vang lên, vạn vật sẽ bị “thôi miên”. Đọc sử
thi Đăm san, người ta sẽ nhớ mãi tiếng cồng chiêng: “Đánh lên! Cho tiếng
chiêng lòn qua sàn xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng lọt mái nhà vang đến tận
chân trời. Đánh cho khỉ quên ôm chặt cành cây, cho ma quỉ cũng quên không
hại người ta. Đánh cho chuột quên đào lỗ, cho rắn nằm ngay bờ. Cho thỏ phải
giật mình. Cho hươu nai ngừng nghe quên ăn cỏ”(Đăm San). Sử thi Đăm San
không chỉ đẹp với lý tưởng anh hùng, với mái nhà “dài như một tiếng
chiêng”… mà còn với âm thanh cồng chiêng luôn nâng tầm vóc của người tù
trưởng hùng mạnh. Tiếng chiêng luôn vang lên, từ văn học cổ đến văn học hiện
đại. Trong truyện ngắn Tiếng chiêng buồn, tác giả Nguyễn Văn Toàn cũng đã
đưa tiếng cồng chiêng thành tiếng lòng tha thiết: “Tiếng chiêng lại ngân lên,
vang đến tân rừng sâu, làm rừng sâu im tiếng, vang đến tận trời cao, làm
những vì sao như mờ đi. Để chỉ còn tiếng chiêng, lúc ồn ào như thác đổ, lúc rào
rạt như tiếng mưa, tiếng gió qua rừng, cứ cuộn xoáy vào nhau, tuôn chảy triền
miên không dứt”[39, tr.400]. Thủ pháp điệp từ, phép thậm xưng, lối so sánh
trùng điệp đã tạo nên dòng âm thanh cồng chiêng cuộn chảy rạt rào trong lòng
người đọc.
48
Cách đây gần hai mươi năm, tôi từ đồng bằng khăn gói lên Tây Nguyên
dạy học. Khi ấy khí hậu ở đây rất lạnh. Không khí lạnh lẽo bao trùm trong căn
phòng tập thể khi về đêm. Nhưng tôi không tài nào ngủ được bởi tiếng cồng
chiêng từ đâu vọng lại, lúc dồn dập, lúc khoan thai, lúc da diết, lúc nỉ non như
réo rắt, như gọi mời…Một đêm, hai đêm, đêm thứ ba không chịu nổi sự thôi
thúc, tôi vùng dậy đi tìm âm thanh ấy. Hơn năm cây số đường làng lấm lem bùn
đất, tôi đã tìm được nơi đã phát ra âm thanh kỳ lạ đó. Trong căn nhà sàn, người
ta đang tiễn đưa linh hồn người chết, mấy mươi người ngồi uống rượu cần
nhưng không nói với nhau câu nào, chỉ có tiếng nói của cồng chiêng thầm thì,
da diết. Và đây là âm thanh cồng chiêng tiễn biệt trong Tượng mồ đen của Thu
Loan: “Lời khấn vừa dứt, dàn cồng chiêng nổi điệu pơ thi. Già Loi nghe từ xa
vẳng lại những âm thanh não nề. Nghe tiếng cồng chiêng khóc người chết, gió
không muốn thổi, chim không muốn bay”[17, tr.109]. Không chỉ trong tang ma,
khi làm lễ Pơthi, tiếng chiêng tiễn biệt con người lần cuối: “Tiếng chiêng xoáy
vào bóng đêm, trôi lang thang vô tận giữa rừng già, lặn xuống đáy dòng sông
Srêpôk sâu thẳm. Âm thanh bing boong ấy không phải là tiếng than khóc, vẫn
là tiếc thương, vẫn là níu kéo đấy nhưng lại lịch lãm và trang trọng dành cho
sự tiễn biệt vĩnh viễn”[24]. Cồng chiêng nói hộ lòng người nỗi thương tiếc khôn
nguôi khi người thân về với ông Đung bà Đai. Cồng chiêng cũng đưa lời cầu
khấn của già làng trong các buổi lễ đến với thần linh. Để rồi sau đó cồng chiêng
vỡ òa niềm cộng cảm của dân làng trong những vòng xoang sặc sỡ váy áo của
các cô gái, trong những khuôn ngực nở nang rắn chắc của các chàng trai.
Là tiếng nói của truyền thống, lời hiệu triệu của tinh thần bất khuất, cồng
chiêng thúc giục trai làng vùng lên giết giặc: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên!
Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm
lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót
chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên! Tiếng chiêng nổi lên…”[26, tr.162].
49
Tiếng chiêng đã thay thế tiếng kèn xung trận mà ta vẫn thường nghe khi tái hiện
những cuộc chiến ngày xưa. Bằng dũng khí của chàng Đăm San, họ đã cất cao
bài ca khải hoàn. Cồng chiêng lại vang lên trong lễ mừng chiến thắng: “Ông
già cầm chiếc dùi trở về ụ mối uy nghi phát lệnh…Tôi nắm đuôi khố của Bin,
nhảy theo cậu, nhảy theo nhịp điệu kỳ lạ của cồng chiêng. Tất cả những gì đã
diễn ra không còn ai nhớ tới nữa…Giờ chỉ có tiếng cồng chiêng và niềm vui
cộng đồng”[5, tr.114]. Sức lan tỏa kỳ diệu của cồng chiêng đã biến hiện thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thvnu0064.pdf