Tài liệu Đề tài Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da: 1
LỜI MỞ ĐẦU
[ \
Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng chú ý
đến hình thức và vẻ đẹp của mình. Việc sở hữu một làn da đẹp luôn là ước mơ
của mỗi người phụ nữ. Trong thời đại công nghiệp phát triển như ngày nay thì
nhu cầu ấy càng trở nên cần thiết.
Nền công nghiệp phát triển, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng, lượng khói, bụi gia tăng, ánh nắng mặt trời ngày càng gây gắt…là
những nguyên nhân gây hư tổn thậm chí hủy hoại làn da của con người, cho
nên nhu cầu chăm sóc làn da của phụ nữ ngày càng cấp thiết. Đó là lí do hàng
loạt các sản phẩm chăm sóc da liên tục ra đời, đã và đang đáp ứng được nhu
cầu trên.
Từ xa xưa, cách đây 4000 ngàn năm người Ai Cập cổ đã phát hiện ra sữa
có tính năng nuôi dưỡng đồng thời tái tạo da rất hiệu quả. Chính vì lí do này
họ đã sử dụng sữa vào việc làm đẹp của mình. Mãi cho đến ngày nay, sữa
luôn được xem như một thành phần không thể thiếu trong nhiều loại mỹ phẩm
chăm sóc cá nhân, đặc biệt...
99 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
[ \
Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng chú ý
đến hình thức và vẻ đẹp của mình. Việc sở hữu một làn da đẹp luôn là ước mơ
của mỗi người phụ nữ. Trong thời đại công nghiệp phát triển như ngày nay thì
nhu cầu ấy càng trở nên cần thiết.
Nền công nghiệp phát triển, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng, lượng khói, bụi gia tăng, ánh nắng mặt trời ngày càng gây gắt…là
những nguyên nhân gây hư tổn thậm chí hủy hoại làn da của con người, cho
nên nhu cầu chăm sóc làn da của phụ nữ ngày càng cấp thiết. Đó là lí do hàng
loạt các sản phẩm chăm sóc da liên tục ra đời, đã và đang đáp ứng được nhu
cầu trên.
Từ xa xưa, cách đây 4000 ngàn năm người Ai Cập cổ đã phát hiện ra sữa
có tính năng nuôi dưỡng đồng thời tái tạo da rất hiệu quả. Chính vì lí do này
họ đã sử dụng sữa vào việc làm đẹp của mình. Mãi cho đến ngày nay, sữa
luôn được xem như một thành phần không thể thiếu trong nhiều loại mỹ phẩm
chăm sóc cá nhân, đặc biệt là trong các sản phẩm dưỡng da vì trong sữa chứa
rất nhiều tố chất quan trọng, phù hợp, góp phần cải thiện, phục hồi làn da hư
tổn; chăm sóc và duy trì một làn da đẹp.
Đề tài “Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da” có thể cung cấp
thêm hai loại sản phẩm chăm sóc da là sữa tắm và sữa dưỡng thể phù hợp với
mọi làn da và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mục tiêu của đề tài
là có thể tạo ra được các sản phẩm chăm sóc da có chứa hoạt chất sữa nhằm
góp phần tăng thêm vẻ tươi trẻ của làn da khỏe mạnh, mịn màng giúp người
phụ nữ trở nên tự tin hơn trong giao tiếp và trong mọi lĩnh vực của đời sống.
2
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Việc làm đẹp đã được chú ý đến cách đây 10000 năm trước công
nguyên. Đã có những cuộc khảo cổ chứng minh về việc sử dụng các sản phẩm
chăm sóc cá nhân ở thời đại đồ đá và những sản phẩm làm đẹp đó cũng được
cải tiến theo sự phát triển văn minh của nhân loại. Người Babylon đã tìm ra
sơn môi, sau đó là việc sử dụng phấn trang điểm của người Hy Lạp cổ. Tất cả
chúng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và hầu như được sử dụng dưới dạng
dịch chiết được trích trực tiếp từ các loại thảo dược đó.
Sữa lần đầu tiên được người Ai Cập cổ sử dụng đến như là một loại dầu
tắm có tác dụng dưỡng da, làm cho việc tắm rửa dễ dàng, giúp nước dịu hơn.
Đồng thời đối tượng sử dụng cũng có được cảm giác về một sản phẩm béo,
trơn tru sau khi tắm bồn. Vào thời đại đó, người Ai Cập sử dụng trực tiếp sữa
lừa dành cho việc tắm rửa. Kể từ đó, họ đã tìm ra phương pháp và phát triển
các sản phẩm làm đẹp từ sữa, điển hình là kem bôi trơn.
Ngày nay các sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại. Sữa hay các
thành phần được chiết xuất từ sữa có mặt hầu như trong tất cả các sản phẩm
làm đẹp, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến da như sữa tắm, sữa dưỡng
thể, sữa làm trắng da, lotion dưỡng da, kem làm trắng da, phai mờ vết thâm,
ngăn ngừa mụn….
Nhiệm vụ thứ nhất của đề tài sẽ khảo sát tất cả tính chất, thành phần của
sữa cũng như tính năng của sữa trong việc làm đẹp da. Ở đây, đề tài chỉ chủ
yếu quan tâm đến sữa bò vì đây là loại sữa phổ biến nhất trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ thứ hai là tiến hành ứng dụng thành
phần sữa vào sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể trong phòng thí nghiệm.
3
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA
1.1. Giới thiệu chung
Mỹ phẩm chăm sóc da là một loạt các sản phẩm rất quan trọng góp phần
làm đẹp cho con người. Có đầy đủ các dạng sản phẩm chăm sóc da như dạng
lotion, dạng sữa, dạng kem mềm, kem cứng, được sử dụng cho tất cả các loại
da từ da khô, da nhờn, da trưởng thành đến da nhạy cảm. Tùy theo nhu cầu và
mục đích sử dụng mà nhà sản xuất tạo ra từng loại sản phẩm khác nhau.
Mỹ phẩm chăm sóc da là hệ nhũ tương tướng dầu và tướng nước có tác
dụng giữ ẩm, chăm sóc da, phục hồi và cải tạo làn da tổn thương. Chúng giữ
vai trò tạo màng mỏng trên da, tác dụng làm mềm, ngăn ngừa sự khô da và
duy trì lượng nước cho da, có tác dụng lấy bẩn, loại thải tế bào chết trên da
một cách nhẹ nhàng, tạo sự tươi mát, sạch sẽ trên da.
1.2. Thành phần cơ bản trong mỹ phẩm chăm sóc da [5]
1.2.1. Chất dầu
Sản phẩm mỹ phẩm dạng nhũ nói chung là một hệ nhũ gồm có một pha
dầu, một pha nước được kết hợp với nhau nhờ một chất nhũ hóa. Vì vậy,
chất dầu là một thành phần cơ bản trong sản xuất mỹ phẩm. Tùy theo yêu cầu
và công dụng sản phẩm mà chất dầu có thể là dầu, mỡ hay sáp.
Ngày nay, các chất dầu sử dụng trong mỹ phẩm có nguồn gốc rất rộng,
có thể phân ra các nhóm chính sau đây:
- Dầu và mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
- Các dẫn xuất từ dầu mỏ.
- Các rượu và acid béo.
- Dầu, mỡ, sáp tổng hợp.
Vai trò của chất dầu trong mỹ phẩm cũng rất đa dạng, có thể là tác nhân
trợ nhũ, chất làm mềm, tạo độ bóng hoặc giữ vai trò tạo màng chống thấm
nhờ tính kị nước.
4
1.2.2. Chất giữ ẩm
Trong suốt qúa trình lão hóa da, số lượng mucopolysaccarit ở lớp biểu
bì dưới da giảm dẫn đến sự giảm lượng nước của da. Những biến đổi vật lí và
hóa học của lớp biểu bì cũng dẫn đến sự khô da. Qúa trình lão hóa này sẽ tăng
nhanh dưới bức xạ tia UV.
Khi da khô lớp sừng của da bị bong vẩy. Và khi da bị khô sẽ trở nên
cứng và không đàn hồi như trước nữa. Da cũng có thể bị rạn nứt.
Với lí do trên mà thành phần chủ yếu trong sản phẩm chăm sóc da là
chất giữ ẩm có tác dụng lôi cuốn và giữ nước, kết quả là tích trữ được lượng
nước cho làn da. Trong công thức pha chế sản phẩm luôn có các loại dầu hỗ
trợ quá trình lưu trữ nước. Vì sự có mặt của các giọt dầu nhỏ sẽ làm giảm tốc
độ mất nước trên bề mặt da.
Chất giữ ẩm có khả năng giữ ẩm cho da bằng cách hấp phụ hơi ẩm có
trong thành phần của lotion và bảo vệ da không bị khô. Lượng nước thu được
trong da lúc này bao hàm lượng nước trong thành phần của lotion và lượng
nước vốn có của da.
Chất giữ ẩm là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí
ẩm cho đến khi đạt được cân bằng. Chất giữ ẩm được thêm vào các kem mỹ
phẩm, đặc biệt là loại mỹ phẩm dầu trong nước như lotion dưỡng da để tránh
các kem bị khô khi tiếp xúc với không khí.
Tuy nhiên chất giữ ẩm chắc chắn không loại trừ được hoàn toàn sự khô
sản phẩm. Nó chỉ có thể làm giảm tốc độ mất nước vào không khí, do đó bao
bì đóng gói có một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự khô sản phẩm.
Các loại chất giữ ẩm:
- Chất giữ ẩm vô cơ: CaCl2 là điển hình.
- Chất giữ ẩm cơ kim (kim loại – hữu cơ): chất chính là natri lactat, hút
ẩm cao hơn glycerine, nhưng không tương hợp với một số vật liệu thô, thường
được dùng trong kem da vì không độc và không gây viêm da.
- Chất giữ ẩm hữu cơ: được sử dụng rộng rãi nhất là các rượu đa chức,
các ester và ete của chúng như ethylenglycol, glycerine, sorbitol.
5
Các hợp chất thường được sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản
phẩm mỹ phẩm dưỡng da là: glycerine, ethylen glycol, propylen glycol,
glycerol, sorbitol, polyethylene glycol.
1. Pha H2O ngoài cùng đảm bảo hàm lượng ẩm cho da.
2. Pha Dầu gồm những giọt dầu nhỏ tạo thành lớp trên da.
3. Pha H2O duy trì độ ẩm cho làn da.
4. Lớp biểu bì.
Hình 1.1: Cơ chế giữ ẩm da của mỹ phẩm chăm sóc da [9]
1.2.3. Chất làm mềm
Chất làm mềm da là sản phẩm được công nhận có tính năng làm da trở
nên nhẵn bóng và căng mịn. Chúng có thể là chất ưa nước như glyxerine,
sorbitol… hoặc những chất kị nước như dầu paraffin, mỡ hải ly, triglyxerit,
vaselin vàng, dầu khoáng, dầu thực vât, mỡ cừu, silicon lỏng … Trong đó dầu
khoáng trắng được dùng phổ biến nhất.
Dầu khoáng trắng là phần sản phẩm lấy từ dầu mỏ, được sử dụng trong
mỹ phẩm nên còn gọi là dầu mỹ phẩm, có tỷ trọng từ 0.84-0.88 ở 60oF, phạm
vi nhiệt độ sôi từ 310o-410oF. Dầu khoáng trắng là một hỗn hợp phức tạp của
các loại hydocacbon khác nhau, chúng là các hợp chất polymethylen đa vòng
hay các vòng no với công thức chung (CH2)n.
Ngoài ra, dầu khoáng trắng có chứa một lượng nhỏ parafin mạch dài, các
napthten, hệ đa vòng chứa nhân thơm. Trong hệ vòng naphten gắn với nhánh
parafin, nhóm – CH là nơi dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với không khí, đặc biệt
khi có ánh sáng mặt trời, có thể làm biến đổi màu hay gây mùi khó chịu.
6
1. Cung cấp lớp dầu nhằm ngăn cản sự mất nước của da
2. Xuyên qua lớp trên làn da nhằm hồi phục làn da hư tổn
Hình 1.2: Cơ chế làm mềm da của mỹ phẩm chăm sóc da [9]
1.2.4. Chất làm đặc
Chất làm đặc sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da có tác dụng như:
- Làm đặc dung dịch
- Tạo độ nhớt cho sản phẩm
- Chống sự tái bám bẩn trở lại
- Chuyển cấu trúc sản phẩm về dạng gel
- Tạo cảm quan tốt cho sản phẩm
Thường sử dụng chất làm đặc polymer như Poly vinyl alcolhol (PVA),
Carboxy metyl cellulose (CMC), Hydroxy ethyl cellulose (HEC),
Carbomer…Trong đó người ta dùng phổ biến nhất là Carbomer 940 do nó có
tính năng làm đặc tốt, cho độ nhớt cao, hút nước và ngậm nước tốt, chống tái
bám bẩn cao.
1.2.5. Chất hoạt động bề mặt
Hiện tượng cơ bản của chất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn
đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau:
- Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt ở các mặt phân chia giới
trong hệ thống.
7
- Bền hóa một hay nhiều mặt phân giới bằng sự tạo thành các lớp bị hấp
phụ.
Tác nhân hoạt động bề mặt có tính chất làm thay đổi năng lượng bề mặt
mà nó tiếp xúc. Sự giảm năng lượng bề mặt có thể dễ quan sát thấy trong sự
tạo bọt, sự lan rộng một chất lỏng trên một chất rắn, sự phân tán các hạt rắn
trong môi trường lỏng và tạo sự huyền phù.
Chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực tùy thuộc vào tính
chất của chúng:
- Tẩy rửa.
- Làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng.
- Tạo bọt.
- Nhũ hóa trong các sản phẩm.
- Làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử không tan.
Chất hoạt động bề mặt gồm 2 phần: một phần tử kị nước và một phần ưa
nước. Phần kị nước thường là các mạch hay vòng hydrocacbon hay hỗn hợp
của cả hai, phần ưa nước thường là các nhóm phân cực như các nhóm
carbocylic, sulfate, sulfonate, hay trong các CHĐBM không ion, nó là một số
nhóm hydroxyl hay ether. Chất hoạt động bề mặt được chia 4 loại:
- Anion: là các chất mà phân tử của chúng trong nước có ion hoạt động
bề mặt tích điện âm như: alkyl sulfate, alkyl sulfonate, alkyl aryl sulfonate…
- Cation: hoạt động bề mặt trong dung dịch tích điện dương như: muối
alkyl trimethyl amonium, muối dialkyl dimetyl amonium, muối alkyl benzyl
dimethyl amonium…
- Không ion: phần ưa nước thường cấu tạo từ vô số các nhóm phân cực
- Lưỡng tính: có khả năng tạo các ion họat động bề mặt tích điện dương
lẫn âm.
1.2.6. Chất bảo quản
Chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do:
- Ngăn ngừa hư hỏng sản phẩm.
- Bảo vệ người tiêu dùng.
8
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các chất bảo quản:
- pH của môi trường
- Nồng độ của chất bảo quản
- Hệ số phân bố
- Sự tương tác giữa các cấu tử và chất bảo quản
- Ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt
1.3. Cơ chế tẩy rửa và nuôi dưỡng da [3,5]
1.3.1. Sữa tắm
Mục đích của sản phẩm sữa tắm là loại bỏ những chất không cần thiết
ra khỏi bề mặt da như chất nhờn, bụi bẩn… Những chất này có thể ở dạng lớp
film mỏng hay hạt rắn. Cách tẩy rửa cổ điển là sử dụng nước với xà phòng và
cho đến ngày nay là các sản phẩm tẩy rửa dạng kem, lotion hay dạng sữa.
Đối với nước, qúa trình tẩy rửa đơn giản là qúa trình hòa tan các chất bẩn
có thể tan trong nước và như vậy chúng sẽ được loại ra khỏi bề mặt. Đối với vết
dầu hay chất rắn không tan trong nước thì vẫn còn nằm trên bề mặt nên quá trình
tẩy rửa bằng nước không cho hiệu quả cao nhất. Cảm giác sau khi rửa mặt hay
tắm rửa bằng nước là da sẽ bị nhờn hay khô và không thật sạch.
Để đạt hiệu qủa tẩy rửa tốt, người ta sử dụng xà phòng và nước. Có thể
hình dung qúa trình tẩy rửa bằng xà phòng giống như qúa trình giặt quần áo,
các chất hoạt động bề mặt có trong xà phòng sẽ giúp loại bỏ cả chất bẩn dạng
dầu trên bề mặt da. Đó là nhờ các phần ưa dầu của chất hoạt động bề mặt tấn
công vào chất bẩn trong khi đầu ưa nước sẽ kết hợp với nước và kết quả là sẽ
bị nước kéo ra khỏi bề mặt da. Tuy quá trình tẩy rửa bằng xà phòng cho hiệu
quả tẩy rửa tốt vì loại được cả chất bẩn tan trong nước và dầu nhưng sau khi
tẩy rửa lại làm cho bề mặt da khô và ráp. Vì vậy, ngày nay sản phẩm tẩy rửa
dạng nhũ rất được ưa thích. Gọi là sản phẩm sữa tắm.
Sử dụng sản phẩm sữa tắm có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương
pháp cổ điển ở trên. Một mặt, các sản phẩm sữa tắm có thể dễ dàng loại bỏ
chất bẩn một cách hiệu quả mà không gây khô ráp da. Mặt khác, bằng cách
thay đổi các thành phần trong công thức nền, người ta có thể phối chế ra một
9
sản phẩm tẩy rửa đa chức năng, vừa có tính năng tấy sạch làn da vừa có tính
năng dưỡng da. Cơ chế tẩy rửa của sữa tắm cũng tương tự như xà phòng là
nhờ vào chất hoạt động bề mặt. Thêm vào đó, vì sữa tắm ở dạng nhũ hay
lỏng sẽ giúp các chất dễ dàng phân tán và thấm vào da. Vì vậy, quá trình tẩy
rửa sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi lấy đi vết bẩn, một lớp film mỏng sẽ
được giữ trên bề mặt da giúp da có cảm giác mềm mại và duy trì được độ
ẩm.
Một số sản phẩm còn có các hoạt chất như sũa tươi, chiết suất thiên
nhiên từ dưa leo, aloe vera, mật ong…đóng vai trò thực hiện một chức năng
nào đó trên da như làm sáng da, trắng da, nuôi dưỡng da…
Một số sản phẩm sữa tắm có chứa hoạt chất sữa trên thị trường:
Hình 1.3: Một số hình ảnh sữa tắm
1.3.2. Sữa dưỡng thể
Các sản phẩm dưỡng da có nhiều loại với nhiều tác dụng khác
nhau. Nhìn chung, các tác dụng thường gặp của sản phẩm dưỡng thể là làm
ẩm, làm se lỗ chân lông, làm sáng và trắng da, chống lão hóa da, làm phai mờ
nếp nhăn… Trong đó, cơ chế làm ẩm là tác dụng chính của các sản phẩm sữa
dưỡng thể.
Làn da khỏe mạnh bình thường có khả năng duy trì một độ ẩm nhất
định. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà da có thể bị mất nước và bị khô.
Các tác động bên ngoài như nắng, gió… thường là nguyên nhân gây khô da.
Cũng có trường hợp da thuộc loại khô do tuyến nhờn hoạt động không tốt.
Nhưng dù do nguyên nhân gì thì da khô cũng gây nhiều bất lợi, vì vậy để duy
trì độ ẩm cần thiết cho da, người ta thường sử dụng các sản phẩm làm ẩm.
10
Lotion dưỡng thể thường được sử dụng sau sữa tắm, khi mà da đã được làm
sạch. Khi sử dụng, các sản phẩm này sẽ tạo một lớp dầu thật mỏng trên bề
mặt da, giúp hạn chế sự thoát hơi nước từ bề mặt da và như thế giúp da duy
trì độ ẩm. Chính vì vậy, các sản phẩm dưỡng thể thường có dạng lotion hay
dạng sữa vì hai dạng này dễ dàng phân tán và tan đều trên bề mặt da. Cũng
tương tự như sữa tắm, sản phẩm dưỡng thể cũng thường được kết hợp một số
hoạt chất để tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm và tăng hiệu quả làm đẹp cho làn
da.
Một số sản phẩm sữa dưỡng thể có hoạt chất sữa trên thị trường:
Hình 1.4: Một số hình ảnh sữa dưỡng thể
1.3.3. Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế tẩy rửa và cơ chế dưỡng da
Qua phân tích về cơ chế tẩy rửa và cơ chế dưỡng da như trên, sự khác
nhau giữa hai loại sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể thể hiện rất rõ:
- Sản phẩm sữa tắm chủ yếu có tác dụng làm sạch là chính, tác dụng
dưỡng da chỉ có ở một vài sản phẩm đa năng nhưng cũng với tác dụng tạo sự
hấp dẫn cho người tiêu dùng.
- Sản phẩm sữa dưỡng thể có tác dụng chính là làm ẩm, đưa các hoạt
chất vào da để nuôi dưỡng da.
Hiện nay, trong cả hai loại sản phẩm đều được sử dụng các hoạt
chất thiên nhiên để gây hấp lực cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hoạt chất
thực sự có tác dụng thì cần một thời gian lưu nhất định trên da. Vì thế, hoạt
chất được dùng trong sản phẩm dưỡng da mới thể hiện hết tác dụng của nó
11
Chương 2: LÝ THUYẾT VỀ NHŨ MỸ PHẨM
2.1. Một số khái niệm [5]
2.1.1. Nhũ tương mỹ phẩm
Nhũ tương là hệ hai pha chứa hai chất lỏng không tan lẫn vào nhau,
trong đó một pha phân tán trong pha còn lại dưới dạng những hạt cầu nhỏ có
đường kính trong khoảng 0.2 – 50 µm.
Pha là một thành phần riêng biệt, đồng nhất, phân biệt với các thành
phần khác của hệ thống qua bề mặt phân cách xác định.
Khi nói đến nhũ tương mỹ phẩm, người ta không hạn chế ở những hệ
lỏng–lỏng đơn giản mà còn những hệ phức. Tuy nhiên, đặc trưng chung của hệ
đó là phải có một pha háo nước và một pha háo dầu. Khi pha háo nước phân
tán trong pha háo dầu, ta có hệ W/O và ngược lại ta có hệ O/W.
Nhũ Dầu/H2O (O/W) Nhũ H2O/Dầu (W/O)
1. PhaDầu, 2.PhaH2O
Hình 2.1: Hình ảnh mô tả các pha trong nhũ tương [9]
12
a) 1. Pha H2O bên ngoài b) 1. Pha dầu bên ngoài
2. Pha dầu bên trong 2. Pha H2O bên trong
Hình 2.2: Sự phân bố pha trong nhũ tương W/O(a) và O/W(b) [9]
2.1.2. Nhũ phức
Dầu có thể phân tán trong pha nước của nhũ W/O để tạo ra hệ phức
O/W/O. Nhà sản xuất không chú ý tạo ra loại nhũ này, như sự hình thành
nhũ phức xảy ra một cách tự nhiên trong một vài sản phẩm mỹ phẩm.
Tương tự, ta cũng có hệ phức W/O/W.
2.1.3. Nhũ trong
Phần lớn các loại nhũ được đề cập ở trên đều đục, do ánh sáng bị tán xạ
khi gặp các hạt nhũ phân tán. Khi đường kính của những giọt cầu xuống
khoảng 0.05 µm, tác dụng tán xạ giảm, lúc này mắt không thấy được các hạt
phân tán và khi đó nhũ sẽ trong suốt. Nhũ trong còn được gọi là vi nhũ.
Có hai loại nhũ trong: W/O và O/W. Hệ nhũ trong O/W được ứng dụng trong
những sản phẩm vệ sinh cũng như các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp.
2.2. Những vấn đề trong sản xuất nhũ
2.2.1. Định hướng nhũ
Trong trường hợp đơn giản, không dùng chất nhũ hóa khi trộn pha nước
vào pha dầu và ngược lại. Định hướng của nhũ tùy thuộc vào máy khuấy, vận
tốc khuấy cũng như vị trí đặt cánh khuấy.
- Nếu cánh khuấy được đặt trong pha W thì nhũ O/W hình thành và
ngược lại.
- Tương tự, nếu ban đau bình chứa pha nào đó thì pha này rất dễ là pha
13
liên tục trước khi thêm pha thứ hai vào.
- Ngoài ra, khi vận tốc khuấy cao thì pha nặng có khuynh hướng là pha
liên tục.
2.2.2. Kiểm tra loại nhũ tương
Để kiểm tra loại nhũ tương, ta có thể căn cứ vào:
- Phẩm màu:
Nếu nhũ nhuộm màu methyl violet nhũ thuộc loại O/W. Nếu nhũ
nhuộm màu xanh thì nhũ thuộc loại W/O.
- Đo độ dẫn điện:
Nếu nhũ dẫn điện: nhũ thuộc loại O/W.
Nếu nhũ không dẫn điện: nhũ thuộc loại W/O.
2.2.3. Kiểm tra nhanh tính ổn định của sản phẩm
Tất cả các sản phẩm loại nhũ như kem, lotion, dạng sữa rất dễ bị phá
nhũ trong thời gian lưu trữ. Các yếu tố gây phá nhũ rất đa dạng như ánh
sáng, nhiệt độ, chuyển động cơ học, môi trường. Vì vậy, trong sản xuất, để
có kết quả nhanh người ta thực hiện các phép thử căn cứ vào các yếu tố tác
động mạnh lên sản phẩm. Hai thông số được chọn thường là thử nhiệt độ và
thử tác động cơ học.
- Thử nhiệt độ: giữ màu ở điều kiện -5oC và 40oC trong vòng 24h.
- Thử ly tâm hoặc lắc: nhũ tốt có thể chịu được tốc độ ly tâm từ 5000-
10000 vòng/phút.
2.2.4. Một số yếu tố làm phá nhũ
Nhũ tương có thể bị phá vỡ trong một số trường hợp sau đây:
- Thêm chất điện ly hóa trị cao vào hệ. Nhóm ion hóa trị cao có thể tác
dụng với nhóm ion của nhũ tạo những hợp chất không tan trong nước,
chuyển chất nhũ hóa về dạng không hoạt động.
- Dùng thêm chất nhũ hóa có tác dụng ngược với chất nhũ hóa ban đầu.
- Đưa vào hệ một chất hoat động bề mặt hoặc chất nào đó có khả năng
đẩy chất nhũ hóa ra khỏi hệ.
- Nhũ có thể bị phá bằng cách ly tâm, lọc, điện li, đun nóng.
14
Chương 3: LÝ THUYẾT VỀ SỮA
3.1. Một số tính chất vật lý của sữa bò [2]
Sữa bò là một chất lỏng đục. Độ đục của sữa là do các chất béo, protein
và một số chất khoáng trong sữa tạo nên. Màu sắc của sữa phụ thuộc chủ yếu
vào hàm lượng β-caroten có trong chất béo của sữa. Sữa bò thường có màu
trắng đến vàng nhạt Sữa bò có mùi rất đặc trưng và vị ngọt nhẹ.
Giá trị pH của sữa trung bình là 6.6
Sữa no, tức phần sữa đầu tiên trong một chu kỳ tiết sữa của động vật, có
giá trị pH thường thấp hơn và khoảng chừng 6.0
Khi sữa bị nhiễm vi sinh vật như nhóm vi khuẩn lactic, chúng sẽ chuyển
hóa lượng lactose trong sữa thành axit lactic và làm giảm giá trị pH của sữa.
Độ chua: thường được biểu diễn bằng độ Soxhlet Henkel (oSH), độ
Thorner (oTh) hoặc độ Dornic (oD). Trong đó:
oSH: là số ml dung dịch NaOH N/4 cần thiết để chuẩn độ 100ml sữa có
bổ sung vài giọt phenolphthalein cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong
20 giây. Sữa bò tươi có độ chua trung bình 7oSH.
oTh: là số ml dung dịch NaOH N/10 cần thiết để chuẩn độ hỗn hợp
100ml sữa và 200ml nước cất có bổ sung vài giọt phenolphtlein cho đến khi
xuất hiện màu hồng bền trong 20 giây. Sữa bò bình thường có độ chua 17oTh.
oD: là số ml dung dịch NaOH N/9 cần thiết để chuẩn độ 100ml sữa có bổ
sung vài giọt phenolphtlein cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 20
giây.
Bảng 3.1: Mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ chua của sữa
oSH oTh oD
oSH 1 2.5 2.25
oTh 0.4 1 0.9
oD 4/9 10/9 1
15
Tỉ trọng sữa: tỉ trọng sữa là do hàm lượng các chất khô trong sữa quyết
định. Các chất béo có tỷ trọng nhỏ hơn 1 g/cm3, hàm lượng chất béo trong sữa
càng cao thì tỉ trọng sữa càng thấp.
Khi biết được thành phần khối lượng các chất béo và các chất không béo
có trong sữa, ta có thể tính được tỉ trọng của sữa ở 15.5oC theo công thức sau:
D15.5 oC = 100/(F/0.93 + SNF/1.608 + W)
Trong đó:
F: hàm lượng chất béo có trong sữa (% khối lượng)
SNF: hàm lượng các chất khô không béo trong sữa (% khối lượng)
W: hàm lượng nước trong sữa (% khối lượng)
W = 100 − F − SNF (%)
Điểm đông đặc của sữa dao động trong sữa khoảng từ −0.54-0.59oC.
3.2. Thành phần hóa học của sữa bò [2]
Sữa là một hỗn hợp với các thành phần chính bao gồm: nước, lactose,
protein và các chất béo. Ngoài ra sữa còn có một số hợp chất khác với hàm
lượng nhỏ như các hợp chất chứa nitơ phi protein, vitamin, hormon, các chất
màu và khí.
Hàm lượng các chất trong sữa có thể dao động trong một khoảng rộng
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng động vật nuôi, tình trạng sinh lí của
từng con vật, điều kiện chăn nuôi.
Bảng 3.2: Thành phần hóa học của sữa ở một số động vật và người (%kl)
Động vật Protein tổng Casein Chất béo Carbonhydrate Khoáng
Bò
Dê
Cừu
Ngựa
Người
3.4
3.6
5.8
2.2
1.2
2.8
2.7
4.9
1.3
0.5
3.9
4.1
7.9
1.7
3.8
4.8
4.7
4.5
6.2
7.0
0.8
0.8
0.8
0.5
0.2
16
Bảng 3.3: Sự thay đổi hàm lượng các chất trong sữa bò (% kl)
Các thành phần chính Khoảng biến thiên Giá trị trung bình
Nước
Tổng các chất khô
Lactose
Protein
Chất béo
Khoáng
Vitamin
85.5-89.5
10.5-14.5
3.6-5.5
2.9 -5.0
2.5-6.0
0.6- 0.9
0.3-0.7
87.5
13.0
4.8
3.4
3.9
0.8
0.4
Tổng các chất khô là lượng các chất còn lại trong sữa sau quá trình bài
khí và làm bốc hơi toàn bộ lượng nước có trong sữa. Đại lượng này thường
được biểu diễn dưới dạng % khối lượng. Chất khô không béo là hiệu số giữa
tổng các chất khô và hàm lượng chất béo trong sữa. Từ bảng trên suy ra giá trị
trung bình hàm lượng chất khô không béo trong sữa bò là 13.0 – 3.9 = 9.1%
3.2.1. Đường lactose
Lactose là một disaccharide do một phân tử flucose và một phần tử
galactose liên kết với nhau tạo thành.
Trong sữa, đường lactose tồn tại dưới 2 dạng:
- Dạng α-lactose monohydrate C12H12O11.H2O (phân tử α-lactose ngậm 1
phân tử nước).
- Dạng β-lactose anhydrous C12H12O11 (phân tử β-lactose khan).
Bảng3.4: Tính chất vật lí của Lactose
Đại lượng Đơn vị đo
α-lactose
monohydrate
β-lactose
anhydrous
Phân tử lượng
Nhiệt độ nóng chảy
Độ hòa tan ở 15oC
Góc quay cực [α]D20
Da
oC
g đường/100g nước
độ
360
202
7
+89.4
342
242
50
+35
17
Khi hòa tan α-lactose monohydrate dạng tinh thể vào nước, góc quay
cực của dung dịch sẽ là +89.4o. Nếu giữ dung dịch ở nhiệt độ phòng, sau 24
giờ góc quay cực sẽ giảm xuống còn +55o. Đó là do 1 phân tử α-lactose
monohydrate đã chuyển sang dạng β-lactose anhydrous. Trong dung dịch tồn
tại sự cân bằng:
L - α-lactose monohydrate = L - β-lactose anhydrous
Bảng3.5: Tỉ lệ thành phần α-lactose monohydrate và β-lactose
anhydrous ở trạng thái cân bằng trong dung dịch tại các nhiệt độ khác nhau.
Nhiệt độ dung dịch (oC) 15 20 50 70 90
Tỉ lệ thành phần (%kl) 1/1.63 1/1.59 1/1.51 1/1.45 1/1.40
Lactose là đường khử. Độ ngọt của lactose thấp hơn nhiều so với
disccharide và monosaccharide thường gặp. Nếu như độ ngọt của saccharose
được đánh giá với chỉ số 100, của maltose là 32, glucose là 74, frucose là 173
thì của lactose là 16.
Lactose có thể bị thủy phân tạo ra 2 monosaccharide là glucose và
galactose bởi enzyme β-galactosidase.
3.2.2. Các hợp chất có chứa Nitơ: 100%
a) Protein (95%) gồm casein và protein hòa tan
Casein (75-85%): αs-casein, β-casein, χ-casein, γ-casein. Phân đoạn
protein trong micell (đông tụ ở pH = 4.6).
Casein là thành phần chủ yếu có trong sữa. Chúng tồn tại ở dạng micell.
Mỗi micell chứa khoảng 65% nước, phần còn lại là các loại casein và khoáng.
Mỗi micell do khoảng 400-500nm tiểu micell hợp thành. Tiểu micell có
dạng hình cầu, đường kính dao động 10-15nm bao gồm khoảng 10 phân tử
casein kết hợp lại với nhau…Thành phần các casein αs, β và κ trong tiểu
micell có thể thay đổi theo những tỉ lệ khác nhau. Các phân tử αs và β-casein
nằm tập trung tại tâm tiểu micell tạo nên vùng ưa béo, còn các phân tử κ –
casein được bố trí tại vùng biên tiểu micell. Phân tử κ -casein có 2 đầu, đầu ưa
nước sẽ hướng ra ngoài vùng biên micell.
18
Ở nhiệt độ thấp, các mạch β-casein bị phân li từ từ và hydroxy-
phosphate calic bị tách ra khỏi cấu trúc micell. Đó là do β-casein có các gốc
ưa béo, sự tương tác giữa các gốc ưa béo thường bị yếu đi khi nhiệt độ giảm.
Casein là những protein có tính axit vì phân tử của chúng có chứa nhiều
gốc axit glutamic và axit aspartic. Các phân tử casein thường được
phosphoryl hóa với những mức độ khác nhau trên gốc serine và therononine.
Casein trong sữa có nguồn gốc từ những chủng bò khác nhau có thể có
cấu trúc bậc I khác nhau. Tuy nhiên cấu trúc bậc I của cùng một loại casein
chỉ khác nhau bởi vài góc acid amin trong phân tử protein của chúng.
Casein có tính bền nhiệt hơn so với các protein còn lại có trong sữa. Khi
sữa được đun sôi, protein hòa tan sẽ bị thủy phân trong khi casein vẫn bền
nhiệt trong một khoảng thời gian dài.Khi thủy phân casein sẽ cho ta các
amino acid có mạch ngắn hơn, tên thương mại là Nutrilan ® MilK.
Protein hòa tan (15-25%) gồm: β-lactoglobulin; α-lactabulin; Proteose-
peptone; Aserum-abumin, Imunoglubulin.
b) Các hợp chất chứa nitơ phi protein (5%) gồm Acid amin tự do, Nucleotide,
Ure, Acid uric.
Để xác định hàm lượng nitơ tổng trong sữa, người ta sử dụng phương
pháp Kjedahl, từ đó ta sẽ suy ra được nitơ phi protein trong sữa.
3.2.3. Enzym
Năm 1881, lần đầu tiên Arnold phát hiện sự có mặt của enzym trong sữa
bò. Enzym lần đầu tiên được tìm thấy trong sữa là lactoperoxydase. Đến nay
hàng trăm nghiên cứu công bố hơn 60 enzym khác nhau đã tìm thấy trong
sữa. Chúng do tuyến vú tiết ra hoặc do các vi sinh vật trong sữa tổng hợp.
Enzym là những chất xúc tác phản ứng, có bản chất là protein. Sự có mặt của
các enzym có trong sữa là nguyên nhân gây biến đổi thành phần hóa học của
sữa trong quá trình bảo quản, từ đó làm giảm chất lượng hoặc làm hư hỏng
sữa. Tuy nhiên một số enzym có trong sữa như lactoperoxydase, lysozym có
vai trò kháng khuẩn. Chúng tham gia vào việc ổn định chất lượng sữa tươi
trong quá trình bảo quản trước khi chế biến.
19
Hàm lượng vi sinh vật trong sữa càng cao thì thành phần enzym có trong
sữa đa dạng và hoạt tính enzym sẽ càng cao.
Người ta sử dụng phương pháp định tính thông qua việc phát hiện sự có
mặt vài enzym trong sữa và xem đó là một chỉ tiêu có trong sữa như:
a) Lactoperoxydase:
Có pH thích hợp là 6.8, khi đun nóng sữa đến 80oC trong vài giây
lactoperoxydase sẽ bị vô hoạt.
b) Catalse:
Được tìm thấy trong protein màng bao xung quanh các hạt cầu béo. Khi
casein bị đông tụ, một số phân tử catalse cũng bị đông tụ theo, pH thích hợp
là 6.8-7.0. Catalse bị vô hoạt ở 75oC sau 1 phút hoặc ở 65-68oC sau 30 phút.
c) Lipase:
Chúng xúc tác thủy phân liên kết ester trong triglycerid và giải phóng ra
các axit béo tự do. Trong sữa, một số lipase hấp thụ lên màng bao xung quanh
các hạt cầu béo, một số khác được tìm thấy trong plasma, chúng liên kết với
các micell của casein.
d) Phosphate:
Chủ yếu thuộc về nhóm phosphomonoesterase. Có 2 dạng trong sữa là
phosphate kiềm và phostphate acid, pH tối ưu là 9.6.
- Phosphate kiềm: tính chất đặc trưng của photphase kiềm là khả năng
tái hoạt hóa sau khi được thanh trùng, đến nay vẫn chưa có lời giải thích rõ
ràng. Để tránh hiện tượng này, ta cần làm lạnh nhanh sữa sau quá trình thanh
trùng và bảo quản sữa ở nhiệt độ thấp (2oC).
- Phosphate acid: pH tối ưu là 4.7, là enzyme bền nhiệt nhất trong sữa.
e) Lysozyme:
Bền nhiệt với pH tối ưu là 7.9, xúc tác phản ứng thủy phân liên kết β
giữa acid muramic và glucosamine của mucopolysaccharide trong màng tế
bào vi khuẩn, từ đó gây phân hủy tế bào.
f) Protease:
20
Thường liên kết với casein, cũng bị kết tủa ở pH là 4.6, có 2 loại
protease xúc tác thủy phân protein, tạo các sản phẩm như protease-peptone,
peptide và các acid amin tự do. κ-casein ít bị tấn công nhất. Protease acid có
pH tối ưu là 4.0, protease kiềm là 7.5-8.0. Chúng bị vô hoạt hoàn toàn ở 80oC.
3.2.4. Chất béo
a) Acid bão hòa
Acid bão hòa gồm: acid Butyric, acid Caproic, acid Caprylic, acid
Capric, acid Lauric, acid Myristic, acid Palmitic, acid Stearic, acid Arachidic.
b) Acid không bão hòa
Acid không bão hòa gồm: acid Oleic, acid Linoleic, acid Linolenic,
acid Arachidonic. Hàm lượng các acid béo không bão hòa trong sữa được xác
định bởi chỉ số iod của chất béo. Chỉ số khúc xạ của sữa thay đổi phụ thuộc
vào thành phần định tính và định lượng các acid béo trong sữa. Đối với bò,
chỉ số dao động từ 40-60.
Nếu sữa chứa nhiều acid béo nóng chảy ở nhiệt độ cao thì lipid sữa có
“cấu trúc cứng”; ngược lại, sữa chứa nhiều acid béo nóng chảy ở nhiệt độ thấp
thì lipid sữa sẽ có “cấu trúc mềm” hơn.
c) Lipid phức tạp gồm 2 nhóm:
- Nhóm 1: hợp chất với glycerol
- Nhóm 2: hợp chất với sphigosine (C18H37NO2)
Các chất béo trong sữa thường có dạng hình cầu, đường kính dao động
từ 0,1-20μm. Có thể coi sữa là hệ nhũ tương dầu trong nước O/W. Các hạt
cầu béo được bao bọc bởi 1 màng lipo-protein tích điện âm. Các màng này có
vai trò làm bền hệ nhũ tương trong sữa.
Bảng 3.6: Thành phần chất béo trong sữa bò
Thành phần
Hàm lượng (% so với tổng
khối lượng chất béo)
Lipid đơn giản
Glyceride gồm:
- Triglyceride
98.5
95-96
21
- Diglyceride
- Monoglyceride
Cholesteride
Ceride
2-3
0.1
0.03
0.02
Lipid phức tạp
Các hợp chất tan trong chất béo
- Cholesterol
- Acid béo tự do
- Hydrocacbon
- Vitamine A, D, K, E
Rượu: phynol, palmitic, stearic, oleic.
1
0.5
0.3
0.1
0.1
Vết
3.2.5. Khoáng: 8-10 mg/l
Các muối trong sữa ở dạng hòa tan hoặc dung dịch keo (kết hợp với
casein). Các nguyên tố có trong sữa chiếm trong hàm lượng cao: Ca, P, Mg.
Một phần chúng tham gia vào cấu trúc micell, phần còn lại tồn tại dưới dạng
muối hòa tan trong sữa.
Các nguyên tố khác: K, Na, Cl… đóng vai trò là chất điện li.
3.2.6. Vitamin: gồm 2 nhóm
- Vitamin hòa tan trong nước: B1, B2, B3, B5, B6, C…
- Vitamin hòa tan trong chất béo: A, D, E
Bảng 3.7: Hàm lượng một số vitamin trong sữa bò
Vitamin Hàm lượng (mg/l) Vitamin Hàm lượng (mg/l)
A
D
E
K
C
Biolin
0.2-2.0
0.375- 0.5
0.75- 1.00
0.08
20
30
B1
B2
B3
B5
B6
B12
0.44
1.75
0.94
3.46
0.5
4.3
22
Chương 4: DA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA DA
4.1. Cấu tạo da [5]
Chúng ta biết rằng da là một lớp mỏng bao xung quanh cơ thể, có cấu
trúc phức tạp. Lớp ngoài của da là lớp sừng, là biểu bì đã chết. Lớp sừng dày
1220μm, có 15-20 lớp tế bào giữa các tế bào là dịch chất. Độ ẩm được duy trì
10-15%. Chu kì tế bào 6-8 tuần. Lớp sừng có chức năng ngăn chặn những tác
nhân có hại, duy trì và chống bay hơi nước, làm bóng và làm mịn.
Lớp ngoài cùng của biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào chất là keratin.
Đó là lớp tế bào nhám, không thấm nước và có chức năng bảo vệ cơ thể. Lớp
bì thì dày hơn biểu bì và tạo cho da có tính đàn hồi và sức bền. Hai lớp này
gắn với nhau bởi một lớp mô mỏng nhưng phức tạp. Lớp mô này bao gồm
hàng loạt các phân tử liên kết chặt chẽ đóng vai trò liên kết các lớp của da
với nhau. Dưới lớp bì là một lớp mô chứa các bó protein và mô mỡ. Mặc dù
không phải là thành phần chính của da nhưng lớp mỡ có chứa các tuyến cũng
như những cấu trúc khác của da, nó cũng là cơ quan thụ cảm giác của da.
Hình 4.1 Cấu tạo da
23
4.2. Phân loại da [13]
Trước khi chọn mua một sản phẩm mỹ phẩm hay chọn lựa một phương
pháp chăm sóc da, cần thiết phải kiểm tra da thuộc loại nào để có lựa chọn phù
hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Loại da có thể sẽ thay đổi theo thời gian nên
cần thường xuyên kiểm tra để có thể có cách chăm sóc da tốt nhất.
4.2.1. Da thường
Da thường là loại da mềm, mịn và hồng. Da thường có độ ẩm cân bằng
ổn định, không quá nhờn và không quá khô. Da thường là loại da khỏe mạnh.
Vì vậy, để duy trì thì nên sử dụng các sản phẩm làm sạch và giữ ẩm có chiết
xuất thiên nhiên để cho da luôn sạch và khỏe mạnh. Loại da thường dễ trở nên
khô theo độ tuổi nên rất cần phải kiểm tra và chăm sóc.
4.2.2. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm có thể thuộc loại da thường, da nhờn nhưng hầu hết là
loại da khô và thường dễ bị bong, bị ngứa hay vỡ mao mạch. Da nhạy cảm rất
dễ phản ứng lại các điều kiện tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là
ánh nắng mặt trời. Loại da này cũng thường phản ứng lại với các hóa chất có
trong sản phẩm mỹ phẩm như cồn, thành phần tổng hợp, hương, màu…
4.2.3. Da hỗn hợp
Loại da hỗn hợp thường kết hợp nhiều loại: da nhờn ở vùng “chữ T”
gồm vùng trán, mũi và cằm trong khi các vùng khác là da khô hay da
thường. Đối với loại da này, tùy theo loại da kết hợp mà các sản phẩm và
phương pháp được chọn lựa sao cho phù hợp.
4.2.4. Da khô
Da khô được đặc trưng bởi màu da sạm, có khuynh hướng dễ bong. Da
khô là do tuyến nhờn hoạt động kém dẫn đến kết qủa là không cung cấp đủ
lượng dầu cần thiết để giữ ẩm cho da. Da khô thường rất nhạy cảm vì vậy cần
tránh dùng xà phòng và những sản phẩm có tính tẩy rửa.
24
4.2.5. Da nhờn
Da nhờn thường có màu vàng, bóng và có lỗ chân lông to. Da nhờn là
kết quả hoạt động của tuyến nhờn tiết ra qua nhiều chất nhờn dư thừa làm
cho bề mặt da luôn có một lớp dầu. Da nhờn thường rất dễ có mụn.Tuy
nhiên, theo thời gian, da nhờn thường duy trì vẻ trẻ trung và mềm mại lâu
hơn các loại da khác.
4.3. Các vấn đề về da [5]
4.3.1. Sự lão hóa da
- Lão hóa tự nhiên: khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp biểu bì phát triển
chậm nên không thể rự thay đổi chính nó. Kết quả là lượng ẩm trong lớp sừng
giảm, dẫn đến xu hướng tạo thành bó tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc vẩy,
xù xì và khô. Độ tuổi càng cao, lớp bì càng trở nên mạnh hơn, các sợi đàn hồi
yếu hơn và số lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen tổng hợp bị giảm, vì thế
xuất hiện các lớp nhăn rõ trên da.
- Lão hóa quang học: chồng lên lão hóa tự nhiên. Nguyên nhân do da bị
phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi collagen bị tổn thương và
bị mất tác dụng. Da bị lão hóa quang học có màu vàng, trở nên bị khô, xuất
hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da và thường có màu sắc không đều.
4.3.2. Độ ẩm của da
Lớp sừng bình thường ở 21oC, có độ ẩm tương đối 65%, lượng hơi ẩm
xấp xỉ 10-15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng
căng ra dễ dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp sừng
có lượng hơi ẩm dưới 10%, thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo
thành những lớp vẩy. Đối với da bị khô, có thể làm mềm da trở lại bằng cách
tăng hàm lượng ẩm trong lớp sừng:
- Dùng chất giữ ẩm
- Tạo màng bán thấm: thường dùng chất béo, chất dầu. Những chất này
tạo một lớp mỏng không thấm nước trên da nhằm giữ ẩm cho lớp sừng.
25
- Cần duy trì lượng ẩm cho do 10-20% đối với lớp sừng. Khi đủ ẩm, làn
da luôn trơn lán và có cảm giác tươi mát dễ chịu.
4.3.3. Sắc tố melanin
Melanin được sinh ra do tác dụng của men thirocinager từ anthirocin
trong tế bào sắc tố melanosite có trong lớp nền của biểu bì. Melanin thường
tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: melanin màu da, melanin màu đen. Đối với da
bình thường, melanin được loại thải ra ngoài nhờ ống turnorver.
Nguyên nhân hình thành các vết nám và tàn nhang: dưới tác dụng của tia
tử ngoại, tuổi tác và di truyền có hiện tượng tạo tàn nhang, hay tạo các vết
nám, đó là hiện tượng sinh ra do tích lũy dư thừa sắc tố melanin màu đen.
26
Chương 5: TÍNH NĂNG DƯỠNG DA CỦA SỮA
5.1. Vitamin [2,13]
Vitamin có trong sữa gồm 2 loại gồm loại tan trong nước: B1, B6, C và
loại tan trong dầu: A, E, F, K. Cả hai đều có tác dụng:
- Tuần hoàn huyết mạch:
• B1: trị thiếu máu, tham gia trao đổi chất glucid.
• B6: tham gia quá trình hình thành hemoglobin trị bệnh viêm da,
tham gia trao đổi chất protid, lipit, glucid.
• K: mở rộng mao mạch, làm mềm, tham gia hình thành
prothrombin, chữa sưng tấy.
- Làm trắng da do vitamin C có tác dụng ức chế tác dụng của men
thirocinager, khử sắc tố melamin.
- Chống sự lão hóa:
• A: tái tạo tế bào, tăng sức căng cho da, chống khô da, giúp ngăn
ngừa da khô, thô ráp, trị bệnh vảy nến ở da, viêm các tuyến nhờn
trên da, chữa trị sự lão hóa da
• E: kháng sinh hóa, ức chế quá trình oxit mỡ bì, tác dụng chống
lão hóa.
• F: tăng cường màng mô, tăng sức căng cho da.
5.2. Alpha hydroxy acid – Acid lactic (AHAs) [2,13]
AHAs: là nhóm các acid trong sữa lên men. AHAs bao gồm các acid
malic, acid citric, acid glycolic, acid lactic. Nhiều cuộc nghiên cứu đã được
thực hiện và ghi nhận những lợi ích của nhóm acid này đối với da:
- Xóa nếp nhăn, tăng độ ẩm và nhờn cho da, se lỗ chân lông, làm da trở
nên mịn màng hơn, điều này được giải thích như sau: AHAs hòa tan các chất
béo có ở lớp biểu bì của len lõi vào giữa các tế bào, liên kết các tế bào lại với
nhau, làm cho các lớp tế bào da được trương nở đều đặn, đồng thời tạo ra một
độ nhờn nhất định cho da.
27
- Ngăn ngừa mụn trứng cá: lớp tế bào chết ngăn cản sự dẫn lưu tự nhiên
của dầu, dẫn đến việc làm bịt kín các lỗ chân lông, gây ra một số vấn đề bệnh
lý ở da bao gồm cả bệnh mụn trứng cá.
- Tạo ra lớp hàng rào bảo vệ cho da, kích thích da thải tế bào chết, làm
tăng chu kì thay tế bào, làm cho da trở nên tươi sáng.
- Làm mỏng đi liên kết của da với lớp sừng bằng cách hòa tan các chất
kết dính giữa lớp biểu bì với lớp sừng béo. Lớp sừng cũ bị loại thải khỏi da,
để lộ ra lớp sừng mới tươi trẻ và mịn hơn, đồng thời làm sạch lỗ chân lông,
ngăn ngừa mụn trứng cá, cho phép da tự loại thải những chất dầu có trong nó.
- Làm mờ, phai vết thâm, tàn nhang những dấu vết do tuổi tác và sự hại
da do ánh sáng mặt trời: Hydroquinon là tác nhân làm trắng da, nhưng bản
thân chúng không tự loại thải được lớp tế bào chết để loại bỏ hắc tố có trong
màu da, AHAs phối hợp với hydroquinon sẽ loại thải lớp tế bào chết đóng lâu
ngày trên bề mặt da, Hydroquinon sẽ làm giảm sự tạo thành melanin, cho
phép melanin đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên theo thống kê của FDA có một số hạn chế khi sử dụng AHA
là kiêng nắng mặt trời khi dùng, có thể gây dị ứng đối với một số làn da mẫn
cảm như mất màu da, phát ban, rỉ máu, cháy da. Nguyên nhân là do acid này
khi tác động lên da, làm mất lớp ngoài của da, để lại một lớp mỏng có khả
năng đề kháng yếu dưới những tác động bên ngoài.
AHA dùng nhiều trong mỹ phẩm là glycolic acid, lactic acid, poly-AHA,
salicylic acid. Sản phẩm có sử dụng AHA được chiết xuất từ sữa như lotion
dưỡng da, sữa dưỡng thể, kem chống nắng…
5.3. Lactose [2]
Là loại đường có nguồn gốc duy nhất từ sữa động vật.
Được sử dụng như là chất dưỡng da, có tác dụng duy trì độ mềm mại,
lán mượt, độ đàn hồi cho da.
Có thể sử dụng trực tiếp lactose từ sữa để tắm.
28
5.4. Protein hòa tan [2]
Có tác dụng làm mềm, giữ ẩm, đồng thời phục hồi các vùng da khô, tổn
thương.
Protein hòa tan đặc biệt có lợi cho da trưởng thành và da nhạy cảm.
Protein hòa tan được tách ra từ sữa tươi bằng nhiều phương pháp khác
nhau như phương pháp siêu lọc, thấm tách điện tử, sắc kí trao đổi ion…
Protein hòa tan sau khi được tách khỏi sữa sẽ được tăng nồng độ để tiện cho
việc sử dụng làm thành phần cho mỹ phẩm.
5.5. Acid capric [2]
Là một tác nhân làm mềm được sử dụng trong các loại kem mỹ phẩm có
tác dụng làm mềm da. Dù chỉ xuất hiện với một lượng nhỏ có trong sữa (1.8-
3.8%) nhưng acidcapric đã có một tác dụng rất lớn.
Người ta có thể tách Acidcapric ra khỏi sữa để sử dụng một cách tinh
khiết và thuận tiện. Nếu như sữa được bảo quản cẩn thận hay sử dụng liền thì
việc lấy trực tiếp sữa tươi từ động vật để tắm vẫn có tác dụng.
5.6. Casein- hydrolized milk protein “Nutrilan® Milk” [2,13]
Nguồn gốc: sữa động vật, là đồng sản phẩm của quá trình làm phô mai,
bơ.
Được da hấp thụ tốt, giúp da giữ được một lượng ẩm nhất định cho da,
đồng thời tạo cho người sử sụng có cảm giác về một làn da lán mượt, bằng
cách tạo một lớp phim mềm mại có độ bóng lán cao trên da.
Làm giảm tác nhân giữ ẩm và dưỡng da rất tốt.
Thủy phân casein ta sẽ được các phần tử nhỏ hơn như amino acid và da
sẽ hấp thụ tốt hơn mà không thay đổi tính năng của casein ban đầu.
Ta gọi các amino acid đó là “ hydorlized milk protein”, tên thương mại
là Nutrilan® MilK có tính chất tương tự như tác nhân giữ ẩm. Nutrilan® Milk
phục hồi độ mềm dẻo và tính căng cho da. Bằng một thiết bị chuyên dùng
người ta tiến hành đo độ căng cho da. Đó là thước đo khả năng phục hồi trạng
thái nguyên thủy khi da bị kéo dãn theo chiều dọc, Nutrilan® Milk có thể tạo
ra những tính chất đặc biệt cho da như là tính đàn hồi, khả năng kháng cơ.
29
PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 6: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Lựa chọn hàm lượng các thành phần chính trong mỹ phẩm chăm sóc da
Sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể là hệ nhũ tương. Và để điều chế
được sản phẩm như mong muốn thì hàm lượng các thành phần nên chiếm tỉ lệ
như sau:
- Sữa tươi là hoạt chất dưỡng da chính trong mỗi sản phẩm nên chiếm tỉ
lệ 10-20% khối lượng.
- Chất hoạt động bề mặt chiếm 0.5-1% khối lượng đối với sữa dưỡng
thể, 3-20% đối với sữa tắm.
- Carbomer 940 và HEC là tác nhân polymer làm đặc chiếm 0.1-1% khối
lượng.
- Dầu khoáng trắng là thành phần chính trong tướng dầu của sữa dưỡng
thể nên chiếm 5-10% khối lượng.
- Acid stearic là tác nhân bôi trơn cho sữa dưỡng thể chiếm 3-5% khối
lượng.
- NaCl dùng điều chỉnh độ nhớt cho sữa tắm với lượng dùng <2%.
- Còn một vài thành phần khác được cho vào sản phẩm với lượng tương
đối nhằm phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
6.1.2. Lựa chọn hoạt chất sữa [2]
Người ta nhận thấy rằng trong sữa có rất nhiều thành phần có lợi cho
việc làm đẹp da nhưng không phải thành phần nào của sữa cũng đó chức năng
đó. Và người ta cũng đã phát hiện ra sữa còn có chứa một số thành phần có
hại cho đối tượng làm đẹp khi sử dụng trực tiếp chúng. Vì vậy chúng ta phải
tiến hành loại thải những thành phần không mong muốn này ra khỏi sữa, hoặc
làm chúng trở nên vô hại trong sữa. Xử lí nhiệt và lọc màng bán thấm là hai
30
phương pháp tối ưu được sử dụng phổ biến trong việc loại thải những thành
phần trên.
6.1.3. Lựa chọn chất hoạt động bề mặt [5]
Trong sữa dưỡng thể sử dụng chất hoạt động bề mặt nonionic nhằm
tránh gây phản ứng phụ cho người sử dụng như Sorbitan monostearate. Còn
trong sản phẩm sữa tắm dùng chất hoạt động anionic có tính tấy rửa nhẹ như
NaLS và chất hoạt động lưỡng tính Coco Amido Propyl Betaine. Và chúng
được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như sau:
- Tính êm dịu
- Khả năng tương hợp với các thành phần khác
- Dễ sử dụng và pha trộn
- Độ tinh khiết cao
- Không màu, không mùi
- Giá cả phù hợp
- Vấn đề vi sinh
6.1.4. Tiêu chí lựa chọn chất giữ ẩm [5]
Thông thường, trong sữa tắm sử dụng hỗn hợp Propylen glycol và
Glycerine làm tác nhân giữ ẩm, còn trong sữa dưỡng thể sử dụng Sorbitol với
những yêu cầu sau:
- Sản phẩm phải hút ẩm từ không khí, duy trì ở điều kiện ẩm thường.
- Hàm lượng nước ít thay đổi theo độ ẩm tương đối.
- Chất làm ẩm có độ nhớt thấp, dễ trộn vào sản phẩm, tuy nhiên chất có
độ nhớt cao giúp ngăn ngừa sự tách rời nhũ tương.
- Chất làm ẩm nên tương hợp với nhiều vật liệu, có tính chất dung môi
hay làm tan.
- Màu, mùi, vị thích hợp.
- Không độc và không kích ứng.
- Không gây ăn mòn đối với vật liệu bao gói.
- Không bay hơi, không đóng rắn hay kết tinh ở nhiệt độ thông thường.
- Trung tính trong các phản ứng.
31
6.1.5. Tiêu chí lựa chọn chất làm đặc [5]
Carbomer 940 và HEC là tác nhân làm đặc cho sản phẩm sữa dưỡng thể và
sữa tắm. Cả hai đều được lựa chọn với tiêu chí như sau:
- Làm đặc dung dịch và tạo độ nhớt với hiệu quả cao.
- Dễ sử dụng khi phối chế vào sản phẩm.
- Chống tái bám bẩn trở lại.
- Tạo cảm quan tốt cho sản phẩm.
6.1.6. Tiêu chí lựa chọn chất bảo quản [5]
- Không độc, gây kích thích hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da.
- Bền với nhiệt và chứa được lâu dài.
- Có khả năng tương hợp với các cấu tử khác trong công thức và với vật
liệu bao gói.
- Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp.
- Giữ được hiệu qủa trong phạm vi pH rộng.
- Có hiệu quả đối với nhiều vi sinh vật.
- Dễ tan ở nồng độ hiệu quả.
- Không mùi và không màu.
- Không bị bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại như
nhôm, kẽm, và sắt.
6.1.7. Một số lưu ý trước khi điều chế sản phẩm
Việc thiết lập công thức sao cho phù hợp sẽ có những thuận lợi và bất
lợi về việc thực hiện, về giá cả, về khả năng gia công cũng như tính trương
hợp của từng thành phần…
Phương pháp điều chế sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể có thể rất đơn
giản, chủ yếu là dùng phương pháp khuấy trộn. Nhưng trong phương pháp
này đòi hỏi tính thận trọng rất cao về việc nên cho thành phần nào vào trước,
thành phần nào vào sau. Ngoài ra chúng ta còn lưu ý về thời gian khuấy, tốc
độ khuấy, nhiệt độ khuấy để tránh tình trạng sản phẩm không ổn định, tách
lớp hoặc biến đổi màu sau một thời gian điều chế.
32
6.2. Phương tiện nghiên cứu
6.2.1. Hóa chất
a) Nguyên liệu sử dụng trong sữa tắm
Coco Amido Propyl Betaine (CAPB) [6]
Tên gọi khác: Dehyton PK
CTPT: C3H7-N2C5O3H9
CTCT:
N
O
O
Tính chất:
- Dung dịch màu hơi vàng, độ nhớt thấp. Là chất hoạt động bề mặt
lưỡng tính, lưỡng cực.
- Hàm lượng chất: 34.5-36.5%
- Hàm lượng muối: 4.8-5.4%
- Hàm lượng Glycerin: <3%
- pH: 4.5-5.5
- Nồng độ phân tử gam: 117.15g/mol.
Ứng dụng:
CAPB được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm sữa tắm, dung dịch
rửa tay… có tác dụng gia tăng bọt, gia tăng độ nhờn, cải thiện độ dịu, làm
giảm hiện tượng khô da.
Hydroxy Ethyl Cellulose (HEC) [9,15]
Tên gọi khác: Natrosol
CTCT:
33
Tính chất:
- Có dạng hạt mịn hơi vàng hoặc hơi nâu, nhẹ, hút ẩm, không mùi,
không vị.
- Tan trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ.
- Tỉ trọng 0.35-0.61 g/cm3.
- Nóng chảy ở nhiệt độ 135-140oC, nhiệt độ phân hủy là 205-210oC, tốc
độ bốc cháy chậm.
- HEC không bị kết tủa dưới nhiệt độ cao, khả năng tan tốt và độ nhớt
thay đổi trong khoảng rộng. Độ nhớt thấp trong khoảng giới hạn pH từ 2-12
và giảm khi pH ở ngoài giới hạn này. Độ nhớt tốt nhất là 4800-6000 cps với
pH là 8.0 (1% trong nước)
- Như một chất hoạt động bề mặt không ion, HEC có những chức năng
như làm đặc, nhũ hóa, bám dính, tạo màng, chất phân tán, giữ nước…
- Có thể cùng tồn tại trong những polymer tan trong nước khác, là chất
keo làm đặc tốt trong dung dịch có nồng độ chất điện phân cao.
- Có khả năng giữ nước gấp 2 lần methyl cellulose.Tuy nhiên khả năng
phân tán yếu hơn methyl cellulose và hydroxypropyl cellulose.
Ứng dụng
- HEC thường được sử dụng trong các sản phẩm nhũ nước với vai trò là
chất ổn định và làm đặc. Do đó nó luôn xuất hiện trong công thúc dầu gội, sữa
tắm, gel vuốt tóc, nước rửa chén… với tỉ lệ 0.1-3%. HEC còn được dùng
nhiều trong kem đáng răng như là chất ổn định.
- HEC cũng được dùng như chất phân tán trong các copolymer như
styrene, acrylate, acryloniltile…
- HEC còn được sử dụng trong các vật liệu xây dựng. Vì nó có tính giữ
nước cao nên được dùng làm chất bám dính và làn đặc trong hỗn hợp xi-măng
nhằm cải thiện độ lỏng và tăng hiệu suất sử dụng bằng cách kéo dài quá trình
bay hơi nước, tăng độ bền xi-măng và ngăn ngừa rạn nứt.
- HEC còn được dùng trong mực in vì nó có thể làm mực nhanh khô.
- HEC còn được dùng trong kĩ thuật in ấn, ngành dệt, giấy…
34
Dimethicone [5,10,18,19]
Tên gọi khác: Polydimethysiloxane hoặc Dầu silicone.
CTCT:
Tính chất:
- Dimethicone được điều chế từ Silic dioxyt.
- Ở trạng thái lỏng, không màu, trong như nước, có sức căng bề mặt
thấp.
- Độ nhớt: 1000cps. Độ nhớt ổn định, ít thay đổi theo nhiệt độ.
- Nhiệt độ sôi: >600oF
Ứng dụng:
- Thường sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc với hàm
lượng trong khoảng 0.5-10.0% .
- Tăng độ bóng mượt cho tóc, tạo cảm giác mềm mại đối với tóc khô và
chẻ ngọn.
- Tạo độ nhờn và cảm giác diệu nhẹ khi bôi lên da. Bảo vệ làn da bằng
cách tạo một màng mỏng trên da nhằm giảm sự rát da từ những chất hoạt
động bề mặt mạnh.
Glycerine [1,4]
Tên gọi khác: Glycerol, Trihydroxypropane, Propan -1,2,3- triol, Glycyl
Acolhol.
CTPT: C3H8O3
CTCT:
H2C
OH
CH
OH
CH2
OH
35
KLPT: 92.10 đvC
Tính chất:
- Glycerine là chất lỏng không màu, trong suốt như xirô, có tính hút ẩm
và có vị ngọt, tan trong nước, cồn, trong hai phần acetate và khoảng 500 phần
ether nhưng không tan trong dầu, benzen, chloroform.
- Glycerine khan hóa rắn ở 200C và khối Glycerine rắn này sẽ nóng
chảy ở 20oC.
- Tỷ trọng: 1.261g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 18oC
- Nhiệt độ sôi : 290oC
- Do có khả năng hút ẩm từ lớp biểu bì của da nên Glycerine có thể gây
viêm da nhẹ ở một số người, nhưng với dung dịch Glycerine nhỏ hơn 50% thì
Glycerine không có tác dụng này và nó hoàn toàn là chất làm mềm da.
Glycerine không phải là chất nhạy cảm đối với làn da và không độc hại.
Ứng dụng:
- Trong mỹ phẩm, Glycerine được dùng phổ biến. Nó làm tăng tính lan
tỏa và tính đồng nhất của sữa dưỡng thể vì có khả năng giữ ẩm và tác dụng
giữ ẩm cho da vì nó có khả năng hút ẩm từ không khí. Glycerine được sử
dụng nhiều loại mỹ phẩm khác nhau như: kem cạo râu, kem đa năng, kem và
mỹ phẩm làm se lỗ chân lông, lotion tẩy trang, kem giữ ẩm, phấn dạng lỏng,
các sản phẩm khử mùi, kem đánh răng…
- Trong dược phẩm, Glycerine là thành phần quan trọng trong thuốc
đắp cao lanh, giúp vết bỏng, vết thương nhiễm trùng mau lành.
Natri Lauryl Sulfate (NaLS) [6]
Tên gọi khác: Dodecyl natri sunfat
CTPT: CH3(CH2)11OSO3Na
CTCT:
36
KLPT: 288.38 đvC
Tính chất:
- Là chất hoạt động bề mặt anionic.
- Có dạng tinh thể trắng hoặc màu kem, dạng vẩy hoặc bột, có mùi nhẹ
của chất béo.
- Làm giảm sức căng bề mặt của dung môi.
- Hàm lượng natri clorua: <2%
- Hàm lượng natri sulfat: <2.5%
- pH: 8-10
Ứng dụng:
- Tác nhân thấm ướt, tẩy rửa đặc biệt trong kỹ nghệ dệt.
- Là chất hoạt động bề mặt sử dụng tốt trong nước cứng.
- Là thành phần giúp tạo bọt và ổn định bọt trong các sản phẩm tẩy rửa.
- Được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm với hàm lượng tối thiểu 94%.
Natri Clorua (NaCl) [6]
Tên gọi khác: muối ăn hay halua.
CTPT: NaCl
Phân tử gam: 58.4g/mol
Tính chất:
- Là chất rắn kết tinh màu trắng hay không màu.
- Natri clorua tạo thành các tinh thể có cấu trúc cân đối lập phương.
Trong các tinh thể này các ion clorua lớn hơn được sắp xếp trong khối khép
kín lập phương.
- Tỷ trọng: 2.16g/cm3
- Độ hòa tan trong nước: 35.9 gia công/100ml (25oC)
- Nhiệt độ nóng chảy: 801oC
- Nhiệt độ sôi: 1465oC
Ứng dụng:
Dùng để điều chỉnh lại độ nhớt trong sản phẩm.
37
Propylene glycol [1,4]
Tên gọi khác: 1,2-propanediol hay 1,2-dihydroxypropan
CTPT: C3H8O2
CTCT:
Tính chất:
- Propylene Glycol là một chất lỏng không màu, không mùi, nhớt và có
vị hơi ngọt. Tính chất gần giống với Glycerol và Sorbitol.
- Propylene Glycol bền hóa ở điều kiện thường và cũng bền khi pha với
Glycerol, nước hay Alcohol.
Ứng dụng:
- Propylene Glycol được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm và
dược phẩm như một dung môi và chất mang. Propylene Glycol còn có tác
dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.
- Propylene Glycol có một số tác dụng tích cực lên da như
chống lại một số chứng bệnh về da như bệnh vẩy cá, bệnh da nhiều
màu… nhờ vào tác dụng giữ ẩm, chống nấm và vi khuẩn của nó.
- Propylene Glycol là một hợp chất khá an toàn cho mỹ phẩm và
dược phẩm với nồng độ sử dụng cho phép lên tới 50%.
Nước cất [5]
CTPT: H2O
Khối lượng phân tử: 18 dvc
Tính chất:
- Nước cất rất sạch, không màu, không mùi.
- Đóng băng ở nhiệt độ 0oC và sôi ở nhiệt độ 100oC ở áp suất
760mmHg.
- Làm bay hơi ở thiết bị cách thủy và làm khô đến trọng lượng không
đổi ở 105oC. Sai số không quá 0.001%.
3
38
Ứng dụng:
- Trong sữa tắm nước cất được dùng với tỉ lệ khá lớn >50% nhằm tăng
tính cảm quan cho sản phẩm và mang tính kinh tế khi sản xuất do nước rất rẽ.
- Khi sử dụng nước cất cần lưu trữ trong một thời gian dài trước khi sử
dụng. Vì nếu nước có mặt của Mg2+, Ca2+ sẽ gây khó khăn tạo muối kết tủa, vì
khi lưu trữ sẽ phát triển thành mùi biến chất, gây khó khăn.
b) Nguyên liệu sử dụng trong sữa dưỡng thể
Acid stearic [5,6]
Tên gọi khác: Acid n-octadecanoic
CTPT: C18H36O2
CTCT:
Khối lượng phân tử: 287.47 đvC
Tính chất:
- Acid Stearic là một chất rắn, màu trắng, có mùi, là một acid béo tự
nhiên có trong dầu thực vật, không tan trong nước, tan trong dầu và rượu.
Acid Stearic khi kết hợp với TEA tạo thành một chất tạo nhũ được sử dụng
phổ biến. Ngoài ra, nó còn có tính trợ nhũ và làm đặc.
- Tỉ trọng ở 70oC: 0.847 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 69-70oC
- Nhiệt độ sôi: 291oC (100mmHg) hay 232oC (15mmHg)
- Một Acid Stearic tốt, sử dụng trong mỹ phẩm nên có nhiệt độ nóng
chảy từ 128-131oF, chỉ số iode không vượt quá 5.
Ứng dụng:
- Acid stearic được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các chất làm bóng
và kem nền, kem cạo râu, sữa hỗn hợp, kem tóc cũng như trong các sản phẩm
chăm sóc cá nhân.
39
- Các yêu cầu đối với acid stearic khác nhau và đa dạng tùy theo mức
độ tinh khiết của chúng.
Carbomer 940 [7,8]
Tên gọi khác: Carboxyvinyl polymer hoặc Carbixypolymethylene.
CTPT: [ - CH2 – CH(COOH) - ]n
CTCT:
CH CH2
C
O OH
n
Tính chất:
- Dạng bột mịn màu trắng, trương trong nước cho dung dịch có tính
acid. Trung hòa dung dịch trên bằng kiềm thích hợp thì dạng gel trung tính
sẽ được hình thành. Gel bị mất tính trung tính, chuyển sang pH acid nếu bị
chiếu sáng mạnh.
- Là tác nhân làm đặc hiệu quả với lượng sử dụng ít.
- Độ nhớt thay đổi ít trong khoảng nhiệt độ 10-70oC.
- Chống lại sự tấn công của vi khuẩn và nấm.
- Gel bền trong phạm vi pH rộng nếu dùng đúng loại kiềm để trung hòa.
- Tương thích tốt với các nguyên liệu khác dùng trong mỹ phẩm.
- Carbomer 940 và các hợp chất muối của nó đều không gây khó chịu và dị
ứng đối với da. Những thí nghiệm trên da cho thấy rằng không có phản ứng phụ
trong suốt 48h kiểm tra liên tục hay trong 30 ngày tiếp xúc với ánh sáng.
Ứng dụng:
Carbomer 940 là tác nhân làm đặc cho nhiều loại sản phẩm như gel cạo
râu, gel vuốt tóc, gel chống nắng, mặt nạ dưỡng da. Trong các sản phẩm
dạng lỏng, carbomer 940 chống sự sa lắng, tách pha, giữ các hạt huyền phù ở
trạng thái lơ lửng.
40
Cetyl alcol [11,12]
CTPT: C16H34O
CTCT:
Tính chất:
- Cetyl Alcol là một rượu béo có nguồn gốc từ cây dừa.
- Có dạng rắn, màu trắng, không mùi, không tan trong nước, tan trong
dầu.
- Nhiệt độ nóng chảy: 49oC.
Ứng dụng:
- Trong mỹ phẩm, Cetyl Alcol đóng vai trò là chất trợ nhũ làm cho nhũ
bền hơn. Ngoài ra, nó còn có một vài tác dụng phụ như làm mềm, tạo bọt, tăng
độ nhớt.
- Cetyl Alcol được dùng rộng rãi trong các sản phẩm dạng kem, lotion,
dầu gội đầu... với nồng độ từ 0.5-6%
Dầu khoáng trắng [5,11,12]
Tên gọi khác: Dầu trắng, paraffin lỏng, dầu mỹ phẩm.
Tính chất:
- Tỷ trọng: 0.815-0.910 g/cm3 ở 25oC
- Độ nhớt ở 700oC: 120-135 seconds.
• Lỏng: 50-25 seconds ở 100oF
• Trung bình: 126-34 seconds ở 100oF
• Đặc: 335-365 seconds ở 100oF
- Nhiệt độ bắt đầu sôi: 315oC và sôi đến 410oC.
- Không tan trong nước, ethanol, tan trong eher, chloroform, benzene
và dầu dễ bay hơi.
- Dầu khoáng kỹ thuật là chất khá ổn định khi để ngoài không khí và
ngoài ánh sáng ban ngày ở trạng thái nhũ hoặc không nhũ.
- Không có chỉ số xà phòng hóa.
41
- Ít phản ứng hóa học ở điều kiện thường nên thích hợp làm nguyên liệu
mỹ phẩm.
Ứng dụng:
- Làm trơn da và được ứng dụng rộng rãi để thay thế dầu thực vật và
dầu động vật bởi nó tránh được mùi ôi thiu của dầu mỡ khi để lâu ngày do bị
oxy hóa.
- Là chất có tác dụng bôi thoa lớn khi dùng một lượng nhỏ hoặc dùng
với tỉ lệ nhất định.
Sorbitan monosterate [9,11]
Tên gọi khác: Span 60
CTPT: C18H36O2
CTCT:
Tính chất:
- Là chất hoạt động bề mặt không ion, là tác nhân nhũ hóa trong các sản
phẩm nhũ W/O.
- Có dạng hạt mịn, màu trắng kem, là ester của phản ứng giữa sorbitol
và acid stearic.
- Có tính chất làm ướt, phân tán.
- Tan trong rượu, ete, toluene, dioxin; không tan trong nước lạnh,
acetone.
- Nhiệt độ sôi: > 100oC
- Tỉ trọng: 1.08-1.09 g/cm3
42
Ứng dụng:
- Là tác nhân nhũ hóa trong mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm. Được
pha trộn trong bánh ngọt, xúc xích, phủ lên trên bề mặt bánh nướng, trong
các thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh trĩ, trong các kem dưỡng da.
- Thường dùng kèm với polysorbate 80.
- Cũng dùng trong sản xuất sợi tổng hợp, thủy tinh lỏng, công nghệ
đánh bóng da, thuốc trừ sâu, và nhiều loại nhựa.
Sorbitol [11,17]
Tên gọi khác: Glucitol, Sorbit.
CTPT: C6H14O6
CTCT:
Tính chất:
- Là loại rượu đường phổ biến nhất trong tất cả các loại rượu đường
trong tự nhiên. Có nhiều trong tự nhiên như trong các loại trái cây, trứng
cá, trứng tôm.
- Không màu tựa như pha lê, có vị ngọt, có khả năng hút ẩm.
- Nhiệt độ nóng chảy: 93oC
Ứng dụng:
- Trong mỹ phẩm dùng làm chất giữ ẩm. Ngoài ra, trong một số sản
phẩm gel trong suốt, Sorbitol có tác dụng làm giảm khúc xạ với lượng dùng
thích hợp.
- Trong thực phẩm dùng như gia vị làm ngọt, kem đánh răng, thuốc lá.
- Trong y dược dùng làm tá dược lợi tiểu, nhuận tràng, thuốc đạn.
43
- Trong công nghiệp hóa chất, dùng trong sản xuất chất hoạt động bề
mặt, polyether và polyurethane.
Triethanollamin (TEA) [5,11]
Tên gọi khác: Trihydroxyltriethyl-amine, Tri-2hydroxyethyamine,
Triethylolamine.
CTPT: N(CH2-CH2-OH)3
CTCT:
KLPT: 149.19 đvC
Tính chất:
- TEA là chất lỏng sệt, không màu hóa đen ngoài không khí, hút ẩm
mạnh. Các xà phòng của TEA dường như vô hại với hàm lượng <5%c trong
các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Chúng không gây các cảm giác
khó chịu nào cho da cũng như không có các tính chất gây nhạy cảm cho da,
và các trường dị ứng gây ra bởi TEA được biết đến là rất hiếm, thậm chí còn
không gây dị ứng đối với cả các trường hợp vốn nhạy cảm một cách khác
thường với xà phòng.
- Tỉ trọng ở 20oC: 1.124 g/cm3
- Nhiệt độ sôi: 27.7-27.9oC
- Nhiệt độ nóng chảy: 20-21.2oC
- pH của dung dịch 25% trong nước ở 25oC: 11.2
- TEA hóa hơi chậm khi đun nóng đến 100oC hình thành các tinh thể
muối.
44
Ứng dụng:
- TEA tạo xà phòng khi cho tác dụng với acid béo tự do theo một tỉ lệ
nhất định. Triethanolamine stearate được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm
chăm sóc cá nhân như: sữa tắm, dầu gội, kem, lotion…Ta dễ dàng thu nhận
được các nhũ tương bền với chất nhũ hóa này với nồng độ sử dụng từ 2-4%
TEA và từ 5-15% acid oleic hay stearic, thường dựa trên khối lượng pha dầu
cần được nhũ hóa.
- Xà phòng của TEA không màu, tạo nhũ có màu kem, điều này không
làm giảm giá trị của các sản phẩm sữa làm đẹp, nhưng các sản phẩm trên cần
một hệ chất nhũ hóa khác để tạo thành các sản phẩm trắng hoàn hảo.
Nước cất (như sản phẩm sữa tắm)
c) Chất bảo quản sử dụng trong sữa tắm và sữa dưỡng thể
Butylated Hydroxy Toluene (BHT) [5,12,14]
Tên gọi khác: 2,6-Di-tert-Buty1-p-Cresol; 2,6-Di-tert-Buty1-p-Methyl
Phenol; 2,6-Di-tert-Buty1-p-Hydroxy Toluene
CTPT: C15H24O
CTCT:
Tính chất:
- BHT có dạng hạt tinh thể hơi vàng.
- Tan trong nước, không tan trong rượu, benzene, toluene, dầu mỡ.
Ứng dụng:
- BHT được dùng làm chất chống oxy hóa trong công nghiệp thực
phẩm, vật liệu plastic và mỹ phẩm.Và nó được xem là nguyên liệu cơ bản
trong hầu hết các loại mỹ phẩm.
45
- Trong việc bảo quản polymer, các loại dầu khoáng, dầu bôi trơn,
dùng BHT với lượng vừa đủ, ngăn chặn quá trình oxy hóa chống gây ố màu,
mất màu và cho hiệu quả rất cao. BHT trở thành chất bảo quản chính ngăn
cản sự biến tính sản phẩm trong quá trình gia nhiệt.
- BHT còn được dùng làm chất chống oxy hóa hữu hiệu cho nhiên liệu
đốt, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, nhất là plastic.
Methyl paraben [11,13]
Tên gọi khác: methyl p-hydroxybenzoate
CTPT: C9H8O3
CTCT:
KLPT: 152.14 đvC
Tính chất:
- Dạng tinh thể hình kim hay bột trắng.
- Nhiệt độ sôi: 270-280oC, tan trong nước sôi, dầu, Acetone, Glycerine.
- pH: 4-7
- Hóa tính chủ yếu do nhóm– OH.
Ứng dụng:
Làm chất bảo quản. Trong khi dạng ester của Acid Benzoic và Acid
Salicylic có tính bảo quản kém hơn dạng acid, thì các ester của acid p-
hydroxybenzoic lại có tính bảo quản tốt hơn dạng acid. Methyl paraben có độc
tính thấp nên được sử dụng rộng rãi. Nó thường được sử dụng trong các dạng
mỹ phẩm chăm sóc da như sữa tắm và lotion dưỡng da với liều dùng khoảng
0.1-0.2%.
46
Propyl paraben [11,13]
Tên gọi khác: Propyl p-hydroxybenzoate hay Nipasol.
CTPT: C11H12O3
CTCT:
OH
COOC3H7
KLPT: 180.2 đvC
Tính chất:
- Dạng bột trắng.
- Hầu như không tan trong nước, tan trong dầu, cồn 95%, Acetone,
Glycerine.
- pH: 4-7.
- Hóa tính chủ yếu do nhóm– OH.
Ứng dụng:
Làm chất bảo quản trong mỹ phẩm, đặc biệt là kem và lotion. Chủ yếu
chống nấm men trong khi Methyl paraben chống nấm mốc. Độc tính
thấp, thường được sử dụng kết hợp với Methyl paraben và BHT trong các
sản phẩm với liều lượng từ 0.04-0.1%.
6.2.2. Dụng cụ
Becher 100ml: 10 cái Pipet 5ml: 1 cái
Becher 250ml: 5 cái Pipet 10ml: 1 cái
Becher 500ml: 3 cái Ống đong 100ml: 1 cái
Bếp điện: 1 cái Ống đong 1000ml: 1 cái
Giấy pH Ống nhỏ giọt: 5 ống
Nhiệt kế 100oC: 2 cái Kim mũi bằng: 1 cây
Đũa thủy tinh: 4 cây Giá đỡ, kẹp: 1 cái
47
6.2.3. Thiết bị
Cân điện tử
Motor cánh khuấy
Máy đo độ nhớt
Máy quay ly tâm
6.3. Sơ đồ thực nghiệm
C
hất tẩy rửa
H
oạt chất
C
hất giữ ẩm
Phối chế sản phẩm
Đánh giá sản phẩm
C
H
Đ
B
M
D
ầu khoáng
C
arbom
er
H
oạt chất
Sữa dưỡng thể
Sữa tắm
Khảo sát các thành phần chính từ
công thức nền
48
Chương 7: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
7.1. Chỉ tiêu kiểm tra và đánh giá sản phẩm
7.1.1. Chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sản phẩm sữa tắm (TCVN 5492-1991)
Bảng 7.1: Một số chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sữa tắm
Hạng mục Yêu cầu
Chỉ tiêu cảm
quan
Trạng thái
Lỏng sánh, đồng nhất, không tách lớp,
không phân tầng, không có tạp chất lạ
Màu sắc Đồng nhất, đặc trưng cho sản phẩm
Mùi Thơm dễ chịu
Ngoại quan Không có vật bất thường
Chỉ tiêu hóa lí
Khả năng chịu nhiệt
45±2oC, duy trì sản phẩm trong 24h,
sau đó để ở nhiệt độ phòng đến khi
sản phẩm trở lại trạng thái ban đầu
Khả năng chịu lạnh
10±2oC, duy trì trong 24h, sau đó để ở
nhiệt độ phòng mà sản phẩm vẫn
không bị kết tủa hay tách nước.
pH dung dịch 1% trong
nước
4-7.5
Tỉ trọng ở 25oC Đạt TCCS
Độ chênh lệch khối
lượng
≥ 95% khối lượng ghi trên nhãn
Độ nhớt < 10000cps
Hàm lượng CHĐBM < 10%
Hàm lượng NaCl < 2%
Thể tích cột bọt dung
dịch 1%
≤ 350ml
49
7.1.2. Chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sản phẩm sữa dưỡng thể
Bảng 7.2: Một số chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sữa dưỡng thể
Hạng mục Yêu cầu
Chỉ tiêu cảm quan
Trạng thái
Đồng nhất không tách lớp, không có
tạp chất lạ
Màu sắc Đồng nhất, đặc trưng cho sản phẩm
Mùi Thơm dễ chịu
Ngoại quan Không có vật bất thường
Chỉ tiêu hóa lí
Khả năng chịu nhiệt
40±1oC, duy trì sản phẩm trong 24h,
sau đó để ở nhiệt độ phòng đến khi
sản phẩm trở lại trạng thái ban đầu
Khả năng chịu lạnh
-5-0oC, duy trì trong 24h, sau đó để ở
nhiệt độ phòng mà sản phẩm vẫn
không bị tách nước
pH dung dịch 10%
trong nước
6-7
Tỉ trọng ở 25oC Đạt TCCS
Độ chênh lệch khối
lượng
≥ 95% khối lượng ghi trên nhãn
Độ lún kim 320-330mm/g
Sai biệt độ lún kim 0-1%
7.1.3. Chỉ tiêu vệ sinh, an toàn
Bảng 7.3: Một số chỉ tiêu vệ sinh, an toàn
Hạng mục Yêu cầu
Chỉ tiêu vệ sinh,
an toàn
Giới hạn kim loại nặng, quy về chì ≤ 2ppm
Giới hạn Asen ≤ 1ppm
Độ nhiễm khuẩn Đạt yêu cầu
Độ kích ứng da Đạt yêu cầu
50
7.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm
7.2.1. Mục đích
Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên phương thức vừa cảm quan vừa định
lượng trên đối tượng sử dụng mỹ phẩm, dựa trên góc độ người tiêu dùng, qua đó
dự đoán khả năng tham gia thị trường của sản phẩm. Mẫu sản phẩm luôn được
đánh giá và so sánh với một mẫu chuẩn đã được thị trường chấp nhận.
7.2.2. Nội dung đánh giá
a) Phân hạng
Kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 5
Rất tốt: ++ 5 điểm
Tốt:
+
4 điểm
Thõa mãn
0
3 điểm
Kém
-
2 điểm
Rất kém
-- 1 điểm
b) Thang giá trị (%) các đặc tính đánh giá
- Tính năng đánh giá (75%) gồm:
• 30% cảm quan
o Trên sản phẩm:
¾ Dạng và màu tự nhiên của nền 5%
¾ Độ phân pha 5%
¾ Độ bóng và độ linh động 5%
o Trên đối tượng sử dụng:
¾ Độ gây chỉnh da 5%
¾ Độ gây mát 5%
¾ Độ gây mùi 5%
• 45% định lượng
51
o Trên sản phẩm:
¾ Độ pH 10%
¾ Độ lún kim 10%
¾ Độ nhớt 10%
o Trên đối tượng sử dụng:
¾ Độ tan trên da 15%
• 20% tính an toàn
o An toàn cho người sử dụng 10%
o An toàn cho môi trường 10%
• 5% tính tiện dụng
c) Thang định mức mỗi chỉ tiêu đánh giá
- Dạng tự nhiên của nền sản phẩm
Biểu thị nét riêng của sản phẩm.
Nhìn bề mặt sản phẩm sau 48h và quan sát.
Dạng lỏng, Dạng đặc,
phân pha bền
- 0 +
- Độ phân pha
Biểu thị tính không bền tức thời của sản phẩm.
Nhìn bề mặt sản phẩm sau 48h và quan sát
Phân pha Bình thường
tức thời Phân pha Bình thường sau 48h
-- - 0 + ++
- Độ bóng và độ linh động
Biểu thị tính đều đặn và đồng nhất của bề mặt sản phẩm, gây hấp lực đối với
người tiêu dùng.
Khô Không bóng Bóng Rất bóng
-- - 0 + ++
52
- Độ tan trên da (đối với sữa dưỡng thể)
Thoa một lớp sản phẩm lên bề mặt da với diện tích thoa khoảng 25cm2, thoa
lớp mỏng và đều, sau đó đo thời gian sản phẩm tan hết trên da. Làm như vậy 3 lần
và lấy giá trị trung bình đánh giá theo thang sau:
30 35 40 45
++ + 0 - --
- Độ gây chỉnh da
Biểu thị mức độ gây khó chịu của bề mặt da sau khi sử dụng sản phẩm.
Thoa một lớp kem mỏng trên da và chờ 5 phút, lấy tay sờ vào vùng da tương
ứng và nhận xét độ chỉnh da.
Rất khó
chịu
Hơi
khó chịu
Không
chỉnh da
Dễ
chịu
-- - - 0 + ++
- Độ gây mát
+
++
Hơi
nóng
Không
mát
Hơi
mát
Rất
mát
-- - 0 + ++
- Độ gây mùi
Mùi oi Hơi oi Không mùi Mùi thơm
-- - 0 + ++
- Gây dị ứng da
Có Không
- 0 +
- An toàn cho môi trường
Có Không
- 0 +
53
7.3. Quá trình kiểm tra một số chỉ tiêu hóa lí
7.3.1. Xác định độ pH
a) Cơ sở lý thuyết
Năm 2002, một nhóm nghiên cứu của IUPAC đã thống nhất đề nghị đưa
pH vào trong hệ thống đơn vị đo lường quốc tế (SI).
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hidro (H+) trong dung dịch và
vì vậy là độ axit hay bazơ của nó. Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó
không phải là thang đo ngẫu nhiên, số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ
hoạt động của các ion hidro trong dung dịch.
b) Ý nghĩa của việc đo độ pH
- Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn ở mức an toàn.
- Để sản phẩm luôn đạt ở mức tối ưu về chất lượng và kinh tế.
c) Công thức để tính pH
pH = - log10[H+]
[H+] biểu thị độ hoạt động của các ion H+ hay chính xác hơn là [H3O+],
được đo theo mol trên lít còn gọi là phân tử gam. Giá trị pH trung hòa không
chính xác bằng 7; chỉ ngầm ý là nồng độ các ion H+ là chính xác bằng 1.10-7
mol/l. Tuy nhiên, các giá trị là đủ gần để pH trung hòa là 7.00 tới ba chữ số
đáng kể nhất, nó là đủ gần để người ta coi nó chính xác bằng 7. Trong mẫu đo
dung dịch không chứa nước hay ở các điều kiện không tiêu chuẩn, thì giá trị
pH trung hòa thậm chí có thể không gần với 7.
d) Cách đo độ pH
pH có thể được đo:
- Bằng cách bổ sung chất chỉ thị pH .Các chất chỉ thị phổ biến là giấy
quỳ, phenolphthalein, metyl da cam và xanh bromothymol.
- Bằng cách sử dụng máy đo pH cùng với các điện cực có chọn lựa pH.
Tuy nhiên đo độ nhớt của dung dịch cao nên khó thực hiện bằng các chỉ
thị màu, nên quá trình khảo sát chủ yếu sử dụng máy đo pH.
Tùy theo yêu cầu của mẫu đo pH ở nồng độ 1%, 5% hay nguyên mẫu
mà pha loãng mẫu đúng theo yêu cầu.
54
7.3.2. Xác định độ nhớt
a) Cơ sở lý thuyết
Nhiều hệ cấu tử chứa lượng nhỏ pha phân tán có tính chảy gần giống
như đối với các chất lỏng nguyên chất. Để nghiên cứu tính chảy của hệ có thể
sử dụng phương pháp đo độ nhớt của dung dịch bằng cách cho chất lỏng qua
mao quản, tức là đo tốc độ chảy qua mao quản của chất lỏng.
Trong sản phẩm sữa tắm và lotion dưỡng thể, nhất là sữa tắm, độ nhớt là
một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến trạng thái ổn định của sản phẩm.
Thực tế cho thấy rằng độ nhớt giảm khi nhiệt độ tăng.
b) Ý nghĩa của việc đo độ nhớt
- Độ nhớt của sản phẩm có thể đánh giá bằng ngoại quan như việc quan
sát độ đặc, độ sệt của sản phẩm, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào cảm nhận lần sử
dụng sản phẩm đầu tiên.
- Độ nhớt đóng vai trò liên quan trực tiếp trong việc định lượng sử dụng,
một sản phẩm quá sệt thì khó định lượng sử dụng vì phải ấn mạnh trên lọ.
Ngược lại, một sản phẩm quá lỏng sẽ không đủ sệt, người tiêu dùng sẽ cảm
thấy sản phẩm là không kinh tế.
c) Thiết bị đo độ nhớt Brookfield RVT gồm:
- Bộ kim đo
- Máy đo cùng với một kim quay nhỏ chỉ giá trị trong hộp hiển thị, một
nút điều chỉnh vận tốc, công tắc mở/tắt và một nút nâng bản kim loại hiển thị
giá trị.
- Một gọng cố định giữ dòng xoáy ổn định và giữ khoảng cách an toàn
giữa kim quay và cốc chứa mẫu.
- Vận tốc quay: 0.5, 1, 2.5, 5, 10, 20, 50, 100 (vòng/phút).
- Điện nguồn: 230V/50Hz/3.5W
d) Cách tiến hành đo độ nhớt
- Chọn kim quay tương ứng, đầu đo gắn với kim quay càng nhỏ tương
ứng độ nhớt càng cao.
- Điều chỉnh giọt nước cân bằng vào đúng vị trí.
55
- Sau đó cho vào becher 400ml mẫu cần đo.
- Cài đặt vận tốc quay 50 (vòng/phút).
- Bật công tắc cho máy hoạt động, tay giữ nút nâng.
- Khi kim quay ổn định nhanh tay tắt công tắc, ấn vào nút nâng.
- Đọc giá trị kim chỉ trên hộp hiển thị.
- Tính toán dựa theo bảng tra.
e) Công thức đo độ nhớt
Độ nhớt = giá trị đọc × hệ số tương ứng
Trong đó hệ số tương ứng tra theo bảng tùy thuộc vào loại kim và vận
tốc cài đặt. (phụ lục I)
7.3.3. Xác định độ lún kim
a) Ý nghĩa:
Độ lún kim biểu thị độ mềm của sản phẩm.
b) Cách tiến hành đo độ lún kim:
- Dùng một cây kim lượt dài khoảng 40mm. Cho kim rơi tự do qua
một ống thủy tinh hình trụ có chiều dài khoảng 50cm, đường kính 1cm.
- Đặt ống nghiệm chứa mẫu sản phẩm cần đo dưới đáy ống thủy tinh.
- Khi kim lún vào mẫu, rút kim ra và đo chiều dài lún kim L.
c) Công thức đo độ lún kim
)/(0 gmmm
lL =
Trong đó:
L0: độ lún kim ban đầu (mm/g)
l: chiều dài kim bị lún vào mẫu sản phẩm (mm)
m: khối lượng kim (g)
7.3.4. Sai biệt độ lún kim
a) Ý nghĩa
Sai biệt độ lún kim biểu thị độ bền của sản phẩm.
b) Cách tiến hành
Sau khi đo độ lún kim, đem ống nghiệm chứa mẫu vừa đo ly tâm trong
56
máy ly tâm với vận tốc v=1500 (vòng/phút) trong thời gian 10 phút. Sau đó
đem mẫu đó đo độ lún kim L10.
c) Công thức
Sai biệt độ lún kim được tính như sau:
Trong đó:
L: Sai biệt độ lún kim tương đối (%)
L0: Độ lún kim ban đầu (mm/g)
L10: Độ lún kim sau ly tâm (mm/g)
d) Sai biệt độ lún kim được đánh giá theo thang đo sau:
-1.5 -1.0 -0.5 0.0 1.0 1.5 2.0 2.5
-- - 0 + ++ + 0 - --
7.4. Quá trình kiểm tra vi sinh
7.4.1. Thiết bị:
Cân điện tử Bàn thao tác vô trùng
Tủ nuôi vi sinh Đĩa vi sinh
Bể ổn nhiệt Ống nghiệm
Tủ sấy nhiệt khuẩn áp suất cao Pipet (1ml, 2ml, 10ml)
7.4.2. Hóa chất:
Peptone 20g
Bột Agar 15g
Tween 80 7g
NaCl 8.5g
Lecichin 1g
Nước cất 1000ml
7.4.3. Điều chế nước muối sinh lý
Lấy một ít nước cất cho vào Lecichin, thêm Tween 80 đun nóng cho
đến tan hoàn toàn. Còn Peptone và NaCl cho vào lượng nước cất còn lại,
(%)100
0
010 ×
−
=
L
LLL
57
khuấy đến tan hoàn toàn, rồi cho từ từ vào phần Lecichin, Tween 80 đã hòa
tan ở trên, khuấy đều và điều chỉnh pH trong khoảng 7.2-7.4, sau đó thêm bột
Agar đun nóng đến 121oC, áp suất diệt khuẩn trong 30 phút, cuối cùng cho
hỗn hợp vào tủ lạnh.
7.4.4. Cách tiến hành kiểm tra vi sinh
- Dùng pipet đã được diệt khuẩn hút lấy 1ml mẫu thử đã được hòa tan
vào 9ml nước tinh khiết thành một dung dịch pha loãng với tỉ lệ 1:10.
- Sau đó, dung một pipet khác hút 2ml dung dịnh pha loãng với tỉ lệ
1:10, cho vào đĩa vi sinh 1ml, còn 1ml cho vào ống nghiệm có chứa 9ml nước
muối sinh lý đã diệt khuẩn thành dung dịch pha loãng với tỉ lệ 1:100.
- Lại dùng một pipet khác hút 1ml dung dịch pha loãng với tỉ lệ 1:100
cho vào đĩa vi sinh. Nếu mẫu thử có lượng vi sinh cao, cũng có thể pha loãng
với tỉ lệ 1:1000 hay 1:10000. Lưu ý, với mỗi tỉ lệ pha loãng khác nhau thì
dùng những pipet khác nhau.
- Từ trong bể ổn nhiệt lấy ra Lecichin đã hòa tan và làm lạnh 45-50oC
để vào trong một đĩa có đáy bằng có chứa mẫu thử và một lượng hỗn hợp
Tween, bột Agar khoảng 15-20ml. Sau đó hòa trộn vào đĩa chất dinh dưỡng
nuôi khuẩn. Sau khi đợi bột Agar đông cứng, lật úp đĩa đặt vào tủ nuôi vi sinh
trong 48h, ở nhiệt độ 37oC. Ngoài ra cũng đổ vào một đĩa khác không có chứa
mẫu thử để làm thực nghiệm đối chiếu so sánh.
- Sau 48h lấy đĩa ra quan sát có vi sinh không và chúng phát triển như
thế nào. Khi quan sát số vi sinh dao động từ 30-300, ta lấy số vi sinh nhân với
số lần pha loãng và thu được kết quả. Trường hợp không có vi sinh trong
khoảng 30-300, thì lấy gần kề 30-300 nhân với tỉ lệ pha loãng thì được kết
quả.
58
Chương 8: THỰC NGHIỆM
8.1. Ứng dụng hoạt chất sữa vào sữa tắm
8.1.1. Qui trình công nghệ
Ổn định
Đóng chai
Dán nhãn
Sữa tắm
CAPB
Dimethicon
Khuấy
Khuấy
Khuấy
Khuấy
NaCl
Glycerin Propylen
Glycol
Hương BHT
Khuấy
Acid citric pH=6.5
Khuấy
Khuấy
Sữa tươi
Khuấy tan
Metylparaben
Propylparaben
TEA HEC, H2O Ngâm τ>3h
pH=8
Khuấy tan
80oC
Làm nguội
NaLS, H2O
59
8.1.2. Công thức nền
Bảng 8.1: Công thức nền sữa tắm
Nguyên liệu Thành phần, % khối lượng
BHT
CAPB
Dimethicone
HEC
Glycerine
Metyl paraben
NaLS
NaCl
Propyl paraben
Propylen glycol
Sữa tươi
Hương
TEA
Acid Citric
Nước
Thời gian
Nhiệt độ
0.1
3.0
2.0
0.5
2.0
0.1
15.0
1.5
0.1
2.0
10.0
0.25
chỉnh pH=8
chỉnh pH=6.5
tùy ý
90 phút
phòng
8.1.3. Thuyết minh qui trình công nghệ
Nấu chảy NaLS trong nước với tỉ lệ 1:3 đến tan hoàn toàn ở 80oC, sau
đó để nguội. Cùng lúc nấu tan hỗn hợp Metyl paraben và Propyl paraben
trong 10ml nước, khuấy tan hoàn toàn rồi để nguội. Cho sữa tươi và hai hỗn
hợp này vào trong becher 250ml, khuấy đều tạo dung dịch đồng nhất, rồi
dùng TEA chỉnh pH dung dịch là 8. Tiếp theo cho HEC đã ngâm sẵn với
nước với thời gian trên 3h, khuấy cho hỗn hợp đồng nhất. Sau đó cho tuần tự
Dimethicone, Glycerine, Propylen glycol, CAPB vào và khuấy đều. Vừa từ từ
cho dung dịch NaCl vào vừa khuấy đều hỗn hợp. Dùng Acid citric để chỉnh
pH dung dịch là 6.5. Cuối cùng cho BHT và hương vào và khuấy. Sau khi cho
60
tất cả chất vào để ổn định hỗn hợp trong thời gian 2h nhằm giảm lượng bọt
tạo thành trong quá trình khuấy. Và cuối cùng sản phẩm sữa tắm ra đời, sau
đó đem đi đóng chai, dán nhãn.
8.1.4. Xây dựng công thức phối chế hoàn chỉnh
a) Cơ sở lập luận
Dựa vào công thức nền đã chọn tiến hành khảo sát tính năng tẩy rửa của
sữa tắm bằng cách thay đổi hàm lượng chất hoạt động bề mặt NaLS, khả năng
giữ ẩm chống khô da bằng cách thay đổi hàm lượng Glycerine và Propylen
glycol, và khả năng làm mềm mịn da bằng cách thay đổi hàm lượng sữa tươi.
Rồi so sánh độ nhớt của từng mẫu khảo sát với độ nhớt của mẫu sữa tắm trên
thị trường và mẫu nào có độ nhớt xấp xỉ với mẫu đối chứng thì đạt yêu cầu.
b) Cách tiến hành
Khảo sát ảnh hưởng của NaLS
- Chuẩn bị mẫu khảo sát:
Bảng 8.2: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của NaLS
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
BHT
CAPB
Dimethicone
HEC
Glycerine
Metyl paraben
NaLS
NaCl
Propyl paraben
Propylen glycol
Sữa tươi
Hương
Nước
0.10
3.00
2.00
0.50
2.00
0.10
10.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
68.45
0.1
3.00
2.00
0.50
2.00
0.10
12.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
66.45
0.1
3.00
2.00
0.50
2.00
0.10
14.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
64.45
0.1
3.00
2.00
0.50
2.00
0.10
16.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
62.45
61
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 8.3: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của NaLS
- Đồ thị minh họa:
Đồ thị 8.1: Ảnh hưởng hàm lượng NaLS đến độ nhớt sữa tắm
Khảo sát ảnh hưởng của Glycerine
- Chuẩn bị mẫu khảo sát:
Bảng 8.4: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Glycerine
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
BHT
CAPB
Dimethicone
HEC
Glycerine
0.10
3.00
2.00
0.50
1.00
0.1
3.00
2.00
0.50
2.00
0.1
3.00
2.00
0.50
3.00
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối chứng
Độ nhớt 2800 2960 3160 3400 3250
Cảm quan
- Độ nhớt tăng dần
- Tính tẩy rửa tăng, tạo nhiều bọt
- pH=6.5
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
Độ nhớt
(cps)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
62
Metyl paraben
NaLS
NaCl
Propyl paraben
Propylen glycol
Sữa tươi
Hương
Nước
0.10
14.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
65.45
0.10
14.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
64.45
0.10
14.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
63.45
0.10
14.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
62.45
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 8.5: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Glycerine
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối chứng
Độ nhớt 3000 3080 3200 3280 3250
Cảm quan
- Độ nhớt tăng dần, độ đặc tăng dần
- Khả năng giữ ẩm tăng, độ nhờn trên da tăng
- Độ mát trên da tăng
- pH=6.5
- Đồ thị minh họa:
2850
2900
2950
3000
3050
3100
3150
3200
3250
3300
Độ nhớt
(cps)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
Đồ thị 8.2: Ảnh hưởng hàm lượng Glycerine đến độ nhớt sữa tắm
63
Khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol
- Chuẩn bị mẫu khảo sát:
Bảng 8.6: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
BHT
CAPB
Dimethicone
HEC
Glycerine
Metyl paraben
NaLS
NaCl
Propyl paraben
Propylen glycol
Sữa tươi
Hương
Nước
0.10
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
0.50
10.00
0.25
63.95
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
1.00
10.00
0.25
63.45
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
1.50
10.00
0.25
62.95
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
2.00
10.00
0.25
62.45
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 8.7: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối chứng
Độ nhớt 3520 3360 3120 2880 3250
Cảm quan
- Độ nhớt giảm mạnh
- Khả năng làm mềm và làm ẩm da tăng
- pH=6.5
- Đồ thị minh họa:
64
Đồ thị 8.3: Ảnh hưởng hàm lượng Propylen glycol đến độ nhớt sữa tắm
Khảo sát ảnh hưởng của hoạt chất sữa tươi
- Chuẩn bị mẫu khảo sát:
Bảng 8.8: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sữa
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
BHT
CAPB
Dimethicone
HEC
Glycerine
Metyl paraben
NaLS
NaCl
Propyl paraben
Propylen glycol
Sữa tươi
Hương
Nước
0.10
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
1.00
5.00
0.25
68.45
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
1.00
10.00
0.25
63.45
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
1.00
15.00
0.25
58.45
0.1
3.00
2.00
0.50
4.00
0.10
14.00
1.50
0.10
1.00
20.00
0.25
53.45
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Độ nhớt
(cps)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
65
- Kết quả thực nghiệm:
Bảng 8.9: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sữa
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối chứng
Độ nhớt 3600 3360 3120 2800 3250
Cảm quan
- Độ nhớt giảm dần
- Khả năng làm dịu da tăng
- Độ đục sản phẩm tăng dần
- pH=6.5
- Đồ thị minh họa:
Đồ thị 8.4: Ảnh hưởng hàm lượng Sữa đến độ nhớt sữa tắm
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Độ nhớt
(cps)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
66
c) Công thức phối chế hoàn chỉnh
Bảng 8.10: Công thức sữa tắm hoàn chỉnh
Nguyên liệu Thành phần, % khối lượng
BHT
CAPB
Dimethicone
HEC
Glycerine
Metyl paraben
NaLS
NaCl
Propyl paraben
Propylen glycol
Sữa tươi
Hương
TEA
Acid Citric
Nước
0.1
3.0
2.0
0.5
4.0
0.1
14.0
1.5
0.1
1.0
10.0
0.25
chỉnh pH=8
chỉnh pH=6.5
63.45
8.1.5. Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm
a) Đánh giá trên thực tế và bằng cảm quan
- Độ tạo bọt: Lấy 1g mẫu sữa tắm chuẩn cho vào ống đong 1000ml rồi
đổ vào 10g nước, lắc đều ống đong cho nước và sữa tắm hòa tan vào với
nhau, lắc liên tục chậm và đều khoảng 10 lần. Khi đó lượng bọt dâng lên tới
đâu ta đọc chỉ số tại đó. Kết quả thể tích cột bọt hay độ tạo bọt: 160ml
- Tính tẩy rửa: Dùng mảnh vải đã dính chất nhờn thải ra từ da cho vào
becher đựng sữa tắm, ở nhiệt độ thường, khuấy nhẹ mảnh vải. Sau 5 phút lấy
mảnh vải ra và đem so sánh với một mảnh vải sạch khác cùng loại. Kết quả
cho thấy 2 mảnh vải trông sạch như nhau. Điều này chứng tỏ sữa tắm có khả
năng tẩy rửa tốt.
67
- Đặc tính mỹ phẩm: hệ đồng nhất, đặc, bóng, mịn mặt.
- Bọt mịn, dễ xả. Tốc độ khô trên da: 3 phút
- Không có vật bất thường.
- Màu sắc: có màu trắng đục ánh xà cừ.
- Mùi: hương táo nhẹ nhàng, dễ chịu.
b) Chỉ tiêu hóa lí
- pH 5%: 6.5
- Độ nhớt: 3360cps
- Hàm lượng chất hoạt động bề mặt: 17%
- Hàm lượng NaCl: 1.5%
- Khả năng chịu nhiệt (45±2oC, duy trì trong 24h): tốt
- Khả năng chịu lạnh (10±2oC, duy trì trong 24h): tốt
c) Chỉ tiêu vi sinh:
- Tổng số vi sinh (CFU/g): 700
- Tổng số khuẩn độc và khuẩn lên men: 40
d) Kết quả theo thang đo định mức các chỉ tiêu
- Dạng tự nhiên: + - Độ gây mát: +
- Độ phân pha: + - Độ gây mùi: 0
- Độ bóng và độ linh động: ++ - Độ pH: ++
- Độ gây chỉnh da: + - Độ nhớt: +
8.1.6. Kết luận về vai trò của từng thành phần trong sữa tắm
a) Coco Amido propyl Betaine (CAPB)
Là chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, lưỡng cực. CAPB được sử dụng
phổ biến trong các sản phẩm sữa tắm có tác dụng gia tăng bọt, gia tăng độ
nhờn, cải thiện độ dịu, làm giảm hiện tượng khô da và giúp ổn định độ nhớt
của sản phẩm.
b) Natrosol (HEC)
HEC thường được sử dụng trong các sản phẩm nhũ nước như sữa tắm
với vai trò là chất làm đặc và ổn định nền sản phẩm.
68
c) Dimethicone
Tạo độ nhờn và cảm giác diệu nhẹ khi bôi lên da. Bảo vệ làn da bằng
cách tạo một màng mỏng trên da nhằm giảm sự khô rát từ những chất hoạt
động bề mặt mạnh. Đồng thời nó còn giữ vai trò tăng độ bóng mượt và linh
động cho sản phẩm.
d) Glycerine
Là chất làm mềm da, không phải là chất nhạy cảm đối với làn da và
không độc hại. Nó làm tăng tính lan tỏa và tính đồng nhất của sữa tắm vì có
khả năng giữ ẩm. Đối với làn da thì Glycerine có tác dụng giữ ẩm cho da vì
khả năng hút ẩm từ không khí.
e) NaLS
Tạo tính năng tẩy rửa cho sữa tắm mà không gây bất kì ảnh hưởng nào
trên da. Đồng thời NaLS là tác nhân tạo bọt rất hiệu quả, giúp sữa tắm có
lượng bọt nhiều và bền trong nước.
f) NaCl
Sử dụng trong sữa tắm chủ yếu điều chỉnh lại độ nhớt, nhằm tăng vẻ mỹ
quan cho sản phẩm.
g) Propylen glycol
Có tính năng giữ ẩm, tạo độ mềm mượt cho sữa tắm, giúp da không khô
rát sau khi sử dụng. Ngoài ra Propylen glycol còn có khả năng ngăn chặn
nấm, mốc và vi khuẩn phát triển.
h) Sữa tươi
Trong sữa có chứa nhiều tố chất tốt cho da, bản chất sữa tươi dùng làm
nguồn thực phẩm nên không gây hại cho da nên có thể dùng với lượng tùy ý.
Tuy nhiên nếu cho sữa quá nhiều sẽ làm sữa tắm bị tách lớp và tạo mùi oi.
i) Chất bảo quản
Metyl parapen có tính năng ngăn ngừa nấm, Propyl parapen có tính năng
ngăn ngừa mốc. BHT là chất chống oxy hóa giúp sản phẩm không biến tính.
j) Nước cất: Là môi trường liên kết các nguyên liệu lại với nhau nhằm tạo
thành sản phẩm đồng nhất.
69
8.2. Ứng dụng hoạt chất sữa vào sữa dưỡng thể
8.2.1. Qui trình công nghệ
Acid stearic
Cetyl alcol
BHT
Propylparaben
Metylparaben
Dầu khoáng
Khuấy 75oC
Hỗn hợp đồng
nhất
Tướng Dầu
Tướng nước
Carbomer,H2O
Ngâm, τ > 12h
Hệ phân tán
bán gel
Khuấy 30oC
Sorbitan
monostearate
Khuấy 100oC
Khuấy 75oC
Khuấy 45oC
Làm nguội
Đóng khuôn
Dán nhãn
Sữa
dưỡng thể
Nhũ hóa
TEA
Sữa tươi
Sorbitol
70
8.2.2. Công thức nền
Bảng 8.11: Công thức nền sữa dưỡng thể
Nguyên liệu Thành phần, % khối lượng
Axit stearic
BHT
Carbomer 940
Cetyl alcol
Dầu khoáng
Metyl paraben
Propyl paraben
Sorbitol
Sorbitan monostearate
Sữa tươi
TEA
Nước
Nhiệt độ
Thời gian khuấy
Tốc độ khuấy
3.0
0.1
0.2
1.0
10.0
0.1
0.1
5.0
1.0
10.0
0.5
Tùy ý
75oC
90 phút
600-750 vòng/phút
8.2.3. Thuyết minh qui trình công nghệ
Chuẩn bị tướng dầu bằng cách cho acid stearic, cetyl alcol, metyl
paraben, propyl paraben, BHT vào becher 250ml có chứa dầu khoáng. Sau đó
gia nhiệt hỗn hợp đến khi hệ chảy lỏng hoàn toàn, khuấy kĩ đến khi thu được
hệ đồng nhất.
Chuẩn bị tướng nước trong becher 250ml bằng cách cho sorbitan
monostearate đã nấu chảy trong nước ở 100oC, khuấy kĩ cho tan. Rồi cho hỗn
hợp carbomer 940 đã ngâm sẵn τ>12h.
Cho từng lượng nhỏ tướng nước vào tướng dầu, khuấy trong bể điều
nhiệt 75oC, đồng thời cho từng giọt TEA vào nhũ hóa hỗn hợp. Sau thời gian
khuấy hoàn chỉnh sản phẩm để nguội hỗn hợp xuống 45oC thì cho sữa tươi và
71
sorbitol vào, khuấy bằng motor cánh khuấy và cuối cùng tạo được sản phẩm
lotion dưỡng thể và rót sản phẩm vào lọ, dán nhãn.
8.2.4. Xây dựng công thức phối chế hoàn chỉnh
a) Cơ sở lập luận
Dựa vào công thức nền tiến hành khảo sát khả năng tạo nhũ bằng cách
thay đổi hàm lượng Sorbitan monostearate trên sản phẩm sữa dưỡng thể.
Khảo sát độ đặc, độ nhờn, độ mềm của sữa dưỡng thể bằng cách thay đổi hàm
lượng của từng thành phần sau: Carbomer 940, Dầu khoáng và hoạt chất sữa
tươi. Sau đó đo độ lún kim và sai biệt độ lún kim rồi đem so sánh từng mẫu
với mẫu sữa dưỡng thể NEVEA có trên thị trường. Mẫu thí nghiệm nào có sai
biệt độ lún kim sấp sỉ với mẫu đối chứng thì đạt yêu cầu.
b) Cách tiến hành
Khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan monostearate
- Chuẩn bị mẫu khảo sát
Bảng 8.12: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan monostearate
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Axit stearic
BHT
Carbomer 940
Cetyl alcol
Dầu khoáng
Metyl paraben
Propyl paraben
Sorbitol
Sorbitan monostearate
Sữa tươi
TEA
Nước
3.00
0.10
0.20
1.00
10.00
0.10
0.10
5.00
0.25
10.00
0.50
69.75
3.00
0.10
0.20
1.00
10.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
69.5
3.00
0.10
0.20
1.00
10.00
0.10
0.10
5.00
0.75
10.00
0.50
69.25
3.00
0.10
0.20
1.00
10.00
0.10
0.10
5.00
0.10
10.00
0.50
69.00
72
- Kết quả thực nghiệm
Bảng 8.13: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan
monostearate
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối
chứng
L0(mm/g) 328.72 311.42 285.47 268.17 337.37
L10(mm/g) 337.37 315.74 294.12 276.82 341.70
L (%) 2.63 1.39 3.03 3.224 1.28
Cảm quan
- Độ đặc sản phẩm tăng dần
- Độ trắng tăng dần
- pH=6
- Đồ thị minh họa
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
L (%)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
Đồ thị 8.5: Ảnh hưởng hàm lượng Sorbitan monostearate
đến sai biệt độ lún kim
73
Khảo sát ảnh hưởng của Dầu khoáng
- Chuẩn bị mẫu khảo sát
8.14: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Dầu khoáng
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Axit stearic
BHT
Carbomer 940
Cetyl alcol
Dầu khoáng
Metyl paraben
Propyl paraben
Sorbitol
Sorbitan monostearate
Sữa tươi
TEA
Nước
3.00
0.10
0.20
1.00
3.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
76.50
3.00
0.10
0.20
1.00
6.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
73.50
3.00
0.10
0.20
1.00
9.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
70.50
3.00
0.10
0.20
1.00
12.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
67.50
- Kết quả thực nghiệm
Bảng 8.15: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Dầu khoáng
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối
chứng
L0(mm/g) 268.17 302.77 328.72 346.02 337.37
L10(mm/g) 276.82 307.09 320.07 337.37 341.70
L (%) 3.20 1.72 -2.63 -2.50 1.28
Cảm quan
- Độ đặc sản phẩm tăng dần
- Độ bóng và nhờn tăng dần
- pH=6
74
Đồ thị minh họa
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
L (%)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
Đồ thị 8.6: Ảnh hưởng hàm lượng Dầu khoáng đến sai biệt độ lún kim
Khảo sát ảnh hưởng của Carbomer 940
- Chuẩn bị mẫu khảo sát
8.16: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Carbomer 940
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Axit stearic
BHT
Carbomer 940
Cetyl alcol
Dầu khoáng
Metyl paraben
Propyl paraben
Sorbitol
Sorbitan monostearate
Sữa tươi
TEA
Nước
3.000
0.100
0.125
1.000
6.000
0.100
0.100
5.000
0.500
10.000
0.500
73.575
3.000
0.100
0.150
1.000
6.000
0.100
0.100
5.000
0.500
10.000
0.500
73.450
3.000
0.100
0.175
1.000
6.000
0.100
0.100
5.000
0.500
10.000
0.500
73.325
3.000
0.100
0.200
1.000
6.000
0.100
0.100
5.000
0.500
10.000
0.500
73.200
75
- Kết quả thực nghiệm
Bảng 8.17: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Carbomer 940
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối
chứng
L0(mm/g) 346.02 320.07 302.77 276.82 337.37
L10(mm/g) 337.37 324.39 311.42 281.14 341.70
L (%) -2.50 1.35 2.86 1.56 1.28
Cảm quan
- Độ đặc sản phẩm tăng dần
- Mùi oi sản phẩm giảm dần
- pH=6
- Đồ thị minh họa
-3
-2
-1
0
1
2
3
L (%)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
Đồ thị 8.7: Ảnh hưởng hàm lượng Carbomer 940 đến sai biệt độ lún kim
76
Khảo sát ảnh hưởng của hoạt chất sữa tươi
- Chuẩn bị mẫu khảo sát
Bảng 8.18: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sữa
Thành phần (%) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Axit stearic
BHT
Carbomer 940
Cetyl alcol
Dầu khoáng
Metyl paraben
Propyl paraben
Sorbitol
Sorbitan monostearate
Sữa tươi
TEA
Nước
3.00
0.10
0.20
1.00
6.00
0.10
0.10
5.00
0.50
5.00
0.50
78.50
3.00
0.10
0.20
1.00
6.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
73.50
3.00
0.10
0.20
1.00
6.00
0.10
0.10
5.00
0.50
15.00
0.50
68.50
3.00
0.10
0.20
1.00
6.00
0.10
0.10
5.00
0.50
20.00
0.50
63.50
- Kết quả thực nghiệm
Bảng 8.19: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sữa
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu đối
chứng
L0(mm/g) 294.12 328.72 337.37 376.02 337.37
L10(mm/g) 302.77 333.04 333.04 337.37 341.70
L (%) 2.94 1.32 -1.28 -2.50 1.28
Cảm quan
- Độ đục sản phẩm tăng dần
- Độ đặc giảm dần
- Độ mềm sản phẩm tăng dần
- pH=6
77
- Đồ thị minh họa
-3
-2
-1
0
1
2
3
L (%)
1 2 3 4
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm
Đồ thị 8.8: Ảnh hưởng hàm lượng sữa đến sai biệt độ lún kim
c) Công thức phối chế hoàn chỉnh
Bảng 8.20: Công thức sữa dưỡng thể hoàn chỉnh
Nguyên liệu Thành phần, % khối lượng
Axit stearic
BHT
Carbomer 940
Cetyl alcol
Dầu khoáng
Metyl paraben
Propyl paraben
Sorbitol
Sorbitan monostearate
Sữa tươi
TEA
Nước
3.00
0.10
0.15
1.00
6.00
0.10
0.10
5.00
0.50
10.00
0.50
73.55
78
8.2.5. Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm
a) Đánh giá trên thực tế và bằng cảm quan
- Hệ nhũ tương đồng nhất, mịn mặt.
- Không tạo bọt.
- Không có tính tẩy rửa.
- Tốc độ lan và khô nhanh trên da.
- Không có vật bất thường.
- Không gây khó chịu trên da
- Màu sắc: đồng đều, có màu trắng.
- Mùi: nhẹ nhàng, thoang thoảng mùi sữa.
b) Chỉ tiêu hóa lí
- pH dung dịch 5% trong nước: 6
- pH dung dịch 10% trong nước: 6
- Độ lún kim ban đầu: L0 = 320.07(mm/g)
- Độ lún kim sau ly tâm: L10 = 324.39(mm/g)
- Sai biệt độ lún kim: L = 1.35(%)
- Khả năng chịu nhiệt tốt: duy trì sản phẩm trong 24h ở nhiệt độ 40±1 oC,
sản phẩm không bị tách lớp sau khi để ở nhiệt độ phòng.
- Khả năng chịu lạnh tốt: duy trì sản phẩm trong 24h ở nhiệt độ 0oC, sản
phẩm không bị tách lớp sau khi để ở nhiệt độ phòng.
- Hàm lượng chất hoạt động bề mặt: rất thấp (<2%)
c) Chỉ tiêu vi sinh
- Tổng số vi sinh (CFU/g): 550
- Tổng số khuẩn độc và khuẩn lên men: 20
d) Kết quả theo thang đo định mức các chỉ tiêu
- Dạng tự nhiên: +
- Độ phân pha: ++
- Độ bóng và độ linh động: +
- Độ gây chỉnh da: +
- Độ gây mát: 0
- Độ gây mùi: 0
- Độ pH: ++
- Sai biệt độ lún kim: +
79
8.2.6. Kết luận về vai trò của từng thành phần trong sữa dưỡng thể
a) Sữa tươi
Trong sữa có chứa nhiều tố chất tốt cho da, bản chất sữa tươi dùng làm
nguồn thực phẩm nên không gây hại cho da nên có thể dùng với lượng tùy ý.
Tuy nhiên nếu cho sữa vào quá nhiều sẽ làm sản phẩm bị tách lớp.
b) Dầu khoáng trắng
Giữ vai trò chủ đạo trong tướng dầu, khả năng làm tróc bẩn, tạo độ trơn
mượt khi bôi sản phẩm lên da.
Ưu điểm: có màu trắng trong nên không tạo màu cho sản phẩm, không
tạo mùi do không bị oxy hóa.
Nhược điểm: nếu sử dụng lượng lớn sẽ để lại lớp nhờn trên da, gây khó
chịu cho người sử dụng.
c) Acid stearic
Là axit béo thông thường nhất trong tự nhiên, chất rắn không màu nên
không gây ảnh hưởng đến màu sắc sản phẩm. Acid stearic giữ vai trò bôi trơn
làm dịu sản phẩm.
d) Sorbitol
Là chất chuyên dùng trong y học, có tác dụng mát gan, lọc phổi. Được
sử dụng trong lotion dưỡng da với vai trò làm mát da, giữ ẩm cho da, giúp da
không khô và tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Đồng thời,
Sorbitol còn có tính năng hút ẩm trong không khí, do đó nó giúp sản phẩm
không bị khô do mất nước.
e) Sorbitan monostearate
Là chất hoạt động không ion, ôn tính, không gây phản ứng phụ trên da,
giữ vai trò tạo nhũ cho sản phẩm.
f) Cetyl alcol
Là dạng sáp không màu, không tan trong nước, giữ vai trò hòa tan axit
stearic. Đồng thời Cetyl alcol dùng với lượng 0.5-1% có tác dụng ổn định sản
phẩm, tăng độ bền nhũ và giúp giảm bớt tính phân lớp của sản phẩm.
80
g) Carbomer 940
Là chất làm đặc sản phẩm, có tác dụng tránh sự sa lắng tách pha sản
phẩm, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, nấm mốc, chống sự tái bám bẩn
lên sản phẩm. Carbomer 940 có trọng lượng phân tử lớn, khả năng trương tốt
trong nước, tạo dung dịch có tính axit do đó thường được trung hòa bằng
TEA.
h) Chất bảo quản
Metyl parapen có tính năng ngăn ngừa nấm, Propyl parapen có tính năng
ngăn ngừa mốc. BHT có vai trò là chất oxy hóa giúp sản phẩm không biến
tính.
i) TEA
Là chất lỏng, nhớt, hút ẩm, thường dùng trong sản phẩm tẩy rửa gia
dụng. Trong sữa dưỡng thể, TEA được dùng với lượng rất nhỏ (0.5%) giữ vai
trò trung hòa acid stearic và carbomer để giữ cho độ pH của sản phẩm luôn
bằng 6.
j) Nước cất
Là môi trường liên kết các nguyên liệu lại với nhau nhằm tạo thành sản
phẩm đồng nhất.
81
PHẦN III
KẾT LUẬN
Với nguyên tắc đi từ việc tìm hiểu, thu thập kiến thức sang tiến hành
thực nghiệm, đề tài “Ứng dụng sữa trong các sản phẩm chăm sóc da” đã được
hoàn tất. Đề tài đã tìm hiểu được các thành phần chính sử dụng trong sản
phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể cũng như nguyên tắc tạo nhũ trong từng sản
phẩm, tính chất vật lí, thành phần hóa học của sữa bò và những tính năng của
sữa trong việc làm đẹp da. Đề tài cũng giúp hiểu thêm về những vấn đề cơ
bản của da người như cấu trúc da, phân loại da, nguyên nhân gây sự lão hóa
da, tìm hiểu sơ lược về độ ẩm của da và sắc tố melanin trong da.
Đề tài đã thiết lập được qui trình điều chế sữa tắm và sữa dưỡng thể có
chứa thành phần sữa tươi và xây dựng công thức phối chế hoàn chỉnh bằng
cách thay đổi hàm lượng các thành phần chính trong mỗi sản phẩm từ công
thức nền đã chọn. Kết quả của đề tài là điều chế hai loại sản phẩm sữa tắm và
sữa dưỡng thể phù hợp với mọi làn da mà không gây bất kì phản ứng phụ nào.
Cuối cùng kiểm tra và đánh giá sản phẩm trên thực tế bằng cảm quan, kiểm
tra chỉ tiêu hóa lí và chỉ tiêu vi sinh nhằm tạo tính an tâm cho người sử dụng.
Khởi đầu từ quá trình khảo sát và tiến hành thực nghiệm từ khâu chọn
công thức nền rồi xây dựng công thức hoàn chỉnh đến khâu điều chế và kiểm
tra chất lượng sản phẩm, tất cả đều được thực hiện cẩn thận và đúng quy cách.
Đồng thời thông qua bảng đánh giá các tiêu chuẩn về mặt tính năng của sản
phẩm và bảng tính toán giá thành sơ bộ dựa trên nguyên liệu sử dụng thì sản
phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể hoàn toàn có khả năng tham gia thị trường.
Để sản phẩm tối ưu hơn về mặt chất lượng và chiếm lĩnh được thị
trường trong nước cần có sự chuyển hóa đa dạng hơn dưới nhiều hình thức.
Và việc mở ra hướng đi mới cho sản phẩm là rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ
chất lượng cuộc sống của mỗi người ngày càng đi lên, thể hiện một thời đại
mới với tầm cao mới.
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60937754LuanVanSanPhamSua.pdf