Đề tài Vấn đề đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ

Tài liệu Đề tài Vấn đề đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ: Lời mở đầu Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, xoá bỏ sự đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài …Từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng nhưng đầy quyết liệt giữa một bên là các công ty Việt Nam vốn đã quen với sự bảo hộ của nhà nước và bên kia là các công ty nước ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Theo dự báo của các nhà kinh tế học, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt chuyển vào Viêt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng, phá bỏ tình trạng đóng băng trong thị trường bất động sản của nước ta trong những năm gần đây, đồng thời mở ra những nguồn huy động vốn rất lớn đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở. Do đó việc nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng cần thiết, chống thất thoát lãng phí là nhiệm vụ hàng đầu, có như vậy các doanh nghiệp...

docx94 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, xoá bỏ sự đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài …Từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng nhưng đầy quyết liệt giữa một bên là các công ty Việt Nam vốn đã quen với sự bảo hộ của nhà nước và bên kia là các công ty nước ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Theo dự báo của các nhà kinh tế học, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt chuyển vào Viêt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng, phá bỏ tình trạng đóng băng trong thị trường bất động sản của nước ta trong những năm gần đây, đồng thời mở ra những nguồn huy động vốn rất lớn đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở. Do đó việc nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng cần thiết, chống thất thoát lãng phí là nhiệm vụ hàng đầu, có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được ngay trên “ sân nhà”. Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984. Đến nay với một bề dày kinh nghiệm, công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty, em đã được học hỏi rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời xây dựng được chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình : “Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ ”. Trong đây em xin trình bày những kiến thức thực tế em thu được trong quá trình thực tập và xin đưa ra một số giải pháp để làm tăng hiệu quả đầu tư phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty. Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn kinh tế đầu tư, đặc biệt là thầy Nguyễn Hồng Minh đã trực tiếp theo sát hướng dẫn em. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị phòng phát triển dự án công ty Cổ phần ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Với thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, chuyên đề thực tập của em chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, sữa chữa của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2007 Sinh viên thực hiên Dương Trương Quốc Dương Mục lục Danh mục các từ viết tắt CNXH: chủ nghĩa xã hội. ĐTPT: đầu tư phát triển. XD : xây dựng. CHH –HĐH : công nghiệp hoá - hiện đại hoá. CN : công nghiệp. SX : sản xuất. KHKT : khoa học kỹ thuật. CBCNV: cán bộ công nhân viên. CNVC: công nhân viên chức. SXKD: sản xuất kinh doanh ATLĐ: an toàn lao động. DA: dự án. Chương 1 Tình hình Sản xuất kinh doanh - Đầu tư phát triển tại công ty 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tên, địa chỉ doanh nghiệp Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984. Đến nay với một bề dày kinh nghiệm,công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội. - Tên công ty:Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ - Tổng công ty Xây dựng Hà nội - Bộ Xây Dựng. - Địa chỉ: 9/2 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. - Điện thoại: (84-4)7192392 – (84-4)7184069 -Fax: (84-4) 7192339 - Tài khoản giao dịch : 2111 000 000 0177 Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội. - Mã số thuế : 0100105084. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây Hồ là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Tiền thân của Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây Hồ là XNXD 106 được thành lập vào năm 1984 trực thuộc Công ty XD số 1 Tổng công ty XD Hà Nội. - Ngày18/5/1990 theo Quyết định số 303/BXD -TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển hạng cho XN 106 từ hạng III lên hạng II và là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty XD Hà Nội kể từ ngày 1/6/1990. - Ngày 26/3/1993 theo Quyết định số 148A/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước từ XN 106 thành Công ty XD Tây hồ trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội với số vốn ngân sách và vốn tự bổ sung là 556.000.000 đồng. - Ngày 26/7/2000 theo quyết định số 1026/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc đổi tên Công ty xây dựng Tây Hồ thành Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội với số vốn là 3.443.946.000 đồng. - Ngày 20/7/2004 theo quyết định số 1173/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc xếp doanh nghiệp hạng I đối với Công ty ĐTPT nhà và XD Tây hồ thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội kể từ ngày 1/6/2004. -Ngày 09/12/2004 theo quyết định số 1983/BXD của Bộ trưởng bộ xây dựng vế việc chuyển công ty đâu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội thành công ty cổ phần. -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103006589 ngày 24/11/2006 của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội -Người đại diện theo pháp luật của công ty: ông Nguyễn Đình Phùng - Kỹ sư xây dựng - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Từ khi thành lập đến nay Công ty đã được bổ sung nhiều lĩnh vực kinh doanh, bổ sung cơ cấu lãnh đạo quản lý và điều hành sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh và duy trì sản xuất theo sự tăng trưởng. Quy mô hiện tại của Công ty - Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây hồ là l/22 thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. - Công ty thường xuyên đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. - Công ty là 1/12 doanh nghiệp hạng I của Tổng công ty. 1.1.2.Vốn sản xuất kinh doanh * Vốn điều lệ: 5.500.000.000đ - Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 3.016.300.000 đ - Vốn sở hữu của các cổ đông: 2.483.700.000 đ Cổ phần của nhà nước là cổ phần chi phối. * Vốn lưu động - Vốn ngân sách cấp : 1.615.971.706 đ - Vốn tự bổ xung : 670.101.198 đ - Vốn vay : 2.702.218.232 đ - Vốn khác : 3.000.000.000 đ Trong trường hợp nhận thầu các công trình có giá trị lớn công ty sẽ được các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty a.Mục tiêu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là thực hiện xây dựng các công trình gồm: -Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm B. -Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. -Kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê… -Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi… -Sản xuất các cấu kiện bê tông,kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất công trình. Xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng. b.Các chức năng hành nghề -Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác. -Trang trí nội thất. -Kinh doanh nhà. -Sản xuất cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây dựng. -Kinh doanh vật tư,vật liệu xây dựng. -Đào đắp,vận chuyển đất dá, san lấp mặt bằng, đường , bãi, vận chuyển vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn. -Xây dựng đường bộ cầu cống qua đường quy mô vừa và nhỏ. -Sản xuất kinh doanh xây dựng kỹ thuất hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp. -Thi công xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi. -Xuất nhập khẩu vật tư, vật liêu xây dựng. -Kinh doanh khách sạn. -Nhận thầu thi công xây lắp các công trình bưu điện, đường dây và trạm biến thế (đến 500 KV). -Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng -Tư vấn, xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây trạm biến thế và các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng dự toán, kiểm định chất lượng, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ. -Kinh doanh dịch vụ các công trình thể dục thể thao ( bể bơi, sân quần vợt, nhà tập thể dục thể hình ) và tổ chức vui chơi giải trí. -Thi công các công trình kỹ thuật, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. -Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước. -Khoan khai thác nước ngầm. -Khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. 1.1.4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý a. Giám đốc Công ty: - Giám đốc là người phụ trách chung toàn Công ty. - Phân công các Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực. - Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ quan pháp luật, cơ quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo luật pháp quy định. - Điều hành cao nhất trong Công ty. - Quyết định cao nhất trong các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, tổ chức sản xuất kinh doanh. - Xây dựng và quyết định hình thức trả lương cho CBCNVC trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh. Có quyền khen thưởng cán bộ công nhân viên chức theo quy chế được Đại hội CNVC thông qua trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh. - Chủ tịch Hội đồng công ty về các lĩnh vực khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, mua bán tài sản thiết bị và đầu tư. b. Các Phó Giám đốc Công ty: - Phó Giám đốc đốc Phụ trách lĩnh vực đầu tư. Trực tiếp điều hành quản lý các phòng Phát triển Dự án, các Ban quản lý dự án.Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực đầu tư. - Phó Giám đốc Phụ trách lĩnh vực thi công Xây lắp. Trực tiếp điều hành quản lý các đơn vị thi công thực hiên các hợp đồng xây dựng do đơn vị ký kết với khách hàng hoặc thi công các công trình do Công ty làm Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực thi công xây lắp và ATLĐ trên tất cả các công trình công ty nhận thầu xây lắp và và các công trình do công ty làm Chủ đầu tư. c. Phòng Tài chính kế toán. - Quản lý tài chính của toàn công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Hạch toán các chi phí của sản xuất kinh doanh báo cáo kết quá sản xuất kinh doanh theo niên độ trong nội bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền. - Đầu tư vốn cho quá trình sản xuất và thu hồi vốn sau chu kỳ sản xuất. - Tìm nguồn vốn và khai thác vốn phục vụ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh. - Đối chiếu công nợ giữa công ty với khách hàng, với cấp trên , Nhà nước và với các đơn vị trong nội bộ Công ty. d. Phòng Kế Hoạch Kỹ thuật: - Quản lý kỹ thuật trong toàn công ty. Lập và duyệt biện pháp thi công kèm theo các biện pháp an toàn các công trình lớn có tính phức tạp về mặt kỹ thuật. Chủ trì trong việc lập hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp. Phân tích chi phí cho thi công, sử dụng thiết bị phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. - Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện hợp đồng và thanh lý các hợp đồng. - Quản lý hồ sơ các công việc, công trình theo yêu cầu của ngành. - Lập kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của công ty. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. - Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về công tác ATLĐ định kỳ theo yêu cầu chuyên môn. Kiểm tra nghiệm thu từng phần việc đã làm theo đúng biện pháp thi công an toàn đã được duyệt. e. Phòng Tổ chức tổng hợp : - Quản lý nhân sự và lao động trong toàn công ty, tính toán cân đối sự cần thiết cho sản xuất theo mô hình tổ chức quản lý và điêu hành của Công ty. - Bố trí, sắp xếp, điều chuyển các nhân sự, lao động trong nội bộ Công ty, báo cáo Giám đốc ra quyết định. - Báo cáo cân đối nhân sự và lao động để tuyển dụng bổ xung lực lượng lao đông khi cần thiết. - Quản lý công tác đào tạo nâng cao chất lượng cho lao động. - Tính toán và quản lý chế độ tiền lương, quỹ lương. - Quản lý thực hiện chế độ cho người lao động. - Quản lý việc trang bị, cấp phát, tu bổ, chi phí hành chính cho công tác quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty. - Tổ chức ký hợp đồng lao động và hướng dẫn thủ tục hợp đồng. f. Phòng kinh doanh: - Lập phương án kinh doanh về: giá bán, phương thức bán và các hoạt động dịch vụ sau bán hàng để trình Hội đồng định giá công ty duyệt. - Đề xuất các phương án tiêu thụ sản phẩm xây lắp, sản phẩm sản xuất công nghiệp và sản phẩm của các lĩnh vực khác theo phương án kinh doanh của doanh nghiệp. - Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý và hiệu quả. - Xây dựng phương thức quảng cáo bán hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. g. Phòng Phát triển dự án : - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc dự báo tình hình đầu tư, khả năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư để quyết định có xin chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi hay không. - Tham gia đóng góp để tìm phương án tối ưu cho các giải pháp về quy hoạch mặt bằng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật điện nước… cho các dự án từ thiết kế sơ bộ. - Tham gia tính toán các phương án kinh tế cho các dự án khả thi. - Kiểm tra kết quả thực hiện của các dự án. Phân tích rõ kết quả khi kết thúc công việc. Báo cáo kết quả công việc giữa giao khoán và thực hiện. - Thanh toán khối lượng chi phí cho các dự án. Báo cáo kết quả thực hiện dự án và kế hoạch giao. h. Các ban quản lý dự án : - Trực tiếp giám sát quản lý toàn bộ hoạt động xây lắp của các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện đầu tư tại các công trường. - Ký xác nhận khối lượng hoàn thành, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật để làm thủ tục kết toán theo giai đoạn quy ước, quyết toán khi kết thúc công trình bàn giao. i. Các xí nghiệp sản xuất trực tiếp: - Chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao. - Bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chi phí đã được phân tích và giao khoán. - Thực hiện hoàn thành khối lượng hợp đồng được Công ty ký kết với các bên A, xác định khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư, báo cáo khối lượng hoàn thành về phòng kế hoạch kỹ thuật công ty. - Lập kế hoạch vay vốn để thực hiện công việc, thanh toán hoàn trả vốn vay với phòng Tài chính kế toán. - Nhập xuất các chi phí cho thực hiên công việc theo chi phí thực tế và tỷ lệ phần được hưởng trong quá trình thực hiện công việc. - Đối chiếu khối lượng thực hiện, hoàn tất công việc với chủ đầu tư, báo cáo kết quả công việc, bàn giao công trình cho chủ đầu tư. - Quyết toán các chi phí, đối chiếu với phần được hưởng và phân chi phí, báo cáo kết quả chi phí trực tiếp cho công việc, công trình, dự án. Bảng 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty Phó tổng giám đốc công ty Phụ trách công tác đầu tư Phó TGĐ công ty kiêm giám đốc BQLDA Quế Võ Phó TGĐ công ty kiêm kế toán trưởng Phó TGĐ công ty kiêm giám đốc BQLDA 28T Phó TGĐ công ty phụ trách xây lắp Phòng PTDA BQLDA khu ĐTM Quế Võ Phòng HC - TH BQLDA 28 tầng Phòng kinh doanh Phòng TC-KT Phòng cơ điện Phòng KHKT Tổng giám đốc điều hành Chi nhánh miến Nam TT tư vấn Tây Hồ XN XD số1 XN XD số 2 XN XD số 3 XN XD số 4 XN XD số 5 XN XD số 6 XN XD số 7 XN ĐT, XD và TM Tây Hố Chi nhánh Bắc Ninh BCĐTCDA đường Chiềng Ngần BCĐTC DA CT Quang Minh BCĐ TO CT Lilâm Đại hồi đồng cổ đông Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Ban Kiểm soát Các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty -Xí nghiệp xây dựng số 1. -Xí nghiệp xây dựng số 2. -Xí nghiệp xây dựng số 3. -Xí nghiệp xây dựng số 4. -Xí nghiệp xây dựng số 5. -Xí nghiệp xây dựng số 6. -Xí nghiệp xây dựng số 7. -Xí nghiệp đầu tư xây dựng và thương mại Tây Hồ. -Trung tâm tư vấn thiết kế Tây hồ. -Chi nhánh Bắc Ninh. -Chi nhánh miền Nam. Các đội,cửa hàng vật liệu xây dựng trực thuộc công ty: -Đội xây dựng số 6. -Đội xây dựng số 7. -Đội xây dựng tổng hợp. -Đội cấn cẩu tháp. -Tổng đội máy thi công và giàn giáo cốp pha. -Bộ phận kinh doanh vật liệu xây dựng. 1.1.5. Đặc điểm và vai trò của Ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân a, Đặc điểm của đầu tư xây dựng Ngành xây dựng là một ngành công nghiệp chủ đạo trực tiếp tạo ra cở sở hạ tầng cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đầu tư phát triển ngành xây dựng cũng bao gồm các đặc điểm của đầu tư nói chung,ngoài ra có một số đặc điểm riêng của ngành là: Thứ nhất, vốn đầu tư trong hoạt động xây dựng là rất lớn và vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Thứ hai, Đầu tư trong xây dựng có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện dầu tư ( thời gian xây dựng công trình), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra là lâu dài.Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Thứ ba, Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thể hiện giá trị lớn lao của công cuộc đầu tư, đồng thời các công trình này lại nằm cố định ở một nơi.Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này. Để đảm bảo cho công trình xây dựng được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị.Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý…có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Phải dự đoàn được các yếu tố bất định ( sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Thứ tư, do thời gian kéo dài và vốn đầu tư lớn nên trong hoạt động xây dựng có thể gặp rủi ro như: do vốn đầu tư lớn nên không có phương án vay vốn chắc chắn thì khả năng kéo dài thời gian thi công là có thể xảy ra hay rủi ro do không giải toả được dân cư buộc phải thu hẹp hoặc khước từ dự án. b,Vai trò của ngành xây dựng đối với ngành kinh tế quốc dân - Vai trò trong việc phát triển các ngành phía sau: + Để tiến hành hoạt động sản xuất bất kỳ ngành nào cũng cần phải có cở sở vật chất ban đầu như văn phòng, nhà xưởng, khu làm việc ăn ở…Ngành xây dựng với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra cở sở vật chất ban đầu đó. + Xây dựng giúp tạo ra hang loạt các cở sở điện - đường - trường - trạm. Đây chính là những hạ tầng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của bất cứ ngành nào. Ngành xây dựng nước ta thời gian qua phát triển rất mạnh. Hàng loạt các cở sở điện đường trường trạm được đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới. Ngoài ra nhu cầu về xây dựng về nhà ở cũng phát triển rõ rệt cùng với tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua giao thông vận tải là lĩnh vực khá được quan tâm, các công trình xây dựng và nâng cấp cầu, đường bộ, đường sắt và sân bay, bến cảng cũng được quan tâm thích đáng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của ngành xây dựng đối với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay. - Vai trò phát triển các ngành phía trước: để phát triển ngành xây dựng cần rất nhiều các yếu tố đầu vào, các ngành phía trước chính là các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành xây dựng như ngành cơ khí, ngành sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng… - Vai trò của ngành xây dựng trong vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngành nào cũng cần lao động nhưng xây dựng là một ngành đòi hỏi lượng lao động rất lớn. Ngoài ra việc phát triển ngành xây dựng sẽ tạo công ăn việc làm cho hang chục vạn lao động gián tiếp trong các ngành chế biến vật liệu xây dựng trong cả nước nhất là ngành cơ khí và ngành thép. c, Sự cần thiết khách quan phải đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ Thứ nhất, do yêu cầu của chủ đầu tư: chất lượng, tiến độ, giá cả công trình.Công ty phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu các công trình ngày càng phức tạp, hiện đại. Thứ hai, yêu cầu của ngành xây dựng: sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, không cho phép có phế phẩm vì vậy công ty cần phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất mới tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Thứ ba, yêu cầu của môi trường cạnh tranh ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, sức cạnh tranh ngày càng lớn đời hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất. Thứ tư, trong điều kiện môi trường có nhiều cơ hội, thách thức, nếu tận dụng được những cơ hội và hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên ngoài thì các doanh nghiệp nói chung và công ty xây dựng Tây Hồ nói riêng sẽ ngày càng trở nên vững mạnh. 1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh - đầu tư phát triển của công ty 1.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây a.Các công trình đã thực hiện Các công trình dân dụng A.Các công trình nhà ở, biệt thự: 1. Đại sứ quán Ấn Độ - bộ Ngoại giao. 2.Nhà riêng Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ - Liên hiệp công đoàn Hà Nội. 3.Nhà ở sinh viên -Viện sốt rét kí sinh trùng & côn trùng - Bộ Y tế. 4.Xây dựng đơn nguyên II nhà B1 khu tập thể nhà ở Đình Bảng. 5.Xây dựng nhà ở khu di dân Đền Lừ. 6.Nhà ở chung cư B5, làng quốc tế Thăng Long. 7.Nhà ở 5 tầng cho công nhân công ty cơ khí Đông Anh. 8.Công trình cải tạo và mở rộng nhà nghỉ Suối Hoa. B.Công trình trường học – giáo dục. 1.Trung tâm tin học -Bộ xây dựng. 2.Trường trung học cở sở Trưng Nhị - Huy chương vàng chất lượng. 3.Giảng đường đa chức năng- Bộ Ngoại Giao. 4.Trường tiểu học Giáp Bát –Hai Bà Trưng –Hà Nội. 5.Nhà trẻ 10 nhóm – công trình hạ tầng đô thị di dân Đền Lừ - Hai Bà Trưng – Hà Nội. 6.Trường tiểu học Ngô Quyền. 7.Trường THCS Nguyễn Phong Sắc. 8.Trường múa Việt Nam - Bộ Văn hoá. 9.Đơn nguyên A nhà học chính trường Đai học dân lập Lương Thế Vinh. 10.Trường mầm non Xuân La – Huy chương vàng chất lượng C.Công trình khách sạn 1.Khách sạn Tây Hồ. 2.Khách sạn quốc tế Hồ Tây ( Sofitel) – công trình liên doanh. D.Công trình thể thao văn hoá 1.Nhà thi đấu trung tâm huấn luyện TDTT quốc gia I. 2.Cải tạo và nâng cấp công trình nhà hát lớn - Bộ văn hoá. 3.Công trình nâng cấp cung văn hoá hữu nghị - Bộ Văn hoá. 4.Công trình trung tâm giải trí Việt Nam – SEGA. 5.Khu vui chơi giải trí Hồ Tây nhà dịch vụ đa năng và TDTT. E.Công trình y tế 1.Viện sốt rét ký sinh trùng: nhà phòng khám – nhà để xe – sân vườn. 2.Nhà hội trường – Bệnh viện Việt Đức. 3.Nhà giải phẫu bệnh lý và tang lễ bệnh viện Việt Đức. 4.Xây lắp đơn nguyên B - Khối nhà khám và kỹ thuật nghiệp vụ - Viện mắt trung ương.. F.Công trình khác 1.Trung tâm thử nghiệm chất lượng sản phẩm - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Huy chương vàng chất lượng. 2.Trung tâm điều hành thông tin cáp sợi quang C2 Thái Hà – Huy chương vàng chất lượng. 3.Văn phòng giao dịch và làm việc – Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình. 4.Toà nhà Kinh Đô VDC. 5.Cải tạo và mở rộng Trụ sở UBTW mặt trận Tổ quốc VN (giai đoạn I ). 6.Cải tạo và mở rộng Trụ sở UBTW mặt trận Tổ quốc Vn ( giai đoạn II ). 7.Xưởng sản xuất –Văn phòng và nhà thí nghiệm Nhà máy sản xuất sơn Sunny. 8.Xây dựng trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước ( gói thầu số 2 ). 9.Công trình Nhà văn phòng 4 tầng công ty da giầy Hải Phòng . 10.Trụ sở làm việc công an quâng Tây Hồ. 11.Xây dựng nhà biệt thự khu vực II và III thuộc công trình khu chung cư biệt thự nhà vườn, dịch vụ giải trí du lịch Quang Minh.. 12. Đường dạo khu vực 3,4,5,6 trung tâm hội nghị Quốc gia.. Các công trình công nghiệp 1.Khu công nghiệp điện tử kỹ thuật cao Hanel – Sài Đồng – Gia Lâm -HN. 2.Nhà máy xi măng Duyên Linh. 3.Nhà máy ấp trứng Xuân Mai. 4.Công ty dầu thực vật Cái Lân. 5.Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô xe máy MACHINO. 6.Nhà máy xi măng Hải Phòng mới. 7.Nhà máy nghiền than, silo than mịn cho buồng phần huỷ và lò nung – Nhà máy xi măng Tam Điệp –Ninh Bình. 8.Công trình nhà xưởng sản xuất 2 tầng – xí nghiệp gia công giầy xuất khẩu Đông Anh. 9.Nhà điều hành công ty chỉ thun Việt Ý – Công ty CP dệt may xuất khẩu Hải Phòng. 10.Xây lắp xưởng sản xuất cáp thông tin. Các công trình Cầu - Cảng - Đường giao thông 1.Cảng cá Cát Bà. 2. Đường vào nội bộ, đào nắn suối chả khu dân cư Ngọc Kim. 3. Đường Sinh Long, chiều dài 6km mã số 01-01-04-01. Các công trình khác 1.Công trình kè hồ Trúc Bạch. 2.Trạm điện 110/22KV. 3.San nền, tường kè,tường rào và thoát nước khu vực nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô khách công suất 5000 xe/ năm. 4.Công trình kênh Trà Niên – gói thầu số 4. 5.Hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn XD cơ sở hạ tầng – DA nhà ở Khả Lễ 2 ( gói thầu 1) -hạng mục : san nền , cấp thoát nước, đường giao thông, điện chiếu sáng, cây xanh… b.Các công trình xây lắp công ty đang thi công 1.Công trình đường khu đô thị mới Chiềng Ngần đoạn Bản Ca Láp- Bản Hụm thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. 2.DA đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư – khu đô thị mới ( qui mô 50ha). 3.DA xây dựng khu nhà ở cao cấp Ba Đình. 4.Hoàn thiện toàn bộ trong và ngoài nhà DA đầu tư xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA. c.Các DA do công ty làm chủ đầu tư (hoặc chủ đầu tư thứ phát ) 1.Dự án nhà chung cư C4- làng quốc tế Thăng Long. 2.DA xây dựng khu nhà ở thông tầng,phường Cống Vị, Ba Đình- Hà Nội. 3.Dự án cơ sở điều hành sản xuất và văn phòng cho thuê. 4.Dự án công trình đa năng 28 tầng Làng quốc tế Thăng Long. 5.Dự án cơ sở điều hành sản xuất của các xí nghiệp và văn phòng cho thuê. 6.Dự án hạ tầng khu đô thị mới Quế Võ - Bắc Ninh. 1.2.2.Một số chỉ tiêu kinh tế đạt đựơc Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong 3 năm gần đây Bảng 1.2: Chỉ tiêu kinh tế Đơn vị tính : Triệu đồng Nguồn: phòng tài chính kế toán Trong 5 năm vừa qua, tổng doanh thu của công ty có mức tăng ổn định và rất khả quan, bao gồm cả doanh thu về xây lắp và doanh thu từ kinh doanh bất động sản. Có được kết quả này là nhở công ty đã có chiến lược phát triển đúng đắn và hợp lý trong thời gian này. Đặc thù của hoạt động xây dựng, các công trình khi hoàn thành mới tính giá trị và chi phí nên có sự biến động về giá trị sản lượng qua các năm (do các công trình hoàn thành trong năm này nhiều hơn năm khác) tuy nhiên nhìn chung mức tăng về giá trị thể hiện công ty đã hoàn thành tốt tiến độ thực hiện các công trình. Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng đều thể hiện công ty đăng phát triển đúng hướng, đồng thời công ty cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình. Mục tiêu chiến lược của Công ty +Ổn định kinh doanh xây lắp là ngành nghề truyền thống của Công ty. + Mở rộng thị trường xây lắp sang các tỉnh lân cận và các tỉnh phía Nam. + Củng cố và phát triển kinh doanh bất động sản tại thị trường Hà nội và các tỉnh khác. Cụ thể đầu tư xây mới nhà để bán hoặc cho thuê tại các mảnh đất có sẵn của Công ty, hoặc đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Xác định đầu tư kinh doanh bất động sản là hướng đi chính của công ty, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh doanh của Công ty từ kinh doanh xây lắp sang đầu tư. + Phát triển đưa hoạt động tư vấn về đầu tư xây dựng của Công ty thành nghề kinh doanh giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.2.3. Các lĩnh vực đầu tư của công ty 1.2.3.1. Tình hình đầu tư chung Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm rất lớn và tăng mạnh liên tục qua các năm. Nhờ đó mà tốc độ phát triển của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Trong những năm gần đây khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác thì khối lượng vốn đầu tư lại càng tăng cao, ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau: Bảng 1.3: Vốn đầu tư của công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn đầu tư (tỷ đồng) 45 56 60 73 88 92 So với năm trước (%) - 124,4 107 121.7 120.5 104,5 Nguồn: báo cáo kết quả (2001-2005) và mục tiêu phát triển đến năm 2010; phòng hành chính tổng hợp – Công ty Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2001-2005 đã có mức tăng mạnh và liên tục. Nếu năm 2001 chỉ có 45 tỷ đồng được đầu tư thì đến năm 2006 đã tăng gấp đôi, đạt mức 92 tỷ đồng. Nhìn vào bảng ta còn thấy mức tăng khá đều qua các năm, mỗi năm trung bình tăng khoảng 10- 20% so với năm trước đó. Kết quả này đạt được là nhờ chiến lược kinh doanh, nhờ khả năng nắm bắt kịp thời nhu cầu tăng cao trong nền kinh tế để chớp thời cơ mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty. Trong điều kiện hiện nay có nhiếu đối thủ cạnh tranh, công ty luôn phải tìm ra hướng đi mới cho mình, chính vì vậy có rất nhiều lĩnh vực mới được khai thác so với thời kỳ trước như đầu tư vào các nhà máy sản xuất công nghiệp, các khu chung cư, kinh doanh khách sạn, nhà cho thuê, khu chung cư, khu đô thị. Chính lý do này làm cho tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã có bước tăng mạnh. Nhu cầu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ ngày càng tăng cao song nguồn vốn để thực hiện thì vẫn còn hạn chế, tìm hiểu kỹ hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư sẽ thấy rõ hơn tình hình đầu tư ở công ty. Vốn đầu tư XDCB của TCT Sông Đà được hình thành từ ba nguồn cơ bản: nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung và nguồn vốn tín dụng (bao gồm cả vốn tín dụng Nhà nước và tín dụng thương mại). Công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ vẫn còn là công ty cổ phần của Nhà nước, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm khoảng 55% và vốn cổ đông chiếm 45% trong vốn điều lệ. Trong đó, vốn lưu động thì vốn ngân sách cấp chiếm 20%, vốn tự bổ sung chiếm 10%, vốn vay khoảng 30% và còn lại vốn khác. Trong thời kỳ bao cấp, khi các thành phần kinh tế chưa được tự do phát triển, Nhà nước quản lý hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu pháp lệnh cả đầu vào lẫn đầu ra, vốn ngân sách được cấp phát hàng năm theo một tỷ lệ nhất định chứ không theo dự án. Chính lý do này tạo tâm lý ỷ lại ở các doanh nghiệp, đồng thời gây lãng phí lớn vì có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn không có hiệu quả. Tuy nhiên, bước sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền cho các doanh nghiệp chủ động tìm hướng kinh doanh, tự hạch toán và điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thực hiện giảm vốn cấp trực tiếp bằng tiền mà cấp vốn gián tiếp thông qua những ưu đãi về thuế, về giá thuê đất, giá điện nước … Lúc này, vốn ngân sách không còn đóng vai trò chủ đạo, quyết định hoạt động SXKD của doanh nghiệp nữa mà chỉ có tính chất định hướng, hỗ trợ cho doanh nghiệp. 1.2.3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc Trong các năm qua công ty đã có sự đầu tư lớn vào việc mua sắm thiết bị máy móc, cụ thể năng lực máy móc của công ty hiện nay gồm: Bảng 1.4: Năng lực máy móc công ty Năng lực máy móc thiết bị của công ty STT Mô tả thiết bị Nước sản xuất Số lượng 1 2 3 4 I - Máy móc thiết bị thi công 1 Xe tải các loại (xe bệ) Nga 3 2 Xe tải các loại (xe tự đổ) Nga 2 3 Xe ô tô Kamaz Nga 3 4 Xe ô tô Kamaz Nga 3 5 Xe ô tô MAZ sơ mi Nga 1 6 Máy đào CAT Mỹ 1 7 Máy đào KOMATSU Nhật 1 8 Máy đào KOMATSU Nhật 3 9 Máy đào KATO Nhật 2 10 Máy đào KATO Nhật 1 11 Máy đào bánh lốp KOBECO Nhật 1 12 Máy xúc bánh lốp Nhật 1 13 Máy ủi ( D342) Nhật 1 14 Máy ủi KOMASU Nhật 2 15 Máy ủi KOMASU Nhật 1 16 Máy ủi KOMASU Nhật 1 17 Máy ủi KOMASU Nhật 1 18 Máy ủi CAT Mỹ 1 19 Lu rung TR 500V Nhật 1 20 Cấn trục bánh lốp KC 3577 Nga 1 21 Máy trộn bê tông Trung Quốc 4 22 Máy trộn bê tông Nga + Trung Quốc 3 23 Máy cắt sắt Đức + Trung Quốc 2 24 Máy uốn sắt Nhật + Trung Quốc 2 25 Máy đầm bàn Trung Quốc + Việt Nam 4 26 Máy đầm dùi Đức + Trung Quốc 7 27 Máy đầm đất Nga + Nhật 4 28 Máy đầm cọc chạy xăng Nhật 2 29 Máy cắt bê tông ( MCD ) Nhật 3 30 Máy nén khí Nga 1 31 Máy phát hàn Nhật 1 32 Máy hàn điện Nga + Việt Nam 3 33 Máy hàn điện Việt Nam 2 34 Máy bào thẩm cuốn Nhật 4 35 Máy xoa nền ( loại 4 cánh) Nhật 3 36 Máy vận thăng Nga + Nhật 4 37 Máy vận thăng Trung Quốc + Việt Nam 1 38 Máy phát điện ( CUMMINS) Mỹ 1 39 Máy phát điện Nhật 1 40 Máy bơm nước chạy điện Nga 2 41 Cẩu tháp POTIAN 1 42 Cốp pha định hình 3692m² 43 Đà giáo các loại 35 bộ II - Thiết bị văn phòng 1 Máy vi tính Nhật + Asean 24 2 Máy in lazer Nhật + Asean 13 3 Máy in mầu Nhật 1 4 Máy photocopy Nhật 1 5 Máy Fax Nhật 1 6 Máy vẽ TECHJET 720C Nhật 1 Nguồn: phòng khoa học kỹ thuật Nhìn vào bảng năng lực máy móc của công ty có thế dễ dàng nhận thấy công ty trang bị hệ thống thiết bị máy móc rất đồng bộ và tiến tiến, có thể đáp ứng việc thực hiện các công trình lớn.Bên cạnh đó, công ty còn có thể huy động được các loại máy móc từ Tổng công ty xây dựng Hà Nội ( xem phụ lục a). Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một tổng công ty rất lớn, do đó khối lượng máy móc hiện có là rất nhiều, có thể thực hiện được mọi công trình dù lớn.Công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ là một thành viên trực thuộc nên có thể huy động được từ tổng công ty các loại máy móc này.Vì thế, năng lực thực hiện công trình của công ty cũng là rất lớn.Chẳng hạn, hiện công ty đang thực hiện dự án Hạ tầng đô thị mới Quế Võ - Bắc Ninh với giá trị thực hiện dự án lên tới 268 tỷ đồng hay công trình đa năng 28 tầng làng quốc tế Thăng Long với giá trị toàn bộ dự án là 362,259 tỷ đồng… 1.2.3.3. Đầu tư nguồn nhân lực Hiện công ty đang có đội ngũ nhân sự rất chất lượng và đông đảo, cụ thể: Bảng 1.5: Đội ngũ nhân sự 1/ Kỹ sư các nghề 141 người Trong đó Thạc sỹ xây dựng 2 người Thạc sỹ kinh tế xây dựng 1 người Thạc sỹ kiến trúc quy hoạch 1 người Kỹ sư xây dựng 43 người Kinh tế xây dựng 6 người Vật liệu xây dựng 2 người Ký sư về giao thông vận tải, cầu đường 3 người Kiến trúc sư 14 người Kỹ sư trắc đạc 2 người Kỹ sư điện máy 8 người Tài chính kế toán 40 người Cử nhân luật 3 người Các ngành khác 16 người 2/Kỹ thuật viên 26 người 3/Công nhân kỹ thuật các nghề Công nhân ký hợp đồng dài hạn 295 người Công nhân ký hợp đồng ngắn hạn 950 người Nguồn: phòng hành chính tổng hợp Lao động có chuyên môn kỹ thuật là lực lượng lao động nòng cốt quyết định tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp cũng như tới sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của mỗi quốc gia.Chính vì vậy, công ty đã xác định nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất, và muốn vươn lên lớn mạnh về kinh tế không thể không dành một phần thích đáng cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Song song với việc đổi mới công nghệ máy móc thiế bị, công ty cũng đã có chủ trương chính sách nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động.Khi xem xét công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực công tu quan tâm đến các lĩnh vực như công tác tuyển dụng và công tác đào tạo * Công tác tuyển dụng Hàng năm công ty lập ra ban tuyển dụng lao động vào công ty theo nhu cầu công việc. Công ty và các đơn vị thành viên đã chủ động trong việc tiếp nhận bổ sung lao động đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, công nhân có tây nghề cao, đồng thời các cán bộ tre có nhiệt huyết, năng động.Do đó, công ty luôn có được sự kế thừa trong đội ngũ cán bộ, đồng thời duy trì được cán bộ có chuyên môn ổn định. Bảng 1.6: Số lao động tiếp nhận trong các năm 2001 – 2005 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số 124 120 241 174 174 Trình độ đại học và trên đại học 12 17 11 20 16 Công nhân kỹ thuật ( ngắn hạn + dài hạn) 112 103 240 154 160 Nguồn: phòng hành chính tổng hợp * Công tác đào tạo Cùng với sự tiến bộ chung, hiện nay công ty đã tiếp nhận nhiều công nghệ mới, trang bị thêm nhiều thết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu xây dựng để đảm đương thi công những công trình có quy mô lớn, hiện đại về công nghệ.Các công đoạn lao đông thủ công đã được thay thế bằng máy móc như bê tong trộn sẵn, cốp pha trượt, thang máy chuyển vật liệu lên cao, máy móc đưa vào xử lý nền móng công trình trong điều kiện địa hình phức tạp, xây dựng nhà cao tầng, thi công công trình ngầm…Nó đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết về vần hành máy móc, tỷ lệ, thành phần của nguyên vật liệu…Nếu như người lao động không được đào tạo hoặc không được đào tạo theo một chương trình bài bản dễ dẫn đến làm sai công trình, không đảm bảo chất lượng, dẫn đến tai nạn lao động… Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưõng cán bộ theo quy hoạch, công ty đã tập trung đào tạo công nhân đáp ứng nhu cầu bổ xung lực lượng cũng như phục vụ cho công tác đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề. Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và đào tạo phục vụ công tác đầu tư mới, cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản lý kinh tế, chính trị…Xét về mặt chất lượng, việc tổ chứcc thi nâng bậc tay nghề cho công nhân kỹ thuật đã giúp cho công ty có được một đội ngũ công nhân kỹ thuật trục tiếp tương đối đồng đều, có khả năng hoàn thành những công việc của công ty giao một cách tốt nhất và đúng tiến độ. 1.2.3.3. Đầu tư xây dựng cở bản Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận quan trọng của đầu tư phát triển, là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại vào việc xây dựng nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ tạo ra các yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh , tạo ra các tài sản mới, năng lực sản xuất mới và duy trì tăng cường tiềm lực sẵn có. Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, nó tạo cơ sở vật chất là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho nền kinh tế và xã hội không ngừng phát triển, sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đồng thời, nó là nền tảng cho việc ứng dụng những công nghệ mới, tạo điều kiện nâng cao sức sản xuất của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.Công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ rất chú trọng đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản, ngoài công trình nhà làm việc tại 9/2 Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội, công ty còn đang tiến hành xây dựng văn phòng cho thuê tại số 1F Thái Hà, Hà Nội, ta sẽ xem xét dự án trên các khía cạnh Dự án Văn phòng cho thuê tại số 1F Láng Hạ: A. Xem xét các yếu tố cung cầu thị trường cho thuê văn phòng a, Thực trạng tình hình văn phòng cho thuê tại Hà Nội: - Hiện nay một số toà nhà có chức năng làm văn phòng cho thuê ở Hà Nội đạt hệ số sử dụng trên 90% như: + Toà nhà Melia – 44 Lý Thường Kiệt: Diện tích sàn cho thuê 15.000 m2. Do một công ty của Thái lan làm Chủ đầu tư. + Toà nhà văn phòng DEAWOO tại Đường Nguyễn Chí Thanh: Diện tích sàn cho thuê 20.000 m2. Do liên doanh Việt Nam – Hàn Quốc làm Chủ đầu tư. + Toà tháp đôi VINCOM tại 191 - Bà Triệu: Diện tích sàn cho thuê 18.000 m2. Do Công ty thương mại tổng hợp Việt Nam làm Chủ đầu tư. + Toà nhà 14 – Láng Hạ: Diện tích sàn cho thuê 6.000 m2. Do Công ty xây dựng nhà số 3 Hà Nội làm Chủ đầu tư. Qua khảo sát thực tế công suất cho thuê của các toà nhà văn phòng tăng lên qua các năm: Năm 2001: 65,8 %; Năm 2002: 88,0 %; Năm 2004: > 90 % - Một số toà nhà sẽ được khánh thành đưa vào sử dụng trong các năm 2007, 2008 tại Hà Nội như: + Pacific Place tại 81 – Lý Thường Kiệt: Diện tích sàn cho thuê 18.500 m2. Do Công ty Ever Fortune Plaza (100% vốn Đài Loan) làm Chủ đầu tư. + Toà nhà VIT Tower, Ha Noi Tower, Devyt Tower Các toà nhà trên có thể cung cấp cho thị trường trong những năm tới khoảng hơn 100.000 m2 sàn. b, Nhu cầu thuê văn phòng ở Hà Nội sẽ tiếp tục tăng vì các lý do: - Kinh tế của Hà Nội thời gian qua lên tục tăng trưởng (11 ¸ 12%). - Sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Hà Nội (dự kiến tăng khoảng > 2 tỷ USD trong năn nay) làm cho số người đến Hà Nội làm việc tăng. - Sự mở rộng của các tập đoàn đa quốc gia và phi Chính phủ. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, các công ty trong và ngoài nước có nhu cầu rất lớn trong việc thuê văn phòng tại Hà Nội. Xem xét nhu cầu ngày càng tăng này, công ty đánh giá nên xây dựng văn phòng cho thuê tại số 1F Láng Hạ đồng thời chuyển trụ sở công ty về 9/2 Đặng Thai Mai, Tây Hồ. Tuy nhiên cần xem xét các yếu tố tài chính, kinh tế xã hội khác. c, Giá thuê văn phòng hiện nay tại Hà Nội qua khảo sát thực tế: - Văn phòng loại A như: Melia, Deawoo, Tháp Hà Nội giá từ 25 ¸ 26 USD/m2. - Văn phòng loại B (quy mô < 5.000 m2) giá từ 21 ¸ 23 USD/m2 - Dự báo của Công ty tư vấn bất động sản CB. Richard Ellis tại Hà Nội và qua khảo sát thị trường văn phòng cho thuê dự báo giá sẽ tăng từ 10 ¸ 15% trong những năm tới vì cung nhỏ hơn cầu. d, Những cơ sở đề xuất việc lập dự án ĐTXD công trình văn phòng cho thuê: - Mảnh đất gần 700 m2 tại phố Thái Hà - Hà Nội thuộc quyền sử dụng của Công ty. - Toà nhà cũ trên mảnh đất đã bị xuống cấp và thực tế không phát huy được hiệu quả về vị trí thuận lợi của mảnh đất. -Theo quy hoạch của Sở QH-KT Hà Nội khu vực này chỉ được phép XD văn phòng. - Nhu cầu của thị trường về văn phòng cho thuê. - Ngân hàng sẵn sàng cho vay vốn và thế chấp từ tài sản hình thành. - Có nhiều đối tác sẵn sàng góp vốn đầu tư. - Bản thân Công ty là một đơn vị xây lắp, có chức năng được tự thực hiện dự án (tự xây dựng và quản lý dự án theo quy định hiện hành). Có đội ngũ cán bộ CNV giầu kinh nghiệm và có sẵn thiết bị máy móc để thi công nhà cao tầng. - Là một Công ty có uy tín trên thị trường. B. Tổng vốn đầu tư : Vốn đầu tư của dự án được xác định theo công thức: V = VXL + VTB + VK + VDP + L VXL : Chi phí xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật. VTB : Chi phí đầu tư máy móc thiết bị, hệ thống kỹ thuật phục vụ cho toà nhà. VK : Chi phí khác. VDP : Dự phòng phí. L : Lãi vay trong thời gian xây dựng. Trong đó các chi phí đầu tư được tính cụ thể như sau: Bảng 1.7: Xác định chi phí xây lắp Chi phí xây lắp của công trinh bao gồm các phần việc: làm móng và cọc, tháo dỡ toà nhà cũ, lắp đặt hệ thống điều hoà, thông gió, truyền hình, điện thoại, phòng cháy chữa cháy, trạm biến áp, hệ thống nước. Theo tính toán thì mức tổng chi phí khoảng 24,171 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm thuế VAT Toà nhà được đầu tư đồng bộ các hệ thống điều hoà thông gió, hệ thống giao thông đứng, hệ thống camera cảnh giới bảo vệ, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Về thiết bị gồm : máy phát điện dự phòng, trạm biến thế và hệ thống máy bơm, tổng chi phí cho thiết bị khoảng 6,87 tỷ đồng. Bảng 1.8: Xác định chi phí thiết bị (VTB) Bảng 1.9: Xác định chi phí khác (VK) Các chi phí khác được chia theo giai đoạn thực hiện đầu tư. Cụ thể ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ gồm chi phí lập báo cáo ngiên cứu khả thi và chi phí thẩm định dự án, tổng chi phí là 108 triệu đồng. Tiếp đến là giai đoạn thực hiện đầu tư, các công việc cần làm và cách tính như trên, tổng chi phí là 2.233 tỷ đồng. Cuối cung là kết thúc dự án, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt, khánh thanh…dự tính hết khoảng 77 triệu đồng. Xác định chi phí dự phòng (VDP) Chi phí dự phòng được xác định theo công thức : VDP = 10% x (VXL + VTB + VK) = 10% x 33.481.667.000 = 3.348.167.000 đồng. Xác định lãi vay trong thời gian xây dựng Bảng 1.10: Tiến độ thi công: TIẾN ĐỘ THI CÔNG NĂM THỨ 1 NĂM THỨ 2 QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4 QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4 I GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 1 Lập BCNCKT, thẩm định DA II GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 1 Thiết kế, thẩm định KTTC & TDT 2 Phá dỡ công trình cũ 3 Thi công xây dựng công trình 4 Quản lý dự án + công việc khác III GIAI ĐOẠN KẾT THÚC ĐƯA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC 1 Tổng nghiệm thu bàn giao CT 2 Thẩm tra, phê duyệt quyết toán tt KHOẢN MỤC CHI PHÍ Tiến độ thi công công trình dự kiến sẽ tiến hành trong 2 năm, trong đó giai đoạn thực hiện đầu tư chiếm chủ yếu kéo đài từ quí 2 năm 1 đến hết quý 4 năm thứ 2. Hai giai đoạn chuẩn bị đầu tư và kết thúc vận hành chiếm khoảng 1 quý trong năm. Bảng 1.11. Kế hoạch huy động vốn Các kế hoạch huy động vốn được tính toán đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết của công trình, khoảng 8,92 tỷ đồng. Bảng 1.12: Kế hoạch phân bổ nguồn vốn Vốn sử dụng trong quá trình thực hiện dự án từ 3 nguồn: vốn tự có, vốn huy động và vốn vay. Theo tính toán phân bổ vốn thì vốn vay chiếm tỷ lệ lớn, cần chú ý đến phương án trả lãi vay của nguồn vốn này. Bảng 1.13: Tính lãi vay trong thời gian xây dựng Tỷ lệ lãi vay vốn Ngân hàng thương mại : 0,92%/tháng tương đương với lãi suất 2,76%/quý Vốn đầu tư trong năm thứ 1 : 10.338.767.000 đồng Gồm : - Chi phí xây dựng công trình : 10.038.522.000 đồng - Lãi vay : 300.245.000 đồng Vốn đầu tư trong năm thứ 2 : 28.787.362.000 đồng Gồm : - Chi phí xây dựng công trình : 26.769.313.000 đồng - Lãi vay : 2.018.049.000 đồng Bảng 1.14: Xác định tổng mức đầu tư (Bằng chữ: Ba mươi chín tỷ, một trăm hai mươi sáu triệu, một trăm hai mươi tám ngàn đồng chẵn) Tổng mức đầu tư của dự án gồm chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng và lãi vay, đã tính thuế VAT là khoảng 39,126 tỷ đồng, một con số không nhỏ, do đó cần tính đến các nuồn huy động số vốn này. Nguồn vốn của dự án Các nguồn vốn có thể huy động : - Vốn tự có và huy động từ các nguồn khác : 11.165.446.000 đồng (chiếm 30% tổng mức đầu tư) - Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại trong nước: 27.960.682.000 đồng (chiếm 70% tổng mức đầu tư) Trong đó: - Chi phí sử dụng cho vốn tự có và vốn huy động : 12%/năm - Chi phí sử dụng cho vốn vay Ngân hàng : 11,04%/ năm. - Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính theo công thức : Trong đó : Ivk là số vốn vay từ nguồn k rk lãi suất vay từ nguồn k m số nguồn vay Bảng 1.15 : Phân bổ nguồn vốn = = 11,313% Dự án sử dụng các nguồn sau: vốn tự có, vốn huy động và vốn vay Ngân hàng thương mại nên lãi suất vay trung bình gia quyền được ở trên = 11,313%/năm. Như vậy chi phí sử dụng vốn thực tế của dự án là 11,313%. Nhưng do thời gian thực hiện của dự án kéo dài, để đảm bảo an toàn cho dự án ta xét thêm các yếu tố rủi ro như trượt giá … và ta chọn chi phí vốn của dự án tương đương với chi phí cơ hội mà doanh nghiệp có thể đạt được. Do đó ta lấy chi phí sử dụng vốn bình quân trung bình là 15%. Vậy, MARR = 15% *** CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐỂ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC KINH DOANH : Thông số kỹ thuật: - Tổng diện tích sàn: 5.048,95m2 - Diện tích sàn cho thuê: 3.167,00m2 Thông số kinh tế: - Tổng vốn đầu tư : 39.126.128.000 đồng +Vốn cần vay Ngân hàng thương mại, lãi suất 11,04%/năm : 27.960.682.000 đồng + Vốn huy động từ các nguồn khác: 9.209.140.000 đồng + Vốn tự có : 1.96.306.000 đồng - Thời hạn vay vốn : 10 năm. - Đơn giá cho thuê 1m2 sàn văn phòng : 22 USD/ m2 - Thời gian cho thuê : theo nhu cầu của khách hàng. - Thời điểm trả tiền thuê văn phòng: 1 năm 1 kỳ vào đầu năm. Phương thức trả nợ vốn gốc và lãi vay Ngân hàng : - Ân hạn 2 năm trong thời giai đầu tư xây dựng công trình. - Bắt đầu trả gốc và lãi từ năm thứ 3. + Tổng vốn vay : 27.960.682.000 đồng + Lãi vay trong thời gian xây dựng : 2.318.294.000 đồng + Lãi vay trong thời gian trả nợ 10 năm : 15.820.154.000 đồng + Tổng số tiền gốc và lãi phải trả : 43.780.835.000 đồng - Kế hoạch trả nợ gốc và lãi là : 3 tháng 1 kỳ. Tổng cộng 40 kỳ thanh toán. PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC KINH DOANH : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng : Doanh thu của dự án qua các năm được xác định trên cơ sở diện tích sàn văn phòng cho thuê. * Đơn giá cho thuê văn phòng: - Căn cứ vào việc phân tích thị trường văn phòng cho thuê và giá cho thuê văn phòng ở Hà nội tại thời điểm lập dự án. - Căn cứ vào loại văn phòng mà Công ty đầu tư. - Giá cho thuê văn phòng bình quân dự kiến như sau : 22USD/m2 sàn tương đương 349.140.000VNĐ/m2sàn Trong đó : + Diện tích cho thuê là diện tích sử dụng, không bao gồm diện tích hành lang chung, cầu thang và khu WC. + Giá cho thuê bao gồm tiền nước sinh hoạt, điện chiếu sáng tại các khu vực công cộng, bảo vệ, thu gom rác và vệ sinh công cộng. + Tiền điện chiếu sáng trong các phòng làm việc, điện điều hoà, thông tin liên lạc, điện cho các loại máy móc thiết bị văn phòng do các đơn vị thuê tự chi trả theo hoá đơn hàng tháng cho các cơ quan chuyên ngành. * Diện tích cho thuê: - Tổng diện tích sàn : 5.048,95m2 - Diện tích sàn cho thuê : 3.167,65m2 - Công suất cho thuê dự kiến :+ Năm thứ 1 đạt 70% + Năm thứ 2 đạt 80% + Năm thứ 3 đạt 90% + Năm thứ 4 trở đi đạt 100% Bảng 1.16: Doanh thu dự án Tính chi phí trong quá trình vận hành dự án : Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của dự án là cho thuê văn phòng nên cần phải chi các khoản sau trong thời gian vận hành của dự án. Bảng 1.17: Chi phí hàng năm Tính thuế giá trị gia tăng ( VAT) phải nộp Thuế VAT được gọi là thuế giá trị gia tăng vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Về bản chất thuế VAT do các nhà sản xuất nộp hộ cho người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán hàng mà người tiêu dùng phải thanh toán.Vì vậy thuế VAT còn gọi là một loại thuế gián thu. *Xác định thuế VAT phải nộp hàng năm : Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào - Thuế VAT đầu ra = Giá cho thuê văn phòng x Thuế suất VAT tương ứng x Diện tích cho thuê. - Thuế VAT đầu vào = Giá tính thuế của hành hoá, dịch vụ mua vào x Thuế suất VAT tương ứng (10%). Đối với thuế VAT đầu vào, ta chỉ tính được tương đối vì các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không thể tách riêng rẽ và chi tiết. Bảng 1.18: Thuế VAT phải nộp PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH LỰA CHỌN DỰ ÁN : Xác định thời gian hoàn vốn : Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian mà lợi nhuận thu được bù đắp đủ chi phí đầu tư ban đầu. Có hai phương pháp tính thời gian hoàn vốn : - Hoàn vốn không triết khấu : là khoảng thời gian kế hoạch cần thiết để hoàn lại số vốn bỏ ra đầu tư bằng thu nhập (lợi nhuận + khấu hao) - Thời gian hoàn vốn có triết khấu : được tính trên cơ sở các giá trị thu chi của dòng tiền đều được tính đổi về thời điểm đầu của kỳ kế hoạch t=0. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (được xác định từ bảng tính giá trị hiện tại ròng của dự án với chi phí vốn bình quân ban đầu là 15%) - Thời gian làm tròn thiếu 11 năm với dòng tích luỹ = -637.883.000 đồng - Thời gian làm tròn dư 12 năm với dòng tích luỹ = 1.357.526.000 đồng Thời gian thu hồi vốn xác định theo công thức sau : Thv = Thời gian làm tròn thiếu + Trong đó T1 : là thời gian hoàn vốn làm tròn thiếu T2 : là thời gian hoàn vốn làm tròn dư Vậy, Thv = Thời gian làm tròn thiếu + Thv = 11 + 0,3197 = 11,3197 = 11 năm 3 tháng 25 ngày Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần - NPV Theo bảng tính toán, NPV = 10.256.946.000 đồng >0. : Vậy dự án đáng giá. Như vậy, dự án đã trang trải được toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng vốn và chi phí vận hành, khai thác, mỗi năm thu được mức lãi suất trung bình là 15%. Như vậy, dự án khả thi theo chỉ tiêu NPV. Chỉ tiêu suất sinh lợi nội tại (IRR) Suất thu lợi nội tại IRR là tỷ lệ triết khấu tại đó NPV = 0 Dự án đang phân tích có dòng tiền thu nhập hàng năm không đều. Để tìm có thể áp dụng công thức nội suy sau : Điều kiện : r2 > r1 NPV1 > 0 và NPV2 <0 Với r2 = 19,5% thì NPV1 = 161.275.000 > 0 Với r1 = 20% thì NPV2= -704.058.000 < 0 Theo bảng tính toán, ta có IRR = 19,593% > MARR = 15% : Do đó dự án đáng giá hay dự án khả thi theo chỉ tiêu IRR. Chỉ tiêu B/C = Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí thì có bao nhiêu đồng thu nhập đã hiện tại hoá hay nói các khác nó là chỉ số gia tăng vốn ở cùng thời điểm về hiện tại Từ bảng tính NPV ở trên ta có : Vì B/C = 1,290 > 1 nên dự án khả thi theo tiêu chuẩn B/C. Các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền của chủ sở hữu NPV = 17.200.018.000 đồng > 0 : Dự án khả thi IRR = 31,918% lớn hơn rất nhiều so với nhà đầu tư mong muốn. Dự án khả thi PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN Trong quá trình thực hiện, dự án đầu tư chịu nhiều tác động bởi các yếu tố của thị trường, do vậy việc phân tích sự khả thi của dự án trong trường hợp chịu tác động của các yếu tố là rất cần thiết đến việc quyết định đầu tư. Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : doanh thu, chi phí, ảnh hưởng của kinh tế chính trị, xã hội, lạm phát và có thể sai lệch do nhiều nguyên nhân khách quan. Vậy cần phải đánh giá độ ổn định của kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tức là cần phải phân tích độ nhạy của dự án để nhận biết mức độ tác động của các biến cố đối với NPV, IRR của dự án. Việc phân tích độ nhạy của dự án chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia để dự kiến những tình huống có thể xảy ra trong tương lai như : giảm giá bán, tăng chi phí … Đó là những khả năng rủi ro trong quá trình vận hành dự án có thể xảy ra mà dự án vẫn có thể chấp nhận được tức là dự án vẫn đáng giá về mặt kinh tế tài chính. Đối với dự án đầu tư Văn phòng cho thuê tại IF – Thái Hà của Công ty ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ, các chỉ tiêu đánh giá độ nhạy của dự án so với phương án cơ bản được thể hiện trong bảng sau: TT CÁC TRƯỜNG HỢP PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SO SÁNH VỚI PACB 1 Tăng 10% tổng vốn đầu tư NPV = 7.066.675.000đ Giảm 31,1% IRR = 17,926% Giảm 1,667% 2 Tăng 10% chi phí vận hành NPV = 9.761.507.000đ Giảm 4,83% IRR = 19,38% Giảm 0,213% 3 Giảm 10% doanh thu NPV = 5.453.069.000đ Giảm 46,84% IRR = 17,497% Giảm 2,096% 4 Trường hợp bất lợi nhất NPV = 1.674.887.000đ Giảm 83,67% IRR = 15,712% Giảm 3,881% Trong dự án này, khi tính toán các chỉ tiêu NPV trong các trường hợp thay đổi các yếu tố như giảm doanh thu 10%, tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh 10%, tăng vốn đầu tư ban đầu 10%, và yếu tố bất lợi nhất là xảy ra cả 3 khả năng trên các chỉ tiêu kinh tế được kết quả đánh giá là khả thi. PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN *) Ý nghĩa của phân tích kinh tế – xã hội Kinh tế – xã hội là một trong những nội dung quan trọng của dự án. - Đối với chủ đầu tư : Phân tích kinh tế xã hội là căn cứ chủ yếu để chủ đầu tư thuyết phục với các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận dự án và thuyết phục ngân hàng thương mại cho vay vốn đầu tư. - Đối với Nhà nước : Là căn cứ chủ yếu để cấp giấy phép đầu tư hay không? *) Mục tiêu phân tích kinh tế – xã hội - Xác định vị trí, vai trò của dự án với phát triển kinh tế xã hội, tức là mức độ đáp ứng và phù hợp với chiến lược kinh tế xã hội của đất nước. - Xác định sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội thông qua các chỉ số dự tính. Nội dung phân tích gồm 2 phần : - Xác định doanh lợi xã hội của dự án. - Xác định các lợi ích kinh tế xã hội khác của dự án. *) Nội dung phân tích Doanh lợi xã hội của dự án Là tổng lợi ích vật chất mà xã hội thu được khi cho phép dự án đầu tư thực hiện. Doanh lợi xã hội có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh lợi của chủ đầu tư. Để điều hoà hai lợi ích người ta sử dụng các công cụ sau : thuế lợi tức, thuế VAT, tiền thuê đất … Giá trị gia tăng của dự án Giá trị giá tăng = Giá trị gia tăng trực tiếp + Giá trị gia tăng gián tiếp - Giá trị gia tăng trực tiếp : là do chính hoạt động của dự án sinh ra - Giá trị gia tăng gián tiếp : là do chính hoạt động thu được từ các dự án khác hoặc các hoạt động kinh tế khác. Do phản ứng dây truyền mà dự án đang xem xét sinh ra. Đa số các trường hợp, giá trị gia tăng gián tiếp không tính toán mà chỉ phân tích một cách định tính. Tổng giá trị gia tăng trực tiếp cho cả thời kỳ dự án là : 173.206.422.000 đồng Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước Dự án đóng góp vào Ngân sách Nhà nước bằng các loại thuế : Thuế VAT, thuế thu nhập, tiền thuê đất hàng năm. Chỉ tiêu lao động và việc làm Dự án thực hiện đã tạo được công ăn việc làm cho cán bộ và công nhân viên của Công ty. Ngoài ra, dự án tạo công việc gián tiếp cho các đơn vị có liên đới như cung cấp nhiên liệu, đơn vị tư vấn và các đơn vị khác có liên quan. Dự án khả thi đã tạo được ra công ăn việc làm cho 15 lao động tham gia vào quá trình vận hành cuả dự án với mức lương trung bình 1.467.000đồng/tháng. Các lợi ích kinh tế xã hội khác Do xu hướng phát triển phân công lao động xã hội, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, dự án thực hiện một phần đã giúp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển, ngành dịch vụ văn phòng cùng phát triển. Dự án được thực hiện sẽ góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao dộng, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, nâng cao thu nhập của người lao động trong công ty. Sau khi trả hết lãi, công ty vẫn còn một cơ sở vật chất tương đối tót tiếp tục kinh doanh trong nhiều năm mà không phải bỏ vón đầu tư nhiều (chỉ cần chi phí duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên). Do đó lợi nhuận sẽ tăng dẫn đến đóng góp vào ngân sách Nhà nước cũng tăng. Kết luận: Qua các chỉ tiêu phân tích ta có thể nhận thấy công trình văn phòng cho thuê tại số 1F Thái Hà, Hà Nội là chấp nhận được, có thể tiến hành ngay. Đây cũng là một công trình đầu tư xây dựng cơ bản của công ty, thể hiện sự đầu tư cần thiết và đúng đắn. 1.2.3.4. Đầu tư vào sản vào tài sản vô hình và Marketing Bên cạnh việc đầu tư vào tài sản hữu hình, công ty còn chú trọng đầu tư đến lĩnh vực tài sản vô hình để nâng cao uy tín , thương hiệu , thúc đẩy vị thế lợi nhuận của công ty.Công ty tuy chưa có phòng chuyên trách về Marketing nhưng đã có sự quảng bá hình ảnh của mình thông qua việc tham dự các hội trợ trong ngành xây dựng, tham dự giải thưởng sáng tạo VIFOTEX , trong nhiều năm liền được tặng cờ đơn vị đạt sản phẩm chất lượng cao, huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam năm 1991,1997, huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 1992, 1997 và 2000.Công ty cũng quảng bá hình ảnh của mình đến các doanh nghiệp trong và ngoài ngành xây dựng, gửi hồ sơ giới thiệu đến các đơn vị khác.Cùng với việc tham gia đấu thầu một cách công khai, minh bạch, việc thực hiện thầu công trình chất lượng, công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng. 1.2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty và việc nâng cao khả năng cạnh tranh 1.2.4.1. Những kết quả khả quan Trong giai đoạn 2001-2006, mặc dù gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan như: nhiều công trình phải hoàn thành gấp rút trong khi giải phóng mặt bằng chậm, xử lý thiết kế không kịp thời, nguồn vốn khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Xây dựng, của Tổng công ty xây dựng Hà Nội,sự chỉ đạo của ban giám đốc và hội đồng quản trị, nhất là sự cố gắng vượt mọi khó khăn, lao động sáng tạo của cán bộ công nhân viên nên toàn công ty đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đạt nhiều thành tựu quan trọng về nhiều mặt sản xuất kinh doanh, cụ thể: Thứ nhất, giá trị sản lượng các năm : -Năm 2001: Giá trị sản lượng đạt : 93.000.000.000 đồng -Năm 2002: Giá trị sản lượng đạt : 110.400.000.000 đồng -Năm 2003: Giá trị sản lượng đạt : 122.076.000.000 đồng -Năm 2004: Giá trị sản lượng đạt : 146.832.000.000 đồng -Năm 2005: Giá trị sản lượng đạt : 80.680.000.000 đồng -Năm 2006: Giá trị sản lượng đạt: 95.320.000.000 đồng. Giá trị sản lượng trong giai đoạn 2001- 2006 nhìn chung có mức tăng rất khả quan, trong giai đoạn 2001 – 2004 mỗi năm công ty tăng 10 – 20 % và rất ổn định, năm 2005 có sự sụt giảm so với năm 2004 là do trong năm nay có ít công trình được hoàn thành nên không được tính vào giá trị sản lượng của năm.Sang năm 2006, giá trị sản lượng lại tiếp tục tăng và hứa hẹn tăng theo chiều hướng tích cực. Thứ hai, việc đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đã tạo ra lượng lớn tài sản cố định: Bảng 1.19: Tài sản cố định tăng thêm (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng giá trị TSCĐ mới tăng 12.237 14.667 19.233 17.476 18.684 20.841 Trong đó: Thiết bị 9.147 13.214 17.145 14.963 16.412 18.254 Xây lắp và KTCB khác 3.090 1.452 2.188 2.513 2.272 2.587 Nguồn: phòng kế toán tài chính Có thể thấy trong tổng tài sản cố định mới tạo tăng thêm thì chủ yếu là do thiết bị, phần xây lắp và kiến thiết cơ bản khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Đó là do công ty đã đầu tư tích cực vào máy móc công nghệ, nhà xưởng, văn phòng làm việc… Thứ ba, công ty đã thực hiện được các hợp đồng xây dựng rất lớn như dự án Cơ sở sản xuât và văn phòng cho thuê tại Thái Hà trị giá toàn án là trên 45 tỷ đồng, dự án công trình đa năng làng quốc tế Thăng Long là trên 362 tỷ đồng, dự án hạ tầng khu đô thị mới Quế Võ, Bắc Ninh là 268 tỷ đồng… cho thấy công ty hoàn toàn có đủ năng lực thực hiện các công trình lớn, đồng thời thể hiện uy tín và chất lượng trong việc thực hiện các công trình của công ty.Công ty đã dần thay thế máy móc lạc hậu cũ kỹ bằng dây truyền sản xuất mới, tiên tiến hiện đại hơn, cùng với việc cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm, công ty đã làm chủ được các máy móc công nghệ mới, đủ tầm thi công các công trình lớn.Hiện thương hiệu công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ đã trở nên quen thuộc và có uy tín với khách hàng khu vực phía Bắc, đồng thời công ty đã có chi nhánh hoạt động ở phía Nam. Thứ tư, tổng doanh thu qua các năm có sự tăng liên tục, năm 2002 đạt 55106 triệu đồng, đến năm 2006 đã đạt 84172 triệu đồng, trong đó kinh doanh về xây lắp và kinh doanh từ bất động sản chiếm tỷ lệ ngang nhau, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty.Về lợi nhuận, công ty có mức lợi nhuận trước thuế chỉ đạt ở mức trung bình, tốc độ tăng lợi nhuận cũng nhỏ hơn nhiều so với tăng doanh thu, đó là vì chi phí bỏ ra quá lớn nên tuy có doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại không cao tương ứng.Năm 2002 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 0,135 tỷ đồng, rất nhỏ so với doanh thu 55.106 tỷ đồng.Lợi nhuận các năm có tăng nhưng rất nhỏ và chậm, năm 2006 cao nhất chỉ đạt 1.587 tỷ đồng, chỉ khoảng 2% so với doanh thu.Trong số tiền nộp ngân sách lại ở mức tương đối cao, năm 2002 nộp ngân sách 1,625 tỷ đồng, tăng lần lượt qua các năm, năm 2003 là 2,433 tỷ, 2004 đạt 2,506 tỷ, năm 2005 là 2,754 tỷ và năm 2006 đã nộp ngân sách 2,965 tỷ đồng.Công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, làm đúng trách nhiệm của mình. Đồng thời, việc công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng đem lại công ăn việc làm cho trên một ngìn cán bộ công nhân viên toàn công ty, với mức lương cán bộ dao đông 1,5 đến 2,5 triệu đồng/ tháng và lương công nhân là 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/ tháng. 1.2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại *) Hạn chế về vốn Trong những năm qua, tình hình tài chính của công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ tuy có nhiều tiến bộ nhất định, đã có sự bổ xung nguồn vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nhìn chung vốn lưu động dành cho sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ vốn cho triển khai các dự án đầu tư. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục có lãi, vốn tự bổ sung không ngừng tăng nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô đầu tư của công ty. Công ty vẫn phải thường xuyên vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, mà việc vay vốn với khối lượng lớn không phải là chuyện đơn giản, thủ tục vay rất rườm rà và mất nhiều thời gian. Hiện nay công ty chưa có kế hoạch khai thác nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vì thế trong những năm tới công ty cần có chủ trương khai thác kênh huy động vốn mới này, hoặc có thể cổ phần hoá công ty, bán cổ phiếu ra ngoài và cho niêm yết trên thị trường chứng khoán để tạo vốn đầu tư. Có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp ở nước ta hoạt động trong tình trạng không có đủ vốn để sản xuất kinh doanh mà việc vay vốn từ các ngân hang hay các tổ chức cho thuê tài chính lại rất khó khăn và thường phải thế chấp tài sản, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Khi Việt Nam gia nhập WTO chúng ta đã cam kết tham gia lộ trình cắt giẳm thuế cho khu vực mậu dịch quốc doanh, đó là vấn đề quan trọng đối với các công ty mà nhà nước giữ cổ phần chi phối như công ty CPĐT phát triển nhà và XD Tây Hồ.Trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp hiệu quả để huy động các nguồn vốn đưa vào sử dụng có hiệu quả.Tình trạng nợ đọng vốn ở các công trình đã và đang thực hiện còn phổ biến, gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán vốn vay cũng như tái đầu tư các công trình khác, vì vậy cần có biện pháp hiệu quả trong khâu thanh toán các công trình mà công ty thực hiện. *) Trình độ máy móc thiết bị còn chưa cao, một số thiết bị chưa có nhân lực đủ trình độ chuyên môn để vận hành có hiệu quả nhất Tuy công ty có hệ thống đây chuyền máy móc khá đồng bộ và đông đảo nhưng có thể thấy một thực trang là phần lớn máy móc đã có tuôir thọ tương đối cao, các máy móc được sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước vẫn được sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, các lô máy móc mới nhập về lại chưa có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có thể vận hành đạt công suất tối đa.Trong việc nhập máy moc từ nước ngoài cũng cần chú ý đến năng lực của máy móc, sự thích ứng với điều kiện làm việc của công ty, tránh mua phải máy móc kém chất lượng, giá cả cao, không thích hợp với nhu cầu thực hiện công trình của công ty, đồng thời có chương trình đưa cán bộ công nhân đi học hỏi cánh thức sử dụng máy để có hiệu quả cao nhất. *) Trong hoạt động đầu tư nguồn nhân lực Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm thoả đáng. Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân tương đối dồi dào và có chất lượng nhưng vẫn cần bổ sung đội ngũ cán bộ công nhân trẻ để thay thế lớp về hưu, tiếp thu kinh nghiệm thực tế.Công ty cũng cần có chế độ thu hút cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân kỹ thuật mới ra trường, có thể qua việc liên kết đào tạo với các trường cao dẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp…hoặc tiếp nhận sinh viên đến thực tập từ các đơn vị này.Công ty có thể tham gia các hội trợ việc làm để tuyển dụng hoặc tổ chức thi tuyển công khai cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài đến làm việc. *) Hoạt động Marketing Công ty chưa có phòng ban chuyên trách về hoạt động Marketing, từ đó dẫn đến hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, chưa quảng bá được hình ảnh công ty đến các khách hàng tiềm năng. Việc đẩy mạnh hoạt động Marketing còn giúp cho việc tìm kiếm và ứng dụng thông tin vào sản xuất tốt hơn, ứng dụng các phần mềm nghiên cứu, tính toán, kế toán, quản lý tiến độ… *) Một số hạn chế chủ quan và khách quan khác Công ty cần chú trọng đến các khâu đấu thầu, dự thâu, quản lý tiến độ dự án, quản lý vốn vay để đảm bảo các công trình thực hiện hiệu quả nhất. Cán bộ công nhân viên cần có chế độ làm việc tốt hơn, động viên tinh thần hăng say làm việc của họ. Các vấn đề có tính quan trọng quyết định cần họp bàn đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu kỹ các quy định mới của nhà nước, có thể cổ phần hoà nốt phần vốn cổ phần chi phối của nhà nước, trở thành doanh nghiệp kinh doanh độc lấp tự chủ. Các đơn vị thành viên trực thuộc cũng cần có sử quản lý đúng mức, tạo ra dân chủ, độc lập tự chủ nhưng vẫn gắn với sự phát triển của công ty, đảm bảo thực hiện vì mục tiêu chung. Chương 2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty 2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010 2.1.1. Thuận lợi *) Khách quan Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, theo đó là một làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, nhu cầu xâu dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn.Cùng với đớ, sự xuất hiện của các ngân hàng, các tập đoàn tài chính lớn ở nước ta tạo cơ hội cho doanh nghiệp một nguồn huy động vốn dồi dào.Các công ty nước ngoài khi tham gia hoạt động tại Việt Nam cần văn phòng làm việc, nhà ở cho cán bộ công nhân viên…do đó nhu cầu về văn phòng cho thuê, nhà chung cư cũng được tăng cao, việc xây dựng các công trình này lại là lĩnh vực chủ yếu của công ty. Không chỉ có các công ty nước ngoài có nhu cầu về nhà và văn phòng, hiện nay ngay trong thủ đô Hà Nội, nhu cầu về nhà ở và văn phòng cho thuê cùng rất lớn.Hàng loạt công trình nhà chung cư đã và đang được xây nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.Trong quá trình hội nhập phát triển, các địa phương , đặc biệt là các tỉnh lân cận Hà Nội đang có cơ hội lớn để vươn lên.Công ty hiện đang nhận thực hiện dự án hạ tầng cơ sở đô thị mới Quế Võ, Bắc Ninh là một ví dụ. Đảng và Nhà nước đang có chủ trương hỗ trợ cho ngành xây dựng để thúc đẩy phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập.Bên cạnh đó, với chủ trương cổ phần hoá các công ty nhà nước đã giúp các doanh nghiệp này tự chủ hơn về nguồn vốn, độc lập sản xuất kinh doanh, việc đưa công ty tham gia niêm yết trên các trung tâm chứng khoán một mặt tao ra nguồn vốn hạt đông, mặt khác thúc đẩy khả năng cạnh tranh phát triển của công ty. Bên cạnh đó, môi trường vĩ mô của Việt Nam cũng có tác động tích cực đến sử phát triển công ty. Tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua khá cao, trong đó có sự đống góp không nhỏ của ngành xây dựng. Trong những năm tới cùng với quá trình đô thị hoá tiếp tục diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và quá trình hội nhập kinh tế diễn ra hết sức sôi động hứa hẹn nhiều cơ hội mới cho ngành xây dựng. Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tương đối ổn định , có thể kiểm soát được, tuy nhiên cần quan tâm đến vấn đề thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến lực lượng lao động của nền kinh tế. Môi trường chính trị của Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định và là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài… *) Chủ quan Công ty đã có trên 20 năm kinh nghiệm hoạt động, rất có uy tín trong ngành xây dựng, tạo được lòng tin ở khách hàng.Hiện nay các đơn đặt hàng thực hiện, đơn mời thầu của công ty là rất nhiều. Trong xu thế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, công ty cũng có thể đi thao hướng đó, cổ phần hoá số tài sản mà nhà nước đang nắm giữ chi phối, tạo vốn kinh doanh Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đông đảo, chuyên môn nghiệp vụ tốt, cùng với dàn máy móc hiện đại, công ty có thể thực hiện được các công trình lớn. Là một thành viên của Tổng công ty xây dưng Hà Nội, công ty có được sự hỗ trợ từ phía công ty mẹ, được hỗ trợ về vốn, máy móc, năng lực kỹ thuật, các công trình đặt hàng công ty mẹ…là cơ hội tốt để phát triển. 2.1.2. Khó khăn Khách hàng: khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số khó khăn đến từ phía khách hàng: Xu hướng hạ giá thấp giá giao thầu các công trình xây dựng, chủ công trình bao giờ cũng muốn hạ thấp chi phí, các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá, không có nhiều lợi nhuận mà chủ yếu chỉ để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép rất lớn đến công ty.Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho công ty khi công trình đã hoàn thành, bàn giao, thậm chí công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm. Điều này gây khó khăn lớn cho công ty trong việc quay vòng vốn kinh doanh, tăng lãi vay ngân hàng mà công ty phải chịu. Những nhà cung cấp: Các nhà cung cấp hiện nay của công ty chủ yếu là các nhà cung cấp máy móc thiết bị sản xuất và các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Trong quá trình hội nhập, máy móc của công ty chủ yếu được nhập từ các nước công nghiệp như Đức, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản…nhưng lại có nhiều máy móc đã qua sử dụng.Mặc dù công ty đã mở rộng khả năng lựa chọn đối tác cung cấp máy móc thiết bị nhưng vẫn còn cần nhiều, hơn nữa trình độ ngoại thương của cán bộ còn hạn chế nên các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu còn chưa chặt chẽ, chưa ràng buộc được các nhà cung cấp. Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, công ty luôn lựa chọn những nhà cung cấp lâu năm, có uy tín, có thể đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, đầy đủ, với giá hợp lý. Các công ty xây dựng cạnh tranh: trong thời gian qua, tốc dộ phát triển ngành xây dựng ở nước ta rất nhanh, các công ty xây dựng cũng có điều kiện tốt để phát triển lớn mạnh. Đây là những doanh nghiệp sẽ canh tranh với công ty về nhiều mặt như: giá bỏ thầu, về tiến độ và kỹ thuật thi công…Do đó công ty cần có chiến lược phát triển hợp lý để chiếm được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này. 2.1.3. Phân tích ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ Dùng ma trận SWOT để phẩn tích đánh giá điểm mạnh và yếu của công ty kết hợp với phân tích những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh hiện đại, từ đó tìm ra hướng giải quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.Trước hết, xem xét các điểm mạnh và yếu của công ty, các cơ hội và các mối đe doạ, từ đó phối hợp tìm ra chiến lược phát triển: Bảng 2.1: Ma trận SWOT của công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ Cơ hội (O ) -Máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp được nâng cao nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật - Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng lên -Lĩnh vưc xây lắp của công ty đang được ưu tiên phát triển - Môi trường quốc tế được mở rộng, xu hướng hội nhập đang trở lên phổ biến Thách thức ( T) -Môi trường tự nhiên diễn biến phức tạp Đối thủ cạnh tranh rất mạnh -Sức ép từ vấn đề hội nhập các tổ chức quốc tê: AFTA, WTO -Chính sách pháp luật của nhà nước mới chỉ dần đi vào hoạn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý Điểm mạnh ( S ) -Thành lập lâu, có uy tín và kinh nghiệm trong kinh doanh -Đội ngũ lao động có chuyên môn và có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm -Chất lượng các công trình mà công ty thi công luôn luôn đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế Chiến lược S/O - Tận dụng thế mạnh về vốn, máy móc, thiết bị khoa học công nghệ nhân công để thắng thầu các công trình lớn - Thâm nhập vào thị trường mới, các khu công nghiệp, khu chế suất, xây dựng các khu đô thị, mở rộng thị trường tại các tỉnh thành phố lớn, các tỉnh mới tách có nhu cầu phát triển, tham gia đấu thầu công khai, tạo dựng uy tín Chiến lược S/T -Tận dựng các nguồn vốn có sẵn và huy động được để chống lại sức ép từ phía chủ đầu tư -Liên kết với các công ty trực thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội để tạo ra sức mạnh tập trung để thắng đối thủ cạnh tranh Điểm yếu (W) -Thiếu kinh nghiệm trong công tác thị trường, marketing -Còn yếu trong khả năng tài chính -Thiết bị thi công còn lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu Chiến lược W/O -Tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để nâng cao công tác thị trường đẩy mạnh cơ chế quản lý theo mô hình tiên tiến -Áp dụng các mô hình khoa học quản lý công nghệ để tham gia và thắng thầu Chiến lược W/T - Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ, khắc phục cơ chế quản lý để cạnh tranh - Nâng cao chất lượng công trình, khắc phục cơ chế quản lý để đối phó với các sức ép từ chủ đầu tư - Chiến lược S/O: thu được từ sự kết hợp các điểm mạnh chủ yếu với các cơ hội của công ty.Chú ý đến việc sử dụng các điểm mạnh để đối phó với các nguy cơ. -Chiến lược S/T là sự kết hợp mặt mạnh với các nguy cơ, để tận dụng các mặt mạnh đối phó các nguy cơ có thể gặp phải -Chiến lược W/O : là sự kết hợp các mặt yếu của công ty với cơ hội, để mở ra khả năng vượt qua mặt yếu của công ty. -Chiến lược W/T: là kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ mà công ty có thể gặp, từ đó tìm ra các giải pháp để giảm bớt mặt yếu tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ. 2.1.4. Định hướng phát triển a) Định hướng phát triển ngành công nghiệp, xây dựng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới *) Phát triển công nghiệp Tận dụng cơ hội phát triển các ngành có khả năng phát huy lợi thế canh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, đẩy mạnh ra xuất khẩu như: điện tử tin học, gia giầy, thuỷ sản, dầu khí, các nganh thủ công truyền thống… Đặc biệt chú trọng vào ngành xây dựng, chú trọng chọn lọc xây dựng các cơ sở công nghiệp năng : dầu khí, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, vật liệu xây dựng, phân bón…phù hợp với các điều kiện sẵn có Quy hoạch tổng thể và phân bố hợp lý các khu công nghiệp trong cả nước, đảm bảo sự cân đối hài hoà đồng thời thúc đẩy sự phát triển vùng. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế suất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở. Các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa phát triển rộng khắp, ngành nghề đa dạng, đổi mới nâng cấp công nghệ trong cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút lao động.Phát triển hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp lớn,vừa và nhỏ, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến thiêu thụ sản phẩm.Tăng tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp gia công lắp ráp.tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp bảo vệ môi trường. *) Phát triển xây dựng Đầu tư chú trong phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vức, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. Đưa vào ứng dụng các công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt đông tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, cáng, cầu đường…tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch kiến trúc và xây dựng. Đảng và nhà nước đặt nhiệm vụ phát triển gia tăng giá trị công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10% / năm, đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng sẽ chiếm khoảng 40% GDP với số lao động sử dụng là khoảng 23-24%. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm khoảng 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than) đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, đạm, cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60-70%, đưa công nghiệp điện tử và thông tin trở thành ngành mũi nhọn. *) Quy hoạch tổng thế phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến 2010 - Về nguồn vốn đầu tư: đa dạng hoá về huy động vốn đầu tư và các thành phần tham gia đầu tư nhằm huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước. Kết hợp hài hoà đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ với các ngành kinh tế như: giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng, hỗ trợ tối đa cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong nước. Đồng thời khai thác tối đa các nguồn lực các ngành liên quan như: cơ khí, luyện kim, tin học, tự động hoá để nghiên cứu thiết kế chế tạo công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thay thế nhập khẩu. - Về công nghệ: cần kết hợp và nhanh chóng tiếo thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với công nghệ thiết bị sản xuất ở trong nước để sớm có được nền công nghệ hiện đại, tự đông hoá ở mức ngày càng cao, đẩm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quốc tế, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về cạnh tranh trên thị truờng khu vực và thế giới. - Về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết kợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ trong đó phát huy tối đa nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hoá để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguồn nhân lực thị trường, nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên. b) Định hướng phát triển của công ty Cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ -Về phương hướng cụ thể cho năm 2007: Mục tiêu kế hoạch năm 2007 là phải tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao so với thực hiện năm 2006: Về sản lượng đảm bảo mức tăng trưởng tối thiểu từ 15%-20%. Doanh thu không thấp hơn 75% sản lượng. Duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Nộp ngân sách Nhà nước và các khoản nộp khác năm sau cao hơn năm trước. -Về phương hướng chung cho giai đoạn 2007-2010: Trong giai đoạn 2007-2010,công ty đề ra một số chỉ tiêu tăng trưởng chính hằng năm như sau: Giá trị sản xuất kinh doanh từ 10-20% Doanh thu đạt 32-33% Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu:0.8-1% Các chỉ tiêu khác: Duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nộp ngân sách và các khoản nộp khác,năm sau cao hơn năm trước. Tiến hành cổ phần hoá toàn bộ công ty, chia các đơn vị phụ thuộc thành các doanh nghiệp hoạt động độc lập. 2.2. Các giải pháp 2.2.1.Nhóm giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tiến hành hoạt động đầu tư. Do đó, với mục tiêu tối đa hoá kết quả đầu tư thì nhóm giải pháp đầu tiên chắc chắn phải tác động vào nhân tố vốn. Để đầu tư được thực hiện có hiệu quả, không bị lãng phí, trước hết phải có kế hoạch thực hiện đầu tư và sử dụng vốn hợp lý. Nội dung các giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư như sau: a.Lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư. Kế hoạch đầu tư là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đầu tư. Về cơ bản công tác lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư phải đáp ứng những yêu cầu như sau: Trước hết, kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở. Tiếp theo, kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu trên thị trường. Đồng thời, phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch. Đi vào chi tiết với việc lập kế hoạch đàu tư hàng năm phải chú trọng những yếu tố cơ bản như: xây dựng hệ thống danh mục các dự án trọng điểm cần được thực hiện trong năm. b.Quản lý việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Giải pháp cho việc quản lý sử dụng vốn phải chú trọng: trong kế hoạch sử dụng các nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động đầu tư, công ty cần thực sự quan tâm tới giá thành, cố gắng lựa chọn các nhà cung ứng gần. Mặt khác, vốn thường xuyên bị chiếm dụng dưới hình thức phải tạm ứng tiền thực hiện các gói thầu xây dựng, công ty cần phải sử dụng các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của các trung gian tài chính để thực hiện đầu tư. Ngoài ra còn một đề xuất nữa là công ty có thể thực hiện thanh lý các máy móc, trang thiết bị, hoặc bán, cho thuê các máy móc đó để thu hồi vốn nhanh phục vụ cho hoạt động tái đầu tư. c.Khai thác tối đa các kênh huy động vốn. Giải pháp này nhằm khắc phục những hạn chế trong cơ cấu vốn theo nguồn hình thành như đã nêu trong phần hạn chế còn tồn tại trong thực hiện đầu tư. Để thực hiện giải pháp này, công ty cần nỗ lực hết sức trong việc tìm đối tác nước ngoài để tiến hành hoạt động liên doanh liên kết trong đầu tư.Giải pháp này thực chất là giải pháp nhằm nâng cao vị thế, uy tín của công ty trên thị trường hay nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. d.. Đổi mới cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư Theo cơ cấu tái sản xuất, tổng mức vốn đầu tư được phân thành: đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng hoặc đổi mới máy móc thiết bị ( đầu tư theo chiều sâu) và đầu tư để xây dựng lại, khôi phục năng lực sản xuất. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu vốn đầu tư thường đặt trọng tâm vào việc đầu tư theo chiều rộng, tức là đầu tư xây dựng mới là chủ yếu. Thực tế, ngoài một số ít dự án đầu tư chiều sâu, phần lớn còn lại là đầu tư chiều rộng. Cơ cấu đầu tư như vậy trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá là hợp lý. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng nếu công ty không chú ý ngay việc tập trung đầu tư chiều sâu để cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ rất thấp. Vấn đề lại trở nên thách thức rõ rệt, khi Việt Nam tham gia hội nhập AFTA. WTO. Do đó, trong giai đoạn tới cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư cần phải đổi mới, điều chỉnh theo hướng sau: Một là: Kiên quyết không đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị lạc hậu ( tạo ra những công trình có tính cạnh tranh kém). Tập trung đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng các công trình xây dựng. Hai là: Đối với những dự án xây dựng mới hoặc mở rộng, khi cần thiết phải đảm bảo đầu tư vào những thiết bị công nghệ tiên tiến, kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Việc xét duyệt các dự án cần chú ý lựa chọn các phướng án sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến một cách hợp lý với phương châm đi tắt, đón đầu. Ba là: Chính sách đầu tư phải hướng vào hạn chế xây dựng mới và không được tiến hành đầu tư khi doanh nghiệp chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị đã có. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp ( từ nguồn khấu hao và các nguồn tự bổ sung khác) phải ưu tiên cho việc đầu tư chiều sâu. Muốn vậy phải đánh giá chính xác tài sản doanh nghiệp. Thực hiện khấu hao nhanh những tài sản cố định cần thiết và khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị. *) Trong quá trình thực hiện cần chú ý: Công tác lập kế hoạch đảm bảo những yêu cầu đã đưa ra khi có sự phối hợp giữa hai phòng Phát triển dự án và Đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với giải pháp về việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, công ty cần giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn, máy móc thiết bị…Ngoài ra công ty nên vận dụng các phương pháp khấu hao như khấu hao theo hệ số vốn chìm để có tính toán chính xác. Đối với giải pháp xây dựng kỷ luật quyết toán vốn đầu tư, phải có sự giám sát chặt chẽ của phòng Phát triển dự án đối với việc quyết toán vốn. Đối với giải pháp phát huy tối đa các kênh huy động vốn, cần có sự hoạt động tốt của phòng Kinh tế Kế hoạch trong việc lên kế hoạch cho những năm tới. Như vậy, điều kiện để thực hiện giải pháp này là hai nhân tố chính: đội ngũ nhân sự và trang thiết bị máy móc hiên đại, tiên tiến. 2.2.2 Nhóm giải pháp về tăng cường chất lượng công tác quản lý các dự án đầu tư. Về công tác tăng cường chất lượng quản lý, trước hết phải đề cập tới việc nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giám sát thi công. Giám sát thi công chính xác và có hiệu quả cao là cơ sở tốt để đề ra những biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc trong hoạt động thi công xây dựng. Như vậy vai trò của giám sát thi công dự án có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở trước nhất cho việc dự án đầu tư có đảm bảo chất lượng và kịp thời tiến độ để đáp ứng nhu cầu trên thị trường hay không. Để đảm bảo chất lượng công tác giám sát dự án, giải pháp đề xuất là nên thành lập một ban chuyên trách với đầy đủ năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức để thực hiện hoạt động giám sát hoặc có thể thuê các tổ chức khác giám sát để đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả công tác tài chính bằng cách phát huy tốt các nguồn vốn, các nguồn tài trợ phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư với mức tăng trưởng cao, cải tiến cơ chế điều hành tài chính cuả công ty để đảm bảo tính tập trung thống nhất nhưng lại linh hoạt phát huy tốt tính chủ động sáng tạo. Về năng lực quản lý, điều hành cũng cần được tiếp tục nâng cao cho cán bộ quản lý kinh doanh.Công nhân kỹ thuật cũng cần trau dồi trình độ, do đó rất cần một sự đổi mới về phương thức tuyển chọn, đào tạo, đề bạt và bố trí cán bộ. Công tác quản lý kỹ thuật cần phải nắm bắt được công nghệ mới, coi trọng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm giảm chi phí, hạ giá thành và quản lý tốt mặt chất lượng sản phẩm giữ vững uy tín của công ty trên thị trường xây dựng. Muốn thực hiên giải pháp này, trước hết phải có nguồn nhân sự tốt về chuyên môn và tư cách đạo đức. Như vậy, điều kiện thực hiện giải pháp này chính là nội dung giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực sẽ được đề cập ở phần sau. Bên cạnh đó chất lượng công tác quản lý cũng phụ thuộc vào tính hiện đại của các phương tiện sử dụng. 2.2.3. Đào tạo nguồn lực Công ty có thể lên kế hoạch phối hợp với các trường đại học và các trường công nhân, trường dạy nghề để có thể tuyển chọn được đội ngũ nhân lực tốt. Đối với những nhân sự cũ công ty nên tổ chức những khoá học đào tạo về kiến thức quản lý dự án, lập dự án và đấu thầu. Chất lượng nguồn lực cũng sẽ được cải thiện khi đời sống vật chất của cón bộ công nhân viên được đảm bảo, yêu cầu được đặt ra là phải xây dựng một quy chế về tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp, bên cạnh đó là việc đảm bảo an toàn lao động với cán bộ công nhân viên làm việc tại công trường. Một biện pháp nữa là việc tổ chức các phong trào thi đua giữa các cán bộ công nhân viên. Giải pháp tác động vào nguồn nhân lực được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhất, tuy nhiên muốn thực hiện thành công giải pháp này công ty cần một số điều kiện nhất định: trước hết phải lập quỹ riêng để đào tạo nhân lực hàng năm đồng thời xây dựng một lộ trình cụ thể cho kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 2.2.4. Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị- công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Đầu tư cho máy móc, thiết bị- công nghệ của công ty trong thời gian tới cần tập trung theo những hướng sau: - Phải thường xuyên đổi mới thiết bị- công nghệ, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong công ty. Đây là sự sống còn đảm bảo thắng thầu trong cơ chế đấu thầu hiện nay. - Quan điểm đầu tư lấy ngắn nuôi dài, mạnh dạn đầu tư nhưng phải khai thác triệt để. Công ty có đủ dây truyền khép kín như: dầm bê tông, sản xuất trạm trộn bê tông xi măng, hệ nổi, sản xuất vật liệu xây dựng, trạm thí nghiệm, trường công nhân kỹ thuật, trung tâm y tế... - Việc đầu tư phải đồng bộ, đúng thủ tục, có hiệu quả. Việc mua sắm đầu tư thiết bị phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt qua công ty để thống nhất đồng bộ toàn công ty, tránh chồng chéo. Hạn chế việc mua thiết bị cũ, kém chất lượng, không đúng yêu cầu chất lượng mà dự án đang cần. Đầu tư phải gắn liền với dự án, công trình để hạch toán, khấu hao thu hồi vốn - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất điều hành như : thiết kế kỹ thuật, tính toán kết cấu, tính toán giá thành, thống kê báo cáo, truyền tin điều hành chỉ huy sản xuất. Nhìn chung, một số thiết bị đã cũ, chưa xây dựng được một mạng toàn công ty, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Vì vậy, trong thời gian tới công ty phải đầy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh như: + Đẩy mạnh việc ứng dụng Internet. + Mạnh dạn ứng dụng các chương trình quản lý chuyên ngành. + Kết hợp xây dựng các phần mềm theo đặc thù công ty ( quản lý nhân sự, quản lý công văn, quản lý thiết bị, quản lý tiền lương...). - Phải xác định chiến lược đầu tư hợp lý. Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ là một bộ phận của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư như thế nào, công nghệ ra sao? đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc cho phù hợp. Khi xây dựng chiến lược này phải căn cứ từ nhu cầu thị trường, phải nắm bắt được chiều hướng phát triển và dự đoán mức độ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra được chiến lược cụ thể, đảm bảo hợp lý bước đi trong từng giai đoạn. Hiện nay, tỷ lệ tài sản cố định chiếm từ 70- 75% tổng tài sản của công ty. Vì vậy, trong kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, trước hết cần soát xét lại máy móc thiết bị sẵn có, vạch ra kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, nâng cao tính năng sử dụng và giảm các chi phí vận hành của máy móc cũ, thanh lý các máy móc lạc hậu, không còn đáp ứng được với yêu cầu cạnh tranh của công ty. Mặt khác, trên cơ sở tính toán nâng cấp các máy móc thiết bị sẵn có công ty phải có kế hoạch đầu tư mua sắm mới các thiết bị quan trọng, đặc chủng cả về số lượng và chất lượng. Đây là cơ sở nâng cao vị trí và uy tín, tăng sức cạnh tranh, tạo nên phong cách xây dựng riêng cho nhà thầu, và hơn nữa tạo ra sự tin cậy của các chủ đầu tư và các khách hàng tiềm năng. Khi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phải tính toán đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc đầu tư như: Khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc thiết bị được sản xuất ra nhiều hơn, tính năng kỹ thuật cao hơn, chủng loại đa dạng hơn, mặt khác các quy trình công nghệ trong xây lắp cũng được đổi mới, những điều đó đều làm tăng độ hao mòn vô hình của máy móc thiết bị. Việc đầu tư bằng nguồn vốn vay sẽ làm tăng thêm khoản dư nợ cho công ty, đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn và như vậy cũng làm giảm tính chủ động của công ty. Một vấn đề quan trọng là phải gắn kết kế hoạch đầu tư với kế hoạch sản xuất kinh doanh, liên kết liên doanh của công ty, tránh tình trạng đầu tư máy móc xong thiếu việc làm. Đối với những công trình có tính đặc chủng về kỹ thuật, nếu đầu tư máy móc để đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình sẽ dẫn tới khi thi công xong công trình thì máy móc thiếu việc làm và ứ đọng vốn. - Phải lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp. Khi đầu tư tăng năng lực thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, công ty cần phải căn cứ vào nguồn vốn, máy móc thiết bị hiện có, kế hoạch sản xuất kinh doanh và nghiên cứu thị trường để lựa chọn một trong các hình thức mua sắm sau: Tín dụng thuê mua; Thuê trực tiếp của các công ty khác Mua mới thiết bị Liên danh trong đấu thầu Để mua sắm thiết bị với mục đích có được thiết bị tốt, giá cả hợp lý, công ty cần nghiên cứu lựa chọn phương thức mua sắm cụ thể; có thể lựa chọn một trong hai hình thức là mua trực tiếp hoặc mua sắm thông qua đấu thầu. Nhìn chung với những thiết bị có giá trị lớn, tính năng kỹ thuật phức tạp cần phải đấu thầu mua sắm bảo đảm tính cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế của dự án. Trong điều kiện thị trường thiết bị đa dạng, việc lựa chọn chính xác thiết bị thi công trong dự án đầu tư mua sắm thiết bị nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng. Có thể sử dụng phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu thông qua hệ thống chấm điểm vận dụng kinh nghiệm thể thức đấu thầu của Hiệp hội Kinh tế các kỹ sư tư vấn trên cơ sở thực tiễn thị trường Việt Nam. Hiệu quả của phương pháp này là đáp ứng được nhiều chỉ tiêu đặt ra, có ý nghĩa thực tiễn giúp cho công ty mua được thiết bị cần thiết với tính năng kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.Việc thầm định giá phải có các chuyên gia giỏi về thị trường, về kỹ thuật công nghệ cũng như về kinh tế. Trong quá trình triển khai cần tham khảo ý kiến các Bộ ngành chức năng như: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... Tổ chức và xác định nội dung, phương pháp, quy trình thầm định hợp lý, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Bộ máy thẩm định phải gọn nhẹ, linh hoạt, không làm ảnh hưởng đến biên chế, tiến độ đầu tư mua sắm và tiết kiệm chi phí thẩm định. Tóm lại, để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, vấn đề đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại, đổi mới công nghệ thi công là giải pháp vừa có tính cấp bách vì đòi hỏi của thực tế, vừa có tính chiến lược cho việc phát triển của công ty. Về nâng cao thiết bị máy móc, để đảm bảo nhu cầu thực tiễn, công ty cần chú trọng tới công tác nhập khẩu trang thiết bị máy móc, tuy nhiên cần cân nhắc tới hai nhân tố là giá thành và chất lượng. Ngoài ra, có thể tăng cường sự liên kết với các đối tác nước ngoài, qua đó công ty có thể học tập được các kỹ năng quản lý và nắm bắt được các công nghệ kỹ thuật của đối tác. 2.2.4.Các giải pháp đối với thị trường. Nhóm giải pháp đối với thị trường sẽ là những giải pháp tác động tới thị trường của công ty. Đây cũng là giải pháp rất quan trọng vì một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển cũng như không thể có những chiến lược đầu tư đúng đắn khi không nghiên cứu cụ thể về thị trường mà doanh nghiệp tồn tại. Công ty cần xây dựng hệ thống thu nhập và xử lý thông tin thị trường một cách chuyên nghiệp và đầy đủ. Hệ thống cung cấp thông tin về thị trường sẽ giúp công ty xác định được nhu cầu của thị trường về các sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở đó sẽ xây dựng được chiến lược đầu tư đúng đắn đáp ứng nhu cầu của thị trường.Việc cung cấp thông tin liên quan của đối thủ cạnh tranh của hệ thống cung cấp thông tin của công ty có vai trò quan trọng trong khâu lên kế hoạch và chiến lược dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư. Ngoài ra cần phải chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của công ty, đặc biệt trong điều kiện thị trường xây dựng Việt Nam sắp có sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính, trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao. Để thực hiện tốt giải pháp về thị trường, công ty cần xây dựng một bộ phận chuyên trách thực hiện việc nghiên cứu thị trường cũng như việc quảng bá thương hiệu của công ty. Phòng kinh doanh có thể thành lập riêng bộ phận PR và bộ phận nghiên cứu thị trường, để thành lập được khối chuyên trách về PR, công ty cần có sự tuyển dụng tốt những nhân sự mới và đào tạo các nhân sự cũ trong cơ quan công ty. 2.2.5.Chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật quyết toán công trình, dự án hoàn thành Để chấn chỉnh và giải quyết dứt điểm các tồn tại trong công tác quyết toán công trình dự án hoàn thành ở công ty cần thực hiện một số biện pháp Thứ nhất, cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư: tăng cường khảo sát sơ bộ dự án, công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi để tạo tiền đề cho quá trình quản lý đầu tư được thuận tiện và giúp cho công tác quyết toán được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao; đồng thời tạo điều kiện để thực hiện tốt quá trình lập, thẩm tra và duyệt quyết toán. Thứ hai, các đơn vị căn cứ vào các biên bản nghiệm thu tại công trình tiến hành ngay công tác quyết toán. cần quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận kế toán công trình và kế toán công ty. Thứ ba, khi dự án có những thay đổi về khối lượng thiết kế dự toán hoặc Nhà nước có thay đổi về chế độ hoặc định mức các đơn vị phải trình duyệt bổ sung dự toán hoặc điều chỉnh tổng mức đầu tư ngay, tránh tình trạng để đến khi dự án kết thúc mới làm điều chỉnh. Các dự toán trình điều chỉnh phải nhất thiết phân định rõ thời điểm điều chỉnh, nhờ đó các bộ phận duyệt quyết toán sẽ có cơ sở sử dụng lại các kết quả và giảm được hao phí thời gian do việc làm đi làm lại. Các dự án khi duyệt dự toán cần lưu giữ dự toán chi tiết làm căn cứ cho công tác cấp vốn cũng như công tác quyết toán khi dự án kết thúc. 2.2.6. Xây dựng các chủ trương, kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu quả hơn. Kế hoạch đầu tư là khâu kế tiếp và cụ thể hoá nội dung định hướng của chiến lược và quy hoạch đầu tư; là một công cụ quản lý đầu tư, là quá trình xác định mục tiêu và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao; kế hoạch hoá đầu tư phản ánh khả năng huy động vốn, tình hình bố trí sử dụng vốn của doanh nghiệp; kế hoạch đầu tư hợp lý sẽ giảm thất thoát lãng phí. Để nâng cao hiệu quả đầu tư cần đổi mới nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch và quản lý hoạt động đầu tư. Kế hoạch đầu tư của công ty phải phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư vào cái gì, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường để ra quyết định phương hướng đầu tư, mới nâng cao được hiệu quả đầu tư. Nhưng đồng thời cũng phải thấy rõ mặt trái của thị trường khi lập kế hoạch đầu tư Khâu kế hoạch nếu thực hiện tốt sẽ đóng góp một phần quan trọng để các công trình, các dự án đầu tư xây dựng hoàn thành đảm bảo tiến độ thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư đã bỏ ra, tiết kiệm được nguồn lực, bên cạnh đó làm giảm đáng kể tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Muốn xây dựng được các chủ trương kế hoạch đầu tư hợp lý cần phải: Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn (5 năm). Trên cơ sở đó bố trí hợp lý vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo công tác này đi trước một bước làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm: Thứ nhất, đề ra và sắp xếp các công trình trọng điểm ưu tiên đầu tư, đưa vào danh mục kế hoạch và cung cấp đủ vốn cho đầu tư đồng bộ, toàn diện và dứt điểm. Thứ hai, kiên quyết loại bỏ khỏi danh mục kế hoạch vốn hàng năm đối với các dự án chưa đủ thủ tục xây dựng cơ bản, hiệu quả kinh tế chưa rõ ràng cho dù đang thi công dở dang. Thứ ba, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong năm kế hoạch hoặc thi công đúng kế hoạch theo quyết định đầu tư, có chất lượng xây dựng cao, giá thành hạ, sử dụng vật liệu tại chỗ và áp dụng công nghệ mới. Thứ tư, quy định mức khống chế về vốn cho các loại dự án không được phép bố trí thời gian xây dựng trên một năm. Theo nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT7.docx