Đề tài Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì

Tài liệu Đề tài Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì: Lời nói đầu Kinh tế nông thôn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhất là ở Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp , người dân đã bao đời gắn bó với sản xuất nông nghiệp , trên 80 % dân số sống ở vùng nông thôn có thu nhập chính từ nông nghiệp và có khoảng 73 % sè lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để đạt được một nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển, trước hết cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo là tiêu đề cho các ngành khác ở nông thôn còng nh­ cả nước. Trong những năm qua nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đời sống nhân dân đã được nâng lên, tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong khu vực và thế giới thì mức sống của nhân dân ta vẫn còn thấp. Trong kinh tế nông nghiệp ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong đó sản xuất tập trung chủ yếu trong ngành trồng trọt và chăn nuôi, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, quy mô còn rất nhỏ bé. Như vậy, để chuyển ...

doc92 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kinh tế nông thôn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhất là ở Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp , người dân đã bao đời gắn bó với sản xuất nông nghiệp , trên 80 % dân số sống ở vùng nông thôn có thu nhập chính từ nông nghiệp và có khoảng 73 % sè lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để đạt được một nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển, trước hết cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo là tiêu đề cho các ngành khác ở nông thôn còng nh­ cả nước. Trong những năm qua nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đời sống nhân dân đã được nâng lên, tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong khu vực và thế giới thì mức sống của nhân dân ta vẫn còn thấp. Trong kinh tế nông nghiệp ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong đó sản xuất tập trung chủ yếu trong ngành trồng trọt và chăn nuôi, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, quy mô còn rất nhỏ bé. Như vậy, để chuyển đổi sang một nền kinh tế sản xuất hàng hoá từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp với kỹ thuật sản xuất nạc hậu thì điều quan trọng phải làm là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống để xây dựng một nông thôn mới ngày càng văn minh và hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một phạm trù mang tính khoa học và thực tiễn, biểu hiện năng lực và trình độ tổ chức quản lý nền kinh tế trong từng vùng và trên phạm vi cả nước. Đúng hơn, đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Đảng còng nh­ sù nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước mà toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang xây dùng. Thanh Trì là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - xã hội - văn hoá. Nhưng nông thôn chiếm đại bộ phận diện tích, dân cư và lao động của toàn huyện. Trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện thì sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn, trong khi đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ thì chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Vì vậy, phải việc chuyển đổi một bộ phận dân cư từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hoá kết hợp hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp và thương mại dịch vụ là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, chỉ có chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn mới có điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý mọi nguồn lực của huyện để phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thuỷ sản trong những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ là một trong những ngành xuất khẩu chủ đạo của nền kinh tế đất nước. Thanh Trì một trong nhưng huyện có điều kiện về điều kiện tự nhiên mặt nước, nên trong những năm gần đây lãnh đạo huyện đã có sự chỉ đạo phát triển thuỷ sản nhằm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài “VAI TRÒ CỦA NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA HUYỆN THANH TRÌ”. Mục đích nguyên cứu của đề tài này là nhằm hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì giai đoạn 1997 – 2001 Từ đó, đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì trong giai đoạn tới. Ngoài phần mở đầu và kết luận , kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì giai đoạn 1997 –2001 . Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì thời gian tới . Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử . Phương pháp thống kê kinh tế Phương pháp phân tích kinh tế . Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện , cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo KS- GVC NGUYỄN VIẾT TRUNG - người trực tiếp hướng dẫn em làm đề tài này và tập thể các thầy cô giáo khoa KTNN và PTNT trường đại học Kinh tế quốc dân, được sự được sự giúp đỡ của trang trai nuôi trồng thuỷ sản Xuân Hải, đến nay em đã hoàn thành đề tài của mình. Nhưng với thời gian hạn hẹp và trình độ kiến thức còn hạn chế , do đó em khó có thể tránh được những thiếu sót trong bài viết của mình . Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2003 Sinh viên DƯƠNG TIẾN THÀNH MỤC LỤC 70 CHƯƠNG 1 CƠ SƠ Lý LUậN Về CƠ CấU KINH Tế NÔNG THÔN Vµ CHUYểN DịCH CƠ CấU kinh tế NÔNG THÔN I- Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giũa các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Đây là mối quan hệ tỷ lề giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần trong nền kinh tế. Mối quan hệ này phản ánh cả hai mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố kinh tế hợp thành. Như vậy, cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế với quy mô, trình độ công nghệ, tỷ trọng tương ứng của từng bộ phận và sự quan hệ tương tác giữa các bộ phận Êy, gắn với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã được xác định. Nó bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành xét nh­ tầm vĩ mô còng nh­ ở tầm vi mô. Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn ở mối quan hệ giữa các ngành mang tính cố định mà luôn biến động, không có một khuôn mẫu chung mà cơ cấu này luôn có sự chuyển dịch linh hoạt tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể theo không gian và thời gian. Vì vậy, cơ cấu kinh tế không thể cố định lâu dài mà phải có những thay đổi cần thiết, thích hợp với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội. Vì vậy, việc chuyển dịng cơ cấu kinh tế không phải là sự mong muốn chủ quan mà nó là một quá trình phát triển tất yếu. Tuy nhiên, để có một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả thì vai trò quản lý cũng rất quan trọng, đặc biệt là xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý cho giai đoạn hiện tại cũng như thời gian tương lai nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển đã đề ra. Điều này cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước và riêng cho cả các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có cơ cấu kinh tế nông thôn. 2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn: Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vức kinh tế đặc trưng của kinh tế quốc dân: Khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị. Còng nh­ khu vực kinh tế thành thị, khu vực kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng, trước hết là khu vực sản xút cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư toàn xã hội tồn tại và phát triển. Nó còn cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động phong phó cho khu vực thành thị, là thịn trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng . Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá do có lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối có thể khai thác nguồn lợi nông - lâm - thuỷ sản để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thêm nguồn tích luỹ của đất nước, góp phần phát triển khu vực thành thị . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là khu vực thành thị, tỷ trọng sản phẩm thuộc khu vực kinh tế nông thôn giảm xuống , chủ yếu là bộ phận sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp , nhưng không phải vì thế mà vị trí của nó bị giảm xuống mà khu vực này vẫn giữ vị trí là nơi sản xuấtvà cung cấp những sản phẩm chủ yếu không thể thay thế được . Vì thế cơ cấu kinh tế nông thôn đóng vai trò to lớn , nã tồn tại và phát triển gắn liền với tổng thể các quan hệ kinh tế nhất định . Cơ cấu kinh tế nông thôn vận động và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội ở từng thời kỳ. Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn được hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể các mối quan hệ trong khu vực nông thôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo từng tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế trong nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời các hệ thống kinh tế quốc dân . Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát triển của sự phân công lao động theo lãnh thổ, hi sự phân công lao động đạt đến trình độ cao thì cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng, phức tạp cả về chiều sâu lẫn chiều rộng . 3 . Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông thôn theo một chủ định và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông thôn đến trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả cao. Thông qua các tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan . II . Các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn . Còng nh­ cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật . 1 . Cơ cấu ngành: Cơ cấu ngành diễn ra sớm nhất nó gắn liền với sự phát triển của sự phân công lao động, phân công lao động theo ngành là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỉ mỉ thì sự phân chia ngành càng đa dạng, tỉ mỉ và sâu sắc . Cơ cấu ngành theo kinh tế nông thôn gồm ba nhóm: Nông nghiệp ( gồm nông - lâm - ngư nghiệp ), công nghiệp ( gồm: công nghiệp khai thái, chế biến tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác) và dịch vụ (bao gồm: dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống… ) . Trong từng nhóm lại được phân chia nhỏ hơn , chẳng hạn trong nông nghiệp (theo ngành hẹp) được chia thành hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, trong trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả… Trong một thời kinh tế nước ta chậm chuyển biến, nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu, cơ cấu chậm chuyển dịch nguyên nhân chủ yếu là lực lượng sản xuất kém phát triển, năng xuất lao động thấp, phân công lao động chưa tỉ mỉ sâu sắc nên tình trạng thiếu lương thực kéo dài . Từ năm 1989 trở lại đây Sản xuất nông nghiệp đạt được thành tựu to lớn, dư thừa lương thực để xuất khẩu, do vậy làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch mau chóng và có hiệu quả . Những nước đang ở trình độ thấp, nông nghiệp là bộ phận chủ yếu trong kinh tế nông thôn, tỷ lệ thuần nông chiểm rất cao thì sự phát triển của lực lượng sản xuất , đặc biệt là tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch mau chóng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá . 2 . Cơ cấu vùng lãnh thổ: Sự phân công lao động theo ngành kéo dài kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau . Sự phân công lao động theo ngành bao giê cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ là nơi bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế . Xu thế chuyển dịch của cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn có hiệu quả cao . Khi phân bố các ngành sản xuất, dịch vụ trên lãnh thổ cần phát triển chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp và đa dạng . Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng, đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đô thị . So với cơ cấu ngành thì cơ cấu vùng lãnh thổ có tính trí tuệ hơn, có sức người hơn, chậm chuyển dịch hơn vì thế khi bố trí các vùng chuyên môn hoá cấc phải xem xét cụ thể, thận trọng, nếu bị sai lầm rất khó khắc phục dẫn đến tổn thất rất lớn . 3 . Cơ cấu thành phần kinh tế : Trong suốt một thời gian dài của thời kì bao cấp ở nước ta cơ cấu thành phần kinh tế trong nông thôn chậm chuyển biến với sự tồn tại thuần nhất của hai loại hình kinh tế : Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Đến đại hội VI của Đảng với việc chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các thành phần kinh tế mới phát triển đa dạng, đa thành phần . Trong khu vực kinh tế nông thôn điều đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nói nên các xu thế sau : + Sù phát triển đa dạng của nhiều thành phần kinh tế , trong đó kinh tế hộ nổi lên trở thành kinh tế hộ độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phó cho xã hội . Trong quá trình phát triển kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá nhỏ tiến tới hình thành các trang trại, nông trại ( tức sản xuất hàng hoá lớn ) . + Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh nhà nước đang có biện pháp sắp xếp, ra soát lại, hoặc chuyển sang các chức năng khác cho phù hợp với điều kiện hiện nay . + Thành phần kinh tế tập thể ( hay kinh tế hợp tác ) còng chuyển đổi chức năng của mình sang các hợp tác xã kiểu mới kèm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nguyện vọng của các hộ nông dân mà trước đây chức năng chủ yếu của hợp tác xã là trực tiếp điều hành sản xuất . Như vậy, sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế, cùng với việc chuyển đổi chức năng của nó làm cho cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế . 4 . Cơ cấu kỹ thuật : Còng như cơ cấu thành phần kinh tế trong thời gian dài cơ cấu kỹ thuật trong nông thôn nước ta mang nặng tính chất nông thôn cổ truyền và nông nghiệp truyền thống rất nạc hậu, phân tán , manh mùn và có tính bảo thủ, về kỹ thuật mang tính cha truyền con nối, tự đào tạo và chuyển khẩu những kinh nghiệm trong phạm vi từng gia đình. Vì vậy sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, cơ cấu kỹ thuật chậm chuyển biến . Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ CN – TTCN, dịch vụ đã tác động mạnh vào nông nghiệp, nông thôn nước ta làm phá vỡ tính cổ truyền nạc hậu và trí tuệ, làm cho tính thuần nông giảm mạnh, công nghiệp hoà vào nông nghiệp ( công nghiệp hoá nông nghiệp ). Kinh tế nông thôn hoà nhập vào kinh tế thành thị trên cơ sở vẫn giữ vững những tinh hoa của kỹ thuật cổ truyền thống, nâng lên và đan xen với kỹ thuật hiện đại, tiên tiến . Điều đó làm cho cơ cấu kỹ thuật ở nông thôn nước ta những năm qua chuyển biến mạnh mẽ . III . Những đặc trưng chủ của cơ cấu kinh tế nông thôn . 1. Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan và được hình thành do sự phát triển của sản xuất và sự phân công lao động xã hội, ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, sẽ có một cơ cấu kinh tế cụ thể tương ứng trong nông thôn. Điều đó khẳng định rằng, việc xác lập kinh tế nông thôn cần tôn trọng tính khách quan của nó và càng không thể áp đặt một cách chủ quan duy ý chí. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tự nó có các mối quan hệ kinh tế đã có thể xác lập những tỷ lệ nhất định mà ta gọi là cơ cấu. 2. Cơ cấu kinh tế nông thôn bao giê cũng mang tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế như đã phân tích ở trên là tổnh thể các mối quan hệ kinh tế được xác lập theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng trong những thời gian cụ thể nhất định. Tại thời điểm đó, do có những điều kiện về kinh tế-xã hội và tự nhiên, các tỷ lệ đó được xác lập và hình thành theo một cơ cấu kinh tế nhất định. Song mét khi có những chuyển biến trong những điều kiện nói trên thì lập tức các mối quan hệ này cũng thay đổi và hình thành lên một cơ cấu kinh tế mới thích hợp. 3. Cơ cấu kinh tế nông thôn không ngừng vận động, biíen đổi, phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả. Quá trình phát triển của các yêu cầu về lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, phân công lao động ngày càng tỉ mỉ và phức tạp, tất yếu dẫn đến cơ cấu kinh tế cũng ngày càng hoàn thiện, sự vận động và biến đổi không ngừng của các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như trong nền kinh tế nông thôn nói riêng. Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng sẽ vận động, biến đổi và phát triển thông qua sự chuyển hoá của bản thân nó. Cơ cấu cũ hình thành và mất đi để ra đời cơ cấu mới. Cơ cấu mới lại tiếp tục vận động và phát triển và trở thành lỗi thời, nạc hậu, nó lại được thay thế bằng một cơ cấu mới hoàn thiệ hơn, tiến bộ hơn, sự vận động, biến đổi đó là tất yếu phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại. 4. Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là một quá trình và cũng không có một cơ cấu nào là hoàn thiện và bất biến . Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng sẽ vận động và chuyển biến từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới đòi hỏi phải có thời gian và qua các bậc thang nhất định củ sự phát triển . Đầu tiên là sự chuyển đổi về lượng , khi lượng được tích luỹ đến độ nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất . Đó là quá trình chuyển hoá dần về cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn và có hiệu quả hơn . Tất nhiên , quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tè , trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa rất quan trọng , đặc biệt là phải có các biện pháp chính sách và các cơ chế quản lý thích ứng để định hướng cho qúa trình chuyển dịch cơ cấu : Mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ , trì trệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế nông thôn nói riêng . Sù phát triển cơ cấu kinh tế phải là một quá trình , không thể khắc phục được , nhưng không phải là một quá trình tự phát , mà con người có thể và nhất thiết phải thúc đẩy quá trình chuyển dịch nhanh hơn . Trên cơ sở nhận thức nắm bắt được các quy luật khách quan của chúng để tác động theo các mục tiêu đã được khẳng định . Vấn đề quan trọng là phải bắt đầu từ đâu và với những biện pháp nào mà tác động vào nó sẽ gây phản ứng dây truyền tạo ra bước phát triển mới nên tổng thể kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung . IV . Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Như đã trình bầy ở trên , cơ cấu kinh tế nông thôn là một khái niệm mang tính kháh quan , tính lịch sử xã hội , nã không ngừng vận động , biến đổi và phát triển . Sù chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình, do vậy sự hình thành , vận động , biến đổi và phát triển của nó là kết quả của sự tác động thường xuyên và tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấukinh tế nông thôn . Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhưng nhìn chung lại thì có ba nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau : 1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên: Nhóm này gồm : vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ ; điều kiện đất đai của các vùng ; điều kiện khí hậu , thời tiết ; các nguồn tài nguyên khác của vùng lãnh thổ như : nguồn nước rừng biển khoáng sản … Các nhân tố trên có tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành , vận động , biến đổi và phát triển của cơ cấu kinh tế nông thôn . Tuy nhiên , sù tác động và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn không giống nhau . Trong các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn thì cơ cấu ngành , cơ cấu vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng lớn nhất , còn cơ cấu các thành phần kinh tế thì thường bị ảnh hưởng Ýt hơn . Trong các điều kiện tự nhiên nêu trên , nói chung chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp ( theo nghĩa rộng ) và qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới các ngành khác . Trong cơ cấu kinh tế nông thôn , nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng rất lớn tới các ngành khác . Trong mỗi quốc gia , các vùng lãnh thổ với vị trí địa lý khác nhau có điều kiện khí hậu ( lượng mưa , độ Èm , nhiệt độ … ), điều kiện về đất đai ( nông hoá , thổ nhưỡng , địa chất … ) , các nguồn tài nguyên tự nhiên ( nước, khoáng sản , rừng, biển … ) và hệ sinh thái khác nhau về số lượng và quy mô của các phân ngành và chuyên ngành sâu , của nông – lâm – ngư nghiệp của các vùng cũng có sự khác nhau , dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu ngành . Điều này được thể hiện rõ nét trong sự phân biệt về cơ cấu các ngành kinh tế trong nông thôn giữa các vùng đồng bằng , trung du , miền nói . ngay giữa các vùng , cơ cấu các ngành cũng có sự khác nhau rõ do tính đa dạng , phong phú cửa tự nhiên nước ta và sự phát triển không đồng đều của nguồn lực . Mét số vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất , tạo ra các lợi thế so sánh với các vùng khác của đất nước . Đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế nói chung và các vùng kinh tế nông thôn nói riêng ở mỗi quốc gia . Ngoài sự tác động và ảnh hưởng nói trên thì điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới cơ cấu thành phần kinh tế của khu vực kinh tế nông thôn . Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng phong phú của mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển . Thông thường ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần kinh tế : quốc doanh , tập thể , tư nhân , hé … phát triển với quy mô lớn hơn các vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi 2 . Nhóm các nhân tố kinh tế – xã hội : Nhóm nhân tố này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn . Các nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông thôn gồm : thị trường ( cả thị trường trong và ngoài nước ) ; vốn ; hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước ; cơ sở nhạ tầng nông thôn ; sù phát triển của các khu công nghiệp và đô thị ; vấn đề dân sè , lao động cũng như trình độ của người lao động và người quản lý ; kinh nghiệm , tập quán và hệ thống sản xuất dân cư . Trong nền kinh tế hàng hoá các quan hệ kinh tế được thể hiện thông qua thị trường . Các yếu tố cơ bản của thị trường là : cung , cầu và giá cả . Theo tính chất của sản phẩm trao đổi trên thị trường có thể phân thành thị trường hàng hoá tiêu dùng , dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất . Thị trường nông thôn không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế nông thôn ( đầu ra ) mà còn góp phần quan trọng thu hót các yếu tè ( đầu vào ) của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông thôn như : vốn , lao động , vật tư , công nghệ … Tuy nhiên , thị trường với các lao động khách quan của nó luôn chứa đựng khả năng tự phát và dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất còng nh­ gây lãng phí các nguồn lực xă hội . Để hạn chế khả năng tự phát này cần có sự tác động hợp lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô , để định hướng sự vận động và biến đổi của thị trường . Ttong điều kiện kinh tế mở cần chú trọng sự tác động và ảnh hưởng của thị trường quốc tế tới cơ cấu kinh tế nông thôn mỗi nước . Ngày nay , quá trình hợp tác giao lưu kinh tế này càng mở rộng thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện các chiến lược kinh tế mở . Thông qua quan hệ giao thương quốc tế các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế . Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở mỗi quốc gia . Việc tham gia ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế sẽ làm cho các quốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực của mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh . Mặt khác thông qua thị trường quốc tế nà nình tham gia thì mỗi quốc gia lại tăng thêm các cơ hội tìm kiếm những công nghệ , kỹ thuật mới cũng như các nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành kinh tế , nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật , đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường , Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế và các công cụ khác để thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô . Chức năng chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô là tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi Ých kinh tế của người sản xuất ( các chủ thể kinh tế ) vì lợi Ých kinh tế của mình mà tiến hành các hoạt động kinh tế phù hợp với các địng hướng cửa Nhà nước trong kế hoạch kinh tế quốc dân . Để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế hoạt động phù hợp với định hướng của Nhà nước đồng thời để đảm bảo lợi Ých của các chủ thể , Nhà nước thông qua pháp luật kinh doanh xác lập hành lang và khuôn khổ cho các chủ thể kinh tế hoạt động , pháp luật kinh doanh cũng là chỗ dùa pháp lý của các chủ thể kinh tế trong các hoạt động của mình . Các chính sách kinh tế vĩ mô thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường để các quy luật khách quan của thị trường phát huy những tác động tích cực , hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định . Để đạt được mục tiêu trên , mét trong những hướng tác động quan trọng nhất của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước là sự tác động đến cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng . Nếu chỉ có sự tác động của các quy luật thị trường thì cơ cấu kinh tế chỉ hình thành và vận động một cách tự phát và tất yếu sẽ đẫn đến một sự lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của đất nưóc . Để thực hiện chức năng điều tiết của mình , Nhà nước không còn cách nào khác là phải ban hành một hệ thống các chính sách kinh tế cùng với các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu các ngành kinh tế , cơ cấu các vùng kinh tế , cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý và trình độ công nghệ , kỹ thuật ngày càng được nâng cao nhằm khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực , các lợi thế của đất nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Để hình thành hay chuyển đổi một cơ cấu kinh tế nông thôn đòi hỏi phải có điều kiện vật chất nhất định. Tương ứng với yêu cầu hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế , đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư . Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm : Nguồn vốn tự có của các chủ thể kinh tế trong nông thôn . Nguồn vốn ngân sách . Nguồn vốn vay của ngân hàng ( kể cả ngân hàng tư nhân ) . Nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài . Các nguồn vốn trên có sự ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . Kinh nghiệm bước đầu ở nước ta cho thấy giải quyết vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý và phù hợp với yêu cầu khai thác tốt các nguồn lực xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế , phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất , thương mại – dịch vô , văn hoá - xã hội của cộng đồng dân cư nông thôn . Sù phát triển của khu công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng cơ cấu kinh tế nông thôn . Sù phát triển này tạo khả năng cung cấp kỹ thuật và công nghệ ngày càng tiên tiến , tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực kinh tế nông thôn , góp phần thúc đẩy quá trình hình thành , vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn . Vấn đề dân sè , lao động và trình độ của người lao động , người quản lý cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . Nếu ở một vùng đất trật người đông , lao động dư thừa mà họ lại có tay nghề cao thì mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếgắn liền với giải quyết công ăn việc làm , sử dụng tối ưu tay nghề của người lao động thì việc phát triển thị trường công nghiệp , các ngành nghề truyền thống hoặc xây dựng các nhà máy có các khâu công việc đòi hỏi cần lao động thủ công ở vùng này là thích hợp . Hoặc trình đọ của người lao động cũng như người quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông thôn . Ngoài ra , kinh nghiệm , tập quán truyền thống của dân cư ở các vùng cũng có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế nông thôn . 3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật. Nhóm nhân tố gồm : các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn , sù phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất … Cơ cấu kinh tế nông thôn là phạm trù khách quan nhưng lại là sản phẩm hoạt động của con người . Sù tồn tại, vận động và biến đổi của kinh tế nông thôn và cơ cấu kinh tế nông thôn được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể trong kinh tế nông thôn. Bởi vì sự hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông thôn là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế . Các chủ thể kinh tế trong nông thôn tồn tại và hoạt động qua các hình thức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức tương ứng. Do vậy các hình thức tổ chức trong nông thôn với các mô hình tương ứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn (NT). Từ năm 1989 đến nay ở nông thôn nước ta, kinh tế hộ được thừa nhận, họ đang trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện để phát triển, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được cải biến theo nội dung mới. Sự thay đổi về các mô hình sản xuất nêu trên đã tạo ra những điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn phát triển mạnh mẽ, tạo ra những thay đổi bước đầu đáng kể trong cơ cấu kinh tế nông thôn , tỷ trọng các ngành công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn tăng lên. Trong nông nghiệp tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng, ngành trồng trọt giảm. Trong trồng trọt tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả tăng, cây lương thực giảm, đã và đang hình thành một số vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp dài ngày. Tỷ trọng kinh tế hộ và hộ tư nhân ngày càng tăng, kỹ thuật mới và công nghệ tiến bộ ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng đúng vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng. Ở đây vai trò của khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực của xã hội và khu vực nông thôn . Đồng thời việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng làm tăng lực lượng sản xuất trong nông thôn , qua đó thúc đẩy việc phát triển của các ngành sản xuất, các vùng kinh tế trong nông thôn đặc biệt là những ngành, những vùng có nhiều lợi thế. V. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . Chóng ta xem xét các chỉ tiêu sau của ngành kinh tế trong tổng thể kinh tế của vùng lãnh thổ hay vùng kinh tế , đó là : Chỉ tiêu cơ cấu giá trị tổng sản phẩm . Chỉ tiêu cơ cấu giá trị hàng hoá . Cơ cấu GDP . Cơ cấu các yếu tố đầu vào của sản xuất ( vật tư , lao động , vốn , chi phí , sản xuất … ) . Để đánh giá được cơ cấu kinh tế nông thôn hiện tại đang sử dụng các chỉ tiêu chính : Tỷ lệ (%) của tổng giá trị sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân . Tỷ lệ (%) của tổng giá trị sản phẩm của các ngành công nghiệp , nông thôn và dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm của mọi nền kinh tế: vùng, tỉnh , huyện , xã mà ta cần xem xét . Tỷ lệ (%) của các ngành công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ trong GDP . Đó là các chỉ tiêu chính để xem xét cơ cấu kinh tế của các ngành chủ thể. Bên cạnh các chỉ tiêu đó có thể sử dụng các chỉ tiêu bổ sung sau: Cơ cấu lao động trong ngành . Cơ cấu vốn đầu tư . Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá . Đối với các ngành sản xuất riêng biệt cũng sử dụng các chỉ tiêu trên. Trong nông nghiệp để xem sét cơ cấu kinh tế ta dùng các chỉ tiêu sau : Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước giữa nông nghiệp , công nghiệp và dịch vô . Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp . Cơ cấu diện tích gieo trồng . Cơ cấu vốn đấu tư cho sản xuất . So sánh hiệu quả kinh tế tổng hợp ( trực tiếp ) thông qua các chỉ tiêu nói trên ở các thời điểm khác nhau sẽ thể hiện hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . Mét cơ cấu kinh té nông thôn phù hợp hay không phù hợp sẽ đo lường chủ yếu qua các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ( trực tiếp ) nói trên , nhất là hiệu quả sử dụng vốn . Các chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp ( hiệu quả từng phần ) gồm có : Năng suất lao động nông thôn . Năng suất lao động các ngành nghề . Năng suất cây trồng . Năng suất vật nuôi . Năng suất đất đai ( tính theo chỉ tiêu giá trị ) . Thu nhập bình quân của mỗi nhân khẩu nông thôn . Giá trị nông sản . Mức độ giải phóng lao động trồng trọt . Việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp theo không giân và thời gian gắn liền với sự khác nhau về cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ cho phép tính toán hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn qua các thời kỳ nhất định . Tuy nhiên , các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả từng phần của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. VI- Sự CầN THIếT PHảI CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế NÔNG THÔN. 1.Vị trí quan trọng của nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. Nông thôn là tập hợp dân cư sống thành từng tụ điểm mà ta thường gọi là: Xóm, làng, thôn, xã, Êp… Nghề sản xuất chính là nông nghiệp (theo nghĩa rộng) nơi này là địa bàn hoạt động của người nông dân là chủ yếu. Nông thôn cung cấp sản phẩm cho thị trường đồng thời chính nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn mà các ngành sản xuất, dịch vụ phải hướng vào phục vụ đáp ứng nhu cầu cả về sản xuất lẫn tiêu dùng, cả về vật chất cũng như tinh thần. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm tăng sức mua, tạo động lực thúc đẩy sản xuất của các ngành. Mét điều dễ nhận thấy rằng: Kinh tế nông thôn nước ta trước mắt còng nh­ lâu dài vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng. Phát triển mạnh mẽ kinh tế nông thôn vừa là biện pháp có tính quy luật, vừa xuất phát từ những đặc điểm cụ thể của đất nước để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, sớm đưa nước ta đứng vào hàng ngò của những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Muốn đạt được mục tiêu này, vấn đề quan trọng hiện nay là phải đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo ra cơ cấu hiệu quả nhất, thoả mãn được những đòi hỏi ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân trên con đường phát triển. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một việc hoàn toàn cần thiết để tạo ra bước phát triển cho bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ. Nền kinh tế quốc dân của tất cả các nước đều có hai khu vực: thành thị và nông thôn. Xuất phát từ đặc điểm của nước ta hiện nay, nông thôn vẫn là khu vực rộng lớn, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất quan trọng (chiém trên 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội). Vận dụng những quan điểm, tư tưởng của Mác, Lê Nin, ngay từ khi ra đời Đảng ta đã xác định đúng vai trò, vị trí của nông nghiệp và nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. Thực trạng của nền kinh tế nông thôn của nước ta qua hơn 10 năm đổi mới đã có những kết quả đáng khích lệ. Đó là cơ cấu các ngành kinh tế trong nông thôn đã và đang có sự thay dổi tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu trong ngành nông nghiệp cũng đang có sự thay đổi đó là: tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp, tỷ trọng của các ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống. Với cơ cấu kinh tế mới đang dần được hình thành đó đã tạo ra bộ mặt nông thôn nước ta với những thay đổi tích cực. Thu nhập của người dân ở nông thôn không ngừng tăng lên nhanh chóng do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đặc biệt năm 1997 là năm đáng ghi nhận nhất của nền nông nghiệp Việt Nam với 3,5 triệu tấn gạo xuất khẩu, đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Cùng với đó là giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong hông thôn không ngừng tăng lên, đồng thời sự phát triển của hai ngành này đã giải quyết một lực lượng lớn lao động trong nước, nhất là lao động trong nông thôn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Sự cần thiết của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn . Để đưa nông nghiệp , nông thôn nước ta tiếp tục tiến lên , các khó khăn lớn của chúng ta hiện nay là cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn cón chuyển biến chậm , tỷ trọng ngành nông nghiệp còn lớn và tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn còn nhá , sự tương quan giữa chúng Ýt thay đổi , cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém . Để khắc phục tình trạng trên , chóng ta cần phải nỗ lực lớn trong các thập kỷ tới với những nhiệm vụ trọng tâm là định hướng đúng và phải có các giải pháp hợp lý nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hang hoá trong từng khu vực , địa phương và trong cả nước . Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung còng nh­ cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng là một đòi hỏi khách quan , một vấn đề mang tính quy luật cho sự phát triển kinh tế – xã hội cả nước nói chung và nông thôn nói . Vấn đề cần quan tâm là ở chỗ chúng ta phải nắm vững xu hướng có tính quy luật của sự vận động để định hướng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao tronh quá trình chuyển dịch . Những xu hướng mang tính quy luật đó là : xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất khác nhau với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau . Nông thôn có vị trí hết sức quan trọng , đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của cả nước . Do vậy , việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một việc làm cần thiết để tạo ra bước phát triển làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh , hiện đại . Sù cần thiết đó xuất phát từ những vấn đề chủ yếu sau : + Mét là , ta đã biết kinh tế nông thôn là kinh tế toàn diện . Trước đây khi đề cập đến kinh tế nông thôn người ta chỉ quan niệm nó gần nh­ trùng hợp với nông nghiệp và chỉ là sản xuất nông nghiệp đơn thuần . Ngày nay qua thực tiễn cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hôị, các hoạt động kinh tế trong nông thôn ngày càng đa dạng và phức tạp. Các quan hệ kinh tế chứa đựng trong đó ngày càng chằng chịt hơn, kinh tế nông thôn là một tổng thể các quan hệ kinh tế diễn ra trong mét khu vực địa lý thì điều đó cũng có nghĩa là trong khu vực kinh tế nông thôn đã bao hàm hoạt động kinh tế gồm cả nông nghiệp , công nghiệp và dịch vô . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn một cách toàn diện trên cơ sở khai thác nguồn lực sẵn có trong nông thôn phù hợp với việc phát triển kinh tế thành thị . Trong thời gian tới , cần chuyển nông thôn từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ hợp lý theo thế mạnh của từng vùng , từng địa phương . + Hai là, sù cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn bắt nguồn từ thực trạng kém hiệu quả nhưng còn rất nhiều tiềm năng . Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang đặc trưng là thuần nông , tỷ suất hàng hoá còn thấp , ngành nghề kém phát triển , dịch vụ mới có ở dạng phôi thai . Nói cách khác cơ cấu kinh tế nông thôn còn kém hiệu quả . Với điều kiện cụ thể là có nguồn lao động dồi dào , điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nhưng tất cả hầu nh­ vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác một cách đầy đủ và hợp lý . Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chính là nhằm giải quyết vấn đề này . Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là phải trên cơ sở các tiềm năng sẵn có hình thành các cơ cấu mới nhằm xây dựng một nông thôn văn minh – hiện đại , có cơ cấu nông – công nghiệp và dịch vụ với tỷ suất hàng hoá lớn , hiệu quả kinh tế ngày càng cao góp phần đắc lực vào quá trình tăng trưởng kinh tế của cả nước + Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tất yếu và phải bị chi phối bởi đòi hỏi của thị trường . Với chính sách đổi mới kinh tế của đất nước , nền kinh tế thị trường đang dần được thiết lập và phát huy tác dông . Trên địa bàn cả nước theo cơ chế đó thì mọi khu vực sản xuất , mọi thành phần kinh tế khi tiến hành sản xuất thì phải nắm vững và bám sát thị trường . Trong nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá ; các yếu tố sản xuất như : tài nguyên , sức lao động , công nghệ … ; các sản phẩm dịch vụ tạo ra ngay cả chất xám đều được coi là đối tượng mua bán , là hàng hoá . Cơ cấu kinh tế nông thôn trong cơ chế thị trường cũng phải đảm bảo và tuân thủ các mối quan hệ đó . Trong nền kinh tế thị trường giá cả sẽ điều tiết hành vi của người sản xuất từ đó tạo ra một thiết chế làm nảy sinh mối quan hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế . Vấn đề đặt ra bằng nhận thức và hành động của các nhà quản lý , các cơ quan hoạch định chính sách phải có giải pháp điều chỉnh thông qua hệ thống các chính sách kinh tế , để định hướng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhất . Chóng ta không thể phó mặc để cơ chế thị trường tự phát điều chỉnh cơ cấu kinh tế . Nhưng để có một cơ cấu kinh tế có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường thì cơ cấu đó phải thoả mãn được những yêu cầu của thị trường đặt ra . Và nh­ vậy , chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải xuất phát từ những căn cứ và thị trường đòi hỏi và phải thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của thị trường . VII. Một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta . Trong mỗi nước có những điều kiện và đặc điểm riêng ở vào những thời điểm và hoàn cảnh lịch sử khác nhau . Nhưng ở mỗi nước đều coi trọng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong mỗi bước đi của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó . Trong quá trình đó các nước đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Tuy ở mỗi nước đó với các phương thưc tiến hành và kết quả đạt được khác nhau nhưng việc vận dụng vào qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì nói riêng phải phù hợp với hoàn cảnh , điều kiện và đặc điểm riêng của mình . Mét số kinh nghiệm có tính phổ biến và phù hợp với xu hướng chung của thời đại được vận dụng đó là : 1. Giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm và lao động xã hội . Trong 30 năm từ năm 1950 – 1980 các nước khu vực Đông Nam Á , tỷ trọng sản phẩm và lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giảm khá nhanh . Năm 1950 , GDP của nông nghiệp toàn khu vực chiếm 20,4 % đến năm 1980 xuống còn 13,7 % trong GDP xã hội . Riêng Nhật Bản , tỷ trọng GDP trong nông nghiệp giảm từ 22,3 % xuống còn 4% , tỷ trọng lao động từ 45,2 % xuống còn 11 % ; Đài Loan từ 33,3 % xuống còn 7,6 % và từ 56 % xuống còn 19,5 % . Trong quá trình phát triển năng suất ruộng đất và năng suất lao động nông nghiệp tăng nên . Sản phẩm trước hết là lương thực và thực phẩm vượt quá nhu cầu cần thiết của con người . Mét bộ phận lao động dôi ra được chuyển sang phát triển các ngành khác , trước hết là công nghiệp sau đó đến dịch vô . Như vậy Nh­ vËy, tỷ trọng sản phẩm và lao động xã hội tất yếu giảm trong nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là xu hướng có tính quy luật để tăng sản phẩm thặng dư và nguồn của cải đẩy nhanh sự giàu có của toàn xã hội . 2. Chuyển nền nông nghiệp độc canh lấy sản xuất lương thực là chủ yếu sang nền nông nghiệp đa canh có cả nông –lâm- ngư nghiệp . Điều đáng chú ý là các nước trong khu vực đã khai thác lợi thế tự nhiên để phát triển những cây có gía trị kinh tế cao và giá trị xuất khẩu như: cao su , cọ , dầu, cà phê …ở Thái Lan trong vòng mười năm 1977 đến 1987 sản lượng cây có hạt hàng năm tăng bình quân 3 % trong đó lúa tăng 2,4 % ; ngô tăng 6,1 % ; sản lượng cao su của Thái Lan năm 1977 đạt 431.000 tấn đã tăng lên 860.000 tấn năm 1987 , tăng bình quân hàng năm của thời kì này là 6,9 % . Sản lượng cà phê tăng bình quân hàng năm là 16 % ; chè 21,9 % ; đặc biệt cây cọ dầu tuy quy mô sản xuất chưa lớn những nhiệt độ tăng hàng năm khá cao đạt mức 39,4 % . Nhờ sự phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh gắn với xuất khẩu nên giá trị nông – lâm – thuỷ sản xuất khẩu tăng lên nhanh . Nếu năm 1970 giá trị xuất khẩu nông – lâm – thuỷ sản cỷa Thái Lan mới đạt 522,67 triệu USD thì đến năm 1989 tăng lên là 6.727 triệu USD tăng 14,6 lần , trong đó : giá trị xuất khẩu nông sản tăng lên 12,2 lần đặc biệt thuỷ hải sản tăng 91,6 lần . Tóm lại , những năm đấu công nghiệp hoá ở Thái Lan còng nh­ nhiều nước khác nông – lâm – thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó giảm dần cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước . 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn theo hướng phát triển mạnh công nghiệp nông thôn với nhiều hình thức đa dạng. Trên cơ sở các ngành kinh tế truyền thống và các làng nghề , các nước đã coi trọng việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới và nâng cao kỹ thuật những sản phẩm truyền thống , hiện đại của các làng nghề đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn , chất lượng hơn . Đồng thời , các nước đã chú ý việc đầu tư vốn để xây dựng công nghiệp nông thôn nhằm khai thác nguồn nguyên liệu địa phương , thu hót nguồn lao động phong phú ở nông thôn và đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cho công nghiệp nông thôn . Ví dô : trong những năm gần đây , nông thôn Trung Quốc đã và đang phát triển mạnh xí nghiệp ( Hương Chấn ) với nhiều hình thức đa dạng ở các khu vực khác nhau. Phát triển xí nghiệp do các hộ hoặc liên hộ quản lý và phát triển xí nghiệp liên doanh giữa các thôn, xã với cá hộ tư nhân. Nhờ khai thác các hình thức đa dạng đó với cơ chế chính sách phù hợp đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Các xí nghiệp này đã thu hót một bộ phận lớn lao động dư thừa, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Trong vòng 10 năm từ 1980 - 1991 nhờ phát triển các xí nghiệp (Hương Chấn) với phương châm “ ly nông bất ly hương “ nông dân trong nông thôn Trung Quốc đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế tại chỗ . Năm 1980 giá trị nông nghiệp chiếm 68,8 % và giá trị công nghiệp chiếm 31,2 % thì đến năm 1991 giá trị nông nghiệp giảm xuống còn 42,9 % và giá trị công nghiệp nông thôn tăng lên là 57,1%. 4. Mở rộng và phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn là xu thế phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới . Các nước trong khu vực rất coi trọng hệ thống dịch vụ nông thôn , bao gồm những dịch vụ sản xuất và dịch vụ phục vụ đời sống xã hội . Nh­ là xu hướng có tính quy luật , khi nông nghiệp hàng hoá phát triển đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao thì nhu cầu dịch vụ đòi hỏi phải được mở rộng . Lĩnh vực hoạt động này một mặt thu hót được bộ phận lao động đáng kể còn dư thừa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp , mặt khác tăng thu nhập cho người dân cư nông thôn , thóc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần nâng cao đời sống của nhân dân . các nước coi trọng các khâu chủ yếu nh­ cung ứng phân hoá học , dịch vụ tưới tiêu , giống , cây và con , dịch vụ tín dông , chế biến nông sản ,tiêu thụ nông sản… 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái . Trong thời gian dài do nhận thức không đúng – coi thiên nhiên là vô tận và là điều kiện cần có của cuộc sống con ngưòi vì thế xã hội loài ngươì đã Ýt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường , đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sử dụng phân hoá học , đốt phá rừng tràn lan bừa bãi … đã gây ra sự ô nhiễm môi trường sinh thái nặng nề trong thiên nhiên . Gần đây , chóng ta đã nhận thức được sự huỷ hoại của môi trường tự nhiên đã đến mức nghiêm trọng trong đó có vai trò ảnh hưởng to lớn của hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp , nông thôn gây ra . Từ nhận thức đó nhiều lúc trong khu vực và trên thế giới đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng theo sự kết hợp hiệu quả kinh tế – xã hội với việc bảo vệ , xây dựng nền nông nghiệp sạch , nền nông nghiệp sinh thái bền vững . CHƯƠNG II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện thanh trì hà nội. I. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội ở huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. 1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà Nội nằm ngay cửa ngõ phía nam thành phố. Huyện có tổng diện tích đát đai tự nhiên là 9828,5 ha, trong đó 5418 ha là đất Nông nghiệp (chiếm 55,76 % diện tích đất tự nhiên). Đất đai được kiến tạo trên đất phù sa cổ, 80% là đất thịt nặng, còn lại là cát pha và phù xa sông Hồng bồi đắp hàng năm. Địa hình biến đổi phức tạp, nghiêng và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp. Tầng dày canh tác thấp , đặc biệt là ở phía Bắc và Tây Bắc. Thời tiết khí hậu mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bé - khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn huyện có 6 con sông chảy qua, trong đó có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ. Sông Hồng hàng năm bồi đắp phù xa cho hơn 800 ha và có khả năng khai thác hàng vạn m3 cát. Sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính cùng với các nhánh sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch từ nội thành chảy ra. Hàng năm hệ thống này vận chuyển từ 80 - 100 m3 triệu nước thải, có khả năng khai thác nuôi thả cá mồi. Biểu 1: Một số chỉ tiêu về đất đai huyện Thanh Trì Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 2001 Số lượng % Số lượng % Tổng diện tích tự nhiên I. Đất nông nghiệp Đất canh tác Đất trồng cây ăn quả Mặt nước nuôi thả cá II. Đất chuyên dùng III. Đất thổ cư IV. Đất khác 9989 5622 4743 91 788 1762 1279 1326 100 56,3 84,36 1,6 14,1 17,63 12,8 13,3 9828,5 5481 4361 165 955 1821 1331 1195,5 100 55,76 79,56 3,01 17,42 18,52 13,6 12,2 Đất đai của huyện Thanh Trì nhìn chung tương đối tốt nhưng không ổn định do nằm trong vùng quy hoạch của thành phố. Qua biểu 1 ta thấy đất canh tác đã giảm 382 ha năm 97 xuống còn 4361 ha năm 2001. Đất thổ cư có xu hướng ngày càng tăng do tỷ lệ tăng dân số của huyện còn khá cao, đất chuyên dùng cũng tăng do phải dùng vào việc xây dựng các công trình trong toàn huyện. Thanh Trì cũng có tỷ lệ đất chưa sử dụng quá cao so với tổng diện đất tự nhiên của huyện, xu hướng trong những năm gần đây là diện tích này giảm dần để đưa vào sử dụng. Đất đai huyện Thanh Trì rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp do có độ phì cao, phù hợp vơí việc phát triển cây lúa, rau, hoa, cây ăn quả… Trong vài năm gần đây do hiểu rõ chất đất nên người dân trong huyện đã có bước chuyển hướng cơ cấu cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn cây lúa. Do đặc điểm là một ngoại thành nên xu hướng đô thị hoá ngày càng tăng, mặt khác lại nằm trong vùng quy hoạch của thành phố dẫn đến tình hình đất đai không ổn định. Vấn đề đặt ra là huyện phải chọn một cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên diện đó. Đây là biện pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề khó khăn mà trước hết là vấn đề tăng thu nhập cho người dân và giải quyết việc làm cho lượng lao động dư thừa. 2 . Đặc điểm về kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì . Huyện Thanh Trì có tất cả 24 xã và 1 thị trấnvới tổng số dân là 234439 người trong đó dân số nông nghiệp chiếm 55,3% tổng dân số toàn huyện. Huyện có 3 trung tâm dịch vụ đời sống và thương mại khá tập trung ở Đuôi Cá , Ngọc Hồi và Cầu Bươu với số lượng khá đông các công ty, xí nghiệp của trung ương và địa phương đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và giải quyết việc làm cho lao động trong huyện. Do đặc điểm là 1 huyện ngoại thành nên tỷ lệ tăng dân số của huyện khá cao (tăng cơ học). Tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là: 112400 người chiếm 47,9 % dân số toàn huyện. Hàng năm có khoảng hơn 1500 lao động mới có nhu cầu việc làm trong các ngành kinh tế của huyện, đây là vấn đề đòi hỏi bức xúc trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì. Biểu 2: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Trì Chỉ tiêu 1997 2001 Số lượng % Số lượng % 1-Tổng dân số Dân sè NN 2-Tổng sè hé Hộ nông nghiệp Hé phi nông nghiệp 3-Tỷ lệ sinh Tỷ lệ sinh con thứ 3 4-Lao động - Lao động nông nghiệp 209.300,06 115.764 44.325 24.526 19.799 109.672 48.589 100 55,3 100 55,3 44,7 1,7 7,5 100 44,3 234.439 117.384 49.000 24.557 24.443 112.400 48.990 100 50,07 100 49,9 50,1 1,62 4 100 43,58 Trong mấy năm qua thì nhìn chung tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng lên đặc biệt là lao động trong ngành dịch vụ tăng khá mạnh và trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì thì tỷ này còn tiếp tục thay đổi. Huyện Thanh Trì có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng khá phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ và đường sông trong đó có tuyến đường sắt Bắc - Nam, 3 ga xe lửa, 3 tuyến đường bộ quan trọng: 1A,70B, đường đê sông Hồng và tuyến đường thuỷ dài 16 km. Ngoài ra, các tuyến đường do huyện quản lý với tổng chiều dài 41 km đã được tu bổ , nâng cấp , thuận tiện cho việc đi lại và giao thông hàng hoá . Lưới điện đã phủ kín địa bàn huyện đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện . Hệ thống thuỷ lợi của huyện có thể chủ động tưới tiêu cho hơn 80 % diện tích canh tác, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất của nhân dân . Tuy nhiên , trong những năm tới huyện cần đầu tư hơn nữa để tu bổ và xây dựng lại hệ thống thuỷ lợi nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sản xuất của nhân dân. Các phong trào văn hoá - văn nghệ luôn được duy trì và phát triển . phong trào thể dục thể thao được phổ biến rộng khắp , 100% số xã đều có các đội bóng và sân vận động , thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nh­: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông … Về công tác giaó dục - đào tạo của huyện mấy năm qua luôn ổn định và tường bước phát triển . Tính dến năm 1999 huyện đã hoàn thành việc phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng đào tạo ngày một cao hơn, tỷ lệ học sinh giỏi ngày một tăng. Huyện đã được thành phố công nhận một trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Về công tác Y tế dân số – kế hoạch hoá gia đình : được sự lãnh đạo của Đảngvà chính quyền các cấp. Ngành Ytế huyện Thanh Trì ngày càng trưởng thành, bộ máy cán bộ được kiện toàn từ trung tâm tới các xã. Đến nay 100% số xã đã có bác sĩ, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao. 100% số trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình quốc gia. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, tỷ lệ sinh còn 1,62% năm 2001, so với 1,89% năm 1997 . 3. Những thuận lợi –khó khăn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì . 3.1. Thuận lợi : - Quá trình đổi mới về cơ chế quản lý nền kinh tế nói chung đã tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi đẻ chuyển dịch cơ cấu kinh tế . - Trong quá trình phát triển lâu dài, Hà Nội nói chung cũng như Thanh Trì nói riêng đã hình thành nền kinh tế có sức mạnh hơn hẳn các tỉnh phía Bắc về nhiều mặt.Những năm gần đây, kinh tế thủ đô phát triển tương đối toàn diện,đạt được mức tăng trưởng khá.Nhiều công trình ở huyện được nâng cấp, đầu tư xây dựng mới…Những yếu tố đó đang tạo ra sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện. - Hà Nội là thị trường lớn với nhu cầu rất đa dạng về các loại hàng hoá, lượng tiêu thụ lớn và yêu cầu chất lượng cao. Trên cơ sở môi trường, điều kiện đã có và những tín hiệu của thị trường đã có tác động chuyển dịch cơ cấu thông qua cơ chế tự lùa chọn của các hộ sản xuất. - Huyện Thanh Trì còn có nhiều tiềm năng nh­: đất đai, cơ sở hạ tầng, lao động, con người…và đặc biệt là có nhiều làng nghề truyền thống đó là những nhân tố rất quan trọng. Tiềm năng sẵn có nay gặp thời cơ, vận hội mới được bộc lé tạo khả năng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng hiệu quả. -Vai trò chỉ đạo của thành phố, huyện và sự định hướng các chủ trương chính sách mới cũng là thuận lợi cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. 3.2. Khó khăn: - Quá trình đô thị hoá làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy, cơ quan, xí nghiệp nên việc tổ chức quản lý kinh tế –xã hội gặp nhiều khó khăn. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn đòi hỏi lương vốn đầu tư lớn trong khi đó khả năng ngân sách và năng lực tích luỹ vốn trong dân cư còn rất hạn chế. Nhiều vùng, nhiều hộ gia đình muốn chuyển sang kinh doanh, dịch vụ, sản xuất ngành nghề hoặc chăn nuôi… Nhưng trở ngại đầu tiên gặp phải là vốn đầu tư. -Sự phức tạp về địa hình, địa chất đòi hỏi khắt khe việc phân vùng cũng như các biện pháp chỉ đạo, nhất là trong quá trình tổ chức khai thác ruộng đất. Địa hình của huyện nằm trong vùng trũng ven đê nên hàng năm thường phải khắc phục úng lụt. Trong khi đó việc giải quyết công tác thuỷ lợi khá phức tạp do địa hình tạo ra. - Hệ thống cơ sở vật chất –kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tuy khá hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nh­ cầu hiện nay của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện. Một số kết cấu hạ tầng đã và đang xuống cấp hoặc không phù hợp với hình thức tổ chức và cơ cấu kinh tế mới, gây nhiều khó khăn và dẫn đến hiệu quả xấu về môi trường và đời sống. - Ruộng đất chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng lâu dài. Hàng năm mất hàng trăm ha, các hộ nông thôn chưa có cơ sở để thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất cho nhau nên sản xuất còn phân tán nên không khuyến khích đầu tư cản trở quá trình phân công lại lao động giữa các ngành nhất là trong nội bộ ngành nông nghiệp . II . Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn huyện Thanh Trì những năm qua . 1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế Trong những năm qua, các ngành kinh tế của huyện Thanh Trì đã có sự chuyển biến tích cực. Ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ theo hướng thâm canh đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hoá kinh tế nông thôn đã có nhiều thay đổi, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sau một thời gian khủng hoảng đã hồi sinh và phát triển trở lại và ngày càng có vị trí quan trọngtrong cơ cấu kinh tế . Trong mấy năm gần đây huyện đã chú ý đến cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển có hiệu quả : cơ cấu kinh tế của huyện được phân theo ngành với 3 khu vực chính : - Khu vực I : Nông – Lâm –Thuỷ sản . - Khu vực II : Công nghiệp –Tiểu thủ công nghiệp – Xây dùng . - Khu vực III : Thương mại – dịch vô . Ngành nông nghiệp – thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành của huyện ( chiếm 49,6 % ) . trong những năm qua tỷ trọng của ngành này đã giảm xuốngtừ 57,8 % năm 1997 xuống còn 49,6 % năm 2001. những giá trị tuyệt đối của ngành này vẫn không ngừng tăng lên qua các năm từ 161,032 tỷ đồng năm 1997 lên 204,859 tỷ đồng năm 2001 . Ngành công nghiệp xây dựng là ngành có tóc độ tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua vì vậy cơ cấu giá trị sản lượng của ngành cũng tăng khá nhanh , từ 29,4% ( 81,899 tỷ đồng ) năm 1997 lên 37,06% ( 153,0 tỷ đồng ) năm 2001 . Ngành Thương mại - dịch vụ trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng đáng kể từ 35,416 tỷ đồng ( chiếm 12,7 % ) lên 84,967 tỷ đồng ( chiếm 13,3 %). Nhìn chung cơ cấu các ngành trong nông thôn huyện Thanh Trì đều có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành của khu vực II và III , giảm dần tỷ trọng ngành ở khu vực I . Đây có thể là hướng đi đúng , phù hợp trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì trong những năm gần đây . 1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp . Khi nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn, một trong những tiêu thức hết sức quan trọnglà nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu ngành nông nghiệp và đặc biệt là cơ cấu giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi. Huyện Thanh Trì là một huyện thuộc vùng đồng bằng do đó nông nghiệp chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Trước hết ta phải xem mối quan hệ tỷ lệ giữa trồng trọt và chăn nuôi, đây là quan hệ tỷ lệ cân đối lớn nhất của cơ cấu nội tại ngành nông nghiệp . Nhìn chung giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp ở huyện Thanh Trì qua các năm đều tăng, bình quân đạt 6,1 %. Nh­ ta đã biết, trong ngành nông nghiệp tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi là một thông số phản ánh quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Ngay từ những năm 1970, nghị quyết 19/CP đã xác định chăn nuôi phải trở thành ngành sản xuất chính cân đối với trồng trọt. Đây là một trong những mốc quan trọng của quá trình nhận thức và xác định cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Thực chất, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành có mối quan hệ nội tại và có sự tác động qua lại biện chứng không thể tách rời nhau. Xu hướng của sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi là phải tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi lên trên 40%, đó là xu hướng tích cực. Qua số liệu thực tế của huyện từ năm 1997-2001 ta thấy cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực mặc dù sự chuyển dịch còn tương đối chậm. Cơ cấu ngành chăn nuôi năm 2001 là 40,3% so với 39,6% năm 1997 và trong kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện thì cơ cấu này sẽ còn được tănglên. Nhìn chung, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của huyện tăng bình quân 6,7%, từ 51,343 tỷ đồng lên đến 66,439 tỷ đồng ( giai đoạn 1997-2001 ). Trong ngành trồng trọt ở Thanh Trì mấy năm qua, cơ cấu ngành đã giảm nhẹ, từ 60,4% năm 1997 xuống còn 59,7% năm 2001. Tuy cơ cấu giảm xong giá trị sản lượng của ngành vẫn tăng, từ 78,312 tỷ đồng năm 1997 lên 98,400 tỷ đồng năm 2001, có tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 5,8% (giai đoạn 1997-2001 ). Có được thành quả như vậy là nhờ việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, và do đó dẫn đến cơ cấu diện tích cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cây ăn quả, hoa-cây cảnh… *Cơ cấu ngành trồng trọt. Tổng diện tích gieo trồng huyện Thanh Trì do đặc điểm của huyện là một huyện ven đô nên tình hình đất đai không ổn định, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng của thời tiết gây mất mùa và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong huyện. Năm 1997 tổng diện tích gieo trồng là 8.393 ha đến năm 2001 còn 8.104 ha. Qua đó diện tích trồng lúa giảm từ 6.584 ha năm 97 xuống còn 6.310 ha năm 2001, cơ cấu của nó trong tổng diện tích gieo trồng cũng giảm từ 78,44 % xuống còn 77,86 %. Trong khi đó diện tích trồng hoa- cây cảnh, cây ăn quả tăng đáng kể cả về diện tích lẫn tỷ trọng trong ngành trồng trọt.Do nhận thức được giá trị kinh tế của nó nên diện tích cây này tăng rõ rệt qua các năm 1997-2001. Diện tích cây ăn quả năm 1997 có 85 ha chiếm 1,13 % tổng diện tích gieo trồng đến năm 2001 tăng lên 165 ha chiếm 2,03 % tổng diện tích gieo trồng. Diện tích hoa-cây cảnh cũng tăng nên rõ rệt, từ 60 ha chiếm 0,72 % tổng diện tích gieo trồng năm 1997 lên đến 90 ha chiếm 1,11 % tổng diện tích gieo trồng năm 2001 Diện tích rau các loại thay đổi không đáng kể năm 1997 có 1942 ha chiếm 17,77% tổng diện tích gieo trồng, đến năm 2001 có 1.488 ha chiếm 18,36 % tổng diện tích gieo trồng. Các loại cây khác (ngô, nạc, khoai…) có xu hướng giảm từ 136 ha chiếm 1,62% tổng diện tích gieo trồng năm 1997 xuống còn 51 ha chiếm 0,62 tổng diện tích gieo trồng. Nh­ vậy, qua mấy năm qua ta nhận xét cơ cấu ngành trồng trọt đã có sự thay đổi tích cực, tuy nhiên diện tích cây lương thực vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng cơ cấu diện tích gieo trồng ở huyện Thanh Trì chuyển theo hướng tăng dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: hoa-cây cảnh, cây ăn quả còn diện tích các loại cây khác và lúa sẽ giảm dần xuống, diện tích cây rau sẽ chững lại và có thể sẽ giảm nhưng chậm hơn so với các loại cây trồng trên. * Cơ cấu ngành chăn nuôi Tổng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của huyện đều tăng qua các năm. Năm 1997đạt 51,343 tỷ đồng chiếm 59,6% giá trị sản xuất nông nghiệp, đến năm 2001 đạt 66,439 tỷ đồng chiếm 40,3% giá trị sản xuất nông nghiệp và chiếm 32,43 % giá trị tổng sản lượng nghành nông nghiệp, với một cơ cấu vật nuôi phong phú có giá trị kinh tế cao. Cụ thể: Đàn lợn ở giai đoạn này tăng rất nhanh, từ 32.579 con năm 1997 lên 38.500 con năm 2001. Đặc biệt trong năm 2001 đàn lợn tăng lên 308 con so với năm 1999 và tốc độ tăng là 108,7 %. Cùng với số lượng đàn lợn tăng lên thì trong thời kỳ này sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể. Năm 1997 có 2924 tấn đến năm 2001 tăng lên 3800 tấn (tăng 115 tấn so với năm 1999). Hiện nay huyện Thanh Trì đang phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, để đạt được sự phát triển bền vững huyện cần đầu tư cho các loại lợn giống cung cấp cho nhân dân, đồng thời khuyến khích nuôi lợn có độ nạc cao trong nhân dân và xây dựng các kho đông lạnh. Đàn trâu có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo trong sản xuất giảm. Thời kỳ này, năm 1997 có 1201 con đến năm 2001 giảm xuống còn 600 con. Từ năm 1991 trở lại đây, thành phố có chủ chương khuyến khích chăn nuôi bò sữa để cung cấp sữa tươi cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, do đó đàn bò lại có xu hướng tăng từ 1103 con năm 1997 lên 1500 con năm 2001 và số lượng bò nuôi lấy sữa cũng tăng lên năm 1997có 76 con đến năm 2001 có 200 con, qua đó sản lượng sữa tươi cũng tăng từ 150 tấn năm 1997 đến năm 2001 sản lượng sữa tươi đạt 270 tấn. Nhìn chung, ngành chăn nuôi trâu bò theo xu hướng trú trọng phát triển chăn nuôi đàn bò sữa là rất tích cực và sẽ mang lại giá trị sản lượng cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi đàn bò sữa còn phụthuộc vào nhiều điều kiện: con giống, bãi chăn thả, kỹ thuật nuôi, điều kiện thức ăn…. Vì vậy, các điều kiện trên cần được hỗ trợ kịp thời thì mới có thể phát triển quy mô đàn bò sữa ngày càng lớn mạnh với sản lượng sữa và chất lượng sữa ngày càng tăng. Đàn gia cầm tăng lên rất nhanh trong mấy năm gần đây bởi vì việc chăn nuôi gia cầm không đòi hỏi vốn lớn với việc chăn nuôi đơn giản và cho giá trị kinh tế cao. Năm 1997 có 149.202 con đến năm 2001 đạt 220.000 con (tăng 70.798 con). Về nuôi trồng thuỷ sản: đây là ngành quan trọng trong ngành chăn nuôi của huyện nó chiếm 37,6 % tổng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi và cho giá trị sản lượng là 40,0 tỷ đồng tăng 8,623 tỷ đồng so với năm 1997. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhẹ, từ 788 ha năm 1997 tăng lên 955 ha năm 2001 qua đó sản lượng cá cũng tăng lên 3.600 tấn năm 2000 so với 3.450 tấn năm 96. Ngoài diện tích nuôi thả cá huyênh Thanh Trì còn nuôi các loại đặc sản nh­: tôm càng xanh và cá chim trắng… cho giá trị kinh tế rất cao. Ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì chiếm 19,52% giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng bình quân của ngành thuỷ sản giai đoạn 1997-2001 đạt 106,26%. MỘT SỐ KẾT QUẢ MÀ TRANG TRẠI ĐẠT ĐƯỢC Bảng 2. Năng suất, sản lượng thuỷ sản trong 2 năm 1999-2000 Danh mục sản xuất Năm 1999 Năm 2000 Diện tích (ha) Sản lượng (Kg) Năng suất (Kg/ha) Diện tích (ha) Sản lượng (Kg) Năng suất (Kg/ha) 1. Cá rô phi đơn tính 2 16000 8000 2 14000 7000 2. Cá trê lai 0.5 4000 8000 0.5 4000 8000 3. Cá chép lai 0.25 2000 8000 0.25 2000 8000 4. Tồm càng xanh 0.25 1000 4000 5. Các loại cá khác 0.25 2000 8000 DOANH THU, CHI PHÍ LỢI NHUẬN CỦA TRANG TRẠI NĂM 1999 VÀ 2000 Danh mục sản xuất Năm 1999 Năm 2000 Doanh thu (triệu )TR Chi phí (triệu) TC Lợi nhuận TR - TC Doanh thu (triệu) Chi phí (triệu) Lợi nhuận 1. Sản xuất cá 255.4 212 43.4 262 208 54 2. Chăn nuôi gia sóc, gia cầm 38 33 5 30.7 25.2 5.5 3. Cây ăn qua, hoa mầu 7 4 3 12 7 5 4. Dịch vụ câu cá 18 5 13 26 12 14 Tổng 318.4 254 64.4 330.7 252.2 78.5 BẢNG 4. TÌNH HÌNH VỐN, LAO ĐỘNG VÀ THIẾT BỊ MÁY MÓC HIỆN NAY CỦA TRANG TRẠI. Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Vốn cố định Triệu đồng 600 2. Vốn lưu động Triệu đồng 700 3. Sè lao động thường xuyên Người 7 4. Sè lao động thời vụ Người 18 -20 5. Số máy móc. - Máy bơm nước. - Máy sục khí - Máy quạt nước. - Máy phát điện máy nổ Cái Cái Cái Cái 3 5 4 1 6. Phương tiện vận chuyển Cái ô tô 1 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2001 Dự toán đầu tư con giống ban đầu. Danh mục Diện tích (ha) Số lượng cá, tôm (con) Giá thành / con (đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1. Tôm càng xanh 2 400000 300 120 2. Cá chim trắng 0.5 25000 400 10 3. Cá rô phi đơn tính 0.5 25000 300 7.5 4. Cá trê lai 0.5 10000 500 5 5. Cá chép lai 0.5 10000 800 8 Tổng 150.5 CÁC KHOẢN CHI PHÍ NĂM 2001 Các loại chi phí Đơn vị tính Số lượng Giá thành Thành tiền 1. Thức ăn cho tôm Tấn 22 5.5 tr/tấn 121 2. Thức ăn cho cá Tấn 12 5.5 tr/tấn 66 3. Chi phí dụng cụ + Quạt nước + Máy nổ + Sục khí Cái Cái Cái 3 1 2 6 triệu 2.7 triệu 0.5 triệu 18 2.7 1 4. Chi phí điện KW 5400 600đ 3.24 5. Tiền công Ngày công 720 25000đ 18 Tổng 229.94 Tổng chi phí cho 6 tháng đầu năm 2001 150.5 + 229.94 = 380.44 (triệu) DOANH THU VÀ NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG NĂM 2001 Danh mục Đvt (tr đồng) Diện tích Số lượng Năng suất tấn/ha Tỷ lệ sống (%) Trọng lượng 1 con Giá thành đvị sản phẩm(kg) 1. Tôm càng xanh 280 2 ha 400000 2 50 50/kg 70000 2. Cá chim trắng 27.5 0.5 25000 6.2 50 4 con/kg 12000 3. Cá rô phi 37.5 0.5 25000 6.2 50 4 con/kg 12000 4. Cá chép lai 32.5 0.5 10000 5 50 2/kg 15000 5. Cá trê lai 32.5 0.5 10000 5 50 2/kg 15000 Tổng 420 * Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình “nuôi tôm càng xanh thâm canh năm 2002” Các khoản chi phí tôi đã đầu tư vào quá trình nuôi như sau. - Mua tôm giống: 37,5 triệu đồng : 37,5 triÖu ®ång - Mua thức ăn: 26,2 triệu đồng : 26,2 triÖu ®ång - Khấu hao dụng cụ và tu bổ bờ ao: 6 triệu đồng. : 6 triÖu ®ång. - Vôi bột và thuốc phòng bệnh: 1,94 triệu đồng : 1,94 triÖu ®ång - Điện năng tiêu tốn: 6,23 triệu đồng : 6,23 triÖu ®ång - Công lao động thuê và thu hoạch: 7,75 triệu đồng : 7,75 triÖu ®ång - Thuê ao (6 tháng): 8,00 triệu đồng : 8,00 triÖu ®ång Tổng cộng 93,62 triệ đồng 93,62 triÖ ®ång Phần thu: Số lượng tôm thịt đã bán, thu được 84,62 triệu đồng. Số còn lại nếu tính theo giá thời điểm hiện tại thì ước tính khoảng 57 - 58 triệu đồng, từ đó giá trị sản lượng có thể thu được là 142 triệu đồng. Do đó lãi thu được từ 47 - 48 triệu đồng. * Đánh giá kết quả thực hiện của mô hình “nuôi tôm càng xanh thâm canh năm 2002”. - Về qui trình nuôi, tôi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao hơn và tốt hơn năm trước. Thả giống, ngoài mật độ đảm bảo 15 con/m2, qui cỡ tôm giống to hơn (0,5 gam/con); thức ăn nuôi dưỡng là thức ăn chuyên dụng nuôi tôm có tỉ lệ đạm từ 38 -42%; đặc biệt tôi đã chú ý duy trì chất lượng nước luôn ở mức tốt và kịp thời sử dụng thuộc phòng trị bệnh tật cho tôm. - Về các chỉ tiêu của mô hình, tôi xin lấy kết quả nuôi tôm năm 2001 của ao này để so sánh. + Năng suất tôm thịt đạt 2 tấn/ha, tăng hơn 66%. + Tốc độ sinh trưởng là 7,5 gam/tháng, cao hơn 39%. + Tỉ lệ sống là 53%, cao hơn 16,2%. + Giá trị sản lượng đạt 142 triệu đồng/ha, cao hơn 67,5%. + Lãi đạt được 48 triệu đồng/ha, cao hơn 140%. Một điều đáng chú ý là mặc dù nuôi dưỡng bằng thức ăn chuyên dụng có giá mua cao từ 12.000 - 15.000đ/1kg nhưng giá thành 1 kg tôm thịt chỉ ở mức 46.810 đồng/kg trong khi năm 2001 giá thành tôm thịt trong các ao nuôi của trang trại tôi là 49.000 - 52.000đ/kg. Tóm lại ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Thanh Trì đang tiến dần đến xu hướng tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Đó là tăng tỷ trọng và giá trị tổng sản lượng của ngành này lên trong giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Thanh Trì thời gian tới. Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chăn nuôi. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyênh Thanh Trì trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi được tăng dần lên và trồng trọt giảm xuống( trong khi tốc độ tăng trưởng và giá trị sản lượng vẫn tăng lên), đồng thời coi trọng việc phát triển ngành thuỷ sản. Đây là một hướng đi đúng, hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Trì với cơ cấu phong phú, đa dạng phù hợp với thị trường và sự phân vùng sản xuất có hiệu quả. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dùng. *. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua.Vì thời gian qua sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương với tiềm năng truyền thống đã được phục hồi và phát triển, cùng với việc các công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân thuộc bộ phận sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn huyện đã đi vào sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính làm thay đổi cơ cấu kinh tế chung của cả huyện theo hướng công nghiệp , nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Huyện Thanh Trì vốn là một huyện có truyền thống về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp . Tính đến hết năm 2000 có hơn 125 công ty, xí nghiệp của Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn huyện, qua đó giá trị sản lượng của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng tăng lên hàng năm. Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Từ chỗ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 29,4 % năm 96 đến nay đã chiếm 37,06 % tỷ trọng cơ cấu kinh tế huyện. Tính đến năm 2000, tổng giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện đạt 107,0 tỷ đồng,trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm phần lớn(78,91 %) đạt 81,227 tỷ đồng, còn lại là khu vực quốc doanh đạt 28,773 tỷ đồng (chiếm 24,08%). Nhìn chung khu vực quốc doanh ở huyện còn khá nhỏ bé với vài cơ sở chế biến lương thực và thực phẩm, nhựa và hoá chất…có tình trạng này là do một số nguyên nhân khách quan, còn về mặt chủ quan là do công nghệ nạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm kém cùng với sự thiếu vốn đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất… Đối với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực ngoài quốc doanh thì huyện Thanh Trì vốn là một huyện ven đô với các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng với sự nhạy bén thị trường, đặc biệt từ khi có chính sách phát triển nền kinh tế thì các ngành nghề truyền thống cũng như một số ngành nghề mới được mở rộng, kinh tế gia đình phát triển mạnh, các làng nghề được hình thành rõ rệt như: miến dong, bánh phở ( Hữu Hoà), bánh kẹo ( Đại Kim) gạch ngãi (Vĩnh Quỳnh) mây tre đan (Vạn Phóc) sơn mài (Đồng Mỹ)…sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thanh Trì chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh với giá trị sản xuất tăng đều hàng năm bình quân đạt 110,3 % (giai đoạn 97-2001) chiếm tỷ trọng phần lớn trong sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và đóng góp 107 tỷ đồng trong tổng sản lượng của ngành. Ngoài các ngành nghề truyền thống, về cơ cấu ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện là rất đa dạng trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các ngành nghề: công nghiệp sản xuất sản phẩm từ phi kim loại (18,86%) cho giá trị 15,321 tỷ đồng, kế đến là các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống (17,94 %) đạt 14,574 tỷ đồng, ngành sản xuất cao su plastic (18,31%) đạt 12,443 tỷ đồng và ngành sản xuất sản phẩm từ da (11,21%) đạt 9,105 tỷ đồng. Các ngành còn lại chiếm từ 1-8,8% giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh. Trong 4 ngành trên thì hai ngành sau có xu hướng phát triển mạnh hơn cả, do nhu cầu tiêu dùng của người dân và thị trường rộng. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành vẫn còn chưa thực sự vững chắc, trong mấy năm qua còn gặp khó khăn do không tìm được thị trường tiêu thụ hay thị trường tiêu thụ quá nhỏ hẹp dẫn đến sản lượng giảm xút hoặc tăng nhưng rất nhỏ như: công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại phát triển bấp bênh từ năm 1997 đến năm 1998 chiếm 8,54% đến năm 2001 giảm xuống còn 4,92% trong tổng giá trị sản lượng của ngành. Còn các ngành khác thì có quy mô nhỏ, nhịp độ phát triển rất bấp bênh, tình hình đó chứng tỏ có nhiều khó khăn trên con đường tìm kiếm các nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp mới trong khu vực ngoài quốc doanh. * Xây dựng cơ bản: Ngành xây dựng cơ bản của huyện Thanh Trì trong giai đoạn 97-2001 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 123,05%. Năm 2001 có tốc độ tăng trưởng đạt 131,42% đóng góp 46 tỷ đồng trong tổng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản. Nhưng ngành này chiếm tỷ trọng còn Ýt trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Sở dĩ có kết quả nh­ vậy là do mấy năm qua việc tham gia vào cơ chế thị trường của ngành này còn hạn chế. Tóm lại , ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản ở Thanh Trì trong những năm qua phát triển rất mạnh, hàng năm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần phân công lại lao động xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì những năm qua ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đã có những bước chuyển dịch đứng đắn và hợp lý, góp phần vào sự phát triển kinh tế –xã hội với một cơ cấu kinh tế phù hợp đã và đang chuyển đổi tích cực ở huyện Thanh Trì. 1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành Thương mại dịch vô. Hệ thống thương nghiệp - dịch vụ trong mấy năm gần đây phát triển mạnh. - Ngành thương nghiệp:trong những năm còn cơ chế bao cấp thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò quan trọng, thì những năm gần đây khi phải cạnh tranh với thị trường của tư nhân thương nghiệp quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhiều đơn vị vay nợ lớn, kinh doanh không có lãi. Riêng khu vực xuất khẩu thì thương nghiệp quốc doanh vẫn giữ được vai trò chủ đạo của mình. -Mạng lưới thương mại tư nhân phát triển rộng với 2.250 hé kinh doanh thương mại, ăn uống, dịch vụ… góp phần tạo nền kinh tế hàng hoá phong phú, nhiều thành phần tham gia phục vụ đời sống nhân dân trong huyện một cách rộng rãi. Nhìn chung, ngành thương nghiệp mấy năm qua đã có những bước phát triển đáng kể tuy tỷ trọng của ngành có giảm nhưng giá trị của ngành không ngừng tăng nên, năm 1997 giá trị của ngành đạt 30,103 tỷ đồng đến năm 2001 tăng lên 40,0 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ như: dịch vụ xây dựng, vận tải, nông nghiệp…trong mấy năm qua phát triển mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong giá trị và cơ cấu tổng sản lượng của ngành thương mại dịch vụ, phục vụ tốt cho các nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện.Năm 1997 giá trị sản lượng của ngành dịch vụ đạt 5,313 tỷ đồng chiếm 18,1% đến năm 2001 đạt 14,967 tỷ đồng chiếm 27,33% trong tổng giá trị sản lượng của ngành thương mại dịch vụ. Tóm lại, ngành thương mại dịch vụ đã có những bước phát triển rất khá, nhịp độ phát triển bình quân đạt 111,63%, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện tăng từ 12,7% (năm 1997) lên 13,3% (năm 2001) đóng góp 54,967 tỷ đồng trong giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế của huyện Thanh Trì. 2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau thúc đẩy quá trình tiến hoá của nhân loại. Sự phân công lao động theo ngành bao giê cũng diễn ra trên cùng một lãnh thổ nhất định. Như vậy cơ cấu các vùng lãnh thổ chính là bố chí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng sẵn có, ở đây xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng, lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn. Tập trung hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác gắn với cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cả nước. Huyện Thanh Trì là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển, cơ cấu vùng, lãnh thổ từ đó phát triển một số vùng sản xuất của huyện đi vào chuyên môn hoá, tập trung hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn của huyện. Do những đặc thù về vị trí địa lý, đất đai, địa hình và kinh nghiệm, tập quán sản xuất trong dân cư, trên địa bàn huyện đã hình thành bốn vùng kinh tế. * Vùng kinh tế ven đô: Gồm 4 xã thị trấn: Khương Đình, Đình Công, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Vùng này đất hẹp, người đông, giao dịch thuận lợi, quá trình đô thị hoá diễn gia nhanh chóng, lao động và dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dân số và lao động xã hội (30-35%), kinh tế phát triển dân cư có thu nhập cao. Trong nông nghiệp, cây trồng chủ lực là: rau màu thực phẩm.Mấy năm qua đang hướng sang trồng hoa, cây cảnh và rau có chất lượng cao. Chăn nuôi chủ yếu là lợn gà và gia cầm. Có khả năng mở ra nghề nuôi chim và cá cảnh. Trong công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm là nghề thủ công truyền thống. Đã có một số sản phẩm nổi tiếng: bánh cuốn Thanh Trì, tương ớt Đình Công, cà muối Khương Đình có khả năng phát triển thương mại dịch vụ. * Vùng thực phẩm, dịch vụ và du lịch: Gồm 5 xã:Thịnh Liệt,Yên Sở, Trần Phú, Hoàng Liệt, Tứ Hiệp, và thị trấn Văn Điển. Đây là vùng có diện tích đầm ao lớn (440ha,chiếm 61% tổng diện tích đầm ao toàn huyện) lại có nguồn nước thải từ nội thành đổ ra nên thuận lợi cho nghề nuôi cá. Sản lượng cá trong vùng chiếm 90% sản lượng cá toàn huyện. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng trong vùng khá, kinh tế phát triển, dân cư có mức thu nhập cao so với toàn huyện. Dân số và lao động nông nghiệp chiếm 60-68% tổng số dân và lao động trong vùng. Quá trình đô thị hoá đang và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh. Trong nông nghiệp, ngoài nuôi cá còn phát triển trồng rau, chăn nuôi lợn, gia cầm, và nuôi bò sữa ở các xã ven đê nh­ Yên Sở, Trần Phú, Tứ Hiệp. Diện tích hoa và cây cảnh bước đầu được mở rộng. Công nghiệp có chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm truyền thống có tiếng là bún Tứ Kỳ (Hoàng Liệt). Những năm tới có thể phát triển mạnh dịch vụ và du lịch ở vùng này. * Vùng kinh tế lương thực và chăn nuôi: Gồm mười một xã: Hữu Hoà, Tả Thanh Oai, Đại Kim,Tam Hiệp, Đại áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đông Mỹ,Vĩnh Quỳnh, Thanh Liệt, Ngò Hiệp. Đây là vùng kinh tế tự nhiên phía nam của huyện, giao thông đi lại còn khó khăn 60% diện tích có nguy cơ ngập úng về mùa vụ.Dân số và lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận (trên 70% trong tổng dân số và lao động của vùng ).Thu nhập của dân cư còn thấp. Nông nghiệp chủ yếu là thâm canh lúa và chăn nuôi lợn, duy trì đàn trâu bò cày kéo kết hợp với chăn nuôi gia cầm. Đã khôi phục và phát triển lại các vườn cây ăn quả có tiếng ở khu vực Đại Kim,Thanh Liệt. Thủ công nghiệp trong vùng khá phát triển với nhiều loại ngành nghề nh­: chế biến lương thực, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng…có những làng nghề truyền thống nh­ sơn mài (Đông Mỹ), bánh kẹo(Đại Kim), chế biến lương thực (Hữu Hoà) … *Vùng kinh tế bãi phù xa sông Hồng: Gồm 4 xã :Duyên Hà, Yên Mỹ, Lĩnh Nam, Vạn Phóc. Là vùng phù xa ven sông được bồi đắp hàng năm, nên đất đai màu mỡ nhưng hàng năm phải ngừng sản xuất từ 2-2,5 tháng do lũ sông Hồng tràn về. Dân cư sống chủ yếu là nông nghiệp ( chiếm 80% trong tổng dân số và lao động của vùng). Nông nghiệp chủ yếu là trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm(vịt), đàn bò sữa và nghề nuôi cá lồng đang có hướng phát triển. 3.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế huyện Thanh Trì. Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Trong một thời gian tương đối dài chúng ta xây dùng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết hướng vào nền kinh tế thuần nhất với hai loại hình kinh tế là: kinh doanh quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ đại hội Đảng lần thứ 6 đã khẳng định nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý,của nhà nước và coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế của Thanh Trì có thể chia ra làm hai loại chính là:khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Khu vực kinh tế quốc doanh: đây chủ yếu là các doanh nghiệp của nhà nước và thành phố. Đa số các doanh nghiệp này có vốn đầu tư lớn chỉ đi vào các ngành quan trọng, quy mô lớn. ở huyện Thanh Trì thành phần kinh tế quốc doanh phần lớn tập trung vào các ngành mòi nhọn nh­:công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nhựa hoá chất và công nghiệp sản xuất các vật liệu xây dựng cao cấp… Thành phần kinh tế quốc doanh ở huyện, còng nh­ thực trạng chung trên cả nước, sau một thời gian bị khủng hoảng khu vực kinh tế quốc doanh ở huyện đã dần dần được khôi phục và lấy lại vai trò chủ đạo của mình trong nên kinh tế của huyện. Một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, xác định lại phương hướng sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường bước đầu có hiệu quả tuy tốc độ phát triển còn chậm. Tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong cơ cấu kinh tế toàn huyện ngày càng được nâng lên từ 16,5% năm 1997 lên 24,4% năm 2001. Xu hướng trong những năm tới thành phần kinh tế này của huyện Thanh Trì sẽ giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế,đặc biệt là thương nghiệp và ngành xây dựng. - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh : được khuyến khích phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong cơ cấu nền kinh tế huyện tuy có giảm đi chút Ýt trong vài năm gần đây, tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 83,5% năm 1997 giảm xuống còn 75,6% năm 2001. Riêng công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn giữ được nhịp độ phát triển, giá trị tổng sản lượng đạt 81,227 tỷ đồng chiếm 76% giả trị toàn ngành. Các làng nghề được mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng. Tóm lại cơ cấu thành phần kinh tế huyện Thanh Trì đã có những bước chuyển biến. Khu vực kinh tế quốc doanh tuy đã được sắp xếp, tổ chức lại, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết các thế mạnh của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa có lãi hoặc có nhưng rất thấp vì thế khu vực này vẫn chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong những năm gần đây tuy Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện khuyến khích các hộ phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực và công nhận là kinh tế hộ tự chủ ..nhưng số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ bé, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác triệt để lợi thế của mình. Mặc dù khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế huyện. Qua thực trạng trên, Trung ương và thành phố nhất là uỷ ban nhân dân huyện cần phải có những chính sách hợp lý để phát triển cân đối các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. III. Kết quả và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện trong những năm qua đã tạo ra cho nông nghiệp và nông thôn huyện Thanh Trì phát triển không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị xã hội. Về mặt kinh tế các nguồn lực trong huyện đã được đưa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả. Hàng trăm ha chưa sử dụng được đưa vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Mỗi năm giải quyết việc làm 3500 người đến 4000 người. Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 so với năm 1997 tăng 1,49 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2001 là 111,03%. Giá trị sản lượng nông nghiệp, bình quân 1ha đất nông nghiệp tăng từ: 28,6 triệu đồng năm 96 lên 37,3 triệu đồng năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,41% năm 1997 xuống còn 0,75% năm 2001, tỷ lệ hộ giàu tăng từ 21% năm 1997 lên 25% năm 2001.Đời sống chính trị xã hội ổn định, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, năm 1997 có 15 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đến nay con số tăng lên là 24 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch năm 2001 là 90%. Có nhiều hộ nông dân giỏi, nhiều mô hình kinh tế và những phương thức làm ăn mới xuất hiện. Thực tế trong huyện cho thấy những nới nào tiếp cận nhanh với cơ chế thị trường, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập và mức sống dân cư tăng lên rất rõ (Vĩnh Tuy, Đình Công)… Những kết quả và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện những năm qua do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là: 1. Quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế đất nước. Đây là nhân tố rất quan trọng, vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo ra môi trường và điều kiện để cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch cho phù hợp với sự chuyển động của nền kinh tế thị trường. 2. Nét đặc trưng của thị trường Hà Nội: khối lượng tiêu thụ lớn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, và chủng loại hàng hoá dịch vụ đa dạng …đã tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện thông qua cơ chế tự lùa chọn của các nông hộ. 3. Những tiềm năng sẵn có trong huyện bao gồm vị trí địa lý, đất đai, những kinh nghiệm và tập quán sản xuất…. Đó là những nhân tố bên trong rất quan trọng, nay gặp thì cơ, vận hội mới được bộc lé ra và tạo khả năng hiện thực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực. 4. Vai trò chỉ đạo của huyện , thành phố, sự định hướng của các chủ trương, chính sách mới, NQTW 8, NQ 006 thành uỷ và các chương trình phát triển kinh tế nông thôn ngoại thành trong mấy năm qua luôn đặt việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp là một nhiệmvụ chiến lược. 5. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tính năng tác động của các nông hộ trong điều kiện đã được trao quyền tự chủ sản xuất- kinh doanh trực tiếp có tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. IV. Đánh giá chung về thực trạng cơ cấu kinh tế nông thôn huyênh Thanh Trì những năm qua. 1. Thành tựu đạt được: Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì trong những năm qua đã tạo ra được thành tựu đáng khích lệ. Thành tựu nổi bật là kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành TMDV và ngành CN-TTCN ( gồm cả xây dùng ). Sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống, sự xuất hiện các ngành nghề mới và dịch vụ đã tạo ra một sự phân công và phân công lạilao động rộng rãi sâu sắc ở huyện Thanh Trì. Nó đã phần nào giải quyết một số vấn đề lớn nh­: tạo việc làm cho lao động dôi ra do mất đất nông nghiệp cho quá trình đô thị hoá, tăng thu nhập cho người dân và người lao động, tăng nhanh số hộ giàu giảm số hộ nghèo…. Chính sự hình thành cơ cấu kinh tế mới trong nông thôn ở Thanh Trì những năm qua đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao(111,03% giai đoạn 1997-2001). Thành tựu đáng ghi nhận nhất trong sản xuất nông nghiệp là đã tạo ra được tốc độ phát triển cao hơn hẳn các thơì kỳ trước, tạo ra khả năng mới để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa ngành đa sản phẩm, gia tăng nhiều sản phẩm hàng hoá. Đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá theo hướng tiến bộ, gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, trong ngành trồng trọt tỷ trọng cây trồng có giá trị kinh tế cao được tăng lên, nuôi trồng và phát triển các vật nuôi dặc sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng các ngành nghề dịch vụ…. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn huyện Thanh Trì đã có những chuyển biến đáng kể. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Thanh Trì đã tạo cho kinh tế nhiều thành phần trong nông thôn của huyện phát triển theo hướng đổi mới, việc thừa nhận hộ nông dân là dơn vị kinh tế tự chủ đã phát huy được tính năng động, sáng tạo, khai thác được nhiều tiềm năng. Kinh tế quốc doanh chuyển dần sang làm dịch vụ, kinh tế hợp tác tiếp tục đổi mới và phát triển. Tất cả đang tạo ra cho nền kinh tế nông thôn sự phát triển sống động, đưa nông thôn huyện Thanh Trì tiến lên con đường văn minh, hiện đại góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. 2 . Những tồn tại và yếu kém . -Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên , năng xuất cây trồng , vật nuôi , năng suất lao động đều thấp , ruộng đất còn manh mản gây trở ngại cho việc áp dụng tiến bộ KH – KT và công nghệ vào sản xuất . Nông sản phẩm chủ yếu là sản phẩm tươi sống , chưa qua chế biến . chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với trồng trọt . Công nghiệp chế biến , bảo quản còn nạc hậu . -Sức sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đã được phát huy mạnh mẽ nhưng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể không theo kịp , không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của kinh tế hộ làm hạn chế hiệu quả chung . -Thị trường nông thôn kém phát triển đang là yếu tố cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sang sản xuất hàng hoá . Thị trường sức lao động , công nghệ ,ruộng đất … vẫn còn đang trong trạng thái manh nha . thị trường nước ngài vẫn còn rất nhỏ bé , sản phẩm của nông thôn trong huyện khả năng cạnh tranh còn thấp . -Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm , nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đồng đều giữa các vùng . Thu nhập và mức sống bình quân của dân cư giữa các vùng có sự chênh lệch . -Một số ngành nghề mòi nhọn chưa phát huy được lợi thế so sánh ( trồng rau , nuôi cá, sản xuất vật liệu xây dùng , chế biến nông sản … ) . thương mại dịch vụ còn nhỏ yếu , chưa đáp ứng được nhu cầu của sán xuất và đời sống trong huyện . Thực trạng đó do một số nguyên nhân chủ yếu sau : Tuy có thuận lợi về vị trí địalý , đầu mối giao thông … đã nêu ở trên nhưng so với một số huyện ngoại thành thì Thanh Trì còn có nhiều khó khăn : +Sự phức tạp của địa hình địa chất. Thuộc ”vùng trũng ven đê” nên hàng năm trên 70% diện tích có nguy cơ bị úng lụt. +Môi trường bị ô nhiễm nặng ( kể cả đất, nguồn nước và không khí) do tập trung một số nhà máy, xí nghiệp, nghĩa trang và nguồn nước thải của nội thành, thị xã Hà Đông đổ về. Thị trường thành phố tuy là thị trường chính nhưng nhu cầu về nông sản phẩm qua chế biến có giá trị cao thì huyện Thanh Trì phần nào vẫn chưa đáp ứng được, thị trường nước ngoài thì không ổn định. Thiếu vốn đầu tư. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn. Trong khi đó khả năng vốn ngân sách và năng lực tích luỹ vốn trong dân cư còn rất hạn chế,điều đó làm hạn chế quá trình đầu tư phát triển cơ cấu ngành nghề, sản phẩm mới và truyền thống. Đây là yếu tố cơ bản nhất là nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc đọ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ỏ Thanh Trì những năm qua còn chậm. Việc giao ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lâu dài cho các hộ nông dân còn chậm, không khuyến khích đầu tư, cản trở quá trình phân công lại lao động giữa các ngành và trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện trạng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ câú. Một số yếu tố của kết cấu hạ tầng đã và đang xuống cấp hoặc tỏ ra không phù hợp với hình thức tổ chức và cơ cấu kinh tế mới, đang gấp rút đòi hỏi phải được sắp xếp lại hoặc nâng cấp, nhất là hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập của dân cư trong huyện có tăng lên song vẫn còn thấp, sức mua kém ảnh hưởng đến dung lượng của thị trường. Bản thân địa bàn nông thôn của Thanh Trì vẫn chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường sản xuất. Tình trạng đất chật người đông, lao động nông thôn dư thừa và thiếu việc làm còn nhiều. Trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao. Bên cạnh đó tập quán sản xuất nạc hậu vẫn chưa được thay đổi, đội ngò cán bộ nông thôn còn yếu, chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới quản lý và tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn. Thành phố nói chung chưa quan tâm nhiều đến nông nghiệp và nông thôn, việc thực hiện các chính sách vĩ mô còn chậm chạp, phức tạp mà chưa có sự khuyến khích về vật chất. Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho việc chuyển dịch cơ Cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì thời gian tới I. Những căn cứ xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – huyện Thanh Trì 1. Căn cứ vào đặc điểm và những lợi thế về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ( đã nêu ở phần trước ) . 2. Căn cứ vào xu hướng vận động của nền kinh tế đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng . Trong những năm qua, kinh tế đất nước đang chuyển biến mạnh cả về nhịp độ và cơ cấu ngành, kinh tế vùng . Trong tiến trình đổi mới, nền kinh tế đang và sẽ tiếp tục chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất với một hệ thống công nghệ nhiều tầng.Tập trung khai thác những ngành mòi nhọn trong từng vùng để phát huy lợi thế so sánh. Kinh tế thủ đô nói chung và khu vực ngoại thành nói riêng cũng sẽ phát triển theo xu hướng đó . 3. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội và khu vực ngoại thành giai đoạn 1994 – 2010 đã được thành phố thông qua tháng 12 –1994. Trong đó khẳng định vị trí chiến lược quan trọng của kinh tế ngoại thành và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành là:đẩy nhanh nhịp độ phát triển, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong nông nghiệp, chú trọng phát triển các loại nông sản hàng hoá có giá trị và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, tiến tới xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên thế giới . 4. Căn cứ vào một số quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và những dự án lớn dự kiến sẽ được triển khai trên địa bàn huyện giai đoạn 1996 – 2000 và 2010 - Mở rộng và nâng cấp đường quốc lé số 1, trong đó đoạn nằm trên địa bàn huyện dài 12 km . - Quy hoạch chi tiết khu vực thị trấn Văn Điển sẽ từng bước được phát triển từ nay đến năm 2010 . Quy hoạch khu nhà ở Đình Công, quy hoạch chi tiết khu hồ Linh Đàm và đường vành đai phía nam (Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Thanh Trì) đã được triển khai trong giai đoạn 1996 –2000. - Liên doanh sản xuất ô tô - xe máy và phụ tùng giữa Việt Nam và Dawoo tại khu vực thị trấn Văn Điển. - Hình thành 2 thị trấn mới : Cầu Bươu và Ngọc Hồi . Việc triển khai quy hoạch và thực hiện các dự án nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế huyện phát triển, tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế. Một mặt tăng khả năng giao lưu hàng hoá, mở rộng thị trường, mở ra triển vọng cho phát triển dịch vụ, du lịch … Mặt khác, quá trình đô thị hoá đang và sẽ tiếp tục diễn ra rất nhanh, diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giảm đáng kể (ước tính từ nay đến 2010 giảm 800 - 1000 ha). Sè lao động nông nghiệp cần sắp xếp việc làm từ nay đến năm 2010 khoảng 17800 (bình quân mỗi năm 3800 lao động). Cạnh đó là vấn đề quản lý xã hội, chống ô nhiễm môi trường… Đó là những vấn đề phải tính đến trong xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nông nghiệp huyện. 5. Đặc điểm của thị trường: Cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường Hà Nội cũng thay đổi quan trọng. Sức tiêu thụ lớn, sản phẩm đa dạng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Để chiếm lĩnh thị trường nội địa, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, tiến tới mở rộng xuất khẩu cần tranh thủ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy những sản phẩm truyền thống nhưng độc đáo, chú trọng các loại nông sản, thuỷ đặc sản có chất lượng và giá trị cao. 6. Những kết quả và kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện thời gian vừa qua. II. Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì . 1. Những quan điểm chung: 1.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Trong lịch sử phát triển của mình, loài người đã trải qua các hình thức kinh tế từ thấp đến cao, kinh tế tự nhiên, kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế hàng hoá. Sự ra đời của kinh tế hàng hoá đánh dấu bước tiến có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử phát triển kinh tế của loài người. Vai trò của kinh tế hàng hoá được thể hiện trước hết ở chỗ nó tạo động lực và buộc mỗi người sản xuất phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Chỉ có nh­ vậy người sản xuất mới có thể thực hiện được tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, đứng vững trong cạnh tranh. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp nông thôn mới có hiệu quả. Một nền kinh tế hàng hoá càng phát triển thì nó càng thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công lao động xã hội nhằm tạo ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2nuoithuythanhtr.doc