Đề tài Vấn đề lạm phát ở Việt nam trong những năm gần đây

Tài liệu Đề tài Vấn đề lạm phát ở Việt nam trong những năm gần đây: BÀI THẢO LUẬN  MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ CHỦ ĐỀ: Lạm phát ở Việt nam trong những năm gần đây Nhóm: 3 I/ Lý do chọn đề tài: Hiện nay,do nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều thay đổi,các quốc gia dần và đang chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá.Trong nền kinh tế thị trường,các hoạt động cạnh tranh luôn diễn ra gây gắt nhằm thu lại lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường.Các nhà kinh tế cũng như các Doanh nghiệp phải biết cách tiếp cận, nắm bắt nhanh chóng những vấn đề của nền kinh tế mới.Một trong những vấn đề đó là lạm phát, tham nhũng, hối lộ.....nhưng nổi bậc nhất chính là vấn đề Lạm phát. Do đó, Nhóm chúng em đã chọn đề tài “Lạm phát” để tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề trên.Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và trí tuệ mới có thể có kết quả khả quan được. Việc chống Lạm phát không chỉ là việc của các Doanh nghiệp mà nó còn là nhiệm vụ của chính phủ.Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đời...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề lạm phát ở Việt nam trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN  MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ CHỦ ĐỀ: Lạm phát ở Việt nam trong những năm gần đây Nhóm: 3 I/ Lý do chọn đề tài: Hiện nay,do nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều thay đổi,các quốc gia dần và đang chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá.Trong nền kinh tế thị trường,các hoạt động cạnh tranh luôn diễn ra gây gắt nhằm thu lại lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường.Các nhà kinh tế cũng như các Doanh nghiệp phải biết cách tiếp cận, nắm bắt nhanh chóng những vấn đề của nền kinh tế mới.Một trong những vấn đề đó là lạm phát, tham nhũng, hối lộ.....nhưng nổi bậc nhất chính là vấn đề Lạm phát. Do đó, Nhóm chúng em đã chọn đề tài “Lạm phát” để tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề trên.Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và trí tuệ mới có thể có kết quả khả quan được. Việc chống Lạm phát không chỉ là việc của các Doanh nghiệp mà nó còn là nhiệm vụ của chính phủ.Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện nay, chống Lạm phát, giữ vững kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Vấn đề Lạm phát đã được nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khắc phục, trong đó có Việt Nam chúng ta. Nét đặc trưng nổi bậc của thực trạng nền kinh tế khi có Lạm phát là hầu hết giá cả hàng hoá đều tăng cao và sức mua đồng tiền ngày càng giảm nhanh. Do điều kiện và khả năng hạn chế, chắc rằng trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu xót.Nhóm chúng em rất mong được Cô xem xét và có ý kiến để cho nhóm chúng em có thể có bài làm tốt hơn nữa. II/Nội dung: 1/ Định nghĩa Lạm phát là hiện tượng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hành hoá. Lạm phát được nhiều người chấp nhận là sự gia tăng liên tục của giá cả hàng hoá trên thị trường . Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến bất đồng cho rằng lạm phát là do nhà nước thực hiện chính sách phát hành tiền quá mức cho nên lạm phát được gọi là lạm phát khi mức giá chung tăng do tăng mức cung tiền. Khi xác đinh nền kinh tế có lạm phát hay không người ta quan tâm đên sự tăng giá chung chứ không phải sự dao đông đột ngột của mức giá chung . Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. 2/ Nguyên nhân gây ra lạm phát: Có hai nguyên nhân chính: - Lạm phát do cầu kéo  - Lạm phát do chi phí đẩy a/Lạm phát do cầu kéo ( lạm phát do sự tăng lên về cầu): Khi lượng cầu về hàng hoá AD tăng lên,làm cho giá cả của hàng hoá tăng lên từ P0 lên P1.Khi mà giá cả tăng lên đòi hỏi lượng tiền lớn cho nên cũng làm cho lượng cung tiền cũng tăng lên từ lượng Yp lên Yp.Trong khi đó lượng cung trên thị trường vẫn không thay đổi.cho nên khi giá p và lượng cung tiền y tăng lên làm cho đường cầu ad sẽ dịch chuyển về bên phải. Từ đó làm nền kinh tế có lạm phát b/ Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí của doanh nghiệp bao gồm: - Tiền lương  -Giá cả nguyên vật liệu đầu vào - Máy móc -Chi phí bảo hiểm công nhân thuế..... Khi giá của một hoặc một vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng , để đảm bảo lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ tăng giá thành sản phẩm. lạm phát nảy sinh từ đó. Ngoài ra cũng phải kể đến một vài nguyên nhân khác gây ra lạm phát: • Lạm phát do cơ cấu • Lạm phát do cầu thay đổi •Lạm phát do xuất khẩu • Lạm phát do nhập khẩu, lạm phát tiền tệ 3/ Tác động của lạm phát - Nạn nhân của lạm phát: hầu hết mọi thành phần trong nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát bởi vì nhìn một cách tổng quát thì mỗi người đều là người tiêu dùng. - Các thành viên chịu ảnh hưởng mạnh nhất của lạm phát đó là: • Người về hưu. • Người gửi tiết kiệm. • Những người cho vay nợ. • Những người thuộc diện nghèo trong xã hội (thu nhập dưới 1USD/ngày): đây là những người chịu hậu quả nặng nề nhất của lạm phát khi số tiền ít ỏi của họ giờ đây không đủ cho 1 bữa ăn gia đình. 4/ Các loại Lạm phát *Lạm phát dự đoán - Là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến, không gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ hạch toán để giảm thiệt hại. +Thứ nhất, hạch toán tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ trượt giá ) vào những chỉ tiêu có liên quan. +Thứ hai, nếu tỷ lệ lạm phát cao, dân chúng sẽ tránh giữ tiền mà thay vào đó là vàng, ngoại tệ mạnh. -Mặt trái: kích thích số lượng tiền giao dịch trong nền kinh tế. *Lạm phát ngoài dự đoán -Là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của mọi người.Khi đó: TLLP thực= TLLP dự đoán +TLLP ngoài dự đoán -Tác động: tạo sự phân phối của cải giữa các đối tượng trong nền kinh tế. (Giữa người đi vay và cho vay, giữa người trả lương và người hưởng lương...) Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát: * Lạm phát vừa phải hay lạm phát một con số: tỷ lệ lạm phát chưa đến 10% Đồng tiền không mất giá, những dự đoán tương đối ổn định, có thể ký các hợp đồng với điều kiện danh nghĩa. * Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát 2-3 chữ số: tỷ lệ dao động từ mức 10% đến dưới 1000% - Nếu tình trạng lạm phát này kéo sẽ gây nên nhiều thiệt hại lớn cho nền kinh tế. + Thị trường tài chính sẽ không ổn định. + Dân chúng và các nhà đầu tư lo ngại bỏ vốn đầu tư. * Siêu lạm phát: Tỷ lệ rất lớn 1000%/ năm trở lên, giá cả tăng gấp nhiều lần mỗi tháng. Đây là lạm phát thường ít xảy ra, chỉ khi có những biến cố lớn về kinh tế - chính trị. 5/ Tình hình thực tế ở việt nam hiện nay - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong hai tháng đầu năm đã tăng đến 3,35% so với cuối năm ngoái. Chỉ trong hai tháng đầu năm, lạm phát đã tăng gần một nửa so với kế hoạch 7% của cả năm.  Trong tháng 2/2010, tỷ lệ lạm phát so với tháng trước đó là 1,96%, thấp hơn so với mức trung bình trong tháng 2 kể từ năm 2004 trở lại đây. Tốc độ tăng CPI theo năm và theo tháng. Nhìn vào đồ thị của hai chuỗi số liệu về tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng CPI, cho thấy sự gia tăng của tốc độ tăng CPI theo sau tăng trưởng của tín dụng, và mối quan hệ này có độ trễ từ 7-8 tháng (xem đồ thị bên dưới). Tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán và CPI. Về chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách là khá cao do Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế vào năm ngoái nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Quy mô lớn của gói kích cầu trị giá gần 7 tỷ Đô la đã được các nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ gây lạm phát từ đầu năm. Trong năm ngoái, thâm hụt ngân sách lên tới 6,9% GDP, là mức cao so với mức chấp nhận thông thường ở mức 5% GDP ở Việt Nam. Tăng chi tiêu Chính phủ khiến cho cầu về hàng hóa tăng, thúc đẩy giá tăng, đồng thời thâm hụt ngân sách liên tục sẽ gây áp lực cho in tiền để tài trợ cho các khoản chi tiêu của Chính phủ. - Quỹ tiền tệ quốc tế( IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của việt nam trong năm 2010 là ở mức 6%, nhưng lạm phát có thể lên đến 2 con số do tăng trưởng tín dụng manh, giá hàng hóa thế giới cao trở lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước. Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2009 cho thấy mặc dầu Ngân hàng Nhà nước đã đưa rất nhiều những cảnh báo và mệnh lệnh hành chính nhằm ngăn chặn tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên vẫn không cản trở tăng trưởng tín dụng lên mức 37,7% từ mức mục tiêu ban đầu là 25%. Cụ thể, về chính sách lãi suất, bỏ trần lãi suất huy động hoặc nâng trần lãi suất huy động là việc cần làm để hút thêm tiền vào hệ thống ngân hàng. Hiện tại, việc quy định trần lãi suất tiền gửi ở mức 10,5% đang gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn Mặc dầu, các ngân hàng cũng áp dụng trả lãi suất tăng thêm khoảng 1-2% so với mức lãi suất trần qui định đối với khách hàng VIP nhưng mức lãi suất này vẫn chưa đủ hấp dẫn để tăng lượng tiền gửi. Trong ba tháng gần đây, tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi âm hoặc gần với không. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi. Lãi suất tiền gửi nên được điều chỉnh tăng, để khuyến khích người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng và lãi suất cho vay cao, dẫn tới giảm tăng trưởng tín dụng và từ đó cải thiện được chỉ số tổng tín dụng trên tổng tiền gửi. Thêm vào đó, việc kiểm soát tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng là điều cần bàn khi lãi suất cho vay ở mức cao nhằm tránh sự lựa chọn bất lợi. Hiện tại, mức lãi suất mà ngân hàng thông thường áp dụng đối với cho vay sản xuất kinh doanh ở mức 16-17% vô hình dung đã loại bỏ những dự án ít rủi ro có suất sinh lời dưới mức 16-17%. Thay vào đó, chỉ những dự án có suất sinh lời cao mới có thể chấp nhận mức lãi suất này. Trong kinh tế thị trường, những dự án có suất sinh lời cao thường đi kèm với rủi ro cao.  - Dựa trên thực tế và dự doán về lạm phát trong nước như đã nêu trên. Chúng ta có thể đưa ra hướng giải quyết cho bài toán lạm phát của việt nam như sau: • Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt • Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỉ lệ thâm hụt ngâm sách. • Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiêt và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thục và thực phẩm. • Đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu • Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. • Tăng cường công tác quản lí thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. • Mở rộng thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Top of Form III- Top of FormIIIIIIIIiiiiiiiiiiiiiCác giải pháp khắc phục lạm phát * Những biện pháp khắc phục lạm phát: - Ngừng phát hành tiền vào lưu thông: ngân hàng phát hành tạm thời không thực hiện các nghiệp vụ đưa thêm tiền vào lưu thông. - Tăng lãi xuất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm: tác dụng hút tiền mặt của dân chúng doanh nghiệp và ngân hàng thương mại làm giảm sức ép với hàng hóa trên thị trường. - Cắt giảm, hoãn chi các khoản chưa cấp bách từ ngân sách nhà nước. - Bán ngoai tệ và vàng để thu bớt tiền mặt từ lưu thông vào ngân hàng. - Giảm thuế nhập khẩu khuyến khích tự do mậu dịch. - Vay và xin viện trợ từ nước ngoài. - Cải cách tiền tệ. - Thu hút được vốn trong dân, ổn định lạm phát, ổn định chính sách lãi suất để phát triển bền vững. * Những biện pháp ổn đinh tiền tệ chiến lược: - Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước. - Xây dựng ngành sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. - Giảm nhẹ biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính. - Kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các chính sách thu chi của chính phủ. - Lạm phát để chống lạm phát. IV/ Kết luận Chúng ta thấy rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toànlạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ít đem lại. Tình hình diển biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hoành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách xã hội, xoá bỏ cơ chế bao cấp,quan liêu. Sự cải cách không dồng bộ giữa giá cả và quản lí kinh tếdẩn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong công cuộc chống lạm phát 1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị... Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong công cuộc chống lạm phát củng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mổi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vửng mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà một phần khong nhỏ dành cho các doanh nghiệp trẻ góp phần làm rang danh đất nước trong nhiều năm tới này. Các nước trên thế giới chưa nước nào triệt tiêu được lạm phát, ngay cả các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc,… cũng đều như thế. Họ phải chấp nhận chịu một sự tổn thất tương đương 4% tổng sản phẩm quốc dân để giảm được 1% lạm phát, nhưng lạm phát vẫn tái diễn đi tái diễn lại nhiều lần mà không thể nào triệt tiêu được nó. Lạm phát đã và đang sẽ là vấn đề nổi cộm trong lý Thuyết tài chính - Tiền tệ. Tuy vậy, Nhóm em đã cố gắng tới mức cao nhất bài thảo luận trong khả năng của nhóm. Bài viết này chỉ là nhửng thu nhặt bước đầu mang tính chất cơ sở cho việc phát triển nhận thức sau này. Nhóm em hy vọng đây là cách tiếp cận có hiệu quả trong quá trình tìm hiểu nền kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng. Hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclam_phat_48821.doc
Tài liệu liên quan