Tài liệu Đề tài Vai trũ của du lịch trong việc bảo tồn và phỏt huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc: LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chõn thành nhất tới toàn thể cỏc thầy cụ trong khoa du lịch học Trường Đại học Khoa học Xó hội và Nhõn Văn. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo hướng dẫn đó rất tận tỡnh chỉ bảo và giỳp đỡ và cung cấp cho em những phương pháp làm việc có hiệu quả nhất trong suốt quỏ trỡnh chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành khoỏ luận tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin cảm ơn tới gia đình đã luôn luôn bên cạnh động viên giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian qua.
Cuối cựng tôi xin chõn thành cảm ơn toàn thể các bạn đó luụn nhiệt tình tham gia giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và cùng tôi trao đổi ý kiến để đề tài được hoàn thiện.
ĐỀ TÀI: Vai trũ của du lịch trong việc bảo tồn và phỏt huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đó trở thành một nhu cầu tất yếu của xó hội, khụng những là ngành kinh tế mũi nhọn của cỏc quốc gia mà cũn là cầu nối giao lưu gi...
80 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vai trũ của du lịch trong việc bảo tồn và phỏt huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy cô trong khoa du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. §Æc biÖt, em xin được gửi lời cảm ơn s©u s¾c nhÊt tíi ThÇy gi¸o híng dÉn đã rÊt tận tình chỉ bảo và giúp đỡ vµ cung cÊp cho em nh÷ng ph¬ng ph¸p lµm viÖc cã hiÖu qu¶ nhÊt trong suốt quá trình chuÈn bÞ, thùc hiÖn vµ hoµn thµnh khoá luận tốt nghiệp nµy.
§ång thêi em xin cảm ơn tới gia ®×nh ®· lu«n lu«n bªn c¹nh ®éng viªn gióp ®ì em trong suèt kho¶ng thêi gian qua.
Cuối cùng t«i xin chân thành cảm ơn toµn thÓ c¸c bạn đã luôn nhiÖt t×nh tham gia gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ cïng t«i trao ®æi ý kiÕn ®Ó ®Ò tµi ®îc hoµn thiÖn.
ĐỀ TÀI: Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy gi¸ trÞ v¨n ho¸ truyÒn thèng d©n téc.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuéc sèng hiÖn ®¹i ngµy nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi kh¸ch du lịch đến Việt Nam hä thêng ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút kh¸ch tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và th©n thiÖn chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt, bởi trải qua hµng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Đồng thời, du lịch còn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân. Không những vậy, do đặc tính hoạt động, du lịch còn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển, đồng thời giúp xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa. Nhưng quan trọng hơn, du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có một nền văn hoá lâu đời, phong phú, thống nhất mà đa dạng. Với số dân gần 80 triệu người của 54 dân tộc anh em cùng đoàn kết chung sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đã đóng góp, dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế- văn hoá- xã hội, bên cạnh đó cũng hình thành nên những vùng văn hoá với nét đặc trưng riêng. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam với các thành phần dân tộc, qua hàng ngàn năm xây đắp đã tạo dựng nên một kho tàng văn hoá hết sức phong phú, độc đáo và quý giá. Xuyên suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển đất nước, các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và 54 dân tộc anh em nói riêng là một di sản vô cùng quý báu, một tài nguyên vô cùng quý giá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc, do một phần nhận thức của người dân còn thấp đặc biệt là sự quản lý, phối hợp lỏng lẻo của các ngành các cấp nên nhiều vốn quý trong kho tàng văn hoá truyền thống các dân tộc đã bị mất mát và mai một. Nghị quyết 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống là định hướng quan trọng trong việc khôi phục lại nguồn vốn quý của dân tộc. Nhiều công trình văn hoá nghệ thuật trên các lĩnh vực văn hoá phi vật thể và vật thể được kiểm kê, trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp; sưu tầm bảo quản nghiên cứu giới thiệu, giao lưu để bảo tồn trong cuộc sống và cho khách tham quan. Trong đó, du lịch đóng vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu về du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn về không gian, thời gian và tư liệu nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu “Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”. Đề tài sẽ cố gắng đi sâu phân tích vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của một số tài nguyên du lịch chọn mẫu; so sánh nhận thức thực tế, hoạt động của các chương trình du lịch trong những năm 2004 – 2008 để phát huy vai trò mà du lịch đã tiếp cận, những tiềm năng mà du lịch còn chưa được khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách nội địa và quốc tế.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “ Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá, trong đó những nhân tố truyền thống dân tộc cần được phát huy như một nền tảng vững chắc giúp cho ngành du lịch đi đúng hướng và tiến tới phát triển du lịch một cách bền vững. Đồng thời, thong qua phân tích, so sánh, em hy vọng sẽ góp phần củng cố thông tin bổ ích về vai trò của du lịch với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho những người tham gia hoạt động du lịch để họ có thể phát huy tác dụng của nó như một cách tối đa và có hiệu quả nhất.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên tập trung vào nghiên cứu ngành du lịch Việt Nam để làm rõ vai trò của nó đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, những nhận thức về bản sắc văn hoá dân tộc và những vấn đề có liên quan cũng được nghiên cứu và làm rõ để làm sáng tỏ vấn đề.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp trực quan, phương tiện thông tin đại chúng
4. Bố cục khoá luận: gồm ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm:
Chương 1: Những nhận thức về du lịch và bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc.
Chương 2: Thực trạng vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị để phát huy vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
Phần kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những nhận thức cơ bản về du lịch và văn hoá truyền thống của dân tộc
1. Những khái niệm cơ bản về du lịch:
Du lịch đối với nước ta là một ngành kinh tế mới mẻ. Từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ngành du lịch mới thực sự được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đặc biệt, từ đại hội lần VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần, khu vực kinh tế, ngành du lịch lần đầu tiên được nghị quyết của Đảng khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn cho kinh tế du lịch phát triển đúng hướng mang lại nguồn lợi cho nền kinh tế quốc dân chúng ta cần hiểu rõ khái niệm, lịch sử, xu thế, những nhân tố tạo điều kiện cho ngành này phát triển để vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Khái niệm du lịch:
Mặc dù du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến trên thế giới và là thói quen trong nếp sống sinh hoạt của xã hội nhưng cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu thảo luận, để đi đến thống nhất một số khái niệm trong đó có khái niệm về du lịch là một đòi hỏi cần thiết.
Theo ông Nguyễn Khắc Viện thì du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người.
Trong từ điển tiếng Việt du lịch lại được giải thích là đi chơi cho biết xứ người.
Với Ghisman: du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con người hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi thường xuyên của họ.
Guer Freuler: du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi về môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên chia sẻ quan niệm này với Guer Freuler, PTS Trần Nam đưa ra quan điểm của mình: du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền.
Aza nhận thấy du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời tự một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Quan điểm của Kaspar: du lịch là toàn bộ những quan hệ về hiện tượng xảy ra trong quá trìn di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ.
Quan điểm cuả Hunziker và Kraff cũng bắt nguồn từ ý tưởng này: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ.
Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, mỗi học giả lại có những nhận định khác nhau về vấn đề này.
Theo Kuns, một yếu tố không thể thiếu được trong định nghĩa về du lịch cần được bổ sung là đến bằng các phương tiện giao thong và sử dụng các xí nghiệp du lịch.
Picira Edmod đã đưa ra định nghĩa: du lịch là việc tổng hoà, việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do người chỉ ra và của những khách vãng lai đến với một túi tiền đầy tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.
Mariot coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú, với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là du lịch.
Ngoài những khái niệm thiên về tiếp cận kinh tế, tiếp cân xã hội cũng có một số khái niệm sau: đối với Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và nhu cầu khác”.
Michand – chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc lĩnh vực địa lý đưa ra quan điểm của mình: du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sản xuất, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo.
Ngoài tiếp cận môi trường, hoạt động du lịch phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Coltman đã định nghĩa: du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn nhóm du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên.
Còn Robert W.Mcintosh, Charles R.Goelder, J.R Brent Ritchie phát biểu về du lịch như là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp du khách.
Với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc vệ du lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ lưu trú không phải nơi làm việc của họ”.
Khác với quan điểm trên các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dùng cơ bản của du lịch thành hai phần:
+ Nghĩa thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật…
+ Nghĩa thứ hai: du lịch được coi là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Luật Du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Du Lịch là họat động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo định nghĩa này ta thấy, du lịch trước tiên phải là hoạt động của con người và phải là hoạt động ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Tuy vậy ở đây còn nêu lên một vấn đề rất chung chung là “nơi cư trú” bởi từ này có thể hiểu với một không gian rất rộng như một đất nước, bởi một nước cũng có thể hiểu là nơi cư trú của công dân nước đó hoặc không gian nhỏ hơn là một vùng lãnh thổ, một tỉnh, thành phố hay một huyện, một xã, hay một làng. Việc giới hạn không gian linh hoạt như trên đã giúp chúng ta có cái nhìn nhận linh hoạt hơn không bị quá bó hẹp về không gian du lịch mà nó được lien hệ với các yếu tố khác. Du lịch phải nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của con người đi du lịch, trong đó một nhu cầu rất quan trọng là tham quan, điều này cho chúng ta thấy hoạt động của con người ngoài nơi cư trú nhưng không nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng thì sẽ không được công nhận là du lịch. Theo tinh thần đó thì những hoạt động như học tập ngoài nơi cư trú, lao động ngoài nơi cư trú sẽ không phải là du lịch. Du lịch được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định nghĩa là du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của con người đi du lịch trong những thời gian nhất định, điều này giúp ta phân biệt nhu cầu, hoạt động của con người đi du lịch với các nhu cầu khác của họ và cho ta thấy giới hạn thời gian của khách du lịch, từ đó mà có những sản phẩm du lịch phù hợp với giới hạn thời gian của họ.
Ngày nay, Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO) đã thống nhất khái niệm du lịch phản ánh các mối quan hệ có tính bản chất bên trong là cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và quy luật phát triển của nó. Do đó: “ Du lịch là tổng thể những hiện tượng về mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy việc giải thích bằng cách gộp các nội dùng khác nhau vào một định nghĩa sẽ gây khó hiểu, không rõ ràng. Vậy có thể tách du lịch thành hai phần để định nghĩa:
Thứ nhất, du lịch có thể hiểu là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ về nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo sự tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hoá, và dịch vụ do các cơ sở cung ứng.
Thứ hai: Du lịch có thể được hiểu là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc nhận định rõ ràng hai nội dùng cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Từ những khái niệm trên giúp ta hiểu rõ về ngành du lịch từ đó có những nhìn nhận đúng đắn về ngành này cũng như vai trò của nó đối với đất nước, đặc biệt là vai trò bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
1.2. Một số khái niệm liên quan:
- Cũng theo Luật Du Lịch thì “tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị tài nguyên du lịch”. Qua đây cho ta thấy, tham quan là hình thức quan sát trực tiếp những di tích, danh lam, phong tục, cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch, từ đó cảm nhận, hình thành những kiến thức hoặc bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mình. Tham quan không chỉ thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thông qua tiếp xúc trực tiếp các giác quan mà nó còn thông qua việc tiếp xúc ấy để thưởng ngoạn các giá trị của nơi đến tham quan. Tham quan không những giúp cho ta cảm nhận trực tiếp các đối tượng tham quan và giúp ta kiểm nghiệm, bổ sung trí tưởng tượng phong phú của con người về các đối tượng mà ta có được thông qua các hình thức khác như văn học, hội hoạ, truyền thống… Việc hình thành kiến thức, bổ sung kiến thức thông qua tham quan mang tính khác biệt với các hình thức khác, bởi kiến thức được hình thành bổ sung một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không bắt buộc. Từ những quan sát kinh tế, trực tiếp, kiến thức dần dần đọng lại trong khách du lịch một cách tự nguyện, bản năng, bởi vậy những kiến thức đọng lại thuộc về nhu cầu và tương đối bền vững với người tiếp nhận nó.
- Luật Du Lịch còn chỉ rõ : “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến ”. Về phương diện kinh tế, du khách là những người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống… (theo nhập môn KH du lịch - Trần Đức Thanh). Khái niệm này cho ta thấy khách du lịch là rất đa dạng không phân biệt tuổi tác, học thức, nghề nghiệp, địa vị xã hội hay tôn giáo. Như vậy, sẽ có rất nhiều đối tượng nếu có nhận thức tốt tham gia vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Tài nguyên du lịch: “ là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” ( Luật Du Lịch). Ngay từ khái niệm về tài nguyên du lịch này đã cho ta thấy một phần vai trò du lịch trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì khi ngành du lịch sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên du lịch thì sẽ đi đôi với việc giữ gìn và tiếp tục kế thừa phát triển nguồn tài nguyên đó để hướng tới phát triển du lịch bền vững. Cảnh quan thiên nhiên chứa trong bản thân nó vẻ đẹp hùng vĩ của tạo hoá nhưng bên cạnh đó cũng ghi dấu ấn lịch sử dân tộc qua các thời kỳ. Chính vì vậy, nó cuốn hút khơi dậy trong mỗi con người chúng ta tình yêu quê hương đất nước giống như một đại văn hào đã nói: “dòng suối chảy vào sông, sông chảy vào đại trường giang Von-ga. Còn sông Von-ga chảy ra biển. Lòng yêu nhà quê hương xứ sở trở thành lòng yêu nước. Các di tích lịch sử không chỉ chứa đựng những thông tin lịch sử mà còn chưa đựng cả những tư tưởng, truyền thống cách mạng của các thế hệ cha ông chúng ta. Đương thời thăm đền Hùng, Hồ chủ tịch đã dạy: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải quyết tâm giữ nước”. Trong khung cảnh hùng vĩ của Đền Hùng, lời dạy đó đi vào lòng chúng ta một cách êm ái mà sâu sắc biết nhường nào. Những di tích cách mạng với thời gian năm tháng sẽ không chỉ đơn thuần là di tích cách mạng, mà nó sẽ trở thành di tích lịch sử - cách mạng với ý nghĩa vô cùng lớn lao chứa đựng trong bản thân nó và ý nghĩa thời gian nó đã trải qua. Không những chỉ chứa đựng những thông tin lịch sử văn hoá mà các di tích còn ẩn chứa trong mình, những giá trị nhân văn, những giá trị ứng xử của con người Việt Nam. Thông qua các biểu tượng hoặc các truyền thuyết gắn liền với di tích đó, mà ta thấy được nét truyền thống văn hiến của dân tộc mình. Khuê Văn Các không phải nghiễm nhiên được xây dựng ở trung tâm Văn Miếu bởi nó ẩn chứa trong mình những ý chí vươn lên toả sáng - những ánh sang tuyệt đẹp của con người Việt Nam như ánh sáng của chùm sao Khuê.
- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường (Luật Du Lịch). Vậy khu du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và đồng thời phải có ưu thế nổi bật về tài nguyên du lịch tự nhiên. Không những thế, nó phải được quy hoạch, đầu tư phát triển, nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch nhưng phải mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đây chúng ta thấy nếu một khu nào đó có đầy đủ điều kiện, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhưng không mang lại hiệu quả xã hội và môi trường thì nó vẫn chưa được coi là khu du lịch.
- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch, (Luật Du Lịch). Khái niệm này giúp ta phân biệt điểm du lịch với các điểm khác như: điểm vui chơi, giải trí, điểm thi đấu thể thao… Đồng thời nó cũng giúp ta nhận biết đâu là tài nguyên du lịch đâu là điểm du lịch, tài nguyên du lịch là khái niệm chung trong đó bao gồm cả điểm du lịch, nhưng điểm du lịch là những tài nguyên du lịch đã được đưa vào khai thác và phát huy ý nghĩa của nó.
- Tuyến du lịch: là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. (Luật Du Lịch). Khái niệm này cho ta thấy hai yếu tố cấu thành nên tuyến du lịch là các điểm, khu du lịch và tuyến giao thông. Nếu có điểm du lịch nhưng hạ tầng giao thông chưa phát triển thì cũng không xây dựng được tuyến du lịch. Tất nhiên ta phải hiểu tuyến giao thông ở đây một cách đa dạng và uyển chuyển: gồm giao thông đường xe cơ giới, giao thông đường thuỷ, và nhiều khi có cả đường giao thông cho xe thô sơ và đi bộ trong một khoảng cách chấp nhận được.
- Chương trình du lịch: “là lịch trình, các dịch vụ và giá bán, chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch, từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi ” (Luật Du Lịch). Vậy chương trình du lịch chứa đựng ba yếu tố cơ bản đó là lịch trình tham quan được định trước và có xác định thời gian thực hiện; hai là các dịch vụ kèm theo bao gồm lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn, ăn uống và các dịch vụ khác tuỳ thuộc vào từng loại hình du lịch; ba là chương trình đó phải có giá bán rõ ràng. Qua đây ta thấy chương trình nhằm đáp ứng hai khía cạnh của khách du lịch là sở thích nhu cầu của khách và khả năng tài chính của khách. Nếu không đáp ứng được hai khía cạnh đó chương trình du lịch sẽ trở thành không hấp dẫn và khó mà bán được.
- Lữ hành: “ là việc xây dựng, bán, và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Như vậy, lữ hành là việc tổ chức các chương trình du lịch đã được bán cho khách du lịch. Lữ hành thực chất là hoạt động của các công ty du lịch chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng là khách du lịch.
- Hướng dẫn du lịch: là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch thông qua hướng dẫn viên và những người có liên quan đến đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ theo các chương trình được thoả thuận và giúp đỡ khách giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trìn thực hiện chuyến du lịch. Khái niệm trên đã chỉ rõ những hoạt động chủ yếu của hướng dẫn du lịch mà vai trò quan trọng nhất là của hướng dẫn viên, những người thay mặt cho tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện các hợp đồng giữa đơn vị mình với khách du lịch. Các hoạt động du lịch bao gồm nhiều mặt công tác và đòi hỏi về nghiệp độ tuy mức độ không giống nhau.
1.3. Sơ lược về sự phát triển của du lịch
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và đã trở lên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt trong xã hội ngày nay. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như một ngành kinh doanh mũi nhọn có sức hút đối với những ngành khác. Ngành du lịch ở Việt Nam ra đời năm 1960 với việc thành lập Công Ty Du Lịch Việt Nam theo nghị định số 26 CP ngày 9/7/1960 đã đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà Nước về triển vọng nền kinh tế này.
Trong suốt gần 50 năm hình thành và phát triển ngành du lịch luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đặc biệt, thời kỳ đổi mới và hội nhập, du lịch Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực. Trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà Nước với du lịch là một tiền để rất quan trọng cho những đổi mới của ngành. Sự quan tâm này được thể hiện trong hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc, trong chỉ thị 46 CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí Thư Trung Ương, thông báo số 179 TB/TW ngày 11/11/1998 và dự thảo văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X (dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006-2010) và hàng loạt các văn bản khác. Như vậy có thể tin tưởng rằng trong tương lai du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ có một vị trí xứng đáng trong xã hội và nền kinh tế nước nhà.
Lượng khách quốc tế vào nước ta từ năm 1990-2007:
Lượng khách nội địa giai đoạn 1990 – 2007:
*
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Qua hai bản biểu đồ trên có thể thấy hoạt động du lịch của nước ta giai đoạn 1990- 2007 đã đạt được những thành tựu nhất định, cả lượng khách nội địa và quốc tế đã liên tục tăng qua các năm. Điều đó khẳng định vị thế và tương lai của du lịch nước ta.
1.4. Các loại hình du lịch ở Việt Nam
Hoạt động du lịch có thể chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chí đưa ra. Về phần mình các tiêu chí được đưa ra phụ thuộc vào mục đích việc phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Do đó, cho đến nay chưa có bảng phân loại nào được coi là hoàn hảo. Phân loại theo mục đích chuyến đi thì ở Việt Nam đang hình thành, tồn tại và phát triển các loại hình du lịch sau:
Du lịch văn hoá lịch sử: là chương trình tổ chức cho khách du lịch tham quan các điểm, khu du lịch mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá và thắng cảnh. Du lịch văn hoá, lịch sử giúp cho khách tìm hiểu được những nét văn hoá , lịch sử truyền thống bản sắc của dân tộc, đất nước hoặc một vùng. Đây là loại hình du lịch cổ điển và truyền thống nhất trong các loại hình du lịch và loại hình này hiện nay cũng đang phát triển nhất tại Việt Nam. Tham gia loại hình này khách chủ yếu tham quan những di tích lịch sử văn hoá, những viện bảo tàng những làng nghề, lễ hội, những thắng cảnh thiên nhiên … Đây là loại hình du lịch khá phổ thông và thu hút quảng đại khách du lịch và nó chiếm tỷ trọng lớn trong ngành du lịch. Đồng thời loại hình du lịch này đã thể hiện rõ nét và được đánh giá cao với vai trò bảo tồn và phát huy nền văn hoá truyền thống dân tộc
Du lịch sinh thái: Là du lịch phát huy, khai thác những giá trị sinh thái môi trường. DU lịch sinh thái giúp ta tìm hiểu được các hệ sinh thái tự nhiên hoặc do con người tái tạo, giúp khách du lịch hiểu được giá trị của sinh thái và môi trường, ảnh hưởng của sinh thái đối với cuộc sống và một số ngành sản xuất; mối liên hệ tự nhiên giữa phát triển, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái môi trường. Tham gia loại hình du lịch này khách thường được tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên lưu trú trong những nhà nghỉ khách sạn đơn giản trong các khu bảo tồn hoặc các khu phụ cận, nhưng lại được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên và không khí trong lành, qua đó đem lại cho người ta một ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường, cải tạo và trả lại cho môi trường vẻ đẹp vốn có của nó.
Du lịch mạo hiểm: Là loại hình du lịch mà hoạt động của du khách mang ít nhiều tính mạo hiểm, khám phá. Từ mạo hiểm cho ta thấy là trong quá trình du lịch khách dễ gặp phải những rủi ro, nguy hiểm khó lường trước được và đôi khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Loại hình du lịch này chỉ phù hợp với những người có sức khỏe tốt và có cá tình mạnh, thích phiêu lưu mạo hiểm. Các dạng phổ biến của loại hình này là leo núi, chinh phục các ngọn núi cao, vượt sông, thác ghềnh ở những nơi nguy hiểm tạo cho họ cảm giác mạnh và mang ý nghĩa chinh phục, lặn biển để khám phá vẻ đẹp dưới đáy biển, khám phá các hang động để tìm ra những điều bí ẩn. Du lịch mạo hiểm giúp cho con người rèn luyện ý chí, khả năng xử lý tình huống khi gặp những khó khăn bất ngờ.
Du lịch nghỉ dưỡng: một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới với chế độ du lịch hợp lý cộng đồng có thể giảm được trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Thông thường loại hình du lịch này diễn ra ở những nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng như khí hậu, môi trường, bãi biển và có cơ sở vật chất đủ đáp ứng cho nhu cầu nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Tham quan khu vực lân cận với chương trình nhẹ nhàng, mang tính thư giãn và nghỉ dưỡng là một phần của loại hình này. Thời gian chủ yếu của khách là nghỉ ngơi kết hợp các vận động nhằm giúp ích cho sức khoẻ hoặc thư giãn đầu óc, hưởng thụ các dịch vụ tại nơi nghỉ dưỡng. Ở Việt Nam, các khu nghỉ dưỡng này mới chủ yếu hình thành dọc bờ biển miền Trung như: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu…
Du lịch tàu biển: là loại hình du lịch trên các con tàu biển với thiết bị sang trọng, hiện đại vừa làm chức năng vận chuyển khách giữa các điểm tham quan trên đất liền hoặc các đảo suốt hành trình trên biển, đồng thời là nơi lưu trú và giải trí của khách. Khi đến các điểm tham quan, tàu neo đậu để khách lên bờ tham quan nhưng tối lại quay về nghỉ ngơi trên tàu. Ngày nay, những con tàu đã được đóng và trang bị ngang bằng bởi các khách sạn năm sao với đầy đủ các dịch vụ như phòng nghỉ, bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ khiêu vũ… Loại hình du lịch này hiện đang thu hút được nhiều người lớn tuổi, bởi trong suốt thời gian di chuyển từ nước này sang nước khác họ không phải nó mình trên các phương tiện vận chuyển mà vẫn sinh hoạt thoải mái như ở nhà.
Du lịch MICE: đây là loại hình du lịch tương đối mới mẻ ở Việt Nam, nhằm cung cấp dịch vụ cho hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch phần thưởng. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho các mục đích nêu trên thì các dịch vụ phụ trợ hoặc xen kẽ giữa các khoảng thời gian của hội nghị, hội thảo là rất quan trọng, như chương trình tham quan cho các thành viên đi theo hoặc chưa tham gia hội nghị. Tổ chức các hoạt động phụ trợ để hội nghị, hội thảo trở thành sự kiện khó quên đối với các thành viên như các hoạt động nhóm, các bữa tiệc sang trọng mang nét đặc sắc. Đây là loại hình du lịch hình thành để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các công ty đa quốc gia, các công ty siêu quốc gia, các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, còn kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo, học tập, nghiên cứu hoặc mục đích thể thao, thăm người thân,…
Qua các hoại hình du lịch nói trên có thể thấy du lịch văn hoá có ảnh hưởng tác động nhiều đến bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt. Đây là loại hình du lịch khá phổ biến và ngày càng phát triển. Dễ nhận thấy vai trò của nó đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng được thể hiện một cách rõ nét nhất.
Nhận thức cơ bản về văn hoá
Khái niệm văn hoá
Văn hóa là một phạm trù rộng lớn và không thống nhất theo cách nghĩ của mỗi người. Dưới góc độ khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau mỗi học giả đều tự đưa ra cho mình những quan niệm khác nhau về văn hoá.
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn hoá. Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (quan hồ nhân văn dĩ hoá thành hiện đại). Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 776 trước Công Nguyên). Tuy vậy, việc xây dựng và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay đổi theo thời gian, thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phát triển sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp đến cao nhất và văn hoá của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi họ cho rằng văn hoá hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B.Taylo là đại diện của họ. Theo ông văn hoá là toàn bộ thực tế gồm: hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Thế kỷ XX, khái niệm văn hoá thay đổi F.Boa ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực” vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận” của văn hoá. Văn hoá không xét ở mức độ tăng giảm mà ở góc độ khác biệt. Trong ý nghĩa rộng nhất: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và sống có đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội nên bản thân.
Như vậy, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra: văn hoá là chìa khoá của sự phát triển.
Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di dản văn hoá:
Một là, những di tích văn hoá hữu thể như: đình, đền, miếu, lăng mộ, nhà sàn, bảo tàng… hay những di tích kiến trúc nghệ thuật.
Hai là, những di sản văn hoá vô hình (phi vật thể) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo “trung tu” của cộng đồng. Những di sản văn hoá tạm gọi là vô hình này theo UNESCO gồm cả: âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng ngôn ngữ, huyền thoại, nghi thức, phong tục tập quán, việc nấu ăn, các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống.
Các hữu thể và các vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm trí con người.
2.3. Khái niệm truyền thống và hiện đại
Có nhiều cách hiểu khác nhau trong phân loại xã hội, nhưng ngày nay người ta thường lấy tiêu chí hoạt động của con người để chia lịch sử thành:
Xã hội thu lượm (hái lượm và đi săn)
Xã hội nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
Xã hội công nghiệp (cơ giới)
Xã hội hậu công nghiệp (thời đại tin học)
Ở Việt Nam, xã hội cổ truyền là xã hội nông nghiệp, văn minh cổ truyền là văn minh thôn dã (xóm làng), văn hoá Việt Nam truyền thống thường được xem là nền văn hoá xuất hiện từ lúc hình thành quốc gia dân tộc, qua nhiều bước phát triển nội sinh và ảnh hưởng ngoại sinh cho đến khi văn hoá phát triển (chủ yếu là văn hoá Pháp) tác động đến một số lĩnh vực. Như vậy khoảng thời gian kéo dài từ xa xôi cho đến những năm đầu thế kỷ XX tạm được coi là giới hạn của văn hoá truyền thống. Từ thời điểm đó đến nay, được coi là văn hoá hiện đại. Đôi khi người ta cũng có sự lẫn lộn giữa khái niệm cổ truyền và truyền thống. Có thể coi khái niệm cổ truyền bao gồm cả cái không tích cực. Khái niệm truyền thống là tập quán đã được sàng lọc. Truyền thống được dùng ở đây là tính cho đến thời điểm trước công cuộc giao thoa truyền thống văn hoá Đông – Tây, Việt – Pháp.
Định nghĩa văn hoá truyền thống: trong bài viết văn hoá cổ truyền, văn hoá truyền thống và truyền thống văn hoá của một tác giả tên đăng trên tạp chí văn hoá dân gian có nêu: “văn hoá truyền thống là khái niệm dùng để chỉ một cấu trúc văn hoá, chỉ văn hoá của các xã hội nông nghiệp truyền thống”. Tuy đây là định nghĩa ngắn gọn nhưng còn gây cho người đọc sự khó hiểu, diễn đạt còn chưa thoát ý.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm có đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá
Để có thể đánh giá được đầy đủ và chính xác vai trò của ngành du lịch trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, ta cần phải nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa du lịch và văn hoá thể hiện như sau:
Về mặt lý luận, văn hoá là toàn bộ những hoạt động, những giao lưu, những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong sự ứng xử toàn diện với thiên nhiên, với xã hội, với chính bản thân mình, để tồn tại và phát triển; là quá trình con người không ngừng hoàn thiện và phong phú hoá các quan hệ nhân tính của xã hội, của cộng đồng và các cá nhân khẳng định hệ giá trị văn hoá. Về du lịch, hầu như trước đây có bao nhiêu tác giả nghiên cứu tìm hiểu du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Như đã được nêu trong phần khái niệm du lịch. Vậy mối quan hệ biện chứng giữa du lịch và văn hoá thể hiện ở chỗ nào? Nếu ta nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngành du lịch, điều đó có thể khẳng định là từ cổ đại mầm mống của du lịch bắt nguồn từ nhu cầu hoạt động văn hoá (hành hương, hành trình lễ hội). Ngược lại văn hoá cũng tác động đến việc hình thành các dịch vụ sơ khai của ngành du lịch hiện đại (sự xuất hiện của các cơ sở lưu trú phục vụ cho khách hành hương). Văn hoá là sự giao lưu; thực vậy, nhờ có sự giao lưu, trao đổi mà các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng được lan truyền từ vùng này sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Con người với đặc trưng cơ bản là biết lao động, tư duy và sáng tạo, hướng tới hoàn thiện và cái đẹp ở thời cổ đại chính khát vọng vươn tới tự do, khát vọng được nâng đỡ cứu giúp khỏi các thảm hoạ thiên nhiên và bất công xã hội, con người đã sáng tạo ra thần thánh và tôn giáo như một giá đỡ tinh thần. Từ đó Kitô tôn giáo, Phật giáo và hồi giáo xuất hiện và được truyền bá từ vùng này sang vùng khác. Mỗi dân tộc đều có truyền thống bản sắc văn hoá riêng. Những tinh hoa văn hoá của từng dân tộc có được là do quá trình lao động sáng tạo của cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thống, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc không phải là cái bất biến, nó không ngừng được hoàn thiện phát triển qua các thởi đại nhờ sự hoàn thiện và những yếu tố du nhập từ các nền văn hoá của mình. Thông qua giao tiếp, tìm hiểu các dân tộc trao đổi cho nhau những kiến thức về văn hoá, những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung, nâng cao nền văn hoá của mình. Đây là đặc trưng trong tính kế thừa theo trục không gian của các nền văn hoá. Nếu không có giao lưu, nền văn hoá vủa mỗi cộng đồng, dân tộc khi bị cô lập sẽ ở trạng thái ngưng trệ. Sự kế thừa theo trục không gian đã thúc đẩy văn hoá nhân loại phát triển.
Khi nghiên cứu du lịch ta không chỉ xem xét trên góc cạnh của người hướng dẫn mà trên thực tế những người cung cấp dịch vụ là yếu tố thứ hai trong du lịch tạo nên một hiện tượng Kinh Tế - Văn Hoá. Họ là những người cung cấp thông tin, tổ chức các chuyến du lịch, người cung cấp phương tiện giao thông, cung cấp cơ sở lưu trú, ăn uống để thoả mãn như cấu cơ bản của con người. Ngoài ra những người làm công tác nghệ thuật, tổ chức vui chơi giải trí, cung cấp thiết bị kỹ thuật … Với tư cách là “nhà sản xuất hàng hoá dịch vụ, hoạt động của người làm du lịch không thể tách rời các yếu tố văn hoá” .
Trong doanh nghiệp hoạt động du lịch, yếu tố văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra. Sử dụng trong quá trình phục vụ khách. Vì vậy, có thể nói rằng văn hoá chính là toàn bộ quá trình xây dựng bố trí cơ sở vật chất: thiết bị vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phụ trợ khác …
Một điểm cần lưu ý là sản phẩm của nghành du lịch mang tính chất đặc thù. Nghĩa là nó không thể đóng gói, tồn kho, bày bán như các sản phẩm thông thường. Yếu tố dịch vụ mang tỷ trọng lớn trong sản phẩm. Như vậy, một sản phẩm du lịch không chỉ có mặt vật chất mà nó chứa đựng yếu tố văn hoá, tinh thần. Kết tinh vào sản phẩm có sức lao động của con người thông qua giao tiếp, phục vụ, chăm sóc khách hàng. Nhân viên phục vụ với tính chất là sản phẩm của một nền văn hoá vì họ mang trong mình khả năng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, và các yếu tố truyền thống trong nhân cách. Họ đại diện cho doanh nghiệp và cả một nền văn hoá để cảm hoá khách hàng.
Tóm lại, giữa du lịch và văn hoá có mối quan hệ biện chứng. Hoạt động của ngành du lịch như một ngành kinh tế dịch vụ góp phần cho sự tăng trưởng và sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng, thúc đẩy phát triển văn hoá và ngược lại, sự phát triển của một xã hội văn minh trong đó trình độ văn hoá, chính trị, tư tưởng của các thành viên trong cộng đồng lại tác động lại đến phát triển kinh tế trong đó có du lịch.
Chương 2: Thực trạng du lịch Việt Nam với vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Việt
2.1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
2.1.1. Vai trò của nghành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân:
Nhà Nước Việt Nam xác định: du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Qua đó, ta thấy:
- Đối với nền kinh tế quốc dân thì du lịch có vai trò là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành liên vùng. Du lịch là ngành dịch vụ. Nên nó sử dụng một tỷ trọng nhân công tương đối lớn, từ đó đã tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho người lao động. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên khi nó phát triển sẽ kích thích và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển và ngược lại, các ngành khác phát triển cũng kích thích và tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Trong nền kinh tế quốc dân nước ta, du lịch vẫn còn là ngành non trẻ. Tuy vậy, ngành này đang ngày càng phát triển với một tốc độ mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân. Một số nước trong khu vực có điều kiện tương tự nước ta nhưng do nhận thấy vai trò của du lịch đối với nền kinh tế nên họ đã có chính sách thúc đẩy ngành phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Như Thái Lan, trong suốt hàng chục năm qua, tỷ trọng ngành du lịch luôn đứng đầu trong nền kinh tế quốc dân, không những thế, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kinh tế nước này phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực. Nước ta trong năm năm gần đây du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước.
Doanh thu từ du lịch trong những năm 1990- 2006:
Nguồn: Tổng Cục Du Lịch
Nhờ những phát triển trong ngành du lịch mà đã tạo ra được đội ngũ phục vụ có chuyên môn, một cơ sở vật chất về lưu trú đủ khả năng phục vụ và đã phục vụ thành công các sự kiện lớn của Nhà Nước, như phục vụ SeaGame 22, phục vụ hội nghị Thượng Đỉnh Á - Âu và đã để lại ấn tượng tốt với các nguyên thủ cũng như các đoàn đại biểu của các nước. Du lịch phát triển còn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng các hàng hoá vật chất và các hàng hoá phi vật chất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ rất được khách quan tâm. Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Do đó để thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Vì vậy, sản phẩm du lịch mang tính độc quyền. Vậy, ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác động biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Du khách mang ngoại tệ vào đất nước mà họ đi du lịch, làm tăng ngoại tệ cho đất nước họ đến, ngược lại phần thu ngoại tệ sẽ tăng lên đối với quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia hoạt động du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế - văn hoá khác nhau tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu vùng xa.
Khi khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đi về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hoá các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành liên quan như nông nghiệp, công nghiệp chế biến…
So với ngoại thương ngành du lịch cũng có nhiều ưu thế nổi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không cao.
Qua đây, ta thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Việt Nam với chủ trương mở cửa làm bạn với tất cả các nước. Nhằm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, cải thiện đời sống sinh hoạt, giá cả trong nước ổn định.
2.1.2. Vai trò của du lịch đối với văn hoá – xã hội
Ngày nay, du lịch không chỉ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới mà nó còn trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người. Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân càng tăng bởi một đặc tính cố hữu của con người là ham hiểu biết và giao lưu. Càng tham quan nhiều, càng giao lưu nhiều thì con người càng cảm nhận kiến thức của mình còn nhiều khập khiễng giao lưu còn quá bó hẹp. Chưa nói đến phạm vi rộng, chỉ cần biết được các miền của đất nước, cuộc sống của con người Việt Nam ở mỗi vùng, mỗi dân tộc là ước mơ của biết bao triệu người dân chúng ta. Với bề dày lịch sử, hàng ngàn năm văn hiến, với biết bao danh lam thắng cảnh, di tích trải dài trên suốt chiều dài của đất nước, tất cả đã trở thành nguồn tài nguyên vô tận để ngành du lịch khai thác phục vụ cho kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và làm bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước cũng như con người Việt Nam. Thông qua du lịch các tầng lớp dân cư trong xã hội có điều kiện để tiếp xúc với nhau và hiểu nhau hơn, từ đó hình thành nên những nhận thức chung và quan tâm chung. Không có du lịch làm sao các cộng đồng miền xuôi có điều kiện để tiếp xúc và hiểu được hoàn cảnh, thực tế cuộc sống, kinh tế của các cộng đồng dân tộc miền ngược, vùng kinh tế kém phát triển, từ đó xây dựng cho họ nhận thức, tinh thần tương thân giúp đỡ nhân đạo tốt hơn. Du lịch cũng giúp cộng đồng dân tộc miền ngược có điều kiện tiếp xúc, tiếp thu những kiến thức tiên tiến về văn hoá, kinh tế, nếp sống văn minh của các cộng đồng khác từ những vùng kinh tế văn hoá phát triển. Không những chỉ có tác dụng giao lưu xã hội mà du lịch còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, khảo sát thực tế tiềm năng phát triển,cơ hội đầu tư ở những vùng kinh tế còn khó khăn, từ đó họ có những kế hoạch chiến lược đầu tư vào những khu đó giúp phảt triển kinh tế xã hội và góp phần xoá đói giảm nghèo của các khu vực khó khăn này. Dân gian có câu “ trăm nghe không bằng một thấy” thì du lịch cũng là một trong những cơ hội để các nhà đầu tư thấy trực tiếp, quan sát trực tiếp, tìm hiểu trực tiếp tiềm ăng, cơ hội đầu tư cho các dự án phát triển du lịch, phát huy giá trị du lịch.
Bên cạnh đó, du lịch còn là ngành kinh tế tổng hợp có nội dung văn hoá sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao nên du lịch còn có vai trò giúp cho người đi du lịch muốn được trải nghiệm và thẩm nhận những giá trị văn hoá của cộng đồng khác. Cũng như du lịch đáp ứng được nhu cầu mong muốn được hoàn thiện mình, ai ai cũng muốn nâng cao trình độ hiểu biết của mình dể trở thành những bậc vĩ nhân như trong huyền thoại … Chính những mong muốn được mở mang trình độ hiểu biết, sự tò mò tìm hiểu và khám phá chân trời mới trong tiềm thức mỗi con người đều trỗi dậy những ý tưởng về nền văn minh cổ đại và họ muốn khám phá ra những điều bí mật ấy. Chính những nhu cầu này mà ngày nay xu hướng du lịch văn hoá ngày càng phát triển, du khách muốn đi tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá những nét văn hoá truyền thống của các dân tộc ngày càng nhiều. Như vậy, du lịch đóng vai trò thiết yếu và không thể thiếu được đối với nền văn hoá xã hội Việt Nam.
2.2 Thực trạng du lịch Việt nam với vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Việt
Là một ngành kinh tế mũi nhọn song mục đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuận kinh tế. Điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch trực tiếp góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Có thể nói, khách nước ngoài đến với Việt Nam bởi nhiều lý do trong đó có sự thân thiện của con người Việt nam. Đây là một thế mạnh mang tính truyền thống cần được gìn giữ phát huy. Mặt khác, qua du lịch, khách muôn phương có dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hoá Việt Nam. Du lịch Việt nam giống như một sứ giả hoà bình và hữu nghị thắt chặt tình thân ái với bạn bè năm châu.Vì thế, Việt nam ngày càng trở thành điểm đến hẫp dẫn của khách du lịch quốc tế. Bảng thống kê dưới đây cho ta thấy số lượng khách du lịch trong 9 tháng của năm 2007.
kh¸ch quèc tÕ ®Õn viÖt nam
9 th¸ng n¨m 2007
Th¸ng 9
Céng dån
Th¸ng 9/2007
Th¸ng 9/2007
9 th¸ng
n¨m
9 th¸ng ®Çu
so víi
so víi cïng
®Çu n¨m 2007
2007
n¨m 2007
th¸ng 8
kú n¨m tríc
so víi cïng
(Lît kh¸ch)
(Lît kh¸ch)
n¨m 2007 (%)
(%)
kú n¨m tríc (%)
Tæng sè
358,000
3,171,763
100.6
132.0
118.5
I. Chia theo ph¬ng tiÖn ®Õn:
1. §êng kh«ng
279,733
2,475,540
101.3
131.5
126.5
2. §êng biÓn
21,565
168,923
98.6
118.3
95.5
3. §êng bé
56,702
527,300
97.9
141.1
96.9
II. Chia theo môc ®Ých chuyÕn ®i:
1. Du lÞch, nghØ ng¬i
221,096
1,969,208
100.9
140.4
128.9
2. §i c«ng viÖc
57,893
481,388
99.4
102.5
114.2
3. Th¨m th©n nh©n
48,961
455,697
103.9
156.6
104.5
4. C¸c môc ®Ých kh¸c
30,050
265,470
95.4
115.8
91.0
III. Chia theo mét sè thÞ trêng chñ yÕu
1. Trung quèc
49,080
422,957
98.0
123.8
100.7
2. Hång K«ng
628
4,307
99.7
201.3
138.6
3. §µi Loan
30,153
243,741
100.6
137.6
118.0
4. NhËt
34,802
304,599
107.1
82.8
110.0
5. Hµn Quèc
37,257
372,681
94.4
116.6
121.7
6. Campuchia
10,900
116,628
93.7
170.9
91.3
7. Indonesia
1,881
17,292
100.4
102.3
111.4
8. Lµo
2,767
23,865
103.9
90.0
84.9
9. Malaysia
12,374
109,248
99.0
133.4
157.5
10. Philippin
2,728
23,926
95.4
125.8
114.8
11. Singapore
11,001
95,326
97.4
124.3
130.0
12. Th¸i Lan
13,602
120,867
99.9
161.7
137.3
13. Mü
32,889
323,758
105.1
141.4
111.0
14. Canada
7,595
72,083
105.2
218.3
131.6
15. Ph¸p
17,681
141,219
102.4
233.1
147.4
16. Anh
9,748
79,809
102.5
172.7
130.1
17. §øc
7,649
71,775
104.8
182.5
130.7
18. Thuþ sÜ
1,671
15,477
101.3
170.7
129.9
19. Italy
2,133
16,674
82.0
203.6
151.7
20. Hµ Lan
3,934
27,543
102.2
188.9
147.9
21. Thuþ ®iÓn
1,155
16,842
130.5
145.6
126.3
22. §an M¹ch
1,470
15,738
95.4
133.0
114.7
23. PhÇn Lan
220
4,449
92.2
86.1
106.9
24. BØ
1,790
14,185
114.5
211.5
140.0
25. Na uy
888
8,777
112.7
193.9
89.0
26. Nga
2,879
33,051
103.5
131.0
157.0
27. T©y Ban Nha
3,852
20,220
71.6
159.9
132.8
28. óc
17,618
166,601
101.4
125.6
133.4
29. Niudil©n
1,661
14,792
97.4
120.6
142.5
30. C¸c thÞ trêng kh¸c
34,888
262,914
105.9
152.2
124.6
Nguån: Tæng côc Thèng kª
Trong đó 15 nước có lượng khách vào Việt Nam lớn nhất gồm:
15 THÞ TR¦êNG DÉN §ÇU
VÒ kh¸ch quèc tÕ ®Õn viÖt nam
(XÕp theo n¨m 2007)
§¬n vÞ: Lît kh¸ch
N¨m 2000
N¨m 2001
N¨m 2002
N¨m 2003
N¨m 2004
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
Tæng sè
1,734,025
1,881,797
2,147,832
2,006,641
2,485,519
2,957,877
3,038,857
3,555,383
1. Trung Quèc
626,476
672,846
724,385
693,423
778,431
717,409
515,286
574,627
2. Hµn Quèc
53,452
75,167
105,060
130,076
232,995
325,882
421,741
475,388
3. NhËt
152,755
204,860
279,769
209,730
267,210
338,509
383,896
418,333
4. Mü
208,642
230,470
259,967
218,928
272,473
330,197
385,654
408,323
5. §µi Loan
212,370
200,061
211,072
207,866
256,906
274,379
274,663
319,291
6. óc
68,162
84,085
96,624
93,292
128,661
148,839
172,519
224,619
7. Ph¸p
86,492
99,700
111,546
86,791
104,025
133,432
132,304
183,790
8. Th¸i Lan
26,366
31,789
40,999
40,123
53,682
86,844
123,804
167,043
9. Malaysia
20,378
26,265
46,086
48,662
55,717
80,602
105,558
153,507
10. Campuchia
124,557
76,620
69,538
84,256
90,838
198,582
154,956
150,216
11. Singgapore
29,100
32,110
35,261
36,870
50,942
82,240
104,947
138,190
12. Anh
56,355
64,673
69,682
63,348
71,016
82,909
84,264
107,468
13. §øc
32,058
39,096
46,327
44,609
56,561
69,378
76,745
101,821
14. Canada
30,845
35,963
43,552
40,063
53,813
63,780
73,744
89,467
15. Nga
6,017
8,092
7,964
8,604
12,249
24,895
28,776
43,300
Nguån: Tæng côc Thèng kª
Đến tháng 4/ 2008, chúng ta đã đón 1,96 triệu lượt khách nước ngoài, tăng 116,1% so với cùng kỳ của năm 2007. Dự kiến, con số này còn cao hơn nữa trong những tháng tiếp theo của năm 2008. Điều đó chứng tỏ, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sức hấp dẫn của ngôi sao đang lên, du khách nước ngoài lựa chọn Việt Nam vì đây còn là điểm đến thân thiện có bề dày lịch sử mấy nghìn năm cùng với truyền thống văn hoá, đa dạng và phong phú. Như vậy, du lịch giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đã được khẳng định một cách sâu sắc hơn bao giờ hết.
Khôi phục, lưu truyền và giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đặc tính của khách du lịch là sau mỗi chuyến du lịch, khi trở về nơi cư trú họ thường kể lại cho bạn bè, người thân nghe những gì họ đã thu lượm được trong chuyến du lịch. Một phần không nhỏ trong câu chuyện là về bản sắc văn hoá, truyền thống và tính cách của con người nơi mà họ đã tham quan du lịch. Cứ tính theo một cách suy diễn thông thường nếu du lịch đảm nhận tốt vai trò của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống thì ảnh hưởng đó sẽ được nhân lên 5,6 lần và có thể là nhiều hơn thế trong cộng đồng, trong xã hội. Nhờ có du lịch mà giá trị văn hoá, truyền thống không bị mai một hoặc mất dần đi mà ngược lại các truyền thống đó luôn được ghi nhớ trong lòng du khách từ các thế hệ này đến thế hệ khác. Cũng có khi những giá trị văn hoá truyền thống đã bị lãng quên theo thời gian nhưng du lịch lại góp phần khôi phục lại những truyền thống đó bằng cách dựng lại những hình ảnh, những biểu tượng hoặc sự kiện có liên quan để phục vụ cho sự khám phá, thích tìm hiểu của du khách.
Du lịch tạo ra nguồn kinh phí để tu bổ các giá trị văn hoá vật thể. Du lịch được xác định là một ngành công nghiệp không khói, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong tương lai, đây là ngành có nhiều tiềm năng và triển vọng. Nguồn thu từ du lịch tương đối lớn nó góp phần cân đối ngân sách và đóng góp hang tỷ đồng cho đất nước. Một phần ngân sách thu được từ du lịch được trích ra để tạo nguồn kinh phí tu bổ các giá trị văn hoá vật thể như: công trình kiến trúc, đình chùa miếu, lăng tẩm,… Sự tôn tạo này nhằm khôi phục lại những gì đã xuống cấp của các di sản văn hoá. Điều này thể hiện tương đối rõ vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc khẳng định, tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống. Mỗi điểm du lịch đều ẩn chứa trong mình những giá trị văn hoá sâu sắc, những truyền thống độc đáo của dân tộc. Ngay cả phong cách lối sống của cư dân tại điểm cũng thể hiện điều đó. Khi du khách đi du lịch sẽ được thẩm thấu các giá trị văn hoá đó qua nhiều cách khác nhau như tự khám phá cảm nhận, hay qua sự truyền đạt giàu cảm xúc rung động lòng người từ hướng dẫn viên du lịch hoặc cũng có thể từ những thông tin đã được cung cấp tại điểm du lịch. Vậy có thể thấy du lịch có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và lưu giữ giá trị văn hoá truyền thống trong lòng du khách từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nó tạo nên một sức sống trường tồn của văn hoá truyền thống .
Du lịch bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống như một tài nguyên quý giá. Vì văn hoá truyền thống còn được coi là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch. Muốn phát triển du lịch một cách bền vững thì nhất định phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy chính nguồn tài nguyên quý giá này. Du lịch coi văn hoá truyền thống của dân tộc như một điểm mạnh, một sự độc đáo và làm nên sự khác biệt của du lịch nước ta với các nước khác. Cho nên, ngành du lịch đã nghiên cứu về giá trị văn hoá của nứơc ta. Sự nghiên cứu này tạo nên sự hiểu biết về văn hoá dân tộc hay có những tác phẩm về văn hoá du lịch hay du lịch văn hoá từ đó mà ra đời. Các tác phẩm này giống như một kho tang quý giá giúp cho các thế hệ đời sau hiểu hơn về văn hoá của 54 dân tộc anh em.
Du khách đi du lịch đồng nghĩa với việc kích thích tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ trong đó có các sản phẩm văn hoá gồm cả sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể. Ví dụ: khi du khách đến thăm làng nghề họ sẽ muốn mua những sản phẩm do các nghệ nhân tạo ra, hay đơn giản hơn họ đi du lịch chỉ để thưởng thức một món ăn truyền thống nổi tiếng. Đây cũng là hình thức kế thừa và phát huy giá trị văn hoá dân tộc.
Du lịch còn giống như một sợi dây liên kết vô hình gắn chặt các quốc gia khu vực với nhau. Khi du khách đi du lịch tạo ra sự giao lưu giữa các vùng miền với nhau. Đây cũng là cơ hội cho những nhà nghiên cứu, những người làm du lịch hay bất cứ ai ai đổi các kinh nghiệm bảo tồn và phát triển văn hoá. Từ đó có những phương pháp tối ưu nhất để bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
Để có nhận thức tổng quát về vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống chúng ta sẽ đi sâu xem xét vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể qua ví dụ điển hình sau:
2.2.1. Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, Việt Nam được biết đến là một vùng đất còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng có giá trị. Giá trị đặc biệt quan trọng bởi giúp tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc, tập quán các làng xã, để các thế hệ hôm nay và mai sau có thêm hiểu biết về cội nguồn dân tộc, truyền thống quê hương. Trong đó làng quê Kinh Bắc- một vùng truyền thống, nơi quần tụ bao đời, cái nôi văn hoá của cả nước, nơi có truyền thống khoa bảng, lưu giữ những huyền thoại đẹp với bao di tích và lễ hội dân gian - một điểm du lịch hấp dẫn, đựơc coi là một ví dụ điển hình của việc phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Chính vì thế, trong phần này sinh viên đã chọn Bắc Ninh để phân tích, tìm hiểu vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn tỉnh và mang những nét chung của ca đất nước.
Theo ông Nguyễn Duy Nhất, PGĐ ban quản lý di tích Bắc Ninh thì toàn tỉnh hiện có 1259 di tích thuộc các loại hình: di tích lịch sử - văn hoá, di tích kiến trúc nghệ thuật, và di tích cách mạng. Trong đó, nhiều nhất vẫn là đình, đền và chùa. Có thể kể đến những chùa như Chùa Dâu, Phật Tích…là những di sản văn hoá tiêu biểu của quê hương Kinh Bắc và dân tộc. Đây là các chứng tích vật chất xác thực, phản ánh sinh động về lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến – cách mạng của nhân dân Bắc Ninh nói riêng cũng như cả nước nói chung.
- Chùa Dâu: Chùa Dâu được bộ văn hoá thông tin đưa vào danh mục 38 di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với việc xác định giá trị lịch sử văn hoá của di tích, lập bản đồ đất đai va khoanh vùng bảo vệ di tích, ngăn chặn xâm hại di tích, trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn di tích cũng được quy định một cách rõ ràng.
Chắc hẳn câu ca dao cổ:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp Chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu
đã đi sâu vào tâm trí mỗi du khách như một lời nhắc nhở, một lời mời gọi về thăm lại chùa Dâu. Miền Dâu, liên lâu hoặc luy lâu - huyện Thuận Thành ngày nay nằm gần trung tâm châu thổ Bắc Bộ. Khi đến thăm chùa Dâu du khách sẽ được hiểu thêm về Luy Lâu đó là một trong 3 trung tâm Phật giáo lớn trong đế chế Trung Hoa là luy lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Hơn nưa miền Dâu sớm trở thành một trung tâm thương mại sầm uất mang tầm cỡ quốc tế. Nơi đây là chốn đô hội, thủ phủ của quận Giao Chỉ và Châu Giao, trung tâm giao lưu kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta những thế kỷ sau công nguyên với các nước trong vùng. Trung tâm Phật giáo Dâu được hình thành trong bối cảnh đó.
Đồng thời, khách du lịch cũng được cung cấp những thông tin về chùa Dâu như chùa xưa có tên chữ là “Cổ Châu Tự”, “Thiền Địch Tự”, và ngày nay là “Diên ứng tự”. Tên Phổ biến vẫn được gọi là chùa Pháp Vân theo tên Vị Phật được thờ ở chùa, còn Chùa Dâu là theo tên địa phương. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển cổ nhất trong số các chùa còn lại ở nước ta hiện nay. Được xây dựng vào thế kỷ VI sau công nguyên gắn liền với lịch sử du nhập đạo phật vào vùng Dâu. Chùa được coi là trung tâm phật giáo của vùng Dâu. Tại chùa Dâu có một cây tháp lớn có chân hình vuông. Dân gian truyền rằng tháp này do Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại, cao chín tầng. Mặc dù mặt tháp không có trang trí hoa văn nhưng giá trị kiến trúc mỹ thuật được thể hiện ở hình khối, màu gạch và mạch vữa, có mối quan hệ với kiến trúc. Chùa tháp của Ấn Độ trong buổi đầu dựng chùa tháp Hoà Phong là một biểu tượng thể hiện sự giao thoa văn hoá và tín ngưỡng bản địa giữa người Việt Nam và Ấn Độ.
Du khách còn được thưởng thức những tác phẩm có giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cao như: nan can bậc cửa trước của tháp chạm thành khối lượng tròn, mỗi bên có một con sóc nằm phủ phục theo dáng bò từ trên xuống. Đây là sản phẩm của thời Trần. Hay tấm bia ghi lại việc xây dựng tháp, con cừu đá dài 1,33m cao 0,88m. Tượng cừu được tạo bằng đá sa thạch biến chất nằm gọn trong khối chữ nhật, rừng cong, tai dài, có râu chải thẳng xuống, miệng ngậm, mũi bẹt, mũi ti hí. Hình tượng nghệ thuật này rất hiếm trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Từ nghệ thuật điêu khắc cho đến chất liệu của tượng đã thể hiện sự giao thoa văn hoá giữa Việt Nam, Ấn Độ và Trung Hoa mang dấu ấn của lịch sử phát triển vùng Dâu và thành cổ luy lâu.
Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm đẹp của các nghệ sỹ trong thời Trần còn lưu lại đến ngày nay. Cánh gà ngoài cửa giữa cột cái và cột hiên có mảng ván thời nhà Trần chạm dây hoa, còn lại đều là của thời Lê thuộc nửa cuối thế kỷ XVII với hình rồng ổ mẹ con đùa giỡn nhau, đây là hình tượng nghệ thuật mang đầy chất dân gian. Bên trong thượng điện là những tượng phật đa dạng, phong phú và đặc sắc chỉ có ở chùa Dâu, thể hiện sự giao thoa, hội nhập văn hoá giữa tôn giáo ngoại lai là phật giáo với tín ngưỡng thờ các vị thần thiên nhiên là thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp. Tuy nhiên, truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền thoại những vị thần này trong tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước vùng nhiệt đới Bắc Bộ Việt Nam đã chuyển thành Phật Tử Pháp. Đó cũng là khát vọng bao đời của người nông dân mong sao cho mưa thuận gió hoà để nền nông nghiệp vốn phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên có thế sinh sôi nảy nở.
Chùa Dâu là ngôi chùa có lịch sử cổ nhất nước ta hiện nay, một viên ngọc quý vô giá minh chứng phật giáo du nhập lớn từ những đầu thế kỷ công nguyên vào nước ta. Chùa Dâu còn là nơi giao thoa, hội nhập giữa văn hoá tín ngưỡng Việt Nam với văn hoá tín ngưỡng, kiến trúc phật giáo từ Ấn Độ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ kính vô giá, nhiều cổ vật có giá trị là những tư liệu quý hấp dẫn du khách tham quan nghiên cứu.
Đến với Chùa Dâu dù chỉ một lần du khách sẽ cảm nhận được bề dày văn hoá của vùng Dâu được ghi dấu ấn rõ nét trong từng thớ gỗ, từng chi tiết kiến trúc ở đây. Vì vậy, Chùa Dâu được coi là một tài nguyên du lịch vô giá. Cũng chính nhờ du lịch mà kiến trúc độc đáo này được thẩm thấu và truyền đạt ở mức độ cao nhất. hàng năm, Chùa Dâu đón hàng ngàn lượt du khách đến thăm. để khi trở về họ ghi đậm dấu ấn của Chùa Dâu trong lòng cứ như vậy những giá trị này được khẳng định và không bị mai một theo thời gian. mặt khác chùa còn được trùng tu nhiều lần nhằm bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử văn hoá theo hướng phát triển du lịch văn hoá nhằm phục vụ khách thăm quan du lịch. Trong đó, việc phát triển du lịch tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể trong việc trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá này. Nguồn thu đó có thể từ tấm lòng hảo tâm của du khách thập phương qua việc góp công đức, nguồn thu đó cũng có thể thu được từ các dịch vụ tại điểm du lịch. Mặt khác, để phục vụ cho việc phát triển du lịch, ban quản lý di tích đã có nhiều phương pháp quản lý nhằm bảo tồn khôi phục và phát triển di sản văn hoá vật thể quý giá này. Điều này có ý nghĩa trong việc chống xuống cấp làm mai một di sản. Vậy với việc bảo tồn, khôi phục và phát triển di tích Chùa Dâu du lịch đóng vai trò quan trọng.
Chùa Bút Tháp: chùa có tên là “Linh khúc thiên tự” cách chùa Dâu 3 km. Tên chùa mới có từ nửa sau thế kỷ XIX do vua Tự Đức khi thấy cây tháp của chùa giống như bút đang đề thơ nên trời. Chùa có kiến trúc hoà nhập với môi trường tự nhiên bao quanh. Đây cũng là nơi có những trung tâm Phật giáo suốt từ đầu công nguyên đến đầu thời tự chủ.
Chùa Búp Tháp là một ngôi chùa độc đáo, có bộ cục gọn gàng, chặt chẽ và rất sinh động. Việc xây dựng dựa vào các vật liệu bền chắc và đã kế thừa những nét truyền thống dân tộc từ thời đại Lý, Trần trước đó. Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu trung tâm nhưng lại tự nhiên ở khu vực xung quanh. Cụm kiến trúc trung tâm ở chùa Bút Tháp bao gồm 9 đơn nguyên chạy song hàng, bố trí đăng đối trên một đường “linh đạo” lối bố trí đăng đối theo trục chính và phương pháp về xử lý các khối kiến trúc của công trình đã tạo nên vẻ thâm nghiêm, u tịch và thanh thoát cho cảnh chùa
Mở đầu là tam quan ba gian, hai mái, tường hồi, bít dốc. Gác chuông hai tầng tám mái, nền vuông, một gian hai dĩ, tám hoa. Toàn khối kiến trúc như một bông sen khổng lồ, độc đáo và hấp dẫn. Trong chùa còn có nhiều kiểu kiến trúc lạ và đẹp mắt tạo sự thanh thoát, bay bổng. Các tháp chính ở vòng ngoài tuân thủ triệt để nguyên tắc đăng đối: phía sau chùa là tháp Tôn Đức nằm trên đường trục, bằng đá ghép, bình diện vuông, năm tầng là điểm cuối đưa nhịp điệu kiến trúc hoà vào sự bay bổng lên không khung, hai bên có hai tháp đá khác cùng hàng ngang nhưng nhỏ hơn. Hai bên sườn chùa, từ giữa hồi nhà Trung kéo ra, bên trái có tháp đá Bảo Nghiêm, bình diện bát giác đây là điểm cao nhất để tôn xưng hòa thượng mở đầu cho hệ thống tổ chùa ở đây.
Trong kiến trúc cũng như trang trí ở Chùa Bút Tháp, ta không thể không nói đến các yếu tố của hai nền văn hoá Việt – Hàn. Tuy nhiên, các yếu tố này đã được việt hoá một cách tài tình. Khiến chúng hoà nhập nhuần nhuyễn với văn hoá Việt, tạo một phong cách độc đáo của chùa Bút tháp.
Chùa Bút Tháp còn có một hệ thống tượng tròn rất đặc sắc so với ngôi chùa khác. Có ba loại chính: Tượng Phật giáo, tượng chân dung và tượng thờ màu. Trong đó tượng Phật giáo có nhiều loại: tượng Phật, tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán… Có những pho rất quý, nổi tiếng, độc nhất vô nhị và được coi là khuôn mẫu của tượng Phật giáo Việt Nam. Nổi trội hơn cả là tác phẩm Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Tượng chân dung ở chùa Bút Tháp rất đáng được quan tâm gồm tượng tổ chức và tượng hậu Phật. Tượng hậu Phật thực sự nở rộ vào thế kỷ XVII và điển hình là Chùa Bút Tháp.
Trang trí ở Chùa Bút Tháp hết sức nổi bật trên hai loại chất liệu là gỗ và đá được thể hiện nhiều trên các chi tiết kiến trúc cũng như trên đồ thờ. Trên các chi tiết kiến trúc gỗ, các mảng chạm mang thuần phong cách truyền thống việt, những con rồng của thời Lê Trung Hưng có hiện đại vào khoảng giữa và cuối thế kỷ XVII được chạm rất tinh xảo.
Có thể nói ông cha ta đã thổi hồn vào ngôi chùa Búp Tháp qua các thời kỳ từ lúc dựng chùa tới các lần trùng tu sau này. Đến thăm chùa Bút Tháp ta được cảm nhận tinh thần từ bi hỉ xả của đạo Phật, để thưởng thức những tác phẩm điêu khắc kiến trúc, để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật một thời và để cảm nhận niềm tự hào về tài nghệ của cha ông. Khi du khách đến tham quan đồng nghĩa với việc khẳng định giá trị lớn lao của kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo tại đây. Hàng năm, Chùa Bút Tháp đón hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm. Đây còn là một con số đáng tự hào vì khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của nước ta luôn là tài nguyên du lịch hấp dẫn. Đồng thời mỗi du khách đến thăm chùa được cảm nhận về giá trị, và vẻ đẹp độc đáo của chùa thì càng thêm tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Điều này có ý nghĩa giáo dục lớn lao đối với ý thức bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của mỗi người. Du lịch cũng tạo ra nguồn kinh phí đóng góp cho chùa Bút Tháp trùng tu và khôi phục những giá trị kiến trúc đã bị mai một. Việc phát triển du lịch cùng giúp cho ban quản lý và phát huy cụm di tích để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Nhắc đến Bắc Ninh ta không thể không nhắc đến Từ Sơn, nơi khởi nguồn của nhà Lý, một triều đại phong kiến thịnh vượng vào bậc nhất của nước ta. Nơi đây được coi là một vùng văn hóa cổ của người Kinh Bắc, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng được công nhận. Hiện nay Từ Sơn quản lý 66 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, để phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân cũng như khách du lịch. Trải qua những thăng trầm, biến cố lịch sử, sự thay đổi của nền kinh tế, nhưng nhiều làng cổ của huyện Từ Sơn vẫn giữ được nét văn hóa riêng, đặc trưng của vùng Kinh Bắc cổ xưa.
Trong đó đình Đình Bảng và Đền Đô như những chứng tích lịch sử và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Tại đây vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của du lịch được thể hiện rõ nét.
- Đình Đình Bảng:
Đình Đình Bảng của Bắc Ninh đã trở lên quen thuộc với mỗi người trong câu ca dao:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Đình Bảng với anh thì về
Đình Bảng là tên làng và tên xã nay thuộc huyện Tiên Sơn, hiện lưu giữ ngôi đình nổi tiếng là Đình Bảng công trình kiến trúc này được xây dựng năm Bính Thìn triều Lê, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ II (1736). Được dựng trên một khu đất không cao lắm, truyền rằng có một con nhện khổng lồ ở trung tâm làng. Đây là một công trình kiến trúc tuyệt xảo, giàu tính dân tộc, nghệ thuật chạm khắc trang trí điêu luyện.
Đình Đình Bảng trông về hướng Nam, nguyên trước đây có cả tam quan, tả vu và hữu vu. Nhưng những kiến trúc đó đã bị phá hoại hoàn toàn trong thời gian kháng chiến chống thực dân pháp. Nay đình chỉ còn lại tòa bái đường, ống muống và hậu cung nối liền với nhau tạo thành một khối chữ “công”. Trong quá trình lịch sử từ ngày dựng đình tại khu vực Đình Bảng chưa có biến cố nào gây tác hại thay đổi ngôi Đình, những thành phần kiến trúc và lối cấu trúc vẫn được giữ nguyên, nên đình Đình Bảng có thể được xem như một tài liệu gốc để tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVIII.
Khi đến thăm đình Đình Bảng, du khách còn được thưởng thức công trình quan trọng nhất về nghệ thuật cũng như về kiến trúc chính là toà Bái Đường. Toà này được xây dựng trên một nền cao hai bậc, cạp đá xanh xung quanh rất bề thế và vững chắc. Bốn mái Đình xoè rộng ra bốn phía tránh nắng hắt, mưa xiên. Các toà mái uốn cong nhẹ nhàng, duỗi ra cho đến đoạn chót thì cong vút lên, bắt gặp độ cong của tòa mái lên, tạo thành đầu đao như cánh của một bông sen. Hai đầu dốc mái có nắp riềm và vỉ ruồi trang trí mây, hoa, lá bằng kỹ thuật chạm thủng tỉ mỉ và công phu. Hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc được thể hiện rõ nét. Không thể đem ngôi đình đồ sộ này so sánh với hình ảnh nhà sàn trống đồng Đông Sơn, nhưng ta vẫn thấy sự đồng nhất rất rõ giữa hai mẫu hình ấy. Như vậy, Đình Đình Bảng là sự nối tiếp, kế thừa của một truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước.
Không chỉ là công trình mang tính khoa học cao, Đình Đình Bảng còn là một tác phẩm nghệ thuật trang trí kiến trúc nổi tiếng. Ván nong gạch vòng xung quanh toà Bái Đường như một vòng hoa nghệ thuật, làm cho kiến trúc bề thế mà duyên dáng, chúng nối tiếp nhau chạy vòng quanh đình được chạm nổi hồi văn nền gấm chữ “ vạn”. Chốt bẩy là những con rồng mình nhỏ nhắn, hai chân nắm hai sợi râu mép, dáng hình ngộ nghĩnh nét mặt như cười, 28 con rồng là 28 hình ảnh sinh động, đa dạng. Trên tám đầu bẩy trước còn đặt thêm tám đầu rồng, nghê để đỡ mái cũng là tác phẩm điêu khắc không đồng bản, mang một ấn tượng đẹp từ bên ngoài. Trong lòng đình là tất cả những tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc nửa đầu thế kỷ XVIII. Khi bước vào bái đình ta sẽ chiêm ngưỡng ngay bức cửa võng lớn ở cung ngoài thuộc gian giữa, phủ kín một diện rộng. Màu váng son choáng lộng của cửa vọng làm rực lên cả gian đình. Đề tài trang trí là các đồ án chữ triện, chữ công, hoa, lá, và các con vật trong bộ tứ quý. Nhìn toàn thể thấy có phần rườm rà,nhưng vẫn chặt chẽ, tươi mát, các chi tiết có rậm, nhưng không rối, càng nhìn càng cảm thấy say mê tài của các nghệ nhân trang trí.
Không thể không nhắc đến hai tác phẩm tượng tròn, tạc hai con nghê gỗ ở đầu dư của xà hạ. Đôi ghê không nằm mà ngồi xổm, chống thẳng hai chân trước như hai trục đỡ vững chắc.Trông tư thế trang nghiêm mà không cứng nhắc, lại rất sôi động. Đây là những tác phẩm quý có giá trị văn hoá cao. Suốt hai trăm năm từ khi xây dựng cho đến nay, đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm của nhân dân địa phương và một vùng xứ Bắc, làng cũ quê xưa:
“ Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đinh Diềm.”
Trong hệ thống tài nguyên hữu thể của Bắc Ninh, nổi trội lên là đình Đình Bảng vì những giá trị đặc sắc bậc nhất về kiến trúc, cũng như nghệ thuật trang trí của nó. Đây vừa là một tài sản kiến trúc vô giá cần được quan tâm, bảo tồn và giữ gìn. Đây vừa là một điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Ninh cũng như của cả nước. Hàng năm điểm du lịch đình Đình Bảng đón hàng trăm, hàng nghìn người tham quan và con số đó ngày càng tăng. Việc du lịch phát triển đã tác động lớn đến môi trường, không gian văn hoá, kinh tế, đời sống của nhân dân trong vùng. Đồng thời trong đó du lịch cũng thể hiện được vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Chính vì đình Đình Bảng là tài nguyên văn hoá và cũng là tài nguyên du lịch nên những giá trị kiến trúc độc đáo này được giữ gìn một cách cận thận nhằm lưu lại một nền văn hoá một thời cũng như phục vụ điều kiện tham quan. Điều này có tác động đến các ban quản lý di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống có hiệu quả để phục vụ du lịch. Hơn nữa, khi du lịch phát triển những giá trị kiến trúc nghệ thuật, hay những tác phẩm quý giá của đình Đình Bảng đã được khai thác sử dụng, điều này khẳng định giá trị của văn hoá truyền thống nước ta. Nó không bị quên lãng mà luôn luôn trở thành một kho tàng kiến thức cho du khách tìm hiểu, khai thác. Sự phát triển du lịch tạo ra sự giao lưu văn hoá. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một làm mất bản sắc riêng của vùng mà nó luôn được bảo tồn và phát huy hơn nữa trong tương lai.
Vậy du lịch có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Ngoài Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, Đình Đình Bảng, Bắc Ninh còn được biết đến với đền Đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu Bắc Ninh,…Với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá này, du lịch đều thể hiện được một cách rõ nét vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Ngày nay, khách quốc tế tới Việt Nam ngày càng đông (đến 4/2008 chúng ta đã đón 1,69 triệu lượt khách ước tính con số này còn tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo ) và mức chi trả cho hoạt động du lịch của họ tại Việt Nam ngày tăng, đã phản ánh được rằng Việt Nam có du lịch hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Phần lớn khách quốc tế tới nước ta đều cho rằng họ đi du lịch là để khám phá, khám phá những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam, khám phá những điều kỳ diệu của các danh thắng mà chỉ ở Việt Nam mới có để từ đó họ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Tất cả điều đó có lẽ du khách sẽ tìm thấy được khi họ có những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, cả ở di sản thế giới cũng như di sản ở Bắc Ninh. Điều đó khẳng định vai trò của các di sản đối với sự phát triển của du lịch nước ta. Cũng như vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc qua hệ thống văn hoá vật thể, mà tiêu biểu là các di tích lịch sử, di sản văn hoá nơi kết tinh mồ hôi và xương máu, trí tuệ và tình cảm, bàn tay tài khéo léo và óc sáng tạo…của các thế hệ dân làng trong thời kỳ lịch sử lao động sản xuất, chiến đấu nhằm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Du lịch làng nghề: trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tê, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo không thể thay thế,một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch.
Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế còn là một cách thức giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài để phát triển du lịch bền vững.
Việt Nam là một quốc gia có bề dầy truyền thống lịch, là đất nước có rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Điểm đặc trưng của làng nghề Việt Nam chính là sự gắn bó, tồn tại song song với lịch sử dân tộc. Các làng nghề ra đời dựa trên các nền văn hoá, văn minh của dân tộc. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng phía Bắc, được phân chia thành các nhóm khác nhau. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Trung Lương – viện phó viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, làng nghề là một nét đặc thù của Việt Nam với sự kết hợp độc đáo cùng các lễ hội, phong tục, tập quán các vùng, miền. Hiện cả nước có 1500 làng nghề thủ công, trong đó có 300 làng nghề truyền thống với hơn 150 năm tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về việc khai thác và phát triển hình thức du lịch làng nghề. Hiện nay, du lịch làng nghề đang là hình thức ngày càng hấp dẫn du khách, là một ưu tiên trong phát triển du lịch Việt Nam bởi những giá trị to lớn mà nó mang lại. Tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó Bắc Ninh được biết đến là một vùng quê nổi tiếng cò nhiều làng nghề truyền thống như: làng Mái ( làng Tranh Đông Hồ), làng Đồng Kỵ,… là những nơi tiêu biểu cho việc phát triển làng nghề Việt Nam.
Du khách trong nước và quốc tế ngày càng ưa chuộng những tour du lịch làng nghề truyền thống nói trên với mong muốn được chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công độc đáo được làm ra dưới bàn tay tài hoa của những nhà nghệ nhân, và được thấy trong đó cả một chiều dài lịch sử – văn hoá lâu bền.
Việc phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống giúp khách có được những điều kiện để học hỏi về sản phẩm, hiểu rõ về quy trình sản xuất. Điều này giáo dục ý thức của cộng đồng và du khách trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Điều đó tạo ra sự tham gia tự nguyện của cả cộng đồng,đó chính là chìa khoá làm nên sự thành công trong bảo tồn làng nghề truyền thống cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cả dân tộc ta.
Bảo tồn làng nghề truyền thống giờ đây đã là mối quan tâm chung của cả quốc gia. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Trung Lương với kinh nghiệm hiện nay của Việt Nam, du lịc tại các làng nghề đã có sự sóng đôi trong các phương án và sáng kiến bảo tồn các giá trị văn hoá. Sự phát triển du lịch ở các làng nghề đã hướng tới phát triển bền vững theo xu hướng bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, năm 2004 dự án nghiên cứu khả thi về phát triển du lịch liên quan đến làng nghề thủ công dọc hành lang Đông – Tây đã được đề xuất và được thông qua. Viện nghiên cứu Châu Á cũng đã tiến hành nghiên cứu, có sự hợp tác tổ chức chương trình hội thảo du lịch làng nghề tại Việt Nam. Những nghiên cứu này có giá trị lớn với Việt Nam để có các phương pháp phát triển du lịch mà có thể bảo tồn giá trị văn hoá Việt Nam.
Các giải pháp phát triển du lịch làng nghề nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cần phải có sự đồng thuận thực hiện được nhiều phía, từ trung ương đến địa phương, phát huy cả nguồn lực trong nước và quốc tế. Việc phát triển du lịch đã lôi kéo được nhiều bên và nhiều tổ chức tham gia cùng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam.
Bàn về bảo tồn và giữ gìn các làng nghề truyền thống có một số ý kiến cho rằng: nghề thủ công đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, kết hợp được các yếu tố truyền thống và hiện đại, phát triển kinh tế,phát triển du lịch với bảo tồn phát huy văn hoá truyền thống dân tộc. Sự đa dạng về văn hoá được phản ánh qua các sản phẩm thủ công truyền thống. Việc phát triển du lịch tại các làng nghề đã thực hiện hàng loạt biện pháp, áp dụng các sáng kiến, để phát triển làng nghề thủ công tạo ra sản phẩm cung cấp cho khách du lịch. Đây cũng là cách thức hữu hiệu để bảo tồn và giữ gìn làng nghề truyền thống.
Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá thông qua phát triển du lịch các làng nghề truyền thống đã trở thành mối quan tâm của cả quốc gia dân tộc. Đặc biệt, với Bắc Ninh - nơi có các sản phẩm thủ công của làng nghề đa dạng, độc đáo đã trở thành một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu văn hoá, tham quan du lịch của du khách, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh , bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Hiện tại, ở Bắc Ninh du lịch làng nghề đã có những bước phát triển nhất định. Nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển, gắn kết làng nghề truyền thống với phát triển du lịch.
Du lịch tại các làng nghề giúp cho các làng nghề tiêu thụ được nhiều sản phẩm, kích thích sản xuất sản phẩm và làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tăng cường khả năng lựa chọn của du khách với sản phẩm du lịch của Việt Nam, tăng cường khả năng xây dựng các sản phẩm du lịch có tính khác biệt lớn giữa các điểm đến trong tour, tăng cường mức độ hấp dẫn và ấn tượng với du khách, thoả mãn nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, muốn tìm hiểu về văn hoá làng, xã, gắn liền với nó là những sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề mang tính độc đáo, nghệ thuật cao.
+ Làng tranh Đông Hồ:
“ Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề làm tranh”
( ca dao)
Làng Mái là làng Đông Hồ – quê hương của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng, nằm cạnh sông Đuống. Vì được khai sinh từ một mảnh đất có nền tảng văn hoá và truyền thống thủ công nên Đông Hồ đã sớm nổi lên như một điểm sáng văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần đáng tự hào của miền quê Kinh Bắc. Trong khi các dòng tranh như tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, bị hiện đại hoá, thất truyền đến nay hầu như không còn nữa thì tranh Đông Hồ đến nay vẫn được duy trì và đứng vững, thu hút sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Ngày nay, có thể xem Đông Hồ như một trung tâm sản xuất tranh dân gian nổi tiếng nhất Việt Nam. Tuy nhiên, tranh Đông Hồ không còn hưng thịnh như xưa. Trước đây, hầu hết các gia đình trong làng đều làm tranh nhưng bây giờ chỉ còn lại ba hộ: ông Nguyễn Đăng Chế, ông Nguyễn Hữu Sam và ông Trần Nhật Tấn. Nhưng dẫu sao ta vẫn tự hào rằng nghề làm tranh Đông Hồ vẫn tồn tại, và không những thế sản phẩm của nó còn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như: Nhật Bản, Singapo, Đức, Hoa Kỳ,…
Khi đến thăm làng tranh Đông Hồ du khách du khách được cung cấp thông tin về kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian của làng Đông Hồ phải trải qua các quy trình như:
Sáng tác mẫu tranh: đây là khâu quan trọng nhất, từ chọn nội dung đến hình thức. Vì vậy, nghệ nhân phải có một trình độ hiểu biết nhất định, có óc sáng tạo và tình cảm sâu đậm. Để vẽ mẫu hoàn hảo thì phải tốn hàng tháng và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Các mẫu tranh sau khi đã được bổ sung thường được vẽ bằng mực nho lên giâý mỏng để khi dán sấp lên mặt gỗ, nét vẽ thấm vào mặt sau tờ giấy, nhờ đó người thợ mới khắc được lên bề măt gỗ.
Khắc ván: trước tiên phải chọn ván in, chất liệu được làm từ thiên nhiên, từ các loại cỏ cây gần gũi với đời thường vì thế nó tạo nên một nét độc đáo cho riêng dòng tranh này.
In tranh: là giai đoạn phức tạp nhất, gồm nhiều khâu khác nhau như: bối điệp, nhuộm giấy, in và tô màu và thường được làm khi thời tiết khô ráo.
Ngoài ra, những nội dung và giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ cũng được du khách cảm nhận một cách sâu sắc. Khi nhìn ngắm những bức tranh Đông Hồ du khách có cảm giác được trở về với cuộc sống thôn dã của những người nông dân Việt Nam. Nội dung tranh rất phong phú và đa dạng, tất cả đều được bắt nguồn từ phong tục tập quán, từ những sự kiện lịch sử, từ nếp sống sinh hoạt thường ngày của người mà nên, ví dụ có những bức tranh có đề tài lấy từ truyện cổ tích, ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, thảo hiền, trừng trị gian ác, như tranh Sơn Tinh – Thuỷ Tinh,Thạch Sanh , Kiều,…
Tranh về đề tài lịch sử, ca ngợi những vị anh hùng dân tộc như tranh: Bà Trưng, Bà Triệu,…
Tranh phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc như tranh: Hứng Dừa, Đánh Ghen, Đánh Vật,…
Loại tranh khắc gỗ Đông Hồ không chỉ hấp dẫn ở nội dung tư tưởng mà còn thoả mãn yêu cầu thẩm mỹ của người xem. Chính vì cái đẹp ấy đã làm nó sống mãi. Dù nhu cầu thẩm mỹ xã hội đã thay đổi nội dung tranh luôn luôn kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tạo nên nét đẹp của dân tộc Việt Nam.Đặc biệt khi cuộc sống được nâng cao, nhu cầu du khách tăng thì làng tranh Đông Hồ còn trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Đến thăm làng tranh Đông Hồ du khách không chỉ cảm nhận trực tiếp vẻ đẹp của những tác phẩm làng nghề thủ công mà còn hiểu được vẻ đẹp của con người làng Mái. Mặt khác khi đến nơi đây họ còn muốn mua những bức tranh đó làm quà kỷ niệm. Điều này đã kích thích tiêu thụ sản phẩm nơi đây. Giúp cho việc sản xuất được đảm bảo diễn ra thường xuyên và phát triển rộng khắp. Điều này có vai trò quan trọng trong viêc duy trì và phát huy sự tồn tại của làng tranh Đông Hồ.
Với làng nghề Đồng Kỵ ( Từ Sơn) – một làng nghề truyền thống, chuyên làm các đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Những nét chạm trổ nổi tiếng bao đời nay, vẫn được thể hiện trên các sản phẩm tinh xảo, theo phong cách cổ. Phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống, Đồng Kỵ đã trở thành vùng quê trù phú. Du khách đến đây có thể lựa chọn nhiều mặt hàng như: vải may quần, áo, đồ dùng học tập…
Tóm lại, du lịch có vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như đã được phân tích đối với văn hoá vật thể của nước ta trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Còn đối với văn hoá phi vật thể vai trò của du lịch được thể hiện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
2.2.2 Vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống phi vật thể:
Là một đất nước được biết đến có nền văn hoá đa dạng và phong phú, không chỉ ở hệ thống giá trị văn hoá vật thể mà còn ở những nét đẹp trong giá trị văn hoá phi vật thể, tiêu biểu là các lễ hội, âm nhạc, ẩm thực, phong tục, tập quán…
Lễ hội ở Việt Nam là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng, phong phú và độc đáo. Sự kết hợp giữa lễ hội và di tích lích sử – văn hoá đã tạo nên sự hấp dẫn kỳ diệu đối với du khách, giúp khai thác tốt hơn các loại hình du lịch này.
Có thể nói, di tích lích sử văn hoá chính là những công trình, hiện vật, dấu tích,… tồn tài dưới dạng vật chất trong khi đó lễ hội là những giá trị tinh thần, là cái hồn nhằm chuyển tải những nét đẹp truyền thống đến muôn đời sau. Việc lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộcqua các hình thức du lịch và phát triển cho phù hợp với thời đại mới là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây được xem là thế mạnh của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á .Không chỉ có nước ta mà hầu như các nước trên thế giới đều có lễ hội. ở mỗi nơi, lễ hội có hình thức và nội dung khác nhau, về ý nghĩa màu sắc và tình cảm… Nhưng tất cả đều có một cái chung: đó là hoạt động văn hoá mang tính nhân loại. Lễ hội có hai mảng yếu tố cấu thành : lễ gồm những nghi thức nghi lễ, cách ứng xử của con người và cộng đồng người đối với tiền thân, thần linh ; hội là những hoạt động vui chơi, thể thao,văn hoá, về tính chất nội dung: lễ hội thường mang màu sắc tôn giáo và lễ hội gắn liền với các tập tục sinh hoạt sản xuất, những sự kiện lịch sử. Đối với Việt Nam lễ hội dành vị trí trung tâm của sự ngưỡng vọng cho con người . Một đặc điểm của lễ hội Việt Nam là thời gian tổ chức hầu như quanh năm và những giá trị truyền thống văn hoá Vịêt Nam ít tính chất thần bí, giầu tính nhân bản. Hầu hết các lễ hội đều gắn liền với một thần linh, có thể là người thường được thiêng liêng hoá. Đó chính là những nhân vật lịch sử có công với đất nước. Ngoài lễ hội gắn với các danh nhân lịch sử, sự độc đáo lễ hội Việt Nam còn thể hiện ở các lễ hội gắn liền với nền văn minh lúa nước. Đó là lễ hội liên quan đến nghề nông, biểu hiện tâm tư tình cảm đối với các vị thần, đối với trời đất đã ban cho con người nguồn sống vô tận, thể hiện niềm khát khao có những vụ bội thu, ca ngợi cái đẹp của cuộc sống và lao động. Hiện tại chúng ta có những lễ hội lớn tầm cỡ quốc gia như: hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Lim, … và hàng nghìn lễ hội khu vực khác.
Ngày nay, khi du lịch phát triển, đặc biệt du lịch văn hoá ngày càng thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách thì việc khai thác và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống của dân tộc là điều kiện giúp cho ngành du lịch tăng sự phong phú của các chương trình du lịch. Đồng thời du lịch cũng tạo sự giao lưu văn hoá, tìm hiểu văn hoá của các dân tộc và việc giới thiệu cho du khách các lễ hội truyền thống của Việt Nam sẽ làm tăng thêm cho nhân dân thế giới sự hiểu biết về dân tộc Việt Nam, qua đó tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường các mối quan hệ. Vì vậy, vai trò bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được thể hiện một cách rõ nét. Ngoài ra khi du khách tham gia vào các lễ hội cùng người dân địa phương đã làm cho quy mô của lễ hội được mở rộng lớn hơn,sự sôi động và nội dung của lễ hội cũng phong phú hơn. Điều này giúp cho các lễ hội ngày càng phát triển rộng hơn và được duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, nó vẫn kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Bắc Ninh nơi vốn được coi là làng quê cổ kính của Việt Nam thì các hoạt động văn hoá, nghệ thuật với các nội dung hấp dẫn được tổ chức thường xuyên. Nơi đây đã sản sinh cho Việt Nam rất nhiều thuần phong mỹ tục. Hệ thống lễ hội và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của vùng đất này. Trong đó hội Lim được coi là một lễ hội lớn và gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Đây là một sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở miền Bắc. Hội Lim diễn ra trên mảnh đất Nội Duệ. Vào ngày 11 tháng giêng ( âm lịch) tại thị trấn Lim đã xuất hiện nhiều du khách nam thanh, nữ tú từ phương xa tới, các nhà trọ, khách sạn đã trật kín chỗ. Họ tới đây sớm để tham dự hôị Lim với đầy đủ các nghi lễ linh thiêng. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm và diễn ra tại ba địa phương bao quanh đó là xã Nội Duệ, Liên Bão, và thị trấn Lim với nhiều hoạt động của cả phần lễ và phần hội. Tại khu vực trung tâm lễ hội, dựng chín bức trướng ở phần lăng tướng quân Nguyễn Đình Diễn phục vụ việc tế lễ. Từ ngày 10 tháng giêng (âm lịch), tất cả các đình, đền, chùa trên địa bàn ba địa phương nêu trên đều mở cửa phục vụ việc tế lễ dâng hương. Ngày 13 tháng giêng – chính hội sẽ được tổ chức rước từ Nội Duệ về đồi Lim và lễ dâng hương, tế lễ ở lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân. Phía trước trước chùa Hồng Ân dựng sân khấu trung tâm và bốn lán Quan họ. Các trò vui dân gian sẽ được mở rộng thật hấp dẫn và đặc sắc trên đồi Lim như: vật, cờ người, dệt cửi, chọi gà, tổ tôm điếm, đu tiên, đập niêu, bịt mắt bắt dê …
Đặc biệt, khi du khách đến với hội Lim còn được quấn hút và say mê hơn cả vẫn là các loại hình sinh hoạt văn hoá Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hoá chung của cả dân tộc. Các liền anh, khăn xếp, áo the, liền chị áo mớ ba, mớ bẩy, nón thúng quai thao đã sẵn sàng đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ. Bằng những lời ca đối đáp diễn ra trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những chiếc thuyền thúng giữa ao, hồ- dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trươg Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Hát Quan họ thường được tổ chức từ ngày 12 tháng giêng tại Lim, cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim), Đình Cả, Lô Bao, Duệ Khánh ( Nội Duệ) , Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị ( Liên Bão). Để thoả mãn những du khách sành sỏi quan họ, thích một không khí đầm ấm gia đình, hát đối đáp Quan họ cũng sẽ được tổ chức tại các gia đình nghệ nhân ở Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông ( thị trấn Lim). Tại những địa điểm trên đồi Lim, hay trên thuyền , trong nhà du khách sẽ được thưởng thức hàng trăm làn điệu dân ca,quan họ thể hiện trong lối chơi đối đáp đạt tới trình độ nghệ thuật cao và là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca, nhạc hoạ nhằm bày tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao cảm giữa nam và nữ giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống với sự thuỷ chung làm giá trị cao cả và lâu bền nhất. Điều này được phản ánh trong câu ca:
“ Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”
Hội Lim chính là nơi trúc mai sum họp tương phùng, tương ngộ. Bên cạnh những khuôn mặt chị Hai, anh Ba, thợ cấy, thợ cày đi trẩy hội còn có cả sự góp mặt của du khách thập phương.
Vậy có thể nói, Hội Lim mang đậm bản sắc văn hoá Việt trên vùng đất Kinh Bắc – là một trong những vùng đất tiêu biểu của cội nguồn văn hoá dân tộc, đáp ứng được tình cảm, sự mến mộ của du khách thập phương. Khi đó nó có tác dụng kích thích du lịch phát triển. Và du lịch lại có sự tác động trở lại với hội Lim. Nhờ có du lịch mà những câu ca, điệu hát, những phong tục,tập quán của người dân Kinh Bắc được mọi người biết đến cùng nâng niu và gìn giữ. Du lịch khai thác và sử dụng yếu tố truyền thống trong hội Lim như một tài nguyên, vậy nên du lịch có những phương pháp bảo tồn phát triển chính nguồn tài nguyên đó để hướng tới phát triển du lịch bền vững. Các nhà quản lý và những nhà nghiên cứu đã tìm ra biện pháp để bảo tồn giá trị văn hoá quý giá này làm cho hội Lim sẽ sống mãi với thời gian và mang đậm nét riêng của dân tộc Việt Nam.
Âm nhạc: nước ta có truyền thống lâu đời về âm nhạc. Ngay từ thời cổ xưa cư dân Việt Nam đã rất say mê với âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử, người Việt Nam đã sáng tạo ra rất nhiều nhạc cụ và các thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục con cháu truyền thống của cha ông,đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh, để bay lên những ước mơ về cuộc sống tương lai tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Trải qua bao thiên biến ngày nay Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho đến những dạng có sự phát triển cao với kỹ thuật diễn tấu tinh tế. Chúng ta đang sống và làm việc trong thời kỳ đổi mới, giao lưu văn hoá đã tạo điều kiện cho văn hoá phương Tây, trong đó có âm nhạc, nghệ thuật, xâm nhập vào Việt Nam. Trong khi mở cửa, hoà nhập với thế nhập với thế giới bên ngoài chúng ta hết sức coi trọng vốn văn hoá dân tộc. Chất liệu quan trọng để tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh những loại hình tạm coi là hiện đại như phim, sân khấu opera, nhạc giao hưởng,… luôn song hành tồn tại các loại sân khấu chèo, tuồng, cải lương, dân ca,… Đối với khách nước ngoài sức hấp dẫn của chương trình tham quan không phải vị họ được thưởng thức các loại hình nghệ thuật phương tây ở Việt Nam. Các loại hình nghệ thuật truyền thống là đối tượng mà họ hướng tới để khám phá thưởng thức. Đặc biệt quan họ – một loại dân ca đăc sắc của vùng đất Kinh Bắc. Dân ca Quan họ nổi tiếng không chỉ là ở những lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi trai gái hoặc với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca nơi khác.
Đến với Quan họ Bắc Ninh là đến với lời ca, tiếng hát trữ tình dịu dàng, đằm thăm, làm say lòng người. Hình thức đối đáp giao duyên giữa nam và nữ trong quan họ gắn bó chặt chẽ với đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng người Việt và trở thành đặc trưng văn hoá của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Điều này lý giải tại sao Quan Họ lại nằm trong danh sách đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Bắc Ninh có 44 làng Quan Họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hoá Quan họ. Trước đây, mỗi làng Quan họ có thể có nhiều bọn quan họ nam hoặc nữ, mỗi bọn có chừng năm đến sáu người. Người đứng đầu được gọi là anh Cả hay chị Cả, thường là những người có tuổi, giữ vai trò tổ chức chỉ đạo,liên hệ với những Quan họ bạn, giữ gìn tiếp xúc cho đúng thủ tục. Sau anh Cả có các anh Hai, Ba,… sau chị cả là các chị Hai, Ba,…Những tên này được đặt theo thứ tự thời gian nhập bọn trươc hoặc sau.
Văn hoá Quan họ là kết quả của sự suy ngẫm, sáng tạo không biết mệt mỏi của người dân. Bằng những lời ca mộc mạc, chân thành nhưng thấm đẫm tình người, họ có thể nói với chính mình, với bạn bè về những ước mơ, khát vọng, những tâm trạng buồn, vui, yêu ghét, nhở thương:
“ Người ơi, người ở đừng vê
Người về em những khóc thâm
Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa”
Ngày nay, khi du lịch phát triển, khách du lịch muốn nghe và thưởng thức những lời ca, làn điệu Quan họ của người dân Kinh Bắc. Điều này đã kéo theo sự phát triển của Quan họ, Quan họ sẽ ngày càng hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn. Âm thanh Q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 150.doc