Đề tài Ứng dụng tin học xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ điạ chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trung Tâm – thị xã Nghĩa lộ - Tỉnh Yên Bái

Tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ điạ chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trung Tâm – thị xã Nghĩa lộ - Tỉnh Yên Bái: PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ai trong chúng ta cũng có thể nhận thức được rằng đất đai là một nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đối với mỗi quốc gia đất đai luôn gắn liền với ranh giới lãnh thổ, với lịch sử đấu tranh hình thành, xây dựng và phát triển của quốc gia đó. Vai trò to lớn của đất đai đã được khẳng định rõ ràng: là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đầu vào quan trọng của tất cả các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng…Rõ ràng đất đai rất quan trọng. Việc phân bố sử dụng đất đai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả, bền vững là một vấn đề đặt ra cho mọi thời đại. Ngày nay, khi mà đất đai đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành. Nhu cầu đất đai tăng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội cao dẫn đến tình trạng đất đai không được sử dụng hay sử dụng nhưng không đúng mục đích và dẫn đ...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ điạ chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trung Tâm – thị xã Nghĩa lộ - Tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ai trong chúng ta cũng có thể nhận thức được rằng đất đai là một nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đối với mỗi quốc gia đất đai luôn gắn liền với ranh giới lãnh thổ, với lịch sử đấu tranh hình thành, xây dựng và phát triển của quốc gia đó. Vai trò to lớn của đất đai đã được khẳng định rõ ràng: là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đầu vào quan trọng của tất cả các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng…Rõ ràng đất đai rất quan trọng. Việc phân bố sử dụng đất đai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả, bền vững là một vấn đề đặt ra cho mọi thời đại. Ngày nay, khi mà đất đai đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành. Nhu cầu đất đai tăng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội cao dẫn đến tình trạng đất đai không được sử dụng hay sử dụng nhưng không đúng mục đích và dẫn đến hiệu quả sử dụng đất còn thấp kém. Việc sử dụng đất đai hiện nay ở nước ta còn rất nhiều bất cập và hạn chế. Trước năm 1993 do chưa có những quy định cụ thể cho người sử dụng đất thì những giao dịch, mua bán đất đai và những tài sản trên đất vẫn chủ yếu diễn ra theo những ‘‘ kênh ngầm’’. Từ khi có luật đất đai 1999 quy định 5 quyền của người sử dụng đất, đó là: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất và đến nay theo quy định Luật đất đai 2003 về 9 quyền của người sử dụng đất bao gồm: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn, bảo lãnh quyền sử dụng đất thì đất đai mới thực sự được phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên do công tác quản lý hiện nay chưa theo kịp với những thay đổi của nhu cầu phát triển và thực tế tình hình sử dụng đất nên chưa tạo ra sự thống nhất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Điều này dẫn đến tình trạng đất đai sử dụng một cách bừa bãi, không theo quy hoạch và đặc biệt là tạo ra tình trạng phân bố đất đai cùng những quyền lợi trên đất không đều giữa nông thôn và thành thị. Tại điều 6 Luật đất đai 2003 quy định: Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do vậy mà công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương. Điều này sẽ giúp Nhà nước và người sử dụng đất đều thực hiện được đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Vấn đề quản lý cần phải có biện pháp nhanh gọn, chính xác, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay. Do đó mà việc đưa tin học vào công tác quản lý ngành địa chính được xem là một biện pháp lâu dài, cần được thực thi một cách nhanh chóng ở tất cả các địa phương. Ngoài khả năng khắc phục những hạn chế của công tác quản lý hiện nay thì việc tin học hoá còn tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn, đồng bộ, thống nhất và có khả năng chuyển đổi thông tin dễ dàng giữa tất cả các địa phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay. Chính vì những lý do trên đây mà dưới sự hướng dẫn của thầy giáo và sự tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài sau: “Ứng dụng tin học xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ điạ chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trung Tâm – thị xã Nghĩa lộ - tỉnh Yên Bái’’ 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1 Mục đích - Tìm hiểu những quy định mới nhất về công tác thành lập, quản lý Hồ sơ địa chính. - Tìm hiểu tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của công tác hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại phường Trung Tâm. - Liên kết được các loại dữ liệu nhằm xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ, hoàn chỉnh, tích hợp với phần mềm quản lý hồ sơ địa chính. - Đưa ra được bản đồ địa chính, các loại sổ sách, mẫu đơn từ trong hồ sơ địa chính cho phường Trung Tâm. 1.2.1. Yêu cầu - Hiểu rõ về các quy định của Nhà nước hiện nay đối với hệ thống Hồ sơ địa chính thông qua các văn bản pháp luật đã ban hành. - Xử lý hệ thống cơ sở dữ liệu về hồ sơ địa chính thông qua một số phần mềm tin học. - Đưa ra được cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính cho phường Trung Tâm. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Công tác quản lý đất đai qua các thời kỳ 2.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 Đây là thời kỳ lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta. Đây là lần đầu tiên chúng ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do cho tổ quốc và lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thành công lớn nhất của chúng ta ngoài đánh đuổi thực dân Pháp dể giải phóng đất nước còn là đánh đổ giai cấp phong kiến mang lại ruộng đất cho dân cầy. Quan hệ đất đai được đánh dấu từ thời Lý và thời Trần với ba hình thức sở hữu đất đai: sở hữu nhà vua, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Ngay sau khi cướp ngôi nhà Trần, năm 1397 Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách cải cách ruộng đất với nội dung quan trọng nhất là đưa ra chế độ hạn điền (mỗi người không được vượt quá 10 mẫu ruộng) nhằm thu hồi đất đai cho Nhà nước. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua sau 10 năm kháng chiến chống Minh thắng lợi và bắt đầu thời kỳ Hậu Lê. Với chính sách phân phối lại ruộng đất công bỏ hoang cho binh lính và nông dân được thực hiện ngay sau khi phong đất cho các công thần. Thời kỳ Gia Long kéo dài suất 31 năm (1805-1836) được đánh dấu từ khi Nguyễn ánh lên ngôi vua. Trong xuất thời kỳ này nhà Nguyễn đã hoàn thành bộ địa bạ của 18000 xã từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau bao gồm tất cả 10044 tập. Sổ địa bạ đã được lập cho từng xã, phân biệt rõ đất công, đất tư và điền thổ trong đó ghi rõ đất đó của ai, diện tích tứ cận, đẳng hạng dùng để tính thuế. Sổ địa bạ được lập cho mỗi xã và gồm 3 bản theo quy định: tiểu tu, 5 năm đại tu một lần Thời kỳ Minh Mạng (vua thứ hai triều Nguyễn): Chế độ hạn điền vẫn tiếp tục được thực hiện và cũng được lập đến từng làng xã và có nhiều tiến bộ hơn thời kỳ Gia Long. Nó được thành lập trên cơ sở đạc điền (đo vẽ) và có sự chứng kiến của nhiều chức sắc trong làng và điền chủ. 2.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc Thực dân Pháp ngay sau khi đặt chân đến Việt Nam đã lập tức điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo pháp luật của pháp, công nhận quyền sở hữu tư nhân một cách tuyệt đối về đất đai. Bản đồ địa chính được lập theo toạ độ cùng với sổ địa bạ nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp, riêng thuế thổ canh thì rất cao còn thuế thổ cư thì thấp không đáng kể. Chế độ quản lý đất đai được thiết lập phục vụ cho mục đích chia rẽ để cai trị của thực dân Pháp bao gồm các chế độ: + Chế độ điền thổ tại Nam Kỳ: Chúng lập bản đồ giải thửa đo đạc chính xác, lập sổ điền thổ trong đó mỗi trang thực hiện trên một lô đất, ghi rõ diện tích, vị trí giáp ranh (tứ cận), biến động tăng giảm của lô đất, ghi tên chủ sử dụng, các nội dung liên quan đến chủ sử dụng đất. + Chế độ quản lý tại Trung kỳ: Thực hiện đo đạc bản đồ giải thửa, lập sổ địa bạ giống sổ mục kê, sổ điền chủ tương đối giống sổ địa chính + Tại Bắc Kỳ: Do điều kiện đất đai manh mún, phức tạp nên thực dân Pháp thực hiện theo hai cách: đo đạc chính xác và lập các loại lược đồ đo đạc và lập sổ sách tạm thời quản lý. Những nơi được đo đạc các loại bản đồ đo đạc, chúng lập sổ địa chính theo từng thửa đất (thứ tự, tên loại đất, tên chủ sử dụng đất và số liệu khai báo chuyển dịch đất đai. Những nơi đo bản đồ giải thửa chi tiết: lập bản đồ giải thửa, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ mục lục các thửa đất, mục lục các điền chủ, sổ khai báo để ghi biến động. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, mặc dù tình hình chính trị bị đảo lộn và diễn biến phức tạp song ngành địa chính từ Trung Ương đến địa phương vẫn được củng cố, duy trì và có nhiều bước phát triển mới. Ngày 02/02/1947 các ty địa chính được sát nhập vào Bộ Canh Nông. Ngày 18/06/1942 Nha Địa Chính hợp nhất với ngành công sản trực thu thành Nha Công Sản trực thu địa chính thành Nha Địa chính thuộc Bộ Tài Chính. 2.1.3 Thời kỳ năm 1954-1975 Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn, việc quản lý đất đai chủ yếu được thực hiện theo chế độ quân chủ điền địa được thực hiện dưới thời Pháp thuộc trước đây. Đây là thời kỳ tiếp quản hệ thống hồ sơ địa chính của thực dân Pháp đã thành lập, bao gồm: bản đồ giải thửa, sổ điền thổ trong đó ghi rõ diện tích, nơi toạ lạc, giáp ranh, biến động tăng giảm, tên chủ sử dụng, số mục lục, số hiệu thửa đất. Mặc dù thời Ngô Đình Diệm có tiến hành ‘‘cải cách điện địa’’ và thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu có thực hiện chính sách ‘‘người cày có ruộng’’, nhưng về bản chất thì tất cả các chính sách này đều nhằm mục đích chính trị, nhằm xoá bỏ mọi thành quả mà cách mạng ta đã đạt được trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Toàn bộ hồ sơ được lưu ở hai cấp: Ty điền địa, xã sở tại. Chủ sở hữu mỗi lô đất được cấp một bằng khoán điền thổ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ngày 03/07/1958 Chính phủ ban hành chỉ thị 254/TTg cho tái lập hệ thống địa chính của Bộ Tài Chính. Năm 1959 phong trào hợp tác hoá nông nghiệp diễn ra một cách phổ biến. Hiến pháp đầu tiên ra đời năm 1960 đã quy định rõ ba hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Ngày 09/12/1960 Chính Phủ ban hành Nghị định 70 CP thành lập Vụ Quản Lý Ruộng Đất trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Ngày 31/05/1962 chính quyền Việt Nam cộng hoà đã ban hành sắc lệnh 124 về công tác kiến điền và quân thủ điền địa thuộc những xã chưa thuộc chế độ bảo thủ điền địa theo sắc lệnh năm 1925. 2.1.4. Công tác quản lý đất đai thời kỳ 1975 đến nay Trước tháng 8/1945 Nhà nước phong kiến do thực dân Pháp đô hộ. Sau cách mạng tháng 8 /1945 (sau cải cách ruộng đất) tịch thu ruộng đất địa chủ, nông dân, ruộng đất tập trung vào hợp tác xã do hợp tác xã quản. Chủ nhiệm hợp tác xã có quyền giao đất, cho thuê đất, đo bằng hình thức thủ công do bản đồ không còn nhiều, bản đồ chủ yếu là bản đồ giải thửa, hệ thống sổ mục kê phục vụ cho thống kê Nhà nước. Đến năm 1980, Hiến pháp 1980 ra đời quy định một hình thức sở hữu đất đai: ‘‘Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý’’. Điều này chứng tỏ Nhà nước đã bắt đầu quan tâm đến công tác quản lý đất đai. Ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ có quyết định 201/CP về công tác quản lý đất đai trong cả nước 10/11/1980 Chỉ thị 299 TTg hướng dẫn thực hiện quyết định 201 CP về công tác đo đạc, phân hạng, đăng ký ruộng đất. Tổng cục Quản lý ruộng đất đưa ra Quyết định 56 quy định về hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ cho đăng ký thống kê ruộng đất ngày 5/11/1981: phải có biên bản xác định ranh giới hành chính, biên bản và kết quả đo đạc chi tiết, kết quả đo đạc ngoài đất và trong nhà, đơn đăng ký sử dụng đất, bản kê khai ruộng đất tập thể, bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp, sổ đăng ký ruộng đất cho tập thể và cá nhân, sổ mục kê, biểu tổng hợp diện tích, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản thống kê đăng ký. Cuối năm 1987 đầu năm 1988, luật đất đai của nước ta được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 08/01/1988 với rất nhiều các văn bản dưới luật ra đời nhằm củng cố công tác quản lý đất đai theo một đường lối nhất định. Tổng cục quản lý ruộng đất tiếp tục ra Quyết định 201 về đăng ký thống kê ngày 24/7/1989 về việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và Thông tư 302 về đăng ký thống kê ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện Quyết định 201 của Tổng cục quản lý ruộng đất. Năm 1992, hiến pháp tiếp tục khẳng định: ‘‘Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý’’. Luật đất đai sửa đổi bổ sung 1993 được ban hành bao gồm 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (điều 13). Tổng cục điạ chính ban hành QĐ 499 ngày 27/7/1985 quy định mẫu hồ sơ địa chính thống nhất trong cả nước. Ngày 22/02/1994 Chính phủ ra Nghị định 12/CP về thành lập Tổng Cục Địa Chính trên cơ sở sát nhập Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất với Cục Đo Đạc và Bản Đồ Nhà nước nhằm quản lý thống nhất đất đai trong cả nước. Năm 1998, Tổng Cục Địa Chính đã ban hành Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính ban hành ngày 30/11/2001 quy định rõ những thủ tục đăng ky có tính chất bắt buộc phải thực hiện một cách thống nhất, nhằm đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương. Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 với rất nhiều quy định mới trong đó đưa ra 13 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2004 ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật đất đai 2003. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 về Ban hành quy định về GCNQSDĐ. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 2.2. Khái quát về hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính tài liệu bao gồm các loại hồ sơ sổ sách trong đó chứa đựng đầy đủ các thông tin liên quan đến thửa đất cũng như người sử dụng đất và được thiết lập trên cơ sở đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài liệu có căn cứ pháp lý nhằm giúp Nhà nước quản lý đất đai một cách cụ thể và có hiệu quả cao trên cơ sở lập, cập nhật, chỉnh lý, và lưu giữ ở tất cả các cấp từ Trung Ương đến các cấp ở cơ sở. Do đây là một tài liệu quan trọng chứa đựng nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai nên hồ sơ địa chính ngày càng có nhiều thay đổi về hình thức cũng như nội dung nhằm phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Để đưa ra các quy định cụ thể cho các nội dung có trong hồ sơ địa chính, Bộ Tài Nguyên và môi trường đã dựa trên các căn cứ như sau: Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003. Căn cứ Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai. Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Dựa vào các căn cứ như trên Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ra thông tư 29D/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Cụ thể bao gồm: 2.2.1 Nội dung hồ sơ địa chính * Hồ sơ địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ theo dõi biến động đất đai. * Bản đồ địa chính là bản đồ về các thửa đất, được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các yếu tố địa hình có liên quan đến sử dụng đất. Nội dung bản đồ địa chính gồm các thông tin về thửa đất gồm: - Vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng đất. - Hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối. - Hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống. - Đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu. - Khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín. - Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới về ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình. - Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. * Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được thành lập để quản lý việc sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất. Nội dung của sổ địa chính bao gồm: - Người sử dụng đất gồm tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. - Các thửa đất mà người sử dụng đất sử dụng gồm mã thửa, diện tích, hình thức sử dụng đất (sử dụng chung hay sử dụng riêng), mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. - Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc, lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng). - Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Sổ mục kê đất đai là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. Nội dung sổ mục kê đất đai bao gồm: - Thửa đất gồm số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được giao đất để quản lý, diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa đất (khi thửa đất thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích,..) - Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi; công trình theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến; khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng, diện tích trên tờ bản đồ; trường hợp đối tượng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính. * Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.Nội dung của sổ theo dõi biến động đất đai gồm tên và địa chỉ của người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng, thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.2.2. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính: - Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định tại chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật đất đai. - Hồ sơ địa chính phải đảm bảo tính thống nhất giữa bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, thống nhất giữa bản gốc và các bản sao, thống nhất giữa hồ sơ địa chính với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. 2.2.3 Một số nội dung cụ thể của hồ sơ địa chính 2.2.3.1 Bản đồ địa chính a. Nội dung bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. - Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất mà thay đổi thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường phải chỉnh sữa bản đồ địa chính thống nhất với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trường hợp lập bản đồ điạ chính sau khi đã tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất thì ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng, của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định như sau: + Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xác định theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xác định theo quyết định giao đất, cho thuê đất. + Trường hợp không thuộc hai trường hợp trên thì xác định theo hiện trạng sử dụng đất. b. Nguyên tắc lập bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được Sở Tài Nguyên và Môi Trường xác nhận. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương. - Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 2.2.3.2 Sổ mục kê đất đai a. Nội dung sổ mục kê đất đai Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính. Thông tin thửa đất ghi trên sổ phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Sau khi cấp giấy chứng nhận chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất mà có thay đổi nội dung thông tin thửa đất so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải được chỉnh sửa cho thống nhất với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Số thứ tự thửa đất được đánh số theo nguyên tắc bản đồ địa chính và được ghi vào sổ theo thứ tự tăng dần từ thửa số một đến thửa số thứ tự cuối cùng trên bản đồ địa chính. - Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa thì ghi theo từng loại đối tượng tăng dần từ đối tượng đầu tiên đến đối tượng cuối cùng. - Tên người sử dụng đất ghi theo tên người được giao để quản lý. - Loại đối tượng sử dụng, quản lý đất được ghi bằng mã (ký hiệu). - Diện tích được ghi theo theo diện tích thửa đất bao gồm cả phần sử dụng chung và phần sử dụng riêng. - Mục đích sử dụng đất được ghi theo mã quy định trong đó thửa đất có mục đích chính được ghi trước, thửa đất có mục đích phụ ghi sau b. Nguyên tắc lập sổ mục kê đất đai. - Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính - Thông tin thửa đất phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. - Sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông tin thửa đất thay đổi so với hiện trạng do đó khi đo vẽ bản đồ địa chính phải chỉnh lý thống nhất . - Sổ mục kê đất dạng bảng gồm 200 trang, được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời gian lập bản đồ địa chính, kích thước sổ là 297mm x 420mm. - Thông tin trên mỗi tờ bản đồ được ghi vào một phần gồm các trang liên tục trong sổ. Khi ghi hết sổ thì lập quyển tiếp theo để ghi cho các tờ bản đồ còn lại và phải đảm bảo nguyên tắc thông tin của mỗi tờ bản đồ được ghi trọn trong một quyển. Đối với mỗi phần của trang đầu được sử dụng để ghi thông tin về thửa đất theo số thứ tự thửa, tiếp theo để cách số lượng trang bằng một phần ba số trang đã ghi vào sổ cho tờ bản đồ đó rồi ghi thông tin về các công trình theo tuyến, các đối tượng thuỷ văn theo tuyến, các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ. - Trường hợp trích đo địa chính hoặc sử dụng sơ đồ, bản đồ không phải là bản đồ địa chính thì lập riêng sổ mục kê để ghi số thứ tự thửa đất theo sơ đồ, trích đo hoặc bản đồ không phải bản đồ địa chính. Số thứ tự ghi vào sổ theo thông tin số hiệu tờ trích đo, số hiệu tờ bản đồ. 2.2.3.3. Sổ địa chính a. Nội dung sổ địa chính - Nội dung thông tin về người sử dụng đất và thửa đất ghi trên sổ địa chính được ghi theo nội dung thông tin đã ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp Thông tin về thửa đất: ghi theo ngày tháng năm vào sổ, số thứ tự thửa đất, số thứ tự tờ bản đồ, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, số phát hành giấy chứng nhận, số vào sổ giấy chứng nhận theo hệ thống ký hiệu - Ghi chú những thửa đất biến động hoặc những biến động, những căn cứ pháp lý. b. Nguyên tắc lập sổ địa chính - Sổ địa chính lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó đối với thửa đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Sổ địa chính gồm 200 trang, có kích thước là 297mm x 420mm. - Người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp mua nhà ở gắn liền với đất ở, tổ chức và cá nhân nước ngoài ghi vào quyển số A-1; hộ gia đình, cá nhân không có hộ khẩu thường trú tại địa phương và người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở thì ghi vào quyển số B-1; người mua căn hộ trong nhà chung cư ghi vào quyển số C-1; người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và cộng đồng dân cư ở địa phương ghi vào các quyển D-1, Đ-1, E-1.. - Mỗi trang sổ để đăng ký cho một người sử dụng đất gồm tất cả các thửa đất thuộc quyền sử dụng của người đó; người sử dụng nhiều thửa đất ghi vào một trang không hết thì ghi vào nhiều trang; cuối trang ghi số trang tiếp theo của người đó, đầu trang tiếp theo của người đó ghi số trang trước của người đó; trường hợp trang tiếp theo ở quyển khác thì ghi thêm số hiệu quyển sau vào số trang . - Thông tin về người sử dụng đất và thửa đất ghi trên sổ địa chính ghi theo nội dung thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Đối với thửa đất sử dụng chung (trừ nhà chung cư) thì ghi vào trang của từng người sử dụng đất và ghi diện tích vào cột 6 (sử dụng chung) của mục II của trang sổ. 2.2.3.4. Sổ theo dõi biến động đất đai a. Nội dung của sổ theo dõi biến động đất đai - Sổ theo dõi biến động đất đai được lập để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm. Nội dung cơ bản ghi trong sổ như sau: - Họ, tên và địa chỉ của người đăng ký biến động đất đai. - Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút. - Mã thửa của thửa đất có biến động hoặc mã thửa của thửa đất mới được tạo thành. - Nội dung biến động ghi trong các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người sử dụng đất xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người sử dụng đất để chuyển quyền (hoặc nhận chuyển quyền) từ quyền sử dụng chung của hộ gia đình hoặc nhóm người sử dụng đất chung thửa đất khi có thay đổi về quyền sử dụng chung theo thoả thuận phù hợp với pháp luật hoặc theo quy định của pháp luật trong trường hợp tách hộ gia đình, thoả thuận của hộ gia đình, thoả thuận của nhóm người sử dụng chung của thửa đất, theo bản án quyết định của toà án, quyết định của cơ quan thi hành án, theo thoả thuận xử lý nợ trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật đối với tổ chức kinh tế, theo kết quả hoà giải thành đối với tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; người sử dụng đất có nhu cầu hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có yêu cấu tách thửa, hợp thửa đất; Nhà nước thu hồi đất hoặc trưng dụng đất; thửa đất sạt lở tự nhiên; người sử dụng đất đổi tên; người sử dụng đất xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất có thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê sang giao đất có thu tiền. b. Nguyên tắc lập sổ - Sổ theo dõi biến động đất đai được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn lập, quản lý. Mỗi quyển sổ gồm 200 trang, có kích thước là 297mm x 420mm - Việc ghi vào sổ thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính. - Ghi vào sổ theo dõi biến động đất đai theo thứ tự thời gian thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất. - Sổ theo dõi biến động đất đai đã được lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được lưu giữ phục vụ tra cứu thông tin. Những biến động về sử dụng đất đăng ký sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được ghi vào sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định tại Thông tư này. 2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở nước ta và Thị xã Nghĩa Lộ 2.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của cả nước a. Tình hình quản lý đất đai Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai thì từ những năm đầu của thập kỷ 80, cùng với những khó khăn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, ngành địa chính đã không ngừng tăng cường xây dựng và phát triển. Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/01/1981 của ban Bí thư Trung Ương Đảng lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1987, Luật đất đai đầu tiên của nước ta đã được chuẩn y và cơ sở hiệu lực từ ngày 08/01/1988. Tiếp đến là Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ chính trị ra ngày 05/04/1988, một số văn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp. Sau 5 năm thực hiện Luật đất đai 1988, do nhận thấy những quy định trong đó đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới. Ngày 14/07/1993 Luật đất đai mới được ban hành trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 1988. Cho đến kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa X năm 1998, Luật đất đai 1993 sửa đổi và bổ sung một số điều để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này chứng tỏ những bước chuyển biến rõ rệt nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Nhà nước ta trong công tác quản lý đất đai. Việc triển khai lập và quản lý hồ sơ quản lý đất đai, xây dựng lưới tọa độ phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã liên tục diễn ra ở tất cả các địa phương. Theo số liệu thống kê gần đây nhất thì đến nay đã có gần 35% số xã được đo đạc, thành lập bản đồ địa chính theo quy định thống nhất, có trên 80% số xã đang đổi mới hệ thống hồ sơ sổ sách, hồ sơ theo đúng yêu cầu đặt ra hiện nay cho công tác quản lý đất đai. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính ở đô thị hiện nay đang được đo vẽ chi tiết ở tỷ lệ 1/500. Tính đến thời điểm này thì cả nước đã có 83 thành phố, thị xã, thị trấn, phường hoàn thành việc đo vẽ bản đồ địa chính. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai thực hiện trên quy mô cả nước. Tổng cục địa chính đã chỉ đạo xây dựng xong và trình Chính phủ quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 được coi là một bước chuyển biến tích cực trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 87/CP thay thế cho Nghị định 80/CP về khung giá đất. Các tỉnh, thành phố đã xây dựng xong bảng giá đất theo Nghị định 87/ CP của Chính phủ. Gần đây nhất là Nghị định 188 /2004/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 16 tháng 11 năm 2004 quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Nó được xem là cơ sở nhằm xây dựng một khung giá đất thích hợp đối với từng loại đất và từng khu vực hành chính. Trong việc giao đất nông nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ, đã hoàn thành việc giao hơn 7 triệu ha đất Nông nghiệp cho 9,5 hộ dân. Đất lâm nghiệp đã giao theo Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ cho hơn 50 đơn vị quốc doanh, 102 đơn vị tập thể và hơn 10.000 hộ gia đình, cá nhân với diện tích là 2,1 triệu ha trong tổng số 10,9 triệu ha đất lâm nghiệp của cả nước. Đề thực hiện chỉ thị 299/TTg về việc đo đạc và đăng ký thống kê ruộng đất Tổng Cục Địa Chính đã ban hành Quyết định 201-ĐKTK ngày 14/7/1989 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thông tư 302-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và cũng từ thời điểm này, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã trở thành một nhiệm vụ bắt buộc và hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành Luật đất đai trong cả nước. Điều này cũng rất phù hợp với những thay đổi của tình hình đất nước trong thời gian hiện tại cũng như những điều kiện mới của thời gian tới Theo khoản 1, Điều 10, Luật đất đai về những đảm bảo cho người sử dụng đất: ‘‘Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất’’. Cũng theo quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về kế hoạch triển khai thi hành Luật thì điều đầu tiên là về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do trong quá trình cấp giấy có rất nhiều thay đổi nên những quy định cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cũng thay đổi theo. Mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ khẳng định quyền sử dụng đất hợp pháp của chủ sử dụng đất nhưng không phải lúc nào nó cũng được sử dụng theo đúng mục đích và theo đúng quy định của Nhà nước. Nguyên nhân khách quan cũng có và nguyên nhân chủ quan thì cũng không ít. Điều này lại thường xuyên xảy ra các vùng đất đô thị khi mà tốc độ thay đổi về mọi mặt được xem là lớn nhất. Đây là khó khăn chúng ta đang gặp phải hiện nay. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là giải pháp hữu hiệu, lâu dài cho tất cả các vấn đề trong quản lý nhưng xem ra đây lại là vấn đề không dễ dàng được thực hiện và cũng lại cần có những biện pháp để giải quyết. Đến ngày 31/12/2000 cả nước đã cấp được trên 10.580.000 hộ, đạt 90,5% tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp với diện tích đất đã cấp là 5.996.000 ha đạt 84,20% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà còn chậm, chỉ có khoảng 641.000 hộ trên tổng số 4.547.000 hộ sử dụng đất tại đô thị, đạt 16% - Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất hiện nay. Do đây là hệ thống hồ sơ sổ sách cung cấp đầy đủ thông tin về từng chủ sử dụng đất và đến từng thửa đất nên việc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính này hằng năm tại các địa phương đang được thực hiện một cách nhanh chóng. Việc lập, quản lý hệ thống hồ sơ địa chính đã được thực hiện trong một thời gian dài, nó gắn liền với công tác quản lý đất đai của Nhà nước ta ở mọi thời kỳ với rất nhiều bổ sung và những đổi mới có tính chất quyết định. Rất nhiều các văn bản pháp luật đã được đưa ra nhằm quản lý hệ thông hồ sơ này đó là: Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1993 của Tổng Cục Địa Chính, Quyết định 56/ĐKTK. Quyết định 499/QĐ-ĐC của Tổng Cục Địa Chính. Và hiện nay việc hoàn thiện hệ thông hồ sơ địa chính đang được thực hiện theo quy định của Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính. Quyết định này không những giúp cho việc hoàn thiện hệ thống hồ sơ điạ chính một cách nhanh chóng, đồng bộ mà nó còn tạo điều kiện cho việc ứng dụng một số phần mềm trong công tác quản lý hệ thống hồ sơ của ngành địa chính. - Các mẫu hồ sơ cũng như nội dung hồ sơ, cách thức lập, quản lý, lưu giữ hồ sơ được thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại và những điều kiện phát triển mới. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay do công tác đo vẽ, thành lập, chỉnh lý các loại bản đồ đặc biệt là bản đồ địa chính ở một số các địa phương đặc biệt là các tỉnh, huyện miền núi còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong khi biến động hồ sơ diễn ra một cách liên tục. Điều này gây ra tình trạng bất cập, không đồng bộ và rõ ràng là vấn đề quản lý còn chưa được thắt chặt. Thêm vào đó công nghệ thành lập bản đồ sử dụng từ trước đến nay cũng không giống nhau và hầu hết đều sử dụng các công nghệ đo vẽ, thành lập đã cũ. Do đó đây cũng là một khó khăn trong vấn đề đầu vào của các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý hồ sơ địa chính. b. Tình hình sử dụng đất Theo số liệu thông kê năm 2005 của Tổng cục địa chính thì nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.121.159 ha, đứng thứ 60 trong 160 nước trên thế giới và đứng thứ 4 trong số 10 nước ASEAAN. Tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố theo 61 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó các tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là Đắc Lắc với 1.960.000 ha, Lai Châu 1.692.00 ha, Nghệ An 1.649.000 ha, Gia Lai là 1.550.000 ha. Các tỉnh có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất phải kể đến là Bắc Ninh với 80.000 ha, Hà Nam 85.000 ha, Hà Nội 92.000 ha, Hưng Yên 92.000 ha. Diện tích đất tự nhiên của cả nước phân theo mục đích sử dụng đất như sau: - Đất nông nghiệp: 24.822.560 ha, chiếm 74,94%. - Đất phi nông nghiệp: 3.232.715ha chiếm 9,76%. - Đất chưa sử dụng: 5.065.884 ha, chiếm 15,3%. Trong những năm gần đây, mặc dù đất đai ngày càng chiếm một vị trí quan trọng tại các địa phương nhưng việc sử dụng đất một cách có hiệu quả, theo đúng quy hoạch sử dụng đất lại không được thực hiện một cách nghiêm túc. Đất đai được đưa vào sử dụng trái mục đích cho phép, không theo quy hoạch, kế hoạch đã làm giảm rõ rệt hiệu quả sử dụng đất đặc biệt là ở đất đô thị. Tình trạng đi kèm hiện nay là việc chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai không tuân thủ quy định của Nhà nước, việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra. 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Thị xã Nghĩa Lộ a. Tình hình quản lý đất đai Thị xã Nghĩa Lộ là một thị xã mới được thành lập theo Nghị định 31/CP ngày 15/5/1995 của chính phủ. Nằm trong lòng chảo Mường Lò, thuộc thị trấn Nghĩa lộ cũ, huyện Văn Chấn. Với 4 phường và quy mô diện tích là 299074 ha, Thị xã Nghĩa Lộ được xem là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng vùng phía Tây của tỉnh Yên Bái. Đi đôi với sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế của Thị xã, công tác quản lý đất đai cũng đang dần được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Được xem là một địa bàn khá phức tạp về điều kiện xã hội, văn hóa nên công tác quản lý đất đai cũng có nhiều điểm khác biệt so với các vùng khác của tỉnh. Tuy nhiên về cơ bản trong những năm qua các cán bộ địa chính ở tất cả các cấp vẫn từng bước xây dựng và hoàn thiện các nội dụng quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể đã đạt được một số mặt như sau: - Việc đo vẽ địa chính cho toàn Thị xã đang bước đầu được thực hiện tại một số phường để có thể giao cho các phường trực tiếp khai thác và sử dụng. - Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn tiếp tục được triển khai trên địa bàn toàn thị xã đặc biệt là các xã thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn, cơ bản hoàn thành bộ hồ sơ về nhà và đất khu vực đô thị với khoảng gần 4000 giấy chứng nhận theo NĐ 60/CP. - Vừa qua, vào ngày 06 tháng 10 năm 2006 Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã xét duyệt tờ trình số 65/TT- UBND về việc xin phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007-2010 thị xã Nghĩa Lộ. b. Tình hình sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Nghĩa Lộ (theo số liệu thống kê năm 2006) là 299074 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 2069,9 ha, chiếm 69,21% so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 587,33 ha, chiếm 19,64% so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 333,57 ha, chiếm 11,15% so với tổng diện tích đất tự nhiên So với năm 2000 diện tích các loại đất đã có nhiều biến động do những nhu cầu phát sinh và để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của tình hình thực tế. - Diện tích đất nông nghiệp tăng 581, 1 ha trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp tăng 207,4 ha + Đất lâm nghiệp tăng 354,87 ha + Đất nuôi trồng thủy sản tăng 9,96 ha - Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 88,13 ha, trong đó: + Đất ở tăng 33,74 ha + Đất chuyên dùng tăng 22,64 ha + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 33,2 ha + Đất phi nông nghiệp khác tăng 1,24 ha. Nhìn chung sự biến động diện tích các loại đất của thị xã Nghĩa Lộ trong những năm qua là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đó là sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp tăng mạnh do sự phát triển của đô thị. Đất chưa sử dụng giảm nhiều do được khai thác và đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương. 2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý đất đai 2.4.1. Hiện trạng công tác tin học hoá ngành điạ chính hiện nay - những thuận lợi và khó khăn Chúng ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề đang trở thành một xu hướng, một mục tiêu phấn đấu hàng đầu hiện nay ở Việt Nam. Việc tiếp cận và đem những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác quản lý được xem là một là một biện pháp có hiệu quả hơn hẳn, khắc phục những hạn chế, trì trệ của hệ thống quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả trước kia. Chính vì thế ngành địa chính trong những năm qua cũng đã tìm hiểu trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của tình hình thực trạng để xây dựng các phần mềm khác nhau nhằm giúp công tác quản lý đất đai ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng đây là một vấn đề mà nếu thực hiện được cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thời gian được xem là yếu tố quyết định. Chúng ta không thể tin học hoá hoàn toàn trong một thời gian ngắn trong khi những tồn tại của cơ chế cũ chúng ta còn chưa giải quyết được. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc ứng dụng các phần mềm quản lý của ngành địa chính vào thực tế còn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế. Vấn đề xây dựng một hệ thống thông tin đất đai thống nhất toàn quốc được xem là một định hướng đầu tiên của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường trong công tác đưa tin học hoá vào ứng dụng nhằm phát triển ngành. Vì chỉ khi xây dựng được một hệ thống thông tin đất đai thống nhất, hoàn chỉnh, đầy đủ, kịp thời thì việc ứng dụng các phần mềm mới thực sự mang lại hiệu quả. Việc chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai một cách liên tục cho phù hợp với những thay đổi, những biến động của hệ thống hồ sơ sổ sách đang được tiến hành một cách nhanh chóng tại các địa phương và ngay cả ở các cấp cơ sở. Mặc dù vậy đây là vấn đề không phải có thể giải quyết đồng bộ ở tất cả các địa phương do điều kiện ứng dụng ở mỗi địa phương là hoàn toàn khác nhau. Đối với những tỉnh miền núi công tác từ công tác đo vẽ, thành lập bản đồ đến công tác hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính hàng năm đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Trình độ quản lý còn yếu kém cộng với việc ít được tiếp cận với những thay đổi trong phương thức quản lý là những nguyên nhân khách quan chủ yếu còn tồn tại. Thêm vào đó là điều kiện tư nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh, huyện miền núi về cơ bản có rất nhiều khó khăn trong việc giao lưu, tiếp cận với những thay đổi của tình hình mới của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Do đó mà một hệ thống thông tin đầy đủ, chuẩn xác, đồng bộ phục vụ cho ứng dụng các phần mềm địa chính thống nhất cho cả nước là một vấn đề nan giải nhưng cần phải được đầy mạnh và sớm hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. 2.4.2. Các phần mềm đã được sử dụng trong công tác quản lý ngành địa chính Trước đây khi tin học bắt đầu được đưa vào phục vụ công tác quản lý ngành địa chính thì hầu hết đều vì mục đích thành lập và xây dựng các loại bản đồ từ các loại bản đồ chung cho đến các loại bản đồ chuyên đề. Thành lập bản đồ địa chính có một ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý đất đai. Đây là một tài liệu quan trọng giúp nhà nước có thể quản lý một cách chính xác đến từng thửa đất do nó chứa đựng những thông tin liên quan đến thửa đất đó. Bản đồ địa chính được đo vẽ và thành lập trọn vẹn các thửa đất, xác định các thửa đất, xác định các loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính. Tuy nhiên không phải phần mềm nào hiện nay cũng có khả năng quản lý một cách đồng bộ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Đây là một bất cập rất lớn mà hiện nay ngành địa chính đang gặp phải. Chỉ khi giải quyết tốt vấn đề này thì công tác quản lý đất đai mới thực sự đạt được hiệu quả. - Ở Việt Nam, công nghê tin học được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực địa chính cụ thể là trong việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm ban đầu này, các phần mềm được viết trong môi trường Foxpro, Foxbase, chủ yếu phục vụ cho công tác thành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mục tiêu ban đầu của các nhà lập trình là xây dựng phần mềm cho phép tạo dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính về thửa đất, chủ sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Do đó mà thiếu hẳn một mảng lớn là cơ sở dữ liệu không gian. Đầu ra của các phần mền này là sổ đăng ký thống kê (số địa chính hiện nay), sổ mục kê đất đai, các biểu tổng hợp và in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên máy in kim. - Tuy nhiên phải đến những năm 90 trở lại đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, ngành Địa chính nước ta mới bắt đầu ứng dụng các phần mềm khác nhau trong lĩnh vực đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính. Đặc biệt là trước yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành địa chính hiện nay, nhiều đơn vị, các Sở, phòng, ban ở các địa phương, các tỉnh, thành phố đã đầu tư ứng dụng rất nhiều thành tựu công nghệ thông tin vào việc thành lập bản đồ địa chính và quản lý các dữ liệu trong Hồ sơ địa chính. Các chương trình ứng dụng điển hình là: + Sử dụng hệ thống phần mền Microstation, Famis – Caddb và công nghệ GPS thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh chụp máy bay đầu tiên ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. + Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và sổ đo điện tử vào lĩnh vực đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở khu vực đô thị (Hà Nội). + Ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu biến động sử dụng đất (xã Tông Cọ - Thuận Châu - Sơn La). 2.5. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng trong đề tài Trong quá trình đưa tin học vào công tác quản lý ngành địa chính đã có một số phần mềm có khả năng chuyên quản lý hồ sơ điạ chính sau khi cập nhật các thông tin về từng thửa đất và đến từng chủ sử dụng đất. Sau khi cập nhật các thông tin từ bản đồ, đơn đăng ký hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, phần mềm sẽ có khả năng quản lý, lưu trữ và xuất dữ liệu dưới dạng hồ sơ điạ chính. Các loại hồ sơ trong quá trình ứng dụng tin học cũng sẽ tuân theo các quy định mới nhất hiện nay, bao gồm: - Thông tư 28/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư 29/2004/ BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính đều do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 01 tháng 11 năm 2004. - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyển sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường ra ngày 01 tháng 11 năm 2004. Dưới đây là một số phầm mềm đã được ứng dụng trong đề tài: 2.5.1. Mapping Office a. MICROSTATION Đây là phần mềm đồ hoạ được phát triển từ CAD của tập đoàn INTERGRAPH, là môi trường đồ hoạ cao cấp làm nền để chạy các các phần mềm của INTERGRAPH và FAMIS. Đây là phần mềm đồ hoạ mạnh và tương đối đầy đủ, giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh, đơn giản, giao diện thuận tiện cho người sử dụng. MICROSTATION là phần mềm có khả năng cung cấp các công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ hoạ từ các phần mềm khác thông qua các file (.dgn) hoặc (.dwg). b. I/ras B I/ ras B là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng - black and white image), các công cụ trong I/rasB sử dụng đề làm sạch các ảnh được quét vào từ tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vecter hoá bán tự động I/GEOVEC chuyển đổi từ dữ liệu raster sang vecter trong cùng một môi trường. c. I/ras C I/ras C có khả năng cung cấp các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và xử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh và đọc trực tiếp nếu là ảnh số. Nó cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vecter. d. I/ GEOVEC Là công cụ thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster sang vecter theo các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, thiết kế giao diện người dùng rất thuận tiện, I/GEOVEC giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. e. MSFC (Microstation Feature Collection) Modul này cho phép người khai báo và đặt các đặc tính bản đồ đồ hoạ cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hoá đặc biệt là số hoá trên GEOVEC. Ngoài ra MSFC còn cung cấp một loạt các công cụ số hoá bản đồ trên nền của Microstation. MSFC còn được dùng để: - Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ hoạ cho đối tượng. - Quản lý các đối tượng cho quá trình số hoá. - Lọc điểm, làm trơn đường với từng đối tượng đường riêng lẻ. g. MRFCLEAN Được viết bằng MDL và chạy trên nền của Microstation, MRFCLEAN có khả năng: - Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng một ký hiệu (chữ D, X hoặc S). - Xoá những đường, những điểm trùng nhau. - Cắt đường, tách một đường thành hai đường tại điểm giao nhau với đường khác. - Tự động xoá các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn một độ dài do người sử dụng tự định nghĩa. h. MRFFLAG Do được thiết lập tương hợp với MRFCLEAN, MRFFLAG dùng để tự động hiển thị lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRFCLEAN đã đánh dấu trước đó và người dùng sẽ dùng sử dụng các công cụ của Microstation để sửa. 2.5.2. FAMIS (Fieid Word and cadastral Mapping Intergrated Sofware- Phần mềm tích hợp cho đo vẽ bản đồ địa chính) Đây là công cụ phần mềm dùng để xử lý số liệu nội nghiệp, sau đó xây dựng và quản lý bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. FAMIS có khả năng xử lý các số liệu và xây dựng xử lý và quản lý bản đồ số. Phần mềm đảm nhận công việc từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến khi hoàn chỉnh bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ điạ chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ điạ chính để hoàn thành cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Trong các chức năng của FAMIS thì chức năng tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất và liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất như: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục thửa đất, giấy chứng nhận. Nó cho phép thực hiện giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị dữ liệu hồ sơ địa chính. Các chức năng làm việc của Famis bao gồm hai nhóm chức năng sau: - Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo. - Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ. a. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo Chức năng này sử dụng để xử lý số liệu từ khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến khi hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Trong đó chia ra các chức năng cụ thể như sau: + Quản lý khu đo: Số liệu sau khi đo vẽ bên ngoài thực địa sẽ được nhập và lưu trữ thông qua một số phần mền soạn thảo văn bản như NC, Notepad…và ghi lại thành file có phần mở rộng là (*.ASC). + Chức năng hiển thị: Trong đó có các lựa chọn khác nhau như hiển thị trị đo, hiển thị bảng Code, tạo mô tả trị đo, chuyển sang DGN. + Chức năng nhập số liệu: cho phép người sử dụng có thể nhập / xuất dữ liệu thông qua các chức năng Import / Export. + Chức năng xử lý tính toán: Đây là chức năng quan trọng nhằm giúp cho việc xử lý các trường hợp thay đổi của dữ liệu không gian, cho phép chỉnh sửa phù hợp với những yêu cầu đặt ra. b. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ Nó chứa rất nhiều các chức năng nhằm hoàn thiện bản đồ địa chính theo đúng các nội dung quy định khi biên tập, thành lập bản đồ dạng số. Cụ thể: + Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau như: từ cơ sở dữ liệu trị đo, từ các hệ thống GIS khác, từ các công nghệ xây dựng bản đồ số. + Quản lý các lớp đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của Tổng cục địa chính. + Tạo vùng: Quá trình tạo vùng cho bản đồ được thực hiện sau khi đã thực hiện xong các chức năng phát hiện và sữa lỗi tự động. Diện tích các thửa đất cũng được tự động cập nhật. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo đúng mô hình Topology cho bản đồ số. + Chức năng gán thông tin địa chính ban đầu: Việc gán các thông tin ban đầu cho từng thửa đất có thể được nhập trực tiếp vào bảng cơ sở dữ liệu bản đồ hoặc dùng chức năng gán dữ liệu từ nhãn. + Chức năng thao tác trên bản đồ địa chính: Nó bao gồm các chức năng nhằm giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dạng trên bản đồ địa chính như đánh số thửa tự động, tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tạo khung bản đồ địa chính, vẽ nhãn thửa… + Chức năng liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Nó cho phép có thể xuất/ nhập cơ sở dữ liệu bản đồ nhằm giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. 2.5.3. CILIS-CIREN (Land Information System - Hệ thống thông tin đất đai) CILIS - CIDILA là phần mềm do CIREN phát triển và là một trong những phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý đất đai thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai LIS. Nó ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lý đất đai nói chung và việc quản lý thông tin đất đai nói riêng. Đây là một hệ thống được xây dựng dựa trên rất nhiều các yếu tố để đảm bảo tính khả thi của nó trong việc ứng dụng vào thực tế tại tất cả các địa phương trong cả nước. Các yếu tố này bao gồm: - CIDILA là đơn vị thực hiện dự án 5 – ‘‘ Hệ thống thông tin đất đai’’ thuộc dự án Việt Nam - Thụy Điển. Trong quá trình thực hiện dự án đã thu được rất nhiều kết quả mang tính khả thi cao và tác động rất lớn đến công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Với rất nhiều dự án thử nghiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai tại nhiều địa phương như Hà Nam, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bắc Ninh… đã và đang được ứng dụng thực tế tại các địa phương này trong công tác quản lý đất đai nói chung và việc quản lý thông tin đất đai nói riêng. - Tính thực tiễn của hệ thống rất tốt: Với kinh nghiệm qua các dự án chạy thử nghiệm và qua một quá trình tìm hiểu thực tế công việc xây dựng và quản lý thông tin đất đai rất công phu tại nhiều địa phương, các modul của hệ thống được xây dựng với phương châm: xây dựng cơ sở dữ liệu tổng quát đáp ứng hết các yêu cầu đặc thù của mỗi địa phương, dễ sử dụng và thao tác, đạt hiệu suất làm việc cao. Hệ thống đã bao quát được rất nhiều vấn đề của công việc quản lý đất đai từ việc hỗ trợ công việc xử lý nội nghiệp, xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, lưu trữ quản lý mọi thông tin liên quan đến việc quản lý và lưu trữ thông tin đất đai, cập nhật biến động, cung cấp thông tin. Đặc điểm của hệ thống là: - Có đầy đủ các chức năng và công cụ của một hệ thống thông tin đất đai như các chức năng xuất/nhập dữ liệu (bản đồ, thông tin) từ nhiều nguồn dữ liệu (dạng giấy, dạng số) trên nhiều định dạng dữ liệu khác nhau. Cụ thể dữ liệu dạng giấy như: sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, đơn đăng ký quyền sử dụng đất và dạng số từ: FAMIS, CADDB, Excel, Foxpro, … Các chức năng phục vụ tác nghiệp quản lý đất đai như quản lý, xây dựng hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai. Các chức năng về tra cứu, phân phối thông tin trên mạng cục bộ, mạng diện rộng và mạng Internet. Có thể sử dụng nhiều nền tảng cơ sở dữ liệu khác nhau MSAcsess, MS-SQLServer, Oracle. Sử dụng linh hoạt các nền tảng của GIS để quản lý và phân phối bản đồ tùy theo quy mô và mục đích của các ứng dụng. Điều này đảm bảo giảm chi phí tối thiểu chi phí bản quyền phần mềm gốc GIS. Giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ sử dụng. Các chức năng được xây dựng theo các văn bản quy phạm mới nhất và theo kinh nghiệm phát triển ở từng địa phương. Do được xây dựng dựa trên những yêu cầu của tình hình thực tế và tuân theo các quy định mới nhất về hệ thống thông tin đất đai phục vụ cho công tác xây dựng một cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính phù hợp cho tất cả các địa phương, phần mền cũng có các modul nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ bao gồm cả dữ liệu không gian (các loại bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (các loại sổ sách, đơn từ, bảng biểu). Các chức năng chính của hệ thống bao gồm: - Chức năng về hệ thống + Đăng nhập hệ thống Đây là phần bắt buộc. Bạn chỉ có thể sử dụng được các chức năng khác của chương trình nếu có mật khẩu truy nhập. Việc đăng nhập hệ thống có các lựa chọn khác nhau cho các đối tượng khác nhau và cũng gắn với các quyền khác nhau đối với chương trình. + Quản lý người sử dụng Đối với một số chương trình thì việc quản trị người sử dụng hầu như đều bỏ qua do có tầm quan trọng không cao. Tuy nhiên đối với hệ thống phần mền này thì do phải đảm bảo tính chính xác và độ an toàn của dữ liệu nên chỉ có những người thuộc nhóm quản trị người sử dụng mới có thể thao tác với các dữ liệu của chương trình. + Thoát khỏi chương trình Cho phép thoát khỏi chương trình và kết thúc phiên làm việc . - Chức năng về dữ liệu + Tạo file dữ liệu mới Dữ liệu quản lý trong hệ thống đến từng xã, phường và được lưu vào một file có phần mở rộng là ‘‘.din’’. Vì vậy quá trình xây dựng dữ liệu cho xã, phường bất kỳ đều phải tạo mới file dữ liệu để lưu trữ dữ liệu của xã đó. + Mở, đóng dữ liệu Để tiến hành thao với dữ liệu của một đơn vị hành chính (đã có sẵn hoặc vừa tạo mới) chỉ cần mở file chứa dữ liệu của đơn vị hành chính đó trước rồi mới tiến hành các thao tác đối với dữ liệu cần xử lý. Còn khi muốn thao tác với một đơn vị hành chính khác thì trước khi mở dữ liệu của đơn vị hành chính đó cần phải đóng dữ liệu của đơn vị hành chính đang thao tác lại. + Nhóm dữ liệu danh mục: bao gồm danh mục thôn xóm, danh mục tờ bản đồ, danh mục loại đất, danh mục căn cứ pháp lý. + Nhóm nhập dữ liệu từ bàn phím: chúng bao gồm các chức năng: Nhập dữ liệu từ dạng bắt đầu Nhập dữ liệu từ sổ mục kê đất đai Nhập dữ liệu từ đơn đăng ký Nhập dữ liệu từ sổ địa chính Nhập dữ liệu đất, nhà đô thị + Nhóm chức năng xử lý dữ liệu Chức năng này cho phép xử lý các dữ liệu sau khi đã nhập vào hệ thống, cụ thể nó bao gồm: Bổ sung thông tin Hỗ trợ xử lý ngoại nghiệp Hỗ trợ xử lý nội nghiệp + Nhóm tra cứu thông tin Chức năng này cho phép tra cứu thông tin thuộc tính đã được nhập vào hệ thống, giúp cho người nhập và xử lý dữ liệu có thể dễ dàng tra cứu các thông tin đã được nhập. Việc tra cứu thông tin có thể có các lựa chọn như: Tra cứu theo chủ Tra cứu theo nhà Tra cứu theo thửa đất - Các tiện ích của chương trình + Làm gọn dữ liệu Khi nhập dữ liệu, dữ liệu sẽ được lưu trên File Access, vì vậy khi lượng dữ liệu lớn sẽ xảy ra hiện tượng phân mảnh đĩa. Điều đó sẽ làm giảm tốc độ truy xuất dữ liệu, do đó chức năng này sẽ cho phép sửa và làm gọn dữ liệu. + Sao lưu và phục hồi dữ liệu Để khắc phục tình trạng hỏng File dữ liệu do nhiều lý do khác nhau dẫn đến mất hoàn toàn số liệu đã nhập, chức năng này cho phép có thể sao lưu một bản dữ liệu hoàn toàn giống với bản dữ liệu cũ. Khi cần có thể phục hồi lại file dữ liệu này để sử dụng. PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung - Tìm hiểu công tác quản lý Nhà nước về đất đai và tình hình ứng dụng tin học nhằm xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong cả nước và tại địa phương hiện nay. - Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực phường Trung Tâm. - Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính đồng bộ, thống nhất và đầy đủ: + Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian. + Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. - Kết quả phục vụ cho công tác quản lý đất đai cấp xã, phường. 3.2. Phương pháp 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Bao gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ điạ chính, sổ theo dõi biến động đất đai, bảng biểu thống kê, các mẫu đơn từ. 3.2.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu chủ yếu là từ các số liệu đã thu thập được tại địa phương. 3.2.2. Phương pháp xử lý, thống kê số liệu: Việc xử lý số liệu sẽ dùng các phần mềm tin học như: Microstation, Famis, Cilis… bao gồm: + Xử lý dữ liệu không gian. + Xử lý dữ liệu thuộc tính. 3.2.3. Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài có sự tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn và những người đã ứng dụng các phần mền sử dụng trong đề tài vào công tác quản lý tại địa phương. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí điạ lý Phường Trung Tâm nằm ở phía Đông Bắc của thị xã Nghĩa Lộ thuộc vùng đồng bằng thung lũng phía Tây Bắc của Tỉnh Yên Bái. Phường có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp phường Pú Trạng và xã Nghĩa Lợi. - Phía Đông giáp xã Nghĩa Lợi và phường Cầu Thia. - Phía Tây giáp phường Pú Trạng. - Phía Nam giáp phường Tân An. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 110,41 ha lại có vị trí trung tâm, phường có điều kiện thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế, xã hội với các xã, các phường, các huyện miền Tây của tỉnh Yên Bái. Mặt khác do có con đường tỉnh lộ chạy qua nên việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các tỉnh bạn như Lai Châu, Sơn La... 2. Địa hình, địa mạo Phường Trung Tâm nằm trong lòng chảo cánh đồng Mường Lò, độ cao trung bình so mặt biển là 250m, địa hình tương đối bằng phẳng nghiêng dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Xung quanh thung lũng có những dãy núi cao có độ cao từ 242m - 250m là núi Pú Trạng và núi Pú Lọ. Với kiểu địa hình như vậy, phường có nhiều điều kiện để phát triển đa dạng các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi và phát triển lâm nghiệp. 3. Khí hậu, thời tiết Phường Trung Tâm chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm la 22,2oC. - Mùa đông nhiệt độ giảm xuống thấp còn khoảng 5oC, độ ẩm trung bình là 65%. - Mùa hè nhiệt độ tăng trung bình là 33,5oC, độ ẩm trung bình là 85%. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong đó tập trung lượng mưa lớn nhất là vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 năm này và đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình trong năm là 1540,5 mm. Số ngày mưa trung bình hằng năm là 130 ngày, số giờ nắng là 1585 giờ, số ngày có sương mù trung bình trong năm là 27,5 ngày. Hướng gió chủ đạo là gió Đông, gió Đông Bắc, Đông Nam. 4. Điều kiện thuỷ văn Ngoài việc chịu ảnh hưởng điều kiện thuỷ văn ở thung lũng cánh đồng Mường Lò về lưu vực, tốc độ dòng chảy của suối thượng nguồn và hạ lưu cánh đồng, hệ thống thuỷ văn của phường còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của suối Thia và suối Nậm Đông. Suối Thia chảy qua phường Cầu Thia và sát với đồng lúa xã Nghĩa Lợi tiếp giáp với cánh đồng lúa của phường chịu ảnh hưởng tiếp nhận mặt nước của thị xã, phường cùng với những dòng suối nhỏ chảy về sông Hồng. Ngòi Thia có lưu vực 1362 km2, chiều dài trong phạm vi huyện Văn Chấn là 347 km2 với lưu lượng lớn nhất có thể đạt từ 400 – 600 m3/s. Suối Nậm Đông ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến phường gồm 2 nhánh nhỏ chạy qua dốc Hoa Kiều và bản Lè, có khả năng cung cấp nước tưới cho các cánh đồng trong thị xã. Ngoài ra còn có rất nhiều con suối nhỏ như suối Pùa, suối Tông Co …nhưng hầu hết cũng đều chảy vào suối Thia. 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 1. Tài nguyên đất Những yếu tố địa hình, khí hậu, thuỷ văn là điều kiện để hình thành các loại đất trên địa bàn phường. Trong đó bao gồm chủ yếu là các loại đất sau: - Đất Pheralit: Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, chiếm khoảng 10% diện tích đất trong phường. Thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, giàu mùn, lượng kali từ khá đến giàu, rất phù hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. - Đất trồng lúa chủ yếu là đất phù sa, chiếm tới 2/3 diện tích trồng lúa toàn thị xã. - Đất Glây lầy chiếm một phần diện tích nhỏ và đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở khu vực Cầu Thia. - Đất xám trên phù sa cổ có thành phần cơ giới trung bình, tầng canh tác dày từ 10 - 20 cm. 2. Tài nguyên nước Phường có nguồn nước chính là do hai con suối Nậm Đông và Ngòi Thia cung cấp, với hệ thống cấp, thoát nước hoàn chỉnh và hiện đại có công suất 35.000 m3/ngày đêm. Song với lượng nước này việc cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng khác nhau vẫn là chưa đủ, do đó vẫn chủ yếu nhờ vào nước trời. 3. Tài nguyên nhân văn Dân số theo thống kê của phường là 6786 nhân khẩu bao gồm 17 dân tộc anh em, mật độ dân cư trung bình là 896 người / km2. Cộng đồng các dân tộc của thị xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất. Ngoài ra, tại địa bàn phường còn có khu di tích Căng Đồn gắn bó với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 4. Tài nguyên khoáng sản Theo tài liệu của liên đoàn địa chất số 3 có tập trung một số các loại khoáng sản thuộc nhóm vật liệu xây dựng phân bố trên địa bàn phường như: đá vôi, cát vàng, đá sỏi, đất sét làm gạch rất có giá trị trong sản xuất vật liệu xây dựng của địa phương. 4.1.3. Thực trạng môi trường Trong phường có hệ thống mương, cống rãnh thoát nước chung chủ yếu là nước mưa, nước thải sinh hoạt thoát ra cống rãnh là ít. Nhìn chung, hệ thống thoát nước của phường là tương đối đơn giản nhưng đem lại hiệu quả đảm bảo môi trường trong sạch. Tuy nhiên vấn đề đặt ra với phường Trung Tâm hiện nay đó là phải có hướng giải quyết nguồn nước cũng như vấn đề vệ sinh môi trường cho người dân cho phù hợp với tốc độ ngày càng phát triển của dân số cũng như đời sống kinh tế. 4.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Hiện nay do là một trong những phường trọng điểm phát triển của thị xã Nghĩa Lộ nói chung và của toàn tỉnh nói chung, phường Trung Tâm trong mấy năm vừa qua đã được đầu tư về mọi mặt làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây đã được cải thiện rõ rệt. Do trên địa bàn phường có chợ lớn là chợ Mường Lò nên rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi hàng hoá không chỉ nội bộ phường mà còn với cả các vùng xung quanh. Cơ cấu kinh tế của phường đã chuyển dịch theo hướng tích cực: - Nông nghiệp chiếm 45% tổng thu nhập. - Công nghiệp chiếm 21,7% tổng thu nhập. - Dịch vụ, thương mại chiếm 33,3% tổng thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng /người /năm. Riêng sản xuất nông lâm nghiệp của phường có sự chuyển biến rõ rệt, bước đầu đã chuyển sang sản xuất hàng hoá. Ngành nông nghiệp trong mấy năm trở lại đây đã dần chuyển sang sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4.2.2. Tình hình phát triển xã hội a. Dân số, dân tộc Tổng dân số theo thống kê của phường Trung Tâm là 6786 nhân khẩu với 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, mật độ dân số trung bình là 896 người / km2 trong đó: - Dân tộc Thái chiếm 44,2% - Dân tộc Kinh chiếm 45,3% - Dân tộc Tày chiếm 5,5% - Dân tộc Mường chiếm 3,2% - Các dân tộc khác chiếm 1,8% b. Lao động Tổng số lao động của phường hiện nay là 3290 lao động, trong đó: + Lao động nông, lâm nghiệp: 1842 lao động, chiếm 56% + Lao động phi nông nghiệp: 1448 lao động, chiếm 44% * Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng đất + Thuận lợi Điều kiện tự nhiên đa dạng, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới. Với tiềm năng, thế mạnh của hệ thống giao thông thuận tiện, đây là điều kiện để phát triển lưu thông hàng hoá, khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng và phát triển tiềm năng du lịch trên địa bàn phía tây của tỉnh. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành đến nay đã cơ bản cấp song giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đẩy nhanh tiến độ cấp độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị cho các hộ gia đình, cá nhân. Từ đó phát huy hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng đất. + Khó khăn Nền kinh tế tuy có bước phát triển, nhưng do điểm xuất phát thấp, chưa tạo được nguồn thu lớn, cơ sở hạ tầng đang bước đầu được mở mang nhưng còn hạn hẹp. Trong mấy năm gần đây, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Trình độ dân trí chưa cao, tập tục xã hội vẫn còn lạc hậu đã làm cho công tác quản lý và sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống bộ máy tổ chức ngành Tài nguyên và môi trường mới được thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ mà đặc biệt là cán bộ địa chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý đất đai. 4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 4.3.1. Tình hình quản lý đất đai Giai đoạn trước khi có luật đất đai năm 1993: Công tác quản lý đất đai của phường nói riêng và của toàn thị xã nói chung chưa chặt chẽ, việc giao cấp đất không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền, việc lấn, chiếm đất thường xuyên diễn ra, công tác quản lý đất đai chỉ tập trung vào khâu đo đạc, lập sổ sách địa chính đối với đất ruộng (đất nông nghiệp), còn các loại đất khác chưa có điều kiện để quản lý. Giai đoạn từ khi có luật đất đai năm 1993 trở lại đây: Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, công tác quản lý đất đai dần dần được ổn định và củng cố, thống nhất về một mối là phòng Tài nguyên và môi trường (trước kia là phòng địa chính) giúp Uỷ ban nhân dân thị xã, Uỷ ban nhân dân phường quản lý nhà nước về đất đai. Sự nghiệp quản lý đất đai ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, từ chỗ chỉ quản lý đất ruộng tiến tới quản lý toàn bộ các loại đất đai, cụ thể: + Việc áp dụng các văn bản pháp luật đã ngày càng được triển khai trên diện rộng nhằm giải quyết một số vấn đề về đất đai để tăng cường các nguồn thu cho địa phương, đáp ứng nhu cầu về đất ở của nhân dân đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. + Về việc đo đạc, lập bản đồ địa chính: Phường Trung Tâm là một trong những phường vừa được Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Yên Bái tiến hành đo đạc lại và thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ bản đồ số đang được áp dụng phổ biến hiện nay. + Về lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Thông qua kiểm kê đất năm 2006, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được thành lập và cũng được lưu trữ dưới dạng cả bản đồ giấy và bản đồ số. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên và định kỳ, báo cáo đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của pháp luật. + Về việc quản lý quy hoạch: Phường trong những năm qua về cơ bản đã quản lý việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và nhìn chung là mang lại hiệu quả. + Về thống kê, kiểm kê đất đai: Được tiến hành thường xuyên, định kỳ, báo cáo đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của pháp luật 4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai Tổng diện tích đất đai của toàn phường là 610,41 ha (theo số liệu thống kê năm 2006) trong đó: + Đất nông nghiệp có 214, 93 ha chiếm 35,21 % so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng 58,62% so với tổng diện tích tự nhiên, tổ chức trong nước sử dụng 10,59% so với tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp có 364, 05 ha chiếm 59,64% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó hộ gia đình chiếm 35,07%, tổ chức trong nước chiếm 44,57% so với tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng có diện tích là 31,43 ha chiếm 15,15% so với tổng diện tích tự nhiên. 4.3. Kết quả nghiên cứu Qua thời gian tìm hiểu, học tập và nghiên cứu một số phần mềm đã được giảng dạy, hướng dẫn tại trường Đại học cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở, phòng ban tại địa phương, tôi đã thu thập được các loại số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất, các số liệu, các thông tin về hệ thống hồ sơ địa chính của phường Trung Tâm phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình. Đến nay tôi xin đưa ra một số kết quả đã đạt được như sau: - Số hoá và thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ địa chính giấy bằng hệ thống các phần mềm của Mapping Office, nhằm phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính. - Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính nhờ phần mềm Famis chạy trên nền của Microstation. Nó bao gồm các thông tin thuộc tính của thửa đất được nhập từ nhiều nguồn như: số liệu đo đạc, số mục kê giấy. - Chuyển đổi cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính thành cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. - Xử lý, cập nhật, các thông tin thuộc tính của thửa đất, bổ sung các thông tin thuộc tính của chủ sử dụng đất trong quá trình đăng ký đất đai hoặc sau khi cấp giấy chứng nhận đã có trong sổ địa chính nhằm hoàn thiện dữ liệu hồ sơ địa chính theo phần mền Cilis. 4.3.1. Điều tra, thu thập số liệu a. Bản đồ địa chính phường Trung Tâm Phường Trung Tâm hiện này đã có bản đồ địa chính được xây dựng bao gồm 23 mảnh bản đồ và thống nhất tỷ lệ 1:500, được thành lập theo đúng quy phạm xây dựng và thành lập bản đồ địa chính do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên các bản đồ hiện nay đều ở dạng đo vẽ và thành lập trên giấy. Theo như số liệu bản đồ thu thập được tại phường Trung Tâm thì năm đo vẽ bản đồ là năm 1999 và lần chỉnh lý gần đây nhất là tháng 5 năm 2006. Với đầy đủ các nội dung trình bày được quy định cho bản đồ địa chính và được thành lập theo đúng tọa độ, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dữ liệu không gian tại địa phương và hoàn toàn thích hợp cho việc xây dựng và thành lập bản đồ địa chính số từ bản đồ địa chính giấy sẵn có. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ xin thực hiện việc ứng dụng trên năm mảnh bản đồ đó là: Mảnh bản đồ số 1 có số hiệu mảnh bản đồ là 392446 - 6 - (4) Mảnh bản đồ số 2 có số hiệu mảnh bản đồ là 392449 - 4 - (1) Mảnh bản đồ số 3 có số hiệu mảnh bản đồ là 392446 - 6 - (8) Mảnh bản đồ số 4 có số hiệu mảnh bản đồ là 392446 - 6 - (2) Mảnh bản đồ số 5 có số hiệu mảnh bản đồ là 392446 - 6 - (12) b. Các số liệu thuộc tính Theo số liệu thu thập được tại phường Trung Tâm thì đến nay phường đã quản lý thông tin thửa đất và chủ sử dụng đất bằng hệ thống các sổ sách như trong quy định về xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính ở tất cả các địa phương. Đó là hệ thống các sổ sách và các bảng biểu thống kê, các mẫu hồ sơ, trích lục, đơn từ. - Về sổ sách, bao gồm: 4 cuốn sổ mục kê đất đai. 2 cuốn sổ địa chính. 2 cuốn sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chưa có sổ theo dõi biến động đất đai. - Các bảng biểu thống kê: Hiện nay hầu hết các hệ thống bảng biểu phục vụ cho việc thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ tại địa phương đều đã được làm bằng phần mềm TK05. Do đó về mặt số lượng cũng như chất lượng các bảng biểu này cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi chỉ xin thu thập ba biểu thống kê chính, đó là: - Biểu 01: Biểu kiểm kê diện tích đất nông nghiệp. - Biểu 02: Biểu thống kê diện tích đất phi nông nghiệp. - Biểu 03: Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (bao gồm cả ba loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). - Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài còn thu thập một số tài liệu như: + Các mẫu đơn: đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất… + Các loại biên bản: biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, các tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, tờ khai lệ phí trước bạ… Tuy nhiên, đối với các mẫu hồ sơ này vẫn chưa có sự đồng bộ do sự chồng chéo giữa các hồ sơ được thành lập theo mẫu cũ và các hồ sơ được thành lập theo quy định mới hiện nay. Đây là tình trạng bất cập nhưng lại là phổ biến ở khu vực phường nói riêng và cả địa bàn Thị xã nói chung hiện nay. Đó cũng là những hạn chế của công tác quản lý ngành địa chính. Do đó để có thể hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, đảm bảo sự thống nhất, đầy đủ, đồng bộ giữa các loại hồ sơ sổ sách, sự tiếp cận nhanh chóng các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai của cả nước thì tin học hóa được xem là giải pháp hữu hiệu và duy nhất nhằm khắc phục những tồn tại trong cơ chế quản lý hiện nay. 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính Như đã trình bày ở phần trước, hồ sơ địa chính bao gồm hai phần chính, đó là dữ liệu mang tính chất không gian mà cụ thể ở đây là các bản đồ địa chính. Phần thứ hai là dữ liệu mang tính chất thuộc tính hay đó chính là các loại sổ sách như số địa chính, sổ mục kê đất đai…và các loại số liệu có liên quan khác. Để phục vụ cho công tác quản lý đất đai phường, chúng tôi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và nó được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Dữ liệu thuộc tính - Sổ mục kê đất đai - Sổ địa chính - Sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ - Sổ theo dõi biến động đất đai - Các loại đơn từ, bảng biểu Dữ liệu không gian - Bản đồ địa chính Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính Sơ đồ 4.6: Sơ đồ chung xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC 4.3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Để thành lập bản đồ địa chính dạng số phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tôi xin sử dụng hệ thống phần mềm Famis chạy trên nền của Microstation. Đây là phần mềm được sử dụng nhiều nhất hiện nay của ngành địa chính nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu không gian bản đồ địa chính. Do thời gian thực tập có hạn nên trong quá trình làm đề tài tôi chỉ xin tiến hành xây dựng, sử dụng và quản lý dữ liệu trên 5 tờ bản đồ địa chính, đó là: tờ bản đồ địa chính số 01, 02, 03, 04, 05. Quy trình xây dựng bản đồ địa chính số từ bản đồ địa chính dạng giấy như sau: Nắn chuyển tọa độ Quét bản đồ Bản đồ giấy CSDL không gian Phân lớp đối tượng Số hóa bản đồ Biên tập, chỉnh lý bản đồ Bản đồ địa chính số Sơ đồ 4.7: Sơ đồ xây dựng CSDL không gian (BĐĐC) a. Thu thập và xử lý bản đồ giấy Do số hoá bản đồ là một bước quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính sau này nên quá trình số hoá đòi hỏi độ chính xác cao. Để đạt được điều này thì một yêu cầu đối với bản đồ giấy trước khi quét phải sạch sẽ, không nhàu nát, đường nét chuẩn và có độ chính xác cao. Đối với các mảnh bản đồ thu thập được của phường Trung Tâm thì tất cả các bản đồ này đều được đo vẽ, thành lập từ năm 1999 ở cùng tỷ lệ 1: 500. Bản đồ đảm bảo các yêu cầu: - Về độ chính xác: + Sai số trên các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới Km không vượt quá 0.01 mm. + Sai số độ dài các cạnh góc khung không vượt quá 0.01 mm. + Tính theo tỷ lệ bản đồ địa chính thì sai số khoảng cách giữa điểm tọa độ Nhà nước và điểm góc khung bản đồ đều nhỏ hơn sai số cho phép (sai số cho phép là 0.2). - Về hình thức: Bản đồ sạch sẽ, các đường nét cũng như các đối tượng thể hiện trên bản đồ đều rõ nét, không méo, lệch. Tờ bản đồ không nhàu nát nên rất dễ dàng cho việc quét cũng như số hóa sau này. b. Quét bản đồ Đây là phương pháp giúp chuyển đổi bản đồ giấy thành các file ảnh, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng raster. Sau khi được quét qua máy quét Scaner, file bản đồ sẽ được định dạng dưới dạng (*.tif). Để số hóa bản đồ chính xác thì dữ liệu dạng raster cần phải có độ phân giải thích hợp. Đối với các bản đồ địa chính sử dụng trong đề tài đều có độ phân giải từ 300-500 DPI, do đó đảm bảo đúng yêu cầu trong quy phạm. c. Nắn chuyển tọa độ Để nắn chuyển tọa độ thị việc tạo Design File, tạo lưới Km là việc làm rất quan trọng. + Tạo tệp chuẩn Tệp chuẩn là tệp file có chứa đầy đủ các thông số quy định chế độ làm việc với Mirostation, bao gồm hệ tọa độ, phép chiếu, đơn vị đo…và gọi chung là seedfile. Việc chọn seed file là tùy thuộc vào yêu cầu thống nhất về cơ sở toán học của mỗi loại bản đồ. Đối với bản đồ địa chính thì ta chọn seed file là seedbd.dgn nằm trong thư mục C:\Ustation\ Wsmod\ Default\ Seed và thống nhất chọn cho tất cả các mảnh bản đồ sử dụng trong đề tài. Các file bản đồ được đặt tên lần lượt là (dc1.dgn),( dc2.dgn), (dc3.dgn), (dc4.dgn), (dc5.dgn). + Tạo lưới Km Việc tạo lưới Km sẽ làm cơ sở cho việc nắn các điểm khống chế dựa vào tọa độ bốn góc khung của từng tờ bản đồ và khoảng cách giữa các mắt lưới. Để tạo lưới ta cần sử dụng công cụ vẽ điểm của Mcrostation và nhập lần lượt tọa độ của bốn góc khung bản đồ tại của sổ lệnh Command Windowns. Sau đó dùng công cụ vẽ đường để nối các điểm đó lại ta sẽ được một lưới Km theo đúng tọa độ đã nhập. + Nắn bản đồ quét Mục đích của nắn bản đồ quét là đưa các tọa độ hàng cột của các Pixel về tọa độ trắc địa (tọa độ thực - hệ tọa độ địa lý hoặc tọa độ phẳng). quá trình nắn bao gồm hai giai đoạn là nắn sơ bộ và nắn chính xác - Để tiến hành nắn sơ bộ tôi sử dụng công cụ của IrasB, chọn lần lượt tọa độ trái trên, phải dưới nhằm đưa tọa độ bản đồ dưới dạng raster về gần với toạ độ thực được dễ dàng hơn. Khi đó toàn bộ bản đồ dạng raster sẽ được đưa vào đúng tọa độ đã nhập sơ bộ. - Sau khi nắn sơ bộ ta tiến hành chọn lần lượt các điểm khống chế trên ảnh bản đồ rồi đến trên lưới Km. Sau khi hoàn thành cho bốn điểm khống chế ta sẽ tiến hành chọn thông số cho sai số khi nắn ảnh. Có hai sai số cần phải quan tâm đó là sai số chuẩn Standard Error (SE) và sai số tổng bình phương Sum Squared Error (SSE). Sai số cho phép được xác định cho cả hai loại này như sau: SE (SSE) <= a * M =0.005mm Trong đó: a: Sai số vị trí điểm trên bản đồ (a=0.01 mm). M: Mẫu số tỷ lệ bản đồ (trường hợp này M =500) Cụ thể sai số cho từng tờ bản đồ là: - Tờ bản đồ số 1: SE1(SSE1) = 0.0045mm <0.005mm - Tờ bản đố số 2: SE2(SSE2) = 0.003mm <0.005mm - Tờ bản đồ số 3: SE3(SSE3) = 0.0035mm <0.005mm - Tờ bản đồ số 4: SE4(SSE4) = 0.0435mm <0.005mm - Tờ bản đồ số 5: SE5(SSE5) = 0.004mm <0.005mm Như vậy sai số khi nắn của cả năm tờ bản đồ đều nằm trong giới hạn sai số cho phép đã được quy định. d. Phân lớp đối tượng Đây là quá trình xây dựng các nội dung bản đồ theo đúng các đối tượng địa lý một cách thống nhất giữa bản đồ giấy và bản đồ địa chính số khi được số hóa sau này. Phân lớp đối tượng sẽ dễ dàng cho quá trình số hóa, biên tập bản đồ địa chính dạng số. Việc phân lớp đối tượng cho các nội dung bản đồ đã được quy định trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính với tiêu chí là các đối tượng có chung một lớp là các đối tượng có chung một số tính chất nào đó. Cụ thể, dựa vào bảng phân loại các đối tượng bản đồ địa chính, tôi xin sử dụng một số thông số sau: Bảng 4.1 : Bảng phân lớp trên bản đồ địa chính Lớp đối tượng Mã Tên đối tượng Level Màu Thửa đất TD1 TD2 TD4 Ranh giới thửa đất Điểm nhãn thửa Ghi chú về thửa đất 10 11 13 4 2 0 Nhà NH1 NH3 NH4 Tường nhà Ký hiệu tường Ký hiệu nhà 14 16 16 0 0 0 Giao thông GB1 Phần lòng đường 22 3 e. Số hoá bản đồ Do đã tiến hành phân lớp đối tượng nên khi tiến hành số hóa để tránh nhầm lẫn và số hóa nhanh, hiệu quả ta cũng tiến hánh số hóa cho từng lớp đối tượng. Mục đích của quá trình số hóa là đưa dữ liệu dạng raster về thành dữ liệu dạng vector. Quá trình số hóa được thực hiện trên phần mềm Microstation, IrasB và Geovec. g. Biên tập, chỉnh lý bản đồ quá trình biên tập, chỉnh lý nhằm kiểm tra lại và chỉnh sửa các lỗi mắc phải trong quá trình số hóa. Các lỗi cần kiểm tra phổ biến là: - Lỗi về thuộc tính đồ hoạ: sai lớp, sai kiểu đường, màu sắc, lực nét… - Các lỗi của dữ liệu dạng đường: lọc bỏ điểm thừa, làm trơn đường, loại bỏ các lỗi trùng nhau, lỗi bắt chưa tới, tạo các điểm giao. - Sửa lỗi dạng điểm và chữ viết. h. Hoàn thiện bản đồ địa chính dạng số. Sau khi chỉnh lý, sữa lỗi ta tiến hành thiết lập mô hình Vector Topology cho thửa đất và đánh số thửa cho tờ bản đồ. quá trình này đều thực hiện nhờ chức năng quản lý dữ liệu bản đồ trên Famis. Để hoàn thiện quá trình cần phải vào kết nối với cơ sở dữ liệu. Kết quả của quá trình này ta đã xây dựng được các thông tin thuộc tính cơ bản của bản đồ, đó là: + Số tờ bản đồ + Số hiệu thửa đất tạm + Diện tích của thửa đất + Loại đất Sau khi hoàn thiện việc xây dựng, biên tập cho tất cả các tờ bản đồ ta sẽ tiến hành nhập tạo khung các mảnh bản đồ theo đúng tọa độ đã đăng ký. Tọa độ các góc khung cần phải đảm bảo chính xác đúng với khu vực hành chính đang thực hiện (lớp mặc định được chọn là lớp 63). 4.3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 1. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Gán các thông tin địa chính ban đầu cho từng thửa đất thực chất là quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ – một trong những cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Các thông tin về này bao gồm: + Số thứ tự thửa đất + Tên chủ sử dụng đất + Địa chỉ thửa đất + Diện tích pháp lý thửa đất Để thuận tiện cho quá trình liên kết cơ sở dữ liệu sau này nên để các thông tin này thành các lớp khác nhau. Thông tin thuộc tính dùng để xây dựng cơ sở dữ liệu trên có thể lấy từ sổ mục kê giấy, từ số liệu đo đạc bản đồ… Kết quả quá trình này được thể hiện ở hình vẽ dưới đây: Hình 4.1 : Cơ sở dữ liệu địa chính 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính Việc xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính được thực hiện trên hệ thống phần mềm Cilis. Như trên đã giới thiệu thì với các chức năng của hệ thống này, việc xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ được tiến hành rất nhanh chóng và tương đối dễ dàng, Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính là cơ sở dữ liệu mang đầy đủ các thông tin thuộc tính cần thiết đối với từng thửa đất. Để tạo được một cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính chuẩn, đồng bộ và thống nhất với cơ sở dữ liệu không gian thì quá trình nhập và xây dựng nó cần phải được tiến hành một cách chính xác và tuân theo trình tự nhất định. Trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo sự thống nhất cao của cơ sở dữ liệu nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính được chia thành hai giai đoạn như sau: a. Nhập dữ liệu từ Famis (dữ liệu dạng sổ mục kê) Thực chất của quá trình này là thực hiện việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu bản đồ sang thành cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Cơ sở dữ liệu bản đồ sau khi hoàn thiện sẽ được xuất sang file dưới dạng (*.dbf). Đối với phần mền Cilis thì đây gọi chung là dữ liệu dạng sổ mục kê. Sở dĩ như vậy là do cơ sở dữ liệu này được thiết lập từ dữ liệu sổ mục kê giấy và trong quá trình thành lập bản đồ điạ chính dạng số bằng phần mền Famis. Trong quá trình thực hiện đề tài, do đã xây dựng được cơ sơ dữ liệu bản đồ địa chính hoàn thiện như trên đã giới thiệu nên việc nhập dữ liệu dạng sổ mục kê sẽ được thực hiện nhanh chóng nhờ chức năng Nhập từ file (*.dbf) của FAMIS. Việc nhập dữ liệu sẽ được thực hiện sau khi mở file dữ liệu cần chuyển đổi là dc1.dbf, dc2.dbf, dc3.dbf, dc4.dbf. - Kết thúc quá trình, lần lượt dữ liệu của từng tờ bản đồ sẽ được chuyển sang dữ liệu sổ mục kê của file dữ liệu mà hệ thống CILIS đang làm việc. Thông tin mà dữ liệu này cung cấp bao gồm: + Số tờ bản đồ + Số thứ tự thửa đất + Loại đất + Tên chủ sử dụng đất + Diện tích thửa đất + Địa chỉ thửa đất Dữ liệu sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được chuyển sang dữ liệu dạng đang ký nhờ các công cụ chuyển đổi trên CILIS. b. Chuyển dữ liệu dạng sổ mục kê sang dạng đăng ký Đây là dạng dữ liệu được hình thành trong quá trình tiến hành đăng ký đất đai hoặc sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã có trong sổ địa chính. Thông tin mà dữ liệu này cung cấp chính là các thông tin liên quan đến chủ sử dụng đất đã được bổ sung đầy đủ. Dữ liệu dạng này được nhập từ nhiều nguồn như bản đồ địa chính, đơn đăng ký, sổ địa chính giấy, dữ liệu Famis, dữ liệu CILIS. Dữ liệu không gian (Cilis) Dữ liệu thuộc tính (Famis) Các loại sổ: - Sổ mục kê - Sổ điạ chính - Sổ theo dõi biến động đất đai - Sổ cấp giấy CNQSDĐ Cơ sở dữ liệu HSĐC Dữ liệu dạng đăng ký Giấy chứng nhận QSDĐ Đơn đăng ký Sơ đồ 4.8: Sơ đồ xây dựng CSDL dạng đăng ký - Chuyển đổi chủ sử dụng. Trước khi nhập dữ liệu dạng đăng ký ta phải tiến hành chuyển đổi các chủ chưa chuyển đổi thành các chủ đã chuyển đổi bằng cách qui chủ sử dụng. Chỉ khi tất cả các chủ sử dụng đất được chuyển về dạng Các chủ sử dụng đã chuyển đổi thì ta mới có thể tiến hành nhập và xử lý dữ liệu ở dạng đăng ký. + Các chủ sử dụng đất chưa chuyển đổi là các chủ sử dụng mới được chuyển vào trong hệ thống đang làm việc. Với các chủ sử dụng này ta phải tiến hành chuyển đổi, cập nhật các thông tin có liên quan. + Các chủ sử dụng đất đã chuyển đổi là các chủ sử dụng đất đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu. Với các chủ sử dụng này ta có thể thay đổi, bổ sung thêm thông tin có liên quan trong quá trình sử dụng đất. Để chuyển đổi thành công các chủ sử dụng ta cần cho hiển thị các chủ sử dụng đất chưa chuyển đổi, sau đó chọn chức năng Chuyển tất cả các chủ đã được chọn để hoàn tất việc chuyển đổi cho các chủ sử dụng đất. quá trình này sẽ thực hiện cho tất cả các chủ sử dụng cần chuyển đổi. Tất cả các chủ sử dụng này sẽ được chuyển sang Danh sách các chủ sử dụng đất đã được chuyển đổi. Trong đó việc sử dụng các chức năng trợ giúp trong quá trình thực hiện có thể dễ dàng thay đổi, bổ sung, xoá bỏ các thông tin mới được thiết lập cho các chủ sử dụng đất như: + Chức năng Thêm mới. + Chức năng ĐK Tìm kiếm / Tìm kiếm: Thông qua việc đưa ra các điều kiện tìm kiếm để tìm ra chủ sử dụng đất cần bổ sung. + Chức năng Bổ sung. + Chức năng Chuyển đổi / Hủy bỏ chuyển đổi. - Nhập và xử lý dữ liệu từ dạng đơn đăng ký, sổ địa chính. Nhập và xử lý dữ liệu từ dạng đơn đăng ký, sổ địa chính được xem là phần quan trọng nhất trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Dữ liệu xây dựng từ dạng đơn đăng ký, sổ địa chính được xem là dạng dữ liệu đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất. Nó bao gồm các yếu tố sau: + Thông tin đầy đủ về các thửa đất và các chủ sử dụng đất đã được xây dựng trong quá trình xây dựng, thành lập bản đồ mà gọi chung là cơ sở dữ liệu bản đồ trong một khu vực nhất định. Chính nhờ yếu tố này mà việc quản lý thông tin đất đai sẽ được chính xác, đầy đủ, có thứ tự, do đó mà việc in sổ mục kê cũng được tiến hành nhanh chóng hơn. + Mối quan hệ nhất quán, mật thiết giữa thửa đất và chủ sử dụng đất, tính duy nhất của một chủ sở hữu luôn được đảm bảo. Nó tránh tình trạng quản lý chồng chéo, lộn xộn gây thừa, thiếu dữ liệu. + Tạo ra một cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về thửa đất và các thông tin có liên quan đến chủ sử dụng đất. Điều này sẽ tạo ra một loạt các trường khác nhau dùng để phân biệt giữa các chủ sử dụng đất. Nó giúp quá trình tìm kiếm được tiến hành nhanh chóng, chính xác từ đó mà bổ sung, cập nhật, xoá, sửa cũng được thuận lợi hơn. + Mục đích sử dụng của thửa đất phải được nhập đầy đủ. Nếu trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau thì sẽ phải được nhập một cách chi tiết và đầy đủ diện tích tương ứng sao cho tổng diện tích của các loại đất phải bằng diện tích của thửa đất. Nhập dữ liệu dạng đăng ký * Nhập thông tin chủ sử dụng đất Để tiến hành nhập dữ liệu cho các chủ sử dụng đất, trên phần mềm Cilis, ngoài các thông tin đã có trong quá trình chuyển đổi cơ sở dữ liệu bản đồ về dữ liệu dạng sổ mục kê, chúng ta cần nhập các thông tin có liên qua đến chủ sử dụng đất như sau: + KVHC: Đây là một trong số các thông tin sẽ xác định tính duy nhất của chủ sử dụng đất. Thông tin này sẽ chứa mã KVHC đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ hộ là cá nhân, hộ gia đình. Giá trị mặc định này chính là KVHC chọn ban đầu nên với bất kỳ sự kiện nào đó nó đều không thay đổi, trừ khi thay đổi KVHC khác. + Năm sinh của chủ sử dụng đất. + Giới tính của chủ sử dụng đất. + Quốc tịch của chủ sử dụng đất. + Số Chứng minh thư nhân dân (CMND) hoặc Số hộ chiếu với cá nhân người không mang quốc tịch Việt Nam là chủ sử dụng đất nếu có. + Ngày cấp CMND của chủ sử dụng đất. + Nơi cấp CMND của chủ sử dụng đất. + Vợ/chồng của chủ sử dụng đất: Nhập tên vợ/chồng của chủ sử dụng đất nếu có. + Năm sinh của vợ/chồng chủ sử dụng đất. + Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp của vợ/chồng chủ sử dụng đất. Đây là các thông tin cho đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân. Đối với các chủ sử dụng đất không phải là hộ gia đình, cá nhân thì các thông tin sẽ bao gồm: + KVHC: Đó là KVHC mà các tổ chức đăng ký hoạt động. Nó cũng giống như KVHC của các chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân và bắt buộc phải có. + Tên tổ chức sử dụng đất. + Địa chỉ của tổ chức sử dụng đất. + Quyết định thành lập của tổ chức sử dụng đất. + Số quyết định thành lập của tổ chức sử dụng đất. + Ngày quyết định thành lập của tổ chức sử dụng đất. + Thông tin về Đại diện của tổ chức sử dụng đất. Việc cập nhật thông tin của các chủ sử dụng đất chỉ có thể thực hiện được khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết như trên. Trong quá trình cập nhật khi phát hiện các lỗi ta có thể chọn các chức năng như: Chọn chủ SDĐ, Thêm mới, Sửa, xoá, Cập nhật để hoàn tất quá trình nhập dữ liệu dưới dạng đăng ký. Thông tin đầy đủ của từng chủ sử dụng đất sẽ được tự động cập nhật dưới dạng các bản ghi và kết quả quá trình nhập thông tin cho từng chủ sử dụng đất được thể hiện tại hình dưới đây: Hình 4.2: Nhập dữ liệu dạng sổ địa chính, đơn đăng ký * Cập nhật thông tin cho thửa đất Thông tin thửa đất ban đầu đã được chuyển vào hệ thống dưới dạng dữ liệu bản đồ. Tuy nhiên sau khi nhập dữ liệu dạng đăng ký thì toàn bộ dữ liệu bản đồ đều được chuyển về dạng dữ liệu hồ sơ địa chính. Đây là mục đích lớn nhất đạt được trong hệ thống nhằm phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính tại các xã, phường. Thông tin của thửa đất và các thông tin liên quan đến chủ sử dụng đất được cập nhật theo từng tờ bản đồ với nhiều lựa chọn khác nhau như: Thêm mới, Sửa, xoá, Cập nhật. Đối với từng thửa đất, hệ thống còn cho phép cập nhật nhanh các giá trị nhằm phục vụ cho các công tác khác ngoài quản lý hồ sơ địa chính. Quá trình cập nhật thông tin cho thửa đất được thực hiện trong bảng: Hình 4.3: Cập nhật thông tin cho thửa đất Xử lý dữ liệu dạng đăng ký * Các thửa đất không đánh số: Trên một tờ bản đồ địa chính, sẽ có một số loại đất thuộc thẩm quyển quản lý của UBND Xã/Phường như đất giao thông, đất thủy lợi…Theo nguyên tắc đánh số thửa thì những thửa đất này sẽ được đánh số thửa cuối cùng khi lập sổ mục kê đất đai nhưng trên thực tế do nhiều nguyên nhân mà các thửa này không được đánh số (có thể do các thửa này không được đo đạc hay không được thể hiện trên bản đồ địa chính). Đối với các trường hợp này thì khi lập sổ mục kê các thửa này sẽ chỉ được liệt kê vào cuối tờ bản đồ. Do đó nếu các thửa này được đánh số từ trước thì đến đây nó cũng sẽ được nhập tên loại đất với đối tượng sử dụng là UBND. Nhưng trong trường hợp các thửa đất này không được đánh số thì chương trình sẽ hỗ trợ nhập các loại đất này vào riêng một chỗ để khi lập sổ mục kê đất hay khi thống kê vẫn sẽ được đưa vào bình thường. Nguyên tắc nhập các loại đất này như sau: Mỗi loại đất sẽ có tên, loại đất, diện tích tướng ứng với tên là tên mà sẽ dùng khi hiển thị và in ra sổ mục kê đất trong trường hợp in sổ mục kê hay là ở cuối tờ bản đồ . Quá trình bổ sung cũng có các chức năng xoá, sửa, cập nhật giống khi nhập dữ liệu từ trên * Kiểm tra lại diện tích thửa đất và diện tích đăng ký sử dụng Chức năng này nhằm kiểm tra lại dữ liệu giữa diện tích của thửa đất và diện tích của thửa đất trong đăng ký. Theo nguyên tắc thì diện tích của thửa đất phải bằng tổng diện tích đăng ký của thửa đất đó. Do đó chức năng này giúp cho người quản trị có thể phát hiện các sai sót và sửa đổi cho đồng bộ dữ liệu. * Chỉnh lý mã loại đất Hình 4.4 : Chỉnh lý mã đất Đó là chức năng giúp cho việc chuyển đổi nhanh chóng giữa mã đất cũ trước kia và mã đất mới theo quy định hiện nay. Trong quá trình chuyển đổi có thể chọn cách chuyển đổi bằng tay (chuyển đổi một số mã đất cần thiết để sử dụng) hoặc chọn cách chuyển đổi tự động (chương trình sẽ tự động chuyển đổi tất cả các loại đất có trong bảng mã đất. * Chuẩn hóa lại dữ liệu Đây là chức năng giúp cho quá trình chỉnh lý khi có sự chuyển nhượng giữa các chủ sử dụng đất với tất cả các chủ sử dụng là cá nhân, hộ gia đình và các đối tượng khác (bao gồm các tổ chức trong và ngoài nước) Hình 4.5 : Chuẩn hóa lại dữ liệu đã nhập 4.4.3. Ứng dụng vào công tác quản lý đất đai phường Trung Tâm Xử lý hồ sơ địa chính là công việc cuối cùng trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Thực tế nó bao gồm các thao tác xử lý nội nghiệp như in ra bản đồ, sổ mục kê đất, sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bảng biểu thống kê … 1. Bản đồ Đối với các mảnh bản đồ địa chính sau khi nhập vào trong hệ thống chương trình sẽ cho phép hiển thị, tra cứu các thông tin cũng như cho phép xuất bản đồ dưới dạng (.dgn) Chức năng hiển thị bản đồ cho phép ta có các kiểu hiển thị như sau: - Hiển thị theo loại thửa - Hiển thị theo nhãn số thửa - Hiển thị theo nhãn loại đất - Hiển thị theo hiện trạng Hình 4.6 : Hiển thị bản đồ theo hiện trạng sử dụng đất 2. Dữ liệu thuộc tính a. Sổ mục kê đất. Chức năng này sẽ giúp in ra sổ mục kê đất tạm thời để có thể tiếp tục chỉnh lý hoặc sổ mục kê chính thức sau khi đã chỉnh lý dữ liệu. Để in ra sổ mục kê ta phải tiến hành chọn tham số in sổ mục kê. Để chọn các tham số theo yêu cầu chỉ cần đánh dấu vào tham số cần chọn, chương trình sẽ tự động phân tích các dữ liệu đã nhập theo cấu trúc của chương trình. - Khi sổ mục kê có thể chọn lựa các kiểu in như: + In kiểu SMK đầy đủ + In kiểu SMK rút gọn + In kiểu SMK tạm + In cả tên vợ, chồng + Bỏ qua phần đầu tên chủ + In thông tin cấp giấy chứng nhận + In số thửa phụ. + In thống kê cuối tờ - quá trình in sổ mục kê tùy theo yêu cầu mà có thể chọn: + Tự động phân quyển + In thành một quyển - Để in ra sổ mục kê ngoài chọn các tham số in ta cần phải chọn file xuất dữ liệu. ở đây ta chọn đường dẫn là c:\ TRUNGTAM\ smk.rtf. Sổ mục kê có thể được in ra màn hình để xem hoặc in ra giấy trắng hay in ra mẫu giấy đã có sẵn và khổ giấy chọn có thể là A4 sau đó photocopy phóng ra khổ giấy chuẩn (phù hợp nhất với các địa phương chưa có máy in khổ A3). Minh họa kết quả trang bên: b. In sổ địa chính. Sau khi đã chỉnh lý dữ liệu, chức năng này cho phép in ra sổ địa chính với nhiều tham số tùy chọn theo đúng kiểu dữ liệu đã xây dựng . Để in ra sổ địa chính cần phải thực hiện hai giai đoạn là chọn tham số in sổ và tạo dữ liệu in. - Tham số in sổ bao gồm: + Chọn loại sổ: Có các lựa chọn để phù hợp với từng đối tượng sử dụng đất khác nhau nhằm phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ theo đúng quy định. Bao gồm các loại sau: • Sổ cho các tổ chức, đất tôn giáo, nước ngoài ( A1, A2…). • Sổ cho các cá nhân không có hộ khẩu trong đơn vị hành chính và người VN ở nước ngoài (B1, B2…). • Sổ cho nhà chung cư (C1,C2…). • Sổ cho cá nhân, hộ gia đình, cồng đồng dân cư trong đơn vị hành chính (D1, Đ1, E1, D2, Đ2, E2…). + Chọn tham số in sổ: Có các tham số sau để lựa chọn: • In tên vợ /chồng chủ hộ. • In số CMND của vợ /chồng chủ hộ. • Phần đầu: Ông… (bà)… • Sắp xếp theo thôn xóm. • Sắp xếp theo tên chủ. • Sắp xếp theo số thửa. Sau khi chọn xong các tham số, ta chọn Tạo chỉ số thửa. + Chọn khu vực cho chủ sử dụng đất theo: • Theo thôn xóm (cụm DC). • Theo tờ bản đồ. • Cả hai. + Chọn thửa đất để in: bao gồm các lựa chọn như: • Chỉ in các chủ đã cấp giấy CNQSDĐ. • In toàn bộ. • Chỉ in các thửa đã có số vào sổ. - Tạo dữ liệu: Trước khi tạo dữ liệu ta phải chọn đường dẫn để xuất file. Ở đây ta chọn đường dẫn là C:\TRUNGTAM\sdc.rtf. Sau đó chọn Tạo dữ liệu. Lúc này sẽ diễn ra quá trình phân tích cấu trúc dữ liệu, kết thúc chọn In sổ địa chính để hoàn thành quá trình in. Kết quả minh họa như trang bên: c. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hồ sơ có liên quan Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là một trong các căn cứ pháp lý cao nhất để Nhà nước có thể quản lý đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất. Việc tiến hành đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên hệ thống tuân theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ra ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đối với hệ thống phần mền Cilis, việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quản lý theo các danh mục như sau: - Quản lý danh sách thửa đất chưa đăng ký sử dụng - Lập và quản lý danh sách thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy - Lập và quản lý danh sách thửa đất không cấp giấy - Lập và quản lý danh sách thửa đất được cấp giấy Trong đó: - Đối với danh sách thửa đất chưa đăng ký sử dụng Khi cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất cấp giấy lần đầu ta cần vào chức năng này và tiến hành đăng ký cho các thửa đất. Thực chất của quá trình này là đưa ra điều kiện cấp giấy và tìm các thửa đất có đủ điều kiện tiến hành cấp giấy. Tất cả các thửa đất này đều sẽ được quản lý theo danh sách cấp nhất định, mục đích là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và quản lý danh sách thửa đất được cấp giấy chứng nhận sau này và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương. Danh sách các thửa đất này sẽ sau khi hiển thị trên màn hình sẽ được cập nhật thêm các thông tin và chuyển sang danh sách được cấp giấy ngoài các thông tin đã được cập nhật từ trước đó. Thông tin đăng ký và cấp giấy chứng nhận bao gồm: + Số vào sổ + Người ký + Người nhận + Số phát hành + Ngày ký + Ngày giao + Tài sản gắn liền với đất + Ghi chú về thửa đất được cấp giấy Các thông tin trước khi cấp giấy có thể được thay đổi và cập nhật nhờ các chức năng lọc, tìm kiếm, sửa, cập nhật trong hệ thống. Hình 4.7: Thông tin đăng ký và cấp giấy CNQSDĐ - Lập và quản danh sách thửa đất Danh sách thửa đất được cấp giấy phải được quản lý theo trình tự nhất định nhằm giúp cho quá trình quản lý sau này dễ dàng hơn. Giấy chứng nhận có thể được cấp theo đợt hoặc cấp lẻ do đó trước khi lập danh sách cần phải xử lý danh sách. Quá trình xử lý thực chất là phân danh sách cấp theo: + Tên Quyết định + Số tờ trình + Ngày tháng ra quyết định + Thẩm quyền cấp giấy đã đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7912ng d7909ng tin h7885c xy d7921ng c417 s7903 d7919 li7879u hamp7.doc
Tài liệu liên quan