Tài liệu Đề tài Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay: Lời nói đầu
Sau 3 tháng làm việc khẩn trương, Khoá luận tốt nghiệp ngành Xã hội học với đề tài “Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay” (Qua khảo sát xã hội học tại công ty cổ phần dụng cụ số 1) đã được hoàn thành.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tống Văn Chung, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú tại phòng Tổ chức lao động, phòng Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1. Là một sinh viên khoa xã hội học, em mạnh dạn chọn đề tài về Công đoàn, kiến thức còn hạn chế, cũng như chưa có thực tế kinh nghiệm nhiều, nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong được sự thông cảm và góp ý của thầy cô, các bạn để khoá luận được hoàn thiện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
phần I: mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đã biết, Công đoàn là thành viên của hệ thống chính tr...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sau 3 tháng làm việc khẩn trương, Khoá luận tốt nghiệp ngành Xã hội học với đề tài “Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay” (Qua khảo sát xã hội học tại công ty cổ phần dụng cụ số 1) đã được hoàn thành.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tống Văn Chung, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú tại phòng Tổ chức lao động, phòng Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1. Là một sinh viên khoa xã hội học, em mạnh dạn chọn đề tài về Công đoàn, kiến thức còn hạn chế, cũng như chưa có thực tế kinh nghiệm nhiều, nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong được sự thông cảm và góp ý của thầy cô, các bạn để khoá luận được hoàn thiện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
phần I: mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đã biết, Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị. Từ khi ra đời Công đoàn đã có được vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nước nhà. Công đoàn cùng với Đảng, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên... lãnh đạo công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc, giai cấp và cho người lao động. Khi đất nước thống nhất, Công đoàn vẫn gánh trên vai mình sứ mệnh lịch sử cao cả đó là bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích của giai cấp mình bằng những việc làm cụ thể hữu ích.
Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Để có thể nắm bắt được thời cơ và phát huy cao độ nội lực thì chúng ta cần phải quan tâm tới mỗi con người nói chung cũng như mỗi công nhân, lao động nói riêng. Việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân có liên quan tới: việc làm, thời gian lao động, tiền lương lao động, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, phòng chống độc hại...
Hiện nay, việc làm là vấn đề quan trọng, bức xúc đối với công nhân, lao động. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, cho nên vấn đề việc làm của công nhân, lao động đã bớt gay gắt, tỷ lệ người không có việc làm giảm bớt. Tuy vậy, hàng năm vẫn còn từ 6 - 7% số công nhân lao động thất nghiệp và thiếu việc làm. Điều này đòi hỏi phải có những việc làm cụ thể, tích cực hơn nữa trong vấn đề này, bởi Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ thất nghiệp vào loại cao trên thế giới và khu vực.
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của công nhân, viên chức và lao động, tuy đã từng bước được nâng lên, nhưng còn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người lao động, nhất là những công nhân, viên chức, lao động về nghỉ hưu, nghỉ hưởng trợ cấp một lần, nghỉ do sắp xếp lại sản xuất, lao động ngoài nguồn lương hưu hoặc trợ cấp; họ không có nguồn thu nhập khác. Do vậy, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện làm việc trong nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, cơ sở sản xuất cá thể, tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nghiêm trọng. Hàng năm, theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 4000 người bị tai nạn lao động, trong đó bị chết khoảng 400 người. Việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động có nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, sức khoẻ của một bộ phận công nhân bị giảm sút. Các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Trong 5 năm (1998 - 2002) thì vấn đề tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn ra phức tạp và có xu hướng tăng lên. Bình quân hàng năm có trên 70 vụ, xảy ra trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung, ở các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ những vấn đề trên cho ta thấy tổ chức Công đoàn nói chung cũng như Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1 cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, tập trung chỉ đạo nghiên cứu để cụ thể hoá thành chương trình hành động, để nâng cao đời sống công nhân, lao động; góp phần vào sự vững mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của tổ chức Công đoàn ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhất là vai trò của Công đoàn với giải quyết việc làm, tiền lương, tiền công, công tác bảo hộ đối với công nhân, lao động tại công ty. Nghiên cứu vai trò của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay”.
2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1 ý nghĩa khoa học.
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hình thành quan niệm đúng đắn, khoa học về lý luận và nghiệp vụ Công đoàn, đặc biệt đề tài chỉ ra vai trò to lớn của Công đoàn đối với công nhân, viên chức và lao động cũng như đối với quá trình phát triển của đất nước. Qua đó chúng ta thấy được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước trên con đường đổi mới đất nước. Đồng thời thấy được sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Công đoàn.
Thông qua nghiên cứu đề tài, phần nào làm sáng tỏ các hệ thống khái niệm, phương pháp nghiên cứu xã hội học và nó được vận dụng một cách sáng tạo trong việc thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt là lý thuyết vai trò.
2.2 ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài chỉ ra được vai trò của Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay. Qua đây giúp cho cán bộ Công đoàn nhận thức đúng cũng như hiểu biết sâu sắc vai trò to lớn của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, lao động, tham gia vấn đề tiền lương, tiền công của công nhân, lao động và trách nhiệm trong công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động. Từ đó, cán bộ công đoàn xác định phải làm gì, làm như thế nào và làm bằng cách nào để đạt hiệu quả cao nhất. Công đoàn đã đem lại lợi ích gì cho công nhân, lao động của công ty cũng như của đất nước? Đồng thời tìm hiểu và vận dụng phương thức hoạt động, tổ chức Công đoàn quản lý theo phương thức làm việc mới của công ty và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài là làm sáng tỏ “vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty Cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay”. Để thực hiện mục tiêu này tôi đã đặt ra các nhiệm vụ sau:
+ Hoạt động của Công đoàn công ty trước cổ phần hoá.
+ Vai trò của Công đoàn công ty từ khi cổ phần hoá cho đến nay.
+ Đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn công ty.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay.
3.3 Khách thể nghiên cứu.
Công nhân, viên chức và lao động đang làm việc tại công ty cổ phần dụng cụ số 1.
3.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài.
a. Không gian.
Địa bàn khảo sát tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 - 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
b. Thời gian.
Đề tài thực hiện trong thời gian từ 7/2 -> 7/5/2004.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp luận chung.
Đề tài nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận chung, đồng thời sử dụng các nguyên lý cơ bản khác của xã hội học Mác xít làm cơ sở nhận thức luận. Trong quá trình nghiên cứu dựa trên những nguyên lý cơ bản sau:
Nguyên lý phát triển: sự biến đổi và phát triển của xã hội có nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, đòi hỏi quan hệ sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu phải thay đổi, để thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là quá trình tiến hoá phù hợp với các quy luật khách quan. Chính trong nguyên lý này đã chỉ rõ bản chất tồn tại và phát triển của xã hội cũng như động lực của sự phát triển đó.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người luôn có mối quan hệ tác động qua lại; tức là khi chúng ta phân tích xã hội học thì phải coi xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, đồng thời phải coi xã hội là một hệ thống tự vận hành và phát triển. Là hệ thống nên xã hội có một cơ cấu cụ thể, trong đó các yếu tố cấu thành nên xã hội có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Đó là tổng hợp những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ xã hội; các hình thức cộng đồng của con người với tính ổn định, tính hoàn chỉnh và tính quy luật.
Vận dụng nguyên lý trên nghiên cứu vai trò của Công đoàn, nghĩa là xem xét hoạt động của Công đoàn phải đặt trong mối quan hệ chỉnh thể, theo từng giai đoạn lịch sử và phát triển cụ thể, phù hợp với quy luật khách quan. Vai trò của Công đoàn được thể hiện thông qua những hoạt động cụ thể đó là bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Vai trò của Công đoàn có sự biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử để phù hợp với yêu cầu, phù hợp với sự biến đổi và phát triển xã hội. Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nên có một hệ thống tổ chức và hoạt động hoàn chỉnh riêng, nó tự vận hành và phát triển, nó gắn liền với từng thời kỳ của các giai đoạn trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ta cũng thấy rằng, tổ chức là một hệ thống mở, vì vậy trong quá trình tồn tại và phát triển thì tổ chức Công đoàn luôn luôn có mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài hệ thống chính trị, đặc biệt là với Đảng và Chính quyền. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ này thì Công đoàn càng có điều kiện phát huy vai trò của mình với công nhân, lao động.
Như vậy, phương pháp luận chung cho phép ta một quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và đúng đắn để nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi còn sử dụng một số lý thuyết xã hội học làm công cụ cho quá trình nghiên cứu của mình:
* Lý thuyết cấu trúc - chức năng:
Cấu trúc là kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được hình thành một cách ổn định, bền vững.
Chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác động mà một thành phần, bộ phận tác động ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống.
Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học August Comte, Herbert Spencer, Emile Dukheim…
Về mặt chủ thuyết chức năng còn gọi là thuyết cấu trúc - chức năng hay thuyết chức năng - cấu trúc. Nhưng dù với tên gọi nào đi chăng nữa, các tác giả của chủ thuyết này đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững.
Các luận điểm của lý thuyết cấu trúc - chức năng đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kì một sự thay đổi nào cũng kéo theo sự thay đổi khác. Sự biến đổi của cấu trúc tuân theo quy luật tiến hoá, thích nghi khi môi trường sống thay đổi, sự biến đổi của cấu trúc luôn hướng tới thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn định. Đối với cấu trúc xã hội, các đại diện của chủ thuyết này vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trò của hệ thống giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, ổn định, trật tự xã hội .
Thuyết này hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc. Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào, những người theo thuyết này đều hướng vào phân tích các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối quan hệ với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển sự kiện, hiện tượng đó. Đồng thời phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để phân biệt chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội.
Đại diện là Talcott Parsons - nhà xã hội học người Mỹ (1920 - 1979). Ông cho rằng bất kỳ hệ thống hoạt động xã hội nào (một xã hội, một thể chế, một nhóm...) đều có những nét nổi bật chung, đó là nhu cầu cơ bản: thích nghi với môi trường thông qua hoạt động xã hội, theo đuổi những mục tiêu được hình thành theo xã hội bởi các chuẩn mực được thể chế trong xã hội. Đồng thời chính các mục tiêu và chuẩn mực này được nảy sinh từ hệ thống giá trị của nền văn hoá vượt trội mà trên đó có sự đồng cảm tương ứng với mỗi nhu cầu xã hội nêu trên, có một phương tiện nhất định để thoả mãn nó: 1 - Thích nghi: một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với các nhu cầu của nó; 2 - Đạt được mục tiêu: một hệ thống phải xác định và đạt được các mục tiêu cơ bản; 3 - Phối hợp: một hệ thống phải điều hoà mối tương quan của các thành tố bộ phận. Nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu; 4 - Sự tiềm tàng: một hệ thống phải cung cấp, duy trì và kiến tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cũng như các khuôn mẫu văn hoá đã sáng tạo và duy trì động lực thúc đẩy.
Vận dụng lý thuyết này ta thấy Công đoàn có một hệ thống hoạt động riêng, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển để thực hiện được chức năng của mình; trong đó bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động là hết sức quan trọng. Cấu trúc - chức năng của Công đoàn phải phù hợp với nhau và hài hoà với lợi ích của đất nước, của nhân dân và chức năng của Công đoàn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển lịch sử. Có như vậy, Công đoàn mới thực sự là tổ chức của công nhân, lao động; mới có thể thu hút đông đảo công nhân, lao động tham gia sinh hoạt.
* Lý thuyết biến đổi xã hội:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác đã chỉ ra rằng: sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, sự phát triển đó, trải qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn bắt đầu bằng một cuộc cách mạng xã hội. Động lực quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội là đời sống vật chất của xã hội. Phương thức sản xuất xã hội (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với nó). Trong mỗi giai đoạn xã hội, lực lượng sản xuất được phát triển không ngừng và đòi hỏi có một quan hệ sản xuất phù hợp vớ nó. Khi quan hệ sản xuất trở nên chật hẹp, lỗi thời, mâu thuẫn với sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới cuộc cách mạng xã hội, thay xã hội cũ bằng xã hội mới, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đặc biệt như ngày nay, ta thấy điều này càng được khẳng định trong thực tế. Vậy biến đổi xã hội là gì?
Theo từ điển xã hội học, biến đổi xã hội là: một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội. Những thay đổi này liên quan đến các đặc trưng của nó.
Theo “xã hội học đại cương”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thì biến đổi xã hội là: sự thay đổi xã hội từ một ngưỡng phát triển này sang một ngưỡng phát triển khác (cao hơn hoặc thấp hơn) về chất, xét dưới góc độ tổng thể các thiết chế và cấu trúc.
Như vậy, sự biến đổi xã hội là kết quả của sự tác động qua lại giữa hoạt động tích cực của con người với môi trường con người, thông qua các hoạt động sáng tạo của mình trong lao động và tổ chức xã hội, đồng thời làm thay đổi môi trường tự nhiên. Đến lượt nó, sự thay đổi môi trường này ảnh hưởng ngược lại tới sự thay đổi xã hội.
Sự biến đổi xã hội diễn ra theo quy luật không đều về nhịp độ, tốc độ, về quy mô không gian, thời gian trong mỗi xã hội và các xã hội khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, người ta có thể chia nó thành hai cấp độ:
- Những biến đổi vĩ mô: đó là những biến đổi diễn ra và trải rộng trên một phạm vi lớn và chúng được diễn ra trong khoảng thời gian dài.
- Những biến đổi vi mô: đó là những biến đổi nhỏ, nhanh và được tạo bởi những quyết định, những hành vi trong quan hệ tương tác của con người với đời sống.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu, vai trò của Công đoàn cũng có sự biến đổi là một tất yếu và phù hợp với xu thế khách quan. Có như vậy thì Công đoàn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, tổ chức Công đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức sao cho phù hợp.
* Lý thuyết vai trò:
Đây là một trong những lý thuyết quan trọng và được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu xã hội học.
Theo từ điển xã hội học thì vai trò - tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các điạ vị... ở mức độ này thì vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi.
Vai trò thực ra là nói đến cả một nhóm các khái niệm trực thuộc với nhau mà sau đó tạo thành lý thuyết vai trò như là một hệ thống khái niệm: vai trò, địa vị (thân thế), kỳ vọng (kỳ vọng - có thể - nên - phải), hình thức thưởng phạt (tích cực, tiêu cực) nhóm quy chiếu, hành vi (được kỳ vọng và thực tế). Sau đó là những khái niệm bổ sung như năng lực - cái tôi, quyền lực, bản thân, sự đồng nhất, tính được sử dụng, tình huống, tầng lớp và những phân hóa của vai trò như vai trò quy gán và vai trò giành được...
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài, vai trò của Công đoàn được thể hiện qua các hoạt động cụ thể của mình: tham gia giải quyết việc làm; Công đoàn với vấn đề tiền lương, tiền công lao động; Công đoàn tham gia công tác bảo hộ, an toàn và vệ sinh lao động... Do vậy, Công đoàn có một cơ cấu tổ chức phù hợp, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.
4.2 Phương pháp cụ thể.
Để nghiên cứu đề tài này mội cách khách quan, khoa học và mang tính đặc thù của ngành xã hội học, tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của xã hội học sau:
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu.
Đây là phương pháp xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Tài liệu chính là nguồn thông tin để trả lời cho câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này.
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã dựa vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, văn kiện Đại hội Công đoàn lần thứ IX, báo cáo Đại hội Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1, đồng thời kết hợp với các văn bản pháp quy, các số liệu thống kê về Công đoàn Việt Nam và Công đoàn công ty. Ngoài ra, tôi còn tiếp thu có chọn lọc những tác phẩm sách báo, những công trình, đề tài nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu về Công đoàn của một số tác giả đi trước. Qua việc thu thập thông tin, tôi đã tiến hành phân tích đánh giá vấn đề để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
4.2.2 Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến cho việc thu thập thông tin trong các nghiên cứu xã hội học. Trong phương pháp này, người được hỏi tiến hành trả lời các câu hỏi bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào bảng hỏi. Thông tin thu được là toàn bộ câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ và ý thức của người đó đối với vấn đề nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành trưng cầu 100 bảng hỏi đối với những người đang làm việc tại công ty. Trong đó cơ cấu của mẫu khảo sát: Giới: nam 67%, nữ 33%; Tuổi: 50 tuổi 20%; Trình độ học vấn: cấp 3 là 78%; Trình độ chuyên môn: Mỗi bảng hỏi gồm có 15 câu hỏi (gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở) thể hiện nội dung về vai trò của Công đoàn công ty.
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.
Tôi đã sử dụng phỏng vấn sâu một số đối tượng nhằm khai thác chi tiết những thông tin cần thiết ở Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1. Qua đó có cơ sở dữ liệu để phản ánh đúng bản chất về vai trò của Công đoàn đối với công nhân lao động tại công ty trong giai đoạn hiện nay.
4.2.4 Phương pháp quan sát.
Quan sát xã hội học là quá trình tri giác và ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
4.2.5 Các phương pháp khác.
Ngoài các phương pháp kể trên, tôi còn vận dụng các phương pháp liên ngành như so sánh, thống kê, tiến trình lịch sử... để khẳng định cũng như làm sáng tỏ giả thuyết và mục đích nghiên cứu của đề tài.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
5.1 Giả thuyết nghiên cứu.
- Quá trình cổ phần hoá tác động tích cực đến vai trò của Công đoàn công ty đối với công nhân lao động.
- Công đoàn tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, lao động có hiệu quả.
- Công đoàn tham gia vấn đề tiền lương, tiền công của công nhân, lao động có hiệu quả.
- Công đoàn có trách nhiệm trong công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động.
5.2 Khung lý thuyết.
Đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội
Hoạt động của Công ty cổ phần dụng cụ số 1
Vai trò của Công đoàn đối với công nhân lao động
Tham gia giải quyết việc làm cho công nhân lao động
Tham gia vấn đề tiền lương, tiền công của công nhân lao động
Trách nhiệm trong công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động
phần II
nội dung chính
Chương I
cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Giai cấp công nhân nói chung, cũng như giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng là lực lượng trung tâm của thời đại; có sứ mệnh lịch sử thiêng liêng là lãnh đạo xã hội xoá bỏ chế độ người bóc lột người, áp bức, bất công, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa theo bước đi, phương thức phù hợp đối với mỗi quốc gia. Như vậy, trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là lực lượng chính trị - xã hội quyết định chiều hướng phát triển xã hội, theo quy luật tất yếu tiến lên của nhân loại.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Đối với giai cấp công nhân, coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “tri thức hoá công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ đổi mới”.
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức Công đoàn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực khuyến khích công nhân, lao động khắc phục khó khăn, tự giác rèn luyện, tích cực tham gia các chương trình đào tạo, từng bước tri thức hoá công nhân và hình thành xã hội học tập, để góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đi đến thành công.
Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị nước nhà, là cánh tay phải đắc lực của Đảng, là mắt khâu tổ chức nối liền Đảng, Nhà nước với quần chúng công nhân, lao động. Để thực hiện được sứ mệnh cao cả thì Công đoàn có nhiệm vụ vận động, tổ chức tập hợp, giáo dục và xây dựng đội ngũ công nhân lao động trở thành lực lượng cách mạng thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hiểu được vai trò to lớn của tổ chức Công đoàn, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài này như: “Hoạt động Công đoàn trong giai đoạn mới” của Hoàng Thị Khánh; Đề tài KX05 - 10 đề cập đến “Tính chất của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Nguyễn Viết Vượng, chủ nhiệm đề tài; “Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhà xuất bản Lao động) của Nguyễn Viết Vượng cùng một số người. Các tác giả đã phân tích những vấn đề về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, nêu lên dự báo, phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học về vai trò Công đoàn trong các công ty cổ phần hoá, được sự góp ý của cán bộ công ty cùng thầy giáo hướng dẫn, tôi chọn đề tài “Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Các khái niệm công cụ.
2.1 Tổ chức.
Theo nhập môn xã hội học tổ chức của Gunter Buschges (nhà xuất bản thế giới, Hà Nội - 1996) thì tổ chức là dấu hiệu đặc trưng và yếu tố cấu thành một xã hội công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Đóng vai trò là một bộ phận xã hội trung gian, tổ chức nối từng thành viên trong xã hội chúng ta với toàn xã hội cũng như giữa các hệ thống đang tồn tại trong xã hội đó. Tổ chức được quyện chặt vào hệ thống kinh tế xã hội mà nó chứa trong đó.
Tổ chức được hình thành dựa trên một sự quyết định hợp lý, trên cơ sở mong muốn có chủ định của những người thành lập. Sự hình thành, cơ cấu và sự phát triển của tổ chức phục vụ cho các mục tiêu đã chọn, vì nó mà tổ chức được hình thành và bảo tồn.
Tổ chức mang lại một chất lượng đặc biệt cho tất cả những người mà phần lớn cuộc sống của họ gắn liền với tổ chức. Như vậy, tổ chức không chỉ là phương tiện để đạt mục đích, là công cụ quan trọng để biến các mục tiêu thành hiện thực mà còn có ý nghĩa trọng tâm đó là tổ chức cuộc sống. Tổ chức tạo ra chất lượng cuộc sống thành hiện thực ở trong và thông qua tổ chức.
Theo giáo trình lý luận và nghiệp vụ Công đoàn (tập 1, nhà xuất bản lao động): tổ chức là một đơn vị xã hội được liên kết phối hợp một cách có ý thức, có ranh giới hoạt động tương đối xác định, hoạt động tương đối thường xuyên nhằm đạt được mục tiêu hoặc là một số mục tiêu nhất định. Nó có những đặc trưng:
- Là một đơn vị xã hội, tập hợp từ hai người trở lên cùng hoạt động.
- Tổ chức là sự liên kết, phối hợp có ý thức, có nghĩa là đề cập đến hoạt động quản lý, ranh giới hoạt động tương đối xác định đề cập đến một khía cạnh quan trọng đó là phạm vi hoạt động rõ ràng.
Mục tiêu của tổ chức là đề cập đến vấn đề tổ chức đó phải đạt được bằng hoạt động của mình.
Như vậy, Công đoàn là một tổ chức, nó có vị trí, vai trò, chức năng, mục tiêu hoạt động của mình đã được Đảng, Nhà nước và xã hội thừa nhận.
2.2 Vai trò của Công đoàn.
Vai trò là mô hình hành vi gần như chức năng phải thực hiện của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự trông chờ của người khác hoặc ở xã hội đối với cá nhân đó.
Vai trò của tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.
Lênin đã từng nói: Công đoàn có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa Cộng sản.
Là trường học quản lý, Công đoàn giúp cho người công nhân, viên chức và lao động biết quản lý mà trước mắt là tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội.
Là trường học kinh tế, Công đoàn vận động công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Là trường học Chủ nghĩa Cộng sản, Công đoàn giáo dục công nhân, viên chức và lao động thái độ lao động mới. Đồng thời Công đoàn tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hoá, giáo dục lối sống, giáo dục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân, viên chức và lao động.
Trong lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đặt ra cho Công đoàn hàng loạt vấn đề phức tạp. Công đoàn cần quan tâm đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Do đó, Công đoàn cần có vai trò tích cực trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới. Đặc biệt hiện nay việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế, dân sinh và đề cao vai trò của tổ chức Công đoàn.
Trong lĩnh vực chính trị: để xây dựng và nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị xã hội của nước ta, Công đoàn tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động theo hệ thống dân chủ tập trung; góp phần bảo đảm tăng cường kỷ luật phép nước, đấu tranh chống lại mọi âm mưu của kẻ thù nhằm chống phá Cách mạng Việt Nam.
Trong lĩnh vực xã hội: hiện nay xã hội nước ta có nhiều thay đổi: các giai tầng có sự biến đổi; dân trí lên cao, sự gắn kết mạnh mẽ giữa các yếu tố trong lực lượng sản xuất; đời sống được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần; các tệ nạn xã hội, tiêu cực xã hội nảy sinh, phát triển đang là lo ngại. Do vậy, Công đoàn góp phần xây dựng giai cấp công nhân, viên chức, tầng lớp trí thức ngày càng lớn mạnh về số lượng, chất lượng, nâng cao trình độ về chính trị, kỷ luật, văn hoá, kỹ thuật. Đồng thời tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân; là cơ sở xã hội vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
Trong lĩnhvực văn hoá tư tưởng: Công đoàn phải giáo dục cho công nhân, lao động nâng cao lập trường giai cấp; lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, nền tảng cho mọi hoạt động trong xã hội chúng ta. Đặc biệt Công đoàn phải góp phần nâng cao giá trị truyền thống, đạo đức, nếp sống, tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại.
Vị trí, vai trò của Công đoàn còn tiếp tục được nâng cao theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát huy hơn nữa vai trò của mình, Công đoàn cần chủ động, tích cực thực hiện tốt các chức năng của tổ chức.
2.3 Công đoàn.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (xuất bản năm 1927), Nguyễn ái Quốc đã từng viết: “Công hội trước là cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt cho công nhân khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho thế giới”.
Sau này, Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) (chương I - điều 10) cũng đã ghi “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Luật Công đoàn đã được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/6/1990 khẳng định “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam, tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động”.
Chương II
kết quả nghiên cứu thực nghiệm
1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1 Khái quát tình hình ra đời và phát triển công ty cổ phần dụng cụ số 1.
Để đáp ứng yêu cầu của đất nước đó là xây dung miền Bắc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; Đảng và Nhà nước đã đầu tư công nghiệp, phục vụ sản xuất. Do vậy, ngày 25/3/1968 từ một phân xưởng dụng cụ của nhà máy cơ khí Hà Nội, đã thành lập nhà máy dụng cụ cắt gọt thuộc bộ cơ khí luyện kim. Trải qua chặng đường 36 năm phát triển, công ty đã có những đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. ở mỗi thời kỳ, tên gọi của nhà máy cũng được thay đổi phù hợp với yêu cầu khách quan.
Ngày 12/8/1970 đổi tên thành nhà máy dụng cụ số 1.
Ngày 22/7/1995 Nhà máy dụng cụ số 1 đổi tên thành Công ty cắt gọt và đo lường cơ khí thuộc Tổng công ty máy và - Thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp, viết tắt là DUFUDOCO.
Ngày 22/5/1998 theo quyết định 292QĐ/TCSDT Bộ công nghiệp nặng quyết định thành lập lại nhà máy dụng cụ số 1.
Ngày 1/1/2004 nhà máy đổi tên thành Công ty cổ phần dụng cụ số 1- Đây là bước ngoặt quan trọng đối với công nhân, viên chức và lao động của công ty, chuyển từ công ty của Nhà nước - được trợ cấp của Nhà nước sang công ty cổ phần. Do mới cổ phần trong thời gian ngắn nên công ty hầu như không có gì thay đổi lớn trong việc sắp xếp cơ cấu, sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hàng năm công ty nắm 49% tổng doanh thu, nộp lên Tổng công ty 51%. Nhân viên công ty đã nhận thức được rằng cổ phần hoá là có sự đóng góp của tất cả các thành viên, nên ý thức trách nhiệm của mỗi người được nâng lên rõ rệt.
1.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
Từ khi chuyển sang công ty cổ phần hoá. Vì vậy, bộ máy tổ chức quản lý cũng phải phù hợp với điều kiện mới, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sát. Trong hội đồng quản trị bầu ra giám đốc điều hành; dưới giám đốc là các phó giám đốc phụ trách về sản xuất - kỹ thuật, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, tiếp đó là các phòng ban.
Bên sản xuất kỹ thuật gồm có:
Phòng kế hoạch.
Phòng kỹ thuật.
Phòng cơ điện.
Phòng KCS.
Công tác định mức lao động.
Công tác an toàn lao động và đào tạo.
Phân xưởng cơ khí 1.
Phân xưởng cơ khí 2.
Phân xưởng cơ khí 3.
Phân xưởng cơ khí 4.
Phân xưởng dụng cụ.
Phân xưởng nhiệt luyện.
Phân xưởng bao gói.
Bên kinh doanh gồm:
Ban kiểm tra cơ bản.
Phòng thương mại.
Phòng kinh doanh vật tư.
Các đại lý.
Cửa hàng dịch vụ cơ điện.
Phòng tài chính kế toán.
Phòng tổ chức lao động.
Phòng y tế.
Phòng bảo vệ.
Trung tâm kinh doanh các chi nhánh liên quan.
1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần dụng cụ số 1 thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp; sản xuất chủ yếu các sản phẩm: dụng cụ cắt kim loại: bàn ren, tarô, mũi khoan, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa máy, dao cắt tôn...
Trong vài năm gần đây, do sự chuyển biến của thị trường, sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm và giảm bởi trình độ công nghệ còn thấp, thiết bị sử dụng đã quá lâu, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao so với hàng nhập ngoại và giá thành còn chưa hợp lý. Trước tình hình đó, công ty đã nghiên cứu thay thế một số thiết bị cũ bằng thiết bị mới hiện đại hơn; nghiên cứu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Vì vậy, hoạt động sản xuất của Công ty trong cơ chế thị trường đã nhanh chóng ổn định, thu nhập bình quân ngày càng tăng lên. Quan sát bảng dưới đây ta sẽ chứng minh điều này:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 1999- 2003:
(Nguồn của phòng Công đoàn)
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng GTSL
Tr VNĐ
9344
9971
11062
12175
14110
Tổng doanh thu
Tr VNĐ
12000
14743
18800
21035
17205
Trong đó:-DTCN
Tr VNĐ
8230
9698
10854
12142
13120
DT TM & DV
Tr VNĐ
3770
5045
7946
8893
9380
Nộp ngân sách
Tr VNĐ
512,9
688,87
780,8
836,7
903,8
Lao động
Người
414
406
419
402
445
TN bình quân
đ/ng/th
680000
770000
875000
919000
938000
2. Sự biến đổi vai trò của Công đoàn công ty trước và sau cổ phần hoá.
2.1 Vai trò của Công đoàn trước cổ phần hoá.
Cho đến nay, đất nước ta đã có nhiều thành tựu rực rỡ, nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng vào loại cao trên thế giới. Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần - định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng kinh tế nhà nước mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp nhà nước, khi chuyển sang cơ chế thị trường, trải qua những thách thức gay gắt. Dưới tác động của cơ chế thị trường, do sự chi phối của quy luật kinh tế hàng hoá, đã diễn ra một quá trình sàng lọc, thải loại quy mô lớn ở thành phần kinh tế nhà nước. Quá trình sàng lọc đó đã làm cho một số doanh nghiệp thích ứng phát triển làm ăn có lãi, một số khác làm ăn cầm chừng, cầm cự được, số còn lại là làm ăn thua lỗ, thậm chí một số doanh nghiệp phải phá sản, giải thể.
Công ty trước khi cổ phần hoá nổi lên những vấn đề sau:
- Bộ máy tổ chức quản lý còn rườm rà, mang tính bao cấp, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; chưa phát huy được tính sáng tạo trong công nhân viên chức; số lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ rất cao gần 40%; cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu và ngày càng xuống cấp. Sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường; không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các công ty, doanh nghiệp… Điều này dẫn đến nhiều khi sản phẩm sản xuất ra còn tồn đọng. Nếu cứ sản xuất tiếp thì tiếp tục thua lỗ, còn không thì công nhân không có việc làm - đây là gánh nặng đối với Nhà nước.
- Trong khi đó thì vốn để đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc lại rất thấp. Một câu hỏi luôn đặt ra đối với lãnh đạo công ty là làm sao đưa công ty mình đi lên, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Để góp phần giải quyết lao động dôi dư, bảo toàn vốn doanh nghiệp và tăng cường một bước quyền làm chủ của công nhân, viên chức và lao động. Đảng và Nhà nước đã chủ trương cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước, nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 có ghi: “Thực hiện chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ưu tiên cho người lao động mua cổ phần hoá mà từng bước mở rộng bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước” (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001).
Đứng trước tình hình đó, cổ phần hoá là một nhu cầu cấp bách, sự sống còn đối với sự tồn tại và phát triển công ty; là một tất yếu khách quan trong thời kỳ đổi mới, là nguyện vọng của toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.
Có thể nói rằng, vai trò của Công đoàn trong thời kỳ này chưa thực sự có nhiều niềm tin của công nhân, viên chức và lao động; chưa thực sự là người đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng, đặc biệt là việc làm cho họ. Do vậy, Công đoàn chưa phát huy hết tác dụng của mình; chưa tham gia tốt chức năng tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động. Có người cho rằng vai trò của Công đoàn thực sự là không cần thiết. Cán bộ công đoàn tâm huyết với nghề thì thường suy nghĩ là làm thế nào để họ tin tưởng vào tổ chức của giai cấp, tầng lớp mình; để Công đoàn là sợi dây nối liền Đảng với công nhân, viên chức, lao động toàn công ty.
2.2 Vai trò của Công đoàn từ khi cổ phần hoá.
Trước tình hình kể trên, được sự quan tâm của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như của công ty, sự ủng hộ từ phía người lao động, công ty đã tiến hành cổ phần hoá. Việc này đã đem lại động lực mới và thành công cho công ty, người lao động từ vai trò làm công trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp nên càng có trách nhiệm cao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ chế mới - công ty cổ phần cũng đem lại cho công ty một bộ máy quản lý gọn nhẹ, tinh giảm nhưng hoạt động có trách nhiệm, năng động và hiệu quả, các tổ chức đoàn thể phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cuả đoàn viên, hội viên và tham gia quản lý công ty.
Công tác quản lý của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Thực hiện quy định của Nhà nước và Công đoàn cấp trên, hàng năm Công đoàn công ty đã cùng với chuyên môn chuẩn bị và mở Đại hội công nhân viên chức trong công ty theo đúng tiến độ và nội dung chỉ đạo của Công đoàn cấp trên để đạt kết quả tốt. Trong đó có việc bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm cán bộ chủ chốt của công ty; ký và duy trì thực hiện thoả ước lao động tập thể. Do vậy, quyền lợi cơ bản của công nhân, viên chức, lao động trong công ty như việc làm, thu nhập, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức và lao động đi nghỉ mát hàng năm, chế độ nâng lương, nâng bậc, chế độ hiếu hỷ vẫn được bảo đảm; đặc biệt là công tác bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động. Công đoàn đã kịp thời tham gia cùng chuyên môn xây dựng các quy chế quản lý, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong công ty, phân công các đồng chí cán bộ chủ chốt của công ty thường trực tiếp dân, tiếp thu và giải quyết kịp thời kiến nghị của công nhân, lao động.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền giáo dục cũng được quan tâm nhằm giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết của Tổng công ty. Qua đây góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và định hướng suy nghĩ, hành động cho công nhân, viên chức, lao động tiếp tục hoàn thành kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và đáp ứng có hiệu quả quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp; trong đó nâng cao tay nghề cho công nhân được đặc biệt coi trọng.
Như vậy, để thực hiện khẩu hiệu “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”, cùng với sự lãnh đạo của Công đoàn cấp trên, tổ chức Công đoàn công ty đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hướng về Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ phận; lấy công nhân, viên chức và lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, lao động và thúc đẩy sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hoạt động.
Tuy nhiên, công ty mới bước vào cổ phần hoá trong thời gian ngắn (1/1/2004) nên trong hoạt động bước đầu còn gặp không ít khó khăn, đây cũng là quá trình thử nghiệm để Công đoàn rút ra những bài học cho hoạt động trong thời gian tới.
Bảng 2: Vai trò của Công đoàn công ty trước và sau cổ phần hoá:
Tốt hơn
Như cũ
Kém hơn
Khó nói
30,1%
60%
2,1%
7,8%
(Nguồn: điều tra xã hội học)
Nhìn vào số liệu ta thấy có 30,1% số người được hỏi cho rằng vai trò của Công đoàn đã có sự chuyển biến tích cực, 60% cho rằng vai trò của Công đoàn vẫn như cũ. Như vậy, ta thấy rằng vai trò của Công đoàn chưa có sự chuyển biến mạnh vì công ty cũng mới chỉ tiến hành cổ phần hoá trong thời gian ngắn.
3. Vai trò của Công đoàn công ty.
3.1 Tình hình phong trào công nhân lao động và hoạt động của Công đoàn trong những năm qua.
Trong những năm qua, đội ngũ công nhân viên chức luôn vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Công đoàn cấp trên; tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để hoà nhập với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phong trào công nhân, viên chức, lao động tiếp tục phát triển đồng đều cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia trên mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Kết quả là năm 2003 so với năm 2002 tổng giá trị sản lượng tăng 6,5%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 2%.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Công đoàn còn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài, đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội càng rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của đại bộ phận cán bộ công nhân viên; hàng nhập lậu, hàng giả vẫn trôi nổi ngoài thị trường tạo nên sự cạnh tranh không cân sức với hàng sản xuất trong nước. Đối với công ty, ngoài những khó khăn chung của đất nước, của ngành cơ khí, còn có những khó khăn riêng: nhà xưởng, thiết bị đã quá lạc hậu, xuống cấp chưa được đầu tư mới. Đội ngũ công nhân viên chức trong công ty phần đông đã lớn tuổi, sức khoẻ giảm sút theo thời gian công tác, được đào tạo theo chuyên môn khá sâu, đã quen với nếp làm ăn cũ, nay hoà nhập với tình hình mới bộc lộ nhiều yếu kém. Số cán bộ công nhân viên còn trẻ mới được tuyển dụng có trình độ, sức khoẻ song còn thiếu kinh nghiệm, tiền lương thu nhập tại công ty còn quá thấp so với yêu cầu cuộc sống nên chưa có sức thuyết phục động viên họ.
Trong điều kiện như vậy, tổ chức Công đoàn trong quá trình hoạt động có cả những thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi: trở thành công ty cổ phần hoá từ một doanh nghiệp nhà nước, mọi lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động đồng nhất với nhau và gắn liền với lợi ích của công ty. Do đó, quan hệ về lợi ích không mang tính chất phức tạp như những loại hình doanh nghiệp khác.
Công đoàn công ty được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ công ty, mọi hoạt động của Công đoàn công ty dựa trên cơ sở quy chế phối hợp được soạn thảo giữa ban chấp hành Công đoàn và giám đốc công ty, thể chế hoá đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động cùng với các chính sách, biện pháp hoạt động Công đoàn.
Công đoàn - Tổ chức của giai cấp công nhân và người lao động, đại diện bảo vệ họ nên thu hút được đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia: 100% cán bộ công nhân viên đều là thành viên Công đoàn. Điều này chứng tỏ rằng tổ chức Công đoàn đã gây được lòng tin rất lớn. Cán bộ Công đoàn từ cấp công ty tới các cơ sở, bộ phận đều tận tụy và tích cực tham gia công tác. Khi có tâm tư, nguyện vọng, đề xuất gì thì đoàn viên đều tìm đến cán bộ Công đoàn.
Khó khăn: kinh phí hoạt động còn quá ít ỏi, tài chính chủ yếu dựa vào khoản thu 1% kinh phí Công đoàn và 0,7% tiền thu đoàn phí Công đoàn cấp trên để lại cơ sở. Nguồn thu thì ít nhưng việc chi tiêu phải dàn trải ra nhiều lĩnh vực mà theo thoả ước lao động lẽ ra phải chi ở nguồn quỹ phúc lợi. Song do đặc thù công ty không có quỹ phúc lợi nên phải chi vào nguồn kinh phí Công đoàn. 100% cán bộ công đoàn đều là bán chuyên trách, thời gian dành cho hoạt động Công đoàn bị hạn chế.
Để phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn. Tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của mình, Công đoàn công ty cũng cần được sự quan tâm của Công đoàn cấp trên và ban lãnh đạo công ty.
Bảng 3: Sự cần thiết của công đoàn công ty và công đoàn cơ sở: Tính theo phần trăm (%)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Công đoàn công ty
27,3
63,6
9,1
Công đoàn cơ sở
25,3
66,7
8
(Nguồn: điều tra xã hội học)
Như vậy, có 27,3% số người được hỏi cho rằng tổ chức Công đoàn công ty là rất cần thiết, 63,6% cho rằng là cần thiết, trong khi đó chỉ có 9,1% số người cho răng Công đoàn công ty là không cần thiết và tổ chức Công đoàn cơ sở cũng có kết quả tương tự như vậy.
Biểu 1: Mức độ tham gia Công đoàn của đoàn viên công đoàn
Nhìn vào bảng trên ta thấy: mức độ tham gia sinh hoạt Công đoàn rất thường xuyên: 30% số người được hỏi; 40% đánh giá sinh hoạt Công đoàn thường xuyên; thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt là 28% và không tham gia sinh hoạt chỉ chiếm 2%.
Trong thời gian qua, các mặt hoạt động của Công đoàn luôn bám sát chức năng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình, vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên vào tình hình cụ thể; lấy công nhân, lao động là đối tượng phục vụ. Góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
3.2. Vai trò của Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích cho công nhân, lao động.
3.2.1 Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết việc làm, chăm lo đời sống công nhân lao động.
Hiện nay, việc làm đã trở thành vấn đề xã hội bởi những tác động tiêu cực của nạn thất nghiệp đang ngày càng diễn ra phức tạp và giải quyết việc làm cho người lao động cũng là mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội. Đây là “yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).
Tại điều 13, Bộ luật Lao động nước ta có ghi “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội”.
Đảng, Nhà nước có biện pháp giải quyết việc làm:
Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm trong từng thời kỳ phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, các ngành, các địa phương, cho các đối tượng khác nhau trong xã hội.
Lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ nhiều nguồn để hỗ trợ và bảo đảm vốn thực hiện các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn cho người nghèo phát triển kinh tế, tìm và tạo việc làm.
Bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách cụ thể về lao động và việc làm, khuyến khích các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân tạo chỗ làm mới, ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề và dịch vụ giới thiệu việc làm ở các ngành, địa phương, các tổ chức xã hội có yêu cầu lớn về dạy nghề và tìm việc làm, trước hết là cho thanh niên đến độ tuổi lao động.
Đại hội Công đoàn lần thứ VIII đã đề ra “thu hút tập hợp đông đảo công nhân viên lao động góp phần cùng Nhà nước tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là những đơn vị cổ phần hoá, tiến hành sắp xếp lại sản xuất hoặc giải thể. Khuyến khích, hỗ trợ công nhân, viên chức, lao động tìm kiếm mở mang các hoạt động dịch vụ xã hội, sản xuất phát triển kinh tế gia đình để tăng thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và cải thiện đời sống công nhân, đẩy lùi tệ nạn xã hội”.
Công đoàn tham gia giải quyết việc làm là đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người lao động, bởi việc làm là lợi ích thiết thực nhất, là cơ sở để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình bằng thu nhập chính đáng và ổn định.
a. Công đoàn tham gia giáo dục công nhân lao động nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong thời đại nền kinh tế tri thức như hiện nay thì việc nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ là hết sức cần thiết; nếu không sẽ bị thụt lùi so với sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, viên chức và lao động tại công ty là nhiệm vụ quan trọng và không kém phần khó khăn phức tạp. Trong quá trình lao động không thể tránh khỏi những bất cập về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân, lao động trước sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhận thức được điều này Công đoàn công ty đã có những biện pháp thiết thực. Hàng năm công ty đã mở lớp huấn luyện cho công nhân để nâng cao tay nghề, huấn luyện cho công nhân mới tuyển dụng, huấn luyện cho công nhân sử dụng máy móc, làm quen với quy trình sản xuất tại công ty.
Bảng 4 : Tình hình công nhân lao động trong thời gian 1999- 2003:
Năm
Tổng số lao động
(người)
Nữ
(người)
Đại học/ cao đẳng
(người)
THCN
(người)
Thợ
(người)
Thu nhập bình quân
(đồng)
1999
414
136
40
98
276
680000
2000
406
120
43
99
264
770000
2001
419
130
47
110
262
875000
2002
402
137
50
118
234
919000
2003
445
143
57
150
238
938000
(Nguồn của phòng Tổ chức lao động)
Nhìn chung số người có trình độ đại học/cao đẳng tại công ty chiếm tỷ lệ 10 - 12%; Trung học chuyên ngiệp: 35%. Trong số thợ trực tiếp thì lao động bậc cao chiếm tỷ lệ khá cao: thợ dưới bậc 3: 10%; thợ bậc 3 - 5 chiếm 29%; thợ bậc 5 - 7 chiếm 61%. Trung bình tay nghề của công nhân đạt 5,7 - đây là con số khá cao so với trình độ chung về tay nghề của công nhân, lao động cả nước. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi đối với công ty, hy vọng rằng trình độ tay nghề của người lao động càng được nâng lên trong thời gian tới. Để có đội ngũ này, sự đóng góp của Công đoàn công ty là không nhỏ.
b. Công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh được công ty đặt lên hàng đầu, xây dựng một cách tỉ mỉ và công phu. Công đoàn cùng với phòng chuyên môn phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước, các hợp đồng đã ký kết và khả năng mở rộng thị trường của công ty. Trên cơ sở đó, Công đoàn chủ động tham gia đóng góp ý kiến với chuyên môn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế hơn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của công ty.
Để làm tốt công tác này, ban thường vụ đã tổ chức Đại hội công nhân viên chức, lấy ý kiến bàn bạc dân chủ và công khai, sau đó tổng hợp lên Công đoàn công ty.
Trong những năm qua, Công đoàn công ty đã thực hiện tốt chức năng của mình đó là bảo vệ lợi ích cho công nhân, lao động, tích cực tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Tổng doanh thu năm 2003 đạt 2,5 tỷ đồng - tăng 6,5% so với năm 2002, thu nhập bình quân là 938000 đồng - tăng 2% so với năm 2002. Tạo việc làm và giải quyết tốt việc làm cho công nhân lao động.
Công đoàn phối hợp với các phòng chức năng và chuyên môn tìm biện pháp, cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Kết quả là sản lượng và giá trị sản phẩm đều tăng lên, từ đó nâng cao thu nhập của người lao động. Quan sát bảng dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều này:
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001- 2003:
2001
2002
2003
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Giá trị TSL theo giá CĐ
12178,6
13500
15500
Dụng cụ cắt kim loại
277351
3914,0
212306
4840,0
291650
43000
Máy kéo và phụ tùng máy
1375,8
1600,0
1700,0
Hàng dầu khí
1697,4
1660,0
1700,0
Sản phẩm các loại
1806,0
1900,0
2000,0
Neo cầu
5623
7000
7000
900,0
Neo kíp
1822
2400
2100
1100,0
Dụng cụ cắt vật liệu hữu cơ
180,0
7000,0
500,0
Các sản phẩm khác
3250,4
2800,0
3300,0
(Nguồn của Phòng kế hoạch)
Đạt được kết quả trên, Công đoàn cũng đã tổ chức phong trào:
+ “Phong trào thi đua nâng bậc, thi đua lao động giỏi”
Với mục tiêu đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm đời sống cho cán bộ công nhân, viên chức và lao động, xây dựng đội ngũ công nhân lao động và tổ chức Công đoàn lớn mạnh. Hàng năm, Công đoàn đã cùng chuyên môn tổ chức nhiều đợt thi đua nhằm vận động công nhân, viên chức và lao động phát huy tính năng động sáng tạo, hăng hái thi đua lao động giỏi với năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhiều nhất. Công đoàn cùng với Ban giám đốc và các phòng chuyên môn, chức năng tổ chức phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua lao động giỏi. Qua các phong trào này động viên khuyến khích công nhân, lao động hăng say làm việc. Năm 2003 có 15 lao động giỏi cấp cơ sở, 2 lao động giỏi cấp Tổng công ty.
Hầu hết ý kiến của anh em công nhân, lao động đều cho rằng: “Chúng tôi mong muốn hàng năm Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức được những phong trào thi thợ giỏi, thi nâng bậc… Đó là một việc rất hữu ích, giúp chúng tôi có điều kiện trau dồi kiến thức, học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề của mình”. (Anh Nguyễn Văn Dũng, 35 tuổi, bậc thợ 4/7)
+ “Phong trào lao động sáng tạo”
Phong trào này thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên toàn công ty, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tìm tòi phát huy sáng kiến thực hành tiết kiệm, nghiên cứu ứng dụng dây chuyền sản xuất mới vào trong sản xuất: cải tiến trang thiết bị máy móc, giảm phế phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm 5 - 10% vật tư, năng lượng.
Trước kia thị trường truyền thống của công ty là Liên xô, Nhật Bản. Sản phẩm sản xuất đến đâu thì xuất xưởng đến đó. Nhưng vài năm gần đây, sản phẩm chỉ bán được trong nước phục vụ các ngành máy móc như dầu khí, mía đường, bánh kẹo, xi măng… Như vậy, thị trường bị thu hẹp. Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường, lấy lại uy tín đối với khách hàng, tìm đối tác làm ăn. Đặc biệt là tìm cách tiếp cận với thị trường nước ngoài để sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng hơn nữa. Hiện nay, kế hoạch của công ty là xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước Đông Nam á với sản lượng đạt 10000 tấn sản phẩm/năm
c. Công đoàn tham gia công tác tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý, giảm lực lượng lao động dôi dư.
Về việc tuyển dụng lao động: đây là việc làm thường xuyên nhằm bổ sung lực lượng lao động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn tay nghề, có sức khoẻ là điều kiện quyết định chất lượng lao động.
Công đoàn căn cứ vào nhu cầu, đối tượng cần tuyển dụng của các phòng, ban, phân xưởng để cùng với chuyên môn xây dựng quy chế tuyển dụng.
Hiện nay, đội ngũ công nhân viên trong công ty phần lớn đã lớn tuổi, trung bình độ tuổi là 40 - họ được đào tạo theo chuyên môn khá sâu nhưng thích ứng với sự hoà nhập về công nghệ sản xuất còn chậm. Số lao động trẻ mới được tuyển dụng có trình độ, có sức khoẻ nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Công đoàn đã tổ chức những buổi giao lưu để lớp trẻ học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
Năm 2003, do thực hiện Nghị định 64/2002/NĐ/CP (năm 2002) về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, số lao động dôi dư giải quyết theo NĐ 41/CP là 90 người, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức sống của người lao động và giải quyết việc làm cho số lao động này là vấn đề cấp bách đặt ra cho lãnh đạo công ty cùng tổ chức Công đoàn. Những lao động đã đủ tuổi đời, năm công tác; công ty giải quyết cho nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, còn số lao động trẻ có nguyện vọng làm việc ở nơi khác, công ty tạo điều kiện thuận lợi về giấy tờ, thủ tục. Số còn lại thì phải tổ chức đào tạo lại để đáp ứng với công việc mà công ty đang cần. Mỗi năm công ty tuyển dụng một số lao động vào làm việc tại công ty bằng nhiều hình thức thi tuyển, thông qua hội chợ việc làm… để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao. Khi được nhận vào làm việc, công ty mở lớp huấn luyện để họ làm quen với môi trường, công nghệ sản xuất.
Bảng 6: Tình hình đào tạo công nhân mới vào làm việc (1999 - 2003)
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Số lao động (người)
32
25
20
30
41
(Nguồn của Phòng Công đoàn)
Theo chú Nguyễn Sỹ Nghĩa, phó phòng Tổ chức lao động: “Hàng năm, công ty đều tuyển dụng lao động mới vào làm việc, tuy với số lượng không lớn nhưng công ty rất quan tâm đến công tác này. Số lao động này đạt yêu cầu sức khoẻ, trình độ tay nghề để bổ sung kịp thời quá trình sản xuất của công ty”.
d. Công đoàn tham gia cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khoẻ tới người lao động.
Là công ty sản xuất ra sản phẩm công nghiệp: tarô, máy kéo, neo cầu... người lao động phải làm việc trong điều kiện môi trường độc hại, tiếp xúc với hoá chất, với tiếng ồn, bụi… nhất là phân xưởng nhiệt luyện. Do vậy, việc cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân được ủng hộ nhiệt tình. Công ty thường xuyên có những hoạt động kiểm tra. Năm 2003 làm lại trần phòng doa toạ độ; mua gỗ đóng mới gỗ đứng máy, làm mới xe chở nước tưới cho các phân xưởng, hiệu chỉnh lại hệ thống điện chiếu sáng, làm buồng chống rét cho nhân viên giữ xe, sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh nam, nữ, vệ sinh móng mái, trần nhà xưởng…
Qua bảng trưng cầu với câu hỏi “Trong thời gian làm việc Ông (bà) được Công đoàn hỗ trợ những gì?”. Có 90% số người được hỏi cho rằng Công đoàn đã tham gia cải thiện điều kiện làm việc. Như vậy, tổ chức Công đoàn công ty rất quan tâm đến đời sông của công nhân, lao động.
e. Công đoàn tham gia đổi mới, phát triển khoa học công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất.
Khi mới được thành lập, công ty được lắp đặt các thiết bị của những nước có trình độ máy công cụ tiên tiến như Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… Nhưng trải qua thời gian, các thiết bị này đã bị lạc hậu. Để sản phẩm của mình đạt năng suất, chất lượng cao thì đổi mới công nghệ sản xuất là một việc làm cần thiết để tạo việc làm cho công nhân, lao động. Công ty đã lựa chọn và thành lập các tiểu ban nghiên cứu từng vấn đề kỹ thuật cụ thể: tiểu ban nghiên cứu chất lượng của tarô tay hay tarô liên hiệp, tiểu ban quản lý kỹ thuật nhiệt luyện, tổ chức các nhóm đề tài sáng kiến gồm chủ nhiệm đề tài và các công nhân kỹ thuật say mê sáng tạo. Cải tiến công tác kiểm tra từ chỗ chỉ kiểm tra theo công đoạn sang kiểm tra theo nguyên công trong cả dây chuyền, quản lý đo lường từ việc kiểm định dụng cụ kiểm sản phẩm nhập kho, đánh giá mức chất lượng sản phẩm theo quy cách của tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước. Từ đó năng suất lao động đã tăng lên. Tuy nhiên, để đáp ứng với nhu cầu của thị trường thì cán bộ công nhân viên toàn công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong công tác này, có như vậy mới tạo được việc làm ổn định.
Khi được hỏi, chú Trần Văn An cho biết: “ Từ khi tôi được vào làm việc ở công ty, hàng năm Công đoàn đều phối hợp với phòng ban chuyên môn tham gia vào việc cải tiến trang thiết bị máy móc. Do đó, năng suất lao động cũng được tăng lên. Chính điều này làm cho thu nhập của anh em được cải thiện”.
g. Công đoàn với việc tổ chức xây dựng quỹ nhằm chăm lo đời sống và góp phần giải quyết việc làm cho công nhân, lao động.
Công đoàn đề xuất chủ trương thành lập các quỹ tương trợ và phối hợp với chuyên môn thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng quỹ có hiệu quả. Nguồn hình thành các quỹ do công nhân, viên chức và lao động đóng góp từ tiền lương thu nhập, lao động công ích... Quỹ được sử dụng vào việc hỗ trợ cho công nhân, viên chức và lao động gặp khó khăn đột xuất, người về hưu, nghỉ thôi việc, nghỉ chờ việc lâu ngày. Công đoàn động viên công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào các phong trào lập quỹ tương trợ, đồng thời tham gia quản lý, sử dụng quỹ: xây dựng quy chế thu, chi, quản lý sử dụng quỹ thông qua Đại hội công nhân viên chức trên cơ sở các nguyên tắc chế độ, quản lý tài chính của Nhà nước và nguyên tắc công khai, dân chủ trong quản lý, sử dụng quỹ. Theo chú Nguyễn Văn Thoa, chủ tịch công đoàn công ty: “Năm 2003, Công đoàn đã trích 13230000 đồng, số tiền không lớn nhưng đã giúp đỡ được một số công nhân lao động trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn để họ vươn lên trong cuộc sống”.
h. Công đoàn kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, luật lao động.
Thực hiên tốt quy chế dân chủ, chăm lo đời sống, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước hết là tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho ngân sách Nhà nước. Công đoàn thường xuyên kiểm tra việc thi hành chính sách pháp luật nói chung cũng như pháp luật về lao động trong công ty. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động - Công đoàn - người lao động . Công đoàn phối hợp với ban lãnh đạo công ty xây dựng quy chế làm việc; phổ biến chế độ, chính sách về việc làm của Đảng và Nhà nước cho toàn thể mọi người hiểu đúng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm được đề cập trong các Đại hội công nhân viên chức của công ty. Công đoàn đã chủ động soạn thảo văn bản phối hợp với chuyên môn chỉ đạo Đại hội công nhân viên chức theo từng nhiệm kỳ 2 năm một lần; đảm bảo mọi người cùng bàn bạc một cách công khai, dân chủ. Từ những Đại hội như vậy công ty sẽ được nghe công nhân viên chức phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của họ, để từ đó có những biện pháp thực hiện có hiệu quả.
Như vậy, để thực hiện việc tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, Công đoàn công ty đã có những hoạt động cụ thể, hữu ích, giúp công nhân lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập, từ đó nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức đối với công nhân, lao động. Khi được hỏi về ý kiến đánh giá vai trò của Công đoàn, chị Đỗ Thị Hà, 35 tuổi, công nhân bậc 4/7 cho biết: “Tôi thấy việc làm có ích thiết thực mà Công đoàn đem lại cho tôi là tạo việc làm ổn định, nhờ đó mà cuộc sống của tôi và gia đình được đảm bảo. Tôi rất mong muốn tổ chức Công đoàn công ty hoạt động tích cực hơn nữa để thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong điều kiện mới”.
3.2.2. Tổ chức Công đoàn với vấn đề tiền lương, tiền công của công nhân lao động.
Mục đích của các nhà sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận, mục đích và lợi ích của người lao động cung ứng sức lao động là tiền lương. Đối với người lao động, lương bổng là một trong những động lực khuyến khích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trì trệ, bất mãn cho người lao động nếu giải quyết không đúng.
Tiền lương mà người lao động nhận được tương ứng với giá trị mà họ bỏ ra sẽ là khuyến khích lao động hăng say, sáng tạo, tăng năng suất lao động. Mặt khác, khi năng suất lao động tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó, nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động nhận được cũng tăng, bổ sung cho nguồn thu nhập, tái sản xuất sức lao động và ổn định đời sống của họ.
Công đoàn tham gia xây dựng thang lương và hoàn thiện chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích của công nhân và lao động. Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương, Công đoàn vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, đồng thời cũng phát huy chức năng tham gia quản lý kinh tế, bởi tiền lương luôn gắn liền với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Điều này cho thấy, Công đoàn công ty tuân thủ đúng điều 5 của luật Công đoàn “Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động”.
Theo chú Nguyễn Sỹ Nghĩa, phó phòng Tổ chức lao động cho biết: “Công đoàn đã phối hợp với phòng Tổ chức lao động, các phòng ban liên quan để xây dựng định mức lao động, từ đó xác định đơn giá tiền lương phù hợp với mỗi phòng, ban, phân xưởng. Đặc biệt là những công nhân lao động thì mức lương luôn gắn liền với số lượng sản phẩm, trình độ tay nghề, ý thức làm việc của họ”.
a. Công đoàn tham gia xây dựng mức lương tối thiểu của công ty. Theo quy định tại khoản 1 điều 1 nghị định số 28 CP ngày 28/3/1997 của thủ tướng Chính, căn cứ vào thông tư số 4320/LĐ - TB - XH - TL ngày 29/12/1998 của Bộ LĐTBXH, áp dụng mức lương tối thiều là 144000 đồng/người/tháng, tuỳ theo điều kiện của doanh nghiệp có thể áp dụng mức lương tối thiểu trong quy định hệ số điều chỉnh mức lương tối thiểu không vượt quá 1,5 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tức là phần tăng thêm không vượt quá 216000 đồng).
Thông qua tính toán theo khu vực thì công ty có thể áp dụng mức lương tối thiểu từ 144000 - 360000 đồng/người/tháng. Từ nhận thức trên, Công đoàn công ty đã xác định mức lương tối thiểu là cơ sở quan trọng để nâng mức thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, tiền lương là một chi phí đầu vào của sản xuất nên mức lương tối thiểu áp dụng phải phù hợp với mức sống của công nhân lao động và gia đình họ. Chính vì vậy, sau khi tham khảo ý kiến và nghiên cứu, Công đoàn cùng với lãnh đạo công ty bàn bạc kỹ lưỡng và đi đến sự thống nhất mức lương tối thiểu áp dụng tại công ty là 320000 đồng/người/tháng và áp dụng từ tháng 6/1998. Như vậy, mức lương tối thiểu của công ty đạt 88,89% mức cao nhất cho phép. Có thể nói đây là một nỗ lực của công ty trong tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Qua việc trên ta thấy được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty trong việc tham gia cũng như chăm lo bảo vệ đời sống công nhân, viên chức và lao động
Hiện nay, Nhà nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu lên 290000 đồng/người/tháng kể từ ngày1/1/2003 nên Công đoàn đã phối hợp cùng ban lãnh đạo và phòng chuyên môn bàn bạc và đi đến thống nhất: xác định mức lương tối thiểu cho công nhân, lao động làm việc tại công ty là 350000 đồng/người/tháng để phù hợp với mức thu nhập chung.
b. Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện định mức lao động.
Định mức lao động là công việc hết sức cần thiết, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương. Định mức là tập trung các quan hệ về lợi ích, là sự quan tâm trực tiếp của người lao động. Yêu cầu của quản lý định mức là công khai, dân chủ và đảm bảo đầy đủ lợi ích chính đáng của người lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động và công ty. Theo quy định của Bộ luật Lao động, người quản lý lao động phải thống nhất về: quy chế xây dựng định mức lao động; các loại định mức lao động đưa ra và thực hiện; cơ chế quản lý định mức. Nhận thức được tầm quan trọng này:
+ Công đoàn lưu ý với chuyên môn về đặc điểm máy móc, môi trường sản xuất, để từ đó đưa ra định mức lao động hợp lý, tránh mất công bằng, gây quá căng thẳng cho người lao động.
+ Công đoàn kiến nghị với chuyên môn về các hình thức phân công và hợp tác lao động, xác định khả năng làm việc của công nhân, phân tích các điều kiện lao động để xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Là thành viên của hội đồng định mức, Công đoàn tham gia xây dựng định mức sản phẩm phù hợp với từng công đoạn sản xuất. Để xây dựng hệ thống là định mức thời gian, việc theo dõi bấm giờ được thực hiện một cách thật chính xác, sao cho khi thực hiện người công nhân không quá căng thẳng, phù hợp với trình độ công nhân và thực tế sản xuất. Đồng thời Công đoàn cũng thu thập những ý kiến của công nhân về định mức thời gian ở từng công đoạn, để từ đó kiến nghị với phòng kỹ thuật, phòng Tổ chức lao đồng điều chỉnh lại định mức sao cho phù hợp với điều kiện máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, định biên lao động.
Tên sản phẩm
Mức LĐ tổng hợp 1 ĐVSP(giờ)
ĐGTL tính trên 1 ĐVSP(đồng)
SL thực hiện
Mức LĐ tính cho cả loạt SP
TL tính cho cả loạt SP
Đơn vị tính
Số lượng sản phẩm
Bàn ren hệ m
0,69
2249
Cái
2523
1741
5674227
Taro tay
1,81
5900
Cái
10813
19572
63796700
Mũi khoan tâm
0,46
1500
Cái
4016
1847
6024000
Dao xọc răng
29,11
94931
Cái
20
582
1898620
Doa tay
2,27
7400
Cái
286
649
2116400
Lưỡi cưa máy
1,61
5248
Cái
6240
10046
32747520
Dao cắt tôn
148,16
520660
Cái
99
14727
51545340
Neo cầu
8,49
29718
Cái
6036
51246
179359740
Vỏ neo
41
143500
Cái
952
39032
136612000
Dao cắt
69,51
243285
Cái
44
3058
10704540
Bảng 7: Tổng hợp ĐMLĐ và đơn giá tiền lương thực hiện năm 2003:
(Nguồn của phòng Tổ chức lao động)
b. Công đoàn tham gia xây dựng đơn giá tiền lương.
Đơn giá tiền lương là một phần tiền lương trong giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ, được dùng làm căn cứ để tính toán nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công đoàn đã cùng với phòng Tổ chức lao động, căn cứ vào từng đối tượng làm việc cụ thể để xây dựng thang lương một cách công bằng.
+ Đối với công nhân lao động sản xuất trực tiếp trả lương sản phẩm theo kết quả số lượng, chất lượng làm ra, tiền lương thực hiện của cá nhân do phân xưởng trả lương và được tính theo công thức:
Ti = Vđg q k
Trong đó:
- Ti: Tiền lương được nhận của người công nhân thứ i.
- Vđg: Đơn giá tiền lương nguyên công sản phẩm, đối với làm khoán gọn.
- q: Số lượng sản phẩm làm ra
K = 1 Đạt yêu cầu chất lượng làm ra.
K = 0,9 Chất lượng sản phẩm đạt loại 2.
K = 0 Sản phẩm hỏng trong tỷ lệ sai hỏng cho phép.
+ Đối với cán bộ, công nhân viên gián tiếp - phục vụ thì phân xưởng trả lương theo ngày công thực tế và hiệu quả công việc hoàn thành, tiền lương thực hiện của cá nhân do đơn vị trả lương, công thức được tính:
Ti = T1i + T2i
Trong đó:
Ti là tiền lương được nhận của người thứ i.
T1i là tiền lương cấp bậc được xếp theo nghị định 26 CP và được tính:
T1i = ni ni là số tiền công thực tế của người thứ i
T2i là tiền lương được bổ sung được nhận của người thứ i và được tính theo công thức:
T2i =
Trong đó Vbs là quỹ tiền lương tối thiểu của đơn vị hoặc bộ phận gián tiếp phân xưởng.
n là số thành viên trong đơn vị hoặc bộ phận gián tiếp phân xưởng.
hi là hệ số tiền lương bổ sung thực tế của người thứ i do phụ trách đơn vị quyết định.
Cách tính lương như vậy là chi tiết, sát thực và nó được sự đóng góp của công đoàn viên. Chị Nguyễn Thu Hà cho biết: “Công đoàn cùng với chuyên môn xác định mức lương của từng bộ phận. Như vậy, chúng tôi thấy rất công bằng vì mức lương gắn liền với hiệu quả công việc của từng anh chị em công nhân và không để ai phải chịu thiệt thòi”.
c. Công đoàn tham gia hình thức trả lương.
- Trả lương đối với phân xưởng sản xuất: do đặc điểm sản xuất của công ty, nên công ty quyết định căn cứ vào kết quả sản phẩm cuối cùng nhập kho công ty, quỹ lương thực hiện của phân xưởng do công ty thanh toán hàng tháng. Hình thức trả lương theo kiểu này có ưu điểm là khuyến khích công nhân trong phân xưởng nâng cao trách nhiệm trước tập thể, nhưng lại có nhược điểm là sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định mức lương của họ, do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động. Để khắc phục nhược điểm này Công đoàn cùng với chuyên môn đưa ra giải pháp gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất của từng người. Cụ thể là đã sử dụng hệ số lương trên cơ sở các tiêu chuẩn, bậc thợ, khối lượng công việc, chất lượng công việc, vệ sinh công nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất của người lao động.
Như vậy, công ty căn cứ vào tiêu chuẩn toàn diện để đánh giá một cách chính xác kết quả lao động thật công bằng.
- Đối với nhân viên gián tiếp, Công đoàn cùng với chuyên môn thống nhất, đánh giá trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc theo hệ số k, k = 1 hoàn thành nhiệm vụ, tiêu chuẩn xác định: đủ 26 ngày công/tháng, hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ, chất lượng, không vi phạm kỷ luật lao động; k = 1,05 đến 1,2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; k = 0 đến 0,9 không hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành được từng phần nhiệm vụ được giao.
+ Trả lương đối với các đơn vị phòng ban, gắn với quỹ lương thực của khối phân xưởng và của công ty
+ Đối với đơn vị kinh doanh thì lương phụ thuộc vào kết quả doanh số bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
+ Đối với cơ quan ban giám đốc, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
d. Công đoàn tham gia xây dựng quy chế trả lương.
Công đoàn đã chủ động nghiên cứu tình hình sản xuất, tổ chức lao động và các hình thức trả lương đang áp dụng. Thông qua mạng lưới tích cực ở các phòng ban chuyên môn, Công đoàn đã nắm được ưu nhược điểm của các hình thức trả lương. Thông qua Đại hội công nhân viên chức bàn bạc lấy ý kiến cụ thể về từng điều khoản của quy chế; đồng thời theo dõi quá trình thực hiện quản lý; kịp thời có điều chỉnh một số quy định, nhất là định mức lao động và đơn giá sản phẩm để vừa khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
e. Công đoàn tham gia giúp đỡ công nhân lao động ký kết thoả ước lao động.
Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thoả ước lao động tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.
Thoả ước lao động tập thể tạo ra căn cứ ràng buộc cả hai bên có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các biện pháp quản lý sản xuất - kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về pháp luật và cam kết trong hợp đồng lao động. Đối với người lao động có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao, phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong lao động; tạo điều kiện để chủ doanh nghiệp điều hành sản xuất - kinh doanh có nề nếp, giữ vững nhịp độ sản xuất, quan hệ lao động trong doanh nghiệp được hài hoà, ổn định, phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp lao động và xung đột giữa người lao động và người chủ doanh nghiệp. Đây là một trong những biện pháp bảo vệ lợi ích công nhân lao động thiết thực, tương đối toàn diện và có hiệu quả.
Công đoàn công ty là người đại diện cho tập thể công nhân, viên chức và lao động tiến hành thoả thuận, thương lượng và ký kết thoả ước lao động làm sao hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa công ty và người lao động.
Công đoàn công ty tổ chức công bố, tuyên truyền cho công nhân, lao động nắm vững và hiểu rõ nội dung thoả ước lao động tập thể. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, rà soát lại nội dung hợp đồng lao động, xác định quy chế của công ty có đúng với nội dung thoả ước.
Hiện nay, khi công ty đã chuyển thành công ty cổ phần thì mỗi người đều được hưởng lợi nhuận theo cổ phần đóng góp. Vì vậy, Công đoàn cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc thực hiện quyền lợi của người lao động, đặc biệt là vấn đề tiền lương, tiền thưởng của công nhân, lao động.
g. Công đoàn công ty với việc kiểm tra thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao động.
Công việc kiểm tra là công cụ đắc lực của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong việc giữ gìn pháp luật, kỷ cương xã hội, tăng cường trách nhiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong hệ thống Công đoàn, công tác kiểm tra có tác động thiết thực với việc củng cố đội ngũ tổ chức Công đoàn, giúp công đoàn viên thực hiện tốt chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân và lao động.
Công đoàn công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ đối với người lao động. Hoạt động kiểm tra giám sát của Công đoàn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đơn vị thanh tra, cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra giám sát của công ty đó là pháp lệnh thanh tra, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản pháp quy khác. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của Công đoàn mang lại hiệu quả cao.
Ban chấp hành Công đoàn công ty đã phối hợp với thanh tra Nhà nước bồi dưỡng nghiệp vụ cho ban thanh tra nhân dân, cùng với chuyên môn tạo điều kiện cho ban thanh tra hoạt động. Công đoàn công ty còn tham gia giải quyết các chế độ chính sách cho những người lao động nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác khác một cách thoả đáng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác giám sát, Công đoàn còn gặp khó khăn: trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ công Công đoàn còn chưa cao, trình độ quản lý kinh tế, hiểu biết kiến thức pháp luật còn hạn chế. Để khắc phục điều này thì công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Qua điều tra xã hội học, về câu hỏi: “ Ông (bà) đánh giá Công đoàn công ty tham gia thang lương như thế nào?”. Ta thu được kết quả như sau:
Bảng 8: Mức độ tham gia thang lương của Công đoàn:
Tích cực
Bình thường
Không tích cực
30,2%
60%
9,8%
(Nguồn: điều tra xã hội học)
Có 30,2% số người được hỏi cho rằng Công đoàn tham gia tích cực về thang lương, 60% cho rằng là bình thường và 9,8% ý kiến được hỏi cho rằng Công đoàn không tham gia tích cực. Điều này cho thấy, để phát huy hơn nữa vai trò của mình thì Công đoàn cần nâng cao hiệu quả hoạt động, trách nhiệm, để góp phần thiết thực vào việc bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, lao động.
Bảng 9: Tổng hợp thu nhập của nhân viên toàn công ty giai đoạn1999 - 2003:
Năm
1999
2000
20001
2002
2003
TN bình quân (đồng)
680000
770000
875000
919000
938000
(Nguồn của phòng Tồ chức lao động)
Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho ta thấy: thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên. Trung bình thu nhập tăng 9,4%/năm. Nhưng trong thời gian từ năm 2002 - 2003 thì thu nhập lại tăng chậm (2%), đây là thời gian công ty gặp rất nhiều khó khăn. Theo kế hoạch đề ra, công ty phấn đấu năm 2004 đưa thu nhập của người lao động lên 1120000 đồng/người/tháng.
3.2.3 Trách nhiệm của Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.
Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn công ty luôn coi trọng công tác này nhằm đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn và rất sát tới quyền lợi, đời sống hạnh phúc của mỗi người lao động.
Mục tiêu của bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi, ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, chăm sóc sức khoẻ người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
a. Công đoàn tham gia cùng ban lãnh đạo xây dựng quy định và chế độ về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động tại công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Công đoàn đã có một bộ phận chuyên trách, cử cán bộ bảo hộ lao động thường xuyên theo dõi, nộp báo cáo về phòng Công đoàn, phối hợp với các ban liên quan: phòng cơ điện, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra cơ bản… xây dựng kế hoạch hoạt động.
Biểu 2: ý kiến của công nhân lao động được trang bị bảo hộ lao động
Qua bảng hỏi với câu hỏi: “Trong thời gian làm việc, ông (bà) được Công đoàn hỗ trợ những gì?”, có tới 83,5% ý kiến được hỏi cho rằng họ được Công đoàn hỗ trợ về trang bị bảo hộ lao động, chỉ có 16,5% số người là không nhận được sự hỗ trợ của Công đoàn về vấn đề này. Từ kết quả này cho thấy, Công đoàn rất quan tâm đến bảo hộ lao động cho công nhân lao động.
Biểu 3: Hiệu quả hoạt động của công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động:
Như vậy, có 12,1% số người cho rằng Công đoàn thực hiện công tác này là rất hiệu quả, số người được hỏi đều có ý kiến cho rằng Công đoàn thực hiện có hiệu quả chiếm tỷ lệ rất cao (82,1%) và 5,1% là không hiệu quả. Có được kết quả này là bởi Công đoàn đã cử ra một bộ phận chuyên trách về bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động. Số cán bộ này đã tham gia tích cực; thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác này. Điều đó cho thấy Công đoàn đã thực hiện tốt công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động.
b. Công đoàn tham gia trang bị công nhân lao động về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.
Thực hiện khẩu hiệu: “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Do vậy, tính mạng con người luôn được coi trọng. Khi điều kiện lao động tốt, tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho người lao động, từ đó năng suất lao động được nâng lên và công nhân lao động cảm thấy mình được quan tâm. Từ đó họ sẽ gắn bó với công ty nhiều hơn.
Bảng 10: Kết quả về công tác bảo hộ lao động:
Có
Không
Quần áo lao động
82%
18%
Khẩu trang
75%
25%
Găng tay
50%
50%
ủng
49%
51%
Trang bị khác
36%
64%
(Nguồn: điều tra xã hội học)
Có thể nói rằng, công nhân lao động đã được trang bị cho các phương tiện lao động phù hợp, tuỳ theo từng điều kiện làm việc cụ thể. Trong số người được trang bị bảo hộ lao động trên thì quần áo lao động là được trang bị nhiều nhất: 82%. Khi được hỏi thì chú Mạnh đã cho biết : “Hàng năm công ty đều trang bị cho chúng tôi các phương tiện bảo hộ để sản xuất. Đặc biệt là công ty đã thuê thợ may đến tại công ty để lấy số đo của từng người một, nên quần áo chúng tôi mặc thấy rất vừa và thoải mái. Hàng kỳ công ty đều phát cho anh em đầy đủ các phương tiện cá nhân. Chúng tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi”.(chú Nguyễn Đăng Mạnh, 48 tuổi, thợ 7/7).
Bảng11: Kết quả năm 2003 công ty đã thực hiện trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân:
Số lượng
Chi phí (đồng)
Quần áo BHLĐ các loại
329 bộ
22300000
Giầy vải, giầy da, ủng cao su các loại
400 đôi
14490000
Mũ vải ka ki, mũ vải Thuỳ Dương
380 cái
1240000
Găng tay vải bạt, găng tay cao su
1040 đôi
3290000
Khẩu trang dệt kim
1000 cái
1000000
Các trang bị khác
600000
(Nguồn của phòng Công đoàn)
Công đoàn công ty đã có những hoạt động tích cực trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Đầu năm, công ty có lập ra kế hoạc bảo hộ lao động và cuối kỳ có đánh giá kiểm tra để từ đó phát huy những việc làm tốt và kiểm điểm những mặt còn chưa được.
Để thực hiện tốt công tác về an toàn lao động, Công đoàn đã phối hợp cùng với chuyên môn tiến hành đo đạc, kiểm tra, kiểm định, xử lý những thiết bị sản xuất của toàn công ty. Khi có hỏng ở bộ phận nào thì phải báo cáo với chuyên môn ngay để tìm cách khắc phục, không để công nhân phải làm việc trong điều kiện không an toàn.
Bảng 12: Kết quả thực hiện an toàn lao động của công ty năm 2003:
Nội dung công việc
Số lượng
Chi phí (đồng)
An toàn lao động
2500000
Đo - kiểm - Xử lý tiếp địa và chống rét
500 điểm
2500000
Sửa chữa định kỳ cầu trục 2 tấn
1 cái
1300000
Thay mới cầu trục 0,5T PXNL
1 cái
22700000
Đóng mới bục gỗ đứng máy
25 cái
5000000
Trang bị bơm a xít cho PXNL
2 chiếc
400000
Làm lại các ổ cắm, công tác ở văn phòng, các kho phân xưởng
40 cái
1200000
Xử lý an toàn quạt 3 pha và quạt trần
145 chiếc
3200000
Bảo dưỡng các dụng cụ, phương tiện chữa cháy
15 công
400000
Chống dột máng, mái nhà xưởng
100 công
3000000
Hiệu chỉnh lại hệ thống chiếu sáng
90 m
1250000
Làm lại văn phòng KP, CK1,CK2
100m2
Số lượng lớn
(Nguồn của phòng Công đoàn)
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Công đoàn Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, Công đoàn công ty đã tham gia có hiệu quả công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động. Nhờ vậy, hàng năm các phong trào thực hiện “xanh, sạch, đẹp”, giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn diễn ra thường xuyên và có hiệu quả.
Để thực hiện cải thiện điều kiện làm việc, công đoàn công ty đã phối hợp với chuyên môn phát động toàn thể công nhân lao động tích cực tham gia vệ sinh nơi làm việc, giữ gìn vệ sinh chung, trồng cây xanh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Bảng13: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh lao động :
Vệ sinh lao động
Số lượng
Chi phí (đồng)
Trang bị hút bụi cục bộ cho CK1, CK2, CK3
3 bộ
210000000
Sửa chữa hút bụi, hút độc tổ mạ
2 bộ
3000000
Sửa chữa cụm hút bụi PXCK1
1 bộ
2200000
Sửa chữa hút độc PXNL
2 bộ
3500000
Làm mới 6 nhà vệ sinh tại 6 phân xưởng
70 m2
80000000
Nạo vét hố ga, sửa chữa hệ thống thoát nước
300 m
2600000
Vệ sinh máng,mái, trần nhà xưởng
50 công
1200000
Tăng cường thêm vệ sinh máy, nhà xưởng
3000 m2
3500000
Cạo đất bẩn và sửa chữa trần nhà xưởng
400 công
11000000
Thực hiện tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ
200 công
4500000
(Nguồn của phòng Công đoàn)
c. Công đoàn với việc tổ chức các phong trào thi đua lao động an toàn.
Để công nhân nhận thức đúng và hiểu biết sâu sắc về vấn đề này, dưới sự chỉ đạo của Công đoàn cấp trên, Công đoàn công ty đã phối hợp với lãnh đạo công ty thành lập ban chỉ đạo tuần lễ quốc gia “An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ” (ATVSLĐ - PCCN). Ban chỉ đạo công ty đã tổ chức đi kiểm tra an toàn lao động tại các phân xưởng. Công đoàn công ty cũng đã phối hợp cùng với chuyên môn mở lớp huấn luyện phòng cháy chất nổ; huấn luyện định kỳ cho đội phòng cháy chữa cháy, huấn luyện định kỳ ATLĐ - VSLĐ, huấn luyện định kỳ cho an toàn vệ sinh viên. Qua đây, công nhân, lao động hiểu rõ về những quy định nghiêm ngặt khi làm việc. Từ đó họ có ý thức bảo vệ tính mạng của mình, bảo vệ tài sản của công ty…
Do làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về bảo hộ lao động - an toàn vệ sinh lao động, hàng năm giảm số người bị tai nạn lao động và trong mấy năm gần đây không có tai nạn chết người xẩy ra tại công ty, đó cũng là một thành tích đáng kể trong việc bảo đảm tính mạng con người trong sản xuất.
d. Chăm sóc sức khoẻ tới người lao động.
Để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân, lao động công ty có quy định khám chữa bệnh định kỳ, mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân, lao động, bồi dưỡng độc hại cho người lao động bằng hiện vật, đặc biệt là những lao động làm việc tại nơi độc hại thì vấn đề này càng được quan tâm một cách tích cực và có hiệu quả.
Khi công ty có người đau ốm thì Công đoàn phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên khuyến khích người lao động nhanh chóng vượt qua khó khăn.
Năm 2003, có 3 trường hợp bị bệnh phổi silíc, 1 người bị thương nặng và 2 người bị thương nhẹ. Công đoàn công ty đã tổ chức thăm hỏi và trích tiền quỹ để bồi thường độc hại, chi phí cho tiền nằm viện với tổng số tiền là 31459000 đồng.
Khi được hỏi, ông Nguyễn Thành Công cho biết: “Năm 2003, khi làm việc, không may tôi bị tai nạn và bị thương nhe, phải nghỉ 22 ngày. Cán bộ Công đoàn đã tổ chức cho anh em trong công ty đến thăm hỏi, động viên, Công đoàn đã trích 1230000 đồng để giúp đỡ tôi điều trị vết thương. Nhờ vậy, cho đến nay, sức khoẻ của tôi đã bình phục và trở lại làm việc bình thường”.
chương III
kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận.
Qua khảo sát nghiên cứu và phân tích về vai trò của Công đoàn đối với công nhân, viên chức và lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay, cho thấy:
- Thực trạng của nền kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn trên mọi phương diện của đời sống, đặc biệt là quan hệ lao động, vấn đề đời sống việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động…
- Khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã tác động sâu sắc đến phong trào công nhân, viên chức và hoạt động của Công đoàn, đòi hỏi Công đoàn phải phấn đấu đổi mới cả về nội dung và hình thức để đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới và hoàn thành nhiệm vụ của Công đoàn cũng như kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho công nhân, viên chức và lao động mà Đảng bộ công ty đã đặt ra. Như vậy, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã tác động đến sự biến đổi vai trò của Công đoàn công ty.
Trong quá trình hoạt động Công đoàn đã gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định:
*Về thuận lợi:
Hiện nay vai trò của Công đoàn đã được nâng cao trong đời sống xã hội. Mọi người đã nhận thức được rằng đây là tổ chức rất hữu ích đối với phong trào công nhân nói riêng và đối với sự phát triển của đất nước nói chung. ở công ty 100% cán bộ công nhân viên đều là thành viên công đoàn, điều đó chứng tỏ rằng họ rất tin tưởng vào tổ chức của giai cấp mình; từ đó góp phần xây dựng tổ chức đi lên.
- ở công ty, Công đoàn được sự quan tâm của ban lãnh đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động, Công đoàn có tiếng nói quan trọng trong việc đưa ra quyết định và cán bộ công đoàn cũng là những người gương mẫu trong các phong trào.
- Cán bộ Công đoàn đều trưởng thành từ phong trào công nhân nên hầu hết đều quan tâm, gắn bó với anh chị em, hiểu và thông cảm tâm tư, nguyện vọng của họ. Khi có vấn đề gì khúc mắc họ sẵn sàng tìm đến tổ chức của chính mình yêu cầu giúp đỡ. Bằng kinh nghiệm hoạt động và sự nhiệt tình của mình, tổ chức Công đoàn đã đáp ứng được phần lớn ý kiến của công nhân, lao động trong công ty.
* Khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất của Công đoàn công ty là vấn đề kinh phí. Nguồn thu thì ít mà phải chi quá nhiều khoản, lẽ ra phải chi ở nguồn khác. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn. Mong muốn của cán bộ công nhân viên là được đầu tư thêm kinh phí.
- Hiện nay, chưa có văn bản quy định rõ về hoạt động của Công đoàn trong công ty cổ phàn hoá, chỉ có nghị định 44/CP có ghi một phần vai trò của Công đoàn trước và trong khi cổ phần hoá, còn sau khi cổ phần hoá, hoạt động của Công đoàn như thế nào để có hiệu quả thì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do vậy, trong thời gian đầu đang là bước thử nghiệm trong quá trình hoạt động của Công đoàn công ty.
- Cán bộ Công đoàn 100% là cán bộ là bán chuyên trách, đi từ phong trào, trình độ quản lý tổ chức hoạt động còn bị hạn chế, chưa có nhiều thời gian dành cho phong trào.
Trước tình hình đó thì hoạt động Công đoàn luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng công ty cũng như của công ty vào tình hình cụ thể, thực hiện phương châm đi sâu, đi sát công nhân, lao động để đề xuất các biện pháp phù hợp của công ty vào các nội dung hoạt động Công đoàn, tập hợp đông đảo đoàn viên, công nhân, lao động, xây dựng đội ngũ công nhân công ty trưởng thành, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cuả người lao động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh về mọi mặt, khẳng định được vai trò, vị trí của Công đoàn trong công ty và được công nhân lao động tin cậy.
ở những hoạt động cụ thể: Công đoàn công ty đã tham gia giải quyết việc làm, tham gia tư vấn về vấn đề tiền lương, tiền công và công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động và Công đoàn công ty đã thực hiện tốt.
- Công đoàn đã có nhiều hoạt động tích cực, phối hợp với chuyên môn tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm, xây dựng quy chế làm việc, khuyến khích tìm việc làm cho công nhân, lao động; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động, giải quyết lao động dôi dư một cách hợp lý, tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, phong trào lao động sáng tạo… nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho công nhân, lao động. Công đoàn đã góp phần thực hiện thắng lợi khẩu hiệu “việc làm, công bằng, dân chủ và công bằng xã hội” trong công ty, tạo nên sự đi lên của phong trào công nhân.
Căn cứ vào nghị định của Chính phủ, Công đoàn tham gia vấn đề tiền lương, tiền công cho công nhân lao động. Xây dựng mức lương tối thiểu, định mức lao động, quy chế trả lương, cách thức trả lương, tham gia toạ đàm cùng ban lãnh đạo công ty về mức lương có lợi cho người lao động nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển của công ty… Công đoàn luôn cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho công nhân nhận được mức lương của mình một cách công bằng và thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện khó khăn chung của ngành cơ khí, vì vậy thu nhập của người lao động so với mặt bằng chung của đất nước còn thấp. Nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty luôn phấn đấu vươn lên để cùng đưa công ty đi lên.
Công đoàn tham gia công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động. Đây là một việc làm rất hữu ích và có hiệu quả đối với công nhân, lao động. Công đoàn đã cử ra một bộ phận chuyên trách về bảo hộ. Đến nay gần 100% số công nhân lao động được trang bị về quần áo bảo hộ lao động. Điều kiện làm việc luôn được cải thiện, hạn chế sự độc hại đối với sức khoẻ của công nhân, lao động .
Công đoàn luôn có hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của ban chuyên môn về chính sách làm việc, tiền lương, tiền công, công tác bảo hộ lao động vì có lãnh đạo là phải có kiểm tra. Kiểm tra chính là sự quan tâm sâu sắc đến việc mình đề ra.
2. Khuyến nghị.
Dựa vào tình hình thực tế của Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1, trong thời gian 3 tháng thực tập, trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tôi đưa ra một số khuyến nghị để nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Công đoàn công ty cũng như tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Khuyến nghị với Nhà nước:
- Quan tâm hơn nữa đến tổ chức Công đoàn, đầu tư kinh phí để Công đoàn có một nguồn tài chính chi trả cho các hoạt động; có chế độ khuyến khích, bồi dưỡng cán bộ công đoàn để họ có điều kiện tham gia phong trào một cách tốt hơn..
- Để giúp Công đoàn cấp cơ sở hoạt động hiệu quả, Tổng liên đoàn lao động cần có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể hoạt động Công đoàn ở các công ty cổ phần hoá, bởi bây giờ hầu như vẫn chưa có văn bản cụ thể để hướng dẫn hoạt động của Công đoàn tại các công ty này, Công đoàn công ty vẫn phải tự tìm bước đi của mình - đây cũng là mong muốn của rất nhiều công ty trên cả nước.
- Cần có những phản ánh phù hợp, kịp thời về các chế độ của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chế độ lao động, việc làm, tiền lương… trên báo Lao động - điều mà công nhân, lao động rất quan tâm.
- Có kế hoạch chỉ đạo Công đoàn Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp cũng như là tổ chức Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1 thực hiện tốt chức năng của mình là bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức và lao động.
- Tạo và hỗ trợ kinh phí để Công đoàn hoạt động có hiệu quả.
Một vài khuyến nghị với công ty cổ phần dụng cụ số 1:
1 - Công đoàn cần căn cứ vào sản xuất kinh doanh và đặc điểm cụ thể của công ty để chủ động phối hợp với chuyên môn phát động các phong trào thi đua có nội dung thiết thực đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.
2 - Nâng cao chất lượng của các Đại hội công nhân viên chức hàng năm, hàng kỳ để khai thác mọi nguồn lực, thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động ở các phân xưởng, các phòng ban. Thường xuyên phát huy hơn nữa việc tham gia kiểm tra, giám sát. Cùng chuyên môn, ban lãnh đạo, xây dựng quy chế dân chủ, quy chế quản lý; giúp người lao động làm việc chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động.
3 - Để chăm lo thiết thực tới quyền lợi chính đáng của người lao động, Công đoàn cần tham gia xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động nhằm đẩy mạnh những mặt hàng có thế mạnh của công ty, không chỉ vậy mà còn sản xuất những mặt hàng mới để đảm bảo công nhân có việc làm thường xuyên, ổn định.
4 - Xây dựng và thực hiện công khai đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, trả thưởng một cách công bằng và phù hợp với sức lực mà người lao động bỏ ra, khuyến khích mọi người tăng thu nhập trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm trên thị trường.
5 - Công đoàn cần phối hợp sâu sát hơn với chuyên môn triển khai, nghiên cứu, vận dụng các chế độ chính sách cho người lao động, thường xuyên kiểm tra, giám sát phát hiện ra những bất cập trong quản lý và thực hiện.
6 - Nâng cao cho công nhân, lao động về trình độ tay nghề cũng như trình độ nhận thức lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc vận dụng vào trong thực tế; bởi tổ chức có mạnh hay không là nhờ các thành viên của chính mình.
7 - Hiện nay, công ty bước vào cổ phần hoá, đòi hỏi Công đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh về mọi mặt theo hướng đi sâu, đi sát công nhân. Trách nhiệm của người cán bộ sẽ càng nặng nề hơn nhưng cũng rất vinh quang trong việc góp phần vào xây dựng giai cấp công nhân, lao động trưởng thành không chỉ trong công ty mà đó còn là góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Công đoàn tham gia tích cực hơn nữa với công tác bảo hộ lao động bằng cách phối hợp với chuyên môn về việc phát các phương tiện trang bị bảo hộ lao động kịp thời, đúng tiêu chuẩn, đúng quy định, đặc biệt là việc đo đạc tiếng ồn, chất độc… Phát động toàn công ty thực hiện khẩu hiệu “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.
8 - Nên có sự quy hoạch và đào tào, bồi dưỡng cho lớp trẻ - những người có sức khoẻ, có tri thức, lòng nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm, họ sẽ là những người nối tiếp sự nghiệp cách mạng; để họ tham gia những lớp, khoá huấn luyện về trình độ tay nghề cũng như trình độ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.
9 - Cần vận động chị em phụ nữ tham gia tích cực hơn nữa trong tổ chức của mình, tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất; giới thiệu và đào tạo cho nữ công nhân viên phấn đấu vươn lên để tham gia nhiều hơn vào ban lãnh đạo và quản lý của công ty; duy trì hoạt động của ban nữ công, tăng cường việc kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ đối chính sách lao động nữ.
10 - Công đoàn cần sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa từ phía ban lãnh đạo để Công đoàn hoạt động, đặc biệt là nguồn kinh phí - đó cũng là mong muốn của toàn thể công nhân lao động của công ty.
Tài liệu tham khảo
1. Các Mác - F. Ăngghen - Lênin, Bàn về Công đoàn. Nxb Lao động - Hà Nội, 1981.
2. Hồ Chí Minh với công nhân và công đoàn. Nxb Lao động - Hà Nội, 1985.
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
4. Văn kiện Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ IX. Nxb Lao động, 2003.
5. Bộ luật Lao động. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1994.
6. Giáo trình lý luận và nghiệp vụ Công đoàn tập 1, 2. Nxb Lao động, Hà Nội, 1999.
7. Gunter Endrweit và Gisela Trommsdorff, Từ điển xã hội học. Nxb Thế giới, 2002.
8. Tony Bilton, Nhập môn xã hội học. Nxb Khoa học xã hội, 1990.
9. Herman Korte, Nhập môn lịch sử xã hội học. Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997.
10. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, Xã hội học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
11. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học. Nxb Chính trị Quốc gia, 2003.
12. Gunter Buschges, Nhập môn xã hội học tổ chức. Nxb Thế giới, Hà Nội, 1996.
13. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25837.DOC