Tài liệu Đề tài Vai trò của rađa phòng không trong tác chiến phòng không và trong chiến tranh công nghệ cao: Vai trò của Rađa phòng không trong tác chiến phòng không và trong chiến tranh công nghệ cao
-----------------------
Phần mở đầu
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong hoà bình nhưng dư âm của cuộc chiến tranh vẫn vang mãI trong chúng ta qua những lời kể của bố ,mẹ ,của những người dã trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc này hay qua những thước phim tư liệu lịch sử . Dù không ít thì nhiều nhưng trong những trận đánh bảo vệ vùng trời tổ quốc chúng ta dều nghe đến hai từ Rađa .Và với nhiệm vụ to lớn của nó chúng ta cũng dã mường tượng ra nó là một chiếc máy gì đó to lớn và vĩ đạI mới có thể phát hiện ra máy bay ,tàu chiến ở cách xa hàng trăm thậm chí hàng nghìn Km. Nhưng càng lớn lên dược tiếp thu thêm nhiều kiến thức chúng ta mới hiểu RaĐa là gì ,nó hoạt động theo nguyên tắc nào và lịch sử phát triển của nó.
Năm 1865 nhà bác học Macxoen đã dự đoán ra lý thuyết về sóng điện từ.Năm 1887 đã phát minh ra sóng điện từ bằng thực nghiệm do nhà bác học Henry Hetz. Ngày 7 tháng 5 năm 1...
16 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của rađa phòng không trong tác chiến phòng không và trong chiến tranh công nghệ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của Rađa phòng không trong tác chiến phòng không và trong chiến tranh công nghệ cao
-----------------------
Phần mở đầu
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong hoà bình nhưng dư âm của cuộc chiến tranh vẫn vang mãI trong chúng ta qua những lời kể của bố ,mẹ ,của những người dã trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc này hay qua những thước phim tư liệu lịch sử . Dù không ít thì nhiều nhưng trong những trận đánh bảo vệ vùng trời tổ quốc chúng ta dều nghe đến hai từ Rađa .Và với nhiệm vụ to lớn của nó chúng ta cũng dã mường tượng ra nó là một chiếc máy gì đó to lớn và vĩ đạI mới có thể phát hiện ra máy bay ,tàu chiến ở cách xa hàng trăm thậm chí hàng nghìn Km. Nhưng càng lớn lên dược tiếp thu thêm nhiều kiến thức chúng ta mới hiểu RaĐa là gì ,nó hoạt động theo nguyên tắc nào và lịch sử phát triển của nó.
Năm 1865 nhà bác học Macxoen đã dự đoán ra lý thuyết về sóng điện từ.Năm 1887 đã phát minh ra sóng điện từ bằng thực nghiệm do nhà bác học Henry Hetz. Ngày 7 tháng 5 năm 1895 nhà bác học Nga Popop đã phát minh ra dụng cụ có thể thu và ghi lại các hiện tượng phóng điện trong không gian ở cách xa 30m .Tháng 3/1896 Popop đã giởi đi bức vô tuyến điện tin đầu tiên trong lịch sở khoa học gồm mấy chữ “Henry Hetz”.Người ta đã coi phát hiện ra vô tuyến điện là phát minh to lớn của loài người và lấy ngày 7/5/1895 là ngày phát minh ra vô tuyến điện. Năm 1897 trong khi tiến hành thí ngiệm về liên lạc vô tuyến điện Popop đã phát hiện ra sự phản xạ của của sóng điện từ và đã ứng dụng để kiểm tra tàu bè, xác định vị trí mục tiêu dẫn đường định hướng cho tàu trong đêm hoặc có sương mù.Một ứng dụng quan trọng nhất vào trong quân sự và trong thực tế là vô tuyến dịch vụ hay Radar.
Và Radar là tiếng viết tắt của tiếng Anh “Radio Dectection and Ranging” có nghiã là phương tiện dùng sóng vô tuyến điện để phát hiện và định vị mục tiêu.Tên này là do Hải quân Mỹ đặt ra trong đại chiến thế giới lần thứ hai , tuy chưa đủ nghĩa lắm nhưng đã trở nên thông dụng trên toàn thế giới.Tuy nhiên trên thế giới đến những năm 1925 trở đi thì Radar bắt đầu phát triển rộng rãi .Năm 1925 ở Mỹ dùng Radar để nghiên cứu tầng điện ly.Năm 1935 Radar phát xung đầu tiên của Nga bắt đầu phát sóng,đến năm 1938 Radar của Nga đã phát hiện mục tiêu ở xa 100-200Km.Do tính ưu việt cảu Radar nên nhiều nước đã tập trung ngiên kứu và phát triển Radar. ở Đức năm 1936 đài Radar phát sóng met đầu tiên ra đời. ở Pháp năm 1935 chế tạo ra Radar làm việc ở bước sóng 16cm. Kỹ thuật Radar phát triển rất nhanh chónh.Lúc đầu chỉ là Radar sống met tiếp theo là Radar sóng dm,cm cự ly phát hiện đã lên rất nhiều.Nhiều loại ra phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau đã ra đời,Radar làm nhiệm vụ thám không , Radar cảnh giới ,Radar dẫn đường...
ở Việt Nam Radar đầu tiên được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự .Tháng 8 năm 1958 các lớp học đầu tiên về Radar đã được tổ chức .Ngày1 tháng 3 năm 1959 các đài Radar của ta được chính thức phát phát sóng trên bầu trời .Ngày 3 tháng 3 năm 1959 Radar của ta phát hiện được chiếc máy bay C17 của không quân Mỹ-nguỵ xâm phạm bầu trời phía tây tỉnh Thanh Hoá.Ngày 5 tháng 8 năm 1964 Radar phòng không đã phát hiện ra máy bay của Mỹ vào đánh phá miền Bắc ,tạo điều kiện cho các đơn vị hoả lợc đánh trả có hiệu lực các máy bay của Mỹ.
Vào hồi 18h 20 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972 phát hiện được tốp máy bay B52 và F111 vào đánh Hà Nội,Hải Phòng taọ điều kiện cho tên lửa và không quân ta chủ đông tiêu diệt địch .Sự bảo đảm của Radar chính xác kịp thời đã góp phần cùng quân dân cả nước lầm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,đánh bại cuộc chiến tranh phá hịa của Mỹvà chở thành nước đầu tiên đánh thắng B52 của Mỹ.Tuy chưa chế tạo được Radar nhưng người Việt Nam với chí thông minh và lòng yêu nước đã biết phát huy tính năng và làm chủ các đài Radar được trang bị khiến cho kẻ thù bất ngờ và những người chế tạo ra Radar khâm phục.
Người ta có thể phân loại Radar ra theo nhiều cách khác nhau,các cách phân loại này chỉ có tính tương đối.
Theo lý thuyết có loại Radar làm việc theo kiểu phát sóng liên tục và phát sóng xung.
Theo dài sóng phát có các lọai sóng m,dm,cm,mm.
Theo phương pháp định vị có lọai Radar chủ động, nửa chủ động và thụ động.
Theo vị chí đặt của Radar có thể đặt dưới đất, trên tàu ,trên máy bay Radar ngoài đường chân trời.
Theo phương pháp sử lý có Radar sử lý tín hiệu có loại Radar sử lý tín hiệu tương tự có Radar sử lý tín hiệu kỹ thuật số.
Theo chức năng và phương pháp chiến đấu là có Radar phòng không ,không quân ,hải quân ,lục quân.
Theo phương pháp điều chỉnh tín hiệu Radar sóng điện từ,hồng ngoại.
Sự phát khoa học công nghệ vi điện tử và máy tính đã tạo ra tiền đề mới cho sự phát triển của Radar .Những Radar mới nhất hiện nay trên thế giới có những tính năng ưu việt ,cự ly phát hiện xa ,độ phân giải mục tiêu cao,thiết bị gọn nhẹ hệ thống sử lý tín hiệu và hiển thị số nhiều khâu sử lý tín hiệu được tự động hoá rất thuận lợi cho người sử dụng.
Rađa đặc biệt phát triển trong lĩnh vực quân sự nhưng trong dân sự Rađa cũng úng dụng trong việc dẫn đường cho các máy bay dân dụng và tàu bè trên biển.
Nội dung.
I.Cơ sở khoa học kỹ thuật trong việc bắt mục tiêu của Rađa.
1)Các định nghĩa về Rađa
e
b
Z
y
x
0
M
M’
Radar là hệ thống thuộc thiết bị thuộc lĩnh vực kỹ thuật vô tuyến điện. Thực hiện phát đi (bức xạ ) những sóng vô tuyến điện trong môi trường không khí và thu lại tín hiệu phản xạ của sóng điện từ từ mục tiêu rồi đo đạc sử lý tín hiệu cho ta nhận biết được tin tức về mục tiêu cần quan sát.
Hình 1
Sự phản xạ sóng điện từ được xảy ra ở giới hạn của hai môi trường có tính chất điện từ khác nhau .Hình 1 cho ta biết các tham số toạ độ các mục tiêu trong không gian.
0:Radar
M:mục tiêu
0M: Cự ly dài từ Radar tới mục tiêu thường ký hiệu D
b:Góc phương vị của mục tiêu
e:Góc tà của mục tiêu T
MM’ : Độ cao của mục tiêu
MM’=H=sine
Tại thời điểm to: Ho,Ro, bo
Tại thời điểm tn: Hn,Rn, bn xác định đường bay của mục tiêu.
Oxyz là hệ toạ độ để xác định vị trí M trong không gian cần 1 trong 2 bộ 3 thông số
- Cự ly D - Cự ly D
- Góc phương vị b - Góc phương vị b
- Góc tà e -Độ cao H=Dsin e
Trong đó :
(D, b, H ) dùng xác định mục tiêu gần trái đất
(D, b, e ) Dùng xác định mục tiêu xa trái đất.
Tập hợp các toạ độ mục tiêu theo thời gian sẽ cho ta quỹ đạo S của mục tiêu.
2)Bề mặt phản xạ hiệu dụng của mục tiêu
Tất cả các vật thể bay trong phạm vi phát hiện của Rađa được gọi là mục tiêu của Rađa
Đối với bất cứ mục tiêu nào có thể phản xạ lạI sóng đIện từ dều gọi là nguồn phát thứ cấp .Thực chất của việc phản là do khi sóng đIện từ tác động lên bề mặt của vật thể thì sẽ xuất hiện trên bề mặt vật thể dòng đIện xoay chiều .Dòng xoay chiều này chính là nguồn phát xạ thứ cấp.
Tính chất phản xạ của Rađa phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-Kích thước bề mặt phản xạ
-Tính dẫn đIện của mục tiêu
-Kết cấu hình học của mục tiêu
-Bước sóng làm việc của Rađa
-Mặt phân cực nguồn phát xạ
-Góc tới của sóng phát xạ
Sự phản xạ sóng đIện từ có thể chia làm 3 loạI :
-Phản xạ gương
-Phản xạ phân tán
-Phản xạ kết hợp
Phản xạ gưong là phản xạ tác động lên mặt phẳng có góc tới bằng góc phản xạ
Phản xạ phân tán là phản xạ theo nhiều hướng khác nhau
Phản xạ kết hợp là kết hợp cả hai. Thực tế thường gặp phản xạ loạI này
S0 : Nói lên đặc điểm chủ yếu của vật phản xạ. gọi là bề mặt phản xạ hiệu dụng của mục tiêu
S1: Diện tích mặt cắt của mục tiêu
l :Bước sóng làm việc
q :Tia tới
Như vậy bề mặt phản xạ có hiệu quả của mục tiêu thay đổi tờ giá trị cực đại 4S1-0
Công suất tín hiệu phản xạ nhận được ở máy thu:
P2=S0
Trong đó
P1là cồng suất nguồn phát
G1là hệ số khuếch đạI
h1, h2 là hệ số tổn hao khi thu
SA là bề mặt hiệu dụng của angten
R là khoảng cách từ đIểm phát xạ đến vật
3) Các phương pháp xác định toạ độ
a)Phương pháp do cự ly mục tiêu D
Dựa trên cơ sở đo thời gian cần thiết để tín hiệu từ Radar phát đi sau đó phản xạ về từ mục tiêu.
Cự ly D của mục tiêu được xác định:
t:Thời gian giữ chậm tín hiệu từ khi phát xung đến khi đài thu được tín hiệu phản xạ
C: Vận tốc ánh sáng
Phương pháp tần số ta có :
DFM Độ lệch tần số của dao động cao tần
TM :Chu kỳ lặp lại của tần số biến điệu máy thu.
Phương pháp pha :Dựa trên nguyên tắc thời gian giữ chậm tín hiệu phản xạ từ mục tiêu được đo bằng độ dịch pha của dao động biến điện
b)Phương pháp đo phượng vị mục tiêu b
Có nhiều phương pháp đo phương vị. Trong thực tế thường dùng phương pháp xung và phương pháp pha
Thực chất của phương pháp này là xác định b theo trục đối xứng cảu cách sóng trong mặt phẳng ngang.Ngiã là tín hiệu lớn nhất trên hiện sóng phương vị cự ly ứng với điểm giữa của mục tiêu.
Nội dung được mô tả trên hình 2
0
N
M
S
U
b
M
450
Hình 2
c)Phương pháp đo độ cao H
Radar có nhiệm vụ xác định độ cao H của mụctiêu so với mặt đất kể cả khi chúng còn ở xa.Mục tiêu ở xa mặt đất có độ cong của mặt đất.
HM
H’’
H’
e
Rtg
Rtg: Đường kính trái đất lấy bằng 6500Km
Xác định HM chính xác là xác định e sau đó tính toán bù phần cong của trái đất dựa trên cự ly D đã biết. Radar cảnh giới thường sử dụng các phương pháp đo cao:
Phương pháp dùng cánh sóng chữ V
Phương pháp quét cánh sóng trong mặt phẳng đứng
Phương pháp Ganhomet
Thực chất của phương pháp này là xác định D sau đó bằng Ganhomet xác định góc tà và giảI phương trình độ cao
II)Nguyên lý hoạt động của đàI Rađa xung
Máy Phát
Chuyển mạch
Máy Thu
Hiện sóng
Đồng bộ
Nguồn
Hoạt động của Radar được khởi phát bằng bộ tạo đồng bộ.Máy phát qua bộ chuyển mạch chuyển tơi anten. Anten biến đổi năng lương siêu cao tần thành năng lượng sóng điện từ bức xạ trong không gian theo hình và hướng nhất định.Sóng điện từ gặp mục tiêu phản xạ lại anten đợc dẫn qua chuyển mạch tới máy thu.Máy thu làm nhiệm vụ chọn lọc ,biến đổi khuếch đại xử lý tín hiệu thu được thành tín hiệu hình tần đưa đến màn hình hiển thị mục tiêu
Nguyên lý trên có thể được biểu diễn bằng giản đồ điện áp sau:
Udb
Up
Upx
Ura
t
t
t
t
Màn hình hiện thị mục tiêu có thể là các chấm sáng hoặc là hiện thị số như trong các Radar hiện đại ngày nay.
Trong các Radar phòng không của ta chủ yếu là hiển thị bằng tập hợp các chấm sáng trên màn điều này gây bất lợi cho trắc thủ trong chiến đấu khi gặp phải các tình huống phức tạp,nhiều mục tiêu tốc độ xử lý yêu cầu lớn.
III. Khả năng phân biệt của các đàI Rađa
Khả năng phân biệt là một trong những tính năng quan trọng của Rađa ,đó là khả năng quan sát riêng rẽ hai hay nhiều mục tiêu ở gần nhau và xác định toạ độ của chúng.
KháI niệm về phân biệt có thể áp dụng cho nhiều mục tiêu.Nhưng trong thực tế thường nói về khả năng phân biệt hai mục tiêu
Quá trình phân biệt xảy ra với quá trình phát hiện mục tiêu , người trắc thủ phảI làn rõ số lượng, loạI hay nói cách khác phảI phân biệt được tín hiệu mục tiêu
Ta sẽ giới thiệu khả năng phân biệt cự li ,phương vị , độ cao của Rađa và nhữnh yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của đàI Rađa
a. Về cự li DD:
Khả năng phân biệt cự li là khoảng cách nhỏ nhất giửa hai mục tiêu có cùng độ cao, cùng phương vị mà trên sóng thấy rõ hai tín hiệu riêng biệt.
t,Dt: độ rộng và giá trị mở rộnh của tín hiệu phản xạ tương ứng
Knen: Hệ số khí nén
Ldq : kích thước thẳng của đường quét
ddd ;Dường kích đIểm dấu
Để tăng khả năng phân biệt về cự li cần giảm độ rộng của xung tx , hoạc cảI tiến chất lượng của đèn hiện sóng sao cho chùm đIện tử quét trên hiện sóng có kích thước thanh gọn
b. Về phương vị Db
Khả năng phân biệt phương vị của đàI là góc nhỏ nhất mà đàI có thể phân biệt được hai mục tiêu riêng khi bay cùng cự li và cùng độ cao
Đẻ tăng khả năng phân biệt phương vị của đàI ta phảI giảm độ rộng cánh sóng ngang qb.Tham số này phụ thuộc vào bước sóng công tác dàI , cấu trúc hình dáng ăng ten
c. Về độ cao DH:
Khả năng phân biệt độ cao khi hai mục tiêu bay cùng cự li cùng phương vị
e là góc tức thời của góc tà
eq là độ lớn dảI quạt quét theo góc tà
qe là độ rộng cánh sóng
Để tăng khả năng phân biệt vè độ cao cần phảI cảI thiện chất lượng sóng , cần phảI chú ý đến độ rộng cánh sóng ở mặt phẳng dứmg .NgoàI ra nó còn phụ thuộc vào cự li góc tà .
NgoàI các biện pháp kỹ thuật dể cảI thiện nâng cao khả năng phân biệt của đàI .Trong thực tế chiến đấu còn phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp chiến thuật , trình độ kinh ngiệm trắc thủ của Rađa
Trên cơ sở khả năng phân biệt cự li , phương vị độ cao ta có kháI niệm về không gian riêng biệt đó là khoảng không gian nhỏ nhất mà hai mục tiêu bay gần nhau đàI Rađa vẫn có thể phân biệt được
dv=dDdbdHK
K là hệ số tỉ lệ
IV)Các phương pháp quan sát trong không gian
Quan sát không gian bằng Radar có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau.Xuất phát từ mục đích sử dụng Radar ,vị trí sử dụng mà có các phương pháp khác nhau,cũng chính vì thế mà cánh sóng được cấu tạo theo phương pháp khác nhau
a)Phương pháp quét vòng tròn
Cánh sóng của quét vòng tròn.Khi đó anten của đài được quét theo góc phương vị từ 0-v.3600
V:vận tốc quay của Radar .Thông thường v=0-6 v/p
Phương pháp này chủ yếu dùng cho Radar cảnh giới để phát hiện mục tiêu trong toàn bộ không gian của đài quan sát.
b)Phương pháp quét cánh sóng theo hình dải quạt
b1
b2
Khi đó anten của đài được quét đi quét lại trong một giải quạt được giới hạn tờ góc b1 đến góc b2 , các giá trị góc này được xác định bởi tình huống chiến thuật tại thời điểm quan sát.
Phương pháp quét theo giải quạtđược dùng khi cần xác định rõ mục tiêu làm rõ số lượng kiểu dáng mục tiêu hoặc khi có chỉ thị cần tập trung quan sát phát hiện trong một khoảng không gian nhất định
Trong thực tế có thể quét hỗn hợp vừa giải quạt vừa tròn.
II)Tính năng kỹ chiến thuật của Radar
1)Cự ly phát hiện xa nhất của Radar
Pp :Công suất phát
t : Độ rộng xung phát
Ga:hệ số khuếch đại anten
l: Bước sóng công tác của đài
S0: Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu
Pmim: Độ nhạy của máy thu trên Radar
Hàm f (b,e) Nói lên mối quan hệ giữa cự ly phát hiện lớn nhất với không gian nơi dặt đài ,hàm này được xác định cụ thể tại từng vị trí thực tế .
Mong muốn của nhà chế tạo là có được các Radar có cự ly phát hiện DMAX càng lớn càng tỗt về mặt toán học ta có thể tăng các giá trị ở tử số giảm giá trị ở mẫu số,trong căn bậc 4. Song trong thực tế có được cự ly phát hiện xa nhất người thiết kế phải giải một bài toán tối ưu dựa trên các thông số trong công thức với ý nghĩa vật lý, khả năng kỹ thuật, công nghệ và yếu tố tâm sinh lý của con người khi sử dụng đài.
Giữa các tham số kỹ chiến thuật và chiến thuật có liên quan mật thiết với nhau.Trong quá trình lựa chọn thiết kếvà đặt ra yêu cầu cho các tham số của một đài Radar không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu chiến thuật mà còn phải xét đến khả năng thực hiện nó về phương diện kỹ chiến thuật. Trở về với công thức Radar
Giả thiết muốn tăng DMAX lên 2 lần thì cần tăng công suất phát Pp lên 16 lần .Khi tăng công suất lên kéo theo phải thay đổi các điều kiện làm cho đèn công suất làm việc bình thường như hệ thống làm mát,kích thước khối phát sẽ tăng lên ,mặt khác công suất tăng quá lơn sẽ làm nhiệt độ trên đài tăng cao ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm việc trên đài.Việc chế tạo đèn công suất lớn cũng gặp nhiều khó khăn về mặt công nghệ.
Tăng t cũng dẫn tới tăng DMÂX nhưng không nhanh mặt khác dẫn đến nhược điểm là khả năng phân biệt của đài. Xu hướng tàng hình hoá dẫn đến sự giảm nhỏ đáng kể điện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu làm cho việc phát hiện và xác định tính chất của mục tiêu càng khó khăn do đó việc tăng đô rộng xung phát hiện cũng hạn chế.
Tăng độ dài bước sóng l cũng có tác dụng nhanh song việc tăng bước sóng kéo theo kích thước của anten cũng phải tăng theo dẫn đến những nhược điểm trên . Mặt khác khi l thay đổi khả năng lan truyền sống trong không gian ,l tăng cũng làm giảm khả năng phân biệt, việc xác định tính chất kiểu loại của mục tiêu gặp khó khăn .Vì vậy việc thay đổi bước sóng cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
Từ công thức ta thấy rằng cũng có thể tăng độ nhạy của máy thu thực chất là giảm Pmim đây là một phương án khả thi đang được quan tâm chú ý.Vấn đề giảm Pmim đã đạt được những bước tiến khả quan trong điều kiện phát triển nhanh chóngcủa kỹ thuật và công nghệ chế tạo. Việc xuất hiện các bộ khuyếch đại thuật toán làm việc với nguồn năng lượng cực nhỏ hệ số khuyếch đại cao trở khánh vào cực lớn đã cho phép cải tiến đáng kể chất lượng máy thu
V)Vai trò của Radar trong tác chiến phòng không nhân dân
Trong tác chiến phòng không tất cả các đơn vị đều có liên quan mật thiết đến Radar
Bộ đội Radar phòng không là một binh chủng bảo đảm chủ yếu cho tác chiến phòng không và phòng tránh địch trên không của quân chủng phòng không cuả quân đội và phòng không nhân dân trong cả nước
Radar phòng không phải quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ Quốc kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích đường không của địch không để Tổ Quốc bất ngờ trong mọi tình huống. Vì thế bộ đội Radar có vai trò và những nhiệm vụ quan trọng trong tác chiến phòng không cũng như trong phòng không nhân dân.
Thực hiện trinh Radar liên tục ngày đêm để quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ quốc chủ động , kịp thời chính xác mọi hoạt động đường không của địch.Thông báo kịp thờimọi tình hình trên không cho Sở chỉ huy quân chủng,các Sở chỉ huy của các bộ đội phòng không khác như Không quân,Tên lửa ,Pháo phòng không và các cơ quan phòng không nhân dân.
Bảo đảm hoạt động chiến đấu và các hoạt động khác của bộ đội không quân,bộ đội tên lửa phòng không ,pháo phòng không và các chuyến bay đặc biệt.
Trong Không quân nhờ khả năng của Radar để phát hiện vật thể bay , phương tiện phá hoại của địch giúp cho máy bay tiêm kích của ta xuất kích tiêu diệt mục tiêu được chính xác kịp thời.Trong quá trình bay Radar đã dẫn đường cho máy bay.Radar đã giúp cho các binh chủng hợp đồng tác chiến hiệu quả.
Trong các cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược sự kết hợp của lực lượng Radar và các lực lượng khác đã làm nên những chiến công hiển hách. Minh chứng đầy sức thuyết phục là việc bắn máy bay B-52 của giặc Mỹ.
Trong những năm tháng cuối năm 1972 trong chiến dịch đánh phá miền Bắc giặc mỹ đã sử dụng máy bay B-52 để ném bom giải thảm miềm Bắc quyết cho miền bắc chở về thời kỳ đồ đá. Nhiệm vụ của bộ đội Radar rất nặng nề làm sao phải biíet được hướng bay ,thời điểm và quy mô của giặc .Trong những ngày đó bộ đội Radar đã phát động phong trào chống nhiễu phát hiện bằng được B-52 để phối hợp với các lực lượng khác để quyết tâm tiêu diệt B-52 . Sau ngày 26/10 đội hình bố chí Radar trên toàn miền Bắc đã được điều chỉnh. Trung đoàn Radar H91 từ Thanh Hoá được lệnh cơ độnh vào Nghệ An có nhiệm vụ phát hiện chuyển tiếp máy bay địch đặc biệt là B-52. Trung đoàn Radar H90 ở Hà Tĩnh ,H92 ở Tây Bắc H93 ở khu vực đông bằng Bắc Bộ.Tiểu đoàn 8 là tiểu đoàn Radar dẫn đường được gia nhiệm vụ phối hợp tác chiến với lực lượng phòng không .Các đơn vị Radar tiến hành tập luyện đột kích chống nhiễu phát hiện B-52 fát hiện ra máy bay bay thấp , chống tên lửa và qui trình dẫn đường cho không quân
Bắt đầu từ 17-12 địch đã cho bắn phá và khiêu khích lực lượng phòng không cuả ta.18-12 mức độ đánh phá của địch giảm, đến 18h 15’ tất cả các đài Radar đang cảnh giới điều bị nhiễu cường độ nhiễu phát triển mạnh. 18h35 tin từ đại dội 37 trung đoàn Radar H92 có 2 tốp F-111 từ phía Tây nam bên kia biên giới Việt Lào bay thẳng về phía Tây Bắc Hà Nội 5 phút sau máy bay EB-66 bắt đầu gây nhiễu ngoài đội hình.Sau đó trên màn hình hiện sóng Radar của đại đội 16 ở Nghệ An lại xuất hiện 1 số giải nhiễu mới và đã khẳng định là máy bay B52.Nhận được báo cáo trung đoàn trưởng H91 lệnh mở tăng cường đài Radar P35 của đại đội 45.Sau khi xác định nhiễu B-52 đại trưởng cùng các trắc thủ thao tac squy trình chống nhiễu theo kinh nghiệm chiến đấu đã xác định được tín hiệu các tốp B-52 trên nền nhiễu và các tình huống được thông tin kịp thời đến sở chỉ huy đại đội.Chiếc B-52 đầu tiên rơi ở Phủ Lỗ-Kim Anh vào lúc 20h13’.Lịch sử truyền thống bảo đảm cho các lực lượng phòng không không quân đánh thắng trận đầu của bộ đội Radar ghi thêm một trang mới vẻ vang.Chiến công suất sắc của bộ đội Radar trong đêm 18/12 và trong chiến dịch phòng không này đã chứng minh sự kết hợp của Radar trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Cùng với sự góp phần của Radar với lực lượng Phòng không , Không quân ,Pháo Phòng không và các lực lượng vũ trang nhân dân khác trong chiến tranh chống Mỹ đã bắn rơi 4181 chiếc máy bay các loại. Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không từ 18 đến 30/12/1972 Mỹ đã xuất phát 663 lần chiếc B52,hơn 3900 lần chiếc máy bay chiến thuật ta đã bắn rơi 34 chiếc B-52,5 chiêc F-111 bắt sống 45 phi công. Góp phần vào chiến thắng của toàn quân, toàn dân , toàn Đảng.
VI.Vai trò của Rađa trong tác chiến đIện tử
Rađa là một trông những đối tượng chính để đối phương và ta thực hiện trong tác chiến đIện tử. Trong tác chiến đIện tử có hai loạI là tác chiến đIện tử “mềm” và “cứng”.Tác chiến đIện tử mềm là tác chiến đIện tử chỉ thuần tuý dùng sõng để gây nhiễu loạn lẫn nhau làm đối phương mất khả năng kiểm soát đIều khiển được tên lửa , trên màn hình Rađa không phát hiện được mục tiêu hay gây sai số cho người đIều khiển…nhưng không gây thiệt hạI cho các thiết bị đIều khiển và trắc thủ. Còn tác chién đIện tử cứng là loạI vùa phá sóng của đối phương vùa dùng các loạI vũ khí dụa trên năng lượng phát sóng của Rađa đối phương để tìm đén vị trí đặt Rađa để tiêu diệt ,gây thiệt hạI cho đối phương về cả vật chất và con người.
Trong cuộc khán g chiến chống Mỹ cứu nước ,ta và Mỹ là hai đối thủ đáng gờm trong cuộc tác chiến đIện tử đầy gay go và ác liệt Và mỗi lần Mỹ đua ra được một loạI vũ khí mới ta lạI mỗi lần mất bao nhiêu xương máu vật chất mới có thể chế ngự được nó.
PhảI nói rằng Mỹ là nước có nền khoa học kỹ thuật cao nên nó luôn luôn đưa ra các biện pháp mới dể chống ta .Chúng đưa ra các loạI nhiễu để phá sóng cho các loạI Rađa ,làm chúng ta không bắt được tín hiệu ,không đIều khiển được tên lủa…Hơn thế nữa chúng còn thả các loạI tên lủa như tên lủa Shrike –loạI tên lửa bám theo cánh sóng Rađa- gây rất nhiều thiệt hạI cho ta Nhưng với ý chí của con người Việt Nam chúng ta đã khắc phục được những đIều đó và dẫ giáng trả địch những đòn đánh bất ngờ toạ những bước ngoặt trong cuộc chiến tranh.
Như vậy trong chiến tranh thì Rađa là một trong những bộ phận không thể thiếu được của mỗi quốc gia được ví như con mắt .Và vì thế nó cũng chính là những đối tượng của cần phá hoạI của đối phương .Coc phá hoạI thì sẽ có chống phá hoạI và thế là tác chiến đIện tử lạI bắt đầu.
VII)Rađa trong chiến tranh công nghệ cao
Radar phòng không có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống phòng không phòng thủ quốc gia .Một trong những hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học ký thuật quân sựhiẹn nay trên thế giới là tàng hình hoá các phương tiện tấn công đường không nhằm vô hiệu hoá gây khó khăn cho hoạt động của Radar tạo yếu tố bất ngờ trong tấn công đường không . Trong lĩnh vực tác chiến điện tử việc chống phá Radar và tiêu diện Radar của đối phương được các nước đặc biệt quan tâm.
Vì những lý do trên phát triển nâng cao tính năng kỹ thuật ,chiến thuật,hiện đại hoá Radar đáp ứng với yêu cầu mới và xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia.
Xu hướng phát triển cảu Radar hiện nay là dựa trên cơ sở các lọai Radar hiện có những lọai đã được kiểm nghiệm qua các cuộc chiến tranh để cái tiến thay thế các hệ thống làm việc dựa trên nguyên lý tương tự bằng các hệ thống hoạt động theo nguyên lý số.Nhiều loại Radar đã được chế tạo và thể hiện rõ tính ưu việt của chúng.Việc số hoá các thiết bị cuốn tự động truyền số liệu với tốc độ cao đã giúp đơn giản hoá nhiều thao tác của người sử dụng giảm các sai sót khi xác địn toạ độ mục tiêu đồng thời việc liên hiệp chiến đấu với các đài Radar khác .
1.Rađa trong chiến tranh chống Mỹ
Ngày1 tháng 3 năm 1959 các đài Radar của ta được chính thức phát phát sóng trên bầu trời .Ngày 3 tháng 3 năm 1959 Radar của ta phát hiện được chiếc máy bay C17 của không quân Mỹ-nguỵ xâm phạm bầu trời phía tây tỉnh Thanh Hoá.Ngày 5 tháng 8 năm 1964 Radar phòng không đã phát hiện ra máy bay của Mỹ vào đánh phá miền Bắc ,tạo điều kiện cho các đơn vị hoả lợc đánh trả có hiệu lực các máy bay của Mỹ.
Vào hồi 18h 20 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972 phát hiện được tốp máy bay B52 và F111 vào đánh Hà Nội,Hải Phòng taọ điều kiện cho tên lửa và không quân ta chủ đông tiêu diệt địch .Sự bảo đảm của Radar chính xác kịp thời đã góp phần cùng quân dân cả nước lầm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,đánh bại cuộc chiến tranh phá hịa của Mỹvà chở thành nước đầu tiên đánh thắng B52 của Mỹ.Tuy chưa chế tạo được Radar nhưng người Việt Nam với chí thông minh và lòng yêu nước đã biết phát huy tính năng và làm chủ các đài Radar được trang bị khiến cho kẻ thù bất ngờ và những người chế tạo ra Radar khâm phục.
2.Vấn đề tàng hình và chống tàng hình
Trong thời đại hiện nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quân sự đã làm cho Radar ngày càng phải cải tiến .Các hệ thống phòng không ngày nay phải đối phó với những mỗi đe doạ như máy bay tàng hình,phương tiện bay không người lái,tên lửa tàng hình không đối đất. . .Mối đe doạ nguy hiểm nhất mà hệ thống phòng không phải đối phó chính là máy bay F-117 và B-2.Trong chiến dịch bão táp xa mạc máy bay F-117 chỉ chiếm vài phần trăm trong lực lượng máy bay của Liên quân nhưng chúng đảm nhận tới 31% số mục tiêu tấn công trong một ngày và tới 40% số mục tiêu chiến lược nói chung nhưng chúng không bị đánh trúng và thiệt hại.Một máy bay tiêm kích điển hình thường có diện tích phản Radar khoảng 6 m2 .Diện tích phản xạ Radar của nhiều vũ khí gần đây như lọai JASSM có thể còn thấp hơn nữa,tên lửa hành trình tiên tiến AGM-129A có thể chỉ có khoảng 0,005 m2 nhỏ hơn dấu hiệu Radar của con chim đang bay.Tuy nhiên diện tích phản xạ radar không phải là không thay đổi ở tất cả các góc cạnh do đó số liệu trong các trường hợp sáu có thể gấp 10 lần trị số nêu trên . Kết quả là máy bay và tên lửa tàng hình có thể vẫn có sự trục trặctức là vẫn có những phản hồi radar trong khi bay.Công nghệ tàng hình không làm cho các máy bay vô hình trước tất cả các hệ thổng Radar ở mọi dải tần mà chỉ ở những dải tần dưới độ nhạy của máy thu.Loại trừ sự bảo vệ bằng diện tích phản xạ rada thấp liên quan đến việc đưa năng lượng nhiều hơn vào mục tiêu và có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lương này. Cả hai biện pháp đều có những vướng mắc riêng. Có thể dưa năng lượng lớn hơn vào mục tiêu bằng anten Radar mạch hơn và một máy phát lớn hơn nhưng điều này cũng làm tăng kích thước và giá thành của Radar. Tăng độ nhạy của máy thu Radar cũng có nghĩa là đầu ra có chứa đầy đủ nhiễu tạp và ccá mục tiêu giả khác làm cho phần cứng xử lý chịu tải lớn. Để giải quyết vấn đề phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ rada thấp các nhà thiết kế Radar đang thử nghiệm các chế độ hoạt động mới. Ví dụ dùng tốc độ quét nhanh bằng một mạch quét điện tử để Radar ghi lại các số liệu nghi ngờ bằng các trị số nằm dưới ngưỡng cài đặt cho mục tiêu thực, sau đó kiểm tả lại khi đã hoàn thành phần quét.
Một phương pháp làm giảm hiệu quả của công nghệ tàng hình là sử dụng công nghệ Radar hạot động ở các tần số VHF và UHF ,chứ không phải ở dải micro.Loại Radar PRV-9 , Nato gọi là ”Thinskin” có tần số công tác từ 6-9 GHz,Radar TMD GBR có dải tần từ 8-20 GHz có bước sóng nhỏ nhất là 1,5 mm các Radar có khả năng phát hiện vật bay có diện tích phản xạ cực kỳ nhỏ.Phần lớn các Radar trinh sát tầm xa của phương tây đều hoạt động ở băng D (1-2GHz),băng E(2-3GHz) hoặc băng F(3-4GHz) nhưng từ lâu các Radar của Nga sử dụng băng C(0,5-1GHz) băng B (250-500Mhz) hoặc thậm chí ở băng A(100-250 MHz). Các tần số thấp tương tự cũng được sử dụng trong một số Radar trinh sát của Trung Quốc.Phát hiện máy bay tàng hình cũng có thể phát hiện bằng quang diện.Khả năng bám máy bay tàng hình của hệ thống quang điện tử và được trình diễn tại triễn làm hành không Farnborough 1996 bằng hệ thống bám quang điện tử của hệ thống phòng không Jernas ,biến thể của hệ Raiper do Anh chế tạo để bắt và bám theo máy bay ném bom tàng hình B-2 ở cự ly 6 Km. Mặc dù đây chỉ là thử nghiệm tuy nhiên thấy rằng máy bay tàng hình vẫn có thể bị các Radar quang điện tử lắp trên máy bay tiêm kích như F-14D, Mig-29, Su-27 .
Một trong những Radar phát hiện tàng hình hiện đại là loại Radar Lade (Lidars).Khả năng phát hiện hydrocarbons trong khí quyển của lidars có thể phát hiện được máy bay tàng hình. Theo tài liệu về sự cảm biến của lade từ xa do Carlo Kopp đưa ra ,luồng phụt của máy bay phản lực có chứa nồng độconomie hydrocarbons vào cỡ vài phần triệu gấp 100 lần hoặc hơn nồng độ của khí quyển .Với sự phổ biến của công nghệ tàng hình trong thế kỷ tới, khả năng bám theo các máy bay này cũng hạn chể đáng kể các cơ hội đối phương sử dụng máy bay tàng hình một cách có hiệu quả.
Một giải pháp kỹ thuật đang được các nước đầu tư kỹ thuật nghiên kứu trong Radar là ứng dụng ký thuật trải phố để tăng tính chống nhiễu cho các hệ thống thông tin và Radar .Việc áp dụng kỹ thuật trải phó sẽ làm tăng cự ly phát hiện và tính bí mật của các hệ thống nhận dạng nhờ đó độ tin cậy của hệ thống cũng được cải thiện.
Với sự phát triển của kỹ thuật vi mạch điện tử, kỹ thuật vi sử lý và máy tính điện tử ứng dụng trong Radar đã làm tăng các tính năng kỹ chiến thuật của Radar , việc thay đổi phương pháp đo, tỉ lệ thang đo chống nhiễu, xác định và truyền các tham số đo được tự động hoá hoàn toàn dưới sự điều khiển của máy tính. Sử dụng máy tínhcó thể lưu giữ và tái hiện lại toàn bộ diễn biến tình hình trên không của một trận chiến đấu hoặc cả một giai đoạn chiến đấu một cách sinh động ,tạo thuận lợi cho quá trình tổng kết rút kinh nghiệm chiến đấu.
Trong điều kiện thực tế của nước nhà khi chưa có khả năng có được những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng phát huy truyền thống của bộ đội Cụ Hồ. Ngành Radar không ngừng sáng tạo cải tiến dụng cụ khí tài của mình nhằm đạt đuổi kịp sự tíên bộ của quân đội của các nước khác.Luôn luôn tìm ra những cách đánh trong điều kiện thực tế của quân đội ta để chống laị những phương tiện vũ khí mới của địch
Kết luận
Thế giới ngày nay ,chúng ta phảI chứng kiến bao nhiêu những diễn biến phức tạp mang nặng những tính chất “cá lớn nuốt cá bé”.Thế giới trở thành đơn cực ,chúng ta lạI phảI chứng những cuộc chiến tranh mà ở đó ví quyền lợi của những những nưóc giàu ,nước lớn .Còn các nước nhỏ luôn phảI chịu sự đè nén ,chịu sự nhượng bộ và sự đe doạ dùng vũ lực .Từ những điều đó càng đặt ra cho chúng ta bao đIều suy nghĩ về vị trí của đất nước ta trên trường quốc tế .Rõ ràng đất nước chúng ta không nằm về phía đồng minh của các nước mạnh mà thậm chí còn là đối tượng chống phá của bọn chúng. Hằng năm bọn chúng (đứng đầu là Mỹ) đổ rất nhiều tiền để thực hiện cáI gọi là diễn biên hòa bình để chống phá cánh mạng ,nói xấu Đảng ,nói xấu chính quyền .Chúng lợi dụng lá bàI nhân quyền để can thiệp vào nội bộ nước khác,chúng kích động lôI kéo những đồng bào nhẹ dạ của ta ở Tây Nguyên đòi thành lập nhà nước ĐềGIa để rồi muốn đưa quân vào can thiệp .Kịch bản này có lẽ là giống với kịch bản ở ở Kôsôvô, rồi đưa ra bao nhiêu đIều luật quáI ác mà bất cứ một người Việt Nam chân chính nào nghe cũng cảm thấy tức vô cùng…Vì vậy với tất cả chúng ta việc đặt một trường hợp xấu nhất –dù không bao giờ muốn –là có một cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai là hoàm tòan có thể .Vậy chúng ta phảI làm gì để có thể bảo vệ được thành quả của cha ông ,phảI làm gì tránh được bàI học đau đớn như ở Nam Tư,làm thế nào để tránh rơI vào trình trạng như Irắc hiện nay …???
Câu hỏi này đối với nhiều người vẫn còn là một ẩn số ,nhưng với chúng em thật may mắn được ngồi trên ghế nhà trường dược sự dạy bảo tận tình của các thầy trong bộ môn GDQP đã có thể tìm tháy câu trả lời và thấy rõ nhiệm vụ của mình đối với đất nước.
Là sinh viên là những ngưới tiếp cận trực tiếp với những thành tịu khoa học ,vì thế chúng em phải chăm chỉ nghiên kứu để nắm bắt được công nghệ tiến tiến của các nước trên thế giới để giúp ích cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Chỉ có khi nước ta đạt đến một trình độ công nghiệp nhất định thì ta mới có thể phát chiển được công nghiệp quân sự chỉ khi đó chúng ta mới chủ động trong việc cải tiến và chế tạo vũ khí khí tài không phụ thuộc vào nước ngoài, một yếu tố quan trọng trong chiến tranh đặc biệt là trong thời đại chiến tranh có nhiều áp dụng khoa học kỹ thuật ngày nay .
Chính vì lý do trên trách nhiệm của sinh viên ngày nay đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là ngoài tinh thần cảnh giác ,sẵn sàng ra mặt trận nếu tổ quốc cần tin tưởng vào đường lối của đảng và nhà nước không giao động trước những âm mưu của bọn phản động thù địch thì sinh viên còn nhiều công việc thiết thực hơn đối với tổ quốc trong gian đoạn ngày nay.Kẻ thù luôn hiên đại hơn ta về kỹ thuật vì thế đối với những ngưới sinh viên thì phải luôn tìm tòi học hỏi tiếp cận với khoa học kỹ thuật , nghiêm kứu sáng tạo và tìm tòi ra những cái mới để áp dụng rộng dãi vào cuộc sống nói chung và quân sự nói riêng.Cải tiến những khí tài hiện có nâng cao tính năng kỹ chiến thuật của chúng, hiện đại hoá vũ khí sáng tạo ra những laọi vũ khí khí tài mới.
Trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là quân chủng Phòng không Không quân luôn phải đối phó với những thành tựu khoa học mới của kẻ thù. Chính vì thế để phát triển khoa học kỹ thuật quân sự chúng ta phải tập chung vào đào tạo những tầng lớp chiến sỹ sĩ quan không những có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có hiểu biết về khoa học để tiếp thu những thành tịu khoa học và công nghệ mới. Do đó nhà nước và Bộ quốc phòng nên đi sâu vào khai thác tầng lớp sinh viên ngày nay ngaòi những học viên trong các trường quân đội, khuyến khích sinh viên những người còn đầy nhiệt huyết tham gia vào những công trình nghiên kứu khoa học quân sự để nền khoa học quân sự ngày càng phát triển .
Một lần nữa em xin chân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo dảng dạy môn học giáo dục quốc phòng trường ĐHBK-HN . Bằng sự nhiêt tình hăng say các thầy đã cho chúng em thấy được những bài học bổ ích.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60093.DOC