Tài liệu Đề tài Ứng dụng kỹ thuật Lasek điều trị cận thị nặng – Nguyễn Cường Nam: 39
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LASEK ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG
Nguyễn Cường Nam
Bệnh viện An Bình, TP. Hồ Chí Minh
Lê Minh Tuấn
Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tóm Tắt
Mục đích: Đánh giá kết quả phương pháp LASEK (laser-assisted subepithelial
keratectomy) để điều trị cận thị cầu và cận thị cầu trục nặng.
Nơi thực hiện: Trung tâm Phẫu thuật khúc xạ Bệnh viện An bình.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt dọc, hàng loạt trường hợp, không so sánh của 42
mắt, được thực hiện do một phẫu thuật viên, với độ cận thị từ 10 đến 16D, độ loạn trung
bình 0.97D (dãy từ 0.5D đến 2.23D), được điều trị bằng phương pháp LASEK sử dụng
máy MEL 70. Các số liệu được nghiên cứu ở thời điểm 4 ngày, 2 tuần, 3 tháng, 6
tháng,12 tháng, 24 tháng sau phẫu thuật.
Kết quả: Thị lực không điều chỉnh sau phẫu thuật lần 2: nhóm thị lực > 5/10: 76%.
Nhóm 3/10 -5/10: 14.5 %. Nhóm 1-3/10: 9.5 %.
Không có trường hợp nào mất thị lực sau điều chỉnh.
Không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận.
Kết luận: L...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng kỹ thuật Lasek điều trị cận thị nặng – Nguyễn Cường Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LASEK ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG
Nguyễn Cường Nam
Bệnh viện An Bình, TP. Hồ Chí Minh
Lê Minh Tuấn
Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tóm Tắt
Mục đích: Đánh giá kết quả phương pháp LASEK (laser-assisted subepithelial
keratectomy) để điều trị cận thị cầu và cận thị cầu trục nặng.
Nơi thực hiện: Trung tâm Phẫu thuật khúc xạ Bệnh viện An bình.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt dọc, hàng loạt trường hợp, không so sánh của 42
mắt, được thực hiện do một phẫu thuật viên, với độ cận thị từ 10 đến 16D, độ loạn trung
bình 0.97D (dãy từ 0.5D đến 2.23D), được điều trị bằng phương pháp LASEK sử dụng
máy MEL 70. Các số liệu được nghiên cứu ở thời điểm 4 ngày, 2 tuần, 3 tháng, 6
tháng,12 tháng, 24 tháng sau phẫu thuật.
Kết quả: Thị lực không điều chỉnh sau phẫu thuật lần 2: nhóm thị lực > 5/10: 76%.
Nhóm 3/10 -5/10: 14.5 %. Nhóm 1-3/10: 9.5 %.
Không có trường hợp nào mất thị lực sau điều chỉnh.
Không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận.
Kết luận: LASEK là một kỹ thuật an toàn và đạt hiệu quả cao.
Có thể áp dụng tốt cho những mắt có độ cận thị cao, giác mạc mỏng không thể điều
trị bằng phương LASIK.
Không có những biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận.
Phương pháp LASEK được mô tả
lần đầu tiên bởi Bs Massimo Camellin ở
Rovigo, ý, năm 1999. Nguyên tắc cũng
giống như LASIK là làm một vạt nhưng
sự khác biệt ở chỗ trong khi LASIK phải
dùng dao vi phẫu để tạo vạt ở nhu mô
giác mạc thì LASEK chỉ tạo vạt ở lớp
biểu mô, do đó mổ được độ cận cao hơn.
ở Việt Nam hiện chưa có trung tâm
nào thực hành kỹ thuật này. Đây là lần
thứ nhì chúng tôi báo cáo về kỹ thuật
LASEK mổ cận thị nặng. Lần đầu vào
năm 2000 chúng tôi cũng đã báo cáo kỹ
thuật dùng để mổ độ cận trung bình cho
kết quả tốt.
Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser
Excimer đã trở nên phổ biến hơn trong
15 năm qua. Phương pháp cắt giác mạc
bằng quang khúc xạ (PRK) xuất hiện từ
1982 an toàn và hiệu quả trong việc điều
trị cận thị nhẹ và trung bình. Tuy nhiên
thời gian hồi phục thị lực kéo dài, đau
sau phẫu thuật, sự tái diễn cận thị cùng
những biến chứng như mờ mô nhục, nên
40
nhiều phẫu thuật viên đã lựa chọn
phương pháp phẫu thuật LASIK (laser in
situ keratomileusis) số lượng của phương
pháp phẫu thuật LASIK ngày càng gia
tăng và chiếm ưu thế. Song song đó là
những biến chứng của nó cũng gia tăng.
Những biến chứng này liên quan đến vạt
giác mạc: như đứt vạt, thủng vạt, nhăn
vạt, lệch vạt, những triệu chứng khô mắt,
viêm giác mạc lớp lan toả, xâm nhập
biểu mô dưới vạt, phình giãn giác mạc,
khó khăn trong xác định độ dày của vạt
và độ dày phải cắt.
Để khắc phục những bất lợi của
phương pháp trên, một phương pháp mới
đã ra đời: kỹ thuật LASEK (laser-
assisted subepithelial keratectomy). Với
kỹ thuật này, thị lực hồi phục nhanh hơn
PRK, loại bỏ được những biến chứng
liên quan đến vạt trong phẫu thuật
LASIK. Đặc biệt có thể áp dụng cho
những mắt có độ cận cao, giác mạc mỏng
mà không thể điều trị được bằng phương
pháp LASIK. ở đây chúng tôi phẫu thuật
những mắt này làm hai lần với cùng một
kỹ thuật LASEK, thời gian giữa hai lần
phẫu thuật cách nhau tối thiểu 6 tháng.
Lần thứ nhất phẫu thuật 8D, sau khi mắt
đã ổn định sẽ phẫu thuật nốt số độ còn
lại.
Với hy vọng phương pháp này có thể
được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam để
điều trị những trường hợp cận thị nặng
không có chỉ định làm LASIK, nên
chúng tôi tiến hành công trình nghiên
cứu này.
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP
42 mắt của 25 bệnh nhân có độ cận
thị từ 10 đến 16D được đưa vào nghiên
cứu. Những bệnh nhân này không có chỉ
định làm LASIK vì bề dày giác mạc
mỏng.
Khám tiền phẫu gồm:
- Khúc xạ trước và sau liệt điều tiết.
- Khám mắt trên đèn khe.
- Khám đáy mắt.
- Chụp bản đồ giác mạc (corneal
topography).
- Nếu bệnh nhân mang kính tiếp xúc
sẽ được lấy ra trước 10 ngày khám tiền
phẫu,
Phương pháp phẫu thuật được tiến
hành dựa trên kỹ thuật được mô tả bởi
Massimo Camellin.
Máy được dùng để phẫu thuật là
MEL 70 của hãng Zeiss Meditec. Máy
Mel 70 được vận hành với hỗn hợp khí
Argon Fluorid cho ra tia cực tím có độ
dài sóng 193nm với các điểm bay
Gaussian đường kính tia 1,8nm, năng
lượng 180mJ, tần số 35Hz, vùng quang
học 7mm.
Kỹ thuật mổ :
- Giác mạc được gây tê 4-5 giọt
Novésine.
- Mắt phẫu thuật được sát khuẩn
Betadine.
- Phẫu trường được che bằng mảnh
dán plastic.
- Đặt vành mi.
- Dùng ống khoan đựng Alcohol
20%, 8,5mm, đặt trên giác mạc ở trung
tâm thị trục, ấn và xoay nhẹ.
- Chờ khoảng 35 đến 45 giây.
41
- Alcohol được lấy đi bằng sponge
và sau đó rửa giác mạc bằng dung dịch
BSS lạnh.
- Dùng nạo nhỏ để tách vạt biểu mô
ở bờ của đường rạch biểu mô, chừa lại
bản lề phía trên.
- Dồn vạt biểu mô ở vị trí 12 giờ.
- Giác mạc được gọt bằng laser.
- Khi laser xong, rửa giác mạc bằng
dung dịch BSS lạnh trong vòng 5-10
giây.
- Dùng Spatule đặt lại vạt biểu mô.
- Đặt kính tiếp xúc mềm và được
lấy đi sau 4 ngày.
- Hậu phẫu: nhỏ kháng sinh và
kháng viêm trong 4 đến 5 ngày.
Phẫu thuật lần hai sẽ được tiến
hành cùng kỹ thuật như lần thứ nhất, sau
ít nhất 6 tháng khi độ khúc xạ đã ổn định.
KếT QUả
Sau đây là kết quả 42 mắt của 25
bệnh nhân đã được phẫu thuật bằng kỹ
thuật LASEK hai lần, tuổi từ 18-60.
1. Phân chia theo giới tính:
Bảng 1
Giới Tỷ lệ (%)
Nam 13 52
Nữ 12 46
Tổng số 25 100
2. Phân chia theo tuổi:
Bảng 2
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
< 20 2 8
20-30 10 40
30-40 7 28
40-50 4 16
50-60 2 8
Tổng số 25 100
Nhận định: cao nhất là lứa tuổi 20-40, đây cũng là lứa tuổi mà trong xã hội hoạt
động nhiều nhất.
3. Phân chia theo nơi cư trú:
Bảng 3
Nơi cư trú Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Tp.HCM 14 56
Tỉnh 11 44
Tổng số 25 100
42
4. Phân chia theo độ tương đương cầu: Bảng 4
Độ tương đương cầu (Diop) Số mắt Tỷ lệ (%)
9 5 19.9
10 4 9.5
11 4 9.5
12 4 9.5
13 4 9.5
14 7 16.6
15 5 14.2
16 4 9.5
17 4 9.5
Ts 42 100
Nhận định: khoảng 60% mắt có độ
tương đương cầu >13D, với độ này
thường không có chỉ định làm LASIK vì
chiều dày giác mạc không cho phép do
đó chúng tôi phải dùng kỹ thuật bóc vạt
biểu mô và phân làm hai giai đoạn.
5. Thị lực có kính tốt nhất điều chỉnh trước mổ lần 1: Bảng 5
Thị lực Số mắt Tỷ lệ (%)
< 1/10 0 0
1-3/10 03 7.15
3/10-5/10 08 19.05
5/10-7/10 11 26.2
7/10-10/10 20 47.6
Ts 42 100
Nhận định : trước mổ chưa đến
50% bệnh nhân có thị lực đeo kính tốt
nhất 7/10 vì độ cận nặng, đáy mắt hầu
hết bị thoái hoá võng mạc cận thị nặng.
6. Thị lực trước mổ lần 2: Bảng 6
Thị lực
TL tốt nhất điều chỉnh
Số mắt Tỷ lệ (%)
1-3/10 3 7.15
43
3-5/10 8 19.05
5-7/10 10 23.80
7-10/10 21 50.00
Ts 42 100
Nhận định: Thị lực có kính 50% đạt
>7/10.
Mổ lần 2: Tiến hành trung bình sau
14.9 tháng (từ 6 đến 32 tháng). Không có
trường hợp nào bị mất thị lực sau điều
chỉnh.
7. Thị lực sau mổ lần 2:
Bảng 7
Thị lực
TL không điều chỉnh
Số mắt Tỷ lệ (%)
1-3/10 4 9.5
3-5/10 6 14.3
5-7/10 10 23.8
7-10/10 22 52.4
Tổng số 42 100
Nhận định: sau mổ lần 2 tỷ lệ TL
không điều chỉnh > 5/10 đạt > 76%.
Không có trường hợp nào bị mất thị
lực sau khi điều chỉnh.
Nhận định: TL điều chỉnh trước mổ
>5/10 xấp xỉ 73% và TL không điều
chỉnh sau mổ lần 2 > 5/10 gần bằng 76%.
Như vậy TL không kính điều chỉnh sau
mổ đã cao hơn trước mổ có kính.
Thời gian đo TL sau mổ: sớm nhất
1 tuần và muộn nhất 1 tháng.
Thời gian TL phục hồi tốt nhất: sau
1 tháng.
Biến chứng:
a. Trong lúc mổ: hầu hết các bệnh
nhân đều có biểu mô dính nên khó bóc
hơn. Tuy nhiên không có ca nào bị nát
vạt hoặc phải áp Alcool lần 2, không có
ca nào phải chuyển sang làm PRK.
b. Sau mổ :
- Đau: không có bệnh nhân nào
đau nhiều, chỉ xốn và hơi nhức trong
ngày đầu.
- Haze: không có ca nào bị haze
nặng, một vài ca bị haze độ 1, 2 sau thời
gian điều trị hết.
- Không có biến chứng về biểu mô,
viêm nhiễm, suy yếu biểu mô, mắt khô.
- Không có trường hợp nào bị mất
thị lực sau điều chỉnh.
BàN LUậN
Bóc vạt biểu mô lần 2, y văn trên
thế giới rất ít. Chúng tôi chỉ thấy một tư
liệu của Bs Bernhard Gabler ở Đại học
44
Regenburg – Đức (1) đăng trong OSN số
4/2003, nói về 10 bệnh nhân được mổ
bóc vạt biểu mô lần 2 đã cho kết quả an
toàn và hữu hiệu.
ở đây chúng tôi chỉ chọn liên tiếp
25 bệnh nhân (42 mắt) để bóc vạt biểu
mô lần 2 với độ tương đương cầu trung
bình 4.9D (phạm vi từ 1-8D) thì thấy độ
cận cần phải làm lần hai của chúng tôi
cao hơn độ cận của tư liệu (1) nhiều về
số độ cũng như số bệnh nhân (trung bình
1-6D 10 bệnh nhân)
Sự chuyển dịch thị lực không kính
điều chỉnh khi mổ lần 2 so với trước mổ
ở tất cả các nhóm đều có sự biến đổi.
Giải thích sự biến đổi này chúng tôi cho
rằng đây chính là ưu điểm của phẫu thuật
khúc xạ đã khắc phục được những nhược
điểm của việc đeo kính. Những bệnh
nhân bị cận thị cao phải đeo những kính
phân kỳ nặng điều này sẽ tạo nên một
ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Do vậy
góc thị giác nhỏ và thị lực kém. Khi
chúng ta phẫu thuật khúc xạ bệnh nhân
sẽ không phải mang kính phân kỳ nặng,
như vậy thị lực sẽ tăng cao. Điều này
không rõ nét ở những bệnh nhân có độ
tật khúc xạ thấp.
Về biến chứng : bóc vạt biểu mô
lần 2 cũng như lần 1 bệnh nhân không
thấy đau, thời gian phục hồi thị lực cũng
khoảng 1 tuần. Lúc bóc vạt biểu mô tuy
rằng có khó hơn vì biểu mô dính chắc
hơn nhưng không có ca nào phải áp thêm
alcool hay nát vạt biểu mô. Đây là một
ưu điểm của bóc vạt biểu mô hơn hẳn
LASIK vì không bị biến chứng của vạt
(nhăn vạt, thủng vạt) không bị viêm
nhiễm ở vạch ngăn cách, cát sahara xâm
nhập biểu mô, mắt khô
KếT LUậN
Phương pháp bóc vạt biểu mô là
một kỹ thuật an toàn và hữu hiệu để mổ
bệnh nhân có độ cận cao, giác mạc mỏng
mà phương pháp LASIK không có chỉ
định.
Với độ cận nặng 9-16D chúng tôi mổ
bóc vạt biểu mô qua hai giai đoạn. Giai
đoạn đầu giải quyết khoảng 8D, số độ còn
lại sẽ bóc vạt biểu mô lần 2 sau khi độ khúc
xạ đã ổn định.
Về biến chứng của bóc vạt biểu mô
lần hai: chúng tôi thấy cũng như lần đầu.
Bệnh nhân không đau, không bị haze,
không có biến chứng nào khác và thời
gian phục hồi thị lực cũng như lần đầu.
Có khác chăng chỉ là khi bóc biểu mô
giác mạc có khó hơn vì biểu mô dính
hơn, nhưng với những người đã có kinh
nghiệm mổ bóc vạt biểu mô thì trở ngại
này không có gì đáng kể.
Chúng tôi thấy với mắt đã bóc vạt
biểu mô lần 1 mà vẫn còn độ cận thì nên
làm bóc vạt biểu mô lần 2 vì kết quả rất
an toàn và hữu hiệu.
Tài liệu tham khảo
1. Bernhard Gabler: “LASEK safe for myopic enhencements” - OSN 4/2003.
2. Cesar Sanchez Galean: “LASIK –LASEK: New horizons in quality of
vision” Highlight of ophthamology International 2003, p 267-271.
45
3. Hersh PS., Brint SF., Maloney RK., et al.: Photorefractive keratectomy
versus laser in situ keratomileusis for moderate to high myopia; a
randomized prospective study. Ophthalmology. 1998;105:1512-1522.
4. Sher NA., Hardten DR., Fundingsland B., et al.: 193-nm excimer
photorefractive keratectomy in high myopia. Ophthamology. 1994; 101:
1575-1582
5. Williams DK.: Excimer laser photorefractive kerataectomy for extreme
myopia. J Cataract Refract Surg. 1996; 22: 910-914 .
6. Cesar Sachez Galeana: LASIK-LASEK 1st Edition, 2003 - Highlights of
Ophthalmology International, P.16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ung_dung_ky_thuat_lasek_dieu_tri_can_thi_nang_nguyen.pdf