Đề tài Vấn đề vai trò và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Đề tài Vấn đề vai trò và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 3 1. Bản chất của kinh tế tư nhân 3 2. Tính tất yếu tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam 4 3. Vai trò của kinh tế tư nhân 8 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 13 1. Thực trạng phát triển 13 2. Nguyên nhân 18 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 19 1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân 19 2. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 22 2.a Các vấn đề kinh tế vĩ mô 22 2.b Các vấn đề kinh tế vi mô 27 IV. KẾT LUẬN 29 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam đã và đang có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển nền kinh tế thị trường địng hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập cùng thế giới bằng việc phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh t...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề vai trò và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 3 1. Bản chất của kinh tế tư nhân 3 2. Tính tất yếu tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam 4 3. Vai trò của kinh tế tư nhân 8 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 13 1. Thực trạng phát triển 13 2. Nguyên nhân 18 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 19 1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân 19 2. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 22 2.a Các vấn đề kinh tế vĩ mô 22 2.b Các vấn đề kinh tế vi mô 27 IV. KẾT LUẬN 29 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam đã và đang có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển nền kinh tế thị trường địng hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập cùng thế giới bằng việc phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển nền kinh tế. Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khóa IX khẳng định: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vậy trong việc phát triển kinh tế Việt Nam thành phần kinh tế tư nhân đã có vai trò như thế nào? Hay tại sao Việt Nam lại phải phát triển kinh tế tư nhân trong khi chúng ta muôn hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa nơi sở hữu tư liệu sản xuất là của tập thể.Việc xác định đúng vai trò của kinh tế tư nhân và con đường đúng đắn cho sự phát triển của thành phần kinh tế này là việc làm cấp thiết hiện nay, bởi vì hiện nay toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, chúng ta không muốn bị cuốn vào vòng xoáy dó một cách thụ động thì chúng ta phải biết phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, nó là một mắt xích quan trọng trong việc nối kết nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế thị trường thế giới. Vì vậy em xin làm rõ về vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam và thực trạng phát triển của thành phần kinh tế này trong thời gian qua cũng như xin đưa ra một số ý kiến về giải pháp phát triển thành phần kinh tế này. vai trß vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ t­ nh©n ë viÖt nam hiÖn nay I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 1. BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN: Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ mghĩa xã hội, việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua đã đem lại cho chúng ta những bước tiến vượt bậc. Chúng ta chấp nhận mở cửa hội nhập với thế giới, xây dựng đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Việc xây dựng đường lối phát triển kinh tế như vậy là sự phù hợp với thực tế khách quan hiện nay ( phù hợp với điều kiện thực tế của kinh tế Việt Nam hiện nay và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra như một điều tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử) vì vậy đã mang lại cho chúng ta những thành tựu đáng kể. Trong kết quả chúng ta có hôm nay phải kể đến sự đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam của khu vực kinh tế tư nhân nhất là sau khi có sự đổi mới đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Kinh tế tư nhân là một loại hình Kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, gắn liền với lao động cá nhân người chủ sở hữu và lao động làm thuê. Kinh tế tư nhân ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Như vậy bản chất của lọai hình kinh tế này đó là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Người sở hữu tư liệu sản xuất là người chủ và họ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích mà mình thu được vì vậy họ phải bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì chế tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của nó. Thật vậy giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ bóc lột lao động làm thuê. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động mỗi nhà tư bản, cũng như toàn bộ xã hội tư bản. Các nhà tư bản luôn được bộ máy chính quyền tư bản bảo vệ lợi ích nên họ đã tìm đủ mọi cách để bóc lột giá trị thặng dư như tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động… Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sỏ hữu,quản lí, phân phối để thích nghi với điều kiện mới nhưng về bản chất thì không thay đổi. Nhà nước tư bản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế xã hội nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản. Xét trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay thì kinh tế tư nhân chịu sự kiểm soát quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa nên không còn hoàn toàn giống như kinh tế tư nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Khái niệm kinh tế tư bản tư nhân chỉ xuất hiện gắn liền với sự hình thành và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình đổi mới ở nước ta với sự xuất hiện và phát triển các loại hình doanh nghiệp của tư nhân không đồng nghĩa với sự xuất hiện trở lại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp ở nước ta, được hình thành và phát triển trong điều kiện có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, chịu sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, được nhà nứơc khuyến khích và bảo vệ không hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối. Hơn nữa các loại hình doanh nghiệp của tư nhân và đội ngũ doanh nhân ở nước ta được hình thành và phát triển trong điều kiện mới, không hàm chứa tính chất giai cấp hay bản chất tư bản như dưới xã hội tư bản điều này được chứng minh là đã có rất nhiều doanh nhân là đảng viên. Các doanh nghiệp của tư nhân nước ta đại diện cho một lực lựơng sản xuất mới, là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân… 2.TÍNH TẤT YẾU TỒN TẠI KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: * Quan điểm về kinh tế tư nhân của Đảng trước khi đổi mới (1986) Kinh tế tư nhân là đối tượng chính phải cải tạo, xóa bỏ. Vì kinh tế tư nhân luôn đồng nghĩa với làm ăn cá thể bóc lột, tự phát lên con đường chủ nghĩa tư bản, vì thế kinh tế tư nhân không thể là một chủ thể kinh tế để xây dựng chr nghĩa xã hội. Sau cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta thì Đảng và Nhà nước đứng trước hai hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ(cá thể, thợ thủ công, tiểu thương…) và sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam. Đối với sở hữu tư nhân của những ngừơi sản xuất nhỏ thì Nhà nước cải tạo bằng con đường vận động thuyết phục để đưa họ vào làm ăn tập thể. Còn đối với sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc thì Nhà nước phân làm hai đối tựơng, một đối tượng đó là các nhà tư sản dân tộc nhưng có công với cách mạng và kháng chiến thì Nhà nước cải tạo hòa bình bằng cách chuộc lại hay chưng mua rồi sau đó chuyển thành sở hữu Nhà nước (sau đó vận động họ kết hợp với nhà nước để kinh doanh hình thành các xí nghiệp công tư hợp doanh) Đối với nhà tư sản làm tay sai cho đế quốc phong kiến thì Nhà nước cải tạo bằng cách quốc hữu hóa hay tịch thu toàn bộ tài sản biến thành sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn này ngay cả ở trong nghiệp là nơi diễn ra quá trình xóa bỏ tư nhân mạnh nhất nhưng sở hữu tư nhân vẩn còn tồn tại,trong thời gian này những ngừơi không vào tập thể hợp tác xã, làm ăn cá thể, tiểu thương… thường không được coi trọng, bị phân biệt trong nhiều việc. * Từ sau đại hội VI kinh tế tư nhân được thừa nhận tồn tại khách quan lâu dài có lợi cho quốc kế dân sinh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị lần thứ 5 BCH trung ương khóa IX khẳng định: “ Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay về mặt tâm lý vẫn còn nhiều người nghi ngờ về tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, họ vẫn giữ quan niệm cũ trước đổi mới cho rằng không nên phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân đi liền với sự bóc lột của tư bản, kinh tế tư nhân là một rào cản trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội và tạo thành một rào cản về mặt tâm lý trong việc xây dựng phát triển kinh tế tư nhân theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Việc Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một việc làm đúng đắn, thể hiện tầm nhìn sâu, rộng, xuyên suốt của Đảng. Việc xây dựng đường lối chủ trương của Đảng đã gắn với thực tế, xuất phát từ thực tế phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển của Việt Nam. Xuất phát từ thực tế thì nhà nước ta đã khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong gần 20 trở lại đây vì sự tồn tại phát triển của kinh tế tư nhân hay phát triển nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là một sự tất yếu khách quan xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất: phù hợp với thực trạng của lực lượng sản xuất phát triển chưa đồng đều ở Việt Nam. Đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là điểm xuất phát rất thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta còn rất thấp kém và do đó sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những không cần phải xóa bỏ mà còn cần được tạo mọi điều kiện để phát triển. Trình độ lực lượng sản xuất của chúng ta không những còn rất thấp kém mà còn phát triển không đồng đều có nhiều trình độ khác nhau do đó trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất dẫn đến tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Trong lịch sử mỗi phương thức sản xuất có một loại hình sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi phương thức sản xuất chỉ có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất mà có thể có nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau cùng tồn tại. Sự xuất hiện của các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất quy định, lực lượng sản xuất không ngừng vận động biến đổi làm cho quan hệ sản xuất cũng không ngừng vận động biến đổi, tương ứng với mỗi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do vậy sự chủ quan nóng vội duy ý chí trong việc xóa bỏ sở hữu tư nhân, xác lập sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất đều trái với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phải trả giá. Điều này đã được thực tế ở Việt Nam trong những năm sau khi giành độc lập đến 1986 chứng minh. việc xóa bỏ vội vàng sở hũu tư nhân, phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã làm cho kinh tế Việt Nam trì trệ, lâm vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao…Vì vậy từ một nền sản xuất nhỏ với nhiều loại hình sở hữu không thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội thông qua việc xóa bỏ chế độ tư hưu ngay. Thứ hai: trong quá trình phát triển do điều kiện lịch sử đã để lại nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, thành phần kinh tế tự nhiên của đồng bào dân tộc ở dẻo cao phía bắc và tây nguyên… mà chúng ta không thể cải biến nhanh được. Hơn nữa sau nhiều năm cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới mới đã xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới: thàh phần kinh tế Nhà nước,thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư bản nhà nước… các thành phần kinh tế này tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau. Thứ ba: phát triển kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế khách quan của thời đại ngày nay, thời đại các nước hướng về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, nó tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển kinh tế thị trường sẽ giúp Việt Nam có những cơ hội to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập với thế giới. Chúng ta đang đàm phán để được gia nhập tổ chức WTO vì vậy nếu chúng ta không phát triển thị trường thì chúng ta sẽ không thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới, dẫn tới việc lạc hậu, bị cuốn theo vòng xoáy của toàn cầu hóa. Thứ tư: phát triển kinh tế nhiều thành phần phù hợp với lòng mong muốn thiết tha của người dân Việt Nam là được đem hết tài năng, sức lực để lao động làm giàu cho đất nước và cho cả bản thân mình, làm cho cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Thứ năm: phát triển kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng hiện có và đang còn tiềm ẩn trong nước, có thể tranh thủ tốt nhất sự giúp đỡ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế hướng vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiện đại hóa. Chỉ có phát triển nhiều thành phần kinh tế chúng ta mới có khả năng huy động mọi tiềm năng về vốn, kỹ thuật, tiềm năng về con người, mới có thể áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Thứ sáu: phát triển kinh tế nhiều thành phần mới có khả năng giải quyết được vấn đề việc làm của chúng ta. Nước ta còn có lực lượng lao động dồi dào (hơn 40 triệu lao động) cần cù thông minh, song số người chưa có việc làm hay thiếu việc làm còn nhiều, vừa lãng phí sức lao động, vừa gây ra những khó khăn lớn về kinh tế xã hội ( thất nghiệp, tệ nạn…) Trong khi khả năng thu hút lao động của khu vực kinh tế nhà nước không nhiều thì việc khai thác, tận dụng tiềm năng của các thành phần kinh tế khác là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ những lý do phân tích như trên chúng ta có thể thấy việc Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước là việc làm hết sức đúng đắn phù hợp với thực tế, mong muốn của người dân và lựa chọn đúng con đường phát triển giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN: Hội nghị lần thứ 5 BCH trung ương khóa IX đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa…” Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đã được Đảng khẳng định và trên thực tế khu vực kinh tế tư nhân cũng đã và đang thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế, và ngày càng có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. * Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung tăng ổn định trong những năm gần đây. Nhịp độ tăng trưởng năm 1997 là 12,89%; năm 1998 là 12,74%; năm 1999: 7,5%; năm 2000: 12,55% và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong GDP, tuy năm 2000 có giảm chút ít so với năm 1996 (từ28,45% năm 1996 còn 26,87% năm 2000). Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng GDP giảm đi chút ít do sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngòai. Bảng đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng GDP toàn quốc Tỷ đ 272.036 313.623 361.017 399.943 444.140 1.khu vưc tư nhân - 77.481 87.475 98.625 106.029 119.337 % trong GDP toàn quốc % 28.48 27.89 27.32 26.51 26.87 2. hộ kinh doanh cá thể Tỷ đ 57.879 65.555 73.321 78.054 87.604 Tỷ trọng hộ trong GDP % 21.28 20.9 20.31 19.52 19.72 Tỷ trọng hộ trong khu Vực kinh tế tư nhân - 74.7 74.94 74.34 73.62 73.41 3. Doanh nghiệp tư nhân Tỷ đ 19.602 21.920 25.304 27.975 31.733 Tỷ trọng trong GDP % 7.21 6.99 7.01 6.99 7.14 Tỷ trọng trong khu vực Tư nhân % 25.3 25.06 25.66 26.38 26.59 Nguồn:Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng,giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Ban kinh tế trung ương ngày 26-11-2001 Trong 4 năm (2000-2003) tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân trong công nghiệp đạt mức 20% năm. Trong nông nghiệp kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH khu vực nông nghiệp nông thôn. * Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách: Theo số liệu thống kê của bộ thương mại, đến năm 2002 khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, mở rộng thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá, 9 tháng đầu năm 2001 đạt 2.189.330.000 USD, trong đó các công ty cổ phần đạt 361.759.900 USD, công ty trách nhiệm hữu hạn đạt 1.606.489.900 USD, công ty tư nhân đạt 211.900.000 USD(số liệu của tổng cục hải quan) Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào xuất nhập khẩu trực tiếp, đến năm 2000 số doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu trực tiếp tăng lên 16.200 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng( sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến…), đã có một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD / năm, ở một số địa phương kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu ( Hà Giang: 60%,Bình Thuận 45%, Quảng Ngãi 34% ).Vì thế khu vực ngòai quốc doanhtrong nước từ chổ chỉ chiếm 11% giá trị xuất khẩu vào năm 1997 thì đến quý I-2002 dã tăng lên khoảng 31% ( Thời báo kinh tế Việt Nam số 66 ngày 3-6-2002 ). Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước và có xu hướng ngày càng tăng, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002.Nhiều địa phương mức đóng góp của doanh nghiệp dân doanh chiếm trên 20% nguồn thu ngân sách địa phương ( Bình Định 33% Tiền Giang 24%...). Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. * Kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong 10 năm gần đây vốn đầu tư cho khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân đạt 31.542 tỷ đồng chiếm 24.05% , năm 2000 đạt 55.894 tỷ đồng tăng 13.8% so với năm 1999,chiếm 24.31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội,và trong gần 4 năm thực hện luật doanh nghiệp số vốn các doanh nghiệp đầu tư là hơn 145.000 tỷ đồng. Đặc biệt số vốn đăng kí giai đoạn 2000-2003 cao gấp 4 lần số vốn đăng kí 9 năm trước đó (1991-1999). Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Nhờ vốn huy động được từ thực hiện luạt doanh nghiệp cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư trong nước, tăng tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực dân doanh trong tổng dầu tư toàn xã hội (Vốn đầu tư của dân cư và các doanh nghiệp từ chổ chiếm 20% năm 2000 tăng lên 23% năm 2001; 25.3% năm 2002 và trong năm 2003 khoảng gần 27% trong đầu tư ). * Khu vực kinh tế tư nhân tạo việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo: Ở nước ta hàng năm có khoảng 1.5 triệu người đến độ tuổi lao động, gồm có lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động, số học sinh tốt nghiệp phổ thông , trung học, đại học , cao đẳng và dạy nghề. Ngoài ra còn có những lao động bị thât nghiệp do sắp xếp lại sản xuất trong các nghành kinh tế quốc dân. Nếu chỉ thông qua các doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ không bao giờ tạo đủ công ăn việc làm cho những người có nhu cầu lao động. Thực tế những năm qua cho thấy ở thời điểm cao nhất quốc doanh củng chỉ thu hút được khoảng 2 triệu lao động/năm. Trong khi dó tính đến thời điểm 31-12-2000 số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là4.643.884 người chiếm 12% tổng số lao động xã hội, bằng 1.36 lần tổng số việc làm trong khu vực kinh tế Nhà nước. Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3.802.057 người,của các doanh nghiệp tư nhân là 841.787 người, trong 3 năm ( 2000-2002 ) các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1.5 triệu chổ làm việc mới . Tuy nhiên số lao động qua thực tế khảo sát ở hộ kinh doanh cá thể còn lớn hơn nhiều so với số đăng kí vì nhiều hộ gia đình hủ yếu sử dụng lao động trong dòng họ, lao động mang tính thời vụ và lao động nông nhàn không thể hiện trong các báo cáo thống kê. Khu vực kinh tế tư nhânvới mọi loại hình, mọi quy mô, mọi nghành nghề, áp dụng nhiều phương thức sản xuất đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Với việc ngày càng tạo ra nhiều việc làm và sử dụng linh hoạt mọi loại lao động, tạo được th nhập đáng kẻ cho người lao động nhất là những người lao động thời vụ hay thiếu việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Theo thực tế khảo sát thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thường có mức thu nhập tương đương hoặc cao hơn thu nhập của người lao động trồng lúa ở nông thôn cùng địa bàn.Chính vì vậy khu vực kinh tế tư nhân đang có sức hút lao động lớn và đang làm chuyển dịch dần cơ cấu lao động của nước ta theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước. * Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địn hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các nghành phi nông nghiệp nhất là công nghiệp, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân càng càng tiến bộ hơn, các mặt hàng ngày càng phong phú đa dạng, số lượng hàng hóa tham gia xuất ngày càng tăng đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế quản lí về nhiều mặt như chất lượng, hàng giả, trốn thuế… * Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giửa các thành phần kinh tế phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới.Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển như thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán… Khu vực kinh tế tư nhân còn là môi trường thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước phát triển mạnh và kinh tế tư nhân là khu vực năng động, có hiệu quả cao cho nên nó là những đối tác quan trọng trong các liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân thì khi chúng ta gia nhâp WTO mới có chổ đứng trên thị trường thế giới. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN. Sau cuộc cách mạng dân tộc thành công chúng ta muốn nhanh chóng tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa nên đã vội vàng thực hiện xóa bỏa mọi hình thức sở hửu tư nhân chính vì vậy yhành phần kinh tế tư nhân là đối tượng cải tạo của cách mạng xã hội. Tư liệu sản xuất của nhân dân được Nhà nước chưng mua hoặc quốc hữu hóa để biến thành tài sản của Nhà nước.Tuy nhiên cả trong hoàn cảnh như vậy thì kinh tế tư nhân vẫn có sự tồn tại, đặc biệt là trong nông nghiệp nơi có phong trào tập thể hóa rất cao nhưng vẫn tồn tại kinh tế tư nhân chứng minh sự tồn tại khách quan và sức sống mãnh liệt của thành phần kinh tế này. Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 198) với sự thay đổi quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân thì khu vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển rất mạnh mẽ và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Các chính sách như chính sách về thuế, đất đai, vốn… Đã khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và làm thay đổi diện mạo của khu vực kinh tế tư nhân. Sự thay đổi đầu tiên phải nói đến là số lượng doanh nghiệp được thành lập nhiều và gia tăng với tốc độ cao. Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ:Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003 cả nước có 2.7triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa. Về doanh nghiệp của tư nhân: năm 1991cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp đến năm 1992 là 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm 1999 là 28.700 doanh nghiệp. Như vậy trong giai đoạn 1991-1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp, trong đó các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có tốc độ tăng về số lượng rất cao. Kinh tế tư nhân có sự phát triển nhanh như vậy vì Nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 mở đường cho sự bùng nổ về số lượng của thành phần kinh tế tư nhân. Luật doanh nghiệpcó hiệu lực từ 1-1-2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Tính đến tháng 9-2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới đăng kí đưa tổng số doanh nghiệp khu vực tư nhân ở nước ta lên 120.000, đây là một sự gia tăng nhanh của các doanh nghiệp tư nhân ở giai doạn này. Thực tế cho thấy nếu so với thời kì trước khi thực hiện luật doanh nghiệp thì trong 4năm qua số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh bình quân hàng năm bằng 3.75 lần so với thời kì 1991-1999. Đặc biệt ở một số địa phương như Lai Châu, Hưng Yên, Thanh Hóa… số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh tăng từ 4-8 lần. Điều đáng chú ý là số doanh nghiệp không hoạt động chiếm tỷ lệ thấp, theo thống kê của nhiều thành phố thì số doanh nghiệp đang thực sự hoạt động chiếm 80% - 85% trong tổng số doanh nghiệp đăng kí. BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN GIAI ĐOẠN 19991-2003. Sự phát triển về quy mô vốn, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh: Cho đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp dân doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28.8% năm 2002. Trong những năm qua mức vốn đăng kí trung bình trên một doanh nghiệp có xu hướng ngày một tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành luật doanh nghiệp thời kì 1991-1999 vốn đăng kí bình quân trên một doanh nghiệp là gần 0.57 tỷ đồng, năm 2000 là 0.96 tỷ đồng, năm 2002 là 2.8 tỷ đồng, ba tháng đầu năm 2003 là 2.6 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ tiềm lực to lớn của khu vực kinh tế tư nhân, số doanh nghiệp có vốn đăng kí lớn ngày càng tăng cho thấy sự làm ăn hiệu quả và phát triển mạnh mẽ ở khu vực kinh tế tư nhân.Sự làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân là do đã biết khai thác các thế mạnh của các nghành nghề trên khắp các địa bàn. Từ khi có chính sách đổi mới khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh, mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân không còn chỉ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại mà đã mở rọng hoạt động trong các nghành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính…Sự đa dạng hóa nghành nghề đầu tư đã thu hút được nhiều lao động và các doanh nghiệp cũng góp phần đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Số công nhân có tay nghề lao động cao ngày càng nhiều, nhân viên kĩ thuật phát triển nhanh. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động do yêu cầu của công nghệ ngày càng hiên đại đang được các doanh nghiệp đầu tư, và ngày càng mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Việc phát triển mạnh trong mọi nghành nghề mà pháp luật không cấm đã làm đa dạng các hình thức tổ chức doanh nghiệp. Nếu trước đây khu vực kinh tế tư nhân chỉ gồm các doanh nghệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể thì hiện nay có thêm các hình thức khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Doanh nghiệp tư nhân là loại hình mới được phục hồi và phát triển rất nhanh sau khi có luật doanh nghiệp tư nhân, còn công ty cổ phần mới ra đời chủ yếu sau khi ban hành luật công ty năm 1990. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương năm 1994 cho thấy: 77.7% các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là thành lập mới, còn 23.3% số công ty là do chuyển đổi hình thức tổ chức ( từ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân). Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn đang là hình thức được yêu thách nhất và phát triển rất mạnh trong cả nước. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển nhanh trong thời gian qua, đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng không phải là không có những mặt hạn chế yếu kém: Một là: Hầu hết các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân của nước ta mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương.Theo số liệu của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có hơn 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu các nguồn lực cơ bản như vốn, thị trường, đất đai, khó tiếp cận với các nguồn cung ứng hổ trợ. Thứ hai: Mặc dù đã huy động được một nguồn vốn lớn trong xã hội nhưng nhìn chung hiện trạng về vốn của khu vực kinh tế tư nhân còn yếu kém, vốn bình quân thấp. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương cho thấy:67.88% số doanh nghiệpvà 40.3% số công ty tư nhân có vốn kinh doanh dưới 500 triệu đồng. Phần lớn các doanh nghiệp và công ty tư nhân kinh doanh bằng vốn tự có, việc kinh doanh bằng vốn tự có sẽ hạn chế khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp và áp dụng công nghệ tiên tiến. Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp tư nhân tuy có cao hơn các doanh nghiệp Nhà nước nhưng vẫn còn thấp. Thứ ba: Với việc nguồn vốn đầu tư thấp quy mô nhỏ thì các doanh nghiệp chủ yếu chỉ đầu tư vào các nghành thương mại và dịch vụ sơ cấp, các nghành có thể thu hồi vốn nhanh, khả năng quay vòng vốn cao mà không có nhiều doanh nghiệp có tiềm lớn để đầu tư vào các nghành công nghiệp, chế biến, dịch vụ cao cấp. Thứ tư: kinh tế tư nhân mà nhất là các doanh nghiệp mới tập trung phát triển ở một số thành phố lớn, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, còn ở nhiều vùng nông thôn, vùng dân tộc miền núi có rất ít doanh nghiệp tuy ở đây cũng có nhiều vùng rất có tiềm năng để phát triển kinh tế. Thứ năm: Phần lớn lao động trong khu vực tư nhân có tay nghề thấp không được đào tạo. Công nghệ máy móc, thiết bị của các cơ sở tư nhân rất lạc hậu. Năm 1994 thì chỉ có 25% số doanh nghiệp và 20.5% công ty tư nhân sử dụng công nghệ hiện đại; 38.5% số doanh nghiệp và 18.7% số công ty tư nhân sử dụng công nghệ truyền thống; 38.5% số doanh nghiệp và 60.5% số công ty tư nhân kết hợp cả công nghệ hiện đại và truyền thống. Còn về quản lý thì phần lớn trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp tư nhân còn thấp, chưa có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong kinh tế thị trường, thiếu chiến lược kinh doanh, trình dộ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là luật pháp quốc tế còn nhiều hạn chế. Một hạn chế nữa là nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm… Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật, trốn thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực hiện đúng luật doanh nghiệp và các quy định về đăng kí kinh doanh. 2. NGUYÊN NHÂN : Trong thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển một cách nhanh chóng đó là do sự đổi mới quan điểm của Đảng. Đảng không ngừng đưa ra các chủ chương chính sách thích hợp để phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đảng và Nhà nước luôn tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân : sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp, xóa bỏ phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế, ổn định pháp luật, quy định rõ những nghành nghề kinh doanh không được phép thực hiện, sửa đổi bổ sung một số một số cơ chế chính sách về đất đai, tài chính tín dụng, tiền lương, xúc tiến thương mại…Các chính sách trên đã và đang mang lại hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Việc khu vực kinh tế tư nhân còn một số mặt hạn chế yếu kém như đã nêu ở trên là do: Các công ty tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nên nguồn vốn đầu tư nhỏ không đủ để đầu tư vào các nghành cần nguồn vốn lớn như công nghiệp, cơ sỏ hạ tầng… các nguồn vốn của ngân hàng, Nhà nước cho vay thì thường có thời gian ngắn không tạo sự yên tâm cho chủ đầu tư vì không dễ thu hồi vốn nhanh trong các nghành công nghiệp, cơ sở hạ tầng… Hơn nữa trình độ lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ ngày càng hiện đại. Tâm lí muốn thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng qua các nghành thương mại dịch vụ, trình độ quản lí của các doanh nhân còn thấp, chưa có chiến lược đầu tư lâu dài nên các doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ và ít đầu tư vào các nghành công nghiệp. Hành lang pháp lí và các chính sách cụ thể còn phức tạp hoặc chưa đủ sức thu hút các doanh nhân bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng… do đó chưa hình thành cơ cấu đầu tư tư nhân có hiệu quả cho nền kinh tế. Ở một số tỉnh thành đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, cũng như đang còn thiếu thốn rất nhiều điều kiện để các doanh nhân đầu tư như về chất lượng nguồn lao động, cơ sở vật chất hạ tầng… Các cơ quan quản lí hoạt động kém hiệu quả, chức năng chồng chéo không những gây khó khăn cho việc đăng kí kinh doanh mà còn khó khăn cho việc quản lí các cơ sở kinh doanh dẫn đến các hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, lách luật… của các công ty tư nhân. Chính ví vậy chúng ta muốn nâng cao được khả năng cạnh tranh quốc tế khi hội nhập thì cần phải quyết tâm giải quyết các nguyên nhân trên, ngoài việc khắc phục trong các chính sách quản lý của Nhà nước chúng ta cũng cần phải có những chiến lược phát triển lâu dài, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, phải tăng quy mô vốn tự có và tài sản của mỗi doanh nghiệp. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chúng ta muốn phát triển kinh tế tư nhân để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế trước khi đưa ra những giải pháp để xây dựng phát triển chúg ta cũng cần thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn mà khu vự kinh tế tư nhân đang vấp phải để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất. Sự thuận lợi đầu tiên trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đó chính là do sự đổi mới đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự thay đổi nhận thức của toàn xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân đã mở đường cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nếu trước đây kinh tế tư nhân là đối tượng chính phải cải tạo thì hiện nay chúng ta coi kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.Vai trò và vị tri của kinh tế tư nhân đang được cả xã tôn trọng. Việc đổi mới nhận thức này chính là yếu tố cơ bản nhất tạo ra môi trường tâm lí xã hội thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Mặt khác để đường lối chủ chương của Đảng có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực có hiệu quả, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện các chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, từng bước bải bỏ các quy định không phù hợp, cải thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính ( trong việc đăng kí kinh doanh, một cửa một dấu… ). Hàng loạt các văn bản pháp quy đã ra đời như luật thuế, luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, luật đất đai… Đã thực sự thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra niềm tin cho các chủ doanh nghiệp. Chúng ta cũng có thể thấy rằng khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động do họ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề thuộc về doanh nghiệp (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai ), họ không bị rằng buộc bởi một cơ chế khi quyết định một vấn đề kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy họ ra quyết định rất nhanh chóng đây là yếu tố thời cơ tạo nên sự năng động, thành công của khu vực kinh tế tư nhân. Không những vậy các doanh nghiệp còn có thể tự do tìm đối tác của mình, tìm thị trường cho mình nên các doanh nghiệp rất chủ động trong kinh doanh. Một sự thuận lợi nữa là việc chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước cho phép tư nhân tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, tìm đối tác làm ăn tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi hiện nay kinh tế tư nhân đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển: Trong thời gian qua tuy kinh tế tư nhân phát triển nhanh về số lượng nhưng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn rất nhỏ bé về quy mô (như vốn ít, số lao động trong các doanh ngiệp ít tay nghề thấp…), công nghệ lạc hậu đang làm hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2000 vốn đăng kí kinh doanh khi mới thành lập của các doanh nghiệp tư nhân bình quân chỉ trên dưới một tỷ đồng, số vốn hoạt động kinh doanh bình quân là 3.8 tỷ đồng một doanh nghiệp, theo báo cáo của nhiều địa phương cho rằng khu vực kinh tế tư nhân thiếu vốn phải vay ở thị trường không chính thức với lãi suất cao, thời gian ngắn, rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Về mặt bằng kinh doanh đây đang là vấn đề mà các doanh nghiệp có nhiều bức xúc. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng nhà ở của gia dình trong khu dân cư để sản xuất gây ảnh hưởng tới dân cư, khó mở rộng quy mô, nếu đi thuê mặt bằng kinh doanh thường họ phải trả giá cao hơn so với giá thuê của Nhà nước quy định. Một số nơi chưa có quy hoạch cụ thể, cũng như các chính sách về đền bù , giải tỏa đất đai còn nhiều vướng mắc đang là một rào cản cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Xét về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp thì đa số họ chưa qua đào tạo, họ chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình kinh doanh gia đình, kinh doanh nhỏ cộng với việc thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế nên chắc chắn cách quản lý của họ sẽ không còn phù hợp nếu chúng ta gia nhập thị trường thế giới. Trong chiến lược đầu tư, nghành nghề đầu tư của các doanh nghiệp phần lớn tập trung vào các nghành thương mại và dịch vụ, ít đầu tư vào các nghành công nghiệp làm cơ cấu đầu tư mất cân đối, các doanh nghiệp tư nhân chỉ chú trọng đầu tư vào các nghành mang lại lợi nhuận nhất thời, nhanh có lãi và thu hồi được vốn nhanh nhất. Thực trạng này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân chưa có chiến lược đầu tư lâu dài, chưa tạo ra được thương hiệu cho doanh nghiệp của mình nên làm cho các doanh nghiệp tư nhân không có chổ đứng vững chắc trên thị trường. Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nhiều mặt chưa rõ ràng như trong chính sách đất đai ( về đền bù, giải tỏa mặt bằng… ) chính sách thuế ( như thực hiện các loại thuế chưa thống nhất, thuế đánh trùng lắp, thuế suất cao, hệ thống thuế còn nhiều khe hỏ…tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp phạm pháp ) chính sách lao động xã hội…Điều này không những gây khó khăn cho công tác quản lý kinh tế tư nhân mà còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhất là giữa kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước: như việc đang còn tồn tại nhiều luật khác nhau để điều chỉnh các thành phần kinh tế khác nhau ( Doanh nghiệp Nhà nước thì có luật doanh nghiệp Nhà nước diều chỉnh, các loại doanh nghiệp tư nhân thì thực hiện theo luật doanh nghiệp…), nếu thực sự bình đẳng thì các doanh nghiệp đều phải được điều chỉnh bằng một loại luật thống nhất; hay như trong chính sách lao động xã hội thì người lao động trong khu vực ngoài quốc doanh hầu như chưa được hưởng bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm y tế còn trong doanh nghiệp Nhà nước người lao động được hưởng đầy đủ hệ thống bảo hiểm, khi công nhân không có việc làm vẫn được tính thời gian để hưởng chế độ… Một bộ phận xã hội, cán bộ công chức nhà nước chưa có cái nhìn đúng đắn về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân tạo ra môi trường tâm lí không ổn định cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động các nguồn lực, tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển sản xuất kinh, doanh và làm khó khăn thêm trong việc đưa đuờng lối chính sách của Đảng vào cuộc sống. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN a. các vấn đề kinh tế vĩ mô Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số chính sách, quy định tao thành hành lang pháp lý cho lĩnh vực kinh tế tư nhân nhưng về cơ bản cơ chế chính sách và khung pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, một số văn bản chưa theo kịp các chế tài quy định trong luật doanh nghiệp nên cần được tiếp tục bổ sung xây dựng hoàn thiện. Những phức tạp trong các thủ tục hành chính và tâm lý vẫn còn là những cản trở trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn phàn nàn về việc UBND một số tỉnh, thành phố thỉnh thoảng ban hành một số văn bản trái thẩm quyền và trái với quy định của luật doanh nghiệp, sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản pháp lý như thông tư hướng dẩn cấp chứng chỉ hành nghề tư nhân pháp lý, nhiều chủ trương chính sách của Đảng về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân chưa được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đúng, không ít trường hợp cơ quan Nhà nước chủ trì soạn thảo văn bản pháp quy không xuất phát từ những nhu cầu của doanh nghiệp tư nhân mà còn theo sự suy nghĩ chủ quan, theo lợi ích của cơ quan mình nhằm níu kéo cơ chế “ xin – cho”. Chúng ta cần phải loại trừ sự chồng chéo giữa chức năng của một số cơ quan quản lý Nhà nước kể cả ở trung ương và địa phương, trong đó đặc biệt là việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp một cách tràn lan và trùng lắp làm tăng chi phi kinh doanh, dễ dẫn đến tiêu cực, kìm hãm động lực phát triển kinh doanh…Việc phân định rõ chức năng quản lý, cấp cơ quan quản lý sẽ làm tăng hiệu quả quản lý giám sát và trách nhiệm gắn liền của các cơ quan Nhà nước. Các văn bản ban hành phải được thẩm định kĩ càng, phải phù hợp với pháp luật, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và nhất thiết phải tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cả về kinh tế - chính trị điều này đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra một luật chung cho các thành phần kinh tế. Các chính sách kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý phải theo quan điểm hệ thống và thống nhất, không chia cắt theo thành phần kinh tế. Chỉ nên có một bộ máy, một hệ thống chính sách và một hệ thống pháp luật chung trong toàn bộ nền kinh tế. Khi hình thành mô hình quản lý các doanh nghiệp phải làm sao cho các yếu tố đó tác động một cách tích cực đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý là cần thiết nhưng chúng ta cũng phải tạo dựng và duy trì tình ổn định của các chính sách, hạn chế sự thay đổi quá mức cần thiết để các doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh doanh. Khi có sự thay đổi nhanh trong một số chính sách như về thuế, đất đai, xuất khẩu…sẽ khiến nhiều nghành bị động và chịu tổn thất đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Việc ổn định các chính sách vĩ mô cũng tạo nên sự ổn định trong môi trường kinh doanh, làm giảm đi sự khó khăn của môi trường kinh doanh trong nước. Sự khó khăn trong môi trường kinh doanh thể hiện trước hết khi gia nhập thị trường doanh nghiệp của kinh tế tư nhân phải mất nhiều thời gian và chịu chi phí khá cao, cao hơn các nước khác trong khu vực. Cho đến nay khi gia nhập thị trường doanh nghiệp phải qua sáu bước là: đăng kí kinh doanh; khắc dấu; đăng kí mã số thuế; đóng thuế môn bài; mua hóa đơn lần đầu và đăng báo trong đó có nhiều thủ tục rườm già và bây giờ không còn thực sự cần thiết, vì vậy chúng ta cần phải đơn giản hóa các thủ tục, bỏ các thủ tục không còn phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh. Các cơ quan Nhà nước phải tạo điều kiện để doanh nghiệp được tham gia đóng góp ý kiến vào nhiều văn bản, chính sách khác nhau mới có thể tiếp thu được ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, biết được điều các doanh nghiệp thực sự cần để xây dựng các văn bản thực sự sát với thực tế. Cơ chế chính sách phuơng hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân cần phù hợp với lộ trình Việt Nam gia nhập AFTA và WTO, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Vị trí và trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ngày càng được coi trọng nhất là sau khi có đổi mới chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước nhưng cũng còn một bộ phận xã hội, cán bộ Nhà nước chưa có cái nhìn đúng đắn về thành phần kinh tế này tạo ra tâm lý e ngại dè dặt, sợ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nên không muốn thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển mạnh. Quan niệm coi kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, tình tự phát, luôn chỉ nhìn thấy những tiêu cực của khu vực kinh tế tư như trốn thuế, hàng giả… đã dẫn đến tâm lý kì thị, phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân của một số cán bộ và nhân dân. Vì vậy cần phải tăng cường tuyên truyền thông tin về chính sách chủ trương của Đảng, về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân để tạo ra môi trường tâm lý thuận lợi xã hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là truyền hình và báo chí không những nêu ra những mặt xấu, hạn chế mà còn phải nêu những mặt được của thành phần kinh tế tư nhân, cần nêu gương các nhà kinh tế tư nhân làm ăn phát đạt, có đóng góp nhiều cho xã hội để người dân biết làm theo. Mặt khác cần phải bảo đảm lợi ích cho người lao động, tạo diều kiện cho tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân phát huy vai trò của mình trong doanh nghiệp.Các thông tin tuyên truyền cần quán triệt quan điểm kinh tế tư nhân là bộ phận hữu cơ cấu thành nền kinh tế thống nhất, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Tăng cường năng lực tài chính, mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho các doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước có thể tạo ra một động lực tài chính lớn cho khu vực này thông qua việc mở rộng hơn khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, tạo sự thông thoáng hơn trong việc vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp năng lực xây dựng dự án để vay vốn. Cần đổi mới chính sách đầu tư tín dụng một cách thích hợp nhằm tạo điều kiện thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài để hổ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, cần phải có chính sách quy định cụ thể nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ những trở ngại trong việc vay vốn nhất là vay vốn nước ngoài. Trong hệ thống ngân hàng phải làm cho thủ tục vay vốn đơn giản và thận tiện hơn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước nên mở rộng hình thức cho vay, việc quy định về lãi xuất, thời hạn vay vốn phải linh hoạt và bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Mặt khác phải có chính sách thuế hợp lý mới kích thích được tư nhân đầu tư và mới thu hút được vón đầu tư trong nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, chế biến, đầu tư vào các lĩnh vực mới, các lĩnh vực yêu cầu hàm lượng kĩ thuật cao… Ngoài việc đổi mới chính sách tài chính tín dụng để thu hút vốn thì có thể hay đổi cơ cấu đầu tư của tư nhân hướng vào các nghành trên bằng chính sách thuế. Đối với những doanh nghiệp mới ra kinh doanh những lĩnh vực mới cần khuyến khích ta có thể miễn hoặc giảm thuế trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp có bước đầu phát triển thuận lợi và nên có chính sách giảm thuế chung cho các cơ sở kinh doanh thuộc kinh tế cá thể và kinh tế hộ gia đình, đánh thuế cao trong các lĩnh vực, nghành không khuyến khích phát triển…Chúng ta cũng cần có quy định rõ ràng về đất đai, mặt bằng kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp có điều kiện phát triển mở rộng sản xuất. Nông thôn và miền núi là những vùng giàu tiềm năng ( về con người, lao động, tài nguyên… ) để đầu tư phát triển nhưng lại chưa được chú trọng xây dựng phát triển, chưa có sức thu hút đối với các doanh nghiệp tư nhân vì với số vốn nhỏ, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất thì các doanh nhân không thể tự mình đứng ra đầu tư được vì vậy Nhà nước phải xây dựng các khu quy hoạch cụ thể, ở các vùng này Nhà nước cần xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết, có giá thành phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ngoài ra cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng đất ở các vùng còn nhiều đất chưa được sử dụng, đất trống đồi núi trọc… có như vậy chúng ta mới có thể phát huy hết tiềm năng của các khu vực này. Mặt khác lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, lượng lao động dư thừa, thời gian nông nhàn vẫn còn cao. Nếu có cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả thì đây sẽ là lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Một điều quan trọng nữa là phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước để các doanh nghiệp thực thi đúng pháp luật. Bộ máy quản lý Nhà nước phải thống nhất không phân biệt theo thành phần kinh tế, đổi mới theo hướng tinh giảm gon nhẹ nhưng hiệu lực và hiệu quả cao. Các tiềm năng vật chất, lao động chỉ được khơi dậy huy động vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua hiệu quả của quản lý. Hiệu quả của các đạo luật, chính sách trước hết phải thể hiện ngay trong tính phù hợp của các văn bản pháp luật, chính sách. Theo đó là sự thống nhất về nhận thức và hành động kiên quyết của bộ máy Nhà nước và nhân dân ( luật doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao vì nội dung luật sát với cuộc sống, được tổ chức thực hiện nhất quán… ). Việc yếu kém trong hoạt động của một bộ phận Đảng viên, công chức Nhà nước đã làm giảm hiệu lực, thậm chí sai lệch nghị quyết chính sách của Đảng vì vậy nâng cao phẩm chất năng lực của bộ máy Nhà nước, công chức Nhà nước là biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta. Đội ngũ cán bộ giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chế độ chính sách của các doanh nghiệp phải thực sự là người có phẩm chất đạo đúc tốt, năng lực cao trong nghề nghiệp. b. Các vấn đề kinh tế vi mô : Nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước hết phải mở rộng quy mô vốn tự có bằng cách huy động vốn cổ phần. Hiện nay quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, việc khó tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đã làm cho các doanh nghiệp tư nhân khó khăn trong việc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất thì huy động vốn cổ phần là một hướng giải quyết để tăng nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp. Các công ty nên chuyển sang hình thức công ty cổ phần, tiến tới phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng thì mới có lợi thế về khả năng mở rộng quy mô vốn tự có. Sau khi cổ phần hóa cần tạo ra sự thay đổi về chất trong bộ máy quản lý, cơ chế quản lý và con người của công ty mới đem lại hiệu qủa kinh doanh cho công ty. Các doanh nghiệp tư nhân có thể liên kết hợp tác với nhau, với Nhà nước, với các thành phần kinh tế khác để nâng cao tiềm lực của mình cũng như khả năng cạnh tranh của mình ( doanh nghiệp nhỏ có thể làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, sau này có thể phát triển lên thành những mạng lưới các doanh nghiệp với nhiều chủng loại đa dạng về quy mô và công nghệ để khai thác các lợi thế của mình ). Các doanh nghiệp cần có những chiến lược ưu tiên để thu hút nhân tài, lao động có tay nghề cao như điều kiện làm việc, tiền lương… Các doanh nghiệp tư nhân nước ta hiện nay đa số đang sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp dẩn đến giá thành sản phẩm cao nên sức cạnh tranh kém. Vì vậy cần phải thay thế các công nghệ cũ lạc hậu bằng công nghệ mới hiện đại, hiệu quả đồng thời phải nâng cao tay nghề của người lao động mới mang lại năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh doanh. Kinh nghiệm về kinh doanh, năng lực quản lý, công tác tiếp thị, sự hiểu biết về thị trường thế giới của các doanh nghiệp nước ta còn yếu kém chưa có tính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp hầu như chưa có chiến lược phát triển lâu dài, ổn định và chiến lược cạnh tranh quốc tế vì vậy các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đầu tư cho mình để có được sản phẩm tốt, giá thành hạ, bền vững, phỉa chọn cách cạnh tranh phù hợp với năng lực lợi thế riêng có của mình để đạt hiệu quả. Tăng cường phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và chiến lược marketting. Các doanh nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trên thị trường, các doanh nghiệp nhất định phải đăng kí thương hiệu cho mình chỉ có như vậy sản phẩm làm ra mới được bảo vệ, về lâu dài mới có chổ đứng trên thị trường, đặc biệt cán chú trọng vấn đề đăng kí thương hiệu ở nước ngoài, cần xem viẹc mất thương hiệu một số mặt hàng nổi tiếng của ta như cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba… ở nước ngoài là một bài học cần phải tránh. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketting để quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, phỉa nắm được thị hiếu, thói quen, nhóm khách hàng phục vụ để có chién lược tiếp thị hợp lý và phát triển sản phẩm một cách thích hợp. Đào tạo bồi dưỡng năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp một cách bài bản để nâng cao nhận thức vê các vấn đề kinh tế, nâng cao cách quản lý, sự hiểu biết luật pháp đặc biệt là luật pháp quốc tế nhằm thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. IV. KẾT LUẬN Trong thời gian qua sự phát triển của kinh tế tư nhân là bằng chứng chứng minh cho đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù kinh tế tư nhân đang còn nhiều hạn chế nhưng khu vực kinh tế này đã có những bước phát triển vượt bậc về số lượng quy mô… đã phần nào làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế đất nước. Phát triển kinh tế tư nhân đã góp phần tăng cường lực lượng sản xuất, kinh doanh, tham gia cạnh tranh, thúc đẩy phát triển thị trường. Dưới sự quản lý của Nhà nước khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định, kinh tế tư nhân ngày càng có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế: đóng góp vào tăng trưởng GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước; đã huy động được một lượng vốn lớn trong xã hội vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tác động tích cực đến thị trường trong nước, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế… Kinh tế tư nhân đang có những thuận lợi và khó khăn do nhiều yếu tố khách quan bên ngoài, cũng như nhiều yếu tố nội tại của khu vực kinh tế này mang lại đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề trong việc phát triển thành phần kinh tế này. Hiện nay quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một sự tất yếu đã và đang đặt nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng trước những thời cơ và thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải thực hiện những giải pháp thích hợp để nắm bắt được những thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, đi tắt đón đầu để có thể phát triển kinh tế một cách bền vững, bắt kịp với các nền kinh tế trên thế giới trở thành một quốc gia phát triển phồn thịnh văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế chính trị - Bộ giáo đào tạo. Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả: Trần Ngọc Bút 3. Tạp chí kinh tế và phát triển. Về các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế Nhà nước trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. GS. TS. Nguyễn Văn Thường – PGS. TS. Hoàng Văn Hoa 4. Tạp chí kinh tế và phát triển. Về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. GS. TS. Nguyễn Văn Nam 5. Tạp chí kinh tế và phát triển. Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam thực trạng và giải pháp Phát triển. TS. Phạm Quang Trung 6. Tạp chí khoa học chính trị. số 3/ 2003. * Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế của việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Ths. Đặng Danh Lợi. * Giải pháp tư tưởng cho phát triển kinh tế tu nhân. TS. Nguyễn Thanh Vân. 7. Thông tin lý luận. 8/ 1997. Một số suy nghĩ góp phần vào thảo luận vấn đề đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không? Nguyễn Văn. 8. Nghiên cứu kinh tế. 2/ 2003. Tháo gỡ những ách tắc trong chính sách phát triển đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. TS. Chu Tiến Quang – TS. Lê Xuân Đình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50760.DOC
Tài liệu liên quan