Đề tài Vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp

Tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp: ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHI XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP__________________________________ _______________________________________________________________ Lớp K13M01 Nhóm: 2 Gồm các SV: SV1: ______Võ Nguyễn Hoài Ân_____________________________ SV2: ______Vũ Thị Bích Ngân_____________________________ SV3: ______Đỗ Xuân Thư_____________________________ SV4: ______Trần Nguyên Vũ_____________________________ SV5: ______Võ Thị Hải Yến_____________________________ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 LỜI NÓI ĐẦU Nước cũng như không khí, ánh sáng… là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người và trong mọi hoạt động của xã hội. Trong quá trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm. Nước là dung môi của rất nhiều chất và làm nhiện vụ dẫn đường cho muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống ...

doc22 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHI XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP__________________________________ _______________________________________________________________ Lớp K13M01 Nhóm: 2 Gồm các SV: SV1: ______Võ Nguyễn Hoài Ân_____________________________ SV2: ______Vũ Thị Bích Ngân_____________________________ SV3: ______Đỗ Xuân Thư_____________________________ SV4: ______Trần Nguyên Vũ_____________________________ SV5: ______Võ Thị Hải Yến_____________________________ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 LỜI NÓI ĐẦU Nước cũng như không khí, ánh sáng… là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người và trong mọi hoạt động của xã hội. Trong quá trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm. Nước là dung môi của rất nhiều chất và làm nhiện vụ dẫn đường cho muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Nước còn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau. Hiện nay, cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường đang là vấn đề cần giải quyết và rất được quan tâm ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với những nguyên nhân như tình trạng gia tăng dân số khá nhanh, lưu lượng nước rỉ rác trên đường ống chiếm đến 46%... thì yêu cầu về chất lượng và nhu cầu về số lượng nước cấp ngày một cao hơn. Nhà máy xử lý nước Tân Hiệp với quy mô 300.000 m3/ngđ đã được ra đời để nhằm giải quyết phần nào vấn đề nan giải này. Những lợi ích của nhà máy nước Tân Hiệp đem đến đã phần nào giải quyết được những khó khăn về cấp nước nhưng lại có một tâu hỏi đặt ra là liệu việc xây dựng nhà máy có ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh hay không??? NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP Phần I GIỚI THIỆU BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một đô thị lớn nhất Việt Nam, là nơi thu hút rất nhiều dự án lớn, nhỏ trong nước lẫn ngoài nước. Các khu công nghiệp ngày càng được thành lập nhiều hơn và mở rộng quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó là tình trạng gia tăng dân số khá nhanh, theo thống kê năm 2009, dân số thành phố là 7.123.340 (Cục thống kê, 2009). Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều hơn. Nguồn nước và chất lượng nước sử dụng trở thành một câu hỏi bức bối trong xã hội. Hiện tại, trên địa bàn thành phố đã nhiều nhà máy lớn nhỏ để đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân. Tuy nhiên, do lưu lượng nước rỉ rác trên suốt đường ống lên đến khoảng 46% nên ở một số quận ngoại thành, người dân vẫn chưa đủ nước để sử dụng. Nhà máy xử lý nước Tân Hiệp với quy mô 300.000 m3/ngđ được ra đời với mục đích nhằm nâng cao lưu lượng nước sử dụng thành phố. Tuy nhiên, nhà máy nước Tân Hiệp được xây dựng cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, các khu vực dân cư sinh sống xung quanh và môi trường đất tại nơi đó. Vì vậy, theo luật bảo vệ môi trường được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường, trong đó, việc xây dựng nhà máy xử lý nước cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo ĐTM này sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý tác động tiêu cực đạt tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định đảm bảo phát triển bền vững. ĐỊA ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU : thành phố Hồ Chí Minh VẤN ĐỀ QUAN TÂM Ảnh hưởng của việc xây dựng nhà máy đến con người và môi trường. CÁCH TRÌNH BÀY Nội dung báo cáo PHẦN I : GIỚI THIỆU PHẦN II: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHẦN III: SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Phần II XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT 2.1 TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Các vấn đề môi trường khi xây dựng Nhà Máy nước Tân Hiệp. 2.2 CƠ QUAN QUẢN LÝ Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. 2.3 CƠ QUAN PHỐI HỢP- CÙNG THAM GIA Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh 2.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tình Hình Ngoài Nước v Phần Lan Espoon Vesi là một xử lý nước nhà máy ở miền nam Phần Lan. Nhà máy được chịu trách nhiệm về việc cung cấp nước sạch, nước thải và dẫn nước mưa và xử lý nước thải cho toàn bộ khu vực Espoo. Espoon Vesi là một nhà máy xử lý nước thuộc sở hữu của thành phố Espoo ở miền nam Phần Lan. Các Espoon Vesi Suomenoja khoảng 70.000 m3 / ngày của nước sạch được bơm từ nhà máy xử lý nước Damman và từ Helsinki vào mạng. Khi nhà máy xử lý nước chính ở miền nam Phần Lan, Espoon Vesi muốn đảm bảo rằng nước sạch sản xuất, phân phối và xử lý nước thải tại nhà máy này đã thành công. Công ty cũng muốn giảm thiểu sự gián đoạn bất kỳ nhà máy và tìm cách để giảm thời gian của những người rối loạn. Các nhà máy muốn đảm bảo rằng nước sạch sản xuất, phân phối và xử lý nước thải đã thành công. Để giúp đáp ứng mục tiêu của nó, Espoon Vesi ký hợp đồng với Honeywell cho các dịch vụ mạng từ xa của nó, bao gồm cả sửa đổi của mạng lưới tự động hóa, nâng cấp hệ thống và Uniformance ® PHD chức năng báo cáo. Với giám sát từ xa Honeywell và bảo trì mạng, Espoon Vesi đã có thể đạt được các lợi ích sau: Cung cấp xem tổng thể của hệ thống tự động hóa các chức năng và cách tốt nhất để giải quyết bất kỳ vấn đề. Nhận được thông tin trên một thiết bị bị hư hỏng để có hành động ngay lập tức . Giúp đảm bảo sản xuất và phân phối nước sạch. Cung cấp rõ ràng, được xác định thông tin cần thiết cho các báo cáo về sự thiếu hụt nguồn tài nguyên. Thiết lập hệ thống báo động và cảnh báo từ xa gửi tới chỗ nhân viên đến địa chỉ tại địa phương. v Nhật Bản Công nghệ xử lý nước ở Nhật trong thế kỷ 20 chủ yếu là lọc qua cát, nhưng từ những năm 1980 công nghệ lọc qua màng đã được đưa vào áp dụng. Đây là công nghệ sử dụng màng siêu lọc (UF) hay màng vi lọc (MF). Công nghệ lọc màng có ưu điểm là khả năng loại các chất rắn cao và nhà máy dễ bảo trì. Ở Nhật, công nghệ lọc màng đang được sử dụng ở các nhà máy nước quy mô nhỏ (công suất dưới 1.000 m3/ngày) ở những nơi thiếu các kỹ sư. Quá trình phát triển của công nghệ lọc màng ở Nhật đã đi qua 3 giai đoạn, thu hút sự tham gia của chính phủ, tư nhân và các nhà khoa học. Ÿ Ở giai đoạn 1991-1993, dự án “Màng lọc nước cho thế kỷ 21” (MAC21) đã đi đến kết luận màng UF và MF là hoàn toàn thích hợp để khử đục và loại vi khuẩn ở các nhà máy nước quy mô nhỏ. Ÿ Trong giai đoạn 1994-1996, Dự án NEW MAC21 đã phát triển các hệ thống lọc nước kết hợp hấp phụ bằng than hoạt tính và ozon hoá với lọc màng UF/MF. Ÿ Trong Dự án nâng cao ACT21 giai đoạn 3 (1997-2000), lọc màng UF/MF đã được áp dụng vào các nhà máy quy mô vừa đến lớn. Năm 2001, Nhật Bản có khoảng 240 nhà máy nước công nghệ lọc màng với tổng công suất xử lý 140.00 m3/ngày. Quy mô nhà máy nước lọc màng ngày càng mở rộng. Nhật Bản hiện có một số nhà sản xuất màng lọc hàng đầu thế giới và có quá trình phát triển công nghệ lọc màng mạnh. Một loại màng lọc bằng sứ quy mô lớn với khả năng chịu nhiệt cao và tuổi thọ dài, và một loại màng MF chịu được ozon làm bằng polyvinyldenefluoride (PVDF) đã được chế tạo và đưa vào sử dụng. Ở các nhà máy nước sử dụng màng lọc MF chịu ozon, quá trình lọc qua màng có thể đồng thời với ozon hoá. v Ấn Độ Nhà máy Erode có công suất 185.000.000 lít một ngày. Hàng ngày có khoảng 125.000.000 lít nước cung cấp cho các ngành công nghiệp dệt kim, nhuộm. 25.000.000 lít cho đô thị Erode bao gồm 60.000 cư dân khu ổ chuột và 35.000.000 lít còn lại cung cấp cho các khu vực thị trấn, nông thôn, làng vả các khu định cư. Khoảng 2.000 xe tải làm bảy đến mười chuyến đi một ngày để cung cấp nước cho các ngành công nghiệp dệt. Hộ gia đình được cung cấp nước vào những giờ cố định trong ngày. Tình hình trong nước Thủ Đức Nhà máy Nước Thủ Đức ban đầu có công suất 300.000 m3/ngày đêm, khai thác từ nguồn nước sông Đồng Nai, đưa nước về trung tâm thành phố. Tổng diện tích đất đền bù giải tỏa để thực hiện dự án là 524.114m2. Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho TPHCM vào năm 2010 và đảm bảo nguồn nước thay thế nước ngầm, UBND TPHCM vừa giao Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) nghiên cứu phương án nâng công suất đầu tư dự án mở rộng Nhà máy nước Thủ Đức (giai đoạn 3) lên 600.000m³/ngày, thay vì phương án 300.000m³/ngày. v Vĩnh Phúc Đơn vị cấp nước: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.  Địa chỉ: Số 41, Đường Tô Hiệu, Phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Tel: 0211.862478                      Fax: 0211.862480 Mở rộng hệ thống cấp nước từ 4000 m3 lên 16.000 m3/ngày. Nâng cao công suất xử lý nước từ 4000 - 8000m3 và xây mới nhà máy xử lý nước thải (8000m3) ở Hợp Thịnh. Đã đi vào hoạt động tháng 12/2003. v Ninh Bình Đơn vị cấp nước: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình Địa chỉ: Số 15 Lê Hồng Phong, thị xã Ninh Bình Tel: (030))874913                                 Fax: (030) 873 381 Nâng cao công suất đến 12,200m3 của công ty cấp nước huyện Tam Điệp, mở rộng hệ thống cung cấp khoảng 26km; Và Xây mới hệ thống cấp nước công suất 2,200m3/ngày ở huyện Nho Quan và hệ thống cấp nước 9500 km.  v Hà Tây Đơn vị cấp nước: Công ty cấp nước Sơn Tây  Địa chỉ: Số 193 Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây Tel: (034) 837019             Fax: 034-832078 Tăng cường công suất xử lý nước từ 5000m3-20.000m3/ngày của nhà máy cấp nước Sơn Tây hiện tại và xây dựng nhà máy Sơn Tây 2 với công suất 10,000m3/ngày. Đã đi vào hoạt động tháng 11/2003. v Nghệ An Đơn vị cấp nước: Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An Địa chỉ:  Số 32 Phan Đăng Lưu, Thành phố Vinh - Nghệ An Tel/ Fax: (038) 844 807 /844 727                                   Xây dựng các hệ thống cấp nước trong 06 thị xã thuộc khu vực miền núi tỉnh Nghệ An với công suất trong khoảng 400m3 - 2000m3/ngày. Đã đi vào hoạt động năm 2001. v Long An Công ty cấp nước tỉnh: Số 250A Hùng Vương, Phường 4 Thị Xã Tân An, Long An Địa chỉ: Tel: 072 826 900 / 826 118  Fax:072 826040 Mở rộng hệ thống cấp nước từ 12,000m3-27,000m3/ngày. Xây mới nhà máy xử lý nước ở thị xã Tân An công suất 15,000m3/ngày và mở rộng hệ thống cấp nuớc hiện tại tới 85km. Tính toán cần thiết của nghiên cứu Theo điều 18 của luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 1994 qui định, tất cả các dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Chi tiết đã được cụ thể hóa trong nghị định 175/CP của Thủ Tướng Chính phủ. Chính vì điều đó cho nên trước khi xây dựng nhà máy Tân Hiệp thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để có một cái nhìn tổng thể ảnh hướng của dự án đến môi trường. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu lâu dài Thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường Cung cấp cơ sở khoa học cho các chức năng về bảo vệ môi trường trung ương và địa phương trong phê duyệt, giám sát và quản lí đề tài. Đồng thời nghiên cứu đề tài giúp cho cơ quan thực hiện đề tài có những thông tin thích hợp để hoạch định chiến lược và lựa chọn các giải pháp tối ưu , lựa chọn hệ thống, thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Mục tiêu cụ thể Xác định tác động tức thời đối với môi trường Xác định các tác động tiềm tàng tới môi trường do xây dựng và hoạt động đề tài. Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm. Đánh giá năng lực xử lý và tổng hợp thông tin của cá nhân và làm việc tập thể Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Cung cấp một cách nhìn cụ thể đối với dự án Tạo điều kiện để các nhà quản lí suy nghĩ kỹ có nên thực hiện dự án Vị trí dự án và vùng nghiên cứu P Vị trí dự án nhà máy cấp nước Tân Hiệp huyện Hooc Môn TP Hồ Chí Minh. P Vùng nghiên cứu được xác định là huyện Hooc Môn TP Hồ Chí Minh. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường Môi trường địa lý Địa hình, khí hậu, khí tượng ( to, độ ẩm, mưa, độ bốc hơi…). Chế độ thủy văn nước mặt, ô nhiễm nước. Môi trường sinh học Danh mục các loại động thực vật sống trong nguồn nước Các vấn đề kinh tế xã hội Đặc điểm dân số, mức thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất. Y tế cộng đồng. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng nước mặt. Chi cục bảo vệ môi trường phối hợp với công ty cấp nước Sài Gòn thực hiện cho thấy lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng và vi sinh tăng cao tại các rạch, cống và các điểm xả nằm ngang trạm bơm Hòa Phú, đặc biệt là nhánh sông Thị Tính (nồng độ amoniac trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn) nằm ở thượng nguồn trạm bơm Hòa Phú. Trạm quan trắc Phú Cường, Bình Phước và Phú An, nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh, không đủ tiêu chuẩn nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, hàm lượng dầu đo được tại các trạm quan trắc ở đây dao động khoảng 0,03 mg/l trong khi quy định tiêu chuẩn nguồn nước thô dùng vào mục đích cấp nước sinh hoạt không cho phép điều này. Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội Phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình sống ven sông Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua các cơ quan quản lý. Phân tích và đánh giá tổng hợp về hiện trạng, nguyện vọng và phản ánh của dân về môi trường sống ven sông. Nghiên cứu về tác động Nhà máy nước đến môi trường Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa. Đánh giá khả năng tác động của bụi, mùi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình xây dựng. Đánh giá ảnh hưởng đến thực vật sống ven sông. Đánh giá ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trong sông. Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động Đề xuất các biện pháp giảm thiểu do di dời, giải tỏa. Đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình xây dựng, hoạt động. Đề xuất các biện pháp thu gom, xử lý bùn thải. Các phương pháp phòng ngừa sự cố môi trường. Xây dựng báo cáo ĐTM Theo quy định 175/CP. Bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lí môi trường cấp Trung ương Đảm bảo giải trình đầy đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập, phân tích tổng hợp số liệu. Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Khảo sát, phân tích : Khảo sát, phân tích các thành phần môi trường theo các phương pháp tiêu chuẩn đã được công nhận của từng ngành. Đánh giá tổng hợp: Sử dụng phương pháp lập ma trận, kiến thức chuyên gia để đánh giá tác động môi trường. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU STT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kinh phí dự kiến (1000 VNĐ) 1. Thu thập thông tin số liệu Qua mạng internet Qua sách báo Qua khảo sát 200 350 700 Tổng cộng 1.250 2. Khảo sát tại vùng dự án và chung quanh 2.1 chất lượng nuớc mặt khu vực dự án: 9 mẫu ( các thong số hoá lý thong thường, vi sinh)* 500đ/mẫu 2.2 Khảo sát hệ sinh thái nước hiện trạng 2.3Khảo sát hệ sinh thái không khí hiện trạng 2.4 Khảo sát nghiên cứu hiện trạng KT-XH vùng ven dự án 2.5 Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn các hộ dân sống hai bên bờ kênh 2.6 Xác định mật độ giao thông tại khu vực Đếm xe 2 lần x 2 trạm x 20.000 đ/lần.trạm 4500 500 1.000 900 600 80.000 Tổng cộng 87.500 3. Nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động tới môi trường 3.1 Đánh giá, dự báo khả năng ảnh hưởng đến di dời, giải toả 3.2 Đánh giá, dự báo khả năng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn 3.3 Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội 3.4 Đánh giá ảnh hưởng đến hệ thuỷ sản 3.5 Đánh giá, dự báo kênh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 3.6 Đánh giá, khả năng tác động khác như: bùn thải, tiếng ồn,.. 15.000 5.000 4.000 4.000 4.000 8.000 Tổng cộng 40.000 4. Nghiên cứu các đề xuất khống chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực và quản lý môi trường 4.1 Đề suất các biện pháp do di dời, giải tỏa 4.2 Đề suất các biện pháp giảm ô nhiễm đất, thu gom và xử lý bùn thải 4.3 Các giải pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 4.4 Các giải pháp phòng chống sự cố môi trường 4.5 Đề xuất chương trình quản lý môi trường cho nhà máy 7.000 12.00 3.000 2.000 5.000 Tổng cộng 29.000 5. Xây dựng báo cáo Phân tích, xử lý số liệu và xây dựng báo cáo tổng hợp In tài liệu, vẽ bản đồ Mua bút, giấy, tài liệu liên quan 3.000 900 1.000 Tổng cộng 4.900 6. - Chi phí thực địa - Tiền xe đi khảo sát ( 20 ngày x 1.000đ/ ngày ) - Thuê ghe: ( 4 ngày x 300 đ/ ngày) - Phụ cấp công tác phí ( 20 ngày x 200) 20.000 1.200 4.000 Tổng cộng 25.200 7. Các chi phí khác - Chuẩn bị tài liệu (phiếu khảo sát, tài liệu họp, tài liệu tuyên truyền…) - Điện, điện thoại, gửi tài liệu - Thiết bị văn phòng 3.000 3.000 500 Tổng cộng 6.500 Tổng 1+2+3+4+5+6+7 194.350 ( Bằng chữ: Một trăm chín mươi bốn triệu ba trăm năm mười ngàn VNĐ) TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Thời gian thực hiện từ 28/5 -> 11/5 Ngày 28/5 29/5 => 30/5 31/5 =>4/6 5/6 => 9/6 10/6 => 11/6 Tập trung thảo luận đưa ra đề tài và thu thập thông tin, đọc tài liệu sẵn có Đưa ra từng nội dung cần có trong đề tài và làm đề cương tổng quát Hoàn thành phần 1 + 2 Hoàn thành phần 3 Hoàn thành báo cáo và lập file ppt. Nộp báo cáo Phần III CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ Xà HỘI Huyện Hóc Môn v Vị trí địa lý Huyện Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc các quận nội thành của TP. HCM. Vị trí địa lý của huyện như sau: phía Bắc giáp với huyện Củ Chi, phía Đông giáp huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương, phía Đông Nam giáp quận 12, phía Nam giáp quận Bình Tân, phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh và phía Tây giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. v Khí hậu Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: P Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC. P Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể. P Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%. P Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ. Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau: P Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s. P Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0 m/s. P Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1 – 1,5 m/s. Sông Sài Gòn v Địa hình Sông Sài Gòn là một con sông bắt nguồn từ Tây Ninh, chảy qua Bình Dương, và đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và Soài Rạp chảy ra biển Đông, Thành phố Hồ Chí Minh. Sông dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km². v Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m. Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Độ ẩm không khí lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. v Thủy văn Về thủy văn, chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Thủy triều thâm nhập sâu vào sông, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m.(cao nhất tháng 10-11, thấp nhất tháng 6-7). Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn. Chỉ số DO ( 2,8 -4,7mg/lít) - không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước theo tiêu chuẩn của Việt Nam là phải trên 6mg/lít. Ở hạ lưu, chỉ số ô nhiễm gần chạm đến mức tối đa cho phép. Chẳng hạn, đối với COD đã đạt đến 9,9mg/lít, trong khi tiêu chuẩn tối đa là 10mg/lít. (theo nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Lâm Minh Triết). Ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dầu càng gia tăng trong nước sông Sài Gòn. P Ô nhiễm vi sinh vượt tiêu chuẩn đến 220 lần. P Ô nhiễm dầu 0,023 đến 0,090mg/lít. P Hiện tại có11 khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3 nước thải/ngày. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - Xà HỘI Dân số Dân số: 348.840 (Điều tra dân số 1/4/2009). Mật độ dân số: 3195 người/km2. Quy hoạch và sử dụng đất Thị trấn Hóc Môn là địa bàn dân cư tập trung, diện tích tự nhiên 173,74ha; được chia thành 8 khu phố với 77 tổ dân phố, 3429 hộ với 16.869 nhân khẩu. Đến năm 2010, cơ cấu đất nông nghiệp chiếm 11,54%; đất phi nông nghiệp 88,64% (trong đó, đất ở là 52,80%, đất chuyên dùng 35,24%); đất tôn giáo tín ngưỡng 0,42%. Đất nông nghiệp 14,99 ha, đất ở tại đô thị 6,43 ha. Vấn đề môi trường đang thách thức Nước đầu vào có chất lượng thấp nên khó khăn trong việc xử lí: tốn nhiều hóa chất, thời gian, chi phí đầu tư và vận hành… để đạt tiêu chuẩn cấp nước. Bùn thải chưa được xử lí tốt. Cần phải tìm nguồn nước sạch khác để thay thế. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Chất lượng KK Đất Nước dưới đất Nước mặt Tiếng ồn Dân cư Di tích lịch sử An toàn LĐ Xã hội An ninh SK cộng đồng Mỹ quan Thực vật Cá, thủy sản Xói mòn đất Xây dựng Di dời + 0 + + 0 + + + 0 + 0 0 0 San lấp + + + + + + + + + + + Khảo sát 0 + 0 0 + + 0 0 0 Đền bù + + 0 Giai tỏa 0 0 0 0 0 + + 0 + + 0 0 0 0 + Vật tư 0 + 0 + 0 0 Xây dựng + + + 0 + + 0 + 0 0 0 + 0 0 + SH công nhân 0 0 + + + + 0 + + + 0 Vận hành Châm hóa chất + + + + + + KT chất lượng + + 0 + 0 0 Lắng ,lọc 0 0 0 + Khử trùng + + + + 0 + 0 + Bảo trì + + + + + + Vệ sinh + + + + Sửa chữa 0 + + + 0 0 + + 0 0 + Sau vận hành Cung cấp nước + + 0 0 + + + 0 + + 0 Thải bùn lắng + + + 0 + 0 0 + 0 + + 0 Rửa lọc + + 0 0 + 0 + + + 0 Thải hóa chất + + + + + + + + 0 + + + Vận chuyển + + 0 0 0 0 0 0 + + Chú thích: :Tác động nhiều 0 :Tác động trung bình : Tác động ít Trong từng giai đoạn có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào thì đã được trình bày cụ thể trong bảng ma trận trên nhưng chúng tôi xin nhấn mạnh vào những ảnh hưởng chính sau Các tác động môi trường chính trong quá trình xây dựng P Khảo sát: hầu như không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. P Di dời, giải tỏa: trong quá trình này sẽ ảnh hưởng đến người dân, thực vật và động vật sinh sống tại đây. P San lấp mặt bằng: ảnh hưởng đến chất lượng không khí, tiếng ồn. P Xây dựng: ảnh hưởng đến chất lượng không khí, tiếng ồn, nước, đất và an toàn lao động. P Sinh hoạt của công nhân: môi trường đất, nước. Các tác động môi trường chính trong quá trình vận hành P Kiểm tra chất lượng nước đầu vào: công tác này được thực hiện trong phòng thí nghiệm nên không ảnh hưởng đến môi tường. P Châm hóa chất: ảnh hưởng đến không khí, môi trường nước. P Quá trình lắng, lọc: bùn thải ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. P Khử trùng: sức khỏe người sử dụng. Các tác động môi trường chính trong quá trình sau vận hành P Bùn thải: ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. P Thải hóa chất: ô nhiễm mạch nước dưới đất. P Nước rửa lọc: ô nhiễm nước mặt. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Trong quá trình xây dựng Di dời, giải tỏa: cần có các công tác hỗ trợ và tái định cư. San lấp mặt bẳng: có bức tường che chắn giảm ô nhễm tiếng ồn và bụi. Xây dựng: v Ô nhiễm bụi Che chắn các công trình đang thi công kĩ lưỡng. Bố trí tập kết nguyên vật liệu thích hợp, thuận tiện cho việc thi công tránh tập kết nguyên vật liệu tại nơi không hợp lý, cùng lúc gây khó khăn cho thi công và cũng phát sinh lượng bụi nhiều. Phun nước trên các khu vực đang thi công. Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân. Đối với các xe chuyên chở vật liệu xây dựng ra vào công trường: P Sử dụng bạt phủ trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. P Xe ra khỏi công trường phải được làm sạch tất cả các bánh xe. v Ô nhiễm khói thải Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ. Hạn chế sử dụng máy sinh nhiều khói trên công trường. Ưu tiên sử dụng lưới điện quốc gia, hạn chế sử dụng máy phát điện chạy bằng năng lượng đốt. Ưu tiên sử dụng các máy móc mới. v Ô nhiểm tiếng ồn, độ rung Các tác động này chỉ xảy ra trong quá trình ngắn, và khó khắc phục triệt để. Tuy nhiên để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, dự án sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây ra tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bêtông bằng búa thủy lực (nếu có) sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ. v Ô nhiểm nước thải Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom và xử lý qua các bể tự hoại hiện có để không gây ô nhiễm môi trường. Nước rửa các phương tiện do có lưu lượng nhỏ và chủ yếu là đất, cát và 1 ít dầu mỡ nên có thế thải luôn ra môi trường. Không cần xây hệ thống xử lý cho tốn kém. Nước mưa chảy tràn thì sẽ tạm thời được dẫn chung với nước kênh trong mương đào tạm kế bên. Quản lý rác thải thích hợp để tránh nước mưa chảy tràn qua các khu vực tập kết rác gây ô nhiễm môi trường nước. Không để nước thải và nước cấp sử dụng cho quá trình thi công xây dựng chảy tràn ra lề đường và lòng đường gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. v Ô nhiễm cho chất thải rắn Chất thải rắn cần phải được thu go, lưu trữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. Giáo dục ý thức về vấn đề quản lý chất thải rắn cho người lao động trực tiếp trên công trường. v Sự cố trên công trường Công nhân nên mang đủ đồ bảo hộ, và được học cách đảm bảo an toàn lao động. Các máy móc thiết bị nên được kiểm tra, bão dưỡng thường xuyên. Tránh sử dụng máy móc quá cũ. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn điện. Quản lý chặt chẽ các loại máy móc, thiết bị sử dụng điện và các loại nguyên, vật liệu dễ cháy nổ. Công nhân vận hành phải được huấn luyện và thực tập xử lý các trường hợp xảy ra sự cố theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị sơ cứu cần thiết cần được trang bị sẵn và chỉ thị rõ ràng. Sinh hoạt của công nhân: đưa ra các nội qui về vệ sinh nơi ở và khu làm việc. Trong quá trình vận hành Châm hóa chất, khử trùng: châm lượng hóa chất vừa đủ, không nên châm quá nhiều và phải châm đúng qui cách. Vệ sinh thiết bị: nước sau quá trình vệ sinh này cần phải được xử lí trước khi xả thải thẳng và nguồn tiếp nhận Trong quá trình sau vận hành Thải bùn và nước rửa lọc: cần xử lí triệt để trước khi xả thải ra nguồn. Vận chuyển nước đến tay người tiêu dùng: giảm thiểu thất thoát nước ít nhất. Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống cấp nước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ v Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu, phấn tích vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy Tân Hiệp, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra một số kế luận như sau: Trong điều kiện hiện nay vấn đề thiếu nước sạch đang là tình trạng quan trọng do đó việc xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp trong lúc này là việc gấp rút cần làm để cung cấp đủ nước cho người dân sử dụng. Do lần đầu tiếp xúc với ĐTM nên còn nhiều sai sót khó tránh khỏi, các giả thuyết chỉ nhằm mang tính tham khảo. Tác động nhiều đến hệ sinh thái tại địa phương do xây dựng nhà máy và các công trình liên quan. Việc thực hiện cải tạo tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống trên khía cạnh về điều kiện kinh tế, xã hội. v Kiến nghị Cần tìm ra những nhân tố còn tồn tại về vấn đề môi trường chính tại nhà máy nước Tân Hiệp nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục, và cải thiện hiện trạng ô nhiễm trên. Khắc phục tâm lý của dân cư quanh vùng, tạo một mảng xanh về môi trường cho thành phố Hồ Chí Minh. Phải có chế độ đền bù thỏa đáng cho người dân bị giải tỏa để xây dựng. Về lâu dài, giải quyết triệt để tình trạng thiếu nước sạch như hiện nay. Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu tổng hợp, các tác động môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, công nhân lao động, hệ sinh thái cần phải thực hiện những giải pháp đúng yêu cầu để đảm bảo an toàn các tiêu chí sau: P Đảm bảo an toàn lao động trong khi xây dựng. P Không làm ảnh hưởng đến người dân sống chung quanh. P Bảo vệ môi trường trước, vận hành và quản lý nhà máy nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.yeumoitruong.com www.vietnamnet.vn www.tuoitre.com.vn www.google.com www.dantri.com www.laodong.com.vn Vương Quang Việt, tháng 12/2006, Đánh giá tác động môi trường. PHỤ LỤC Một số hình ảnh về Nhà Máy nước Tân Hiệp Vị trí nhà máy nước Tân Hiệp Quy trình vận hành của nhà máy Nhìn tổng thể nhà máy Nhìn tổng thể nhà máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhóm 2.doc
Tài liệu liên quan