Đề tài Vai trò của nước sạch

Tài liệu Đề tài Vai trò của nước sạch: ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khoẻ theo quan niệm hiện nay là một khái niệm tổng hợp về tình trạng cơ thể liên quan mật thiết đến môi trường [13]. Trạng thái sức khoẻ của con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường. Những chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân được coi như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường. Một sự thay đổi của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động lên sức khoẻ ở mức độ nhất định. Cho tới nay, tình hình sức khoẻ, bệnh tật và tử vong ở các nước vẫn bị chi phối bởi các yếu tố sinh học trong môi trường: đất, nước, không khí và thực phẩm thiếu vệ sinh [3]. Việc cung cấp nước đầy đủ về chất lượng và số lượng có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ làm giảm đi 50% số tử vong của trẻ em và giảm đi 25% các trường hợp ỉa chảy [38]. Năm 1990, UNICEF , cũng đã chỉ rõ, hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật nặng là hậu quả của nhiễm bẩn nước, vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường [34]. Theo đánh gi...

doc38 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vai trò của nước sạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khoẻ theo quan niệm hiện nay là một khái niệm tổng hợp về tình trạng cơ thể liên quan mật thiết đến môi trường [13]. Trạng thái sức khoẻ của con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường. Những chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân được coi như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường. Một sự thay đổi của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động lên sức khoẻ ở mức độ nhất định. Cho tới nay, tình hình sức khoẻ, bệnh tật và tử vong ở các nước vẫn bị chi phối bởi các yếu tố sinh học trong môi trường: đất, nước, không khí và thực phẩm thiếu vệ sinh [3]. Việc cung cấp nước đầy đủ về chất lượng và số lượng có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ làm giảm đi 50% số tử vong của trẻ em và giảm đi 25% các trường hợp ỉa chảy [38]. Năm 1990, UNICEF , cũng đã chỉ rõ, hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật nặng là hậu quả của nhiễm bẩn nước, vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường [34]. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 tại các nước châu á: 60% số người bị nhiễm trùng và 40% các trường hợp bị tử vong là do các căn bệnh truyền qua nước [36]. ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các khu vực dân cư cho thấy: 99% số mẫu nước sinh hoạt được nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình năm 1994 không đạt tiêu chuẩn cho phép về chỉ số coliform, 93% số mẫu nước không đạt tiêu chuẩn fecal coliform [15]. Tại tỉnh Yên Bái có 65,7% mẫu nước sinh hoạt được xét nghiệm năm 2000 không đạt tiêu chuẩn [11]. Trong một nghiên cứu tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2002 cho thấy: có tới trên 40% số mẫu xét nghiệm nước sinh hoạt sử dụng trong các bệnh viện được nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn [7]. Hà Nội là một thành phố đông dân cư, tập trung nhiều nhà máy, bệnh viện hàng ngày đang thải vào môi trường nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm. Trường Đại học Y Hà Nội cũng nằm trong thực trạng đó. Khu vực trường Đại học Y Hà Nội là khu vực hỗn hợp bao gồm: - Khu hành chính - Khu ký túc xá của học viên và sinh viên là những người hàng ngày công tác và học tập tại các bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. - Khu các bộ môn: thường xuyên nhận và xử lý các bệnh phẩm có liên quan tới người bệnh để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu như: bộ môn Vi sinh vật, Mô học, Sinh học, Labo trung tâm, Sinh hoá, Sinh lý, Sinh lý bệnh, Khoa y tế công cộng… *Như vậy liệu môi trường tại Đaị học Y Hà Nội có nguy cơ bị ô nhiễm không? Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ câu hỏi trên. Vì vậy để góp phần đánh giá môi trường tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau: 1- Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội thông qua các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh. 2- Xác định một số vi khuẩn gây ô nhiễm thường gặp trong nước. Chương 1 tổng quan 1.1. Vai trò của nước sạch Cũng như không khí và thực phẩm, nước rất cần thiết cho sự sống con người và các sinh vật. Vấn đề cung cấp nước đầy đủ và sạch là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khoẻ con người, thể hiện tính ưu việt của xã hội, trình độ tiến bộ của sản xuất. Vai trò chính của nước: + Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể. Nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người (63%), trong huyết tương và các phủ tạng có tỷ lệ cao hơn. Nước tham gia vào các quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải, điều hoà thân nhiệt. Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5-2,5 lít nước. Những người làm công việc nặng nhọc hay trong thời tiết nóng bức thì số lượng nước được hấp thụ cần nhiều hơn để bù đắp số lượng nước bài tiết qua da, phổi, thận. + Nhờ nước mà các chất bổ được đưa vào cơ thể để duy trì sự sống. Nước cung cấp cho cơ thể các nguyên tố cần thiết như: iod, flour, mangan, kẽm, sắt, vitamin và các acid amin. + Nước cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh xã hội, cho cứu hỏa và các yêu cầu xã hội khác. Tuy nhiên nước cũng là môi trường trung gian lan truyền các bệnh dịch như: thương hàn, tả, lỵ, viêm gan, bại liệt. Nước hoà tan các chất thải, các chất độc hoá học, các chất phóng xạ, chất gây ung thư có thể tác hại đến con người [24]. 1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước 1.2.1. Định nghĩa Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hoá, vi sinh và sự có mặt của chúng trong nước làm cho chúng trở thành độc hại [24]. .Thay đổi về lý học: màu, mùi, vị, độ trong. .Thay đổi về thành phần hoá học: các chất vô cơ, các chất hữu cơ, các chất độc. .Thay đổi về sinh vật: làm tăng hoặc giảm các vi sinh vật hoại sinh, xuất hiện vi khuẩn và virut gây bệnh. 1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước bề mặt Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và kỹ thuật canh tác nông nghiệp đã đưa nền kinh tế phát triển không ngừng, tuy nhiên vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường phần lớn bị dồn chảy vào sông, hồ và cuối cùng tích tụ ở đáy đại dương [12]. Tại Mỹ (1950) hơn 200 km2 nước (tương đương với 1/4 dòng chảy thường xuyên của Mỹ) đã cho chạy qua các nhà máy điện nguyên tử và làm tăng nhiệt độ 10-120C, phá vỡ nghiêm trọng hệ thống thuỷ văn. Anwar và CS (1999) nghiên cứu về chất lượng nước uống ở Punjab cho thấy 95,83% giếng khoan và 91,3% bể chứa nước bị nhiễm khuẩn [33]. Phần lớn các nước trên thế giới có sử dụng nước bề mặt, ở Anh là 2/3, Mỹ là 1/2, Nhật đến 90% tổng nước sử dụng, ở một số nước khác như Cộng hoà liên bang Đức và Hà Lan lại hoàn toàn sử dụng nước ngầm (vì nước bề mặt đã bị ô nhiễm). Nước ao, hồ, sông, suối (nước bề mặt) là nguồn nước ngọt quan trọng, nhưng con người đã làm cho nguồn nước này bị ô nhiễm bởi những chất thải, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ người dân. Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước bề mặt: + Do chất thải công nghiệp: Theo tính toán của một số chuyên gia, cứ 1 m3 nước bị ô nhiễm sẽ làm cho 50-60 m3 nước ngọt khác không sử dụng được. Trên thế giới hiện nay cứ mỗi năm có tới 500 km3 nước bị ô nhiễm trộn vào nước nguồn tự nhiên trên trái đất, làm cho khoảng 2 tỷ người thiếu nước ngọt hợp vệ sinh [8]. Mặc dù các nước đã có những quan tâm đúng mức tới nguồn tài nguyên nước: năm 1950, Mỹ thành lập ủy ban cố vấn về các nguồn tài nguyên nước, năm 1956, ủy ban thanh tra quốc tế về nước được thành lập. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ nhanh, các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh nên tình hình ô nhiễm nước ngày càng trở nên trầm trọng. + Do phát triển nông nghiệp : Những thành tựu của khoa học kỹ thuật trên toàn cầu không chỉ thúc đẩy ngành công nghiệp hoá phát triển không ngừng mà sự thâm canh tăng năng suất nông nghiệp cũng luôn được cải tiến. Sản lượng nông nghiệp hàng năm đã được nâng lên nhờ chất lượng giống và sử dụng các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh. Nhưng cũng chính điều này đã mang lại những hậu quả tai hại ghê gớm cho môi trường và con người, nhất là các loại hoá chất trừ sâu diệt cỏ. Qua nghiên cứu người ta đã thấy hàm lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nước ở một số nước như: Pháp đạt tới 1,6-6,4 mg/l, Mỹ, một số dòng sông hàm lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ cao: DDT 11,3 mg/l, Aldrin 5 mg/l. Sông Detroit hàng ngày có tới 20 triệu tấn chất thải hỗn hợp trong đó có các chất diệt côn trùng, chất diệt cỏ, dầu hoả và các chất phóng xạ đổ vào [14]. + Do chất thải sinh hoạt: Trong sinh hoạt hàng ngày con người cũng thải vào môi trường một lượng rác thải đáng kể và đấy cũng là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt. Qua phân tích mẫu nước tại 20 điểm của 18 con sông ở Kanagawa, Nhật Bản từ 1987-1995 cho thấy 64,7% mẫu nhiễm V.cholerae, ở Nga 98% mẫu xét nghiệm nước sông Cama có chỉ số E.coli 102-104/100ml nước [1]. + Do chất thải y tế: Song song với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vấn đề quản lý chất thải bệnh viện ở một số bệnh viện ở các nước phát triển đã được thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế. ở Việt Nam, mặc dù Nhà nước và Bộ Y tế đã ban hành hàng loạt các luật, các quy chế như: Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật bảo vệ môi trường, Qui chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Quy chế quản lý chất thải y tế…[4], [6]. Nhưng công tác quản lý, xử lý chất thải bệnh viện vẫn còn nhiều tồn tại. Có tới 47% các bệnh viện không có bể xử lý chất thải lỏng, 15 % bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải lỏng nhưng không hoạt động do hỏng vì không có kinh phi bảo trì [19]. Như vậy, những bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải, nước thải được thải vào hệ thống cống công cộng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong tình trạng ô nhiễm vi sinh vật từ bệnh viện ra cộng đồng, nơi có dòng nước thải của bệnh viện chảy qua . Rác thải nếu không được phân loại mà thải chung với rác thải sinh hoạt hoặc chôn lấp ngay tại bệnh viện cũng là một yếu tố gây ô nhiễm môi trường [9]. 1.2.3. Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm Nước ngầm là một nguồn nước vô cùng quan trọng, nó là nguồn nước sinh hoạt không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Một số nước như Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan hoàn toàn sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt. Nước ngầm hầu như phân bố khắp nơi và an toàn (sạch) hơn so với nước bề mặt, đặc biệt là các nguồn nước ở tầng sâu dưới lòng đất. Tuy nhiên nguồn nước ngầm ở nhiều nơi trên thế giới cũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do khai thác bừa bãi, quá mức của con người cũng như bị ô nhiễm bẩn do nước thải công nghiệp, đô thị hoá và phát triển nông nghiệp [14]. + Do công nghiệp: Nguồn nước ngầm trên thế giới ở nhiều nơi nói chung đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải công nghiệp. Tại Mỹ, chất thải độc được đưa vào các hầm ngầm dưới đất. Năm 1981 cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ EPA kiểm tra hơn 52.000 cái hầm, trong đó có 12.000 cái đã làm ô nhiễm nước ngầm (do độ phóng xạ vượt quá ngưỡng). Năm 1980 kiểm tra 27.000 cái thì 8.000 cái nằm trong vùng đất thấm và hơn 1/2 số kiểm tra đã gây ô nhiễm nặng nước ngầm. Hiện nay có khoảng 1/2 dân số Mỹ đang dùng nước ngầm cho sinh hoạt, vì vậy đây là vấn đề rất hệ trọng [21]. Các nhà khoa học đã cho biết, có tới 55.000 các hợp chất hoá học khác nhau được thải vào môi trường . Thành phần cơ bản của chúng là cặn lơ lửng, acid, este, phenol, dầu mỡ và các chất hoá học Asen, thuỷ ngân, xyanua, cadmium, một số chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm [16]. + Do nông nghiệp: Việc lạm dụng các hoá chất công nghiệp ở một số khu vực nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ví dụ chất nitrat có thể thấm dần xuống đất từ 0,5- 1m mỗi năm cho đến khi chúng gặp được nguồn nước ngầm. Hàng năm có hàng tấn nitrogen gây ô nhiễm nguồn nước ngầm bằng con đường trực tiếp hay thẩm thấu, Halwani và CS 1999, [32]. Càng ngày người ta càng sử dụng với số lượng lớn các hoá chất bảo vệ thực vật, loại hoá chất phân huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên. Đây cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Theo báo cáo trước đây, nước ngầm ở nhiều nơi đã nhiễm các hoá chất độc hại như: DDT, lindol, monitor, wolfatox,...[29]. + Do sinh hoạt: Nước ngầm cũng có thể bị ô nhiễm trầm trọng do các hoá chất sinh hoạt. Trong một nghiên cứu ở Philippines (1991), người ta đã thấy 50% tổng số mẫu nước giếng khơi có chỉ số fecal coliform trên 101 [1]. Một số tác giả cũng lưu ý đến sự ô nhiễm nguồn nước ở một số nơi và hiểm hoạ của việc này. Poclkin (1987) khi nghiên cứu chất lượng nước các vùng hạ lưu sông Cama (Liên Xô cũ ) vào mùa xuân hè đã thấy có 96% số mẫu có chỉ số E.coli là 102 - 103, độ nhiễm khuẩn được đánh giá là cao [20]. 1.2.4. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước trên Thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều vụ dịch liên quan đến nguồn nước. ở Hoa Kì năm 1971-1985 có 502 vụ dịch với 111.228 người mắc, 42% số vụ dịch với 68% số người mắc là do nguồn nước công cộng, do nước bề mặt chiếm 24% số vụ dịch và 32% các trường hợp mắc [31]. Cũng tại Hoa Kì, năm 1987, 88% vụ dịch ỉa chảy mãn tính kéo dài nhiều tháng đều do nước bị ô nhiễm [31]. Từ năm 1985, WHO cũng đã đánh giá tại các nước châu á, 60% người bị nhiễm trùng và 40% các trường hợp tử vong là do các căn bệnh truyền qua nước [36]. Moe CL, 1991, nghiên cứu về ô nhiễm do fecal coliform trong các mẫu nước giếng khơi nhận thấy: 65% số mẫu có số vi khuẩn lớn hơn 101 vi khuẩn chỉ điểm/ 100ml [30]. 1.2.5. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Nguyễn Đình Sỏi và cộng sự, 1994 tại Thái Bình kiểm tra 164 mẫu nước giếng về vi sinh vật, chỉ số coliform không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm hơn 99% và chỉ số fecal coliform vượt quá tiêu chuẩn chiếm gần 93% [15]. Nguyễn Đình Sơn và cộng sự, 1994: kiểm tra chất lượng vệ sinh các nguồn nước ở Thừa Thiên Huế cho thấy: 1/2 số mẫu nước sông không đạt vệ sinh [17] . Phạm Thị Xá, Hà Ngư và cộng sự, từ tháng 1/1990-tháng 7/1992 nghiên cứu về vi sinh vật của 54 mẫu nước nguồn cung cấp cho thị xã Thanh Hoá thấy tới 95,8% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [27]. Tại một số tỉnh phía bắc: Hải Phòng, 1987, Trần Huy Bích cho thấy tại vòi nước có 66% không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [2]. Vũ Đức Vọng, 1992, nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy nước bị nhiễm bẩn các chất hữu cơ và vi sinh vật theo mức độ bẩn 52%, cấm dùng chiếm 8% [26]. Còn theo nghiên cứu về tình trạng nước sinh hoạt của Đào Xuân Vĩnh, Nguyễn Thế Vinh và cộng sự ở Tây Nguyên thấy 90,14% mẫu nước suối và sông không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [25]. Tại đồng bằng Sông Cửu Long, Lê Thế Thự, 1995, nghiên cứu các nguồn nước bề mặt thấy fecal coliform từ 1,3-2,7.105/100ml nước [20]. Theo Trương Xuân Liễu và cộng sự, 1994, tại 3 xã huyện Cần Giờ có 393 trường hợp bị tả nhưng vụ dịch đã được dập tắt nhanh chóng do đã xử lý vệ sinh nguồn nước [10]. 1.3. Các vi sinh vật có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước Nước là môi trường trung gian vận chuyển mầm bệnh tới con người. Các vi sinh vật có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước như: - Các vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột: Salmonella, Shigella, enterobacter, Klebsiella, E.coli. - Vi khuẩn tả. - Các vi khuẩn hay gặp trong nhiễm trùng bệnh viện: Staphylococcus aureus, P.aeruginosa. - Các virus : Virus viêm gan, ... Song, trong đề tài này vì điều kiện và kinh phí có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập về lĩnh vực vi khuẩn. 1.4. Các chỉ điểm vi sinh vật đánh giá vệ sinh nước sinh hoạt Trước đây để đánh giá một nguồn nước đạt chỉ tiêu về vệ sinh, người ta thường dùng các vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm như: E.coli (được áp dụng theo phương pháp Vincent), Streptococcus, Clotridium [23], [36]. Năm 1984, tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hai chỉ số: coliform và fecal coliform để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt [37]. Coliform là những trực khuẩn Gram(-), hiếu khí, kỵ khí tuỳ tiện, không có nha bào, có khả năng lên men lactose, sinh axit, sinh hơi ở nhiệt độ 37oC trong vòng 48 giờ. Coliform sống ở đường tiêu hoá của người và động vật, chúng còn được tìm thấy cả trong môi trường đất, nước, rau quả…. Nhóm coliform bao gồm các giống loài: E.coli, Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Serratia... chúng được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng. Sự có mặt của chúng chứng minh rằng biện pháp khử trùng là không đạt hiệu qủa đối với nước đã xử lý, chứng minh nguy cơ chứa đựng các mầm bệnh. Fecal coliform là các vi khuẩn trong số các coliform, chúng có thể phát triển và lên men được lactose ở nhiệt độ 40-45oC. Fecal coliform bao gồm một tỷ lệ lớn E.coli, nhất là typ I và II. Fecal coliform có tác dụng để chứng tỏ đã có sự ô nhiễm do phân người và động vật. Ngoài ra để xác định nguồn nước bị ô nhiễm phân người và động vật đã lâu người ta dựa vào vi khuẩn chỉ điểm Clostridium perfringenes. Clostridium perfringenes là trực khuẩn, kỵ khí tuyệt đối, có vỏ, không có lông và không di động, sinh H2S. Clostridium perfringenes cũng được coi là một chỉ điểm vệ sinh vì thường được phát hiện thấy trong phân người và động vật. Chúng là vi khuẩn có nha bào nên chịu được nhiệt độ cao vì vậy có thể tồn tại lâu dài ở ngoại cảnh. Trước tình hình ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khu vực trường Đại học Y Hà Nội là khu vực hỗn hợp bao gồm khu ký túc xá của học viên, sinh viên là những người hàng ngày công tác và học tập tại các bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Khu các bộ môn thường xuyên nhận và xử lý các bệnh phẩm có liên quan đến người bệnh để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề quản lý chất thải, tình trạng môi trường có đảm bảo hay không đã gợi ý chúng tôi tiến hành đề tài này. Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: gồm 4 khu vực +Khu vực hành chính, giảng đường, nhà ăn, nhà xe. +Khu ký túc xá của học viên, sinh viên (các nhà E1, E2, E3, E5). +Khu các bộ môn có mối liên quan tới nguồn lây nhiễm. +Bể đầu nguồn cung cấp nước. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu +Khu vực hành chính (nhà A1) lấy 4 mẫu. Nhà ăn lấy 2 mẫu, một mẫu lấy từ vòi, một mẫu lấy từ bể chứa. Khu giảng đường : lấy 7 mẫu. Nhà xe lấy 1 mẫu. Tổng cộng : 14 mẫu. +Khu ký túc xá của học viên và sinh viên , mỗi nhà có 5 bể, mỗi bể lấy đại diện 1 mẫu. Riêng 2 nhà sinh viên E1, E2, mỗi nhà lấy thêm 5 mẫu ở dụng cụ chứa nước dự trữ. Tổng cộng: 30 mẫu. +Khu các bộ môn:Các bộ môn Vi sinh vật, Sinh lý , Sinh lý bệnh, Hoá sinh: mỗi bộ môn lấy 3 mẫu. Các bộ môn còn lại: Sinh học-Di truyền, Mô học, Labo trung tâm, Dược lý, khoa Y tế công cộng: mỗi bộ môn lấy 2 mẫu. Tổng cộng: 22 mẫu. +Bể đầu nguồn cung cấp nước: 4 mẫu đã lọc hoàn chỉnh được bơm đi sử dụng. Tổng cộng: 4 mẫu. *Vậy tổng số mẫu nghiên cứu: 70 mẫu. 2.2. Vật liệu 2.2.1. Dụng cụ lấy mẫu - Lọ thuỷ tinh đã khử trùng, dung tích 100 ml. - Đèn cồn. 2.2.2. Môi trường nuôi cấy và xác định vi khuẩn (của hãng Merck- Đức) - Canh thang lactose loãng. - Canh thang lactose đặc. - Canh thang BGBL (Brilliant Green Bile Lactose). - Thạch Wilson-Blair. - Thạch máu. - Thạch mềm. - Macconkey. - Môi trường Endo. - Môi trường KIA. - Môi trường Ure-Indol. - Môi trường Citrat-Simon. - Môi trường Manit di động. - Môi trường Chapman. - Môi trường thử nghiệm OF. - Một số vật liệu và hoá chất khác. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi thu thập mẫu và xử lý mẫu theo trình tự: 2.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm Theo thường quy kỹ thuật y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993 [18]. - Dụng cụ chứa mẫu: bình thuỷ tinh đã khử trùng. - Thể tích mẫu: 100ml. - Cách lấy mẫu nước từ vòi: mở nước chảy hết cỡ trong 2-3 phút. Đóng vòi và khử trùng kỹ vòi nước. Mở lại cho chảy mạnh 1-3 phút rồi điều chỉnh chảy vừa đủ để lấy mẫu. Khử trùng miệng bình thuỷ tinh và đóng nút. Đối với các mẫu nước lấy từ bể, thùng chứa, sử dụng cốc mỏ vô trùng múc rồi đổ vào bình chứa mẫu. - Các mẫu được vận chuyển ngay về phòng xét nghiệm trong vòng 2h. 2.3.2. Kỹ thuật xử lý mẫu và xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh Theo thường quy kỹ thuật y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993 [18]. 2.3.2.1. Xử lý mẫu: - Từ mỗi lọ đựng mẫu nước sinh hoạt, lấy 20ml ly tâm 2000 vòng/phút trong 5 phút. Lấy phần cặn cấy vào môi trường thạch máu và Macconkey. Để 370C /24h để xác định vi khuẩn có khả năng gây bệnh. - Lấy 5ml mẫu nước đun cách thuỷ ở 800C/5phút diệt tạp khuẩn để xác định Clostridium perfringenes. - Số mẫu nước còn lại xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh. 2.3.2.2. Kỹ thuật xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh nước sinh hoạt. a/ xác định tổng số coliform bằng phương pháp MPN ( Most Probable Number ): phương pháp 7 ống: 5 ống canh thang lactose đặc và 2 ống canh thang lactose loãng. - 5 ống canh thang lactose đặc: mỗi ống cấy 10ml nước ở đậm độ nguyên. - 1 ống canh thang lactose loãng cấy 1ml nước ở đậm độ nguyên. - 1 ống canh thang lactose loãng cấy 1ml nước đậm độ 10-1 hoặc 0,1ml nước đậm độ nguyên. - Để tủ ấm 370C/48h đọc kết quả. - Đọc kết quả bước 1: những ống lên men lactose sinh acid chuyển màu môi trường từ tím sang vàng và sinh hơi được gọi là (+). - Cấy chuyển bước 2: dùng que cấy hoặc pipet Pasteur cấy từng ống (+) sang các ống canh thang BGBL. Mỗi ống cần thay pipet hoặc khử trùng kỹ que cấy. - Để tủ ấm 370 C /48h đọc kết quả. - Đọc kết qủa bước 2: đọc các ống chuyển màu môi trường và sinh hơi rồi tra bảng MPN để tính coliform tổng số trong 100ml mẫu nước. b/ Xác định tổng số fecal coliform bằng phương pháp MPN. - Từ những ống (+) ở môi trường lactose đặc và loãng trong phần xác định tổng số coliform cấy chuyển sang môi trường BGBL và môi trường Endo. - Để tủ ấm 42,5 ± 0,50C/ 24h đọc kết quả. - Đọc kết quả: đọc kết quả và tính toán số fecal coliform (+) dựa vào cả số ống canh thang BGBL (+) và môi trường Endo (+). c/ Xác định Clostridium perfringenes: Theo thường quy kỹ thuật Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993 [18]. - Thạch ống Wilson-Blair đun chảy hoàn toàn, để nguội 50-600C, thêm vô trùng 5 giọt sulfat sắt II 5%. - Cấy 5ml mẫu nước đã được cách thuỷ 800C trong 5 phút vào thạch Wilson-Blair. Dùng pipet hút mẫu nước rồi cấy xuống tận đáy ống nghiệm. Cần tránh tạo bọt khí khi cấy bằng cách vừa thả mẫu từ từ vừa xoay nhẹ pipet và rút pipet lên dần dần. Trộn đều mẫu với môi trường. Làm lạnh nhanh trong vòi nước cho đông thạch. Quấn giấy trên đầu ống thạch. Mỗi mẫu cấy hai đậm độ khác nhau. - Để tủ ấm 370C/ 34h đọc kết quả. - Đếm tất cả những khuẩn lạc đen, to bằng hạt đậu xanh do tạo thành sulfat sắt. - Tính toán số khuẩn lạc nuôi cấy trong 10ml mẫu nước. 2.3.3. Phương pháp phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh 2.3.3.1. Phân lập và xác định các vi khuẩn đường ruột Theo thường quy của WHO (Basic laboratory procedures in clinical bacteriology, Geneva 1991) [36]. Đựơc tóm tắt như sau: -Từ môi trường Macconkey, chọn khuẩn lạc nghi ngờ, lên men hay không lên men lactose có trong môi trường, nhuộm Gram để xem hình thể và tính chất bắt màu, đồng thời cấy chuyển vào môi trường xác định tính chất sinh vật hoá học. -Tính chất sinh vật hoá học của Salmonella, Shigella, Enterobacter, Klebsiella gồm các tính chất sau: Tính chất VK Glucose Lactose Hơi MR VP Indol H2S Di động Citrat Simmon E.coli + +/- + + - + - + - Samonella + - - + - - + + - Shigella + - - + - -/+ - - - Enterobacter + +/- +/- - + - - + +/- Klebsiella + + +/- -/+ +/- - - - +/- +/-: Đa số là dương tính -/+: Đa số là âm tính Sau khi xác định tính chất sinh vật hoá học, ngưng kết với kháng huyết thanh đa giá đặc hiệu. 2.3.3.2 Phân lập và xác định Staphylococcus aureus: theo thường quy của WHO [36]. Được tóm tắt như sau: - Từ môi trường thạch máu chọn khuẩn lạc nghi ngờ: khuẩn lạc đục, dạng S, tan máu và có sắc tố vàng chanh. - Nhuộm Gram: cầu khuẩn Gram (+) xếp từng đám. - Xác định men coagulase (men làm đông huyết tương). - Cấy chuyển sang môi trường Chapman để kiểm tra tính chất lên men đường manitol (+). 2.3.3.3. Phân lập và xác định Pseudomonas aeruginosa: theo thường quy của WHO [36]. Được tóm tắt như sau: - Trên môi trường thạch máu, chọn khuẩn lạc nghi ngờ: dạng S càng để lâu khuẩn lạc càng trở nên dẹt, khô và có xu hướng lan ra. Trên thạch thường khuẩn lạc có màu xanh và môi trường xung quanh cũng xanh. - Nhuộm Gram: vi khuẩn hình trực, bắt màu Gram (-). - Trên canh thang: tạo váng. - Tính chất hoá sinh: chuyển hoá glucose theo kiểu oxy hoá, oxidase (+), di động (+). - Ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu. 2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt - Theo quyết đinh số 505/BYT-QĐ 1992 của Bộ y tế thì tiêu chuẩn vi khuẩn trong nước sinh hoạt [4]: Fecal coliform: 0/100 ml. Coliform tổng số: 10/100 ml. Không có vi khuẩn gây bệnh. - Theo quyết định số 132q/2002/bYT – QĐ năm 2002 “ Tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt”, thì tiêu chuẩn vi khuẩn trong nước sinh hoạt [5]: Fecal coliform: 0/100 ml. Coliform tổng số: 0/100 ml. Không có vi khuẩn gây bệnh. 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu: - Số liệu thu thập được xử lý, phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Epi-info 6.0. - Các biến liên tục được thống kê dưới dạng Trong đó: : Giá trị trung bình s : Độ lệch thực nghiệm - Các biến định tính được trình bày dưới dạng phần trăm (%). - Sự so sánh có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05 Thời gian tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2004. Các kỹ thuật được tiến hành tại bộ môn Vi sinh vật trường Đại học y Hà Nội. Chương 3 kết quả 3.1. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế năm 1992 Bảng 3.1: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn coliform theo vị trí lấy mẫu Vị trí Coliform/100ml Tổng số mẫu Đạt tiêu chuẩn (coliforrm <10/100ml) Không đạt tiêu chuẩn Vi sinh 2 1 3 Di truyền 1 1 2 Mô học 1 1 2 Labo trung tâm 2 0 2 Y tế công cộng 1 1 2 Hoá sinh 0 3 3 Sinh lý 1 2 3 Sinh lý bệnh 2 1 3 Dược lý 1 1 2 Nhà E1 4 6 10 Nhà E2 4 6 10 Nhà E5 0 5 5 Nhà E3 4 1 5 Nhà ăn 1 1 2 Nhà xe 0 1 1 Nhà A1 4 0 4 Giảng đường B3 3 2 5 Giảng đường HĐD 0 2 2 Bể đầu nguồn 4 0 4 Tổng số mẫu 35 ( 50% ) 35 ( 50% ) 70 *Nhận xét: Mặc dù bể đầu nguồn cung cấp nước cho toàn bộ khu vực trường Đại học Y Hà Nội đạt tiêu chuẩn quy định nhưng vẫn có tới 50% số mẫu lấy ở các vị trí khác nhau:bộ môn, phòng ban, nhà ở của sinh viên, giảng đường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Phân tích sâu mức độ ô nhiễm coliform ở các vị trí lấy mẫu chúng tôi thấy kết quả như bảng sau: Bảng 3.2: Giá trị trung bình của coliform/100ml ở các vị trí lấy mẫu Vị trí Tổng số mẫu Vi sinh 10,000 ± 3,000 3 Di truyền 15,000 ± 8,485 2 Mô học 15,000 ± 8,485 2 Labo trung tâm 9,000 ± 0,000 2 Y tế công cộng 15,000 ± 8,485 2 Hoá sinh 19,000 ± 3,482 3 Sinh lý 10,667 ± 7,506 3 Sinh lý bệnh 11,000 ± 3,464 3 Dược lý 104,500 ± 135,057 2 Nhà E1 13,500 ± 4,743 10 Nhà E2 14,400 ± 5,254 10 Nhà E5 17,400 ± 3,286 5 Nhà E3 9,750 ± 1,500 5 Nhà ăn 15,000 ± 6,000 2 Nhà xe 200,000 ± 0,000 1 Nhà A1 9,000 ± 0,000 4 Giảng đường B3 13,800 ± 6,573 5 Giảng đường HĐD 200,000 ± 0,000 2 Bể đầu nguồn 7,000 ± 2,828 4 Tổng số 70 *Nhận xét: Trừ các mẫu lấy ở Labo trung tâm và nhà A1 có giá trị trung bình của Coliform/100ml tương đương với bể đầu nguồn (P > 0,05) còn lại tất cả các vị trí lấy mẫu khác đều cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với các mẫu lấy ở bể đầu nguồn. Bảng 3.3: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn fecal coliform theo vị trí lấy mẫu Vị trí Fecal coliform/100ml Tổng số mẫu Đạt tiêu chuẩn (fecal coliform=0) Không đạt tiêu chuẩn Vi sinh 0 3 3 Di truyền 0 2 2 Mô học 0 2 2 Labo trung tâm 0 2 2 Y tế công cộng 0 2 2 Hoá sinh 0 3 3 Sinh lý 0 3 3 Sinh lý bệnh 0 3 3 Duợc lý 0 2 2 Nhà E1 0 10 10 Nhà E2 0 10 10 Nhà E5 0 5 5 Nhà E3 0 5 5 Nhà ăn 0 2 2 Nhà xe 0 1 1 Nhà A1 0 4 4 Giảng đường B3 0 5 5 Giảng đường HĐD 0 2 2 Bể đầu nguồn 4 0 4 Tổng số mẫu 4 ( 5,7% ) 66 ( 94,3% ) 70 *Nhận xét: Trừ bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform, còn lại tất cả các mẫu lấy ở các vị trí khác nhau trong khu vực trường Đại học Y Hà Nội đều không đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform. Phân tích mức độ ô nhiễm fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.4: Giá trị trung bình của fecal coliform/100ml ở các vị trí lấy mẫu Vị trí Tổng số mẫu Vi sinh 6,333 ± 2,309 3 Di truyền 5,500 ± 4,950 2 Mô học 7,000 ± 7,071 2 Labo trung tâm 3,500 ± 2,121 2 Y tế công cộng 5,500 ± 4,950 2 Hoá sinh 10,000 ± 1,732 3 Sinh lý 6,667 ± 4,041 3 Sinh lý bệnh 7,667 ± 2,309 3 Dược lý 13,000 ± 11,314 2 Nhà E1 7,900 ± 2,807 10 Nhà E2 8,000 ± 2,828 10 Nhà E5 10,200 ± 1,643 5 Nhà E3 7,000 ± 2,309 5 Nhà ăn 8,667 ± 6,502 2 Nhà xe 21,000 ± 0,000 1 Nhà A1 5,000 ± 0,000 4 Giảng đường B3 9,000 ± 5,477 5 Giảng đường HĐD 21,000 ± 0,000 2 Bể đầu nguồn 0,000 ± 0,000 4 Tổng số 70 *Nhận xét: Giá trị trung bình của fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu đều rất cao so với bể đầu nguồn và tiêu chuẩn quy định (fecal coliform = 0). Bảng 3.5: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn coliform theo khu vực lấy mẫu Khu vực Coliform/100ml Tổng số mẫu Đạt tiêu chuẩn ( coliform<10/100ml ) Không đạt tiêu chuẩn Bộ môn 11 11 22 Phòng ban (A1) 4 0 4 Nhà ăn 1 1 2 Nhà xe 0 1 1 Nhà ở sinh viên 12 18 30 Giảng đường 3 4 7 Bể đầu nguồn 4 0 4 Tổng số 35(50%) 35(50%) 70 *Nhận xét: Trừ khu vực phòng ban ( nhà A1) và bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn quy định, còn lại tất cả các khu vực khác đều xấp xỉ 50% số mẫu đạt tiêu chuẩn quy định Phân tích mức độ ô nhiễm coliform ở các mẫu không đạt tiêu chuẩn tại các khu vực, kết quả như sau: Bảng 3.6: Giá trị trung bình của coliform/100ml theo khu vực lấy mẫu Khu vực Tổng số mẫu P(so với bể đầu nguồn) Bộ môn 24,318 ± 40,276 22 <0,05 Phòng ban (A1) 9,000 ± 0,000 4 >0,05 Nhà ăn 15,000 ± 6,000 2 <0,05 Nhà xe 200,000 ± 0,000 1 <0,05 Nhà ở sinh viên 13,966 ± 4,762 30 <0,05 Giảng đường 67,000 ± 91,015 7 <0,05 Bể đầu nguồn 7,000 ± 2,828 4 Tổng số 70 *Nhận xét: Trừ các mẫu tại nhà A1 (khu làm việc của các phòng ban) có giá trị trung bình của coliform/100ml không có sự khác nhau với bể đầu nguồn và đạt tiêu chuẩn quy định (coliform/100ml <10), còn lại: các mẫu ở các khu vực khác đều không đạt yêu cầu. Giá trị trung bình coliform/100ml ở khu vực giảng đường, nhà xe và bộ môn đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với khu vực nhà ở sinh viên và nhà ăn. Biểu đồ 3.1: Sự khác nhau về coliform theo khu vực lấy mẫu Bảng 3.7: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn fecal coliform theo khu vực lấy mẫu Khu vực Fecal coliform/100ml Tổng số mẫu Đạt tiêu chuẩn ( fecal coliform=0 ) Không đạt tiêu chuẩn Bộ môn 0 22 22 Phòng ban (A1) 0 4 4 Nhà ăn 0 2 2 Nhà xe 0 1 1 Nhà ở sinh viên 0 30 30 Giảng đường 0 7 7 Bể đầu nguồn 4 0 4 Tổng số 4 66 70 *Nhận xét: Trừ bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn quy định, còn lại tất cả các mẫu lấy ở các khu vực đều không đạt tiêu chuẩn. Phân tích các mẫu không đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform chúng tôi thấy mức độ ô nhiễm như sau: Bảng 8: Giá trị trung bình của fecal coliform/100ml theo khu vực lấy mẫu Khu vực Tổng số mẫu Bộ môn 7,318 ± 4,497 22 Phòng ban (A1) 5,000 ± 0,000 4 Nhà ăn 8,867 ± 6,506 2 Nhà xe 21,000 ± 0,000 1 Nhà ở sinh viên 8,207± 2,651 30 Giảng đường 12,429 ± 7,368 7 Bể đầu nguồn 0,000 ± 0,000 4 Tổng số 70 *Nhận xét: Trừ bể đầu nguồn còn lại tất cả các mẫu lấy ở các khu vực đều có giá trị trung bình của fecal coliform/100ml không đạt tiêu chuẩn quy định (fecal coliform =0) Giá trị trung bình của fecal coliform ở khu vực giảng đường, nhà xe là cao nhất , khu vực phòng ban là thấp nhất, còn lại khu vực bộ môn, nhà ăn và nhà ở sinh viên tương đương nhau. Fecal coliform/100ml Khu vực Phân tích mức độ ô nhiễm từ các bể chung của các khu vực (mẫu lấy tại vòi) với các mẫu lấy ở các dụng cụ chứa tại các tầng nhà, chúng tôi thấy mức độ ô nhiễm về coliform và fecal coliform như sau: Bảng 9: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn coliform giữa mẫu lấy tại vòi và dụng cụ chứa mẫu theo khu vực lấy mẫu Khu vực Mẫu lấy từ vòi Tổng số mẫu Mẫu lấy từ dụng cụ chứa Tổng số mẫu Đạt tiêu chuẩn (<10) Không đạt Đạt tiêu chuẩn (<10) Không đạt Bộ môn 10 7 17 1 4 5 Phòng ban 2 0 2 2 0 2 Nhà ăn 1 0 1 0 1 1 Nhà xe 0 1 1 0 0 0 Nhà ở sinh viên 12 8 20 0 10 10 Giảng đường 3 0 3 0 4 4 Tổng số 28 (63,63%) 16 (36,37%) 44 3 (13,63%) 19 (86,37%) 22 Bể đầu nguồn 4 4 *Nhận xét: Hầu hết các mẫu lấy ở các thùng chứa không đạt tiêu chuẩn quy định về coliform (86,37%) đặc biệt các mẫu lấy tại các nhà ở của sinh viên và các bộ môn. 36,37% số mẫu lấy tại các vòi cũng không đạt tiêu chuẩn quy định, phần lớn các vòi này đều lấy ở các bể nhỏ tại các bộ môn và nhà ở sinh viên. Mẫu % Bảng 10: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn fecal coliform giữa mẫu lấy từ vòi và dụng cụ chứa theo khu vực lấy mẫu Khu vực Mẫu lấy từ vòi Tổng số mẫu Mẫu lấy từ dụng cụ chứa Tổng số mẫu Đạt tiêu chuẩn (=0) Không đạt Đạt tiêu chuẩn (=0) Không đạt Bộ môn 0 17 17 0 5 5 Phòng ban (A1) 0 2 2 0 2 2 Nhà ăn 0 1 1 0 1 1 Nhà xe 0 1 1 0 0 0 Nhà ở sinh viên 0 20 20 0 10 10 Giảng đường 0 3 3 0 4 4 Tổng số 0 44 44 0 22 22 Bể đầu nguồn 4 4 *Nhận xét: Trừ các mẫu lấy ở bể đầu nguồn, còn lại 100% các mẫu lấy ở các vòi cũng như ở các dụng cụ chứa đều không đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform. Ngoài xác định mức độ ô nhiễm coliform và fecal coliform là 2 chỉ tiêu bắt buộc để đánh giá vệ sinh nguồn nước, chúng tôi còn tiến hành xác định Clostridium perfringenes. Kết quả cho thấy: tất cả 70 mẫu được xét nghiệm tìm Clostridium perfringenes đều âm tính. Toàn bộ 70 mẫu nước được xét nghiệm tìm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh thường gặp trong nước như: trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), tụ cầu vàng (S.aureus), Shigella, Salmonella, …đều âm tính. 3.2 Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002. Quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002 là: Coliform/100ml = 0 Fecal coliform/100ml = 0 Như vậy, toàn bộ các mẫu nước được xét nghiệm kể cả nước đã xử lý (bể đầu nguồn) cũng không đạt tiêu chuẩn quy định vệ sinh về vi sinh vật. Chương 4 Bàn luận 4.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội 4.1.1. Kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội Qua kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội cho thấy: nước đầu nguồn cung cấp cho toàn bộ khu vực trường là đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Theo tiêu chuẩn Bộ Y tế năm 1992). Tuy nhiên khi kiểm tra các mẫu nước tại các vị trí khác nhau trong trường có tới 50% số mẫu được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn qui định của nước sinh hoạt về coliform, 94,3% số mẫu được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn về fecal coliform (bảng 1 và 3). Kết quả bảng 2 và 4 cho thấy: chỉ số coliform và fecal coliform ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các mẫu lấy ở bể đầu nguồn, trừ labo trung tâm và nhà A1. Giá trị trung bình của fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu dao động từ 3,5-21 fecal coliform/100ml, giá trị trung bình của coliform dao động từ 9-19 coliform/100ml, trừ bộ môn Dựơc lý chỉ số coliform/100ml là 104,5 ± 135,057, nhà xe là 200,000 ± 0,000, giảng đường Hồ Đắc Di là 200,000 ± 0,000. - ở bộ môn Dựơc lý, chỉ số coliform rất cao so với tiêu chuẩn quy định là do: có một mẫu nước được lấy ở bể chứa không có nắp đậy ngay cạnh khu chăn nuôi động vật thí nghiệm. - Tại nhà xe, mặc dù bể chứa nước có nắp đậy kín nhưng chỉ số coliform cũng rất cao so với tiêu chuẩn quy định, có thể đây là một bể lớn và đã nhiều năm không được thau rửa. - Tại khu vực giảng đường, các mẫu nước được lấy tại các bể không có nắp đậy, trong khu vệ sinh.Vì vậy nguồn nước tại đây đã bị nhiễm bẩn. Một điều rất đáng quan tâm là tất cả nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt tại tất cả các khu vực: phòng ban, bộ môn, giảng đường, nhà ăn, ký túc xá của sinh viên...đều không đạt tiêu chuẩn về fecal coliform (mặc dù bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn). Như vậy có thể khẳng định rằng nguồn nước bị ô nhiễm ở ngay tại các khu vực sử dụng: có thể do bể chứa nước tại các khu vực lâu ngày không thau rửa, bể không có nắp đậy và cũng không loại trừ sự ô nhiễm có một phần liên quan đến chất thải ở từng khu vực trong trường Đại học Y hà Nội. Qua kết quả trong bảng 9 và 10, chúng ta thấy phần lớn các mẫu nước lấy tại các dụng cụ chứa (86,37%) là không đạt tiêu chuẩn quy định. Như vậy, có thể nói rằng bể chứa không có nắp đậy và không được thau rửa thường xuyên là một trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội. Điều này cũng đã được khẳng định trong đề tài: "Đánh giá tình trạng quản lý chất thải bệnh viện, ảnh hưởng của chất thải bệnh viện lên môi trường và sức khoẻ cộng đồng": Nguồn nước sinh hoạt tại 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh bị ô nhiễm chủ yếu là do dụng cụ chứa nước không có nắp đậy [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Hồng vân về " Tình hình ô nhiễm vi khuẩn ở môi trường trong và ngoài bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái và Phú Thọ", 2002, nguồn nước cung cấp cho bệnh viện và thành phố đạt tiêu chuẩn nhưng do bể chứa chung của bệnh viện bị nhiễm bẩn, vì vậy có tới 50% các khoa phòng của bệnh viện Phú Thọ và 36% các khoa phòng của bệnh viện Yên Bái là không đạt tiêu chuẩn quy định của nước sinh hoạt [22]. Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy: trừ bể đầu nguồn cung cấp nước cho toàn bộ các khu vực tại trường Đại học Y Hà Nội đạt tiêu chuẩn quy định về vi sinh (Theo quy định của Bộ Y tế năm 1992) nhưng nếu theo quy định mới năm 2002 thì kể cả nước bể đầu nguồn này cũng không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho cán bộ và sinh viên trường Đại học Y Hà Nội cần bổ xung thêm các biện pháp xử lý nguồn nước hiệu quả hơn. 4.1.2. Tình hình ô nhiễm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh Tuy nguồn nước sinh hoạt ở các khu vực của trường Đại học Y Hà Nội không đạt tiêu chuẩn quy định về các chỉ số coliform và fecal coliform nhưng qua các mẫu xét nghiệm chúng tôi không tìm thấy các vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh cao truyền qua đường nước như: Shigella, Salmonella, P. aeruginosa... các vi khuẩn phân lập được chủ yếu là E.coli. Điều này phản ánh việc xử lý các mẫu xét nghiệm, các chủng vi sinh vật mẫu tại các bộ môn là đạt yêu cầu. 4.2. Mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt tại các khu vực lấy mẫu Trừ các mẫu tại nhà A1 (khu làm việc của các phòng ban) có giá trị trung bình coliform/100ml không có sự khác nhau với bể đầu nguồn và đạt tiêu chuẩn quy định (coliform/100ml <10), còn lại các mẫu ở các khu vực khác đều không đạt yêu cầu. Giải thích về vấn đề này, chúng tôi cho rằng hệ thống đường ống và bể chứa nước nhà A1 mới được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2003 nên chưa có sự ô nhiễm. Ngoài khu vực công cộng nguồn nước bị ô nhiễm cao (khu giảng đường và nhà xe) thì khu bộ môn giá trị trung bình coliform/100ml cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với khu nhà ở sinh viên, khu nhà ăn. Có sự khác nhau này có thể là do khu vực bộ môn thường xuyên tiếp nhận các bệnh phẩm từ người bệnh để phục vụ chẩn đoán, nghiên cứu và giảng dạy. Mặt khác các bộ môn còn có khu chăn nuôi động vật thí nghiệm, vì vậy nguồn nước ở khu vực bộ môn có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn các khu vực khác. Chương 5 kết luận Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Nguồn nước (bể đầu nguồn) cung cấp cho các khu vực tại trường Đại học Y Hà Nội mới chỉ đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 1992, chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn năm 2002 (coliform ± SD = 7,000±2,828; fecal coliform =0). - Khu vực làm việc của các phòng ban (nhà A1) có giá trị trung bình của coliform/100ml không có sự khác nhau với bể đầu nguồn và đạt tiêu chuẩn quy định, còn lại các mẫu ở các khu vực khác đều không đạt yêu cầu. - Phần lớn các mẫu lấy ở các thùng chứa không đạt tiêu chuẩn quy định về coliform (86,37%). - Không tìm thấy Clostridium perfringenes và cũng không tìm thấy các vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh truyền qua môi trường nước. Kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị sau: 1.Trường Đại học Y Hà Nội cần bổ xung thêm các biện pháp xử lý nguồn nước (bể đầu nguồn) để chất lượng nước sinh hoạt đạt được tiêu chuẩn qui định hiện nay của Bộ Y tế. 2.Trường Đại học Y Hà Nội cần có kế hoạch tu sửa và vệ sinh các bể chứa tại các khu vực trong trường để nguồn nước sinh hoạt tại các khu vực đảm bảo chất lượng hơn. Tài liệu tham khảo Tiếng việt: Lê Ngọc Bảo, Nguyễn Văn Bình (1995), “Những thách thức về cung cấp nước uống ở Việt Nam và một số nước khác”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập IV,số 2, tr 67-72. Trần Huy Bích, “Kết quả kiểm tra chất lượng nước ăn uống sinh hoạt tại Hải Phòng”, Báo cáo của sở y tế Hải Phòng gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội tháng 1 –1987. Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường (1994), Tạp chí hoạt động khoa học 12 phụ chương, tr 38-42. Bộ Y tế, (1999), Qui chế quản lý chất thải y tế, NXB Y học, tr 7, 8, 38, 40. Bộ Y tế, (2002), Tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt. Bộ Y tế – Vụ điều trị (2001), Đề cương dự án: Xây dựng qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn y tế, tr 3-5. Đinh Hữu Dung, (2003), Đánh giá tình hình quản lý chất thải bệnh viện, ảnh hưởng của chất thải lên môi trường và sức khoẻ cồng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp, Đề tài cấp bộ 2003. Vũ Định (1997), Ô nhiễm nguồn nước- nỗi lo không chỉ riêng ai, Sức khoẻ đời sống, chuyên đề nước sạch và môi trường số 7/97: tr 12. Nguyễn Tất Hà - Lê Đình Minh và CS (1997), “Bước đầu điều tra hiện trạng quản lý chất thải ở một số bệnh viện tuyến huyện ở Hà Nội”, Tập san Y học lao động và vệ sinh môi trường số 12 tháng 6/1998, tr 72-76. 10.Trương Xuân Liễu, Huỳnh Tấn Tiến, Nguyễn Đắc Thọ, Lê Phi Hiền,”Một số kinh nghiệm chống tả ở thực địa tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 1994, tập IV, số3- phụ bản quyển 2, tr 7 11. Lê Như Mùi (2000), “Đánh giá chất lượng nước uống, nước sinh hoạt khu vực thị xã Yên Bái-tỉnh Yên Bái năm 1999-2000”, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế tỉnh Yên Bái. 12. Phạm Trọng Năm, Nguyễn Thị Băng Thanh, Nguyễn Thị Hương và CS (1994), Chất lượng vệ sinh các mẫu nước sinh hoạt tại Hà Nam, Tạp chí vệ sinh phòng dịch , tập IV, số 9 phụ bản, tr 12. 13. Đào Ngọc Phong (1983), Môi trường và sức khoẻ con người, NXB Y học-Hà Nội, Việt Nam. 14. Nguyễn Viết Phổ (1998), Những vấn đề bức xúc về môi trường và tài nguyên mới của ta trong thập niên đầu thế kỉ XXI, (Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, Cục Môi trường). Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc 1998, NXB Khoa học kỹ thuật, tr 412-417. 15. Nguyễn Đình Sỏi và CS (1994), ”Nhận xét về chất lượng vệ sinh nước bề mặt tỉnh Thái Bình 1988-1990”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, 1994, Tập IV, số 3, phụ bản quyển I, tr 45 . 16. Phạm Song (1990), Y tế cộng đồng Việt Nam tập II, Đại học Y khoa Hà Nội, tr 182-185. 17. Nguyễn Đình Sơn và CS (1994), “Kết quả xét nghiệm hoá nước phục vụ công tác phòng chống dịch tỉnh Thừa Thiên Huế 1983-1993”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, 1994, tập IV, số 3, phụ bản quyển I, tr 51. 18. Thường qui kỹ thuật YHLĐ và VSMT, Viện YHLĐ 1993, tr 357-365. 19. Trần Thu Thuỷ (1999), “Chất thải y tế nguy hại và qui chế quản lý chất thải y tế “, Tạp chí Y học thực hành số 10/1999, tr 6-8. 20. Lê Thế Thự (1995), “ Tìm hiểu liên quan giữa chất lượng nước vệ sinh môi trường với bệnh đường ruột ở một số vùng đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ Y học. 21. Nguyễn Văn Tuyên (1998), Sinh thái và môi trường- NXB Giáo dục, tr 182-185. 22. Lê Thị Hồng Vân (2002), “Tình hình ô nhiễm vi khuẩn ở môi trường trong và ngoài bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và Phú Thọ”, Luận văn ThS Y học. 23. Trần Cẩm Vân, Giáo trình vi sinh vật học và môi trường- NXB đại học Quốc gia Hà Nội 2001, tr 117. 24. Vệ sinh dịch tễ ,tập I, NXB Y học, tr 5. 25. Đào Xuân Vĩnh, Nguyễn Thế Vinh, và CS, Một số nhận xét về thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt ở Tây Nguyên, Tuyển tập công trình NCKH Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương 1997-2000. 26. Vũ Đức Vọng-Phan Thị Hà, Tình hình nhiễm giun đường ruột tại một số vùng thuộc dân tộc Êđê, M’nông, Bana…ở Tây Nguyên, Tạp chí vệ sinh phòng dịch 1992, số 2, tr 30-33. 27. Phạm Thị Xá, Hà Ngư và CS, Nhận xét về chiến lược vệ sinh nguồn nước cung cấp cho thị xã Thanh Hoá 1/1990-7/1992, tạp chí Vệ sinh phòng dịch 1994,Tập IV, số 3, phụ bản quyển I, tr 20. 28. Nguyễn Minh Xuyên (2002), Thực trạng vệ sinh môi trường và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ, bệnh tật của trẻ em một số xã thuộc huyện Thanh Oai-Hà Tây, Luận văn Ths Y học, Hà Nội 2002. 29. Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Đức Hưng (1998), Hiện trạng môi trường Việt Nam-những vấn đề bức xúc (Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, Cục Môi trường), Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc-NXB Kkoa học kỹ thuật, tr 530-540. Tiếng anh: Moe Cl, Soblei MD, Samba GP, “bacterial in dicators of risk of diarrhoel diseases from drinking water in the Philippines”, Bulletin of the WHO, 1991,vol 69, p 305-317. Craun GF (1992), “wastes borne diseases outbreaksin USA: cause & prevention”, World Health Statistics, WHO, Geneva 1992, vol 45, p 192. Halwani J, Baroudi B.O, Wartel M (1999), Mitrate contamination of the ground water of the AKKar Plain, in northern Lebanon. Sante, Jnl-Ang, p 219-223. Alice Lorraine Smith (1965). The microbiology and sanitary control of water. Principles of microbiology, The C.V. Mosby company, 35: 560-569. UNICEF (1990), “ Children and the environment” the State of the environment, New York 1990, vol 2, p 25. WHO, Basic laboratory procedures in Clinical bacteriology, WHO, Geneva 1991. WHO, “Guideline for drinking water quality”. WHO, Geneva, 1984, vol 2, p 106-273 WHO, Geneva, 1985, p 1-5, 26-30. WHO, “Guideline for drinking water supply”. WHO, Geneva, 1993, vol 1, p 1-29, 131-138. WHO, Our planet, our health. WHO, Geneva, 1992, p 118-119 Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội thông qua các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và xác định một số vi khuẩn gây ô nhiễm thường gặp trong nước MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vai trò của nước sạch 1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước 1.2.1. Định nghĩa 1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước bề mặt 1.2.3. Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm 1.2.4. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước trên thế giới 1.2.5. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam 1.3. Các vi sinh vật có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước 1.4. Các chỉ điểm vi sinh vật đánh giá vệ sinh nước sinh hoạt CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Vật liệu 2.2.1. Dụng cụ lấy mẫu 2.2.2. Môi trường nuôi cấy và xác định vi khuẩn 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm 2.3.2. Kỹ thuật xử lý mẫu và xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh 2.3.2.1. Xử lý mẫu 2.3.2.2. Kỹ thuật xác định các vi khuẩn chỉ điểm, vệ sinh nước sinh hoạt 2.3.3. Phương pháp phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh 2.3.3.1. Phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh đường ruột 2.3.3.2. Phân lập và xác định Staphylococcus aureus 2.3.3.3. Phân lập và xác định Pseudomonas aeruginosa 2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế năm 1992 3.2. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002 Chương 4: Bàn luận 4.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội 4.1.1. Kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội 4.1.2. Tình hình ô nhiễm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh 4.2. Mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt tại các khu vực lấy mẫu CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (0).DOC
Tài liệu liên quan