Tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường xung quanh hiện trạng phân thải ở thành phố Hồ Chí Minh: ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ đề : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
HIỆN TRẠNG PHÂN THẢI Ở TP HỒ CHÍ MINH
Lớp K13M1, Nhóm: 4 Gồm các SV:
SV1: Trần Thị Kim Châu
SV2: Nguyển Thị Vân Nga
SV3: Phạm Thùy Liên
SV4: Trần Thị Thanh Nhạn
SV5: Đặng Văn Lộc
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010
Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Cùng nhịp điệu đi lên với sự phát triển về kinh tế của nước ta, chất lượng sống cũng ngày càng được quan tâm hơn. Bằng cái nhìn thoáng qua, ta dễ dàng nhận thấy chất lượng cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi, mọi người ăn ngon hơn mặc đẹp hơn và nhu cầu giải trí thư giãn cũng cao hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học, kỹ thuật, là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của nước ta, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả...
21 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường xung quanh hiện trạng phân thải ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ đề : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
HIỆN TRẠNG PHÂN THẢI Ở TP HỒ CHÍ MINH
Lớp K13M1, Nhóm: 4 Gồm các SV:
SV1: Trần Thị Kim Châu
SV2: Nguyển Thị Vân Nga
SV3: Phạm Thùy Liên
SV4: Trần Thị Thanh Nhạn
SV5: Đặng Văn Lộc
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010
Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Cùng nhịp điệu đi lên với sự phát triển về kinh tế của nước ta, chất lượng sống cũng ngày càng được quan tâm hơn. Bằng cái nhìn thoáng qua, ta dễ dàng nhận thấy chất lượng cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi, mọi người ăn ngon hơn mặc đẹp hơn và nhu cầu giải trí thư giãn cũng cao hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học, kỹ thuật, là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của nước ta, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả khu vực phía Nam. Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển mạnh.
Tuy nhiên, đó không phải là tất cả, bằng cái nhìn sâu hơn, xa hơn, trực diện hơn và đòi hỏi chút quan tâm ta sẽ thấy song song với cái vẻ bên ngoài đó, thực sự chất lượng sống con người đang được gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, mà mối đe dọa dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là ô nhiễm môi trường.Con người mải mê say với những thành tựu về khoa học, kinh tế mà quên mất một điều rằng: Môi trường đang lên tiếng kêu cứu! Nhờ môi trường mà con người có thể sống và tồn tại. Nhưng cũng chính con người đang ngày một làm cho môi trường xấu đi nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn thật chính xác hơn về điều này. Và một điều hiển nhiên: khi môi trường sống bị đe dọa tất yếu ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Có vô vàn lí do đe dọa đến chất lượng cuộc sống chúng ta nói chung và đến sức khỏe cộng đồng nói riêng, và một vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một vấn đề khá tế nhị, không đến mức quá nóng hổi và có lẽ ít được quan tâm, nhưng tầm ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cộng đồng thì khó lường, đó là đề tài: HIỆN TRẠNG PHÂN THẢI Ở TP HỒ CHÍ MINH VÀ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.
Đã phát triển thì phải đồng bộ, ước mong xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố bền vững về mọi mặt là điều cần thiết, đề tài này sẽ phần nào gửi đến các bạn cái nhìn sơ bộ về hiện trạng và tầm ảnh hưởng lớn lao của vấn đề thu gom xử lý phân thải tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó thấy được vai trò của chính mình đối với vấn đề này là như thế nào.
Vì thời gian giới hạn và không thể tiến hành những phương pháp thí nghiệm thực tế nên trong khuôn khổ của tiểu luận này, em xin được trình bày :
- Sơ lược về TP. Hồ Chí Minh
Hiện trạng phân thải tại TP.HCM
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng thải phân sai quy định
Nguy cơ ảnh hưởng của phân thải đến sức khỏe cộng đồng
Giải pháp và ứng dụng trong thu gom, xử lí, và tái sử dụng phân thải
Kết luận và kiến nghị của nhóm
Phần 2
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
1. TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn Đề Môi Trường Xung Quanh Hiện Trạng Phân Thải Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
2. CƠ QUAN QUẢN LÝ
Sở tài Nguyên & Môi Trường Tp.HCM
Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang
45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
3. CƠ QUAN PHỐI HỢP CÙNG THAM GIA
Sở tài Nguyên & Môi Trường Tp.HCM
Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang
45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Nhóm 4- Lớp M13M01
4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình trên thế giới
Phân thải hiện nay đang là vấn đề chung của toàn cầu, nhưng đặc biệt đáng được quan tâm ở các nước đang và chưa phát triển. Câu hỏi được đặt ra ở đây là sự phát triển của kỹ thuật công nghệ đã làm cho vấn đề đó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường của mỗi quốc gia. Đối với các nước đã phát triển như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, … thì vấn đề phân thải không phải là 1 vấn đề bức bách và quá khó khăn. Bởi vì các nước này sở hữu 1 nền kinh tế phát triển và những công nghệ tiên tiến nhất, nên việc xử lí phân thải được thực hiện 1 cách hiệu quả và an toàn.
Ngược lại, đối với các nước đang và chưa phát triển đặc biệt là các nước Châu Phi và 1 vài nước khác thì đây vẫn là 1 vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và gây bức xúc lớn cho ngừơi dân. Sở dĩ, như vậy là bởi vì nền kinh tế của các nứơc này chưa phát triển đồng nghĩa với công nghệ về thu gom, xử lý, tái sử dụng còn lạc hậu và nhiều thiếu sót, từ đó gây nên những tác động đến môi trường là không nhỏ. Một vài nước ở Nam Phi nhiều hộ gia đình vẫn chưa có nhà vệ sinh hoặc xây dựng một cách sơ sài. Phân thải từ những nhà vệ sinh này hoặc được đem bón cho cây trồng của họ hoặc thải bỏ ra ngoài môi trường mà không qua bất kì một quá trình xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả về môi trường như: ô nhiễm nước, đất, phát tán vi sinh vật gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn do phân thải gây ra phân bố rải rác nhiều nước trên thế giới với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh tại châu Mỹ La Tinh, châu Á, châu Phi và đặt biệt ở Mỹ thì bệnh bắt đầu tăng mạnh vào những năm 1980. Một số quốc gia ở châu Âu có số ca mắc cao là Tây Ban Nha, Mexico.
4.2 Tình hình trong nước
Không những ở các nước đã được nêu trên, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức và khó khăn do vấn đề phân thải gây ra. Vấn đề này gần như diễn ra hầu hết tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam, từ những vùng còn nghèo nàn lạc hậu như: vùng miền núi xa xôi, những vùng nông thôn cho đến những thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, …. Mà nguyên nhân chính là do việc thu gom, xử lý và tái sử dụng phân một cách không hợp lý mà chúng ta có thể thấy qua hiện trạng phân hầm cầu, nhà vệ sinh công cộng, cầu cá, và việc tái sử dụng phân trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Vấn đề này đang gây bức xúc lớn, nó đã và đang được chính quyền địa phương quan tâm, khắc phục, cải thiện tuy nhiên vẫn chưa đạt được những hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh hơn và quyết liệt hơn trong vấn đề này.
Ở phạm vi toàn quốc, theo kết quả một cuộc điều tra về vệ sinh môi trường nông thôn, do Bộ Y Tế Việt Nam và UNICEF cùng thực hiện và công bố vào ngày 25 Tháng Ba: “Chỉ có 12% trường học, 18% gia đình, 37% trạm y tế xã có nhà vệ sinh, đạt các tiêu chuẩn mà Bộ Y Tế đề ra”.
v Thành Phố Hồ Chí Minh:
Sở TNMT đã kiến nghị UBND TP cho trích ngân sách chi tiền trang bị thiết bị định vị toàn cầu cho tất cả xe hút phân hầm cầu, không kể nhà nước hay tư nhân và đã được TP đồng ý. Theo đó, tới đây vào tháng 7-2010, ngân sách TP sẽ chi hơn 2 tỉ đồng để trang bị thiết bị định vị toàn cầu cho các xe, tính ra khoảng 20 triệu đồng/xe, tuy đắt nhưng sẽ rất hiệu quả. Lúc đó, xe chở phân hầm cầu đi đâu, làm gì… thì Sở TNMT đều biết hết, thấy hết. Nếu anh nào dám đổ bậy thì Thanh tra Sở TNMT sẽ xử phạt nặng cả chủ xe và tài xế, thậm chí có thể tịch thu xe.
v Hà Nội:
Ngày 24/02/2010 Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn vừa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Sản xuất thương mại và dịch vụ môi trường Nội Bài (Công ty Nội Bài) về hành vi đổ 425 tấn chất thải lỏng không qua xử lý ra môi trường.
Tính Cần Thiết Của Nghiên Cứu
Mặc dù được xem là khu vực có nền kinh tế phát triển cao nhưng hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường và các bệnh tật do phân thải gây nên. Hệ thống kênh mương đang bị ô nhiễm trầm trọng do chất thải hầm cầu lén đổ trực tiếp xuống mà không qua xử lí. Sự thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người dân cộng với thói quen sử dụng chất bài tiết chưa xử lí đúng cách của con người và gia súc cho mục đích nuôi trồng nông nghiệp, đã làm phát tán các mầm bệnh nguy hại đến sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan xung quanh chúng ta. Với tình hình trên,nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời và thích hợp thì nguy cơ tác động tiêu cực dài hạn đến chính mỗi người trong chúng ta là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nhóm đã thực hiện đề tài này nhằm tìm ra những hạn chế và đề ra một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc thu gom, xử lí, tái sử dụng phân thải, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà vấn đề này gây nên.
5. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được vấn đề môi trường, các vấn đề còn tồn tại trong đề tài, đó là hiện trạng phân thải tại thành phố hồ chí minh và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Nắm được một vài phương pháp đánh giá tác động môi trường.
Xác định các ảnh hưởng của vấn đề môi trường gây ra, từ đó đề ra được cách giải quyết
Ứng dụng được các biện pháp kỹ thuật và quản lý môi trường để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt từ vấn đề này.
Một hệ thống ĐTM lý tưởng phải được áp dụng cho tất cả các dự án có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xác định rõ ảnh hưởng nào là nghiêm trọng nhất
6. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
v Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường
Điều kiện tự nhiên
Địa hình, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, mưa, độ bốc hơi…
Các nguồn nước: nước mặt, nước ngầm, nguồn nước bị ô nhiễm
Các bản đồ địa hình của thành phố.
Các vấn đề kinh tế xã hội
Tổng dân số, mức thu nhập bình quân, nghề nghiệp, trình độ học vấn của địa phương.
Giáo dục và y tế cộng đồng ở địa phương.
Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
v Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực
Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước nước ngầm và nước mặt có khả năng ô nhiểm.
Khảo sát, phân tích, đánh giá các khu nhà ổ chuột và các hộ gia đình xây nhà tạm bợ và sống trôi nổi trên sông
v Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại TP. Hồ Chí Minh
Phỏng vấn nhiều hộ gia đình ờ các quận huyện trong thành phố về hiện trạng phân thải
Điều tra về hiện trạng nhà vệ sinh, cầu cá tại địa bàn
Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua UBND TP. Hồ Chí Minh
Điều tra tình trạng sức khỏe của người dân trong thành phố
Phân tích và đánh giá tổng hợp về hiện trạng, nguyện vọng và phản ánh của dân về môi trường sống xung quanh.
v Nghiên cứu về tác động của phân thải đối với môi trường và con người
Đánh giá tác động do vi rút có trong phân
Đánh giá tác động do vi khuẩn trong phân
Đánh giá tác động nguyên sinh động vật trong phân
Đánh giá tác động giun sán trong phân
Đánh giá, dự báo khả năng lan truyền mùi và bệnh dịch của phân thải
Đánh giá ảnh hưởng của phân thải đến động thực vật nuôi trồng.
Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
v Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
Đưa ra các biện pháp giảm thiểu do vi rút gây ra.
Đưa ra biện pháp giảm thiểu do vi khuẩn gây ra.
Đưa ra các biện pháp giảm thiểu do nguyên sinh động vật, giun sán gây ra.
Đưa ra biện pháp xử lý phân thải để tái sử dụng.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh có hiệu quả nhất
v Kết quả của đề tài
Đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng
Không còn hiện trạng phân thải bừa bãi trong thành phố
Đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước đưa ra.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực tế, lấy ý kiến của người dân xung quanh khu vực thu gom, xừ lí, tái sử dụng phân thải, thu tập số liệu từ cơ quan quản lý trực thuộc, tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, TV và chủ yếu là internet.
Phân tích nghiên cứu thành phần phân thải có nguy cơ gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Đánh giá tác động tổng hợp bằng các phương pháp đã học: sơ đồ lưới, bảng liệt kê, ma trận, …
8. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Công việc
Tổng số
Đơn giá(VND)
Thành tiền(VND)
1. Thu thập tài liệu
- Sách
- Báo, tạp chí chuyên môn
- Internet
5 (cuốn)
10(cuốn)
200( giờ)
25.000
7000
3000
125.000
70.000
600.000
2. Điều tra khảo sát thực tế
- Khảo sát NVSCC, vườn rau, nhà máy xử lí phân hầm cầu
- Khảo sát người dân
10(buổi)
4(buổi)
30.000
20.000
300.000
80.000
3. Chi phí đi lại
14( buổi)
25.000
350.000
4. Viết báo cáo
- In
- Photo tài liệu
70(trang)
150(trang)
500
200
35.000
30.000
5. Các chi phí phát sinh khác
15( lần)
10.000
300.000
6. Tư vấn, dịch thuật
5(lần)
30.000
150.000
8. Thuế
10%
211.000
Tổng số chi phí: 2.251.000 VNĐ
9. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Ngày bắt đầu: 1/04/2010
Ngày hoàn tất: 8/05/2010
Nội dung
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan.
Khảo sát thực tế tại khu vực nhà máy xử lí, NVSCC, vườn rau .
Nghiên cứu các tác động của phân thải đến sức khỏe cộng đồng.
Xây dựng báo cáo tổng hợp chi tiết
Bảo vệ nghiên cứu
Phần 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Tóm tắt sơ lược về TP. Hồ Chí Minh
Bản đồ TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Là một thành phố năng động, sang tạo và luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực knh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Một thời là “hòn ngọc Viễn đông” của Đông Nam Á. Và trong tương lai sẽ là một thành phố phát triển về mọi mặt tầm cỡ Đông Nam Á
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam,. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Với dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á
3.2 Vấn đề môi trường đang thách thức
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ý thức người dân kém..., Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm kênh rạch, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn,…Và một vấn đề đã và đang gây nhiều bức xúc cho người dân là hiện trạng phân hầm cầu được thu gom, xử lí và tái sử dụng không đúng theo quy định gây ô nhiễm trầm trọng.
3.2.1 Hiện trạng phân thải tại TP.HCM
v Đối với phân hầm cầu đã thu gom
Theo tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2008, số liệu khối lượng bùn hầm cầu được tính trên cơ sở các số liệu cơ bản sau đây:
Dân số : 8 triệu người;
Khối lượng bùn hầm cầu thải ra hàng ngày : 0,5 kg/người.ngày;
Tổng số hộ gia đình : 1,2 triệu hộ;
Số người trung bình trong 1 hộ : 5 người;
Chu kỳ hút bùn hầm cầu : 10 năm/hộ;
Tỷ lệ phân hủy sau thời gian 1 – 5 năm : 85%;
Tỷ lệ chưa phân hủy sau thời gian 1 -5 năm : 15%;
Dung tích hầm tự hoại : 2 – 4 m3.
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh công tác thu gom vận chuyển bùn hầm cầu chủ yếu tập trung ở các thành phần tư nhân, hoạt động một cách tự phát và không có sự quản lý của nhà nước. Các xe trên bao gồm nhiều loại xe của các hãng khác nhau được cải tạo từ các loại xe cũ, có tải trọng từ 2 – 3m3.
Theo Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN&MT), hiện có trên 110 xe vận chuyển phân hầm cầu đăng ký hoạt động. Nhưng thực tế, có khoảng 70 xe rút hầm cầu không chở về đổ đúng nơi quy định, tùy tiện xả vào những nơi trồng rau, ao hồ, kênh rạch.đem đi đổ bậy (các hố ga, cầu cống hoặc chôn vùi…), với số lượng phân lên đến khoảng hơn 300 m3/ngày
Trong tương lai, nhà máy Đa Phước vẫn chưa đủ công suất để xử lý phân hầm cầu của thành phố. Do vậy, thành phố cần có biện pháp tức thời để xử lý ngay việc xe rút hầm cầu đổ bậy chất thải. Theo như trước đây biện pháp để quản lý xe rút hầm cầu mà Hòa Bình đưa ra cũng chưa phải là tối ưu. Bởi, tự Hòa Bình vừa thực hiện niêm chì rồi đưa ra biện pháp xử phạt đối với những xe vi phạm là không hợp lý.
v Hiện trạng cầu cá tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống kênh rạch chằng chịt như một mạng nhện. Cây cầu cá hay còn gọi là “cầu tõm” là "cơ sở hạ tầng" đầu tiên để kết nối các bờ kênh, bến nước, cù lao ví dụ ở quận 2,4,6.8.
Cầu cá là nhà vệ sinh bằng gỗ, được che chắn xung quanh bằng những vật liệu như: gỗ, tôn, bạt, bao bì… Chúng được dựng nhô ra trên các dòng sông, kênh rạch. Lối đi ra “cầu cá” đôi khi chỉ là một tấm ván gỗ chênh vênh cầu tiêu kiểu tạm bợ gồm một khung che gác trên bốn cây cọc cắm lơ lửng trên ao cá hoặc sông rạch và nối với đất liền bằng một cái cầu nhỏ.
Dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm (phường 10, quận 6) kéo dài từ cầu Bà Lài đến đại lộ Đông Tây, kênh Tân Hóa - Lò Gốm hầu hết những “cầu cá” đều nằm ở khu vực sắp bị giải tỏa nên người dân cũng không buồn nghĩ đến chuyện xây nhà vệ sinh.
Hiện tại, đời sống của người dân có khá lên hơn trước một chút nhưng tỉ lệ cầu cá trên ao vẫn còn cao. Có khá nhiều báo cáo của ngành y tế, vệ sinh dịch tễ, môi trường về các bệnh đường ruột như tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ,... và các bệnh như ghẻ ngứa, phụ khoa,... xảy ra do nguồn nước bị nhiễm phân, nhiễm rác.
v Hiện trạng tái sử dụng phân
Hiện nay ở thành phố ta vẫn còn tồn tại loại hình sử dụng phân để bón cho cây trồng.Vấn đề này càng là mối lo ngại khi người nông dân chỉ quen dùng phân chưa qua xử lí để bón trực tiếp cho cây.
Khu vực trồng rau ở đường số 8, khu phố 3, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM, nơi mà cuối tuần qua, phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP.HCM đã bắt quả tang chiếc xe hút phân hầm cầu biển số 54X–2420 xả xuống, chúng tôi ghi nhận đến thời điểm hiện nay, nhiều người dân vẫn dùng phân hầm cầu tưới, bón trực tiếp vào rau
Có nơi khu vực trồng rau nằm bên cạnh một hồ nước lớn, còn phía bên kia là dự án của trường đại học Quốc gia đang xây dựng.
Theo điều tra của ngành y tế, việc ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy cấp. Sau khi lấy mẫu rau sống từ các món ăn như: hủ tiếu, bún bò, phở, bún riêu, bún mắm, mỳ quảng,… ngâm vào nước, lọc cặn quay ly tâm, soi kính hiển vi. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung trên rau chiếm 72%. Tỷ lệ nhiễm ở các quán ăn đường phố cao gấp 2,4 lần so với quán ăn trong nhà. Tiếp tục dùng những mẫu rau nhiễm ký sinh trùng rửa lại bằng nước máy và sục khí ozon nhưng tỷ lệ ký sinh trùng bám trên rau rửa bằng nước máy vẫn chiếm gần 100%, còn ở mẫu sục khí ozon chiếm 73%.
vHiện trạng nhà vệ sinh công cộng.
Hiện nay nhà vệ sinh công cộng( NVSCC) tại địa bàn TP HCM đang thiếu. Đi qua các tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Pasteur, Võ Thị Sáu... tìm mỏi mắt nhưng không thấy một nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) nào, khu vực trung tâm thành phố suốt từ đường Hàm Nghi ra Nguyễn Huệ, Lê Lợi... cũng không thấy NVSCC
Trên nhiều tuyến đường liên quận như Nguyễn Trãi (nối Q.1 và Q.5), Nguyễn Chí Thanh (nối Q.5, Q.10 và Q.11), Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu (nối Q.Bình Thạnh và Q.Phú Nhuận) có chiều dài không dưới 3km nhưng cũng không có NVSCC. Các tuyến đường khác như Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận), Ngô Tất Tố (Q.Bình Thạnh), Nguyễn Văn Cừ (Q.5)... cũng vậy. Tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (nối Q.Bình Thạnh và Q.1) với chiều dài hơn 2km cũng chỉ có một NVSCC đặt bên hông Thảo cầm viên Sài Gòn
NVSCC ở các địa điểm du lịch, vui chơi cũng đáng quan tâm. Thực tế là ở nhiều khu du lịch (KDL) do các doanh nghiệp du lịch quản lý trực tiếp thì vấn đề NVS làm khá tốt (chẳng hạn như trong các nhà hàng, khách sạn, quán café). Tuy nhiên bức xúc nhất là ở các khu vực công cộng như các công viên, bến bãi, đường giao thông trong các khu du lịch mà ngành không trực tiếp quản lý. Ở một số khu vực nói trên, NVS vừa thiếu lại vừa yếu: Diện tích sử dụng nhỏ hẹp, thiếu các dụng cụ vệ sinh cần thiết, đặc biệt là quá bẩn gây nhức nhối đối với du khách và người dân địa phương.
Đến Việt Nam du lịch, một trong những nơi khách nước ngoài e ngại, không dám ghé vào NVS công cộng tại các điểm dừng chân, tham quan. Ở nhiều điểm du lịch, do thiếu NVS nên người ta cứ tiện đâu xả đấy, gây phản cảm đối với khách nước ngoài
3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng thải phân sai quy định
v Đối với việc tái sử dụng phân
Kiến thức của người trồng rau còn yếu trong việc tái sử dụng phân 1 cách hợp lí và an toàn. Mặt khác, việc bón phân trực tiếp chưa qua xử lí sẽ đỡ tốn thời gian và chi phí hơn.
Chính quyền chưa kiểm soát chặt chẽ trong việc cho phép người dân sử dụng phân hầm cầu và chăn nuôi trong nông nghiệp (trồng rau).
v Đối với cầu cá
Diện tích đất chủ yếu là sông kênh rạch, không có diện tích đất để ở và làm nhà cầu hợp vệ sinh.
Phần đông người dân có thu nhập thấp, không có đủ tiền để mua vật liệu làm một nhà cầu hợp vệ sinh và loại cầu này không cần phải dội nước nhiêu nên đỡ tốn chi phí.
Người dân coi việc nuôi cá để "xử lý chất thải người" như là một nguồn thu nhập phụ mà ít đầu tư vốn.
Do công tác quản lý chưa chặt chẽ, mức xử phạt chưa thật nghiêm khắc nên người dân chưa thực hiện việc xóa bỏ cầu cá và các khu nhà tạm bợ dọc kênh rạch 1 cách triệt để.
v Đối với phân hầm cầu
Nhà nước chưa ban hành đơn giá thu gom vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu để đưa ra mức giá sàn cho loại hình dịch vụ này. Đây là cơ sở để các đơn vị dịch vụ hoạt động trên cơ sở tuân thủ đúng quy định và phải đảm bảo yếu tố lợi nhuận cho đơn vị.
Các xe rút hầm cầu tư nhân ngại đi xa, tốn xăng.
Do cơ chế quản lý, chính xác là do thiếu sự quản lý, giám sát, vẫn không nắm được chính xác có bao nhiêu xe RHC đang hoạt động trên địa bàn.
Quá trình phối hợp quản lý quá lỏng lẻo và chưa tốt giữa các đơn vị, địa phương trong việc chấp hành theo quy định đưa phân hầm cầu về nơi xử lí.
Mức xử phạt chưa nghiêm và mang tính răn đe nên các đơn vị vi phạm chưa ý thức và chấp hành đúng quy định.
Ý thức của người dân còn chưa cao trong việc tự quản lý và xử lý phân thải.
v Đối với nhà vệ sinh công cộng
Thiếu nhà vệ sinh, dơ bẩn, chật chội.
NVSCC nói chung chỉ hoạt động từ 4 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trong khi nhu cầu đi vệ sinh của người dân sau 22 giờ lại rất nhiều - những nơi công cộng như các bến xe, khu vực chợ bán sỉ hoạt động gần như suốt đêm. Những đối tượng sử dụng NVSCC thường là: tài xế xe tải, taxi và đặc biệt là giới xích lô, xe ôm, người bán hàng rong, người bán vé số dạo….Sau khoảng thời gian này, vì không có NVS nên việc đi bậy ở bên ngoài là điều không thể tránh khỏi.
3.2.3 Nguy cơ ảnh hưởng của phân thải đến sức khỏe cộng đồng
v Virus trong phân
Các bệnh do virus lây qua đường ăn uống;
Nhiễm virus theo đường ăn uống thường biểu hiện các bệnh:
- Tiêu chảy do virus
- Bệnh bại liệt
- Viêm gan do virus
v Vi khuẩn trong phân
Vi khuẩn thường gặp nhất trong phân là Escherichia Coli vì chúng xuất hiện thường xuyên và với số lượng lớn.
Vi khuẩn phổ biến xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng (có trong nước, thực phẩm, móng tay, chất dơ), một số có thể thâm nhập qua đường phổi hoặc theo đường mắt (dụi mắt).
Đối với người:
Gây bệnh tiêu chảy ở người;
Gây viêm hồi đại tràng ở trẻ em, viêm hồi tràng đoạn cuối hay viêm hạch mạc treo ở người lớn.
Nguy cơ lớn nhất của bệnh này là gây ra tình trạng mất nước và phần lớn chất điện giải nên cơ thể sẽ bị suy kiệt và có thể tử vong. .
Gây bệnh sốt thương hàn cho người, bệnh về đường ruột bao tử, có thể phát hiện các triệu chứng từ 12 - 72 giờ sau khi tiếp xúc,đa số bị ốm trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc
Đối với động vật:
Bệnh Salmonella được coi như bệnh hàng đầu gây tiêu chảy trên trâu bò trưởng thành và xếp thứ 2 sau E.coli về khả năng gây viêm ruột ở bê.
Gây bệnh bại huyết, tiêu chảy ở heo con sơ sinh, bệnh tiêu chảy và phù thủng sau ở heo cai sữa. Vi khuẩn này có sẵn trong đường ruột chủ yếu ở phần ruột già và phần dưới của ruột non, là một loại vi khuẩn cơ hội sẵn sàng tấn công khi có một số điều kiện tác động đến
Các thể gây bệnh điển hình của vi khuẩn E.coli trên heo:
- Thể bại huyết (nhiễm E.coli máu
- Thể viêm ruột tiêu chảy
- Thể phù thủng
v Nguyên sinh động vật trong phân
Một số loài protozoa có thể gây nhiễm trùng và gây bệnh cho người. Trong số này có nhiều loài sống trong ruột người và động vật, gây bệnh tiêu chảy hoặc bệnh lỵ.
Gây bệnh tiêu chảy, lỵ, loét ruột
Có 3 loại protozoa gây bệnh cho người bằng đường tiêu hóa là Balantidium coli, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia.
v Giun sán trong phân
Bệnh xuất hiện do thói quen ăn gỏi cá sống, nem chua, dùng rau và trái cây chưa rửa sạch hoặc nhiễm từ thú cưng nuôi trong nhà. Trẻ em dễ nhiễm giun vì thường tiếp xúc với đất, mút tay, ngậm các vật bẩn vào miệng.
v Phòng bệnh
Không ăn các loại thịt cá sống hoặc chưa nấu chín.
Rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.
Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, nhà vệ sinh có cửa), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.
Không dùng phân tươi bón cây, rau quả vì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Xây dựng tập quán vệ sinh trong ăn uống rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc trước khi làm thức ăn cho trẻ em
Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, tiêu diệt ruồi, muỗi, gián là những động vật trung gian truyền bệnh.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
Cách ly tốt người bệnh, quản lý tốt phân của người bị bệnh ( đổ đúng nơi qui định).
3.2.4 Giải pháp và ứng dụng trong thu gom, xử lí, và tái sử dụng phân thải
v Đối với việc tái sử dụng phân
Có nhiều hình thức giảm ảnh hưởng như: tưới không liên tục, ngưng tưới ít nhất một tháng trước khi thu hoạch, xử lý nước thải….
Phân hầm cầu hoặc phân chăn nuôi muốn sử dụng trong nông nghiệp thì phải xử lí sơ bộ như là ủ hoai để làm giảm lượng vi sinh gây bệnh trong phân.
Chính quyền nên kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc người dân sử dụng phân hầm cầu trong nông nghiệp, kiểm tra thường xuyên và nâng cao ý thức cũng như kiến thức người dân trong việc tái sử dụng phân.
v Đối với cầu cá
Làm công tác phát triển vệ sinh: vận động và giúp người dân xây các nhà vệ sinh tương đối rẻ tiền và hợp lý về mặt vệ sinh.
Xây nhà vệ sinh kiểu cầu cá nhưng cải tiến hơn cho những hộ gia đình còn điều kiện kinh tế khó khăn.
v Đối với phân hầm cầu:
Giải pháp trong công tác quản lý
Quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật xe vận chuyển bùn hầm cầu.
Tổ chức bấm niêm chì, sơn màu xe, gắn hệ thống định vị toàn cầu để theo dõi, tránh tình trạng xe rút hầm cầu đổ bậy.
Toàn bộ xe hút hầm cầu phải được lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) để giám sát quá trình vận chuyển.
Tăng cường xử phạt : Sở TNMT, phòng TNMT, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính phối hợp xử phạt. Áp dụng các hình thức và mức xử phạt cao nhất đối với các đơn vị vi phạm.
Khuyến khích và thưởng tiền cho người dân tham gia quá trình phát hiện các đơn vị vận chuyển bùn hầm cầu đổ chất thải trái phép.
Giải pháp trong công tác xử lý và ứng dụng
Ủ kỵ khí, phân sẽ sản xuất khí methane là một nguồn năng lượng sử dụng.
Tái sử dụng dưới hình thức như: bùn septic, nước thải sinh hoạt hay nước và bùn sau xử lý từ các hệ thống xử lý nước thải, làm phân compost.
Xử lý bằng những phương pháp khô như làm phân, cho phân hủy hoặc khử nước.
Sau khi xử lý, phân hầm cầu có thể được dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất gas.
v Đối với nhà vệ sinh công cộng
Xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi phóng uế bừa bãi.
Đảm bảo đủ nhà vệ sinh, đầu tư xây dựng những NVS hiện đại và tự động nhưng với giá thành rẻ.
Vận động, tuyên truyền kết hợp với hình thức chế tài, đó là cách hiệu quả nhất đối với hành vi gây mất mỹ quan đô thị.
3.3 Kết luận và kiến nghị
v Đối với chính quyền và các ban ngành đoàn thể
Đầu tư xây dựng thêm nhà máy xử lí phân thải để đảm bảo phân phải được xử lí trước khi thải ra môi trường. Điều này không những đem lại lợi ích kinh tế từ việc tái sử dụng phân mà còn cải thiện vệ sinh môi trường.
Luôn kiểm tra chặt chẽ các phương tiện thu gom phân thải, để từ đó sẽ có lệnh xử phạt hay tạm đình chỉ hoạt động của họ tùy thuộc vào mức ô nhiễm do từng đơn vị gây ra.
Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dụng, vận động, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân lẫn các cán bộ kỹ thuật trong nhà máy, xí nghiệp.
Đầu tư thêm chi phí cho người dân trong việc giải tỏa, di dời và xây dựng nhà vệ sinh mới.
Tích cực hơn nữa trong việc phát động phong trào “Vì thành phố sạch đẹp” để kêu gọi sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng.
Tăng cường nhân lực, chuyên môn cho đội vệ sinh phòng dịch. Đào tạo và phát triển y tế cơ sợ một cách tích cực.
Xã hội hóa công tác bảo vệ sức khỏe, phải phối hợp và hợp tác giữa các Ban ngành, Đoàn thể khác như Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Xây dựng,… và đặc biệt là cộng đồng.
v Đối với cộng đồng dân cư
Nâng cao nhận thức của người phụ nữ trong gia đình và trẻ em trong trường học vì họ chính là động lực chính trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi tập quán sống của cộng đồng trong tương lai
Vận động nhân dân xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh, xóa bỏ các loại cầu tiêu trên ao cá, trên kênh, đồng thời đẩy mạnh việc giải tỏa các khu nàh ổ chuột, nâng cấp cơ sở hạ tầng làm giảm tốc độ lây lan bệnh truyền nhiễm.
Giúp đỡ cộng đồng thay đổi các hành vi, thói quen có hại cho sức khỏe, tăng cường sức khỏe cho dân chúng.
Giải thích cho cộng đồng về tác động của điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe
Đề nghị với chính quyền các cấp để cải thiện những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cấp nước sạch, vệ sinh và các chương trình về môi trường được tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
Các bài báo cáo ĐTM:
- Hiện trạng thu gom phân hầm cầu tại TP.HCM
- Ô nhiễm kênh rạch và lây lan dịch bệnh do phân thải – Vấn đề cần quan tâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhóm 4.doc