Đề tài Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam

Tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò là tư liệu sản suất không gì thay thế được của một số ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, cơ sở kinh tế văn hoá …, đất đai - nguồn tài nguyên quý giá luôn gắn liền với quá trình tái tạo ra của cải vật chất phục vụ cho con người. Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo áp lực rất lớn lên đất đai, khiến đất ngày càng trở nên có giá trị. Và đất đai cũng trở thành một hàng hoá đặc biệt được trao đổi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…trên thị trường bất động sản. Sử dụng và quản lý đất đai luôn là hai vấn đề song hành nhưng vô cùng phức tạp. Yêu cầu cấp thiết là phải có sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất ở tất cả các ngành để sử dụng đất một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nhiệm vụ này thực sự quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhà nước ta thống nhất quản lý đất đai theo đúng pháp luật, đúng quy hoạch, kế hoạch. Điểm khác biệt so với chế độ quản lý của các Nhà nước kh...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò là tư liệu sản suất không gì thay thế được của một số ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, cơ sở kinh tế văn hoá …, đất đai - nguồn tài nguyên quý giá luôn gắn liền với quá trình tái tạo ra của cải vật chất phục vụ cho con người. Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo áp lực rất lớn lên đất đai, khiến đất ngày càng trở nên có giá trị. Và đất đai cũng trở thành một hàng hoá đặc biệt được trao đổi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…trên thị trường bất động sản. Sử dụng và quản lý đất đai luôn là hai vấn đề song hành nhưng vô cùng phức tạp. Yêu cầu cấp thiết là phải có sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất ở tất cả các ngành để sử dụng đất một cách hiệu quả và tiết kiệm. Nhiệm vụ này thực sự quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhà nước ta thống nhất quản lý đất đai theo đúng pháp luật, đúng quy hoạch, kế hoạch. Điểm khác biệt so với chế độ quản lý của các Nhà nước khác là: “Nhà nước Việt Nam là chủ sở hữu duy nhất”, còn những người sử dụng đất chỉ có duy nhất quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Cơ sở pháp lý của quyền sử dụng được thể hiện qua GCNQSDĐ (Sổ đỏ). Việt Nam gia nhập WTO, gia nhập với nền kinh tế thế giới còn có nhiều vấn đề cần phải phát triển để theo kịp tiến trình chung.Trong đó, công tác quản lý đất đai bằng tin học trở thành nhu cầu cấp thiết và phù hợp với con đường đổi mới CNH-HĐH đất nước. Một trong những phần việc đó là đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ.Với các phần mềm được xây dựng như hiện nay việc ứng dụng và sử dụng vào công tác đó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường Trường ĐHNN I - Hà Nội, cùng sự hướng dẫn của cô giáo, được sự nhất trí của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam”. Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1 Mục đích: - Tìm hiểu tình hình đăng ký cấp GCNQSDĐ của huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam. - Ứng dụng phần mềm CILIS để trợ giúp công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của địa phương. 2.2 Yêu cầu: - Thu thập đầy đủ các số liệu liên quan (các số liệu phi khách quan). - Nắm vững các văn bản do Nhà nước, địa phương ban hành. - Nắm vững chuyên ngành, đặc biệt các phần mềm tin học. - Hệ thống thông tin phải chính xác, khoa học, dễ sử dụng và có hiệu quả. PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề chung về Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ 1.1.1. Khái niệm đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng sử dụng là các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Đất đai vốn được coi là một tài sản có giá trị đặc biệt, gắn bó với con người trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Theo Điều 46 Luật Đất đai 2003 và Điều 696 Luật Dân sự quy định việc đăng ký đất đai phải được thực hiện trong cả nước. Đăng ký đất đai thực chất là quá trình thiết lập hệ thống HSĐC đầy đủ, thống nhất cho toàn bộ đất đai trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã. Do xã là cấp trực tiếp quản lý đất đai của người dân, nắm rõ từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Đăng ký đất đai gồm hai loại : - Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu thực hiện trong trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đất do cha ông để lại (Tức là chưa có GCNQSDĐ). Còn trường hợp cho thuê lại, giao lại không được cấp GCNQSDĐ. - Đăng ký biến động chỉ được thực hiện với người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ mà có biến động về nội dung quyền sử dụng đất do pháp luật quy định. Nếu chủ sử dụng đất mà có một trong tám loại giấy tờ quy định trong Luật Đất đai 2003 vẫn được đăng ký biến động. Đăng ký biến động gồm: Đăng ký biến động do Pháp luật cho phép và đăng ký biến động do thiên tai. Tóm lại, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập HSĐC đầy đủ và cấp GCNQSDĐ cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý, đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Thêm nữa, đăng ký đất đai là điều kiện để quản lý Nhà nước, là cơ sở quản chặt nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. 1.1.2. Vai trò của đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là cơ sở vững chắc nhất để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Thực tế cho thấy có đăng ký đất đai thì Nhà nước mới nắm được từng chủ sử dụng, từng thửa đất, cũng chính từ đó chúng ta mới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Đối với người dân, đăng ký đất đai sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ trong việc sử dụng đất, giúp họ yên tâm sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng, là một điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong một đơn vị lãnh thổ, đảm bảo quỹ đất được sử dụng một cách đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Yêu cầu thông tin trong đăng ký đất đai được thể hiện qua 13 nội dung về thửa đất gồm: Vị trí, hình thể, kích thước, diện tích của thửa đất, loại đất, hạng đất và giá đất, tên chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, các quyền sử dụng, ràng buộc quyền sử dụng, thay đổi quyền sử dụng, cơ sở pháp lý. Những nội dung trên phải được thể hiện như nhau trong các loại giấy tờ của bộ HSĐC (bao gồm: Bản đồ địa chính; Sổ địa chính; Sổ mục kê; Sổ theo dõi biến động đất đai; GCNQSDĐ; Sổ cấp GCNQSDĐ) . Đăng ký đất đai có mối quan hệ hữu cơ với các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Để có 13 nội dung về thửa đất trong việc đăng ký đất đai thì phải dựa vào 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Hoàn thành việc đăng ký đất đai sẽ tạo lập ra một hệ thống HSĐC đầy đủ nhất - làm cơ sở cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho tất cả các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai yêu cầu phải đảm bảo chặt chẽ về mặt cở sở pháp lý, đúng đối tượng, đúng diện tích trong hạn mức được giao, đúng mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, đúng quyền hạn và nghĩa vụ. Thêm nữa, đăng ký đất đai cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật của Bộ, cần thực hiện triệt để, kịp thời đối với mọi đối tượng sử dụng đất. 1.1.3. Đặc điểm của đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là nội dung mang tính đặc thù quản lý Nhà nước về đất đai. Đây là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi chủ sử dụng đất để thiết lập quan hệ pháp lý ràng buộc giữa Nhà nước với người sử dụng. Đây là công việc của Nhà nước và chỉ có duy nhất Nhà nước mới có quyền đăng ký. Bởi lẽ, chỉ có Nhà nước mới có đủ cơ sở vật chất, thông tin đầy đủ chính xác, đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao. Đặc điểm này được quy định trong Điều 7 – Luật Đất đai 2003: “Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai”. Đăng ký đất đai thực hiện cho một đối tượng đặc biệt đó là đất đai. Đặc biệt ở chỗ, đất đai có tính cố định không thể di chuyển như các tài sản khác; là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong các ngành đặc biệt là nông nghiệp. Đất đai ở nước ta được Nhà nước quản lý, chỉ duy nhất Nhà nước có quyền sở hữu toàn dân chứ người sử dụng không có quyền đó. Đất đai gắn liền với các tài sản trên đất nên quyền sử dụng đất sẽ đi kèm quyền sở hữu tài sản. Đăng ký đất đai phải được tổ chức thực hiện theo phạm vi hành chính từng xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện phát huy tiềm năng thực sự của cán bộ địa phương. Đăng ký đất đai theo cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất đem lại sự thuận lợi nhất, vừa nâng cao nhận thức pháp luật của người dân cũng như phát huy năng lực của cán bộ; lại có thể quản lý chi tiết đến từng thửa đất. 1.2 Lịch sử đăng ký đất đai 1.2.1. Sơ lược đăng ký đất đai thời kì phong kiến cho đến trước năm 1945 Không có nhiều tư liệu nói về đăng ký đất đai trong thời kì phong kiến, nhưng theo sử sách để lại thì công việc này đã được tiến hành ngay từ thời Gia Long. Tồn tại trong khoảng thời gian khá dài, thời Gia Long được lấy mốc từ năm 1805 khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua cho đến năm 1836. Trong 31 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã tiến hành lập Sổ Địa bạ cho 18.000 xã từ Mục Nam quan cho đến mũi Cà Mau bao gồm 10.044 tập. Nội dung của sổ chỉ rõ đất của ai, diện tích tứ cận, đẳng hạng dùng để tính thuế. Được lập cho từng xã gồm 3 bản, Sổ Địa bạ theo quy định hàng năm tiến hành tiểu tu, 5 năm một lần tiến hành đại tu. Không có nhiều các thông số như bây giờ nhưng sổ này có vai trò lớn trong việc phân biệt đất công, đất tư, điền thổ. Đây được coi là mốc khởi đầu đánh dấu bước hình thành lịch sử đăng ký đất đai. Mốc lịch sử thứ hai, được tính vào đời vua thứ hai của triều Nguyễn, thời kỳ Minh Mạng. Sổ Địa bạ thời này được lập đến từng làng xã. Điểm tiến bộ trong việc lập Sổ Địa bạ ở thời kì này là được lập trên cơ sở đo vẽ ngoài thực địa hay còn gọi là đạc điền và có sự chứng kiến của các chức sắc trong làng và của điền chủ sử dụng đất. Sổ Địa bạ có độ xác thực cao hơn thời Gia Long. Hệ thống này vẫn được lập thành 3 bản, và hình thức tiểu tu, đại tu vẫn giữ nguyên như cũ. Thời kỳ Pháp thuộc là mốc lịch sử thứ ba trong giai đoạn này. Khi tiến hành xâm lược nước ta, Pháp áp dụng chế độ quản lý đất đai của mình với đặc trưng nổi bật là công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai một cách tuyệt đối, chứ không như luật lệ nhà Nguyễn. Với sự tiến bộ của một nước phương Tây, Pháp tiến hành lập bản đồ địa chính theo tọa độ, Sổ Địa bạ được lập một cách có hệ thống và để phục vụ chủ yếu cho việc thu thuế nông nghiệp. Chính sách Pháp đặt ra cho nước ta khi tiến hành bóc lột là “Chia để trị”. Chính sách này được thể hiện bằng việc Pháp chia nước ta thành ba kỳ. Ở mỗi kỳ Pháp lại lập ra ba chế độ quản lý khác nhau. Cụ thể: - Tại Nam Kỳ, là nơi được Pháp “ưu ái” nhất, chúng thành lập bản đồ giải thửa được đo đạc một cách chính xác, mỗi trang trong điền thổ được lập thể hiện cho một lô đất của một chủ sử dụng đất trong đó ghi rõ diện tích, vị trí (địa đạc), giáp ranh, biến động tăng giảm của lô đất về diện tích, ghi chính xác tên chủ sử dụng và các nội dung liên quan đến người sử dụng đất. Đến năm 1893, công trình lập HSĐC được Pháp hoàn thành sớm nhất tại Nam Kỳ. - Bắc Kỳ vói đặc điểm đất đai manh mún, phức tạp nên Pháp phân thành hai cách thực hiện đo đạc. Thứ nhất là lập các lược đồ đơn giản, lập các sổ sách tạm thời để nghiên cứu. Các thông tin chứa đựng trong sổ theo từng thửa đất như: diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng đất, số liệu các thửa đất. Cách thứ hai là ở những nơi được tiến hành đo bản đồ chi tiết giải thửa thì bộ hồ sơ đầy đủ ngoài bản đồ còn có các sổ sách được lập một cách chính xác và hệ thống như: Sổ Địa chính, Sổ điền chủ, Sổ mục lục các thửa đất, Sổ mục lục các điền chủ, Sổ khai báo các biến động. Tất cả các công việc đo đạc lập sổ tại Bắc Kỳ được Pháp hoàn thành vào năm 1925. - Tại Trung Kỳ, Pháp cũng thực hiện đo đạc bản đồ giải thửa, lập sổ địa bạ, sổ mục kê, sổ điền chủ. Nhưng công việc này không được hoàn thiện mà còn đang dang dở do biến động của lịch sử. 1.2.2. Đăng ký đất đai sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay Do đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên việc phân đoạn lịch sử của đăng ký đất đai chia theo không gian hai miền Nam, Bắc. a, Đăng ký đất đai ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Mỹ Ngụy (1954-1975) Nam Kỳ thời gian này chịu sự cai trị của Mỹ và tay sai, việc quản lý đất đai thực hiện theo chế độ quân chủ điền địa như thời gian trước. Chính quyền Mỹ Ngụy đứng đầu là Ngô Đình Diệm, sau này là Nguyễn Văn Thiệu tiếp nhận hệ thống hồ sơ của thực dân Pháp để lại với bộ hồ sơ gồm bản đồ giải thửa; sổ điền thổ với các thông tin về diện tích, nơi đo đạc, giáp ranh, biến động tăng giảm diện tích; Sổ mục lục (tên chủ sử dụng, số hiệu thửa đất). Toàn bộ hồ sơ được lưu tại hai cấp là: Ty điền địa, xã sở tại. Và mỗi chủ sở hữu của lô đất được cấp bằng khoán gọi là bằng khoán điền thổ. Nó giống chức năng của GCNQSDĐ hiện nay, dùng để khẳng định quyền của chủ sở hữu của lô đất. b, Công tác đăng ký đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ tháng Tám năm 1945 đến nay Khi cách mạng tháng Tám thành công, những tài liệu do Pháp để lại được sử dụng trong khoảng thời gian từ 1945 – 1975 ở miền Bắc. Sau cải cách ruộng đất, chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nhân dân. Ruộng đất tập trung vào hợp tác xã quản lý, Chủ nhiệm hợp tác xã có quyền giao đất, cho thuê đất. Trong thời kỳ này hệ thống bản đồ cũ còn lại không nhiều và chủ yếu là bản đồ giải thửa, đo đạc thủ công phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp. Hiến pháp 1980 ra đời đặt ra quy định một hình thức sở hữu đất đai duy nhất đó là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Qua đây, có thể thấy đất đai đã trở thành một trong những vấn đề được Nhà nước quan tâm. Một vấn đề cần được chú ý hàng đầu trong thời gian này là phải tiến hành đo đạc lại bản đồ. Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ ban hành về công tác quản lý đất đai trong cả nước. Chỉ thị 299/CT – TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 201 của Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng, đăng ký ruộng đất. Quyết định 56/QĐ ngày 5/11/1981 do Tổng cục Quản lý ruộng đất đưa ra quy định về hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ cho đăng ký thống kê ruộng đất. Yêu cầu hồ sơ phải có: Biên bản xác định ranh giới hành chính; Biên bản kiểm tra chi tiết kết quả đo đạc ngoài đồng và tại văn phòng; Phiếu thửa, Đơn đăng ký quyền sử dụng đất; Bản kê khai ruộng đất tập thể; Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp; Sổ đăng ký ruộng đất cho tập thể và cá nhân; Sổ mục kê, biểu tổng hợp diện tích; Mẫu GCNQSDĐ … Luật Đất đai 1988 ra đời, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 08/01/1988 với rất nhiều các văn bản kèm theo để củng cố công tác quản lý đất đai đang còn nhiều vấn đề tồn tại sau một khoảng thời gian dài sau chiến tranh. Đăng ký đất đai vẫn được triển khai theo Chỉ thị 299/CT. Ngày 24/7/1989, Tổng cục Quản lý ruộng đất tiếp tục ra Quyết định 201/QĐ về việc đăng ký đât đai cấp GCNQSDĐ. Sau đó là Thông tư 302 (28/10/1989) về việc đăng ký thống kê, hướng dẫn thực hiện Quyết định 201. Mẫu HSĐC thống nhất trong cả nước được quy định trong Quyết định 499/QĐ-TCĐC của Tổng cục Địa chính ban hành ngày 27/07/1995. Ngày 16/03/1998, Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư 346/1998/TT-TCĐC về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ. Ngày 30/11/2001, Tổng cục Địa chính ban hành Thông tư 1999/2001/TT-TCĐC về việc hướng dẫn các thủ tục đăng ký cấp GCN và HSĐC thống nhất trong cả nước. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2004, Luật Đất đai 2003 là văn bản luật mới nhất đang có giá trị hiện hành, với nhiều quy định mới tiến bộ hơn so với các bộ luật cũ. Trong đó đưa ra 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, lập và quản lý HSĐC là một trong 13 nội dung đó. Ngày 01/11/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT quy định về GCNQSDĐ. Thông tư 28/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để hướng dẫn thực hiện thống kê kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng. Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC. 2. HSĐC, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ 2.1. HSĐC HSĐC là một hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng các thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai, đã được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động và cấp GCNQSDĐ. Nội dung của HSĐC bao gồm: - Các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thửa đất được thể hiện từ tổng thể đến chi tiết. - Các thông tin về cơ sở pháp lý được dùng làm căn cứ xác định giá trị pháp lý của tài liệu như: tên văn bản; số văn bản; ký hiệu loại văn bản và các cơ quan ký văn bản; ngày, tháng, năm ký theo yêu cầu của từng loại tài liệu HSĐC. - Các thông tin kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu thể hiện, tra cứu và xác định mức độ chính xác của thông tin: Hệ thống các mã số tra cứu như mã đơn vị hành chính, số hiệu tờ bản đồ, tên chủ sử dụng, sổ cấp GCNQSDĐ, tỷ lệ tờ bản đồ… HSĐC phục vụ trong đăng ký, quản lý đất đai gồm có: Bản đồ địa chính; Sổ địa chính; Sổ mục kê; Sổ theo dõi biến động đất đai; GCNQSDĐ; Sổ cấp GCNQSDĐ; Những tài liệu chính được hình thành trong quá trình đăng ký đất, cấp GCNQSDĐ như các bảng biểu thống kê. 2.1.1. Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ về các thửa đất được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên của thửa đất và yếu tố địa hình có liên quan. Được biểu thị dưới dạng số hoặc trên các vật liệu trên giấy, diamat, đĩa từ, bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề loại tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình được lập theo đơn vị hành chính cấp xã và cấp tương đương, thể hiện chi tiết các thửa đất phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đây là một bộ phận cấu thành của HSĐC. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Bản đồ địa chính được dùng để xác định vị trí, hình thể, làm căn cứ khoa học cho việc xác định diện tích trong công tác đăng ký đất đai, lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản để thực hiện thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng, thực hiện giao đất, thu hồi đất, thanh tra đất đai. Hệ thống bản đồ địa chính của nước ta được đo đạc theo hệ thống tọa đọ quốc gia thống nhất. Nội dung bản đồ địa chính bao gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích,mục đích sử dụng; ranh giới các thửa đất; ranh giới các loại đất,về khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới ghép thửa; mốc giới và địa giới hành chính các cấp; mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc giới về hành lang bảo vệ an toàn công trình; ranh giới một số công trình gắn liền với đất và một số địa vật quan trọng cụ thể là: Hệ thống đường sá (đất giao thông): đường bộ, đường sắt, cầu; Hệ thống thủy văn (đất mặt nước): sông ngòi, kênh rạch, suối...; Hệ thống thủy lợi: gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống…; Hệ thống các công trình công cộng như công viên văn hóa, nghĩa địa, di tích lịch sử; Trụ sở các cơ quan, các cơ sở sản xuất, dịch vụ khu công nghiệp tập chung, khu thương mại, khu du lịch…; Khu vực an ninh quốc phòng. Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận. Ranh giới diện tích và mục đích sử dụng của các thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính là được xác nhận theo hiện trạng sử dụng đất. Và trong quá trình thực hiện sau khi cấp GCNQSDĐ nếu có biến động thì cần phải chỉnh sửa bản đồ địa chính. 2.1.2. Sổ địa chính Sổ địa chính bao gồm các nội dung như: thông tin về người chủ sử dụng đất; thông tin về thửa đất đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng và để tra cứu các thông tin có liên quan đến từng thửa đất. Các thông tin ghi trên sổ địa chính được ghi theo nội dung thông tin đã ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Thông tin về thửa đất gồm có: mã thửa, diện tích, số thứ tự tờ bản đồ hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, số phát hành GCNQSDĐ, số vào sổ. Thông tin về người sử dụng đất phải có đầy đủ các thông tin như họ, tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ đăng ký thường trú. Ghi chú thửa đất thể hiện giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc, hạn chế quyền sử dụng đất. Trong sổ địa chính cũng thể hiện những biến động về người sử dụng đất thực hiện quyền sử dụng đất. Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn với số lượng 200 trang. Mỗi trang sổ để đăng ký cho một chủ sử dụng gồm tất cả các thửa đất thuộc quyền sử dụng của người đó; nếu sử dụng nhiều thửa ghi moọt trang không hết thì ghi nhiều trang; cuối trang ghi số trang tiếp theo của người đó, đầu trang tiếp theo của người đó ghi số trang trước của người đó, trường hợp trang tiếp theo ở quyển khác thì ghi thêm số hiệu quyển sau vào số trang. 2.1.3. Sổ mục kê Sổ mục kê là sổ để ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính để quản lý thửa đất, tra cứu các thông tin về thửa đất để phục vụ cho công tác đăng ký thống kê đất đai. Thông tin về thửa đất cần có thứ tự thửa đất, tên người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý, diện tích được ghi bao gồm cả phần sử dụng chung và riêng, mục đích sử dụng và những ghi chú về thửa đất. Thông tin ghi trên sổ cần phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Cần phải chỉnh sửa khi có thay đổi nội dung thông tin thửa đất sau khi cấp GCNQSDĐ để sổ mục kê và GCN được thống nhất. Số thứ tự thửa đất được đánh số theo nguyên tắc bản đồ địa chính và được ghi vào sổ theo thứ tự tăng dần từ thửa số một đến thửa cuối cùng trên bản đồ địa chính. Các loại đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa thì ghi theo từng loại đối tượng tăng dần từ đối tượng đầu tiên đến đối tượng cuối cùng. Sổ mục kê đất dạng bảng khoảng 200 trang, được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời gian lập. Thông tin trên các tờ bản đồ được ghi vào một phần gồm các trang liên tục trong sổ. Khi ghi hết sổ thì lập quyển tiếp theo để ghi cho các tờ bản đồ còn lại, đảm bảo nguyên tắc thông tin của mỗi tờ bản đồ được ghi trọn trong một quyển. Đối với mỗi phần của trang đầu được sủ dụng để ghi thông tin về thửa đất theo số thứ tự, tiếp theo để cách số lượng trang bằng một phần ba số trang đã ghi vào sổ cho tờ bản đồ. Rồi ghi thông tin về các công trình theo tuyến, các đối tượng thủy văn theo tuyến các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ. Trường hợp trích đo địa chính hoặc sử dụng sơ đồ, bản đồ không phải bản đồ địa chính thì lập riêng sổ mục kê để ghi số thứ tự thửa đất theo sơ đồ hoặc bản đồ. Số thứ tự ghi vào sổ theo thông tin số hiệu tờ trích đo, số hiệu tờ bản đồ. 2.1.4. Sổ theo dõi biến động Sổ được lập để theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình biến động, chỉnh lý HSĐC hàng năm và tổng hợp báo cáo thống kê diện tích đất đai theo định kỳ. Sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm các nội dung cơ bản sau: họ, tên, địa chỉ của người đăng ký biến động đất đai; Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút; Mã thửa đất có biến động hoặc mã của thửa đất mới được tạo thành. Sổ theo dõi biến động cũng được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập và các cán bộ địa chính lập và quản lý. Sổ khoảng 200 trang, và việc ghi vào sổ được thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đã được chỉnh lý trên sổ địa chính. Các thông tin được ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện đăng ký biến động. 2.1.5. GCNQSDĐ GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, được cấp cho người sử dụng để họ yên tâm chủ động sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả cao nhất, và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Nội dung GCNQSDĐ gồm các thông tin: cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, tên chủ sử dụng, tổng diện tích sử dụng, địa chỉ thửa đất, số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, số thứ tự cấp GCN, ngày tháng năm cấp giấy, ngày tháng năm thay đổi, số và nội dung quyết định thay đổi. GCNQSDĐ theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.Mọi người sử dụng đất đều được cấp GCNQSDĐ. Mẫu GCNQSDĐ gồm 4 trang và được cấp theo từng thửa gồm 2 bản: một bản cấp cho người sử dụng đất, và một bản lưu tai văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND cấp có thẩm quyền ký. 2.1.5. Sổ cấp GCNQSDĐ Sổ cấp GCNQSDĐ được lập để cơ quan cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt cấp GCNQSDĐ đến từng chủ sử dụng đất, theo dõi quản lý GCN quyền sử dụng đất đã cấp. Nội dung sổ cấp GCNQSDĐ bao gồm số thứ tự cấp GCN, tên chủ sử dụng đất, nơi thường trú, số phát hành GCNQSDĐ, ngày ký GCNQSDĐ, ngày giao GCN, Người nhận GCN ký, ghi rõ họ tên. 2.2. Tình hình thực hiện đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hà Nam trong thời gian gần đây Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai có nhiều chuyển biến rõ rệt hơn so với thời gian trước. Với sự ảnh hưởng trực tiếp của mình tới người dân, tới mọi đối tượng sử dụng đất, các cơ quan thông tin đại chúng như báo Hà Nam, đài phát thanh và truyền hình…đã thường xuyên tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào đời sống nhân dân. Kết quả thu được không nhỏ, việc thực hiện đúng quy định của pháp luật đã khắc phục được hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, tránh tình trang lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, giao đất trái phép... Công tác triển khai lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ được triển khai đạt kết quả tốt: - Đất khu dân cư: tính đến thời điểm hết năm 2000 cả tỉnh đã lập HSĐC cấp GCNQSDĐ khu dân cư được 55/116 xã, phường, thị trấn. Trong khoảng thời gian từ 2000 – 2002 ngành Địa chính đã hướng dẫn các địa phương triển khai lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ dân cư ở 35 xã, hết năm 2002 hoàn thành thêm được 13/35 xã. Toàn tỉnh có 72 xã ( 62%) đã lập xong hồ sơ, cấp GCNQSDĐ khu dân cư với 120.569 hộ. Hiện trong khoảng thời gian này đã và đang đo đạc và lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ cho 22 xã. Những xã còn lại chưa đo đạc mới nhưng đã có GCNQSDĐ tạm thời theo Chỉ thị 299. Năm 2003, 2004 đo đạc mới và cấp lại GCNQSDĐ. Trong năm 2003 xem xét giải quyêt hộ sử dụng đất chưa hợp pháp qua kiểm tra theo quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Địa chính thực hiện tổng rà soát việc quản lý sử dụng đất. Riêng thị xã Phủ Lý lập riêng dự án cấp GCNQSDĐ cho các xã, phường còn lại cấp lại GCNQSDĐ cho các hộ sau khi đã rà soát, xử lý các hộ sử dụng đất chưa hợp pháp và những hộ có biến động trong quá trình sử dụng đất. - Đất lâm nghiệp: toàn tỉnh có 18 xã có đất rừng, năm 2001, 2002 các địa phương đã triển khai lập bản đồ đất lâm nghiệp cho tất cả 18 xã trong tỉnh, đến năm 2003 đã triển khai lập bản đồ lâm nghiệp cho 5 xã, 1 xã cơ bản đã hoàn thành. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng: theo kết quả điều tra ở 6 huyện, thị xã có 2.331 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (725 tổ chức tôn giáo,1606 cở sở tín ngưỡng). Hộ đồng của tỉnh đã duyệt được 250/725 cở sở tôn giáo (34,48%) đủ điều kiện đã in xong 250 GCN để cấp cho các cơ sở tôn giáo sử dụng đất. Hội đồng cấp GCNQSDĐ tôn giáo, tín ngưỡng các huyện đã duyệt được 389/1606 cơ sở tín ngưỡng(24,22%) đủ điều kiện cấp giấy. - Đất xây dựng các cơ quan hành chính sự nghiệp: cả tỉnh có 3.066 tổ chức sử dụng đất. Ngành Địa chính, Tài chính đã tiến hành lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Đến nay đã cấp được cho 304 tổ chức (94 bưu điện văn hóa, 210 cơ quan hành chính sự nghiệp). (Tạp chí Địa chính) Các huyện trong tỉnh đã tiến hành thực hiện Thông tri 25/TT-TU ngày 16/7/2003 của BTV Tỉnh ủy Hà Nam về việc tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc xử lý các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp và cấp GCNQSDĐ cho các chủ sử dụng đất; KH566/KH-UB ngày 05/08/2003 của UBND tỉnh Hà Nam về việc Tổ chức xử lý các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp, hoàn thành công tác đo đạc, lập HSĐC cấp GCNQSDĐ cho các chủ sử dụng trên địa bàn tỉnh. Cuối năm 2006, các huyện đang gấp rút hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng sử dụng. Nhờ việc áp dụng chương trình phần mềm in GCNQSDĐ (CILIS) nên công việc này đang dần hoàn thiện theo đúng tiến độ đề ra. 2.3.Kết quả thực hiện đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ của nước ta Công tác đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp GCN quyền sử dụng đất luôn được tiến hành thường niên để hỗ trợ Nhà nước và ngành Địa chính thực hiện tốt vai trò của mình trong việc quản lý tốt tài nguyên đất, đáp ứng những nguyện vọng của người dân. Do đó vấn đề giao đất, kê khai đăng ký đất đai cũng như cấp GCNQSDĐ ngày một trở nên quan trọng nhằm đẩy mạnh ổn định kinh tế chính trị ở nước ta. Kết quả thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đến cuối tháng 2 – 2007, mới chỉ có 11 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính, trong đó có Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hoà Bình, Hà Tĩnh… Có 10 tỉnh đạt dưới 60%, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. Thống kê chi tiết cho thấy: - Đối với đất sản xuất nông nghiệp, cả nước đã cấp được 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.500 ha đạt 81,3% so với tổng diện tích đất nông nghiệp cần cấp giấy trong đó có 29 tỉnh thành đã hoàn thành cơ bản (đạt trên 90%) việc cấp GCN cho đất sản xuất nông nghiệp. - Đối với đất sản xuất lâm nghiệp, cả nước cũng đã có được hơn một triệu GCN với diện tích hơn 7,7 triệu ha, đạt 59,2% diện tích cần cấp. - Đối với đất ở đô thị, cả nước cấp được khoảng 2,7 giấy với diện tích gần 60.000 ha đạt 56.9% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 7 tỉnh đã cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%). - Đối với đất ở nông thôn, cả nước đã cấp được xấp xỉ 10 triệu GCN với diện tích hơn 376 ha, đạt 75% diện tích cần cấp giấy, trông đó có 13 tỉnh cơ bản đã hoàn thành. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhìn chung, việc cấp GCN thực hiện còn chậm, không đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, vướng mắc và yếu kém nhất hiện nay là việc cấp GCN cho đất nhà ở tại đô thị. Nguyên nhân của những bức xúc trong lĩnh vực này cũng được chỉ ra: đó là do nhiều địa phương hiểu không đúng và không đầy đủ những quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vận dung không đúng quy định khi cấp GCN. Có nhiều trường hợp đã ký nhưng vẫn chưa trao cho người sử dụng đất do cán bộ thi hành nhiệm vụ thiếu trách nhiệm hoặc cố tình kéo dài thời gian để vòi vĩnh. Có nơi còn đòi hỏi điều kiện về hộ khẩu thường trú khi cấp GCN. ( Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam) 3. Tình hình ứng dụng tin học trên thế giới và trong đăng ký đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở nước ta 3.1. Tình hình ứng dụng tin học trên thế giới Trong kỉ nguyên khoa học công nghệ thông tin, khái niệm “cuộc sống số” được đưa ra cùng lúc với sự thành công rực rỡ của cuộc cách mạng thông tin. Ở bất cứ đâu, máy tính - tin học không còn quá xa vời với con người nữa. Nó tác động không nhỏ vào các lĩnh vực của đời sống. Nền văn minh nay đã lật sang một trang mới. Từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin và trí tuệ, biến đổi hoàn toàn nền kinh tế nông nghiệp đơn thuần sang nền kinh tế thông tin ứng dụng. Đã từ rất nhiều năm nay, công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. GIS - Hệ thống thông tin địa lý với những ưu việt của mình trong ngành Địa chính đã được phần lớn các nước châu Âu ứng dụng trong việc xây dựng hệ thống đăng ký đất đai. Vào cùng thời điểm này, các nước phương Tây bắt đầu quan tâm hơn đến vai trò của môi trường đối với Trái Đất. Để quản lý môi trường được tốt hơn, người ta đã ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường. Với các dữ liệu được sắp xếp một cách quy củ, có hệ thống chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những biện pháp quản lý môi trường được hiệu quả. Dựa trên những bản đồ tỉ lệ 1:25000, GIS đã được Anh áp dụng vào việc tạo ra những dữ liệu cơ bản về địa hình một cách tổng quát cho toàn quốc từ những năm 1980. Cục thống kê dân số và Cục đo đạc Bản đồ của Canađa đã ứng dụng GIS trong việc xử lý, lưu trữ những thông tin trong việc điều tra dân số. Nhiều nước trên thế giới kể cả những nước có nền kinh tế nghèo nàn đều đưa những ứng dụng của GIS để xây dựng hệ thống bản đồ của các vùng điều tra. Kết quả thu được sau điều tra được tổ chức thành các tập dữ liệu địa lý, cung cấp cho Nhà nước để quản lý hay bán thông tin cho các doanh nghiệp. Để GIS tiếp cận được với người dân, nhiều nước đã công bố rộng rãi các dữ liệu trên mạng Internet để phổ biến rộng rãi, người dân có thể dễ dàng truy nhập qua các giao diện GIS đơn giản. Các chương trình nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong khuôn khổ hợp tác của Liên hiệp quốc cũng đã sử dụng nhiều thành quả của GIS. Một số ví dụ tiêu biểu như: Việc dự báo tình hình bất ổn về lương thực, nghiên cứu điều tra nhân chủng học và y tế; cứu giúp người tị nạn; giải toả mìn đất; bảo vệ sức khoẻ sinh sản. GIS được dùng như một công cụ tích hợp các dữ liệu kinh tế xã hội, y tế, nhân chủng học với các lớp thông tin địa lý. Từ đó, các nhà nghiên cứu phân tích, phát hiện ra quy luật và xu thế để có cái nhìn tổng quan hơn trong việc quản lý. Chúng ta có xuất phát từ việc hiểu rõ thực trạng mới có thể đưa ra những quyết định hợp lý được. Ngày nay, GIS được ứng dụng nhiều nhất trong đánh giá, quy hoạch quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất. Không chỉ bó hẹp trong không gian hai chiều. GIS còn được thể hiện mở rộng theo không gian ba chiều. Nhờ thế, sản phẩm của GIS tạo ra những hình ảnh không gian tương lai của một vùng thật đầy đủ, chi tiết, rõ ràng về bố cục kiến trúc,… Khi ấy, ta mới có thể đưa ra được phương án chọn lựa cuối cùng. 3.2. Đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ khi có hệ thống thông tin đất (LIS) Hệ thống thông tin đất đã có từ khi con người chú trọng vào các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Các chương trình đo vẽ bản đồ địa chất, địa hình, các hệ thống đo đạc đánh giá, đăng ký đất đai đã cung cấp các nhu cầu hạ tầng cơ sở thông tin cho việc phân tầng định cư và các nhu cầu thông tin về bổ sung kĩ thuật và vốn để phát triển các nguồn vốn sẵn có. Chất lượng và tốc độ của việc xử lý dữ liệu, các phương án phân tích và thể hiện các dữ liệu đã được xử lý là nét mới trong quản lý thông tin đất ngày nay. Do khối lượng dữ liệu ngày càng nhiều hơn cho nên trách nhiệm của việc xử lý dữ liệu cũng lớn hơn so với quá khứ. Trong LIS, quản lý các thông tin ở hai dạng là dữ liệu dạng chữ số (có thể được lưu trong các sổ sách hoặc văn bản trong máy tính), dữ liệu đồ hoạ (bản đồ, ảnh, ảnh chụp máy bay hoặc ảnh vệ tinh); dữ liệu đồ hoạ được lưu trữ bằng bản đồ, dữ liệu số được lưu trên băng đĩa. Thông thường hệ thống máy tính cung cấp khả năng lưu trữ, nén và hiện thị nhanh chóng một khối lượng dữ liệu rất lớn. Dữ liệu không gian số dạng Vector hoặc Raster. Do hoạt động với nhiều nguồn tài nguyên khác, thông tin đất cần phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa. Trải qua nhiều thập kỉ, khả năng thu thập và xử lý dữ liệu trên máy tính ngày càng cao, sự cần thiết của các sách lược quản lý làm cho hệ thống thông tin đất ngày càng được chú ý đến. Các nhà quản lý đều nhận thấy là các thông tin về đất đai mà các nhu cầu thực tế đòi hỏi cần giải quyết đều liên quan đến thửa đất. Các thông tin này được thể hiện chi tiết và chính xác nhất trên bản đồ địa chính. Từ đây nảy sinh ra ý tưởng dùng bản đồ địa chính làm cơ sở tích hợp các dữ liệu khác nhau, nhằm khai thác sử dụng thông tin đất theo hướng đa mục đích. Vấn đề phải đương đầu khi xây dựng một hệ thống thông tin đất là môi trường, các vấn đề về kĩ thuật và quản lý. Sự cải cách, thay đổi các vấn đề về nguồn nhân sự, kĩ thuật, sự quản lý sẽ tạo ra một hệ thống thông tin đất tốt hơn cho việc thực hiện các chính sách về đất. Hệ thống thông tin đất quản lý các hồ sơ liên quan đến công tác quản lý nguồn tài nguyên đất, quản lý Nhà nước về đất đai. HSĐC hay còn gọi là cở sở dữ liệu HSĐC quản lý mọi thông tin liên quan đến về hồ sơ giấy tờ có liên quan đến thửa đất (Bản đồ địa chính). Các thông tin này sẽ được kết nối và minh họa trên bản đồ địa chính thông qua chỉ số của thửa đất. Đối tượng của quản lý chính trong cơ sở dữ liệu HSĐC là các thửa đất, chủ sử dụng và mối quan hệ giữa các đối tượng này trong suốt quá trình biến động sử dụng đất. Quan hệ này được thể hiện bằng “GCNQSDĐ”. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu này là các thông tin đất đai được thể hiện ở cả hai dạng đồ họa và thuộc tính có cấu trúc nên khối lượng thông tin rất lớn, chi phí thu thập số liệu cũng rất lớn. Thông tin có thể sử dụng với nhiều mục đích tổng hợp nghiên cứu vĩ mô cũng như theo dõi chi tiết các biến động về quản lý sử dụng đất. Các biến động về quản lý sử dụng đất chủ yếu được thể hiện bằng việc thay đổi quyền sử dụng đất, tách thửa nhập thửa đất, biến động về đánh giá hạng đất, loại đất. Trong hệ thống thông tin đất một mặt phải phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất mặt khác phải theo dõi được các thông tin lịch sử diễn biến các biến động để giải quyết đúng đắn và hợp lý các vấn đề khiếu nại, tranh chấp đất đai. Các vấn đề chính trong đăng ký đất đai khi có hệ thống thông tin đất. Đăng ký đất đai là nhằm nắm được đầy đủ và chính xác về diện tích, hạng đất, loại đất, người sử dụng đất để Nhà nước có cơ sở thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo chính sách và quy hoạch chung đảm bảo sử dụng đất hợp pháp, tiết kiệm và hiệu quả. Vậy để tiến hành đăng ký đất đai cần điều tra chính xác các yếu tố có liên quan đến thửa đất. Để có được những thông tin về diện tích, loại đất hạng đất, người sử dụng yêu cầu ta phải điều tra, phân tích, đo đạc rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhưng khi có hệ thống thông tin đất thì các thông tin đó được xác định một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác cụ thể. Trong đăng ký đất đai có hệ thống thông tin dễ sử dụng, dễ xử lý sẽ giúp cho chúng ta tránh nhầm lẫn, dễ sử dụng trong tra cứu thông tin, thông tin có thể sử dụng lâu dài. Dữ liệu không có sự thay đổi, có khả năng cập nhật một cách nhanh chóng, các thông tin không có sự trùng lặp. 3.3. Tình hình ứng dụng tin học tại Việt Nam. Các phần mềm Địa chính 3.3.1.Tình hình ứng dụng tin học tại Việt Nam Hiện nay, trong hầu hết các cơ quan Nhà nước hay các viện nghiên cứu đã ứng dụng GIS trong việc thực thi các kế hoạch, các dự án khoa học. Khả năng phát triển các ứng dụng của GIS sẽ được cộng hưởng mạnh hơn khi kết hợp với viễn thám. Được trang bị các phần mềm hiện đại của GIS, Trung tâm Viễn thám thuộc Tổng cục Địa chính đã xây dựng được nhiều cơ sở dữ liệu GIS như nguồn ảnh vệ tinh SPOT phủ trùm toàn quốc. Hiện nay tại trung tâm đang sử dụng phần mềm ARC/INFO, ARCVIEW, MAPINFO. Viện tư liệu và Bảo tàng Địa chất đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu địa chất, cơ sở dữ liệu về khả năng quan trắc nước ngầm toàn quốc, bản đồ địa chính Việt Nam, các loại tỷ lệ và dựa trên MAPINFO và ARC/INFO. Khi tiến hành điều tra thu thập dữ liệu về lâm nghiệp trên quy mô lớn, Viện điều tra quy hoạch rừng đã ứng dụng phần mềm ILWIS, MAPINFO và sử dụng các công cụ thông tin hiện đại để thu thập, xử lý và khai thác rừng. Riêng Viện Địa lý thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia hiện đang sử dụng các phần mềm của GIS để đáng giá tiềm năng khai thác sử dụng đất bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải cho các tỉnh và các vùng kinh tế trọng điểm. Được sự hỗ trợ của hai hãng sản xuất phầm mềm GIS là ESRIS (ARC/INFO)và INTERGRAPH, trung tâm công nghệ thông tin địa lý thuộc trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội thực hiện các dự án về xây dựng cơ sỏ dữ liệu GIS cho các cơ quan Nhà nước hay ở các địa phương trên toàn quốc. 3.3.2. Các phần mềm Địa chính Khoa học công nghệ có những bước tiến vượt trội trong thời gian qua. Việc đưa những thành tựu của khoa học vào áp dụng trong thực tế đã mang lại những kết quả mang tính ưu việt, hiệu quả và kinh tế. Không ngoại lệ đối với Ngành Địa chính, những ứng dụng của tin học đã góp phần quan trọng trong việc quản lý khối dữ liệu khổng lồ là các thông tin về đất đai. Thời điểm hiện nay thực sự thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống thông tin đất với nhiệm vụ trọng tâm là đo đạc, lập bản đồ địa chính và đăng ký đất đai lập HSĐC. Bản chất của quá trình này chính là thu thập dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai LIS, thông qua đó ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào trong Ngành Địa chính. Theo xu hướng số hóa hiện nay, bản đồ được xây dựng theo dây truyền công nghệ từ bản đồ giấy ta quét sau đó nắn chuyển tọa độ, số hóa bản đồ, biên tập bản đồ. Kết hợp với các dữ liệu HSĐC đã thu thập được để tạo ra sản phẩm truyền thống là sổ sách, GCNQSDĐ ... lại vừa tạo ra các dữ liệu dạng số để có thể lưu lại sử dụng. Nhiều địa phương trên toàn quốc đã xây dựng phương án để chuyển một khối lượng lớn các dữ liệu sang dạng số để có thể lưu trữ sử dụng sau này. Sản phẩm được tạo ra theo một mẫu chuẩn thống nhất, mang tính chính xác hóa cao, độ tin cậy lớn. Các phần mềm tin học vẫn mang tính chất đơn lẻ, dữ liệu phân theo từng xã, tổ chức theo hệ thống file. Điều cần chú ý bây giờ là cần phải thiết lập được một hệ thống quản lý, lưu trữ trên một quy mô lớn thuận lợi cho khai thác, cập nhật và sử dụng lâu dài. Trong thời gian gần đây nước ta cho ra đời nhiều phần mềm mới phục vụ cho các chuyên ngành về đất đai. Đối với điều kiện kinh tế như nước ta hiện nay hầu hết các phần mềm được thiết kế cho phù hợp với các máy tính có cấu hình thấp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu với một nước nghèo như Việt Nam. Nước ta vẫn còn đang đứng ở quá gần điểm xuất phát của cuộc cách mạng khoa học thông tin. TRIMMAP (Mỹ), SDR (NewZealand), ITR (Hungary) đang được sử dụng trong ngành Địa chính. CIREN là một trong những trung tâm đưa ra nhiều phần mềm ứng dụng trong công tác đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC. CILIS và VILIS… là một trong những phần mềm đang được thử nghiệm, hoàn thiện tại các tỉnh trong cả nước. Nhưng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay phải kể đến các phần mềm Microstation, Mapping Office, Famis và Caddb. Microstation là một môi trường đồ họa cao cấp làm nền để chạy các phần mềm của INTERGRAPH. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa trong Microstation rất đầy đủ và mạnh, giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh hơn, đơn giản, giao diện rất thuận tiện cho người sử dụng. Mapping Office là một bộ phần mềm cung của INTERGRAPH bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dnạg dữ liệu đồ họa và phi đồ họa. Mapping Office gồm nhiều phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường thống nhất Microstation phục vụ cho việc duy trì dữ liệu. Bao gồm: - I/RAS C: cung cấp đầy đủ các chức năng hiển thị và xử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc đọc trực tiếp nếu là ảnh số. - I/RAS B: là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng), các công cụ trong I/RAS B sử dụng để làm sạch các ảnh quét vào từ tài liệu cũ, cập nhất các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động I/GEOVEC chuyển đổi dữ liệu raster sang vector. - I/GEOVEC thực hiện chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster sang vector theo các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, nên I/GEOVEC giảm được khá nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. - MSFC: môdun này cho phép người dùng khai báo và đặt các đặc tính đồ họa cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hóa đặc biệt là số hóa trong GEOVEC. Ngoài ra MSFC còn cung cấp một loạt các công cụ số hóa trên nền Microstation. Ngoài các phần mềm trên thì Mapping Office còn có các phần mềm MRFCLEAN và MRFFLAG để sửa lỗi tự động và hiển thị lên màn hình những lỗi không sửa được tự động để cho người dùng tự sửa. Là hai phần mềm được viết bằng Tiếng Việt đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay, Famis và Caddb cho ra sản phẩm cuối cùng là một bộ HSĐC hoàn chỉnh. Famis và Caddb đã giải quyết được những vấn đề còn tồn tại hiện nay là xây dựng chuẩn hóa cho từng cơ sở dữ liệu thành phần để tích hợp và trao đổi dữ liệu quốc gia . Nó hướng dẫn các ngành đơn vị thành lập quản lý bản đồ và HSĐC thống nhất trong cùng một môi trường hệ thống đồ họa, giúp Nhà nước quản lý đất đai được hiệu quả. Famis có khả năng xử lý, quản lý Bản đồ địa chính số đảm nhiệm công đoạn xử lý ngoại nghiệp sau khi đo vẽ hoàn chỉnh một số hệ thống bản đồ địa chính số và tạo ra các tài liệu kĩ thuật liên quan như: hồ sơ kĩ thuật thửa đất, trích lục thửa đất… Famis có hai chức năng làm việc chính là chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo; Chức năng làm việc với dữ liệu bản đồ địa chính. Còn Caddb là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu HSĐC hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ, thống kê tình hình sử dụng đất. Sản phẩm của Caddb gồm: sổ mục kê, sổ địa chính, GCNQSDĐ, sổ cấp GCNQSDĐ. 3.4. Giới thiệu phần mềm CILIS 3.4.1. Giới thiệu chung Được CIREN xây dựng và phát triển, CILIS tên đầy đủ là CIREN Land Iformation System - Hệ thống thông tin đất đai, là một bộ phận các phần mềm được ứng dụng trong việc xây dựng Hệ thống thông tin đất (LIS). Nó có vài đặc điểm chính như sau: - Nhập, xuất dữ liệu (bản đồ, thông tin) từ nhiều nguồn dữ liệu (dạng giấy, dạng số), trên nhiều định dạng dữ liệu khác nhau là các chức năng của CILIS. Thêm nữa, phần mềm này còn có các chức năng phục vụ tác nghiệp quản lý đất đai như xây dựng, quản lý HSĐC,cấp GCNQSDĐ; Cập nhật chỉnh lý thông tin biến động đất đai.Ngoài ra CILIS còn có các chức năng về tra cứu, thông tin trên mạng cục bộ, mạng diện rộng và Internet. Có thể thấy CILIS mang đầy đủ các chức năng và các công cụ của một Hệ thống thông tin đất đai. - CILIS dễ dàng sử dụng trên nhiều nền tảng cơ sở dữ liệu khác nhau như MSAcsess, MS-SQLServer, Oracle. Đây chính là đặc điểm thể hiện sự thuận lợi trong khi sử dụng phần mềm này. - CIREN đã thiết kế phần mềm này có thể linh hoạt các nền tảng của GIS để có thể quản lý và phân phối bản đồ tuỳ thuộc vào quy mô và mục đích của các ứng dụng. Lợi ích thu được từ việc này là giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm gốc GIS. - Là một phần mềm dễ sử dụng với giao diện tiếng Việt thân thiện, các chức năng của CILIS được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy mới nhất và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Chương trình không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao.Cấu hình tối thiểu để chương trình có thể chạy là: CPU : Pentium III, tốc độ 450 MHZ; RAM : 32 MB; HDD : 10 GB; Màn hình độ phân giải tối thiểu là 600 X 800; HĐH : WindowsNT.Cấu hình đề nghị là: CPU : Pentium III, tốc độ 700 MHZ; RAM : 128 MB; HDD : 20 GB; Màn hình độ phân giải tối thiểu là 1024 X 768; HĐH: WindowsNT4.0, Windows2000. 3.4.2. Nội dung chức năng của phần mềm a, Nhóm chức năng hệ thống Quản lý các thông tin liên quan trực tiếp đến hệ thống bao gồm các công việc như: Đi vào hệ thống, ra khỏi hệ thống, quản lý người sử dụng. Tạo mới dữ liệu, mở dữ liệu, đóng dữ liệu. - Đăng nhập dữ liệu và khóa hệ thống: + Đăng nhập hệ thống: Đây là một công việc mang tính bắt buộc, chúng ta sẽ không thể sử dụng các chức năng còn lại của chương trình khi không có mật khẩu truy nhập hệ thống. Bạn có thể có các quyền khác nhau đối với chương trình, tùy thuộc vào mật khẩu mà bạn sử dụng. + Khóa hệ thống: Công việc này bạn sẽ thực hiện khi kết thúc hoặc tạm thời dừng phiên làm việc. - Quản trị người dùng: Chỉ có những người có trách nhiệm mới có quyền can thiệp vào dữ liệu của chương trình. Nguyên nhân là do đối tượng áp dụng của phần mềm này khá đặc biệt, đất đai và các thông tin về đất luôn cần đảm bảo độ chính xác và độ an toàn của dữ liệu. Thêm nữa, bản chất của chương trình này chính là thu thập dữ liệu, nên việc để bất kì ai cũng có thể truy nhập, sử dụng, can thiệp để thay đổi dữ liệu là rất nguy hiểm. Phần mềm chia người sử dụng thành 3 nhóm: + Nhóm quản trị: Nhóm này có thể can thiệp vào cơ sở dữ liệu (Nhập và sửa dữ liệu, quản trị người sử dụng, tra cứu thông tin. Có thể nói đây là nhóm có nhiều quyền lợi nhất đối với chương trình. + Nhóm sử dụng: Là nhóm có quyền Nhập dữ liệu và tra cứu thông tin. + Nhóm tra cứu : Nhóm này chỉ duy nhất có quyền tra cứu thông tin. - Chức năng cơ sở dữ liệu: + Tạo file dữ liệu mới: Muốn làm việc với một đơn vị hành chính, việc cần làm là tạo một dữ liệu trắng của đơn vị hành chính đó. Sau đó, có thể nhập các thông tin và thao tác trên đó. + Mở dữ liệu: Trước khi bắt đầu tiến hành thao tác với dữ liệu của một xã thì cần phải mở file dữ liệu của xã đó. + Đóng dữ liệu: Đóng dữ liệu để kết thúc phiên làm việc. b, Nhóm chức danh mục năng quản lý Nhóm chức năng này quản lý các thông tin liên quan đến các danh mục bao gồm: Danh mục khu vực hành chính; Danh mục địa danh; Danh mục thôn xóm; Danh mục tờ bản đồ; Danh mục loại đất; Danh mục nguồn gốc thửa đất; Danh mục loại thửa đất. c, Nhóm chức năng quản lý dữ liệu thuộc tính đầu vào d, Nhóm chức năng quản lý bản đồ địa chính e, Nhóm chức năng xử lý HSĐC f, Nhóm chức năng xử lý biến động g, Nhóm chức năng tiện ích PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu. - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. - Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. - Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ và quản lý HSĐC của xã. Dùng phần mềm CILIS để xử lý dữ liệu và đưa ra các sản phẩm về GCNQSDĐ và bộ HSĐC của một số xã trọng điểm. - Đánh giá việc ứng dụng phần mềm tại địa phương trong việc đăng ký đất đai cấp GCN. Kết quả thu được bao gồm bản đồ địa chính, các loại sổ cơ bản trong bộ HSĐC. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý luận: nghiên cứu các ứng dụng tin học trong Đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ, trong việc quản lý HSĐC để giải quyết các vấn đề cụ thể trong công tác quản lý HSĐC. - Phương pháp sử dụng tư liệu sẵn có: các số liệu, đơn từ giấy tờ của địa phương. - Phương pháp điều tra thực địa: tìm hiểu thu thập, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất của huyện đồng thời điều tra thu thập các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính để chuẩn bị cho các bước xử lý nội nghiệp. - Phương pháp xử lý nội nghiệp: + Kiểm tra các số liệu thuộc tính được nhập bằng Famis – Caddb. + Tiến hành nhập bản đồ địa chính từ Microstation sang CILIS. + Nhập dữ liệu dạng sổ sách đơn từ vào CILIS. + In GCN và bộ HSĐC. * Phạm vi nghiên cứu: Khi bắt đầu thực hiện đề tài, địa phương cũng đang tiến hành ứng dụng đưa CILIS vào việc đăng ký cấp GCN. Được sự đồng ý của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên, tôi được tham gia vào việc hoàn thiện việc in GCN và bộ HSĐC của 2 xã Trác Văn và Xã Tiên Nội. Cụ thể là làm việc trên 2 tờ bản đồ địa chính là tờ Phụ lục 15 của xã Trác Văn và Phụ lục số 1 của xã Tiên Nội. PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường của huyện Duy Tiên 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Duy Tiên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hà Nam, trung tâm huyện cách thị xã Phủ Lý 17 km, có diện tích tự nhiên là 13.757,31 ha, nằm trong tọa độ địa lý từ 105o53’26’’ đến 106o02’43’’ độ Bắc từ 20o32’37’’ đến 20o42’09’’ kinh độ Đông . - Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây. - Phía Đông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên. - Phía Nam giáp thị xã Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục. - Phía Tây giáp huyện Kim Bảng. Thị trấn Hòa Mạc là Trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện nằm trên quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, thị xã Hưng Yên. Trung tâm huyện nằm gần sông Hồng nên rất thuận tiện cho giao lưu buôn bán với các địa phương khác bằng đường thủy và đường bộ. Ngoài ra huyện còn có thị trấn Đồng Văn nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, hiện có khu công nghiệp Đồng Văn đã và đang được đầu tư phát triển với quy mô rộng lớn. 1.1.2. Địa hình Huyện có địa hình đặc trưng chủ yếu của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ sông Hồng chủ yếu là vàn, vàn cao và tương đối bằng phẳng, không có vùng trũng điển hình. Nhìn chung huyện có địa hình tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng cây vụ đông. Và địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình: + Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc Nam, Mộc Bắc, Châu Giang, Yên Nam, Đọi Sơn… có địa hình cao hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc xã Đọi Sơn và Yên Nam. + Vùng địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện độ cao phổ biến từ 1-2m, bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm. 1.1.3. Khí hậu Huyện Duy Tiên có khí hậu đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa hạ thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông trời lạnh khô và mưa ít. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa chính: Mùa mưa; Mùa khô. Các yếu tố khí hậu chính của huyện: + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 24o C; Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39o C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 6o C; Biên độ nhiệt trong ngày nhỏ hơn 10o C; Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm từ 100 Kcal/cm2 ; Tổng tích ôn khoảng 8.300o C - 8.500o C. + Lượng mưa hàng năm từ 1.800m – 2.000m. Mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với gần 80% tổng lượng mưa trong năm. Ngày có lượng mưa cao nhất lên đến 200 – 250 mm. + Độ ẩm không khí trung bình trong cả năm dao động trong khoảng 83 – 85%. Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (92%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 80%. + Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1.685 giờ, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nhiều vụ trong năm. Mùa hè khoàng 6 -7 giờ/ngày; Mùa đông 2-3 giờ/ ngày. Số ngày nắng trung bình trong một tháng khoảng 20 ngày. + Gió bão: Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của hai laọi gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Ngoài ra, huyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 5 đến 7 cơn bão/năm với sức gió mạnh và lượng mưa lớn, thường xuất hiện vàp các tháng 8, 9 và 10. Tốc độ gió trung bình 2,3 m/s; Tốc độ gió lớn nhất 28 m/s; Sức gió trung bình cấp 7 đến cấp 8. 1.1.4. Thủy văn Huyện Duy Tiên có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ và mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung nước quan trọng khi mực nước các con sông chính xuống thấp vào mùa hạn. Mật độ sông khá dày, nhưng đều chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây ngập úng cục bộ cho vùng địa hình trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 1.2. Tài nguyên thiên nhiên 1.2.1 Tài nguyên đất Đất đai trong huyện chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia đất của huyện thành 3 nhóm chính: - Nhóm đất phù sa: Đây là loại đất chính của huyện được có độ phì tương đối khá, được phân bố ở hầu hết các xã với diện tích 6.679.36 ha chiếm 49,84% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất glây: Với diện tích 1.839,62 ha (chiếm 13.72%) có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn cao. - Nhóm đất tầng mỏng: Có diên tích không đáng kể khoảng 5,18 ha (chiếm 0,04%) là đất thịt pha cát, hàm lượng mùn và đạm thấp. 1.2.2. Tài nguyên nước. + Tài nguyên nước mặt: Trên địa bàn huyện có sông Hồng chảy qua và hai nhánh sông khác là sông Châu Giang và sông Nhuệ và còn có một số hồ đập nhỏ khác. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho huyện trong việc giao thông đường thủy và đặc biệt còn là nguồn cung cấp nước tưới và bồi đắp một phần phù sa cho đồng ruộng. Ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp trong tương lai của huyện. + Tài nguyên nước ngầm: Theo tài liệu về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm tỉnh Hà Nam cho thấy Duy Tiên có một nguồn nước ngầm khá dồi dào có thể khai thác và sử dụng ở hầu hết các xã trong huyện. Tuy vậy, nguồn nước ngầm này hiện nay chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt mà chưa khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp một cách hiệu quả. 1.2.3. Tài nguyên khoáng sản Vùng ven sông Châu Giang có các mỏ sét ở ruộng có độ sâu từ 0,5 – 1,5 m, có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên trữ lượng không nhiều và phụ thuộc vào dòng chảy hàng năm của sông. 1.2.4. Tài nguyên nhân văn Duy Tiên là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, người Lạc Việt đã đến lập nghiệp ở đây. Trong các di chỉ khảo cổ học được khai quật ở khu mộ cổ Yên Từ ( xã Mộc Bắc) và Đọi Nhất (xã Đọi Sơn) đã tìm thấy nhiều vât quý như: Giáo đồng, mai sắt… Ngoài ra còn tìm trống đồng Vũ Xá, trống đồng Văn Xá, trống đồng Lũng Xuyên và các công cụ sản xuất nông nghiệp khác tại cánh đồng Quan thuộc xã Yên Bắc. Từ xa xưa, nơi đây đã có tên gọi là Phù Vân, sau đó được đổi tên là Duy Tân. Duy Tiên là tên được gọi từ thời vua Lê Kính Tông. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân từ bao đời nay đã phải chống chọi với thiên tai, giặc dã. Để chiến thắng, họ đã phải đoàn kết với nhau, lao động, cần cù sáng tạo. Chính vì vậy đã hun đúc nên tình yêu quê hương, ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của nhân dân nơi đây. Đức tính đó càng được nhân lên gấp bội khi có giặc ngoại xâm tràn vào đất nước. Hiếu học cũng là truyền thống quý báu của người dân Duy Tiên. Tính siêng năng khắc phục khó khăn trong học tập, nâng cao trí lực đã góp phần làm giàu sức sống của quê hương. Người dân trong huyện đều là dân tộc Kinh, tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Duy Tiên còn là cái nôi của nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng: Làm trống Đọi Tam, dệt lụa Nha Xá, mây giang đan Ngọc Động… Đây không chỉ là ngành nghề kinh tế mà còn là nét văn hóa độc đáo của Duy Tiên. 1.3. Cảnh quan môi trường Với địa hình tương đối bằng phẳng, ruộng đồng và các điểm dân cư phân bố hài hòa. Cơ sở hạ tầng được xây dựng mang đậm nét đặc trưng của làng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc đến tập quán sinh hoạt trong cộng đồng dân cư. Đan xen trong làng xóm có hàng trăm ngôi đền, chùa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ mang dấu ấn kiến trúc của các thời kỳ lịch sử. Nơi đây có núi Đọi soi bóng xuống dòng sông Châu trong xanh, ngự trên đỉnh là ngôi chùa Long Đọi Sơn cổ kính. Đền Lảnh Giang là nơi thờ Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung có một kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Duy Tiên đang trong thời kỳ phát triển. Các khu công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ làm cho môi trường sinh thái bắt đầu xuất hiện ô nhiễm do khí thải và nước thải công nghiệp, rác thải từ khu dân cư. Việc đưa phân hóa học, thuốc trừ sâu vào sản xuất nông nghiệp gây tác động không nhỏ đến môi trường đất, nước, không khí. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.Tăng trưởng kinh tế chung Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, kinh tế huyện Duy Tiên cũng có những bước phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong những năm vừa qua đạt 9,4%/năm (cao hơn mức bình quân của tỉnh). Trong đó: Ngành nông nghiệp - thủy sản tăng 6,9%/năm; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 34,8%/năm; Ngành dịch vụ du lịch tăng 12,68%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và xu thế chung của nền kinh tế hàng hóa. Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp - thủy sản giảm dần đồng thời tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng đều qua các năm. Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp chiếm 38,6%; Công nghiệp - xây dựng là 28,6%; Còn lại là ngành dịch vụ - thương mại với 32,6%. 2.2. Thực trạng các ngành kinh tế 2.2.1. Ngành nông nghiệp Dù tỷ trọng của ngành có giảm trong cơ cấu kinh tế chung, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định và tiếp tục được xem là ngành kinh tế quan trọng. - Trồng trọt: Cây trồng chính vẫn là lúa. Trong những năm gần đây, cơ cấu giống lúa, cây trồng vụ đông, cây công nghiệp đã có sự thay đổi về cả số lượng lẫn chất lượng,các giống lúa năng suất cao đang được nhân rộng trên diện tích đất canh tác. Năng suất lúa bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 110,97 tạ/ ha. Duy Tiên được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh Hà Nam. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 77.334 tấn. Bình quân lương thực trên đầu người đạt 589 kg/người/năm. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 30,5 triệu đồng/ha/năm, đã xây dựng được 13 cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Toàn huyện chuyển được 372 ha ruộng trũng sang đất đa canh. - Chăn nuôi phát triển khá đa dạng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã tạo ra nguồn thu nhập lớn. Giá trị sản xuất do chăn nuôi mang lại đều tăng hàng năm trong cơ cấu chung của ngành sản xuất nông nghiệp. Hệ số chu chuyển của đàn lợn thịt phổ biến đạt từ 2,2 – 2,5 lần, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm đạt bình quân 1.858 tấn. Chăn nuôi chiếm 39,3% giá trị sản xuất nông nghiệp. - Thủy sản: Với diện tích nước mặt chiếm 14,3% diện tích tự nhiên trong đó khoảng 929,51ha chuyên nuôi thả cá. Sản lượng cá hàng năm ước tính đạt 1.000 tấn, tương đương với giá trị sản xuất 10,95 tỷ đồng trong đó giá trị nuôi trồng chiếm 91% còn lại là khai thác tự nhiên. 2.2.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng Trong cơ cấu kinh tế chung ngành này có xu hướng tăng tỷ trọng. Giá trị sản lượng bình quân tăng 148,85% trong vòng 5 năm qua, trong đó giá trị hàng xuất khẩu tăng 97%. Huyện hiện có 120 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có 77 doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Đồng Văn, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cầu Giát, Tiên Tân, Ngọc Động, Nha Xá đã thu hút được 23.224 lao động tham gia. Các ngành nghề truyền thống như: dệt lụa, dệt đũi, mây giang đan… luôn có thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Nghề dệt có ở 6/21 xã, mây giang đan phát triển ở 19/21 xã. 2.2.3. Ngành dịch vụ - du lịch Ngành này đang có nhiều chuyển biến, thị trường được mở rộng, hàng hóa phong phú đa dạng. Dịch vụ quốc doanh được giữ vững và cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhân dân như: Giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, sách vở…Dịch vụ ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào việc lưu thông hàng hóa, các hình thức phân phối giao thông, vận tải được phát triển mạnh, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Hệ thống chợ nông thôn đang dần được quan tâm phát triển. Các hoạt động du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được tiềm năng du lịch của huyện. 2.3. Thực trạng của hệ thống hạ tầng kĩ thuật 2.3.1. Giao thông Hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp, cải tạo làm mới. Tổng chiều dài tuyến đường trên địa bàn là 860,19km. Trong đó: Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện dài 10,35km (trong thời gian tới xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nằm cách vị trí QL1A khoảng 4 km về phía Đông); Quốc lộ 38 từ Đồng Văn đi Yên Lệnh dài 14km; Tỉnh lộ 9710 dài 16.5km; Tỉnh lộ 9711 dài 6,8km; Tỉnh lộ 9022 có chiều dài 4,4km; Tỉnh lộ 9023 dài 7,3km. Trên địa bàn huyện có 7 tuyến đường huyện lộ với chiều dài 39,9km chiếm 6% tổng chiều dài các tuyến đường. Ngoài ra còn có 155,43 km đường xã và liên xã; 405,51 km đường thôn xóm, nội đồng. Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với khoảng 15km. Đường thủy chủ yếu là 3 tuyến sông chính: sông Hồng, Sông Châu Giang, sông Nhuệ thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trên sông. 2.3.2. Thủy lợi Huyện Duy Tiên có khoảng 20 trạm bơm lớn (7 trạm chuyên tiêu, 11 trạm tưới tiêu kết hợp, 2 trạm chuyên tưới) được chia làm 158 tổ máy với công suất 247.500m3/h; 27 cống dưới đê cấp I; 204 cống nội đồng cấp II; 30 tuyến kênh cấp I với tổng chiều dài 117km; 196 tuyến kênh cấp II dài 163,5km. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của huyện phân bố tương đối đều với mật độ tương đối cao, góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. 2.3.3. Năng lượng, Bưu chính viễn thông Hiện đã có 100% số xã, thị trấn trong huyện sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất sinh hoạt. Cơ sở hạ tầng ngành điện lực của huyện khá đồng bộ với: 51,06km đường trung cao thếtừ 10KV – 35KV; 571,61km đường hạ thế; 68 trạm biến áp với tổng suất 13.040KVA. Khu công nghiệp Đồng Văn đã có trạm biến áp 110KV. Huyện đã phát triển ngành bưu chính viễn thông, để băt kịp với xu hướng của thời đại. Đến nay đã có một bưu điện đặt tại trung tâm huyên và 100% số xã, thị trấn có điện thoại tại trụ sở ủy ban. Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa. 2.2.4. Ngành giáo dục Cơ sở vật chất dạy và học dang ngày một nâng cao hiện có 24 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở, 3 trường phổ thông trung học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và. Có 20 trường đạt chuẩn quốc gia, 21/21 xã có trung tâm học tập cộng đồng. Chất lượng dạy và học đang có những chuyển biến đáng kể. Giáo dục mầm non được duy trì đều ở 123 nhóm trẻ và 201 lớp mẫu giáo. Số học sinh trúng tuyển cao đẳng đại học ngày càng tăng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng qua các năm. Số giáo viên mầm non chuẩn hóa đạt 52,1%, tiểu học đạt 93% và trung học cơ sở đạt 81%. 2.2.5. Ngành y tế Đến nay 100% số thôn xóm đã có cán bộ y tế, hàng năm tổ chức khám định kỳ cho nhân dân. Huyện Duy Tiên có một bệnh viện với 100 giường bệnh, hai phòng khám đa khoa khu vực 20 giường, một trạm điều dưỡng thương binhvà 21 tram y tế xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ y tế có 225 người gồm: 23 bác sỹ, 90 y sỹ và kỹ thuật viên, 65 y tá hộ sinh; 5 dược sỹ,12 dược sỹ trung cấpvà 25 dược tá. Đội ngũ cán bộ được đào tạo cả chuyên môn lẫn đạo đức để phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. 2.2.6. Ngành văn hóa thông tin Huyện đã có 151/151 thôn, làng, phố xây dựng xong hương ước, quy chuẩn làng văn hóa, 58 làng, 44 cơ quan được tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, cơ quan văn hóa và 27.543 hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Phong trào thể dục được phát triển mạnh mẽ thu hut nhiều đối tượng, lứa tuổi tham gia. Huyện Duy Tiên là đơn vị dẫn đầu trong ngành thể dục thể thao của tỉnh. Huyện đã cung cấp 22 lượt động viên tham gia thi đấu toàn quốc các môn thể thao. Về cơ sở vật chất, các thiết bị phục vụ cho thể dục thể thao đang dần được nâng cấp. Ở tuyến xã có trên 200 sân cầu lông 116 thôn có sân thể dục thể thao. 2.3. Dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư 2.3.1 Dân số Năm 2005, dân số huyện Duy Tiên có 132.281 người, trong đó nữ là 67.939 người chiếm 51,36% dân số cả huyện. Tổng số hộ gia đình 33.950 hộ với quy mô trung bình là 3,90 người/ hộ. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với 122.481 người. Châu Giang là xã đông dân cư nhất với 14.260 nhân khẩu. Dân số đô thị có 9.800 người, chiếm 7,41 dân số cả huyện được tập trung ở 2 thị trấn Hòa Mạc và Đồng Văn. Mật độ dân số bình quân của huyện là 961 người/km2, riêng khu vực đô thị đạt 1.612 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đạt mức ổn định 0.83. 2.3.2. Lao động, việc làm, đời sống dân cư Duy Tiên vào năm 2005 có 72.331 lao động chiếm 54,68% dân số của huyện, trong đó lao động nam là 33.091 người chiếm 45,75%. Số lao động đang trực tiếp làm việc trong các ngành kinh tế có 6.580 người. Lao động chủ yếu phục vụ trong ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tới 57.54 lực lượng lao động. Ngoài ra còn có các ngành tiểu thủ công nghiêp, dịch vụ thương mại với các nghề truyền thống cũng thu hút hàng ngàn lao động, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ mang lại thu nhập cho người dân. Kinh tế, xã hội phát triển kéo theo mức sống của người ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5,1 triệu đồng/người/năm. Theo điều tra năm 2005 có 23,6 hộ khá và giàu, hộ nghèo còn 8,5 % và không có hộ đói. 2.4. Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên kinh tế, xã hội 2.4.1. Thuận lợi Huyện Duy Tiên có vị trí tương đối thuận lợi do nằm trên trục phát triển công nghiệp Hà Nam – Ninh Bình, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, nền nhiệt độ cao, lượng mưa thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế cho sinh hoạt của nhân dân, nhất là sản xuất nông nghiệp. Hệ thống giao thông đường bộ đường thủy, đường sắt đa dạng và có chất lượng tốt giúp Duy Tiên phát triển nền kinh tế mở. Đặc biệt, với nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khỏe, có trình độ là nguồn nộ lực để khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế, xã hội. 2.4.2. Hạn chế Chịu ảnh hưởng của gió bão, là hạ lưu của các sông nên hay xảy ra ngập úng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trong nội bộ các ngành còn chậm, chưa xác định được mũi nhọn kinh tế. Thêm nữa lại thiếu vốn đầu, không có khả năng thu hút vốn và không có nhiều cán bộ quản lý và lao động có tay nghề. Mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Tỷ lệ hộ giàu và khá cũng như mức thu nhập vẫn còn thấp. 3. Tình hình quản lý đất đai và tình hình sử dụng đất 3.1.Tình hình quản lý đất đai Sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành, dưới sự chỉ đạo của sở địa chính tỉnh Hà Nam, huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, công tác quản lý Nhà nước về đất đai dần đi vào nề nếp. Trình độ của cán bộ trong ngành được nâng cao và công tác quản lý đạt được những thành tích khả quan, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 3.1.1. Địa giới hành chính Thực hiện chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch HĐBT, địa giới hành chính của huyện và các xã được xác định mốc giới cố định và bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý. Sau khi tách xã Lam Hạ về thị xã Phủ Lý, đến nay địa giới hành chính đã ổn định, rõ ràng giúp cho các cấp quản lý và sử dụng chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả. 3.1.2. Công tác điều tra cơ bản, đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng Trước khi thực hiện KH566 của UBND tỉnh, UBND huyện Duy Tiên đã tiến hành tổ chức đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho 7 xã, và thành lập bản đồ địa chính cho thị trấn Đồng Văn. Khi thực hiện KH566, huyện Duy Tiên có 8 xã phải đo đạc lại. Đến 30/08/2005 nghiệm thu sản phẩm đạt chất lượng tốt. 12/20 xã, thị trấn đã tổ chức chỉnh lý biến động sử dụng đất cho 6.000 hộ được kiểm tra nghiệm thu và xây dựng phương án xử lý cấp GCNQSDĐ, để đảm bảo độ chính xác của thửa đất. Năm 2005, huyện hoàn thành công tác tổng kiểm kê đất đai, và chỉnh lý và điều vẽ bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh máy bay cho toàn bộ 21/21 xã, thị trấn. Như vậy toàn huyện (trừ xã Chuyên Ngoại) 20/21 xã đã được đo đạc bản đồ địa chính bằng kỹ thuật số, để phục vụ tốt công tác quản lý đất đai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện. 3.1.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Năm 2004, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành rà soát lại quy hoạch sử dụng đất thời kì trước và xây dựng tiếp phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2010. Hằng năm, phòng Tài Nguyên Môi trường tham mưu cho UBND huyện lập kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất mang tính định hướng lâu dài chứ không chủ động được nguồn vốn đầu tư. 3.1.4. Công tác quản lý giao đất, cho thuê, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất Giao đất: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn huyện đã thực hiện các quyết định giao đất cho 877 hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở với diện tích 105.450 m2 tại 15 xã, thị trấn. Cho thuê đất: Căn cứ theo thẩm quyền UBND huyện đã ra quyết định cho thuê đất gồm 3 hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh với diện tích 1.840m2. Đồng thời hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định cho 19 tổ chức thuê đất trên địa bàn, với diện tích 167.550 m2. Hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh giao đất cho các tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, diện tích: 531,9 ha. Chuyển mục đích sử dụng đất cho 4 tổ chức diện tích 27.000 m2. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở 7 xã, thị trấn với diện tích đấu giá là 15.282,5 m2. 3.1.5 Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của huyện Duy Tiên Duy Tiên là một trong những huyện đi đầu trong việc in và cấp GCNQSDĐ tính đến thời điểm này. UBND huyện đã ban hành Quyết định số 897/QĐ – UB ngày 12 tháng 8 năm 2003 về việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện, xây dựng kế hoạch 510/KH-UB ngày 10/9/2003, Xây dựng Đề án 512/ĐA-UB ngày 10/10/2003 về việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất thuộc khu vực dân cư huyện Duy Tiên. Trong quá trình thực hiện KH566, Luật, chính sách của Nhà nước về đất đai có thay đổi dẫn tới việc thực hiện kế hoạch cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với Luật Đất đai 2003 và Nghị đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.Đến thời điểm năm 2004, huyện đã tiến hành cấp được 33.458 GCN bằng 6.965,05 ha, chiếm 51,94% diện tích tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp cấp được 30.804 giấy với 6.892,76 ha, đất chuyên dùng cấp được 32 giấy với diện tích 16 ha và đất ở cấp được 2.622 giấy với diện tích 56,29 ha. 3.1.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, sự giúp đỡ về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường đặc biệt là sự chuyển giao về công nghệ thông tin trong việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp xã, huyện, tỉnh. Vì vậy, công tác thống kê, kiểm kê tương đối thuận lợi, thực hiện chế độ kiểm tra báo cáo đúng thời hạn, đủ biểu mẫu, số liệu phản ánh đúng thực tế. 3.1.7. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu tố về đất đai Nhờ việc phối hợp chặt chẽ với các ngành trong huyện tổ chức các cuộc thanh tra đất đai nên đã hạn chế được thấp nhất việc cấp đất sai thẩm quyền. Công tác giải quyết tranh chấp đơn thư của nhân dân được thực hiện tốt. 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Duy Tiên Tổng diện tích tự nhiên của huyện là: 13.757,31 ha. Cụ thể được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1 : Tình hình sử dụng đất của huyện Duy Tiên. STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 13.757,31 100 1 Đất nông nghiệp 8.812,30 64,06 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.339,42 53,34 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 929,51 6,76 1.3 Đất nông nghiệp khác 1,43 0,01 2 Đất phi nông nghiệp 4.874,51 35,43 2.1 Đất ở 1.101,72 8,01 2.1.1 Đất ở nông thôn 993.31 7,22 2.1.2 Đất ở đô thị 108,41 0.79 2.2 Đất chuyên dùng 2550,68 18,54 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 35,60 0,26 2.4 Đất nghĩa trang 138,03 1,00 2.5 Đất sông suối,mặt nước chuyên dùng 1.038,99 7,55 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 9,49 0,07 3 Đất chưa sử dụng 70,49 0,51 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 34,78 0,25 3.2 Đất núi đá không có rừng cây 35,71 0,26 4. Các bước thực hiện của đề tài Trước tiên phải xây dựng một file mới: Trên menu vào Hệ thống/Tạo mới dữ liệu và chọn lựa các thông tin trong các combo: Tỉnh/thành phố; Huyện/quận; Xã/phường; Tên file. Sau khi khai báo chọn “Đồng ý” để có được file dữ liệu mới. 4.1. Xử lý dữ liệu Do CILIS có thể tích hợp với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Tại mỗi địa phương sẽ có các quy trình xây dựng và xử lý HSĐC khác nhau tùy vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương để sử dụng hệ thống một cách hiệu quả. Nhưng ta cũng có thể tổng kết quy trình xử lý dữ liệu địa chính theo sơ đồ 3.1 4.1.1. Dữ liệu không gian (Dữ liệu bản đồ) Hệ thống thông tin đất đai sẽ lưu trữ và xử lý các loại bản đồ như sau : Bản đồ địa chính; Bản đồ trích đo, sơ đồ thửa đất (cho các thửa đất chưa có bản đồ địa chính); bản đồ sẽ được lưu trữ tại cùng thư mục với thư mục chứa dữ liệu HSĐC (file .din) và được nhập vào bằng các công cụ trong CILIS. Bản đồ địa chính từ định dạng file của MicroStaion(DGN), sau khi được tạo vùng (dùng công cụ MRF- poly) và phân lớp các nhãn số thửa, loại đất, diện tích có thể sẽ được nhập trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra, khi xây dựng bản đồ địa chính, nếu có thông tin về tên chủ sử dụng và địa danh của thửa đất thì tạo thêm các lớp nhãn tên chủ và lớp nhãn địa danh cho thửa đất đó để có thể đưa trực tiếp thông tin chủ sử dụng vào hệ thống. Đối với cãc xã, thị trấn thuộc huyện Duy Tiên, các Bản đồ Địa chính đã được số hóa, hoàn chỉnh theo các bước của quy trình biên tập bản đồ. Để nhập các tờ bản đồ địa chính ta làm các bước như sau: Chuẩn bị bản đồ địa chính trên file DGN Vào menu "Bản đồ->Nhập bản đồ từ file *DGN". Chọn thư mục có chứa file bản đồ địa chính rồi chọn các file (các tờ bản đồ) rồi chọn tiếp tục. Sau khi đã khai báo đầy đủ các tham số chuyển đổi: Như số tờ, tỷ lệ bản đồ, điền các thông tin về vùng thửa đất, các loại đường (số lớp quy định phải đúng như trên bản đồ)... ta sẽ chọn “tiếp tục” để chương trình được chuyển vào file Shape và ta có được bản đồ cần nhập. 4.1.2. Dữ liệu thuộc tính (Đơn từ, sổ sách) a, Nhập dữ liệu dạng sổ mục kê Dữ liệu dạng sổ mục kê: Là dữ liệu của quá trình sau khi đo đạc bản đồ và lập được sổ mục kê trên giấy hoặc nhập được tên chủ sử dụng trên FAMIS. Ngoài ra, dữ liệu dạng sổ mục kê còn được lấy từ nguồn là các file dữ liệu bản đồ địa chính có các lớp thông tin loại đất phụ, lớp tên chủ , lớp địa chỉ thửa. Dữ liệu dạng sổ mục kê sẽ được nhập vào hệ thống và sau đó sẽ dùng công cụ để chuyển sang dạng đăng ký. Nhập dữ liệu dạng này khi khu vực hành chính đó chưa làm thủ tục đăng ký, cấp GCN. Hoặc dùng để bổ xung thông tin cho các thửa đất chưa có thông tin trong phần đăng ký. Có thể nhập dạng này từ sổ mục kê giấy hoặc từ dạng FAMIS. * Nhập dữ liệu từ Famis: Dữ liệu được chuyển đổi từ File *.dbf của famis có dạng như dữ liệu được nhập từ sổ mục kê. Vì vậy sau khi chuyển đổi dữ liệu bạn phải chuyển cho dữ liệu này, đồng thời nhập bổ sung các thông tin. Công cụ này được sử dụng để chuyển đổi các file dữ liệu *.dbf của chương trình Famis sang dữ liệu sổ mục kê. Bạn chỉ cần mở file dữ liệu cần chuyển đổi và nhấn nút chuyển, dữ liệu sẽ được chuyển đổi sang dữ liệu sổ mục kê của file dữ liệu hệ thống bạn đang làm việc. Nhưng khi nhập dữ liệu từ Famis thì khi in ra HSĐC, không hiển thị hết các thông tin về chủ sử dụng và thửa đất. Nên việc nhập dữ liệu tiến hành theo các bước sau: * Nhập dữ liệu theo sổ mục kê mới Công cụ này dùng để cập nhập dữ liệu theo sổ mục kê mới và dữ liệu được chuyển đổi từ các file bản đồ địa chính có các thông tin về loại đất phụ, tên chủ, địa chỉ thửa đất sang dạng đơn đăng ký. Chọn từ menu chính “Dữ liệu\Nhập dạng sổ mục kê\Nhập dữ liệu từ sổ mục kê mới“ xuất hiện màn hình sau : Chọn một tờ bản đồ trong danh sách tờ bản đồ sau đó click vào nút “hiển thị”. Thông tin thửa đất của tờ bản đồ đó đã có (thông tin đã được nhập vào từ trước đó hoặc được lấy từ các file bản đồ địa chính) trên màn hình sẽ liệt kê thông tin như sau: Số thửa, số thửa phụ, tên chủ sử dụng, đối tượng, giới tính, loại đất diện tích, địa chỉ thửa. Các chức năng của chương trình: Xóa thông tin của thửa đất, thêm mới thông tin, sửa thông tin hay kiểm tra độ chính xác của thửa đất. Sau khi kiểm tra dữ liệu đã nhập xong , click vào nút “Nhập dữ liệu” . Chương trình sẽ chuyển dữ liệu sang dạng dữ liệu đơn đăng ký. b, Nhập dữ liệu từ dạng đơn đăng ký. Thông tin cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau: Thông tin về các thửa đất, các chủ sử dụng trong các tờ bản đồ của khu vực hành chính. Có đầy đủ các thông tin thì chúng ta mới có thể in ra được sổ mục kê chính xác với thực tế, tránh những sai sót có thể gây ảnh hưởng tới việc quản lý. * Nhập dữ liệu chủ sử dụng Phần mềm cho phép thực hiện các chức năng sau: - Thêm mới một chủ sử dụng: Loại đối tượng của chủ sử dụng, khu vực hành chính của chủ sử dụng, Tên chủ sử dụng. - Xóa hay sửa các thông tin của chủ sử dụng đất * Nhập danh sách thửa đất: Từ menu chính chọn Dữ liệu/ Danh sách thửa đất sẽ xuất hiện màn hình “Nhập dữ liệu từ sổ địa chính, đơn đăng ký”. Các chức năng cho phép thao tác : - Thêm mới một thửa đất: Nhập các thông tin: Hình thức sử dụng; Ngày vào sổ; Số tờ; Số thửa; Số thửa phụ; Diện tích; Diện tích chung; Diện tích riêng; Địa danh; Loại đất và mục đích sử dụng. - Xóa hay sửa dữ liệu thửa đất. c, Chuyển sang dạng đăng ký Từ menu “Dữ liệu\Nhập dạng sổ mục kê\Chuyển sang dạng đăng ký” sẽ thấy xuất hiện màn hình “quy chủ sử dụng”. Chọn chức năng : Hiện chủ chưa chuyển đổi, hiện các chủ đã chuyển đổi có trong menu “Chức năng”. Các chủ sử dụng sẽ được hiển thị trên màn hình. Ta có thể chuyển cho thửa đất theo thông tin chủ theo 2 cách: Thứ nhất là chuyển các chủ không trùng tên; thứ hai là chuyển từng chủ. d, Chuẩn hóa thông tin * Đổi chủ sử dụng Quá trình này diễn ra khi xảy ra sự nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu, khi thửa đất của chủ sử dụng này được nhập cho chủ sử dụng khác. Công cụ này chuyển thửa đất về đúng chủ của nó. * Kiểm tra diện tích thửa đất và diện tích đăng ký sử dụng Để dữ liệu được đồng bộ, và người quản lý dễ dàng có thể sửa đổi khi có sai sót khi diện tích thửa đất không bằng tổng diện tích trong đăng ký của thửa đất đó . Thao tác của quá trình này là: Vào Menu Dữ liệu/ Kiểm tra dữ liệu/ Diện tích thửa - ĐKSD. Chọn từng tờ bản đồ để kiểm tra thông tin trong cửa sổ “Kiểm tra diện tích đăng ký sử dụng của thửa đất”. Muốn dữ liệu đồng bộ sau khi đã sửa đổi và ghi lại các diện tích của các thửa đất được đăng ký hoàn toàn click vào “cập nhật theo tổng diện tích đã đăng ký”. * Kiểm tra tổng diện tích đăng ký và diện tích theo từng loại đất đã đăng ký của một thửa đất. Chức năng này được xây dựng để kiểm tra dữ liệu giữa diện tích đăng ký của một thửa đất và diện tích của thửa đất đó trong đăng ký. Thao tác của quá trình này là: Vào Menu Dữ liệu/ Kiểm tra dữ liệu/ Diện tích thửa - Loại đất. Chọn từng tờ bản đồ để kiểm tra thông tin trong cửa sổ “ Kiểm tra diện tích đăng ký sử dụng của thửa đất”. Sau khi đã sửa đổi và ghi lại các diện tích của các thửa đất được đăng ký hoàn toàn click vào “Cập nhật theo tổng diện tích ĐKSD Loại đất” để dữ liệu đồng bộ. * Các chủ sử dụng trùng nhau Tránh tình trạng một chủ sử dụng đất được cập nhật nhiều lần, sau khi vào Menu Dữ liệu/ Kiểm tra dữ liệu/ Các chủ sử dụng trùng nhau, màn hình sẽ hiện ra những chủ nghi vấn trùng nhau. Ta thực hiện thao tác xóa các chủ sử dụng khác sau khi đánh dấu và “Cập nhật”. 4.1.2.Các ứng dụng Được sử dụng để hỗ trợ cho các thao tác xử lý nội nghiệp với các chức năng như: in ra các Sổ trong bộ HSĐC, các biểu thống kê. a, In sổ mục kê Đây là chức năng này sẽ trợ giúp in sổ mục kê tạm thời để tiếp tục chỉnh lý hoặc sổ mục kê chính thức sau khi chỉnh lý dữ liệu. Cho phép in sổ mục kê chính thức sau khi đã chỉnh lý dữ liệu. Cho phép in ra sổ mục kê với nhiều tùy chọn khác nhau như in ra sổ mục kê đầy đủ hay sổ mục kê rút gọn đối với đất ngoài đồng. Tạo ra dữ liệu của chương trình ra dạng sổ mục kê và in ra sổ mục kê là 2 phần cơ bản của chức năng này. Chức năng tạo dữ liệu dạng sổ mục kê là việc chương trình sẽ phân tích các dữ liệu đã nhập theo cấu trúc của chương trình và tạo ra một dữ liệu trung gian chứa các trang của sổ mục kê. Sau đó, dữ liệu này chương trình sẽ in ra sổ mục kê. Để in ra sổ mục kê ta cần lựa chọn các tham số in bao gồm: Tờ bản đồ; In kiểu sổ mục kê đầy đủ; In cả tên vợ, chồng; In thông tin cấp GCN; In thống kê tờ cuối; In thành một quyển; Xuất ra file. Cuối cùng chọn in sổ mục kê. b, In sổ địa chính Chức năng này trợ giúp in ra sổ địa chính và sau khi chỉnh lý dữ liệu, cho phép in ra sổ địa chính với nhiều tùy chọn tham số khác nhau như theo kiểu xây dựng dữ liệu theo khu vực in đối tượng chủ sử dụng... Chức năng này có hai phần là tạo dữ liệu chương trình và in ra sổ địa chính.Ta tiến hành chọn những tham số in : Chọn tham số kiểu xây dựng dữ liệu hoặc tham số khu vực in; Chọn tham số đối tượng. Bước tiếp là tạo dữ liệu và in sổ địa chính. . c, Đăng ký và cấp GCNQSDĐ Nội dung này giúp ta phân loại được thông tin của các thửa đất trong một đơn vị hành chính theo các tiêu chí về hiện trạng pháp lý, được chia làm 4 dạng: Chưa đăng ký quyền sử dụng đất: Không đủ điều kiện cấp giấy; Không cấp giấy; Cấp GCNQSDĐ. Các chức năng cho phép của chương trình là: Tạo mới một GCN cho thửa đất. Sửa thông tin của GCN; căn chỉnh khoảng cách in GCN; In ra hồ sơ kỹ thuật thửa đất. d) In sổ cấp GCNQSDĐ Chức năng này cho phép ta in ra sổ cấp GCNQSDĐ. Chọn các tham số in sổ: Đầu tên chủ; Nội dung cột tên chủ; Kiểu sổ; Số trang/ Quyển. Rồi ta sẽ in được sổ cấp GCNQSDĐ. e) In biểu thống kê 01,02,03 Chon các tham số: Chọn tờ bản đồ; Xuất sang file Word, Tên file, Số chữ sau dấu phẩy. Rồi in ra các biểu thống kê. 5.Đánh giá kết quả ứng dụng tin học 5.1.Kết quả đăng ký cấp GCN của huyện Duy Tiên trước và sau khi ứng dụng CILIS Đất nông nghiệp (ngoài đồng): Thực hiện Kế hoạch số 278/KH_UB và Chỉ thị 15 Việc dồn đổi ruộng nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất kết hợp với cấp GCNQSD đất. Tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là: 30.576 hộ, số hộ được cấp GCNQSD đất là 30.448 hộ, còn lại 128 hộ chưa cấp (do đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư). Thời gian này sử dụng Famis để in GCN. Trước năm 2003, khi chưa sử dụng CILIS trong công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ, Huyện Duy Tiên đã tiến hành cấp 2350 GCN cho xã Chuyên Ngoại theo Quyết định 924 năm 1995. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, Huyện Duy Tiên tiến hành thực hiện KH566 và cũng bước đầu đưa CILIS phục vụ cho công tác đăng ký đất đai, cấp GCN. Đất trong khu dân cư: Trong 20 xã, thị trấn với tổng số hộ sử dụng đất khu dân cư là: 34.935 hộ. Số hộ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là: 11.861 hộ = 33,9% số hộ thực hiện KH566; Số hộ chưa đủ điều kiện cần xây dựng phương án xử lý HPH là: 23.074 hộ = 66,1% số hộ thực hiện KH566. Đến nay tổng số hộ chưa đủ điều kiện đã được xử lý là: 21.120 hộ 91,5% số hộ chưa đủ điều kiện phải xử lý =60,4% số hộ thực hiện KH 566. Số hộ còn lại chưa được xử lý là: 1.954 hộ =5,5% số hộ thực hiện KH566, tập trung ở một số xã, thị trấn như: Thị trấn Đồng Văn 1.131 hộ, xã Yên Bắc 520 hộ, xã Duy Minh 122 hộ. Tính đến nay tổng số hộ đủ điều kiện và số hộ đã được xử lý: 32.981 hộ = 35.246 (thửa đất) GCNQSDĐ = 94,5% tổng số hộ sử dụng đất trên địa bàn Huyện thực hiện KH566. Tổng số GCNQSD đất phải in theo quyết định phê duyệt của UBND huyện là: 35.246 giấy. Số GCNQSD đất đã in trên địa bàn huyện là: 34.359 giấy = 97,4 % số giấy phải in. Số hộ đã được cấp GCNQSDĐ là 22.852 hộ Số GCNQSD đất đã cấp là: 24.268 GCN= 70,6% số hộ thực hiện KH566. (Nếu tính cả xã Chuyên Ngoại đã cấp GCNQSDĐ theo Quyết Định 924 năm 1995,đến nay toàn huyện đã cấp được 26.618 GCNQSD đất). Các xã đã phát GCN đến tận tay người dân đạt tỷ lệ cao là: Tiên Ngoại 86%; Trác Văn: 88%; Mộc Nam: 86%.Các xã đã phát GCN đến tận tay người dân đạt tỷ lệ thấp: Thị trấn Hòa Mạc: 500/1.112 giấy (45%); Tiên Hải: 500/1.130 giấy(44%). Số GCNQSDĐ đã in ra chưa phát đến hộ sử dụng đất là: 10.091 giấy (số giấy này đang chuẩn bị được phát cho các chủ sử dụng đất). Số liệu chi tiết xem bảng 2: - Cấp GCNQSDĐ cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (TN, TN). Tổng số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện là 438 cơ sở (Tôn giáo: 151 cơ sở; Tín ngưỡng: 287 cơ sở.) Số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đã được cấp GCNQSDĐ là: 400 cơ sở (Tôn giáo: 136/151 cơ sở đạt 90%; Tín ngưỡng: 264/287 cơ sở đạt 92%). Số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng chưa được cấp GCNQSDĐ là: 38 cơ sở (15 cơ sở tôn giáo, 23 cơ sở tín ngưỡng). - Cấp GCN cho các tổ chức khác: Tổng số các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn huyện là 364 tổ chức gồm 72 tổ chức kinh tế, 292 tổ chức hành chính sự nghiệp đều đã được cấp GCN. Qua bảng tổng kết tình hình cấp GCN cho các loại đất chính trên địa bàn huyện tính đến thời điểm 31/12/2003 (bảng 3), ta thấy huyện Duy Tiên về cơ bản đã và đang hoàn thiện dần việc đưa GCN đến tận tay người dân với tổng số giấy là 58.017 GCN tương ứng với diện tích 7557,4 ha. - Đất nông nghiệp có diện tích cấp là 6752.67 ha tương ứng với 30640 GCN. - Đất ở nông thôn c ấp đ ư ợc 25906 gi ấy ứng v ới 712,04 ha. - Đất ở đô thị cấp được 712 giấy với diện tích là 56.25 ha. - Đất chuyên dùng cấp được 364 giấy với diện tích 11,5 ha. - Đất tôn giáo tín ngưỡng cấp được 395 giấy với diện tích 16,89 ha. BẢNG 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN 566 HUYỆN DUY TIÊN STT Xã, Thị trấn Số hộ sử dụng đất Số hộ đã cấp GCN trước KH566 Kết quả thực hiện 566 Tổng số hộ phải thực hiện 566 Hộ đủ điều kiện Hộ đã đưa vào phương án xử lý Hộ để lại Tổng Số GCN phải in theo KH566 Số GCN đã in Số GCN đã cấp cho các hộ Tỷ lệ GCN đã phát cho các hộ(%) 1 Mộc Bắc 1469 1469 482 984 3 1643 1626 1064 65 2 Mộc Nam 1063 1063 252 806 5 1103 1103 954 86 3 Bạch Thượng 1888 1888 685 1203 0 1999 1999 1407 70 4 Trác Văn 2143 2143 810 1311 22 2249 2249 1979 88 5 TT Hòa Mạc 1131 1131 414 706 11 1160 1112 500 45 6 Châu Giang 3848 3848 1680 2168 0 4221 4182 3178 76 7 Tiên Ngoại 1342 1342 464 878 0 1718 1718 1479 86 8 Yên Nam 2329 2329 855 1457 17 2417 2361 2000 85 9 Tiên Hiệp 1153 1153 319 831 3 1292 1292 883 68 10 Đọi Sơn 1891 1891 734 1157 0 2024 2024 1350 67 11 Tiên Phong 764 764 157 599 8 801 798 600 75 12 Tiên Hải 1094 1094 379 708 7 1130 1130 500 44 13 Châu Sơn 955 955 225 770 0 1136 1131 760 67 14 Duy Hải 1430 1430 319 1062 49 1431 1240 720 58 15 Duy Minh 1552 1552 211 1219 122 1489 1370 650 47 16 Tiên Nội 1838 1838 943 890 5 1862 1862 1426 77 17 Hoàng Đông 2206 2206 796 1369 41 2260 2169 1369 63 18 Đồng Văn 1515 1515 300 84 1131 405 300 212 71 19 Tiên Tân 1698 1698 435 1253 10 2008 1871 937 50 20 Yên Bắc 3586 3586 1401 1665 520 2898 2822 2300 82 21 Chuyên Ngoại 2350 2350 0 0 Cộng 37285 2350 34935 11861 21120 1954 35246 34359 24268 BẢNG 3: TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CẤP GCN CHO CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HUYỆN DUY TIÊN . STT Xã, thị trấn Đất nông nghiệp Đất ở nông thôn Đất ở đô thị Đất chuyên dùng Đất TG - TN Tổng số Số GCN đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp tương ứng (ha) Số GCN đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp tương ứng (ha) Số GCN đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp tương ứng (ha) Số GCN đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp tương ứng (ha) Số GCN đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp tương ứng (ha) Số GCN đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp tương ứng (ha) 1 Mộc Bắc 1612 274.58 1064 36.47 11 0.35 15 0.85 2702 312.25 2 Mộc Nam 857 231.42 954 39.17 7 0.23 14 1.61 1832 272.43 3 Bạch Thượng 1630 290.38 1407 38.61 12 0.39 19 1.74 3068 331.12 4 Trác Văn 2019 283.41 1979 73.34 7 0.22 16 0.63 4021 357.6 5 TT Hoà Mạc 493 58.08 500 15.35 97 3.07 3 0.71 1093 77.21 6 Châu giang 3403 735.88 3178 96.34 25 0.79 39 0.79 6645 833.8 7 Tiên Ngoại 1209 487.6 1479 25.72 6 0.18 26 2.08 2720 515.58 8 Yên Nam 2014 462.37 2000 65.02 15 0.37 27 1.64 4056 529.4 9 Tiên Hiệp 1013 399 883 19.33 9 0.27 20 0.76 1925 419.36 10 Đọi Sơn 1647 320.23 1350 41.31 6 0.17 35 2.49 3038 364.2 11 Tiên Phong 698 67.19 600 20.9 4 0.15 6 0.68 1308 88.92 12 Tiên Hải 704 237.1 500 12.97 7 0.23 14 0.57 1225 250.87 13 Châu Sơn 801 182.95 760 21.05 3 0.09 20 0.77 1584 204.86 14 Duy Hải 1144 285.66 720 19.59 24 0.74 13 0.35 1901 306.34 15 Duy Minh 1173 175.5 650 18.84 8 0.28 19 2.04 1850 196.66 16 Tiên Nội 1704 486.08 1426 23.26 51 1.64 23 1.76 3204 512.74 17 Hoàng Đông 1718 377.07 1369 34.1 22 0.7 19 2.21 3128 414.08 18 TT Đồng Văn 540 100.06 212 40.9 18 0.57 3 0.25 773 141.78 19 Tiên Tân 1341 421.48 937 18.94 6 0.21 34 1.74 2318 442.37 20 Yên Bắc 2779 587.93 2300 47.6 9 0.3 18 1.99 5106 635.83 21 Chuyên Ngoại 2141 288.7 2350 59.48 17 0.55 12 1.23 4520 349.96 Cả huyện 30640 6752.67 25906 712.04 712 56.25 364 11.5 395 26.89 58017 7557.36 5.2. Những ưu điểm của phần mềm CILIS Qua những số liệu trên có thể thấy khi ứng dụng CILIS vào công tác đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ thì tiến độ in giấy và cấp giấy đến tận tay người dân nhanh hơn nhiều so với khoảng thời gian trước khi đưa tin học vào trong quản lý đất đai ở địa phương. Lợi thế của phần mềm này là trong quá trình cài đặt không đòi hỏi máy tính cấu hình cao. Bởi lẽ, đây là phần mềm được xây dựng để phục vụ cho việc nhập dữ liệu nhà đất ở cấp xã, phường. Hiện nay, các địa phương trên cả nước đang bước đầu tin học hóa các lĩnh vực trong quản lý Nhà nước. Vậy nên các Phòng, Ban cũng đang được trang bị hệ thống máy tính. Nhưng do điều kiện kinh tế các địa phương còn hạn chế nên chủ yếu trang bị những máy tính cấu hình thấp từ nguồn hàng thanh lý của các nước khác. Nếu chương trình yêu cầu cần máy cấu hình cao sẽ không phù hợp với thực trạng của địa phương, không có tính ứng dụng cao trong thực tế. Những điểm mạnh phải kể đến của CILIS là bổ sung hoàn chỉnh các chức năng về kê khai đăng ký, lập HSĐC theo đúng thủ tục quy định tại các văn bản của Bộ Tài nguyên Môi trường (Mẫu HSĐC theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT). Là một phần mềm do CIREN thiết kế bằng giao diện Tiếng Việt thân thiện, CILIS dễ dàng sử dụng cho những cán bộ đã được đào tạo chính quy có kiến thức về tin học ứng dụng trong ngành Địa chính. Các thanh công cụ được bổ sung tạo cho người sử dụng có thể thao tác dễ dàng nhanh chóng được với hệ thống. Các thanh công cụ phục vụ cho việc tìm kiếm đang được xây dựng để sử dụng được thuận lợi hơn khi thao tác. Ngoài các nhóm chức năng cơ bản sử dụng trong việc quản lý dữ liệu hay tra cứu, cập nhật các dữ liệu về thửa đất, về danh sách chủ sử dụng và các thông tin có liên quan từ hệ thống HSĐC, CILIS còn cho số liệu tổng hợp để lập biểu thống kê, kiểm kê đất đai. Thêm nữa, chương trình có lưu trữ được nguồn dữ liệu khổng lồ của ngành Địa chính. Vì các thông tin liên quan đến thửa đất phục vụ cho việc lập và quản lý HSĐC được chuyển hóa hoàn toàn sang dạng số để lưu trữ, sử dụng, cập nhật chỉnh sửa biến động trong quá trình sử dụng đất cả từ quá khứ đến tương lai sau này. Đối với Nhà nước, phần mềm đã giúp công tác quản lý được chặt chẽ hơn trong các vấn đề liên quan đến đất đai: giao đất, cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế... Riêng với người sử dụng, việc in GCN đất theo mẫu mới của Bộ là sản phẩm của phần mềm, cũng giúp việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của họ được thuận lợi hơn. 5.3.Những tồn tại của phần mềm. Bên cạnh những ưu điểm như vậy nhưng phần mềm vẫn còn một số tồn tại. Tuy nói CILIS dễ sử dụng nhưng chỉ phù hợp với các cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường mà hệ thống HSĐC chủ yếu xây dựng cho cấp xã, phường vậy nên rất khó để các cán bộ Địa chính xã sử dụng và quản lý các thông tin. Phần mềm này vẫn còn trong giai đoạn khảo nghiệm và hoàn thiện dần, thực sự phần mềm vẫn còn khá nhiều lỗi cần hoàn thiện dần. Để có thể chuyển dữ liệu bản đồ địa chính sang dữ liệu HSĐC yêu cầu các địa phương phải có bản đồ địa chính dạng số và phải được tạo vùng bằng công cụ MRF-poly. Vậy nên cần có một bản đồ số hoàn chỉnh thì mới có thể sử dụng được CILIS để có được sản phẩm đầy đủ. Theo thiết kế, chương trình còn giúp ta nhập các dữ liệu từ các nguồn file khác như từ Microstation, Famis hay Caddb,nhờ có khả năng tích hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau của phần mềm. Nhưng trong quá trình thực hiện của đề tài, khi nhập dữ liệu bằng Famis, Caddb thì không thể in được các dữ liệu sổ mục kê một cách đầy đủ. Nguyên nhân có thể là do dữ liệu kế thừa dạng Famis của địa phương không hoàn chỉnh hoặc do phần mềm được sử dụng tại địa phương còn bị lỗi. Để có được bộ HSĐC đầy đủ, thì các thao tác nhập bằng tay từ phương án xử lý, từ đơn xin cấp GCN của người sử dụng là chủ yếu. Như vậy, vẫn chưa thực sự là tin học hóa hoàn toàn mà việc đăng ký cấp GCN vẫn còn mang tính chất thủ công. Vậy là chương trình vẫn chưa thực hiện được toàn diện mục tiêu của việc tin học hóa là: “Tạo hiệu quả trong việc sử dụng nhân lực và tiết kiệm thời gian”. Hạn chế của phần mềm còn ở chỗ chưa in được Sổ theo dõi biến động. Thêm nữa, CILIS chỉ thiết kế cho Mẫu HSĐC theo Thông tư 29/2004/ TT-BTNMT, khi thay đổi mẫu HSĐC lần nữa để cho phù hợp với nhưng chính sách mới của Nhà nước thì phần mềm lại không còn phù hợp nữa. PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Hệ thống thông tin đất đai CILIS được đưa vào ứng dụng tại huyện Duy Tiên khi UBND tỉnh ban hành KH566 với 20/21 xã, thị trấn. Khác với trước đây, khi đưa phần mềm vào sử dụng dẫu chưa ứng dụng được toàn diện các chức năng của hệ thống nhưng CILIS vẫn góp phần nâng cao chất lượng việc quản lý hay nâng cao tiến độ đăng ký cấp GCNQSDĐ. Thông qua các chức năng của phần mềm, cơ sở dữ liệu được tích hợp để tạo nên một hệ thống được kết nối một cách logic, tạo được sự kết nối giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian trên cơ sở bản đồ địa chính. Qua quá trình thực tập tôi đã làm được một số công việc như sau: - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên. - Đánh giá được tình hình sử dụng, quản lý đất đai cũng như tình hình đăng ký đất đai cấp GCN của địa phương. - Thông qua việc hỗ trợ địa phương trong việc ứng dụng phần mềm CILIS vào công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ, lập và quản lý HSĐC tôi đã góp phần hoàn thiện được các loại sổ sách trong bộ hồ sơ của 2 xã Trác Văn và Tiên Nội. 4.2. Đề nghị Từ những hạn chế còn tồn tại của phần mềm đã nêu ở trên, và để sự tích hợp các cơ sở dữ liệu đất đai được đồng bộ và mang lại hiệu quả hơn nữa tại các địa phương, tôi xin có một vài đề nghị sau: - Phần mềm này cần phải được hoàn chỉnh và nâng cấp hơn nữa về mặt cấu trúc cũng như các chức năng làm việc, nhất là trong việc tích hợp các cơ sở dữ liệu cơ bản như từ Famis, Caddb. - Trong bộ sản phẩm của phần mềm hiện vẫn còn thiếu sổ theo dõi biến động là một trong những sổ thuộc bộ HSĐC. Vậy phần mềm cần phải được thiết kế bổ sung thêm để công tác quản lý, đăng ký biến động được hiệu quả. - Hệ thống được xây dựng trên công nghệ mở nên khi có sự thay đổi trong mẫu mã hồ sơ, phần mềm cần phải thích ứng được với thực tế khách quan. - Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia thiết kế cần chú trọng vào việc hoàn chỉnh phần mềm, sửa chữa các lỗi của phần mềm để có thể nhanh chóng chuyển giao phần mềm cho các Sở. Sở Tài nguyên và Môi trường cần đào tạo các cán bộ trong ngành để có thể sử dụng phần mềm một cách thành thạo đẩy nhanh việc đăng ký cấp giấy ở các địa phương. Thời gian thực tập, tôi bước đầu mới được làm quen với thực tế của địa phương, thêm nữa trình độ bản thân có hạn, và thời gian thực tập không dài nên việc thực hiện đề tài không thể tránh được những sai sót. Tôi rất mong có được sự góp ý của những người có chuyên môn, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chính khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học nông nghiệp I – Hà Nội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7912ng d7909ng tin h7885c trong cng tc 273259ng k 2737845.doc
Tài liệu liên quan