Tài liệu Đề tài Vấn đề hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty vận tải và đại lý vận tải Hà nội – VITACO: Lời mở đầu
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các đường lối phát triển nền kinh tế với mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh....”. Hơn 10 năm qua, kể từ năm 1986 đến nay, sự đổi mới của nền kinh tế nước ta đã đem lại những kết quả ban đầu. Với việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở cửa đã và đang từng bước kết nối với nền kinh tế thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu ( XNK) ngày càng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế hiện nay.
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, ở Việt nam hoạt động Xuất nhập khẩu đã thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở thành nguồn tích luỹ chủ yếu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Không ngừng mở rộng và phân công hợp tác quốc tế trên lĩnh...
67 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty vận tải và đại lý vận tải Hà nội – VITACO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các đường lối phát triển nền kinh tế với mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh....”. Hơn 10 năm qua, kể từ năm 1986 đến nay, sự đổi mới của nền kinh tế nước ta đã đem lại những kết quả ban đầu. Với việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở cửa đã và đang từng bước kết nối với nền kinh tế thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu ( XNK) ngày càng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế hiện nay.
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, ở Việt nam hoạt động Xuất nhập khẩu đã thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở thành nguồn tích luỹ chủ yếu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Không ngừng mở rộng và phân công hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu", đó là những đòi hỏi khách quan của thời đại.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn, một nghiệp vụ quan trọng đối với mọi thương nhân là việc xây dựng các hợp đồng. Như vậy, hợp đồng là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu trong hoạt động mua bán hàng hoá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cả lợi ích kinh tế lẫn quan hệ ngoại giao đối với những nước đó. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt việc mua bán thông qua hợp đồng với bạn hàng quốc tế vẫn còn nhiều mới mẻ, bỡ ngỡ đối với các Doanh nghiệp Việt nam. Thực tế cho thấy, việc thiếu trang bị những kiến thức pháp lý cần thiết trong hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng đã mang lại hậu quả khôn lường mà nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu: những thiệt hại về tài sản, tiền bạc, sự mất uy tín trong quan hệ kinh doanh và nhiều thua thiệt khác của các doanh nghiệp Việt nam. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, nhưng trong đó vẫn chủ yếu vẫn là thiếu kiến thức, kinh nghiệm và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt dộng kinh doanh quốc tế đồng thời bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như quốc gia đó, tránh bị thua thiệt trong quan hệ với bạn hàng và rút ra được nhiều kinh nghiệm làm tăng hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty vận tải và đại lý vận tải Hà nội, phân tích rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty vận tải và đại lý vận tải Hà nội – VITACO” . Nội dung của báo cáo tốt nghiệp được chia thành 3 phần như sau:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng hoạt động ký kết và thức hiện hợp đồng nhập khẩu công ty VITACO – Hà nội.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong thời gian tới taị Công ty VITACO – Hà nội.
Trong quá trình nghiên cứu và viết về đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô giáo và bạn đọc thông cảm, đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. Đề tài này được sự giúp đỡ cuả Thạc sỹ Trần Hoè và các Cô, Chú trong Phòng Xuất nhập khẩu của Công ty VITACO – Hà nội.
Hà nội, tháng 6 năm 2001
PhầnI:
Những vấn đề cơ bản về hợp đồng nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
I. Khái quát chung về hợp đồng nhập khẩu.
1.Khái niệm và phân loại hợp đồng nhập khẩu
1.1. Khái niệm:
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá là loại hợp đồng mua bán đặc biệt hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là một bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
1.2. Phân loại hợp đồng nhập khẩu
Từ định nghĩa hợp đồng nhập khẩu ta có thể phân hợp đồng nhập khẩu ra làm 2 loại như sau:
a/.Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp: Là một loại hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua vượt qua biên giới quốc gia, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hoá bằng các phương thức thanh toán quốc tế.
Loại hợp đồngnày thì nhà nhập khẩu những hàng hoá nhằm thoả mãn cho việc kinh doanh của mình trên thị trường. Nghĩa là họ sẽ nhập khẩu những hàng hoá mà có thể tiêu thụ được ở thị trường trong nước, có thể đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh của Công ty họ. Hợp đồng này có thể có hai loại: có hạn nghạch và không có hạn nghạch.
- Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có hạn nghạch: thì khi muốn nhập khẩu thì phải xin giấy phép nhập khẩu và hạn nghạch nhập khẩu mới được phép nhập khẩu. Nghĩa là Công ty chỉ được phép nhập khẩu số lượng hàng hoá theo quy định của Nhà nước cho phép.
-Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá không có hạn nghạch: Những loại hàng hoá mà Nhà nước ta không quy định hạn nghạch nhập khẩu thì công ty chỉ xin giấy phép nhập khẩu, nếu như pháp luật cho phép nhập khẩu thì Công ty phải làm các thủ tục nhập khẩu như đã quy định, còn về khối lượng hàng hoá thì không hạn chế.
b/. Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác: Cũng là hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nhưng bên hợp đồng được sự uỷ thác của bên thứ ba nhập một khối lượng hàng hoá nào đó nhất định tuỳ theo yêu cầu của bên thứ ba. Theo hợp đồng này thì bên nhập khẩu chỉ việc nhập hàng hoá theo yêu cầu bên thứ ba, song việc thì sẽ được hưởng một khoản tiền nào đó tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên.
2. Tính chất của hợp đồng nhập khẩu
Khác với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đồng nhập khẩu có tính chất quốc tế. Tuy nhiên, tính chất này lại được luật pháp các nước cũng như các Điều ước quốc tế quy định một cách khác nhau:
Theo công ước La Hague – 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì “ Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc là việc trao đổi ý chí để ký kết hợp đồng giữa các bên được lập ở các nước khác nhau”.
Như vậy, tính quốc tế của công ước này thể hiện là:
Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Vấn đề quốc tịch của chủ thể không được công ước đề cập và không coi là yếu tố xác định tính quốc tế của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước khác.
Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể lập laị ở các nước khác nhau.
Theo công ước Viên – 1980 thì: Hợp đồng nhập khẩu là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( điều 1).
Như vậy, công ước Viên – 1980 đã đơn giản hoá những yếu tố quốc tế của hợp đồng nhập khẩu, ngoại trừ những quan điểm khác biệt, bất đồng trong luật quốc tế giữa các nước, làm giảm bớt những khó khăn, trở ngại và trong đàm phán ký kết hợp đồng. Việc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau dẫn đến việc có thể áp dụng nhiều hệ thống luật pháp khác nhau, nhưng trong trường hợp căn cứ vào quốc tịch thì nếu hai chủ thể có quốc tịch khác nhau lại có trụ sở thương mại tại một nước thì việc giải thích yếu tố quốc tế của hợp đồng nhập khẩu là bế tắc. Do vậy, quan điểm về tính quốc tế của hợp đồng xuất nhập khẩu trong công ước Viên – 1980 mang tính chất bao quát chung và phù hợp với thực tế hiện nay.
Theo quan điểm của Việt nam, tại điều 80 Luật Thương mại thì: “Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt nam với một bên là thương nhân nước ngoài”.
Tại điều 5 khoản 6 cũng quy định: “ Thương nhân được hiểu là các cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên”.
Như vậy, để xác định hợp đồng nhập khẩu thì chỉ có một quy định là hợp đồng được ký kết với thương nhân nước ngoài. Vấn đề đặt ra là: Phải xác định thương nhân nước ngoài như thế nào? Theo Điều 81 khoản 1 – Luật Thương mại quy định: “ Chủ thể liên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật mà thương nhân đó mang quốc tịch”
3. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu.
Từ khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hay hợp đồng ngoại thương thì chúng ta có thể hiểu nó là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài mà thông qua đó thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Do vậy hợp đồng nhập khẩu có những đặc điểm sau:
Các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
Hàng hoá đối tượng cuả hợp đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau.
Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau.
Đồng tiền thanh toán hợp đồng NK phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng.
Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế khác với thương mại và hàng hải.
4. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu
Một hợp đồng nhập khẩu hay hợp đồng mua bán quốc tế thường có hai phần: Những điều trình bày ( representation ) và các điều khoản về điều kiện (temr and conditions).
4.1. Phần những điều trình bày người ta ghi rõ:
Số hợp đồng ( Contract No.)
Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.
Tên và địa chỉ của các đương sự.
Những định nghĩa dùng trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định chính phủ ký kết ngày tháng........, cũng như có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ...... nước.......với Bộ...... nước.... Chí ít người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng.
4.2. Phần các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Trong phần này người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm ( như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì....) các điều khoản tài chính ( như giá cả và cơ sở của giá cả thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán...), các điều khoản vận tải ( Như điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng....), các khoản pháp lý ( như: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài....).
Điều khoản về tên hàng.
Nhằm giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán trong hợp đồng bằng một số biện pháp như:
Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học ( áp dụng cả cho loại hoá chất, giống cây, vật nuôi...)
Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó ( nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.).
Ghi tên hàng kèm với quy cách chính. VD: xe tải 25 tấn....
Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó.
Ghi tên hàng kèm theo công dụng.
b. Điều khoản về phẩm chất.
“ Phẩm chất” nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán như tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng.... Nó phải đảm bảo dự định về phẩm chất qua từng thời gian và từng chuyến hàng nhập khẩu. xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ sở vật chất để xác định cơ sở vật chất, để xác định giá cả và mua được hàng đúng theo yêu cầu trong hợp đồng phải nêu rõ phương pháp xác định phẩm chất, những tiêu chuẩn hàng hoá phải đạt được. Một số phương pháp chủ yếu thường được sử dụng để xác định phẩm chất hàng hoá như: Mẫu hàng, nhãn hiệu, hàm lượng của chất chính, tiêu chuẩn,bản mô tả sản phẩm...
c. Điều khoản về số lượng
Là điều khoản quan trọng góp phần xác định rõ đối tượng mua bán và bên liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đôí tượng mua bán và liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua bên bán. Điều khoản này nhằm nói lên mặt “ lượng” của hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề đơn vị tính số lượng ( hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
d. Điều khoản về bao bì:
Trong điều khoản về bao bì, các bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau với những vấn đề yêu cầu về chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.
Phương pháp quy định chất lượng của bao bì: Người ta có thể dùng một trong hai phương pháp sau: Quy định chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó. VD: “ Bao bì thích hợp với việc vận chuyển đường sắt”, “ Bao bì vận chuyển đường biển”... Hai là, quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì như: Yêu cầu về vật liệu làm bao bì, hình thức, kích cỡ, số lớp và cách thức cấu tạo của bao bì, yêu cầu về đai nẹp của bao bì.
Phương thức xác định giá cả của bao bì: Việc tính giá cả của bao bì có thể có những trường hợp sau:
Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hoá, không tính riêng.
Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng.
Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hoá.
e. Điều khoản về giá cả:
Trong hợp đồng nhập khẩu , giá cả cần được căn cứ vào tính chất của hàng hoá và tập quán buôn bán mặt hàng đó trên thị trường quốc tế để xác định rõ đơn vị giá cả:
Mức giá: Giá cả trong hợp đồng nhập khẩu thường là giá quốc tế.
Phương pháp tính giá: Như giá cố định, giá quy định sau, giá linh hoạt, giá di động.
Điều kiện giảm giá: Với mục đích là khuyến khích mua hàng thì có các nguyên nhân giảm giá sau: do trả tiền sớm, giảm giá dịch vụ, giảm giá để đổi hàng cũ để mua hàng mới, giảm giá đối với thiết bị đã dùng rồi, do mua hàng với số lượng lớn.....
Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng: Trong hợp đồng NK, mức giá bao giờ cũng ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định, bởi vì giá cả sẽ khác nhau ở những điều kiện giao hàng khác nhau.
f. Điều khoản giao hàng:
Nội dung của điều khoản này là sự xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, sự xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng.
+ Thời hạn giao hàng: Trong buôn bán quốc tế người ta có ba kiểu quy định thời hạn giao hàng như sau: thời hạn giao hàng có định kỳ, thời hạn giao hàng ngay, thời hạn giao hàng không định kỳ.
+ Địa điểm giao hàng: gồm các bước sau:
Giao nhận sơ bộ: Là bước đầu xem xét, xác định ngay tại địa điểm sản xuất hoặc nơi giữ hàng, sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng hoá so với hợp đồng.
Giao nhận về số lượng, chất lượng
Giao nhận cuối cùng: Là sự xác nhận rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
+ Thông báo giao hàng: Trước khi giao hàng, người bán sẽ thông báo là hàng hoá đã sẵn sàng để giao ngày hàng đến cảng để giao. Sau giao hàng người bán sẽ phải thông báo tình hình đã giao và kết quả củ việc giao hàng đó.
h. Điều khoản thanh toán:
Trong việc thanh toán tiền hàng được mua hoặc bán các bên thường phải xác định những vấn đề đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền và các điều kiện đảm bảo hối đoái.
+ Đồng tiền thanh toán: Có thể là của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc bằng đồng tiền của nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp với đồng tiền tính giá và cũng có thể không trùng hợp với đồng tiền tính giá và cũng có thể không trùng hợp, lúc này phải quy định mức tỷ giá quy đổi.
+ Thời hạn thanh toán: Là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền sau.
+ Phương thức trả tiền: Có nhiều phương thức trả tiền trong buôn bán quốc tế. Nhưng mấy phương thức sau đây phổ biến nhất thường được áp dụng trong quan hệ mau bán quốc tế:
Phương thức trả tiền mặt ( cash payment ).
Phương thức chuyển tiền ( Transfer )
Phương thức nhờ thu .
Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C )
Điều kiện đảm bảo hối đoái: Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế giới thường sụt giá hoặc tăng giá. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra, các bên giao dịch có thể thoả thuận những điều kiện đảm bảo hối đoái. Đó có thể là điều kiện đảm bảo vững vàng hoặc điều kiện đảm bảo ngoại hối.
i. Điều khoản về khiếu nại.
Khiếu nại là một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc về những sự vi phạm đều đã được cam kết giữa hai bên.
Nội dung có bản của điều kiện khiếu nại bao gồm các vấn đề sau:
Thể thức khiếu nại: Khiếu nại phải làm bằng văn bản ghi rõ tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng hoá bị khiếu nại, địa điểm mau hàng, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại: được quy định phụ thuộc trong hợp đồng.
Quyền hạn và nghĩa vụ các bên liên quan.
Cách thức giải quyết khiếu nại: Có nhiều cách thức giải quyết như giao tiếp những hàng háo bị thiếu hụt, sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thay thế những hàng hoá bị khiếu nại, triết một số khấu trừ một số tiền nhất định về hàng hoá bị khiếu nại.
k. Điều khoản về bảo hành.
Người bán phải cam kết trong thời gian bảo hành hàng hoá sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đặc điểm kỹ thuật phù hợp với điều kiện. Người mua phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hoá thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giảm giá hoặc giao hàng thay thế.
l. Điều khoản về trường hợp miễn trách.
Trong giao dịch trên thị trường thế giới, người ta thường quy định những trường hợp nếu xảy ra bên đương sự được hoàn toàn hoặc trong chừng mực nào đó, miễn hay thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
Theo văn bản số 421 của Phòng Thương mại Quốc tế, một bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của mình, nếu bên đó chứng minh được rằng:
Việc không thực hiện được nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của bên đó.
Bên đó đã không thể lường trước một cách hợp lý được trở ngại đó.
Bên đó không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý được trở ngại đó.
l. Điều khoản về trọng tài:
Khi các bên giao dịch thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì họ phải xác định một loại hình trọng tài. Một là trọng tài quy chế ( Initutionnal arbitration ); Hai là trọng tài vụ việc ( ad hoc ). Các bên cũng phải quy định rõ ai sẽ làm trọng tài , nếu trong trường hợp không tự hoà giải được. Tuy nhiên, việc lựa chọn trọng tài phải cân nhất thời gian, chi phí tố tụng và điều quan trọng là luật áp dụng phải phù hợp với hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn.
m. Điều khoản về vận tải.
Trong điều khoản về vận tải của các hợp đồng, người ta thường nêu lên những vấn đề sau:
Quy địnhvề con tàu chở hàng: Như phải có khả năng đi biển, phải được xếp loại A theo đăng kiểm của LLoyd’s, hoặc tàu phải dưới 15 sử dụng....
Quy định về nước bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.
Quy định về điều kiện để đạt “ Thông báo sẵn sàng bốc dỡ như: Wibon, wipon, wifpon, wiccon....”
Ngoài những điều kiện trên đây, trong quá trình giao dịch tuỳ tình hình cụ thể, các bên có thể đề ra những điều kiện khác như: Điều kiện cấm chuyển bán, điều kiện về quyền lựa chọn....
II.Khía cạnh pháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập nhẩu.
Ký kết hợp đồng nhập khẩu ( NK)
Khả năng để phát sinh một hợp đồng nhập khẩu.
Một hợp đồng nhập khẩu trong giao dịch buôn bán ( bỏ qua hàng tặng và các vấn đề khác) chỉ đơn giản là một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng ấy. Chào hàng làm phát sinh trách nhiệm ngay khi nó rời tay bên chào hàng đồng thời nó cũng có thể huỷ ngang bất cứ lúc nào trước khi được chấp nhận.
Đặt hàng là một lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua. trong đơn đặt hàng, người mua liệt kê với người bán cụ thể với các loại hàng hoá mà mình định mua, cùng các nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng đối với một lời chào hàng cố định. Khi người bán xác định ( bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua thì cũng phát sinh một hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng được thể hiện bằng hai văn bản là đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán. Như vậy, khi một lời chào hàng hoặc đặt hàng được chấp nhận vô điều kiện bằng văn bản thì khả năng ký kết một hợp đồng là có thực và các bên sẽ chuẩn bị tiến hành cho một hợp đồng cụ thể hơn.
Điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng nhập khẩu theo pháp luật Việt nam.
Khi đàm phán ký kết hợp đồng, các nhà đàm phán quốc tế thông thường chỉ hiểu biết về luật của nước mình nhưng ít khi biết tới luật của nước khác. Điều này thực sự nguy hiểm như có thể ký kết một hợp đồng không có giá trị pháp lý hoặc chứa đầy các rủi ro được tính trước mà bên kia không ngờ tới. Theo các điều luật, giá trị của một hợp đồng phụ thuộc vào một điều kiện nhất định liên quan đến: Các bên tham gia ký kết, địa vị pháp lý của các bên, sự thoả thuận giữa các bên về các nghĩa vụ. Theo luật dân sự Việt nam, điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực gồm 4 nội dung sau:
+ Chủ thể phải hợp pháp: có nghĩa là phải tuân thủ các điều kiện do luật pháp Việt nam quy định ( Nêu ở phần hợp đồng nhập khẩu).
+ Hình thức phải hợp pháp: Hợp đồng nhập khẩu phải được ký kết bằng hình thức văn bản mới có hiệu lực và mọi sửa đổi bổ sung cũng phải được làm bằng văn bản. Mọi hình thức sửa đổi bằng miệng đều không có giá trị pháp lý.
+ Nội dung phải hợp pháp: Tính hợp pháp của hợp đồng.
- Thứ nhất: hợp đồng phải có các điềukhoản chủ yếu. Tại điều 50 – Luật Thuơng mại Việt nam thì nội dung của hợp đồng bao gồm 6 điều khoản chủ yếu sau: Tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời hạn,và địa điểm giao hàng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán và chứng từ giao hàng.
Thứ hai: Ngoài những điều khoản chủ yếu nêu trên, bất kỳ một đièu khoản nào đưa vào hợp đồng thì gọi là điều khoản thông thường như bao bì, mẫu cách, giám định chế tài, tranh chấp, bảo hành....
+ Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện: Nguyên tắc này cho phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật và loại bỏ tất cả các hợp đồng được ký kết trên cơ sở dùng bạo lực, do bị đe doạ, bị lừa đảo hoặc do sự nhầm lẫn.
1.3. Thủ tục ký kết hợp đồng nhập khẩu
Về hình thức ký kết: Có hai loại hình thức ký kết hợp đồng là:
+ Trực tiếp gặp gỡ đàm phán: Nếu các bên thống nhất hoàn toàn về các vấn đề đã nêu ra trong quá trình đàm phán trực tiếp và cùng ký vào bản dự thảo hợp đồng thì hợp đồng được coi như là ký kết từ lúc các bên cùng ký vào hợp đồng.
+Ký kết gián tiếp: Những hợp đồng được ký với những khách hàng mà không có điều kiện gặp gỡ, trực tiếp đàm phán thì hợp đồng phải được ký bằng cách trao đổi ký kết hợp đồng thông qua việc gửi chào hàng hoặc đặt hàng. Loại hợp đồng này thường trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn đề nghị ký hợp đồng: trong giai đoạn này, người đề nghị ký kết hợp đồng chú ý các điều kiện có hiệu lực của đơn đề nghị ký hợp đồng, thời hạn có hiệu lực và điều kiện huỷ bỏ đơn đề nghị ký hợp đồng.
Giai đoạn chấp nhận: Việc chấp thuận cũng phải tuân thủ một số quy định như: Chấp thuận dứt khoát vô điều kiện đề nghị ký kết hợp dồng, thì hợp đồng được coi là đã ký kết. Nếu bổ sung sửa đổi một số điểm trong đơn đề nghị thì về mặt pháp lý họ đã từ chối việc ký kết và đưa ra một lời chào từ chối. Còn nếu người đề nghị chấp nhận mọi sửa đổi bổ xung của phía bên kia thì lúc đó hợp đồng mới tiếp tục được coi là ký kết.
Người ký kết:
Người đứng tên tham gia ký kết hợp đồng phải là người có chức năng thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu là hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân thì luật pháp sẽ quy định ai là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Thông thường theo luật định thì Tổng Giám Đốc, Giám đốc, Chủ tịch hãng tập đoàn là những người đại diện cho Công ty ký kết hợp đồng.
Nếu là hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân với nhau thì thẩm quyền ký kết sẽ thuộc về người chủ doanh nghiệp đó.
Ngoài ra còn có những người đại diện theo luật định uỷ quyền. Việc uỷ quyền được thực hiện trên giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ thác.
1.4. Thủ tục đăng ký hợp đồng nhập khẩu ( NK ).
Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh XNK có quyền chủ động và chịu trách nhiệm chính trong việc giao dịch ký kết và thực hiện hợp đồng, nhưng Bộ Thương mại vẫn có quyền kiểm tra giám sát và có trách nhiệm hướng dẫn việc giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
Theo Điều 9 Quy định 299/TMDL: chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng XNK các doanh nghiệp phải gửi một bản chính ( Nếu bản sao phải có công chứng), về Bộ Thương mại: Sau 7 ngày kể từ ngày nhận hợp đồng, nếu phòng cấp giấy phép của Bộ thương mại không có ý kiến gì khác, thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu được nhận giấy phép nhập khẩu . Tuy nhiên thời gian gần đây, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường XNK hàng hoá từng chuyến
2. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu ( NK)
2.2.1. Nguyên tắc chấp hành hợp đồng nhập khẩu.
Nguyên tắc chấp hành hợp đồng: Đó là những tư tưởng chỉ đạo có tính bắt buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật pháp các nước đều quy định rằng cũng như với hợp đồng dân sự, hợp đồng ngoại thương nói chung và nhập khẩu nói riêng phải chấp hành 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc chấp hành hiện thực và thực hiện đúng về mặt đối tượng, không được thay thế việc thực hiện đó bằng việc đưa một khoản tiền nhất định hoặc dưới một hình khác,
Nguyên tắc chấp hành đúng: tức là thực hiện tất cả các điều khoản đã cam kết.Mọi quy định trong hợp đồng đều phải thực hiện đúng và đầy đủ.
Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi: Các bên có nghiã vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên và theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh cam kết, cùng nhau khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng ngay cả khi có tranh chấp xảy ra.
Nếu một trong hai bên không tuân thủ 1 trong 3 nguyên tắc nói trên thì sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và chịu trách nhiệm với bên kia.
2.2 Trình tự thực hiện hợp đồng nhập khẩu ( NK )
Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau:
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu là một tiêu đề quan trọng trong mỗi chuyến hàng nhập khẩu . Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi nước là khác nhau. ở Việt nam, hàng năm hoặc 6 tháng một lần Bộ Thương mại công bố danh mục hàng cấm nhập khẩu , hàng nhập khẩu theo hạn nghạch.
Khi xin giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp cần xuất trình giấy tờ sau: hợp đồng, phiếu hạn nghạch,( nếu hàng thuộc diện quản lý, hàng hạn nghạch), hợp đồng uỷ thác nhập khẩu ( nếu đó là trường hợp nhập khẩu uỷ thác) Việc cấp giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại ( hàng mậu dịch) và Tổng cục Hải quan( hàng phi mậu dịch) cấp .
Bước 2: Mở thực hiệnư tín dụng-L/C ( nếu thanh toán bằng L/C)
Khi hợp đồng NK quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng đó là việc mở L/C.
Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định thì phụ thuộc vào thời gian giao hàng, thường thì mở trong khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời hạn giao hàng.
Căn cứ để mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C công ty dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là” Giấy xin mở tín dụng khoản NK”.
Bước 3: Thuê tàu lưu cước.
Trong quá trình thực hiên hợp đồng nhập khẩu, việc thuê tàu trở hàng được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng NK, đặc điểm của hàng mua và điều kiện vận tải. Chẳng hạn điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu là FOB ( cảng đi) thì chủ hàng nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng.
Bước 4: Mua bảo hiểm
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì vậy để giảm bớt được tổn thất khi xảy ra sự cố thì các chủ hàng thường mua bảo hiểm. Và có 3 điều kiện bảo hiểm chính sau: bảo hiểm mọi rủi ro ( điều kiện bên A), bảo hiểm có tổn thất riêng ( điều kiện bên B) và bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điều kiện C).
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên 4 căn cứ sau:
- Điều khoản hợp đồng.
Tính chất hàng hóa
Tính chất bao bì và phương pháp xếp hàng
Loại tàu chuyên chở
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
Theo nghị định 200/ CP ngày 31/12/1973 “ Cơ quan vận tải ( ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá NK trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của Tổng công ty đã nhập ở đó”. Do đó, đơn vị kinh doanh NK phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhập uỷ thác giao nhận.
Bước 7: Kiểm tra hàng hoá NK
Công ty sau khi nhận hàng hoá phải kiểm tra hàng hoá: Kiểm tra chất lượng, số lượng, khối lượng.. Nếu không thấy hợp lý như trong hợp đồng NK có quyền yêu cầu bên nhập khẩu đền bù thiệt hại hoặc giao lại lô hàng khác..
Bước 8: thanh toán tiền hàng
Sau khi nhận hàng hóa nhập khẩu , kiểm tra không sai sót gì, thì bên nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền hàng nhập khẩu như đã thoả thuận trong hợp đồng.
Có nhiều phương thức thanh toán tiền hàng, tuùy thuộc vào từng hợp đồng nhập khẩu quy định mà thanh toán cho hợp lý. Thực tế thì có các loại thanh toán chủ yếu sau: Thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán bằng phương thức nhờ thu, điện chuyển tiền..
Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng XNK phát hiện thấy rằng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, bị thiếu hụt, mất mát thì lập hồ sơ khiếu nại để khỏi lỡ thời gian khiếu nại.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng hai bên có thể kiện nhau tại Hội đồng trọng taì ( nếu có thoả thuận của trọng tài) hoặc tại Toà án.
3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhập khẩu
3.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm
Những vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cuả 2 bên. Tuy nhiên, không phải mọi vi phạm cấu thành trách nhiệm, chỉ những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố sau:
Thứ nhất: Người thụ trái ( bên có nghĩa vụ) có hành vi vi phạm hợp đồng, thể hiện ở việc không thực hiện hoặc không thực hiện tốt hợp đồng. Tuy nhiên trái chủ ( bên có quyền) phải chứng minh về hành vi trái pháp luật của người thụ trái.
Thứ hai: Thụ trái có lỗi. Lỗi của thụ trái có lỗi khi vi phạm hợp đồng nhập khẩu thường là lỗi suy đoán. Điều này có nghĩa là pháp luật dựa vào nguyên tắc “ suy đoán lỗi” để quy trách nhiệm chứ không dựa vào lỗi cố hay vô ý.
Thứ ba: Trái chủ có thiệt hại về tài sản. Đây có thể là thiệt hại vô hình hoặc hữu hình như nhà cửa, uy tín kinh doanh.. nhưng phải tính chất thực tế, nghĩa là phải tính toán được một cách cụ thể và phải có bằng chứng nếu trái chủ muốn đòi bồi thường.
Thứ tư: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ phải gánh chịu, có nghĩa là hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của thiệt hại đó.
3.2. Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng NK
Khi vi phạm hợp đồng nhập khẩu, thụ trái sẽ được miễn trách nhiệm nếu chứng minh họ gặp được một trong các căn cứ miễn trách sau:
Lỗi của trái chủ
Lỗi của bên thứ ba
Gặp trường hợp bất ngờ
Gặp trường hợp bất khả kháng
Trong bốn căn cứ trên, bất khả kháng là trường hợp hay gặp nhất trong buôn bán quốc tế như thiệt hại do không lường trước được, do không vượt qua được, do xảy ra bên ngoài và độc lập với các bên. Vì luật pháp các nước quy định về bất khả kháng là khác nhau nên khi ký hợp đồng người ta phải liệt kê một cách cụ thể các trường hợp coi là bất khả kháng, đồng thời người thụ trái phải trực tiếp báo cho bên kia toàn bộ sự việc từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc bằng một văn bản.
3.3. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhập khẩu
Khi vi phạm hợp đồng nhập khẩu, thụ trái phải chịu trách nhiệm dân sự này được thể hiện thông qua 4 loại chế tài sau:
Chế tài phạt:
Phạt là một hình thức trách nhiệm, một loại chế tài được áp dụng phổ biến đối với vi phạm hợp đồng ngoại thương. Luật pháp các nước đều cho phép trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu như trong hợp đồng hoặc các văn bản có liên quan, có mức quy định mức phạt và sau khi đã nộp tiền phạt rồi thì không phải bồi thường thiệt hại nữa, trừ nhứng trường hợp cá biệt đã quy định cụ thể. Có hai loại phạt là phạt bội ước và phạt vạ:
Phạt bội ước: Là bên thụ trái phải nộp số tiền nhất định và sau khi nộp phạt thì không phải thực hiện hợp đồng nữa.
Phạt vạ ( phạt chậm thực hiện hợp đồng) là phải nộp một số tiền nhất định, trong trường hợp thực hiện không đúng hợp đồng. Công ước Viên - 1980 về hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định chế tài phạt vạ. Như vậy, chế tài phạt vạ thường chỉ áp dụng cho những trường hợp vi phạm cụ thể đã được quy định trong hợp đồng hay trong các điều ước quốc tế có liên quan hoặc có luật thực chất được áp dụng cho hợp đồng. Tuy nhiên có những trường hợp vi phạm phải áp dụng đồng thời cả hai chế tài thực hiện thực sự và chế tài phạt.
VD: Khi giao hàng chậm thì người bán vừa phải thực hiện vừa phải nộp phạt giao chậm.
Chế tài bồi thường thiệt hại.
Nếu các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho trái chủ sẽ phải bồi thường số thiệt hại đó. Có hai loại bồi thường:
Bồi thường có tính chất đền bù: Bên vi phạm phải đền bù lại số thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu.
VD: Giao hàng kém phẩm chất, giao sai địa điểm, giao hàng có bao bì xấu..
Bồi thường theo thời gian: Số tiền thiệt hại phải bồi thường tỷ lệ với thời gian vi phạm hợp đồng.
VD: Trả tiền chậm, giao chậm tài liệu.. Hình thức này được áp dụng phổ biến khi mà hợp dồng không quy định điều khoản phạt chậm thực hiện nghĩa vụ.
Bồi thường thiệt hại được tiến hành theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm: Giá trị giảm sút tài sản, chi phí phải trả thêm, các khoản lợi không được hưởng nhưng có thể dự tính và chứng minh được. Ngoài ra không bồi thường thiệt hại gián tiếp và thiệt hại xã hội, đột xuất mà khi ký kết hợp đồng không thể lường được.
Chế tài thực hiện thực sự:
Chế tài này được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp về việc không giao hàng, giao thiếu hàng, hàng có phẩm chất xấu, khi người mua không trả tiền hàng.. Khi có những vi phạm này, bên vi phạm vẫn phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là nếu người bán không giao hàng, người mua có quyền buộc người bán thực hiện thực sự giao hàng bằng chính số hàng dự kiến. Nếu không có hàng thì người bán phải mua hàng khác với cùng phẩm chất để giao và tự trả chi phí.
Khi bên bị vi phạm đòi bên vi phạm thực hiện thực sự mà không được thoả mãn, thì họ có quyền kiện ra toà án để buộc bên vi phạm phải thực hiện. Chế tài này có thể áp dụng đồng thời với chế tài phạt.
Chế tài huỷ hợp đồng.
Chế tài này được coi là nặng nhất đối với người bị vi phạm hợp đồng. Điều kiện để áp dụng chế tài này không giống nhau ở các nước khác. Theo công ước Viên - 1980 thì việc huỷ hợp đồng chỉ được áp dụng khi không giao hàng hoặc không trả tiền trong thời gian đã gia hạn thêm hoặc khi vi phạm một cách cơ bản hợp đồng đã được ký kết.
Để cho việc hủy hợp đồng có hiệu lực thì bên vi phạm hợp đồng phải sẵn sàng làm mọi nghĩa vụ cuả mình và thông báo cho phía bên kia biết quyết định huỷ hợp đồng của mình. Trường hợp đã nhận hàng thì các bên tự phải thương lượng giải quyết với nhau hoặc nhờ trọng tài giải quyết.
Việc huỷ hợp đồng sẽ mang lại hậu quả pháp lý như: hai bên được giải phóng khỏi các nghĩa vụ hợp đồng, nếu phần nào của hợp đồng đã được thực hiện thì có quyền yêu cầu phía bên kia hoàn chi phí lại. Nếu hai bên có cùng nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện song song.
Bên có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho bên kia.
4. Giải quyết tranh chấp trong buôn bán quốc tế
Khái niệm và giải quyết tranh chấp:
Là việc điều chỉnh những bất đồng xung đột dựa trên những căn cứ cụ thể và việc sử dụng những phương thức khác nhau để hoà giải các bên lựa chọn.
Các bên và đại diện pháp lý của họ khi đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu phải chú ý lường trước các tranh chấp có thể xảy ra, để lựa chọn điều khoản về tranh chấp đưa vào hợp đồng giảm chi phí khi giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này.
4.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp
Việc giải quyết tranh chấp là nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên vàphụ thuộc vào một số vấn đề như: Mục tiêu cần đạt được bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp và đặc biệt là đảm bảo giữ gìn mối quan hệ lâu dài giữa các bên. Thông thường có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:
+ Thương lượng trực tiếp:
Trong đại số các trường hợp, khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên nhanh chóng và tự nguyện liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng nhằm tháo gỡ những bất đồng và giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp giữa họ. Nếu việc thương lượng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện, còn nếu không thì phải nhờ trọng tài giải quyết.
+ Hoà giải các tranh chấp.
Đây là phương thức được nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng, được pháp luật của nhiều nước đề cập tới. Việc hoà giải phải được dựa trên một số nguyên tắc sau: Sự tự nguyên của các bên, sự khách quan, sự công bằng, hợp lý, sự tôn trọng các tập quán thương mại quốc tế, đảm bảo bí mật tài liệu, chứng cứ của các bên trong hoà giải.
+ Thủ tục hoà giải.
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn. Trọng tài sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ sẽ đưa ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp. Phán quyết này được luật pháp quốc gia cũng như quốc tế công nhận, cho dù nó kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng tư hay do một hội đồng trọng tài ban hành ( kể cả hội đồng đó không còn tồn tại sau phán quyết). Nếu bên nào không thực hiện phán quyết này thì sẽ bị cưỡng chế thi hành đúng theo trình tự tư pháp. Do được lập cùng với các điều khoản khác nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vộ hiệu, thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng.
+ Thủ tục tư pháp toà án.
Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện tại chính toà án của một nước nào đó. Do tố tụng tư pháp ở từng nước là khác nhau nhưng lại mang một số nét chung đã tạo nên ưu thế và nhược điểm của từng phương thức này. Tuy nhiên, vấn đề phức là cần xác định được toà án được chọn, hiệu lực thi hành án ở các nước liên quan, tính khách quan của Toà án đối với nước ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí tố tụng. Nếu các bên không thoả thuận về luật nước nào để giải quyết tranh chấp thì thẩm phán sẽ áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật áp dụng cho hợp đồng.
Việc giải quyết theo thủ tục theo Toà án là mang tính quyền lực Nhà nước; Bản án được cưỡng chế thi hành và có tính dứt điểm trên quốc gia đó.
5. Luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu.
Do có yếu tố nước ngoài, hợp đồng NK có nguồn luật điều chỉnh phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng mua bán trong nước. Tính phức tạp này có thể mô tả bằng sơ đồ giản lược sau:
Nhà nước Việt nam
Nhà nước nước ngoài
Điều ước quỗc tế
Thương nhân nước ngoài
Thương nhân Việt nam
Tổ chức quốc tế
Tuy nhiên, để hợp đồng NK có hiệu lực thì trước hết nó phải tuân thủ pháp luật quốc gia mà các chủ thể mang quốc tịch. Theo điều 3 – Luật thương mại Việt nam “ Các hoạt động thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan” Cũng theo luật Thương mại, các bên trong hợp đồng có thể áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong hoạt động Thương mại và các trường hợp:
Điều ước quốc tế nà Nhà nước Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của luật Thương mại Việt nam thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Các bên có thoả thuận áp dụng luật nước ngoài nếu không trái với pháp luật Việt nam, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng luật nước ngoài.
Các bên có thể thoả thuận áp dụng tập quán Thương mại quốc tế nếu nó không trái với pháp luật Việt nam.
Như vậy, trong mua bán quốc tế các bên hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các bên nên chọn nguồn luật nào sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình.
5.1 Luật quốc gia.
Luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng NK khi đó nó được các chủ thể hợp đồng thoả thuận chọn, nhằm bor xung những thiếu sót của hợp đồng. Luật quốc gia của một nước sẽ được lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng nhập khẩu khi:
+ Các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
+ Các bên thoả thuận lựa chọn áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng NK đã được ký kết. Trường hợp này thường được sử dụng cho hợp đồng sau khi trong hợp đồng ký kết trước đó vì lý do nào đó không có điều khoản áp dụng. mặc dù lúc này thường là tranh chấp xảy ra, nhưng các bên vẫn còn có thể đàm phán với nhau để lựa chọn luật nào đó để giải quyết.
+ Khi luật đó đã được quy định trong điều ước quốc tế hữu quan. Có nghĩa là trong các điều ước quốc tế mà nước đó tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy địnhvề điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng XNK thì các điều khoản đó đương nhiên được áp dụng.
Trên thực tế, việc lựa chọn luật nước nào phụ thuộc vào quá trình đàm phán, thế lực của người đàm phán và đặc biệt là sự hiểu biết của mỗi bên của luật pháp nước mình và nước bạn.
5.2 Điều ước quốc tế.
Khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu liên quan đến vấn đề nhưng không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong trường hợp đồng, các bên có thể dựa vào các điều quy ước quốc tế và ngoại thương.
Đối với những điều ước quốc tế mà Việt nam không ký, chưa ký hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với chủ thể Việt nam trong hợp đồng nhập khẩu chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu , nếu các bên thoả thuận dẫn tới trong hợp đồng.
Nếu trong điều ước quốc tế về ngoại thương có những quy định khác với pháp luật Việt Nam ( mà Việt Nam chưa tham gia ký kết hoặc công nhận) thì có quyền bảo lưu, tức là chỉ áp dụng từng chương, mục của công ước nếu không trái với pháp luật Việt nam.
5.3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen phổ biến được nhiều nước áp dụng và công nhận rộng rãi. Thông thường, các tập quán thương mại quốc tế được chia làm 3 nhóm:
Tập quán có tính chất nguyên tắc: Là những tập quán cơ bản bao trùm được hình thành trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia.
Tập quán thương mại quốc tế chung: Là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. VD: Các điều kiện thương mại quốc tế do phòng thương mại quốc tế tập hợp và soạn thảo ( gọi tắt là incoterm). Trong đó quy định các điều kiện thương mại khác nhau như FOB, CIP, CIF.... được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng.
Tập quán thương mại khu vực: Là các tập quán thươngmại quốc tế chỉ được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng.
Tập quán thương mại quốc tế sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu khi:
+ Chính hợp đồng có quy định.
+ Các điều ước quốc tế liên quan đến quy định.
Không có hoặc có nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp, vấn đề cần được điều chỉnh.
Cần chú ý rằng: do tập quán thương mại quốc tế có nhiều loại nên khi sử dụng cần ghi rõ họ tên, nguồn để tránh sự nhầm lẫn.
5.4 án lệ và các nghị định.
Đối với các nước trong khối luật chung Anh – Mỹ thực tiễn tư pháp có vị trí rất quan trọng vì mỗi khi xẩy ra tranh chấp các bên thường viện dẫn các bản án trước đây coi là mẫu mực làm căn cứ để xét xử vụ mới. Chính vì vậy, trong giao dịch buôn bán với các nước tư bản cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của án lệ và chấp nhận theo đúng tinh thần pháp luật.
án lệ thường được áp dụng đối với các trường hợp:
+ Khi các bên thoả thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng án lệ và phải quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
+ Nếu trung tâm trọng tài được lựa chọn theo thoả thuận trong hợp đồng có áp dụng án lệ vào xét xử tranh chấp thì các đương sự cũng phải áp dụng.
+ Khi các Nghị định đã được ký kết giữa các quốc gia thì nó sẽ trở thành nguồn luật đương nhiên đôí với các bên của các quốc gia đó và có giá trị bắt buộc đối với hợp đồng nhập khẩu có liên quan. Các bên có thể dựa vào đó mà không cần phải có sự thoả thuận nào, tức là chỉ cần áp dụng và nhờ đó mà hoạt động buôn bán thương mại quốc tế được thuận lợi nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian cho các thương nhân.
Phần II:
Thực trạng hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty vận tải và Đại ly vận tải - Hà nội ( VITACO).
Khái quát chung về Công ty vận tải và đại lý vận tải - hà nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty vận tải và đại lý vận tải - Hà nội, tên giao dịch quốc tế là VITACO, trụ sở tại số 4 Ngô Quyền- Hà nội. Công ty là một thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Hà Nội, được thành lập năm 1970. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp vận tải của Tổng cục trang bị kỹ thuật, Bộ nông nghiệp.
Trải qua 30 năm phát triển, Công ty Vận tải và Đại lý vận tải thăng trầm với sự biến động cuả nền kinh tế. Trước kia trong nền kinh tế tập trung với quy mô chỉ là một xí nghiệp vận tải. Ngày nay Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng từng bước tổ chức của Công ty có nhiều sự thay đổi, sát nhập dần và hiện nay trở thành một thành viên của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến. Cụ thể có những thay đổi sau:
Năm 1986 sát nhập với Ban Đaị lý vận tải của Bộ Nông nghiệp thành Công ty Vận tải và Đại lý Vận tải.
Năm 1991 Công ty được thành lập lại theo nghị quyết 338 có tên là Công ty vận tải và Đại lý vận tải thuộc Bộ Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm.
Năm 1998: Công ty là thành viên của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tên Công ty: Công ty vận tải và Đại lý vận tải
Tên giao dịch: VITACO – HANOI
Trụ sở: Số 4 Ngô Quyền – Hà Nội
Số tài khoản Việt Nam: 730106581 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội.
Giám đốc : Đào Thị Yến
Tel : 84- 4 – 9343509
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1 Chức năng:
Cung cấp dịch vụ vận tải và đường bộ, máy móc và phụ tùng thay thế cho các đơn vị thuộc Tổng công ty.
Khai thác, tìm hiểu thị trường để:
+ Xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty.
+ Nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, linh kiện, máy móc và trong nước chưa sản xuất được.
+ Nhập khẩu hàng hoá theo nhu cầu của Tổng công ty, của bạn hàng trong nước và nhu cầu của thị trường.
2.2 Nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ và điều kiện xuất nhập khẩu
Cung cấp dịch vụ tuân theo luật hiện hành của Nhà nước và Bộ thương mại.
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất theo đúng chế độ chính sách, đạt hiều quả kinh tế cao, đảm bảo phát triển vốn và sự trang trải về tài chính.
Chấp hành đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, liên doanh, hợp tác với các tổ chức kinh tế và cá nhân.
Chủ động điều phối các hoạt động kinh doanh và quản lý các đơn vị trực thuộc theo phương án tối ưu, thực hiện các mục tiêu đề ra.
Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty theo chế độ, chính sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật về mọi mặt.
Hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu Nhà nước đặt ra, kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
Phát huy ưu thế uy tín hàng nội địa trên thương trường Quốc tế, mở rộng củng cố và phát triển mối quan hệ làm ăn với bạn bè quốc tế.
Với chức năng nhiệm vụ trên, trải qua 30 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch của Nhà nước và Tổng công ty giao cho, mục tiêu chiến lược kinh doanh luôn đảm bảo đúng pháp luật, quán triệt phương châm, đường lối chính của Đảng và Nhà nước, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, hỗ trợ nhau trong Công ty.
Trong cơ chế cũ, Công ty ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp quá sâu của Nhà nước, tạo ra cơ cấu quản lý cồng kềng, bộ máy kinh doanh thụ động. Mặc dù vậy, nhìn chung cho đến năm 1989 – 1990, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn ổn định và tiến tới cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm, tạo tiền đề to lớn cho sự nghiệp của Công ty trong cơ chế mới.
Những năm hoạt động chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dù Công ty gặp nhiều khó khăn, hoạt động Công ty chưa thực sự có hiệu quả cao về nhiều mặt, hiệu quả kinh doanh chưa thực sự cao, chưa sử dụng triệt để nguồn lực của Công ty. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, cùng với kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm kinh doanh, chắc chắn Công ty sẽ tìm ra cho mình một hướng đi tốt trong tương lai.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty( chưa vẽ)
3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty vận tải và Đại lý vận tải VITACO-Hà Nội
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
* Ban lãnh đạo Công ty:
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo toàn bộ Công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi trách nhiệm quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan.
Phó giám đốc: Là những người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc mà mình đảm nhiệm.
Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo quyết định của Nhà nước.
* Các phòng chức năng của Công ty:
Các phòng ban chức năng của Công ty do Giám đốc quyết định theo Điều lệ của Công ty, đảm bảo tinh giảm và hoạt động có hiệu quả hiện nay Công ty có các phòng ban như sau:
Phòng Tổ chức nhân sự: Trong quá trình hoạt động phòng có nhiệm vụ chính là tuyển lựa các lao động có đầy đủ năng lực và trình độ vào những nơi còn thiếu tổ chức sắp xếp và thực hiện chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty và giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy phù hợp, xây dựng quy chế nội quy, quy định của sản xuất.
Phòng Kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, phương hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh Vận tải và Đại lý vận tải xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, tổng hợp kết quả, báo cáo lãnh đạo.
Phòng kinh doanh tổng hợp: Phòng có chức năng chủ yếu nhưu xây dựng kế hoạch phương hướng kinh doanh tổng hợp, khai thác các nguồn hàng xây dựng phương án tổ chức điều hành kinh doanh tổng hợp, tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh tổng hợp.
Phòng Tài chính kế toán: Giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh, cụ thể như nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chi tiêu của Công ty và lập bảng tổng kết, nắm giữ và quản lý vốn, có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hoạt động xuất nhập khẩu. Một điều cần lưư ý là phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán đúng giá thành sản phẩm, thực hiện đúng chế độ mở sổ ghi chép ban đầu.
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc về việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu. Dưới sự điều hành của Giám đốc, các nhân viên phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện các khâu như chào hàng, xin giấy phép xuất nhập khẩu, mở L/C làm thủ tục hải quan... Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ khai thác triệt để nguồn hàng Xuất nhập khẩu.
* Các trung tâm và Chi nhánh trực thuộc Công ty gồm:
Trung tâm vận tải và dịch vụ: Với chức năng là nhiệm vụ như bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa, công tác kỹ thuật xe ô tô điều hành quản lý vận tải ô tô thực hiện các hợp đồng vận tải và đại lý kinh doanh tổng hợp.
Chi nhánh: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Đà nẵng: Với nhiệm vụ chủ yếu như khai thác các hợp đồng Vận tải và Đại lý vận tải của Công ty tại các tỉnh Phía Nam.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty vận tải và đại lý vận tải – hà nội.
1. Mặt hàng kinh doanh:
Là một công ty chuyên về Xuất nhập khẩu, mà chủ yếu kinh doanh về vận tải và đại lý vận tải. Mặc dù vậy, nhưng hoạt động kinh doanh XNK khá sôi động và đem lại lợi nhuận khá lớn, góp phần vào công cuộc phát triển của Công ty. Phạm vi kinh doanh của Công ty mang tính tổng hợp, kinh doanh XNK tất cả các hàng hoá mà Nhà nước Việt nam không cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Về mặt hàng XNK của Công ty phụ thuộc vào rất nhiều vào bạn hàng và thị trường trong nước. Bởi vì việc kinh doanh XNK đối với Công ty còn mới, bắt đầu từ năm 1998 đến nay. Do đó chủ yếu là Công ty nhận XNK uỷ thác cho các công ty và thương nhân có nhu cầu. Điều này nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh XNK của Công ty. Công ty không làm chủ được mặt hàng kinh doanh cuả mình. Trong thời gian vừa qua, Công ty đã nhận uỷ thác XNK những mặt hàng chủ yếu sau:
Nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của dân chúng như nguyênliệu sản xuất mút( Voranol *3010 ).
Thiết bị vệ sinh.
Giấy và bột giấy từ mọi nguyên liệu.
Các loại đồ dùng trong nhà ăn, gia đình, khách sạn.
Hàng nông lâm, thổ sản.
Quạt điện các loại.
Công ty vận tải và đại lý vận 0tải kinh doanh XNK chịu sự ảnh hưởng cuả nhiều yếu tố. Chẳng hạn như chịu sự ảnh hưởng hết sức phức tạp của môi trường bên ngoài và yếu tố khách quan, cụ thể là môi trường tự nhiên cuả Công ty rất thuận lợi cho công tác giao dịch, nắm bắt thông tin.
Vì nằm tại các trung tâm buôn bán giao dịch của đất nước nên sự đổi mới về công nghệ của Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi nhất. Nhờ sự hiện đại hoá của kỹ thuật công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của môi trường công nghệ mà Công ty có thể trang bị hiện đại cho cơ sở vật chất của mình, phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh.
Công ty hoạt động trong môi trường kinh tế hết sức sôi động, môi trường này tác động đến Công ty qua chỉ tiêu vốn, nguồn lao động, các mức giá, các khách hàng, các đối thủ... Do đó việc kinh doanh của Công ty cũng gặp khó khăn như: Sự cạnh tranh, sự biến động của giá...Hơn thế nữa, việc kinh doanh XNK còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường như nhu cầu XNK của khách hàng và bạn hàng trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm về vốn và cơ sở vật chất ký thuật
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và khu vực, đi song song với sự phát triển về công nghệ kỹ thuật thì nguồn vốn của Công ty ngày càng tăng. Là một doanh nghiệp vận tải và đại lý vận tải nên vốn của Công ty phần lớn là vốn cố định. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu 1: Tổng số vốn kinh doanh của Công ty vận tải và đại lý vận tải Hà nội ( 1996 – 2000).
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn cố định
8,7
9,5
11,3
12,6
14,2
Vốn lưu động
2,5
3,9
4,5
6,1
7,6
Tổng vốn kinh doanh
11,2
13,4
15,8
18,7
19,8
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty luôn tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt. Công ty đã biết huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn, các sản phẩm dịch vụ của Công ty đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, mặt khác hoạt động kinh doanh XNK cuả Công ty hai năm vừa qua có kết quả tốt, cho nên đã góp phần vào làm tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty lên với tốc độ cao hơn thời kỳ trước. Vốn cố định luôn tăng do máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh luôn được cải tiến và đổi mới theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế và đòi hỏi của khách hàng về chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng cao.
3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động.
Hiện nay Công ty có tổng số lao động là 143 người, trong đó lao động có trình độ đại học là 35 người, trình độ trung cấp, cao đẳng là 15 người, trình độ sơ cấp là 10 người, công nhân kỹ thuật là 12 người, còn lại là lao động phổ thông 71 người.
Tính đến cuối năm 2000, tổng số lao động làm việc tại Công ty có 40 cán bộ quản lý ( 35 trình độ đại học), 25 cán bộ khoa học kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty thường xuyên được bồi dưỡng thêm kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Đội ngũ lao động của Công ty với tinh thần trách nhiệm cao, giàu trí sáng tạo, luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch được đề ra, đảm bảo cung cấp dịch vụ vận tải và hàng hoá kịp thời và hợp lý với giá cả cạnh tranh. đây là một trong những điều kiện khá quan trọng, tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của Công ty trong thời gian qua.
4. Đặc điểm về thị trường và khách nước ngoài.
Thị trường nước ngoài:
Đứng trước sự bỡ ngỡ của buổi đầu làm quen với bạn hàng Quốc tế và sự biến động của nền kinh tế thế giới, nhưng VITACO đã cố gắng tìm kiếm đến các thị trường và có mối quan hệ làm ăn với các thị trường thế giới. Tuy mới chỉ có ba năm hoạt động XNK nhưng quy mô hoạt động khá lớn và ngày càng được mở rộng. Lúc đầu khi mới sát nhập vào Tổng công ty XNK nông sản và thực phẩm chế biến thì chỉ có quan hệ mua bán Quốc tế với những nước chủ yếu như: Singapore, Đài Loan, HồngKông, Nhật Bản, Thái Lan, Trung quốc, Hà Lan, Hàn Quốc...
Nhìn vào những thị trường Quốc tế chủ yếu của Công ty thì chúng cũng biết ngay là Công ty đang chú trọng vào thị trường các nước ở Châu á. trong kế hoạch đề ra năm 2001 và trong thời
gian tới thì Công ty sẽ đẩy mạnh và mở rộng việc buôn bán Quốc tế. Do đó Công ty sẽ mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh sang một số nước Châu âu, Đông âu ( Bắc Mỹ ), Australia, EU, SNG.
Khách hàng nước ngoài:
Nhằm xác định vị trí của mình trên thị trường đang có sự cạnh tranh hết sức gay gắt, thì Công ty phải chú trọng nghiên cứu đặc điểm của từng nhóm khách hàng khác nhau nhằm đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu đa dạng và phức tạp của họ. Các khách hàng truyền thống của Tổng công ty thì cũng là bạn hàng có mối quan hệ buôn bán mật thiết với Công ty như bạn hàng ở Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kồng, Nhật bản, Singapore... hầu hết những nước này có thu nhập cao nên yêu của họ về sản phẩm khắt khe hơn rất nhiều so với thị trường trong nước. Vì vậy, sản phẩm muốn xuất khẩu được phải đa dạng, hấp dẫn mẫu mã, màu sắc đẹp phong phú, lạ mắt. Đặc biệt là Nhật Bản với một nền văn hoá truyền thống đặc trưng của người á Đông nên sản phẩm xuất sang phải có chất lượng cao, phù hợp với văn hoá của họ. Mặt khác, Công ty cũng nhập khẩu nhiều hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được. Trong các thị truờng quan hệ buôn bán Quốc tế thì có rất khách hàng đến Công ty ký kết hợp đồng làm ăn lâu dài và số lượng ngày càng gia tăng. Trong số đó, lượng khách hàng thường xuyên ký hợp đồng với Công ty bao gồm:
Biểu 2: Số lượng khách hàng nước ngoài ký kết hợp đồng thường xuyên với Công ty.
Năm
Tên đơn vị giao dịch, ký kết hợp đồng nhập khẩu
Nước
1998
Dow chernical Pacific Pte. Ltd
Singapore
Toto LTD
Nhật Bản
Asian Pulp and Paper Co., Ltd
Singapore
SCT Co., Ltd
Thái Lan
ICI Pte Ltd
Singapore
PJ International
Hồng Kông
Moritex Export Ltd
Đài Loan
1999
Golden Wheat
Đài Loan
Chung Shing Textile Co
Đài Loan
Agiec Anhui Garments – Import Export Corporation
Trung Quốc
Itochu Corp
Nhật Bản
Woobo
Hàn Quốc
Srikasem Trading Co., Ltd
Thái Lan
Toto LTD
Nhật Bản
2000
Asian Pulp and Paper Co., Ltd
Singapore
Dae Seung International
Hàn Quốc
Hunts Man ICI
Hà Lan
Hy Cor
Hàn Quốc
Venture International
Singapore
Seiden Sticker
Hồng Kông
Takalar Corp
Đài Loan
Kanematsu Corp
Nhật Bản
Sunkoo Trading
Hàn Quốc
Choong Nam
Hàn Quốc
Geka Textile B.V
Hà Lan
5. Đặc điểm về phương thức và hình thức kinh doanh.
Từ đặc điểm mặt hàng kinh doanh cảu Công ty là dịchvụ vận tải và đại lý vận tải. Bên cạnh đó còn kinh doanh hàng hoá tiêu dùng hàng ngày và các linh kiện, phụ tùng, máy móc. Cho nên mặt hàng kinh doanh của Công ty là rất đa dạng, cả những hàng hoá hữu hình mà thị trường có nhu cầu. Từ đó cho phép chúng ta biết được hình thức kinh doanh của Công ty là đa dạng hoá, mặt hàng kinh doanh, hình thức bán hàng, mua hàng và giao hàng theo các đơn đặt hàng ( mua hàng) của khách.
Còn phương thức kinh doanh chủ yếu cảu Công ty là cung cấp tốt dịch vụ vận tải với giá cả cạnh tranh và tham gia vào buôn bán Quốc tế. Trong buôn bán Quốc tế thì chủ yếu Công ty nhận XNK uỷ thác cho Công ty khác và bạn hàng trong nước. Mặt hàng xuất nhập khẩu gồm một sốhàng hoá tiêu dùng và nguyên vật liệu để sản xuất.... nói chung là XNK một số hàng hoá mà nhà nước không cấm.
III. Hiện trạng ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty vận tải và đại lý vận tải – hà nội.
1. Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Trong vòng hai năm tham gia vào hoạt động kinh doanh XNK với một số nước trong khu vực và Quốc tế. Công ty được Bộ thương mại cho phép Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá. Nhưng vì điều kiện kinh doanh của công ty thời gian kinh doanh XNK và thị trường của Công ty còn nhiều hạn chế và không mấy thuận lợi góp phần vào việc thúc đâỷ hoạt động kinh doanh XNK. Bên cạnh những mặt hạn chế, Công ty cũng có đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực XNK nhiều năm, có nghiệp vụ và khả năng làm việc tốt được chuyển từ Tổng Công ty XNK Nông sản và thực phẩm chế biến về. Nên trong vòng ba năm tham gia vào thị trường quốc tế mà Công ty đã có quan hệ làm ăn với khá nhiều nước, đặc biệt là quan hệ với một số nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan....còn với bạn hàng trong nước thì họ cũng rất tin tưởng vào Công ty và cán bộ quản lý XNK của Công ty, điều này được thể hiện là phần lớn các hợp đồng XNK là hợp đồng XNK uỷ thác. Điều này đã đem lại phần lợi nhuận khá lớn cho công ty, góp phần vào công cuộc phát triển Công ty.
Qua nhiều hợp đồng uỷ thác Công ty đã thực hiện tốt trong thời gian qua, đã nâng cao niềm tin của khách hàng đối với công ty và nâng cao uy tín của Công ty. Điều nà có tác động rất lớn đến mặt tâm lý của Công ty, nó giúp cho cán bộ quản lý XNK có niềm tin ở mình đối với sự phát triển và mở mang nghành nghề kinh doanh của Công ty.
Trong thời gian qua, do mới tham gia vào kinh doanh quốc tế nên số lượng hợp đồng ký được cũng không nhiều, nhưng theo thời gian thì có nhiều tiến triển tốt. Để xem xét một cách cụ thể kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu, ta có thể theo dõi một số bảng số liệu sau:
Biểu 3: Kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty vận tải và đại lý vận tải – Hà nội.
Chỉ tiêu
1999
2000
Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu
930.834
1.690.880
Kim nghạch xuất nhập khẩu
250.310
370.428
Kim ngach nhập khẩu
680.524
1.320.452
Tỷ trọng NK/ Tổng kim nghạch XNK
73,11%
79,09%
Biểu 4: So sánh giữa tổng doanh thu và doanh thu nhập khẩu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Mức biến động 99/98
Mức biến động 2000/99
STĐ
STĐ (%)
STĐ
STĐ (%)
Tổng doanh thu
55,7
60,8
76,8
5,1
109,16
16,0
126,32
Doanh thu NK
0
9,4
18,4
9,4
0
9,0
195,7
Như vậy qua các số liệu cụ thể ở bảng trên, ta có thể thây rằng tổng kim ngạch XNK từ năm 1999 đến năm 2000 tăng rất nhanh ( từ 930.834 USD năm 1999 đến 1.690.880 USD năm 2000). Trong đó kim ngạch NK là chủ yếu, chiếm trên 70% tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy hoạt động XNK của Công ty còn yếu kém, chưa tìm được thị trường xuất khẩu cho công ty mình, mà xuất khẩu hàng hoá lại đem lại lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế nữa. Đẩy mạnh được xuất khẩu thì sẽ tiếp xúc trực tiếp được thị trường Quốc tế và tốt hơn cho doanh nghiệp rất nhiều trong buôn bán quốc tế. Qua hai năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mặc dù còn nhiều điểm yếu kém, cần phải khắc phục và sửa chữa, nhưng Công ty đã cố gắng đẩy mạnh được hoạt động nhập khẩu, nâng cao uy tín của mình đối với bạn hàng trong nước và quốc tế, tạo được lòng tin với bạn hàng và ngày càng có nhiều khách hàng đến ký kết hợp đồng mua bán với Công ty hơn. Điều này được thể hiện trên tổng kim nghạch nhập khẩu: ( năm 1999 là 680.524 USD lên đến 1.320.450 USD năm 2000).
Doanh thu của Công ty tăng dần trong ban năm gần đây, điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Công ty là tốt. Tổng doanh thu của Công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng 5,1 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 109,16%. Năm 2000 tăng 16,9 tỷ đồng so với năm 1999 với tốc độ tăng là 126,32%. Nhưng doanh thu nhập khẩu tăng 9,0 tỷ đồng với tốc độ tăng là 195,7%. Điều này chúng ta thấy rằng hoạt động nhập khẩu của Công ty là rất tốt, chính vì vậy trong thời gian tới Công ty nên đầu tư và mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Từ biểu 4 ta có thể xây dựng được biểu đồ sau:
Biểu 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng doanh thu nhập khẩu trong tổng doanh thu của Công ty vận tải và đại lý vận tải - Hà nội.
DTVT
DTNK
Năm 1998
DTVT
DTNK
Năm 1999
DTVT
DTNK
Năm 2000
Qua biểu đồ tỷ trọng doanh thu trên, ta có thể biết rằng doanh thu của Công ty tăng lên và tỉ trọng của doanh thu nhập khẩu trong Tổng doanh thu ngày càng tăng, từ 15,6% năm 1999 lên đến 24,1 năm 2000. Điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty là tốt và ngày càng có ưu thế hơn đối với Công ty. Do đó trong thơì gian tới Công ty nên chú trọng và mở rộng việc kinh doanh XNK.
Biểu 5: Kim nghạch nhập khẩu theo hình thức hợp đồng
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
1999
2000
Mức biến động 2000/1999
Số tiền
Tỉ lệ (%)
Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp
197.284
374.842
177.558
190,0
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
483.240
945.610
462.370
195,68
Tổng kim nghạch NK
680.524
1.320.452
639.928
194,03
Qua số liệu bảng trên cho ta thấy kim nghạch nhập khẩu của Công ty tăng khá nhanh. Cụ thể kim nghạch nhập khẩu theo hình thức hợp đồng nhập khẩu trực tiếp tăng từ 197.284 USD năm 1999 lên 374.842USD năm 2000, cho nên năm 2000 tăng được 177.558 USD so với tốc độ tăng 190,0%. Còn hình thức nhập khẩu theo hợp đồng uỷ thác tăng 462.379USD với tốc độ 195.68%. Do đó tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2000 tăng 639.928USD với tốc độ 194,03%. Qua đây ta thấy tốc độ tăng kim nghạch của hai hình thức hợp đồng đều cao, điều đó chứng tỏ rằng hoạt động nhập khẩu của Công ty là tốt, nhưng năm 2000 thì tốc độ tăng của hình thức nhập khẩu uỷ thác tăng 195,68% cao hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp. Điều này là không tốt lắm bởi nhập khẩu uỷ thác phụ thuộc vào thị trường và bạn hàng trong nước. Điều này làm cho hoạt động kinh doanh XNK của Công ty bị động, không làm chủ được hoạt động kinh doanh của mình. Do đó trong thời gian tới Công ty nên đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu theo hình thức trực tiếp, tạo sự chủ động trong buôn bán quốc tế, nâng cao uy tín và lợi ích của Công ty.
2. Tình hình ký kết hợp đồng nhập khẩu ở Công ty vận tải và đại lý vận tải - hà nội.
2.1. Căn cứ để ký một hợp đồng nhập khẩu.
Ký kết một hợp đồng nhập khẩu là một khâu mở đầu quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Vì Công ty chỉ có thể bắt tay vào việc thực hiện các thương vụ khi ký kết được hợp đồng. Song trên thực tế thì không phải bất cứ một hợp đồng nhập khẩu nào cũng được Công ty ký kết, mà việc ký kết có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vấn đề và việc đi đến quyết định ký kết đó phải dựa trên một căn cứ sau:
Thứ nhất là: Chính sách quản lý của Nhà nước Việt nam về kinh tế đối ngoại thương.
Thứ hai: đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng, nghiên cứu các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu như giá cả, chất lượng thanh toán.. và thời hạn giao hàng cho bên uỷ thác, sao cho hợp đồng nhập khẩu đạt hiệu quả cao nhất là một căn cứ quan trọng của những người làm công tác hợp đồng.
Thứ ba: Tình hình thị truờng liên quan đến nhu cầu của thị trường, dung lượng của thị trường..
Thứ tư: Lựa chọn đối tác. Phần lớn bạn hàng của Công ty đã có mối quan hệ lâu dài nhưng đối với một khách hàng mới thì bắt buộc Công ty phải tiến hành nghiên cứu dựa trên một số yếu như: quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, người đại diện, phạm vi và trách nhiệm của họ.. khi có quan hệ làm ăn với Công ty.
Thứ năm: Hoa hồng uỷ thác.
Thú sáu: Khả năng của Công ty. Nếu các căn cứ trên đều hợp lệ mà lại không phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty thì việc ký kết hợp đồng nhập khẩu cũng trở nên vô nghĩa. Bởi vậy khả năng của Công ty cũng là một căn cứ quan trọng mà trước khi ký kết một hợp đồng các nhà đàm phán phải tính toán cẩn thận để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra cho Công ty.
2.2. Phương pháp ký kết một hợp đồng nhập khẩu
Cũng giống như bất cứ một hợp đồng kinh tế thông thường nào, việc ký kết một hợp đồng nhập khẩu của Công ty cũng có thể là trực tiếp gặp gỡ hoặc gián tiếp đàm phán thông qua con đường thư tín, điện tín, fax.
Đối với những khách hàng quen thuộc hoặc khách hàng ở xa thì Công ty thường ký theo hình thức gián tiếp, có nghĩa là khách hàng gửi đơn hỏi hàng đến cho Công ty hoặc Công ty gửi đơn chào hàng cho khách hàng. Nếu hai bên đều nhất thì cùng ký vào, làm thành một hợp đồng.
Đối với khách hàng mà công việc cần bàn bạc, giải quyết cặn kẽ để ký kết một hợp đồng mới hay bổ xung tiếp cho hợp đồng cũ hoặc khách hàng lần đâù có quan hệ làm ăn với Công ty thì thường ký theo hình thức trực tiếp.
Biểu 6: Số hợp đồng được ký kết theo phương pháp khác nhau:
Đơn vị tính: hợp đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Mức độ biến động 20002/1999
Số HĐ
Tỉ lệ (% )
Số hợp đồng nhập khẩu ký trực tiếp
3
8
5
266,7
Số hợp đồng NK ký gián tiếp
28
46
18
164,3
Tổng số hợp đồng nhập khẩu đã được ký
31
54
23
174,2
Nhìn vào bảng trên ta biết tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty là tốt. Tổng số hợp đồng nhập khẩu ký kết được theo hai phương pháp tăng nhanh từ 31 hợp đồng, năm 1999 tăng lên 54 hợp đồng năm 2000. Điều này chứng tỏ kinh doanh XNK của Công ty có nhiều triển vọng trong tương lai. Mặt khác, tỷ lệ (%) số hợp đồng nhập khẩu ký trực tiếp. Năm 2000 so với năm 1999 là tăng 266,7%, còn hợp đồng nhập khẩu ký gián tiếp tăng 164,3%. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh XNK của Công ty ngày càng được mở rộng, và có nhiều bạn hàng mới.
2.3. Nội dung ký kết của một hợp đồng nhập khẩu.
Mọi hợp đồng nhập khẩu đểu do Giám đốc Công ty trực tiếp đứng ra ký kết, chứ không uỷ quyền cho cấp dưới ( VD: trưởng phòng XNK ) như một đơn vị nhập khẩu khác, trừ những trường hợp thật là đặc biệt. Nội dung của bất kỳ một hợp đồng Nhập khẩu nào được ký giữa Công ty vận tải và Đại lý vận tải VITACO-Hà Nội với Công ty nước ngoài đều phải tuân thủ các nguyên tắc chung của Luật pháp về hợp đồng.
Công ty nhập khẩu hàng hoá rất đa dạng, nhập khẩu tất cả các hàng hoá theo yêu cầu bạn hàng trong nước và thị trường nội địa mà Nhà nước không cấm. Nên các hợp đồng nhập khẩu khác nhau có các điều khoản khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của hàng nhập khẩu. Nhìn chung tất cả các hợp đồng nhập khẩu của Công ty có các điều khoản cơ bản với nội dung tuỳ thuộc vào từng hàng hoá và bạn hàng. Nếu khách hàng quen thì hợp đồng thường đơn giản hơn. Nội dung hợp đồng nhập khẩu thường có các điểm sau:
Điều khoản tên hàng: Thường được ghi một cách chung chung có một số hàng hoá có tính phức tạp như máy móc và linh kiện thay thế thì công ty thường có mục lục kèm theo để mô tả sản phẩm và các thông số kỹ thuật cần thiết để tránh hiện tượng lừa bịp trong kinh doanh quốc tế. Còn những hàng hoá bình thường làm đơn giản.
VD: Điều khoản tên hàng trong hợp đồng nguyên liệu sản xuất mút, số hợp đồng là: VITACO 259/98 chỉ ghi :
VORANOL 3010( Polyethar Polyols - PPG)
Điều khoản phẩm chất: Quy cách phẩm chất cảu từng loại hàng hoá có những tiêu chuẩn khác nhau nên từng loại hàng hoá khi ký kết hợp đồng, Công ty đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau, phù hợp với lô hàng định nhập và đảm bảo hàng hoá được nhập đúng với yêu cầu của Công ty. Thông thường thì có những phương pháp xác định phẩm chất như sau mà công ty luôn áp dụng khi xây dựng điều khoản phẩm chất hàng hoá trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty:
+ Dựa vào mẫu hàng
+ Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn
+ Dựa vào quy cách hàng hoá
+ Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng.
+ Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá
+ Dựa vào hiện trạng hàng hoá
+ Dựa vào sự xem hàng trước
+ Dựa vào tài liệu kỹ thuật
+ Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá
+ Dựa vào mô tả hàng hoá.
VD: Hợp đồng NK thiết bị vệ sinh ngày 10/11/2000 điều khoản phẩm chất có ghi như sau:
Item
Description
Color
C703
W/C complete set
White
CW420J
W/C complete set
White
L237CF
Pedestal Lavatory
White
L521V3
Couter top lavatory
PP
TX101LB
Lavatory faueet
PB
Điều khoản khối lượng: Đây là điều khoản đơn giản, cũng tuỳ thuộc vào từng loại hàng hóa mà quy định đơn vị tính khối lượng.
VD: Hợp đồng VITACO 259/98 có ghi 33.60 metric ton net for voranol * 3010 ( more or less 10% in quantily and amount acceptable. Third party shipper and shipping document acceptable).
Điều khoản giá cả: Trong hợp đồng nhập khẩu Công ty luôn quy định đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá. Trước khi ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài, Công ty tìm mọi cách đàm phán ( trực tiếp hoặc gián tiếp) và đưa ra một mức giá phù hợp để đi đến ký kết hợp đồng.
Ví dụ: hợp đồng nhập khẩu số 99AI152 – 006 có ghi: Total amount: 18,707USD, CIF Hai Phong.
Điều khoản giao hàng: trong các hợp đồng nhập khẩu của Công ty đều nêu rõ thời hạn và địa điểm giao hàng, xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng.
Ví dụ: Hợp đồng nhập khẩu số 99A1474 – 078 có ghi: Delivery time shall be within 15 days upon receipt and accepted the L/C. Discharge port: Haiphong port, North Vietnam.
* Điều khoản thanh toán: Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán L/C ( trả ngay, không huỷ ngang). Công ty thường thanh toán qua một ngân hàng có uy tín tại Việt nam là Hanoi Invesment and Deverlopment Bank – No. 73010658I.
Ví dụ: Hợp đồng nhập khẩu số VITACO 1484/ 2000 có ghi:
Terms of payment: by irrevocable L/C at right without recourse payable by telegraphic transfer in favour of:
Dow Chemical pacific ( Singapore) Pte. Ltd.
260 Orchard road.
# 18 – 01 the Heeren, Singapore 238855
All Charges by opening bank are for buyer’s account. L/C should provide reimburdemoen bank with telegraphic reimburesment allowed.
The order is not effective until we have in our hands an L/C that is issued or confirmed by a bank and substance acceptance to us.
Điều khoản khiếu nại và giải quyết tranh chấp: Điều khoản này sẽ được thoả thuận một cách chi tiết, kỹ lưỡng và chặt chẽ đối với những khách hàng mới có quan hệ làm ăn làm đầu với Công ty và với những lô hàng có giá trị lớn, tính phức tạp cao. Còn với khách hàng quen thuộc và uy tín thì việc đề cập này khá đơn giản, thậm chỉ là hình thức. Ví dụ: Điều khoản VII trong hợp đồng số 19/HSM – IAF/99 chỉ viết: ( Theo bản dịch hợp đồng).
“ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, những tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng sẽ do ban trọng tài ngoại thương giải quyết phù hợp với Tncoterms 1990, bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam, quyết định của trọng tài là bắt buộc đối với các bên.”
Ngoài lý do tin tưởng nhau, việc không thoả thuận chi tiết các điều khoản này, một phần do những người tham gia ký kết chưa ý thức được tầm quan trọng của nó, một phần khác là do tâm lý nếu đề cập quá kỹ lưỡng điều khoản đó sẽ gây tâm lý không tin tưởng nhau, kém thân mật và gây khó khăn cho việc thoả thuận các điều khác.
Trên đây là những điều khoản không thể thiếu được trong một hợp đồng nhập khẩu của Công ty ký kết với bạn hàng nước ngoài. Ngoài những điều khoản này ra thì tuỳ vào từng lô hàng, đối tác kinh doanh mà Công ty khi đàm phán, ký kết hợp đồng có thêm một số điều khoản nữa để ràng buộc hai bên hơn nữa đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn như điều kiện đóng gói hàng hoá, điều khoản bảo hiểm hàng hoá, điều khoản về bao bì hàng hoá, điều khoản về trường hợp miễn trách, điều khoản vận tải....
Từ những ví dụ cụ thể trên ta thấy các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu, mà công ty đã ký kết trong thời gian là chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
3. Tình hình thực hiện họp đồng nhập khẩu của Công ty.
3.1. Hiệu quả thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty tiến hành thực hiện hợp đồng. đây là giai đoạn mà Công ty phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện công việc, đồng thời để sử lý các sự cố xảy ra bất cứ lúc nào, để nhận hàng kịp thời tiến độ như đã thoả thuận và đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường và khách hàng, bởi có nhiều hàng hoá có tính thời vụ, nếu không thực hiện tốt hợp đồng thì hàng hoá nhận về sẽ không đáp ứng cho thị trường kịp thời và sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Để đánh giá một hợp đồng thực hiện có hiệu quả hay không thể hiện gián tiếp qua một hệ thống chỉ tiêu gồm:
Về tốc độ thực hiện hợp đồng, đây là chỉ tiêu quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong hai năm hoạt động trong lĩnh vực thươngmại quốc tế thì đây quả là một thời gian ngắn ngủi cho một Công ty kinh doanh quốc tế. Do vậy không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Thời gian đầu mới tham gia kinh doanh XNK nên đã có mấy hợp đồng thực hiện không đúng tiến độ, thường bị lỗi trong khâu làm thủ tục nhận hàng nên hàng hoá nhận được thường bị chậm lại, dẫn đến việc thiệt hại về tài chính đối với Công ty như việc trả tiền lưu bãi, tiền đi lại, có cả tiền phạt do không thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác đúng tiến độ như đã thoả thuận.Nhưng sau mấy tháng hoạt động Công ty đã rút kinh nghiệm và tiến hành cải cách cả về tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn cho Phòng Xuất nhập khẩu của Công ty, nên sau đó tốc độ thực hiện hợp đồng đã theo đúng tiến độ như thoả thuận, từ đó đã tạo được niềm tin cho khách hàng và bạn hàng, tăng thêm phần tự tin vào việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty mình.
- Thời gian thực hiện hợp đồng:
Phần lớn số hợp đồng mà công ty đã ký và thực hiện kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất là hai tháng, bởi thời gian tính từ lúc ký hợp đồng đến lúc Công ty ra ngân hàng mở L/C. Sau một khoảng thời gian nhất định Công ty nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ ngân hàng do đối tác gửi đến. Công ty đem bộ chứng từ này ra ngân hàng ký hậu để có thể đi nhận hàng khi có thông báo hàng về đến cảng quy định. Sau khi nhận được bộ chứng từ của ngân hàng, công ty phải kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu ghi trong bộ chứng từ và đặc biệt là vận đơn bộ thương mại. Có nhiều trường hợp bịlệch số nên ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng của Công ty, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện hợp đồng.
- Về số lượng thực hiện hợp đồng:
Trong cơ chế qủan lý kế hoạch hoá tập trung, chủ thể của các hợp đồng là hai Chính phủ hai nước. Các đơn vị nhập khẩu thực chất chỉ thực hiện kế hoạch Nhà nước giao về số lượng, qui cách chất lượng, vì vậy việc ký kết hợp đồng như đã theo một khuôn mẫu sẵn và tương đối đơn giản. sau những thay đổi cơ bản của nền kinh tế, cho đến nay Nhà nước cho phép các Công ty tự giao dịch với khách hàng để ký kết, thực hiện hợp đồng, không còn thụ động, trông chờ vào nhà nước như trước kia nữa. Bằng sự nỗ lực của các thành viên trong Công ty, các bạn hàng trong nước và ngoài nước đã đến với Công ty tăng dần và số lượng hợp đồng ký kết được năm 2000 tăng hơn nhiều so với năm 1999.
Biểu 7: Số hợp đồng nhập khẩu đã ký kết được trong thời gian qua:
Đơn vị tính: bản.
Chỉ tiêu
1999
2000
Mức biến động 2000/1999
Số hợp đồng
Tỷ lệ (%)
Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp
7
12
5
171,4
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
24
42
18
175,0
Tổng số hợp đồng
31
54
23
174,2
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty là tốt. Nhưng tốc độ của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tăng nhanh hơn tốc độ của hợp đồng nhập khẩu trực tiếp. Từ đó ta có thể nói rằng việc kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị động, thiếu sự linh hoạt trong thực hiện kinh doanh XNK, còn phụ thuộc vào đơn đặt mua hàng của bạn hàng trong nước rất nhiều.
Số hợp đồng nhập khẩu của Công ty không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng vè giá trị. Điều này khẳng định những cố gắng trong Công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu với những uy tín ngày càng cao của bạn hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Phần lớn các hợp đồng NK của Công ty thường có giá trị từ vài nghìn USD. Những hợp đồng với giá trị khoảng trên 100.000USD được coi là những hợp đồng có giá trị, doanh thu lớn. Ta có thể theo dõi điều này qua bảng số liệu sau
Biểu 8: Một số hợp đồng có giá trị lớn đã được ký kết trong thời gian qua:
ĐVT: USD
Năm
Số HĐ
Tên đơn vị giao dịch
Giá trị HĐ NK
1999
04
Dow Chernical Pacific Pte. LTD
32.592
09
Golden Wheat
68.742
15
To To Ltd
35.057
2000
08
Hunts man ICI Holland B.V
40.428
12
Kanematsu Corp
82.454
24
Asia Pulp and Paper Co., Ltd
120.312
28
Dae Seung International
98.764
31
To To Ltd
174.432
Về kết quả thực hiện hợp đồng so với ký kết: đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa việc thực hiện hợp đồng, nó ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh XNK của Công ty. Kết quả của việc thực hiện hợp đồng chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như sự biến động của thị trường, đối tác và năng lực của cán bộ công nhân viên.... Việc thực hiện tốt hợp đồng nhập khẩu là vấn đề đáng quan tâm và cần lưu ý đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Biểu 9: kết quả việc thực hiện so với ký kết hợp đồng nhập khẩu của VITACO năm 2000.
ĐVT: USD
TT
Nước
Nhập khẩu
Mức độ biến động KT/TH
Ký kết
Thực hiện
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1
Nhật Bản
234.018
242.864
8.846
103,78
2
Singapore
178.942
185.752
6.810
103,80
3
Đài Loan
212.854
178.432
-34.422
83,83
4
Hồng Kông
109.675
123.654
13.979
112,75
5
Thái Lan
136.010
119.740
-16.270
88,04
6
Hàn Quốc
114.452
106.420
-8.032
92,98
7
Mỹ
97.567
86.412
-11.155
88,57
8
Trung Quốc
90.746
84.712
-6.034
93,35
9
Indonesia
78.458
76.546
-1.912
97,56
10
Hà Lan
62.105
61.242
-863
98,61
11
Malaysia
50.076
54.678
4.602
109,19
12
Tổng cộng
1.364.903
1.320.452
-44.451
96,74
Qua số liệu ở bảng 9 ta biết được tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty trong năm 2000 chưa được tốt. Tổng kim nghạch ký kết là 1.364.903 USD nhưng thực hiện được 1.320.452 USD, như thế là âm 44.451 USD, chỉ đạt 96,74% so với ký kết. Nhưng ở thị trường có quan hệ buôn bán thường xuyên thì lại đạt kết quả ao nhưu Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông... Điều đó chứng tỏ việc buôn bán với một số bạn hàng quen là tốt và nên duy trì những mối quan hệ này, bên cạnh đó cũng phải mở rộng thị trường kinh doanh để khai thác triệt để khả năng sinh lợi...
Chỉ tiêu về lợi nhuận và hoa hồng uỷ thác: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Vì vạy việc thực hiện hợp đồng không tốt sẽ làm giảm lợi nhuận nên đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả việc thực hiện hợp đồng.
Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu – Chi phí kế toán.
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Chi phí kinh tế.
Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán – Chi phí tiềm ẩn – Chi phí cơ hội.
Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi nhập khẩu: Phản ánh kết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu thông qua việc đánh giá kết quả thu được từ một đồng chi phí thực tế bỏ ra. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu này, qua đây chúng ta cũng có thể biết được phần nào về việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Dn = x 100%.
Trong đó:
Dn: Tỉ suất doanh lợi nhập khẩu
Ln: Lợi nhuận về bán hàng NK
Cn: Tổng chi phí nhập khẩu bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo đồng Việt nam công bố của ngân hàng nhà nước.
Trong thời gian qua Công ty dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả việc ký kết và thực hiện hợp đồng NK.
VD: trong hợp đồng số: 99 NC 148 – 076 ngày 18 tháng 4 năm 2000, tổng chi phí lô hàng NK được chuyển đổi theo đồng Việt nam, thời điểm bấy giờ là 248 triệu đồng, lợi nhuận về bán hàng NK là 62 triệu đồng. Từ số liệu này ta có thể tính đựơc tỷ suất doanh lợi Nk của lô hàng này:
Dn = % = 0,25%.
3.2. Trình tự thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, công ty họp và bàn bạc phương án thực hiện tốt hợp đồng, hạn chế tối thiểu các tổn thất có thể xảy ra. Từ đó lần lượt thực hiện các công việc cụ thể để hoàn thành hợp đồng với kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Những công việc sau khi ký kết Công ty phải làm như sau:
* Xin giấy phép nhập khẩu đối với từng lô hàng tại Phòng cấp giấy phép Hà Nội - Bộ Thương Mại. Hồ sơ xuất trình khi xin giấy phép bao gồm: hợp đồng, phiếu hạn nghạch( nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn nghạch), hợp đồng uỷ thác nhập khẩu( nếu là nhập khẩu uỷ thác).
* Mở thư tín dụng - L/C ( Nếu hình thức thanh toán bằng L/C):
Trong các hợp đồng nhập khẩu mà Công ty ký kết có áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng(L/C) thì thủ tục mở L/C bao gồm: giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu, một Uỷ nhiệm chi để ký quỹ, một Uỷ nhiệm chi để trả thủ tục phí kèm theo bản sao hợp đồng và hai Uỷ nhiệm chi do đích thân Giám đốc ký.
* Làm thủ tục Hải quan:
Khi có thông báo hàng về đến cảng như thời gian đã quy định theo hợp đồng, thì Công ty phải tiến hành làm thủ tục Hải quan để nhận hàng. Theo quyết dịnh số 383/1998/TCHQ/QĐ ngày 17-11-1998 quy định 04 bước chủ yếu như sau:
- Bước 1: Người khai báo (Công ty) phải quan tự kê khai, áp mã và tính thuế nhập khẩu đầy đủ, chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác sự kê khai đó. Bộ hồ sơ khai báo với Hải quan bao gồm: 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số của Công ty, 03 tờ khai hàng nhập khẩu, 01 bản sao hợp đồng mua bán, 01 bản chính và 02 bản sao hoá đơn thương mại, 01 bản chính và 02 phiếu đóng gói, 01 vận tải đơn.
- Bước 2: Hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu
Bước 3: Hải quan thu thuế, kiểm hoá, giải phóng hàng.
Bước 4: Kiểm tra, xử lý vi phạm.
* Nhận hàng từ tầu chở hàng:
Khi nhận được giấy báo của đơn vị Ngoại thương, Công ty cử người đến gặp đại diện của đơn vị Ngoại thương đó tại cảng đến như đã quy định trong hợp đồng để nhận "lệnh giao hàng". Sau đó, mang "lệnh giao hàng" cùng với hồ sơ, chứng từ ra cảng để nhận hàng.
* Kiểm hoá hàng hoá:
Khi nhận hàng nhập khẩu, Công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu hàng hoá so với hợp đồng để phát hiện số bị thiếu hụt, mất mát, tổn thất( nếu có) để kịp thời khiếu nại, đòi bồi thường. Trường hợp xảy ra tổn thất hay nghi là bị tổn thất, trước khi nhận hàng, Công ty phải yêu cầu giám định hàng hoá tại địa điểm giao hàng.
Đối với hàng hoá nguyên đai, nguyên kiện: Khi nhận về kho của mình, Công ty mới phát hiện thiếu hụt, hư hỏng bên trong hoặc qui cách phẩm chất không phù hợp so với hợp đồng; Công ty phải giữ nguyên hiện trạng và báo ngay cho đơn vị Ngoại thương biết để cử người đến xem xét, giám định. Trường hợp quá 05 ngày kể từ ngày báo, nếu đơn vị ngoại thương không có sự phản hồi thì Công ty phải yêu cầu Công ty Giám định(Vinacontrol) đến xét nghiệm và lập biên bản giám định đòi bồi thường.
* Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu:
Sau khi nhận hàng hoá thi Công ty giao hàng cho đơn vị đặt hàng hoặc giao toàn bộ lô hàng như đã thoả thuận cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu( đối với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu). Trong trường hợp Công ty nhận uỷ thác nhập khẩu thông thường khi nhận được thông báo nhận hàng thì Công ty báo luôn và yêu cầu bên uỷ thác cùng đi nhận hàng tại cảng đến đã quy định trong hợp đồng.
Làm thủ tục thanh toán: Khi nhận được bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến Ngân hàng Ngoại thương. Công ty phải kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi phải trả tiền cho Ngân hàng để nhận được bộ chứng từ đi nhận hàng.
* Khiếu nại (nếu có):
Thực tế, điều khoản này rất ít khi gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty, có một số trường hợp vi phạm hợp đồng thì hai bên đều giải quyết với nhau nên Công ty không phải lập Hồ sơ khiếu nại.
* Đánh giá kết quả:
Sau khi thực hiện xong hợp đồng nhập khẩu Công ty thường đánh giá những mặt được và những mặt chưa được của cả quá trình thực hiện hợp đồng; tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó đồng thời phát huy những mặt tích cực để việc kinh doanh XNK nói riêng và việc kinh doanh của Công ty nói chung ngày càng phát triển có kết quả hơn.
3.3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng nhập khẩu tại Công ty vận tải và Đại lý vận tải VITACO-Hà Nội.
Mặc dù qua ba năm tham gia vào lĩnh vực kinh doanh XNK nhưng số hợp đồng bị vi phạm rất hạn chế. Để có được như vậy là do đội ngũ cán bộ kinh doanh đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, luôn trau dồi, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cùng với tinh thần làm việc nhiệt tình, trách nhiệm cao. Mặt khác, bộ phận nghiệp vụ đã biết rút ra những kinh nghiệm quý báu của người đi trước cùng sự giúp đỡ của Tổng công ty nên hạn chế và giảm thiểu sai sót, rủi ro có thể xảy ra.
Tuy vậy, việc kinh doanh XNK lại rất phức tạp và luôn biến động nên Công ty cũng không thể tránh hết được những cạm bẫy của đối tác, kiểm soát được hết lỗi lầm dẫn đến vi phạm hợp đồng. Những vi pham trong thời gian qua chủ yếu mắc phải là do bên xuất khẩu và là những vi phạm sau: vi phạm về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán...
Vi phạm về số lượng: đây là những sai sót do bên xuất khẩu không kiểm tra kỹ trước khi hàng rời cảng hoặc do mất mát khi vận chuyển ...... theo hợp đồng thì bên xuất khẩu phải chịu trách nhiệm cho đến khi giao hàng cho Công ty, có nghĩa là trong trường hợp này thì bên xuất khẩu phải có trách nhiệm tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà đền bù thiệt hại hay thiếu hụt cho Công ty.
* Giao chậm:
Với những lô hàng bình thường thì việc nhận hàng chậm, không ảnh hưởng lớn đển giá trị của hàng thì Công ty có thể vẫn gia hạn cho nhà xuất khẩu một khoảng thời gian nhất định; qua thời gian gia hạn đó mà bên xuất khẩu vẫn không thể giao hàng thì hoặc là Công ty có thể gia hạn tiếp hoặc là huỷ hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại (tuy nhiên trong thực tế, trường hợp này rất ít xảy ra).
- Trường hợp nhập hàng hoá để phục vụ một dịp lễ, tết hoặc hàng có tính thời vụ thì thời hạn nhận hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định giá trị của hàng hoá. Như vậy, nếu nhà xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu đó thì Công ty không thể gia hạn thời gian nhận hàng, huỷ hợp đồng và bên xuất khẩu phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại khi hợp đồng bị huỷ bỏ.
* Nhận chậm: Thực tế trường hợp này đã xảy ra đối với các Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về với các lý do như:
- Do bộ chứng từ có vấn đề.
- Do nhà nhập khẩu không muốn mua lô hàng đó nữa.
- Do bên uỷ thác nhà nhập khẩu đó huỷ bỏ hợp đồng uỷ thác với bên nhận uỷ thác xuất khẩu
Công ty VITACO cũng đã mắc phải trường hợp: do bộ chứng từ có sai sót nhỏ mà Công ty không phát hiện ra cho nên việc nhận hàng bị chậm lại nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh XNK của Công ty.
Vi phạm về chất lượng: Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng lô hàng nà đánh giá hàng giao không đúng chất lượng theo những tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng nói chung, tuỳ từng lô hàng cụ thể thì Công ty đều quy định phẩm chất, chất lượng khá cụ thể. Thực tế có những lô hàng, nhà xuất khẩu không giao đúng như trong hợp đồng đã ký, có thể là do các chỉ tiêu về chất lượng như trong họp đồng nhưng xuất xứ của lô hàng đó lại khác.Trưòng hợp giao không đúng chất lượng, Công ty có thể yêu cầu nhà xuất khẩu giao lại lô hàng khác hoặc bàn bạc cách thức giải quyết lô hàng đó với nhà xuất khẩu với một số điều kiệnkêm theo như: giảm giá, trư khấu hao hoặc bên xuất khẩu phải mất một khoản tiền phạt theo thoả thuận.
* Vi phạm về thanh toán: có thể do nhiều nguyên nhân
Do sau khi ký kết, Công ty nhận được đơn chào hàng với hàng hoá như đã ký về phẩm chất, chất lượng, xuất xứ...nhưng giá thành hạ hơn nên Công ty muốn huỷ bỏ hợp đồng về lô hàng đó, nên Công ty đã thanh toán chậm tiền hàng.
Do nhu cầu của thi trường về hàng hoá đó giảm đáng kể nên Công ty cũng không muốn thanh toán tiền hàng để nhận hàng về ngay mà cố tình kéo dài thời gian.
- Do bên uỷ thác cho Công ty huỷ bỏ hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
...
Nói chung là có nhiều nguyên nhân nhưng trên thực tế Công ty ít gặp phải những trường hợp trên dẫn đến thanh toán chậm; số vụ vi phạm hợp đồng nhập khẩu rất ít và chủ yếu là vi phạm về giao chậm hàng hoá so với hợp đồng đã ký.
Ta có thể theo dõi một số trường hợp vi phạm hợp đồng cụ thể trong năm 2000.
Biểu 10: Một số hợp đồng bị vi phạm các thoẩ thuận đã được ký kết trong năm 2000.
Số HĐ
Đơn vị giao dịch
Nội dung vi phạm
Nguyên nhân
Hình thức phạt
03
To To Ltd
Giao chậm
Do tàu vận tải
Chấp nhận nhận hàng
09
Woobo
Giao chậm
Giá hàng tăng lên
Phạt bằng tiền
15
ICI Pte Ltd
Giao chậm
Do không đủ nguồn cung
Chấp nhận nhận hàng
24
Takalar Corp
Kém chất lượng
Hàng kém chất lượng
Phạt bằng tiền
29
Choong Nam
Kém chất lượng
Hàng kém chất lượng
Phạt bằng tiền
Trong các vi phạm về chất lượng thì chế tài buộc thực hiệ và bồi thường thiệt hại, giảm giá thành hàng nhập khẩu được sử dụng là chính. Nếu lô hàng lớn, tỷ lệ sai hỏng cao thì Công ty yêu cầu nhà xuất khẩu giao bù hàng thay thế. Nếu số lượng hàng không lớn để đủ làm thành một chuyến hàng thì Công ty yêu cầu nhà xuất khẩu bồi thường thiệt hại, mức bồi thường phải căn cứ vào mức thiệt hại thực tế và do thoả thuận giữa Công ty và khách hàng.
Như vậy việc vi phạm hợp đồng được Công ty giải quyết khá linh hoạt, không hoàn toàn cứng nhắc theo quy định của hợp đồng. Tuy nhiên, trong bất cứ hợp đồng nào thì thái độ khéo léo, mềm mỏng và năng động của người làm công tác hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đàm phán và giải quyết khiếu nại; giúp Công ty duy trì được quan hệ làm ăn với khách hàng và hạn chế được một phần thiệt hại.
Trên thực tế, số hợp đồng nhập khẩu của Công ty ký kết được bị vi phạm là rất ít, hầu như không có vụ việc nào Công ty phải nhờ đến trọng tại kinh tế hoặc toà án để giải quyết vì giá trị của hợp đồng và tài sản bị vi phạm thường không lớn lắm, việc kiện tụng sẽ gây tổn hại đến uy tín, tốn kém về tiền bạc của cả hai bên. Do đó, nên các bên vi phạm hợp đồng nhập khẩu của Công ty thường do hai bên tự thương lượng để giải quyết.
Ví dụ: Vào cuối năm 2000, Công ty ký hợp đồng mua máy điều hoà nhiệt độ có ký hiệu là:RF12WA. Khi nhận hàng, Công ty kiểm tra thì lô hàng đó có một số hàng co hình dáng giống hệt như sản phẩm có ký hiệu RF12WA, số hàng này có ký hiệu RF7WA. Do đó, Công ty đã yêu cầu bên xuất khẩu giao lại số hàng bị sai trên theo đúng điều khoản của hợp đồng; Sau đó, Công ty Anhui Garment Imp and Exp Co.,Ltd cho biết là hiện nay số hàng đó không có nên yêu cầu Công ty VITACO nhận số hàng sai quy cách đó và bên xuất khẩu đồng ý giảm giá cho số hàng đó đồng thời chịu một khoản tiền phạt không lớn là USD1.000,00 do vi phạm hợp đồng.
IV. Đánh giá chung về khía cạnh pháp lý của hợp đồng nhập khẩu của Công ty vận tải và đại lý vận tải VITACO
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành năm 1989 đã trở nên bất cập, không phù hợp: Luật pháp ngoại thương còn quá sơ sài, thiếu tính hệ thống, các quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng XNK mới chỉ có văn bản mang tính tạm thời. Trong khi đó, số lượng các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết không nhiều. Chẳng hạn, công ước Viên trực tiếp điều chỉnh hợp đồng mua bán quốc tế lại chưa được Việt Nam tham gia phê chuẩn. Do vậy, đây thực sự là những khó khăn lớn cho công tác ký kết và thực hiện hợp đồng đối với bất kỳ Doanh nghiệp XNK nào nói chung cũng như Công ty VITACO nói riêng.
Bắt đầu từ 19 tháng 4 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 33/CP cho phép các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu có đủ điều kiện theo pháp luật quy định đều có thể kinh doanh XNK. Trong xu hướng chung đó, Công ty vận tải và đại lý vận tải đã quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh XNK từ năm 1998.
Qua ba năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đây là thời gian quá ngắn ngủi đối với một Công ty kinh doanh quốc tế song trong khoảng thời gian này Công ty đã đạt được những kết quả khả quan, tạo ra sự tin tưởng hơn cho quá trình kinh doanh và phát triển của Công ty trong hiện tại cũng như tương lai.
Vấn đề đặt ra là để Công ty tránh được rủi ro dẫn đến phá sản thì đối với các hợp đồng XNK ngoại thương phải nắm vững những chú ý sau:
1/. Hợp đồng phải xây dựng trên cơ sở tán thành của hai bên. Một hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý nếu được ký kết trên cơ sở sai sót, cưỡng ép hay gian lận.
2/. Các bên thoả thuận chỉ được ký kết trong khả năng, phạm vi thẩm quyền của mình.
3/. Một thoả thuận được làm một cách bất hợp pháp với các mục đích bất hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật sẽ không được coi là hợp đồng.
4/. Một hợp đồng phải có sự ràng buộc có nghĩa là cả hai bên phải có sự trao đổi quan điểm về các quyền lợi và nghĩa vụ.
5/. Mỗi hợp đồng hình thành trên cơ sở chào hàng và chấp nhận chào hàng
- Giải quyết hợp đồng phải đúng pháp luật.
- Luôn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác XNK.
- Cần tham khảo ý kiến các chuyên gia về nguồn luật áp dụng đôí với hợp đồng kinh tế.
- Giám sát chặt chẽ các bước thực hiện hợp đồng.
Phần iii
Phương hướng hoàn thiện hoạt động ký kết
và thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong thời gian tới tại công ty Vitaco-hà nội
i. Định hướng xnk hàng hoá của công ty vitaco-hà nội
Căn cứ vào dự báo tình hình diễn ra trong khu vực năm 2001 tiếp tục có nhiều khó khăn và sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của đất nước cũng như khả năng phát triển của Doanh nghiệp. Vậy nên, Công ty vận tải và đại lý vận tải-VITACO cũng không nằm ngoài những khó khăn đó. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu trước mắt của Đại hội Đảng bộ Công ty vào tháng 1 năm 2001 vừa qua" Giữ vũng và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, tiết kiệm triệt để, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, hoàn thành các chỉ tiêu do Tổng công ty giao, thực hiện mức tăng trưởng trên 6% so với thực hiện năm 2000". Đối với hoạt động XNK( chiếm 30% trên tổng doanh thu), Công ty VITACO có những định hướng cụ thể là:
1. Định hướng xuất khẩu hàng hoá:
- Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty có chủ trương mở rộng thị trường các nước trong khu vực và châu á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo....Bên cạnh đó, Công ty còn có chiến lược xuất khẩu một số hàng hoá sang thị trường Mỹ.
- Đối với hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng:
Phương châm của Công ty là: đổi mới phương thức giao dịch nhằm thu hút khách hàng, tìm mọi biện pháp thực hiện các hợp đồng, các đơn đặt hàng đã ký để giữ chữ tín với khách hàng.
- Tăng cường các hoạt động xuất khẩu hàng hoá bằng hình thứ xuất khẩu uỷ thác hay xuất khẩu trực tiếp để dần dần tạo thé cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Biểu 11: Kế hoạch xuất khẩu năm 2001 của công ty VITACO
Đơn vị tính:USD
Kim nghạch xuất khẩu theo từng nước
Dự kiến KNXK theo kế hoạch
Nhật Bản
120.432
Hàn Quốc
90.745
Singapo
83.658
Mỹ
80.612
Đài Loan
71.054
Các nước khác
60.318
Tổng KNXK
506.819
* Các biện pháp để phát triển thị trường xuất khẩu
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Tăng cường các cuộc giao dịch, đàm phán qua các hội chợ quốc tế, tiếp xúc qua các đồng chí tham tán để mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tìm mọi biện pháp duy trì, củng cố va phát triển thị trường.
- Tạo nguồn hàng XK ổn định thông qua việc quan hệ với một số nhà máy sản xuất hàng hoá.
2. Định hướng nhập khẩu hàng hoá.
Trong thời gian tới, Công ty tìm mọi cách để mở rộng việc nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở duy trì mối quan hệ mua bán với bạn hàng trong nước để nhận được những hợp đồng uỷ thác NK. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tạo cho mình một kênh phân phối hàng hoá để đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tiếp, tạo ra cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng NK được thường xuyên, liên tục.
Biểu 12: Kế hoạch nhập khẩu theo hình thức hợp đồng
của Công ty VITACO Hà Nội năm 2001
Kin ngạch NK theo hợp đồng
Dự kiến KNNK theo kế hoạch
Hợp đồng uỷ thác
1.043.766
Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp
526.478
Tổng kim ngạch NK
1.570.244
ii. hoàn thiện trình tự nội dung và phương pháp xâydựng hợp đồng nk tai công ty vitaco hà nội
Đàm phán và ký kết hợp đồng NK là bước khởi đầu quan trọng của hoạt động NK với mục đích cuối cùng là lợi ích của Công ty. Một hợp đồng sau khi được ký kết sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên. Vì vậy, công tác ký kết hợp đồng cần được đặc biệt coi trọng tránh tình trạng chưa nắm vững những biến động của thị trường và đối tác đã vội ký kết rồi sau đó lại xin huỷ, xin hiệu chỉnh hoặc không nghiêm chỉnh thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM059.doc