Tài liệu Đề tài Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay: LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực lao động, tạo ra điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh nhằm ngăn ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi mới về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng được đặt ra đối với một Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, đó là phải xây dựng văn hoá an toàn, văn hoá phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cơ sở lao động.
Xây dựng văn hóa an toàn là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khỏe cho người lao động. Nó mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dựng lao động. Do đó việc xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp là việc rất cần thiết và doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện. Chính vì thế, bài tiểu luận này em xin nghiên cứu về đề tài “Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay” để làm rõ thực trạng của vấn đề nà...
13 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực lao động, tạo ra điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh nhằm ngăn ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi mới về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng được đặt ra đối với một Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, đó là phải xây dựng văn hoá an toàn, văn hoá phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cơ sở lao động.
Xây dựng văn hóa an toàn là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khỏe cho người lao động. Nó mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dựng lao động. Do đó việc xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp là việc rất cần thiết và doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện. Chính vì thế, bài tiểu luận này em xin nghiên cứu về đề tài “Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay” để làm rõ thực trạng của vấn đề này.
Bài tiểu luận của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề Văn hóa an toàn lao động.
Chương 2: Thực trạng về Văn hóa An toàn lao động tại các Doanh nghiệp.
Chương 3: Kiến nghị và đề xuất giải pháp.
Chương I. Tổng quan về văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp
Một số thuật ngữ liên quan
An toàn lao động
An toàn lao động là trạng thái nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe.
Văn hóa an toàn lao động
Khái niệm văn hóa an toàn đã xuất hiện trên thế giới hàng chục năm trước đây. Đã có nhiều quốc gia, tác giả có những định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung là đề cập đến ý nghĩa nhân đạo, thái độ, cách ứng xử đối với việc quản lý có hiệu quả công tác an toàn - vệ sinh lao động. Đến tháng 6 năm 2003, Hội nghị lao động quốc tế, vấn đề văn hóa an toàn đã được nêu lên đầy đủ và có hệ thống.
Văn hóa an toàn được hiểu là văn hóa mà ở đó quyền được hưởng một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được các ngành, các cấp coi trọng. Đó là văn hóa mà trong đó Chính phủ, các cấp chính quyền, người sử dụng lao động và người lao động với một hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được tham gia tích cực vào việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh; đó là văn hóa mà nguyên tắc phòng ngừa được đặt lên hàng đầu.[2,4]
Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động thế giới thì Văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; Sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động.
Mục đích xây dựng văn hóa an toàn trong lao động
Xây dựng “văn hoá an toàn lao động” ở doanh nghiệp nhằm tạo ra thói quen làm việc an toàn, thói quen cư xử có văn hoá (chấp hành một cách tự giác) đối với việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp... Và vai trò của Công Đoàn Cơ Sở trong lĩnh vực này hết sức quan trọng.
Biểu hiện văn hóa an toàn trong lao động
Như vậy, xây dựng văn hoá an toàn trong lao động chính là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), phòng chống cháy nổ; xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
Với các biểu hiện cụ thể, đó là thông qua thái độ của người lao động đối với việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động, thái độ với việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, thái độ của người lao động chấp hành nghiêm túc các quy trình vận hành thiết bị, ý thức tự bảo vệ mình Sự thể hiện của các bên (Người sử dụng lao động, Người lao động) sẽ là hình ảnh rõ nét và mấu chốt của Văn hoá an toàn.
Lợi ích khi xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường lao động tốt, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, một môi trường văn hóa lành mạnh, vui tươi, phấn khởi cho người lao động an tâm sản xuất, cuộc sống vật chất ổn định đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp là tạo ra sự tin tưởng của người sử dụng sản phẩm; sự tín nhiệm của những người hợp tác. Đặc biệt tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, đối tác an tâm liên doanh liên kết với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động
Văn hóa an toàn lao động tạo ra một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, và phấn khởi cho người lao động. Qua đó, người lao động không những được đảm bảo về tính mạng mà còn có tinh thần thoải mái, làm việc có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cá nhân.
Văn hóa an toàn lao động còn cho người lao động thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc; chủ động thực hiện tích cực các quy định của pháp luật, các kế hoạch, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín bản thân cũng như cho doanh nghiệp.
Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp
Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.
Văn hoá an toàn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn hoá doanh nghiệp, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, xây dựng môi trường vật chất và tinh thần lành mạnh, hình thành bầu không khí và kiểu hành vi ứng xử mang tính nhân bản trong doanh nghiệp sẽ góp phần củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trong cạnh tranh (trong nước và quốc tế).
Thực trạng vấn đề văn hóa an toàn lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Thành tựu đạt được trong việc xây dựng văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp
Theo xu hướng hội nhập quốc tế, hiện nay một doanh nghiệp được xem là có ưu thế cạnh tranh và nhiều cơ hội tiềm năng tăng trưởng khi bên cạnh những máy móc, thiết bị hiện tại, doanh nghiệp đó còn có môi trường đảm bảo an toàn lao động và luôn đặt yếu tố an toàn của lực lượng sản xuất lên trước. Kinh nghiệm từ những nước phát triển cho thấy xây dựng văn hóa an toàn lao động là một trong những tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp đã chủ trương phát động những phong trào để thực hiện tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động. Có thể kể đến đó là công ty Vinacomin, nhằm tuyên truyền sâu rộng ý thức chấp hành pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong hoạt động sản xuất kinh doanh toàn ngành, sáng 17/3, các đơn vị trực thuộc Vinacomin đã đồng loạt phát động Tuần lễ Quốc gia an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014 với chủ đề “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”.
Những năm qua, công tác bảo hộ lao động đã được các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng, trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng năm. Trong Tuần lễ Quốc gia an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ (tháng 3), nhiều doanh nghiệp đã triển khai đồng loạt các phong trào “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Tuần lễ Quốc gia an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ”, “Xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên”, “Hội thi an toàn vệ sinh viên”Những hoạt động này đã góp phần cải thiện tốt hơn điều kiện lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng chục ngàn lao động. Theo thống kê, năm 2014, các sở, ban, ngành và doanh nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người sử dụng lao động và người lao động, kết quả có hơn 19.700 lượt người lao động và 940 lượt người sử dụng lao động, cán bộ phụ trách an toàn lao động được tập huấn về công tác an toàn vệ sinh lao động. Công tác khám và theo dõi sức khỏe cho người lao động cũng được các doanh nghiệp quan tâm, có hơn 26.000 người lao động được khám và theo dõi về sức khỏe, không có trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.Gần đây, để đảm bảo an toàn lao động và thực hiện cam kết quan tâm đến sức khỏe người công nhân, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào trang phục bảo hộ chất lượng cao, đặc biệt là giày, vật dụng có tác dụng bảo vệ nhiều nhất cho người công nhân.
Những hạn chế của vấn đề văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp hiện nay
Thực tế từ trước đến nay, an toàn lao động không nhận được sự quan tâm đích đáng của các chủ doanh nghiệp và ngay đến người lao động, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ những tai nạn lao động cũng thờ ơ với chính tính mạng của mình.Và hậu quả để lại đó là những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa có chiều hướng giảm.
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tình hình TNLĐ tại nước ta
qua các năm 2010 - 2014
Năm 2012, cả nước xảy ra khoảng 6.800 vụ tai nạn lao động, tăng gần 15%; số người bị tai nạn gần 7.000 người (tăng 13% so năm 2011). Trong đó, có 552 vụ tai nạn lao động chết người, làm 606 người chết; gần 1.500 người bị thương nặng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và hàng trăm nghìn ngày công lao động.
Ðây mới chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ, ước tính con số thực tế lên tới gần 40 nghìn vụ mỗi năm. Bởi vì hiện nay nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) không báo cáo về tai nạn lao động theo quy định. Năm 2012, cả nước mới có hơn 19 nghìn doanh nghiệp có báo cáo về tình hình này (chiếm khoảng 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc). Tai nạn lao động xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở các ngành có nguy cơ cao, như: cơ khí, xây dựng, khai thác khoáng sản... tập trung tại các địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Ðồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh...
Cụ thể đó là nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng chạy theo lợi nhuận mà không triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động hoặc thực hiện mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan thanh-kiểm tra. Theo đó, công tác huấn luyện về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chính vì thế, tình hình tai nạn lao động ngày càng gia tăng; số vụ và số người chết do tai nạn lao động tăng theo hàng năm. Nếu năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn lao động, làm chết 5 người và bị thương 13 người, thì năm 2013, đã để xảy ra 20 vụ tai nạn lao động làm chết 8 người và bị thương nặng 9 người.
Nguyên nhân của những hạn chế
Từ phía các doanh nghiệp
Người sử dụng lao động chưa có các quy trình, biện pháp thiết bị bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ). Ðiều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, nhất là nhà xưởng, công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu, không an toàn, thậm chí nguy hiểm;
Công tác huấn luyện định kỳ về ATVSLÐ cho công nhân lao động ở nhiều doanh nghiệp mang nặng tính đối phó;
Nhiều cơ sở che giấu, không khai báo về TNLÐ, biến TNLÐ thành tai nạn giao thông để giảm nhẹ chi phí hoặc vì bệnh thành tích;
Không tổ chức điều tra các vụ TNLÐ và nếu điều tra thì thường quy kết trách nhiệm cho người lao động...
Văn hoá an toàn trong doanh nghiệp bao gồm thái độ, suy nghĩ, cách thức hành vi của mỗi cá nhân, đơn vị và nhóm người hướng tới đảm bảo an toàn tại nơi làm việc chưa được quan tâm chú ý.
Từ phía người lao động.
Người lao động chưa hình thành được ý thức an toàn, thay đổi những thói quen để hướng tới an toàn lao động và biết cách dự đoán, đánh giá những rủi ro khi làm việc.
Không vận hành đúng thao tác do làm công việc không đúng chuyên môn kĩ thuật.
Do sức khỏe, tâm lí không tốt dẫn đến làm sai các bước thao tác hoặc làm nhanh, làm ẩu.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp Việt Nam
Những con số về tai nạn lao động trong những năm qua tại Việt Nam đã dóng lên hồi chuông báo động về thực trạng yếu kém về văn hóa an toàn lao động trong các doanh nghiệp Việt. Yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp là cần phải xây dựng một chuẩn văn hóa an toàn lao động, phải xem an toàn lao động là tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Về phía Nhà nước
Nhà nước nên xây dựng luật an toàn vệ sinh lao động để nâng cao vị trí pháp lý của công tác an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời tăng mức xử phạt cũng như có các chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn vệ sinh lao động
Về phía người sử dụng lao động
- Nâng cao nhận thức về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động qua: tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động.
- Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn – vệ sinh lao động đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác an toàn – vệ sinh lao động được đào tạo nâng cao.
- Cải thiện điều kiện lao động, lựa chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Xây dựng các quy chế về an toàn- vệ sinh lao động trong điều kiện mới; phát triển hệ thống bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; cơ chế tự kiểm tra giám sát an toàn tại nơi làm việcvà xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn – vệ sinh lao động , xử lý vi phạm.
- Tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý
- Đánh giá hiệu quả thực thi nhằm cung cấp thông tin về mức độ thực hiện các kế hoạch và trách nhiệm giải trình.
- Tập huấn cho người lao động ở tất cả các cấp về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, nhờ đó người lao động có đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện nhiệm vụ của họ một cách an toàn.
- Đánh giá rủi ro nhằm xác định các nguy cơ, rủi ro và cung cấp giải pháp kiểm soát trước khi công việc được hoàn thành.
- Báo cáo và lưu trữ thông tin về tất cả các loại tai nạn lao động, từ các tổn thương nhẹ cho tới các tai nạn nghiêm trọng.
Về phía Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Việc cần thiết nhất là các tổ chức cần nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn lao động, góp phần cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn:
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, các quy định của Nhà nước về quy phạm, tiêu chuẩn ngành nghề, giúp cho người sử dụng lao động và người lao động nhận thức được trách nhiệm trong việc hình thành văn hóa an toàn trên từng cương vị, từ đó thực hiện tốt trách nhiệm và quyền của mình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.
+ Thẳng thắn phê bình những doanh nghiệp thực hiện chưa tốt công tác này
+ Đổi mới công tác tập huấn bằng hình thức truyền thông giao lưu, nhân rộng các điển hình thực hiện có hiệu quả việc áp dụng các cải thiện điều kiện lao động về cơ sở.
Về phía người lao động
- Chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn
- Chấp hành nghiêm túc các quy trình vận hành thiết bị
- Có ý thức tự bảo vệ mình.
Việc thực hiện các kiến nghị trên cần có sự tham gia kết hợp của cả người lao động và người sử dụng lao động, và không thể thiếu được những chính sách tác động từ phía Nhà nước và Tổ chức đại diện người lao động. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được một văn hóa an toàn theo hướng tích cực, giúp doanh nghiệp và người lao động ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Đề tài “Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay” đã hoàn thành. Đề tài đã chỉ ra được những vấn đề như sau:
Chương I. Cơ sở lý luận về văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp
Chương II. Đề tài đã nêu lên thực trạng của vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Một số doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa an toàn trong doanh nghiệp và hưởng ứng tốt các phong trào nhằm thực hiện tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên thì tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp qua các năm cũng không giảm xuống. Vì vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, đồng thời thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động cũng chưa tốt.
Chương III. Trên cơ sở đó đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng tốt văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, đồng thời thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động để giảm thiểu các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao ý thức cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức an toàn vệ sinh lao động.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai và áp dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban KTAT – EVNSPC (2013), Văn hóa an toàn trong lao động tại nơi làm việc. Được lấy về từ
2. Báo Gia Lai, Nhiều doanh nghiệp còn lơ là thực hiện bảo hộ lao động . Được lấy về từ
3. ĐÀO TẠO INHOUSE - ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO THEO YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP, Văn hóa doanh nghiệp là gì? Được lấy về từ
4. Nguyễn Nghiệp (2011), Văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Được lấy về từ
5. Nguyễn Tâm (2014), EVN NPC triển khai “Năm văn hóa an toàn và kỷ luật lao động”. Được lấy về từ
6.Nguyễn Xuân Nguyên (2013), VĂN HÓA – AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM. Được lấy về từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ho_hue_lam_6675.docx