Tài liệu Đề tài Ứng dụng OCT chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch – Lê Minh Tuấn: 59
ỨNG DỤNG OCT CHẨN ĐOÁN BỆNH
HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH
LÊ MINH TUẤN, TRẦN VĂN TÂY, MAI NGỌC QUẾ
Bệnh viện Chợ Rẫy
TRẦN PHƯƠNG THU, ĐOÀN KIM THÀNH, NGÔ THANH TÙNG
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục đích:
Đánh giá bệnh lý trung tâm hắc võng mạc thanh dịch bằng OCT (optical
coherence tomography) ở giai đoạn cấp và thoái lui.
Nơi thực hiện: Khoa Mắt BV Chợ Rẫy, BV Mắt TP. Hồ Chí Minh
Phương pháp thực hiện:
25 mắt của 25 bệnh nhân (trong dó có 21 nam, 4 nữ) tuổi trung bình 45.0 ± 8.5
tuổi (30 đến 58 tuổi) bị bệnh lý TT hắc võng mạc thanh dịch được chẩn đoán bằng OCT
ở các giai đoạn cấp và thoái lui. Hình ảnh cắt ngang võng mạc ở vùng hoàng điểm
bằng OCT được thực hiện ở tất cả mắt. Độ dày võng mạc ở trung tâm hoàng điểm cũng
được đánh giá ở các giai đoạn khác nhau. Độ cao của vùng bong cũng được đo. Tất cả
bệnh nhân đều được chụp mạch huỳnh quang fluoresceine
Kết quả: ở giai đoạn cấp, võng mạc thần kinh cảm giác dày ở vùng bong võn...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng OCT chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch – Lê Minh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59
ỨNG DỤNG OCT CHẨN ĐOÁN BỆNH
HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH
LÊ MINH TUẤN, TRẦN VĂN TÂY, MAI NGỌC QUẾ
Bệnh viện Chợ Rẫy
TRẦN PHƯƠNG THU, ĐOÀN KIM THÀNH, NGÔ THANH TÙNG
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục đích:
Đánh giá bệnh lý trung tâm hắc võng mạc thanh dịch bằng OCT (optical
coherence tomography) ở giai đoạn cấp và thoái lui.
Nơi thực hiện: Khoa Mắt BV Chợ Rẫy, BV Mắt TP. Hồ Chí Minh
Phương pháp thực hiện:
25 mắt của 25 bệnh nhân (trong dó có 21 nam, 4 nữ) tuổi trung bình 45.0 ± 8.5
tuổi (30 đến 58 tuổi) bị bệnh lý TT hắc võng mạc thanh dịch được chẩn đoán bằng OCT
ở các giai đoạn cấp và thoái lui. Hình ảnh cắt ngang võng mạc ở vùng hoàng điểm
bằng OCT được thực hiện ở tất cả mắt. Độ dày võng mạc ở trung tâm hoàng điểm cũng
được đánh giá ở các giai đoạn khác nhau. Độ cao của vùng bong cũng được đo. Tất cả
bệnh nhân đều được chụp mạch huỳnh quang fluoresceine
Kết quả: ở giai đoạn cấp, võng mạc thần kinh cảm giác dày ở vùng bong võng
mạc thanh dịch ở tất cả 25 mắt. Độ dày võng mạc ở vùng trung tâm:
192 ± 18 m (dãy 162 m đến 273 m) ở giai đoạn cấp được so với 117 ± 12.7 ±
(dãy 98 m đến 149 m) với p < 0.005.
Có 5 mắt kèm theo bong lớp biểu mô sắc tố.
8 mắt có hình ống khói điển hình trên chụp FA.
17 mắt có hình ảnh “hiệu ứng cửa sổ“ trên chụp FA.
Kết luận:
- OCT phát hiện sự dày võng mạc thần kinh cảm giác ở vùng bong võng mạc thanh
dịch trong giai đoạn cấp.
- Tất cả bệnh nhân đều có hiện tượng bong thanh dịch lớp biểu mô thần kinh và
biểu mô sắc tố.
- Là phương pháp chẩn đoán và theo dõi sự thoái lui bệnh lý TT hắc võng mạc
thanh dịch không xâm lấn và có độ tin cậy cao.
60
Bệnh hắc võng mạc trung tâm
thanh dịch (BHVMTTTD) là một trong
những bệnh thường gặp của bệnh lý
võng mạc. Bệnh không gây tổn hại chức
năng thị giác nặng nề nhưng sự giảm thị
lực kéo dài và tính chất tái phát thường
xuyên của bệnh làm cho việc điều trị và
tiên lượng gặp nhiều khó khăn.
Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi từ
20 đến 45. Hiện nay, vấn đề hiểu biết về
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn
còn tranh cãi.
Để chẩn đoán xác định bệnh người
ta vẫn phải dựa trên các dấu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng là chụp mạch
huỳnh quang võng mạc (CMHQVM),
chụp xanh Indocyanine để khảo sát tuần
hoàn hắc mạc. Tuy nhiên chụp ICG chưa
được thực hiện ở nước ta. Trong khi đó
CMHQVM đã được áp dụng từ nhiều
năm nay và có những ưu điểm như: cho
thấy điểm rò, thuận tiện cho việc chỉ
điểm để điều trị quang đông bằng laser.
Nhưng hình ảnh rò dạng ống khói kinh
điển chỉ khoảng 20%. CMHQVM là một
phương pháp "xâm nhập" gây nhiều tác
dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và
nặng hơn là sốc phản vệ. Vả lại khởi đầu
chúng ta cũng không có chỉ định điều trị
quang đông bằng laser ngay mà chủ yếu
là theo dõi 3-4 tháng nên việc
CMHQVM ban đầu cần phải cân nhắc.
Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật chụp OCT (Optical coherence
tomography) đã ra đời vào đầu những
năm 1990 do sự đóng góp của Fujimoto
và Puliaphyto giống như một kỹ thuật
hình ảnh B-scan quang học ở vùng
hoàng điểm và thị thần kinh với hình
ảnh chi tiết giống như mô học. Đây là
một kỹ thuật chẩn đoán mới, không
"xâm nhập", có độ phân giải cao, có thể
phát hiện các trường hợp bong VM cảm
thụ với số lượng rất ít, cho hình ảnh chi
tiết các lớp VM như một mãng cắt sinh
thiết. Ở nước ngoài OCT đã có nhiều
ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý võng
mạc như Glaucoma, phù hoàng điểm
dạng nang, lỗ hoàng điểm, và các bệnh
lý khác ở vùng trung tâm võng mạc, thị
thần kinh. Với hy vọng áp dụng một kỹ
thuật mới trong chẩn đoán và điều trị
bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh
dịch chúng tôi tiến hành công trình
nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân khám tại
phòng khám Mắt và nằm điều trị tại
Khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy được
chẩn đoán là BHVMTTTD, được
CMHQVM tại phòng khám Mắt, sau đó
được gửi sang Bệnh viện Mắt để chụp
OCT từ 4/2004 đến 4/2005.
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán
lâm sàng là BHVMTTTD dựa vào:
Giảm thị lực.
Ám điểm dương tính.
61
Biến dạng hình.
Bong thanh dịch VM.
Xuất tiết vm.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân không có khả năng hợp
tác để chụp mạch huỳnh quang võng
mạc và chụp OCT.
Bệnh nhân có bệnh lý phối hợp
không quan sát được rõ đáy mắt như đục
thuỷ tinh thể, đục dịch kính
Các bệnh nhân có nguy cơ bệnh lý
VM dể chẩn đoán lầm với BHVMTTTD
như: tiểu đường, cao huyết áp, phù
hoàng điểm dạng nang, thoái hoá hoàng
điểm do tuổi già.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Loại hình nghiên cứu: Mô tả hàng
loạt ca, nghiên cứu dọc, không so sánh.
KẾT QUẢ
Bệnh nhân,
tuổi, giới
TT
xám
trắng
Dầy vm
(m)
Thị
lực
Độ cao
bong
(m)
Hình ảnh
ống khói
Hiệu ứng
cửa sổ
34, m 0 178 7/10 157 0 có
30, m 0 221 3/10 234 có không
41, f có 197 5/10 341 không có
47, m có 179 8/10 128 không có
54, m 273 4/10 238 có không
32, m 223 6/10 345 không có
38, f 198 7/10 77 không có
46, f có 176 5/10 435 không có
57, m 184 7/10 331 không có
58, m 222 8/10 53 có không
49, m 237 6/10 411 có không
33, m có 190 5/10 213 không có
56, m có 195 8/10 269 không có
33, m 243 7/10 421 không có
47, m 256 4/10 763 có không
43, f 264 7/10 111 có không
35, m 223 6/10 78 không có
31, m 178 6/10 65 có không
52, m 197 4/10 92 có không
50, m 251 7/10 88 không có
62
44, m 255 5/10 216 không có
37, m 170 5/10 76 không có
35, m 228 4/10 219 không có
32, m 189 7/10 189 không có
48, m 272 8/10 96 không có
BÀN LUẬN
OCT cho thấy võng mạc bị dày ở
vùng bong võng mạc thanh dịch. Những
trường hợp bong dẹt, thấp, và khu trú rất
khó nhận biết trên lâm sàng thì OCT dễ
dàng phát hiện ra. Người ta không thể
phát hiện những dạng bong này trên FA.
Hơn nữa hình ảnh ống khói điển hình
của bệnh lý HVMTTTD chỉ gặp trong
khoảng 20%. những trường hợp còn lại
là hình ảnh của “hiệu ứng cửa sổ”. OCT
có thể cho ta biết được bong võng mạc ở
lớp nào: lớp võng mạc cảm giác thần
kinh hay lớp biểu mô sắc tố. Nó không
những khảo sát độ dày võng mạc vùng
bong mà còn cho ta biết độ cao của sự
bong cũng như diện bị bong. Tuy nhiên
OCT không phân biệt được những tân
mạch vùng hắc võng mạc mà chúng ta
phải nhờ cậy vào chụp mạch huỳnh
quang.
Nhờ có OCT người ta có thể theo
dõi được tiến triển, thoái lui của sự bong
võng mạc, độ dày võng mạc vùng bong
trên cơ sở đó ta biết được tiến triển bệnh
theo thời gian và kết quả điều trị.
Ueoka đã giới thiệu mô học của
mắt Autopsy được chẩn đoán bệnh lý
BHVMTTTD. Hình ảnh vi thể xác định
bong võng mạc thanh dịch ở vùng hoàng
điểm. Chất dịch ở giữa lớp nhân ngoài
và lớp cảm thụ ánh sáng. Mặc dù OCT
không xác định được chính xác lớp võng
mạc sưng phù, nhưng nó cũng chứng tỏ
sự dày võng mạc là hình ảnh chung của
bệnh lý HVMTTTD.
Những bệnh nhân bị bệnh này
thường than phiền nhìn hình biến dạng:
to hoặc nhỏ. Người ta thấy rằng sự sưng
phù này khởi đầu là sự sưng phù trong
tương bào của tế bào Muller. Chính sự
sưng phù tế bào này sẽ gây nên xáo trộn
của những cảm thụ ánh sáng và nhìn
loạn hình thể. Hơn nữa sự sưng tế bào
Muller sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa
các thụ thể ánh sáng. Sự nhìn hình bé
trong bệnh lý HVMTTTD có thể là hậu
quả của sự ít hơn những kích thích của
thụ thể ánh sáng trên một đơn vị bề mặt.
Sự phù võng mạc được chứng
minh trên OCT cũng có thể liên quan
đến sự thay đổi điện võng mạc hoàng
điểm khu trú. Ở những mắt CSC (central
serous chorioretinopathy), những tổn
thương xám trắng đôi khi phát triển ở
vùng do chất bắt màu. Trên OCT đó là
những đám phản chiếu nối võng mạc
thần kinh cảm giác với lớp tế bào biểu
63
mô sắc tố bị bong. Trên mô học có
những lắng đọng proteine ở vùng tổn
thương này. Những chất xám trắng là
những xuất tiết sợi nằm ở dưới lớp biểu
mô sắc tố và khoảng dưới võng mạc.
KẾT LUẬN
- OCT phát hiện sự dày võng mạc
thần kinh cảm giác ở vùng bong võng
mạc thanh dịch trong giai đoạn cấp.
- Tất cả bệnh nhân đều có hiện
tượng bong thanh dịch lớp biểu mô thần
kinh và biểu mô sắc tố.
- Là phương pháp chẩn đoán và theo
dõi sự thoái lui bệnh lý trung tâm hắc
võng mạc thanh dịch không xâm lấn và
có độ tin cậy cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. HUANG D, SWANSON EA, LIN CP, et al.: Optical coherence
tomography. Science. 1991; 254: 1178-1181 Medline.
2. HEE MR, IZATT JA, SWANSON EA, et al.: Optical coherence
tomography of the human retina. Arch Ophthalmol. 1995; 113: 325-332
Medline
3. HEE MR, PULIAFITO CA, WONG C, et al.: Optical coherence
tomography of central serous chorioretinopathy. Am J. Ophthalmol. 1995;
120: 65-74 Medline.
4. IKUI H.: Histological examination of central serous retinopathy. Folia
Ophthalmol Jpn. 1969; 20: 1035-1043 Medline.
5. MIYAKE Y, SHIROYAMA N, OTA I, HORIGUCHI M.: Local macular
electroretinographic responses in idiopathic central serous
chorioretinopathy. Am J. Ophthalmol. 1988; 106: 546-550 medline.
6. TOMOHIRO IIDA, NORIKAZU HAGIMURA, TAKU SATO, SHOJI
KISHI.: Evaluation of central serous chorioretinopathy with optical
coherence tomography. Am J. Ophthalmol. 2000; 129: 16-20.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ung_dung_oct_chan_doan_benh_hac_vong_mac_trung_tam_th.pdf