Tài liệu Đề tài Vấn đề hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á: Mở đầu
Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Phải xem xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, dù là SX-ki...
88 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Phải xem xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, dù là SX-kinh doanh hay dịch vụ và nền kinh tế quốc dân của 1 nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ khác quản lý khác nhau trong đó có kế toán.
Trong những năm gần đây hòa cùng với quá trình đổi mới đi nên của đất nước, công tác hạch toán kế toán cũng đã có sự đổi mới tương ứng để có sự phù hợp kịp thời với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trình độ quản lý kinh tế ở nước ta. Sau nhiều lần được sửa đổi, đến ngày 01-11-1995 theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính, đã chính thức ban hành chế độ kế toán DN.Đây là một bước đổi mới đánh dấu sự thay đổi mới đánh dấu sự thay đổi toàn diện, triệt để hệ thống kế toán Việt Nam.
Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở trường để trang bị các kiến thức cơ bản và đặc biệt là sau quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN, tôi đã chọn đề tài “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông á”. Trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ thanh toán, so sánh thực tế hạch toán tại công ty với lý thuyết được học, với chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu thêm về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán theo chế độ kế toán quốc tế. Tham vọng của tôi đặt ra là thông qua các nghiệp vụ thanh toán để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác kế toán tại công ty, điều này xuất phát từ đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty ASIAN. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số nghiệp vụ thanh toán đã nêu trong tên đề tài. Như vậy chuyên đề thực tập này tôi sẽ tập chung vào bốn khía cạnh là :
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (người bán).
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua.
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước.
Tăng cường quản lý tài chính tại công ty EAST-ASIAN.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, bài viết của tôi chia làm ba phần chính :
Phần I : Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp.
Phần II : Thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.
Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.
phần I
Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp.
I- Một số vấn đề chung về các nghiệp vụ thanh toán.
1- Khái niệm :
Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã qui định có hiệu lực trong thời hạn cho vay, nợ.
Theo đó các nghiệp vụ thanh toán có thể chia làm 2 loại :
Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các nghiệp vụ công nợ phát sinh.
Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ.
2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán.
Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng.
Các nghiệp vụ này phát sinh nhiều, thường xuyên và yêu cầu phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng thanh toán.
Việc thanh toán ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nên thường có các quy định rất chặt chẽ trong thanh toán, vì vậy cần có sự giám sát, quản lý thường xuyên để các quy tắc được tôn trọng.
Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh ở cả quá trình mua vật tư, hàng hoá đầu vào và quá trình tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì nó tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh (mua hàng và bán hàng).
3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính.
Quan hệ thanh toán liên hệ mật thiết với dòng tiền vào, ra trong kỳ kinh doanh, do đó nó có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, tổ chức quản lý tốt quan hệ thanh toán cũng có nghĩa là làm tốt công tác tài chính tại doanh nghiệp. Việc đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ góp phần đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được nguồn tài trợ vốn khác nhau. Do đó, cần phải kiểm soát các quan hệ kinh tế này.
Với chức năng thông tin và kiểm tra, hạch toán kế toán giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin cụ thể về số nợ, thời gian nợ và tình hình thanh toán với từng đối tượng trong từng khoản phải thu, phải trả. Hơn thế nữa, với các số liệu kế toán, nhà quản lý sẽ biết được khả năng thanh toán đối với các khoản phải trả cũng như khả năng thu hồi các khoản phải thu. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những đối sách thu nợ, trả nợ kịp thời nhằm đảm bảo các khoản công nợ sẽ được thanh toán đầy đủ, góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh tốt với bạn hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định thêm rằng hạch toán kế toán là công cụ quản lý duy nhất đối với các nghịêp vụ thanh toán. Bởi vì, khác với một số phần hành như tiền mặt, vật tư, hàng hoá - hiện hữu trong két, trong kho của doanh nghiệp, sự tồn tại của các nghiệp vụ thanh toán phát sinh chỉ được biểu hiện duy nhất trên chứng từ, sổ sách.
4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán :
Có thể phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo nhiều tiêu thức khác nhau như :
Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại :
+ Thanh toán các khoản phải thu
+ Thanh toán các khoản phải trả
Theo quan hệ đối với doanh nghiệp : thanh toán bên trong doanh nghiệp (thanh toán tạm ứng, thanh toán lương…) và thanh toán với bên ngoài (thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng…).
Theo thời gian : thanh toán thường xuyên hoặc định kỳ.
Nhưng thông thường người ta thường phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, theo tiêu thức này thì có các nghiệp vụ thanh toán sau :
-Thanh toán với người bán
-Thanh toán với khách hàng
-Thanh toán tạm ứng
- Thanh toán với nhà nước
Các nghiệp vụ thế chấp, ký cược, ký quỹ
Các nghiệp vụ thanh toán khác
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi sẽ trình bày các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với Nhà nước.
5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
* Thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như : thanh toán bằng tiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại giấy tờ có giá trị như tiền. Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ để trả trực tiếp cho người bán. Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉ phù hợp các loại hình giao dịch với số lượng nhỏ và đơn giản, bởi vì với các khoản mua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn. Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh toán với công nhân viên, với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ…
* Thanh toán không dùng tiền mặt.
Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các hình thức cụ thể bao gồm :
Thanh toán bằng Séc.
Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho đơn vị được hưởng có tên trên séc. Đơn vị phát hành séc hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng séc. Séc chỉ phát hành khi tài khoản ở ngân hàng có số dư.
Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi ,séc tiền mặt và séc định mức.
Séc chuyển khoản : Dùng để thanh toán và mua bán hàng hoá giữa các đơn vị trong cùng một địa phương. Séc có tác dụng để thanh toán chuyển khoản không có giá trị để lĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ có giá trị trong thời hạn quy định.
Séc định mức : Là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân hàng đảm bảo chi tổng số tiền nhất định trong cả quyển séc. Sổ séc định mức có thể dùng để thanh toán trong cùng địa phương hoặc khác địa phương. Khi phát hành, đơn vị chỉ được phát hành trong phạm vi ngân hàng đảm bảo chi. Mỗi lần phát hành phải ghi số hạn mức còn lại vào mặt sau của tờ séc. Đơn vị bán khi nhận séc phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc.
Séc chuyển tiền cầm tay : Là loại séc chuyển khoản cầm tay, được ngân hàng đảm bảo thanh toán.
Séc bảo chi : Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số tiền ghi trên từng tờ séc đó. Khi phát hành séc đơn vị phát hành đưa đến ngân hàng để đóng dấu đảm bảo chi cho tờ séc đó. Séc này dùng để thanh toán chủ yếu giữa các đơn vị mua bán vật tư, hàng hoá… trong cùng một địa phương nhưng chưa tín nhiệm lẫn nhau.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
Uỷ nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ một số tiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng khác.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp, nộp ngân sách Nhà nước ,và một số thanh toán khác…
Thanh toán bù trừ.
áp dụng trong điều kiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh toán này, định kỳ hai bên phải đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau do bù trừ lẫn nhau. Các bên tham gia thanh toán chỉ cần phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bên phải trên cơ sở thoả thuận rồi lập thành văn bản để làm căn cứ ghi sổ và theo dõi.
Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C
Theo hình thức này khi mua hàng, bên mua phải lập một khoản tín dụng tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Khi giao hàng xong ngân hàng của bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh toán cho ngân hàng của bên bán. hình thức này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương, không tín nhiệm lẫn nhau.
Trong thực tế, hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa nhưng lại phát huy tác dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế, với đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ.
6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán.
6.1. Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán
Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu :
Nợ phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, …
Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dich vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng)
Hạch toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ : nợ trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải trả :
Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cần được hạch toán chi tiết từng đối tượng phải trả. Đối tượng phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu về XDCB có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với doanh nghiệp về bán vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB nhưng chưa nhận hàng hoá, lao vụ.
Không phản ánh các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dich vụ trả tiền ngay (tiền mặt, séc)
Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng chưa đến cuối tháng chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính dể ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
6.2. Nguyên tắc hạch toán.
Để theo dõi chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau :
Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả về nguyên tệ trên các tài khoản chi tiết và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế.
Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quí, cần chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kì điều chỉnh số dư theo giá thực tế.
Không bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp, giữa các khách hàng mà phải căn cứ trên sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán cuối kì.
Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng; thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán được kịp thời.
Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhận bằng văn bản.
6.3. Nhiệm vụ hạch toán :
Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau :
Ghi chép đầy đủ kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng hợp của phần hành các khoản nợ phải thu, phải trả.
Thực hiện giám sát chế độ thanh toán công nợ và tính chấp hành các kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng.
Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác rõ ràng các khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng khoản và thời gian thanh toán.
Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và phải thu khó đòi để quản lý tốt công nợ tránh dây dưa công nợ và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
II - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với nhà nước.
1- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán.
Nghiệp vụ thanh toán với người bán thường xảy ra trong quan hệ mua bán vật tư, hàng hoá, dịch vụ… giữa doanh nghiệp với người bán, nghiệp vụ này phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm hoặc trả trước tiền hàng, nghĩa là có quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp và người bán. Khi doanh nghiệp mua chịu thì sẽ phát sinh nợ phải trả, khi doanh nghiệp ứng trước sẽ xuất hiện một khoản phải thu của người bán.
1.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán :
Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do ứng trước tiền mua hàng với từng nhà cung cấp.
Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay trực tiếp tại thời điểm giao hàng.
Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được chứng từ mua hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi nhận được chứng từ sẽ điều chỉnh theo giá thực tế thoả thuận.
Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán chấp thuận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán.
Chứng từ sử dụng :
Các chứng từ về mua hàng : hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá; phiếu nhập kho, biên bản giao nhận TSCĐ. . .
Chứng từ ứng trước tiền : phiếu thu (do người bán lập)
Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua : phiếu chi, giấy báo Nợ, uỷ nhiệm chi ,séc…
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thanh toán thì càn có văn bản cho phép của Nhà nước.
1.2 Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 331 - Phải trả người bán
Kết cấu của TK 331
Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
Số phải trả người bán đã trả
Số nợ được giảm do người bán chấp nhận giảm giá, chiết khấu
Số nợ được giảm do hàng mua trả lại người bán
Số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng
Xử lý nợ không có chủ
Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng
Trị giá hàng nhận theo số tiền đã ứng
Số nợ tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng
Số Dư Nợ : số tiền ứng trước cho người bán hoặc số tiền trả thừa cho người bán.
Số Dư Có : số tiền còn phải trả cho người bán.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán.
1.3 Phương pháp hạch toán.
1.3.1- Hạch toán chi tiết.
Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 331
Bảng tổng hợp chi tiết TK 331
(1)
(2)
Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết TK 331 đã được bộ tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy định chung, đối với tất cả các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán. Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331.
1.3.2 - Hạch toán tổng hợp.
Trường hợp mua chịu :
Mua vật tư, TSCĐ : Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn, biên bản giao nhận… kế toán ghi :
Nợ TK 152, 153,156 : Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611 : Mua hàng ( phương pháp KKĐK)
Nợ TK 211, 213 : TSCĐ đã đưa vào sử dụng
Nợ TK 133 : Thuế VAT (VAT ) được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay :
Nợ TK 627, 641, 642, 241, 142…
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111 : Trả bằng tiền mặt
Có TK 112 : Trả bằng tiền gửi Ngân hàng
Có TK 311, 341 : Trả bằng tiền vay
Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX
Có TK 611 : Phương pháp KKĐK
Có TK 711 : số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng
Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xoá nợ hoặc ghi nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX
Có TK 611 : Phương pháp KKĐK
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Trường hợp ứng trước tiền mua hàng
Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111, 112
Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước :
Nợ TK 152, 153, 156…nhập hàng theo phương pháp KKTX
Nợ TK 611 : nhập hàng theo phương pháp KKĐK
Nợ TK 211, 213 : mua TSCĐ
Nợ TK 133 : VAT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước :
+ Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền còn thiếu :
Nợ TK 331 : trả nợ nhà cung cấp số thiếu
Có TK 111, 112
+ Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập bất thường.
Nợ TK 331 : kết chuyển xoá nợ vắng chủ.
Có TK 721 : thu nhập bất thường.
Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử dụng TK133- VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hoá mua vào và giá trị hàng mua trả lại là giá bao gồm cả VAT .
Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ :
Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế :
Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ phát sinh.
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 : phải trả cho người bán
- Khi thanh toán :
+ Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK111, 112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.
+ Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Có TK 111,112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái.
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007
- Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán :
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 635 :nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK 331 : phải trả cho người bán
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái
Khi thanh toán :
Nợ TK 331 : tỷ giá hạch toán
Có TK 111, 112… số tiền phải trả cho người bán
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007
Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi vào TK 515, nếu lỗ ghi vào TK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược lại xoá số dư trên TK 635 và TK 515 :
- Nếu tỷ giá tăng :
Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK 331 : phải trả người bán
- Nếu tỷ giá giảm :
Nợ TK 331 : phải trả người bán
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái
Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại.
Trường hợp bù trừ công nợ :
Khi một tổ chức, cá nhân (VD : công ty X) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp của doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ.
Căn cứ vào các chứng từ mua hàng và bán hàng cho Công ty X và sổ chi tiết phải thu khách hàng - Công ty X, phải trả người bán- Công ty X để xác định số tiền phải thu, phải trả.
- Trường hợp số phải thu > số phải trả
Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo sốphải trả
Có TK 131- công ty X
- Trường hợp số phải thu < số phải trả
Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo số phải thu
Có TK 131- công ty X
Trường hợp Y là nhà cung cấp, Z là khách hàng của doanh nghiệp nếu như Y và Z đồng ý, doanh nghiệp có thể tiến hành bù trừ công nợ. Trong trường hợp này cần phải có biên bản xác nhận về việc bù trừ công nợ, có chữ ký của các bên tham gia. Căn cứ vào biên bản, kế toán ghi :
Nợ TK 331- Y
Có TK 131- Z
Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán :
TK 133
TK 711
Nợ vắng chủ
TK 515
Chiết khấu mua hàng
TK 152, 611
TK 311, 341
TT bằng tiền vay
Giảm giá, trả lại hàng
TK 111, 112
- TT cho NCC bằng tiền
- ứng trước tiền cho NCC
- Thanh toán thêm nếu thiếu.
- Đã trả theo tỷ giá hạch toán hoặc thực tế
TK 331
- Trả lại tiền thừa (nếu có)
TK 152, 611, 211, 627…
TK 133
- Mua chịu hàng
- Nhận hàng đã ứng trước tiền
VAT được
khấu trừ
TK 152,153,156,211…
- tỷ giá thực tế
- tỷ giá hạch toán
TK 413
Chênh lệc tỷ giá
2- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng.
Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước.. thông thường việc bán hàng theo phương thức nêu trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán buôn hàng hoá hoặc bán hàng của các đại lý của doanh nghiệp.
2.1. Nội dung :
Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp người mua trả trước tiền hàng.
- Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng.
- Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng hoặc số phải trả khách hàng khi khách hàng trả lại hàng mua.
Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc và lãi trả chậm phải thu) đôí với trường hợp bán trả góp.
- Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các khách hàng có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tài sản bán thanh lý khác.
Các chứng từ thường gồm :
- Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do doanh nghiệp lập
- Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập
- Chứng từ thu tiền : phiếu thu, giấy báo Có…
2.2. Tài khoản sử dụng :
TK 131- Phải thu khách hàng.
Kết cấu của tài khoản 131 :
Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
- Số tiền phải thu từ khách hàng mua chịu vật tư, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
- Số tiền thu thừa của khách đã trả lại
- Nợ phải thu từ khách hàng tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng
- Số nợ phải thu từ khách hàng đã thu được
- Số nợ phải thu giảm do chấp nhận giảm giá, chiết khấu, hoặc do khách hàng trả lại hàng đã bán
- Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng
- Nợ phải thu từ khách hàng giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm
Số Dư Nợ : số tiền còn phải thu từ khách hàng
Số Dư Có : số tiền doanh nghiệp còn nợ khách hàng
(Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi).
2.3. Phương pháp hạch toán :
2.3.1 - Hạch toán chi tiết.
Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 131
Bảng tổng hợp chi tiết TK 131
(1)
(2)
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết cho từng khách hàng.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng, bảng này sẽ dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131.
2.3.2 - Hạch toán tổng hợp.
- Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ
* Trường hợp bán chịu cho khách hàng :
- Khi bán chịu vật tư, hàng hoá cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi doanh thu bán chịu phải thu :
Nợ TK 131 : số phải thu của khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
- Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi :
Nợ TK 131 : phải thu khách hàng
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
- Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán ra
Có TK 131 : phải thu khách hàng
- Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Có TK 131 : phải thu khách hàng
- Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu :
Nợ TK 111, 112 : thu tiền nợ của khách hàng
Nợ TK 311 : thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn
Có TK 131 : ghi giảm số phải thu của khách hàng
- Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán bị trả lại
Có TK 131 : ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng
* Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng.
- Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112 : số tiền khách hàng ứng trước
Có TK 131 : phải thu khách hàng
- Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 131 : tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
- Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi thanh quyết toán trên TK 131.
* Trường hợp bán hàng trả góp
Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần tiền, phần còn lại chưa trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác định như trong trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112 : số tiền trả ngay
Nợ TK 131 : số nợ trả góp
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng)
Có TK 3387 : lãi do bán trả góp.
* Trường hợp hàng đổi hàng
Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về do đổi coi như mua.
- Khi xuất hàng đem đi đổi :
Nợ TK 131 : phải thu khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra.
- Khi nhận hàng do đổi hàng :
Nợ TK 152, 153, 211, 611
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 131 : phải thu khách hàng
Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131
* Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi
Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu khác như bỏ trốn …cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.
Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi :
Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay :
Nợ TK 642- 6426
Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi
Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập :
+ Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng
+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.
Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch
Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch.
Nợ TK 139 : số chênh lệch
Có TK 642- chi phí quản lý DN
Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi :
Nợ TK 642- 6426
Có TK 131 : số thực tế mất
Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ.
Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường :
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004
Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng :
Chiết khấu bán hàng
TK 6426
TK 111, 112
TK 311
TK3331
TK 811
TK 531
TK 532
TK 131
- Thu tiền của người mua
- Người mua đặt trước tiền hàng
Thu tiền & trả tiền vay
ngắn hạn
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
TK 511
TK 3331
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán TSCĐ
Nợ phải thu đã thu và thất thu thực tế
Số thực thu
Số nợ thất thu
TK 642
TK 642
TK 139
Hoàn nhập dự
Phòng đã lập năm
trước (theo số
chênh lệch)
Lập dự phòng
cho năm sau
(theo số
chênh lệch)
.
Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp :
Các khoản doanh thu, thu nhập, doanh thu hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán đều bao gồm cả VAT , VAT của hàng bán ra không được hạch toán riêng.
3 - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước.
Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cở sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
3.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước :
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
Các khoản phải nộp ngân sách, trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc :
- Các loại thuế trực thu và thuế gián thu.
- Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn ngân sách.
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.
Ngoài ra một số doanh nghiệp công ích, khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp, trợ giá.
3.2 Nhiệm vụ hạch toán
Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau :
- Giám đốc nắm tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp.
- Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước.
- Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ, thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp.
- Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định.
- Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
3.3 Tài khoản sử dụng
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau :
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
- Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản khác nộp cho Nhà nước.
- Số thuế được Nhà nước miễn giảm hoặc bù trừ.
- Số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà nước chưa nhận được.
- Thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước.
- Số tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước đã nhận được.
Số Dư Nợ : Số tiền doanh nghiệp còn nợ Nhà nước
Số Dư Có : Số tiền nộp thừa cho Nhà nước hoặc số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà nước chưa nhận được.
Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai :
TK 3331- VAT phải nộp.
- 33311 : VAT đầu ra
- 33312 : VAT của hàng nhập khẩu
TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu.
TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
TK 3335- Thu trên vốn.
TK 3336- Thuế tài nguyên.
TK 3337- Thuế nhà đất.
TK 3338- Các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế trước bạ…)
TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, phí cầu phà, phí xăng dầu, khấu hao cơ bản phải nộp, trợ giá…)
3.4- Phương pháp hạch toán
3.4.1- Hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước.
Chứng từ sử dụng :
- Bảng kê khai thuế của doanh nghiệp
- Thông báo thuế của các cơ quan thuế
- Phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng,bảng kê nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
…
Sổ chi tiết sử dụng :
Sổ chi tiết cuả TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ”. Sổ chi tiết này dùng để theo dõi chi tiết từng khoản thanh toán với ngân sách.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước :
Chứng từ gốc
( thông báo thuế, bảng khai thuế, phiếu chi, giấy báo Nợ …)
Sổ chi tiết theo dõi thanh toán với ngân sách
Tổng hợp chi tiết
1
2
(1) Căn cứ vào các chứng từ thanh toán với ngân sách, kế toán chi tiết tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh.
(2) Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp các khoản thanh toán với Nhà nước để làm cơ sở đối chiếu với sổ cái TK 333 và là căn cứ để lập Báo cáo kết quả kinh doanh :
- Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
- Phần III : VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
3.4. 2- Hạch toán tổng hợp thanh toán với Nhà nước
3.4.2.1 - Hạch toán thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng (VAT ) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu VAT có thể tính thuế theo 1 trong 2 phương pháp là : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên VAT
* Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên VAT là :
- Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá, quý, ngoại tệ.
Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác (trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên VAT nói trên).
Phương pháp tính VAT :
- Phương pháp khấu trừ thuế.
Căn cứ để tính VAT là giá tính thuế và thuế suất. VAT cơ sở phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp sau :
Số VAT phải nộp
=
VAT đầu ra
-
VAT đầu vào
VAT đầu ra
=
Số VAT của hàng bán ra
-
Số VAT của hàng bán bị trả lại
-
Số VAT của hàng giảm giá
VAT đầu vào
=
Số VAT đầu vào chưa được khấu trừ
+
Số VAT đầu vào của hàng mua vào
-
VAT đầu vào của hàng mua trả lại
-
VAT đầu vào của giảm giá hàng mua
- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên VAT .
Số thuế GTGT phải nộp
=
GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
*
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
=
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra
-
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng
. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá thực tế mua vào, bao gồm cả VAT .
a)- Hạch toán thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ :
VAT đầu vào :
Tài khoản sử dụng : TK 133- VAT được khấu trừ.
Nội dung và kết cấu của TK 133 :
Tài khoản 133- “VAT được khấu trừ”
- Số VAT đầu vào phát sinh trong kỳ
- Số VAT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển VAT đầu vào không được khấu trừ
- VAT đầu vào của hàng mua đã trả lại, được giảm giá.
- Số VAT đầu vào đã hoàn lại
Số Dư Nợ :
- Số VAT đầu vào còn được khấu trừ
- Số VAT đầu vào được hoàn lại nhưng chưa được hoàn trả.
TK 133 có 2 tài khoản cấp hai :
- TK 1331 : VAT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- TK 1332 : VAT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào của quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế
Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào các chứng từ :
- Hoá đơn VAT
- Hoá đơn bán hàng : khấu trừ 3% trên tổng giá mua
- Bảng kê mua hàng : khấu trừ 2%
Kế toán ghi :
Nợ TK 152 : nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 : hàng hoá
Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình
Nợ TK 611 : mua hàng- phương pháp kiểm kê định kỳ
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán
Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241…
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán
Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi :
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán (giá mua chưa có VAT đầu vào)
Nợ TK 133 : VAT đầu vào
Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán
Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm VAT đầu vào (nếu có)
Nợ TK 111, 112, 331… : giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán
Có TK 133 : VAT đầu vào
Có TK 152, 153… : giá chưa thuế
Hạch toán VAT đầu ra :
Tài khoản sử dụng : TK3331- VAT phải nộp
Nội dung và kết cấu của TK này như sau :
Tài khoản TK3331 “VAT phải nộp”
- Số VAT đầu vào đã khấu trừ
- Số VAT được giảm trừ
- Số VAT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước
- Số VAT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
- Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ
- Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ.
- Số VAT đầu ra phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.
- Số VAT đầu ra phải nộp của hàng nhập khẩu
Số Dư Nợ: số VAT nộp thừa vào Ngân sách.
Số dư Có : số VAT còn phải nộp cuối kỳ.
Tài khoản này có các tài khoản cấp ba sau :
- TK33311 : VAT đầu ra. Dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số thuế VAT phải nộp, đã nộp, còn phài nộp của hàng hoá, sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ.
- TK33312 : VAT của hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh VAT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
Trình tự hạch toán :
Khi bán hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán
Có TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 511 : doanh thu bán hàng, giá chưa có thuế VAT
Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại ( thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ ) kế toán ghi :
Nợ TK 531 : hàng bán bị trả lại ( giá bán chưa có VAT )
Nợ TK 3331 : giảm VAT phải nộp
Có TK 111, 112, 131… : giá thanh toán của hàng bán bị trả lại
Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế (VD : thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ…), kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán
Có TK 711 : thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 711 : thu nhập hoạt động bất thường
Có TK 3331 : VAT phải nộp
Đơn vị nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu, tặng thì doanh thu và số VAT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng ghi :
- Doanh thu bán hàng :
Nợ TK 641, 642 : giá chưa có thuế VAT
Có TK 512 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : thuế VAT
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thì được hạch toán như sau :
- Doanh thu bán hàng :
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 512 : doanh thu bán hàng nội bộ
Không phản ánh VAT khi lập hoá đơn, gạch bỏ dòng thuế VAT .
Quyết toán thuế VAT .
Theo quy định, năm quyết toán VAT được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp hoặc số thuế được hoàn của năm quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán.
Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế và gửi tới cơ quan thuế địa phương theo đúng thời gian quy định.
Cuối kỳ, kế toán xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và số VAT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước :
Nợ TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 111, 112
Nếu số VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số VAT đầu ra được phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số VAT đầu vào bằng số VAT đầu ra. Số VAT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.
Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu VAT nhưng không tách riêng được thì cuối năm quyết toán, xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số VAT không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, kế toán ghi :
Nợ TK 142 : chi phí trả trước
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Đến kỳ kế toán sau khi tính số VAT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi :
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán
Có TK 142 : chi phí trả trước
Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi :
Nợ TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 111, 112…
Trường hợp đơn vị được giảm VAT :
Nợ TK 3331 : trừ vào VAT phải nộp
Nợ TK 111, 112 : nhận bằng tiền
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ :
TK 111, 112, 331
TK 152, 156
TK 133
TK 621, 627…
TK 632
TK 152, 156
(1) Mua vật tư, hàng hoá
(2) Mua hàng sử dụng ngay
(3) Mua hàng hoá tiêu thụ ngay
(4) Trả lại hàng mua
VAT đầu vào
TK 627, 641, 642
TK 111, 112
TK 531
TK 711
TK 515, 711
TK 512
TK 133
TK 152, 156
TK 641, 642
VAT đầu ra
(7) Nộp VAT của hàng NK
(3) VAT của hàng bán bị trả lại
(4b) VAT của hàng biếu tặng
(5) DT bán hàng sử dụng nội bộ
(9) Trường hợp được giảm thuế
(6)VAT của hàng NK
(8) VAT hàng NK dùng cho phúc lợi, sự nghiệp
(4a) DT của hàng biếu tặng
TK 3331
TK 511, 512
TK 111, 112
VAT đầu ra
(1) Dthu bán sp, hàng hóa,
dịch vụ
(2) TN từ hoạt động tài chính
và hoạt động khác
Quyết toán thuế VAT .
TK 111, 112
TK 3331
TK 133
(1) Khấu trừ thuế cuối kỳ, sau khi quyết toán
(2) Nộp thuế GTGT vào ngân sách
(3) Hoàn thuế GTGT
TK 133
TK 632
TK 111, 112, 331
TK 152, 156
TK 142
(1) Mua vật tư, hàng hoá
(5) Phân bổ VAT đầu vào cho kỳ sau
(3) VAT đầu vào không được khấu trừ (phân bổ 1 lần)
(2) VAT đầu vào
(4) TH phân bổ nhiều lần
Hàng hoá, vật tư mua về dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế và mặt hàng không chịu thuế.
Đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu VAT :
Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá, kế toán số VAT của hàng nhập khẩu :
Trường hợp hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế số VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ ghi :
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu
Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hay dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, phúc lợi … số VAT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ, kế toán ghi :
Nợ TK 152, 156, 211…
Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp
Khi nộp VAT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi :
Nợ TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112
Trường hợp hoàn VAT :
Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số VAT đầu vào lớn hơn số VAT đầu ra thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại VAT theo quy định của chế độ thuế :
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau :
- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được số thuế giá trị gia tăng đầu vào riêng của từng chuyến hàng).
- Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng đi uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.
Khi nhận được tiền ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền VAT đầu vào được hoàn lại, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
b) Phương pháp tính VAT trực tiếp.
Khi mua vật tư, hàng hoá :
Nợ TK 152, 156…giá có thuế
Có TK 111, 112, 331…
Khi xác định được số VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi :
Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí và lệ phí
Có TK 3331 : VAT phải nộp
Khi nộp thuế hoặc được miễn giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự như phương pháp khấu trừ.
Trường hợp VAT âm thì tháng đó không phải nộp thuế VAT , phần VAT đó được trừ vào tháng sau nhưng không được chuyển sang niên độ sau.
TK111, 112, 331. . .
TK 151, 152, 211…
TK 711
TK111, 112..
TK 3331
TK 642-6425
Giá mua vật tư, hàng
hoá, tài sản ( cả VAT )
VAT phải nộp trong kỳ
VAT được miễn, giảm
nhận lại bằng tiền
Nộp VAT cho ngân sách
VAT được miễn giảm trừ vào số phải nộp
VAT phải nộp của hàng NK
Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp :
3.4.2.2 - Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán của một số mặt hàng mà Nhà nước hạn chế tiêu dùng như : bia, rượu thuốc lá,ô tô,xe máy…
Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có nhập khẩu hay sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB thì phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp VAT đối với hàng hoá này ở khâu tiêu thụ.
Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB, ngoài thuế nhập khẩu lúc nhập khẩu hàng hoá còn phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp thuế VAT . Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế TTĐB
Đối với cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp.
Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Số thuế TTĐB phải nộp
=
Giá tính thuế TTĐB của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
*
Thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế :
- Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước : giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau :
Giá tính thuế TTĐB của hh, dvụ
=
Giá bán hàng hoá, dịch vụ
( 1 + Thuế suất )
Giá bán của cơ sở sản xuất là giá bán ghi trên hoá đơn bán hàng và các khoản phụ thu (nếu có) của cơ sở.
Đối với trường hợp bán hàng qua đại lý thì giá bán làm căn cứ tính thuế là giá bán ra chưa trừ hoa hồng đại lý.
- Đối với hàng nhập khẩu :
Giá tính thuế TTĐB
=
Giá tính thuế nhập khẩu
+
Thuế nhập khẩu
Trường hợp hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu tính trong công thức trên là số thuế còn phải nộp.
- Đối với hàng hoá gia công thì giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế cuả mặt hàng sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng. Nếu không có giá sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá bán sản phẩm đó trên thị trường hoặc do cơ sở đưa gia công nhận hàng về bán ra để xác định giá tính thuế và thông báo cho cơ sở thực hiện.
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế TTĐB của hàng bán ra theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp.
Việc hạch toán tổng hợp được thực hiện như sau :
Khi bán hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, kế toán ghi doanh thu :
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 511, 512 : doanh thu
Khi nhận được thông báo nộp thuế TTĐB của cơ quan thuế, kế toán ghi :
Nợ TK 511, 512 : doanh thu
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối với thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 151, 152, 211…
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Khi nộp thuế TTĐB, kế toán ghi :
Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 111, 112
Nếu doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất, thuế nộp theo tờ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn, kế toán ghi âm để giảm thuế TTĐB phải nộp :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt - ghi âm
Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Khi được giảm thuế TTĐB, kế toán ghi :
Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 711 : thu nhập bất thường
3.4.2.3 - Hạch toán thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế phát sinh khi hàng hoá được xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam mà các hàng hoá này thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Phương pháp tính :
Thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu
=
Số lượng từng mặt hàng xuất hay nhập khẩu
x
Giá tính thuế
x
Thuế suất
a) Hạch toán thuế xuất khẩu
Khi xác định được số thuế xuất khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3333- thuế xuất khẩu
Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế xuất khẩu như hàng tạm xuất tái nhập, hàng xuất thực tế ít hơn so với tờ khai, hàng không xuất khẩu được… phản ánh số thuế xuất khẩu được hoàn lại, kế toán ghi âm để giảm số thuế phải nộp :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3333- thuế xuất khẩu : ghi âm
Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 3333- thuế xuất khẩu
Trong trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế xuất khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu :
TK 711
TK 111, 112
TK 3333 - thuế xuất khẩu
TK 511
(1) Thuế XK của hàng tiêu thụ Thuế XK của hàng tiêu thụ
(2a) Hoàn thuế XK ( ghi âm )
(2b) Nếu được hoàn thuế
bằng tiền
(3) Giảm thuế XK
(4) Nộp thuế XK
TK 111, 112
b) Hạch toán thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế phát sinh trong quá trình mua vật tư, hàng hoá, vì vậy nó được tính vào giá thực tế của vật tư, hàng hoá.
Khi xác định được số thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi :
Nợ TK151 : hàng nhập khẩu đang đi đường
Nợ TK 152, 156 : hàng nhập khẩu đã nhập kho
Nợ TK 211, 241 : hàng nhập khẩu là TSCĐ
Có TK 3333- thuế nhập khẩu
Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu như hàng tạm nhập tái xuất, hàng thực nhập ít hơn so với tờ khai… phản ánh số thuế được hoàn lại, kế toán ghi :
Nợ TK 3333 : thanh toán bù trừ
Nợ TK 111, 112 : được hoàn thuế bằng tiền
Có TK 632 : ghi giảm giá vốn hàng tái xuất
Có TK 711 : thu nhập khác (nếu đã kết chuyển giá vốn hàng tái xuất)
Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế nhập khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu
Có TK 711 : thu nhập khác
Khi nộp thuế nhập khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu :
TK 632
TK 111, 112
TK 721
TK 111, 112
TK 3333- thuế nhập khẩu
(2) Thuế NK khi mua TSCĐ
(3c) Hoàn thuế NK trong TH đã kết chuyển giá vốn
(1) Thuế NK khi mua
hàng hoá, vật tư
(3a) Hoàn thuế NK (thanh toán bù trừ
(3b) Hoàn thuế NK bằng tiền
(4) Giảm thuế NK
(5) Nộp thuế NK
TK 151, 152…
TK 211, 241
3.4.2.4 - Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khái niệm : Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả tài chính của doanh nghiệp. Các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế theo luật định.
Phương pháp tính : Thuế thu nhập được xác định như sau :
Thu nhập chịu thuế trong kỳ
=
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
-
Chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ
+
Thu nhập chịu thuế khác
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ
=
Thu nhập chịu thuế trong kỳ
x
Thuế suất
Theo quy định của luật thuế doanh nghiệp thì thuế thu nhập được quyết toán hàng năm, tuy nhiên để đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho ngân sách Nhà nước, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thuế theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung :
Theo thông tư số 18/2002/ TT – BTC ngày 20/2/2002 thì các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề ít bị cạnh tranh mang lại thu nhập cao, sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất32% mà phần thu nhập còn lại cao hơn 20% vốn chủ sở hữu hiện có thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với thuế suất 25%. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung được xác định bằng cách lấy thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32%) trừ 20% vốn chủ sở hữu hiện có.
Phương pháp hạch toán :
Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cho ngân sách, kế toán ghi :
Nợ TK 421- 4212 : ghi giảm lợi nhuận năm nay
Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Đầu năm sau, khi báo cáo quyết toán thuế được duyệt, kế toán so sánh số thuế tạm nộp trong năm trước với số thực tế phải nộp (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung - nếu có).
Nếu số thuế thực tế phải nộp lớn hơn số tạm nộp thì tiến hành nộp bổ xung, kế toán ghi
Nợ TK 421- 4211 : ghi giảm lợi nhuận năm trước
Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Nếu số tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số nộp thừa chuyển bù cho năm tiếp theo : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 4211 : lợi nhuận năm trước
Khi nộp thuế thu nhập cho Nhà nước, kế toán ghi :
Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112…
Trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước miễn giảm thuế thu nhập, kế toán ghi : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 111, 112
TK 3334
TK 421
(4) Khi nộp tiền thuế TNDN
(1) Số thuế TNDN tạm nộp
(2) Nộp bổ xung nếu thiếu sau khi quyết toán
(3) Kết chuyển năm sau nếu thừa
(5) Được miễn giảm thuế TNDN
Có TK 4211 : ghi tăng lợi nhuận của năm trước.
Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.4.2.5 - Hạch toán tiền thu trên vốn.
Tiền thu trên vốn là khoản thu có tính chất điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp nhà nước, được tính trên tổng số vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ thu trên vốn .
Theo chế độ tài chính hiện hành, những doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách kinh doanh có lãi mới phải nộp tiền thu sử dụng vốn và tiền thu trên vốn được tính theo năm.
Khi xác định được tiền thu sử dụng vốn kế toán ghi :
Nợ TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3335 : thu trên vốn
Khi nộp tiền sử dụng vốn cho Nhà nước, kế toán ghi :
Nợ TK 3335 : thu trên vốn
Có TK 111, 112
TK 3335
TK 111, 112
TK 421
(2) Nộp thuế cho nhà nước
(1) Xác định tiền thu trên vốn
phải nộp
Sơ đồ hạch toán tiền thu trên vốn :
3.4.2.6 - Hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất.
- Thuế nhà đất bao gồm hai phần :
Thuế đối với nhà
Thuế đối với đất : được áp dụng đối với đất ở, đất xây dựng công trinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Phương pháp tính :
Tiền thuê đất
=
Diện tích đất
x
Giá tính thuế của từng hạng đất
x
Thuế suất
Thuế đất được tính dựa trên diện tích đất, giá tính thuế của từng hạng đất và thuế suất. Công thức tính như sau :
- Đối với các doanh nghiệp thuê đất Nhà nước để tiến hành sản xuất, kinh doanh thì phải nộp tiền thuê đất theo giá quy định.
Nếu doanh nghiệp nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm thì khoản chi đó sẽ hình thành TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất).
Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất định kỳ hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khi xác định được số thuế nhà đất phải nộp hoặc tiền thuê đất phải trả định kỳ hàng năm, kế toán ghi :
Nợ TK 213-2131 : tiền thuê đất trả trước cho nhiều năm
Nợ TK 642- 6425 : thuế nhà, đất hoặc tiền thuê đất trả định kỳ hàng năm
Có TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Khi nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất, kế toán ghi :
Nợ TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Có TK 111, 112
TK 111, 112
TK 3337
TK 213
TK 642
(3) Nộp tiền thuế cho nhà nước
(1) Tiền thuê đất trả
trước cho nhiều năm
(2) Thuế nhà, đất
trả hàng năm
Sơ đồ hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất :
3.4.2.7 - Hạch toán các loại thuế khác
Ngoài các loại thuế nói trên, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước còn có :
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao : là loại thuế đối với người có thu nhập cao, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp là người thu hộ thuế cho nhà nước.
Thuế thu nhập cá nhân được tính cho cả năm và tạm nộp theo thu nhập thực tế hàng tháng. Đối với thu nhập thường xuyên thì cuối năm quyết toán để tính ra số thừa, thiếu. Đối với thu nhập không thường xuyên thì tính theo từng lần phát sinh và cuối năm không quyết toán.
Để phản ánh số thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 334 : trừ vào thu nhập phải trả người lao động
Có TK 3338- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế môn bài : là loại thuế nhằm mục đích nắm đơn vị kinh doanh đầu năm mới (thuế mở cửa hàng đầu năm). Loại thuế này được tính theo các mức thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng chịu thuế.
Phản ánh số thuế môn bài phải nộp, kế toán ghi :
Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí, lệ phí
Có TK 3338 - Thuế môn bài
- Khi nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài, kế toán ghi :
Nợ TK 3338 : Các loại thuế khác
Có TK 111, 112
3.4.2.8 - Hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước.
Ngoài các khoản thuế, các doanh nghiệp còn phải nộp các khoản phí, lệ phí như phí trước bạ, lệ phí giao thông, lệ phí cầu, đường, phí xăng dầu…
- Phản ánh lệ phí trước bạ phải nộp, kế toán ghi :
Nợ TK 211 : tính vào nguyên giá TSCĐ
Có TK 3339- Phí trước bạ
- Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khi bán hàng phải thu hộ lệ phí giao thông cho Nhà nước :
Nợ TK 111, 112… : thu tiền bán hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3339 : lệ phí giao thông phải nộp Nhà nước
Khi nộp lệ phí giao thông cho Nhà nước, kế toán ghi :
Nợ TK 3339 - Phí giao thông
Có TK 111, 112
- Đối với các doanh nghiệp hưởng trợ cấp trợ giá của Nhà nước thì khi nhận thông báo về số tiền trợ cấp, trợ giá được duyệt, kế toán ghi :
Nợ TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá
Có TK 511- 5114 : doanh thu được trợ cấp trợ giá
Khi nhận được tiền trợ cấp, trợ giá, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 311…
Có TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá
- Phí xăng dầu : là loại phí được thu trên một số loại xăng dầu nhất định và chỉ thu một lần. Phương pháp tính :
Phí xăng dầu
=
Số lượng xăng dầu xuất bán tại Việt Nam (lít)
*
Mức thu (đồng/ lít)
Khi bán các loại xăng, dầu thuộc đối tượng chịu phí xăng dầu, kế toán ghi như sau :
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
Có TK 3339- Phí xăng dầu
Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước :
TK 111, 112
TK 3338
TK 334
TK 642
(3) Nộp các khoản thuế khác
(1) Thuế thu nhập cá nhân
(2) Thuế môn bài
Phí xăng dầu
TK 511
TK 3331
TK111. 112. 131
TK 3339 - phí xăng dầu
Doanh thu bán hàng
VAT của hàng bán ra
Phí xăng dầu thu hộ Nhà nước
Nộp phí xăng dầu cho Nhà nước
III- Ghi sổ các nghiệp vụ thanh toán theo Các hình thức sổ kế toán.
Có bốn loại hình thức sổ cơ bản là :
Hình thức Nhật ký- Sổ cái
Hình thức Nhật ký chung
Hình thức Chứng từ- Ghi sổ
Hình thức Nhật ký chứng từ
Tuỳ theo trình độ quản lý cũng như trình độ của kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức sổ phù hợp.
1- Hình thức Nhật ký chung.
Trong điều kiện kế toán thủ công, hình thức này áp dụng trong loại hình kinh doanh đơn giản, quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trình độ quản lý, trình độ kế toán thấp, có nhu cầu phân công lao động kế toán.
Hình thức này cũng áp dụng trong điều kiện kế toán máy, nó phù hợp với mọi loại hình hoạt động, quy mô và trình độ.
Các loại sổ sử dụng :
- Sổ Nhật ký Chung : hạch toán cho mọi đối tượng, do kế toán tổng hợp cầm và ghi sổ.
- Sổ Nhật ký đặc biệt : mở cho các đối tượng phát sinh nhiều hoác các đối tượng trọng yếu tronh quản lý, có quan hệ đối chiếu thường xuyên.
- Sổ Cái các tài khoản
- Sổ chi tiết các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung :
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, tiến hành ghi sổ Nhật ký chung cho các nghiệp vụ phát sinh. Nếu doanh nghịêp mở sổ chi tiết thì đồng thời với việc ghi Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi sổ chi tiết có liên quan.
Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ tiến hành ghi sổ Nhật ký đặc biệt liên quan.
(2) Căn cứ vào Nhật ký chung để ghi các sổ Cái tài khoản.
Định kỳ, tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh tiến hành tổng hợp từng Nhật ký đặc biệt để ghi sổ Cái, sau khi loại trừ số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều Nhật ký (nếu có).
Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng.
(3) Tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(4) Cuối kỳ, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng Cân đối số phát sinh. Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Nhật ký chung (hoặc nhật ký đặc biệt ) cùng kỳ.
(5) Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng Cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết lập Báo cáo tài chính.
Sổ Cái TK 331, 131, 333
Chứng từ gốc
( Hoá đơn, Phiếu Thu, Phiếu Chi…)
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Nhật ký chung
NK mua hàng, bán hàng
NK quỹ tiền mặt
NK tiền gửi Ngân hàng
Sổ chi tiết TK331, 131, 333
(1)
(1)
(2)
(2)
(4)
(5)
(5)
2- Hình thức Nhật ký –Sổ cái.
Hằng ngày người giữ Nhật kí – Sổ cái nhận toàn bộ chứng từ gốc, kiểm tra, định khoản rồi ghi vào sổ. Mỗi chứng từ ghi vào một dòng ở cả hai phần nhật kí và sổ cái. Kế toán có thể lập bảngtổng hợp chứng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều lần trong tháng theo định kì sau đó căn cứ vào số liệu trên bảng này để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết sau khi ghi vào sổ cái được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng sau khi ghi toàn bộ số liệu trên các chứng từ gốc vào Nhật kí- Sổ cái và các sổ chi tiết liên quan, kế toán cộng dồn phải đạt được quan hệ cân đối sau:
Tổng cọng số tiền = Tổng cộng phát sinh = Tổng cộng phát sinh
phát sinh bên Nợ các TK bên Có các TK
và
Tổng số dư Nợ cuối = Tống số dư Có cuối
kì của các tài khoản kì của các tài khoản
Lập bảng tổng hợp các số liệu phát sinh trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết theo từng TK. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu trên sổ cái theo từng TK.
Sau khi đối chiếu số liệu thấy khớp đúng thì căn cứ vào các số liệu trên sổ cái và các sổ chi tiết để lập báo cáo kế toán.
Sổ quỹ
chứng từ gốc
Thẻ kế toán
chi tiết
nhật ký – sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
báo cáo kế toán
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
3- Hình thức chứng từ ghi sổ
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế. Lập chứng từ ghi sổ cho các chứng từ cùng loại. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ để láy số hiệu. Số hiệu của chứng từ ghi sổ chính là số thứ tự trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau khi đăng kí xong, số hiệu tổng cộng trên chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ Cái các tài khoản có liên quan.Cuối tháng , kế toán cộng sổ Cái để tính số phát sinh và số dư cuối kì các tài khoản. Căn cứ vào số liệu cuối tháng kế toán lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo kế toán.
- Chứng từ ghi sổ:Là sổ kế toán kiểu rời dùng để hệ thống hóa chứng từ ban đầu theo các loại nghiệp vụ kinh tế. Thực chất là định khoản nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ gốc để tạo điều kiện cho việc ghi sổ cái.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ cái.
- Sổ cái: Dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ cái. Căn cứ duy nhất để ghi vào sổ cái là các chứng từ ghi sổ đã được đăng ký qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý. Quan hệ cân đối:
Tổng số tiền trên Tổng số phát sinh bên Nợ
“Sổ đăng ký = (hoặc bên Có) của tất cả
CTGS” các tài khoản
- Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết : Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ v.v…)
Sổ quỹ
chứng từ gốc
Thẻ kế toán
chi tiết
Sổ đăng kí
CTGS
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
bảng cân đối tk
báo cáo kế toán
4- Hình thức nhật ký chứng từ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lầnhoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gổc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bang tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo Tài chính.
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Nhật ký
chứng từ
Bảng
kê
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
IV- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1- Phân tích tình hình thanh toán.
Để biết thực trạng tài chính của doanh nghiệp phải xem xét khả năng thanh toán và tình hình công nợ của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt thì có khả năng thanh toán nhanh, ít bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp có sự chủ động đối với nguồn vốn kinh doanh, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh thuận lợi. Trong thực tế, luôn tồn tại tình trạng doanh nghệp vừa chiếm dụng vốn của người khác vừa bị chiếm dụng vốn, điều này xuất phát từ phương thức thanh toán trả chậm đã được các bên thoả thuận khi mua bán vật tư, hàng hoá. Tuy nhiên, nếu phần vốn đi chiếm dụng nhiều hơn số bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm nguồn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu phần bị chiếm dụng nhiều hơn thì vốn lưu động sẽ bị giảm dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Phân tích khả năng thanh toán sẽ cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc đánh gía, so sánh các chỉ tiêu sau :
( 1 ) Hệ số thanh toán hiện hành.
Hệ số thanh toán hiện hành
=
Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn. Thông thường hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan.
(2) Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh
=
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng 0, 5 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, tình hình tài chính khả quan, nếu nhỏ hơn 0, 5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán. Mặc dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm.
(3 ) Hệ số thanh toán của vốn lưu động.
Hệ số thanh toán của vốn lưu động
=
Vốn bằng tiền
Tổng tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0, 5 hoặc nhỏ hơn 0, 1 đều không tốt vì nếu lớn hơn 0, 5 thì gây ứ đọng vốn, còn nếu nhỏ hơn 0, 1 thì thiếu tiền để thanh toán.
Bên cạnh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cần phải xem xét các chỉ tiêu sau :
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (hoặc tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu).
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải thu
x 100%
Tổng số nợ phải trả
Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và nếu nhỏ hơn 100% thì doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn.
- Số vòng quay các khoản phải thu.
Số vòng quay các khoản phải thu
=
Tổng số tiền hàng bán chịu trong kỳ
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ chu chuyển các khoản phải thu thành tiền, số vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có thể thu hồi nhanh các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao nghĩa là điều kiện thanh toán quá chặt chẽ, chủ yếu thu bằng tiền mặt, ít trả chậm, điều này có thể làm hạn chế khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
- Thời gian một vòng quay các khoản phải thu.
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng các khoản phải thu mất mấy ngày. Thời gian càng lớn thì tốc độ quay càng chậm.
- Số vòng quay các khoản phải trả.
Số vòng quay các khoản phải trả
=
Tổng số tiền hàng mua chịu trong kỳ
Nợ phải trả bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thanh toán các khoản phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp phải thanh toán tiền hàng mua càng nhanh, có nghĩa là chỉ tiêu này càng lớn doanh nghiệp càng không có lợi.
- Thời gian một vòng quay các khoản phải trả.
Thời gian một vòng quay các khoản phải trả
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng, các khoản phải trả phải mất mấy ngày.
Để đánh giá khả năng thanh toán cần xem xét sự biến động về cơ cấu các khoản phải thu, phải trả và so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ thông qua việc lập bảng phân tích các khoản phải thu, phải trả.
Bảng phân tích các khoản phải thu, phải trả.
Chỉ tiêu
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
Cuối kỳ so với đầu kỳ
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Chênh lệch
Tỷ lệ
I- Các khoản phải thu
1. Phảithu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. VAT được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
5. Phải thu khác
II- Các khoản phải trả
1. Phải trả cho người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế &các khoản phải Nộp nhà nước
4. Phải trả công nhân viên
5. Phải trả nội bộ
6. Phải trả phải nộp khác
Tuy nhiên, để có nhận xét sát thực về tình hình thanh toán của doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp các chỉ tiêu trên với các tài liệu hạch toán hàng ngày và các tài liệu khác.
2- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dựa vào tài liệu kế toán để lập bảng sau :
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu
Số tiền
Khả năng
Số tiền
I - Các khoản phải thanh toán ngay :
I- Các khoản có thể thanh toán ngay
1. Các khoản nợ quá hạn
1. Tiền mặt
Nhà nước
2. Tiền gửi ngân hàng
Nhà cung cấp
3. Các khoản tương đương tiền
…
2. Các khoản nợ đến hạn
II - Các khoản phải thanh
toán trong thời gian tới
II- Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới
1. Tháng tới
1. Tháng tới
Ngân sách
Khoản phải thu
Ngân hàng
Hàng gửi bán
…
…
2. Quý tới
2. Quý tới
3. Hai quý tới
3. Hai quý tới
…
…
Cộng
Cộng
Trên cơ sở bảng phân tích ta tính chỉ tiêu :
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
=
Tiền và tương đương tiền
Các khoản nợ quá hạn và đến hạn
Hệ số khả năng thanh toán
trong thời gian tới
=
Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới
Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
Nếu các chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan.
Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và nếu chỉ tiêu này gần bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.
Phần II
thực trạng hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ đông á(east-asian).
I - tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ đông á.
1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN là một loại hình doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2002 theo quyết đinh: 0102000230, trụ sở đặt tại số 2 ngõ 190 Giải Phóng, Hà Nội. Là một công ty tư nhân được thành lập vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới ở nước ta, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Cũng như nhiều công ty tư nhân khác ở Việt Nam những năm đầu mới thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN đã gặp phải không ít những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp non trẻ trong cơ chế mới của nền kinh tế. Nhưng với quyết tâm vượt khó để đứng vững trong cơ chế thị trường đang ngày càng phát triển ở Viêt nam, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc cũng như đầu tư về mặt con người để không ngừng mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm, nhằm tạo được niềm tin vững trắc trên thị trường để tạo tiền đề phát triển cho những năm tới.
Từ một công ty khi thành lập chỉ vẻn vẹn có ba kỹ sư và năm nhân viên kỹ thuật, sản phẩm của công ty chỉ là những máy tính được nắp ráp thủ công, những sản phẩm phần mềm đơn giản để bán ra thị trường. Mặc dù mới thành lập được hơn 5 năm tuổi đời còn ít nhưng đến nay công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trườngvà thị trường tin học. Công ty đã tạo dựng mối quan hệ ổn định với nhiều khác hàng lớn trong và ngoài nước. Các sản phẩm của công ty luôn tạo được uy tín và được khách hàng ưa chuộng. Trụ sở chính mới của công ty đặt tại số 2 ngõ 190 đường Giải Phóng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đến nay tổng số nhân viên là 50 người trong đó số kỹ sư Tin học điện tử là 30 người, cử nhân kinh tế là 20 người .
Quá trình phát triển của công ty được chia làm hai giai đoạn: 2002_2004 và 2004 đến nay.
Giai đoạn 1: 2002_ 2004
Nhiệm vụ : nghiên cứu khoa học ,nghiên cứu thị trườngvà thực hiện các hợp đồng kinh tế. Công ty kinh doanh theo hướng lắp ráp thiết bị máy tính thủ công,tìm kiếm khách hàng, tạo chữ tín.
Giai đoạn 2: Từ năm 2004đến nay.
Công ty phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành công ty khá mạnh, có uy tín về lĩnh vực tin học ở Việt Nam, có quan hệ rộng rãi với các hãng máy tính lớn trên Thế giới , mở ra hàng loạt các trung tâm ứng dụng tin học tại Việt Nam, bước đầu xâm nhập thị trường Thế giới.Công ty hoạt động theo hướng chủ đạo là tin học , dịch vụ sau bán hàng và đạt được những thành tựu to lớn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước .Và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin .
Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của công ty trong 3 năm 2002, 2003, 2004
Bảng hệ thống các chỉ tiêu Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng doanh thu
3,526,489,568
4,926,416,895
5,789,324,819
2
Các khoản giảm trừ
39,856,732
65,497,654
95,746,387
3
Doanh thu thuần
3,486,632,836
4,860,919,241
5,693,578,432
4
Giá vốn hàng bán
3,359,823,245
4,539,815,682
4,997,808,032
5
Lợi nhuận gộp
126,809,591
321,103,559
695,770,400
6
Chi phí bán hàng
13,796,542
69,894,235
125,409,125
7
Chi phí QLDN
27,645,836
71,524,615
72,047,321
8
LN thuần từ HĐKD
85,367,213
179,684,709
498,313,954
a. Thu nhập HĐTC
9,824,750
14,356,719
25,643,057
b. Chi phí HĐTC
11,964,423
15,978,213
29,145,789
9
LN từ hoạt động TC
-2,139,673
-1,621,494
-3,502,732
a. Thu nhập bất thường
2,561,389
1,321,943
65,561,389
b. Chi phí bất thường
2,415,623
3,170,562
25,415,623
10
LN từ HĐBT
145,766
-1,848,619
40,145,766
11
Tổng LN trước thuế
83,373,306
176,214,596
534,956,988
12
Thuế TNDN
26,679,458
56,388,671
171,186,236
13
Lợi nhuận sau thuế
56,693,848
119,825,925
363,770,752
14
Tỉ suất LN/ doanh thu
0.016
0.024
0.063
15
Tỉ lệ doanh thu / giá vốn
1.050
1.085
1.158
16
Tỉ lệ lợi nhuận / vốn
0.019
0.024
0.071
17
Tỉ lệ doanh thu / vốn
1.199
0.989
1.130
Doanh thu thuần của cả công ty tăng từ 3.486.632.836 VND năm 2002 lên 4.860.919.241 VND năm 2003 (tương đương với 139%) và năm 2004 là 5.693.578.432 VND (so với năm 2003 là 117%).
Tuy nhiên, do chi phí bán hàng năm 2003 là 69.89.235 VND , năm 2004 là 125.409.125 VND cao hơn rất nhiều so với năm 2002 chỉ có 13.796.542VND.
Bên cạnh đó, lỗ từ hoạt động tài chính tăng lên, từ âm 2.139.673 VND năm 2002 lên tới âm 1.621.494 VND năm 2003 , âm 3.502.732 VND năm 2004.
Đó là những nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2003 chỉ đạt 119.825.925 VND (tăng lên 63.132.077 VND so với năm 2002 tương đương với 111,35%) và năm 2004 đạt 363.770.752 VND (tăng lên 307.076.904VND so với năm 2002 tương đương với đạt 203.58%).
Số nhân viên của công ty liên tục tăng, từ 20 người năm 2002 lên 30 người năm 2003, 40 người năm 2004 .
2- Nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch. Công ty được quyền tự chủ về tài chính và hoạt động kinh doanh theo pháp luật của nhà nước Việt Nam. Công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, với cấp trên và đối với người lao động trong doanh nghiệp. Công ty tổ chức và thực hiện phạm vi quyền hạn của mình đối với các hoạt động:
Tư vấn, xây dựng và triển khai các hợp đồng, kế hoạch, dự án…
Tư vấn, thiết kế ứng dụng phần mềm.
Dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử-Tin học.
Huấn luyện, đào tạo, lắp đặt bảo hành bảo trì và các dịch vụ khác
Tư vấn, đầu tư liên doanh liên kết trong và ngoài nước
Sản xuất , lắp ráp sản phẩm điện tủ tin học
3- Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
Là công ty cổ phần đầu tư, nên công ty đã chọn mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến như sau:
Sơ đồ tổ chức của công ty
hội đồng quản trị
Phòng tiêu thụ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng Maketing
Phòng Tài vụ
Phòng Hành Chính
phó giám đốc phụ trách kinh doanh
phó giám đốc phụ trách Tài Chính
Giám đốc điều hành
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng, các trung tâm phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty do Hội đồng Thành viên phê duyệt. Đứng đầu là Giám đốc điều hành công ty. Giám đốc điều hành là đại diện pháp nhân của công ty có trách nhiệm tiếp nhận, sử dụng bảo toàn và phát triển vốn của công ty. Giúp việc cho Giám đốc điều hành có 2 phó giám đốc chuyên trách được phân công quản lý các trung tâm và văn phòng, cụ thể là:
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách tài chính
Các phó giám đốc trực tiếp điều hành các trung tâm và văn phòng mà mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao và hoạt động của các trung tâm, phòng ban trong công việc cung cấp thông tin thuộc phạm vi chức năng phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và chỉ đạo kịp thời của Giám đốc.
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nhưng giữa các phòng ban đều có mối liên hệ mật thiết với nhau thể hiện từ việc cung cấp thông tin giao dịch, ký kết, thực hiện hợp đồng đến khâu thanh lý hợp đồng kinh doanh theo quyết định của Giám đốc, mỗi phòng ban có chức năng cụ thể sau:
Phòng tiêu thụ: có chức năng tiêu thụ sản phẩm làm sao để bán được hàng một cách nhanh nhất.
Phòng kế hoạch kinh doanh : Nghiên cứu thị trường tin học trong nước và quốc tế nhằm tìm kiếm đối tác và thực hiện các hợp đồng theo kế hoạch kinh doanh. Chuyển giao công nghệ tin học tiên tiến trên thế giới và Việt Nam thông qua các hợp đồng kinh tế. Quản lý và đề xuất chính sách giá, điều kiện để các sản phẩm tin học, quản lý và phân phối kho hàng công nghệ thông tin. Xây dựng chính sách và tổ chức triển khai các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm quảng cáo cho công ty.
Phòng marketing: Thực hiện chiến lược quảng cáo sản phẩm nhằm tăng uy tín của thương hiệu lên.Luôn hướng dẫn và quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng đây là khâu then chốt ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Phòng tài vụ : Quản lý và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và công ty được thực hiện thông qua các chế độ báo cáo. Cung cấp đầy đủ chính sách kịp thời về các thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của công ty.Giúp cho ban giám đốc đưa ra quyết định đúng lúc , kịp thời, đạt hệ quả cao. Đảm bảo các công việc phục vụ kinh doanh của công ty cùng ban giám đốc đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh.
Phòng hành chính : Đây dược coi như mọt bộ phận văn phòng của công ty thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại, giải quyết các thủ tục hành chính như giấy tờ, các trang thiết bị, các phương tiện vận tải. Tổ chức quản trị cải thiện điều kiện sinh hoạt cho các cán bộ công nhân viên trong nơi làm việc. Thực hiện các thủ tục về hợp tác quốc tế, các thủ tục cho cán bộ đi công tác, các trung tâm là các đơn vị kinh tế, hoạt động theo hình thức báo số chịu sự giám sát và điều hành trực tiếp của các phó giám đốc.
4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán .
4. 1-Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp theo mô hình tập trung.
trưởng phòng
kế toán trưởng
phó phòng
nhóm vật tư
nhóm phân tích
nhóm kế toán
Tổ hàng hóa
Tổ phải trả
Tổ phải thu
Tổ tiền
Tổ tổng hợp
Kho hàng
Thủ kho
- Trưởng phòng tài vụ kiêm kế toán trưởng : có nhiệm vụ lãnh đạo chung về công tác kế toán, kí duyệt thu, chi, trình duyệt kế hoạch tài chính, tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại văn phòng công ty.
- Phó phòng tài vụ kiêm kiểm soát Tài chính : thực hiện các công việc do trưởng phòng giao, trực tiếp giải quyết một số công việc như: sắp xếp nhân sự trong phòng kế toán (có sự thông qua của kế toán trởng), phân phối công việc, có thể giải quyết một số công việc khi trởng phòng đi vắng trong phạm vi được giao.
Nhóm vật tư : Quản lý các kho hàng, các nguồn cung ứng vật tư cho đơn vị sản xuất.
+ Kho hàng : Đây là bộ phận chuyên cung cấp nguồn hàng cho việc sản xuất và kinh doanh.
+ Thủ kho : Là người có trách nhiệm kiểm kê hàng hóa xem số lượng hàng hóa trong kho nhập xuất ra sao.
- Nhóm phân tích tài chính : bao gồm một người làm công tác phân tích tài chính giúp trưởng phòng đưa ra các kế hoạch tài chính, các chỉ tiêu tài chính, và kiểm soát viên do phó phòng kiêm nhiệm có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện công việc của các nhân viên kế toán.
- Nhóm kế toán : làm công tác kế toán tại công ty, do phó phòng trực tiếp quản lý, được chia ra thành các tổ: tổ hàng hoá, tổ phải trả, tổ phải thu, tổ tiền và tổ tổng hợp.
+ Tổ hàng hoá : thực hiện công tác kế toán liên quan đến nhập, xuất kho, vào phiếu kế toán ,sổ kho cho tài khoản 156.
Hình thức ghi sổ : Sổ TK 511, sổ TK 632, sổ kho, thẻ kho, sổ Tk 156.
Quy trình ghi sổ : Hàng hóa nhập về gồm có giấy tờ giao nhận hàng hóa tổ hàng hóa sẽ vào phiếu nhập kho, thủ kho sẽ vào sổ kho và thẻ kho, kế toán sẽ vào sổ TK 156, kế toán sẽ theo dõi giá cả nhập vào và số lượng hàng nhập còn thủ kho sẽ theo dõi số lượng hàng nhập.
+ Tổ phải trả : thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến phải trả như phải trả nhà cung cấp, khách hàng, công nhân viên, các tổ chức tài chính, Nhà nước...(vào phiếu kế toán cho các tài khoản đầu 3 bao gồm 333, 331, 334, 336, 338...)
Hình thức ghi sổ: Phiếu chi, sổ TK 331, quỹ tiền mặt 111, sổ TK 112, sổ giá vốn 632, sổ Tk 113, sổ TK 333, sổTK 334, sổ TK 338.
Quy trình ghi sổ: Sẽ làm các nghiệp vụ thanh toán khi có lệnh chi của phòng kế toán xuất ra, khi có đầy đủ các hóa đơn chứng từ cần thiết cho 1 nghiệp vụ thanh toán và được thể hiện trên sổ Tk 111, sổ TK 112, phiếu chi.
+ Tổ phải thu : thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến phải thu như: phải thu khách hàng, phải thu của công nhân viên,doanh thu bán hàng , doanh thu bán hàng ,chiết khấu,giảm giá , phải thu khác ...( vào phiếu kế toán cho các tài khoản 131, 141, 138...)
Hình thức ghi sổ: Phiếu thu, hóa đơn tài chính, sổ quỹ tiền mặt-111, sổ phải thu-131, sổ doanh thu 511, sổ TK 136, sổ TK 138.
Quy trình ghi sổ :Tổ phải thu sẽ thực hiện các nghiệp vụ phải thu khi có hóa đơn chứng từ chưa được khách hàng thanh toán và sổ công nợ 131 mà phòng kế toán yêu cầu.
+ Tổ tiền : bao gồm một thủ quỹ và hai nhân viên làm kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng như: thu tiền từ khách hàng, các chứng từ liên quan do tổ công nợ phải thu chuyển sang, trả tiền thuế cho Nhà nước khi tới hạn nộp, trả tiền cho khách hàng khi tới hạn thanh toán... các chứng từ liên quan do tổ công nợ phải trả chuyển sang.
Hình thức ghi sổ : Sổ TK 1111, sổ TK 1112, sổ TK 112, phiếu thu, phiếu chi.
Quy trình ghi sổ : Sẽ thực hiện các nghiệp vụ thu, chi dựa trên các phiếu thu, phiếu chi mà kế toán tổ phải thu, phải trả đưa về và theo dõi tiền theo sổ TK 111, sổ TK112
+ Tổ tổng hợp : bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định:
Kế toán tổng hợp : Tổng hợp số liệu cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng, cuối kỳ thực hiện phân bổ và lập báo cáo tổng hợp cuối kỳ
Kế toán TSCĐ thực hiện nhiệm vụ nhập dữ liệu vào máy cho các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ như: nhập mua TSCĐ, tính khấu hao, thanh lý, nhượng bán TSCĐ...
Hình thức ghi sổ : Sổ TK 642, sổ TK 511, sổ TK 632, sổ TK 331, sổ TK 131, phiếu nhập, phiếu xuất, sổ cái, sổ TK 911, sổ theo dõi thuế GTGT 133, sổ TK 211.
Quy trình ghi sổ : Tổ tổng hợp là tổ tổng hợp lại các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong ngày có thể tổng hợp lại số liệu ngay khi nghiệp vụ kế toán phát sinh xong hoặc cuối ngày, cuối tuần hoặc cuối tháng…
Sự kết hợp giữa các tổ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Tổ hàng hoá
Tổ phải trả
Tổ phải thu
Tổ tiền
( 1 )
( 4 )
( 3 )
( 2 )
Hàng hoá mua về nhập kho do tổ hàng háo theo dõi, các chứng từ về mua hàng sẽ được chuyển cho tổ phải trả để theo dõi thanh toán với nhà cung cấp và Nhà nước.
Khi tới hạn thanh toán tổ phải trả sẽ làm các thủ tục cần thiết để yêu cầu tổ tiền thanh toán.
Khi tiêu thụ hàng hoá, tổ hàng hoá sẽ làm thủ tục xuất kho và tiến hành ghi nhận hàng đã xuất kho. Tổ phải thu căn cứ vào chứng từ bán hàng để theo dõi thanh toán với khách hàng.
(3) Đối với những khách hàng đã tới hạn thanh toán tổ phải thu phải tiến hành công tác thu nợ, khi khách hàng chuyển ,trả tiền hàng thì tổ tiền sẽ tiến hành lập phiếu thu, phản ánh nghịêp vụ phát sinh. Trong trường hợp khách hàng thanh toán bằng TGNH thì tổ tiền sẽ căn cứ vào giấy báo có để phản ánh nghiệp vụ phát sinh.
4. 2- Hệ thống chứng từ sử dụng :
Chứng từ về tiền
Phiếu thu Bảng kê nộp tiền mặt
Phiếu chi Biên bản kiểm kê qui
Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
Giấy đề nghị tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán
Bảng kê nộp séc
Giấy báo Nợ, giấy báo Có
Chứng từ vật tư, hàng hoá
Phiếu nhập kho Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu kê mua hàng
Hoá đơn GTGT
Chứng từ lao động tiền lương
Hợp đồng lao động
Bảng thanh toán lương Giấy đi đường Bảng kê thanh toán Lệnh đìêu xe
Chứng từ TSCĐ
Hoá đơn mua tài sản Biên bản thanh lý TSCĐ
Bange kê khấy hao TSCĐ
Phiếu xuất kho tài sản (*) BB đánh giá lại TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
(*): TSCĐ mua về đều được nhập kho sau đó mới xuất kho để sử dụng.
4. 3- Hệ hống tài khoản sử dụng :
Hệ thống tài khoản kế toán do doanh nghiệp sử dụng dựa trên QĐ số 1141/TC-QĐ-CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Nhưng do công ty sử dụng phần mềm kế toán Mỹ – dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên công ty ASIAN chỉ sử dụng một số tài khoản cần thiết phù hợp với công tác kế toán của mình. Đồng thời công ty cũng sử dụng những tài khoản mang tính chất trung gian để tiện cho việc phân công công việc.
4. 4- Tổ chức sổ kế toán.
Việc hạch toán của công ty được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hình thức sổ sử dụng là hình thức Nhật ký chung. Nhưng thực tế trong quy trình ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, kế toán đã bỏ qua công tác ghi Nhật ký và tiến hành ghi luôn vào Sổ chi tiết, Sổ Cái tài khoản.
Các loại sổ sử dụng :
Sổ tổng hợp : Sổ Cái của các TK cấp 1.
Sổ, thẻ kế toán chi tiết :
- Thẻ kho.
- Sổ chi tiết TK được mở cho tất cả các TK cấp 2, 3, 4 mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm : Sổ chi tiết hàng hoá mở cho từng kho, từng loại mặt hàng. Sổ chi tiết thanh toán với người bán, với người mua, với Ngân sách Nhà nước. . . Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
. . .
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Báo cáo
(1)
(3)
(2)
Sơ đồ trình tự thực hiện việc ghi sổ như sau :
(1) Hàng ngày các chứng từ gốc phát sinh từ các bộ phận được chuyển trực tiếp cho kế toán chi tiết, kế toán kiểm tra lại các chứng từ sau đó nhập dữ liệu vào máy bằng cách lập phiếu kế toán.
(2) Sau khi nhận được các thông tin do kế toán nhập vào, máy tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết, sổ Cái và lên các bảng tổng hợp, các báo cáo phục vụ quản trị nội bộ.
Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu của các sổ cái kế toán tiến hành lập các Báo cáo tài chính.
4. 5- Hệ thống báo cáo kế toán :
Các Baó cáo theo qui định chung của Nhà nước :
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng kê khai mức lương của công ty
Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
Tờ khai thuế GTGT
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Các Báo cáo dùng cho quản trị nội bộ :
Báo cáo bán hàng(số lượng , giá cả, chủng loại …) Báo cáo các khoản phải thu
Báo cáo tổng lợi nhuận Báo cáo các khoản phải trả
Báo cáo chi phí Báo cáo hàng tồn kho
Báo cáo về sử dụng vốn Báo cáo quĩ
Báo cáo về nhân lực Báo cáo doanh thu
II- hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ đông á.
1 - Đặc điểm tổ chức các nghiệp vụ thanh toán.
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên các nghiệp vụ thanh toán càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với Nhà nước là các nghiệp vụ thường xuyên diễn ra đòi hỏi có sự tổ chức công tác một cách hợp lý và có hiệu quả. Chính vì vậy số lượng kế toán viên làm công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán chiếm tỷ trọng lớn và được chia làm hai tổ : tổ phải thu (AR) và tổ phải trả (AP). Các khách hàng được quản lý theo vùng, theo loại hình kinh doanh. Tất cả các đối tượng : khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan hải quan đều được mã hoá để ghi chép và quản lý.
2-Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán.
Mặc dù các nhà cung cấp của công ty bao gồm cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài nhưng đối với mặt hàng kinh doanh của công ty chủ yếu tính bằng ngoại tệ và ngoại tệ chủ yếu là USD.
Các chứng từ sử dụng để thanh toán bao gồm :
Hoá đơn VAT , hoá đơn bán hàng.
Vận đơn
Giấy báo Nợ của Ngân hàng ( séc tiền mặt , séc chuyển khoản,uỷ nhiệm chi )
Phiếu Chi
Để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, kế toán sử dụng tài khoản :
TK 331- Phải trả người bán. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 :
- TK 3311 : Phải trả người bán
- TK 3312 : Đặt trước cho người bán
Các tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán, cả những nhà cung cấp thường xuyên và nhà cung cấp nhỏ, lẻ.
Tất cả các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp của công ty đều được hạch toán qua TK 331 bao gồm cả trường hợp thanh toán ngay bằng tiền.
Công ty áp dụng tỷ giá thực tế.
VD1 : Ngày 15/04/2003 cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ ASIAN mua hàng của Công ty TNHH tin học Tân Thái Bình .Giá trị hàng mua : 2073 USD, thuế suất VAT 5%. Tỷ giá trong ngày : 15. 475VND/USD.
Thời hạn thanh toán theo thoả thuận : ngày 15/04/2003 .Thời hạn thanh toán là sau 15 ngày kể từ ngày mua.
Ngày 24/04/2003 công ty thanh toán tiền hàng cho người bán bằng tiền mặt, tỷ giá 15. 478VND/USD. Do thanh toán trước hạn nên được hưởng chiết khấu 1% trên tổng số tiền thanh toán.
Hoá đơn ( VAT ) Mẫu số : 01 GTKT- 3LL
Liên 2 : ( Giao khách hàng) KG/01-B
Ngày 3 tháng 12 năm 2003 Số 042616
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Tân Thái Bình .
Địa chỉ :197 Nguyễn Chí Thanh– Hà Nội Số tài khoản
Điện thoại : 7335462 MS : 0101107422
Họ tên người mua hàng :
Đơn vị : Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ ASIAN
Địa chỉ : số 250 đường Giải Phóng, Hà Nội Số tài khoản :
Hình thức thanh toán : MS : 0101301010
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
01
Noterbook Amada
Bộ
03
15252300
45756900
CPU PIV 2.4 Ghz/ DDram
256mb/HDD 40Gb/FDD
Monitơr 15 DFX
Cộng tiền hàng
45756900
Thuế suất VAT
5%
Tiền thuế
2287845
Tổng cộng tiền thanh toán
48044745
Số tiền viết bằng chữ : Bốn mươi tám triệu không trăm bốn bốn ngàn bảy trăm bốn
năm đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, đóng dấu, họ tên)
Cùng ngày hàng hoá được nhập kho, kế toán vật tư lập Phiếu nhập kho. Căn cứ vào tỷ giá trong ngày là 15875VND/USD tính ra giá trị hàng nhập bằng tiền Việt Nam.
Ngày24 tháng 04năm 2003 : Căn cứ vào hoá đơn VAT, phiếu nhập kho, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết phải trả người bán (biểu số 1), sổ chi tiết theo dõi cả nguyên tệ và tiền VND. Tỷ giá 15. 478VND/USD.
(Đơn vị VND)
Nợ TK 156 :31207350
Nợ TK 133 : 315225.75
Có TK 331- 3311 : 31522575
Biểu Số 1
Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển EAST-ASIAN
Bảng kê chứng từ
Sổ chi tiết
TK : 3311 – Phải trả người bán
Tên : Công ty TNHH tin học Tuấn Thành
Mã NCC : 3040041
Từ ngày 15/04/2003 đến ngày 30/04/2003
Đơn vị tính : VNĐ
Sốhiệu CT
Ngày
Diễn giải
TK đối ứng
Loại NT
Tỷ giá
Số ghi nợ
Số ghi có
NT
VNĐ
NT
VNĐ
Số dư đầu kỳ
3.920.000
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
15/04/03
Mua hàng Tuấn Thành
156
USD
15475
1940
30021500
VAT 5%
133
USD
15.475
97
1501075
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
C1442
24/04/03
Trả tiền mua hàng
111
31528686
Chiết khấu thanh toán
711
315286.
Điều chỉnh tỷ giá
413
6111
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng PS
315286
Số dư cuối kỳ
4235286.
Ngày 24/04/2003 tiến hành trả tiền cho người bán. Tỷ giá : 15. 478VND/USD.
Chiết khấu được hưởng 315286.86VND. Kế toán lập phiếu chi, số tiền thực chi là 31213400VND.
công ty EAST-ASIAN
Số : 1442
Nợ TK : 3311
Có TK : 111
phiếu chi
Ngày 24 tháng 04 năm 2003
Họ và tên người nhận tiền : Công ty TNHH tin học Hoàng Thành
Địa chỉ : 24E Lý Nam Đế- Hà Nội.
Lý do chi : Trả tiền mua noterbook cho hoá. đơn
Số tiền : 31213400VNĐ
Bằng chữ :Ba mươi mốt triệu hai trăm mười ba ngàn bốn trăm đồng.
Kèm theo : Hoá đơn mua hàng, Phiếu nhập kho.
Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ ) : Ba mươi mốt triệu hai trăm mười ba ngàn bốn trăm đồng
Chi, ngày24 tháng 04năm 2003
Thủ trưởng đơn vị KTT Người lập Thủ quỹ Người nhận tiền
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu chi, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết phải trả người bán (Biểu số 2). Số chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào TK 515 hoặc TK 635.
Nợ TK 3311 : 31522575
Nợ TK 635 : 6111
Có TK 111 : 31213400
Có TK 515 :315286
Cuối kỳ, căn cứ vào số dư đầu kỳ, tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có, số dư cuối kỳ của từng sổ chi tiết phải trả người bán, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán (Biểu số 2 – trang 53).
Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển EAST-ASIAN
Bảng Cân đối bộ phận
Bảng tổng hợp chi tiết
TK : 3311 – Phải trả người bán
Từ ngày 1/12/2003 đến ngày 31/12/2003
Đon vị tính : VNĐ
Biểu Số 2
Mã NCC
Tên
Dư đầu kỳ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
1260001
ctyTNHH
Tuấn Thành
5400000
58500000
69250000
16150000
1260003
Cty thủy sản Hà Nội
35.345.000
35.345.000
2260002
Cty tin học Mai Hoàng
45115000
45115000
3040041
Cty thép Hòa Phát
3.920.000
62.782.000
70.320.000
11.458.000
...
...
...
...
...
...
...
...
3040075
Cty phần mềm STC
2.143.680
7.820.300
10.526.000
562.020
4050003
ctyTNHH Trần Anh
3456200
6350500
1260000
2793300
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
646.212.344
1.384.312.155
6.505.312.712
6.296.983.634
856.744.722
1.183.866.877
Kế toán không thực hiện việc ghi Nhật ký chung. Khi nhập dữ liệu vào máy, máy tính sẽ ghi vào sổ chi tiết sau đó sẽ tự động ghi vào Sổ Cái TK3311 (Biểu 3 – trang 54). Sổ Cái sẽ bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới tất cả các nhà cung cấp.
Biểu Số 3
Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển EAST-ASIAN
Bảng kê chứng từ
Sổ cái
TK : 331 – Phải trả người bán
Từ ngày 01/12/20023đến ngày 31/12/2003
Đơn vị tính : VNĐ
Số hiêu CT
Ngày
Diễn giải
TK đối ứng
Loại NT
Tỷ giá
Số ghi nợ
Số ghi có
NT
VNĐ
NT
VNĐ
Số dư đầu kỳ
642.756.144
1.378.912.155
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
KG/01-B 068249
3/12/02
Mua hàng CMS
156
USD
15.150
1.800
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT250.doc